Thầy

Nhóm trẻ ở Cần Thơ hỏi một chủ đề gì đó để nói xuyên suốt cả buổi hôm nay, một chủ đề chung nhất, và sau đó mới là các câu hỏi của mỗi cá nhân.

Tuấn

Dạ vậy con xin được hỏi. Con xin phép Thầy với đại chúng, con xin phép hỏi là làm sao mà mình nhận ra bản tâm mình và làm sao mà mình có thể an trụ ở đó trong mọi sinh hoạt đời sống để mỗi ngày nó sâu hơn?

Thầy

Nhận ra Bản tâm thì cái đó trong các kinh điển và sách vở, tất cả các vị đều nói rồi, mình phải vận dụng tất cả Phật pháp, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ, sùng mộ… Phải vận dụng tất cả những cái đó để xuyên thủng qua cái lớp che chướng của mình, còn vận dụng nó như thế nào thì tùy theo mỗi người. Ví dụ, người thiên về lòng sùng mộ thì họ sẽ vận dụng nó như một cái năng lượng mạnh nhất và xung quanh có các anh hộ tống đi theo. Đủ sức thì nó sẽ xuyên thủng qua cái lớp vô minh, phá tan cái lớp vô minh của mình đi và mình sẽ lọt vô đó và sống trong đó, và mình sẽ biết được thực tại là như thế nào, khi biết rồi thì mình sẽ sống trong đó.

Không có cái gì là bí mật hết, có những người nhanh hơn mà cũng có người chậm hơn. Nhanh hơn là sao, là bởi vì trong đời trước họ đã từng làm rồi, nên nó nhanh, phải không? Cái này là theo đúng quy luật nhân quả chứ cũng chẳng có ai ban thưởng cho mình hết. Thầy đã nói rất nhiều lần rồi, ví dụ như cán cân của mình nó đang nghiêng về phía nghiệp nhiều, một bên cán cân nó chạm xuống đất, còn một bên nó ngẩng lên trời, tu hành là mình bỏ thêm những cái thiện căn, cái tốt của mình vô bên cán cân cao này, bằng thiền định, bằng trí huệ, bằng sùng mộ… Thì lần lần nó cân bằng lại. Rồi sau đó thì chỉ cần bỏ một hột đậu nữa thôi là nó lật ngửa lại và nó đổ hết cái kia ra, đơn giản vậy thôi chứ có gì đâu.

Trong kinh Đại Bát Nhã đó, có vị Bồ tát gì đó, quên tên rồi, khi ngài tha thiết quá thì rồi trên không trung có tiếng trả lời xuống liền. Sở dĩ mình chưa vì…luôn luôn nên nhớ một điều là mình luôn luôn ở trong cái mà nó gọi là Ma trận thần thánh đó, mà mình không tiếp xúc được là bởi vì mình thôi, chứ đừng có nói là Ma trận thần thánh nó chặn mình hay nó kiểm duyệt nó không cho mình. Khi nào anh đủ thì anh sẽ tiếp xúc được với cái đó. Công phu thiền định, công phu học hỏi, đủ thứ công phu, ví dụ như văn tư tu, phải không? Thì văn là nghe, đọc, học, văn đó nó cũng có nói là văn huệ, khi mình nghe không là đã có huệ rồi, nó có huệ của cái nghe đó. Tư huệ là mình tư duy về cái đó, thì nó cũng có cái huệ, do tư duy đó gọi là tư huệ. Và cuối cùng thực hành, tu thì là tu huệ. Có những vị họ mỏng cái che chướng thành ra họ chỉ cần văn thôi thì họ đã lọt vô đó rồi. Ví dụ, trong kinh điển nói là hàng Thanh văn chẳng hạn, Thanh văn là nghe âm thanh, văn là nghe, âm thanh là âm thanh của Phật, nghe cái là lọt vô thành Tu Đà Hoàn, thậm chí có nhiều vị thành A La Hán luôn.

Vấn đề là mình thấy mình thiếu sót cái gì thì mình hỏi bạn này nọ, nhiều khi mình tưởng mình hoàn toàn lắm rồi nhưng thật ra mình đi nó chưa đầy đủ, mười Ba la mật mình chưa đi đầy đủ, phải không? Ba la mật có trung thực Ba la mật, quyết định Ba la mật, lực Ba la mật…có mười cái Ba la mật lận chứ không phải chỉ có sáu thôi đâu. Cái quyết định thôi là cũng đủ làm cho mình lọt vô đó được rồi. Nên vấn đề là do mình, kinh điển và tất cả các vị đã dạy hết rồi nhưng do mình làm nó thiếu cái gì ấy rồi mình vậy chứ không có gì hết, rồi mình thấy được thì mình sống trong đó thôi. Mình mà sống trong đó thì tất cả cái nghiệp của mình nó dãn ra lần lần, cái nghiệp chúng sanh của mình nó sẽ rơi rụng lần lần, rồi mình sẽ lên hàng Bồ tát, rồi hàng đại Bồ tát, rồi lên nữa, vậy thôi. Thành ra là không có cái gì bí mật hết, chẳng qua là mình không tha thiết lắm thôi, phải không?

Hồi đó, ông Thái này này, ông ở dưới Cần Thơ, ông hỏi Thầy làm sao phát tâm? Thầy trả lời mà đến bây giờ Thầy vẫn còn nhớ: một đứa con nít nó khát nước mà cha mẹ đi vắng hết thì nó vẫn biết kiếm nước để nó uống. Chứ nói nó “phát tâm đi uống nước” thì làm gì có. Nó khát thì nó đi kiếm nước nó uống, mà nó không uống được vì nước lọc cao quá không lấy được thì nó cũng kiếm nước trong lu, trong vòi nó uống thôi. Anh khát thì anh sẽ uống, vậy thôi, không có cái chuyện làm sao hết. Ví dụ, bây giờ Thầy khát khao một điều gì, thì Thầy sẽ làm điều đó thôi, phải không? Thầy muốn trở thành một người có bằng cấp, đi dạy đại học thì Thầy sẽ làm thôi, chứ bây giờ nói làm sao, làm sao bây giờ? (Thầy cười).

Khi sống trong đó, những cái nghiệp của mình, những cái che chướng và tà kiến của mình nó rơi rụng lần lần, rồi sở tri chướng, phiền não chướng: thương, ghét, thích cái này, ghét cái nọ đủ thứ trò, nó cũng sẽ rơi rụng lần lần. Khi mình sống trong đó thì chính cái đó là cái tịnh hóa. Nó làm cho mình sạch đi, y như tắm nước tận nguồn vậy đó, có làm biếng đi nữa thì nó xối một chặp cũng sạch à, vậy thôi. Thầy đã nói cái đó từ lâu rồi. Thí dụ, mình đi con đường dài, chạy marathon là mấy chục cây số, 42 cây số đó, thì có ông thì đi xe hơi, phương tiện nó là cái thừa, thừa của ông là thừa xe hơi, thừa của Thầy thì đi xe đạp thôi, nhưng mà mình cứ đi miết thì nó cũng tới à. Cái vấn đề là mình có phát tâm hay không, mình có muốn hay không.

Ở đời này cũng vậy, mình muốn cái gì là được cái đó. Cái khó nhất, theo Thầy đó, không biết mấy vị có nghĩ vậy không. Theo Thầy cái muốn khó nhất là lập gia đình, khó lắm, nó đòi hỏi nhiều điều kiện lắm, trụi lủi như Thầy thì làm sao lập gia đình được. Tiền lương đâu, nhà đâu, cửa đâu, rồi qua tới mới tới gặp ông bà già cô đó thì họ mới nhòm cái đầu, họ nói “trời ơi ông này ông nuôi con tôi sao được, thôi đi”. Còn nếu mà anh muốn thì kiểu gì cũng được hết. Ông già chê tôi cạo đầu thì tôi sẽ để tóc lại (đại chúng cười vui vẻ). Rồi tôi làm cho nó trẻ trung ra bằng cách tôi nhuộm tóc, tôi biết ông già thích ăn kẹo dừa hay kẹo chuối gì đó thì tôi mua cả ký mang tới, thì ông mới nghĩ “thằng này chắc cũng được”. Rất nhiều điều kiện để lập gia đình mà mình còn làm được thì đừng nói tu hành khó, tu hành không có điều kiện gì hết á. Không có điều kiện là vì sao? Bởi vì nó nằm trong tâm mình thôi, ở tù vẫn tu được cơ mà, còn tất cả những cái vật chất này, nó đòi hỏi nhiều điều kiện lắm, mà toàn là điều kiện khó hết. Rụng cái răng thì cũng lo đi trồng răng, rồi tới, rồi cười này nọ, thì ông già vợ mới thấy thằng này nó còn trẻ lắm, hỏi mấy tuổi rồi thì cũng giả bộ: “con mới có 45 thôi, cũng còn son trẻ lắm” (cười lớn). Đó, khi mình muốn thì cái gì mình làm cũng được hết, còn mình không muốn thì mình mới nói, “đâu là phương pháp, đâu là cái này cái nọ”, đúng không?

Coi lại mấy ông đại ngộ đó, chỉ có muốn thôi, phải không? Eckhart Tolle này, rồi ông Osho cũng vậy, còn họ đi tới cỡ nào thì không biết, nhưng họ có mong muốn rất mãnh liệt, mất ăn mất ngủ. Ông Eckhart Tolle bảo, ông mất ăn mất ngủ vì chuyện đó. Ông bảo hồi trẻ không biết sao mà ông sợ chết lắm, rồi ông đi học đi hành, rồi một đêm nào đó ông thức dậy và ông thấy ra liền. Thành ra mình đừng có hỏi phương pháp, phương tiện, vấn đề là muốn hay không muốn. Một đứa con nít 6 tuổi, nhà đi vắng hết, nó muốn uống nước, nó khát nước thì nó sẽ tìm ra nước liền.

Muốn là gì? Mong muốn có nghĩa là nguyện, mình nguyện thật đi, chỉ cần anh nguyện một cái là nó lọt vô đó liền, chứ nó có khó khăn gì, chẳng qua là anh nguyện ngoài miệng thôi, lúc đó trí huệ nó bùng phát ra. Như khi anh thích cô nào thì tự nhiên anh nói năng nó ghê lắm, bình thường rặn mãi không ra một câu nữa, mà đến hồi thích cô nào thì mình nói ôi trời ơi, y như là “nhất thiết trí” vậy đó, nói cái gì cũng được, cái gì cũng biết hết á. Còn khi không muốn thì không nói được. Nên là đừng có hỏi cái phương pháp gì, không có phương pháp gì hết, chỉ là muốn hay không thôi.

Như Thầy chẳng hạn, Thầy rút kinh nghiệm từ chính mình thôi. Thầy đã nói cái đó rồi phải không? Hai mươi mấy tuổi Thầy đã thao thức, trong đó có những cái gọi là mình phải hy sinh. Hy sinh là mình biết mình, nếu như mà mình tiếp tục là mình sẽ không học nữa, mà không học nữa thì ở đời này mình sẽ không làm được cái gì hết? Một cái cử nhân không làm được cái gì hết nếu anh không học nữa phải không? Thì mình phải hy sinh, mình cũng khổ lắm. Lúc còn trẻ mình cũng khổ lắm. Rồi đó, tới một lúc nào đó nó đầy. Cái lòng mong muốn của mình, cái ước nguyện của mình nó đầy, tự nhiên đọc cái gì đó tự dưng nó vỡ ra là mình cười suốt một buổi chiều. Trong khi trước đó, hồi trung học, mấy đứa bạn Thầy nó nói thằng Đăng này không biết cười, nó cứ lừ khừ trong bụng nó. Giống như bây giờ có nhiều ông như vậy đó, không biết cười nữa, cười nó không ra tiếng, khổ vậy đó, khổ đến cái độ cười không ra tiếng nữa. Nhưng mà đến lúc đó tự nhiên, rồi từ đó mình ăn nói đó, nó nói sao thằng này tự nhiên nó đổi khác, nó nói khác lạ ra. Thì đó, người ta thấy chứ không cần khoe khoang gì hết á.

Thầy cũng nói rồi, hồi đó Thầy chơi với Phạm Công Thiện, bởi vì lúc đó mình cũng thích triết học lắm. Mình học đại học Vạn Hạnh. Ông đó thấy Thầy cũng chắc là thứ giỏi hay thứ gì đó ông ưa chơi với Thầy lắm. Khi mà Thầy, nó bùng vỡ cái đó ra rồi, Thầy nói vậy chớ Thầy cũng khôn ngoan lắm, bùng vỡ ra rồi Thầy cũng không vội vàng từ chùa Tây Tạng mà về nhà liền đâu. Thầy ở một tuần, thầy sợ nó… hồi đó mình đâu biết trưởng dưỡng thánh thai là gì đâu, mình sợ nó về rồi nó mất thì sao, phải không?

Đó. Tuy là nó vậy đó nhưng mình sợ về là nó mất, thành ở thêm mấy ngày. Mười ngày sau khi Thầy về, bữa đó Phạm Công Thiện đi với ông Nghiêm Xuân Hồng, hay ông gì đó qua bên nhà bà dì Thầy. Bà chạy qua kêu Thầy qua, nói có Phạm Công Thiện tới. Đó, thì thầy bước vô, Phạm Công Thiện nó nhìn ra liền, nó thấy cái mặt mình là nó nhìn ra liền. Nó nói một câu mà bây giờ Thầy còn nhớ. Nó nói: “Tôi thấy y như Đăng đã giải quyết được một vấn đề gì lớn trong cuộc đời”. Nó nói rất rõ ràng. Mà nó không biết gì Thầy có tu hay không tu hết á, bởi vì lúc đó Thầy còn là sinh viên mà. Nó nhìn mặt mình là nó nói vậy đó, nó nói là “Tôi thấy là Đăng đã giải quyết được một vấn đề gì lớn trong cuộc đời”, mà nó không biết mình tu nữa chứ nói gì ngộ hay không ngộ, nó không biết Thầy mình là ai nữa.

Đó, nó lộ ra rõ ràng vậy đó. Xin lỗi chứ, Thầy nói vậy đó, mình lừ đừ lừ đừ vậy phải không? Cũng như ông Long này, ông lừ đừ lừ đừ vậy đó nhưng ông trúng số một cái là dòm ông là ông không giấu được ai hết á. Tự nhiên thái độ của ông ngon lành liền à. Ông nào đi với tôi lên thành phố nghe ông thầy ông nói chuyện, tôi bao chiếc xe, người ta đi liền à. Anh trúng số được anh khó giấu ai lắm phải không?

Thành ra cái đó biểu lộ ra trong cái giọng nói của mình, trong cái mặt của mình. Hồi đó, ông thầy kêu là thầy Bảy cũng tu với hòa thượng Tây Tạng trên đó. Ông đen thui à, ai cũng nói là ông Bảy đen. Không biết sao ông đen dữ vậy, mình cũng không biết sao. Nhưng mà từ cái ngày ông ngộ ra được cú ngộ đầu tiên, tự nhiên ông trắng trắng ra, trắng còn hơn Thầy nữa. Mình không hiểu tại sao nó đổi hết á.

Thành ra bây giờ thầy cũng kể chuyện thật thôi. Hòa thượng, ngài không dạy gì hết, thằng nào lên, ngài nói là đi thấy Tánh đi. Nói vậy thôi chứ ông không nói đọc kinh này kinh nọ sẽ thấy Tánh, mà nói thấy Tánh đi.

Như ông Hiền chẳng hạn. Ông mới ở bên Pháp về, nói tiếng Việt cũng chưa rành nữa, mà nói thấy Tánh đi, ông ngồi ông nghĩ thấy Tánh là sao? Mà ông là dân IT ở bên Pháp thời đó là vậy đó. Rồi ông ngồi tưởng tượng hay là y như cái màn rada. Cái màn rada là cái tâm mình rồi thấy Tánh là nó sẽ hiện lên cái này cái nọ, ông làm một chập, ông nghĩ một chập y như điên vậy đó. Rồi bữa đó ông đọc kinh Lăng Nghiêm “đánh chuông để thể nghiệm tánh thường”, câu đó ai không đọc. Mà ông cũng biết rồi chứ không phải là không đọc, nhưng mà bữa đó đọc sao, rồi không biết ông hộ pháp nào không biết. Ông vừa đọc tới đó, ông vừa dừng lại một cái thì ngoài kia thằng cha bán cà lem keng keng keng keng cái là ông ngộ ra liền.

Thành ra mình phải tin ông gì viết cuốn Nhà Giả Kim đó, “Khi bạn muốn thì tất cả vũ trụ sẽ giúp bạn”. Đang còn đọc vậy, lúc đó có chuông chùa nào đâu mà “để thể nghiệm tánh thường”. Tự nhiên thằng cha ngoài đó nó bán cà lem nó leng keng leng keng, mà mình nghe tiếng leng keng của thằng cha cà lem trong đời mình chắc khoảng cả trăm ngàn lần rồi phải không? Tại sao bữa đó ông đang còn đọc vậy, nó trùng hợp một cách kỳ dị, tự nhiên ông nghe leng keng… Ông lên thắp hương, chạy lên chùa Tây Tạng ông báo cáo đồ này nọ.

Thầy còn nhớ rõ ràng lắm, Hòa thượng cầm tay ông ấy mà nói, ông nói y như trong báo nói “đi sau mà lại về trước”. Hồi đó mấy ông ngoài đó nói là thành phố mình “đi sau mà lại về trước” là vậy đó.

Quan sát, nhất là với một bậc như là Hòa thượng thì Thầy suy nghĩ liền. Tại sao trước đó cũng có những người ngộ mà Hòa thượng không giới thiệu mà bây giờ ông này được đi giới thiệu. Thì Thầy biết ông này sẽ là mở đầu một chương mới của chùa Tây Tạng.

Quả thiệt trước đó chùa Tây Tạng trước giải phóng nó có một đợt. Sau đó Hòa thượng ngồi chốc ngóc trên đó, khi giải phóng ông ngồi trên ghế bố, chùa thì rác tùm lum à, lá đồ rụng không ai dọn quét hết. Lúc đó thầy Bình nhỏ, có 10 tuổi thì ông đâu có lo được cái gì đâu. Thành ra, Hòa thượng ông cứ ngồi vậy thôi. Nghĩa là thấy tàn tới nơi rồi nhưng mà từ khi có ông Hiền là bắt đầu khác. Chính cái chùa Tây Tạng đó, Hòa thượng Tây Tạng cũng nói ông Hiền, đưa cho ông Hiền mấy cây vàng đó đó ông làm đi. Rồi bắt đầu nó lên lên lên lên. Thành ra nói vậy đó, ngộ là cái chuyện ăn vụng phải không? Nhưng mà anh ăn vụn khó giấu người ta lắm.

Cũng giống như ở đời, chắc ở đây không có chứ mấy ông ăn vụng với bà xã là bà xã biết liền, phải không? Khó giấu lắm. Bởi vậy cho nên cái này, cái ngộ hay cái gì đó, một cái thực tại, thực thể nó làm cải hóa cuộc anh, nó cải hóa từ phàm tới thánh.

Rất nhiều vị, ví dụ: thánh Paul, ông Thánh lập ra thiên chúa giáo đó, phải không? Ông làm chánh án, ông đang đi càn quét mấy tay Thiên Chúa giáo vậy đó. Bắt về, Có thằng xử tử. Đó, ông làm chánh án mà. Khi ông còn đang cưỡi ngựa, thì ông thấy một cái gì, một ánh sáng ở trên trời, nó đập xuống đầu ông, ông bất tỉnh, rớt xuống ngựa bất tỉnh. Ông câm luôn 3 ngày, không nói được nữa. Rồi sau đó, ông theo Thiên Chúa giáo. Đó, nó có những cái gọi là khủng khiếp, đó là những vị mà cái sự đảo ngược của họ nó quá mạnh đi, còn mình thì mình lai rai ít ít thôi, nhưng mà đảo ngược từ từ nó cũng lật thôi. Phải không? Nếu anh thích, Cán cân nó đang còn nặng vậy, thì anh cứ bỏ vô bỏ vô, tới đó ngang, rồi anh bỏ thêm một hột đậu nữa là nó lật vậy thôi chứ có gì đâu.

Rồi khi anh sống trong đó, sống nó có nhiều cấp bậc sống lắm. Phải không? Bởi vậy mới kêu là bồ tát có nhiều cấp bậc. Anh sống lần lần anh thấy gần, gần rồi. Bắt đầu mình thấy mấy vị đó mình sợ, như Thầy lem luốc quá rồi mình gặp mấy vị Tây Tạng mình cũng sợ phải không? Nhưng mà chặp, mình thấy gần gần gần, chặp thì mình thấy ông cũng giống như tôi là cùng con của Phật thôi, cùng gen đó thôi, phải không. Hết sợ.

Nó đơn giản vậy thôi. Chứ ban đầu Thầy gặp mấy vị mà cao cấp Thầy sợ lắm, bởi vì mình lem luốc quá, bùn lầy quá. Mấy vị đó họ sạch quá mình sợ, nhưng mà mình sống chặp rồi nó hết sợ, mình giống họ. Trong Kinh nói rất rõ là Bồ tát sơ địa là vui vẻ, hoan hỷ địa. Vui vẻ vì sao? Bởi vì mình cùng một tánh Bồ tát với tất cả chư vị Bồ tát, mặc dù mình không chắc chắn là mình bằng được những vị Bồ tát như ngài Văn Thù, như vgài Quán Thế Âm, nhưng mà đồng một tánh Bồ tát, thành ra, đồng một tánh Bồ Tát.

Mà đồng một tánh Bồ tát, xin lỗi chứ lúc đó mình mới lần lần, mới gọi họ là huynh đệ được. Phải không? Sư huynh, ông hơn tôi cả bao nhiêu kiếp nhưng mà ông sư huynh thôi. Bởi vì sao? Bởi vì là cùng là con Phật hết, cùng là Phật tử hết. Trong kinh nói rất rõ, Phật tử là con Phật á, là chỉ dành cho hàng Bồ tát thôi chứ mình tưởng cứ quy y là Phật tử, không phải đâu. Phật tử là con Phật, nghĩa là cùng gen với Phật, mà anh nào ngon thì bữa nào lên làm gì đó, làm trưởng tử hay là gì đó. À, ông hoàng thái tử sẽ lên nối ngôi vua. Trong đó, ví dụ như ngài Di Lặc sẽ lên thành Phật, rồi những vị khác. Đó, nhưng mà đều cùng một cái gen hết. Nó đơn giản vậy thôi.

Thành ra, vấn đề là anh có muốn hay không? Anh có khát khao hay không? Anh có mất ăn mất ngủ vì nó hay không? Còn anh cứ chơi chơi vậy thì không phải. Có nhiều người có được một vài kinh nghiệm gì đó là bắt đầu làm khó thiên hạ. Tôi mới vô cửa, còn anh chưa vô. Đó. Cái lòng từ bi mình khó lắm, phải lên, lên nữa lên nữa, nó mới có lòng từ bi. Bổn phận khai ngộ, nếu như anh dở hơn tôi á, bổn phận của tôi là phải khai ngộ cho anh chứ không phải để đánh đố người ta.

Một anh thiệt sự á, thì bổn phận của nó là phải giúp đỡ thằng em học đồ này nọ. La lối đồ lên, mày phải học đàng hoàng, còn mà yếu cái gì thì đưa tao chỉ cho. Mày yếu toán phải không, để tao chỉ cho. Đó, nếu như những anh nào vô đó mà kiêu căng ngạo mạn hay là cái này cái nọ thì nó thành ra một cái gì đó là cái tập khí của mình, tập khí chúng sanh của mình nó chưa hết. Lúc đó anh mới thấy từ bi thiệt sự, lúc đó anh mới thấy được “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”.

Cho nên bổn phận của anh là gì? Không phải tôi khoe khoang, tôi là thượng tọa, hòa thượng gì hết á, bổn phận của tôi là làm sao cho tất cả mọi người đều thấy được cái đó và sống được trong đó. Đó là bổn phận chứ không có bằng cấp trong này. Trong này không có bằng cấp gì hết á. Còn anh nào vô sơ sơ, vậy là bắt đầu kiêu căng ngạo mạn thì biết đó là anh còn mơ mơ, màng màng lắm.

Mới được ông cha nhận làm con cái là bắt đầu lên mặt liền. Cha là Phật đó phải không? Khi anh càng lên cao, anh càng có nhiều bổn phận, anh thấy mấy thằng em anh đó, sao nó dở như vậy? Những vị Bồ tát là vậy thôi, tại sao lại tất cả chúng sanh đều có Phật tánh mà có thằng kia nó không thấy, mà nhất định nó có. Vậy thì mình phải làm sao?  Nên mình cứ làm miết cho tới cái hồi mà nó trụi lủi như là cái ông gì đó. Ông thiền sư gì đó, nói là, “bây giờ da xương con cũng lột đâu hết rồi. Na tra lóc thịt trả lại rồi”. Trong thiền nó hay nói là na tra lóc thịt trả lại đó, trả lại cho cha mẹ đó, trụi lủi hết, không còn cái gì hết. Còn một cái gì thì coi chừng nó là cái tham của mình, sân của mình, si của mình, kiêu mạn của mình và đố kị của mình.

Khi mà anh thấy được cái đó rồi, anh mới thấy được con người anh ma ở chỗ nào. Thầy đã nói rồi, Thầy nói rất rõ ràng, càng tu thì mới càng thấy lỗi nhiều, chứ đừng tưởng càng tu là càng ngon đâu. Bởi vì mình sáng rồi mình mới thấy lỗi lầm. Cũng như bây giờ, ban đêm mà tối hù đây phải không? Thầy thắp được một cái ngọn nến nho nhỏ thôi thì thầy sẽ thấy: Ồ, sao mà thấy rác tùm lum, mà để mấy kiếp rồi. Không phải là mấy ngày đâu, mà mấy kiếp rồi mình không có quét dọn gì trong này hết á. Quét quét quét, rồi cái ngọn đèn nó càng sáng ra thì mình thấy té ra cả phòng này toàn bụi không à? Quét nhà ra rác, vậy đó.

Càng thấy rõ vậy thì lúc đó anh mới là đảm đương cái trách nhiệm làm một người anh của anh. Tao có bổn phận là tao phải dạy tụi bây, vậy thôi. Mà tao dạy tụi bây á, thì tao tưởng tượng ra cũng không biết là ông già ổng có bằng lòng hay không, nhưng mà chắc chắn là ổng cũng ủng hộ à. Còn tao mới đậu vô đại học, rồi tao hù mấy thằng em mới lớp 9, dở lắm. Đó. Thành ra nên nhớ vậy đó. Anh càng hiểu Phật pháp bao nhiêu anh càng có trách nhiệm bấy nhiêu và anh thấy cái đó là bổn phận. Bổn phận chứ không phải là cái chuyện khoe khoang, là chứng ngộ rồi tôi… anh phải làm việc, vậy thôi.

Trong cái quy y, mình thấy “bốn ân đều trả, ba cõi đều nhờ”. Đó mới quy y. Bốn ân là: ơn cha mẹ, ơn chính phủ, phải không? Mình không thích mấy ông cảnh sát giao thông, chớ không có mấy ông thì mình mình cũng bị tai nạn từ lâu rồi. Nhờ có mấy ông mới giữ gìn được, mặc dù ổng lâu lâu thổi mình, mình khó chịu lắm. Đó nhờ ơn chính phủ đó. Ơn đất nước, và cuối cùng là ơn thầy tổ.

Thầy đã nói rồi, tất cả những việc thầy làm, từ hồi tới giờ là để trả lại cái ơn đối với tổ, là đối với Thầy của Thầy, chứ không phải là để làm gì hết á. Trả lại cái ơn đó, bởi vì có những điều ngài, trong hoàn cảnh của ngài, ngài không thể nói được, ngài không thể làm được. Thì bây giờ mình làm, mặc dầu mình làm quy mô nhỏ nhỏ, thấp thôi nhưng mà mình phải làm. Vậy thôi.

Giống như ở đời, một ông già mà ông thấy ông sinh ra được 10 đứa con, ông thấy thằng nào dầu nó đứng hàng thứ 5, thứ 7, nhưng mà nó làm, nó chăm chỉ làm ăn thì khi để lại gia tài, ông sẽ để cho thằng đó nhiều hơn mấy thằng khác. Vì mấy thằng khác lêu lổng đi chơi không à. Khoe tao là nhà họ Thích đây này, còn làm thì làm ít ít không à, thành ra ông không có để lại cho nó, phải không?

Khi mình làm việc nhiều, thì sẽ có những bậc ở trên mình hướng dẫn cho mình. Ví dụ, sư tổ, cả cái cuốn của sư tổ là nói tới việc tiếp điển không à, tiếp điển là ai tiếp điển? Cái vị thầy kiếp trước của ngài tiếp điển cho ngài. Nghĩa là tối ngài ngồi thiền với lòng khao khát là qua Tây Tạng, rồi tự nhiên những cái gì đó nó vô, những ý tưởng nào đó nó vô, mà vị đó nói tiếng Tây Tạng, tự nhiên vô đây nó thành ra tiếng Việt, nó hiểu đó phải không? Nó hiểu là vậy đó.

Nghiên cứu cho kỹ, bởi vì nhiều khi mình coi thường rồi bỏ qua. Trong đó nói rất rõ, vị đó khi gặp ngài ở trên bờ sông, tối đó mới gặp thật sự, trong vòng mấy tiếng đồng hồ ban đêm đó thôi mà sư tổ nói là, “không ngờ là chỉ có một đêm mà đoạt hết giáo lý Đại thừa, là tất cả những kinh điển thông hiểu hết”. Nếu như mình coi mình sẽ thấy có một con đường rõ ràng lắm. Rồi, Có một bữa nào đó là cũng là cái tiếp điển đó, nói đó là: “vô sanh pháp nhẫn”. Nó rất rõ ràng, phải không? Đó, rất rõ ràng. Bởi vì mình không khao khát, thành ra mình đọc mình thấy chuyện vu vơ, chuyện của ông thì kệ ổng chớ mắc gì cho mình.

Trong đó cũng nói rõ, về Việt Nam thì có sẵn một cái chùa. Có một cái bà nào đó sẽ cúng dường cái chùa, chùa Tây Tạng bây giờ. Chứ chùa đó hồi trước là chùa Bửu Sơn Kỳ Hương chứ không phải là chùa Tây Tạng đâu. Đó, cúng dường cái đó. Mà dòm cái tay của cái bà đó thì sẽ biết đó là cái bà đó đó. Thầy thì cũng không được ấn chứng để coi dòm cánh tay ông nào sao, có duyên với mình nhiều ít thì mình cũng không biết. Và nói rất rõ ràng, hai năm nữa thì sẽ sạch. Nghĩa là tuy là đắc vậy rồi nhưng mà vẫn còn nghiệp trong đó, hai năm khi về Việt Nam sẽ sạch. Lúc đó mới hoàn toàn là đó.

Nói rất rõ ràng, bởi vì nói thẳng ra giáo trình thì tùm lum hết, cũng giống như nhiều ông nói, giáo trình Harvard gì là có thêm mạng hết rồi phải không? Nhưng mà mình không muốn học, không muốn tìm tòi. Cái này Thầy nhắc đi nhắc lại nhiều lần rồi, nếu một Bồ tát ở địa đó mà không có những vị Bồ tát ở địa trên, thì vị đó không bao giờ lên nổi hết. Phải có những người trên và mình sẽ thấy là có những điều rất là lạ lùng là có những điều không thể nói được. Nhưng mà mình tự nhiên mình hiểu, ở đâu tới á. Thành ra thầy nói là có nhiều ông nói vậy rồi họ cứ tưởng là thầy là dụ dỗ gì họ.

Thầy nói thẳng ra. Mình thấy tất cả những vị họ nói, nói vậy đó, chứ mà họ chỉ nói một cái phần nào căn bản thôi, chứ có những cái điều khác họ không nói đâu, bởi vì mình chưa đủ sức. Ví dụ mới lớp 12 mà giờ dạy như là tích phân, hay là cái gì gì đó thì thật là khó hiểu. Nhưng mà mình cứ tin, quan trọng nhất là mình tin rằng mình luôn luôn ở trong cái Ma trận thần thánh, mình đủ sức thì tự nhiên thông tin đó nó qua mình thôi.

Ở đời này, người ta đánh giá giá trị là cái gì, một ông thầy ở đời là gì? Ông có nhiều thông tin thôi. Đồng ý không? Ông có nhiều kiến thức, ông có nhiều thông tin mà mình chưa biết được thì mình phải đi học ông thôi. Trong đạo cũng vậy, đánh giá cao thấp là những cái thông tin ông biết được. Trong cuốn Kinh Thánh nói vậy, “chỉ có những bàn tay sạch mới cầm được mấy cái đó thôi”. Sạch là sao? Mình phải biết “sạch là sao”, còn những bàn tay bẩn, thì không thể cầm được. Cầm nó cũng tuột à, không thể cầm được, chỉ có những bàn tay sạch. Còn mình thì như thầy cũng còn dơ nhiều lắm, thầy cầm đâu có được. Thành ra vậy đó, muốn nhanh, muốn gì đó thì mình phải đi, tất cả Phật pháp trong một pháp thôi. Trong một cái thiền định mình phải có tất cả những cái khác. Sự sùng mộ, sự trí huệ, có đủ hết trong một cái chuyện ngồi thiền thôi. Còn anh ngồi thiền chỉ để ngồi thiền thôi thì chậm lắm.

Hồi sáng sám hối Thầy nói vậy đó, Thầy nói thật sự ra, cuộc đời này là đầy rẫy công đức hết, mà mình xài, mình không thấy và mình không biết xài chứ cuộc đời này đầy rẫy công đức hết. Mình sống nó bó hẹp quá, mình không thấy chứ cuộc đời này đầy công đức hết nhưng mà mình không thấy. Bởi vì cuộc đời mình nhỏ hẹp quá, mình nói công đức chỉ chừng đấy thôi chứ đầy công đức hết.

Kinh điển luôn luôn nói, mắt có bao nhiêu công đức, 800 phải không? Lỗ tai 1.200. Mũi coi như chắc cũng 800 thôi, đó, đầy công đức hết nhưng mà bởi vì mình không biết, chớ đâu phải là trúng mỏ vàng rồi gì mới công đức. Mắt anh 800 công đức, rồi cộng thêm lỗ tai 1.200 nữa là 2.000 công đức. Nghĩa là thấy ăn cả đời không hết nữa. Cuộc đời này đầy công đức hết nhưng có khổ cái là mình không thấy. Cuộc đời Thầy chỉ dòm bình nước trà phải không, tụi nó trân trọng lắm nó mới cho Thầy bình nước trà đây. Bình nước trà, vài ba cái bánh, mình tưởng là công đức chừng đó thôi.

Phải khôn ngoan lên để thấy cuộc đời này đầy công đức hết, và thêm nữa là để hưởng thụ công đức. Tại sao mình hưởng thụ công đức không được, và cái gì làm cho hưởng thụ công đức được, đó chính là báo thân. Báo thân, tụi tây nó dịch là thân hưởng thụ. Khi anh hưởng thụ công đức được là anh có báo thân rồi đó, báo thân là cái thân hưởng thụ, không phải là hưởng thụ ba cái thứ tầm bậy của mình ở đây không đâu mà hưởng thụ cái công đức. Thành ra, khi nào anh thấy hưởng thụ được thì anh bắt đầu bước vô cái báo thân đó đó.

Anh cứ thí nghiệm, anh ra ngoài đường anh biết phải không? Ngày nào mà anh đi ra ngoài đường anh thấy bất kỳ ai cũng là con anh hết. Anh thấy bất kỳ ai cũng là con anh hết thì lúc đó anh bắt đầu biết được ý nghĩa cuộc đời này là gì. Ý nghĩa cuộc đời này là công đức. Cho tới khi thành Phật, tất cả chúng sanh đều là con của mình hết, nên nhớ vậy đó. Thầy thì không được cái đó, Thầy chỉ mới mới thôi nhưng mà Thầy thấy vậy đó, tất cả mấy đứa ngoài đường này đều là con của mình, không cần đẻ đứa nào hết, chứ mà đẻ nuôi nó khổ lắm. Đây là công đức của mình mà mình không chịu nhận. Lên một bậc nữa là đứa nào cũng là đệ tử của mình hết, dầu nó có chửi mình nó cũng vẫn là đệ tử của mình, công đức tha hồ. Công đức không những kiếp này mà tới kiếp sau nữa, kiếp này nó chửi mình nhưng mà kiếp sau nó vẫn là đệ tử của mình, đó là công đức. Cho tới khi nào lớn lớn lên thì mình thành đại Bồ tát, tới ngày thành Phật thì tất cả chúng sanh đều là công đức của ngài, đều là con của ngài. “Tứ sanh chi từ phụ”, từ phụ là cha lành của bốn loại sanh.

Bốn loài sanh là gì? Thai sanh có nghĩa là sanh từ thai; noãn sanh là sanh từ trứng; thấp sanh là sanh từ ẩm ướt, tự nhiên để ẩm ướt rồi nó sanh ra con gì á; rồi hoá sanh, chư thiên chư đồ, đó là hoá sanh. Đólà bốn loài sanh, cha lành của bốn loài sanh, đó vị đó là Phật, còn mình thì được chút công đức mình ra đường mình thấy thằng cha nào cũng là con mình hết á, đó là mình chỉ thấy bằng mắt thôi, chứ cái loài con ma con đồ mình đâu có thấy đâu. Xin lỗi chứ, anh nào mà không biết tu là dại lắm, uổng cả đời, phải không! Tu là vậy đó. Khi anh thấy công đức rồi anh ra đường anh thấy con cái mình hết, mắc gì đẻ ra cho mệt, mà cái sự nối kết của mình với người đó còn nặng hơn cả một đứa do mình đẻ ra nữa. Nhiều khi mình đẻ ra, cái đứa nối kết với mình là nối kết do nghiệp. Nó do nghiệp mình mới sinh ra nó được, còn đây… thôi cứ lần lần, công đức là vậy.

Thầy nói rồi, một chữ công đức thôi mình học đời đời không hết đâu. Chỉ khi tới đời nào đó anh thành đại Bồ tát thì lúc đó anh biết công đức là cái gì. Trong Đại toàn thiện, hay nói ví dụ như mình tới một cái đảo bằng vàng, trong đó không có đá nữa, mà toàn bằng vàng hết, đó là bắt đầu cái gì cũng công đức hết, cái gì cũng là vàng hết. Khổ cái là mình không đủ trí huệ, mình không thấy cái đó, mình chọn cái nào đẹp, y như đứa con nít vậy đó. Thấy cái micro bằng vàng mình thích, còn cái này đen thui mình không thích, mình là con nít vậy đó. Chứ đừng có tưởng mình lớn đâu. Khi vô đó rồi, nhuần nhuyễn trong đó rồi thì tất cả trong đó đều là vàng. Cho tới một lúc, cái này trong kinh nói, Thầy theo kinh Thầy nói, thấy: “tất cả chúng sanh là Phật”, đó, kinh khủng lắm. “Tất cả chúng sanh là Phật”, anh thấy có chúnsg sanh anh còn khổ.

Chừng đó một tiếng rồi. Hồi nãy mình nói là cái tổng quát, chủ đề tổng quát, bây giờ không nói chủ đề tổng quát nữa mà từng cái riêng biệt. Có vị nào hỏi cái gì không? Văn Long, Long mà có hai phụ tá hai bên. Rồi, cô Thảo Triều nè, đại diện cho ngoài đó hỏi cái gì đó riêng tư. Riêng tư có nghĩa là cuộc đời mình chứ ở cuộc đời này không có cái gì mình riêng tư đâu. Tất cả đều là công đức chứ không có cái gì riêng tư đâu, đừng có ngại ngần gì hết á.

P.Thảo

Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng! Thầy và Đại chúng có nghe con nói rõ không ạ?

Thầy

À, rõ. Cô phước nhiều lắm, thành ra lúc nào cô nói cũng rõ ràng, tất cả mọi người đều nghe. Có nhiều ông nói vô bắt đầu trục trặc đó. Thầy cứ nhìn vào đó, biết ông nào phước nhiều, ông nào phước ít. Có nhiều ông mới vô bắt đầu là trục trặc liền, còn cô thì bao giờ cũng rõ ràng. Đó rồi!

P.Thảo

Kính thưa Thầy! Hôm nay thì con cũng đang ở nhà, đang làm online. Còn về nhóm, bắt đầu từ tháng này sẽ có khoảng hai tháng một lần, tất cả nhóm tham gia offline trên nhà anh Bảo ạ. Hiện nay, nhóm bên anh Bảo đang có bốn người: anh Bảo, anh Hoàng, Đông, và một bạn chắc là hàng xóm của anh Bảo, con nhìn trên màn hình ạ. Con xin trình bày với Thầy là nhân duyên gần đây các anh em chúng con có thực hiện các buổi trao đổi pháp vào thứ năm hàng tuần. Con cảm thấy có những luồng gió mới của anh Ninh, anh Mạnh, bạn Thuỷ Mộc, hay bạn Thuỷ Lạng Sơn, khiến cho các anh em cảm thấy thấy pháp đàm sôi nổi hơn. Chính vì thế mà anh Bảo có mong muốn nhóm sẽ thường xuyên sinh hoạt ở trên đó. Và sáng hôm nay, con đi trên đường, con cũng nguyện mong cho các hoạt động của Dòng Sống và giáo pháp của Thầy được lan rộng hơn, dần dần điểm trên chỗ anh Bảo sẽ được mở rộng hơn nữa thay vì ba người như ngày hôm nay. Và sắp tới sẽ nhiều hơn, đặc biệt hơn để hàng xóm chỗ anh Bảo sẽ được nghe lời Pháp của Thầy. Con xin hết ạ.

Thầy: Rồi, bây giờ Thầy cũng có ý kiến với Thảo Triều.

P.Thảo: Dạ.

Thầy

Bài pháp của Thầy được nghe không phải là lan rộng ra hơn đâu, Thầy không dám gọi đó là bài pháp thì quan trọng nhất là nó có đánh thức được nơi anh hay không. Đánh thức được nơi anh hay không bởi vì người nào cũng đầy đủ công đức hết, nhiệm vụ của Thầy là phải đánh thức được chút chút, chứ không phải mình là Bồ tát gì đâu mà đánh thức được toàn bộ. Không phải là lan rộng mà là đánh thức. Nhiệm vụ của Thầy là đánh thức cho các bạn biết được là các bạn có một cái kho tàng, một cái công đức gọi là vô hạn, nhưng các bạn có biết sử dụng hay không vậy thôi. Chứ đừng có nói lan rộng lan rộng trên mặt hình tướng, trên mặt vật chất thì không có ít lợi gì hết á. Tất cả lời Thầy nói đều đánh thức, gợi cho các bạn nhớ lại các bạn là một cái gì đó, là bạn vốn có cái đó, chứ không phải công đức nó nằm nơi ở chỗ nào hết. Nơi tấm lòng, mỗi người nếu như biết thì sẽ mở ra.

P.Thảo

Dạ, thưa Thầy. Thầy cũng có giảng cho con nhiều lần, buổi mà Thầy ở khách sạn Công Đoàn, Thầy có nói những buổi như vậy là Thầy truyền cảm hứng, giống như là Thầy gợi cảm hứng, gieo duyên ở những buổi như vậy. Trong buổi đó, anh Hoàng có trình chiếu qua slide vị triết gia nổi tiếng, con xin lỗi là con không nói tên, cũng nói là bản thân những cuốn sách không những dạy chúng ta những điều gì đó, mà còn khơi gợi cho chúng ta những điều có sẵn từ bên trong. Cá nhân con được nghe rất là nhiều lần Thầy nói bằng đời sống của Thầy, những cuốn sách và bài viết của Thầy lan toả cho chúng con. Con thật sự mong muốn được học hỏi pháp của Thầy và phải biến những lời dạy đó vào trong chính đời sống của chúng con, trong công việc của chúng con để truyền cảm hứng cho chúng con ạ.

Thầy

Biến thì biến làm sao mà hồi nó đụng chạm đến cái kho tàng của mình lúc đó mình tự do mình ăn nói. Chứ cứ biến rồi nhiều khi đem cái bài của mình cho người khác rồi họ đọc họ thấy chữ nghĩa, thuật ngữ đồ gì đâu không thì cũng không được. Nếu như những lời Thầy nói có chút sự sống nào, có chút năng lượng nào thì nó sẽ đánh động vô kho tàng năng lượng của mình, kho tàng sự sống của mình. Rồi từ đó phát huy ra bằng cái thật sự của mình thì lúc đó mới ích lợi chứ còn bài của Thầy nó chỉ cho một giai đoạn nào đó thôi. Thầy cũng biết là nhiều khi bài Thầy nói đôi khi cũng khó khăn lắm, bởi vì Thầy dùng thuật ngữ nhiều lắm. Rồi thôi được rồi. Rồi cái gì nữa.

P.Thảo

Chúng con được truyền cảm hứng từ Thầy và đời sống của Thầy ạ. Và chỉ cần hình ảnh hiện diện của Thầy, con cũng không biết được, nhưng mà con thấy anh em ở Dòng Sống chỉ cần được nhìn hình ảnh của Thầy thôi là có cái niềm vui. Đấy chính là sự thật, và đấy chính là sự sống rất là hiển hiện ạ. Con xin hết.

Thầy

Rồi thôi. Thầy thấy cái cô mà cười từ năm ngoái tới trong cái buổi gì đó, buổi tất niên cũng cười liên tục. Thầy còn nhớ cô mặc cái quần jeans xanh kìa. Bởi vì cô cười nhiều quá đâm ra mình phải nhớ cô này, là cô gì Linh đây này. Đó!

Linh (Hà Nội)

Dạ Mô Phật! Con kính chào Thầy! Kính chào các anh chị em trong Đại chúng ạ! Thật sự như chị Thảo có chia sẻ, con không hiểu sao, nhưng con cảm nhận cái nguồn năng lượng từ con và từ Thầy, cứ được nghe Thầy và nhìn hình dáng từ Thầy là con được cảm thấy rất là vui từ tận đáy lòng ạ. Những nội dung Thầy hướng dẫn ngày hôm nay đôi khi là rất đúng lúc. Khi mình có những câu hỏi, những vấn đề này kia, là được giải đáp trong quá trình Thầy hướng dẫn. Sáng nay Thầy nói về vấn đề là mình có muốn hay không, và khi mà mình muốn thì mình có cách, mình tìm được cách làm, hoặc là được vũ trụ hỗ trợ, điều đấy một lần nữa nhắc nhở con. Đôi khi khi mình có cái cảm nhận đấy, đã từng có cái cảm nhận đấy rồi nhưng mà có thể lại bị nghiệp lực làm bị quên mất điều đó. Hôm nay, thật sự là Thầy đã truyền lửa lại cho con cái điều đó cho mình có thể tiếp tục làm, mình cố gắng nỗ lực và đúng là không tu thì thiệt ạ. Con xin trân trọng đa tạ Thầy rất nhiều ạ.

Thầy (cười):

Cô này, gặp cô là mình thấy vui à, cổ cứ cười cười miết à. Sao, rồi bây giờ mấy vị đây có ý kiến gì, cho ý kiến đồ vô… Ý Kiến. Chứ bắt Thầy nói ba tiếng đồng hồ cũng khô cổ.

H.Lan: Con đau họng, nhưng con nói phụ Thầy.

Thầy

Không được đâu. Phụ Thầy làm cái gì vậy? Có nghĩa là lo nhiệm vụ. Ví dụ, M.An với H.Lan, hiện giờ M.An đang giữ chức cao hơn H.Lan, thành ra có nói là M.An nói, ông Thi cũng giữ chức cao hơn H.Lan, làm trưởng lớp mà phải không? Trong hành chánh là vậy, tùy theo chức vụ mà làm chớ còn mình nhảy vọt, nhảy băng như vậy trật rồi, người ta nói là mình ưu đãi người này rồi lơ là với người kia, mệt lắm, cứ theo chức vụ mà làm.

Rồi thôi, ông Thi trước, có quyền nói tự do. Ví dụ như nhận xét về cô Thảo Triều sao, cô linh sao, hình như hồi nãy còn ai nữa phải không? Mới có hai người đó thôi hả? Rồi đó, nhận xét về hai người đó, còn muốn nhận xét về những lời của Thầy cũng được, nghĩa là tùy ý.

H.Thi

Dạ kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng! Hồi sáng, Tuấn có đặt vấn đề là nhờ Thầy chỉ cho cái con đường để sao mà thấy Tánh và nương vào sự hiểu biết đó mà tu hành trong đời sống hằng ngày. Theo cách nhìn của con, cho phép con xin phát biểu như thế này: tức là, cũng một thời gian khá lâu con được Thầy chỉ dạy cũng như sinh hoạt chung với chúng rất nhiều. Thầy dạy về con đường, làm thế nào để mình … rất rõ ràng… Thầy cho phép con phát biểu cái chỗ huynh Tuấn hỏi thì thực ra, Thầy chỉ dạy rất là nhiều lần, và các pháp Thầy chỉ dạy nhằm hướng đến thấy được con đường đó để mình đi, mình thực hành trong đời sống. Nó thể hiện rất rõ ràng là mình tu hành như thế nào thì nó đi vào thật sự trong đời sống của mình, nó phô bày ra cái gọi là thực tại hiện diện như thế đó. Qua đó mình mới thấy được các việc thực hành của mình nó có đạt được như những gì Thầy đã chỉ dạy hay không.

Thầy luôn căn dặn tụi con là phải luôn quan sát lại mình, biết tự kiểm điểm và làm thế nào để tốt hơn. Theo con, việc thực hành của con là nghe theo lời chỉ dạy của Thầy, dựa theo những những lời giáo huấn của Thầy, thực hành hằng ngày. Có khó khăn trên cái bước đường đi này thì mình sẽ trực tiếp xin Thầy hướng dẫn và dìu dắt mình trên con đường này. Những người sơ cơ như tụi con trên bước đường đạo này, con nghĩ đó là điều tối quan trọng. Vì nhiều khi do cái năng lực, mình tự ngộ nhận hay có những quyết định sai lầm thì nó nguy hiểm. Đó là những cái chia sẻ của con về chủ đề ngày hôm nay, con chân thành cảm ơn Thầy và đại chúng.

Thầy: Hồi nãy Thầy nghe cô Thảo Triều, cổ nói là ngoài đó thứ năm là offine là sao?

P.Thảo: Là tụi con sinh hoạt offline ạ.

Thầy

Ngày thứ 5 mình có nên cho mọi người ở đây hoặc Cần Thơ hay gì gì đó sinh hoạt cho nó sôi nổi hơn chứ biết đâu ngoài đó nghe nó sôi nổi thầy cũng bắt đầu tò mò, không biết sôi nổi đến cỡ nào. Có nên cho không? Đó, rồi thứ 6 mình làm Lăng Nghiêm, cứ cho phép mọi người hết, ai muốn vô thì vô thôi chứ không phải chỉ có chùa này thôi, mà bất kì người nào cũng có thể vào cái đó, có cho phép không? Để cho nó sôi nổi.

P.Thảo

Cá nhân con thì rất là hoan hỷ ạ, nhưng mà con xin phép nhờ anh Hoàng trưởng nhóm Dòng Sống xin trình Thầy được không ạ?

V.Hoàng

Thưa thầy và Đại chúng ạ! Dạ, con nói không biết mọi người có nghe rõ không ạ?

Thầy: Rõ

V.Hoàng

Dạ vâng. Dạ thưa thầy, hiện nay nhóm ngoài Hà Nội có 1 buổi sinh hoạt chung vào tối thứ 5 hằng tuần. Trước đây bọn con cũng thường xuyên tổ chức sinh hoạt trực tiếp, những anh chị em nào đến được thì đến tham gia trực tiếp, gặp nhau có 1 buổi giống như buổi ngày hôm nay. Thời gian gần đây thì cũng do nhiều người bận việc nên bọn con chuyển sang trao đổi thông qua hệ thống mạng, trên mạng này nhiều. Thực ra, buổi như này, nếu mà được sự tham dự và đóng góp ý kiến của tất cả cô chú anh chị em thì thật sự thì mừng quá, thật sự là vui, sôi nổi và nó  càng đem lại cái sự hiệu quả nhiều hơn. Con rất là mong đại chúng, tất cả cô chú anh chị em sắp xếp thời gian để cùng tham dự vào những buổi sinh hoạt chung đó của ngoài này ạ. Con xin hết ạ.

Thầy

Thầy thấy, nếu sinh hoạt một tháng bốn ngày như vậy thì chắc kham không nổi đâu. Mình chọn cái nào đó rồi mình sẽ phone ra cho ngoài đó biết và bữa đó mình sẽ tham dự, đây và Cần Thơ nữa.

V.hoàng: Dạ, vâng ạ.

Thầy: Hai bữa thôi

V.Hoàng

Dạ vâng ạ. Như thế thì cách hai tuần một buổi. Chúng con họp mặt, sinh hoat hai tuần một buổi. Con xin phép thì sau buổi này con sẽ gửi thông tin liên lạc lại để cô chú anh chị em nắm được lịch và nội dung sinh hoạt cụ thể và cũng nhờ mọi người đóng góp ý kiến để cho buổi sinh hoạt ấy càng ngày càng trở nên tốt hơn hiệu quả hơn.

Thầy

Hoặc là mình có thể bớt thời gian lại. Ví dụ, thay vì mình làm một buổi sinh hoạt tập thể ngoài đó, thì mình nhập vô trong một cái buổi học Lăng Nghiêm luôn để cho nó bớt thời gian chớ một tuần làm liên tục rồi mình làm cũng không nổi.  Lớp Lăng nghiêm sẽ họp chung vô đó luôn, người nào muốn nói về Lăng Nghiêm thì cứ nói về Lăng Nghiêm, còn muốn nói chung chung thì cứ nói. Bởi vì, trong bộ kinh là nó có đầy đủ trong đó hết á, chẳng qua mình không biết ứng dụng thôi, trong Kinh, đức Phật nói đầy đủ hết á.

Thành ra, Thầy đề nghị mình sẽ có một buổi thay vì là Lăng Nghiêm thì mình bỏ cái Lăng Nghiêm đó mình nhập chung với ngày thứ năm ở ngoài đó luôn. Được không hai ông trưởng lớp? Chứ không thôi thứ 5 làm với ngoài đó, rồi thứ 6 Lăng Nghiêm, làm liên tục coi chừng là muốn đâu chẳng thấy, muốn quá rồi đâm ra nhiều khi nó cũng hơi ê đầu. Thầy thấy vậy đó, chỉ có hai buổi tất cả mọi người đều nên tham dự là buổi thuyết trình và buổi của Thầy, còn mấy buổi kia tự do, tham gia bằng điện thoại hay gì đó đều được. Mặc dù chủ yếu là ngoài Hà Nội sẽ làm nhưng mà mấy người ở trong này tự do muốn như vậy cũng được. Có nhiều người không rảnh và nhất là Thầy nữa, Thầy làm một tháng một cữ rồi, cùng lắm là Lăng Nghiệm, Thầy làm một cữ nữa thôi. Như kỳ vừa rồi Thầy làm Lăng Nghiêm suốt đó phải không? Bắt thầy làm buổi thứ năm nữa cũng hơi căng. Rồi, cái đó bàn lại, bàn với hai người học Lăng Nghiêm đây, mọi người đều bàn, chứ còn thầy chỉ có cái ý kiến là mình nên làm cho nó làm sao để già trẻ lớn bé đều tham dự thì nó hay hơn.

V.Hoàng

Dạ thưa thầy con xin phép là để sau cái buổi hôm nay con sẽ liên lạc và trao đổi với cô chú anh chị em thống nhất về chuyện đấy ạ.

Thầy: ùm

V.Hoàng: Cảm ơn thầy ạ. Cảm ơn cô chú anh chị em.

Thầy

Vậy mình tiếp tục. Bây giờ sao? Hoặc là làm cái chủ đề này hay là đổi qua một chủ đề khác? Vị khác. Thầy thấy nhiều khi cũng không cần nói đúng chủ đề đâu, mình từ chủ đề của ông Tuấn ổng hỏi Thầy là tu làm sao để thấy cái đó và làm sao để sống vô cái đó, an trụ trong cái đó. Nhưng Thầy lại đổi qua chủ đề khác, Thầy nói về công đức thôi. Thành ra, chủ đề nào cũng được hết, miễn là bởi vì tất cả nó đều chung một Nền tảng, công đức cũng nằm trong cái Nền tảng đó, trí huệ cũng nằm trong cái Nền tảng đó, mà từ bi cũng nằm trong cái Nền tảng đó, mà tinh tấn cũng nằm trong Nền tảng đó. Rồi anh Thái.

H.Thái

Dạ kính thưa thầy, kính thưa đại chúng ạ! Con có câu hỏi như thế này ạ. Con thấy cái lỗi lầm của mình luôn luôn phải tự kiểm điểm và con xin hỏi, quan trọng là mình thấy được lỗi lầm đó và phải tịnh hóa nó để cho lỗi lầm đó nó không còn xuất hiện nữa. Con xin Thầy, xin đại chúng chỉ cho con cách nào tịnh hóa được đó để cho nó tan đi thật sự, con xin hết ạ!

Thầy

Thôi bây giờ sao, anh hỏi trực tiếp người nào đó đi, chớ còn cứ hỏi Thầy miết. Gặp rồi nhàm chán nhau quá, ông nghe Thầy nói rồi ông nhàm chán, cứ hỏi thầy sao được. Ông hỏi những vị đó đó, trước mặt gọi là có địa chỉ, có tên tuổi phải không, gửi trực tiếp người đó, tôi hỏi câu này… ổng trả lời chưa bằng lòng thì người khác sẽ trả lời giùm.

H.Thái

Vậy thôi con xin hỏi chị H.Lan. Chị có thể chia sẻ những lỗi lầm của chị, và nó có thật sự tiêu tan được hay không. Xin cảm ơn chị!

H.Lan

Dạ kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! Nói về lỗi lầm, thật ra là lúc nãy trong đầu mình đã có một câu hỏi Thầy, là tại sao khi thiền thì lỗi lầm mình không hết. Còn bây giờ mình nói sang câu của Thái. Nói về lỗi lầm, ở ngoài kia khi đợi thì mình nói chuyện với một số các cô chú, rồi hôm nay cô Diệu Lạc nấu món bò kho, xong rồi có một nồi chè đậu xanh với hạt sen rất là ngon, cô nấu từ sáng sớm, rồi cô cùng pha trà với một số chị em. Cô M.An bảo là bây giờ nếu múc ra bưng lên ăn, nếu múc tô chè để giữa không thế nào Thầy cũng la cho mà coi. Cái mọi người phân vân bởi vì Thầy la, có nghĩa là mình đã phạm sai lầm đúng không.

Bây giờ mình ngồi mình nhìn, nếu mà để tô chè ở giữa như vậy là đúng hay sai? Bắt đầu quán tưởng xem mọi người lấy bánh mì, la gu ăn xong có tô chè ở giữa hay là mình múc lên tô nhỏ cho mọi người ăn. Có múc tô nhỏ cũng không đủ, múc lên cũng không đủ vì đông người quá. Vậy bây giờ mình để tô chè ở giữa để mọi người ăn la gu xong rồi đổ chè trong chén đã ăn la gu rồi ăn tiếp thì mình làm đúng hay làm sai? Nghĩ không có ra, thật nghĩ không ra luôn. Tại vì theo truyền thống Nam tông họ đi khuất thực, họ có cái bình bát à, cơm cũng bỏ vào đấy, canh chua cũng bỏ vào đấy, bánh ngọt cũng bỏ vào đấy, chè cũng bỏ vào đấy, mì xào cũng bỏ vào đấy, tất tần tật mọi thứ đều bỏ vào đấy, về họ còn trộn chung với nhau rồi họ mới ăn. Nhưng mà ở đây mình không ăn như vậy, mình không tu kiểu ấy, mình không ăn như vậy, nghĩ không ra mình đúng hay sai.

Cuối cùng mình mới nghĩ, vậy tại sao Thầy dạy mà mình lại sợ, tại sao mình lại sợ sai nếu như mỗi một lần cái sai đến với mình là cơ hội để cho mình thấy, quan sát bị thiếu cái gì thì ngay khi cái sai đến với mình nó là cơ hội để cho cái thấy của mình nó rộng ra hơn, sự quán tưởng của mình được mở rộng ra. Thành ra, mình thấy là thật ra cái việc mà sai lầm nó không phải là cái để mình quan tâm đến nhiều, mà cái chính là khi cái đấy nó đến cái thấy của mình có mở rộng ra hơn không, dạ mình xin hết.

H.Thái

Một lỗi lầm là một che chướng, mình phai có cách nào đó để tịnh hóa và quan trọng kết quả lỗi lầm không còn nữa, nó tan luôn.

H.Lan

Khi mà cái thấy của mình nó rộng ra thì cái lỗi không còn như cũ nữa, đó chính là sự tịnh hóa, bởi vì lần sau có thể cũng vẫn là lỗi cũ, nhưng sẽ diễn ra theo kiểu khác. Nên là, khi mà cái thấy của mình nó mở rộng ra thì cái lỗi đó không còn như vậy nữa, mà mình phạm lỗi khác nhưng mà nó là câu chuyện khác chứ nó không còn như vậy, và chính cái không còn như vậy nữa chính là sự tịnh hóa và nhận ra lỗi ở đó. Nên mình có học được bài học ở ngay chỗ đó không, nếu mình học được đó là sự tịnh hóa và nếu như không học được thì lỗi lầm đó còn lặp lại hoài.

H.Thái

Chẳng hạn như ngài Krishnamurti, ngài có thể quán chiếu như thế nào đó mà nó bật được tận gốc rễ cái đó, đó là bậc đó, bậc như thế, chị nghiên cứu nhiều về Krishnamurti, chị học được bài học gì từ Ngài?

H.Lan

Nếu mà như vậy mình quay lại với cái tịnh hóa rốt ráo, thì như Ngài Krishnamurti có bảo, ai là người thấy cái lỗi, cái người mà thấy cái lỗi đó là ai? Khi mà cái người thấy cái người bị lỗi đó được quan sát thì cái lỗi lầm đó không còn nữa, hết vậy thôi.

H.Thái

Cảm ơn chị. Chú Hải có chia sẻ gì về vấn đề này không ạ, xin mời chú ạ.

CH.Hải

Xin chào Thầy, chào mọi người. Theo mình, nói theo Thiền mộc thì cái gì chủ động thì nó giải quyết được tất cả cái động. Lỗi lầm không thể nào sống trơn tru, khi hoạt động làm việc thì nhiều khi trục trặc, cái này trục trặc, cái kia thiếu này, quên kia. Nhưng mà cái mình chủ động, cái thấy biết mình rõ ràng trơn tru chừng nào mình giải quyết, tịnh hóa lỗi lầm được chừng đó. Tịnh hóa trên Nền tảng là cái thấy biết rõ ràng, đó thì cái tỉnh thức, tỉnh giác nào đó, theo cách mình đặt tên, mình thường sống trong đó, mỗi khoảnh khắc mình tương tục trong đó thì dù có lỗi lầm xảy ra mình cũng biết hóa giải nó. Cái gốc vẫn là sự sáng suốt, gọi là cái minh từ đầu tới cuối, làm sao mình sống trong cái minh đó, cái tương tục chừng nào thì mọi lỗi lầm dần bớt, dần bớt. Mình thấy như vậy đó.

H.Thái

Dạ, con xin cảm ơn chú Hải ạ.

B.Nguyên

Con thấy chị Thảo Triều có gửi tin này: Con xin được Thỉnh Thầy và đại chúng giải đáp giúp con bài kệ mà thiện nữ Thiên thỉnh đức Thế Tôn trong Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim: “Các Vị Bồ Tát Làm sao tu hành bồ đề chính hạnh rời cả sinh tử cùng với Niết bàn mà lợi mình người”. Dạ xin hỏi có ai có ý kiến về vấn đề này không ạ? Xin mời Hải.

TC.Hải

Dạ, kính thưa Thầy và đại chúng ạ! Con xin có vài ý kiến. Khi mình làm việc hay làm bất cứ điều gì còn cái Tôi, cái chấp ngã thì cái Thấy của mình có sự hạn hẹp, góc nhìn của mình không có sự bao quát. Nên làm việc gì đó không có sự hoàn chỉnh, không hoàn thiện thì mình phải quay về vấn đề tu tập, làm sao bớt cái tôi, cái của tôi thì cái việc của mình sẽ đỡ hơn, còn không nó cứ vậy hoài, con xin có ý kiến vậy thôi ạ.

Thầy: Rồi có vị nào nữa.

B.Nguyên: Dạ, con thưa Thầy, cô Thảo Triều có đặt câu hỏi trong Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim ạ.

Thầy: Rồi, vậy vị nào tụng kinh này mỗi ngày thì trả lời chứ Thầy đâu có tụng đâu mà biết. Rồi hỏi đi.

B.Nguyên

Dạ câu hỏi là trích từ trong kinh Ánh Sáng Hoàng Kim: “Các vị Bồ Tát làm sao tu hành bồ đề chính hạnh rời cả sinh tử cùng với Niết bàn mà lợi mình người”.

Thầy: Rồi bây giờ vị nào tụng kinh trả lời, mỗi người trả lời chứ một người dành hết làm sao, để cô Hà trả lời chẳng hạn.

T.Hà: Con kính thưa Thầy thưa đại chúng!

Thầy: Đọc lại lần nữa Thầy chưa nghe cho rõ, Thầy nghe chưa rõ.

B.Nguyên: Dạ câu hỏi: “Các vị Bồ Tát làm sao tu hành bồ đề chính hạnh rời cả sinh tử cùng với Niết Bàn”.

T.Hà: Dạ, thưa Thầy câu này khó quá, con chưa tới được mức độ như vậy nên con không trả lời câu này được ạ.

Thầy: Thôi vậy thì trả lời câu hỏi này, lỗi lầm gì đó làm sao, làm sao hết lỗi lầm.

T.Hà

Con kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! Khi chưa thấy rõ ràng cái Bản tánh, con xin dùng từ Bản tánh vì câu hỏi Tuấn đặt ra lúc đầu là: làm sau để thấy được Bản tánh, và an trụ trong Bản tánh đấy. Thì con nghĩ rằng, khi mình chưa thấy được rõ ràng về nó thì chắc chắn mình còn rất nhiều lỗi lầm. Vậy làm sao để tịnh hóa những lỗi lầm đấy? Con nghĩ, Phật giáo có rất nhiều phương pháp, mỗi người có thể chọn cho mình một hoặc một vài cách để thực hành, thực hành là con đường duy nhất để tịnh hoá.

Chẳng hạn, lúc nãy Thầy có giảng về thực hành sáu Ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Kinh điển dạy như vậy, Thầy tổ cũng dạy như vậy, cái chuyện này tại sao 2.600 năm nó vẫn tồn tại, và ngày càng phát triển mạnh, chứng tỏ nó phải có cái gì đó hấp dẫn chứ. Mình chưa tin thì ít nhất cũng nên tò mò, làm thử xem sao. Tại sao Đức Phật lại từ bỏ cuộc sống đủ đầy, phú quý để sống một cuộc đời khổ hạnh và làm những việc như vậy.

Thành ra, muốn vượt qua được sanh tử như ngài, như thầy tổ, thì mình bắt chước các ngài làm như vậy đi, thực hành những hạnh đó đi. Mạnh về trì giới thì thực hành trì giới, mạnh về bố thí thì thực hành bố thí, mạnh về nhẫn nhục thì thực hành nhẫn nhục, mạnh về thiền thì thực hành thiền. Nhưng quan trọng, mình phải làm, làm đều đặn mỗi ngày. Các vị hay nói đó, muốn trở thành chuyên nghiệp về bất cứ một công việc nào, thì hãy thực hành nó 10.000 giờ. Mức độ tịnh hoá của người ngồi thiền 1.000 giờ khác với người thực hành 10.000 giờ.

Thêm một điều nữa là, để quá trình tịnh hoá được chuyển biến nhanh, chúng ta nên có sự kết hợp. Nghĩa là, sử dụng tất cả những gì mà mình có thể làm, ví dụ, kết hợp cả trì chú, thiền định, bố thí, nhẫn nhục… chẳng hạn. Giống như Thầy dạy, một cái xe 12 bánh, đi bằng 12 bánh sẽ nhanh hơn chỉ chạy bằng 4 bánh thôi. Và thực hành làm sao đó để tất cả mọi việc làm phải được đặt trên cái công đức, cái Nền tảng mà Thầy vừa giảng thì lỗi lầm nó mới tiêu tan, tiêu tan trong chính cái Nền tảng, cái công đức đó, hay ngay tại lỗi lầm nó cũng chính là Nền tảng, là công đức, hay như các vị dạy, lỗi lầm đó “chính là thức ăn của Tánh giác”. Dạ, con xin hết ạ!

Thầy

Rồi anh Thái có bằng lòng chưa, có hỏi gì thêm nữa không.

H.Thái

Thưa chị Hà, làm sao một trong các hành động cúng dường, bố thí, giữ giới gì đó, nhỏ thôi, làm sao mình đẩy nó tăng trưởng lên vô cùng, làm sao nó hoàn thiện nhất trong một cái việc một hành động nào đó rất nhỏ. Xin chị chia sẻ thêm.

T.Hà

Cảm ơn Thái, Hà rất thích câu này tại vì câu này của Thái cũng là sự thực hành của Hà, nhưng Hà chưa có làm được nhiều đâu. Thực ra, thực hành chính của Hà nghiêng về từ bi, tình yêu thương nhiều hơn. Nhưng cũng phải dựa trên cái nguyên tắc chung và kết hợp tất cả những pháp môn đó.  

Vì vậy, Dù thực hành yêu thương, trì giới, bố thí, nhẫn nhục, hay thiền định, làm sao mình cũng phải nhắm vào cái Bản tánh. Thầy tổ, hay kinh điển đều dạy như vậy, dựa trên đó, khởi phát trên đó, hoạt động trên đó, thì tự mọi sự nó tiêu tan trong đó luôn. Ở trong Bản tánh đó thì tâm mình mới rộng mở được, nhờ đó các hoạt động hay tư tưởng sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của cái tôi, thoát khỏi cái ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, nên nó chính xác, dễ dàng hoà hợp, mang đầy năng lượng. Hà nghĩ, đó là cách để biến một việc thật nhỏ nhưng có lợi ích thật lớn.

Thầy: Rồi, giơ tay.

D.Trường

Dạ thưa Thầy, thưa đại chúng. Con có chỗ chia sẻ câu hỏi chỗ anh Thái vừa hỏi. Theo con, anh Thái đang kẹt chỗ hơi tham, làm sao mà làm việc nhỏ mà công đức nhiều, cứ nhìn chỗ này…

Thầy: Bây giờ ông nói ông Thái hơi tham cũng đúng, đơn giản trả lời một câu thôi.

D.Trường

Theo con thì khi làm việc nhỏ hay việc lớn gì đó, mình cứ làm trọn hết thân tâm mình đi, làm như thế nào để thân tâm mình không còn dính dáng gì trong đó may ra công đức nó rõ ràng. Còn mình đưa mình vô trong đó thì nó kẹt trong đó, nhiều thứ lắm, dạ con xin hết ạ.

Thầy

Theo thầy nghĩ, đơn giản là mình làm việc nhỏ nhưng làm trong Nền tảng. Bởi vì, Nền tảng đó là nó bao la vô hạn, cho nên việc nhỏ nó sẽ thành bao la vô hạn vậy thôi. vấn đề quan trọng nhất là Nền tảng, mình làm việc nhỏ nhưng làm trong Nền tảng đó thì nó sẽ thành bao la. Trong kinh Hoa Nghiêm có nói, có thể dùng một cành hoa mà cúng dường tất cả chư Phật được. Tất cả các cõi, chỉ một cành hoa thôi, chứ không phải là này nọ. Chư phật thì làm sao hoa của thế gian này mà hái cho hết để cúng dường, một cành hoa có thể cúng dường các cõi, cúng dường tất cả chư Phật được. Vấn đề là anh làm trong cái Nền tảng, chứ không phải là cái vấn đề làm việc số lượng.

H.Dương

Thưa thầy, thưa đại chúng. Hồi nãy câu hỏi của anh Thái hỏi về tịnh hoá lỗi lầm, chị H.Lan có trả lời, con thấy đối với những lỗi lầm của mình mà mình đối đãi những hình tướng nhỏ nhỏ như vậy, thì mình làm suốt cuộc đời luôn, chuyện này, chuyện kia nó xảy ra hoài. Cái lỗi lầm của mình nó do hai cái chính là phiền não và sở tri của mình. Lậu hoặc nếu nó còn tồn tại  thì lỗi lầm của mình nó theo mình suốt luôn. Mặc dù người dưới thì thấy mình tốt nhưng người trên còn thấy mình sai lầm. Việc của mình là làm sao sạch các lậu hoặc đó thì mới giải quyết được lỗi lầm thôi. Nếu còn thì lai rai hoài, thì dính hoài. Hôm bữa thầy dạy hòa tan con thấy rất là hay, trong quá trình thiền định và thiền quán thì mình phải làm sao liên tục hòa tan cái phiền não và cái sở tri của mình, quán chiếu nghiệp lực mới hòa tan được thôi, dạ con xin hết ạ.

Thầy

Thì đơn giản là mình chỉ có một cách, cái đó là chiến lược đó. Anh càng thấy nhiều Nền tảng bao nhiêu, anh càng sống trong đó bấy nhiêu thì anh ít lỗi lầm và lỗi lầm anh đã làm rồi nó sẽ tiêu tan trong đó. Bởi vì đại dương không chứa xác chết, đó là câu kinh nói, chớ còn một mình ở trên đất này thì mình hết chôn xác chết này rồi chôn xác chết khác thôi. làm sao thảy nó vô đại dương thì nó sẽ đánh rã ra hết. Thành ra cái quan trọng nhất vẫn là anh làm cái gì không cần biết, nhưng mà phải làm trên cái Nền tảng.

Cái Nền tảng đó ban đầu anh chưa trực tiếp thấy nó được thì anh cứ tưởng đó là Nền tảng, rồi làm tất cả bằng cái Bồ đề tâm của mình, là Bồ đề tâm tương đối thôi. Rồi mình làm cho cái tương đối đó phải ở trên Nền tảng, cho tới khi Bồ đề tâm tương đối nó đụng chạm với Bồ đề tâm tuyệt đối, lúc đó hai bên nó thông nhau.

Thành ra, như hồi sáng mới sám hối đó, “hai đế dung thân tam muội ấn”, nhị đế là hai đế, chân lý tương đối - bên kia là chân lý tuyệt đối, nó dung thông với nhau. Đó nó là cách giải quyết. Chớ còn đi tìm lỗi lầm thì nói thẳng ra, Thầy ngứa thì Thầy Thầy gãi phải không, đó là một lỗi lầm. Đã gọi cái thân này là lỗi lầm rồi, nên anh phải làm sao để anh làm cho tiêu cái thân này đi, đó là Pháp thân, mà Pháp thân đó là Pháp thân của tất cả chư Phật, bây giờ anh chỉ còn có nước đó thôi. Chớ còn lỗi lầm không bao giờ chấm dứt được hết, còn thân này thì còn lỗi lầm. Thân này xin lỗi chứ giờ mình có đứng trước một vị Bồ tát nữa mà mình cho mình uống nước nóng quá, mình không ngờ cái ly trà đó nó lại nóng tới như vậy, mình mới hớp vô thì phải phun ra liền. Dẫu ở trước mặt vị Bồ tát mình cũng phải phun ra thôi chứ còn ngậm đâu có nổi, thì đó là một lỗi lầm.

Bây giờ làm sao?  Thành ra, cái chiến lược là anh luôn luôn dựa trên Nền tảng, và anh thấy được Nền tảng và anh sống lần lần ở trong Nền tảng. Đơn giản một đều là Nền tảng thì không có lỗi lầm. Mình dùng cái không có lỗi lầm đó để mà thấy được cái lỗi lầm của mình để mình tránh và mình tiêu hao những lỗi lầm đã làm ra. Còn không thấy cái đó thì như trong thiền nó nói rõ lắm, nhiều khi mình lo sửa lỗi lầm của mình, nó nói, đó là “lấy bùn rửa bùn”, “lấy máu rửa máu”, nó sẽ rơi vào cực đoan khác hà.

Nói cách gì cũng được hết, trung đạo là vậy đó. Trung đạo là lỗi lầm cũng không phải có, cũng không phải không. Anh nói anh không lỗi lầm thì anh là một thằng cha ngạo mạn đủ thứ, anh nói anh có lỗi lầm, anh là chúng sanh, thì anh tu chẳng được. Phải làm sao thấy cái trung đạo đó, nó tiêu dung được cái lỗi lầm và cái không lỗi lầm nó tiêu dung vô trong đó hết, nên nó là trung đạo. Thành ra cái trung đạo là cái khó nhất, khi anh thấy được cái trung đạo đó rồi thì trong trung đạo, trong trung luận nó nói rất rõ là, tất cả chuyện của mình đều là hý lược hết đó. Tất cả những chuyện của mình, lỗi lầm hay không lỗi lầm đều hý luận hết đó. Thành ra chỉ có cái đó nó mới cứu mình thôi, chỉ có cái Phật tánh đó mới cứu mình thôi.

Làm sao để đừng có gây ra lỗi lầm, đừng có gây ra cái nghiệp, để cho nó nhẹ nhàng, để mình nó dung thông với cái Tánh giác đó, với cái Pháp thân đó, đề từ từ cái Pháp thân đó giải quyết. Trong cuốn Ánh Sáng Trên Đường Đạo đó, khi mà mình thấy người chiến sĩ đó thì người chiến sĩ đó chính là Tự tâm của mình, Bản tánh của mình, “phải để người chiến sĩ chiến đấu cho con”. Ngày hôm nay mình đăng cái bài của ngài gì đó, cái bài đại hạnh, giở ra coi, cái bài của ngài đại hạnh có ông kiếm ra cái câu nào cho nó hợp lý, hợp tình thôi.

B.Nguyên: Hương thơm của tu tập.

Thầy:  Uh, hương thơm của tu tập.

B.Nguyên

Dạ thưa Thầy, hôm nay trên trang Tại đây và Bây giờ có bài nói về hương thơm của tu tập, của thiền sư Nihaj, trích trong cuốn Chạm Mặt Đất. Con đọc được câu, “Khi chúng ta thấy vật gì thì tư tưởng cũng khởi lên và tùy những tư tưởng đó chúng ta phản ứng, đây là nhận vào và gửi ra. Vậy thì câu hỏi là thế này, chúng ta có đang làm điều này từ Bản thể của chúng ta với trí tuệ hay chúng ta đang làm từ cái đầu thông minh và những kết quả tương ứng cũng sẽ khác nhau như trời với đất”.

Thầy

Đó thì đơn giản vậy thôi, làm từ Bản thể. Thấy sơ thôi chứ không phải thấy là thành Phật đâu. ở trong kinh nó nói rất rõ, anh thấy Phật tánh thập trụ thì Phật tánh nó mờ mờ như thấy ở ban đêm. Nhưng mà nó cũng biết, cũng tránh né được, chỉ không thấy rõ cái đó là cái gì. Hết thập địa thì thấy rõ hơn, nhưng chỉ có Phật mới thấy được là hoàn toàn rõ ràng. Thì vậy thôi, chính cái đó nó cứu mình.

Mình phải làm sao để biết cái đó, để tránh cái ban đêm. Ban đêm mình đi ra đường, đụng đầu vô cây cột là mình biết cái đó có cái chướng ngại ở đó phải không? Mình khỏi đập đầu vô chỗ đó nhưng mà nó chưa rõ ràng cho tới thập địa nó rõ lần lần, cho tới khi mình thấy y như ban ngày, nó là cái cây chứ không phải cục sắt, tới Phật thì rõ ràng nữa. Ví dụ, như mình thấy Phật tánh của mình ở mức độ nào thì mình sẽ thấy người khác có Phật tánh ở mức độ đó. Nhiều khi mình thấy người khác không có Phật tánh bởi vì Phật tánh trong tôi cũng mờ lắm, đơn giản vậy thôi.

Khi nào anh thấy có Phật tánh rõ ràng thì anh sẽ thấy người khác có Phật tánh. Tại sao lại không thấy? Vì những phiền não của nó, vì cuộc đời nó gấp khúc, gấp khúc, nó loạn tùm lum hết. Thành ra không thấy chứ nó có Phật tánh ở trong đó. Tin được cái đó, thấy được cái đó mới có từ bi, còn không tin, không thấy được nó thì không có từ bi, tất cả mọi hành động của mình là làm cho mình thôi, dầu mình có nói thương yêu cũng vậy thôi. Anh phải thấy sự thật là anh có Phật tánh và Phật tánh đó nó rõ ràng đến độ anh cũng thấy người khác cũng có Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, lúc đó mới thật sự là có từ bi đó.

Bây giờ mình thấy Phật tánh mà nói chỉ có tôi có thôi thì đó là còn lận đận lắm, không bao giờ yên ổn cuộc đời của mình hết. Thầy nói Thầy có Phật tánh và Phật tánh của Thầy sáng hơn của ông Lượng nhiều. Còn ông Lượng ổng cũng lu bu lu bu ổng không thấy Phật tánh, ổng không có Phật tánh thì thầy còn khổ vì ông Lượng nhiều lắm.

Khi mình thấy người ta có Phật tánh thì mình tùy duyên, phương tiện để làm sao cho người ta thấy rõ ràng cái đó ra, đó là giúp người ta. Chứ còn mình thêm một cái tiền đề, toán học nó bắt đầu từ một cái tiền đề nào đó, nó chỉ là giả thiết thôi nhưng mà phải thực hiện được cái đó, chứng minh được cái đó thì lúc đó nó mới sinh ra cả một nền toán học. Mình nói chúng sanh không có Phật tánh thì không làm ăn gì được hết á. Khi chúng sanh có Phật tánh thì mình kiêu căng ngạo mạn, tôi cũng có Phật tánh nè, anh không có, anh là chúng sanh. Tôi có Phật tánh nên tôi có chút chút gì Bồ tát trong này. Nó sanh sự đủ thứ chuyện hết, thành ra anh phải thấy Phật tánh rõ đến cái độ mà thấy người ta cũng có Phật tánh, lúc đó anh tu nó mới nhẹ nhàng. Còn anh tu mà anh mang cái tâm khinh người, tao có Phật tánh còn tụi bây không có Phật tánh thì tu muôn đời, đơn giản vậy thôi. Rồi bây giờ cái gì nữa, tới phiên ai hỏi cái gì cái gì.

Đ.Sơn

Con kính thưa Thầy thưa đại chúng! Từ hồi sáng đến giờ, như mọi khi nghe Thầy giảng con cảm thấy rất xúc động, sung sướng. Sáng hôm, nay con nảy ra một ý niệm, xin thầy giảng cho tụi con về bất bộ phái đi Thầy!

Thầy

Bất bộ phái thì tất cả điều là pháp, tất cả điều là Phật, tất cả điều là tăng, đó là bất bộ phái. Tất cả đều là Phật, tất cả đều là tăng, tất cả đều là pháp, đó là bất bộ phái. Còn mình nói vị tăng kia áo đỏ, vị kia áo vàng, ông này thì mặc áo đen, ông Nhật thì mặc áo đen, rồi mình nói sao… Bất bộ phái nó đơn giản lắm. Khi anh biết Pháp thân của tất cả chư Phật, biết phần nào thôi, thì anh thấy Phật cũng không khác biệt nhau, tất cả đều là pháp thì anh thấy tất cả đều là pháp.

Nói rõ hơn nữa, trong kinh Viên Giác có nói “tất cả đều là Phật pháp”, phải không? Tất cả đều là tăng. Còn anh nói chỉ có ông Thầy Đăng của tui là tăng thôi, còn ông nhìn mặt đen thui đó không phải tăng chẳng hạn. Vậy nó còn lộn xộn lắm. Bởi vì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, cả chúng sanh đều là tăng hết, phải không? Bởi vì tăng là đi trên con đường thực hiện cái Phật tánh đó cho tới khi viên mãn.

B.Nguyên

Dạ kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Con nghe Thầy giảng lời của Chú Sơn vừa hỏi con thấy cũng có ý trả lời của cái câu hỏi của cô Thảo Triều hồi nãy á Thầy. Cô ấy đặt câu hỏi của các vị bồ tát là: Các vị bồ tát làm sao tu hành bồ đề chính hạnh, rời cả sinh tử cùng với niết bàn mà lợi mình người”. Con tụng kinh này con cũng có thấy có một câu con còn nhớ, rất là hay, “ Đức Thế Tôn dạy là hãy dựa vào Pháp tánh mà thực hành Bồ đề hạnh, tu bình đẳng hạnh”, khi đó sẽ rời cả sinh tử và niết bàn và đó cũng chính là cái hồi nãy Thầy giảng về cái Bất bộ phái, bình đẳng hạnh đó cũng chính là Bất bộ phái.

Thầy: Rồi còn nửa tiếng nữa có vị nào hỏi gì không?

T.Hà: Dạ con thưa Thầy, con xin thưa là Long xin phát biểu!

Thầy

Long này là Long - Bến Tre chứ không phải là Long - An Phú Đông, cách đây sáu năm là Long - An Phú Đông bây giờ là Long - Bến Tre, xác định rõ ràng địa chỉ chứ không thôi dễ lầm lắm! Rồi mời Long!

H.Long

Dạ kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Hôm nay được Thầy và đại chúng cho phép con tham dự  pháp đàm, thật sự con rất là vui. Con cám ơn Thầy, cám ơn đại chúng. Để được nghe pháp đàm thế này, con sẽ cố gắng sắp xếp để lên hàng tháng, hiện tại con cũng ráng sắp xếp để lên đều đặn hơn. Thật sự là thời gian lúc trước ở chùa và sau khi về Bến Tre đến giờ, bản thân con có những điều con cảm giác sợ, tức là con thấy bản thân con lem luốc quá, con không dám lên gặp Thầy và đại chúng. Nhưng con thấy, con đường tu tập này chắc chắn phải đi, dù đi chậm hay nhanh. Con thấy bản thân con sa sút rất nhiều! Hôm nay con lên đây con thấy không khí con thật sự rất là vui, được nghe Thầy giảng trực tiếp, được các cô, chú, huynh, đệ chia sẻ. Con mong muốn là làm sao để tạo động lực để con đi tiếp, giống như Thầy giảng lúc nãy, mình có muốn hay không? Con xin Thầy và cô chú chia sẻ làm sao để mình tăng thêm động lực và mong muốn của bản thân mình.

Thầy

Người ta nói rất là dễ, cứ làm đi thì sẽ có sức khỏe, chạy một ngày nửa tiếng thì tự nhiên sức khỏe nó lên hà. Ông này ổng làm khoảng một tiếng về cái tu hành, bình thường thôi phải không? Hoặc là tụng kinh, hoặc là ngồi thiền tự nhiên ông thấy sẽ lên hà, có làm thì nó sẽ lên, có hoạt động thì có lên. Đơn giản lắm, một ngày mình chạy bộ 15, 30 phút tự nhiên mình thấy sức khỏe mình sẽ lên hà. Rồi đều đặn như thế thì nó sẽ lên thiệt. Rồi bây giờ có vị nào nữa không? Đơn giản như mình thấy mình phải kết nối với người ta, khi mình ở dưới thì mình phone lên, mình hỏi. Phone lên hỏi ông Lượng ông có khỏe không? Thì ổng cũng ráng trả lời là khỏe, tốt. Như đầu đề của ông gì đó là thức tỉnh, là mãn nguyện. Ông nói mãn nguyện thì ở dưới đó năng lượng nó lên liền, còn mãn nguyện hay không thì tính sau. Rồi, anh Lượng.

LC.Lượng

Dạ kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! Câu hỏi của Long cũng cần thiết đối với các cư sĩ như chúng con bên ngoài á Thầy. Con thấy vấn đề là mình có muốn không, như hồi sáng Thầy đã giảng rồi đó. Cho nên, gần đây con có quan sát, con thấy tại sao Thầy làm nhiều vậy, tại sao sự tác động của xã hội, tác động bên ngoài không ảnh hưởng gì đến Thầy. Thầy cứ làm, cứ làm vậy thôi. Hồi sáng Thầy nói cái công đức, con thấy mình cứ tự tin đi, mình cứ dựa vào vị Thầy, dựa vào việc làm của Thầy mình làm theo, thì đó là công đức thôi. Con không hiểu công đức ra sao nhưng con tin là vậy, cứ tin vào Bồ đề tâm của vị Thầy mà làm, không chịu ảnh hưởng hay bất cứ tác động gì ở bên ngoài hết á! Mình dựa vào đó mình làm, chắc chắn mình sẽ có công đức.

Nên mình ở xa thì mình có thể kết nối với Thầy, kết nối với đại chúng qua cái trang Tại đây và bây giờ, đọc bài hàng ngày, rồi mình quan sát, thỉnh thoảng mình lên trên này. Con thấy khi mình có niềm tin vào cái tâm, cái Phật tánh rồi á thì cái năng lượng của mình đặt ở trong đó. Dường như mình muốn cái năng lượng của mình ở dưới cái bản tâm nhiều hơn là năng lượng của đời sống. Dù làm việc trong đời sống hàng ngày, việc rất nhiều bên ngoài, nhưng mà không vì thế mà mình bị cuốn theo bởi những cái công việc hàng ngày đó. Dĩ nhiên mình cũng phải có những lý trí, suy tư của mình để giải quyết công việc hàng ngày.

Tuy nhiên, mình tin tưởng rằng có một năng lượng gốc ở dưới đó, cái nền tảng ở dưới đó để mình làm ra cái công việc phía trên, cho nên những làn sóng hay gì đó cũng là nước của đại dương mà thôi. Thầy cũng nhắc đi nhắc lại chỗ đó, và bây giờ quán lại chỗ đó, sóng là đại dương thì mình quán lại chỗ đó cho rõ, ngay sóng là nước, nên cái năng lượng của mình ở ngay chỗ nước chứ không phải chỗ làn sóng. Nếu mình thật sự mình tin, thât sự mình mong muốn, mong cầu, mình sẽ có năng lượng chỗ gốc của nó, con xin hết.

Thầy

Thầy thấy tu dễ quá mà. Ví dụ, Long một tháng lên đây một lần, thỉnh thoảng mấy cái kẹo này ông mua bao nhiêu tiền? thỉnh thoảng ông ra mua cái gì của Bến Tre ông mang lên, bây giờ Grab đi thiếu gì đó phải không, là ông sẽ có sự nối kết trong đó, chứ đừng có ngồi đó mà nói cao xa gì hết. Mặc dầu lần đầu gửi lên người ta ăn thấy ngon, ăn vài bữa cũng bắt đầu chán, ngán ngẩm, nhưng ông làm như vậy thì có sự nối kết trong đó. Cũng như ông nhấc điện thoại lên ông phone cho ai thì ông sẽ có nối kết với người đó, cụ thể vậy đó. Tới lúc nào đó ông nhấc điện thoại lên ông kết nối với ai đó, nhưng ông biết kết nối đó nó nằm trong cả một cái mạng gọi là Ma trận thần thánh thì ông lại càng sướng hơn nữa, vậy thôi chứ có gì đâu!

CH.Hải

Thưa Thầy, thưa đại chúng. Long hỏi làm sao để nối kết? Con nghĩ là những người nào có thể thân thiết với mình thì liên hệ với người đó nhiều để tạo cảm hứng. Mình tìm mọi cách để nối kết, mình kết nối với người nào phải cụ thể người đó mình thích và có thể ảnh hưởng tới mình, làm cho mình có cảm hứng để thực hành tới tới á Thầy.

Thầy

Ví dụ như mình phải học, họ học bao nhiêu năm họ không nối kết nhiều nhưng cũng có sự nối kết trong đó đúng không? Ở xa xôi nhưng vẫn mở điện thoại di động ra tham gia cái buồi này, rồi thấy đông đông, đủ đủ cho nên tự nhiên năng lượng hăng lên. Nối kết dễ lắm! Sao cười vậy ông H.Dũng? Ông trả lời xem, nói về kinh nghiệm đời của ông nhiều hơn chứ ông này kinh nghiệm đời ổng còn non lắm! Mới lập gia đình có hai, ba năm, bốn năm năm gì đó chứ mấy. Ông là có cháu rồi chứ đâu phải con thôi đâu, ông này chỉ mới con thôi!

H.Dũng

Dạ thưa Thầy, thưa đại chúng! Vấn đề này con nhìn thấy ở chỗ như sáng Thầy dạy, mình muốn là được thôi, nếu mình không muốn mình không được gì, chắc chắn! mình muốn tu chắc chắn  mình sẽ tu được, vì bao giờ cũng có một vị Thầy chờ sẵn mình, theo con nghĩ là vậy. Cái điều thứ hai khi mình muốn thực hành thường xuyên, thì trong cơ thể mình có nhu cầu muốn, tới giờ phải ngồi thiền, tới giờ phải tụng kinh, mọi cái đều tự nhiên theo cái mình muốn, dạ con xin hết.

Thầy

Hay luôn! Anh cứ muốn đi, anh có nhu cầu muốn mà nhu cầu muốn phải thực hiện, hồi đó ông muốn lập gia đình thì sao? Bắt đầu ông cũng muốn phải không? Nhưng mà chưa thấy người ta, cũng thích thích, nhưng mà chưa, khi nào nhu cầu muốn đó nổi lên thì thôi, chúng ta sẽ kết nối. Nhu cầu muốn tu sẽ trở thành một nhu cầu thì nó sẽ ngon lành thôi, còn tùy theo sức mình ăn bao nhiêu thì tùy theo mình. Nhưng mà nó thành một nhu cầu, hay luôn, đó là kinh nghiệm.

Thầy

Vậy đó, nhu cầu. Thành ra, học cái tháp nhu cầu của ông Abraham Maslow, cái cuối cùng là nhu cầu thể hiện Bản tánh, Tự tâm của mình ra thật sự ngoài đời, đó là nhu cầu cao nhất. Đó, trở thành nhu cầu, chứ không phải ai dụ mình được hết.

Còn 15 phút nữa. Bây giời cái gì nữa?

Tuấn (Cần Thơ): Thưa Thầy con thấy chị Hương giơ Tay.

Thầy

Bởi vì cô ngồi tút lút bên dưới nên Thầy đâu có thấy. Rồi, giơ tay. Ông Lượng đó rồi đến cô Hương. Cô cũng tôn ti trật tự lắm, để ông xã nói trước rồi cô nói sau, chứ cô không dám nói trước ông xã.

N.Hương

Con kính thưa Thầy, thưa đại chúng. Con giơ tay nãy giờ. Câu chuyện về chủ đề Thầy dạy rồi nên bây giờ con xin phép chia sẻ cái cảm xúc của con tham dự ngày hôm nay.

Hôm qua con có nói với hai đứa con của con là hôm nay đại gia đình sẽ qua chùa nghe pháp. Lúc đó, các bạn còn có một số việc học tập nên không muốn đi. Con cũng có nói, thực ra mẹ cũng không muốn đi nhưng mà phải đi. Dạ. Con đi qua đây với tâm thế là con phải đi chứ không phải là con muốn, vì sáng nay con nghe anh Lượng nói hôm nay là buổi cuối cùng Thầy thuyết pháp trong năm.

Thầy

Đâu dữ vậy. Cô nói thuyết pháp buổi cuối cùng làm Thầy nổi da gà đó. Nghe nói buổi cuối cùng Thầy hết hồn.

N.Hương

Tháng sau là tất niên rồi, vì lý do đó, con cũng tin hôm nay là buổi cuối cùng. Khi con nghe câu đó, con có khởi nghĩ là, thường cuối năm là Thầy phong sát dữ lắm…

Thầy: gì?

B.Nguyên: Thầy “phong sát”.

N.Hương

Ý con là cuối năm Thầy hay kiểm tra. Như lúc còn đi học ở trường, cuối năm là phải kiểm tra thi cử dữ lắm, nên con cũng hơi e ngại. Dạo này con cũng nghe nói một số huynh đệ cũng bị Thầy kiểm tra bài nên con cũng ngại, con cũng chia sẻ với một số người là con trốn. Nhưng thực sự hôm nay qua tham dự, con rất xúc động. Con có suy nghĩ là, không biết có phải đây là buổi Thầy giảng pháp cuối cùng trong năm không, nhưng bài pháp của Thầy hôm nay có rất nhiều năng lượng đối với con, giống như một bài tổng kết năm. Qua bài này, con thấy tất cả chúng con giống như là con nít.

Ngày xưa, nhóm trẻ thành phố nói với Thầy, chúng con như mấy đứa trẻ học mẫu giáo, luôn làm Thầy phải chăm lo. Bao nhiêu năm rồi con thấy rất xấu hổ. Mình giống như mấy đứa trẻ, mấy đứa nhỏ, sáng nào đi học ba mẹ cũng phải kêu dạy. Chắc chắn kiểu gì cũng phải thức, mê ngủ kiểu gì cũng phải thức, nhưng đứa nào cũng muốn ngủ nướng, có bạn sợ đi học, có bạn thích cảm giác thoải mái khi ngủ, rất nhiều lý do. Ba mẹ kêu lớn thì nói kêu lớn quá, không chịu, cằn nhằn, đánh nó thì nó nói đánh con đau quá. Kêu nhỏ thì nó nói kêu nhỏ quá nó không nghe. Nên con thấy, như Thầy nói, tất cả chỉ là mình có muốn dạy, muốn thức hay không thôi. Con nghĩ, đây cũng là câu trả lời câu hỏi của Long hồi nãy, “làm sao để mình có động lực?”.

Mặc dù biết đây là con đường duy nhất phải đi, và làm sao để có động lực? Con đã suy nghĩ điều đó rất nhiều năm. Nó cũng là vấn đề chung. Đến bây giờ con thấy cái động lực đó nó ở mức độ của mình, chưa cần thiết. Phải làm sao đề mình phải dậy liền. Nên con cũng tự tạo cho mình những động lực nhỏ nhỏ. Ví dụ như, không muốn dậy nhưng hôm nay phải dậy để đi liên hoan với bạn bè, hoặc phải dậy để gặp một người nào đó, thì tự nhiên dậy liền à, dậy để đi chơi với lớp thì không kêu cũng dạy nữa. Tóm lại, ý con muốn nói là, dù cho mình muốn hay không, chắc chắn một lúc nào đó tất cả chúng ta đều Thức tỉnh, để đỡ mất thời gian, làm phiền lòng người khác, thì chắc chắc cha mẹ anh chị em tự tìm cho mình một lý do nào đó để mình chủ động dậy. Con xin hết. Con xin cảm ơn Thầy và đại chúng. Con rất vui hôm nay gặp Long, con không hề biết trước, nó tạo thêm động lực cho con.

Thầy

Rồi, hay luôn. Bây giờ, đơn giản Thầy nói mình phải khôn lên chớ đừng có dại y như đứa con nít vậy đó. Sáng nay ông gì ông hỏi Thầy làm sao để thấy Tánh, rồi an trụ trong bản Tánh đó, nhưng Thầy lại nói về Công đức. Đó là cách làm giàu mau nhất. Sở dĩ Thầy dám nói là Thầy giàu hơn cái người giàu nhất Việt Nam này là cái Công đức đó đó, phải không? Phải Không?

Có ông nào ra đường mà thấy mọi người đều là con mình không? Không. Ông giàu nhất Việt Nam, ông có thể mua được cả một cái phường này chớ, nhưng ông không thể nào có được cái Thấy như vậy hết. Thành ra, cái giàu là vậy đó. Cụ thể, ra đường thấy đứa nào cũng là đệ tử của mình thì đó mới là giàu. Còn cái ông giàu nhất Việt Nam, ông ra đường cùng lắm ông thấy toàn là công nhân hay người làm thuê cho ông chứ ông có thấy được như vậy không? Đó là cách làm giàu mau và thiệt nhất mà mình không thấy, mình cứ õng ẹo, õng ẹo, nó uổng thì giờ lắm.

Hồi đó Thầy đọc kinh Phật, Thầy thấy nói vô thượng, vô thượng  này kia. Thầy thấy trời ơi, cái gì ông cũng giành cho Phật giáo hết á. Vô thượng, cái gì cao nhất đều là Phật giáo hết. Nhiều khi mình thấy nghi ngờ, nói hơi quá, nhưng mà đó, ngày nào cô thấy như vậy đi, phải k? Cô đi ra đường cô gặp mọi người, cô thấy tất cả đều là con cô hết, đều là đệ tử của cô hết thì cô giàu cỡ nào. Chưa kể là cô còn xông pha, đi ra Hà Nội, Lạng Sơn, thì con cái càng nhiều, thì ôi thôi giàu lắm. Chứ ở nhà mình có hai đứa con, chờ nó trả ơn cho mình thì ôi thôi. Chờ cho nó trả ơn cho mình thì mình rụng răng, rụng đồ hết, ăn đâu có nổi nữa đâu. Nhưng giàu tức khắc, giàu tức thời còn hơn mấy ông kia nữa, phải không?

Giàu, cho anh có là gì đó, có là tỷ phú Mỹ, cùng lắm anh mua được hòn đảo là cùng. Anh không mua được cả thế giới này đâu, người kia không phải mua, mà có cả thế giới này. Cô phải hiểu như vậy đó. Cùng lắm mấy anh tỷ phú Mỹ mua được hòn đảo như là Hòn Tre - Nha Trang, như là Vinpearl, Vin đồ gì đó, mua được cái hòn đảo là cùng, chớ sao được như cái người giàu kia, người có cả thế giới. Thành ra, như vậy đó, mới đáng bỏ công bỏ của, chứ cứ lơ mơ lơ mơ... Thành ra xuất thế gian nó kinh khủng lắm. Thế gian nó là chuyện nho nhỏ thôi. Còn xuất thế gian, nó là cả một bàn ăn, cả một bữa tiệc, nó trải dài ở thế giới này, và nó trải dài qua những thế giới khác nữa, một bữa tiệc. Còn mình cùng lắm đi tiệc ăn vài ba món là bao tử nó hết chứa rồi. Rồi thôi. Nói nhiều quá rồi, chập là nói lung tung đó.

T.Hà: Con kính thưa Thầy và đại chúng, cho con xin phép được nói cái cảm xúc của mình trong buổi hôm nay ạ.

Thầy: Bữa nay cuối năm rồi, cứ cảm xúc, cảm xúc nhiều quá.

T.Hà

Con kính thưa Thầy và đại chúng. Thật sự buổi hôm nay, con có rất nhiều cảm xúc. Ngay từ ban đầu Thầy đã kể cho chúng con nghe những câu chuyện về Sư tổ, Sư ông, những câu chuyện trải nghiệm tâm linh của Thầy và các vị huynh đệ của Thầy. Trước đây, thỉnh thoảng Thầy cũng kể cho chúng con nghe, nhưng ít ít thôi. Còn hôm nay, Thầy kể cho chúng con nhiều hơn, dài hơn, kỹ hơn. Con thấy đây là những tài liệu rất quý, vô cùng quý giá. Vì đó, giống như Thầy dạy, đó là một cách Thầy truyền cảm hứng cho tụi con, cho chúng con thấy được giá trị cội nguồn của nơi mà chúng con đang theo học. Chúng con đang được thực hành, được che chở bởi cả một dòng truyền thừa, có các vị Thầy, vị Tổ quá lớn lao như vậy đó. Nên con thấy nó vô cùng là quý, vô cùng quý. Con nhớ hồi nãy Thầy kể về Sư tổ, Thầy nói, sau khi Sư tổ đạt tới chỗ đó, hai ngày sau là sạch hết…

Thầy: Hai ngày đâu mà hai ngày.

B.Nguyên: Hai năm.

Thầy: Hai ngày, hai ngày, cô nói một chập nó điên đó. Mình đạt tới cái đó, mình nói hai ngày là sạch hết, không sạch, thôi đi tự tử.

T.Hà: Dạ, con xin lỗi, còn nói nhầm. Hai năm ạ.

Con thấy, chúng con được là đệ tử của Thầy, chúng con được rất gần với Sư tổ, Sư ông, các bậc lớn như vậy. Con thấy, đây là điều cô cùng quý báu. Con cảm thấy rất rất xúc động trong buổi hôm nay.

Thầy: Rồi, thôi. Được rồi phải không? Bây giờ tới cảm tưởng của Thầy. Nghe Hà nói phải không? Theo Hà, Thầy nghe, Thầy có khoái trong trong lòng?

T.Hà: Con nghĩ là Thầy sẽ không đâu ạ!

Thầy: Vì sao?

T.Hà: Bởi vì Thầy vẫn rất cô đơn…

Thầy

Không phải, đơn giản này. Thầy là luôn luôn ứng dụng Phật pháp. Thầy có nghe và nghe chỉ là nghe thôi. Như bữa trước Thầy nói đó, “nghe mà không nghe, nói mà không nói”. Bởi vì, cái không nói, không nghe mới chính là Nền tảng. Chứ Thầy nghe Hà nói, Thầy sướng, tối mất ngủ, phải không? Mình phải tinh tấn hơn, thức cả đêm ngồi thiền, bởi vì nó cho mình là dòng truyền thừa này nọ, đó rồi mình chết, mình phải chết, chết sớm. Thành ra, “nghe mà không nghe, nghe chỉ là nghe, nói mà không nói”. Chứ nghe Hà với nghe cô Hương nói, rồi thôi bây giờ mình phải tinh tấn. Lâu nay mình đã làm biếng rồi phải không? Ngủ dậy trễ này nọ, làm biếng, bắt trước mấy vị cao, lớn tuổi nên ngủ cho nhiều hiều sống mới dai được. Nghe đó bắt đầu tinh tấn rồi chết sớm. Thành ra nên nhớ, Thầy miễn nhiễm, thầy không bị ô nhiễm bởi vì “nghe mà không nghe”. Chứ nghe cô Hà mà tán tỉnh Thầy thì Thầy tiêu tùng.

Rồi thôi. Chừng đó được rồi!