BÀI THUYẾT TRÌNH BỒ ĐỀ TÂM 

SH NGUYÊN – HOÀN ANH

 

Nguyên: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng, con xin được đọc lại bài “Khơi Dậy Bồ Đề Tâm  ” trích trong quyển sách “Lời Vàng Của Thầy Tôi” của ngài Patrul Rinpoche, để chúng ta có được sự chú tâm vào nội dung này một lần nữa.

…(đọc lại toàn bộ bài viết)

Con vừa đọc xong bài “Khơi Dậy Bồ Đề Tâm  ” và sau đây xin Huynh Hoàn Anh có vài ý tóm tắt.

SH. H.Anh: Kính thưa Thầy, thưa đại chúng, con xin có một số ý tóm tắt trong bài đọc vừa rồi. Thứ nhất là phân loại Bồ Đề Tâm  dựa trên 3 mức độ dũng cảm.

Thứ nhất là như một vị vua: trước tiên bạn có ước nguyện mong muốn đạt tới Phật Quả, sau đó giúp người khác đạt đến Phật Quả.

Thứ hai là như một người chèo thuyền: mong nguyện đạt được Phật Quả cùng với những người khác.

Thứ ba (đây là một cách dũng cảm nhất) là như một người chăn cừu: mong muốn dẫn dắt tất cả chúng sanh đến Giác Ngộ viên mãn trước khi họ đạt được Phật Quả. Đây là cách mà ngài Văn Thù, ngài Di Lặc, ngài Địa Tạng đều phát nguyện theo cách này.

Một cách phân loại khác là dựa theo địa Bồ Tát:

  • Từ địa thứ nhất đến địa thứ bảy: phát khởi Bồ Đề Tâm  nương vào tác ý hoàn toàn thanh tịnh.
  • Ba địa Bồ Tát còn lại: phát khởi Bồ Đề Tâm  hoàn toàn thuần thục.
  • Cuối cùng là ở địa Phật Quả: phát khởi Bồ Đề Tâm  vô chướng ngại.

Nếu phân loại Bồ Đề Tâm  theo tính chất thì có 2 loại: Bồ Đề Tâm  tương đối và Bồ Đề Tâm  tuyệt đối. Trong Bồ Đề Tâm  tương đối lại chia ra 2 loại: Bồ Đề Tâm  nguyện và Bồ Đề Tâm  hạnh.

Bồ Đề Tâm  nguyện (tác ý) và Bồ Đề Tâm  hạnh (áp dụng) chúng con xin tóm ý sơ lược như vậy.

Sh Nguyên: Ở đây có đề cập đến Bồ Đề Tâm tương đối và Bồ Đề Tâm tối thượng, con xin được nói sơ lược về Bồ Đề Tâm  theo góc nhìn gần gũi với đời sống: Bồ Đề Tâm tương đối là mong muốn mang đến những điều hạnh phúc và lợi lạc cho người khác, Bồ Đề Tâm  thể hiện rất nhiều trong cuộc sống, ví dụ như trong gia đình là cha mẹ thương yêu con cái, dành tất cả mọi thứ tốt nhất để nuôi dạy con cái thì đây cũng là một biểu hiện của Bồ Đề Tâm  tương đối, hoặc là những y tá bác sĩ hết lòng cứu giúp bệnh nhân như trong đợt dịch covid chẳng hạn, các y tá, bác sĩ không ngại nóng nực, cực khổ mà suốt ngày phải đeo những đồ bảo hộ rất là nóng nực nhưng họ vẫn hết mình phục vụ với mong muốn những người bệnh được sớm trở về với cuộc sống, với gia đình, đây cũng là một biểu hiện của Bồ Đề Tâm  tương đối, hoặc những công việc như Thầy cô giáo hết đợt này đến đợt khác họ đã đào tạo ra những thế hệ có ích đã góp phần cho sự phát triển của xã hội, họ mang hết những kiến thức và sự hiểu biết của mình để mong sao cho học trò trưởng thành và thành công, đó là những biểu hiện của Bồ Đề Tâm, họ mong muốn làm tất cả những điều tốt vì học trò của mình. Trong cuộc sống của mình có nhiều việc được thể hiện bởi Bồ Đề Tâm  như vậy, con xin mời đại chúng có thêm nhiều ý kiến đóng góp cho chủ đề của mình làm sao để phát khởi được Bồ Đề Tâm , Bồ Đề Tâm nguyện và Bồ Đề Tâm  hạnh.

Sh Bình: Kính thưa thầy và thưa đại chúng.

 Trong phần Bồ Đề Tâm này có hướng dẫn cho mình Bồ Đề Tâm nguyện và Bồ Đề Tâm  hạnh. Thật sự ra mình cũng không rành về cái này, mình thấy một điều là khi ở đây Thầy chỉ cho mình thực hành như thế nào trong khi sống ở chùa, những hành động như tưới cây chẳng hạn, quét lá,… làm bất cứ cái gì Thầy cũng dạy là mình làm để mình tu. Thường là mình làm mình cũng sẽ khởi này khởi nọ nhưng rồi từ từ mình sẽ biết nó lợi lạc như thế nào, luôn luôn mình quán cái tâm mình nó nhiều hơn, khi nó khởi lên mình có nên theo nó hay không, thì mình cũng nhớ lại điều đó. Thầy cũng cho mình làm trang fanpage  để mình làm việc, mình tích tập. Trong Bồ Đề Tâm có phần tích tập công đức và tích tập trí huệ, thì Thầy cũng tạo điều kiện để mình tích tập phước đức và trí huệ cho mình và luôn hướng về nền tảng tánh Không. Trong phần trích đọc vừa rồi cũng có nói là con đường rốt ráo, mặc dù là mình chưa thấy biết rõ ràng nhưng mà mình có niềm tin, và cứ như vậy mà mình đi.

Ví dụ như hôm qua Thầy cho một chú cư sĩ cũng thường hay qua chùa thực hành mời đại chúng ra bờ sông uống nước, đại chúng nhân đó đã chia sẻ kinh nghiệm, như cô Thủy chia sẻ kinh nghiệm khi đi Ấn Độ, những chia sẻ thật lòng rất nhiều, qua đó mình thấy là những cái Thầy cho mình cơ hội chia sẻ với nhau để nó tự nhiên hơn và cái mà Thầy cho mình đi là cái Bồ Đề Tâm, cái việc làm lợi lạc cho mình và qua đó mình cũng có thể chia sẻ để tăng thêm công đức, nếu ai mà nghe cái mà mình chia sẻ thấy hay, thấy thích hợp thì họ có thể dùng và họ có thể phát triển cái của họ lên để họ tạo niềm tin trên con đường này thì nó sẽ rất lợi lạc. Và qua đó những câu mặc dù là đơn giản thôi thì sau khi đi về Thầy có phân tích một chút về cái phần trung thực. Mặc dù nghe nói trung thực nó dễ lắm, nhưng mà thấy nó không dễ chút nào, mặc dù là mình nói cái này biết hay không biết đơn giản vậy thôi nhưng mà nói ra không được mà thường mình hay lấp liếm, giả cái này cái kia để nói là mình biết, giỏi hay gì đó. Nhưng đơn giản như chú nói câu tôi không tin vào cái này, không tin vào cái kia và mong đại chúng giải thích giúp tôi chẳng hạn, thì cái đó nói rất là thật, chính cái đó mình có thể học được bản thân mình có thể trung thực hơn, mình thường hay lấp liếm cái đó nghĩ là mình biết rồi, biết rồi nên là cái đó là mình cần phải học và những chia sẻ kinh nghiệm của người ta để mình có thể học hỏi và tạo niềm tin cho mình trên con đương này. Con đường này luôn luôn tích tập trí huệ và công đức, cứ như vậy mà làm thôi. Dạ xin hết.

H. Anh: Cám ơn sự chia sẻ của sư huynh Bình.

Để bàn sâu hơn vào vấn đề và nhất là chúng ta đang trên con đường phát nguyện và thực hành Bồ Đề Tâm, và vì mình cũng mới bắt đâu trên con đường tu học nên mình cũng chưa nắm rõ được cái Bồ Đề Tâm là như thế nào thì qua nội dung thuyết trình thì con cũng xin đọc một đoạn để đại chúng cùng thảo luận, đầu tiên hết là để chúng con có thể học hỏi và sau đó là có thể khai triển rộng hơn.

Bồ Đề Tâm tương đối trong nội dung bài đọc có nói đến hai phần: Tác Ý (Bồ Đề Tâm  Nguyện) và Áp dụng thực hành (Bồ Đề Tâm  Hạnh)

Trong Nhập Bồ Tát Hạnh, Ngài Tịch Thiên (Santideva) có nói về hai khía cạnh của Bồ Đề Tâm  :

Có ước muốn khởi hành và thực sự bước chân lên con đường,

Hãy nhận biết sự khác biệt giữa hai điều đó.

Người minh triết và uyên bác nên hiểu rõ

Sự khác biệt này, cần thiết phải có và tuần tự phát triển.

Con mong đại chúng cùng thảo luận để giúp làm sáng tỏ vấn đề này: thứ nhất là mình có ước muốn khởi hành và thật sự bước chân trên con đường này là như thế nào và sự thực hành thông qua việc hoàn thiện sáu ba la mật trong đời sống hàng ngày trong công việc. Trong sinh hoạt hàng ngày là như thế nào, nhờ đại chúng chia sẻ trong việc áp dụng sự phát khởi từ ý tưởng và cách áp dụng thực hành Bồ Đề Tâm.

Ph. Hồng: Kính thưa thầy, thưa đại chúng con xin chia sẻ một chúc về điều mà huynh H. Anh mới vừa nói. Thực sự ở đây là mình đang tập để mình hướng đến Bồ Đề Tâm tối thượng, trong đây cũng nói rất rõ là mình bắt đầu bằng cái Bồ Đề Tâm tương đối là phải có ý định, nguyện, chính cái nguyện đó nó mới thúc đẩy mình đi đến hành động và trong phần số 4 cũng có nói việc thọ giới nguyện Bồ Đề Tâm có nhắc lại là trong toàn thể vô số sinh loài chưa có ai chưa từng là cha mẹ của mình thì đó là cách để mình làm, vừa rồi nghe huynh Nguyên đọc bài này Hồng xúc động.

Hồng nhớ lại, sáng nay Hồng qua chùa ăn sáng xong rồi trên đường về khi mà Hồng đến ngã tư chợ trước đoạn qua quốc lộ thì thấy cảnh sát đứng rất là nhiều, chạy lên một đoạn nữa thì thấy tai nạn giao thông với cảnh tượng là có người nằm đó được đắp mềnh và kế bên là có thắp mấy cây nhang. Tự nhiên lúc đó mình cảm nhận một cảm xúc, Hồng nghĩ rằng người đó ra đi một cách đột ngột như vậy chắc tâm trí họ sẽ sợ hãi, hoãn loạn lắm. Hồng lại nhớ đến ba Hồng vừa mất cách đây chưa được 100 ngày, ông mất trong bệnh viện rất là cô đơn trong một hoàn cảnh là người thân không vào chăm sóc được, khi mình nghĩ như vậy mình thấy một cảm xúc dâng lên trong mình. Hồng mới nghĩ là trong cuộc sống xung quanh mình có rất nhiều sự việc mà khi mình chịu khó quan sát thì nó chính là nguồn mà mình có thể phát khởi được cái tình yêu thương trong mình. Hay tạm gọi là Bồ Đề Tâm  nơi mình, Hồng nghĩ đó là tình yêu thương. Mình phát khởi được tình yêu thương với người khác, thay vì mình quay vào bản thân mình, nhìn một người chết như vậy thì mình cảm nhận họ cô đơn như thế nào. Hồng nghĩ nó là chất liệu giúp mình có thể mở rộng được tâm mình ra khi mình thực hành sự quán tưởng như thế này, như trong cái bài mình vừa đọc.

Rồi sáng lại được nghe Thầy nhắc lại sự việc của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, trước đây khi Hồng đọc câu chuyện của ngài, Hồng thấy nó kinh khủng quá, không thể nào tưởng tượng được một người có thể tự châm lửa đốt mình và rất là an nhiên trong biển lửa đó, mình thực sự rất cảm phục. Sáng nay Thầy nói thêm, khi mà ngài tự thiêu rồi chỉ còn lại quả tim cũng là di huấn của ngài trước khi mất, cái gì còn lại là kết quả tu tập của ngài. Sáng nay, khi Thầy nói một khía cạnh thì Hồng thấy mình cần phải suy nghĩ sâu hơn nữa đó chính là cái Bồ Đề Tâm. Chính Bồ Đề Tâm của ngài nó kết tinh lại trong quả tim là xá lợi mà ngài để lại cho hậu thế. Hồng nghĩ đó là một cái mà khi mình đọc vào cái hành trạng như vậy nó cũng là nguồn tạo cảm hứng cho mình, thì đó là một số ý, có rất là nhiều thứ nếu mình chịu khó quan sát, mình suy ngẫm về nó thì là chất liệu cho mình có thể thực hành được Bồ Đề Tâm tương đối trước hết là phát nguyện trước và sau đó là mình sẽ có những hành động để mình có thể triển khai cái nguyện của mình.

Nguyên: cảm ơn chị Hồng đã chia sẻ về một hình ảnh mà phải nói đó là hình ảnh đầu tiên làm chấn động tâm khi mà mình cũng chưa tìm hiểu về Phật giáo gì hết. Lúc đó mình xem tivi phóng sự về kỷ niệm ngày của ngài Thích Quảng Đức,  mình thấy cái hình ảnh ngài tự chế xăng và tự đốt, lửa bùng lên mà thấy ngài ngồi yên, mình thấy thật là kinh khủng, chấn động cái tâm, mình đặt câu hỏi tại sao ngài lại làm được như vậy? Ở đây mình nóng một cái mình phỏng mình dựt tay lại liền và đứt tay một tí là mình cảm thấy mình giật mình rồi. Làm sao ngài có thể làm được như vậy ? Và một điều đặc biệt nữa là khoa học không thể lý giải được là tại sao một quả tim nó mềm như vậy nung trong hàng ngàn độ C nó không cháy được, thì đó đúng là một cái điều chúng ta phải suy ngẫm. Thì mình thấy do ngài có Bồ Đề Tâm quá lớn đã tạo nên như là phép lạ vậy, để lại xá lợi tim. Tim thì cũng chính là tâm, thể hiện cái tâm của ngài vì tất cả mọi người mà ngài đã hi sinh chính mình để bảo vệ Chánh Pháp. Bản thân của con nhìn thấy cái đó là một tấm gương để biết các ngài đã có năng lực vĩ đại như thế nào khi mà đã có một cái Tâm bồ đề. Như ở trong cái khả năng của mình đó thì hiện tại thì con cũng làm theo cái khả năng của mình thôi, tức là mình thấy điều gì ích lợi cho người khác thì mình làm mình không có tập trung vào cái tôi của mình nhiều. Đó là cái bước đầu để mình nghĩ về Bồ Đề Tâm, mình nuôi dưỡng nó hàng ngày đến một lúc nào đó nó sẽ lớn dần,  như huynh Hoàn Anh có đọc lại cái đoạn này là: “Có ước muốn khởi hành và thực sự bước chân lên con đường hãy nhận biết sự khác biệt giữa hai điều đó”. Thì cái ước muốn khởi hành và cái thực sự bước chân lên con đường nó là khác nhau, khi mà chúng ta thấy những điều lợi lạc của Bồ Đề Tâm và mình nghĩ về nó thì mình mới có cái ước muốn thôi, trong đây có cái ví dụ là mình muốn đi đến Lhasa thì đó chỉ là ước muốn thôi mà nếu mình chỉ dừng ở ước muốn, nghĩ về Lhasa mà mình không có bất kỳ hành động gì thì nó cũng không có cái gì phát triển hết thì cái việc ước muốn khởi hành và phải thực sự bước chân trên con đường tức là mình phải có hành động cụ thể dù là nó nhỏ nhất, cũng phải làm. Vì từ những cái hành động nhỏ đó nó mới nuôi dưỡng cái mà tạm gọi là tình yêu thương, tại vì mình cũng không dám nói tới cái quá lớn là cái Bồ Đề Tâm. Khi mình phát khởi được tình yêu thương đó và mình mong muốn người khác được hạnh phúc thì khi mình làm những điều đó mà thấy người khác hạnh phúc thì ngay lúc đó mình cũng hạnh phúc. Khi mình thấy hạnh phúc thì mình càng có niềm tin tiếp tục làm những việc đó, khi đó thì cái tâm mình nó càng lúc càng mở rộng ra. Con cũng có đôi lời nói như vậy và mong đại chúng phát triển thêm. Chúng ta, trong mỗi người ở đây con nghĩ đều đã có một cái tình thương yêu, một Bồ Đề Tâm tương đối. Ngay khi chúng ta cùng ngồi với nhau làm một buổi thuyết trình như thế này thì đó cũng là tình yêu thương, Bồ Đề Tâm tương đối của mình. Con cũng xin mời đại chúng góp thêm ý kiến.

Chắc xin mời các anh chị Hà Nội có ý kiến thêm.

V.Hoàng: Xin chào các cô chú anh chị em ở hai miền ạ!

Ngồi nhìn thế này là thấy Bồ Đề Tâm ở trong Nam đang nóng như lửa đốt còn ở Hà Nội thì đang lạnh cóng hết cả chân tay mà cô chú anh chị em mình vẫn ngồi kết nối với nhau qua màn ảnh nhỏ như thế này thì xin phép cháu có ý kiến chút thì cháu nghĩ đấy cũng là một biểu hiện của Bồ Đề Tâm.

Chủ đề hôm nay mà mình cùng trao đổi trao đổi là phát khởi Bồ Đề Tâm  thì cháu xin phép có một ý kiến nhỏ, ngắn thế này thôi ạ. Đây là từ cái sự hiểu của cháu trong quá trình tu học cũng như là quá trình mình tạm gọi là thực hành một cách thực tiễn trong đời sống.

Bồ Đề Tâm theo cháu hiểu cái này nó có rất là nhiều phương diện biểu hiện khác nhau của Bồ Đề Tâm . Bồ Đề Tâm  mình có thể thấy, có thể cảm nhận Bồ Đề Tâm  như một cái năng lực hiểu biết, thực ra Bồ Đề Tâm nghĩa đen nó là tâm giác ngộ mà giác ngộ ở đây là hiểu biết sự thật. Bồ Đề Tâm  mình cũng có thể cảm nhận là một năng lực để mình có thể yêu thương người khác hay là cái gì đấy, đấy là phương diện thứ 2 của Bồ Đề Tâm. Một phương diện thứ 3 của Bồ Đề Tâm  mà mình có thể cảm nhận được trong đời sống của mình là Bồ Đề Tâm giống như một năng lực hành động, năng lực hành động thực tiển.

Thế thì theo cháu hiểu một cách căn bản thì Bồ Đề Tâm nó rất nhiều phương diện biểu hiện nhưng có thể quy về ba phương diện này.

Một cái phương diện như là sự hiểu biết, phương diện như là sự yêu thương, phương diện giống như là năng lực để hành động. Và chính là bởi vì Bồ Đề Tâm có ba phương diện biểu hiện căn bản này nên là nói cách khác để mà mình phát khởi Bồ Đề Tâm cũng như là để trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm  thì mình tiếp cận trên ba cái phương diện như thế nào. Tiếp cận để làm sao mình thực sự mà mình có thể chứng được Bồ Đề Tâm nó vốn sẵn nơi mình, có thể tiếp cận Bồ Đề Tâm thông qua phương diện sự hiểu biết hay nói cách khác là trí tuệ để nhận biết sự thật, chính phương diện ấy là một cách đề mà phát khởi Bồ Đề Tâm. Phương diện thứ 2 có thể là chúng ta dễ cảm nhận hơn là phương diện phát triển tình yêu thương, tất nhiên tình yêu thương ở đây nó có rất là nhiều mức độ và cấp độ khác nhau thì tùy theo cấp độ của mình như thế nào thì mình có thể cảm nhận được Bồ Đề Tâm  đến mức độ ấy, nhưng còn một cái phương diện thứ 3 nữa mà trong thực tiễn cái đời sống của cháu hiện nay hành động một cách cụ thể, chính vì như thế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến chương trình đó, chương trình tạo ra những sản phẩm có thật, hỗ trợ tâm lí bệnh nhân sau covid. Đấy là hành đông rất thực không có mơ hồ gì cả, và chính nhờ cách tiếp cận hành động như vậy nó cũng có thể làm cho mình phát khởi. Đấy là ý kiến của cháu, cháu xin phép được chia sẻ với các cô chú.

H. Anh: Cảm ơn anh Việt Hoàng, lời chia sẻ của anh rất hay. Em cũng muốn nhắc lại một ý của Thầy, thì từ trước giờ mình cứ nghĩ Bồ Đề Tâm là một cái gì đó nó lớn lao và nó ngoài khả năng của mình, mình nghe Bồ Đề Tâm mình cũng sợ không biết không dám làm cái gì hết. Nhưng mà qua những cái gì mà Thầy dạy Thầy nói để mình thấy, thì em thấy mình không còn mông lung, mình cũng có một phần Bồ Đề Tâm  đó và mình cũng dễ hành động hơn và trong đời sống của mình nó cũng có khả năng để thực hiện hơn. Giống như anh nói vậy đó, thì em xin đọc lại một vài ý tóm ý lại lấy ý của từ Thầy ra theo ý nghĩ của em thì em muốn chia sẻ lại với mọi người. Thứ nhất là Bồ Đề Tâm là tất cả những gì mình làm để hướng đến người khác, làm lợi ích cho người khác về vật chất lẫn tinh thần. Nếu mình làm như vậy thì mình sẽ thâm nhập vào Bồ Đề Tâm thâm nhập vào tất cả, thì em thấy đây là một cái gì đó Thầy gợi mở cái gì đó mà mình thấy rất là thoải mái, gần như là trong đời sống của mình chỉ nghĩ đến người khác, đi đứng nằm ngồi cũng nghĩ đến người khác, lòng mình và lòng mình chỉ muốn làm lợi ích cho người khác. Thậm chí, chưa đến nói là làm cho người khác không thương mình, chỉ cần làm một điều gì đó ghét bỏ những cái mình ghét chẳng hạn, đó cũng là từ Bồ Đề Tâm mình làm ra. Chính những cái Thầy đưa vào cuộc sống thực tế những điều mình có thể làm hằng ngày được. Từ đó, Bồ Đề Tâm  của mình ngày càng lớn mạnh hơn thì chính cái điều đó nó làm cho mình đủ cái năng lực, chính khi làm được những việc nhỏ thì những cái việc lớn mình cũng cảm thấy có khả năng làm được và từ đó mạnh hơn mạnh hơn trong tâm mình. Và lúc đó khi cái tâm mình càng ngày càng rộng thì những hạnh phúc và những kết nối của mình nó càng rộng rãi thì em thấy đó chính là cái năng lực thật sự mà không phải là giống như nói là bản thân mình có hạt giống đó. Nhưng vấn đề là từ những công việc của cuộc sống hằng ngày mình có thể phát triển lên thành một cái gì đó, mà ngày xưa em nhớ cái câu mà Thầy nói đến bây giờ để mà thực hành, Thầy nói là “làm cái gì để có lợi ích lớn nhất” thì Thầy nói là mình phải thiêng liêng quá cái hình ảnh đó thì sau này mới thấy chính những cái mà Thầy nói nó rất là bình dị nhưng nó ấn sâu vô trong tâm mình dữ lắm. Và mình làm cái gì đó cảm giác thiêng liêng quá vấn đề đó lên là một cái gì đó nó từ tâm mình không muốn và phát khởi cái gì là thật sự thì mình thấy đó chính là hình ảnh Bồ Đề Tâm, nó chỉ vô cùng rất nhỏ nhưng nếu mình thiêng liêng hoá nó lên từ cái tâm này của mình thì mình thấy cái hành động nó trở thành quý giá và tất cả những cái đó nó gắn kết với mình. Nên là chia sẻ thêm cũng với anh Việt Hoàng cùng với tất cả mọi người một ý như vậy.

V. Dũng: Hôm nay chủ đề Bồ Đề Tâm, khi nãy em có đọc trong đoạn trích, thì con xin được chia sẻ về bản thân con thì tại sao lại quyết định có mong muốn khởi hành có cái mong muốn là làm cái gì đó mang lại lợi ích cho người khác thì câu chuyên của bản thân thì con nghĩ là từ ban đầu từ cái mà con thấy khổ đau thấy trong cuộc sống thì con cũng tìm cách để giải toả nó, tìm cách để vượt qua được nó thì sau đó con mới gặp được Đạo Phật và con học theo những cái giá trị trong Đạo Phật. Mình quá tập trung vào bản thân mình, mình cứ xoay quanh bản thân, vấn đề của mình cho nên khổ lại càng thêm khổ, thế là con mới học được cái cách là đưa vào Ba La Mật và con đi thực hành giúp ích cho người khác, và khi như vậy con đi ra bên ngoài con nhìn nhận và con đồng cảm với người khác với cái hoàn cảnh khác trong cuộc sống. Con thấy là rất nhiều người cũng khổ đau và họ còn kém may mắn hơn mình rất nhiều họ không được như mình. Và lúc đấy mình thấy những cái khổ đau của mình nó cũng chỉ là nhỏ bé và cũng là do mình tự tạo lên tự mình quay cuồng trong nó. Thật ra nếu mà nói về những cái điều kiện bên ngoài thì con còn hạnh phúc và may mắn hơn rất là nhiều người, khi mà đồng cảm được như vậy với những khổ đau của người khác thì con thấy tâm của mình nó được nổi bật hơn và khi đấy con bắt đầu thấy mình thoát được khỏi những cái vấn đề đấy. Và có lẽ đấy cũng là cái nguyên nhân và cũng là cái bước đường cho con được một cái khởi hành ban đầu mong muốn làm lợi ích cho người khác, và cũng khám phá ra một điều là khi mà có thể làm những việc cho những người khác thông qua những cái việc làm của mình, con có những cái hành động lời nói cũng hạnh phúc cho chính bản thân mình thì con cũng thấy là bản thân mình cũng hạnh phúc và cởi mở hơn vui vẻ hơn. Khi mà con cảm thấy điều đấy rồi con lại càng mong muốn có thể tiếp tục làm những điều đó kết hợp với việc học giáo lý học từ Thầy từ sách vở từ mọi người thì con thấy là cái việc đó con càng ngày càng mong muốn mở rộng hơn, càng ngày càng mong muốn mình làm nhiều điều hơn lợi ích cho mọi người hơn, để xem cái khả năng trong cuộc sống của mình.

Thì con xin được chia sẻ thêm một ý nữa. Hôm qua, thì con có cũng giống như chị Hồng, huynh Nguyên và huynh H. Anh có nói về thực hành Bồ Đề Tâm tương đối thì chính là việc thực hành tình yêu thương của mình, và cái điều đó mình có thể làm đến bây giờ, những điều rất nhỏ bé trong cuộc sống của mình, chứ không phải là một cái gì xa xôi hay quá là xa vời. Thì đấy là cách tiệm cận gần Bồ Đề Tâm tối thượng.

Ngày hôm qua, con có nghe ngài Garchen Rinpoche có giảng một cái rất là hay và ấn tượng đối với con khi ngài giảng về cái sự hồi hướng.

Ngài giảng rằng là khi mà tâm của mình có tình yêu thương, tâm của mình có từ bi thì lúc đấy bất cứ việc gì mình làm mình cũng có thể nhìn ra được, khám phá ra được khía cạnh của cái tình yêu thương và sự lợi ích cho mọi người và cho tất cả mọi loài chúng sinh. Ngài có một ví dụ con rất ấn tượng là khi mình sống được trong cái Bồ Đề Tâm, sống được trong cái tình yêu thương đó, thì kể cả việc đi vệ sinh của mình, nó cũng là một cái mà mình có thể khám phá ra được cái lợi ích với các loài khác.

Ngài có bảo rằng là có cái loài vi khuẩn, vi trùng hay là ruồi bọ, vì cái nghiệp của chúng nên chúng phải sống nương nhờ cái thức ăn và cái chất thải của mình thải ra, chẳng hạn như thế. Bởi vì khi mình đi vệ sinh chẳng hạn, thì mình có thể hướng cái tâm của mình đến với chúng sinh như vậy thì con cảm thấy thật sự là ấn tượng. Ngài bảo đấy là một cái cách cân bằng khéo léo để mình hồi hướng công đức và hồi hướng tất cả các cái việc làm của mình đến với loài khác.

Như vậy, thì mình có thể khám phá được rất nhiều cách thông qua các hành động của mình, chỉ cần là mình nhìn ra thôi và mình giữ được cái tâm từ bi đó thì mình có thể làm được việc đó.

Ở đây trong cái bản văn mà hôm nay chúng ta cùng đọc thì, con thấy là chính cái chỗ mà mình tác ý thêm, mình có thể xoay chuyển để mình có thể tự mình hiện thực hoá về Bồ Đề Tâm  nguyện và Bồ Đề Tâm hành. Con xin hết ạ.

Nguyên: Cảm ơn Việt Dũng đã chia sẻ, thì anh cũng có thấy là V. Dũng có nói là ban đầu là cảm thấy khổ đau. Tuy nhiên khi mà mình nghĩ đến những người khác mình, để tâm đến nhiều người khác thì mình sẽ thấy còn rất là nhiều người còn khổ đau hơn mình rất là nhiều. Khi đó cái khổ đau của mình cảm thấy nó không phải là khổ đau nữa, nhiều khi mình cảm thấy mình còn sung sướng hơn họ rất là nhiều.

Ngay khi mà mình mở tâm của mình ra được với mọi người thì ngay lập tức lúc đó mình đã nhận được một điều tốt đẹp rồi. Đó cũng là một cái biểu hiện của tâm yêu thương và Bồ Đề Tâm tương đối. Và khi mình sống trong cái Bồ Đề Tâm tương đối này, lúc nào mình cũng suy nghĩ hướng ra ngoài để có thể mang lại những cái ích lợi cho người khác. Khi đó mình mới khám phá ra được và mình mới suy nghĩ ra được rất nhiều cách nhiều phương tiện khác nhau để mình có thể làm.

Ngày trước, con nhớ là có bàn về việc làm sao để làm đúng thì khi mà những hành động của mình xuất phát từ cái tâm từ bi, yêu thương hoặc xuất phát từ cái Bồ Đề Tâm đó thì con nghĩ đó sẽ là những hành động đúng và ích lợi cho người khác. Và khi mà mình mở rộng tâm ra thì không chỉ là mình nghĩ đến người thân của mình, bạn bè của mà mình còn nghĩ được đến những loài khác, giống như hồi nãy V. Dũng cũng có chia sẻ, một cái cách quán tưởng vậy rất là hay, đến cả những con vi trùng mình cũng nghĩ đến. Khi mà mình liên tục có những suy nghĩ như vậy thì tâm của mình càng ngày càng mở ra, không chỉ đối với con người mà đối với những động vật sống chung với mình. Ví dụ như là nhà mình có nuôi cho hoặc con gì đó chẳng hạn, con nhớ hồi xưa là bình thường con cũng sống trong vô minh, hễ mà con chó làm trái ý mình cái nó đi theo quấn quấn cái chân của mình nó mừng mình mà mình bực mình mình đá nó một cái, nó kêu “e é e é”, lúc đó thì mình không biết Bồ Đề Tâm là cái gì chỉ thấy ích kỷ thôi. Trong khi đó là mình như vậy mình chỉ thấy rất là phiền phức mà thôi, mình đá nó kêu thấy tội. Nhưng mà bây giờ mình nghĩ đến mình thấy tội nó, bây giờ chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình vậy đó.

Và ngày xưa không nghĩ là nó có thể là ăn những thực phẩm chay, tuy nhiên sau khi mà mình ăn chay và phát khởi cái tư tưởng là muốn cho nó được ăn chay mong nó có thể tái sinh thành một kiếp có thể là tái sinh trở lại làm người. Thì bây giờ, bớt cho nó ăn thịt cá cho nó ăn chay nhiều, nó có thể ăn được trái cây và ăn đậu hủ được thì khi đó mình cảm thấy nó là hạnh phúc. Mình mới thấy là nếu mà mình nghĩ quá xa về Bồ Đề Tát tuyệt đối thì cái đó chỉ dừng lại ở ý tưởng thôi. Cũng giống như nãy giờ mình nói về cái ý là có ước muốn khởi hành và bước chân trên con đường, thì khi mình thật sự bước chân mình hành động từ những cái hành động nhỏ nhặt nhất, thì con tin rằng từ những cái đó nó sẽ phát triển dần dầ và tâm mình càng lúc càng mở rộng hơn, và mình vừa hạnh phúc và những người xung quanh mình cảm thấy hạnh phúc hơn.

Con xin có một chút chia sẻ như vậy, và cũng xin mời các cô chú Cần Thơ có thêm ý kiến về chủ đề ngày hôm nay ạ.

Chú H. Dũng: Thiệt ra khi mà nói về Bồ Đề Tâm thì không có dám nói nhiều. Tại vì cũng tu học lâu rồi nhưng mà nói về phát Bồ Đề Tâm thì thật ra theo mình nghĩ, có ước nguyện, những hoài bão từ xa xưa thì mình ấp ủ nó và có điều kiện thì mình thực hành. Khi đó mình sẽ thấy được sự hộ trì rất là lớn từ những bạn bè từ những người xung quanh, từ mọi người từ đại chúng họ sẽ giúp cho mình vững tin hơn và một khi mình làm được những điều đó hay nói cách khác mình thực hiện được những hoài bão của mình rồi thì hạnh phúc nó sẽ tới vô vàn. Vì cái đó mình làm không phải cho mình mà mình làm cho mọi người thì cái điều đó nó sẽ giúp cho tâm của mình mở rộng ra và nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống, thì cái hạnh phúc sẽ tới liền, theo mình nghĩ như vậy. Những cái hoài bảo xa xưa khi mà mình muốn thực hiện thì cả thế giới sẽ giúp đỡ mình, xin hết.

SH Nguyên: Con thấy là mình không có lẻ loi đâu mà sẽ có rất nhiều người cùng tâm niệm, cùng hoài bảo chí hướng để cùng giúp đỡ mọi người. Thì khi mà chúng ta cùng làm với nhau thì năng lực của hành động đó sẽ mạnh mẽ hơn và chúng ta cũng được hỗ trợ rất là nhiều, khi mà trong cuộc sống có đôi khi nó làm cho mình quên đi cái gọi là Bồ Đề Tâm đó. Có những người bạn sẽ khuyến khích động viên mình để làm cho mọi sự ngày càng tốt lên.

P. Thảo HN: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Thì con có câu hỏi đến hai vị thuyết trình ngày hôm nay là trong thực hành hàng ngày của mình về Bồ đề tâm. Nên thực hành vào những cái lúc nào và cái đối tượng để thực hành Bồ đề tâm là như thế nào. Đó là câu hỏi của con, xin hết ạ.

SH Nguyên: Mình có câu trả lời cho Phương Thảo như thế này, là lúc nào mình nên thực hành Bồ Đề Tâm. Thì mình nghĩ là bất cứ lúc nào mình cũng thực hành được vì cả ngày mình sẽ có những tư tưởng và hành động. Thì tư tưởng là khi mà mình phát ra những tư tưởng về cái tôi của mình, thì khi đó là mình không có thực hành về Bồ Đề Tâm. Lúc nào mình cũng có thể hướng cái suy nghĩ của mình đến với mọi người, và luôn suy nghĩ về cái lợi ích tập thể và không có suy nghĩ về lợi ích cá nhân, lúc nào mình cũng đưa lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, đó cũng là cách thực hành Bồ Đề Tâm. Mình có thể thực hành bất cứ lúc nào mà không có bị giới hạnh bởi thời gian.

Còn câu hỏi tiếp theo là về đối tượng thực hành Bồ Đề Tâm, thì mình không chỉ nghĩ về người thân, gia đình, bạn bè của mình mà đối tượng này có thể là những cây cỏ xung quanh mình. Mình cảm thấy biết ơn khi mà thấy một cái bông hoa nở và chăm sóc cho nó, thì đó cũng là một cái đối tượng để thực hành Bồ Đề Tâm. Và cái đối tượng thì nó không có giới hạn, bất cứ cái gì mình thấy thì mình đều có thể thực hành Bồ Đề Tâm.

Khi mà mình thực hành lòng biết ơn thì đó cũng là lúc mình thực hành Bồ Đề Tâm, ví dụ như mình ngồi ở đây thì mình có thể thực hành lòng biết ơn với những người đã xây dựng nên ngôi chùa này, hay khi mình nhìn thấy vườn cây thì mình biết ơn những ai đã chăm sóc cho khu vườn này. Và khi mà mình có lòng biết ơn đó thì khi đó tình thương sẽ phát sinh thì khi đó dù là Bồ Đề Tâm tương đối thôi, thì đó là cách để thực hành Bồ Đề Tâm,mình nghĩ thời gian và đối tượng là không có giới hạn, xin hết.

SH HA: Với câu hỏi của chị Phương Thảo. Theo em nghĩ là trên con đường hướng đến Bồ Đề Tâm tuyệt đối thì nó cũng sẽ có đối tượng, cũng có thời gian và không gian. Thời gian và không gian đó sẽ dần giảm bớt đi, tại vì khi mà mình đang ngồi đây bình yên thì có thể phát khởi cái tâm bồ đề hướng đến người khác.

Nhưng mà những lúc sân giận, và bức bối thì mình có tâm bồ đề thì sẽ không có thời gian, không gian hay đối tượng để mình sân giận nữa. Nhưng khi mình có là lúc đó là mình đã tách rời khỏi cái Bồ Đề Tâm tương đối đó. Lúc trước Thầy có nói một cái đoạn mà em rất là tâm đắc, thức nhất Thầy nói là Bồ Đề Tâm là mình muốn mỗi ngày mình tốt hơn, theo em nghĩ thì khi mình sân giận thì cơn giận đó sẽ có thời gian ngắn hơn và bớt giận hơn. Và mình quán tưởng yêu thương đến họ, đến lúc nào đó mình sẽ thật sự yêu thương được họ. Chứ bây giờ, cái người đang ghét mình mà mình phát khởi Bồ Đề Tâm chắc mình phát khởi không nổi, nên là mình phải có đối tượng, phải có sự yêu thương. Thì trong quá trình thực hành như vậy, thì mình thấy là khi mà mình thực sự chú tâm đến nó thì những cái xáo động diễn ra trong tâm mình cũng sẽ giảm bớt và nó sẽ nhớ về cái Bồ Đề Tâm hay tình yêu thương chẳng hạn. Lúc đó mình sẽ nhớ được tình yêu thương và quay trở lại nhanh hơn em nghĩ như vậy. Và cái điều đơn giản đối với người tu hành thì tất cả những hành động đều xuất phát từ Bồ Đề Tâm hết.

Nhưng mà tại sao mình không thể làm như vậy được? Vì cái tâm của mình nó bó hẹp, nó chỉ nghĩ cho mình nhiều quá. Ví dụ như nghĩ là mình đau khổ chẳng hạn, thì mình cứ nghĩ là có một mình đau khổ mà không nhìn ra bên ngoài còn có nhiều người còn khổ hơn gấp nhiều lần. Lúc đó, mới thấy mình không có quyền gì để than khổ hết, sướng như vậy mà tại sao mình lại co rút lại, tại sao không sử dụng những cái vốn mình đang có để tiếp xúc với những người đó để làm cho họ hạnh phúc, có nhiều niềm vui hơn. Thì biết đâu trong lúc mình chia sẽ với họ thì mình sẽ được hạnh phúc hơn và em cũng rất tâm đắc với một câu của Thầy là khi mình làm những hành động hướng về người khác, giúp đỡ người khác như vậy thì đó chính là những hành động sự giải thoát cho bản thân, giải thoát luôn những rắc rối mà mình đang vướn phải, chứ không phải là ngồi đó mà quán tưởng tâm phải rộng ra, mà chính là những cái lúc mình đang giúp đỡ người khác đó là mình đang cởi trói và giúp bản thân giải thoát khỏi cái tâm tham, sân, si. Có nghĩa là cái hành động sân giận nó chuyển thành cái tình yêu thương, và mình nên thực hành như vậy càng nhiều càng nhiều thì nó sẽ chuyển hóa được cái tâm giận dữ của mình. Bồ Đề Tâm nó sẽ ngày càng sát gần tới cái Bồ Đề Tâm tuyệt đối hơn. Em xin chia sẻ như vậy.

P.Thảo: Em xin cảm ơn sh.H.Anh và sh.Nguyên ạ.

SH.H.Anh: Xin mời C.Nghĩa.

C.Nghĩa: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Bồ Đề Tâm Nghĩa nghĩ là nó đi từ sự phát nguyện và sự phát nguyện đó là cũng phát xuất từ tình thương, bởi vì tình thương là nó gắn liền với sự đau xót. Thầy có nói sở dĩ HT. Quảng Đức có thể tự thiêu được là bởi vì cái tâm Ngài có tình thương và sự đau xót, xót thương có nghĩa là tình thương đó nó không chịu nổi bởi vì mình thương mà mình không làm được gì thì mình không chịu nổi, giống như là một cái gai đâm vô tim vậy. Như Chúa chẳng hạn, trái tim Chúa lúc nào cũng có gai hết trơn thì cái tình thương đó nó có sự xót xa cho cái thân phận con người. Chúa sẵn sàng hi sinh tất cả để cho con người được giải thoát khỏi những đau khổ của họ. Tại vì khi mình tìm đến học pháp nghĩa là được giải thoát, được cởi trói. Mình biết ơn Phật, biết ơn Thầy thì tự nhiên lúc đó mình nhìn ra xung quan, nhìn những người khác, thấy họ không được như vậy, muốn họ cũng được như  mình, và khi không làm được thì mình rất là xót xa, và mới phát khởi cái Bồ Đề Tâm, phát khởi cái tình thương đó, và nguyện là cố gắng tinh tấn hơn, làm tốt hơn để mai mốt có được khả năng nói được cho họ những điều đó, nói được cho họ cái Phật pháp hay là đã giúp ích được gì cho họ, giống như là Thầy Tổ, giống như là chư Phật đã giúp cho mình, đã thương xót mình thì cái tình thương xót đó truyền xuống cho mình, rồi mình truyền ra cho người khác để cho họ cũng thấy được cái Phật tánh, để cho họ cũng có nơi nương tựa của hạnh phúc và của những cái nhân của hạnh phúc, để cho họ cũng thấy được cái bản Tánh có nơi chính họ. Nếu như thấy một người có kho tàng quý báu mà họ lại nghèo nàn, ăn xin thì mình không chịu nổi và Bồ Đề Tâm chính là cái đó. Khi mà các vị đã có Bồ Đề Tâm, đã có tình thương đó, nó dựa trên cái sự xót xa. Vì người ta không biết nên người ta mới khổ vậy, nếu người ta biết thì người ta sẽ không khổ như vậy, chỉ trong một cái tích tắc thôi nhưng mà người ta vẫn không hiểu. Khi mà có cái xót xa đó thì nó mới khởi lên cái Bồ Đề Tâm, thì đi từ cái điểm nhỏ thôi, rồi tích tập lại để mình có một mặt bằng lớn hơn để có thể chia sẻ. Bởi vì khi mình không có nội lực, không có tích tập công đức thì không thể chia sẻ mà chỉ xài cho mình thôi. Phát khởi Bồ Đề Tâm giống như một ông vua thôi, là mình muốn có một cái biết, cái biết sâu xa hơn giống như là cái vị vua đó thì khi đánh trận thì phải có đầy đủ quần thần rồi mới ra trận thì cái đó là ít dũng cảm nhất. Mình bắt đầu với ít dũng cảm nhất là trước tiên phải bồi bổ cho chính mình, làm sao thiền định bắt đầu với Bồ Đề Tâm nguyện rồi tới Bồ Đề Tâm hạnh rồi đi tới thực hiện. Khi thấy lời nói mình có hiệu nghiệm thì mình hãy nói vì khi mình nói ra mà người ta không hiểu, người ta hiểu ngược lại thì chết người ta, hay mình nói một cách tương đối mà người ta hiểu một cách tuyệt đối là chết rồi. Nhưng mà nhiều khi có những tình huống đưa tới bất chợt chẳng hạn, ví dụ như có hai em bé dắt tay nhau băng qua đường mà hai đứa nó mù hết thì có người can đảm chạy tới để dắt hai em bé băng qua vì có xe lao tới rất là nhanh, rồi có một em bé khác thấy em bé nhỏ hơn đi trên đường ray xe lửa mà có một xe lửa đang lao tới thì nó nhào tới ôm thằng bé nhỏ đó ra ngoài, thì ngay đó nó không có gì hết, nó chỉ có một lòng dũng cảm, không suy nghĩ. Và khi mình muốn có hành động như vậy trong giây phút đó thì trong mình phải có tình thương rất là nhiều. Không còn nghĩ tới có tai nạn hay không, không còn nghĩ tới ta người, xe tới thì mình phải chạy ra thôi vì nếu chậm một giây thì có thể cả hai người cùng chết thì cái đó là những cái mà mình nuôi dưỡng thì mới có những giây phút mình làm được những chuyện như vậy.

H.Nguyên: Xin cảm ơn cô Nghĩa đã có những chia sẻ. Mời c.Hương phát biểu.

Hương: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng, với buổi thuyết trình ngày hôm nay về chủ đề Bồ Đề Tâm thì nãy giờ mọi người cũng chia sẻ rất là nhiều rồi nên Hương xin đóng góp câu chuyện Hương học Bồ Đề Tâm ở Thầy như thế nào? Hay nói đúng hơn là Thầy dạy Hương về Bồ Đề Tâm như thế nào?

Như mọi người cũng có biết, vì Hương có chia sẻ nhiều lần, là ngay năm đầu tiên khi Hương đến học Đạo với Thầy, Hương có xin Thầy được làm lễ phát Bồ Đề Tâm thì Thầy từ chối (giọng nghẹn ngào). Lúc đầu Hương thắc mắc lắm. Không phải là Thầy chưa từng làm cái lễ đó mà tại sao Thầy lại từ chối mình? Trong khi lúc đó mình rất là tha thiết như vậy? Lúc đó cũng có người giới thiệu Hương đến đạo tràng khác. Nếu Hương tới những nơi khác để làm lễ đó thì ở những nơi khác người ta rất là hoan hỷ, thật sự như vậy đó, người ta rất là hoan hỷ khi có một người phát tâm như vậy. Mãi đến 5 năm sau, Hương mới hiểu là nếu như Thầy làm cái lễ phát Bồ Đề Tâm đó theo yêu cầu của Hương thì Thầy chỉ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ thôi. Thì Thầy đã không làm nửa tiếng mà Thầy đã phải làm tới 5-6 năm để cho Hương phát Bồ Đề Tâm. Thầy đã mất rất nhiều công sức, thời gian so với việc làm cái lễ đó trong nửa tiếng.

Sau 5-6 năm sau Hương nhìn lại, Hương mới thấy là Thầy làm điều đó không chỉ đơn giản là nghi thức thôi. Bởi vì tâm thức Hương lúc đó xin Thầy là tâm thức còn dính vào hình tướng quá nhiều. Lúc đó mình nghỉ làm cái lễ đó là đủ rồi, làm xong chắc là mình phát Bồ Đề Tâm. Nên Thầy giải quyết luôn vấn đề đó ngay từ đầu và Thầy đã tốn rất là nhiều công sức. Nhiều người ở đây nhất là mọi người trong chùa và chúng ở Sài Gòn đều biết Thầy đã tốn rất nhiều công sức đối với Hương trong chuyện đó. Vậy cái mà Hương học được là cái gì? Cái mà Hương học được, rút ra được có thể chưa hoàn toàn. Hương học được là Thầy đã dạy Hương rằng Bồ Đề Tâm chẳng phải là cái gì lớn lao như mình tưởng tượng lúc ban đầu mà Bồ Đề Tâm chỉ đơn giản là bắt đầu bằng tình yêu thương. Mà ngay lúc đầu khi Hương xin xong là Thầy dạy liền, chẳng dạy gì về Bồ Đề Tâm, Thầy chỉ dạy Hương (mà Hương nhớ hoài) là “khi đứng trước bất kỳ người nào mình làm lợi lạc gì cho người đó”! Lúc đó, mình nghĩ Thầy dạy cái khác chứ Thầy không dạy Bồ Đề Tâm. (cười) Thì mình cũng thực hành điều đó, cũng làm. Khi làm thì cũng có nhiều chuyện xảy ra, nhiều khi cũng rất là oan ức, thực sự như vậy. Như là sao mình làm cái này vì người khác mà ta, mình đã cố gắng hết sức mà tại sao mình phải chịu như vầy, như vầy?  Sau này Hương mới thấy là nó không khác gì với cái bài mà hồi nãy 2 sư huynh đã đọc đó.

Tức là đầu tiên là phải có ý muốn phát Bồ Đề Tâm, rồi sau đó phải đưa nó vào thực hành, tức là thực sự hành động như thế nào, hành động sao cho phát khởi được Bồ Đề Tâm. Đối với Hương Thầy dạy là bắt đầu bằng tình yêu thương, là làm lợi lạc cho người khác; có thể với người khác Thầy dạy bắt đầu bằng cách khác. Bắt đầu từ một điểm đó thôi và mình làm bằng tất cả những gì có thể và muốn được như vậy, như hồi nãy Phương Thảo có hỏi về thời gian và đối tượng đó, thời gian ở đây phải là tất cả thời gian mình có, tức là bất kỳ lúc nào; và đối tượng ở đây chỉ có 1 đối tượng duy nhất là phải nhớ. Phải nhớ tới tình yêu thương đó, phải nhớ tới tâm Phật mà mình muốn phát khởi đó, phải nhớ tất cả chúng sanh đều có tâm Phật đó. Thường là mình hay quên lắm, nên Thầy cũng có dạy luôn giống như bài 2 sư huynh có đọc, là phải có trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Hồi xưa Hương không hiểu vậy đâu, đa số mình cứ chạy theo cái nghiệp của mình. Ví dụ cụ thể về thương yêu con mình. Mình nghĩ mình đương nhiên yêu thương con mình rồi. Thế mà được Thầy dạy Hương mới dần dần nhận ra là không phải. Chẳng hạn ngôn ngữ về yêu thương của con mình là thích quà tặng trong khi mình muốn tiết kiệm tiền mình nói thôi để mình tự làm cho nó cái này cái kia thì đó không phải ngôn ngữ của nó. Đó là cái khuôn khổ của mình chứ không thực sự yêu thương nó. Mình yêu thương nó bằng cái kiểu của mình chứ mình không thực sự yêu thương. Sau này từ từ mình mới dừng lại, nhìn nhận tại sao như vậy. Khi đặt mình là đối tượng mình muốn chia sẻ yêu thương đó mình mới từ từ thấy có một điểu chung, có một công thức chung, lúc đó mình mới linh hoạt hơn. Và cái yếu điểm đối với Hương trong quá trình đó là sự tinh tấn, tức là việc mình phải đều đều làm hoài, làm hàng ngày. Mặc dù mình biết như vậy nhưng do cái nghiệp mình không làm đều, mình không làm thường xuyên, hàng ngày. Ví dụ như Hương hiều được ở đây Thầy làm những trang đó để mọi người lợi lạc như thế nào nhưng khi nào mà Hương cao trào thì mình làm hăng hái rồi có lúc mình lại quên mình không làm. Vì Bồ Đề Tâm tương đối qua những chuyện làm đó chủ yếu là để giúp mình tiếp xúc được với cái Bồ Đề Tâm tuyệt đối. Mặc dù Hương cũng có những lúc mà mình vượt qua được, tức là mình giữ giới được, mình nhẫn nhục được. Mà muốn nhẫn nhục được thì mình phải định được. Có định được thì mới nhẫn nhục được nhưng mà cái định của Hương rất là yếu nên Hương không giữ được liên tục được tình yêu thương đó hay là cái nhớ tưởng đến tâm Phật đó mà tất cả mọi người đều có.

Thành ra đối với câu P.Thảo đặt ra Hương thấy rất là hay. Tức là, thường mình hay có suy nghĩ là mình phải có một thời gian nào đó mình công phu để phát triển Bồ Đề Tâm, mình phải ngồi thiền, hay tụng kinh gì đó nhưng mà không hẳn vậy. Tất cả thời gian đều phát Bồ Đề Tâm hết, như trong khi mình nói chuyện với con, trong khi mình đi họp, trong khi mình nấu ăn, hay đóng cánh cửa,...v.v... lúc nào mình nhớ thì mình đóng nhẹ nhẹ, lúc nào mình quên thì mình đóng cái rầm mà nhiều khi mình không ý thức được điều đó luôn. Thành ra, cái đó là tất cả thời gian, tất cả đối tượng, và muốn làm được như vậy mình phải kèm theo tất cả ba la mật đi cùng để hỗ trợ mình điều đó.

Nhân đây, Hương cũng mượn buổi hôm nay Hương mạnh dạn xin nương vào Thầy và đại chúng, xin nguyện là thời gian tới đây Hương sẽ dịch quyển sách của ngài Suzuki. Mặc dù rất là mỏng thôi nhưng đối với Hương đó là một việc rất là khó khăn. Khó khăn không phải về ngôn ngữ mà khó khăn để Hương vượt qua những chướng ngại của chính mình. Hương muốn mượn bữa hôm nay để nhờ Thầy và đại chúng chứng minh điều đó để Hương có đủ định lực làm nó cho tới khi nó kết thúc hoàn chỉnh đúng hạn mà Hương đã hứa với Thầy. Hương xin Thầy và đại chúng gia hộ để hoàn thành và hồi hướng cho tất cả chúng sanh là cha mẹ nhiều đời của mình. Dạ Hương xin hết.

Sh Nguyên: Con xin kính mời chú Châu chia sẻ thêm về năng lượng phát Bồ Đề Tâm như thế nào. Thực hành như thế nào? Vì con thấy những hành động, những việc làm của chú như là cái chùa ở ngoài quê, thì con cũng thấy đó là Bồ Đề Tâm, phát nguyện rất là lớn vì làm lợi lạc cho rất là nhiều người. Dạ con xin mời chú Châu phát biểu ạ.

Chú Châu: Kính bạch Thầy, kính bạch đại chúng.

Hôm nay chủ đề chúng ta trao đổi nhau là Bồ Đề Tâm. Đây là gần như là vấn đề mấu chốt nhất liên quan đến việc tu hành, liên quan đến giác ngộ. Qua những tâm sự của tất cả đại chúng hôm nay, với những lời từ đáy lòng của mình rất là xúc động, thì mình rất là biết ơn Thầy, biết ơn đại chúng đã tạo ra một lực hấp dẫn.

Vấn đề mấu chốt nhất là làm sao để phát khởi được Bồ Đề Tâm. Tu là Bồ Đề Tâm nguyện, tâm hạnh là cái tương đối, còn Bồ Đề Tâm tuyệt đối là nó đã có sẵn. Chúng ta từ Bồ Đề Tâm tuyệt đối đó chúng ta tạo ra nghiệp của chúng ta, nghiệp của chúng sanh nói chung. Chúng ta đi ra và chúng ta quay trở lại nơi phát khởi đó. Chúng ta trở về Bồ Đề Tâm tuyệt đối đó. Chúng ta tin chúng ta có Bồ Đề Tâm tuyệt đối nhưng chúng ta chưa nhập được vào Bồ Đề Tâm tuyệt đối đó thì chúng ta phải làm từ Bồ Đề Tâm tương đối. Mỗi người sẽ có thực hành riêng, vì mỗi người có nghiệp riêng thì chúng ta có hạnh nguyện riêng của mỗi người, có điều kiện hoàn cảnh sống riêng để chúng ta phát khởi Bồ Đề Tâm  tương đối.

Nhưng mà tương đối đó đặt trên Bồ Đề Tâm  tuyệt đối và tin như vậy nó mới là cái hạnh thật sự phát khởi Bồ Đề Tâm. Bởi vì cái Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, nói cho cùng chẳng qua cũng chỉ là tình thương bao la, năng lượng của tình thương thôi. Tình thương bao trùm khắp cả vũ trụ này, của pháp giới này chứ không phải riêng của chúng ta, bởi vì do mỗi người mỗi nghiệp của chúng ta, chúng ta đi xa ra, chúng ta mang cái nghiệp chúng ta tách, rồi chúng ta che mờ tình thương tuyệt đối. Cho nên bây giờ chúng ta phải trở về từ tình thương tương tuyệt đối về tình thương tuyệt đối. Đó là, năng lực tình thương tuyệt đối đó nó có sẵn. Tức nhiên tình thương tuyệt đối đó nằm trên tích tập trí huệ và công đức thôi. Hai cái đó trong Đại thừa nó nói đủ rồi, đó là trí tuệ tánh Không và từ bi như huyễn. Tức là anh có trí tuệ tánh Không và từ bi, mỗi người có cách đi khác nhau nhưng con đường đó đi song song với nhau và cùng gặp với nhau, trí tuệ tánh Không và từ bi như huyễn. Chúc cho mọi người đều đạt được chỗ đó.

Ngoài tình thương không có gì khác được hết trơn á. Tình thương đó có sẵn, chúng ta mở lòng mình ra, thực sự mở lòng mình ra, tức nhiên không phải mở một lần hết đâu mà từ từ từng chút một. Thì mở thế nào mỗi người có một cách mở, mỗi người thọ dụng cách mở đó khác nhau. Ví dụ như nói là Hương dịch cuốn sách chẳng hạn, hay đi làm từ thiện chẳng hạn, hay mỗi người mỗi cách nhưng mà trên quan điểm đó là tình thương và phải đi về Bồ Đề Tâm  tuyệt đối. Luôn luôn tin tưởng Bồ Đề Tâm tuyệt đối luôn luôn sẵn đủ. Thì như vậy chúng ta thấy là khi chúng ta phát tâm như vậy rồi, thì cái tâm mở ra rồi thì mình không còn ngăn ngại nữa. Mà không ngăn ngại nữa, mình không hết mình bớt ngăn ngại đi thì mình với tất cả xung quanh nó hoài hòa với nhau thì đó mới là tình thương thật sự.

Còn tình thương mình nghĩ tình thương, rồi mình phát tâm tình thương cái đó nằm trên cái thức thôi. Tình thương tự nó phát ra thôi, tự nó hiển hiện ra thôi thì đấy mới là tình thương của Phật, may ra gần gần đấy mới trở về tuyệt đối được. Tức là mình gặp nó khởi liền, nó đối cảnh tự nhiên nó hiện ra tình thương đó. Hoặc luôn luôn đến lúc tình thương sẵn đủ thì ta không nói nữa nhưng mà tình thương ấy không cần phải phát ra nữa rồi. Sống thế này mình cảm thấy mọi người tất cả xung quanh cái gì, đối cảnh, mắt thấy nè mình thương liền. Tai mình nghe trực tiếp đó là có tình thương lên liền thì cái tình thương đó mới đủ sức sống, sức sống đầy mắt đầy tai mới được. Tình thương đó mình sống mới được, chớ còn bây giờ mình với ý tưởng tình thương thì đó là cái ban đầu nhưng mà sau mình dần dần thâm nhập thâm nhập. Và tình thương đó sẵn đủ không ai khác nhau hết, không ai hơn ai cả. Sức nghiệp khác nhau thôi, cái tôi cái ta khác nhau thôi chớ còn tình thương đó đầy đủ, mỗi người nào cũng giống nhau, mỗi chúng sanh đều có tình thương bao la đó thì tin tưởng như vậy và hàng ngày sao mà mình sống nhập nhập làm sao tình thương ấy nẩy nở nẩy nở. Tình thương ấy làm cho tâm mình rộng ra rộng ra tình thương càng lớn ra bao trùm bao trùm hết. Đến một lúc nào đó tình thương đó nó là hiển nhiên khi đó mình hạnh phúc mà hạnh phúc đích thực đó là tình thương, không có gì khác hết trơn á. Mình hạnh phúc trên cơ sở tình thương mình giúp người trên hạnh phúc đó thì đó là mong muốn của chú như vậy. Mình cảm thấy cuộc đời nó khổ quá, bao nhiêu đấy, mình thấy rồi à sao mà khổ ghê làm sao giúp cho mọi người phần nào bớt khổ thì tự nhiên nó nẩy nở ra à chớ mình, tự nhiên nó phát ra à. Như vậy mình hạnh phúc, mình cảm thấy mọi người cũng hạnh phúc. Thì đó là cái mong mỏi nhất như vậy, khi mình phát tâm và luôn luôn nghĩ rằng phải đi đến cái Bồ Đề Tâm  tuyệt đối phần nào. Ý nghĩ chúng ta luôn đi về đó, bởi vì cái đó nó có sẵn. Tự mình khép kín thôi, mở ra mở ra tình thương đó nó hiện bày rồi thì chú cảm thấy như vậy. Mình với mọi cái xung quanh mình không còn tách biệt nữa. Khi cái tôi và cái của tôi nó nhỏ lại thì cái toàn thể nó rộng ra. Phật nói, mình không dám nói như vậy, mình là tất cả tất cả là mình thì lúc đây nó là bao là thì đó là tình thương tuyệt đối, đó là cái Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, thì đây bậc Phật bậc giải thoát thì như vậy còn mình phải có phần nào đó để tương ưng về cái chỗ đó thì nó mới là vốn được chớ còn không có chỗ đó thì mình cố gắng tạo bằng cái thức của mình, bằng cái phát tâm của mình thì nó không đủ mạnh được. Dễ thì được còn cái lớn lao thì mình làm không được. Cho nên cái trực tâm của mình nó làm được chớ còn mình suốt ngày ở tâm với tâm thế này với cái tâm đó, tâm nhỏ hẹp của mình thì mình không làm được việc lớn được. Cho nên mọi người cỡi mở, từ cái nhở mở trống mở trống, mắt mở trống, tai mở trống, trái tim mình mở trống ra, mở mở, mở trống, mở trống thì tình thương ấy dạt dào bao la, mình làm lợi lạc cho mình lợi lạc cho chúng sanh. Thì chú có lòng tin như vậy để chúng ta đi đến đó, để mọi người đi đến đó tìm được cái hạnh phúc đích thực. Cho mọi người thưởng thức cái hạnh phúc đích thực đó là tình thương tuyệt đối.  Chú có đôi lời như vậy, xin tri ân Thầy, tri ân đại chúng.

Nguyên: Con xin cám ơn chú Châu có chia sẻ rất là hay. Chúng ta cần phải mở rộng, mở rộng tới một mức không có sự ngăn ngại, đến khi đó mình chạm được Bồ Đề Tâm  tuyệt đối. Trong lúc thực hành Bồ Đề Tâm  tương đối mình luôn hướng về Bồ Đề Tâm  tuyệt đối và mình tin rằng một lúc nào đó mình mở rộng mở rộng thì nó sẽ chạm được Bồ Đề Tâm  tuyệt đối đó. Xin cảm ơn chú.

Xin mời anh Lượng.

Lượng: Kính thưa Thầy, thưa đại chúng. Bồ Đề Tâm này Lượng xin nói về cái kinh nghiệm trong quá trình tu học của mình.

Hồi xưa mới đầu bước vào đi theo Thầy để học thì nói Bồ Đề Tâm  mình cũng không hiểu. Thật sự không hiểu nỗi chữ Bồ Đề Tâm  , mình cứ đi theo, cách đây 5 – 6 năm mình không hiểu nỗi mình cứ theo nó. Một câu nói làm lợi mình lợi người, thật ra lợi mình lợi người từ đó dễ hiểu nhưng thật ra mình cũng không hiểu. Thật ra mình làm lợi mình lợi người như thế nào mới gọi là lợi. Bởi vì nếu mình làm lợi thì cái này cái kia cho một nhóm nhỏ thì giống như là lợi ích nhóm vậy đó chứ không phải là Bồ Đề Tâm . Cho nên sao này tìm hiểu thêm, gần đây mới hiểu là Bồ Đề Tâm  là gì? Thầy dạy nhiều, mà sao đợt tết Thầy có tụng kinh 4 buổi liên tục kinh Hoa Nghiêm về Đức Phật Di Lặc nói về Bồ Đề Tâm  thì hiểu thêm phần nào về Bồ Đề Tâm  với sự giảng dạy liên tục 4 buổi đó.

Lượng thấy cái ý nghĩa của nó, rằng khi phát Bồ Đề Tâm  tùy mức độ của mỗi người mà  Bồ Đề Tâm  như thế nào mà có thể phát khởi. Thầy thường gọi là khởi nghiệp gì đó, hãy khởi nghiệp nó đi, hoặc phát khởi nó như thế nào. Trong cái đoạn đầu mình thảo luận hôm nay mình thấy là ba mức độ. Thứ nhất là người đó muốn lợi cho họ trước sau đó học quay lại giúp đỡ người kia. Mức độ thứ hai là lợi mình lợi người ngay cùng một lúc, tức là cùng chèo trên một con thuyền đó và cùng đạt đến giác ngộ. Còn người thứ ba là thường nằm ở Đại Trí Văn Thù Sư Lợi như người ta ví dụ đó, tức là cho lợi người trước rồi mới suy nghĩ đến mình. Thì Lượng thấy rằng trong quyển sách Thực hành theo Đại Thừa Khởi Tín á, nhà xuất bản Thiện Tri Thức á cũng nói về vấn đề phát tâm. Trong đó có ba mức độ: thành tựu tín phát tâm, hiểu hành phát tâm và chứng ngộ phát tâm. Tùy mức độ mình hiểu Bồ Đề Tâm  như thế nào, mà ba mức độ đó mình phát tâm như thế nào. Lượng thấy thành tự tín phát tâm ở đây tóm tắt rất là rõ là thập tín, thập tín là thành tựu tín phát tâm. Khi chúng ta tin tưởng vào Bồ Đề Tâm đó.

Còn cái nền tảng, cái Phật tánh đó như thế nào thì tùy thuộc vào việc chúng ta phát tâm ở mức độ nào. Phát tâm còn được hiểu là Thập trụ, Thập hạnh và Thập hồi hướng, chứng ngộ phát tâm là chứng ngộ Pháp thân, Chân Như và phát tâm thuộc hàng Thập địa. Thập địa là mức độ rất cao, ở đây là mình chỉ nói thôi, như vậy tùy mức độ chúng ta phát tâm.

Lượng thấy Bồ Đề Tâm  nó rất có ý nghĩa. Trong cái kiến giải của Lượng về ba cái thầy dạy, nó rất quan trọng. Trong đó có Bồ Đề Tâm  tổng quát, Bồ Đề Tâm  cụ thể. Bồ Đề Tâm  tổng quát là mình hiểu về cái nền tảng, có một phần cảm nhận nào đó thì mới nguyện rằng mình sẽ đạt đến mức độ đó, thì như vậy mình mới phát tâm được. Đó là phát tâm Bồ Đề Tâm  tổng quát, từ Bồ Đề Tâm  tổng quát đó nó mới cho phép mình thực hành liên tục từ nay đến hết đời và những đời tiếp sau.

Bồ Đề Tâm  cụ thể, nó nằm trong cái đời này, có thể đời này tôi thực hiện một vài chuyện Bồ Đề Tâm  cụ thể thôi. Bồ Đề Tâm  rất có lợi, bởi vì sao, trong kinh Hoa Nghiêm mình đọc một đoạn ngắn thôi mà trong này nó trải dài tới năm trang, “Bồ Đề Tâm  như chủng tử có thể sanh tất cả Phật tánh, Bồ Đề Tâm như ruộng tốt vì có thể tăng trưởng, Bồ Đề Tâm  như đại địa vì có thể giữ gìn tất cả thế gian, Bồ Đề Tâm  như tịnh thủy vì có thể rửa sạch phiền não nhơ nhớp, Bồ Đề Tâm như gió lớn vì vô ngại khắp thế gian, Bồ Đề Tâm  như lửa mạnh vì có thể đốt thiêu rụi kiến chấp, Bồ Đề Tâm  như tịnh nhựt vì chiếu khắp tất cả thế gian, Bồ Đề Tâm  như mặt nguyệt sáng vì những pháp bạch tịnh đều viên mãn”. Qua đó, thấy Bồ Đề Tâm  có lợi ích rất là rõ và nói ngắn gọn trong một câu của Đại thừa: “Khi chúng ta phát nguyện làm điều gì, thì tất cả vũ trụ ủng hộ chúng ta”.

Lượng thấy Bồ Đề Tâm  còn hơn thế nữa, nên tùy mức độ chúng ta phát khởi ở mức độ nào nào mà cái vũ trụ phục vụ chúng ta, cái Bồ Đề Tâm  phục vụ chúng ta ở mức độ đó. Lượng thấy thực hành về tình yêu thương sẽ giúp đỡ chúng ta. Nếu tình yêu thương của chúng ta là tuyệt đối, không phải là tình yêu thương từ bi ái kiến, thì ngay khi chúng ta giúp đỡ thì chúng ta đã là người giúp đỡ chúng ta rồi, cứu cánh chúng ta rồi, hay có thể nói ngay cứu cánh là Niết bàn.

Cho nên khi chúng ta phát Bồ Đề Tâm  cụ thể, một phát nguyện cụ thể, ví dụ cụ thể là, Lượng làm trồng cây hữu cơ đi, thì mình nghĩ sẽ đem lại sản phẩm cho tất cả người Việt Nam nói riêng và rộng hơn thì càng tốt, như vậy thì chúng ta làm trong cái phát tâm và cái đối tượng là ai? Thì đối tượng là tất cả mọi người. Đối tượng có duyên thì đạt được nhiều hơn, còn đối tượng không có duyên thì đạt được ít hơn. Nhưng mà đối tượng chung là tất cả mọi người. Còn cái sự việc chúng ta làm, phát tâm hay phát khởi, chúng ta chắc chắn cảm ơn, biết ơn tất cả, nhưng thật ra đối tượng cũng chính là chúng ta mà thôi.

Cho nên Lượng thấy rằng tất cả cái cụ thể đó, nó luôn luôn nằm trên cái Bồ Đề Tâm  tổng quát, cái này thầy đã chỉ cho chúng ta rất nhiều. Chính vì nó luôn nằm trên cái Bồ Đề Tâm  tổng quát như vậy nên khi làm bất kỳ việc gì bằng cái Bồ Đề Tâm  cụ thể thì lúc nào chúng ta cũng thực hành nó. Câu hỏi của Phương Thảo rất hay là, khi nào chúng ta tập phát khởi trên nền tảng Bồ Đề Tâm  tổng quát thì tất cả mọi việc của chúng ta là thực hành Bồ Đề Tâm  ấy.

Lượng thấy là nhờ cái Bồ Đề Tâm  đó, Bồ Đề Tâm  à Kim cang có thể truyền tất cả Phật pháp, như hình ảnh sư huynh Nguyên mới chia sẻ về Bồ tát, ngài Thích Quảng Đức, ngài có một trái tim xác đáng, trái tim cứng như vậy, trái tim Kim cang như vậy.

Khi Lượng còn nhỏ, 5-3 tuổi mình đã đứng ở ngoài đồng rồi, nhìn lại cuộc đời mình, thấy mình làm việc kinh khủng khiếp. Từ nhỏ tới lớn, mình cứ làm miết, làm miết, làm không ngừng nghỉ. May mà mình biết Phật pháp, nên khi mệt mỏi, mình nghỉ, mình nghĩ tới cái Bồ Đề Tâm  tổng quát, nên cứ làm từ đời này sang đời khác, làm mãi làm mãi, không dừng bước, đó là điều tôi phải làm. Chính vì điều tôi phải làm mãi, từ đời này sang đời khác, sang đời khác nữa, nên nhờ Bồ Đề Tâm  đó mà mình không còn mệt mỏi nữa.

Sư huynh Bình: Anh Lượng có thể nhắc lại cái nãy anh nói là cái gì mà chính là mình đó anh Lượng?

Anh Lượng: Khi mình giúp đỡ người khác, thực hành việc giúp đỡ người khác, thì có câu nói, “Ngay cứu cánh là Niết bàn”, Thì cái việc giúp đỡ đó chính là giúp đỡ mình mà thôi.

Sư huynh Bình: Cho mình ý kiến thêm chỗ anh Lượng mới chia sẻ, cái câu đó mình thấy rất là hay.

Làm sao để mình phát khởi lên, mình thấy là khi mình đứng ở góc độ nào, mình quán tưởng về cái nền tảng là cái Không, và tất cả mọi người, tất cả chúng ta đều biểu hiện ra từ cái Không, thì mình cũng là một trong cái khởi ra thôi. Thành ra khi mình đứng được ở cái chung đó thì mình yêu thương được tất cả, vì tất cả nó khởi hiện từ mình mà. Nếu mình là cái nền tảng, tất cả sẽ khởi hiện từ đó nên đều giống nhau, từ đó mình yêu thương được dễ dàng. Nên mình chỉ cần đổi cái suy nghĩ thôi, giống như anh Lượng mới nói, thì dễ yêu thương lắm. Tại mình yêu thương chính mình chứ yêu thương ai đâu. Và mình ghét người khác thì mình ghét chính mình chứ ghét ai. Nên mình thấy anh Lượng nói câu đó rất hay. Thành ra, mình chỉ cần suy nghĩ cái đó, nó sẽ trở thành suy nghĩ tích cực, mình luôn luôn nhìn về cái nền tảng và yêu thương tất cả mọi người, vì tất cả mọi người chính là mình.

Hà: Hà thấy mỗi người có những chia sẻ ở góc độ của mình, Hà cảm nhận được rất là hay, và Hà xin được chia sẻ một số suy nghĩ của mình cho chủ đề ngày hôm nay.

Người ta vẫn nói, con người đến thế gian này chỉ với mục đích để học, học bài học của chính mình, bài học đó chính là kết quả của việc chúng ta đã tạo ra trước đó. Và Hà đồng ý với quan điểm như vậy. Ví dụ, con chim, con sóc ngoài kia, nó đang học, người bán rau, bán cá ngoài chợ, họ đang học và chúng ta cũng vậy. Mỗi người sẽ có những bài học khác nhau. Có người đến thế gian này chỉ để trải nghiệm cái khổ, cái sinh-lão-bệnh-tử, có người biết thêm được nguyên nhân do đâu mà mình khổ. Chúng ta thì may mắn hơn, biết được con đường thoát khổ, con đường đưa chúng ta đến hạnh phúc, và rồi còn giúp cho những người khác thoát khổ và có được hạnh phúc.

Chúng ta có may mắn là biết được con đường để thoát khỏi cái khổ và giúp cho những người khác cũng thoát khỏi khổ, thì Hà nghĩ rằng là cái mà mong muốn là mình thoát khổ và giúp cho những người khác thoát khổ thì đó chính là Bồ Đề Tâm  , tình yêu thương mà chúng ta phải học để có thể sử dụng được Bồ Đề Tâm  trọn vẹn mà chúng ta sẵn có. Chỉ có khi đó chúng ta mới hết học mà thôi. Còn nếu chưa sử dụng được Bồ Đề Tâm  trọn vẹn thì chúng ta cứ học hoài, học mãi. Hà nghĩ rằng là việc học ở đây có rất nhiều cách để chúng ta học, có vô số cách để học. Chúng ta cũng có thể quán chiếu rằng cuộc sống của chúng ta, thân người này vô cùng quý, được sinh vào thời có giáo pháp để học, có thầy rất tốt để hướng dẫn, có chúng rất tốt để chúng ta sửa chữa bản thân. Đó chính là đối tượng mà như lúc nãy Phương Thảo có hỏi rằng đối tượng nào thì đó cũng là một trong những đối tượng để chúng ta có thể quán chiếu để thấy rằng là nó đáng quý như thế nào, cơ hội của mình như thế nào. Mình tự nỗ lực, cố gắng đến đâu thì đó là biểu hiện của Bồ Đề Tâm  của mình đến đó. Hà có đánh máy lại một phần bài giảng của thầy trong 4 ngày Tết thì thầy cũng dạy đó: mình chỉ cần thực hành, ứng dụng Bồ Đề Tâm  trong mọi công việc bình thường, hàng ngày của mình thôi, ví dụ như là: đi, đứng, nằm, ngồi, nhặt rau, quét lá, nhặt rau, đi chợ, mọi việc, mọi nơi, mọi lúc, không phụ thuộc vào lúc nào hết. Các bạn dịch sách cũng có thể ứng dụng Bồ Đề Tâm  nguyện, Bồ Đề Tâm  hạnh vào đó. Các bạn phát hành sách cũng vậy. Trong tất cả mọi việc… Cái quan trọng là mong muốn của mình tới đâu thôi. Đấy là kỹ thuật để mình thực hành sao cho mình luôn luôn đặt công việc của mình trên tình yêu thương, trên nền tảng mà thầy dạy, dù bây giờ mình mới làm trên nền tảng Bồ Đề Tâm  tương đối thôi, nhưng mình luôn hướng tới nền tảng tuyệt đối. Thì trên đó, thì mình có thể hoà nhập với Bồ Đề Tâm  tuyệt đối mà mình vốn có.

Hải TC: Hải xin chia sẻ ngắn gọn thôi vì đã gần hết giờ rồi. Bồ Đề Tâm  tương đối có hai ý là: nguyện và hạnh. Bồ Đề Tâm  nguyện là khi mình phát một cái nguyện nào đó là dựa trên cảm xúc, có những điều kiện như là 4 chuyển tâm, tin nhân quả, đời sống vô thường, v.v…. Đó là điều kiện cần thiết để phát triển Bồ Đề Tâm  nguyện lúc ban đầu. Như lúc nãy chị Hồng có chia sẻ là chị đi đường, thấy người mất, chị có cảm xúc. Đó là tình huống trong cuộc sống mà mình có thể gặp phải. 4 chuyển tâm là điều kiện, động cơ để mình phát triển Bồ Đề Tâm . Vấn đề thứ 2 là sau khi có Bồ Đề Tâm  nguyện, Bồ Đề Tâm  hạnh là làm những gì mình đã phát nguyện. Về việc làm như thế nào thì mình phải dựa trên 6 Ba La Mật. Mục đích là để diệt trừ những che chướng. Một ý quan trọng là mình phát khởi Bồ Đề Tâm  nguyện thì dễ nhưng để thực hành Bồ tát hạnh thì khó. Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới có nói rõ: “Này Thiện nam tử, nếu có chúng sinh phát tâm vô thượng bồ đề, đây là chuyện rất khó. Đã phát khởi Bồ Đề Tâm  rồi lại có thể thực hành Bồ tát hạnh, việc này càng khó gấp bội.” Thì chúng ta thấy rõ ràng, trên con đường tu học này, nhiều người phát tâm nhưng mấy ai đi được. Thì Hải cũng xin chia sẻ như vậy thôi.

Thầy: Vị nào ở Tp hỏi một câu sau đó tới HN, CT

Hải: Con thấy trong Kinh Hoa nghiêm có nói câu : “Người đã phát tâm Bồ đề đã khó rồi, mà thực hành Bồ tát hạnh còn khó hơn gấp bội đó Thầy, con cũng chưa rõ vấn đề này lắm, mong Thầy giải thích thêm.

Thầy: Trước hết là mình tin cái đã, đâu phải là mình phát tâm Bồ đề đâu. Bồ Đề Tâm  vốn có sẵn rồi, nó là Pháp giới, Như Lai Tạng, nó là Phật tánh, mình không tạo ra. Trong Trung Luận của ngài Long Thọ thì Bồ Đề Tâm  tuyệt đối là chân đế, chân đế đó nó có sẵn rồi, chứ không phải mình tạo ra. Rồi bây giờ mình thực hành là sao? Mình có phát gì gì nữa mình nên nhớ là mình đang nằm trong Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, phải không? không phải mình đạt tới cái quả, mà cái quả nó có sẵn rồi, bây giờ mình làm Bồ tát hạnh hay mình khai thác, rồi lần lần mình thấy nó rõ ra thôi.

Mình phải tin chứ, Sắc tức là Không, Không là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, Sắc là Bồ Đề Tâm  tương đối, như bây giờ mình ăn, mình uống là sắc, mà bản tánh của Bồ Đề Tâm  tương đối là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, bản tánh của sanh tử chính là Niết bàn, kinh mình đã học nhiều lắm rồi, bây giờ mình làm sao không đặt vấn đề là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối trước, mà mình đặt Bồ Đề Tâm  tương đối của mình luôn luôn, nói theo như ngài Gampopa là đồng khởi với Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, Bồ Đề Tâm  tương đối với mình nó luôn trùng khít với Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, phải không? mình không thể ra khỏi Phật được, ông Tôn Ngộ không đó có nhảy trời gì cũng không thể ra khỏi Phật được, cho nên mình làm Bồ Đề Tâm  tương đối không phải là mình phát hay gì gì đó, mình có phát trời gì nữa cũng là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, cho nên vấn đề không phải là đạt đến Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, mà mình nhận cho ra, nhận biết được Bồ Đề Tâm  tương đối mình đang làm đây, đó chính là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối.

Bồ Đề Tâm đơn giản lắm, Bồ Đề Tâm  trong kinh có định nghĩa là đồng với công đức của tất cả Phật pháp, có nghĩa là sao, tất cả Phật pháp là đủ thứ hết. Bồ Đề Tâm  đồng với tất cả cái đó, có nghĩa là sao? Có nghĩa là tất cả những cái đó đều là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối hết, anh thiền định đó là Bồ tâm tuyệt đối, anh tụng kinh đó là Bồ tâm tuyệt đối, anh quét lá ngoài sân đó là Bồ tâm tuyệt đối, bởi vì nó đồng mà, hiểu không? Mình “tu trên quả” là vậy đó, mình tu trên Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, còn Bồ Đề Tâm  tương đối là những cái mà nó biểu lộ ra cho mình dễ thấy thôi. Anh tụng kinh là gì, anh tụng lời Phật, phải không? tụng kinh của anh có thể ra khỏi Phật không, có thể ra khỏi tướng lưỡi rộng dài trùm khắp tam thiên đại thiên thế giới, mình có thể ra khỏi tướng lưỡi đó được hay không? không được phải không.

Mình tụng kinh là nằm trong lời của Phật, trong tâm giác ngộ của Phật, khẩu giác ngộ của Phật và trong thân giác ngộ của Phật vậy thôi.

Thành ra mình đừng nghĩ là mình phát tâm là sinh ra tai họa nữa. Anh phát tâm là cái tôi của anh nó bắt đầu khởi lên đó, phải không? tôi phát tâm cao hơn người ta, Bồ Đề Tâm  tôi bự hơn người ta, thì vậy cứ lăn lộn miết thôi, thành ra anh hiểu cái quan trọng nhất là anh có làm gì đi nữa thì đó cũng là làm trên Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, làm trên chính cái nền tảng, làm trên chính cái tánh Không, từ trước đức Phật sanh ra, trước khi đức Phật thuyết pháp thì tánh Không nó luôn như vậy, nó vốn là  như vậy, và giờ đây tánh Không nó vẫn là như vậy, cho tới lúc ngài Di Lặc cũng là như vậy.

Tánh Không nó không thay đổi, Bồ Đề Tâm  tuyệt đối là gì? Đó, không sanh, không diệt, không tăng, không giảm, không dơ, không sạch đó là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, bây giờ mình làm sao với những chuyện sanh diệt này, cho nó trùng khít, trùng khít được một phần mười thì mình vô sơ địa, hai phần mười thì mình vô nhị địa, ba phần mười thì mình vô tam địa, chứ không phải mình vươn tới Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, mà mình có tin nổi điều quan trọng nhất, mình tụng kinh Hoa Nghiêm nói là tin là mẹ của tất cả công đức, mình tin như vậy mới bắt đầu bước vào Đại thừa được, bởi vậy cho nên gọi là “Đại thừa khởi tín luận”, tại sao không nói Đại thừa chứng ngộ luận… mà khởi tín thôi. Cái niềm tin vào cái đó là cái quyết định và con đường Bồ tát của anh luôn đi trong Bồ Đề Tâm  tuyệt đối đó, cho tới khi mà hoàn toàn tất cả hành động, tất cả những thiện chí của anh, tất cả mọi ăn uống, nói, nín của anh, tất cả mọi công trạng của anh nó trùng khít với Bồ Đề Tâm  tuyệt đối đó, thì lúc đó anh thành Phật, vậy thôi, phải không?

Thành ra đừng có nói chữ phát tâm, phát tâm là chữ giả hiệu để mình tin thôi, chứ còn mình cứ phát tâm ra. Trong kinh Lăng Nghiêm nói y như mình tạo một khoảng không trong bàn tay này, so với khoảng không bên ngoài là nó như vậy rồi, nó không sanh, không diệt, không tăng, không giảm, nên không có tạo ra nó, mà chỉ sống với nó thôi, sống sao cho nó đồng khởi, Bồ Đề Tâm  tương đối của mình đồng khởi, cuộc đời tôi đồng khởi và trùng khít với Bồ Đề Tâm  tuyệt đối thì đó là hoàn thành, phải không?

Đồng khởi là sao? Trùng khít là sao? Trong kinh Pháp Hoa hay trong kinh Tịnh độ thì nói là Như Lai Thọ Lượng, Vô Lượng Thọ, cuộc đời là mình mà trùng khít với Vô Lượng Thọ với đức A Di Đà hay trùng khít với thọ lượng của Như Lai là mình giải thoát, phải không? Đơn giản vậy thôi.

Rồi cho một người nào ở Tp này hỏi nữa.

Bình: Trong đoạn Nguyên và H.Anh có đọc.

Thầy: Phải nói cho rõ đoạn đó nằm trong cuốn Lời Vàng Của Thầy Tôi, chứ H.Anh đâu mà H.Anh.

Bình: có đoạn con xin đọc lại: “Việc phát khởi Bồ Đề Tâm  là tinh túy của tám vạn bốn ngàn pháp môn mà đấng chiến thắng đã chỉ dạy, đây là giáo huấn bạn cần phải có, ngay cả chỉ một giáo huấn đó thôi cũng đã đủ rồi, nhưng nếu thiếu Bồ Đề Tâm  thì tất cả mọi thứ khác cũng thành vô ích. Đây là món thuốc trị bá bệnh, chữa lành mọi tật.” Dạ xin Thầy giảng thêm cho chúng con hiểu rõ hơn về đoạn này.

Thầy: Thứ nhất là mình hiểu cái gì nó cũng có nhiều cấp độ trong đó, thật sự ra không có chuyện thiếu Bồ Đề Tâm  , mà mình không nhận biết Bồ Đề Tâm  tuyệt đối thôi, đức Phật đã nói trong kinh Đại Bát Niết Bàn là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, sao mình nói mình thiếu.

Thành ra mình phải hiểu chữ “Phát” là sao? Phát này là làm sao cho mình đồng khởi cùng một lần với Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, chứ không phải phát. Chứ anh phát là anh lấy cái gì anh phát, anh lấy cái tôi anh phát phải không? thì anh càng sa đọa nữa, đơn giản vậy thôi.

Phát là anh trùm, anh tương ưng được với Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, chứ không phải mình cứ nghe ngôn ngữ rồi mình nghĩ nó là vậy đâu. Mình phải hiểu nó ở cái mức độ, nó có nhiều mức độ lắm. Mình nghe thấy phát, rồi ngày nào tui cũng phát, rồi tui thấy hơn ông đó một ngày tui phát tới 8 lần, ông kia phát có 3 lần thôi thì ông kia thua tui. Thì Bồ đề tâm này là Bồ đề tâm của chúng sanh, Bồ đề tâm của sanh tử.

Thành ra bởi vậy, mình phải hiểu bằng trí huệ chứ không phải cứ y chang như vậy mà hiều đâu. Ông gặp một vị Bồ tát nào đó, ông nói con xin phát Bồ đề tâm là ông tát cho cái bốp liền. Ai cho anh phát? Anh phát ở đâu? Ví dụ con cá nó sống trong nước, con cá nó sống trong dại dương mà bây giờ nó nói là tui sẽ đạt tới đại dương, tát cái bốp liền phải không?

Phát có nghĩa là anh tin và anh làm sao để nó tương ưng lần lần, mình quét nhà mình tụng kinh…v.v. Mà Bồ đề tâm là gồm tất cả những cái đó. Bồ đề tâm nó gồm cả trí huệ, gồm cả từ bi, tình yêu thương, tinh tấn, nỗ lực, tất cả. Bởi vì Thầy đã nói rồi cái câu này mình không bao giờ mình hiểu cho tới ngày mình thành Phật, là cái câu mình hay tụng đó: “Bồ đề tâm đồng với công đức của tất cả Phật pháp”. Đồng là sao? Có nghĩa là tất cả Phật pháp là Bồ đề tâm vậy thôi chứ có gì đâu phải không? Đơn giản vậy thôi. Thì anh làm cái gì anh cũng làm Bồ đề tâm, miễn sao anh thấy được cái sự đồng khởi, cái sự trùng khít giữa cái của anh đang làm và Bồ đề tâm tuyệt đối. Đơn giản vậy thôi. Chứ mình đừng có đem cái chuyện cái tôi của mình vô, tôi và cái của tôi vô nó nhiễm ô trong đó. Ai cho anh phát? Nó vốn như vậy. Trong kinh Thầy đã nói rất rõ ràng, kinh Đại Bát Nhã nói: Dù chư Phật có sinh ra đời hay không? Có thuyết pháp hay không? Thì tánh Không nó vẫn như vậy. Và chính vì nó vẫn như vậy mà mình ở đây, mình không cần xoay ngược hai ngàn rưỡi năm để mình chứng ngộ mà mình có thể chứng ngộ ngay tại đây. Vì nó có sẵn đây vậy thôi.

Thành ra Thầy nói mình tu là tu trên nền tảng là vậy đó. Nền tảng chính là tánh Không, chính là Bồ đề tâm tuyệt đối. Chứ nếu nó là tương đối thì nó không gọi là nền tảng mà không chỉ nền tảng cho một cuộc đời này mà nhiều đời sau nữa. Bởi vì nền tảng nó chính là Phật, đơn giản vậy thôi phải không? Đâu phải nền tảng mình xây ra, mình nhờ mấy ông xây dựng ông xây cho mình cái nền thật chắc là mình chắc ăn. Nền tảng đó chính là Phật. Và Đức Phật, Ngài đã khai thác Ngài đã đầy đủ cái nền tảng đó, cho nên gọi Ngài là Phật. Cái nề tảng đó chính là Phật tánh mà Ngài đã nói rồi, chúng sanh đều có Phật tánh.

Thành ra cái vấn đề là mình làm, mình phải cho rõ ràng chứ còn bây giờ mình nói tui phải làm Bồ đề tâm tương đối để tui đạt tới Bồ đề tâm tuyệt đối. Đó là một sai lầm, cái sai lầm của chúng sanh. Bởi vì giữa Bồ đề tâm tương đối và Bồ đề tâm tuyệt đối không có thời gian, không có không gian. Và anh nói anh làm cái này để anh đạt tới cái kia là anh tạo ra một thời gian. Thì anh cứ làm đi rồi từ từ anh sẽ bắt đầu thấy nó đồng khởi. Anh thấy mình đi kinh hành hay mình tụnh kinh, mình quét rác ngoài kia thì cũng giống như những vị tổ hồi xưa vậy thôi. Bởi vì chính không có thời gian, không có không gian cho nên mình mới trùng khít được với những vị như Ngài Gampopa, Milarepa. Mặc dù cái thân mình không thể làm như Ngài Milrepa được, thân mình không thể như ngày xưa được. Mỗi đêm ngủ dưới một gốc cây khác nhau, mình làm cái đó một tháng không mắc Covid thì cảm cúm mà chết rồi. Nhưng mà nó trùng khít phải không?

Cái quan trọng là làm sao nó trùng khít, nó đồng khởi. Chứ con anh cứ nói tui là tui làm Bồ đề tâm tương đối để tui đạt tới cái Bồ đề tâm tuyệt đối thì không bao giờ. Đó là một cái ảo tưởng rất trầm trọng, bởi vì ảo tưởng của chúng sanh là có thời gian. Coi chừng mình càng phát chừng nào cái thời gian mình nó càng thật chừng đó. Thành ra thời gian nó trở thành một cái sự vật nào đó mà mình thoát ra không nổi. Bồ đề tâm tuyệt đối là vậy, thì mình cứ làm đi. Đó ví dụ như là tất cả nó đều là Bồ đề tâm tuyệt đối hết thì mình cứ từ bi đi, thương yêu đi. Tui yếu về trí huệ, tui mạnh về từ bi thì tui thương yêu đi, cho tới cái thương yêu đó nó trùng khít với cái thương yêu mà như trong kinh nói Phật coi tất cả chúng sanh như con một. Trùng khít với cái đó thì mình thành Bồ tát vậy thôi. Cái gì nó cũng có sẵn rồi chứ không có tạo gì hết, tầm bậy của mình là mìnhcứ ưa tạo thôi. Mình bị cuộc đời này nó thôi miên mình, mình cứ tạo thôi. Anh nào càng sáng tạo mạnh thì anh đó mau giàu, Apple chả hạn vài thành nó tạo ra cái khác, mình tưởng cái đó là sự tiến bộ, không có. Mình tạo ra cái gì? Cái đó càng không tạo nữa, nó có sẵn cho nên anh làm sao để cho nó trùng khít. Thành ra như hồi nãy ông Hải, ông nói Bồ tát hạnh chả hạn, Bồ tát hạnh là anh chỉ khai triển ra cái anh vốn có sẵn thôi.

Thành ra Thầy đã nói rất nhiều lần rồi, ba la mật là gì? Ba la mật là bờ bên kia, là rốt ráo, là giải thoát. Tại sao lại nói bố thí là bố thí ba la mật, tại vì cái bố thí đó là bố thí ở trong bản tánh, thì anh giải thoát. Bố thí ba la mật là anh khai triển từ cái nền tảng là anh giàu có vô lượng, và anh khai triển cho cho chút chút. Trong cái cho đó anh mới biết là anh giàu có vô lượng. Chứ biết đời nào mà mình giàu có vô lượng. Đó là ba la mật, ba la mật chỉ là khai triển. Bố thí ba la mật chỉ là sự khai triển sự giàu có của mình thôi, mà sự giàu có trong Mật thừa gọi là Đức Bảo Sanh. Bảo Sanh Phật là một trong năm vị Phật, là mình giàu có vô lượng. Mình bố thí ba la mật là để mình trùm khít, để mình tương ưng, để đồng khởi. Bây giờ mà mình chờ mình giàu thì biết đời nào, vô phương.

Thầy đã nói rồi toán học hay khoa học bao giờ cũng phải đặt trên một cái giả thuyết nào đó. Bữa trước Thầy mới đọc, Thầy cũng hoảng hồn lên, nó vẽ một cái nguyên tử với các điện tử xung quanh là một giả thuyết thôi. Nhưng chính tất cả vật lý rồi này nọ nó làm việc trên giả thuyết đó. Giải thuyết của hình học Euclide là từ một điểm thì chỉ có thể vẽ một đường thẳng song song với đường thẳng kia mà thôi. Nếu như anh nói anh vẽ được nhiều đường thì anh thì anh lại thành hình học kiểu như hình cầu của Riemann rồi đó. Ăn thua là cái giả thuyết đầu tiên. Mà tu hành là gì? Từ cái giả thuyết đó mà nó không còn là giả thuyết nữa mà sự thật nó là như vậy. Sự thật là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Sự thật là tất cả chúng sanh đều có đầy đủ hết, công đức trí huệ gì đó đều đầy đủ hết. Còn cái sự tích tập công đức, tích tập trí huệ của cái bước đầu Phật giáo chỉ là để anh cảm nhận được, nhận thức được, nhận biết được là cái sự tích tập của anh trên nền tảng nó vốn có sẵn đó.

Khi nào mà anh trùng khít hoàn toàn và anh tương ưng hoàn toàn, anh đồng khởi hoàn toàn thì anh là Phật, anh là Bồ tát vậy thôi. Chứ đừng có nói là từ bi của tui, thấy có kinh điển nào nói từ bi của một vị Phật nào đó không? Tui nói tui phát ra rồi từ bi của tui, cái gì cũng là của tui, tới nhà của tui, con cái của tui, xe của tui, công việc của tui. Tất cả những cái đó là nó bó mình lại. Thành ra mình cư tư duy mãi trong cái hộp thôi. Thiệt ra anh phải tin một điều, không gian trong cái hộp đó với không gian ở ngoài là một. Đó là định đề căn bản của tất cả Phật giáo. Chứ còn anh cứ nói tui sẽ tạo ra không gian này thì anh thêm một cái hộp nữa, rồi anh cứ thêm hộp miết. Thầy đã nói rồi cái năm nào đó mình đọc cái đoạn trong Kinh Duy Ma Cật, hỏi là Ngài Duy Ma Cật ở đâu lại? Ngài Duy Ma Cật trả lời từ đạo tràng lại. Hỏi đạo tràng là cái gì? Đạo tràng là tâm từ, tâm bi, đạo tràng là trí huệ, đạo là tinh tấn, nhẫn nhục, đủ thứ hết, Ngài nói một tăng.

Hoặc là trùng khít hoặc là tương ưng, đó tùy theo muốn gọi thế nào thì gọi phải không, chứ không phải nói tự do là đạt tới đâu, nó có sẵn rồi chẳng qua là mình tự bó hẹp mình lại cho nên là mình thấy mình mất tự do. Phương tây nó gọi là tư duy ngoài chiếc hộp đó, mình muốn thoát ra ngoài chiếc hộp thì mình phải là không gian, không gian bên trong chiếc hộp và bên ngoài chiếc hộp là như nhau, phải không? Và anh nào trí huệ cao hơn nữa là anh thấy không có cái hộp đó đâu, phải không? Cái hộp đó chỉ là một ảo tưởng của anh thôi! Và anh cứ kiên cố, cứ lo thoát khỏi chiếc hộp. Anh nào mà nói tôi muốn thoát khỏi cái hộp thì anh đó bị ám ảnh bởi cái hộp nhiều và anh cũng bị cái hộp đó nó đày đọa thêm nữa, anh càng bị nhốt trong cái hộp đó thêm nữa, phải không? Thì kinh Đại bát nhã mình tụng thường ngày đó thì không có cái hộp, không có mắt tai mũi lưỡi thân ý, không có sắc thanh hương vị xúc pháp, thậm chí không có vô minh cũng không có hết vô minh. Không có cái hộp là giải thoát chứ không phải thoát ra khỏi cái hộp đó là giải thoát đâu, phải không?. Rồi bây giờ mấy vị ở Hà Nội có hỏi gì không?

 V. Hoàng: Dạ thưa thầy ạ. Thưa thầy, đoạn vừa rồi thầy có nói đến cái giả thiết ạ. Toàn bộ các ngành khoa học hiện đại đều được xây dựng và phát triển trên các giả thiết, vậy thì cái việc tu hành của mình nhìn theo một cách tương tự như vậy thì nó cũng đặt trên một nền tảng giống như là giả thiết, ví dụ như Bồ Đề Tâm  chẳng hạn, là cái sẵn có. Và tất cả mọi hoạt động của mình dù mình có biết hay là không biết, muốn hay là không muốn thì nó vẫn vận hành trên cái Bồ Đề Tâm  ấy. Thông qua chuyện đó mình có niềm tin và mình cứ làm mãi thì mình sẽ thực chứng được cái Bồ Đề Tâm  đó, và lúc đó cái giả thiết đó trở thành sự thật chứ không còn là giả thiết nữa. Con cảm thấy rất là xúc động và ấn tượng với những lời dạy đó của thầy. Con không còn có ý nào để hỏi nữa, lời thầy giảng quá rõ ràng rồi ạ. Trong cuốn Đại thừa khởi tín luận thầy có nhắc là tại sao lại đề cập là Đại thừa khởi tín?! Thì tại vì đấy là bước khởi đầu đầu tiên của toàn bộ quá trình tu học. Anh tin vào một điều thì đó là giả thiết nhưng trong quá trình tu học, quá trình thực hành, quá trình sống của mình thì mình sẽ thực chứng điều đó là sự thật. Con xin thầy tiếp tục khai triển thêm về điểm này để cô chú anh chị em có cơ hội cảm nhận được ngay bây giờ một cách trực tiếp hơn về cái câu chuyện rằng cái đó là sẵn có và mình đang ngày càng gần nó, đang tương ưng với nó đây, để mình mạnh mẽ hơn niềm tin ạ. Con xin hết ạ.

Thầy: Mình nói giả thiết thì đối với mình là người bình thường, với chúng sanh chưa thấy biết rõ ràng chẳng hạn thì coi đó là một giả thiết, nhưng đó là một sự thật. Đối với tất cả các vị đã chứng ngộ thì cái đó là sự thật, thành ra mình nói mình phải tin vào cái giả thiết này thì đó chỉ là một cái chuyện thôi, cái nhìn của mình thì đó là một giả thiết, nhưng đối với Đức Phật thì đó là một chân lý tuyệt đối, là Chân đế. Ngài đã chứng nghiệm như vậy rồi, phải không? Thì bây giờ đơn giản và cụ thể là tất cả những việc mà mình làm có tin được điều này không? Tất cả những điều mình làm đều là chân lý tuyệt đối, là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối. Tất cả những việc mình làm đều là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối. Từ chuyện anh quét rác, buổi sáng anh đánh răng cho tới việc anh ngồi sửa bài, hay anh làm cái gì đó …thì tất cả đều là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối. Bởi vậy, mới gọi là Sắc tức là Không, Thọ Tưởng Hành Thức cũng đều như vậy. Tất cả Sắc Thọ Tưởng Hành Thức của mình đều là Bồ Đề Tâm  , đều là chân lý tuyệt đối hết. Thì bây giờ mình nhìn ra ngoài coi mình sẽ thấy nó đều là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối hết. Nhãn Nhĩ Tỷ Thiệt Thân Ý đó đều là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối hết, chẳng qua là mình không dám tin. Phải không? Anh nhìn thấy cái gì thì đó là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối. Vấn đề là mình phải tin rồi mình tập dần cho nó quen quen quen …rồi một chập hai cái đó nó đồng khởi với nhau. Cái Bồ Đề Tâm  tương đối thầy ví dụ bây giờ như thầy đang nói đây này, phải không? Nó là Bồ Đề Tâm  tương đối còn gì nữa. Thầy cũng ráng nên, gồng nên để trả lời cho đòi hỏi của Ông Việt Hoàng đó là làm cho nó rõ hơn nữa, thầy cũng gồng mình lên thì đó là Bồ Đề Tâm  tương đối, phải không? Nhưng mà thấy thấy cái điều mà thầy nói đây là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối thì thầy khỏe, phải không? Còn mình nói phải gồng mình lên để nói làm sao cho vừa ý ông Việt Hoàng, rằng ông khó tính lắm thì .. đó, mình sẽ khổ lắm. Nói hay nói dở gì thì cũng là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối hết, phải không? Cái giả thiết kinh khủng là cái đó đó, là tất cả đều là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối hết nhưng mà mình không nhận ra thôi. Tất cả mọi hành vi của mình, tất cả mọi hành vi Thân Khẩu Ý của mình đều là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối hết, phải không? Y như mình là cái miếng bọt biển, mình thả vào biển thì dù nó có tròn có méo gì thì nó cũng thấm đầy nước hết, nó cũng là Đại dương đó thôi, phải không? Thành ra cái chữ đồng khởi là vậy đó, tất cả những hành vi, hành động của mình dầu nhỏ nhặt như lau cái bàn hay như nấu ăn hay các việc khác thì cũng đều là Bồ Đề Tâm  tuyệt đối hết. Thành ra cái vị trong cuốn “Giáo huấn điển tọa” đó, ông trưởng bếp ông nấu ăn mười sáu năm, sau đó ông thượng tọa tịch thì ông đó lên làm trụ trì liền, phải không? Bởi vì trong suốt mười sáu năm đó ông làm trong Bồ Đề Tâm  tương đối nhưng mà họ luôn luôn trùng khít với Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, phải không? Nấu ăn là một cái chuyện Bồ Đề Tâm  tương đối chứ còn gì nữa, nhưng mà nó đồng khởi và trùng khít, sít sao vậy đó. Nên nhớ là đối với một người mà đạt tới cái tuyệt đối rồi thì ở đời này chẳng có cái gì tương đối hết, phải không? Một người đã đạt tới tuyệt đối rồi thì không có cái gì là tương đối hết, đơn giản vậy thôi.

Rồi đã được chưa hay hỏi tiếp? thôi chừng đó đủ rồi bây giờ anh cứ làm sao cho nó trùng khít, nó đồng khởi thôi. Rồi Việt Dũng hỏi.

Việt Dũng: Dạ con kính chào thầy ạ. Xin thầy cho con hỏi, khi nãy thầy có khai thị cho chúng con là trong đời có những sai lầm bằng nhận thức, con cứ nghĩ mình làm mọi thứ bằng Bồ Đề Tâm  tương đối, bằng những cái hành động tiệm cận dần để đạt đến cái Bồ Đề Tâm  tuyệt đối, giống như thầy nói như là mình đã tạo ra thời gian và mình đi mãi như thế thì không đúng và thầy có nói rằng mình phải giống như là không có chiếc hộp. Con lại nghĩ rằng mình phải làm thế nào để mở rộng cái hộp ra, mình mở rộng, càng ngày càng mở rộng và càng rộng con càng có nhiều tự do, nhưng mà con cũng suy nghĩ về cái tư duy đó thì nó giống như là.

Thầy: Thôi Thầy nói văn tắt thôi. Không có chuyện mở rộng chiếc hộp cho tới ngày nó rộng lớn rồi nó bể ra, mà anh phải hành động, anh sử dụng thân khẩu ý của anh giống như không gian, phải không? Vậy thôi. Anh muốn chứng nghiệm được cái không gian trong cái hộp và không gian bên ngoài nó là một thì anh phải hành động y như không gian vậy thôi. Chứ còn anh đừng có hành động trên cái hộp hành động trên cái hộp là hành động trên một cái gì tương đối phải không?

Việt Dũng: Dạ, con thưa thầy là con thấy khó quá ạ. Con lúc nào cũng thấy có một cái trung tâm là mình.

Thầy: Thì bây giờ mình phải tin thôi, bạn lấy trung tâm đó là Phật chứ không phải lấy cái ông Việt Dũng nào hết á, dẹp hết cái ông Việt Dũng đi, thứ đó mệt mỏi lắm. Nếu ông là Phật thì ông hành động, ông tụng Kinh như một vị Phật nói, ông quét nhà như một vị Bồ tát hay là một vị A la hán phải không? Đó là một giả thiết nhưng đó là một sự thật, ông là một người giải thoát, ông là một vị A la hán quét nhà chứ không phải một vị quét nhà cho sạch. Phải không? Thay vì lấy trung tâm là mình thì anh không cần phá bỏ gì hết á, anh lấy trung tâm anh là một vị giải thoát. Đó! người ta nói vậy đó, anh thử bắt chước theo, thiền hành đi bộ từng bước từng bước làm gì?

Thầy: Thôi bây giờ Thầy vắn tắt thôi phải không, không có chuyện mở rộng cái hộp để cho tới ngày cái hộp nó bể ra mà là tất cả thân khẩu ý của anh hành động như không gian, vậy thôi. Anh muốn chứng nghiệm cái không gian trong chiếc hộp và ngoài chiếc hộp nó là một thì anh phải hành động như không gian, vậy thôi. Chứ còn anh đừng có hành động trên cái hộp, hành động trên cái hộp là hành động trên một cái gì tương đối, phải không?

VD: Thưa Thầy, con thấy là khó quá ạ. Bởi vì lúc nào con cũng thấy có một cái trung tâm là cái tôi của mình…

Thầy: Thì bây giờ mình phải tin thôi. Bây giờ bạn lấy trung tâm đó là Phật chứ đừng có lấy VD nào hết, VD thì dẹp đi, thứ đó thì cũng ớn lắm. Thì lúc đó ông tụng kinh như một vị Phật nói, ông quét nhà như một vị Bồ tát hay A La Hán quét nhà. Đó là giả thuyết, nhưng đối với Phật thì sự thật là vậy, ông là một vị giải thoát, ông là một vị A La Hán đang quét nhà chứ không phải một vị quét nhà để cho sạch, phải không? Thay vì mình lấy trung tâm là của mình, mà mình không cần phá bỏ trung tâm gì hết á, anh lấy trung tâm anh là một vị giải thoát, anh thử tưởng tượng rồi làm theo như vậy. Đó bởi vậy mà người ta mới bắt chước theo là vậy đó, thiền hành đi bộ từng bước từng bước, để làm gì, để cho nó trùng khít với “cái kia”, trùng khít với “một-bước-chân-giác-ngộ” là như thế nào, phải không? Thì ở trên cái mà gọi là Đồng Khởi đó đó, cái “trùng khít” đó đó, thì anh tu hành là trên cái “trùng khít” đó chứ không phải anh tu hành là trên cái anh đi bộ. Làm sao cái bước chân mình thì như ngài Nhất Hạnh có nói là “Từng bước nở hoa sen” đó. Anh có tin được vậy hay không? Anh tin vậy thì anh cứ làm đi, làm đi một chặp thì anh thấy.

Mà bước chân của anh nó không chỉ trùng khít với các bậc giải thoát đâu mà nó còn trùng khít với tất cả chúng sanh nữa. Thì đó là giải thoát. Thì mình sẽ thấy là bước chân của mình nó cũng đồng khởi với bước chân của Phật đã từng đi cách đây hơn hai ngàn rưỡi năm rồi, phải không? Thì thời gian và không gian nó xóa hết trong cái thực tại tuyệt đối đó, trong cái Bồ Đề Tâm tuyệt đối đó. Tin đi thì làm lần lần mình thấy.

Đó là cái mà Thầy nói là bên Tây Tạng họ nói là “Tu trên Quả” là vậy đó. Tất cả chỉ là sự lưu xuất của một cái quả đã có sẵn rồi, tôi làm sao tôi lưu xuất để nó trùng khít vậy thôi, chứ không phải tôi đạt tới Quả đó. Và cái chuyện giơ tay động chân của tôi, cái chuyện chắp tay của tôi là nó từ cái Phật tánh của mình nó tuôn ra. Còn bây giờ mình chắp tay như vậy là mình bắt chước để nó “trùng khít” với các vị đó, nhưng nó “trùng khít” vậy, “Đồng khởi” vậy tới một lúc nào đó là chuyện đó thành đương nhiên.

Giả thuyết là “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” “Tất cả mọi hành động là đều làm trong Bồ đề tâm”, cái giả thuyết đó rồi nó sẽ thành sự thật, vì nó vốn là sự thật, phải không? Bởi vì cái chuyện này rất nhiều vị chứng minh rồi, rất nhiều vị đã chứng thực cái điều này rồi, thành ra bởi vậy ngài Đạo Nguyên ngài nói vậy đó, “Chúng sanh không thể thành Phật được. Chỉ có Phật mới thành Phật”, đơn giản vậy thôi. Chỉ có Phật mới thành Phật, chứ bạn cứ tin bạn là chúng sanh thì muôn đời bạn không thành Phật được. Phải không?

Thật sự ra mình tu trên Quả thì mình là Phật nhưng chỉ giả dạng làm chúng sanh thôi. Chứ còn mình cứ đặt trên một cái định đề, cái giả thuyết mình là chúng sanh thì muôn đời mình không bao giờ thành Phật được hết. Cho nên ngài Đạo Nguyên ngài nói như vậy đó, “Chúng sinh không thể thành Phật, mà chỉ có Phật mới thành Phật”.

Thì mình cứ làm đi rồi lần lần mình nhận ra thôi. Nhìn ra ngoài trời mình có thấy đó là Bồ Đề Tâm tuyệt đối không, hay là mình nói Hà Nội lạnh 12 độ gì đó, không phải, anh nhìn ra ngoài trời anh sẽ thấy Bồ Đề Tâm tuyệt đối, nó hiển hiện ra ngoài cửa sổ của anh ấy, chứ không phải tìm kiếm đâu xa hết á, không có, không có ở Hy Mã Lạp Sơn, hay cái gì đó. Chứ đừng có nghĩ là “bỏ hình bắt bóng” hay gì đó, đại khái vậy, nhìn ra đi, đó là Bồ Đề Tâm tuyệt đối đó, chứ không cần tìm đâu hết. Đã gọi là tuyệt đối thì nó hiển hiện khắp mọi chỗ phải không, nếu nó không hiển hiện khắp mọi chỗ thì nó không phải là tuyệt đối, đúng không? Cái gì tuyệt đối thì cái đó có mặt, nó hiện diện khắp tất cả mọi chỗ hết, và nếu bạn không thấy nó hiện diện ở mọi chỗ thì cái đó nó chỉ là tương đối thôi, cái tuyệt đối luôn luôn hiện diện khắp tất cả các chỗ, nó mới là tuyệt đối.

Rồi thôi bây giờ tới phiên mấy vị Cần Thơ, còn mười phút nữa.

Chú Châu: Bạch Thầy và chúng, con xin hỏi Thầy như vậy thì cái Bồ Đề Tâm của hàng Thanh Văn nó có hạn chế hay khác của bên Đại Thừa không ạ?

Thầy: Thì bên hàng Thanh Văn họ quan niệm là Niết Bàn có nghĩa là Bồ đề tâm tuyệt đối đó phải không? Là nó khác biệt với sanh tử, cho nên họ có nhập Niết Bàn và từ giã sanh tử. Thành ra cái Bồ Đề Tâm nó có giới hạn trong đó. Còn Bồ Đề Tâm của một vị Bồ tát tu thành Phật là Bản tánh của sanh tử chính là Niết Bàn. Nó chỉ khác nhau vậy thôi. Nó cũng là Bồ Đề Tâm nhưng theo quan điểm nó có giới hạn khác nhau. Bồ Đề Tâm của Thanh Văn nó không trùm sanh tử, cho nên vị đó nhập Niết Bàn và Niết Bàn đó cách ly với sanh tử. Còn Bồ Đề Tâm của một vị Bồ tát thì nó trùm cả sanh tử và Niết Bàn, cái Bồ Đề Tâm tuyệt đối đó nó trùm cả sanh tử và Niết Bàn. Cho nên không trụ Niết Bàn mà cũng không bỏ sanh tử. Đại thừa hay nói không thủ không xả là vậy đó, không lấy không bỏ, không lấy Niết Bàn mà cũng không bỏ sanh tử, hiểu không, bởi vì nó trùm cả sanh tử và Niết Bàn nên nó không lấy cái này mà nó bỏ cái kia.

Chú Châu: Nhưng mà từ cái Thanh Văn mà chuyển sang, từ Niết Bàn mà chuyển sang sanh tử thì có chuyển được không Thầy?

Thầy: Thì cái Lòng Bi của anh nó trùm cả sang sanh tử thì tự nhiên nó chuyển thôi chứ có gì đâu, phải không? Bi và Trí của anh nó trùm cả thì đó là chuyển. Còn anh quan niệm Niết Bàn là một trạng thái tâm thức giải thoát nào đó thì nó không dính dáng gì đến sanh tử hết, từ bỏ sanh tử. Rồi Cần Thơ còn ai hỏi gì không?  À có ông Q.T ở Vũng Tàu này, có hỏi gì không?

QTrường: Dạ con có câu hỏi là trong bài mà sư huynh HA và sư huynh N có đọc là ba cách phát Bồ Đề Tâm đó Thầy, thì con thấy mình giống như cách phát Bồ Đề Tâm của một vị vua thôi, là con nghĩ khi con có thì con mới cho được thôi, chứ làm sao để con có thể thay đổi được cái đó.

Thầy: Không. Mình cho thì mình sẽ có thôi. Ông phải biết là mình càng cho thì mình càng sẽ có, mà cho càng nhiều thì làm vua càng lớn thôi. Tại sao mình đòi hỏi là phải có mới cho mà không phải là cứ cho đi rồi sẽ có. Rồi thôi, bây giờ mình hồi hướng.

 

Nguyện đem công đức này

Đến khắp cùng tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đồng trọn thành Phật đạo.