Thầy
Sáng nay Thầy thấy mình tụng cuốn kinh Ánh Sáng Hoàng Kim. Cuốn này là một trong chín cuốn kinh làm nền tảng cho Phật giáo Nepal, nó được người Nhật hồi trước hay tụng lắm. Bởi vì, kinh này nó có tính cách làm cho bền vững nền hoà bình quốc gia và nói mạnh hơn là của thế giới nữa. Mình phải rõ ràng chứ không phải nó là một quyển kinh bình thường đâu. Một trong chín cuốn kinh làm nền tảng cho Phật giáo Nepal. Mình phải hiểu tại sao như vậy. Thành ra, mình đọc mình cũng phải biết nguồn gốc ở đâu, tầm quan trọng như thế nào. Thầy cũng nói rõ là Thầy giảng là giảng ở cái mức độ của Thầy thôi chứ không thể giảng ở mức độ cao hơn được nữa, bởi vì một cuốn kinh mình hiểu là hiểu theo mức độ của mình thôi, phải không? Chứ không phải mình nói cái này là lời của Thầy rồi mình thôi, không phải, có những vị cao hơn họ sẽ giảng ở mức độ cao hơn nữa.
Rồi, bây giờ ông Hải ông có hỏi câu gì đó không, hồi sáng mấy vị tụng kinh đó rồi bây giờ mình có hỏi thêm gì không?
Thôi, Thầy nói cái đó trước rồi cái kia nói sau. Ông hỏi khó Thầy cũng không biết trả lời sao. Nếu ông nói: “Pháp tánh tức Ngũ uẩn thì thế là đoạn kiến, nếu ông nói Pháp tánh rời Ngũ uẩn thì thế là Thường kiến”, “Tức” thì đoạn kiến mà “lìa” thì thường kiến. Cái này thì Thầy cũng có nói vậy, mới đây Thầy cũng có dịch một cuốn, phân biệt Pháp tánh và tướng của các Pháp do ngài Maitraya là đức Di Lạc, một trong năm luận chính của đức Di Lạc trong đó có nói, mình cứ đọc đi, phân biệt những hiện tượng là các pháp đó.
Thôi, thôi đừng đi nữa, ông ngồi ông lo ông nghe chứ chút nữa Thầy hỏi rồi ông lơ mơ lơ mơ, phân biệt các hiện tượng và bản tánh của các hiện tượng. Đó là cái cuốn mà theo tiếng Tàu là gì đó, Pháp tánh. Pháp là các hiện tượng và Pháp tánh là Bản tánh của các hiện tượng, đó là một trong năm cuốn mà ngài Maitraya là tức nhiên là đức Di Lặc để lại cho đời đó. Cuốn đó quan trọng. Theo như cuốn đó nó nói, tất cả các phái của Tây Tạng đều phải học cuốn đó, thành ra mình học, nhưng thấy chơi chơi vậy thôi à. Ngài nói trong đó không có ai, không có gì gì đó nhưng mà phải biết. Hiện giờ mình dễ gì phân biệt được hiện tượng và Bản tánh của các hiện tượng, thành ra mình thấy vậy đó, mình học có vẻ nó sơ xài lắm. .
Một cuốn đó là Thầy thấy, Thầy đọc không có vui thích gì đâu hết á nhưng đó là một vị Tây Tạng rất là nổi tiếng giảng, rồi một vị hiện đại giảng ra tiếng đó nữa. Nên nhớ là, một trong năm luận của đức Di Lạc thì trong đó nó phân biệt Pháp tánh là Bản tánh của các hiện tượng và phân biện hiện tượng là sao. Phân biệt hai cái đó mà tu là tu cái gì? Như ngày hôm qua, mấy người mới mới Thầy có nói vậy đó, đơn giản, đừng có nói gì nhiều hết á. Thứ nhất là anh tu là anh tu cái gì? Và thứ hai anh tìm kiếm là anh tìm kiếm cái gì? Đơn giản vậy thôi chứ đừng có nói miên man. Anh tu cái gì và anh tìm kiếm là anh tìm kiếm cái gì?
Trong này nó nói đó tìm kiếm là tìm kiếm Pháp tánh mà tu là tu Pháp tánh mà Pháp tánh là sao? Pháp tánh là đối với các kinh khác Pháp tánh cũng có nghĩa là tánh Không, cũng có nghĩa là Tánh, cũng có nghĩa là mọi cái mình chỉ để Thực Tại Tối Hậu, đều dùng chữ Pháp tánh hết. Thực tế đó, mình dòm mình thấy, trong đời sống bây giờ nó dùng thực tế để chỉ Pháp tánh. Kinh Đại Bát Nhã, nó dùng chữ thực tế rất nhiều, thực tế là để chỉ Pháp tánh chứ không phải thực tế là hôm nay tôi cái gì gì đó, thực tế chứ không phải là chuyện đời thường đâu. Thành ra Thầy nói là mình phải học cho kỹ, nói con đường Phật giáo là vậy đó, nó sẽ nhiều đời lắm chứ không phải là một đời đâu. Trước hết phải văn-tư-tu. Văn là sao? Là học, đọc, tụng phải không? Văn thì phải nhớ, văn là nghe thôi, văn là phải nhớ còn không nhớ là phải tụng, đó là văn. Tư là tư duy, tư duy làm sao cái ý thức của mình phải tư duy phân biệt được Pháp tánh và các Pháp là thế nào, Bản tánh của các hiện tượng và các hiện tượng là thế nào? Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó là các hiện tượng, bây giờ bản tánh của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là cái gì? Tu là tu cái đó phải không? Và mình cũng phải nên nhớ, để ý vậy đó, tất cả mọi thứ, mình để ý làm sao mà khám phá ra, nói theo chữ của kinh Lăng Nghiêm là phát minh ra. Hồi đó Thầy đọc kinh Lăng Nghiêm, Thầy thấy cũng lạ lắm, chữ phát minh mình mới nghe mới đây thôi phải không, vậy mà hồi xưa nó dùng chữ phát minh ra.
Bây giờ có một câu kinh là câu mà hồi nãy anh Hải đọc đó, chính nơi Ngũ uẩn mà phát hiện Pháp tánh, chính nơi các hiện tượng mà phát hiện ra Bản tánh của tất cả các hiện tượng. Bản tánh của tất cả các hiện tượng là trong… bởi vậy mình phải gom lại, gom lại là tổng trì. Tổng trì có nghĩa là gì? Là Đà la ni, tổng trì lại. Pháp tánh, trong kinh Pháp Hoa gọi là thật tướng của tất cả các Pháp. Thật tướng của tất cả các Pháp có nghĩa là thật tướng của tất cả các hiện tượng và thật tướng đó cũng có nghĩa là thật tướng của đời sống này, mình sống trong đời sống mà mình không biết bản tánh của nó là gì hết, mình sống cạn cạn thôi. Ở ngoài, những là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình thôi chứ mình không biết cái đó phải không. Nghiêm túc xét lại đời sống, như Thầy thôi, nói ra thì sợ đụng chạm, Thầy sống trong những hiện tượng thôi, những hiện tượng đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sáu cái đó nó gọi là sáu cái giác quan. Đời sống mình chỉ cạn cạn trên sáu cái giác quan đó thôi, mình không biết cái Pháp tánh là gì hết. Cho nên đối với thiền tông, ngộ là gì? Ngộ là ngộ cái Pháp tánh đó, đơn giản vậy thôi. Thầy đã nói rất nhiều lần, đối với đạo Phật là thấy và sống trong đó. Thấy cái Pháp tánh và anh sống trong đó, anh sống viên mãn thì đó là đầy đủ Phật pháp.
Chính nơi Ngũ uẩn mà phát hiện Pháp tánh. Bây giờ vị nào trả lời cho Thầy chứ Thầy... Đó chính nơi Ngũ uẩn là gì, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chính nơi đó mà phát hiện Pháp tánh, bởi vì Pháp tánh là Bản tánh của năm cái đó, của Ngũ uẩn, phải phân biệt cho rõ ràng. Mình coi lại cuộc đời của mình đang sống trong cái gì? Có phải là trong cái Pháp tánh, tức là bản tánh của đời sống này hay là mình chỉ sống trên những hiện tượng do giác quan đem lại thôi. Phải kiểm nghiệm, mình rõ ràng lắm phải không, chứ còn ai nói không được, mình phải kiểm nghiệm lại.
Tại sao mình tham? Tham có nghĩa là mình tham hiện tượng chứ mình không biết cái Bản tánh của hiện tượng đó là gì, tại sao vậy? Tại sao mình sân? Tại sao mình si? Năm cái đó là năm cái độc, nó nằm trong máu mình, nó nằm trong thịt mình á, nó nằm ở mạng căn của mình á. Nếu như nó độc, xin lỗi chứ uống thuốc của cô T.Hồng này khoảng mười ngày ra hết à. Có khổ, chính năm cái độc đó nó làm cho mình đi tái sanh. Thành ra nó sâu hơn cả, mà người ta, theo Thầy không biết là bây giờ y khoa có thể thay tuỷ được không, Thầy không biết cái đó, Thầy không biết nhưng mà bây giờ nó sâu hơn cái tuỷ của mình nữa. Bởi vì cái đó nó làm cho mình có xương, có thịt, có tuỷ, có cái này. Mình phải rõ ràng cái này để tu hành, rồi một cái gì nó rõ ràng lắm, khoa học lắm chứ không có cái gì mơ mơ hồ hồ được.
Tại sao tôi tham? Thử hỏi lại câu hỏi đó bởi vì mình không biết Pháp tánh, mình không biết bản tánh các hiện tượng đó là cái gì. Vì tôi tham, tôi thấy ông Thi đó đẹp trai quá, học giỏi quá, đó là một hiện tượng phải không? Đẹp trai, học giỏi cũng là cái nghiệp của ổng thôi, nhưng mà tôi tham tôi mới lấy ổng á. Còn tôi thấy được cái bản tánh của anh Thi là cái gì, là tánh Không phải không, thì hết tham. Ông dụ tôi lấy ông, cho tôi một chiếc xe roll royce, thì roll royce cũng là Pháp tánh thôi phải không. Coi lại cái đó, coi lại thử mình ở mức độ nào. Tham không được rồi sinh ra sân, tôi tham ông Thi không được, cô nào cô hốt ông Thi mất thì tôi nổi sân lên, nổi giận lên. Tham không được thì sân, si, rồi kiêu mạn, nên nhớ là vậy. Thầy cũng thế thôi, sanh ra làm chúng sanh thì cái kiêu mạn, cái kiêu căng là mạng căn cho mình, cái sự sống của Thầy nó sống được dựa trên cái kiêu mạn của Thầy, mình không thấy chuyện đó.
Sự sống của mình là sống trên những hiện tượng nhiễm ô, kiêu mạn. Xin lỗi, ông nào nói ở đây tôi không kiêu mạn nữa thì Thầy nói ông ngồi lên đây tôi lạy ông. Bởi vì không kiêu mạn nữa là anh đạt đến trong bốn tầng Thánh, là A Na Hàm rồi, rất rõ ràng. Nhiều khi gặp ông nào giỏi hơn thì mình giả bộ e thẹn giấu giấu một chút, chứ thiệt ra mình sinh ra đời ở đây, làm con người ở đây là tham, sân, si, và kiêu mạn. Kiêu mạn sanh ra cái gì nữa, đó là đố kỵ. Đời chỉ có bao nhiêu đó thôi, nghĩ ra cho lắm thì cũng chừng đó thôi. Chiến tranh đánh nhau chi, chết cũng là chừng đó thôi.
Khi nào anh thấy cái Pháp tánh thì đó chính là cái cánh cửa mở ra cho anh sự giải thoát, lúc đó anh mới thật sự tu đó, còn không anh cứ loanh quanh trong sanh tử thôi. Đó, năm cái độc đó, và mình cứ quanh quẩn trong năm cái độc đó. Không những năm cái độc đó tự làm hại mình đã đành rồi mà mình còn làm hại người khác nữa, phải không? Đủ thứ, thành ra mình phải rõ ràng chuyện này. Bởi vậy, Thầy thấy giải thoát mở ra cho anh cái sự này, lúc đó anh mới thấy tu tu vậy, chứ nhiều người chưa biết học nữa. Có cái văn đầy đủ, rồi anh học, anh phải tư duy coi thử kinh điển có bịp mình hay không, ngài Maitraya – Ngài Di Lặc có bịp mình hay không. Tự nhiên khi không cái đặt ra hiện tượng, các hiện tượng, Pháp tánh của các hiện tượng, liệu có thật có bản tánh của các hiện tượng hay không. Thành ra, Thầy đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần rồi, các vị thiền sư khi mà có cái chứng ngộ đầu tiên, các vị thường có một câu là “từ nay mới không nghi Phật, nghi Tổ”. Bởi vì mình không chứng nhận được nên mình mới nghi Phật, nghi Tổ.
Nói cái này tôi không thấy gì hết, Pháp tánh là cái gì, tôi không thấy nên phải nghi thôi. Trong khi cả khoa học mò mẫm, hiển vi - điện tử đồ gì đó không thấy Pháp tánh là cái quái gì hết mà bây giờ giả bộ dụ tôi Pháp tánh để tôi quy y, rồi lâu lâu tôi cúng dường cho. Mấy vị thiền sư khi ngộ, khi đại ngộ lần đầu á phải không, “Từ nay mới không nghi Phật nghi Tổ”, chứ chưa chứng là phải nghi thôi, còn không nghi là mình giả bộ xạo đó, giả bộ kiếm chác gì ở đây, chứ nó không thật. Đó, thành ra anh chứng ngộ được lần đầu tiên mà trong Đại Toàn Thiện nói là “xác quyết”. Bây giờ anh có nói trời trăng gì đó, dầu có ông Tổ nào có hiện ra nói ta đây là Long Thọ, ngươi phải nghe ta, này là cái tánh Không này, thế này thế nọ phải không, tôi cũng đuổi ông đi phải không? Bởi vì tôi đã xác quyết cái này nó đã là như vậy rồi tôi cũng đuổi ông đi thôi.
Mình phải thấy tu hành là phải vậy, rõ ràng, can đảm và xác quyết. Xác quyết rồi thì mình không cần cái gì hết, chứ không thôi mình năm cái phiền não này, tham, sân, si, mạn nghi, ái kiến, mình dễ loanh quanh, loanh quanh lắm mà dễ làm hại mình làm hại người khác nữa. Bây giờ cái tu của mình mới văn thôi, nghe thôi, tu để làm sao chính nơi Ngũ uẩn phát hiện Pháp tánh; nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp - sắc, thọ, tưởng, hành, thức, mà phát hiện ra cái đích thật là gì; mắt, tai, mũi, lưỡi, tôi phát hiện ra con người thật của tôi là gì, con người không sanh tử của tôi là gì, rất rõ ràng, nếu mình muốn, phải không? Còn mình không muốn thì thôi qua loa vậy thôi, mình cũng không tu, uổng đời đi. Ngay nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp; ngay nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức, mà mình phát hiện ra Pháp tánh. Câu này phải được đọc tới đọc lui và phải thực hành trong mười năm để hoạ may mình có phát hiện ra Pháp tánh là cái gì.
Tất cả kinh điển đều nói một chuyện thôi, Pháp tánh là gì? Tất cả mọi kinh điển, dầu có nói là kinh Pháp hoa, nói là Tri kiến Phật, cái Thấy, Biết của Phật, hay cái gì gì đó, nó vô số chữ, nhưng mà tui phải đặt trọng tâm của tôi vô đó, đặt cái mạng của tôi vô đó. Còn cái mạng này vài bữa ông thần chết ông đến thì hết thôi. Làm sao mình phải đặt trọng tâm vô đó. Thầy đã nói thẳng ra rồi, y như ở đời ý, anh phải trù cái tình huống xấu nhất. Lỡ đời này tôi không thấy được cái đó, không thấy trực tiếp được thì tôi phải làm sao? Thầy hay hỏi thẳng, lỡ không ngộ rồi sao đây?
Phải biết liệu cơn gắp mắm, không ngộ được, không thấy Pháp tánh đó được rồi sao? Tất cả thắc mắc của mình, mấy vị hồi xưa họ đã sống hàng ngàn năm như vậy rồi, các vị đã từng sống, đã từng lăn lóc, khổ đau, từng thấy đạo này nọ, đủ thứ. Những vị tham thoại đầu họ nói, ông không ngộ được thì ít ra đời sau ông cũng có cái trớn để ông làm tiếp. Đơn giản vậy thôi. Như Thầy đòi một đời thành Phật như ngài Milarepa thì đó là làm trò cười cho thiên hạ. Ông Đăng mà đòi là một đời thành Phật là làm trò cười cho thiên hạ. Mình phải thấy vậy. Lỡ mình không thấy được thì cái gì nó bảo vệ mình?
Phải làm rõ ràng chuyện của mình, đừng ngồi nói tu hành trong khi con đường mình không biết. Cái gì bảo vệ mình nếu Thầy không ngộ được trong kiếp này, thì ít ra Thầy có cái trớn của sự thiền định đó, đời sau Thầy ngồi dễ dàng lắm, chứ không phải ngồi thấy lung tung, lung tung, rồi đời sau mình sống đời sống nghiêm túc lắm, nó không lơ mơ, lơ mơ. Tâm thức là một dòng tương tục. Đời này anh là cái gì, đời sau anh sẽ như vậy. Nên đừng có lo là lỡ tôi không ngộ rồi sao, tôi không ngộ rồi bỏ à, cái gì bảo vệ cho mình nữa? Phải rõ ràng chuyện này. Cái nguyện của mình, cái Bồ đề tâm của mình, nó sẽ bảo vệ cho mình. Chính Bồ đề tâm rõ ràng, càng mạnh nó sẽ càng dễ dàng ngộ.
Thầy hay nói thẳng thừng thôi, Thầy nói rõ ràng, nhiều lần rồi. Về cái học, đọc sách, Thầy đâu có bằng ông Sơn (Cần Thơ). Bởi vì Thầy muốn đọc cuốn sách, Thầy phải dịch 3 tháng mới đọc được cuốn sách. Còn dịch sẵn rồi, ông đọc một tuần lễ chứ mấy. Đọc sách không bằng ông Sơn. Siêng năng thì không bằng ông Tánh Hải. Thầy thấy hồi đó mình làn Bát quan trai đến một giờ trưa là chấm dứt. Vậy mà ông lò mò, lò mò ông leo lên xe ông về dưới kia, dưới kia đang còn tới giờ sám hối, ông vẫn chạy qua sám hối như thường. Thầy mà mới làm Bát quan trai xong 24 tiếng mệt đừ rồi, bây giờ còn sức đâu mà chạy qua sám hối. Hơn nữa, chỗ này cũng không phải chỗ chính thức của tôi nữa, không phải là chùa chính của tôi, vậy mà ông vẫn qua sám hối. Nên về siêng năng, Thầy không bằng ông Tánh Hải.
Còn về ý chí, kiên cường, Thầy đâu có bằng ông Châu. Thầy làm được thì được, không được thì thôi, chứ Thầy không đủ cái kiên cường của một ông sinh ra từ nơi đầu dòng sông Lam, chảy xuôi về quê Bác. Mình không có cái kiên cường của ông đó. Ông dám nghĩ tới những chuyện động trời. Ông dám xây một cái chùa, trong khi nhà ông có mấy chục triệu chứ mấy. Ba cái đồ gỗ bán đi, mua thì đắt, chứ bán lại rẻ lắm, đồ cũ mà. Vậy mà ông dám làm. Về cái kiên cường Thầy cũng thua ông Châu. Ngồi Thiền, Thầy thua ông Quang Tồn. Ông Q.Tồn, ông ngồi một cữ là 2-3 tiếng. Ông cứ ở trong cái cốc của ông, ông đâu có lấy vợ lấy đồ gì đâu, ông làm suốt đời, ông cứ ngồi thiền miết thôi. Thua.
Vậy đó. Rồi Thầy hỏi mấy ông, tại sao Thầy lại hơn mấy ông được? Thầy nói rồi, rất đơn giản, bởi vì cái nguyện của Thầy lớn hơn mấy ông, thế thôi. Cái nguyện của Thầy lớn hơn nguyện của mấy ông. Chứ còn chia ra từng cái, từng cái một là mình thua hết. Đơn giản, nếu mình không ngộ được trong đời này thì ít ra cái nguyện nó bảo vệ cho mình. Pháp tánh không bảo vệ cho tôi được vì tôi có thấy nó đâu, thì cái nguyện của mình bảo vệ cho mình. Bên Tây Tạng gọi cái đó là Samaya – giới nguyện. Giới nguyện của anh sẽ bảo vệ cho anh, giới nguyện đó là cái Bồ đề tâm, Bồ đề tâm đó nó sẽ bảo vệ cho anh cho tới khi anh thành Bồ tát, thành Phật. Chứ đừng có lạc quan quá, nói là cái này cái nọ.
Thầy nói rồi, muốn đánh nhau, không phải chỉ có lính đánh bộ đi cà tửng, cà tửng mà đánh nhau được đâu. Nó phải có đầy đủ binh chủng, có xe tăng, pháo binh, máy bay, kể cả có gián điệp trà trộn trong đó để biết nó định làm cái gì thì mình mới biết chứ. Phải đầy đủ. Có nhiều người họ làm biếng lắm, họ không muốn đầy đủ, họ muốn cái gì đâu trên trời không à. Thành ra mình phải thấy vậy đó. Như Thầy nói cái Pháp tánh, Thầy cũng thú nhận Thầy có thấy phần nào, nhưng tại sao Thầy không sống nhuần nhuyễn trong cái Pháp tánh đó được. Sống nhuần nhuyễn thì được như mấy vị, ngài Garchen, ngài gì đó. Mình sống nhuần nhuyễn không được. Tại sao vậy? Mình phải nói là vì tôi, chứ không phải vì Phật chẳng cho tôi. Cái nhân của tôi nó lôi thôi lắm, nên đừng có trách là kinh Phật sao mà dấu tôi.
Không ai giấu ai hết, mình làm không được vì nhân chưa đủ. Không những nhân chưa đủ mà nhiều khi còn bị lôi kéo bởi những cái tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ nữa. Thành ra cứ lang bang vậy đó. Theo Thầy, nó bảo vệ cho mình bằng cái gì? Bằng lời nguyện về Bồ đề tâm. Bồ đề tâm nó bao bọc tôi. Hồi đó, Thầy có viết một bài lấy trong kinh gì đó là, “Mặc áo giáp đi xuyên qua lịch sử”. Lịch sử này khỏi nói, nó làm cho mình nổi sân, nổi si, nổi đủ thứ trò hết, kiêu mạn, đố kỵ, thôi đủ thứ trò hết. Bây giờ làm sao mà mặc áo giáp để đi xuyên qua cái đó mà mình vẫn an lành trong đó. Mình an lành trong đó, mình vẫn lợi mình, lợi người được. Không có cái áo giáp đó thì thôi, một là tôi đi theo kháng chiến, hai là tôi theo mấy ông miền nam này thôi, phải không?
Làm sao mặc áo giáp đi xuyên qua lịch sử, mà lịch sử thì nó chuyển biến theo nghiệp. Nghiệp của mình, nó mắc vô đó là nó vận hành, biết đâu theo kháng chiến thì cũng thành ông tá gì đó, còn ngon hơn nữa mà là thành một ông tổ, hay trúng đâu cái long mạch nào thì mình lên ông tướng. Thành ra, mình phải thấy rõ ràng là mình đầu tư vô đây bằng cái gì? Như Thầy chẳng hạn, mới bắt đầu con đường, vô tu thì đầu tư vào bằng cái gì, bằng cái tham thôi.
Thầy cũng nói thiệt, hồi đó hòa thượng Tây Tạng, ngài cứ nói vậy đó, lúc đó mình mới có 21-22 tuổi, có biết gì đâu; ông nói, “ráng ngộ đi, ngộ rồi lấy vợ”. Ham lấy vợ quá thì tự nhiên tu hành ngon lành thôi, chứ đừng tưởng là mình là cái gì hết đâu. Ông nói vậy là ông nói với rất nhiều đứa. Anh nào cũng ham lấy vợ quá nên cứ lo mà tu, tu đủ thứ trò để làm sao trước 30 tuổi là ngộ được, mà ngộ rồi là biết đâu năm sau lên xe hoa, phải không, ngon lành, đó. (Mọi người cười).
Thành ra mình đừng có tưởng là mình là thật lắm đâu, đơn giản một điều cái gì cũng là nhân quả. Anh muốn có một cái quả thật, dù nó nhỏ, thì anh cũng phải có một cái gì thật ở trong anh. Phát tâm thật, tu hành thật. Tóm lại là, “chính nơi ngũ uẩn mà phát hiện Pháp tánh”, các vị đi trước mình, tất cả các vị, từ Phật cho tới các đại Bồ tát, các vị Bồ tát, cho tới mình đây, cũng phải làm cái chuyện này là “chính nơi ngũ uẩn mà phát hiện Pháp tánh”. Rồi bây giờ tùy theo mình thôi, mình sao đó thì tùy mình thôi, làm lớn ăn lớn mà làm nhỏ ăn nhỏ.
Đừng tưởng một cái ngộ nào đó, hay một cái kinh nghiệm nào đó của mình về Pháp Tánh là đủ đâu. Thầy đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần rồi, ví dụ, các vị cao cấp như ngài Bạch Ẩn hay ngài Hư Vân, các ngài nói là đại ngộ trong đời ngài cũng gần 20 cái, mà tiểu ngộ thì vô số, đó là sự thật. Thành ra đừng có ngồi đó mà mơ tưởng, mình phải có trách nhiệm trước hết là với đời mình cái đã. Ví dụ, Thầy nói tôi ngộ rồi, ngộ là ngộ Pháp tánh phải không, thì mình cũng phải biết ngộ là ngộ ở cấp bậc nào, chứ đâu phải tôi ngộ Pháp tánh là tôi bằng ngài Long Thọ hay bằng ngài Thế Thân đâu, không có, không phải vậy. Tôi ngộ nhưng ngộ ở cấp bậc nào! Chứ mình là mình ham lắm, mới trúng số có mấy trăm triệu thôi mà đã tự vỗ ngực nhận mình là đại gia rồi, đại gia đâu phải có mấy trăm triệu mà đượ. Thành ra mình phải biết là vậy, biết là mình đã ngộ chưa hay đó chỉ là những kinh nghiệm thôi. Nhiều kinh nghiệm nó mới thành ra một cái chứng ngộ, mà một cái chứng ngộ đó cũng chưa đủ.
Có khổ cái là mình tham, không tham đạo mà tham đời nhiều lắm, chứ tham đạo là phải rõ ràng mấy cái này. Nội cái chuyện mình không tham lắm: “ờ sao cũng được” thì quả nó cũng vậy thôi, sao cũng được. Nên nhớ một điều là, bao giờ ngay cái con đường tâm linh cũng là vấn đề nhân quả, nhân anh như thế nào thì quả của anh nó sẽ như thế đó. Nhân anh lai rai thì quả của anh cũng có, nhưng là quả lai rai. Mình phải đọc cái tiểu sử của mấy vị đó, mình không làm được như mấy vị đó đâu, nhưng mà mình phải đọc để mình phải cảnh giác mình một chút. Các vị cao cấp như ngài Quy Sơn, vị lập ra phái Quy Ngưỡng đó chẳng hạn, ngài mới viết ra cuốn, Quy Sơn Cảnh Sách, cảnh sách là nhắc nhở mình, răn nhắc mình, mình nên nhớ vậy đó. Không có gì ngoài nhân quả hết, đức Phật sở dĩ đời này thành Phật là vì cái nhân của ngài trong các đời trước làm Bồ tát hạnh đủ thứ quá lớn rồi nên tới cái lúc cái quả nó phải thế thôi.
Nhiều người nói, đức Phật ngồi thiền bao nhiêu ngày đó rồi tới khi thấy cái ngôi sao mai đó là ngài giác ngộ, không phải. Đọc lại cho kỹ, cái này kể cả kinh điển Nam tông lẫn Bắc tông đều nói, Nam tông thì nói rõ hơn. Mấy vị theo hệ kinh điển Pali, trong cái cuốn Đại Phật Sự có nói, đức Thích Ca, khi còn là Bồ tát thì ngài là một đạo sỹ chuyên về khổ hạnh, rồi gặp Phật Nhiên Đăng. Về chuyện đức Thích Ca gặp Phật Nhiên Đăng và được thọ ký thì cả kinh điển Nam tông lẫn Bắc tông đều nói hết. Đây là Thầy nói theo kinh điển Nam tông này, thì lúc đó ngài mới thấy quả A la hán là một quả nhỏ, đối với ngài thì đó là một quả nhỏ, cho nên ngài mới quyết tâm thành Phật. Ngài thấy đức Phật Nhiên Đăng đi ngang, ngài trải tóc và thân mình dưới bùn để cho đức Nhiên Đăng đi qua, thì đức Phật Nhiên Đăng mới thọ ký cho Ngài là, ông sau này sẽ thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Qua đây, mới thấy một vị như đức Phật, khi còn là Bồ tát thì ngài đã thấy rõ ràng cái con đường này lắm, nên ngài mới không muốn dừng lại ở việc đắc quả A la hán; chứng tỏ ngài đã ở Đệ bát địa Bồ tát rồi, vì nó tương đương với quả A la hán, phải không? Chứ mình đừng có nói… mình còn đang lơ mơ lơ mơ như ông Đăng này rồi tự nhiên ngồi thiền đâu bảy ngày rồi bỗng nhiên thấy ngôi sao là thành Phật đâu, không có đâu, ngài đã đắc Đệ bát địa Bồ tát từ khi gặp đức Phật Nhiên Đăng kìa. Rồi từ đó ngài làm thêm, làm thêm nữa cho tới sau này thành Phật, rất rõ ràng.
Thầy có viết một bài mà có lẽ rất nhiều vị khó chịu khi đọc nó, có nhiều vị nói A la hán là Phật rồi. Tuy Thầy chẳng học hành được gì hơn ai nhưng mà mình cũng phải nghiêm túc với con đường của mình, nghiêm túc với chỗ đứng của mình, hiện giờ mình đang ở đâu và đang đi đâu. Ví dụ, mục tiêu của mình là lên Đà Lạt, anh mới tới Blao, rồi anh thấy mát mẻ quá nên thôi ngồi uống cà phê, rồi mắc võng ngủ cái đã, thì tới cuối ngày anh cũng không tới Đà lạt được. Thành ra mình phải rõ ràng, rất rõ ràng. Còn không rõ ràng thì phải tìm các vị cao cấp, các vị Thầy, hỏi họ, mà hỏi phải hỏi riêng họ ấy chứ họ không dám nói ra trước mặt mọi người đâu. Tới rồi hỏi: “con bây giờ thiếu cái gì?”, họ sẽ nói sơ sơ cho biết mình thiếu cái gì, đang ở đâu. Và nhiều khi trong giấc mơ nó cũng báo cho mình biết là mình đang ở đâu. Bởi vì cái A-lại-da thức của mình nó ở sâu xa, nó hay báo những cái điều đó, nên người ta hay nói những giấc mơ tiên tri báo trước là vậy đó. Mình gom tất cả những thông tin đó thì mình mới biết mình đang thế nào. Chứ còn bây giờ cứ tự nhận mình là thế này thế nọ thì ai nhận không được, phải không?
Rồi thôi, nói bắt đầu say rồi đấy. Ông TC.Hải, ông giảng giùm mọi người cái câu “Chính nơi ngũ uẩn mà phát hiện Pháp Tánh”, rồi mọi người có ý kiến vô, chứ Thầy không giảng cái này. Theo Thầy, muốn hiểu cái này thì phải tu thôi. Tu bằng cái gì? Thiền định. Thầy đã nói cái này nhiều rồi, thiền định là để anh đi sâu vào Pháp tánh cho tới ngày anh gặp nó thôi chứ không có gì khác hết. Không thiền định được, mình thích trì chú hơn thì trì chú. Trì chú là cái gì? Trì chú cũng là cái cầu để đưa mình sang bờ bên kia để mình gặp Pháp tánh. Rồi niệm Phật, bởi đức A Di Đà là Vô lượng quang tức là Pháp tánh. Mình muốn làm gì thì làm, nhưng mà làm cái gì đi nữa thì cũng phải làm cho nó ra cái gì đó chứ mình cứ làm kiểu chơi chơi thì không bao giờ có thành quả được.
Hoặc là thôi, mấy cái kia tôi dở thì tôi phát Bồ đề tâm cho thật, thì một lúc nào đó mình cũng sẽ gặp cái Pháp tánh đó. Bồ đề tâm mình phát ra đó là cái Bồ đề tâm tương đối, có sinh ra và có diệt mất, nên mình phải duy trì nó, cho tới một lúc cái Bồ đề tâm tương đối nó sẽ chạm tới cái Bồ đề tâm tuyệt đối. Bồ đề tâm tuyệt đối nó chính là Pháp tánh, đơn giản vậy thôi. Đời xưa nó dùng là tất cả mọi con đường đều dẫn về La Mã, thì tất cả các pháp môn của mình nó đều dẫn về Pháp tánh; cái Pháp Tánh đó nó gồm Nền tảng, Con đường và Quả - đó là nói theo phái Kagyu. Hoặc là phải Thấy, rồi Thiền định để củng cố cái Thấy đó, rồi qua cái Hạnh, thì nó tới Quả; nhưng mà Quả này không phải quả Phật đâu, mà nó tùy theo mình là cái quả Bồ tát hạng nhỏ hay gì đó, rồi nó tới quả Bồ tát hạng lớn lớn một chút, rồi tới đại Bồ tát…nó rất rõ ràng.
Rồi, tới phiên ông Hải, ông bày ra thì ông phải giảng ra cho mọi người, hoặc không thì ông có quyền hỏi, hỏi ai cũng được. Bởi vì mình ngồi đây là để học chứ đâu phải mình chứng đắc đâu mà mình ngồi dạy cho người ta, phải không?
TC.Hải
Dạ kính thưa Thầy và đại chúng, vừa nãy con có nghe Thầy dạy cái chỗ để mình xoay về cái Tâm mình đó ạ, thì mình phải coi cái ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, là cái hiện tượng, hay mình phải coi cái bản tánh của ngũ uẩn là cái tánh Không đó, thì làm sao ngay bằng tâm mình mà mình quán sát được cái đó ạ?
Thầy
Đơn giản là vì mình không tu, mỗi ngày mình đều tụng kinh thế nào, “sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc, sắc tức là Không, Không tức là sắc”, ngày nào mình chẳng tụng phải không? Sắc là hiện tượng, ngũ uẩn; và Pháp tánh nó là Không. Ngày nào mình không tụng, ai biểu mình không tu, ngày nào cũng đọc mà cứ coi đó là cái thực đơn vậy đó chứ ăn thì không ăn được. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, là ngũ uẩn, và chính nơi ngũ uẩn đó mà phát hiện Pháp tánh, chính là Tánh Không. Chẳng qua mình không chịu tu thôi chứ chuyện này nó có gì mới lạ đâu. Đó là việc làm của anh. Ví dụ, Thầy nói hai ông này mai mốt ra bứng cái đống đất đó đi, bữa trước cái đống đất một xe 5 khối đó chưa bứng thì bây giờ ông phải làm thì nó mới ra, chứ bây giờ ông ngồi ông quán tưởng là 5 khối đất nó tự vô chỗ này, vô chỗ kia, thôi mình khỏi làm, thế thì đâu có được. Anh phải làm, phải làm thì mới phát minh ra được, phát hiện Pháp tánh.
Không có bí quyết gì hết á, bí quyết đã có hết rồi đó, “sắc tức là Không, Không tức là sắc”, “ngay nơi ngũ uẩn mà phát hiện Pháp tánh”, mà còn hơn thế nữa: ngũ uẩn chính là Pháp tánh, “sắc tức là Không, Không tức là sắc”. Chỉ cần cái bài này thôi mà anh làm cho nó rõ ràng thì rồi sao đó: “y vào Bát nhã Ba la mật đa mà đắc A lậu đa la Tam miệu tam Bồ đề”; thành Phật cũng chừng đó thôi. Đó là con đường thành Phật luôn.
Kinh Pháp Hoa nói là anh chàng lêu lổng, hai chục năm rồi mà không biết quê nhà, không biết cái kho tàng của mình, cái kho tàng đó chính là “Chánh đẳng chánh giác, Tam miệu tam Bồ đề”, kho tàng của mình nó có mỗi hai trăm mấy chục chữ thôi phải không? Đó là bí kíp đó. Có điều mình không chịu tư duy, không chịu thực hành nó, thì làm sao nó ra, rồi cứ ngồi chờ, không biết mai mốt có ngôi sao tuyệt vời nào nó rụng xuống ngay đầu mình là mình tỏa hào quang ra liền, làm gì có chuyện đó. Như cỡ Thầy mà có ngôi sao rụng xuống là Thầy chết trước chứ làm gì có chuyện tỏa ra cái gì nổi. Rồi bây giờ cứ vậy đi, bạn nào muốn thực hành, thực sự thực hành thì cứ câu này thôi:
“Chính nơi ngũ uẩn mà phát hiện Pháp Tánh”, cứ làm câu này vài tháng không xong thì một năm, một năm không xong thì vài năm, đó, và xin lỗi chứ mình ra trước bàn thờ Phật mình nguyện nếu kiếp này không làm xong thì kiếp sau con làm tiếp, thì chư Phật sẽ chứng minh cho mình”.
Trong cái hệ Bát nhã này, nói Không Không vậy thôi chứ mấy vị ở trên chư Thiên thấy mấy ông tu hành Bát nhã thì còn gia thêm sức lực cho ông để ông sống lâu thêm chút nữa, đừng có tưởng là là… Có những ngày mình thấy tự nhiên mình khỏe ghê gớm lắm. Đó, thưởng thêm cho chút sinh khí để cho mày làm cho nó tốt hơn chút. Thành ra, chẳng có gì ẩn giấu hết. Trong kinh Lăng Nghiêm nói, “chẳng có gì là mật hết”, cái gì nó cũng phơi bày hết, chỉ có là mình không làm được nên mình thấy nó là bí mật thôi, phải không? “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”, đó là thần chú, “thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú”, chẳng lẽ kinh điển nói dóc mình hay sao? “Năng trừ nhất thiết khổ”, hay trừ tất cả khổ.
Bây giờ vị khác đi, nói gì cho nó cụ thể ra. Nhòm nhòm gì? Ông nhòm cái mà Thầy hết hồn quên tên ông luôn. Ông H.Dũng, mời ông đó, anh cười chứng tỏ mình cũng có cái thấm ý gì đó thì mới cười được chứ, phải không? Thấm cái gì thì nói ra cho mọi người biết?
H.Dũng
Dạ thưa Thầy và đại chúng. Thầy nói rất rõ ràng nhưng mà chúng ta cứ loay hoay quanh quẩn với chính mình, mình thấy cái hiện tượng nó cũng chính là bản thể thôi, nhưng mình cứ loay hoay mình dùng cái đầu để phân biệt. Phân biệt riết rồi thì đầu lại chồng đầu, nó không tới đâu hết. Nó rõ sờ sờ trước mắt rồi đó mà mình chẳng thấy, tại vì mình che khuất đi cái thực của mình. Đó là lý do tại sao con cười ạ.
Thầy
Uhm, rồi hay! Cho một tràng vỗ tay đi. Xin lỗi, xin lỗi chứ Hoà thượng vậy đó, Hoà thượng Tây Tạng hay nói cái gì cụ thể lắm. Ông nói nuôi một đứa con nó không chịu nói, mình cứ tưởng là nó bị câm. Đẻ nó 3 tuổi rồi mà không nói được chữ nào, tưởng nó câm. Thành ra chẳng thà có nói, có nói lơ mơ cũng được, mà có nói là tốt rồi, chứ không thôi câm. Rồi ai nữa.
TC.Hải
Dạ Thầy có nhóm Dòng Sống giơ tay, mời anh chị nhóm Dòng Sống phát biểu ạ.
Thầy
Thầy chỉ sơ sơ vậy thôi. Lo mà mời người này người nọ trả lời, còn không trả lời được thì bữa nào nó thuê máy bay nó vô nó bóp cổ ông, nói đi giùm phải không? Chứ giấu tôi. Rồi.
V.Dũng
Dạ, con kính chào Thầy, kính chào Đại Chúng ạ! Con nói mọi người có nghe rõ được không ạ.
Thầy
Nghe rõ lắm.
V.Dũng
Dạ kính thưa Thầy! Cho con hỏi một câu ạ! Hôm nay Thầy nói về các hiện tượng và bản tánh của chúng. Con có nhớ, con đọc có một ý, nó cứ làm cho con bâng khuâng. Các ngài có nói về cái đoạn kệ là: các pháp, các sự vật, hiện tượng xuất hiện, thì nó không thật sự hiện hữu ạ, nó chỉ là xuất hiện trong cái sự nhận biết của mình, và trong cái thấy ở trong cái kiến nghiệp của mình, nó xuất hiện như vậy thôi nhưng cái thực sự thì nó không hiện hữu, tức là nó không thực có ạ. Con thưa Thầy ạ, con bâng khuâng chỗ này lắm, bởi vì là…
Thầy
Được rồi, được rồi. Thầy là Thầy vắn tắt thôi. Thầy cứ lấy chuyện người xưa chứ cái tính mình hay làm biếng lắm. Người xưa là ngài Huyền Giác, anh có hỏi tức là anh chưa thấy, đơn giản vậy thôi! Lo thấy đi chứ đừng có hỏi vớ vẩn.
V.Dũng
Dạ thưa Thầy! Hôm trước con thấy cái tường, con đắm tay vào nó thì con bị đau, vì con thấy cái tường nó chắc thật, con cũng thấy việc quán là nó không hiện hữu, đấy là mặt lí thuyết ấy ạ.
Thầy
Đơn giản, đơn giản, mình phải thông minh hơn một chút, cái tường nó chỉ hiện hữu với cái tay của anh thôi.
V.Dũng
Dạ Mô Phật ạ! Con xin tri ân Thầy ạ!
Thầy
Rồi thôi. Bây giờ vị nào nữa không? Ông gì? Ông Hải Trà Cao phải không? Bây giờ đầu óc Thầy mơ mơ hồ hồ, mơ mơ màng màng, cái gì á, dòm mặt Thầy cũng không nhớ tên nữa, nãy ông H.Dũng cười, ông dòm Thầy, làm Thầy hết hồn y như là đứa con nít gặp người lớn, hết hồn, quên tên luôn. Đó, giờ ông mời ông đó, rồi vị khác, vị khác sôi nổi lên chứ Thầy chừng đó thôi.
TC.Hải
Dạ thưa Thầy, về Bát Nhã, về Không, con thấy bác Châu rất thích cái chỗ này. Dạ con mời bác ạ.
Thầy
Bây giờ thôi đơn giản, Thầy trả lời cho ông Châu, vắn tắt thôi. Nếu Hải Trà Cao mà hỏi Thầy, nghe nói Thầy tâm đắc trì Bát Nhã Tâm Kinh, Thầy giảng giùm, thì biết Thầy trả lời sao không? Thầy bây giờ là hay làm biếng lắm, Thầy đã nói rồi, Thầy sẽ trả lời là: “tôi không biết Bát Nhã”, đó vậy thôi. Giờ là phải vắn tắt để đi chơi thôi, chớ còn không có cái chuyện là rề rà.
TC.Hải
Mời bác Châu. Bác có phát biểu gì không ạ?
T.Châu
Mô Phật! Kính bạch Thầy! Kính bạch Đại Chúng!
Chỗ đó thôi Thầy, Thầy trả lời là hết nói luôn rồi. Nhưng mình cũng phải nói cho rõ lời để cái tương đối hoà vào cái tuyệt đối. Mình cũng chưa hoàn toàn tuyệt đối được, chưa hoàn toàn tuyệt đối nên mình nói những gì tương đối. Theo mình, trước tiên là mình rất tâm đắc bởi vì những cái gì trước đây đã thấy. Trước đây con đã vào phương tiện ví như Bát Nhã, Bát Nhã tánh Không thì thế thôi. Mình nghe nói như thế thôi và thực hành theo sách vở, chưa biết gì cả, thì mình cứ làm đi, cứ là câu đó thôi. Mình cũng thuộc Bát Nhã, tụng kinh Bát Nhã liên tục như vậy, ngày hai-ba cữ gì đấy, sáng tối, rồi mình vô cơ quan mình cũng tụng Bát Nhã, thế thôi. Mình cứ tụng, chứ mình chưa hiểu thấu đáo lý Bát Nhã, thấy Bát Nhã Không, cho nên mình cứ tụng như vậy tiếp tục như vậy. Mình làm suốt như vậy thì mình chứng thấy Bát Nhã Không thôi.
Thực sự là có kinh nghiệm như vậy. Đến một lúc mình cảm nó - Bát Nhã à! Khi mình thấy Bát Nhã là Ngũ uẩn giai Không rồi thì lý là lý, chính là Ngũ uẩn giai Không thôi. Mình cảm thấy sự thật hiện ra trước mắt rõ ràng như một cái nhà. Trước đây mình nghĩ sao cột kèo, mái ngói này, do mình, mình với nó là Ngũ uẩn giai Không. Cột kèo mái ngói là sao? Sinh diệt luôn luôn là như vậy,… Cột kèo mái ngói rồi nó cũng sẽ sụp, trăm năm, ngàn năm nó cũng sụp, nó hư. Và cột kèo mái ngói nó đâu biết lập đâu, mình biết gì nói đó, nói nó không tự tánh. Nhà lầu, xe hơi, trăm năm cũng hư, hoàn cảnh nó cũng sụp đổ dưới đất, thì như vậy cái gì thật, cái thật mới là thật chứ còn chứ cái còn sinh diệt nó đâu phải là đúng.
Cái tự nhiên, cái không gian này nó mới là thật, nó bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất dơ bất sạch, đó mới là cái thật. Như vậy, mình nói cái nhà này là Ngũ uẩn thì cột kèo mái ngói cũng là Ngũ uẩn giai Không, thì cái gì thật? Không gian này thật. Không gian này là gì? Đó là không gian tâm. Cái lý mình đạt được, mình thấy được rõ ràng thì mình thấy Ngũ uẩn giai Không là: Không gian này. Cuối cùng sao? Thấy cái phút đầu đi, rồi mình thấy cái sắc, sự thật cho mình thấy ra rằng: À, cái cột kèo, mái ngói này cũng thật, bởi vì sao nó không có tự tánh, không sinh không diệt, nó là gì? Nó trở về gì? Không. Không gì? Nó không, là không gian này bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, là không gian, cuối cùng Ngũ uẩn nó cũng là Không.
Cho nên mình thấy Không trước tiên, từ Ngũ uẩn đó mình thấy được cái thật, rồi từ cái thật mình quán chiếu tiếp, Ngũ uẩn cũng là thật thì đó là bước thứ hai, tức là mình thấy Ngũ uẩn chính là Ngũ uẩn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, mình thấy được cái Không rồi, tức thật rồi, từ cái chân lý mình tiếp tục quán lại, tức là mình thấy, à Ngũ uẩn – cột kèo mái ngói này cũng là Không. Nó chưa chứng tỏ rằng cái chân thật đó, Ngũ uẩn cũng là chân thật nhưng bước đầu mình chưa thấy chân thật thì mình để nó sinh diệt như vậy, sau đó mình thấy, à chính không gian này là thật rõ ràng, cột kèo mái ngói lúc này nó thật rồi thì bắt đầu mình nhìn tới tận cùng, thì cột kèo mái ngói cũng là thật, giống như Không thôi. Tâm hôm nay tụng kinh, tâm Bát Nhã như vậy thì có lẽ chắc mình làm mình cảm thấy mình từ cái lý đến cái sự, lí là lí tánh Không, rồi sự sự nó luôn vô sự, thì tất nhiên là mình tin nhập, tin nhập, cho đến ngày mình càng tin, và khi nhập nó rụng ra thì lúc đó là tất cả Bát Nhã. Mình thấy trước mặt cái ly là cái ly hết, thì đó, Bát Nhã là sự thật. Mình nghe biết Hải nói, mình nghe đó là Bát Nhã, nó đâu khác được đâu, là do nghiệp thức thôi, nó là Bát Nhã lưu xuất ra, mình không tạo tác nữa, không dùng thức, không dùng cái tôi, không dùng cái của tôi che lấp, cho bằng được nghe chỉ là nghe, thấy chỉ là thấy, thì đó là Bát Nhã.
TC.Hải
Con thấy như vầy bác Châu, con xin hỏi lại bác, tìm ra cái Không có hai cái, một cái là thấy tâm Không thấy hiện tượng, chứ bên ngoài của mình, nếu mình thấy cái Không bên ngoài sự vật hiện tượng này là Không á. Đầu tiên mình thấy nó là có, thì theo con, đầu tiên mình phải quán chiếu Ngũ uẩn, trong Ngũ uẩn là giai Không là lúc đầu thôi, nhưng sau đó mình phải nhìn thấy tất cả các hiện tượng này đều trên hiện tượng tánh Không thì đó là bước thứ hai, thì đó là 2 cách.
T.Châu
Cái Không này là không phải không vật lý nha. Không này là tánh Không, mình phải hiểu chỗ đó, không là nhập diệt, không còn gì ngăn ngại trong đó, không còn chấp nữa, không còn trụ, tức là vô trụ. Không chỗ đó chứ không phải là không vật lý. Cho nên, Không đó là gì, “hay sinh muôn pháp” là chỗ đó. Vô trụ này là gì? “Nào ngờ tự tánh vốn thanh tịnh, nào ngờ tự tánh không sanh không diệt, nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp”, đó là chỗ Tự tánh của tánh Không, Tự tánh Không chứ không là tự tánh, không có cái gì là tâm mình trụ vào đó, vô trụ, tất cả thế là không ngăn ngại, “không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn”, nhất là Không chứ không phải không vật lý, chứ không phải không có gì cả, không có vô minh, không có tất cả, và pháp nào và các pháp trở về nó cũng quay trở về Không đó, “sắc tức là Không và Không tức là sắc”.
TC.Hải
Cám ơn bác. Ở chỗ này, có chú nào có thêm ý kiến nữa không ạ? Chú Hải có ý kiến. Dạ, con xin mời chú Hải ạ!
CH.Hải
Mô Phật! Con chào Thầy chào mọi người.
Bây giờ mình có một ý kiến, nghe chắc cũng hơi mích lòng. Tức là, ở trong này có một câu Thầy nói, “chính nơi Ngũ uẩn mà phát hiện Pháp tánh”, đây là một câu để chỉ ra cho mình tu, mình thực hành, nhìn vào Ngũ uẩn. Như Thầy dạy hồi nãy là khoảng 5, 10 năm đó thì có thể phát hiện Pháp tánh. Nhưng mà cái lỗi của người học mình là mình muốn đọc, hiểu để phát hiện Pháp tánh, cái đó là một cái lỗi rất là lớn. Tức là mình muốn dùng cái tâm thức khái niệm để bao quát hết mọi sự. Còn ở đây là phát hiện Pháp tánh chính nơi Ngũ uẩn, tức là Ngũ uẩn thì ai cũng có rồi, nhưng mà có phát hiện, làm sao để tu hành mới có thể phát hiện, chứ mình hiểu thì coi chừng cái hiểu đó dầu có hiểu đúng đi nữa nó cũng giết chết mình. Một câu như vậy nó giống như công án vậy đó, mình phải theo đuổi, hành trì.
Hồi xưa mình tu biết vọng đâu 9, 10 năm gì đó, như bữa ra ngoài sàn nước để xúc miệng tối trước khi đi ngủ, thì bỗng nhiên gió nó lùa qua da, nó mát, lúc đó mình không tác ý về việc nào hết trơn, nó bất ngờ vậy đó, thì mình biết được cửa vào, ít ra thì tốn bao nhiêu năm vậy đó, rồi từ đó mới làm quen, cụ thể là thực hành. Thầy dạy bảo hết rồi, thực hành bây giờ nếu không thấy thì nó cũng lưu giữ đó rồi sau mình làm tiếp. Vấn đề là thực hành chứ không phải vấn đề là hiểu, hiểu là một vấn đề còn thấp, thậm chí hiểu nó còn nghĩ mình đã ngộ rồi, nó còn tai hại nữa, vì vậy là tốt nhất là mình thấy một cái câu kinh điển nào làm cho mình có cảm hứng, thôi thúc, mình thực hành, ráng thực hành. Kết quả từ sau cái việc thực hành đó chứ không phải là mình muốn hiểu mọi sự mà trong khi mình chả sở hữu được cái gì hết thì nó uổng cho cuộc đời của mình. Dạ hết, xin có ý kiến như vậy.
TC.Hải
Dạ, cám ơn ý kiến của chú Hải ạ.
Thầy
Ông phải tham gia ý kiến vô chứ ông mời mời, ông tránh chuyện để cho thiên hạ bắn nhau còn mình núp trong cái máy đó rồi sao?
TC.Hải
Con xin có ý kiến chỗ chú Hải vừa chia sẻ về vấn đề hiểu đạo Phật. Cái đó, Đức Phật chỉ ra cái căn bản chung là văn – tư – tu, văn là suy nghĩ, nghe, đọc; cái thứ hai là tư - tư duy; và cái thứ ba là tu – thực hành. Con nghĩ, vấn đề là mình hiểu như thế nào mình tu như vậy, mình tư duy như thế nào thì mình hiểu như vậy. Con thấy cái hiểu của mình, cái hiểu đó làm sao nó phải rõ ràng, mình hiểu không rõ ràng thì mình nhìn không rõ ràng. Cái kinh nghiệm của chú Hải chia sẻ, đó là quá trình thời gian chú Hải tâm đắc một câu gì đó thực hành rất là sâu, rồi tự nhiên nó thoát ra, nó phá ra, nó thấy được cái chỗ đó. Dạ phải nhất tâm vào một cái điều gì đó. Con xin ý kiến như vậy.
Thầy
Thầy cũng đố kị, ông nói chú Hải thực hành rất sâu là Thầy đố kị lắm. Nên nhớ là Thầy chưa thực hành rất sâu đâu. Bởi vì trong kinh điển nó nói là thậm thâm là rất sâu, cái đó chỉ để cho bậc Bồ tát hay Đức Phật nói thôi chứ còn ông cứ cầm nhầm kiểu đó. Rồi chú Hải thực hành rất sâu thì ông cũng chưa rất sâu đâu, bởi vì Thầy thấy Thầy chưa rất sâu thì ông cũng chưa rất sâu đâu. Đó! Thành ra mình phải ráng mà học lên. Thầy đã nói rồi, mình nói mình ngộ ngộ phải không? Một vị cao cấp cũng gần hai chục lần đại ngộ, thành ra mình ngộ ở cấp độ nào, phải rõ ràng, chứ mình nói chung chung Pháp tánh của mình, nhưng mà tôi ngộ Pháp tánh ở cấp độ nào, phải không?
Trong kinh nói 52 cấp độ, vậy phải rõ ràng con đường chứ đừng có mơ mơ hồ hồ gì hết á. Thầy có trăm đô thôi mà Thầy đòi đi Ấn Độ đồ này nọ, mua vé đi Ấn Độ là không có thể được. Rất sâu của anh là cùng lắm anh lên Tây Ninh thôi, mua vé lên Tây Ninh thôi chứ rất sâu sao được. Con người mình ưa trang hoàng cho mình bằng những cái chữ rất là kỳ cục, chữ đó nên để cho những đại Bồ Tát nói. Trong kinh hay dùng chữ thậm thâm lắm, thậm thâm là rất sâu đó, còn Thầy đây chẳng hạn, Thầy dùng chữ rất sâu là Thầy cũng ngượng nữa phải không?
TC.Hải
Thưa Thầy, hồi nãy bác Châu bác có nói một câu mà con cũng chưa có hài lòng. Bác Châu nói là khi mà mình muốn… cái Không này gồm hai phần, một phần là cái Không tâm này và một cái là...
Thầy
Bây giờ thôi không có lôi thôi. Thầy không nghe bác Châu nói gì hết á, giờ Thầy hỏi ông một câu thôi. Ông nói chưa hài lòng phải không? Bây giờ ông phải quán chiếu. Thầy hỏi lại một câu phải không? Phải không? Nếu như ông thấy được thì ông thấy được cái Pháp tánh liền, cái không hài lòng của ông ở đâu? Ông nói ông không hài lòng, vậy Thầy hỏi cái hài lòng của ông ở đâu?
TC.Hải
Dạ, chỗ Pháp tánh.
Thầy
Nếu ở trong Pháp tánh thì phải hài lòng thôi chứ ông đừng có loanh quanh. Thầy đã nói rồi, khi mà Thầy nói ra thì đừng có lôi thôi gì với Thầy. Bởi vì Thầy đã nói rồi, Thầy cũng là ông Thầy dở, một ông thiền sư cũng dở dở, nhưng cũng ngồi trên đầu lưỡi của thiên hạ. Ông dở dở, tệ lắm cũng bốn vô ngại biện: nói năng, hùng biện vô ngại, ít ra ông cũng phần nào cái đó, ít ra nói với ông không nổi đâu, đừng có trả lời.
Rồi bây giờ tiếp tục, còn mấy phút nữa, một tiếng nữa lận, phải không? Ông cứ nhè mấy vị cao cấp ông hỏi không. Giờ ông phải hỏi mấy vị ngồi sau này nọ. Mình phải can đảm lên, chường mặt ra để cho nó bắn một cú, biết đâu là bắn chết để nó lú ra cái tánh Không, mình chường cái mặt mình ra cho nó đánh một cái bể mặt mình là nó lồi ra cái khuôn mặt xưa nay của mình, đó là Tánh Không. Can đảm lên.
TC.Hải
Thầy, có chị Hương ở đây, con mời chị Hương ý kiến.
Thầy
Rồi, chị Hương. Hồi sáng, Thầy xin lỗi, hồi sáng ông Lượng ông có nói mất 10 năm. Đâu rồi! Có Hương không? Ông Lượng ông nói là ông mất 10 năm đẹp nhất của đời ông. Hồi đó Thầy hay nói lắm, ngay ông Einstein cũng 10 năm thôi. Mỗi người có 10 năm đẹp nhất. Thầy hay nói Einstein phải không? 26 tuổi là phát minh ra được cái lý thuyết tương đối hẹp. Rồi 10 năm sau, 36 tuổi, phát minh ra lý thuyết tương đối rộng. Đó, 10 năm thôi, mà thầy nói cái đó nhiều lắm rồi.
Hồi sáng ông nói là 10 năm đẹp nhất của đời con thì đã… Thầy mới nói, thôi về hỏi cô Hương chứ hỏi gì Thầy, phải không? Rồi thôi, bây giờ xin mời nói. Nói cho hay để về hướng dẫn ông, chứ không thôi ông bắt đền đó, ông bắt đền 10 năm. Hồi sáng ông mới nói nè, trong bữa ăn sáng.
N.Hương
Dạ con kính thưa Thầy, thưa đại chúng! Con cũng không biết nói gì. Con xin nói tiếp chỗ Thầy, anh Lượng nói mất 10 năm đẹp nhất.
Thầy
Không, chuyện 10 năm là chuyện nói riêng, chuyện 10 năm là chuyện hai ông bà giải quyết với nhau. Còn Thầy cũng nói với ông Lượng luôn, bây giờ ông nói vậy đó. Ông có muốn 10 năm đẹp nhất của đời ông thì Thầy sẽ tính.
Đó, phải không? Ông tố Thầy, tui mất 10 năm là do Thầy đó thì lúc đó Thầy sẽ tính. Tui làm ăn lỗ lã là do Thầy đó thì lúc đó Thầy tính. Lúc đó Thầy có thời khóa biểu của Thầy. Đó, phải tuân theo nghiêm ngặt, làm thời khóa biểu lơ mơ thì ráng chịu.
Bây giờ không nói chuyện 10 năm nữa, 10 năm đó là chuyện bên lề. Hồi nãy cô nói cái gì đó phải không?
Hải
Chủ đề mình đang nói là chính nơi ngũ uẩn phát hiện Pháp tánh á chị Hương.
N.Hương
Dạ. Theo con chính nơi Ngũ uẩn phát hiện Pháp tánh. Tất cả các buổi, các cô, các chú, các huynh đệ đều đang thể hiện cái điều đó. Thực sự con cũng không biết nói như thế nào. Sư huynh Tánh Hải có nói là cái đó chỉ để thực hành thôi. Mình thấy cái câu đó có cái gì đó ấn tượng thì cứ tư duy. Văn – tư – tu, mình tư duy về câu đó. Tư duy ở đây không phải để có đáp án nó là như vầy, đáp án nó là như kia. Cái đó con cũng mất gần 10 năm, con cứ đi tìm, có lần con mới phát hiện ra là câu nào con cũng có đáp án. Câu nào con cũng trả lời được hết.
Thầy
Mà Thầy ngắt lời một chút. Câu nào cô cũng có đáp án hết, phải không? Đó là cô coi thường Phật, cô coi thường tổ. Bởi vì Phật nói ra không phải có đáp án. Mà mình nói có đáp án là mình coi thường mấy vị đó. Mấy vị đó nói ra để cho mình gì gì đó chớ không phải là đáp án.
N.Hương
Chính vì vậy mà con mất thời gian khá dài để con nhận ra điều đó. Lúc nãy huynh Tánh Hải rất có thiện chí nhắc nhở mọi người để tránh mất thời gian giống như con ạ.
Thầy
Rồi thôi. Cô tán dương ông Hải để cô tránh né cái chuyện của cô. Cô nói là cô mất 10 năm để bây giờ mới tìm ra đáp án có nghĩa là không có đáp án phải không? Tại sao cô không qua đây thường xuyên để cô giúp đỡ những người khác. Họ vẫn đang còn vơ vẩn như cô 10 năm, hoặc 20 năm, hoặc 30 năm, cứ lo đi tìm đáp án thôi. Mà trong khi đó đáp án thực sự là không có đáp án.
Bây giờ cô có chấp nhận cái đó không? Chấp nhận là cô đã vơ vẩn 10 năm rồi cô mới thấy ra điều đó phải không? Bây giờ cô thấy ra điều đó thì cô phải giúp đỡ người khác, phải phát Bồ đề tâm lên một chút. Còn ở nhà mình lo kiếm ông Lượng, chỉ bảo cho ông, giúp đỡ ổng, trong khi chúng sanh bên này khổ như điên mà lại không lo làm. Hay cô cứ nói ông Lượng nợ cô 10 năm thì bây giờ tui trả lại cho ông 10 năm, còn chúng sanh bên này thôi kệ nó.
Rồi sao? Bây giờ sao? Thầy bây giờ cụ thể thôi, ký kết giao kèo liền phải không? Hai thị giả đây, hỏi cô thử có dám ký kết giao kèo không? Mình nói vậy thôi, 10 năm mình vơ vẩn để đi tìm đáp án phải không? Bây giờ mình thấy ra cái gì, một chút gì? Té ra như vậy thì mình phải giúp đỡ những người khác nữa. Còn vơ vẩn như cô M.An, cô nghe cô tháo mồ hôi ra. Đó, lau chùi tùm lum túa lua, tháo mồ hôi ra nãy giờ kìa. Có chịu vậy không? Có thấy mình phải làm chuyện đó không? Khi cô có cái gì đó thì cô phải có bổn phận. Có quyền lợi rồi, chút quyền lợi rồi, nhưng mình có quyền lợi thì phải có bổn phận, mình phải trả lại những cái gì phải không? Phải không cô Trân?
Vậy yêu cầu đó. Bây giờ cô phải qua đây, cô trả lại những cái gì đó. Chớ ăn thì ăn, mình để thỉnh thoảng chia cho ông Lượng đồ vậy thì mình thấy gia đình trị quá phải không? Không được. Mình phải nghĩ rộng hơn ra. Chúng sanh thì không dám nghĩ tới, Thầy cũng không dám nghĩ tới chúng sanh, nhưng ít ra là nghĩ đến ở đây cái đã, bao nhiêu người đây cái đã. Đồng ý không? Cứ nói thẳng thừng ra, còn cô không đồng ý thì để Thầy lo chuyện khác, chứ bắt Thầy ngồi Thầy chờ phải không?
N.Hương
Dạ. Thầy nói vậy luôn luôn đúng ạ, nhưng mà…
Thầy
Không có nhưng gì hết. Có đồng ý hay không đồng ý thôi. Có dám làm giao kèo hay không? Cô cứ nói con dám làm giao kèo. Bây giờ Thầy biểu con làm gì thì con làm nấy. Đó, bây giờ mình biết được cái đó sơ sơ rồi mình can đảm lắm phải không?
Bây giờ Thầy đòi bao nhiêu tỉ con sẽ đi làm việc con đưa cho Thầy. Đó, mình đã chịu chơi, gọi là chịu chơi rồi thì là đó. Tánh Không là để làm gì? Tánh Không là để mình chịu chơi, để mình can đảm ra. Chứ không phải tánh Không là mình rút ở nhà, rồi mình lấy lí do là bên này nó thế này, thế nọ, đủ thứ trò hết á. Bên này như thế nào thì trách nhiệm cô càng lớn hơn nữa, bởi vì cô, xin lỗi chứ cô cũng là chị cả trong này đó. Một trong những người đầu tiên hết phải không? Chớ đâu có phải là ăn rồi là… Xin lỗi chứ đây đâu phải ăn rồi là khỏi trả tiền đâu. Ăn rồi cũng phải trả tiền. Cùng lắm là Thầy ưu đãi cho cô trả rẻ thôi, phải trả tiền chứ không có lôi thôi gì hết. Phải không ông Thái?
Chú Sơn
Thưa Thầy cho con phát biểu.
Thầy
Rồi.
Chú Sơn
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Hôm nay con có tâm sự của con. Ngày xưa hồi trước á Thầy.
Thầy
Không. Mà ông đừng có xen vô cho cô Hương tránh đạn. Thầy đang còn hỏi cô Hương chịu hay không chịu, có chịu ký cam kết không, còn ông tính sau.
B.Nguyên
Mời chị Hương tiếp tục câu hỏi.
Thầy
Lo mà cười, Thủy mộc.
N.Hương
Thưa thầy dù muốn hay không muốn thì con cũng phải, tức là phải ăn phải trả lại cái gì đó. Nhưng mà thật ra thì tất nhiên cũng có quá trình. Con còn phải tu nhiều lắm ạ.
Thầy
Không có quá trình gì hết, thầy đã nói từ lâu rồi, mình biết tới đâu mình giúp người tới đó. Thầy mới đi có nửa đường thôi, nhưng mà nửa đường rồi mình cũng phải làm chứ đừng nói thôi, để kiếp nào lâu xa tôi sẽ thành đại Bồ tát, rồi lúc đó tôi sẽ làm việc. Không phải vậy được. Anh công chức thì anh làm công chức, anh trưởng phòng thì anh làm theo trưởng phòng, anh giám đốc thì anh làm theo giám đốc, anh thứ trưởng thì anh làm theo thứ trưởng, chứ còn đợi đó, tôi phải lên tới thủ tướng tôi mới làm, vậy là không được, không đúng quy luật.
N.Hương
Điều quan trọng là ở đoạn này con cần tu, như sự can đảm, như là đảm đương được trách nhiệm nào đó.
Thầy
Bây giờ không có can đảm gì hết. Cô nói cô không can đảm phải không? Qua đây thầy sẽ làm cho cô can đảm chứ không có lôi thôi gì hết. Phải không ông Lượng?
LC.Lượng
Dạ, con đồng ý ạ.
Thầy
Đồng ý phải không? Qua đây rồi thầy sẽ làm cho cô can đảm. Rồi, chịu chưa?
N.Hương
Dạ bây giờ con cũng không không đủ can đảm.
Thầy
Không can đảm, vậy cứ liều đi, liều nhiều lần thành can đảm, đơn giản vậy thôi. Còn bây giờ mình đòi can đảm làm sao dám can đảm được. Liều nhiều lần thì thành ra can đảm. Tất cả sách vở cũng đã dạy nhiều rồi, liều nhiều lần thì thành nó can đảm, chứ bây giờ mình đòi can đảm thì làm sao có can đảm được. Thầy cũng đâu có can đảm đâu. Đó, bây giờ đơn giản nè, Thầy là nói cái gì thật thôi. Ông Sơn mời Thầy về Cần Thơ, năm đầu tiên, Thầy đâu có dám về, bởi vì Thầy đã nói cái này là tâm sự thiệt của Thầy. Ở Cần Thơ có nhiều người tu hành lắm, mình về, mà mình cũng có chút cái khiếu ăn nói, mình nói hay quá, người ta bỏ cái chuyện của người ta theo mình, mà mình không đủ sức hướng dẫn người ta là mình mang họa. Thành ra, Thầy suy nghĩ kỹ để về Cần Thơ, làm sao có thể dàn hòa được tất cả mọi phái này nọ. Mặc dầu từ lâu là mình đã nói là mình không có bộ phái nào, mình dàn hòa để mà người ta sẽ vẫn tiếp tục tu hành con đường của người ta, nhưng mà mình chỉ thêm cho người ta cái gì đó thôi, chứ không phải là bắt người ta bỏ.
Thầy nói rất rõ ràng, năm đầu tiên Thầy từ chối ông Sơn là bởi vì có lý do. Nữa là bởi vì hồi đó ông Nguyễn Mạnh Hùng mời thầy qua bên gì đó, nói cái chuyện mà cuối tuần, cuối tháng gì đó, thì thầy lấy cớ là tôi lo cái này rồi. Nhưng mà năm sau thì thầy phải chấp nhận, đồng ý, khi Thầy nghĩ là mình có thể dàn hòa được, không làm thiệt hại ai hết. Chứ còn mình về mình nói hay là họ bỏ cái nghề của họ đi thì mình mang họa. Thành ra, phải vào thế bí. Tự nhiên, bữa trước thầy có nói một câu, phải không, chỗ nào bí thì chỗ đó là cửa thoát. Cô can đảm lên. Rồi được chưa? Rồi cô gì đó, nãy giờ có thu âm không? Rồi thôi được rồi, bây giờ tới phiên mời anh Sơn.
Đ.Sơn
Dạ con kính thưa thầy kính thưa đại chúng!
Cũng như lúc đầu Thầy dạy, thật sự là con rất là sám hối đó Thầy. Con sám hối với Thầy, con sám hối với tất cả chư Tổ, chư Phật. Tại vì sao? Con đọc cái kinh sách, ngày xưa con hùng hục con đọc, con trang bị cho con một cái kiến thức để mà thành cái thư viện, để đi ra con nói chuyện, muốn hơn người ta không à. Nhưng mà sau một thời gian, bắt đầu con mới suy ngẫm lại, con thấy rõ ràng tất cả các kinh điển đều nói về cái vấn đề duy nhất. Thí dụ, cái chủ đề ngày hôm nay là ở ngay ngũ uẩn phát hiện ra cái Pháp tánh.
Con nhận thấy, trong cái vấn đề thực hành của con hàng ngày, con ví dụ như con mắt của con hàng ngày nhìn vô số cảnh, gặp vô số người một cách tự nhiên, nhưng mà qua cái sự phân biệt của con, bắt đầu làm cho nó rối rắm đó Thầy. Cho nên con chợt nhận ra được là tất cả kinh điển Thầy dạy, Phật dạy đều có thể nhận ra được cái Pháp tánh đó ngay tại nơi mấy cái căn của mình. Còn y trong kinh sách viết như vậy, dù con có thế nào chăng nữa thì con cũng không bao giờ rời được cái niềm tin đó. Và con có cái nguyện là hơi thở còn thì con đem lại cái niềm vui cho tất cả mọi người. Con xin hết thầy.
Thầy
Bây giờ còn khoảng hơn 40 phút nữa thôi. Bây giờ thầy qua cái vấn đề thứ hai, bởi vì Thầy thấy trong đây nó có nhiều vấn đề lắm. Trước cái câu “chính nơi ngũ uẩn mà phát hiện Pháp tánh, Pháp tánh là Ngũ uẩn”, thì trước đó có đức Thế Tôn dạy, “Thiện nữ thiên, hãy dựa Pháp tánh mà hành Bồ đề, tu bình đẳng hạnh dựa Pháp tánh mà hành Bồ đề”. Tu Bình đẳng hạnh là như thế nào? Khi mình mà đã thấy được phần nào cái Ngũ uẩn, Pháp tánh là Ngũ uẩn, Ngũ uẩn là Pháp tánh thì mình dựa vào Pháp tánh đó mà hành Bồ đề. Rất rõ ràng. Lúc đó mình mới làm lợi mình, lợi người bằng cái hành Bồ đề này. Dựa Pháp tánh mà hành Bồ đề. Cho nên trước hết là mình phải thấy cái Pháp tánh đó phần nào rồi sau đó mình dựa vào Pháp tánh mà hành Bồ đề. Đơn giản vậy thôi. Trước đó có nói là dựa vào Pháp tánh mà hành Bồ đề. Tu hành Bình đẳng là thế nào? Là chính nơi Ngũ uẩn mà phát hiện Pháp tánh, Pháp tánh là Ngũ uẩn.
Phát hiện đó phần nào, phần nào thôi chứ đừng có nói là tôi phát hiện Pháp tánh. Ông nào nói tôi phát hiện Pháp tánh là ông đó là đại Bồ tát rồi. Phát hiện Pháp tánh rồi thì dựa vào Pháp tánh mà hành Bồ đề. Tất cả kinh điển nó dạy rõ ràng lắm, đừng có dựa vào tham, sân, si, mạn nghi, đố kị, mà dựa vào Pháp tánh hành Bồ đề, đó là hành Bình đẳng đó. Bởi vì Pháp tánh nó là Bình đẳng, phải không?
Ông Hải Trần Cao, sáng nay, ngày nay là ông hên lắm đó. Bởi vì, hồi sáng tình cờ ông lại dẫn chúng, tụng cái kinh này, đoạn này. Thầy nghe cái gì Pháp tánh, Thầy thấy hay hay, chứ Thầy đâu có tụng đâu. Bây giờ tới phiên ông hỏi mấy người ở đây hay là hỏi ai cũng được, hay là hỏi Thầy cũng được. Mà hỏi Thầy thì Thầy đã nói, nhắc nhở giùm là thầy làm biếng ăn, biếng nói lắm, ăn cũng ít, nói cũng ít, nói vắn tắt thôi. Chịu không? Chịu đó rồi tính sau. Rồi, tu Bình đẳng hạnh, dựa Pháp tánh mà hành Bồ đề, còn trước đó hãy dựa Pháp tánh mà hành Bồ đề. Hành Bồ đề là hành Giác ngộ, Bồ đề là Giác ngộ đó chứ không có gì hết. Hạnh đó hay Bồ tát hạnh cái gì đó cũng phải dựa vào Pháp tánh mà hành, thành ra Pháp tánh chính là cái mà mình hay nói là Nền tảng đó, dựa vào Nền tảng đó mà hành hạnh Bồ Tát. Rồi bây giờ ông muốn hỏi ai hay là hỏi cái gì đó.
TC.Hải
Con thấy Thái thích cái Bồ đề tâm đó thầy. Con xin hỏi Thái về câu này. Xin mời Thái chia sẻ?
H.Thái
Dạ con thưa thầy thưa đại chúng ạ!
Về cái dựa vào Pháp tánh mà hành Bồ đề, con xin thưa như thế này, mình phân biệt rất là nhiều. Khi muốn đi ra ngoài nói chuyện với mọi người thì thật sự mình quan sát rất nhiều. Chẳng hạn, như cái gia đình đó hoàn cảnh như thế nào, họ có truyền thống học tập hay không, mình có nên chấp nhận đến đó để nói chuyện hay không… Cái Tâm con đang phân biệt chuyện đó rất nhiều. Những ngày trong tuần con luôn cố gắng dành thời gian để đến nhà phụ huynh này kia để con nói chuyện, nhưng mà cái Tâm con phân biệt. Vậy thì thưa Thầy, con có hành cái Bình đẳng hay không, thưa Thầy?
Thầy
Thì đơn giản trong Kinh nói rất rõ nè, hãy dựa vào Pháp tánh mà hành Bồ đề. Anh thấy Pháp tánh được mấy phần thì anh dựa vào đó để hành Bồ tát hạnh chừng ấy. Thầy cũng nói rõ cái chuyện này, có lúc Thầy nói hay, có lần Thầy nói dở, lần nào Thầy dựa vào Pháp tánh mà nói thì Thầy nói hay, ngày nào Thầy không dựa vào đó thì Thầy nói dở, vậy thôi, đơn giản vậy thôi. Muốn nói hay, muốn làm việc tốt phải dựa vào Pháp tánh, mà muốn dựa vào Pháp tánh thì phải biết phần nào Pháp tánh là cái gì đã, chứ không có phải học hành giỏi, hay gì hết. Anh dựa vào Pháp tánh mà nói thì anh sẽ nói hay, phải không cô Hương? Thầy cũng biết, có bữa nói hay, có bữa Thầy nói dở chứ, nhưng mà bữa nào nói dựa vào Pháp tánh, không những dựa vào Pháp tánh mà dựa sâu vào Pháp tánh, sâu nữa thì nó mới hay được, còn không dựa sâu vào mà cạn cạn thì sinh ra cãi lộn. Bởi vì hai anh ngang nhau dễ cãi lộn lắm, còn anh kia sâu hơn ít khi cãi lộn, hoặc sâu hơn, có nghĩa cao hơn thì nó không cãi lộn. Hễ mình ngang mặt bằng với nhau dễ hay cãi lộn. Dựa vào Pháp Tánh mà hành Bồ đề đó.
Hồi nãy cô Hương cô nói, cô không can đảm, cô thiếu can đảm. Thầy lấy Kinh ra Thầy nói chứ Thầy không dám tự nói, phải không? Cô muốn can đảm thì phải dựa vào Pháp tánh mà hành Bồ đề, dựa vào Pháp tánh mà qua đây khai hóa cho những người có duyên. Nhiều khi có người Thầy không có duyên thì sao, mình không có duyên nói nó không nghe đâu. Can đảm lên, muốn can đảm thì dựa vào Pháp tánh, Pháp tánh đó chính là cái Huệ mạng của mình, còn hơn sinh mạng của mình nữa. Dựa vào cái đó để hành Bồ đề, hành hành Bồ tát, muốn hành gì, muốn làm gì cũng được, nhưng mà căn bản phải dựa vào Pháp tánh, dựa vào nền tảng đó, đơn giản vậy thôi, rất rõ ràng. Kinh điển thấy sướng phải không, nhưng mình tụng tụng mà tụng qua loa, qua loa vậy, nên Thầy nói tụng phải chậm chậm chút. Hồi sáng nhờ công đức của ông Hải Trần Cao, ổng tụng chậm, thành ra Thầy mới nghe lọt được một câu, nên Thầy mới nói sáng nay mình lấy cái đoạn đó ra để bàn, bàn luận, học hỏi.
TC.Hải
Sáng nay con tụng Kinh ấy Thầy, thấy nó hay, xong con xuống con mở file pdf con nghe, con coi lại. Rồi Thái có nói hôm nay ngày ví Đức Di Lạc, thấy mọi việc rất tốt đẹp.
Thầy
Dữ luôn, đầy đủ nhân duyên phải không? Ngày nay ngày vía Đức Di Lạc thì mình cũng có chút xíu gì cam lồ, chút xíu gì ánh sáng của ngài rót vô. Tự nhiên thấy, chứ ngày hôm qua là Thầy cũng định cứ làm như mọi lần là cho mấy vị ở Cần Thơ đưa ra chủ đề. Nhưng hồi sáng, Thầy nghe Hải Trần Cao tụng giọng chậm, đều đặn, rồi mình tình cờ mình nghe chữ gì Pháp tánh, Ngũ uẩn gì đó, mình giựt mình, thôi chắc trưa này mình phải làm cái này.
TC.Hải
Con thấy không phải sự tình cờ, ăn hên, mà con tin vào nhân quả, con tin vào cái gì mình đã gieo trồng, hay những cái gì mình quan tâm thì một ngày nào đó sẽ ứng hiện ra thôi. Không phải chỉ vấn đề tụng kinh, mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Con thấy trên màn hình có chú ba Tổng á Thầy, con xin phép mời chú Ba Tổng đóng góp ý kiến ạ?
Thầy
Rồi, mời chú ba Tổng, sau đó mời anh Hùng (Thốt Nốt) nữa. Những cái này, mấy đề tài này làm cho mấy ông là sôi máu liền.
TC.Hải
Con xin mời chú ạ.
Chú Ba Tổng
Kính thưa Hòa thượng, kính thưa tất cả quý đồng đạo!
Sáng giờ tôi nghe Hòa thượng nói, hết sức hoan hỉ. Cũng như Hòa thượng nói đó, tôi xin đóng góp vô cho đầy đủ đức tin là Ngũ uẩn chính là Pháp tánh. Theo cái hiểu của tôi, tôi trình bày để chia sẻ với Hòa thượng và quý bạn. Cái chỗ sắc là ngũ uẩn, chỗ vô sắc tức là vô vi đó, chỗ đó tức là Pháp tánh, chỗ “ưng vô sở trụ”, người nhận được “ưng vô sở trụ” mà trụ vào ngay chỗ đó sâu mãi hoài, chừng nào nó thâm diệu được rồi là mới thấu rõ được Pháp tánh. Từ chỗ đó mới phát Bồ đề Tâm, nên làm bất cứ chuyện gì cũng từ chỗ Pháp tánh lưu xuất ra. Tôi đồng tình với Hòa thượng. Hồi xưa ngộ, đại ngộ chỗ đó phải trên 20 lần, mà còn tiểu ngộ thì trùng trùng, điệp điệp. Người thâm sâu vào chỗ đó chừng nào thì càng thâm diệu chừng nấy. Sáng giờ tôi nghe hết sức đồng tình, chỗ hữu vi đó là ngũ uẩn, chỗ vô vi là Pháp tánh, sắc là Không, hai chỗ đó không lìa với nhau. Người nào ngộ được cái Không là cái Chơn Tánh, Chơn Như đó đó. An trụ vào chỗ đó mãi mãi sâu chừng nào, lâu ngày chừng nào, là người đó sâu thẳm với Đạo pháp chừng đó, có đủ điều kiện đem chỗ đó chia sẻ mỗi người.
Thầy nói nãy giờ đó, nếu Bồ tát làm theo Bồ tát, Thủ tướng làm theo Thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng hạng nào làm theo nấy, có ích lợi cho xã hội, cho quần chúng, đó là tôi hết sức hân hoan. Nãy giờ nghe thấm thía và đầy đủ thêm đức tin của tôi. Xin chân thành kính tạ ơn của Thầy và các quần chúng. Tôi nghe đây cũng đầy đủ Đức tin cho tôi, chỗ hành thâm rồi mới có được Bát nhã mới có Ba la mật, cái chỗ mà tôi chứng liễu nghĩa rồi mới làm được Lục độ vạn hạnh, tức là người thâm ngộ hoặc ngộ nhập thì mới có được chỗ đó. Chỗ đó như Thầy mới nói lúc nãy, đó phải văn – tư – tu, lấy cái thiền định làm Thể, làm cái Huệ mạng, thì linh hồn mới nhập Liên hoa thì Vô biên là Pháp tánh, rồi mới đi làm Phật sự của Lục độ vạn hạnh, ích lợi nhiều cho mọi người. Đó là cái hiểu của tôi, chân thành của tôi, tới đây tôi chia sẻ ít lời với Hòa thượng với các thính chúng. Nam Mô A Di Đà Phật!
TC.Hải
Sau đây, xin mời anh Hùng (Thốt Nốt). Em chia sẻ chút là, có một lần về Cần Thơ cách đây khoảng 5-6 năm, anh Hùng có nói về cái chủ đề này, là dựa vào Pháp tánh mà Hành Bồ đề ấy. Anh có nói về cái tánh Biết, mình tự biết, từ đó lưu xuất ra, từ cái Biết đó mình nói ra một cách tự nhiên. Hôm nay, theo cái chủ đề này anh có thêm ý kiến gì không, em xin mời anh Hùng ạ!
Hùng (Thốt Nốt)
Kính lễ Thầy cùng đại chúng!
Nhân duyên mà mình thọ ơn Thầy ở cái chỗ là Thầy về Cần Thơ, thầy khai chỗ “Nền tảng ở trước mặt mình”, niệm Phật mấy chục năm mình vào Định mình không hay. Khi nghe nói, Thầy ở Sài Gòn về Cần Thơ, cái tâm hiếu kỳ, mình đến để nghe. Thầy chỉ nói là “Nền tảng ở trước mặt”, sau đó mình hiểu ra. Chính cái mốc này làm cho mình nên người, mình phát triển. Chỗ niệm Phật không nghi, mình thanh lọc đến chỗ không còn mê nhiễm vô định. Lúc đó, mình lo cho cha mẹ rất là tuyệt vời, sống trong cảnh thuận nghịch mà không mê nhiễm, không bị tham, sân, si, ngã quậy.
Mình làm từ thiện, mình mừng cái chỗ vô định, không ô nhiễm. Mình làm từ thiện, mình không bị cái việc làm từ thiện làm cho mình khổ, cho nên mình sống trong đó mình không biết. Từ cái chỗ không biết đó, mình gặp Thầy, Thầy chỉ cho cái “Nền tảng ở trước mặt”. Chính cái câu này sau này làm cho mình sáng mắt. Cái ơn này mình phải nhắc đến, nhắc cái chỗ là thọ ơn thầy. Khi mình được cái mốc này, niềm tin này, thì bắt đầu, ngay chỗ không ô nhiễm là Pháp tánh thì mình mới có cái Thấy, cái Biết, cái Nghe. Thấy, Biết, Nghe, tức là Pháp tánh, là Thấy, Biết, Nghe không ô nhiễm, chính là Nền tảng.
Nên khi gặp gỡ bạn bè đồng tu chia sẻ với nhau, mình hay nhìn vào cái Biết. Nhìn vào đó để nói ra, như trong sách nói, nhìn trong Tự tánh nói ra. Nhờ tập chỗ này, phát triển chỗ này mà mình thấy càng ngày càng mừng. Khi mình mừng, mình mới nhớ ơn thầy đã khai thị cái “Nền tảng ngay trước mặt”. Tại tôi hay nhìn trong Tự tánh, tức cái Biết, tức nghĩa là ngay cái Biết chúng ta nhìn vô. Nhưng nhờ cái biết không ô nhiễm, chính nó là tánh Không, Nền tảng. Nhìn vô đây có nhiều cách diễn giải, chia sẻ lắm. Nãy giờ mình nghe Thầy nói, ngay Ngũ uẩn là Pháp tánh, mình cũng công nhận thiệt. Ngay sắc, mà sắc đó không ô nhiễm tức là Pháp tánh. Ngay thọ, tưởng, hành, thức, tức là ngay cái thức mà không ô nhiễm tức là tánh Không, Nền tảng.
Ngay đây, bây giờ quý vị cùng với tôi nhìn vô màn hình đi, ngay cái nhìn vào màn hình đây là Pháp tánh. Nên Thầy nói phải ngộ, chỗ này phải ngộ chứ không phải học mà để nói lại. Học để nói lại là tốt nhưng làm sao mình không tu mà để ngộ ra, ngay đây không có đi tìm kiếm, đó là cái quan trọng của chúng ta. Tôi cũng luôn ở ngay đây và bây giờ, dầu hồi nữa có gì đó ha, thì nó cũng luôn luôn trước mặt, không có xa. Nhờ vậy tôi phát triển, mình thấy có sự phát triển, mừng. Mừng vậy chứ nhớ ơn Thầy. Về Cần Thơ Thầy chỉ nói có một câu, “Nền tảng ngay trước mặt”. Tri ân Thầy cùng đại chúng rất nhiều. Đến đây xin hết.
TC.Hải
Nói về việc sùng mộ, Hải thấy có thấy anh Ninh. Anh đã đọc sách của Thầy từ rất lâu, theo những gì anh chia sẻ, Hải nghĩ anh cũng có lòng sùng mộ với Thầy, anh cũng vào chùa và quy y với Thầy, anh có thể chia sẻ hay đóng góp ý kiến gì cho chủ đề ngày hôm nay được không ạ?
Q.Ninh
Con kính chào Thầy, kính chào đại chúng ạ!
Con biết ơn thầy, biết ơn đại chúng đã khai thị cho con buổi hôm nay. Con thấy chủ đề này rất quan trọng. Ngay nơi Ngũ uẩn này là đại diện cho thế giới mà chúng ta đang thấy bằng các giác quan. Thì ngay nơi thế giới này cũng chính là Tịnh độ. Vì chúng ta nhìn qua các giác quan vật lý, nên Tịnh độ thấy thành thế gian sinh diệt. Con thấy cái này rất là thấm thía, vì hàng ngày con hay thiền định về điều này. Nếu chúng ta đi tìm theo nghĩa vật lý, chạy đâu đó đi tìm thì rõ ràng chúng ta không hiểu câu kinh này. Vì ngay cái sắc, thọ, tưởng, hành, thức, của thân này, hay ngay khi vạn vật của thế gian này cũng chính là Tịnh độ, Pháp tánh.
Kinh nói là Nhất Chân Pháp Giới. Nhất là tính không hai, nhưng chúng ta thấy vạn vật thế gian theo cái nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, thân thức, cái này giống hệt như cái nói về hình ảnh. Dễ hình dung nhất là khi chúng ta xem ti vi, chúng ta chỉ thấy hình ảnh thôi. Các hình ảnh chạy tên ti vi này làm chúng ta quên mất cái màn hình, cái ngũ uẩn, mọi cái hình ảnh thế gian che lấp đi cái màn hình. Nên chúng ta gần như không thấy màn hình. Nhưng chính các hình ảnh chạy trên ti vi này, hay các hình ảnh thế gian, nó chính là Tự tánh, Pháp tánh và Pháp tánh bình đẳng đối với các hình ảnh thế gian. Nên Thầy mới nói, ngay nơi Tự tánh, ngay nơi Pháp tánh mà hành Bồ đề chứ nếu không chúng ta sẽ chạy ngay theo hình ảnh thế gian, hay chạy theo ngũ uẩn, nghĩa là chúng ta chạy theo tâm phan duyên, sinh diệt. Bản chất của các sắc, thọ, tưởng, hành, thức này nó đồng với tâm sinh diệt này, chúng ta chạy theo cái này là việc tu sai lầm.
Con nghĩ, Thầy nói đi nói lại cái này, con thấy rất là thấm thía. Vì sao, vì chúng ta phải nhấn mạnh cái cốt tuỷ như anh vừa rồi nói, chúng ta phải thấy ngay cái Nền tảng trước mặt mình và tất cả là Nền tảng. Nhưng chúng ta lại thấy khổ đau sinh diệt, đấy là cái thấy sai lầm. Con xin cảm ơn Thầy và đại chúng đã khai thị cho con đều này rất rõ ràng. Con xin cảm ơn ạ!
TC.Hải
Đối diện với anh Ninh, là anh Tùng. Thấy anh nãy giờ ngồi thiền, chắc anh đang có một những suy tư gì đó về chủ đề. Mời anh Tùng đóng góp ý kiến.
Thầy
Đâu, ngồi thiền đâu. Nãy giờ ngồi thiền à. Dữ luôn. Nãy giờ mình nói, còn ông ngồi thiền. Chắc gọi là sâu xa đó, thậm thâm.
T.Tùng
Kinh thưa Thầy và đại chúng!
Con không dám nhận là sâu xa đâu ạ. Con sợ lắm ạ. Chủ đề ngày hôm nay con thấy có mấy từ con ấn tượng. Thứ nhất: Ngũ uẩn chính là Pháp tánh, hoặc trong câu kinh lúc nãy Hải đọc có chữ Bình đẳng. Cho nên, buổi hôm nay con thấy mục tiêu tu hành của chúng ta là đi tìm Pháp tánh để rồi sống trong Pháp tánh đó, hoạt động trong Pháp tánh đó. Pháp tánh mà ta đi tìm nó không ở đâu xa, nó nằm ngay ở cái ngũ uẩn mà ta hoạt dụng hàng ngày. Giống như quyển Thầy dịch, tức là bản chất hiện tượng nó không khác, hai cái đó nó ở cùng với nhau. Vì thế, nếu mình đi tìm Pháp tánh ở ngoài ngũ uẩn, cái đấy con nghĩ tìm không ra. Nói cũng khó, phải tu hành thôi. Theo kinh nghiệm của con, con thấy Thầy hay nói, cái gì cũng “đơn giản”, là thế này là thế kia. Cho nên, khi đọc kinh mình cứ hiểu đúng đơn giản như Phật hay chư vị nói trong kinh. Kinh nói như thế nào mình hiểu như thế, không cần suy luận gì. Từ cái đó mình sẽ trực tâm, tiếp xúc được với Nền tảng, nằm ngay đó, trong thế giới hiện tượng, đó chính là bản chất, ý con là như vậy thôi ạ.
V.Từ
Kinh thưa Thầy và đại chúng!
Con xin có ý kiến về đoạn kinh mà nãy Thầy và huynh Hải đọc, “dựa vàp Pháp tánh mà hành hạnh Bồ đề”. Con thấy, khi mình thực hành Phật pháp, tu hành phật pháp chỉ là hai cái, tích tập công đức và tu hành về trí huệ. Con thấy một điều. Thầy và mấy chú hay nói, nếu mình đọc kinh, nghe lời vị tổ nói, nhiều khi mình không tin đâu, trời ơi, sao mình có thể làm được. Nhưng đúng là như vậy, mình cứ làm đi, trong quá trình làm mình chiêm nghiệm suy nghĩ, tư duy, tự nhiên mình sẽ phát hiện ra một điều. Nhiều khi mình bố thí, phóng sanh, lúc đầu mình cũng dựa vào năm uẩn, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, dựa vào cái mà mình cho là lợi ích cho mình, mình nghĩ, mình phóng sanh, bố thí, thì nó lợi ích về mình, ngay thời điểm cho, có người cho, người nhận thì ngay thời điểm đó nó chỉ là phướcc đức. Mình có nhân tốt, mình nhận lại một quả tốt. Nhưng mình cứ làm liên tục, làm đến một thời điểm mình nhìn thấy tự khắc nó là động cơ tự động, tự phát ra, là mình tự bố thì, mình cho một cách không suy nghĩ về nó, không suy nghĩ là có người cho vật cho, người nhận, ngay thời điểm đó, phước đức đó biến thành công đức. Công đức đó thể hiện Pháp tánh nãy mình nói, chính là tánh Không, thể hiện ra cái Trí huệ của mình. Ngay thời điểm đó trí huệ và công đức hiển hiện. Càng ngày mình thực hành càng sâu, sâu đến đến nỗi sống được trọn vẹn, thuần thục hơn. Mình làm gì cũng cảm giác được cái thường, lạc, ngã, tịnh. Pháp tánh luôn hiện tiền bên mình. Thực hành càng làm thì càng sống càng sâu. Hiện tại mình chưa tin, mình cứ làm, làm đến một giai đoạn nào đó có một vị thiện trị thức hướng dẫn, có một chúng hội để di theo dòng chảy đó, tự khắc mình hoà được vào và ra đến đại dương.
Thầy
Thầy thấy ông phải làm việc lên chứ. Ví dụ, ông thấy cô V.Từ cô nói vậy ông phải thêm thắt vô chứ. Thêm cho nó sáng rõ ra hay cô nói còn sai sót ông phải nói chứ cứ mời vậy không thì làm sao. Theo hải, V.Từ nói vậy là sao?
TC.Hải
Nãy con có nghe cô V.Từ nói về bố thí. Con thấy, để thâm nhập vào Pháp tánh, thì bố thì là một cách. Con nghĩ trong đạo Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn, mình có nhiều cách để thâm nhập Pháp tánh chứ không nhất thiết chỉ là bố thí. Bố thí là tốt, nhưng nếu có cái nhìn rộng hơn, mình sẽ thấy được nhiều phương diện hơn, làm công việc này công việc kia cũng dễ hành thâm được mà không có sự bám chấp.
Thầy
Thầy thấy ông quên nhắc một cái quan trọng nhất mà cô V.Từ nói, là khi bố thí hay phóng sanh, thì không thấy có người phóng sanh hay người bố thí, không thấy có vật được bố thì, và cũng không thấy có người nhận bố thí, thì đó chính là Pháp tánh. Trong kinh điển hay nói là “tam luân không tịch”, tức là không có người cho, không có vật cho và không có người được cho, chính ngay lúc đó là Pháp tánh. Nhắc lại câu mà bạn gì đây, bạn Ninh, bạn tâm đắc cái này, lúc đó chính là Tịnh độ. Đơn giản vậy thôi. Thầy đã nói đừng có lặp lại lời ông Tùng, ông Tùng cứ nói đơn giản, đơn giản, vậy mà Thầy lặp lại, cũng cũng mắc nhiễm ô từ ông Tùng rồi.
TC.Hải
Mời T.Phương
Thầy
Thầy nghe nói T.Phương mới bị sốt xuất huyết đó. Chắc ông giả bộ chơi, chứ lớn cỡ này rồi mà sốt xuất huyết.
T.Phương
Con kính thưa Thầy và đại chúng!
Hôm thứ tư con mới bị sốt xuất huyết. Con vào bệnh viện cấp cứu. Lúc tỉnh dậy, bác sĩ bảo, nếu vào chậm 15 phút thì chắc con không gặp được Thầy nữa.
Thầy
Dữ vậy hả?
T.Phương
Từ lúc con bị đến hôm nay con đã ra viện, nhưng chưa lúc nào con thấy sợ. Lúc con tỉnh dậy, con thấy mọi người xung quanh, con chỉ nghĩ làm sao cho mọi người hết lo lắng. Rồi bằng một cách nào đấy con cũng làm cho mọi người hết lo lắng.
Sáng nay, mọi người chia sẻ thực hành về Bồ để tâm, con thấy mình chưa đủ khả năng, chưa làm mọi người xung quanh con hết lo lắng. Con xin nguyện sẽ vào ký giao kèo với Thầy để Thầy chỉ dạy con thêm. Để con có một chút cái khả năng nào đấy, có thể làm cho những người xung quanh con được một phần nào đấy cái hết lo lắng, hết khổ. Con xin cảm ơn Thầy, con xin cảm ơn đại chúng ạ!
Thầy
Chúc cho T.Phương tới ngày nào đó là làm cho mọi người hết lo lắng. Cái tuổi này mà vô cấp cứu người ta sợ lắm chứ. Ông nói trễ 15 phút nữa là…