Người thuyết trình: Trần P.Thảo – Nguyễn V.Hoàng

Ngày thuyết trình  : 01/10/2023 DL (17/08/2023 AL)

 

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẠI CHÚNG THẢO LUẬN, KHÔNG CÓ MĂT THẦY

 

P.Thảo

Ngày hôm nay con và anh V.Hoàng xin được phép trình bày về kinh Pháp Hoa, trong đó có nói đến Cha - Con. Nên chúng con chọn chủ đề ngày hôm nay là Cha và Con trong kinh Pháp Hoa.

Chúng con có xin thỉnh đại chúng đọc trước ba phẩm là phẩm: Thí Dụ, Tín Giải và phẩm Như Lai Thọ Lượng.

Trước khi hai anh em chúng con bắt đầu, con xin phép trình bày sơ qua về cái mục lục. Con và anh Hoàng sẽ chia sẻ trong vòng 20 phút. Có 4 phần:

-  Phần đầu tiên, con trình bày sơ qua kinh Pháp Hoa là gì, và ý nghĩa của kinh Pháp Hoa.

- Phần thứ hai, chúng con nói về chủ đề Cha - Con trong phẩm Thí Dụ.

- Ý thứ ba: Cha - Con trong phẩm Tín Giải

- Thứ tư: Cha - Con trong phẩm Như Lai Thọ lượng

Con xin trình bày mục thứ nhất kinh Pháp Hoa là gì và mục thứ ba, Cha-Con trong phẩm Tín Giải. Anh Hoàng sẽ trình bày mục hai và mục bốn, Cha – Con trong phẩm Thí Dụ và phẩm Như Lai Thọ Lượng.

Do anh em chúng con có cảm hứng với kinh Pháp Hoa. Thời gian gần đây nhóm Dòng Sống cũng có làm chủ đề về kinh Pháp Hoa, nhưng quả thật sự hiểu biết và thực hành chưa được sâu. Chúng con mong đại chúng hoan hỷ, bổ sung góp ý cho buổi trao đổi được chất lượng và hiệu quả.

Thứ nhất, Kinh Pháp Hoa có tên đầy đủ là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Bồ Tát Giáo Pháp Phật Sở Hộ Niệm. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được gọi tắt là Kinh Pháp Hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất và được lưu truyền rộng rãi ở các nước Á Đông: Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Kinh Pháp Hoa được đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trên núi Linh Thứu trước khi Ngài nhập niết bàn. Theo chúng ta được biết, kinh Pháp Hoa được tôn giống như là vua của các kinh, bởi vì kinh Pháp Hoa nói về quả thừa. Liên Hoa tức là hoa sen, Diệu Pháp tức là pháp rất vi diệu, cho nên gọi là Diệu Pháp Liên Hoa. Con xin trình bày ý của con, nếu thiếu xin phép đại chúng bổ sung hoặc sửa cho con ạ.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mang ý nghĩa về Tri kiến Phật, Tri kiến Phật này có sẵn trong mỗi chúng sinh theo tinh thần tu của Diệu Pháp Liên Hoa, tức là tu trên quả. Liên Hoa tức là hoa sen, loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng cho Phật giáo. Liên Hoa là dụ, còn Diệu Pháp là do hoa sen, hoa sen có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất: cánh hoa và gương sen có cùng một lúc. Cánh hoa tàn thì gương sen lộ ra. Tàn hết thì gương sen sẽ lộ ra trọn vẹn. Nét tương đồng này của hoa sen giống nét trương đồng Tri kiến Phật, đó là Tri kiến Phật có sẵn trong mỗi chúng sinh. Sở dĩ chúng sinh không thể nhận ra được vì bị vô minh che phủ, nếu tu hành thì Tri kiến Phật dần hiện ra một cách viên mãn.

Đặc điểm thứ hai: gần gũi, tương đồng với Tri kiến Phật, hoa sen mọc trong bùn lầy hôi tanh, nhơ nhớp nhưng vẫn đẹp và thơm ngát. Hoa sen mọc trên bùn lầy nhưng rất sạch sẽ, thơm ngát và tinh khiết. Lá sen, khi đổ nước lên, nó không bị nhuốm bẩn. Yếu tố thứ hai, nét tương đồng Tri kiến Phật là cái thân xác ngũ uẩn này thì đầy ô uế và bất tịnh. Tuy nhiên sâu thẳm chúng ta đều hằng thanh tịnh, đấy là cái Tri kiến Phật, chính là Pháp thân của chúng ta, cho dù thân xác ngũ uẩn này có sinh diệt nhưng vẫn không hề có ảnh hưởng gì đến cái tánh phật trong mỗi người.

Đặc điểm thứ ba: hoa sen có những cành vươn lên mặt nước, có những cành nằm trong mặt nước, thậm chí có cành còn nằm trong bùn, tuy nhiên tất cả các cành hoa trên vẫn nở những đoá hoa thơm ngát, thanh khiết. Đặc điểm này tương ứng Tri kiến Phật, dù căn cơ của chúng sanh, cho dù làm bất cứ nghề nghiệp khác nhau, có thể phạm những tội ác, ví dụ như Angulimala, nhưng vẫn có cơ hội để trở thành vị Phật toàn giác.

Đặc điền thứ tư: là không bị ong bướm bu đậu, tức là không bị phụ nữ dùng để trang điểm thì tương ứng trong đạo Phật gọi là pháp vi diệu không thể bị pháp thế gian nào làm ô nhiễm. Và trên thực tế, từ cuống sen, lá sen, củ sen đến hoa sen, tất cả không có bất cứ thành phần nào của nó có thể bỏ đi, nó đều có thể làm được một cái gì đó. Hoặc có thể để trưng bày; hoặc là dùng làm thuốc; hoặc làm món ăn, như củ sen chẳng hạn; hay cuống sen, người ta nhặt ra sợi tơ để làm vải. Cho nên, cây sen là một cây rất đặc biệt không có bất cứ thành phần nào trong cây sen có thể bỏ đi, mặc dù nó lớn lên từ bùn.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được chia thành 28 phẩm và là 7 quyển. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được chia thành 2 phần chính, do ngài Trí Nghĩa là vị tổ sư của Thiên Thai tông thực hiện. Trong đó, phẩm thứ nhất đến phẩm thứ mười bốn, nói đến Tích Môn, miêu tả các buổi thuyết giáo của Phật trong thế giới thực, bao gồm thuyết giảng các ý nghĩa của Phật thừa thông qua nhiều ví dụ, các lần thọ ký cho các phật tử, cho các vị Bồ Tát, Đại Bồ Tát. Phần thứ hai là phần Bản Môn, phần Bản Môn bắt đầu từ phẩm thứ mười lăm cho đến phẩm hai mươi tám là đưa giáo pháp của Phật vượt lên khung thời gian và trở thành một phần siêu thực của thế giới. Ở phần Bản Môn này kinh Diệu Pháp Liên Hoa nhấn mạnh đến tính Quả thừa trong Phật giáo, nhấn mạnh đến Nhất thừa.

Vì thời gian không cho phép, con xin phép được đọc một đoạn rất xúc động của Thầy Thế Đăng trong quyển Mười Tư Tưởng Trong Kinh Pháp Hoa Trong Đời Sống Hằng Ngày:

“Đời sống của một người thọ trì Pháp Hoa là luôn luôn làm rúng nứt tâm thức mình, làm vọt lên liên tục ánh sáng của trí huệ, thương yêu của từ bi, sự rỗng rang để mở rộng bao trùm, lòng khoan dung nhẫn nhục, sự kính trọng khiêm hạ và thương yêu tất cả, lòng tốt cho tất cả những cái đang hiện hữu… vô số đức tính vốn tiềm ẩn nơi mỗi chúng ta. Mảnh đất tâm thức của chúng ta càng rúng nứt, mọi “đệ tử của Phật” ấy càng vọt mạnh, tuôn trào, đến độ mảnh đất ta bà này hoàn toàn sụp đổ, tiêu tán để tất cả Phật tánh đồng thời dũng xuất, hiển lộ trọn vẹn, để Con (các Đại Bồ tát đầy đủ ba mươi hai tướng tốt) và Cha (đức Phật) là một. Chỉ có Con và Cha là Một, ngoài ra không có cái ta nào cả, một nghiệp riêng nào cả, một ta bà nào cả. Mọi rào cản đều biến mất trong sự dũng xuất đồng thời, thường trực và liên tục này”.

Con xin phép hết phần trình bày thứ nhất về kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đại chúng có câu hỏi hoặc phần bổ sung gì cho phần này không ạ? Trước khi đi vào phần thứ hai của anh Hoàng chia sẻ về Cha Con trong phẩm Thí Dụ ạ.

H.Nam

Dạ. Mời anh V.Hoàng trình bày tiếp, xong rồi mọi người nối vô á chị Thảo ơi.

V.Hoàng

Dạ. Chào cô chú anh chị em. Vậy thì cháu xin phép được trình bày tiếp phần tiếp theo. Thảo đã chia sẻ về tổng quan về kinh Pháp Hoa, chủ yếu là phần về ý nghĩa tượng trưng mà ngay tựa đề kinh Pháp Hoa đã nói rất nhiều điều rồi. Phần tiếp theo, cháu xin phép chia sẻ về nội dung là Cha và Con trong ba phẩm: phẩm thứ nhất là Thí Dụ, phẩm thứ hai là phẩm Tính Giải, phẩm thứ ba là phẩm Như Lai Thọ Lượng.

Cháu xin phép được trình bày luôn hai phần đấy là, tinh thần Cha và Con được nêu lên trong phần tích tập, phẩm Thí Dụ và phẩm Như Lai Thọ Lượng. Trước khi đi vào phần này, cháu xin được phép chia sẻ một chút có liên quan đến kinh Pháp Hoa để cô chú anh chị em chúng ta đều được biết mặc dù cháu nghĩ rằng đối với cả những phật tử Việt Nam như mình hay phật tử của khu vực Á Đông thì kinh Pháp Hoa đã trở thành bản kinh quá nổi tiếng rồi. Đây là một trong những bản kinh nổi tiếng và phổ rộng nhất trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, phổ rộng khắp các xứ Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản cho đến Việt Nam, nói đến kinh Pháp Hoa, ai cũng đã biết rồi. Nhưng nói theo tính Phật trong kinh Pháp Hoa mà như trong truyền thống Pháp Hoa tông hay còn gọi là Thiên Thai tông, thì thông thường trong truyền thống Thiên Thai tông hay Pháp Hoa tông thì kinh Pháp Hoa này được thọ trì cùng với hai bản kinh nữa và được gọi chung là Pháp Hoa Tam Bộ Kinh. Bản kinh mở đầu đó có thể gọi là kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, đấy là bản kinh thứ nhất, kinh Pháp Hoa về bản thứ hai mà mình đang đọc, kinh thứ ba nữa là kinh Quán Phổ Hiền ạ. Đấy là ba bản kinh.

Với ba bộ kinh như vậy tạo thành cái chuyển thể hoàn chỉnh trong truyền thống Pháp Hoa hay Pháp Hoa Tam Bộ Kinh ạ. Trong đó, phần mở đầu của kinh Pháp Hoa, ngay phần mở đầu tiên có nói đến sự kiện rất quan trọng, đấy là trước khi, tạm gọi là Đức Phật tuyên thuyết kinh Pháp Hoa, thì Đức Phật, gọi là diễn đạt bằng lời, nhập toàn định, gọi là Vô Lượng Nghĩa Xứ Định, rồi sau khi xuất khỏi định Vô Lượng Nghĩa Xứ Định đó Đức Phật mới tuyên thuyết kinh Pháp Hoa. Đấy là điểm khởi đầu đặc biệt trong kinh Pháp Hoa này. Kinh Pháp Hoa này có khởi đầu rất là, và thậm chí là giai đoạn đầu tiên mà Đức Phật không có tuyên thuyết mà Đức Phật có thể chỉ gọi nôm na là phóng quang, cái lần phóng quang đó khiến cho tất cả chúng sinh trong Tam giới, ngay cả chúng sinh bình phàm cũng có thể thấy khắp cả mười phương Pháp giới chúng sinh. Đây là một điểm đặc biệt cho điểm mở đầu trong kinh Pháp Hoa như là cô chú anh chị em chúng ta đều biết.

Cháu tin vào một cái ý mà cháu nghĩ rằng trong này cần chú ý là, đối với riêng kinh Pháp Hoa thôi cũng vậy mà có lẽ là cuối tất cả kinh Phật nói đều như vậy, thì tinh thần mà gọi là Vô Lượng Nghĩa hay nói cách khác là tinh thần Vô Tận Nghĩa là một tinh thần và đối với bản thân cháu thì cháu rất cần chú ý. Bởi vì, khi đọc kinh điển mình có thể hiểu ý này, ý kia. Như bản thân cháu, thú thực, khi đọc kinh Pháp Hoa, cứ mỗi lần đọc lại cảm thấy mình có hiểu một cái gì đấy thế nhưng mà nhớ đến cái mà Vô Lượng Nghĩa và Vô Tận Nghĩa của kinh mà Đức Phật đã giới thiệu thì hoá ra mình chưa hiểu gì cả. Hôm nay chia sẻ cái tinh thần chưa hiểu gì cả - Vô Lượng mà hôm nay cháu có hiểu thì nghĩ ra mới được nữa, muốn tìm nghĩa được đi nữa mà sao Vô Lượng được tính bằng không thì đấy là kiểu như vậy.

Nói đến tinh thần Cha và Con trong kinh Pháp Hoa, cháu nghĩ đơn giản là Cha và Con trong kinh Pháp Hoa thôi, nó Vô Lượng Nghĩa – Vô Tận Nghĩa cháu hoàn toàn chưa đủ năng lực để thấy hết sự thực Cha và Con trong kinh Pháp Hoa được nói đến câu chuyện gì. Nhưng có một vài điểm mà đối với Cha Con trong kinh Pháp Hoa nói chung cũng như trong hai phẩm phẩm Thí Dụ và phẩm Như Lai Thọ Lượng thì khi mình đọc mình có thể thấy, phẩm Thí Dụ trong kinh Pháp Hoa đó là phẩm rất lớn. Trong bản in khổ gần A4 như thế này nó chiếm gần 50 trang. Phẩm Như Lai Thọ Lượng thuộc về phần mà mình gọi là Tích Môn đúng không ạ. À không, phải là Bản Môn, phẩm Thí Dụ mà theo quan kiến của truyền thống Pháp Hoa tông thì là một cái phẩm thuộc về phần Tích Môn là phần đầu và khối lượng của nó là rất lớn, nếu mà như vậy khoảng tầm 50 trang A4. Còn phẩm mà mình gọi là phẩm Như Lai Thọ Lượng, phẩm trình bày ý nghĩa chân thật ấy thuộc về phần Bản Môn chỉ gần hơn chục trang là hết rồi, tức là dung tích một phần năm và đọc ở trong đó thì cháu thấy có mấy điểm mà rất là xúc động và hôm nay cháu xin phép được chia sẻ với cô chú anh chị em như vậy. Thật sự kinh Pháp Hoa này không biết là như thế nào, cháu không thường xuyên tụng đọc kinh Pháp Hoa nhưng kinh Pháp Hoa cũng như một số bản kinh khác, quả thật là những cái bản kinh mà mỗi lần đọc là mình lại thấy ra những chuyện mà mình không ngờ được.

Trong này, cháu chỉ nêu vài điểm trong kinh Pháp Hoa là, ý thứ nhất cháu xin nói về cái nhân vật gần với cháu hơn là nhân vật Con còn Cha là Đức Phật rồi thì cháu xin phép được chút nữa trình bày. Cháu xin nói về phương diện Con, nôm na là mình hay tự nhận mình là một Phật tử, thì người con được nêu trong kinh Pháp Hoa trong hai phẩm Thí Dụ và phẩm Như Lai Thọ Lượng, tạm gọi là có những tính chất như thế nào? Cháu tự rút ra một vài điểm mà cháu cảm thấy ấn tượng, chú ý như vầy. Thứ nhất, người con trong kinh Pháp Hoa mà Đức Phật giới thiệu đấy là một đứa rất ham chơi. Người con này có hai phẩm chất rất đặc biệt, phẩm chất thứ nhất là rất ham chơi và phẩm chất thứ hai là rất mê muội. Ham chơi và mê muội, ngay ví dụ những người con chạy chơi trong ngôi nhà cháy tức là thấy chuyện đó rồi.

Cái tính mê muội nó thể hiện ở trên, thứ hai nó biểu lộ ra hai cái phương diện. Phương diện thứ nhất đấy là không thấy nguy hiểm, bởi vì mê nên không thấy nguy hiểm không biết sợ cụ thể ở đây không biết nguy hiểm ở đây trong ngôn ngữ Phật giáo nói là liên quan đến chuyện là không thấy khổ. Đức Phật thường nói đây là khổ - cái thấy duka, thế gian này là duka phải thấy khổ. Không thấy nguy hiểm ở đây nó tương ứng với cái nghĩa không biết khổ, đấy là đặc điểm thứ nhất, được biểu lộ trong nhà cháy, trong nhà cháy vẫn không thấy khổ gì cả vẫn chơi đùa a, b, c. Đặc điểm thứ hai của tính mê muội là những đứa con không hiểu ý cha. Không hiểu ý cha tức là không hiểu ý Phật, nói theo ngôn ngữ Phật giáo tức là chưa hiểu được cái trong kinh Pháp Hoa cũng như nhiều kinh điển Đại Thừa khác thường nói đến, đấy là Phật tri kiến. Ý cha ở đây nói đến là Phật tri kiến. Do ham chơi, mê muội, dẫn đến chuyện là không sợ nguy hiểm, không sợ khổ, không thật sự hiểu được ý của người cha mình.

Vậy thì Tri kiến Phật là gì? Là như thế nào? Dẫn đến một cái chuyện, nếu mà nói như thế thì như có vẻ là rất là vô vọng. Nhưng cũng chính những người con này trong kinh Pháp Hoa ở đây, có thể lấy ví dụ người con thứ hai, đó là phiền não, sân hận, ngu si,… thì ngoài việc ham chơi và mê muội ra, còn hai cái tính nữa là con rất yêu cha. Những người con trong kinh Pháp Hoa có đặc tính là rất yêu cha. Cụ thể, biểu lộ trong kinh này là Ngài Xá Lợi Phất đã chứng quả rồi, trong kinh mô tả là ngài đã chứng quả A La Hán. Theo nghĩa bình thường là chứng quả tối thượng, theo cách hiểu của ngài, theo kiểu bình thường, chứng như vậy rồi thì Ngài hoàn toàn có thể rời bỏ Đức Phật, tóm lại là sống riêng, vân vân và vân vân. Thế nhưng mà ngài vẫn ở lại với Đức Phật, điều đó có nhiều lý do trong đó có lý do là rất yêu Đức Phật, con yêu cha. Và điều thứ hai là Ngài rất chú ý quan sát và thắc mắc, cụ thể, thắc mắc của Ngài Xá Lợi Phất sẽ được nêu ra ngay phần đầu tiên của phẩm Thí Dụ, cháu xin đọc ạ!

“Thế Tôn! Con thường khi một mình ở dưới cây trong núi rừng, hoặc ngồi, hoặc đi kinh hành, hằng nghĩ như vầy: Chúng ta đồng vào pháp tánh, tại sao đức Như Lai lại dùng pháp Tiểu thừa mà tế độ cho?”.

Lúc trước cháu đọc câu này, cháu không mấy chú ý, nhưng lần này cháu đọc cháu thấy rất chú ý. Bởi vì, như thế này, có nghĩa là mặc dù Ngài Xá Lợi Phất là bậc đại trí, ngài thấy ngài đã chứng quả rồi, Đức Phật xác nhận Ngài chứng quả A La Hán rồi mà ngài vẫn quan sát và suy tư là tại sao, đặt ra câu hỏi như thế. Nên cháu cho rằng hai cái đặc điểm ở đằng sau, đó là rất yêu cha và thứ hai đó là thắc mắc, thắc mắc này nó khởi lên là do quá trình quan sát suy tư. Cụ thể là suy tư về những điều trong quá trình tu học của mình thì mới có thể tiếp tục kết nối. Tu học để từ cái vị trí của mình tiếp tục học lên, lên cao hơn nữa. Cháu xin phép trình bày cái phương diện của người con thì nó là như thế thôi ạ.

H.Nam

Hết giờ rồi chị Thảo ơi! Hết giờ, để đại chúng mình cùng góp ý!

P.Thảo

Dạ, mời đại chúng đặt câu hỏi hoặc góp ý về những gì đã được đọc, được học về kinh Pháp Hoa, hoặc có cảm hứng hay trải nghiệm trong quá trình thực hành, xin mời chúng ta cùng chia sẻ. Con được biết, ở Sài Gòn có đạo tràng Pháp Hoa. Xin mời các thành viên trong đạo tràng Pháp Hoa chia sẻ ạ.

H.Nam

Cô M.An trước ạ.

M.An

Qua phần trình bày của hai diễn giả về Cha và Con trong kinh Pháp Hoa, M.An xin chia sẻ cái ý nghĩ của M.An. Nãy có nghe huynh V.Hoàng nói về Cha và Con, với huynh V.Hoàng thì Cha là như đức Phật, M.An không có nghĩ cao xa như vậy được thì M.An chỉ nghĩ Cha đây là những vị thầy, những vị đạo sư gần gũi với mình đây thôi. Cũng có đọc trong kinh đó, cũng có biết, cũng như những vị thầy gần mình, chỉ dạy cho mình những chuyện sai trái của mình, chỉ ra cho mình những cái hiểu lầm, khuyên răn mình nhiều lần, M.An thấy cụ thể là như vậy. Còn cái chuyện mà suy nghĩ về đức Phật thì đúng, trong cái ẩn dụ đó có thể Cha và Con là đức Phật hay và mình. Cái đó cũng là ý kiến riêng của M.An thôi. Mình thấy người cha trong đó làm cho mình hình dung ra vị thầy của mình thôi. Vị thầy có thể là có nhiều vị, có nhiều người cha chứ hình dung về đức Phật thì cũng chỉ là một khái niệm thôi. Vì nói đức Phật vậy chứ mình cũng không biết được là hình tướng của ngài là như thế nào, không biết người cha của mình, mình chỉ nghĩ là con tin cha và được cha chỉ dạy. Vị thầy thì gần gũi với hình tướng con người, nên trong truyền thống ở bên Tây Tạng, tại sao vào là kính lễ đạo sư, kính lễ đạo sư rồi mới tới kính lễ chư Phật, rồi mới tới kính lễ các vị, rồi từ từ là tại sao đạo sư thì trong quyển Lời Vàng Của Thầy Tôi cũng được nghe nói là do vị đạo sư, cái hình tướng gần gũi với mình nhất và có thể giúp đỡ cho mình. Có thể các ngài chứng quả vị Phật, con đường các ngài đã đi qua các ngài đủ sức để dẫn dắt cho mình khỏi cực nhọc trên đường. Bởi vậy, trong kinh Pháp Hoa có nói là con ham chơi mà chưa trưởng thành, thì đó, vị thầy, vị đạo sư là làm giảm bớt cho mình những cái lăng xăng, những cái hư hỏng của mình. M.An xin chia sẻ hết rồi ạ.

V.Hoàng

Xin cám ơn cô M.An.

H.Nam

Cái đoạn anh đọc mấy câu kệ ở đây không có nghe rõ lắm, tự nhiên lúc đó âm thanh không tốt, anh đọc lại dùm mấy câu đó được không ạ.

V.Hoàng

Cái đó ngay phần đầu tiên của phẩm Thí Dụ. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Thí Dụ thứ ba:

“Thế Tôn! Con thường khi một mình ở dưới cây trong núi rừng, hoặc ngồi, hoặc đi kinh hành, hằng nghĩ như vầy: Chúng ta đồng vào pháp tánh, tại sao đức Như Lai lại dùng pháp tiểu thừa mà tế độ cho?”.

Đây là câu bạch của Đại Trí Xá Lợi Phất đối với đức Phật khi mà đức Phật mới mở đầu tuyên thuyết kinh Pháp Hoa, đức Đại Trí Văn Thù đại diện đại chúng đứng lên và đặt câu hỏi, chính đoạn này, đoạn mà lần này đọc, cháu thấy trước đây mình từng đọc nhưng mình không thấy.

H.Nam

Dạ. Cám ơn anh V.Hoàng. Có một người cũng rất là thích kinh Pháp Hoa, đó là huynh D.Trường, mời huynh D.Trường.

D.Trường

Dạ, kính thưa Thầy! Kính thưa Đại Chúng! Cám ơn anh V.Hoàng và chị Thảo Triều đã thuyết trình buổi hôm nay. Trường có suy nghĩ mà cũng chưa có thông cái phẩm Thí Dụ, miêu tả về ngôi nhà đang cháy. Trường đang suy nghĩ về bản thân mình, mình có xem sự việc nó có thiệt như vậy không? Nếu mình nghĩ nó đang cháy thì mình có cách nhìn nhận nó khác hơn liền, mình sẽ lo tu tập hơn. Tức là, Trường đang nói cái phần con. Lúc đọc phẩm đó, đọc đi đọc lại một hồi mình thấy mình đọc kinh mà mình chưa phát sanh ra cái gì hết. Thứ hai, có một cái vấn đề trong phẩm Thí Dụ là mình nhìn đây là một sự thật, khi nhà đang cháy là phiền não, nhiều thứ, mình nhìn mọi người xung quanh mình sẽ phát sanh một cái từ bi nào đó. Tại vì, ai cũng như mình hết chứ không phải ai cũng đều ngoại lệ hết á, chẳng hạn như vậy thì Trường xin chia sẻ thêm ý này thôi.

Xin hỏi anh V.Hoàng, anh V.Hoàng có khi nào tư duy là, khi cái chỗ mà mình đang lên là cái phiền não nó đang bủa vây mình không, là mình có động lực nào không, là mình có sự thật nào không á? Xin hết ạ.

V.Hoàng

Cảm ơn Trường. Một câu hỏi rất nhẹ nhàng của bạn là thẳng vào vấn đề. Dạ, thưa cô chú anh chị em, đấy chính là cái điểm mà cháu mới vừa chia sẻ phần đầu tiên khi nói cái phương diện người con nào đấy, hoặc người con người cha nhiều mối quan hệ khác nhau. Ví dụ, cha con sau này là Đại Bồ Tát với đức Phật, Xá Lợi Phất với đức Phật hoặc cha con, có thể giữa mình với một vị thầy nào đó. Đặc điểm chung của những người con là chưa giác ngộ, chưa tỉnh ngộ thôi chứ chưa nói đến chuyện giác ngộ thì đó rơi vào những trường hợp đó. Nếu mà nói rằng hoàn hoàn toàn chưa cảm thấy tý gì về cái chuyện như vậy thì cũng đúng, nếu thế thì mình cũng không có động lực gì, tý gì để đi tìm hiểu nghiên cứu Phật pháp, những động lực của mình chưa đủ mạnh, chưa đủ, nó còn yếu, nói đơn giản là như thế thôi chứ nếu nó đủ mạnh như thế rồi thì nó cũng có lẽ là, có nhiều lần Thầy nói một câu Hoàng thấy thấm: “Ông mà thấy đủ mạnh rồi thì thấy một cái là nó vọt ra ngoài chứ còn đâu”, mình chưa vọt ra được thì tức là mình chưa thấy. Mình cũng thấy cháy, nhưng mà cháy còn âm ỉ ở đâu đấy chứ chắc nó cũng chưa bùng lên để mình vội vội vàng vàng ba chân bốn cẳng để vọt ngay ra. Xin được trả lời Trường như vậy ạ. Cảm ơn Trường. Cô chú anh chị em có thể đặt câu hỏi hoặc chia sẻ thêm ạ.

H.Nam

Ở đây có cô H.Lan, mời cô H.Lan hỏi hai diễn giả ạ.

H.Lan

H.Lan xin hỏi huynh V.Hoàng một câu. Nếu mình biết mình chưa có, chỉ thấy cơn cháy của mình nó âm ỉ thôi thì huynh thấy cần làm gì với nó hay không hay cứ để nó âm ỉ như vậy là được rồi? Cháy nhỏ nhỏ nó ấm, tại vì Hà Nội mùa đông có chút lửa nó ấm thích lắm. Cô M.An mới bảo là ở gần Thầy, lửa mà âm ỉ, Thầy dùng cái quạt ba tiêu thổi một cái nó cháy phồng lên như là núi lửa Bali liền, có khi là từ lầu 9 muốn nhảy xuống đất không cần phải ấy, nhưng mà huynh ở xa quá.

V.Hoàng

Cô H.Lan có thể nhắc lại ý của cô, Hoàng không rõ lắm.

H.Lan

Tức là huynh nhắc cái ngôi nhà của huynh âm ỉ cháy thì huynh có cảm thấy là nó cần phải cháy mạnh hơn không hay là cháy âm ỉ như thế là ô kê rồi, hay huynh cảm thấy như thế nào về cháy âm ỉ đấy của ngôi nhà của mình ấy.

V.Hoàng

Vâng, cảm ơn cô H.Lan. Đương nhiên là có lúc thấy nó cháy và có lúc thấy nó âm ỉ, có nhiều dạng khác nhau. Mình không thích cái chuyện đấy, nhưng mà quả thật là Hoàng không nhớ là sách hay là kinh nói luân hồi là có thật, luân hồi khó thoát ạ. Bởi vì, cái chuyện cảm nhận về nỗi khổ trong đời sống thì không cần phải tu học cái gì cả, vì ai cũng cảm thấy, ai cũng cảm thấy lúc này lúc kia và khi cảm thấy khổ thì nôm na là mình phải tìm giải pháp, không giải pháp này thì giải pháp nọ, lên chùa rồi vào núi, đi chơi để tìm cách giải khuây.v.v… đủ hết. Nhưng khổ nỗi, khi tạm gọi là cháy bùng lên mình thấy nóng mình dùng biện pháp gì đấy thì mình làm cho nó dịu đi, mình tưới tí nước vào cho nó dịu dưới ngưỡng trong khả năng chịu đựng của mình rồi mình lại quên, mình đi làm cái khác, rồi nó lại bùng lên, nó cứ lặp đi lặp lại mãi những câu chuyện như thế. Thì đấy là một cái thật mà Hoàng cảm thấy như vậy. Cảm ơn cô đặt câu hỏi ạ.

H.Nam

Có một cánh tay giơ lên. Con mời cô L.Hằng. Cô L.Hằng nếu được con mời cô mở camera lên cho mọi người xem, lâu quá không thấy mặt cô.

L.Hằng

Kính bạch Thầy, kính thưa Đại Chúng! Hôm nay chủ đề của Hà Nội nói về kinh Pháp Hoa thì mình cũng xin cảm ơn, L.Hằng cũng có xin đóng góp ý kiến. Kinh Pháp Hoa là kinh ẩn dụ, nói về phẩm Thí Dụ là nói về vị trưởng giả, nói về các con đang chơi trong nhà lửa. Ngài thấy sự nguy hiểm mà các con nô đùa không biết nguy hiểm đang đến với mình, cái nhà lửa đại diện cho tam giới, tất cả các con là chúng sanh, đó là chúng ta đang ở trong tam giới, đang lặn hụp trong sanh tử đó thì chúng ta phải chịu cái nhân quả như vậy. Cứ mải mê chơi không có biết được cái nguy hiểm, vị trưởng giả đó như đức Phật, những đứa con như các chúng sanh. Ngài thấy như thế, ngài không biết làm thế nào để mà gọi các con đi ra, ngài mới dùng các phương tiện. Ngài nói là giờ đi ra sẽ cho nào là xe dê, xe hươu, xe trâu, các con nghe được như vậy mới chịu đi ra khỏi cái nhà lửa. Trong kinh có nói, chỉ có một cái cửa nhỏ thôi, cái cửa nhỏ đó là ẩn dụ cho cái con đường sanh tử thì trong tam giới chỉ có một con đường, đi ra chỉ có con đường đó để tu học, để giải quyết vấn đề sanh tử, cái đó là cái chính thì xe dê, xe hươu, xe trâu, là cái phương tiện của ngài trưởng giả dùng để dẫn dụ các con đi ra.

B.Nguyên

Con kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! Cô L.Hằng chia sẻ vừa rồi là người cha dụ cho các con ba cái cỗ xe là xe dê, xe hươu, xe trâu, nó đại diện cho ba thừa, ba cái phương tiện để cho mình thoát ra khỏi nhà lửa. Nhưng những người con, nhiều khi chỉ thích vui chơi thôi, không biết sử dụng những cái đó để thoát ra khỏi nhà lửa. Nên người cha lại nghĩ ra một cách khác, đó là tìm thuốc để cho những người con này uống, để xóa được cái mê mờ mà có thể thoát ra khỏi nhà lửa. Nhưng một lần nữa, những người con không chịu uống. Người cha không biết làm cách nào, nên nghĩ tới cách là giả chết. Khi những người con nghe tin cha đã mất rồi, lúc đó mới chịu uống thuốc. Nhờ có uống thuốc nên các con được khỏe mạnh trở lại. Ở đây, chúng ta thấy, trong phẩm Như Lai Thọ Lượng nói như vậy có nghĩa là người cha này không bao giờ chết, cái việc chết đó chỉ là sự thị hiện để cho chúng ta thấy được cái ý nghĩa khi có được pháp, khi được gần những vị thiện tri thức. Thật chất là người cha đó, vị phật đó không bao giờ chết và luôn ở bên ta, làm sao để chúng ta nhận ra cái điều đó, chúng ta không vui chơi nữa, biết sử dụng các phương tiện mà người cha cho, và chịu uống thuốc. Thuốc dù nó đắng đó, nhưng mà cũng phải uống, uống mới hết bệnh. Con xin chia sẽ một vài ý trong cái phẩm Như Lai Thọ Lượng như vậy. Con xin hết ạ.

Chú Châu

Kính bạch thầy, kính bạch đại chúng! Lúc nãy V.Hoàng có nói là ta đang trong một cái cái ngọn lửa, nó đang thiêu, đang đốt. Nhưng chúng ta phải tin một điều là cha trong con và con trong cha. Rõ ràng là cha luôn luôn trong con và luôn nhớ là chúng ta không bao giờ vắng mặt cha lúc nào cả, con với cha luôn luôn trùng khít, chúng ta phải tin như vậy. Chúng ta thấy là không bao giờ bằng cha, dù ta có nghịch ngợm trong nhà lửa hay gì nữa ta chỉ cần quay đầu, luôn luôn nhớ đến cha mình thì cha mình là người sẽ cứu mình, và khi đó thì có sao, mình chỉ nhận được mình thôi, mình chỉ tương ưng với cha mình thôi thì cha mình sẽ có ngay tức thì. Cha bao giờ cũng ở trong con dù con ngỗ nghịch, dù con có thế nào, đi xa hay gì đi nữa, thì càng đi xa càng ngỗ nghịch thì cha lại càng ở gần chúng ta. Cho nên chúng ta hãy tin rằng luôn luôn cha trong ta, chúng ta chỉ cần có cha thì từ đó ngọn lửa đó sẽ tiêu tan. Cái gì đi nữa, các ông bị ngọn lửa bùng phát thì luôn luôn tin rằng có nước từ bi của cha sẽ làm cho ta hết cái độ nóng, cái độ cháy bùng vào cái âm ỉ. Cho nên, chúng ta chỉ cần luôn luôn nhớ cha và luôn luôn có cha trong ta thì tự nhiên mới được, chứ thuốc uống, các thứ này nọ chỉ là phương tiện thôi. Chính cha là con, con là cha thì may ra mới giải quyết được tận gốc tất cả các thứ được. Chứ còn nếu chúng ta không nhận ra, không xác nhận, không tin cha chúng ta thì dù phương tiện đi nữa cũng là xe thôi chứ không thể nào… mà cuối cùng chỉ cho ra các thừa mà thôi. Phải Phật thừa, chúng ta phải luôn tin tưởng và xác quyết được rằng cha luôn luôn ở trong ta.

M.An

Dạ thưa bác Châu, qua cái chia sẽ của bác Châu, M.An muốn hỏi vậy cha bác Châu là ai ạ?

Chú Châu

Bác Châu luôn luôn cha và con là một, không có khác, vừa con vừa cha.

M.An

Dạ con chỉ hỏi cha bác Châu là ai thôi chứ không phải hỏi bác Châu vừa là cha vừa là con.

Chú Châu

Cha của mình tức là Phật tánh, Phật tánh của mình là bổn tôn của mình là bản tâm của mình, thì đó là nền tảng, thì đó là cha mình.

P.Thảo

Trước khi đại chúng chia sẽ thêm các ý nữa, con xin phép được trình bày phần Tín Giải ạ. Phần Tín Giải trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch ở trang 155, từ mục thứ 3, có chia sẻ câu chuyện người con cùng tử. Người con cùng tử đã xa nhà rất là lâu và không chịu nhận người cha mình. Cha là một người rất là giàu có, có thể gọi là một phú ông, ông rất giàu có về tài sản, đồng thời cũng rất nhân hậu. Ông thuê những người làm công và đã đối xử với họ rất tốt. Khi người cha thấy con của mình lang thang thì quyết định tìm cách đưa người con trờ về. Tuy nhiên, khi người con thấy ông cha giàu có, vẻ bên ngoài phong thái rất đạo mạo cho nên người con sinh lòng lo sợ.

Em thấy cái chi tiết, lòng lo sợ này rất là hay. Bởi vì, bản thân chúng ta chẳng hạn, đứng trước một việc gì đó, một vị thầy nào đó, hay một cái gì đó lớn lao hơn tầm mức của mình, lúc đó chúng ta phát sinh lo sợ ở trong lòng. Phân tích ở trong kinh, khi nói đến người con cùng tử phát sinh lo sợ như vậy, em thấy nó rất là tinh tế. Chính vì người con có sự lo sợ như vậy cho nên ông trưởng giả, người cha đã dùng phương tiện, thuê người con vào làm công để giữ con ở lại, ông còn nói rằng, bởi vì người làm công này, tức là người con đó rất trung thực và làm việc rất là chăm chỉ, không tham lam giống như những người làm công khác cho nên có một sự thưởng và tin tưởng làm việc. Ông không thể tiết lộ ngay ông là cha, và người con cũng không có nhận người cha ngay. Đến khi ông sắp mất, lúc đấy mới gọi tất cả mọi người vào và nói rằng đây chính là con của ta đã lang thang rất là lâu rồi nên không nhận ra được cha của mình.

Ở trong phần Tín Giải này, sự tín giải theo nghĩa như cuốn của thầy Đăng có viết trong quyển Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày, thì tín giải tức là tin hiểu, tin hiểu chính là tin đầu tiên, đấy là cái bước đầu tiên mà chúng ta khởi đầu tiên trong quá trình tu tập. Ở phần tín giải, yếu tố người cha và người con ở đây em thấy có hai đặc điểm rất là rõ. Thứ nhất, sự giàu có, lúc đầu người con không nhận ra người cha của mình và không nhận cái tài sản đấy ở bên trong mình cho nên đã lưu lạc khắp nơi. Đấy là cái ý thứ nhất, chính là yếu tố quả thừa. Ý thứ hai trong phẩm tín giải, Diệu Pháp Liên Hoa hoặc là các ý trước mà anh Hoàng đã trình bày.

V.Hoàng

Dạ con mời cô Dân ạ, cô Dân cũng thích Kinh Pháp Hoa. 

Cô Dân

Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! V.Hoàng với P.Thảo giải thích thêm giùm ở chỗ là khi còn sống, cha cho con uống thuốc, cũng có người uống chứ không phải là tuyệt đối là không, mà những người không uống đó giả bộ chết rồi.

P.Thảo

Cô Dân ở mic của cô bị ngắt nên cháu không có nghe rõ cô hỏi cái gì. Dạ, mời cô Dân nói lại ạ

Cô Dân

Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! Dân xin hỏi lại, bổ sung ý kiến của huynh Nguyên. Lúc mà người cha cho con uống, biết con uống thuốc độc thì người cha muốn giải cho thuốc độc đó, người cha lựa cho thuốc rất là ngon. Con uống thuốc độc, người cha cho uống thuốc giải, những dược liệu rất quý, có người con uống, có người thì không. Nên người cha lập cái kế là, cha đi nước ngoài rồi chết. Những người con không uống, khi nghe cha chết rồi mới uống. Tại sao khi cha còn sống mà không uống, khi cha chết rồi con mới uống, đó là câu hỏi thứ nhất. Câu hỏi thứ hai là, thường trong kinh nói, ba mươi hai tướng tốt, ba mươi hai tướng chính, tám mươi tướng phụ, rồi mười tám pháp bất cọng, thập lực, tứ vô úy v.v..., nhờ V.Hoàng giải đáp.

V.Hoàng

Dạ thưa, cho cháu hỏi lại, tức là câu hỏi cô Dân đặt ra cho tất cả đại chúng hay là cô đặt ra cho anh em bọn cháu ở ngoài Hà Nội ạ, cháu nghe chưa rõ?

TC.Hải

Cô Dân đặt câu hỏi cho anh Hoàng luôn có đúng không? Dạ, đặt trực tiếp cho anh V.Hoàng luôn ạ.

V.Hoàng

Dạ thưa, cháu xin phép trình bày sự hiểu của cháu đối với cả hai vấn đề mà cô Dân vừa nêu ra. Vấn đề thứ nhất là, tại sao lúc cha còn sống thì con không uống thuốc, để tới lúc cha chết rồi mới chịu uống. Theo ý của cháu thì đấy là vì trong kinh đó chứ mà nhìn theo góc độ ấy thần thông suy diễn một chút là cha chết rồi mà vẫn chưa chịu uống thuốc, đấy là sự thật, chứ không phải cha chết rồi mới chịu uống thuốc đâu. Cái chuyện cha đang sống mà không chịu uống thuốc thì mình đã thấy rồi, trong kinh cũng đề cập đến, vì lý do đó nên Phật mới thị hiện gọi là nhập diệt, người cha giống như đã chết rồi để tạo ra một sự xúc động cho người con, lúc ấy nó mới chịu uống. Nhưng mà, theo nghĩa gì đấy thì có thể thậm chí, cha chết rồi vẫn chưa chịu uống thuốc, tức là nó có rất nhiều cái dạng khác nhau chứ nó không phải là đơn giản thế. Đấy là câu hỏi thứ nhất.

Còn lý do tại sao như vậy thì theo cháu hiểu là, chính ở trong cái câu hỏi cô lập ra thì đức Phật đã trả lời câu đó rồi, trong cái câu chuyện thí dụ mà người cha trở về gặp đứa con, lúc ấy đứa con đã bị ngộ độc rồi, tất cả những đứa con ấy mặc dù là có sẵn những tiềm năng gọi là Phật tính, tiềm năng mà tự hoàn thiện nơi mình, nhưng lúc ấy ở trong giai đoạn ấy đã bị ngộ độc và chính do sự ngộ độc rồi, bị ô nhiễm rồi, dẫn đến cái chuyện là nó không hiểu được, không thấy hết được. Có thể nói là không thấy hết được là cha mình đã thương mình tới mức độ nào. Đấy là cái chuyện mà khi bị bệnh nó đau đau đó, đau đau rồi… rồi gặp cha rồi quên mất thế thì đấy là vấn đề. Vấn đề là mình đã gặp cha trong bối cành là mình đã bị nhiễm độc rồi, cái nhiễm độc ấy khiến cho toàn bộ nhận biết của mình về thế giới xung quanh, trong đó có sự nhận biết của mình về người cha ấy nó bị méo mó, nó bị sai lạc đi, dẫn đến việc kể cả cha có đưa cho thuốc thì ngay lúc cha còn sống không chịu uống. Thậm chí là có những người còn không chịu uống hoặc là uống theo kiểu như là không đủ liều chẳng hạn. đến khi cha chết rồi mới có người chịu uống, thậm chí có những người không chịu uống hoặc là uống theo kiểu chưa đủ liều.

Ý thứ hai, cô đặt câu hỏi về cái chuyện là Ba mươi hai tướng tốt, ba mươi hai tướng chính, tám mươi tướng phụ, rồi mười tám pháp bất cọng, thập lực, tứ vô úy v.v... thì cháu xin phép cháu nghĩ là cái đấy nó lớn quá cháu không biết là làm thế nào để có thể chia sẻ qua qua cái này, nhưng chỉ có thể hiểu cách nôm na đấy có thể tạm gọi tất cả những cái điều vừa nói ba mươi hai tướng tốt, ba mươi hai tướng chính, tám mươi tướng phụ, rồi mười tám pháp bất cọng, thập lực, tứ vô úy, vân vân và vân vân, thậm chí còn rất là nhiều thứ nữa chứ không chỉ là có những cái đấy đều là những cái mình có thể nói là những phẩm chất sẵn có. Phẩm chất tự nhiên, ai cũng có sẵn và điều quan trọng nhất, mong muốn nhấn mạnh là cái đó nó sẵn ở nơi tất cả mọi sinh linh. Có điều nó đang ở đấy dưới dạng tiềm ẩn. Hoặc là nó được bộc lộ ra ngoài rồi. Nó bộc lộ thì bộc lộ đến mức độ nào? Bộc lộ mà đến mức độ mà như đức học thì có thể nói là bộc lộ một cách trọn vẹn hoàn toàn. Thế còn ở những cái chúng sinh khác thì có thể là nó bộc lộ ở những mức độ thấp hơn. Cháu cho rằng  thông điệp như vừa rồi là cái thông điệp quan trọng nhất. Cháu rất là cảm ơn chú Châu đã có phần chia sẻ vừa rồi ấy, quan trọng ở chỗ là phải tin, tin rồi thì cũng không phải lúc nào cũng có thể và nhớ thường xuyên, nhưng luôn nhớ, quay trở lại với cái cái chuyện mà cái thấy đấy ở ngay chỗ người cha đấy ở ngay chính nơi người con. Bất kể khi nào bất cứ ở đâu dạ cháu xin hết ạ.

H.Nam

Con thấy chú Hải giơ tay, con xin mời chú Hải phát biểu về cái đoạn này luôn nhe chú Hải ơi.

Tánh Hải

Thành ra cái vấn đề là ông trưởng giả này tức là Phật thấy là mình đang ở trong nhà lửa, mình ham cái thế giới sanh tử, mình đang bị cuốn theo nó mình không biết mình đang ở trong nhà lửa. Tức là nó thiêu đốt mình hết đời này qua đời khác đó.

Thành ra ngài mới tìm cái phương pháp là đưa ra ba xe để dụ mình, giống như đem đồ chơi để dụ mình. Mới đầu thì dụ như vậy nhưng cái gốc của vấn đề vẫn là chỉ cho mình Tri kiến Phật, tức là cái xe lớn, xe Đại thừa. Vấn đề mình cũng phải hiểu là huynh đệ mình ở đây cũng có những người đi theo khuynh hướng là xe trâu, xe nai, xe dê chứ không phải ông nào cũng đi xe Đại thừa đâu. Thành ra vấn đề mình học ở đây là mình học thử mình xem coi, bởi vì trong cái Phật thừa thì phân biệt được nói ra ba xe. Nhưng mà trên con đường thực hành có nhiều khi mình đang đi trên cái xe nhỏ, nó giống như thói quen nhiều đời của mình, mình đi xe đó mình thấy dễ làm hơn nhưng mà mình phải có cái nhìn rộng hơn. Đọc kinh Pháp Hoa mình phải học được cái mà kinh Pháp Hoa muốn nói đó là Tri kiến Phật. Tri kiến Phật tức là chỉ cho mình cái thấy nền tảng như Thầy thường dạy mình đó. Thì cái đó là gốc cho mọi sự, rồi trên đó nó hoạt động như thế nào đó, nó tăng trưởng cái trí, nó tăng trưởng cái bi đó thì lúc đó là mình đi trên con đường Đại thừa mà mình không kẹt trong ba xe.

Vấn đề là mình đứng trên Pháp mình nhìn cho nó rõ vậy đó. Dầu mình có kẹt đi nữa mình cũng nhìn nhận rõ để mình chọn con đường nó rộng hơn, nó đúng nghĩa trong kinh Pháp Hoa khai thị. Mình ý kiến phụ các huynh đệ, nãy giờ không nhắc đến Tri kiến Phật nên mình nhắc tới thôi. Mô Phật.

H.Nam

Ở đây con thấy có cô H.Lan nóng lòng muốn phát biểu ạ. Mời cô H.Lan.

H.Lan

Chú cho con hỏi Tri kiến Phật là chỉ có thấy biết tánh Không hay còn cái Tri kiến nào nữa không? Dạ, con xin hết.

Tánh Hải

Tri kiến Phật là tánh Giác nó lưu xuất từ tánh Không đó, từ tánh Không nó biểu lộ ra Tri kiến Phật.

H.Lan

Như vậy Phật là chỉ nhìn thấy tánh Không thôi ạ?

Tánh Hải

Không phải Phật nhìn thấy tánh Không thôi nhưng Phật có đủ thứ như mười tám pháp bất cọng, bốn vô sở úy trong kinh này nói nó nhiều lắm nhưng mà cái Nền tảng vẫn là Tri kiến Phật. Có Tri kiến Phật rồi từ đó nó sanh ra, nó giống như viên như ý phát ra mọi diệu dụng. Cái đầu tiên là mình phải biết Tri kiến Phật như thế nào? Còn khi nào thành Phật nó có đủ công đức của tích tập phước, trí nó đầy đủ thì nó thành vậy. Thành ra kinh Pháp Hoa khai thị tri kiến là khai thị cái Thấy, cái nhân. Hồi nãy V.Hoàng hay Thảo Triều có nói Quả thừa đó. Thấy được cái nhân, cái Tri kiến Phật đó thì mọi hoạt động đó, Tri kiến Phật đó là Quả thừa, nhân chính là quả. Vấn đề quan trọng là Tri kiến Phật.

H.Lan

Con nghĩ Tri kiến Phật là cái mà ông cha muốn những đứa con mình nhìn thấy, muốn cho những đứa con của mình có được nhưng mà cái ông ấy nói, ông ấy tả bên ngoài cái căn nhà này có trò chơi vui lắm các con ra chơi đi. Khi ông nói cho các con ông như vậy thì ông không nói là Tri kiến Phật, ông chỉ nói xe nai xe dê các thứ này nọ. Thành ra con muốn hỏi chú là cái đó đó chứ không phải là ẩn ý đằng sau. Khi ông cha trình bày ra như vậy thì ông không nói cái lý tánh Không hay về cái gì đâu. Ông nói xe nai, xe dê rất là đẹp á. Con muốn hỏi chú, thế thì trong cái hoàn cảnh giống như tụi con đang ngồi ở đây với chú là một trong những người có thể nói là sáng hơn tụi con thì chú có thể nói thêm một chút về cái nào. Giống như ông V.Hoàng con cảm thấy thương ông vô cùng luôn. Ông bảo lửa ông âm ỉ lâu lâu nó bùng lên rồi xẹp xuống, bây giờ ông ngồi cười ông chưa thấy khổ. Con thì con khổ dữ lắm rồi, hôm qua Thầy chỉ cho mấy trường hợp con muốn khóc rớt nước mắt luôn á. Giống như hôm trước có một đứa bé nó ra đời 7 tháng rưỡi, nó có một kí mốt à, hay có một kí à, nó sống được 10 tiếng đồng hồ rồi nó chết mất rồi. Một trong cái quan điểm ở trong đấy là nó cố gắng để nó làm người nhưng mà nó không làm người nổi. Đó, con cảm thấy muốn làm con người nó rất khó khăn mà làm con người rồi nó rất khổ nữa. Thế mà ông ấy vẫn cứ cười, ông ấy cười như vậy, ông ấy không thấy nỗi khổ của một con người thì chú nói về Tri kiến Phật mà nói làm sao để ông thấy được ông ấy khổ dùm con được không?

H.Nam

Cho em nhắc một cái coi chị Lan, hạn chế nhắc những chuyện nó hơi chi tiết một chút.

Tánh Hải

Mình cũng xin nói nhanh để khỏi mất thì giờ mọi người. Cái đó là sự hợp tác, Tri kiến Phật là sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa của những người có nhân duyên với nhau, không những vậy, sự hợp tác này còn đòi hỏi một căn cơ, tức là sự tích tập nhiều đời rồi để mình có khả năng nào đó thì cái vị hướng dẫn mình mới chỉ ra được và mình nhận được Tri kiến Phật. Còn mình đọc kinh đây mình phải biết, am hiểu một cách rộng, mình có định hướng đừng lạc vô cái lối tẻ vậy đó. Nếu mà ai cũng ngộ tri kiến Phật hết trơn thì tất cả các phật tử đều sáng đạo hết thì đúng là một điều rất là tốt, nhưng mà nó đòi hỏi công phu tu hành nó nhiều đời, nhiều kiếp nó tích tập nhiều vậy đó. Thành ra bây giờ cái người đó đã qua trường lớp nhiều đời rồi, bây giờ nó tương ưng dễ rồi. Thành ra khi một được thầy hoặc bạn chỉ ra, kinh điển gì đọc người đó dễ ngộ, hoặc là khó nhận ra dễ nhận ra. Nó khác biệt ở chỗ đó mà cuối cùng nó cũng quy về mình, cái sự tích tập của mình là quan trọng.

Gặp một vị thầy giỏi cũng là rất quan trọng. Hai cái đó nó khế hợp với nhau, lúc đó thành công nó sẽ xảy ra. Thành ra mình muốn mà trong khi khả năng mình chưa tới thì mình nghĩ là cần phải nỗ lực nhiều lên mới được. Theo mình thấy là vậy.

H.Nam

Dạ, con có một câu hỏi cho chị Thảo Triều và anh V.Hoàng ạ, mà hỏi chung các anh chị Hà Nội luôn. Dạ, chắc xin hỏi anh Tùng đi. Theo yêu cầu đại chúng ở Sài Gòn thì sẽ hỏi anh Tùng ạ.

Thứ nhất theo dụ ngôn của anh V.Hoàng mới nói là, anh chàng cùng tử mình thấy này nó rất là hên xui. Hên là chạy đúng ngay cái nhà ông trưởng giả thì mới có cái cơ hội đó. Còn nếu mình là anh cùng tử đi, chẳng lẽ bây giờ mình cứ đợi trúng vé số sao phải không? Vậy là nó rất rủi ro, lỡ chưa gặp nhà của ông cha đã chết veo rồi.

Giả sử mình được bối cảnh là chàng cùng tử đi thì bây giờ mình phải làm gì? Chứ không lẽ mình cứ thả như bèo dạt mây trôi vậy sao? Dạ em xin hết ạ.

T.Tùng

Cám ơn Nam, Nam hỏi câu rất là khó. Nếu mình ở vai trò của cùng tử mình làm sao phải không Nam?

H.Nam

Giả sử như trong dụ ngôn đó mình là chàng cùng tử đi thì làm sao?

T.Tùng

Nếu mình là chàng cùng tử thì mình làm sao phải không à?

Thực ra theo như ý mình, mình là chàng cùng tử thì ở trong tình huống rất là khó rồi. Bởi vì trong kinh Pháp Hoa, cái tình cha con nó luôn gắn bó với nhau, trước khi mình rời nhà đi chơi hoặc là mình ở trong cái phiền não, ở nhà lửa thì mình vốn là con của cha mình, mình được hưởng toàn bộ những gì ông cha ông có. Không chỉ là mấy cái xe, mấy cái phương tiện mà tất cả những gì người cha có đều thuộc về người con. Thậm chí là khi mình lớn lên mình cũng chính là người cha luôn, cho nên mới nói rằng cha với con vốn là bất khả phân, muốn là sẵn có nhưng mà mình là người tự làm khó mình, mình đã là con của cha mình rồi mà mình không nhận để rồi mình đi chơi, đi chơi lâu quá thì mình quên mất nguồn gốc của mình.

Ở đâu? Là ai? Khi mình là người cùng tử mình là người ở trong tình trạng như vậy. Đấy là tình huống mà rất là khó, có một cái mà trong đạo Phật hay nói đó là quay đầu là bờ. Chừng nào mình nhận ra rằng mà nguồn gốc của mình ở đâu? Mình có câu hỏi như vậy mình đi tìm thì lúc đó có manh mối để chàng cùng tử tìm đường về nhà. Chứ còn chàng cùng tử cứ đi suốt thì sẽ không có câu hỏi như Nam nói. Nam đã hỏi như vậy chứng tỏ Nam có một manh mối để quay về nhà tìm xem gốc gác mình ở đâu. Đúng không? Cha mình là ai? Đấy chính là cái hướng dẫn mình cứ lần theo cái đấy để mình về.

Chớ còn cái khác nữa là qua kinh Pháp Hoa thấy rằng người cha không bao giờ bỏ con. Thực ra người con trong mỗi phẩm là có một trạng thái khác nhau. Mà nó rất là lôi thôi, ông ở trong cái nhà lửa gọi mãi không chịu ra, tức là cứ ở trong cái phiền não của mình, ở trong sinh tử mà sống. Rồi ông cha ông làm đủ mọi phương tiện, bày ra các trò chơi các loại xe để mà ra.

Nói chung nếu là người con mà không nhận cha thì cái tình cha nó rất là khốn đốn. Cho nên cái của mình khi mình là chàng cùng tử rồi mà theo như mình muốn làm được thì đầu tiên phải có lòng tin. Một khi mình đã đặt câu hỏi một manh mối như vậy thì mình phải có lòng tin để mình đi tìm. Thì đến một lúc nào đó mình mới nhận ra rằng cái người cha của mình luôn luôn cùng mình, luôn luôn theo dõi mình và dùng tất cả các phương tiện để mà kéo mình trở lại với cái ngôi nhà của mình và thậm chí rèn luyện cho mình có đủ năng lực để trao lại những cái gì mà người cha có để mình có thể đúng vai trò tức là con và cha là bất khả phân với nhau.

Không biết Nam có hài lòng với câu trả lời như vậy không ạ?

H.Nam

Dạ mai mốt em ra Hà Nội hỏi tiếp.

V.Từ

Kính thưa Thầy, thưa đại chúng!

Với chủ đề cha con trong kinh Pháp hoa của hai vị diễn giả là chị P.Thảo và anh V.Hoàng, V.Từ xin chia sẻ một vài ý. Hồi nãy, một vài ý đang suy nghĩ trong đầu bị anh Tùng nói hết rồi, hầu như đến 70% luôn. Nhưng V.Từ cũng xin nhắc lại và thêm tí xíu, có hơi khác xíu thôi. Đầu tiên là mình phải tin. Tin ở đây là V.Từ xin nhắc lại cái từ mà chú Hải vừa nhắc, đó là “Tri kiến Phật”. V.Từ thấy nhiều khi mình đọc, mình hỏi Tri kiến Phật là gì? Đơn giản thôi, nếu mình, tùy theo mỗi người có cách hình dung và lấy ví dụ khác nhau. Với V.Từ, Tri kiến Phật hay Phật tánh trong kinh Pháp Hoa và Tri kiến Phật đó nó không bao giờ rời xa mình, luôn luôn đồng hành và nhắc nhở mình dù mình có là chàng cùng tử hay những đứa trẻ ham chơi bị những thứ vui mê dục lôi kéo trong ngôi nhà lửa của ba cõi này. Tri kiến Phật luôn luôn đồng hành cùng chúng ta và luôn luôn lôi kéo chúng ta lại để chúng ta quay về với những cái mà chúng ta vốn là.

Cái nữa là, nhiều khi mình nói là mình tin, tin là ai cũng có Trí kiến, có Phật tánh đó hết, nhưng mình có dám nhận hay không hay là giống như chàng cùng tử. Được người cha kéo về cái là xỉu, xỉu ngay lập tức, quá sợ hãi. Mình chạy trốn với những gì mình đang tìm kiếm. Nên thành ra mình nói, con cứ thực hành hoài, thực hành hoài, hết năm này qua năm khác mà con không được như những gì mà trong sách hay các vị đã nói, là mình phải coi lại mình có thật sự mong muốn và có thật sự dám nhận hay không. Hay là nó đang mấp mé rồi, mình thấy sợ quá, trốn. Một phần nữa V.Từ thấy cái Tri kiến Phật này, nó không có gì đó xa xôi với mình hết, nó luôn luôn thể hiện ra ngay chính bản thân của mình, hay thể hiện tất cả ở mọi người ở đây. Tất cả đều có tri kiến Phật. Và mỗi một người, do cái căn cơ, nghiệp duyên khác nhau mà nó thể hiện ra một cái đặc thù, hoặc một cái gì đó nó riêng biệt. Mình thấy nó riêng biệt như mà nó là chung. Ví dụ, V.Từ nhớ trong phẩm “Tùng Địa Dũng Xuất”, thì tất cả các Bồ tát xuất lên thì y như là đức tính của con người mình, con người mình cũng có những đức tính như vậy, không khác. Quan trọng là mỗi người, cái đức tính như thế nào thì nó thể hiện ra như thế đó.

V.Từ thấy một điều nữa là tự mình nhận ra cái Tri kiến Phật đó hơi gian nan, rất khó. Nhiều khi mình còn không biết nó là cái gì nữa nếu mình không được nhắc nhở hoặc đôi khi được chỉ. Thì tùy theo, mình có duyên với ai, có duyên như thế nào, có người nhờ kinh sách, có người nhờ một vị Thầy hướng dẫn. Có người nhờ người bạn đồng tu với mình hướng dẫn để mình phát hiện ra. Không phải tìm gì hết, chỉ là phát hiện ra ngay chính bản thân của mình có tri kiến Phật. Dạ V.Từ xin hết ạ.

TC.Hải

Kính thưa Thầy và đại chúng. Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật chỉ cho mình cách nhận ra Phật tánh. Phật là gì? Chính là sự tích tập đầy đủ của phước đức và trí huệ. Trong phẩm Tín giải, đức Phật được ẩn dụ như người cha, kẻ cùng tử được ẩn dụ là người con. Người con mang con quay về, làm những việc thấp nhất, từ đổ phân rồi lên làm những công việc cao hơn, cao hơn nữa là quản lý. Đó cũng là quá trình, phương diện tích tập phước đức. Khi làm những công việc như vậy, tự nhiện mình sẽ có được niềm tin. Do mình nghèo quá, mình không tin là mình cũng có những đặc tính của cha. Ông cha thì từ bi, cho mình cái cách, phương tiện để làm. Từ từ, cái phước đó nó tự nhiên có niềm tin. Đó là phương diện phước đức. Và trong phước đức đó, mình thấy cách cha cho con làm công việc này giống như là người cha dụ các con là cho xe dê, xe trâu, xe nai gì đó. Tùy theo căn cơ, tâm thức của mình, đức Phật, người cha cho mình phương tiện để mình thoát ra. Ba cái phương tiện đó, Tiểu thừa, Đại Thừa hay Phật thừa chẳng hạn, đều là phương tiện để đưa chúng ta có thể chạm vào cái Nền tảng, tánh Không.

Tại sao lại gọi là nhà lửa? Thực ra nó không phải bên ngoài mình đâu. Nếu mình chấp thật, sắc-thọ-tưởng-hành-thức thì đó chính là nhà lửa. Cho nên, mình thực hành theo như kinh Bát Nhã để thấy sắc-thọ-tưởng-hành-thức đều là không thì giải thoát khỏi nhà lửa. Tu tập là mình tích tập được hai thứ đó, phước đức và trí huệ để cho mình có được sự trọn vẹn.

A.Vy

Về kinh điển, con chưa học nhiều. Phần thuyết trình của huynh V.Hoàng và chị P.Thảo về ba phẩm nói về cha và con ở trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, con xin được kể một câu chuyện ngụ ngôn của sư ông Thích Nhật Hạnh, đó là câu chuyện Mẹ con sư tử.

Sư tử mẹ đang mang bầu sư tử con, sắp sinh rồi nhưng vì đói bụng nên rượt đuổi theo một con nai. Lúc qua vực, nó nhảy theo con nai, nên sư tử con rớt từ trong bụng mẹ xuống vực. Sư tử mẹ lúc đó rất đau buồn, nghĩ là sư tử con đã chết rồi. Một năm sau, lúc đó đang đi trên đường, sư tử mẹ gặp một bạn sư tử con đang leo trèo với bầy khỉ, nó nói tiếng y chang như khỉ luôn. Lúc đó sư tử mẹ mới biết con của mình còn sống. Nhân lúc sư tử con không ở với bầy khỉ nữa, sư tử mẹ đến ôm sư tử con vào lòng và nói rằng, con ơi đi chơi với mẹ đi. Sư tử con trả lời, bà đi đi, tôi là con của khỉ mẹ dễ thương, đâu phải con của bà, bà kỳ cục vậy, sao lại nói tôi là sư tử, tôi là khỉ mà. Lúc đó, sư tử con coi sư tử mẹ như một người xấu vậy đó. Sư tử mẹ quay đầu đi và nghĩ rằng mình phải kiên nhẫn, phải đợi.

Vào một ngày nọ, lúc sư tử con đang dạo chơi, sư tử mẹ tìm đến và nói rằng, hôm trước cô bị nhầm, bạn là khỉ chứ không phải sư tử, cho cô xin lỗi. Lúc đó, sư tư con nói rằng, đúng rồi, tôi là khỉ nhưng bà lại nói tôi là sư tử. Sư tử mẹ nói rằng, vậy thì bạn có thể chơi với tôi được không? Sư tử con đồng ý, thế là cả hai cùng đi chơi bên bờ hồ. Lúc đó, sư tử mẹ soi mặt mình xuống hồ nước, sư tử con cũng bắt chước soi mặt mình xuống hồ nước như vậy. Sư tử con mới ngạc nhiên vì thấy sao gương mặt của mình lại giống mặt của sư tử mẹ đến như vậy. Sư tử mẹ giơ chân lên, sư tử con cũng bắt chước giơ chân lên. Lúc đó sư tử con mới nghĩ mình không phải là khỉ mà là sư tử. Sư tử mẹ gầm lên một tiếng, sư tử con cũng gầm theo luôn và không còn nói tiếng khỉ nữa. Sau đó sư tử con không đi theo khỉ nữa và quay về với mẹ.

Đó là câu chuyện của đức Thế Tôn kể lại. Ngụ ý của câu chuyện là, trong mỗi con người chúng ta đều có Phật tánh, có từ bi hỉ xả, hạnh phúc, và tuệ giác, nhưng chúng ta không nghĩ như vậy, cứ nghĩ Phật ở bên ngoài, không tin là nó chính ở bên trong chúng ta, bên trong chúng ta toàn là đau khổ, yếu đuối, làm chúng ta mất đi niềm tin, giống như bạn sư tử con, không biết mình là sư tử, chỉ nhận mình là khỉ. Cuối cùng, nhờ người mẹ, sư tử con cũng nhận ra mình là sư tử và quay trở về làm thân phận của sư tử. Câu chuyện làm cho con liên tưởng tới kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Cha Con, người cha mong người con quay về với bản tánh thật sự của mình. Như tụi con ở đây, tụi con nương nhờ vào Thầy, vào đại chúng để có thể, một phần nào đó tụi con quay về đúng với bản tánh của tụi con, có thể là một chút ở trong đời này thôi, rồi đời sau, đời sau, dần dần mình càng gần hơn với cái bản tánh của mình. Con xin hết phần phát biểu. Con xin cảm ơn ạ!

Cô Nghĩa

Cô nghĩa xin bổ sung thêm cái ý của bạn có được không ạ?

Giống như câu chuyện về con sư tử đó, cô nghĩa cũng có một câu chuyện như vầy. Con đại bàng ở với con gà, nó cứ tưởng nó là con gà, nó không biết bay. Nhưng khi nó lớn lên, nó lại có thể bay được. Con người cũng vậy, cứ nghĩ mình yếu đuối, giống như lúc nãy như bạn nói, khi có đức tin về những gì Phật nói, chúng ta sẽ tin chúng ta có Phật tánh. Chúng ta biết thân này giả thôi, biết là cuộc đời này giả thôi, như một giấc mộng và mình không đau khổ vì nó thì chúng ta quay lại bản tánh Phật của mình, nhận được cái gia tài của Như Lai. Vị trưởng giả đó có rất nhiều gia tài, từng giới thiệu cho người cùng tử đó. Mới đầu là người làm thuê, nhưng sau này trở thành người quản lý gia tài, vật báu. Một ngày kia ngài mời tất cả mọi người tới chứng kiến và giới thiệu đây là con ruột của ta đã bị thất lạc bao nhiêu năm rồi và gia tài của ta sẽ thuộc về anh ta. Cái gia tài không kiếm mà tự nhiên có đó nó nằm ở trong chính bản thân mình. Đức Phật tới để chỉ cho chúng ta thấy cái gia tài đó, cái bản tánh đó để chúng ta sống hạnh phúc, giàu có, không phải luân hồi như chàng cùng tử lang thang nữa.

H.Nam

Con xin mời nhóm Dòng Sống, nhóm hôm nay tham gia rất là đông, mời mọi người nói chuyện, chia sẻ, ngoại trừ anh V.Hoàng và chị P.Thảo nha (cười). Mà con xin có ý kiến là mình nên tập trung vào chủ đề làm sao mà con có thể gặp lại cha ý, cụ thể chút xíu, tại con thấy, như nãy anh Tùng chia sẻ, con cũng muốn gặp cha rồi, hay đại chúng cũng muốn gặp cha rồi mà giờ cụ thể phải làm như thế nào?

Chú D.Thanh

Con kính bạch Thầy và đại chúng! Con có ý kiến như vậy. Ngay từ đầu V.Hoàng đã nói rất đúng, tức là trước khi có kinh Pháp Hoa thì đức Phật đã dạy kinh Vô Lượng Nghĩa. Tại sao lại như thế? Vì kinh Pháp Hoa rất nhiều nghĩa, mỗi một người tùy theo trình độ và căn cơ khi đọc mình sẽ hiểu theo cách cảu mình. Đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai, khi anh Hải nói về Tri kiến Phật trong kinh Pháp Hoa cũng rất đúng. Sau đó bạn H.Lan hỏi, thế Tri kiến Phật là như thế nào? Thì theo tôi, trước khi giảng kinh Pháp Hoa thì đức Phật ,ngài nhập định, từ chân mày của ngài phát ra những tia sáng chiếu từ trời Hữu đảnh cho tới địa ngục A tỳ, nghĩa là ngài thấy rốt rõ phước và tội của chúng sanh, ngài cũng rất rõ về nhân quả. Thành ra, Tri kiến Phật đó là hiểu rất rõ về nhân quả. Vì cái nhân quả đó mà chúng sanh bị đọa hay thoát khỏi đau khổ, vì nhân quả đó, chúng sanh muốn thoát ra khỏi nhà lửa thì phải làm thế nào? Thì đấy là cái Tri kiến Phật theo ý kiến của tôi. Tôi xin hết ạ.

H.Nam

Chú có thể giới thiệu về chú với đại chúng được không ạ, vì ở đây có nhiều người không biết chú?

Chú D.Thanh

Mình tên là Duy Thanh, bạn chú Tánh Hải, cũng cùng tuổi với chú Hải. Mình xin hết.

C.Lượng

Kính thưa Thầy và đại chúng. Lượng xin phép chia sẻ thêm một chút về câu hỏi của Nam. Tại sao chúng ta lại gặp may mắn hay duyên tốt. Câu chuyện về vị trưởng giả đó, mình thấy rõ là mình không phải may mắn đâu, mà cái Bản tánh đó nó luôn luôn ở bên mình, nó luôn luôn hiện hữu, nó giúp mình, đó không phải là may mắn. Bắt buộc là vậy, chúng ta phải tiến hóa. Bởi vì sao? Vì Tánh giác đó là vĩnh cửu, còn nhà lửa, đến một lúc nào đó nó cũng tắt, nó không có tồn tại mãi mãi. Cho nên, trong khoảnh khắc nào đó, tánh giác đó nó lộ ra, chính vì sự tồn tại vĩnh cửu đó nó giúp chúng ta luôn luôn thấy nó, giúp chúng ta quay trở lại ngay lập tức. Cho nên, chúng ta mới tin chắc rằng chúng ta luôn luôn tiến hóa, chắc chắn chúng ta sẽ gặp được như vậy.

Hôm trước, chúng ta có nói về kinh Lăng Nghiêm, đại dương thì không có xác chết. Nhưng thật sự, chúng ta đang còn vô minh thì chúng ta cứ vô minh hoài thôi, khi gặp được một vị Thiện tri thức, vị ấy sẽ giúp đỡ chúng ta để quay lại ngay lập tức. Chính vì vậy, Tri kiến Phật của kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà nãy anh Hải có nói, Tri kiến Phật là Thấy Biết của Phật. Lượng thấy rõ ràng là, với truyền thống đại thừa có những vị Bồ tát, những vị thầy, tổ luôn luôn xuất hiện bên chúng ta để chỉ cho chúng ta thấy được điều đó, cho nên chúng ta tin tưởng rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ gặp được vị đó. Vị đó sẽ giúp đỡ, sẽ chỉ cho chúng ta thấy cái Tri kiến Phật đó.

H.Nam

Con thấy có một đoạn rất là hay, đoạn tiếp theo đoạn nãy chị Thảo đọc, nó cũng khá sát chủ đề trong quyển Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày, đoạn trích trong phẩm Tùng Địa Dõng Xuất, có ghi: “Trong chúng Bồ tát Tùng địa dõng xuất ấy có bốn vị đạo sư là Thượng Thủ - là Thượng Hạnh, Vô biên Hạnh,  Tịnh Hạnh và An lập Hạnh”. Nãy chị Thảo đọc cái đoạn này, nên nhờ chị Thảo nói về đoạn này được không ạ?

P.Thảo

Hình như đoạn đó Thầy có giảng luôn ở phía dưới rồi, Thầy giảng rất là hay (trang54). Con xin không đọc lại đoạn này vì hầu hết đại chúng có quyển này rồi. Con xin chia sẻ là, nhân có sự vô tình là cách đây một hai tuần, con có làm chủ đề về kinh Pháp Hoa trong nhóm Dòng Sống, lúc đó được các anh chị em góp ý con mới lần lại cuốn này để đọc. Ngày trước con đã đọc rồi, con đọc thấy hay quá, Thầy giảng rất là hay. Con mong là sau buổi này, đại chúng có thể tìm đọc cuốn này, Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày. Thầy viết vô cùng truyền cảm hứng, đọc để chúng ta có thể tin hiều, học và tu tập.

Trong này có nói đến Vô biên Hạnh là gì? Ví dụ, “đây là sự kết nối tương ương giữa con và cha, sự kết nối tương ưng này ý nghĩa thực sự của Vô biên Hạnh”. Vô biên Hạnh tức là con và cha thì kết nối tương ưng và Vô biên, vô lượng.

Tịnh Hạnh là sự làm cho mình thanh tịnh để có thể hưởng toàn bộ những gia tài của cha.

Còn An lập hạnh là sự tin hiểu, trụ vững trong Pháp Hoa, tức là trong trí huệ và tư bi của các đức Phật.

Đấy là có liên quan đến câu hỏi của huynh Nam. Tuy nhiên, con với anh V.Hoàng có giơ tay để xin phép trả lời câu hỏi vừa rồi, và câu hỏi trước nữa của huynh Nam là làm thế nào để người con có thể thấy được mình giống như cha mình ý, hay tìm được những phẩm chất của cha chẳng hạn, con đang hiểu nôm na là như thế.

Thì con thấy trong phẩm Tín Giải của kinh Pháp Hoa cũng rất rõ, và Thầy cũng viết rất rõ trong mục tin hiểu của quyển Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày, thì mình phải tin, giống như vừa rồi đại chúng có nói, vị cha đấy có trong mình, có thường trực và không ở bên ngoài mình đâu. Những vị cha ở bên ngoài là những vị theo nhân duyên, phước duyên mà mình gặp, giúp mình khơi dậy được cái vị cha bên trong mình. Nếu mình tin hiểu được như vậy, thì đó là vị cha vô lượng, vô biên. Trong Phẩm Như Lai Thọ Lượng nhấn mạnh rất là rõ rằng, tất cả đã thành Phật lâu xa rồi, nhưng đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã bằng những phương tiện khác nhau thị hiện để khai phá cho chúng sanh.

Trong phẩm Tín Giải nói rất rõ về vấn đề tin hiểu, quan trọng là chúng ta có tin nổi hay không. Nếu chúng ta không tin nổi thì rất khó, tin trên đầu môi trót lưỡi thì càng khó nữa. Nhưng đầu tiên có lẽ là phải tin bằng lý trí của mình, sau đó mình phải thực hành hàng ngày. Nếu chúng ta tin nổi thì lúc đấy chúng ta mới kính giữ. Thầy có giảng rất rõ trong phần giảng giải của cuốn sách, tin hiểu thì lúc đó mới kính giữ, sau đó mới thọ trì đọc tụng rồi sau đó vì người khác mà giảng nói. Toàn bộ cái tin hiểu, thọ trì đọc tụng, vì người khác mà giảng nói thì con cho rằng đấy là cái lộ trình của một người tu nói chung, và lộ trình của người tu Pháp Hoa nói riêng. Tức là mình tin nổi thì mình mới thực hành, thực hành xong mình mới gìn giữ việc đó, rồi sau đó mình phải ra hoằng pháp hoặc thể hiện trong các phương tiện đời sống mưu sinh của mình để mình vì người khác mà nói hoặc vì người khác mà làm. Khi mình vì người khác mà nói hoặc vì người khác mà làm, sâu đến đâu thì cái việc tin hiểu của chúng ta tiếp tục sâu đến đấy. Đấy là con hiểu trên tinh thần Pháp Hoa để chia sẻ với huynh Nam ạ.

V.Hoàng

Cháu xin phép tiếp lời Thảo, trả lời cái ý của Nam mới đặt ra là: làm sao để con thấy cha?

Con nghĩ, chính trong bản kinh Pháp Hoa này, ngoài việc đức Phật giới thiệu về thế nào là Phật tri kiến, ý nữa là mình làm thế nào đề mình có thể tạm gọi là thực chứng về cái Phật tri kiến đó? Có thể nói là có rất nhiều, có thể nói là vô lượng, vô biên. Rất cảm ơn nam đã đặt câu hỏi. Anh đang cảm thấy rất xúc động, muốn chia sẻ với Nam và đại chúng điều này. Có rất nhiều thứ, nhưng trong đấy có một thứ, đấy là “biết ơn”.

Lòng biết ơn, đấy là một cách, một con đường có thể khiến cho con thấy cha, con đến gặp cha, đến mức độ cao tột là con chính là cha. Nói về truyền thống Tây Tạng, Thầy cũng hay nhắc, đó là bốn niệm chuyển tâm. Làm thế nào để có thể chuyển hóa cái tâm, tạm gọi là đang hướng về luân hồi, sinh tử này chuyển hướng về tâm giải thoát. Cách thức để chuyển tâm, tạm gọi là quán niệm hay suy niệm, truyền thống Tây Tạng hay nhắc đến bốn điều, nhưng không nhắc đến một điều đó là lòng biết ơn. Mình cứ phân tích logic từ A đến Z, A liên quan đến B, B thì đến C... thì chỉ một điều thôi, điều này nó chứa tất cả các điều khác. Nhưng trên bình diện hình thức, trong bốn điều đấy không có lòng biết ơn.

Nhưng như sự cảm nhận của Hoàng thì lòng biết ơn có năng lượng cực kỳ mạnh. Biết ơn ở đây cụ thể là gì? Biết ơn cha mình. Lòng biết ơn này có thể diễn đạt khác là yêu, yêu được biểu hiện là biết ơn. Cháu có nhớ, trong truyền thống Phật giáo Á đông có nói, “Trên báo tứ trọng ân, dưới cứu tam đồ khổ”. Bên dưới là có lòng từ bi, bên trên là phải có lòng biết ơn. Khi mình tự thấy biết ơn cao nhất là chư Phật, biết ơn gần gũi hơn là những bậc tiền bối đi trước mình, bậc thầy của mình. Đó là thứ nó tạo cho mình một cái động lực rất là mạnh mẽ để mình có những bước khởi đầu. Lòng biết ơn càng mạnh bao nhiêu, càng torng sáng bao nhiêu, càng chân thành bao nhiêu, càng bền bỉ bao nhiêu thì mình đi càng tốt nấy nhiêu.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của cháu thì không phải lúc nào cũng dễ biết ơn. Nó có một cách, nói cụ thể hóa hơn mà cháu vẫn thường làm là đọc về cuộc đời đức Phật. Nếu ở đây nhân vật muốn biết ơn là đức Phật thì mình phải tìm hiểu cuộc đời đức Phật một cách nghiêm túc bằng tất cả mọi kiểu. Thực sự hiểu đức Phật. Phật có nghĩa là gì? Đức Phật từ bình diện hữu hình nhất mà như mình có thể cảm nhận là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sinh ra ở xứ Ca Tỳ La Vệ gì đó.v.v.. Cho đến đức Phật ở bình diện siêu hình hơn, và phẩm tính này chính là mình. Mình phải cố gắng hết sức của mình, làm được đến đâu là phải làm cho hết sức đến đấy. Thì đó chính là thứ để khởi lên cho mình lòng biết ơn chân thành. Mình thấy thực sự là cha quá thương con, bởi vì con rất biết ơn cha. Cháu xin hết ạ!

P.Thảo

Em xin bổ sung thêm một chút ý kiến cho cái ý lúc nãy em bị thiếu. Đó là, trong kinh Pháp Hoa theo em được biết thì cuốn này nói rất nhiều đến cái Quả thừa, cái Tri kiến Phật có sẵn trong mỗi chúng ta và đặc biệt là có mười bốn phẩm đằng sau của kinh. Khi mình có một cái niềm tin, tin hiều rằng quả Phật có trong mỗi người rồi, giả dụ mình có tin điều đấy là thật, nó không có nghĩa là chúng ta yên tâm, chúng ta dừng lại, không có làm gì hết. Bởi vì chúng ta tin được nên chúng ta mới hành xử các các hoạt động hàng ngày giống như một vị Phật, chúng ta tin rằng chúng ta là vị Phật chứ không phải chúng ta dừng. Em xin hết.

H.Nam

Cảm ơn chị Thảo và anh Hoàng.

Hùng (Thốt Nốt)

Kính thưa Thầy cùng đại chúng! Xin hỏi V.Hoàng, P.Thảo và đại chúng ba ý.

Ý thứ nhất: mình là người con lang thang, cái chỗ lang thang đó mà gặp người cha thì sanh tâm sợ. Chính cái sanh tâm sợ đó mà hiểu thì chính là nhà lửa. Nhờ quý vị khai thị cho tôi, thấy ông cha mà không sợ, không xỉu, như thế nào là chân thật?

Cái thứ hai: khi ông cha cho cái tài sản, đặng mình làm ra vô lượng công đức đó thì lại là mình từ chối. Chính cái từ chối tài sản của ông cha đó là mình đã đánh mất cái Phật tánh của mình, đánh mất cái gốc nên đó là nhà lửa. Tại mình không chịu thừa nhận cái tài sản của ông cha. Chính cái sợ, cái từ chối tài sản của ông cha đó chính là nhà lửa.

Tóm lại, nhờ quý vị khai thị cho tôi, làm sao tôi sử dụng, quản lý cái tài sản của ông cha mà nó thật sự là Tự tánh, Phật tánh của mình, không ở trong nhà lửa nữa, đó là công đức đó. Xin hỏi hai câu này thôi, không hỏi câu thứ ba.

V.Hoàng

Cảm ơn chú Hùng. Chú hỏi câu hỏi khó quá. Cháu cũng xin phép vận hết bình sinh công lực, cháu xin biết cái gì thì trả lời cái đấy ạ.

Thưa chú, đối với câu hỏi thứ nhất là làm sao để không sợ, cháu xin phép được chia sẻ trên cái sự trải nghiệm của mình thôi. Hai câu hỏi của chú có lẽ chắc phải Thầy sẽ có câu trả lời đúng đắn hơn. Theo cháu có một thứ rất cần thiết, đó là thân cận bậc thiện tri thức. Gần, càng gần càng tốt. Gần, mà phải tương đối lì nữa, dần dần mới quen, quen thì bớt sợ, đấy là một cách. Còn nói rằng hoàn toàn không sợ thì cháu e rằng câu chuyện không đơn giản như thế. Vì nếu đơn giản như thế thì không phải ghi trong bản kinh, rồi bản kinh ấy cũng không cần gì phải ghi là vua của các kinh, đến tận cuối đời đức Phật mới chịu giảng cho đại Bồ tát. Cháu thấy có một cách đơn giản là gần gũi, thân cận thiện tri thức, đấy là một cách để mình bớt sợ. Đấy là đối với vấn đề thứ nhất mà chú đặt ra.

Vấn đề thứ hai, cháu nghe không rõ. Câu hỏi thứ hai, cháu xin được nhường câu hỏi khó hơn cho P.Thảo trả lời. Chú có thể nhắc lại câu hỏi được không ạ?

Hùng (Thốt Nốt)

Khi mình qua ải thứ nhất là không sợ, sống chân thật không còn sợ nữa, mình bước qua ải thứ hai là cha mình mới giao tài sản cho mình. Lúc này mình không sợ, chính cái không sợ đó là ra khỏi nhà lửa. Còn sợ là không chịu thừa nhận cái vô lượng công đức, đó là nhà lửa. Cho nên làm sao mà để mình sống không có sợ, mà tạo tác các công đức đều là tự tại.

P.Thảo

Để trả lời câu hỏi này, con xin phép được dẫn một đoạn Thầy có nói trong quyển Mười Tư Tưởng Kinh Pháp Hoa rất hay ạ. Đó là sự tin hiểu bằng phương diện trí huệ này được phát lộ qua một tâm thức rỗng rang đến tận cội nguồn của nó hay nói cách khác sự rỗng rang của tâm thức chính là trí huệ cho chúng ta tin hiểu được thế giới Pháp Hoa. Con đang hiểu cái rỗng rang này tương đương với tánh Không. Nếu tính cách rỗng rang là trí huệ thì tính cách lấp đầy, tràn đầy, lan rộng của tâm thức là từ bi. Thì tính cách lấp đầy, tràn đầy này chính là cái hạnh trong cái việc làm hàng ngày. Khi được cha trao cho tài sản rồi, thì mình phải dùng tài sản đấy để đầu tư, học cách đầu tư, xoay vòng vốn, thuê nhân công rồi làm việc chuyên môn, nói chung là phải vận dụng tất cả những phương tiện, thì đó chính là tính cách của lấp đầy. Đấy chính là hoạt động của từ bi. Con xin hết ạ.

Cô Nghĩa

Kính thưa thầy kính thưa đại chúng. Theo như mình hiểu thì đức Phật không nói thẳng cho mình mà đưa mình đi từ từ vô. Mới đầu mình dẹp bớt phiền não đi, tức là trong phẩm người con trở về thì trước tiên là anh không dám nhận anh sợ cha anh thành ra cha anh thuê anh làm nghề hốt phân. Hốt phân tức là mình phải lựa bớt những phiền não như tham, sân, si, đố kị, mạn nghi giảm bới đi. Khi mình giảm bớt những cái đó đi mình mới thấy được cái trí huệ. Tức là mình ở trong định, mình thiền định, sau đó là thiền quán, thiền quán thiền định đồng thời. Như vậy thì mình nhìn thấy được cái bản tánh đó rỗng rang, khi đó mình không sợ cha, hay sợ gần các thiện tri thức. Như vậy thì mình sẽ được chỉ ra những điều sai, những cái gì đúng và một lúc nào đó mình sẽ thấy được tất cả những cái như đức Phật nói là gia tài của mình, là mình cảm thấy an lạc, tĩnh tâm, sáng suốt… những cái đó là của báu, gia tài của mình, cuối cùng vị trưởng giả đó nhận làm con nuôi, chưa dám nhận mình là Phật đâu, nhưng mà lúc nào đó, người trưởng giả đó mới gọi tất cả mọi người lại và nói đây là con ta, ta giao gia tài chó nó, lúc đó mình mới là thấy được chính bản thân mình chính là Phật. Mình sẽ nhận gia tài của Phật, vì chỉ có phật mới thành Phật, còn mình không phải là Phật mình sẽ không bao giờ thành Phật. Mình xin trả lời anh Hùng như vậy.

Hùng (Thốt Nốt)

Cảm ơn cô nhiều.

 

PHẦN THỨ HAI: THẦY VÀO BUỔI THUYẾT TRÌHNH VÀ GIẢNG

 

Thầy

Bây giờ mời cô P.Thảo. Có hỏi gì không? Nãy giờ nói và trả lời nhiều rồi, bây giờ hỏi.

P.Thảo

Con kính bạch Thầy, kính bạch dại chúng ạ!

Dạ thưa thầy, con thấy trong kinh Pháp Hoa có nói rất nhiều đến Nhất thừa. Con xin Thầy dạy về Nhất thừa cho chúng con có được không ạ?

Thầy

Nói cha con về nhà gì đó hả? Về  nhà, Nhất thừa, đúng không?

P.Thảo

Vâng ạ!

Thầy

Thuỷ Mộc, Khánh Quỳnh, Hoa Sen này, Liên Hoa.

Theo Thầy, cái nhà, mình về nhà, con về nhà cha, cái nhà đó cụ thể là cái gì? Cái nhà đó, theo Thầy, Theo Thầy thôi nghe, mà chắc cũng theo kinh điển nữa, cái nhà đó chính là cái ánh sáng Tự tâm của mình. Cái nhà đó chính là ánh sáng, bởi vì chúng ta là những đứa con của ánh sáng, về nhà là về nhà ánh đó đó, chứ không phải cái nhà đó ở một nơi không gian, thời gian nào hết, mà cái nhà đó chính là ở nơi mình. Bởi vì mình cứ dòm một cái Mạn Đà La, mình sẽ thấy những vòng ngoài là những vòng đất, nước, lửa, gió - bốn đại. Càng đi sâu vào trong tâm Mạn Đà La thì đó chính là vị bổn tôn, lúc đó chỉ có ánh sáng thôi. Mình thấy những vị Phật cũng là ánh sáng. Ví dụ, đức A Di Đà là Vô Lượng Quang, là ánh sáng vô lượng. Ánh sáng vô lượng cho nên thọ mạng vô lượng. Ánh sáng đó là thọ mạng vô lượng, đó chính là nhà của cha mình.

Nếu như mình cứ thiền định, thiền quán, mình sẽ đi vô từ bốn cái ngoài cùng của cái Mạn Đà La là đất, nước, lửa, gió, mình đi xuyên qua, xuyên qua tới cái chỗ cuối cùng đó, đó là ánh sáng, đó là Tịnh quang. Bởi vậy cho nên khi chết thì Tịnh quang con nơi mình hội nhập với Tịnh quang mẹ. Tịnh quang là ánh sáng, ánh sáng thanh tịnh. Thành ra, theo Thầy, mình đừng có khái niệm nhiều quá, mà về nhà cha là về cái ánh sáng nới chính mình. Cha là Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng. Ánh sáng đó là gì đó, thọ mạng vô lượng, vô lượng thọ. Mình để ý, trong 12 cái, Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Lượng Quang Như Lai, toàn là “Quang” không à, Vô Đối Quang Như Lai, Vô Ngại Quang Như Lai… Cho nên về nhà chính là về ánh sang đó. Tất cả những kinh điển, các ngài, như ngài Padmasambhava, trong cái dạy cho 25 vị đại đệ tử, đều nói là Tâm ông chính là Phật. Cái nhà đó nó ở đâu trong này này. Vấn đề là mình phải đi vào, Tâm ông chính là Phật, nhà đó chính là ánh sáng đó.

Những cấp bậc Bồ tát đều đánh giá theo ánh sáng nhiều hay ít. Mấy bữa nay mình tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, kinh Kim Quang Minh, là ánh sáng, chiếu sáng của vàng, màu sắc vàng, kim là vàng. Nơi mình có cái ánh sáng Hoàng Kim đó. Về với nhà có nghĩa là về với ánh sáng đó. Ánh sáng đó là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, muôn đời không mất. Tu hành là phải vậy, cụ thể thôi. Hồi đó, thầy nhớ Thầy có đọc một đoạn trong cuốn, Con Đường Mây Trắng của ngài Anagarika Govinda, khi ngài thấy, nó nói rất rõ, khi ngài thấy ánh sáng từ trong tâm mình túa ra, làm vậy được nhiều lần, lúc đó ngài mới bỏ cái cuộc nhập thất của ngài. Ánh sáng từ trong tâm túa ra. Cho nên về nhà không phải kiếm nhà, kiếm chùa, hay kiếm tìm gì hết, mà nhà chính là ở bên trong, làm sao mình phải mở được những cái cửa đó ra để ánh sáng nó túa ra.

Thành ra, bữa trước Thầy có nói đó, mình không được như vậy đâu, nhưng ít ra mình cũng được phần nào như cái câu trong bài chú Lăng Nghiêm, “Trăm báu hào quang, Trong quang phóng xuất”. Đức Phật phóng ánh sáng ra, mà ánh sáng đó không ở đâu xa đâu, ở trong nhà phóng ra, mình về nhà là mình về với ánh sáng đó, ánh sáng đó càng nhiều thì cuộc đời mình càng tốt ra và cuối cùng khi chết thì Tịnh quang con hội nhập Tịnh quang mẹ. cho nên Tịnh quang con là sự tu tập của mình để cho nơi mình có được ánh sáng gọi là Tịnh quang con, khi chết Tịnh quang con hội nhập Tịnh quang Mẹ. Còn mình khi chưa chết Tịnh quang con yếu quá, nhiều khi thấy ánh sáng của Tịnh quang mẹ nó sợ nó chạy nữa thì mình rớt qua sanh tử, bắt đầu vô trung ấm. Thành ra đối với Thầy, không biết là sao, nhưng mà vấn đề mình phải thực tế là mình phải về nhà không phải qua kinh điển, kinh điển chỉ nói những cái đó thôi mà mình phải thực tế mình đi về nhà của mình, mà nhà đó là ánh sáng. Cho nên, rất nhiều vị cao cấp nói ta là ánh sáng phải không? Bất kì vị Bồ tát nào cũng có hào quang. Đức Phật nào cũng có phóng ánh sáng hào quang rồi mới tuyên thuyết, kinh Pháp Hoa chẳng hạn.

Mình còn đang nói về kinh Pháp Hoa, trước khi đức Phật thuyết kinh Pháp Hoa Đức Phật phóng ánh sáng mấy lần, ánh sáng trong suốt phải không, phóng ánh sáng rồi mới thuyết Kinh Pháp Hoa. Rồi lúc đó có ngài gì đó mới hỏi là tại sao có điềm lành này? Thì lúc đó mới nói là Đức Phật sắp thuyết kinh Pháp Hoa. Thành ra nhà không phải gì, nhà gì hết, nhà là mình trở lại ánh sáng của nguồn Tâm của mình.

Cũng giống như ở đời vậy thôi, anh nào học xong cấp 2 thì lên cấp 3, cấp 3 lên Đại học, rồi Đaị học lên cử nhân, kĩ sư, rồi lên thạc sỹ hay tiến sỹ gì đó, cứ tùy theo ánh sáng nhiều hay ít người ta phân định như vậy đó. Bởi vì đơn giản mình thấy có câu rất là rất là rõ ràng, ví dụ, cấp bậc thứ nhất của 10 địa đó, cấp thứ nhất - Hoan hỷ địa; thứ 2 là - Ly cấu địa, lìa cái cấu là cái dơ bẩn của mình đi; thứ 3 là Phát quang địa, phát ánh sáng. Cho nên bất kỳ một tôn giáo nào khi diễn tả một vị Thánh bao giờ cũng có vòng hào quang xung quanh, từ Thiên chúa giáo cho tới Phật giáo cho tới tất cả mọi cái. Nên tu hành, theo Thầy nghĩ phải thực tế, chớ mình đừng tưởng tượng ra một cái nhà. Ở đó, dầu có và mình thấy trong Kinh thường nói, tại sao tháp gì đó làm bằng bảy báu phải không? Làm bằng bảy báu thì mình thực hành đến một lúc nào đó thì tất cả thân thể của mình mình sẽ thấy đó là tháp bằng bảy báu, đất nước lửa gió nó không phải đất nước lửa gió, thành bảy báu. Kinh Pháp Hoa có nói tháp của đức Đa Bảo lúc đó là đức Thích Ca lên ngồi chia nửa tòa ngồi là vậy đó, và mình để cho tất cả cái danh hiệu của Phật mà mình lạy Sám hối đó đều nói đến “Quang” rất là nhiều ánh sáng rất là nhiều.

Nam Mô Đại Bi Quang Phật, đại bi cũng là ánh sáng, ánh sáng của đại bi chứ không phải đại bi là cái trái tim mình đâu. Thành ra, cụ thể là vậy đó, cụ thể mình thấy tại sao lại cái gì cũng hay nói đến ánh sáng, rồi hình đức Phật A Di Đà thấy có lửa bốc bốc bốc lên. Phát quang địa. Rồi thứ 4 là - Diệm huệ địa, cái huệ của mình như là mồi lửa, bừng cháy thiêu đốt tất cả, cứ lên lên lần lần. Thành ra, quan trọng mình thực hành phải cảm nhận ánh sáng càng ngày càng càng lớn ra lớn lớn ra. Mình thì chỉ là một ngọn đèn bé bé, như Thầy ngọn đèn dầu nhỏ nhỏ vậy thôi phải không, còn đức Phật A Di Đà là Vô Lượng Quang, một ánh sáng vô lượng bao trùm cả vũ trụ này, còn mình được ngọn đèn nhỏ nhỏ vậy đã mừng rồi. Bây giờ ví dụ, cô P.Thảo có hỏi gì nữa không? Con trở về với cha có nghĩa là con trở về với ánh sáng đó chứ không có mắt mũi gì hết, dầu cho có cha là một vị nào đó hiện thân ra mắt mũi này nọ thì đó chỉ ra là hóa thân thôi chứ cha thiệt sự là ánh sáng.

Mình để ý một điều tại sao con người đam mê ánh sáng đến như vậy phải không? Âm nhạc thì cũng chớp tắt, chớp tắt rồi xẹt, rồi phun lửa chớp tắt chớp tắt. Rồi sao nước Pháp gọi là kinh đô ánh sáng, không gọi kinh đô muôn màu, mà là kinh đô ánh sáng phải không? Thành ra con người như Thầy là một người tối tăm nên Thầy cũng đam mê ánh sáng lắm phải không? Hình như bởi vì bản Tánh của con người chính là ánh sáng, tất cả mọi vị Bồ tát gì gì đó họ là hiện thân của ánh sáng phải không? Họ là hiện thân của ánh sáng. Cho nên tu hành Thầy thấy mình phải cụ thể thôi, sự tu hành của mình, xin lỗi phải rờ được, nắm được thấy được đó. Trong tất cả Tôn giáo đều nói là tôi thấy cái Thực tại, tôi hầu như thấy chứ không phải tôi nghĩ phải không? Trong tất cả mọi Tôn giáo khi nào nói tới Thực tại tối hậu, dầu ảnh gọi đó là Thượng đế, dầu ảnh gọi Như Lai Tạng hay Phật tánh gì không biết nhưng bao giờ nói cái đó là tôi thấy và những vị Thánh đều nói tôi là người chứng kiến cái đó phải không? Tôi chứng kiến cho nên tôi làm chứng cho có cái việc đó. Người nào mà tôi làm chứng cho việc đó thì ông đó ông thắng rồi đó. Dầu nhỏ nhỏ cũng được, có làm chứng, tôi thấy tôi nghe rõ ràng mà phải không.

Cho nên cái đầu tiên của Đại ấn là Thấy, rồi Thiền định rồi Hạnh rồi Quả. Ảnh phải Thấy cái quả sơ sơ đã rồi ảnh mới bắt đầu Thiền định, Hạnh rồi mới tới Quả. Cho nên phải cụ thể là vậy đó. Ví dụ, bây giờ mình thấy tại sao Kalachakra mà đeo vô là ma nó chạy, bởi vì cái đó nó sáng trong khi ma nó tối, phải không? Thành ra đeo vô nó sáng, ma nó chạy chứ không có cái gì trong đó hết, nó tạo ra năng lượng ánh sáng làm cho mình không thích. Những người tối tăm, các anh hàng thấp ưa tối tăm. Mấy anh mà như hồi trước ở đây đường xá chưa có, Thầy thấy ban đêm có nhiều anh lái xe Honda nó chạy vô đó, mình nhìn thấy ảnh vô chích thuốc xì ke gì đó rồi ảnh vứt ống rồi ảnh chạy. Thì những anh ấy ảnh thích tối tăm nên ảnh ghét cái đèn lắm, mình mà làm một đèn chỗ đó là ảnh phá, vài bữa cái đèn cũng bể, cái đèn đó cũng tối tăm.

Trong cái sáu cõi, nói vật lý thôi phải không, trong sáu cõi tính theo cấp độ ánh sáng, cấp tối nhất là địa ngục, cấp tối thứ hai là ngạ quỷ, cấp tối thứ ba là thú vật, nửa sáng nửa tối là con người, đến Atula cũng nửa sáng nửa tối thôi. Máu me, Atula là ưa đánh nhau, thành cũng sáng nhưng cũng bị ưa đánh đá ưa máu đó. Rồi cuối cùng chư Thiên, chư Thiên có nghĩa là Đề-va, Đề-va tiếng Phạn nghĩa là ánh sáng. Cho nên, mình thấy trong kinh, khi nào ban đêm, hồi xưa trong kinh thuật lại ban đêm thấy chỗ Phật nghỉ đó thấy sáng lên. Bởi vì sao? Bởi vì chư thiên xuống họ phát sáng, chư Thiên họ sáng rồi tới Bồ tát sáng hơn nữa, rồi đến cuối cùng sáng tột đỉnh sáng mãi mãi đó là một vị Phật, sáng như đức A Di Đà là Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng, thọ mạng vô lượng - vô lượng thọ, vô lượng thọ.

Rồi bây giờ cô P.Thảo có hỏi gì tiếp không, Thầy nói vậy có hơi hơi…

P.Thảo

Dạ kính thưa Thầy và đại chúng! Chúng con ở ngoài này rất hoan hỷ và được truyền cảm hứng bởi bài Pháp vừa rồi của thầy ạ. Thưa Thầy anh V.Hoàng xin phép được hỏi Thầy được không ạ. Xin phép được thỉnh hỏi Thầy ạ.

Thầy

Rồi hỏi Thầy.

V.Hoàng

Dạ thưa Thầy, Thầy cho con hỏi một điểm trong Kinh Pháp Hoa ạ.

Thầy

Ah

V.Hoàng

Dạ thưa thầy con muốn hỏi về tựa đề Kinh ạ?

Thầy

uhm

V.Hoàng

Ở trong tựa đề đầy đủ của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, trong bản Kinh này có nói, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Hộ niệm thì con chỉ xin hỏi Thầy về cái, Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Hộ Niệm, đây là tên đầy đủ của bản Kinh Pháp Hoa gọi tắt là Kinh Pháp Hoa, tên đầy đủ là như thế. Thì ở trong tựa đề này có hai điều cuối cùng là “hộ niệm” ấy ạ. Con muốn hỏi để hiểu rõ ý nghĩa thêm của từ này, bởi vì một hoạt động Phật sự bình thường trong giới Phật tử hay làm nói hộ niệm cho người này, hộ niệm cho người kia. Con nhớ đọc trong kinh văn Đại thừa có nói kinh này kinh của tất cả chư Phật hộ niệm, con xin Thầy chỉ dạy cho chúng con “hộ niệm” nghĩa là gì? Bởi vì, theo con hiểu điều này rất quan trọng để giúp mình thực sự có thể tạo thâm nhập vào Kinh Pháp Hoa.

Thầy

Niệm, mình hiểu đơn giản là nhớ thôi, niệm là nhớ, cho nên khi đứa con muốn tìm về thì ông cha ông nhớ nó, ông hộ niệm cho nó, chứ ông vội vàng ông ra đi sớm quá thì nó còn biết phương hướng nào nó về? Nên trong Kinh Lăng Nghiêm là con nhớ tới cha, mà cha cũng nhớ tới con, cha nhớ tới con chính là hộ niệm, bởi vì những Bồ tát gọi là Phật tử, là con của Phật cho nên là nói gì thì nói Đức Phật vẫn hộ niệm. Mà hộ niệm không phải theo mình nghĩ theo cái lối cá nhân đâu, bởi vì ánh sáng là vô lượng cho nên nó sẽ hộ niệm cho tất cả những gì tương ưng với ánh sáng, chứ không phải chỉ hộ niệm riêng cho một ông nào đó thôi đâu.

Bản chất cái đó là ánh sáng cho nên nó sẽ hộ niệm cho tất cả, bởi vì nó cùng bản chất. Tất nhiên là cũng có chuyện ông nào cầu nguyện nhiều và thiết tha nhiều thì sẽ nhận được nhiều hơn. Nhưng vấn đề là nó cùng một bản chất nên đó chính là hộ niệm, cùng một bản chất là ánh sáng và nó y như là vật lý vậy, nó sẽ thu hút lẫn nhau, luật hấp dẫn này kia, ánh sáng thì nó sẽ hấp dẫn ánh sáng. Ánh sáng này nó vô lượng nó không có biên giới, không có riêng biệt chỗ nào hết. Mà nói rộng hơn nữa, mình luôn luôn ở trong ánh sáng của đức A Di Đà hay ánh sáng của chư Phật, cho nên mình luôn luôn được hộ niệm.

Rồi có vị nào hỏi nữa không? Còn tới 20 phút nữa lận. Rồi từ nãy Thầy nói chuyện ánh sáng đó thì có vị nào thắc mắc gì không, có phản biện gì không? Chứ mình thường thấy là mình đọc kinh điển mà mình không hiểu nó một cách cụ thể, “Như Lai phóng quang/ Tuyên thuyết thần chú”, rồi cái kinh mà mình hay tụng hằng ngày đó, mới vô là gì, “Nguyện thử diệu hương vân/ Biến mãn thập phương giới/ Cúng dường nhất thiết Phật/ Tôn Pháp, chư Bồ tát/ Vô biên thanh văn chúng/ Cập nhất thiết thánh hiền/ Duyên khởi quang minh đài”.

“Duyên khởi quang minh đài” tức là tất cả các vị thánh hiền và Bồ tát đều khởi hiện từ cái quang minh đài – tức là cái đài ánh sáng đó, họ xuống trần gian này, lấy cái xác thân này là từ ánh sáng đó. Dịch ra tiếng Việt là “Duyên khởi từ Quang minh”, họ từ cái Quang minh đó, ánh sáng đó mà họ hiện thân ra cái xác thân này, và kiểu gì họ cũng mang chút ít ánh sáng trong đó. Rồi, vì là duyên khởi từ ánh sáng cho nên mới có câu sau là “Xứng Tánh làm Phật sự”, xứng hợp với bản tánh của mình mà làm Phật sự, có nghĩa là Phật sự của mình được làm bằng ánh sáng và trong ánh sáng, đó gọi là Phật sự. Rồi có vị nào định hỏi gì phải không?

Q.Ninh

Kính bạch Thầy và đại chúng! Con xin Thầy giảng thêm cho chúng con rõ sự khác nhau giữa ánh sáng của chư Phật với ánh sáng vật lý. Ví dụ, ánh sáng của mặt trời, thì chúng khác nhau như thế nào ạ?

Thầy

Thì đơn giản là ánh sáng vật lý như ánh sáng mặt trời ấy thì nãy nói rồi. Ánh sáng của chư Phật là ánh sáng vô lượng, vô lượng quang, vô lượng thọ, thì nó không bao giờ chết hết. Còn ánh sáng mặt trời thì nó cũng sẽ chết một ngày nào đó thôi. Ánh sáng mặt trời thì nó thô hơn, thì đọc trong kinh cũng thấy đó là đức Phật mà phóng quang thì che luôn cả ánh sáng mặt trời và mặt trăng, cái ánh sáng Tự tâm nó mạnh hơn cả ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Nên thứ nhất, ánh sáng chư Phật hơn là ở chỗ nó thường hằng, còn ánh sáng mặt trời, mặt trăng thì nó không thường hằng, mà ánh sáng của mặt trời đó nó cũng đốt bằng cái nguyên liệu gì đó nó thô lắm; còn cái kia nó đốt bằng Trí huệ, Từ bi nên nó sáng mãi mãi và sáng bao la không ngằn mé. Vô lượng mà, vô lượng quang, còn ánh sáng mặt trời nó cũng có giới hạn thôi và nó cũng có tuổi thọ, một ngày nào đó mặt trời sẽ tắt mất. Bởi vậy mà mấy ngàn năm nay người ta cứ cắm đầu cắm cổ người ta ham tu là bởi vì ánh sáng đó nó không bao giờ tắt, vậy mới ham chứ còn ánh sáng vật lý thì ông Tesla ông làm cũng được, ông Edison cũng làm được, còn ánh sáng này thì không thể làm được bằng các chất liệu vật lý bình thường, mà phải làm bằng cái gì tinh hoa nhất của con người: đó là Tự tâm của nó.

Q.Ninh

Dạ chúng con biết ơn Thầy. Qua những lời dạy của Thầy, chúng con thấy nó hoan hỷ, tức là cái tiềm năng của chúng con là cũng có thể trở thành một với với ánh sáng đó. Thế nhưng trong cái phẩm của Người Cùng Tử đấy thì chúng con cứ mãi mãi nhận cái địa vị của mình là Người Cùng Tử, ở trong cái sinh tử này, chúng con lại không dám nhận mình là cái “Bổn lai diện mục” là cái ánh sáng Vô lượng quang đấy, và chúng con thấy là chúng con vẫn còn yếu đuối lắm ạ, thì xin Thầy chỉ cho làm sao để chúng con vượt qua được cái sự yếu đuối đó ạ?

Thầy

Mới bữa trước Thầy nói với Ninh rồi, bớt dùng những cái ý tưởng mà ngồi thiền mạnh hơn. Nên nhớ là cái ngồi thiền là nó dễ tiếp cận với ánh sáng đó. Bây giờ, ví dụ như chuyện của ngài Tuyên Hóa chẳng hạn, hồi trẻ ngài lên rừng ngài sống, ngài ngồi thiền trên đó, ở dưới núi nó tưởng trên đó có cháy bởi vì cái ánh sáng của ngài nó làm trên đó nó sáng ra, đó chính là tịnh quang con đó. Nó sáng tới độ mà ở dưới tưởng là cháy rừng, nhưng thực ra chỉ vì ngài ngồi trên đó. Thầy cũng thấy vậy đó là mình phải thể nghiệm cái chuyện này, có người ngồi thiền xong thấy cái mặt họ nó sáng bừng như vậy, còn mình ngồi thiền xong thấy cái mặt mình nó tối đen thui là vì sao? Cái này là phải thể nghiệm thôi chứ không có lôi thôi gì hết. Tu hành là phải cụ thể thôi, cũng như ở đời vậy đó. Ngày hôm nay làm ăn được bao nhiêu, tính ra liền, phải không? Còn tu thì không tính ra được cái gì, lên hay xuống mình phải biết và những phiền não nào làm che lấp cái đó đi là mình biết liền, bởi vì mình còn đang ở trong cái giai đoạn nhập nhằng chứ không phải là bất thối chuyển.

Bất thối chuyển là không có một phiền não nào mà dính vô đó được hết. Ngày nào mà mình thấy tự nhiên cái lòng mình nó mất sáng rồi thì mình phải biết liền, tu hành là nó phải cụ thể như vậy chứ không còn có cái chuyện là ngồi mà tưởng ra này nọ, nó không phải là chuyện làm văn chương mà chơi. Rồi ngày nào mình thành đại Bồ tát thì mình phóng ánh sáng ra được, giống như trong này có cây đèn, mình vặn công tắc nó lên cao thì nó sáng nhiều hơn, thành ra Thầy hay nói vậy đó, tôn giáo hay nhắc cái câu của Chúa đó. Đại ý là cái đèn mà thắp sáng thì phải đưa nó ra khỏi cái lu để nó thắp sáng xung quanh chứ đừng có để trong lu đó. Mấy bữa nay tụng cái kinh Ánh Sáng Hoàng Kim đó, mình thử ngồi thiền xem mình có cảm nhận được chút gì cái ánh sáng đó hay không?

Mình thấy người ta nói chuyện này nó mơ mơ hồ hồ, nhưng mình phải thực hành để thấy cho rõ ràng, như ngài Đạo Nguyên ngài nói “thân vàng thước mấy” đó là để chỉ Phật, thân vàng là thân bằng vàng đó, tại sao ngài lại nói như vậy? Như ngài Ca Diếp là thân ngài cũng như vậy, là ánh sáng màu vàng; thì tại sao lại không ví dụ là màu xanh của lá chẳng hạn. Trên trái đất này, màu xanh nhiều hơn mà lại lấy ví dụ là màu vàng kim? Nói vậy thôi chứ có nhiều người cứ tưởng đọc mật điển này kia mới là mật, chứ nó là mật hết đó, bởi vì mình không hiểu thì nó là mật thôi phải không? Thầy bây giờ không hiểu cái ông Ninh này ông đang làm cái gì đó, thì đối với Thầy ông ấy là mật, phải không? Tại sao mà lại “Từ đảnh phóng ra/ Trăm báu hào quang/ Trong quang phóng xuất/ Sen ngàn cánh hoa/ Có hóa Như Lai/ Ngồi trong hóa báu…”, rồi mới là tuyên thuyết thần chú. Phóng trăm báu hào quang, rồi trong quang đó lại phóng ra nữa, đó, nghĩa là tràn bờ, tràn trề ánh sáng.

Bởi vậy Phật giáo nó là cái gì đó nó cụ thể lắm. Theo Thầy, mình phải thực hành sao cho nó cụ thể, cụ thể như là kê đơn thuốc vậy; bây giờ cảm cúm hay gì đó thì ra mua thuốc vô uống là khỏi bệnh liền. Trong cái tháp của Maslow đó, tầng thứ 5 của nó là hiện thực hóa cái đó ra, hiện thực hóa tất cả tiềm năng của mình ra. Tiềm năng, nói theo bên mình là hiện thực hóa cái Phật tánh của mình ra, hiện thực hóa một cách cụ thể. Đọc về cuộc đời Đức Phật, mình thấy dễ hiểu lắm, đứa con nít 10 tuổi nó đọc cũng hiểu chữ nghĩa đấy, nhưng nói thẳng ra, nhiều khi ông già 80 cũng không thực sự hiểu được ý nghĩa của nó. Tại làm sao mà Đức Phật lại bỏ cung vàng điện ngọc mà ngài đi? Bởi vì, có một cái nó còn hơn cái đó nữa. Và ngài cũng là người thông minh nhất thế gian, trên đời này, có ông nào học với một vị thầy mà sau có một tuần ông thầy phải nói là “bây giờ tôi hết chuyện dạy rồi, ông đi ông tìm thầy khác đi”, có ông nào được vậy chưa? Anh nào cũng là còn cà xịt cà lụi vài ba năm với một ông Thầy, rồi ông mới cho làm luận án tiến sĩ; còn đức Phật, học với ông nào là bảy ngày là thầy hết dạy được, không còn gì để dạy. Một người thông minh như vậy mà sao họ không tin vào cái trí thông minh, phải không? Cái kia nó vượt hơn trí thông minh nhiều lắm, chứ mình tưởng mình thông minh chứ thực ra thì…

Nên nhớ, cuộc đời đức Phật nó nói lên một điều là ngay cả cuộc đời của một con người cao cấp nhất trên thế gian này cũng thất bại thôi. Chứ bây giờ thông minh cái gì? Tại sao đức Phật lại bỏ cái trí thông minh thường phàm đó? Vì ngài thấy nó không xài được. Nên Thầy cứ nhắc đi nhắc lại là mình không hiểu cuộc đời đức Phật lắm đâu. Rồi bây giờ đơn giản nè, ngài giác ngộ rồi, cái giác ngộ đó nó không thể thay đổi được, không thể biến đổi được, tại sao ngài không về sống với Ya-du-đà-la, rồi làm vua? Vừa giác ngộ, vừa làm vua, lại có bà xã bên cạnh nữa, tại sao ngài không làm? Mình phải hiểu như vậy, giác ngộ là vàng nó tới mức cùng cực rồi không thể nào biến đổi được nữa, có đập có đốt gì gì nữa thì cũng vẫn là vàng thôi, có đánh nó tan thành trăm ngàn mảnh thì nó vẫn là vàng, anh không thể thay đổi được nữa.

Vậy mà tại sao ngài không về làm chính trị, làm ông vua, lúc đó vừa làm một giáo chủ, vừa làm một ông vua, thôi ra sắc lệnh toàn dân mỗi buổi sáng dậy phải tụng kinh cho rồi, tại sao ngài không làm vậy? Nghĩa là ngài thấy sự thất bại không ăn nhằm gì của chính trị, của trí thông minh loài người, nên ngài đi con đường khác. Chứ như mình bây giờ, cỡ như Thầy có thông minh chút xíu à, giải vài bài toán thời trung học rồi ôi thôi mình cho mình là tuyệt vời, đọc vài ba trang triết học là vậy rồi tự cho mình thông minh lắm; thành ra là mình phải học. Rất nhiều người không hiểu về cuộc đời đức Phật, mặc dù cuộc đời đó đứa bé 10 tuổi cũng đọc được, nhưng ông già bác học cũng không hiểu được. Nên mình bây giờ mình kiêu căng một cách vô lối, mình tưởng mình đang còn ngon lắm, đứng ở lớp sóng đầu của nhân loại này, không phải đâu. Người ta xét đoán một người là chính bằng cái ánh sáng đó, ánh sáng nhiều hay ít. Thầy nói rồi, tiếng Pháp thông minh là “intelligent” phải không, nhưng mà dịch ra tiếng Hoa là- thông minh. Thông minh là sao? Minh là ánh sáng, người nào mà ánh sáng đó nó thông suốt thì đó gọi là thông minh, nghĩa nó rất rõ ràng.

Con đường này nó có thể khó khăn, mình có thể đi chậm chạp nhưng mà anh không cách gì anh không đi hết, bởi vì anh đi con đường khác thì anh sẽ khổ và kết quả là nó không được bao nhiêu hết. Chẳng thà đi con đường này ít ít thôi, không cần lượm nhiều vàng đâu, ít ít thôi nhưng mà là vàng thiệt; còn cứ đi lượm ve chai, ba cái chì đó, mà bỏ vô lò là nó cháy tiêu hết đó. Phải rõ ràng cái chuyện này, mình làm là làm thiệt và mình phải thấy cái giá trị của nó, còn mình cứ tu hành mà mình thấy cũng không giá trị bao nhiêu hết á, “thôi để ngày tôi đi làm kiếm trăm đô nó sướng hơn ngồi nghe nói tầm bậy tầm bạ này”.

Hòa thượng Tây Tạng, ngài có nhắc câu của Khổng Tử: “Sáng nghe Đạo, chiều chết cũng cam”, đó là câu của Khổng Tử đó. Còn mình thì nghe được thì nghe còn không thì thôi chứ có gì đâu, làm gì mà dữ vậy; giá trị bao nhiêu, “sáng nghe Đạo, chiều chết cũng cam”, đó là Khổng Tử đó chứ chưa nói tới Phật giáo.

Rồi mình thấy mấy ông Tây, Mỹ gì đó qua dạy cách làm giàu, nó tới dạy hai bữa sáng chiều với giá 100 đô, thì mình ồ à 100 đô rẻ quá mà, nó dạy cho mình cách làm giàu, cha này kinh nghiệm lắm…

Rồi thôi, ý  mà tới giờ rồi, Thầy bắt đầu nóng máy rồi đấy, có vị nào hỏi một câu chót, năm phút nữa thôi chứ không nóng máy là bắt đầu nói lung tung rồi đấy (mọi người cười). Năng lượng mà nó chạy không đúng là nó cũng ẩu lắm, rồi Thủy Mộc, mời, có gì không?

Thủy mộc

Dạ con kính chào Thầy và đại chúng ạ. Thầy ơi, từ nãy giờ con nghe Thầy nói về ánh sáng ấy, thì Thầy cho con hỏi là trong cuộc sống hằng ngày, ngoài thiền định thì mình cần làm gì để cho cái ánh sáng của mình nó càng ngày càng sáng hơn, nghĩa là để mình nhận ra và mình nhìn rõ hơn ạ? Dạ con xin hết.

Thầy

Phật giáo nói là có tám vạn bốn ngàn pháp môn mà. Bởi vì mình chạy theo cái hình tướng bên ngoài quá nhiều thành ra mình không thấy ánh sáng. Ví dụ, đơn giản thôi, tết ăn cái bánh tét hay bánh chưng đó, nếu mình chỉ nhìn ở ngoài thôi thì mình đâu có thấy cái tinh chất của nó trong đó đâu phải không? Mình thấy có cái lá thôi nên ném đi. Nhưng nếu bạn lột những cái lá đó đi, bóc những hình tướng bên ngoài đi thì trong đó là tinh chất, nó là cái bánh chưng. Và nếu bạn cứ bóc tiếp bóc tiếp ra thì bạn sẽ thấy trong đó chính là ánh sáng, viên ngọc quý, Om Mani Padme Hum là viên ngọc quý trong hoa sen, trong đó trong đó, phải không? Trong tất cả mọi sự vật đều có ánh sáng đó hết, bởi vì đã gọi là vô lượng quang, vô ngại quang mà, vô ngại thì không phải nó gặp cái vách này là nó bị ngăn lại đâu, nó xuyên qua hết, nhưng mà mình không thấy. Thì khoa học cũng nói vậy thôi, năng lượng là bằng khối lượng nhân cho bình phương tốc độ ánh sáng, E=mc2, tất cả vật chất đều có thể biến thành năng lượng hết. Một cách cao hơn thì là ánh sáng.

Ánh sáng là năng lượng bậc cao nhất, tất cả vật chất đều có thể biến thành ánh sáng hết. Có ham thì vậy đó, ví dụ như mình lập gia đình vì mình thấy người đó sáng. Ví dụ ông L chẳng hạn, tui là cô H thì tôi thấy ông sáng sủa quá thì tôi lấy, còn ông này tôi nhòm ông tôi thấy tối tắm quá nên thôi, phải không? Còn các cô phải thấy chàng nào sáng sủa thì mới dám lấy chứ tối quá thì sao mà dám lấy được? Thành ra mình phải học ở đời, tại sao giá trị ở đời nó hay dùng cái chữ ánh sáng, ví dụ như nó dùng từ “ngôi sao ca nhạc”, tại sao không nói là “cái bình ca nhạc”? Người ta đánh giá là vậy đó, vì ngôi sao nó phát ra ánh sáng, ngôi sao này sáng hơn ngôi sao kia, bởi vậy tại sao con người nó đam mê ánh sáng như vậy.

Theo bác H.Dũng? Một câu chót, tại sao mình đam mê ánh sáng?

H.Dũng

Dạ thưa Thầy người ta đam mê ánh sáng là vì thường thường một khi mà bóng tối che đậy thì sẽ bị trầm luân trong đó, còn ánh sáng mà chiếu tới thì không còn bóng tối nữa, thì người ta đam mê ánh sáng là như thế đó. Mà ánh sáng nó còn lan tỏa nữa…

Thầy

Thì được rồi, để Thầy trả lời xem, người ta đam mê ánh sáng là bởi vì bản chất của mỗi người là ánh sáng. Và đứa con cùng tử trở về là vì nó tối tăm lắm nó mới kêu là cùng tử, chứ không phải nó ít tiền mà là cùng tử đâu; bây giờ mình cứ nghĩ cùng tử là nó ít tiền lắm, phải không? Nếu thế thì Thầy cũng là cùng tử này, về mặt tiền bạc thì Thầy cũng là cùng tử thôi, ít tiền mà; thành ra cùng tử tức là nó ít ánh sáng lắm, cho nên nó phải trở về nhà, về quê hương của nó. Mà quê hương đó thì Vô lượng quang, ánh sáng vô lượng; Vô ngại quang, ánh sáng không có một cái ngăn ngại nào hết, nó xuyên suốt hơn. Vậy mới đáng cho mình bỏ thì giờ để mà làm việc này chớ. Người ta đam mê trở về ngôi nhà ánh sáng là bởi trong họ có chút ánh sáng nào đó, nó gợi nhớ về quê hương của họ; cái chữ Niệm là nhớ thôi, nó gợi nhớ về ngôi nhà của cha, về một cái quê hương nào đó mà nơi đó toàn ánh sáng thôi. Nói cho dữ dằn thì đó gọi là Niết-bàn. Niết-bàn không có bóng tối, sáng khắp nơi. Rồi thôi, Thầy bắt đầu quá giờ rồi, thôi xin mời ngưng.

Đại chúng hồi hướng:

Nguyện đem công đức này

Đến khắp cùng tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đồng trọn thành Phật Đạo.