Người thuyết trình: Trần Cao Hải – Phạm Hoàng Thái
Ngày thuyết trình: 03/09/2023 DL (19/07/2023 AL)
PHẦN MỘT – THẢO LUẬN
TC.Hải
Hôm nay, Hải và Thái xin phép Thầy và Đại chúng làm chủ đề Thư giãn và Nhận biết. Hải xin trình bày trước. Đầu tiên, Hải xin giới thiệu về phần dàn bài để chúng ta cùng thảo luận xoay quanh dàn bài này.
- Thứ nhất: giới thiệu nhân duyên chủ đề,
- Thứ hai: giới thiệu về tác giả,
- Thứ ba: giới thiệu về tác phẩm,
- Thứ tư: nói về ba nguyên tắc cơ bản của cuốn sách,
- Thứ năm: đánh giá tác phẩm, những giới hạn và ưu điểm của tác phẩm,
- Thứ sáu: kết luận.
Phần đầu tiên, quyển sách này được xuất bản bởi nhà xuất bản Thiện tri thức, mình cảm thấy rất thích, chủ đề nói lên ý nghĩa và vấn đề thực hành. Khi đọc, mình thấy nó có những ý rất là hay, thực tế nên xin phép Thầy cho Hải và Thái được làm về chủ đề này. Đó là cơ hội để Hải và Thái được học hỏi và trau dồi thêm.
Ý thứ hai, mình xin giới thiệu về tác giả. Tác giả cuốn sách Thư Giãn Và Nhận Biết của thiền sư Sayadaw U Tejaniya. “Sayadaw U Tejaniya là một thiền sư người Miến Điện nổi tiếng với phương pháp dạy thiền hiện đại và sáng tạo. Nhờ được học thiền vipassana từ nhỏ với cố thiền sư Shwe Oo Min, nên khi đến tuổi trưởng thành và đối diện với những đợt sóng phiền não của đời sống thế tục, Ngài đã áp dụng thiền vào việc thẩm sát, thấu hiểu và vượt qua chúng. Cách tiếp cận của Ngài vì thế không đặt nặng các hình thức thiền tọa hay thiền hành, mà nhấn mạnh vào tâm nhận biết nhẹ nhàng, liên tục trong mọi tình huống của đời sống thường nhật. Ngài chính thức xuất gia năm 1996 và hiện đang giảng dạy tại trung tâm thiền shwe Oo Min tại Yangon, Myanmar”. Đây là thông tin cơ bản về vị viết ra cuốn sách này.
Phần thứ ba, Hải đi vào giới thiệu tác phẩm. Sharon Salzberg, tác giả cuốn sách Từ Bi Và Hạnh Phúc Đích Thực cũng có đánh giá về tác phẩm này, “Thư giãn và nhận biết nhắc nhở ta những điều cốt tủy để trở nên thuần thục trong thực hành chánh niệm. Việc hiện diện toàn bộ không chỉ lúc ngồi thiền hay trong khóa thiền ngắn đòi hỏi tác ý trong mỗi việc ta làm. Chính nỗ lực không ngừng để trau dồi tâm quan sát này cho ta khả năng nhìn mọi thứ như chúng là, chứ không phải như cách chúng ta mong đợi chúng ta. Cách sống đầy uy lực này trưởng dưỡng trí huệ, thứ sẽ giải phóng ta khỏi khổ đau”. Đây là vài nét về tác giả cũng như tác phẩm.
Phần thứ tư, Hải xin được nêu lên ba nguyên tắc trong quyển sách này, buổi hôm nay, chúng ta tập trung thảo luận về ba trọng tâm này:
Nguyên tắc 1: Nỗ lực đúng: Kiên trì một cách thư giãn.
Ta không cần dùng quá nhiều nỗ lực hay quá nhiều năng lượng để giữ tâm nhận biết.
“Mỗi ngày thức dậy, ta mở mắt, và sự thấy đã có ở đó rồi. Nhưng ta chú tâm nhận biết điều đó thường xuyên đến mức nào? Khi ta nhận biết, đó chính là tỉnh giác. Đó chính là sự nhận ra trải nghiệm của ta ở khoảnh khắc hiện tại. Chỉ vậy thôi.
Nhận biết đơn giản không hề gây mệt mỏi. Bạn có cần phải tập trung hay chú tâm để biết mình đang nhìn không? Không. Ngay khi bạn nhận biết một điều bất kì trong bản thể bạn, đó là lúc bạn có sự tỉnh giác. Bất kì điều gì bạn biết cũng đều tốt cả. Nó có thể là sự tri nhận của bất kỳ giác quan nào – nhìn, nghe, nếm, chạm, ngửi hay suy nghĩ”.
Trong nguyên tắc nỗ lực đúng, kiên trì một cách thư giãn, nó có một phần gọi là thư giãn tâm trí. Mình nghĩ vấn đề thư giãn này rất là quan trọng, giúp cho tâm mình bớt căng thẳng nó cảm thấy an lạc hơn, vui vẻ hơn. Tác giả viết như sau:
“Tâm thiền luôn thư giãn. Ta không bao giờ cần phải tập trung thái quá hay cố gắng thái quá. Nỗ lực đúng không phải là dồn sự chú ý mãnh liệt vào một điều gì.
Thiền không nên làm thân và tâm mỏi mệt. Nếu bạn đang thực hành chuẩn với nỗ lực đúng, thiền sẽ mang lại bình an và niềm vui. Nhưng nếu bạn nỗ lực sai, bạn sẽ mệt mỏi và khổ sở khi thực hành.
Bất cứ lúc nào ta cố gắng tìm một trải nghiệm dễ chịu hay tránh né một điều khó chịu, ta sẽ thấy mệt. Tâm thiền – tâm đang hành thiền – cần phải là một tâm lành mạnh. Trong tâm lành mạnh các phẩm chất của niềm tin, năng lương, tỉnh giác, sự an định của tâm và trí tuệ đang làm việc thế chỗ cho tham, sân và si, ít nhất ở một mức độ nào đó”.
Hải đã trình bày xong nguyên tắc thứ nhất. Tiếp theo, Thái sẽ giới thiệu về nguyên tắc thứ hai, Góc nhìn đúng, “tâm là tự nhiên, không phải là ‘tôi’”, mời bạn.
H.Thái
Dạ kính thưa Thầy, thưa đại chúng!
Con xin trình bày về nguyên tắc thứ hai: Góc nhìn đúng - tâm là tự nhiên, không phải là ‘tôi’.
Thứ nhất: con xin trình bày về một số câu mà tác giả nói và thứ hai con nói về quan điểm cá nhân những gì mình thực hành, muốn chia sẻ. Nguyên tắc thứ 2 là Góc nhìn đúng: Tâm là tự nhiên, không phải là “tôi”. Ngài dạy về nhận biết các biết tham, sân và si vận hành.
“Góc nhìn đúng cần có mặt trong tâm, thậm chí còn trước cả sự nhận biết, bởi nếu sự nhận biết thiếu góc nhìn đúng, bạn sẽ bị dính mắc vào tham, sân và si”.
“Nếu ta coi thân hay tâm là ‘tôi’, thì tham, sân và si sẽ khởi lên”.
“Nếu ta nghĩ rằng mình đang có một trải nghiệm tốt đẹp, ta sẽ bắt đầu dính chấp vào trải nghiệm đó và cố tạo ra thêm những điều tương tự; đó là tham. Nếu ta cho rằng mình đang có một trải nghiệm tồi tệ, ta sẽ khởi sự chối bỏ nó, né tránh nó, hoặc đẩy nó ra xa; đó là sân. Nếu tâm bị phân tán và bỏ lỡ mọi thứ, hoặc bận rộn lý giải và bào chữa cho những ham muốn hay ghét bỏ của ta, đó là si”.
“Điều ta có thể làm ở giây phút hiện tại là làm việc với tâm biết”.
Ngài dạy về nhận biết vận hành của suy nghĩ:
“Suy nghĩ chỉ là tự nhiên... Khi tâm đang suy nghĩ miên man và ta bắt đầu nhận ra điều đó, việc chỉ nhận biết thôi là chưa đủ. Ta nên ghi nhận tác ý muốn suy nghĩ nữa. Tâm muốn suy nghĩ. Ta muốn có khả năng nhìn rõ mong muốn này. Đôi khi tự hỏi “Sao tâm ta suy nghĩ nhiều đến thế?”, ta có thể từ đó phát hiện ra mong muốn suy nghĩ... Khi ta biết đâu là nguyên nhân của việc suy nghĩ quá nhiều, sự hiểu biết ấy sẽ làm chậm hoặc làm ngưng tiến trình suy nghĩ”.
Ngài dạy về kinh nghiệm đau:
“Đau là tự nhiên. Nó không tốt cũng chẳng xấu”.
“Bằng cách đặt câu hỏi về cơn đau theo lối này, tâm học cách hiểu cơn đau với góc nhìn đúng, không mang tính cá nhân như là “nỗi đau của tôi”, mà chỉ là tự nhiên. Khi không được nhìn nhận là “của tôi”, cơn đau sẽ đột nhiên không còn đau mấy nữa, hoặc thậm chí không đau chút nào”.
Ngài nói:
“Công việc của một thiền giả vì thế chỉ có ba điều: trước tiên, có góc nhìn đúng, thứ hai, nhận biết với góc nhìn đúng; và thứ ba, duy trì nhận biết với góc nhìn đúng”.
Đó là những ý con rút ra được trong quyển sách, đại chúng có thể đọc quyển sách này về phần góc nhìn đúng để rõ hơn.
Tiếp theo: con chia sẻ về cái hiểu của mình về góc nhìn đúng. Góc nhìn đúng là cái thấy biết không có chủ thể và đối tượng, thấy biết không có trung tâm, không có tôi và của tôi. Theo con, góc nhìn đúng là mình luôn luôn có sự hiện diện của cái đang thấy biết, nhận ra ở đây là nhận ra cái đang thấy biết. Con thường học theo kinh Viên Giác, con thấy góc nhìn đúng theo kinh Viên Giác là tất cả đều là tánh Giác Không Minh. Không ở đây là trống không vô biên thanh tịnh sáng khắp rõ biết. Trong các hoạt động thường ngày, thiền định thì con luôn hướng tâm về cái Tánh giác này, cái đang thấy biết này. Theo con đó là góc nhìn đúng, luôn hướng về cái tâm đang thấy biết luôn hiện diện.
Con cám ơn, tiếp tục nhờ anh Hải trình bày ạ.
TC.Hải
Nguyên tắc thứ 3: Thái độ đúng: Quan sát trải nghiệm như nó đang là.
Trong đời sống mình quan sát cái tâm của mình, mình nhìn một đối tượng, một bông hoa hay người nào đó thì tâm sẽ luôn sinh khởi yêu ghét. Cách nhìn đúng là “như nó là” là như thế nào? Mình có dính vào sự yêu ghét hay không? Ở đây tác giả cũng nói rất rõ về cái đó.
“Thái độ đúng là chấp nhận, quan sát, và học hỏi từ trải nghiệm của bạn như nó đang là.
Đây là tâm thế đúng khi bước vào hành thiền. Tâm thế đúng là tâm tự do khỏi sự yêu, ghét tự động và vì thế có thể nhìn được mọi thứ rõ ràng như chúng là.
Thái độ đúng cho phép bạn chấp nhận, thừa nhận, và quan sát bất cứ điều gì đang xảy ra – dù dễ chịu hay khó chịu – một cách thư giãn và tỉnh táo.
Có thái độ này khi hành thiền là cực kỳ quan trọng, vì nếu bạn cố gắng để có một trải nghiệm khác với những gì mà bạn đang trải qua, bạn sẽ không bao giờ nhìn rõ được khoảnh khắc hiện tại, và do đó học về bản chất của thực tại”.
Trong quyển sách này nguyên tắc này ghi rất nhiều ý, vì không có nhiều thời gian nên Hải xin trình bày một vài ý thôi. Hải có thỉnh một vài quyển sách để tặng những bạn hữu duyên. Anh chị nào có tâm đắc với quyển sách thì mời anh chị lên nhận, để đọc trao đổi thêm về chủ đề.
Hải tóm tắt lại 3 nguyên tắc.
Nguyên tắc 1: Nỗ lực đúng - kiên trì một cách thư giãn.
Nguyên tắc 2: Góc nhìn đúng - Tâm là tự nhiên, không phải là “tôi”.
Nguyên tắc 3: Thái độ đúng - Quan sát trải nghiệm như nó là.
Hải và Thái xin tạm dừng ở đây. Tiếp theo, mời đại chúng thảo luận, chia sẻ ạ.
M.An
Thưa Thầy và đại chúng. Qua phần trình bày của hai diễn giả, M.An xin phép đặt câu hỏi, muốn hỏi là với ba điều huynh vừa đưa ra là Nỗ lực đúng, Góc nhìn đúng và Thái độ đúng thì làm sao mình biết được mấy cái đó là đúng.
TC.Hải
Theo Hải nghĩ thôi, cái này là nguyên tắc. Vấn đề là mình hiện thực hóa vào trong việc thực hành. Trong ba nguyên tắc này thì Hải thấy cái nguyên tắc khá quan trọng là nguyên tắc thứ hai – Góc nhìn đúng – tâm là tự nhiên không phải là “tôi”. Thường thường mình hay đặt cái trung tâm là cái tôi của mình, nhưng mà sự quan sát ở đây, vị này nói rất rõ là tâm không phải là tôi, làm sao mình thực hành không có tôi, làm sao thực hành rõ ràng vấn đề đó. Theo ba nguyên tắc này, tùy theo mỗi người, đối với Hải là nguyên tắc thứ hai là quan trọng, còn đối với người khác là nguyên tắc thứ ba quan sát mọi cái như chúng là.
M.An: Làm sao biết cái đó là đúng?
H.Thái
Ngài có nói rõ trong nguyên tắc hai, nếu mình có góc nhìn không đúng thì tham sân si nó khởi lên. Mình phải có định tâm nhất định để nhận biết nó, coi cái tâm mình hiện diện như thế nào, nó là một sự trôi trải tự nhiên, có sự rõ biết, thấy biết rõ ràng hay là sự vận hành của tham sân si. Nếu góc nhìn sai thì tham sân si khởi lên nhiều lắm. Tóm lại để biết góc nhìn đúng là không có cái tôi, còn ngược lại có cái tôi là góc nhìn không đúng. Đề nghị, anh Hải mời thêm mọi người trả lời câu hỏi này.
N.Hương
Kính thưa Thầy và đại chúng! Hương xin có câu hỏi với hai diễn giả là mở thêm câu hỏi của cô Minh An. Bây giờ như thế nào là đúng? Nếu đúng là không có tham sân si, không có cái tôi. Mà thực ra trong thực tế Hương thấy là đa số những người đang tu tập ở đây cũng đã cố gắng loại bỏ tham sân si và cái tôi rồi, nhưng mà đâu phải lúc nào mình cũng thấy rõ đều đó được đâu. Cái tham sân si nó vi tế hơn khả năng nhận biết của mình thì làm sao mình biết được? Làm sao mình thực hành được ba cái này?
Ví dụ, như tôi thấy đúng thì tôi mới làm. Ở đây chắc chắn không ai thấy sai mà làm hết á. Với những người ở đây tu tập như vậy, nhiều khi tham đó nhưng mà mình đâu có thấy đâu. Sân đó mà mình không thấy đến khi xin Thầy chỉ ra thì mình mới biết à cái đó là tham, đúng là mình tham. Thì xin hướng dẫn thêm để thực hành nhận rõ hơn về ba điều này, xin hết.
TC.Hải
Hải xin trả lời trước. Thứ nhất để mình có cái nhìn đúng, đây là cái công thức mọi người có thể follow bắt chước làm. Thì đó là thứ nhất mình cần có sự hướng dẫn của vị thầy để trong quá trình mình thực hành vị thầy chỉ cho mình. Vấn đề thứ hai nữa là mình dựa vào sách chỉ cho mình trạng thái tâm đó như thế nào rồi mình thực hành nhận biết. Còn vấn đề mình nhận biết cái sân si của mình mà mình không biết thì mình phải coi lại coi. Theo kinh nghiệm của Hải, không biết cái tham sân si là gì, khi ấy mình sẽ bị cuốn, cuốn theo cái tham sân si rồi sinh khởi đủ thứ hết. Còn khi mình nhận biết rồi mình thấy cái tham cái sân cái si rõ ràng. Tham sân si cũng là dạng năng lượng, mình thấy rõ ràng là nó dần dần tiêu tan, mình không bị cuốn theo nữa. Đó là cách mà Hải thấy cái sự nhận biết nó có năng lực nó giúp cho mình bớt đi phiền não, tham sân si.
Em thấy chị H.Lan cũng rất thích chỗ này, em xin mời chị H.Lan.
H.Lan
Dạ, sư U Tenjaniya là một người mà H.Lan rất là thích. Cái quyển đầu tiên mà H.Lan biết đến là Dharma is everywhere (Pháp khắp mọi nơi). Lần đầu tiên H.Lan thấy một vị sư Nam tông mà có một cái, theo Hoàng Lan vị sư Nam tông là những người giữ giới thế gian vô cùng chặt chẽ và vì thế nên họ hơi khô cứng. Nhưng khi H.Lan đọc cái quyển đó của ông thì thấy làm sao con người này họ tự do quá. Trong quyển Pháp khắp mọi nơi của ông, ông có nói về cái thấy đúng là cái gì? Cái thấy đúng theo như ông là ông nói rằng là “bởi vì chúng ta muốn học Bản tánh của tâm và của tất cả mọi sự vật và hiện tượng nên chúng ta không cố gắng để an tịnh tâm hoặc là cố gắng để xóa bỏ các đối tượng quan sát, chúng ta không tác động vào mà chỉ quan sát, bởi vì chúng ta muốn hiểu tâm và các đối tượng của nó trong trạng thái tự nhiên nhất như là chúng đang xảy ra. Đó là cái thấy đúng”. Hoàn Lan xin hết ạ.
M.An
Qua câu trả lời của huynh Hải và huynh Thái thực ra M.An và chị Hương cũng chưa hài lòng, cũng mới nghe chị Hương nói phía sau nên xin phép mời thêm mấy chú để trả lời chứ nó vẫn chung chung quá, nó chưa sâu, chưa đúng cái vấn đề mà mình cần muốn mở rộng ra ở đây.
TC.Hải
Đúng rồi. Buổi này là mình chia sẻ học hỏi lẫn nhau chớ không phải là tập trung vào Thái và Hải. Thái và Hải chỉ là người làm chương trình thôi. Ở Cần Thơ, con xin mời chú Hải trả lời thêm để giúp cho chúng con rõ hơn về câu hỏi của cô M.An. Không biết chú có nhớ không ạ?
CH.Hải
Mô Phật! Xin chào Thầy và đại chúng. Những người ở xa không có tài liệu, thành ra không nắm vững vấn đề. Lần sau, nếu thảo luận chủ đề trong sách giống như vậy thì mình có thể thể chụp hình gửi lên cho anh em đọc, dựa vào đó để thảo luận, nó sẽ đi sát chủ đề hơn. Tức là cầm cuốn sách trên tay hoặc là cầm cái trang đó trên tay thì có thể thảo luận rõ ràng hơn, mình không đánh máy mình chụp lại cũng được. Đó là điều thứ nhất.
Điều thứ hai, như Hải nói là trong ba cái này mình ghi lại: Nỗ lực đúng - Góc nhìn đúng - Thái độ đúng. Trong ba cái này, cốt lõi là cái góc nhìn đúng, là quan trọng nhất. M.An hỏi góc nhìn đúng như thế nào á đó cũng là câu hỏi hay nhất. Tại vì cái này là con mắt của vấn đề. Nếu mình thấy được cái góc nhìn đúng này là mình biết cái ý đồ muốn truyền thụ của ngài U Tejanaya.
Góc nhìn đúng ở đây, để nói người ta dùng từ góc nhìn, tức là nhìn nó bị giới hạn bởi cái tôi hay không có giới hạn bởi cái tôi. Giới hạn bởi cái tôi tức là mình nhìn kẹt vào cái tôi, tôi nhìn thì nó sẽ tạo nên phản ứng như ba cái lúc nãy Thái nói là phản ứng, nếu thích thì mình tham, mà ghét là mình sân, mà nhìn không rõ ràng lan man thì mình si. Đứng trên cái tôi, nó sẽ nảy sinh ra ba cái đó.
Còn góc nhìn đúng này là nó nhìn đúng tự nhiên không phải là “tôi”. Không phải là tôi thành ra nếu mình muốn phát minh ra được cái nhìn không phải là tôi này thì mình chỉ có việc là mình tham thiền, nhìn vào cái tâm mình khi mà tham thiền để đọc cho ra chỗ nào bị kẹt trong cái tôi, chỗ nào không vướng bận trong cái tôi. Chỉ có cách đó thôi chứ còn nghe mà khai thị một hai câu để mà nhận ra cái thấy tự nhiên không phải tôi là một điều rất là khó. Đa số người nào chưa thấy, là thấy trên cái tôi không, thấy kẹt trong cái tôi không.
Thành ra vấn đề này là quá trình tu hành, vị thiền sư này dạy mình, giống như là mở cho mình một cái hướng nhìn rồi để mình dựa vào đó mình thực hành khám phá, theo mình nghĩ như vậy.
Thứ nữa là, nhiều khi mình tu hành đến mức độ nào đó nó có một cái tương ưng nào đó thì mình có thể tự mình ngộ hoặc là mình gặp Thầy, Thầy chỉ cho mình. Cái lực của Thầy kết hợp với sự tha thiết của mình mình sẽ thấy được cái góc nhìn đúng. Theo mình là vậy. Cái góc nhìn đúng nó không giới hạn trong cái tôi mà nó chỉ là tự nhiên, thấy cái gì xảy ra là nó biết, nó phản chiếu như tấm gương phản chiếu mọi vật chứ nó không chê đồ xấu đồ tốt gì hết, cái gì xảy ra là tấm gương nó hiện lên hết, nó phản chiếu hết. Góc nhìn đúng theo mình thấy là vậy. Còn cái chuyện ai thấy hay không mình phải tự phát minh lấy, chớ nó cũng là vấn đề khá nan giải. Dạ mình có ý kiến vậy ạ.
TC.Hải
Dạ con xin cảm ơn chú Hải ạ. Con thấy là có chị P.Thảo ở nhóm Dòng Sống, chị là người xuất bản ra cuốn sách rất hay này, mình là người đọc thôi, chị có thể giới thiệu thêm về cuốn sách ạ. Mời chị ạ.
P.Thảo
Thảo xin được nhắc lại bà nguyên tắc trong quyển sách này là:
- Nguyên tắc 1: Nỗ lực đúng - Kiên trì một cách thư giãn.
- Nguyên tắc 2: Góc nhìn đúng - Tâm là tự nhiên, không phải là “tôi”.
- Nguyên tắc 3: Thái độ đúng - Quan sát trải nghiệm như nó là.
Thực ra em rất vui khi Hải đã chọn cuốn sách làm chủ đề ngày hôm nay. Cách đây khoảng một hai tháng nhóm Dòng Sống cũng đã nói chuyện về chủ đề này và bọn em cũng bàn khá sâu. Ngoài việc nói về những ý lớn ra bọn em cũng phân tích những ý nhỏ. Ví dụ, các anh chị ở trong đó thấy nguyên tắc một: Nỗ lực đúng. Thì ở trong nguyên tắc đấy có những phần mục nhỏ khác, ví dụ như: Thư giãn tâm trí, Bình thản, duy trì hứng thú, bảo tồn năng lượng… Trong phần Bảo tồn năng lượng có ý rất hay, đó là: “nỗ lực thái quá khiến chúng ta kiệt sức, hãy bảo tồn năng lượng để bạn có thể duy trì thực hành trong suốt cả ngày”. Cho nên việc mình nỗ lực mà không đúng khiến mình hao tổn năng lượng và mình chỉ làm được vài buổi đầu rất hăng máu thôi, còn các buổi sau đó thì mình bị thui chột dần rất nhanh. Khi mình thui chột như vậy mà để vực lại được cái trạng thái bình thường thì rất khó.
Cho nên trong cuốn sách này, cá nhân em thấy rất cụ thể và khá dễ đọc. Sở dĩ chúng em chọn cuốn sách này để xuất bản bởi vì cuốn này rất gần gũi đã được dịch, hay như cuốn: Kim Sí Điểu mà thầy dịch. Mặc dù vị sư này là vị sư nguyên thủy nhưng em thấy cái tinh thần và thực hành thì rất giống thiền trong Đại Viên Mãn. Cho nên em nghĩ tất cả các anh chị đang thực hành theo Mật tông mà ứng dụng thiền thì cũng có thể áp dụng những bài thực hành rất chi tiết trong cuốn sách này. Em xin góp ý, bổ sung một ý như vậy thôi.
TC.Hải
Xin cảm ơn sự giới thiệu cuốn sách này của chị Thảo. Những buổi thuyết trình trước, chị Thảo hay nhấn mạnh về sự thư giãn, em thấy phẩm tính thư giãn tâm rất hợp với chị, chị giới thiệu rất nhiều và em thấy điều này khá là quan trọng trong vấn đề thực hành.
P.Thảo
Nói đến thư giãn, em thấy có hai người trong chúng có những biểu hiện rõ nhất. Em xin được nêu tên luôn. Đó là chú Hải ở Cần Thơ và anh Tùng. Khi mà việc thực hành của anh Tùng và chú Hải, cũng có thể do phong cách của chú Hải là người miền Tây nên rất phóng khoáng, cho nên có một cái gì đấy thả lỏng được và anh Tùng ở ngoài Hà Nội, cũng có thể do một số nhân duyên nào đó mà anh không phải bận lòng quá nhiều thứ và có thể thả lỏng được. Còn những người khác thì trong công việc của họ có thể bận rộn hơn hay nhẹ nhàng hơn, nhưng mà cái việc thả lỏng cũng hơi khó. Em thấy biểu hiện của hai người như vậy rất rõ trong chúng mình, còn thầy thì đương nhiên rồi.
Em thấy việc thư giãn rất rất quan trọng bởi vì sao, nếu mình tập một môn thể thao mà ngày nào mình cũng tập với cường độ cao thì cơ của mình không giãn ra được, chúng ta sẽ bị chấn thương và không tập được nữa. Việc nỗ lực hay làm việc hàng ngày cũng vậy, vấn đề nằm ở sự kiên trì và tính kỷ luật. Mình có thể, ví dụ sức mình mười mình chỉ cần làm đến bảy thôi, vấn đề là mình kiên trì với trạng thái thư giãn. Nhưng làm thế nào để thư giãn thì quả thực đó là vấn đề không hề dễ.
Càng tu tập sâu em mới thấy là khi mình càng nhiều tuổi, công việc nhiều hơn, công việc xã hội nhiều hơn thì bám nắm của mình rất chặt. Khi việc xảy ra không như ý, lập tức là chúng ta sẽ khởi sân lên, còn việc như ý thì chúng ta nghĩ bản thân chúng ta rất tài giỏi và chúng ta lại tiến tiếp, trạng thái tâm của chúng ta thiếu sự tự nhiên, không trạng thái này thì lại bám vào trạng thái khác, không được thả lỏng, tức là nó không nhu nhuyến theo Phật Pháp thực hành. Chính vì thế mà những người tư duy nhiều họ hay bị căng thẳng.
Ví dụ, em cũng xin chia sẻ thật, thời gian gần đây em cũng đỡ nhiều. Nhưng cách đây khoảng một năm trở về trước em hay bị mất ngủ, bởi vì do công việc nên em hay suy nghĩ, buổi đêm thì mất ngủ vì căng thẳng, sau đó mình ra lệnh cho mình phải thư giãn. Chính cái sự ra lệnh phải thư giãn khiến mình lại căng thẳng thêm. Chắc là mọi người cũng hiểu cái ý này. Cho nên để tâm mình có thể nhu nhuyến được, có thể thư giãn được thì không có cách nào khác là mình phải kiên trì thực hành, với một nỗ lực đúng, nỗ lực vừa phải, cái quan trọng là kiên trì. Mình nhìn được tầm nhìn chiến lược để mình không bỏ cuộc. Thỉnh thoảng sẽ trồi sẽ sụt một chút nhưng mình lại đứng dậy, mình lại đi tiếp. Mình thực hành thì cái việc thư giãn thuần thục hơn, đến khi mình đối mặt với mọi thứ mình không bị lôi kéo nhiều thì mình có thể thư giãn được.
B.Nguyên
Những điều Thảo vừa nói mình rất đồng ý. Bởi vì giống như trong sách, mục “Đừng vật lộn với suy nghĩ”, ông có nói rằng: Bạn không thể làm cho tâm không nghĩ được, nếu bạn cố gắng làm cho tâm đừng nghĩ, bạn đang cố gắng làm một việc bất khả, và đó là khi bạn bắt đầu dùng quá nhiều năng lượng. Đây chính là vấn đề mà rất nhiều người mắc phải và chính mình cũng mắc phải. Trước đây, mình nhận ra là tại sao khi mình ngồi thiền, mình bị rất là nóng, cái đầu mình rất nóng. Sau này, mình mới hiểu ra là bởi vì mình dùng quá nhiều nỗ lực để ra lệnh cho nó, để tư tưởng đừng khởi lên, thì đó là cái sai lầm. Và khi bớt được những điều này, cứ để nó khởi lên, dần dần mình làm quen được với nó, bởi vì mình cũng biết được là mình được học thôi, là tư tưởng của mình đều không có thật, nó khởi lên rồi tự nó tan biến. Lúc nào cũng giữ tâm mình, nhớ về điều đó để cái tư tưởng đó không làm khó cho mình và đó là việc mình đừng có vật lộn với tư tưởng, đừng có vật lộn với suy nghĩ.
Sau một thời gian thực hành thì có một lúc trong thời sám hối mình nhận thấy tư tưởng khởi lên và mình không còn cảm thấy tức giận với nó, mình thấy tư tưởng của mình với người đó như thế nào, và đó là kết quả mình thấy rất là mừng. Mình luôn giữ cái suy nghĩ đó, nhưng mà mình không thể nào giữ hoài được và cũng có lúc mình bị quên nó đi và khi mình quên nó đi thì nó làm cho đầu óc mình rất là đau, và mình chỉ là uống thuốc để hết đau đầu thôi. Và chỉ có khi mà trên bàn ăn, nghe thầy nói một câu, thầy nhắc một câu là: bởi vì ông thấy mọi thứ đều là thật quá, cho nên nó bị như vậy thì khi đó mình mới quay trở lại mình nhận biết được điều đó và mình theo điều đó để giải tỏa được suy nghi quấn não. Đó là kinh nghiệm của mình xin chia sẻ với mọi người.
Q.Trường
Kính thưa thầy, thưa đại chúng! Thực ra đợt đó thầy cũng nói với một số anh em trong chúng, khi quyển này mới về, thầy nói đọc thử đi và thực hành cái này đi. Em thì em không đọc hết cuốn này nhưng em cũng thử thực hành cái này bởi vì đợt đó em cũng có dịch một cuốn Đại Toàn Thiện, em thấy nó cũng khá gần, khá giống, và cũng đang phù hợp với cái cách mình thực hành. Em xin nói một phần về chuyện thư giãn này là nếu mình tu thì đa phần mình đều khởi từ ý thức, giai đoạn đầu ai cũng có ý muốn đàn áp tư tưởng, hay là những suy nghĩ của mình. Đó là một cái sai lầm trong cái cách thực hành. Hầu như giai đoạn đầu ai cũng muốn, tại vì nó quá là loạn đi, nên ai cũng muốn đàn áp cái chuyện đó xuống để nó tĩnh lặng trở lại, nhưng mà thực ra, em thấy đó là cách rất cực khổ và rất là mệt mỏi.
Từ khi dịch cuốn Giáo Lý Đại Toàn Thiện và cũng như đọc một phần cuốn này, em thấy vấn đề là mình không phải nỗ lực hay cố gắng quá nhiều trong cái tư tưởng của mình để đàn áp nó hay để làm gì nó, vấn đề khi mình thực hành là nhận ra một điều rất rõ ràng là trong suốt quá trình mà tư tưởng khởi vọng lên, hay là tất cả cho dù là mình có tỉnh táo hay mình có loạn tâm đi chăng nữa thì luôn có một sự nhận biết ở đó, nó rõ biết được chuyện đấy. Em mới nghĩ là tại sao mình không ở chung với cái thằng này mà cứ phải chạy theo tư tưởng loạn động của mình. Ban đầu, mình cố gắng như vậy, có một sự nỗ lực trong đó, thì mình lại rơi vào cái vòng lặp là mình cố gắng dùng ý thức để làm cái chuyện này, nhưng mà thực chất thì cho dù cố gắng đến cỡ nào đi nữa thì chuyện này nó cũng không thể thành vì chỉ đơn giản là vốn dĩ bản chất, bản tính của mình nó đã là như vậy rồi, không phải nỗ lực để làm chuyện này. Cái điều căn bản nhất là mình nhận ra chuyện này và cứ thả lỏng mình và thư giãn trong trạng thái đó, cái thư giãn này không phải là thư giãn bởi ý thức, là ý thức nó nghỉ ngơi và thư giãn, mà thư giãn này là cái sự hòa mình vào trạng thái luôn nhận biết này. Theo em, theo cách làm của em thì mình cố gắng hòa nhập vào cái trạng thái nhận biết này.
Trong quyển Giáo Lý Đại Toàn Thiện, nó có một cái từ rigpa, hay tánh giác hay sự nhận biết thì ngài có nói cái nghĩa, cái này nó còn có nghĩa là hiện diện tức thời hay là trực tiếp. Nghĩa là mình luôn ở trong cái thả lỏng mình vô trạng thái đang hiện diện đây, ngay tại thời điểm trực tiếp đây, không phải nỗ lực làm bất cứ một điều gì cả, chỉ là mình hiện diện trong trạng thái tức thời của mình hiện tại đây, cố gắng đừng có để mất cái khoảng khắc mà nó trực tiếp hiện diện đối với mình như vậy. Thì đó là một cách rất là hay để xử lý cái tư tưởng phiền não của mình. Thực ra, cái vấn đề mình thực hành, cuối cùng cũng chỉ để xử lý cái tham sân si, hay vọng niệm, nghiệp của mình. Em thấy cách thực hành thư giãn và nhận biết này nó rất là phù hợp với mình. Trước đây, thực hành những cái khác, em thấy mình phải khóa mình vào thực hành, có nghĩa là mỗi lần muốn thực hành, mình phải căng thẳng cơ thể lên để tập trung toàn bộ vào vấn đề này, có nghĩa là cố gắng tập trung để làm ra vấn đề này nhưng mà thực chất khi đổi sang kiểu thực hành như vậy thì mình thấy mình khỏe hơn rất là nhiều.
H.Lan
Mọi người đang nói về cuốn sách này với Đại toàn thiện, H.Lan cũng chỉ xin chia sẻ một điểm nhỏ thôi. Thái độ đúng, theo như sư Uchentanhia, là khi mà chúng ta quan sát các đối tượng của thân tâm như là một cách tự nhiên chứ không phải như là của tôi hay như bản thân tôi. Đấy là thái độ đúng của ông, nhưng Đại toàn thiện thái độ đúng là Bồ đề tâm, đạt giác ngộ, độ chúng sanh. H.Lan thấy đây là hai điểm khác biệt quan trọng giữa cái thực hành này và cái thực hành Đại toàn thiện. H.Lan xin hết ạ.
TC.Hải
Ý của chị H.Lan thực ra cũng rất là hay và ý đó, sau khi mình chia sẻ hết ba cái mục này cho rõ, thì mình cũng sẽ có mục thứ năm, đó là cái ưu và khuyết của cuốn sách này, mình sẽ chia sẻ về những phương diện về Đại toàn thiện cũng như là về cái phát tâm để mình nhìn rõ ra sự khác biệt như thế nào. Hải thấy vấn đề thư giãn, cái này cũng nói rất nhiều trong sách về Đại ấn hay gì mình cũng nhớ là tập trung và thả lỏng. Khi mà mình học thiền, lúc đầu mình cũng phải vào ngồi thiền mình phải tập trung vào một chủ đề nào đó. Khi tập trung quá Hải có cái cảm giác là tâm mình hơi nóng lên và có sự hơi gò bó, không linh hoạt, lúc đó mình áp dụng cách vừa tập trung và thả lỏng, tập trung nhưng mà không quá nỗ lực, không quá thì mình thêm phần thư giãn của tâm thì nó sẽ thoải mái hơn và cảm thấy vui vẻ, đỡ áp lực hơn.
T.Hồng
Hồng hỏi được không? Hôm nay chủ đề Thư giãn và Nhận biết, Hồng biết có hai người mới đi từ chùa Tịnh Quang, Nghệ An về. Có một người nói là đi ra ngoài đó rất thích và cảm giác rất thoải mái, bây giờ cái thoải mái đó mình thấy thế nào? Mình hỏi H.Triều, H.Triều có thể chia sẻ với đại chúng cái đó được không, vì nó cũng là một dạng thư giãn.
H.Triều
Kính thưa thầy, thưa đại chúng. Đợt đi ngoài chùa Tịnh Quang, con tiếp xúc được nhiều người, con thấy có lòng yêu thương. Lúc đó, thấy mọi người đi đến chùa, trong đó có những bé nhỏ, thì tự nhiên là phát khởi lòng yêu thương chân thật, từ nội tại. Suy nghĩ lại, lúc nhỏ em cũng có đi chùa, nên thấy mấy đứa nhỏ em cũng có phát khởi được lòng yêu thương từ trong nội tại, ngay lúc đó có sự hạnh phúc, ngay lúc đó có sự thư giãn trong đó. Thư giãn là cái tĩnh lặng, nó thanh tịnh. Mình nhận biết mọi thứ xung quanh rất rõ ràng, dạ nó thanh tịnh, từ cái đó nó lưu xuất ra. Cảm thấy rất cảm động.
D.Trường
Dạ, kính thưa thầy, thưa đại chúng! Qua câu hỏi của cô Hồng, Trường có một chút chia sẻ. Như Trường biết, cái nhận biết bữa giờ học ý, nó luôn luôn cọ sát, cọ sát ở đây là trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ví dụ, trong công việc nào đó, công việc mình luôn phải vận động cái thân khẩu ý, nhưng mà làm sao cái vận động đó không có cái tôi ở trong đó, thì đó là sự nhận biết và thư giãn. Có nhiều truyền thống, Trường chưa tìm hiểu sâu đâm ra mình thực hành chưa có đúng, đâm ra hôm nay mình lên đây, nghe anh Hải nói xong mình ngồi thư giãn, mình nhận biết thành ra nó sai. Còn chuyện đi Nghệ An, ra đó hoạt động liên tục thì Trường mới nói đó, hoạt động của Trường cố gắng làm sao trên Nền tảng, Trường cố gắng không đặt Trường vô đó, Nền tảng đó mong muốn cái sự tốt đẹp. Bây giờ, trong từ Phật giáo gọi là Bồ đề tâm, muốn lan tỏa gì đó, thì đó cũng là nhận biết và cái thư giãn đó. Xin hết ạ.
T.Hà
Con kính thưa thầy và kính thưa đại chúng! Qua chia sẻ của hai vị mới đi Nghệ An về, các bạn nói rằng cảm thấy rất yêu thương, nhiều năng lượng hơn, thì Hà cũng thấy vui ké, và cũng có một chút cảm nhận như vậy. Bởi vì, mình được Thầy cho làm người giao liên giữa hai bạn và đại chúng, mỗi khi các bạn gửi hình về hay nhận được chia sẻ của các bạn mình thấy rất xúc động, trong lòng thấy cái gì đó nó thật, nhẹ nhàng, mình nghĩ đó chính là thư giãn. Có thể mình không tham gia, không làm một việc nào đó, nhưng nếu tâm mình hoan hỉ được với thành quả của người khác làm, nó cũng làm cho mình thư giãn.
Ý tiếp theo phép con xin hỏi bác Châu ạ? Trong buổi Pháp đàm lần trước, Hà nhớ bác Châu có chia sẻ là khi thực hành, bác luôn đặt nó trên cái Nền tảng. Tuy nhiên, khi ở ngoài Nghệ An, khách khứa rất đông, phải tiếp đón mấy trăm người, rồi có nhiều việc phải giải quyết, cho nên tâm cũng bị rối và bị dạt ra khỏi cái Nền tảng, bị cuốn theo công việc, cuốn theo sự lo lắng, nên giải quyết công việc không được như ý. Tuy nhiên khi từ Nghệ An quay về Cần Thơ, có thời gian quán chiếu, nhìn lại các sự việc vừa qua, bác thấy cảm giác tốt hơn khi ở Nghệ An. Vậy thì, việc ứng dụng cái Nhận biết và Thư giãn của bác khi ở Nghệ An và ở Cần Thơ sẽ như thế nào, có khác nhau không? Xin bác Châu chia sẻ với đại chúng ạ.
TC.Hải
Bác Châu ơi, trước khi bác Châu trả lời con cũng có vài ý là bác Châu mở chùa, làm cái hạnh nguyện mở chùa như vậy là một cái điều rất là tốt và chúng của mình có quý vị nào sắp xếp được ra ngoài đó là bác Châu cũng cảm thấy thư giãn đó. Dạ xin mời bác Châu trả lời ạ.
T.Châu
Con kính bạch thầy, kính bạch đại chúng! Con sẽ nói theo chủ đề hôm nay một tí, sau đó trả lời câu hỏi của Hà và Hải. Chủ đề hôm nay đúng rất là hay, đó là phương pháp để mình thực hành, để được trở về cái thấy mà Thầy vẫn dạy chúng ta đó. Cái thấy đúng, hoặc là Góc nhìn đúng hay Thái độ đúng, đúng ở chỗ nào? Khi cái thấy là Nền tảng thì Góc nhìn trở về Nền tảng, đó là góc nhìn đúng. Cái Nền tảng như H.Lan hồi nãy có nói chính là Bồ đề tâm, cũng chính là trí huệ và từ bi. Tùy vào thiện duyên của mình mà đi, tùy vào cái hạnh của mình mà đi, đi cho đến tận cùng, đó chính là Nền tảng, là cái Thấy đúng. Cái nhận biết đúng nó đang là cái Nền tảng, cái thực tại hiện tiền đó là cái Nền tảng, cái đúng nhất là cái nhìn trên Nền tảng. Cái thấy từ Nền tảng và cái thực hành bằng Nền tảng thì đó là cái đúng. Cho nên chúng ta phải bắt buộc phải thấy được cái Nền tảng.
Vậy thì thấy được nền tảng bằng cách nào? Không ngoài văn tư tu, giới định tuệ. Nhiều phương pháp khác để chúng ta trở về cái bản tâm, ta phải nhìn sâu vào tâm của mình, còn lý thuyết là chỉ đặt ra một vấn đề thôi, mình phải bằng cách nào đó mình phải nhìn thẳng vào tâm mình, trong tâm mình đừng để chạy ra ngoài. Từ tâm mình đi xuyên suốt, xuyên suốt, thư giãn, thư giãn tận cùng, không còn thư giãn nữa, đó là Bản tâm. Còn thư giãn tức là còn thời gian, còn ngăn ngại, còn chia cắt, còn chủ thể, còn đối tượng. Cho nên nhìn sâu nhìn sâu tận cùng trong trong tâm mình, tới một lúc không còn gì để ngăn ngại nữa, đến lúc đó là thư giãn của tận cùng thư giãn.
Tất nhiên, tận cùng của thư giãn đó rồi, nhưng không phải thư giãn một lần là xong đâu, mà phải giữ được thư giãn đó trong cuộc sống hằng ngày, đây là cái khó nhất. Thư giãn một lần rồi thì mình phải xác quyết với thư giãn đó, thư giãn của Bản tâm, thư giãn của Nền tảng, phải xác quyết được như vậy thì cái thấy hiện tiền. Hạnh quả mà Thầy dạy chúng ta cũng đi như vậy thôi, còn tùy duyên của mỗi người, tùy công việc thiện nguyện để ta trở về với Bản tâm, có người ngồi thiền, có người trì chú, tùy duyên của mỗi người. Để thấy được cái Bản tâm, thấy được cái đúng, thì bằng con đường nào thì tùy mỗi người có thể đi, từ trí tuệ hoặc từ bi nhưng bắt buộc phải thấy được Nền tảng thì đó là cái thấy đúng, cái trực nhận đúng và thái độ đúng. Nền tảng đó là thực tại hiện tiền thôi, không có gì khác nữa, đó là cái vấn đề hôm nay nội dung thảo luận như vậy.
Còn cái thứ hai là cô Hà hỏi về vấn đề Nghệ An, mình nói rất thật tâm mình. Từ lúc xây dựng chùa, nhiều lúc rất khó khăn nhưng cũng vượt qua được vì tâm mình đủ để có thể giải quyết hết các vấn đề ấy, vì tâm mình đủ mình đưa vào trong cái tâm trống lặng đó, để từ cái tâm đó tiêu dung. Hôm Thầy về, công việc ở ngoài đó nhiều quá làm mình không thể quyết định vấn đề gì được, tức là dùng thức, dùng ý không quyết định được. Điện nước, thời tiết, ăn ở, tất cả mọi thứ không quyết định được cái gì. Ví dụ, ở Hà Nội thì ta có thể quyết định được nhiều việc như: làm chủ được khách sạn, làm chủ được cái này kia... Nhưng ở ngoài Nghệ An, chỗ đó là vùng sâu, vùng xa, mọi thứ không được thuận tiện nên khi về, mình có nhiều áp lực. Ví dụ, mất điện thì sao đây, nước mất thi sao đây, ở đó không có phương án hai, ngủ không đủ thì sao đây, cũng không có phương án hai nữa nên mọi cái tạo nên cho mình áp lực rất lớn. Với Thầy nữa, với đại chúng đông nữa… nên lúc đó cái tâm mình không thể giao cho Phật, mình không biết làm sao nữa, lúc đó mình quá mệt, muốn phó thác đi nhưng việc này là việc đại sự quá lớn, mà mình lại không đủ kham nhẫn với tất cả các áp lực đó, cho nên nhiều lúc mình đơ đơ thật. Tối ba bốn ngày trời mình không ngủ được vì nằm ngoài sân, 2 giờ sáng dậy rồi, ba bốn ngày liền không ngủ. Do áp lực đó làm cho cái tâm mình không đủ rộng, chưa đủ rộng, chưa đủ dung chứa được cái hoàn cảnh, áp lực đó lớn hơn cái tâm mình, lớn hơn sức chịu đựng của mình, lớn hơn cái tâm thanh tịnh của mình, mình không nhúng nổi.
Nhưng sau đó nhờ Thầy, nhờ cái từ trường của Thầy và của chúng làm cho mình thấy đỡ áp lực phần nào, mình vui lên vì hôm nay có Thầy về, có chúng về, công quả của bao nhiêu người nên dù có khó khăn bao nhiêu cũng phải vượt qua, nhờ đó nó giảm bớt áp lực nhưng mà không hết được. Về Cần Thơ một thời gian mình chỉ tụng kinh thôi. Một buổi tối mình tụng:
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng,
Cảm ứng thông giao chẳng nghĩ bàn,
Con trong đạo tràng như lưới ngọc,
Mười phương chư Phật ảnh hiện trong,
Thì tự nhiên tâm mình hòa với không gian đó, trống lặng, tâm mình với tâm Phật là trống lặng mà tại sao lại không hòa, tự nhiên mình tan biến trong cái tâm trống lặng đó, trong cái tâm Phật đó, ngay lúc đó, tự nhiên mình thoát ra được. Mình thấy cái nhìn rộng hơn thoáng hơn, tâm mình nó đủ tự nhiên cái hoan hỉ lên liền, tự nhiên cái an lạc nó bật lên được liền, thì tự nhiên mình thoát liền chỗ đó. Sự thật là với cái áp lực tâm mình không đủ chứa, chưa đủ vì cái tâm mình còn nhỏ hẹp lắm, chưa ăn thua gì cả. Mình không áp dụng được, áp lực quá lớn. Trước đây những việc nhỏ nhỏ thì giải quyết được, vì giao cho cái ông Phật trong tâm mình giải quyết. Những ngày ở Nghệ An mình rất khó khăn để giải quyết vấn đề gì đó là sự thật. Như vậy, do cái gì, do trong cái tâm mình, tâm mình không đủ rộng, không đủ dung chứa các áp lực trong cuộc sống, áp lực công việc, áp lực của Thầy, áp lực của chúng, của toàn thể về vùng đó, cho cái ngày đó được toàn vẹn được vì cái tâm mình chưa đủ cho nên phải ráng tu tu tiếp tục tiếp tục làm sao cho tâm mình trở thành như một tấm gương để mà dung chứa được. Chứ mình còn chưa ăn thua gì cả, cho nên mình phải nhờ Thầy, nương đại chúng để mà tiếp tục để mà làm sao cho tâm mình rộng, rộng đến khi mà nó ôm trùm tất cả, trên mọi hoàn cảnh, thì lúc đó mình mới khỏe được. Giao cho ai, giao cho Phật, giao cho chủ nhân Không, hoàn toàn nhưng mình chưa đủ để giao cho chủ nhân Không được vì mình còn bị che chướng. Đó là đôi lời tâm sự cùng Thầy và đại chúng.
H.Thái
Em có ý liên quan tới câu hỏi của cô M.An, với chị Hương có bổ sung thêm câu hỏi làm sao để không có tham sân si, thì tất cả các câu hỏi này đều có trong các kinh điển, các đệ tử Phật đều hỏi Phật như thế. Đức Phật có trả lời ba pháp môn là: Chỉ, Quán và Chỉ-Quán đồng thời, thiền hay thực hành để thâm nhập, thực hành, thâm nhập được bao nhiêu thì chúng ta bớt che chướng đi bấy nhiêu thôi. Nó còn do bản thân người tham thiền, còn thân cận thiện tri thức này kia nữa, đi vào bằng các hạnh này nữa, nhiều lắm, mình chỉ bổ sung bao nhiêu thôi. Mình cũng xin đặt một câu hỏi, nhờ mấy chú và đại chúng trả lời giúp. Vậy thì Góc nhìn đúng này có liên quan gì đến từ bi, con cũng chưa rõ về câu này, nhờ mấy chú và đại chúng giúp đỡ trả lời giúp con câu này, con xin hết ạ.
M.An
Về câu hỏi mà M.An và chị Hương đặt ra, M.An cũng có ý kiến về câu hỏi mình đặt ra. Như chú Hải nói, M.An thấy cái nhìn, góc độ nhìn như một cái Thấy vậy đó, thì cái đó nên để trên đầu tiên. Vì cái góc nhìn đó thì quan trọng như là cái Thấy. Chứ nếu góc nhìn đó không đúng thì sự nỗ lực đó (như chị Thảo có nói) sẽ làm hao mất năng lượng của mình. Nếu góc nhìn là không đúng như vậy góc nhìn như trong Thiền hay trong kinh sách đều có nói là cái Thấy của mình như thế nào thì sự nỗ lực, rồi sau đó là thái độ đúng thì kèm theo sau. Mới lúc nãy M.An đọc thì thứ tự do huynh đặt hay là bị sắp xếp lại. Nếu thứ tự theo M.An đặt thì góc nhìn nên nằm bên trên, rồi nỗ lực, rồi thái độ thì theo sau. Vì không có cái thấy đó, mình nỗ lực mà mình không có cái thấy, cái góc nhìn đúng thì cái nỗ lực như chị nói là mất năng lượng, đa phần mình ai cũng như vậy. Không có cái Thấy, mình vô thiền hay mình làm cái gì đó, mình đè nén cái tư tưởng đó xuống thì hao năng lượng. Mà không biết được thì làm sao cái Thấy đó như cái Thấy mà thầy nói là Nền tảng.
Còn như huynh Thái có hỏi cái Góc nhìn và cái từ bi có liên quan gì không, đúng không huynh Thái? Thì cái Góc nhìn và cái từ bi có liên quan chứ, vì khi mình có cái nhìn đúng, góc nhìn đúng thì mình làm mọi việc với thái độ đúng đắn, còn nếu không có cái góc nhìn đó thì mình có cái từ bi hay yêu thương gì đó thì nó chen vô cái tôi mình nhiều lắm, sẽ là một sự bám luyến, một sự ái luyến nhiều hơn nếu mà không có cái nhìn đúng. Nó có liên hệ nhưng phải đặt trên Nền tảng là góc nhìn đó đó, chứ không ấy là nó sẽ là sự bám luyến nhiều hơn là cái sự từ bi gọi là từ bi ái kiến đó, có cái tôi trong đó rất là nhiều. Minh An xin hết ạ.
TC.Hải
Cám ơn cô M.An. Khi cô M.An nói là phải đưa mục Góc nhìn đúng lên trước mục Nỗ lực đúng, thì Hải nghĩ, vị này là một vị thiền sư, vị sắp xếp theo nguyên tắc đó là rất hợp lý, bởi vì nguyên tắc đầu tiên là mình phải thực hành, bất cứ người nào thiền tập trên con đường này cũng cần phải thực hành. Trước. Nghĩa là, đầu tiên mình phải có thiền định rồi sau đó mới là thư giãn. Vì sao Hải nói như vậy? Vì Hải nhớ, có một cuốn sách Tại đây và gì đó, nói về Đại toàn thiện, nói về cái thư giãn, thư giãn là gì? Là không có cái tôi, rõ ràng thư giản đó là tâm tự nhiên. Hải thấy mọi cái đều có liên quan đến nhau hết, chứ không phải là không liên quan. Còn mình nói góc nhìn và từ bi thì Hải xin chuyển sang phần thứ năm, vì phần năm có đề cập vấn đề này.
M.An
theo M.An thấy cách đặt như vậy là của vị thiền sư, nên có thể là người dịch có thể sắp xếp sai thứ tự hay gì đó nên cái đó là ý của M.An. Cái góc nhìn đó nếu được đặt ở trên đầu đó thì có thể sẽ đúng hơn, vì nó giống như cái Thấy. Thiền định, hạnh và quả gì đó thì nó y như ba cái phần này vậy thôi, y như ba cái nền tảng, hạnh, con đường và quả. Chứ M.An không nhìn vào việc đây là một vị thiền sư hay là cái gì ngài đặt ngay đó thì đều là đúng hết. Nên nhiều khi mình nhìn vô nhân vật đó mà mình sẽ không có khách quan về cái nhìn của mình là do cái nhân vật đó. M.An xin hết ạ.
V.Hoàng
Hình như câu hỏi của cô M.An lúc ban đầu là làm sao để biết là mình đúng, đúng không? Chứ không phải là thế nào là đúng?
M.An
Hồi nãy khi huynh Hải có nói về ba qui tắc trong cuốn sách này, Góc nhìn đúng, Thái độ đúng... M.An có hỏi là làm sao để biết là mình đúng? Ai cũng sẽ cho là mình đúng hết thì làm sao để ba điều trong ba cái nguyên tắc này là sẽ đúng như vậy. xin hết ạ.
V.Hoàng
Cảm ơn cô M.An. Hoàng xin hỏi lại cho chính xác, vì Hoàng nghe cái đoạn chia sẻ vừa rồi thì hình như nó bị thiên sang cái ý, tức là “thế nào là đúng”, chứ không phải là “làm thế nào cho nó đúng”. Hai ý này Hoàng nghĩ là hai câu hỏi khác nhau. Hoàng xin phép được chia sẻ là “làm thế nào cho nó đúng”.
Thứ nhất, Hoàng thấy có rất nhiều nhân tố khiến cho mình biết là đúng hay không đúng. Một cái nhân tố rất quan trọng, đó là phải thực sự mong muốn, có thể nói thực sự là khao khát muốn biết được thế nào là đúng và thế nào là không đúng. Mong muốn này phải đến mức độ khao khát, nếu thiếu đi cái gọi là mong muốn khao khát này thì rất dễ hài lòng với một cái nhận biết nào đó của mình, một cái kết luận nào đó của mình, rằng cái này là đúng cái kia là không đúng. Nên cần phải có sự mong muốn, khao khát, càng mãnh liệt càng tốt, càng bền bỉ càng hay về cái thế nào là đúng và thế nào là không đúng.
Thứ hai, để biết là mình có đúng hay không đúng, theo Hoàng nó cũng có hai cách về căn bản.
Một là, nếu năng lực thấy biết của mình đủ sức, tự mình có khả năng nhận ra hay nhận biết một cái gì đấy là đúng, hay một cái gì đấy là không đúng. Ở đây, Hoàng nói cái đúng sai ở đây là nói chung, chứ không phải đúng ở đây giống nhu là cuốn sách của vị Thầy này chia sẻ, thì điều đó có thể đúng với vị ấy, chưa chắc đã đúng với người khác. Thì ở đây mình nói đến chuyện đúng sai nói chung. Một là cái năng lực thấy biết của mình nó đủ sức mạnh thì tự mình có khả năng để nhận ra rằng thế nào là đúng, thế nào là không đúng. Tự mình mà có được năng lực đấy thì giống như chú Châu kết luận vừa rồi, đúng như tinh thần Phật giáo thì không ngoài cái Văn-tư-tu, Giới-định-tuệ, có thể nói tuốt tuồn tuột tất cả các pháp môn. Chẳng qua, ở một phương diện nào đấy là để giúp cho mình có được cái thấy đúng, cái biết thế nào là đúng và thế nào là sai, mình hay gọi là chính kiến hay chính tri kiến, đó là cái thứ nhất. Đấy là cái ở chính bản thân mình, góc độ đó mình tạm gọi là có một sự nỗ lực, một sự cố gắng, một sự tinh tấn như thế nào đó mình mới làm được điều đó, nếu mình đủ sức.
Còn trong trường hợp không đủ sức, thì qua bước thứ hai, buộc phải lắng nghe người khác, cụ thể ở đây là lắng nghe bậc thầy. Kiếm cho ra một bậc thầy, vị đủ sức chỉ cho mình thấy thế nào là đúng, thế nào là sai, và lắng nghe sự chỉ dạy của vị thầy để mình biết được thế nào là đúng và thế nào là sai. Hoàng xin phép chia sẻ cái hiểu của mình về câu hỏi của cô M.An như vậy. Hoàng thấy đây là một câu hỏi hay, sâu sắc và không dễ trả lời.
P.Thảo
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! Nhân ý của anh Hoàng nói về câu hỏi của cô M.An, em có một gợi ý, có thể giúp cho mọi người thấy đơn giản hơn. Ít nhất, đối với em, em thấy như thế. Nỗ lực đúng, Góc nhìn đúng và Thái độ đúng.
Cái đúng ở đây có thể hiểu là chánh, bởi vì mình học Phật mà, nên có thể quy ra Bát chánh đạo với ba cái ý này. Nỗ lực đúng, có thể quy ra là có khớp với chánh tinh tấn hay không? Góc nhìn đúng có thể khớp với chánh kiến hay chánh tư duy không? Và Thái độ đúng có thể khớp với chánh niệm hay không? Tức là mình quy ba cái yếu tố đó xem có khớp với Bát chánh đạo hay không, thì mình sẽ biết ngay là những lời khuyên trong này có đúng hay không. Em xin hết ạ.
N.Hương
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! Hương cũng xin có ý kiến về câu hỏi của cô M.An. Theo lời của dịch giả trong cuốn sách này, thì dịch giả chính là người học trực tiếp với tác giả là thiền sư Miến Điện này. Và trong lời của dịch giả ở đầu quyển sách, cô (bạn Mưa) có nói rất rõ ràng, bạn rất chú trọng chuyện thiền sư dùng từ ngữ rất chắt lọc, cẩn thận và bạn cố gắng hết sức để truyền tải đúng cái thông điệp của sư phụ của bạn. Nên theo cá nhân Hương nghĩ, bạn dịch đúng theo trình tự của thiền sư, không có sự thay đổi cái trật tự ở đây.
Thứ hai, theo cá nhân Hương nhìn, cái trật tự này cũng hoàn toàn phù hợp với những gì Thầy ở đây dạy. Nỗ lực đúng, Thầy hay dạy, bây giờ mình chưa thấy, ví dụ, ông Thầy ông ấy nói, ở ngoài vườn có trái xoài, mình phải cố gắng, cố gắng ở đây không phải dùng cái tôi, cái lực gì làm, mà phải tập trung, thiền định, thiền quán nhìn, nhìn đến một lúc nào mình sẽ thấy, à đúng rồi, có trái xoài trên cây ngoài vườn đó. Nhưng mà mình chưa thấy nó rõ ràng, thì bước tiếp theo sẽ là Cái nhìn đúng. Phải thực tập tiếp để nhìn thấy rõ ràng hơn cái trái xoài đó.
Trong khi thực tập, chúng ta cũng hay rơi vào trường hợp là mới thoáng thấy là liền bám chấp vào cái thoáng thấy đó, mới có trải nghiệm đó là bám vào cái trải nghiệm đó. Nên bước tiếp theo, phải có cái trải nghiệm đúng hay Thái độ đúng. Đó là quan điểm cá nhân của Hương từ việc học ở Thầy và đọc lời của tác giả và dịch giả.
CH.Hải
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng!
Mình cũng xin đóng góp ý kiến cho rõ cái pháp hành của ba mục này, Nỗ lực đúng - Góc nhìn đúng - Thái độ đúng. Mình thấy nó nằm trong giới hạn, người ta chưa đặt mình trong một cái thấy đúng, cái thấy thật ý. Vẫn là tu hành làm sao để cái thật đó nó hiển lộ lên từ từ, theo cái tông chỉ bên minh sát là vậy. Người ta đi từ cái tâm bình thường, thực hành cái trí minh sát, dạng ở mức độ bình thường thôi, chứ cái trí minh sát thật sự, trí minh sát mà chánh niệm tỉnh giác như Thầy dạy đó, thì nó chính là Tánh giác. Chứ không phải trí minh sát như mình phải cố gắng, nỗ lực.
Cách chỉ của vị Thầy trong cuốn sách là muốn mình đi từ chỗ người ta chưa nhận ra góc nhìn tự nhiên. Thành ra, trước lúc nhận ra góc nhìn tự nhiên đó thì người ta phải nỗ lực, phải thực hành, thực hành có thư giãn. Chữ thư giãn trong ngữ cảnh ở đây, giống như trong Đại ấn có nói là xiết chặt và buông lỏng. Xiết chặt tức là nỗ lực, nhưng nỗ lực trong cái thư giãn, để làm sao căn cứ trên cái nỗ lực và thư giãn đó thì từ từ góc nhìn tự nhiên nó được hiển lộ, được phát hiện ra. Khi đã phát hiện ra cái góc nhìn tự nhiên, lúc đo nhận biết cũng trên cái đó nhưng nó ở mức độ trải nghiệm đúng. Trải nghiệm đúng ở đây là không có áp đặt vào pháp mà cứ thuần là quan sát rồi trải nghiệm thôi.
Giống như nãy Q.Trường nói, mới ban đầu ngồi thì làm cho các niệm đừng khởi, cái đó là một thái độ sai. Tư tưởng nó khởi thì cứu đứng trên góc nhìn tự nhiên đó, góc nhìn mà không có cái tôi quan sát thì dần dà mọi thứ nó rõ ràng, mà góc nhìn đó nó cũng càng rõ ra. Thành ra, cái chữ thư giãn này trong ngữ cảnh là trên pháp tập, tập nhưng đừng có quá mức, nỗ lực quá thì nó lại hao năng lượng như P.Thảo nói hồi nãy. Thư giãn này là mình vừa nỗ lực nhưng cũng không buông trôi, tức là phải thư giãn để nhận ra cái góc nhìn tự nhiên.
Còn cái chuyện mà thư giãn như H.Lan đặt lúc nãy là thư giãn của Đại toàn thiện đó, nó là một cái đề khác nữa, tức là người đó đã nhận ra cái tân Đại toàn thiện rồi, người ta chỉ thấy cái tâm Đại toàn thiện hiện diện thôi, thì lúc đó thư giãn. Thư giãn như vậy là mình với tâm Đại toàn thiện là một, nó dứt mọi thứ hết. Còn cái này, vẫn ở trong trạng thái trải nghiệm, tức là vẫn quan sát mọi sự nó đang diễn ra trong góc nhìn này. Nói cho rõ là, chưa thoát được cái thế là năng và sở, tức là vẫn còn nhị biên, có người tu và sự việc gì đó để tu. Mình thấy cái ngữ cảnh như vậy. Nhưng mà nó không có ranh giới giữa việc phân hai đó với cái hợp nhất, hai cái này nó không có ranh giới, tự thực hành đến một lúc nào đó nó sẽ hợp nhất lại, nó sẽ nhận ra tâm Đại toàn thiện. Thành ra cái này nó rất lý thú, cái minh sát với Đại toàn thiện nó giống nhau ở cách thực hành nhưng khác ở góc độ tâm mình ở mức thâm sâu cỡ nào. Nó khác nhau vậy thôi chứ giống nhau về cách thực hành.
V.Dũng
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng!
Anh Thái có đặt vấn đề về cái Thấy đúng và lòng từ bi, vừa nãy, cô M.An có chia sẻ rồi. Con cũng xin bổ sung thêm từ góc nhìn của mình. Con thấy, ngài Garchen có dạy về nguyên nhân của khổ đau là do sự chấp ngã. Vì có sự chấp ngã đó mà phát sinh ra những cái khổ đau mà con người và tất cả các loài chúng sanh đang trải nghiệm cái khổ đau đó. Nên, sự thực hành dần dần để thành tựu được cái nhìn đúng đó, tức là như anh Thái nhắc lại lời nói của vị thiền sư, khi mình thực hành đúng đắn thì đó là mình đã giải thoát được khỏi cái tôi của mình. Con thấy, lúc đó mình mới có được một chút cân bằng, mình không quá thiên lệch, không bị bám chấp hay ghét bỏ, như vậy là bớt khổ đau đi rất nhiều rồi. Từ đó, mình thấy việc khổ đau của mình và của tất cả mọi người đa phần xuất phát từ gốc gác là cái tôi, nó nảy sinh ra sự phân biệt, thương ghét, lấy bỏ và phát sinh ra khổ đau. Nếu đi vào con đường này, đi đến chỗ viên mãn được cái thấy thì khổ đau chấm dứt và từ đó sẽ phát khởi lòng mong muốn giúp đỡ người khác thoát khổ đau, và có được phương tiện hỗ trợ cho họ.
Con xin đóng góp thêm một chút về chủ đề hôm nay, Thư giãn và Nhận biết. Lúc nãy chú Hải có nói về trạng thái là, không quá buông lỏng cũng không quá tập trung. Con thấy chủ đề này rất hay, tên của cuốn sách cũng rất hay, thư giãn và nhận biết, nó đi thành một cặp, nó phải luông luôn đi cùng với nau như hình với bóng vậy, thì đó mới thực sự là thư giãn. Thư giãn phải có sự nhận biết thì mới thực sự là thư giãn, nếu thư giãn mà không có sự nhận biết thì nó không phải là thư giãn, nó là sự thả lỏng một cách buông trôi.
Từ kinh nghiệm thực hành của con, ví dụ thư giãn về thân, con thấy rất rõ việc thư giãn và việc buông trôi đó. Ví dụ, một người căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc, khi về nhà, họ thả mình phịch một cái xuống ghế sô pha, đắm mình vào âm nhạc hay miên man trong suy tưởng, rồi họ đồng hóa hoàn toàn vào những cảm xúc đó, thì đó chính là trạng thái buông trôi. Nhưng nếu một người cũng trong tình huống đó, sự thư giãn của họ luôn luôn có sự nhận biết, ý thức xuyên suốt được những động tác, những chuyển động của lơ thể, rõ biết những cái thuộc về thân, luôn duy trì sự rõ biết cả về thân và tâm thì đó là một hình tượng con nghĩ nó phân biệt rất rõ như thế nào là thư giãn thật sự. Có thể mình sẽ có những cái hiểu sai lầm, bản thân con ngày xưa cũng có những cái hiểu sai lầm, con hay bị ở những thái cực bật qua bật lại bởi vì mình thường bị căng thẳng nhiều. Nên khi bị bật qua một thái cực thì thư giãn trở thành buông lỏng, sự buông lỏng này không phải đúng đắn, nó không giúp mình tiến bộ trên con đường hoàn thiện bản thân. Con xin hết ạ.
PH.Thái
Cảm ơn V.Dũng, chia sẻ của V.Dũng về cái Thư giãn và Nhận biết rất là hay. Xin đại chúng chia sẻ thêm về sự tương quan giữa cái Góc nhìn đúng và Từ bi.
LC.Lượng
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng!
Mới nghe V.Dũng nói về cái ví dụ một người đi làm mệt về rồi thả mình phịch xuống cái ghế sô pha rồi thư giãn và nhận biết chứ đừng để buông trôi.
V.Dũng
Cho e xin phép nhắc lại một chút cái ý của em. Có thể anh chưa nghe rõ ý của em. Em phân biệt như thế này, một người thư giãn thực sự và một người thư giãn chưa đúng, tức là buông trôi. Người thư giãn buông trôi, em tạm gọi là thả lỏng. Ví dụ, người đó gieo mình xuống giường đó mà không hề ý thức về những cái chuyển động của cơ thể, họ chỉ đơn giản vì quá mệt mỏi họ gieo mình xuống sau đó để mình chìm đắm vào những suy nghĩ, hay họ bật nhạc rồi để tâm trôi theo những tiếng nhạc đó... đó là buông trôi. Còn người thực sự có thư giãn và nhận biết thì cũng là nghỉ ngơi, nhưng họ nhận biết rõ ràng các động tác của cơ thể, từ nhấc chân, nhấc tay, từ ngồi sang nằm... và duy trì sự nhận biết đó, đấy là người thư giãn đúng, thư giãn luôn đi kèm với sự nhận biết. Em lấy ví dụ như vậy để phân biệt thu giãn đúng và thưa gian chưa đúng.
LC.Lượng
Anh hiểu ý Dũng, anh chỉ nói thêm chỗ đó cho rõ hơn thôi. Vừa thư giãn, vừa nhận biết rất là khó. Thư giãn rồi cố gắng nhận biết, đó là sai ngay lập tức. Theo thầy Viên Mình dạy về thiền buông thư, thì nó cũng là dạng như vậy. Người áp dụng thiền buông thư là họ nghỉ ngơi. Họ làm căng thẳng, mệt quá họ thiền một cách nhanh chóng để họ lấy lại sức khỏe, một dạng buông thư như là nhận biết. Anh chỉ nói thêm cái ý đó thôi chứ không nói V.Dũng nói dúng sai gì hết. Ý mình ở đây là, cái buông trôi và buông thư khác nhau hoàn toàn. Một cái là thả trôi, cái kia là buông thư nhưng nhận biết. Đó, mình chỉ muốn nói một chút về chỗ đó đó, thư giãn nhưng có sự nhận biết rõ ràng về những thứ xung quanh, đó rất ư là thư giãn, còn cố gắng thư giãn cũng không đúng luôn.
Thái có gợi ý về từ bi và góc nhìn đúng, mình thấy như mọi đã nói, góc nhìn đúng là cái Tánh giác, cái Thấy, một khi đã có được cái Thấy, cái Tánh giác thì từ bi và trí huệ sẽ phát sinh trong đó. Mình không có nhiều kinh nghiệm về cái này, nhưng qua cái việc Văn-tư-tu, mình hiểu một phần, từ bi và trí huệ nằm trong cái Thấy hay Nền tảng. Nên khi nói đến Nỗ lực đúng, thấy nó nằm trong cái Văn-tư-tu, nó là cái vòng tròn chúng ta đi liên tục, tiến lên. Cho nên, thứ tự mà vị thiền sư viết trong quyển sách, mình nghĩ nó phù hợp. Vì muốn hiểu (văn) mình cần nỗ lực, khi thấy nó đúng rồi thì tư và tu. Đọc một cuốn kinh mình sẽ hiểu ở mức độ của mình, đọc lại hiểu thêm một chút nữa, cho nên cứ như thế mà thực hành, theo một vị thầy, theo một cái chúng để mình tiến bộ.
TC.Hải
Hải xin tóm tắt lại ba cái quy tắc trong cuốn sách này:
Thứ nhất: Nỗ lực đúng - kiên trì một cách thư giãn,
Thứ hai: Góc nhìn đúng - tâm là tự nhiên, không phải là tôi,
Thứ ba: Thái độ đúng - quan sát trải nghiệm như nó đang là
Ở đây, chúng ta có thể thấy, nếu một người mới thực hành thiền thì cứ đi tuần tự từng quy tắc, từ quy tắc một, quay tắc hai, rồi đến quy tắc ba. Nếu như chạm được cái Phật tánh hay Nền tảng gì đó, thì quay lại bước một được không? Được chứ. Mình thoáng thấy thôi, nhưng cũng phải làm sao duy trì nó. Sự duy trì này cũng được ngài Garchen dạy trong tác phẩm Tuệ Đăng Tỏa Chiếu rất nhiều. Hải tạm tóm tắt như vậy.
Hải xin qua phần cuối, phần này rất quan trọng. Như Hải đã giới thiệu, quyển sách này là của một vị bên Nam tông, ngài là một thiền sư, đây là góc nhìn bên trường phái của ngài. Trong phần này, chúng ta bàn về góc nhìn giữa trường phái của ngài và truyền thống Đại thừa nó khác nhau như thế nào. Lúc nãy, chị H.Lan có nói về Bồ đề tâm, hay Thái nói về mối tương quan giữa góc nhìn đúng và tâm từ bi, Hải xin phép được chuyển qua phần tiếp theo, chúng ta sẽ đổi và bàn về hướng này, về Bồ đề tâm, về tình yêu thương.
Hải thấy, bên thiền Nam tông, họ thực hành pháp là Khổ-Không-Vô ngã. Đầu tiên, nói về cái khổ, ở đây hầu như họ quan sát trên thân tâm của mình, còn bên Đại thừa là hướng về Bồ đề tâm, về cái tâm giúp đỡ chúng sanh. Cũng là góc nhìn đó, nhưng rõ ràng theo hướng Đại thừa thì vì suy nghĩ cho người khác nên tâm sẽ mở rộng hơn. Hải thấy phần này rất quan trọng. Mọi người đóng góp thêm ý kiến để làm rõ hơn về cái góc nhìn này. Hải xin bổ sung thêm, bên thiền theo truyền thống Nam tông, hình như họ theo cái khuynh hướng chữa lành rất nhiều. Hải thấy những buổi thuyết pháp như loại bớt căng thẳng chẳng hạn, thấy rất hiệu quả. Còn thiền bên Đại thừa, hướng đến lòng từ bi là như thế nào, nó rộng và mở như thế nào? Xin mọi người cùng chia sẻ, đóng góp ý kiến thêm.
Q.Trường
Kính thưa Thầy, Kính thưa đại chúng!
Em cũng muốn giải quyết vấn đề lúc nãy anh Thái đặt ra, thực hành thư giãn và nhận biết có liên quan gì đến yêu thương hay từ bi hay không. Thực chất, thực sự thực hành nhận biết hay thư giãn ở góc độ tỉnh giác, rõ biết được thì sẽ thấy được nguyên nhân nào khiến mình đau khổ, những nhân nào dẫn đến quả đau khổ, thì trước hết hết nó sẽ giúp mình thoát khỏi các cái nhân đó. Thứ hai, mình thấy người khác cũng có những cái nhân mà gây ra đau khổ. Dựa trên sự tỉnh giác, sự nhận biết này, mình sẽ mở lòng muốn giúp đỡ người ta nhận ra được điều này, giúp họ nhận ra được những nhân đau khổ này, hướng dẫn người ta thực hành dựa trên sự nhận biết tỉnh giác này. Nói cái đó là ở cấp độ từ bi tương đối, còn ở cấp độ tuyệt đối, giống như trong Đại toàn thiện có nói, sự tỉnh giác này đưa chúng ta đến sự nhận biết là tất cả đều đồng trên một Nền tảng, đây là tình yêu thương hay là từ bi thực sự, có nghĩa là nó trùm khắp. Hay như một số giao lý, ngài Padmasambhava có nói, sự nhận biết này là mình luôn nhận biết tất cả đều là tâm mình. Cái đó chính là từ bi, khi đó tất cả đồng là tâm hết. Mình phải luôn trau dồi cả hai cái này, tuyệt đối và tương đối, cái Tánh giác phủ hết tất cả là nó bao dung được hết tất cả. Dựa trên sự tỉnh giác, mình nhận biết được nguyên nhân nào dẫn đến đau khổ, giúp đỡ những người khác thoát khỏi nguyên nhân của đau khổ. Em xin hết.
Q. Ninh
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng!
Liên quan đến quyển sách với chủ đề Thư giãn và Nhận biết, vấn đề Hải vừa nói về tình yêu thương và Bồ đề tâm, Ninh thấy, dù chưa đọc hết cuốn sách, nhưng qua đó, mình thấy nó nói nên cái pháp hành, cái thực hành. Chỉ với cái nhãn, cái nhan đề không thôi thì không thể nói hết được về cái Nền tảng hay cái Thái độ đúng. Nên cái cần thiết là hành, làm sao hành. Giả định là đã có một cái Nền tảng hay một cái đích nào đó rồi, nếu mà nói riêng về một cái pháp hành nào đó, Ninh thấy ý kiến chỗ bạn Thảo ở Hà Nội rất là hay. Cái quan trọng nhất tác giả nhấn mạnh, hay Thảo cũng nhắc lại ý là làm sao để duy trì.
Chúng ta đang là người thực hành thì chúng ta chưa thể hoàn toàn thư giãn tự nhiên được, trong thực hành, chúng ta vẫn có cái căng thẳng không hoàn toàn thư giãn. Nên quan trọng, chúng ta điều phối làm sao, như Thảo nói, mục tiêu của thực hành là duy trì sự thư giãn đều đặn, thường xuyên liên tục, hơn là thực hành nỗ lực và mạnh nhưng chỉ một lúc, vì cái này nó tạo sự căng thẳng, chúng ta dễ thấy mệt mỏi. Chúng ta hay nói, nỗ lực là phải tập trung, cái tập trung ở đây, ví dụ như tập trung vào một điểm hay khi ngồi thiền, chúng ta có một cái đề mục tập trung chẳng hạn thì thường cái này nó cũng liên quan đến cái khuôn khổ, giới hạn, từ đó tạo ra cái biên giới, chính cái biên giới này tạo ra căng thẳng.
Trong trường hợp căng thẳng mà chúng ta ngồi thiền, mà cái thư giãn ở đây liên quan đến cái tâm và từ tâm nó sinh ra cái thân, tức là căng thẳng ở trên thân nữa. Thành ra, khi ngồi thiền mà căng thẳng quá, đáng lẽ chúng ta ngồi thiền một tiếng hoặc hai tiếng, trong trường hợp đấy mục tiêu của mình không đạt được. Trong trường hợp này, chúng ta nên bắt đầu bằng hành động trước, hơn là ngồi thư giãn tâm. Chẳng hạn, chúng ta có thể thiền hành thay vì thiền tọa. Thiền hành vừa có động tác thư giãn cơ thể, bắt đầu bằng hành động trước, hoặc chúng ta cảm giác quang cảnh nó rộng hơn là tập trung vào hơi thở, cái này cũng tạo ra thư giãn. Cái này là cáy ý của bạn Thảo, Ninh thấy rất hay.
Nói về Bồ đề tâm, hay từ bi, Ninh thấy cái chia sẻ của anh Châu rất hay. Anh Châu kết hợp được cả ba ý. Làm sao Nỗ lực đúng, Góc nhìn đúng, Thái độ đúng. Nếu Ninh hiểu không nhầm thì Nỗ lực đúng là nỗ lực trên Nền tảng, Góc nhìn đúng cũng là góc nhìn từ Nền tảng, và Thái độ đúng cũng là thái độ từ Nền tảng. Vì trong trường hợp này, thì Nền tảng và mục tiêu là một. Cái mục tiêu đấy chính là Bồ đề tâm, Bồ đề tâm chính là cái đích đến, chính là cái Nền tảng. Khi nói đến góc nhìn đúng, thái độ đúng, thì nó liên quan đến sự giúp ích chung cho tất cả mọi người. Cái này chính là lòng từ bi.
Theo Ninh hiểu, lòng từ bi chính là đích đến là tình yêu và hạnh phúc của tất cả chúng sanh. Nên việc nhấn mạnh yếu tố Nền tảng và đích đến này rất quan trọng. Ninh nghĩ, lòng từ bi chính là sức mạnh lớn nhất. Tại sao chúng ta căng thẳng, căng thẳng tức là không thư giãn được. Ở đây nó có yếu tố của nỗi sợ, nỗi sợ nó co lại, tạo ra biên giới, ranh giới về mặt hình tướng, chúng ta chấp thật. Chúng ta có cảm nhận những điều này thì biên giới xuất hiện, biên giới về người, về vật, giữa ta và người. Nhấn mạnh vào hình tướng nhiều, nó tạo ra biên giới rất chắc chắn, từ đó tạo ra căng thẳng, rồi lại sinh ra khuynh hướng bị đè nén. Lúc nãy bạn Lan có nói, nếu nói có mục tiêu, chúng ta muốn hiểu biết sự thật, muốn hiểu biết được cái gì đang diễn ra, nếu chúng ta né tránh hay bị đè nén thì không thể dẫn đến hiểu biết được. Hiểu biết là chúng ta làm sao thấy được cái gì đến thì cứ để nó đến, hoặc nó đi thì cứ để nó đi. Như sẽ dễ thư giãn hơn là đè nến và né tránh. Con xin hết. Xin cảm ơn Thầy và đại chúng.
Thủy (Lạng Sơn)
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng!
Hôm nay chúng ta bàn đến vấn đề về thiền ạ. Em là người bị bệnh đau đầu khoảng15 năm, em đã đi tìm đến thiền để giải quyết vấn đề đau đầu. Em có đi học một khóa thiền Vipassana 10 ngày. Mỗi ngày, mọi người sẽ thực hành từ 7h sáng đến 11h trưa, mọi người thực hành thiền như vậy nhưng em không thể ngồi thiền được. Khi thiền, nó hiện lên cái đau đầu làm em rất sợ, không thể tiếp tục thiền được. Tất cả mọi người đều ngồi thiền, riêng em không làm được. Em có báo với Ban tổ chức, nếu bắt em làm đúng quy định, phải ngồi, không được đi thì em xin về. Ban tổ chức hỏi lý do tại sao không ngồi được, em bảo em ngồi em căng hết cả đầu và người, em không thể chịu nổi, có thể nhập viện. Sau đó, Ban tổ chức cho em ở dưới cuối cùng với Ban tổ chức. Em không ngồi thiền được nên em đi vòng quanh chùa, em tìm một nơi nào đó để em đi thiền hành. Trong 10 ngày đó, em cũng không thiền hành được. Em chỉ thiền được trước giấc ngủ để em đi vào giấc ngủ thôi, còn em không thể thực hành theo đúng thời khóa như mọi người được.
Em thấy ám ảnh lớn nhất khi thiền là nó hiện lên những hình ảnh, những nỗi sợ làm cho em không thể thả lỏng ra được vì trong đầu có quá nhiều tư tưởng, ý thức. Khi học thiền, em thường hay tập trung vào ngôn ngữ, mà đầu mình nó đã rối rồi, nên càng tập trung thì càng đau đầu và không tiếp nhận được thêm bất cứ cái gì nữa. Nên mình thấy, việc thả lỏng rất khó khăn. Sau 10 ngày đó, em không dám thiền lại nữa, em cũng nghĩ sẽ không bao giờ học thiền nữa vì sợ. Em cứ kệ nó, và lại chữa bệnh bằng tây y, em dùng thuốc để giúp em có thể ngủ được.
Hôm đó, bạn em rủ em đi xuống nhà một người bạn. Em nghĩ, năm năm rồi kể từ ngày tham gia khóa thiền Vipaasana mình không đi đâu, nên hôm đó em đi, và gặp anh Tùng ở đó. Đó là lần đầu tiên em gặp anh Tùng. Anh Tùng hỏi em có thiền được không, em trả lời là em không thiền được, em sợ thiền lắm, thiền làm em đau đầu lắm. Anh Tùng nói một câu là, em cứ nhìn vào cái sợ của em khi em thiền ý, em cứ nhìn đi, nhìn thẳng vào nó, thả lỏng ra. Em làm như thế và lại xảy ra hiện tượng đau đầu khủng khiếp, em rất sợ, bởi vì em đã từng nhập viện vì bệnh đau đầu chắc khoảng 50 lần rồi, nên em rất sợ khi hiện tượng đau đầu xảy ra.
Lúc đó em lại đau đầu, theo quán tính, em đi tìm thuốc để uống. Chị Hương, người dẫn em đi, chị ấy mở một bài nhạc thiền để gần trên đầu em và bảo em đừng uống thuốc, nhắm mắt lại và thả lỏng ra. Lúc đó em qua được cơn đau. Đến ngày mai, em lại thiền và lại đau như thế và lại vượt qua được cơn đau bằng biện pháp như vậy. Về nhà em lại đau đầu, rồi cũng lại thiền, cũng dùng các cách này cách kia, thả lỏng... nhưng thật sự rất khó.
Khi mọi người thiền thì nên nhìn thẳng vào nỗi sợ của mình, nỗi sợ của mình là cái gì thì cứ nhìn thẳng vào cái đó để thả lỏng, chứ đừng tìm cách trốn. Khi căng thẳng quá thì thả lỏng, không thiền ngồi nữa mà thiền hành. Như anh Ninh vừa nói mình có nhiều phương pháp thiền chứ không nhất thiết phải tọa thiền.
T.Mộc
Kính thưa Thầy và đại chúng!
Em có đọc cuốn sách này rồi, tác giả có nói một câu, đó là, “Những suy nghĩ của tâm nó như những trò tiêu khiển, nó luôn luôn hiện lên ở trong đầu chúng ta”. Em chưa hiểu rõ, chính xác ý này. Vậy thì, nguyên nhân chính xác của những suy nghĩ nó liên miên xuất hiện trong tâm của mình nó là gì? Xin đại chúng có thể giải thích giúp em ạ.
X.Oanh
Kính thưa Thầy và đại chúng!
Vì thời gian còn quá ít, cho nên không có nói được về chủ đề hôm nay, mình chỉ xin nói một chút về cái Nam tông và Bắc tông theo sự hiểu biết của mình. Nam tông là dự trên cái lý Khổ - Vô thường – Vô ngã, chứ không phải là Không. Bên Nam tông không công nhận pháp Không, tức là không công nhận Bát nhã.
TC.Hải: Có Không chị.
X.Oanh: .... (không nghe rõ)
PHẦN HAI – THẦY GIẢNG
H.Thái
Con thưa Thầy, thưa đại chúng!
Con thật sự thấy mình rất thiếu từ bi, con xin thầy hướng dẫn cho con về góc nhìn đúng và sự tương quan của nó với từ bi ạ.
Thầy
Từ bi là cái gì? Từ bi không phải là phát xuất từ một cá nhân nào đó đâu. Từ bi là sự nối kết giữa mình với người khác, với thiên nhiên, với tất cả mọi sự. Sự nối kết đó nếu như mình đi tới mức độ rốt ráo thì sự nối kết đó mình sẽ thấy tất cả mọi sự đó đều là một hết, là hợp nhất hết, thành ra từ bi là tất cả, là một. Khi mình thấy tất cả là một thì trong đó nó có cả trí huệ và có cả từ bi. Còn bây giờ mình tập tành lần lần thì mình phải phát khởi tâm từ bi làm sao để cho mình thấy mình với người khác có một sự nối kết nào đó, phải không. Từ từ, bởi vì mình đã quên cái từ bi lâu lắm rồi, quên cái tất cả là một đã lâu lắm rồi cho nên mình tập từ từ, tập nối kết với người này, người nọ.
Trong kinh Nikaya nói về quán rõ ràng lắm đúng không? Muốn quán tưởng từ bi thì quán tưởng trước hết là những người thân yêu mình, thương mình và mình cũng thương họ là những vòng trong hết đúng không? Tới cái vòng ngoài và xa hơn nữa là những người mà mình cũng không thương cũng không ghét. Và cuối cùng là những người mình ghét và họ cũng ghét mình. Khi nào tâm từ bi của mình, tình thương yêu của mình mà nó trùm lên được từ vòng trong, những người thương yêu tới vòng ngoài là những người trung tính có nghĩa là những người không thương cũng không ghét, và cuối cùng là những người mình ghét và họ cũng ghét mình nữa, khi nào lòng từ bi của mình mà trùm lên tất cả ba vòng đó thì mình sẽ thấy tất cả là một thôi. Đó, cứ mở mấy kinh Nikaya ra thử coi sao, quán tưởng trước mặt mình, những người vòng thứ nhất là những người mình thương yêu, vòng thứ hai, bên trái, bên phải, trên dưới, mười phương, đủ mười phương, thì lúc đó từ bi mình nó bao trùm hết. Sở dĩ mình không thực hành chứ có gì đâu mà hỏi gì lý thuyết cho mệt. Khi thấy mình nối kết được với hết mấy cái đó rồi thì đi sâu hơn nữa, sẽ thấy căn bản của sự nối kết đó là gì, là căn bản nền tảng sâu nhất của sự nối kết, của sự hài hoà, đó chính là sự nối kết của bản tánh, bản tánh của tất cả mọi sự. Đó là Pháp Tánh. Rồi có hỏi gì nữa không?
Nói thì dễ dàng lắm, mà tại sao ông này đến bây giờ vẫn không phát khởi được từ bi là vì sao? Ông phải coi lại những thứ gì hay là vì ông bị cái chướng ngại gì, hoặc là cái kiêu căng của mình, cái sự cô lập của mình làm cho mình không từ bi nổi, cái tôi của mình làm cho mình cô lập, nó không tỏa được. Sáng nào mình cũng tụng đó: “Nguyện mây diệu hương này; Biến khắp nhiều phương cõi”, phải không? Đó là tâm từ bi đó, “Nguyện thử diệu hương vân; Biến mãn thập phương giới; Đầy khắp mười phương Phật”, nếu quán tâm mình y như là hương này thì nó sẽ trùm khắp mười phương cõi, cúng dường tất cả Phật, ở trên thì cúng dường, ở dưới thì đó... Thành ra trong kinh Lăng Nghiêm có nói một câu của ngài Bồ tát Quán Thế Âm là, “Trên cùng một từ lực với tất cả chư Phật”, phải không? “Trên cùng một từ lực với tất cả chư Phật và dưới cùng một bi ngưỡng với tất cả chúng sanh”, bi ngưỡng với tất cả chúng sanh thì đó là mình nối kết. Chính từ bi ở trên thì lòng tôn trọng gì đó còn ở dưới thì lòng thương sót nối kết với được hai cái đó, mà cái nối kết với được hai cái đó thì chính là nền tảng của tâm, chính là cái nền tảng mình thường hay nói đó, đó là Phật tánh, phải không, Phật tánh. Chư Phật cùng Phật tánh nhưng mà khai mở trọn vẹn không có chướng ngại gì hết, mình thì mới nửa nửa thôi, còn chúng sanh thì hầu như là chưa khai mở được cái gì hết, chưa biết Phật tánh là cái gì hết, nhưng mà Phật tánh là nền tảng sự nối kết căn bản, sự nối kết căn bản đó là từ bi. Rồi tới phiên ông Hải.
TC.Hải
Dạ, kính thưa Thầy. Hôm nay tụi con làm về cuốn sách Thư Giãn Và Nhận Biết của nhà xuất bản Thiện Tri Thức. Cuốn sách, của một vị thiền sư Nam tông, con muốn hỏi cái sự khác biệt về góc nhìn giữa cái Thấy của bên Nam tông và Bắc tông khác nhau như thế nào? Xin Thầy dạy tụi con thêm.
Thầy
Theo Thầy nghĩ, Bắc tông với Nam tông là cùng một nền tảng, đó là Phật tánh, đó là Pháp thân. Thầy nhắc đi nhắc lại nhiều lần rồi, Pháp thân là Pháp thân của tất cả chư Phật chứ không phải là Pháp thân của đức Thích Ca hay là riêng của đức Thích Ca hay là đức A Di Đà hay là Pháp thân của đức Dược Sư, Pháp Thân của tất cả chư Phật.
Kinh cũng nói rõ lắm, một vị A La Hán phải không? Tương đương với đệ Bát địa của Đại thừa thì vị đó là tha thiết nhập Niết bàn quá, thì mục tiêu của vị đó là nhập Niết bàn, tới cỡ đó nghĩa là tương đương với đệ Thất địa và đệ Bát địa thì vị đó sẽ nhập Niết bàn, đó là Nam tông, phải không? Và nhập Niết bàn thì đắc quả A La Hán thôi, còn vị kia ngay từ đầu là đã trong kinh nói lấy đại bi làm đầu và tiến theo hướng đó. Cho nên khi mà tới đệ Bát địa sẽ có những vị thầy, những vị đại Bồ tát hiện ra và nói là ông phải nhớ lại nguyện xưa của ông. Nguyện xưa là gì, nguyện xưa là bổn nguyện đó, nguyện của mình hồi đầu mình tu hành sao thì lúc đó mình sẽ không nhập Niết bàn mà mình sẽ đi lên nữa cho tới khi đạt quả vị Phật. Khác nhau là cùng trên một nền tảng nhưng mà ông này làm ba A tăng kỳ kiếp, đó là con số tượng trưng còn ông kia làm có hai A tăng kỳ kiếp thôi. Thành ra, một vị Phật là rất quý hiếm bởi vì vị đó có đại bi đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh chứ không vội vàng nhập Niết bàn.
Cho nên vị Phật rất là hiếm, là bởi vì dày công vượt qua nhiều khó khăn. Vậy đó, nên nhớ đơn giản một điều là không có ông thánh nào có thể vượt ra ngoài tánh Không được, không có ông nào vượt ra ngoài Phật tánh được, phải không? Cho nên Nam tông và Bắc tông đó là một, cũng là tánh Không, cũng là Phật tánh thôi nhưng mà một bên đắc hai phần ba bên kia tới ba phần ba, đơn giản vậy thôi, chứ không thể nào nói ông kia đắc khác, ông này đắc khác, không có. Cùng một nền tảng, một người đắc nhiều hơn thì cần rất nhiều thời gian, để mà đắc được ba phần, trọn vẹn, kinh điển gọi là toàn giác, Vô thượng bồ đề. Vô thượng là hết cỡ rồi, toàn giác rồi, đó là vị Phật, còn vị A La Hán thì chưa hoàn toàn như vậy.
Hồi đó có một vị hoà thượng, Thầy có nói nhiều rồi. Vị hoà thượng dạy đại học mà vị đó rất là nổi tiếng, vị đó nói là A La Hán là một vị Phật thì Thầy không đồng ý. Bởi vì, Thầy lấy một điều thôi, đức Phật có mười danh hiệu: Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn phải không? Thì chữ Ứng Cúng là A La Hán, bậc A La Hán xứng đáng được cúng dường phải không? Nhưng vị A La Hán là Ứng Cúng thôi chứ còn những cái sau là một phần trong đó, chứ không phải nói là Phật và A La Hán chỉ có một danh hiệu đầu tiên đó đâu, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải. Thế Gian Giải là hiểu rõ thế gian lắm, một vị A La Hán hiểu rõ thế gian không bằng Phật được. Thành ra vị đó cứ vậy thôi, mình thấy Phật có mười danh hiệu, trong đó có một danh hiệu A La Hán phải không, Ứng Cúng. Nhưng mà không thể kết luận Phật chỉ có A La Hán.
Nên cái vấn đề quan trọng nhất là tu kiểu nào, tu pháp môn nào cũng được hết, muốn trì chú thì trì chú, muốn từ bi, muốn làm gì thì làm, nhưng mà luôn luôn anh phải lấy điểm căn bản là anh phải tu trên nền tảng. Cái nền tảng đó chung cho tất cả mọi Nam tông, Bắc tông, Thiền tông, Trung quán tông rồi kể cả Kim cang thừa nữa. Nó chỉ khác nhau là khác ở chỗ anh triển khai được nhiều hay ít thôi chứ không phải cũng giống như vậy đâu. Kinh điển nói là y như vàng vậy đó, anh nào tôi luyện nhiều, sạch nhiều thì vàng đó là vàng bốn số chín, thậm chí có thể năm số chín nữa. Còn anh nào cũng vàng đó nhưng mà làm ít nó chưa thuần khiết, đơn giản vậy thôi chứ không thể nào anh lấy chì làm thành vàng được. Thành ra, anh nào thánh cũng cùng một nền tảng nhưng Nền tảng của những vị, khi thì nó rộng hơn, thậm chí rộng khắp vũ trụ này lận, còn vị này thì nó chỉ giới hạn trong khoảng nào đó thôi.
Đó vậy thôi. Rồi bữa này làm cuốn đó hả?
TC.Hải: Dạ đúng rồi Thầy.
Thầy
Rồi thôi, đưa Thầy coi sơ sơ coi. Thư giãn và Nhận biết phải không? Thầy thấy trong cuốn cầu nguyện của Phổ Hiền Như Lai có một câu đơn giản thôi mà rất quan trọng: “Hãy thư giãn trong trạng thái tự nhiên”, đơn giản quá phải không? Hầu như Thầy thấy đó là câu quan trọng nhất trong một cuốn sách đó. Hãy “Thư giãn trong trạng thái tự nhiên”. Mình thấy trạng thái tự nhiên ở đây là cái gì? Trạng thái tự nhiên là bản tánh của tâm, là Phật tánh, bởi vì nó vốn có như vậy mới gọi là trạng thái tự nhiên phải không? Bản tánh của tâm là Phật tánh và cũng là tánh Không nữa và cũng là Pháp thân của tất cả chư Phật nữa. Có đồng ý là Phật tánh là trạng thái tự nhiên không?
TC.Hải: Dạ, con đồng ý ạ.
Thầy
Bởi vì đức Phật cũng có, mình cũng có trạng thái tự nhiên phải không? Thành ra, Trạng thái tự nhiên đó là Bản tánh của tâm, cũng là Tánh giác, Tánh giác Rigpa. Nói theo Tây Tạng, Rigpa là Tánh giác, nên theo Thầy thực hành thì phải nhận biết trước rồi mới thư giãn sau. Nhận biết cái Tánh giác đó, nhận biết cái Bản tánh của tâm phải không? Chứ anh thư giãn vô cái gì? Phải không? Anh thư giãn vô cái gì? Anh thư giãn là thư giãn trong cái Bản tánh của tâm đó phải không? Muốn thư giãn trong cái đó thì anh phải nhận biết cái Bản tánh của tâm. Thành ra theo Thầy, thực hành là phải nhận biết trước và thư giãn sau, còn bây giờ mình không biết cái đó là cái gì thì làm sao thư giãn trong cái đó được phải không? Theo Thầy là thực hành là như vậy. Thiền cũng nói vậy thôi, mình hay quen thuộc là thấy Bản tánh của tâm, gọi là thấy Tánh, sau đó mới tu hành, gọi là đi sâu vào, nhập Pháp giới phải không? Thì anh phải nhận biết trước, nhập là thư giãn trong đó, sống trong đó. Thành ra, thứ nhất là thấy, thứ hai là sống, vậy thôi. Sống là sống nhuần nhuyễn trong đó, sống một cách thư giãn chứ không phải sống mà lao động mệt mỏi đâu, thiền là như vậy đó, nhất niệm tương ưng, trong một niệm thôi, trong một tích tắc thôi mình tương ưng được với trạng thái tự nhiên đó. Niệm niệm tương ưng là thường xuyên tương ưng, tương ưng trong từng niệm thì cuối cùng sẽ thành thôi.
Cái này không phải Thầy nói đâu, trong cuốn Tuệ Đăng Toả Chiếu, hoặc là những cái gì khác đó phải không? Thì luôn luôn nói về nhận biết, nhận biết anh là cái gì, tôi là ai, nhận biết và anh sống trong đó, anh thư giãn trong cái tôi là ai đó? Anh nhận biết anh mới thư giãn, chứ còn Thầy không nhận biết mà Thầy thư giãn thì thư giãn vào chỗ nào? Tôi nhận biết đây là cái resort gì đó phải không, mênh mông, đủ cảnh quang trong đó, muốn núi có núi, muốn biển có biển, tôi nhận biết thì tui mới ở trong đó được, phải không? Ở trong đó tui mới thư giãn được. Còn bây giờ tui nhận biết cái đó là cái gì? Mình ra ngoài đường mình thư giãn ngoài đường thì làm sao thư giãn cho nổi, muốn thư giãn là thư giãn trong cái gì phải không? Cụ thể, thư giãn là thư giãn trong cái gì? Anh phải biết thư giãn trong cái gì là cái gì phải không? Tôi nhận biết là tôi thư giãn, khi tôi có cái võng, tôi nằm tôi thư giãn phải không, còn tôi không biết có cái võng mà tôi thư giãn trên một cái giường đinh chẳng hạn thì làm sao thư giãn.
Phải nhận biết trước, thấy tánh trước rồi mới thâm nhập, cho tới rốt ráo, đó là tu. Thành ra, theo Thầy nghĩ thì phải nhận biết trước rồi mới thư giãn. Còn anh thư giãn thì anh thư giãn ở đâu, thư giãn trong cái gì? Anh nhận biết tất cả những cái hiện tướng này, nhận biết bản chất, bản tánh của tất cả mọi hiện tướng là tánh Không; thư giãn trong cái đó nó mới thành được chứ, còn nếu anh không biết cái đó thì anh thư giãn chỗ nào? Nhìn ông này mặc áo đỏ thì Thầy thư giãn sao được, thấy nóng nảy quá, còn ông này mặc áo xanh thì lại lạnh quá. Anh phải biết bản tánh của tất cả sự vật, bản tánh của tất cả mọi con người thì anh thư giãn trong cái bản tánh đó, cái bản tánh đó gọi là Trạng thái tự nhiên đó, anh thư giãn trong Trạng thái tự nhiên, đó là tu. Mà đó mới là tu có kết quả, chứ còn anh không biết cái đó, anh tu thì cũng chỉ loanh quanh thôi: nghe người ta nói là tu cái phương tiện này là tối ưu này nọ thì anh theo, vài bữa nữa ông khác lại nói cái phương tiện này tốt hơn nữa thì anh lại chạy theo, rồi cứ chạy theo phương tiện miết thôi chứ mình không biết cái thật là cái gì. Cái thật đó là Trạng thái tự nhiên, là Bản tánh của tâm, là Phật tánh, là Pháp thân của tất cả chư Phật. Biết cái đó rồi mình mới thư giãn trong cái đó.
Thành ra mình nói vậy chứ nó cụ thể lắm, ví dụ bây giờ mình biết bản tánh của phiền não là gì thì mới giải quyết được nó, còn mình cứ chống lại phiền não thì coi chừng nó sinh ra các phiền não khác; cho nên mình phải quán chiếu rõ ràng cái bản tánh của phiền não là cái gì? Quán chiếu cho rõ ràng thì đó chính là tánh Không, là Trạng thái tự nhiên, và khi mà mình thấy nó rồi thì mình mới thư giãn ở trong nó, tới một lúc nào đó, anh phải thư giãn ở trong chính cái phiền não chứ không phải anh chống lại nó; anh mà chống lại nó thì cả cuộc đời anh là một cuộc chiến trận, phải không? Chứ nói thẳng ra ai không có nghiệp, Thầy cũng thế, thì nó phải phiền não tùm lum chứ phải không, nhưng mà mình biết những cái phiền não đó, những cái nghiệp đó, Bản tánh của nó là Trạng thái tự nhiên, là tánh Không. Khi nó khởi lên thì mình thư giãn trong đó thì nó tiêu tan đi, đơn giản vậy thôi. Ví dụ, có bao giờ ngoài biển mà hết sóng đâu, sóng là những phiền não, mình biết bản tánh của sóng là đại dương thì mình thư giãn trong cái đại dương đó. Sóng thì vẫn cứ sóng nhưng mình an toàn vì sóng đó cũng cùng một bản tánh nước của đại dương thôi. Tu hành là vậy đó, mấy chuyện này mình tưởng nói là dễ dàng nhưng mà nó phân cách ghê lắm, nếu mình không biết bản tánh của tâm là gì, không biết bản tánh của phiền não là gì, thì mình cứ suốt cả đời mình chống đối lại phiền não, mà càng chống đối lại thì nó lại càng sinh thêm ra, quái vậy chứ.
Ví dụ, hồi trẻ mình thích cái cô đó chẳng hạn, mình cố tình đừng có nghĩ tới cô ấy, nhưng càng cố tình chừng nào, càng ép nó chừng nào thì nó càng túa lua ra thêm, cô đó sẽ biến hiện ra đủ thứ (mọi người cười). Thay vì ép nó thì mình thư giãn trong cái Bản tánh của các hiện tướng đó thì nó yên, đơn giản vậy thôi; anh càng chống đối lại nó thì nó càng mạnh thêm. Trong xã hội này cũng vậy, anh càng chống đối cái gì thì cái đó nó càng mạnh thêm, anh càng chống đối cái gì thì anh càng nghĩ tới nó nhiều, mà nghĩ tới nó là đã bị nó áp bức rồi.
Thành ra, thư giãn trong bản tánh của tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ, đó là năm cái độc; thư giãn trong đó thì nó tiêu mất. Cái này cụ thể lắm, ví dụ, Thầy tham tiền lắm phải không, suốt ngày Thầy ngồi nghĩ “đô la, tiền Việt Nam, tiền đô la”, rồi Thầy quán tưởng mấy thứ tiền đó chỉ là rác; coi chừng là nó mạnh thêm nữa. Bởi vì cái năng lượng quán chiếu của mình chưa đủ mạnh, nên vừa nghĩ tới nó là bị cái tham nó lên nó áp bức rồi. Thành ra, Thầy thấy tu hành thì anh phải nhận biết trước rồi anh mới thư giãn sau. Nhận biết cái gì? Nhận biết cái Bản tánh của tâm, cái Trạng thái tự nhiên, rồi anh thư giãn trong đó; anh thư giãn càng được nhiều thì mọi sự nó được ổn hết, còn nếu chống đối lại thì coi chừng thêm phiền não. Mà chẳng lẽ cuộc đời mình lại cứ đánh nhau vậy miết thôi, phải không?
Thầy không có tham cái gì ghê gớm, nhưng tự nhiên nó vẫn có tham thôi à, trẻ thích ăn mít bây giờ vẫn thích ăn mít, thấy mít là muốn chảy nước miếng thôi à, nó tham tự nhiên. Thế mà bây giờ mình cứ chống lại, “thôi bây giờ đừng có nghĩ tới trái mít nữa”, hay tự nghĩ “trái mít nó là một thứ gì độc hại”, thì vừa nghĩ tới trái mít là đã chảy nước miếng ra rồi, nó đã lấn át mình rồi. Nên mình thư giãn trong nó, thư giãn trong bản tánh của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chính mấy thứ đó sinh ra phiền não chứ gì? Thư giãn trong sắc thanh hương vị xúc pháp thì nó yên.
Khi anh thư giãn trong đó anh mới biết tình thương là gì, còn bây giờ mình phát khởi tình thương từ một thân xác nhỏ bé của mình phải không? Mà cái ghét, cái đố kỵ, cái tham của mình ở đời này nó quá nhiều, nên thương yêu nó khó lắm. Còn anh thư giãn trong đó thì như kỳ ra Hà Nội thầy nói đó, nó là sự hài hòa căn bản, đó là sự nối kết căn bản, và chính nó là tình thương yêu. Chứ anh không cần đàn áp gì hết, nói như các vị thiền sư là “Trên cái đầu lại lập thêm một cái đầu nữa”, đừng có trên cái tình thương căn bản đó, cái nối kết căn bản đó, lại lập thêm một cái tình thương nữa, tôi phải đội thêm một cái mũ tình thương nữa, dù cái mũ đó là của vị nào tôi không cần biết. Trên đầu lại lập thêm đầu là như vậy đó, không cần lập ra, chỉ cần đi vào cái Nền tảng căn bản đó thì nó có cả trí huệ và từ bi, đơn giản nhận biết là phải nhận biết cái Nền tảng đó, rồi sống trong đó nhuần nhuyễn y như con cá nó sống trong nước vậy thôi, lúc đó nó cũng không thắc mắc gì về chuyện bơi nữa.
M.An
Dạ kính thưa Thầy và đại chúng, như những lời mà Thầy vừa nói, và hồi nãy lúc ban đầu hai diễn giả có đưa ra ba cái nguyên tắc trong quyển sách này, là phải có sự Nỗ lực đúng, rồi có Góc nhìn đúng, rồi Thái độ đúng, hồi nãy con cũng có cái ý là mình nên đặt cái góc nhìn đúng là phải ở trên, rồi mới tới sự nỗ lực và thái độ. Như Thầy vừa nói thì mình nhận biết rồi mới có sự thư giãn trong cái nhận biết đó, thì nó cũng giống như ý vừa nãy con nói. Nhưng có người có ý kiến nói rằng Thầy cũng có từng dạy là mình phải nỗ lực trước thì mới đến được chỗ có góc nhìn như vậy, thì con xin thầy nói thêm về ý này?
Thầy
Nỗ lực là nỗ lực nhận biết, chứ mình nỗ lực đi đâu? Chẳng lẽ mình nỗ lực ngồi thiền à, ngồi thiền để làm gì? Hồi sáng có một cô hỏi Thầy là cô ấy thích ngồi thiền định lắm, bây giờ làm sao cho cô một cuốn gì đó để mà cố ngồi thiền cho tốt. Thì Thầy nói là thiền định là anh thường xuyên nhận biết cái nền tảng đó thì đó là thiền định. Ví dụ, ngay bây giờ đây này, mình thấy biết bao nhiêu là cái khác biệt, ông thì áo đỏ, ông thì áo xanh, cô thì áo trắng, cô thì áo hồng, khác biệt lắm, mà mình thì phải thường xuyên nhận biết là bản tánh của tất cả cái xuất hiện này là cái gì? Khi anh thường xuyên nhận biết thì đó chính là thiền định, mà không những thiền định mà đó là thiền định và thiền quán đồng thời, chỉ quán đồng thời. Chứ định không mà anh không biết thì cũng không nhằm nhò gì hết á, anh phải biết tất cả những cái này cùng một bản tánh, tất cả mọi xuất hiện này cùng một bản tánh, trong kinh gọi là Pháp tánh, hoặc Bản tánh của tâm, hoặc Phật tánh…tất cả cái đó, đó là Nền tảng. Thư giãn cũng chính là thư giãn trong cái Nền tảng đó, chứ còn nỗ lực mà nỗ lực hì hà hì hục trong một cái ảo tưởng thì làm sao? Mà anh đi tới cùng thì anh thấy chuyện này nó là Trạng thái tự nhiên, chứ mình không nỗ lực theo kiểu “đầu chồng thêm đầu”, mình làm mất trạng thái tự nhiên bằng cái nỗ lực của mình.
Trong kinh hay dùng chữ “vốn có” là vậy đó, vốn có. Trong kinh nói rõ ràng lắm, Niết bàn không phải chư Phật tạo ra, mà Niết bàn là cái vốn có, đó là Bản tánh của tất cả mọi sự. Quan trọng là anh nhận biết nó, nhận biết nó chính là ngộ, và sau đó anh liên tục anh sống trong đó một cách nhuần nhuyễn thì nó thành thôi. Chứ nỗ lực, nỗ lực gì? Thầy nhớ hồi đó đọc trong kinh Lăng Nghiêm Tông Thông đó, có nói mấy ông làm như bắc thang lên hư không mà leo lên ấy, hư không làm sao bắc thang được, không có chỗ nào mà bắc hết. Nỗ lực là mình cứ cầm cái thang ra ngoài trời mà bắc, bắc hoài mà nó không dính vô đâu hết, bắc miết rồi bắc cả đời thôi. Anh phải thấy không gian này là không thể bắc thang được, đó là Bản tánh của tâm, là Pháp tánh, và anh thư giãn trong cái không thể bắc đó.
Anh cứ thư giãn với cái thang thì cả đời anh cứ loay hoay, bắc chỗ này không được bắc chỗ khác không được, bắc nghiêng không được thì bắc ngửa, bắc ngửa không được bắc ngang; cả đời vật lộn với cái thang thôi, phải không? Thầy đã nói rồi, phải thấy vậy đó. Thường thường mình bị lầm vô những cái phương tiện. Anh phải biết cái bản tánh của phương tiện là gì, bản tánh của thiền định là gì, bản tánh của thiền quán là gì, bản tánh của chú là gì, bản tánh của kinh điển là gì. Nỗ lực là nỗ lực vô cái đó chứ không phải nỗ lực để làm một cái gì khác; còn mình nỗ lực làm cái gì khác thì xin lỗi chứ, như các vị cao cấp nói đó, Thầy thì không dám nói đâu, họ nói là anh nỗ lực anh làm một cái gì khác, thì ngay khi anh nỗ lực làm Bồ tát làm Phật thì ngay khi đó anh làm một chúng sanh rồi. Rồi bây giờ có hỏi gì nữa không? Thôi để một bạn ở Hà Nội đi. Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng.
V.Hoàng: Dạ thưa Thầy có nghe con nói không ạ?
Thầy: Rồi, có nghe, ông này giọng tốt lắm nên nó vang, vang vọng, từ Hà Nội mà nó vang vô tới đây luôn.
V.Hoàng: Dạ thưa Thầy con xin đọc…
Thầy
Thôi bây giờ hỏi gì thì tóm gọn lại thôi, hỏi là hỏi những cái gì nãy giờ Thầy nói đó, phản biện là phản biện những gì nãy giờ Thầy nói đó, chứ nói cái khác thì Thầy bây giờ hay quên lắm, chích covid rồi nên bây giờ hay quên lắm, ông hỏi cái là Thầy quên liền à. Nãy Thầy nói cũng gần nửa tiếng rồi, tha hồ hỏi trong đó, hỏi trong đó Thầy sẽ trả lời còn hỏi ở ngoài Thầy không trả lời.
V.Hoàng
Dạ thưa Thầy khi nãy Thầy có nói là theo Thầy thì với chủ đề cuốn sách này là “Thư giãn và Nhận biết” thì cái thứ nhất là cần nhận biết, rồi sau đó đã biết rồi thì mới biết cách mà thư giãn, là thư giãn trong cái mà mình đã nhận biết ra.
Thầy: Đó, thì đơn giản vậy thôi, đó là tu.
V.Hoàng
Dạ ý đó thì con thấy Thầy giảng rất kỹ lưỡng trong phần vừa rồi. Nhưng vừa nãy chú Hải có đề cập đến vấn đề mà con thấy là rất chính xác là mình cần xem bối cảnh của câu chuyện này, thì ở trong cái bối cảnh cuốn sách này…
Thầy
Thôi, bây giờ đơn giản, ông thắc mắc với ông Hải thì yêu cầu ông nói với ông Hải, mai mốt gì phôn cho ông Hải hỏi, có muốn tranh biện gì đó thì cứ phôn cho ông ấy, chứ bây giờ Thầy có biết ông Hải nói gì đâu mà bắt thầy trả lời. Thôi, ngưng, Thầy đã nói rồi, chỉ hỏi trong vòng từ 4h đến 4h30, Thầy chỉ có thẩm quyền trong khoảng thời gian đó thôi, còn hồi nãy ai nói chuyện gì Thầy có biết đâu mà bắt Thầy trả lời. Nhiều khi trả lời sai rồi họ giận Thầy thì sao?
T.Hà
Dạ Thầy cho con hỏi thưa Thầy, hồi nãy Thầy có giảng về cái thư giãn trong trạng thái tự nhiên đó Thầy…
Thầy
Cái đó là câu của Hà đó, hồi đó Thầy đọc cuốn đó sơ sơ, Thầy đâu có nhớ nhưng mà một bữa nọ, cô Hà cô cảm hứng gì cô nói là hãy “Thư giãn trong trạng thái tự nhiên”. Thầy hay thấy cái gì là vàng thiệt là Thầy hay chụp lắm, cuốn đó Thầy cũng chưa đọc nữa, hoặc đọc rồi mà không nhớ. Rồi hỏi tiếp đi?
T.Hà
Dạ thưa Thầy, cho con hỏi về cái thực hành đó ạ. Hồi nãy, Thầy nói là mình phải nhận biết được trạng thái tự nhiên của tâm nó là Tánh Không, nó là Nền Tảng, vậy thì khi mà mình nhận biết cái đó rồi, rồi cái sau đó nữa là Thầy giảng mình cũng phải nhận biết rất nhiều phiền não nó nổi lên…
Thầy
Không. Phiền não đó nó là sự ứng dụng như ông gì bữa trước đòi ứng dụng đó, phiền não nổi lên nó là ứng dụng. Thế bây giờ cô có nhận biết bản tánh của tâm chưa? Nhận biết trạng thái tự nhiên chưa? Cầm micro như vậy đó có phải trạng thái tự nhiên hay không? Đó.
T.Hà: Con cũng cảm nhận được một chút ạ.
Thầy
Thì cảm nhận cho nhiều nhiều vô. Hà cầm micro cũng là trạng thái tự nhiên, Hà không cầm micro cũng là trạng thái tự nhiên, Hà đi xuống bếp nấu ăn cũng là trạng thái tự nhiên, Hà đi dạo vườn cũng là trạng thái tự nhiên. Đó đầy rẫy hết. Khi anh rõ ràng trong đó anh mới thư giãn được.
T.Hà
Nhưng con vẫn bị cái thắc mắc đó thưa Thầy, là con cầm mic cũng là trạng thái tự nhiên, ra vườn cũng là trạng thái tự nhiên, tức là con cứ thư giãn trong cái đó thôi. Nhưng mà ví dụ như khi mình thực hành thì cũng có nói là phải Chỉ hay Quán gì đó…
Thầy
Không. Đó là thực hành đó chứ Chỉ Quán gì nữa. Đã nói là Hà cầm micro là trạng thái tự nhiên, đó chính là Chỉ Quán đồng thời, Hà cất micro đi để đừng làm phiền ông Thầy nữa thì đó cũng là trạng thái tự nhiên. Đó, chứ cô đừng có thắc mắc gì hết.
T.Hà: Dạ con hết thắc mắc rồi ạ thưa Thầy. (Mọi người cười).
Thầy
Đó, mới nói đó mà cô đã phạm giới rồi, Thầy nói trên đầu đừng có chồng thêm đầu, cô cứ chồng thêm đầu không thôi à, thắc mắc cái gì kỳ cục vậy? Mà chồng thêm cái đầu đó xấu hơn cái đầu này, đầu này mới là trạng thái tự nhiên này, chồng thêm cái đầu nữa nó giống cái mặt nạ.
T.Hà: Dạ con cảm ơn Thầy ạ.
Thầy
Bây giờ chắc mình nghỉ để tối tiếp tục. Có ba người ngoài Hà Nội vào đây, mà mai mấy người ra lại ngoài đó rồi, nên tối nay chúng ta tiếp tục để ba người nói nhiều nhiều chút. Tối nay tha hồ, mình phải tiếp đón niềm nở các vị khách quý, tối nay là phải bắt ba vị đó phát ngôn ào ào lên.
Rồi ai nữa, cô Giàu hả, ừ cô Giàu? Mời nói một vài điều gì coi, nãy có nghe Thầy nói không?
Cô Giàu
Dạ nói chung là Thầy nãy giờ tóm tắt lại con thấy rất đầy đủ và ý nghĩa ạ, tức là thứ nhất là mình phải nhận ra Tánh, rồi mình mới trụ trong Tánh đó.
Thầy: Thư giãn, thư giãn trong đó. Đã có đất rộng mênh mông rồi mà ngày nào cũng hì hà hì hục đi mở đất thì uổng lắm.
Cô Giàu: Con nghĩ là cứ nắm lấy cái đó và thực hành cái đó là đầy đủ.
Thầy: Rồi lâu nay sao không thấy mặt trên màn hình, chắc bận quá ha?
Cô Giàu: Dạ con cũng vẫn có theo dõi.
Thầy
Chà, bữa nay mặc áo đẹp hơn Thầy rồi đó. (mọi người cười). Vậy nói chừng đó được rồi phải không hay là muốn nói thêm gì?
Cô Giàu
Con thấy mình học Thiền từ nguyên thủy, rồi qua Đại thừa, rồi qua Đốn ngộ thiền tông, rồi đi tới Đại toàn thiện là quá đủ rồi, tới đích rồi, vấn đề là thực hành thôi ạ.
Thầy
Mà Thầy thấy Giàu mới ưa Đại toàn thiện chứ Thầy thì chỉ ưa Trạng thái tự nhiên thôi. Trạng thái tự nhiên nó không có hô hào nó là Đại toàn thiện hay Đại ấn hay gì hết á.
Cô Giàu
Nhưng con nói vậy chứ nó cũng tất cả đưa về là nhận ra Trạng thái tự nhiên và sống trong Trạng thái tự nhiên ạ.
Thầy
Rồi tốt rồi. Lâu lâu phải nghe tiếng chứ lâu lắm rồi không nghe tiếng nghe tăm gì Thầy lại cứ tưởng đi ngoại quốc rồi, mua nhà bên đó rồi qua ở rồi chứ. Rồi bây giờ tới ông này này, Hùng Thốt Nốt.
Hùng (Thốt Nốt)
Bạch Thầy và đại chúng, nãy giờ con lắng nghe con rất mừng chỗ Thầy nói đoạn Thanh văn, Bồ tát rồi tới chỗ Toàn giác đó, con thấy rất mừng. Nhưng mà con nghe cái tự nhiên con quên hết trơn. Bây giờ con ráng nhớ lại con hỏi Thầy, hồi nãy thầy có dùng từ quên đó, mình phải nhận ra Tánh thấy và Tánh nghe, thì con hỏi Thầy vậy chứ, khi con nhìn Thầy và đại chúng, con nghe Thầy và đại chúng nói mà con an trụ vào đó. Khi Thầy và đại chúng nói vừa dứt tiếng thì tự nhiên con quên hết. Nhưng mà có một điều lạ là khi ai mà hỏi đến là con nhớ liền, chứ lúc đó là con quên, thực là con quên hết…
Thầy
Rồi thì cái này chắc cũng là mắc cái bệnh giống Thầy đó, chắc là cũng có ảnh hưởng của vacxin covid đó. Hay quên lắm. Mà nên nhớ rằng quên là một hạnh phúc, còn anh nhớ cho lắm thì anh khổ lắm, đừng có nhớ gì nhiều. Rồi được rồi, tới giờ rồi, cho ông nói chút đó thôi chứ nói nhiều là bắt đầu Thầy quên đó.
Hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Đến khắp cùng tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đồng trọn thành Phật đạo.
---o0o---
Ảnh: nguồn Internet