Ngày thuyết trình : 26/11/2023 DL
Người thuyết trình : Hoàng Nam – D.Trường
PHẦN THỨ NHẤT - ĐẠI CHÚNG THẢO LUẬN, KHÔNG CÓ MẶT THẦY
H.Nam
Con xin nói sơ cái căn nguyên của chủ đề. Nhân một cuốn sách mà Nam có được đọc, cuốn đó có nói về một vị, vị này trước covid viết một kiểu khác, sau đó lại viết một kiểu khác, cuốn sách đó là - Đời Sống Mãn Nguyện. Qua đó, mình thấy có sự chuyển biến trong cách suy nghĩ của họ. Và nó là nguyên nhân dẫn đến đề tài này. Hôm nay, Nam xin trình bày 2 ý:
Phần 1: Bàn về mãn nguyện tương đối trong đời sống hằng ngày của mỗi người.
Phần 2: Đi sâu hơn, bàn về mãn nguyện sâu xa, tuyệt đối. Dưới góc nhìn của một người thực hành thì mãn nguyện nó như thế nào?
Con xin trình bày trước, rồi huynh D.Trường sẽ trình bày tiếp.
Đầu tiên, về mặt mãn nguyện đơn giản nhất trong đời sống, ở mức độ cơ bản:
- Mức độ cơ bản của đời sống, hẳng hạn như sự ăn uống, sự an toàn, có một ngôi nhà để ở, không bị ảnh hưởng đến tính mạng, đó là những cái cơ bản nhất. Tháp nhu cầu của Maslow cũng có nói chuyện đó. Cao hơn, theo con nghĩ, cuộc sống này mãn nguyện là phải có một cái nguyện, phải có mục tiêu, lẽ sống & cách sống rõ ràng. Như vậy thì sau đó mình mới dành cuộc đời mình cho chuyện đó, lúc về già, ít nhất mình cũng cảm thấy an tâm, cuộc đời mình không lãng phí, vì khi già sẽ không còn sức để làm. Thật ra, người ta không mãn nguyện là do người ta tiếc nuối nhiều lắm. Nếu có sự chuẩn bị như vậy, mình học hỏi, tìm hiểu, rõ ràng ra cái lẽ sống, cách sống của mình, chọn ra được mục tiêu, mục đích của cuộc đời, và hướng đến cụ thể càng tốt thì mình cảm thấy là ổn.
- Mình có đọc thêm mấy cuốn sách thì thấy, khi trẻ hay có những mộng mơ, bay bổng, lớn lên đến năm 30 mới biết được hạn lượng của mình, và mình có thể cố gắng đến mức nào. Khi đó mới có những mục tiêu vừa vừa sức và cái chính không phải là đạt được mức độ nào. Ví dụ, có những cái danh về những con số, về tài chính, hay những thành tựu và học vấn chẳng hạn, thì cũng có những mức độ của nó. Mà cái chính là mình phải có một mục đích rõ ràng, và đầu tư vô đó, như vậy thì mình sẽ không bị tiếc. Một số người điển hình, tương đối mãn nguyện trong đời sống như ông Einstein, trước khi chết có nói với con: “những gì cần làm ba đã làm xong”, mình không đến mức độ như của ổng nhưng mình làm sao trước lúc mình đi mình thấy sống một cuộc đời không phí lắm, có mục đích rõ ràng.
Sau đây huynh D.Trường sẽ trình bày tiếp:
D.Trường
Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Trường thấy, suốt một năm qua mình cũng muốn tham gia đóng góp cho đại chúng, chia sẻ những trải nghiệm, sự học hành của mình. Thấy Nam chọn chủ đề này, mình đã đề nghị làm chung với, “Đời sống mãn nguyện”. Nam mới chia sẽ đời sống mãn nguyện mang tính chất tương đối. Bây giờ Trường xin chia sẽ thêm về việc có được sự mãn nguyện trong đời sống, nhờ biết và thực hành Phật Pháp, cái này rõ ràng.
Trường chia sẻ sơ thôi nha. Từ năm 26 đến năm 34 tuổi , cuộc sống của Trường có định hướng rõ ràng lắm, nó gồm những thứ gì, thứ gì để giúp cho mình có cái gì đó, cho mình có cái thỏa mãn, mãn nguyện. Nhưng lúc không đạt được thì bắt đầu xuất hiện những sự đau khổ, những sự tiếc nuối và những sự hối hận.
Lúc biết đến đại chúng, Trường bắt đầu có cái gì đó nó suy nghĩ lại. Lúc trước, suy nghĩ như thế nào thì bây giờ xem xét lại. Xem lại như thế nào, tại sao lúc trước mình lại có cái này, cái kia, cái nọ, nó cũng giúp cho mình thỏa mãn, mãn nguyện nào đó. Nhưng lúc không có, bị mất đi nhiều thứ rồi mình khổ, hối hận, sám hối. Nhưng bù lại, Trường biết được một phương pháp mới mà Trường đã được học từ hai năm nay, và thấy rất hay. Bây giờ điều kiện của Trường ít lại, chưa hẳn là nó hết, lúc trước điều kiện nhiều lắm, có nhiều điều kiện lắm nhưng thực sự là chưa chắc đã tốt.
Ai cũng có mong ước, ai cũng có nhu cầu hết. Trước đó những tiêu chí mà Trường đặt ra là làm sao sống viên mãn và hạnh phúc. Nhưng rồi, viên mãn và mãn nguyện của Trường đảo lộn hết. Lúc Trường trải qua những sự việc như vậy đó, mình hối hận rồi thấy có lỗi, rồi lo lắng sầu muộn, nhìn con người mình rất là thảm thương. Tại vì mình cần quá nhiều điều kiện để có đời sống mãn nguyện nhưng không đạt được, thất bại. Từ lúc biết đến Thầy và đại chúng, hai năm nay, những điều kiện đó nó bớt từ từ, rõ ràng Trường thấy nó bớt luôn. Lúc gặp Thầy, Trường nhớ thầy nói, bữa nay sao Trường nó xuống cấp dữ vậy, nhìn nó như người mất hồn vậy. Với cái nhìn của Thầy như vậy mình thấy hơi giật mình. Tại vì mình không ngờ sau bao nhiêu năm xa Thầy, lúc quay lại gặp Thầy, mình giống như người ở dưới đáy xã hội vậy đó.
Một thời gian sau, nhờ sinh hoạt từ chùa và đại chúng, mình bắt đầu học lại những bài học căn bản. Những bài học này, hôm nay Trường chia sẻ lại một phần nào đó mong giúp cho ai đó thấy, hiểu được cách làm sao để mãn nguyện, đừng để bị những tham vọng lấn át.
Trường có đọc một cuốn sách mà Trường cảm thấy rất hay. Cuốn sách này lâu lâu Trường cũng lấy ra đọc lại, đó là, “Mười tư tưởng Pháp Hoa trong đời sống hàng ngày”. Trường xin đọc, một đoạn ngắn thôi, nó nêu lên là làm sao cái đời sống này là đời sống mãn nguyện.
“Cho nên bất cứ khi nào phiền não khổ đau nổi lên vì bất cứ điều gì, vì bất cứ ai thì chúng ta biết ngay là nơi đó tình thương đang cạn kiệt. Khổ đau chỉ có mặt khi thương yêu vắng mặt, rắc rối trắc trở chỉ thành hình khi thương yêu không thể hiện thành và lưu thông. Bất cứ khi nào nơi chúng ta có sự phê phán, sự không bằng lòng, không nhẫn nhục, sự co rút phòng thủ, sự bỏ cuộc rút lui, tóm lại mọi thứ tiêu cực, những loại cây sinh ra trái đau khổ chúng ta biết rằng khi đó thương yêu không còn là một thực thể sống động nơi chúng ta. Chỉ cần sống cho được tình anh em đối với mỗi chúng sanh, người ta sẽ cảm thấy nơi mình có một sự sống vô lượng, một tình yêu thương vô bờ bến, niềm hoan hỷ lưu thông trong tất cả, sự lạc quan vô bờ bến khi chúng ta có đủ thương yêu, chúng ta có đầy đủ tất cả, đó là sự giàu có thường được nói đến”.
Trường thấy cái làm Trường mãn nguyện nhất đó là tình yêu thương không có điều kiện, mà trong kinh Hoa nghiêm có nói là : “Tâm, Phật, chúng sanh, cả ba không sai khác”, rõ ràng như vậy. Trường có một Phật tánh nào đó và Trường thấy cô V.Từ đối diện Trường cũng có như vậy, đến nỗi dù người lúc trước mới vô cũng khó chịu, giờ mình học từ từ mình thấy à ở trong đó họ có một biểu lộ Phật tánh nào đó thì tự nhiên gạt đi những đố kỵ.
Thời xưa, nói chung mình là chúng sanh mà, mình thấy người này hay, giỏi là tâm mình sanh lên liền. Nhưng mà từ từ mình học, mình nhớ nhớ liên tục, ở đó họ có Phật tánh, ở trong đoạn này nói là tình yêu thương thì rõ ràng vậy đó, sự cảm thông của mình với người khác bắt đầu nó có chút nào đó. Theo Trường, mãn nguyện là tình yêu thương không có điều kiện nào hết, khi nào chúng ta sống được như vậy chúng ta sẽ mãn nguyện. Ví dụ, cô H.Lan là người rất nhạy bén, có những lúc cô nói cái này cái nọ, mình cũng phải kéo lại. Nhưng khi bình tâm, mình thấy là có tình yêu thương nào đó liên kết, lúc đó mọi sự ngăn cách được xóa đi liền, tức thì luôn.
Dạ Trường xin hết ạ. Trường và Hoàng Nam xin nhường lại Quý đại chúng, mời mọi người tham gia đóng góp ý kiến và chia sẻ ạ.
H.Nam
Trong phần một này, chúng ta sẽ nói nhiều hơn về cái mãn nguyện tương đối tí xíu nha. Mình thảo luận xung quanh cái đó, khoảng đến 14h mình nói nhiều hơn về mãn nguyện tuyệt đối. Con mời đại chúng cùng thảo luận. Mời anh chị bên nhóm Dòng Sống.
P.Thảo
Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! Con là P.Thảo ở nhóm Dòng Sống ạ. Con xin phép đặt câu hỏi cho hai vị diễn giả: buổi pháp đàm ba miền ngày hôm nay hai vị diễn giả có cảm thấy mãn nguyện không? Mặc dù mic có trục trặc một chút, nhưng con nghĩ cũng không sao lắm, con muốn hỏi hiện nay trạng thái của hai vị có cảm thấy đời sống mãn nguyện không? Con xin hết ạ!
H.Nam
Chị Thảo hỏi câu này dễ quá à, tại vì mấy nay bị hỏi hoài. Không có mãn nguyện đâu, thật ra cũng chia sẻ thẳng, một năm qua Nam không có mãn nguyện lắm, có nhiều thứ thay đổi liên tục, đang loay hoay dữ lắm. Tự nhiên chủ đề nó đến với mình, trong lúc đang loay hoay mình tìm được cuốn sách như vậy. Xong rồi, giống như chủ đề đến để cho Nam nhìn lại thế nào là mãn nguyện để mình định hướng cho bản thân vậy đó. Chứ thực ra em cũng không mãn nguyện nha. Với lại ở đây cũng có vị cũng có nói á, nó sâu lắm, nhưng mãn nguyện á, thực sự mãn nguyện thì chỉ có Đức Phật mãn nguyện thôi. Mình còn ở mặt tương đối như khi nãy Nam có chia sẻ, thì mình phải có cái nguyện trước đã. Nếu có một cái nguyện và mình dồn sức vô nó thì đâu đó mình sẽ cảm thấy mình đang thực hiện được cái nguyện đó, vậy thôi ạ. Em xin hết.
Dạ được chưa chị Thảo ơi, chị đã mãn nguyện với câu trả lời chưa? (cười)
P.Thảo
Vâng, với Thảo thì là mãn nguyện rồi đấy ạ. Dạ, xin cảm ơn.
D.Trường
Ai cười chứng tỏ là người đó đang mãn nguyện, xin mời chị P.Hồng ạ, thấy chị cười rất tươi. Mời chị Hồng đóg góp ý kiến cho chủ đề hôm nay?
P.Hồng
Kính thưa Thầy và đại chúng! Chính vì Hồng chưa có mãn nguyện nên mới ngồi đây lắng nghe, nên cũng muốn hỏi tiếp theo ý của Nam và huynh D.Trường mới nói vừa nãy. Mình chưa có mãn nguyện, vậy thì làm sao đây? Hồi nãy cái khúc đầu Nam nói đó, không biết Hồng nhớ có đúng không, Hồng chỉ nhớ cái ý, Nam nói là để có một đời sống mãn nguyện một cách tương đối thì mình phải có mục tiêu, phải không? Hồng nghĩ là trong cuộc sống thì ai cũng có mục tiêu hết trơn, nhưng mà quan trọng cái mục tiêu đó nó như thế nào, phải xác định là cái mục tiêu đó nó như thế nào để có một đời sống mãn nguyện ở cái mức tương đối như thế này thôi?
H.Nam
Dạ cái này nó có một câu chuyện. Trong cuốn sách đó nói về một cô gái, cô ấy đến từ Châu Phi, nhập cư vào Mỹ. Sau đó, cô làm rất nhiều vị trí quan trọng. Cô học và bắt đầu từ những công việc lao động phổ thông, chân tay, rồi dần trở thành người làm ở vị trí rất cao. Nhưng cô vẫn không mãn nguyện với điều đó. Khi hỏi cô mãn nguyện chưa, cô vẫn trả lời là cô không mãn nguyện, cô vẫn cảm thấy tự ti với kết quả hiện tại, và vẫn phải cố gắng lên cao hơn nữa.
Trong khi đó có một anh này chỉ là nhân viên môi giới chứng khoán rất bình thường thôi, anh cũng thất bại nhiều. Sau này anh phát hiện ra một niềm vui rất cơ bản trong cuộc đời của ảnh, thì ảnh cảm thấy cuộc sống của mình nó rất ổn và anh thấy mãn nguyện. Dù không giàu có và nổi tiếng như cái cô kia, nhưng anh vẫn thấy rất ok.
Nên Nam thấy, ban đầu mình phải xác định được cái mục tiêu, giống như ông Khổng Tử nói là, “tam thập nhi lập”. Đó, thì mình phải có lập trường, xác định cách sống và lẽ sống thật chắc chắn, phải tin tưởng chắc chắn về cái lập trường đó, không sai được nữa, mình xác định mục tiêu trong phạm vi đó thì sẽ ổn. Khi có lập trường là đời sống mãn nguyện là như thế nào rồi, thì mình đặt mục tiêu như thế nào cũng được, miễn là vẫn đảm bảo cái lập trường đó, như vậy mình sẽ ổn thôi. Dạ em xin hết. Chị Hồng có góp ý thêm gì không?
P.Hồng
Thực sự thì Hồng vẫn thấy nó chưa có một sự rõ ràng và hài lòng. Bởi vì, mình nói là mình xác định mục tiêu và lập trường, nhưng mà mình đứng trên cái gì để xác định mục tiêu và lập trường đó là đúng? Hồng có nhớ một vị hay dạy mình là “mình làm trăm việc sai cả trăm”, vì sao vậy? Xin hai bạn thuyết trình hôm nay nói thêm?
D.Trường
Chỗ mà chị Hồng đặt ra là làm sao để biết là mình suy nghĩ đúng, làm đúng, chỗ này cũng rất khó trả lời. Dựa trên điều gì để biết là mình đúng, dựa trên chính mình hay dựa trên người khác nhận định về mình. Điều đó Trường thấy cũng không hẳn quan trọng. Mình cảm thấy mình đúng thì nó cũng chỉ dựa trên một hệ thống nào đó mà thôi. Ví dụ, mình đang tu tập ở chùa thì người Thầy sẽ quan sát mình, và biết mình đúng sai thế nào thôi, còn ngoài đời thì muôn vàn sự việc nó đều mang tính chất tương đối hết, chỉ có một hệ thống nào đó nó mới cho mình biết là mình đang đúng hay sai. Và mình chiêm nghiệm là mình có hạnh phúc không với cái hệ thống mà mình đang sử dụng đó. Hôm nay Trường nói thế này là đúng, nhưng có ai đó nói đó là sai thì Trường cũng chịu thôi, đó là đời sống tương đối, nó không đầy đủ cho tất cả cái đúng theo một cách duy nhất nào hết. Khi mình ở trong một hệ thống, có người ở trên cao hơn mình, họ có trí tuệ và từ bi hơn mình, họ có thể nhắc được cho mình một điều gì đó là đúng hay sai. Dạ xin hết.
Tiếp theo xin mời nhóm Dòng Sống.
P.Thảo
Dạ thưa Thầy và đại chúng. Con xin chia sẻ một cái ý ngắn, nhỏ, dựa theo ý vừa nãy mà huynh D.Trường có nói, là có vị nói rằng “chỉ có Phật mới hoàn toàn mãn nguyện”. Thì con có một suy nghĩ là, nguyện ở đây thì có thể là cái mong muốn của chúng ta, có thể là một cái cam kết. Và cái mãn nguyện tức là chúng ta thỏa mãn những điều đó. Nên là, với những mục tiêu nhỏ cho bản thân mình, hay là cho những người trong gia đình mình, khi chúng ta hoàn thành cái mong muốn hay cái cam kết đó, chúng ta cảm thấy vui sướng.
Nên nếu cái nguyện đó mà càng phổ rộng bao nhiêu và càng sâu bao nhiêu, mà chúng ta thỏa mãn được cái nguyện đó, tức là mọi hành động trong đời này và những đời sau để hoàn thiện được cái nguyện đó của mình chúng ta càng mãn nguyện hơn. Không biết con nói cái ý này có bị khó hiểu không, tóm lại ý con là chúng ta có một cái nguyện, và chúng ta làm mọi thứ để hoàn thành cái nguyện đó, mà nguyện càng lớn thì phải hoàn thiện nhiều và mãn nguyện càng nhiều; cái nguyện đó từ cá nhân, gia đình và tới xã hội. Con xin hết ạ.
H.Nam: Xin mời mấy huynh ở Sài Gòn ạ. Mời huynh Hải.
TC.Hải
Lúc nãy chị Hồng có đặt câu hỏi là làm sao để thấy cái mục tiêu, lập trường của mình là đúng? Theo Hải, đầu tiên mình cần xác định được cái nguyện của mình và cái hướng mà mình đi. Muốn vậy, mình cần phải có sự dẫn dắt từ một vị thầy, một vị chỉ cho mình và trợ duyên cho mình về cái vấn đề đó. Điều đó nó phải rất cụ thể. Ví dụ, việc làm của mình trong đời sống hằng ngày, được sự dẫn dắt của vị Thầy và trợ duyên của đại chúng, thì việc làm của mình càng ngày nó càng tiến triển tốt hơn.
Những việc lẻ tẻ hằng ngày, mình làm đúng hay sai, phụ thuộc vào mức độ mình đặt nó trong cái cái nguyện rộng lớn được bao nhiêu. Cứ làm hoài làm hoài như vậy, tới một lúc nào đó mình thấy được cái chủ định thể của mình, tức là cái mình sinh ra để thực hiện và làm nó. Một khi đã xác định được cái chủ định thể đó rồi thì mình sẽ có thể tập trung hơn trong cuộc sống, mình đỡ bớt những cái động tác thừa. Trước mắt Hải chỉ có ý kiến vậy thôi.
D.Trường: Dạ cảm ơn anh Hải rất nhiều. Mới thấy cô V.Từ giơ tay, xin mời cô ạ?
V.Từ
Kính thưa đại chúng. Với đề tài đời sống mãn nguyện của hai huynh làm, hôm nay thì V.Từ có một đóng góp nho nhỏ trong cái chủ đề này. V.Từ xin đọc lại một câu trong quyển “Giáo huấn điển tọa”, rồi sau đó sẽ có một ý kiến nho nhỏ ạ. Dạ xin đọc:
“Hãy để những sự vật vốn ở cao thì ở chỗ cao, và những cái vững vàng nhất khi ở chỗ thấp thì ở chỗ thấp. Những sự vật tự nhiên thuộc về chỗ cao sẽ ổn định tốt nhất khi ở chỗ cao, trong khi những sự vật thuộc về chỗ thấp sẽ tìm thấy sự vững chắc nhất của chúng ở đó”.
Thì qua cái đoạn và V.Từ vừa đọc thì thấy là đôi khi mình phải xác định được mình đang đứng ở vị trí nào thì tự khắc thời điểm đó mình sẽ sinh ra một cái tâm rất là bình an. Rồi chính cái tâm bình an đó đó, thì nó sẽ khiến chúng ta làm gì thì chúng ta cũng thấy chúng ta có cái điểm đến rồi, và ta mới mãn nguyện trên cái công việc mình làm.
Một điểm nữa là V.Từ thấy mình làm, mình nói là mình làm cái nguyện, nhưng mà mình làm cái nguyện đó đặt trên cái nền tảng là gì? Nền tảng là đang thỏa mãn cái tôi của mình hay cái Nền tảng đó là đang phục vụ, đang làm cho mọi người tốt đẹp hơn? Chính cái Nền tảng đó nó mới là cái vững bền, vững chắc và nó mới khiến chúng ta không bị mệt mỏi, còn nếu chúng ta làm mà không có một cái Nền tảng để mà ta làm thì đến một giai đoạn nào đó sẽ sanh ra cái tâm nhàm chán, mệt mỏi.
Thì làm sao để mà mình xác định được cái vị trí đứng của mình. Nhiều khi tự mình ta chưa xác định được đâu mà phải qua những người cao hơn chúng ta hoặc là những người bạn đồng trang lứa của chúng ta. Qua cái biểu hiện của thân, khẩu, ý của chúng ta mà những người tiếp xúc sẽ đánh giá được là mình đang ở đâu và dựa trên căn cứ đó mà mình sẽ biết được chỗ đứng của mình. Chứ không là mình rất dễ bị chủ quan, một là mặc cảm tự ti, là mình hay tự đánh giá thấp mình, nhưng ẩn sau đó vẫn là sự tự tôn, tự hạ thấp mình nhưng vẫn là để nâng cao mình lên. Còn một điều nữa là mình bị tự cao, tự tôn mình lên mà hạ thấp tất cả mọi người xuống, nên mình chưa thể tự đánh giá mình được.
Tóm lại, V.Từ muốn nói là cái mãn nguyện này phải đặt trên một cái Nền tảng, và cái Nền tảng đó nó không phải hôm nay như thế này rồi ngày mai như thế khác, mà cái Nền tảng đó là một cái đi xuyên suốt từ đời này qua đời khác chứ không phải chỉ một đời một kiếp. Cái thứ hai là mình làm sao để tự đánh giá được cái chỗ đứng của mình đang ở đâu, giống như huynh Nam có nói là Khổng Tử có nói “tam thập nhi lập”, lập ở đây là lập trường, là chỗ đứng, phải xác định được chỗ đó.
D.Trường: Cảm ơn cô V.Từ rất là nhiều. Dạ, tiếp theo mời cô M.An phát biểu.
M.An
Dạ mọi người có nghe không ạ? Dạ thưa đại chúng, qua chủ đề “đời sống mãn nguyện” ngày hôm nay thì M.An cũng có những cái suy nghĩ như vậy. Theo M.An, cái từ “mãn nguyện” này thì cũng giống như nhiều từ ngữ khác, nó cũng sẽ có 52 cái cấp độ ở trong đó. Thật ra theo mình nghĩ là từ “mãn nguyện” này không phải là để cho mình dừng lại, mà nó nói về cái tôi của mình đó. Ví dụ, mình làm cái gì đó mà cái tôi của mình nó ít thì dù cái việc đó nó có thành công hay thất bại bao nhiêu, thì mình cũng sẽ vẫn mãn nguyện với cái điều đó. Chứ không phải mình đưa ra một cái khung tiêu chí, ở trong đó cái tôi của mình nó quá nhiều thì trong đó mình làm cái gì thì dù được hay không được mình cũng vẫn không mãn nguyện. Được thì mình lại muốn hơn thế nữa, mà không được thì mình lại thất vọng và không mãn nguyện vì nó không như cái mà mình mong muốn.
M.An nghĩ ở đây chắc cũng chưa ai mãn nguyện, nhưng mà mình cũng sẽ mãn nguyện ở cái cấp độ của mình, nên là mình cũng vẫn phấn đấu, mình thực hành, rồi làm việc này việc kia, dù là việc đời hay việc làm Phật sự thì mình vẫn nỗ lực mà làm, mình thấy vẫn chưa đủ. Chứ nếu mình thấy đủ là mình không làm nữa và mình nói mình mãn nguyện rồi, nhưng thực ra cái mãn nguyện đó là cái khiến mình dừng lại chứ không phải là để mình và mọi người tiến bộ thêm nữa. Thì đó là suy nghĩ của M.An về ý nghĩa của cái từ “mãn nguyện” này, dạ xin hết.
D.Trường
Cảm ơn cô M.An, chia sẻ của cô có nói một ý mà Trường thấy rất là hay. Trên con đường mình đi ấy, thì sự mãn nguyện chỉ là mãn nguyện trong cái phút giây mà chúng ta đang có thôi, và chúng ta vẫn phải luôn nỗ lực. Như lúc nãy có nói, chỉ có Phật mới hoàn toàn mãn nguyện, còn mình thì cái mãn nguyện nó vẫn lên xuống; thì làm sao con đường này mình đi thì mình mãn nguyện ở những giây phút đang có đó thôi, còn mình vẫn luôn phải nỗ lực, bởi con đường này có tới 52 cấp bậc.
M.An
Dạ xin nói thêm chút cái ý này, có một vị vẫn nhắc lại cái câu trong kinh là “Cái lỗi lầm lớn nhất của một vị Bồ tát là tự bằng lòng với chính mình”, nó làm mình đứng lại mà mình không tiếp tục vì chính mình và người khác nữa. Đó, nên cái sự mãn nguyện như vậy nó là một lỗi lầm lớn trên cái bước đường của mình. Thì M.An nghe câu này nhiều năm nay, vẫn nghe lại nhiều lần, có nhiều khi cái vị đó thấy có nhiều người đã bằng lòng với cái hiện tại của mình rồi nên không muốn tiếp tục hay là sao nữa, thì cái lời nhắc đó nó nhắc nhở mình để mình phấn đấu, đi tiếp cho đến khi thành Phật, vì chỉ có đứ Phật mới thực sự là mãn nguyện.
B.Nguyên
Kính thưa Thầy, thưa đại chúng. Con xin góp một vài ý kiến trong buổi thảo luận hôm nay, chủ đề mãn nguyện. Nguyện nghĩa là mong muốn, mà mong muốn này nó có hai chiều hướng. Một là mong muốn vì mình, vì bản thân mình hoặc là mong muốn vì người khác. Nếu mong muốn bản thân mình thì con nghĩ nó sẽ không bao giờ là đủ cả, bởi vì mình luôn luôn có lòng tham, mà mình muốn cho mình càng nhiều thì không có lúc nào mình cảm thấy đầy đủ. Nên càng tham muốn mình càng cảm thấy bất toàn nguyện, không mãn nguyện được.
Còn nguyện mong muốn làm cho mọi người thì không có giới hạn, bởi vì chữ mãn có nghĩa là đầy đủ, khắp cả, có nghĩa là tràn ra. Khi mong muốn giúp cho người khác càng nhiều, sự lan toả càng lớn thì sự mãn nguyện sẽ càng lớn. Mình cò nhớ, sư huynh Bình có kể một chuyện là, có một ông có tiền rất nhiều, làm giám đốc gì đó, tối ngày ông cứ vò đầu bứt tóc, đau khổ, trong khi một người nông dân thôi, họ lại nằm nghỉ giữa trưa, trời nắng nóng, điều kiện không được tốt nhưng ông ấy lại thấy rất thoải mái. Hai trạng thái đó hoàn toàn khác nhau, không phụ thuộc vào tiền bạc, vất chất của mình, mà nó phụ thuộc vào sự giúp đỡ, liên kết giữa mình và mọi người, liên kết với mọi người càng nhiều thì sự mãn nguyện càng lớn.
Mình có nghe một vị nói là, đừng có nghĩ là người khác làm được gì cho mình, mình phải nghĩ là mình làm được gì cho người khác, như vậy mình mới có chút gì đó là mãn nguyện. Cho nên nguyện giúp đỡ cho nười khác, giúp mình mở rộng đến tận cùng, nó là một con đường đúng.
H.Nam
Con xin mời chú Hải góp ý là làm sao để mình có được mục tiêu, mức độ hiểu về bản chất cuộc sống còn hữu hạn, mình đặt mục tiêu làm sao để nó phù hợp. Con cảm ơn chú Hải.
CH.Hải
Kính thưa Thầy và đại chúng. Mình thấy có một vấn đề cần làm rõ. Cái sự mãn nguyện này đó là mình phải nguyện rồi thực hành nó. Cái việc thực hành này á nó nó sẽ xảy ra hai trường hợp, một là trường hợp bị động.
Tức là cuộc đời mình sinh ra là do nghiệp nó dẫn mình sinh ra rồi mình bị trói buộc trong cái cuộc đời này theo cái cái nghiệp của mình, để mình giải quyết cái đó do cái sự ham thích, cái nguyện của mình nó nằm trong nghiệp á. Mình ham thích mình giải quyết, giải quyết dầu cho có mãn nguyện đi được nữa nó vẫn là bị trói buộc của nghiệp.
Còn cái thứ hai, mãn nguyện là nó phải nằm trên cái chủ động. Tức là mình thành công một phần nhỏ nào đó trong cuộc đời này, thì nó cũng nằm trong một cái chương trình dài hạn. Nó sẽ nối tiếp tới đời sau mà không phải lặp lại theo kiểu nghiệp nữa. Thành ra mình mới phải phải sao làm rõ cái vụ này để không thôi mình nói là mình có một cái ước nguyện gì đó, chẳng hạn như bây giờ mình ra đời để làm được việc gì đó, làm ra tiền, rồi lập gia đình, rồi có vợ có con, rồi này kia kia nọ thì cuối đời mình cũng thấy mãn nguyện, nhưng mà cái đó là nó bị trói buộc của nghiệp. Vấn đề là vậy.
Thành ra mình mình phải làm sao rõ cái sự mãn nguyện này, mãn nguyện ở đâu, mức độ nào. Với lại thứ hai nữa là, M.An nhắc nãy đó, cái hóa thành đó, tức là cái niết bàn tạm thời đó trong người tu hành mà đã mãn nguyện, đó cũng bị kẹt nữa, thành ra cái cấp độ đó nó còn phải cao hơn nữa. Mình giải quyết làm sao là cái sự mãn nguyện của mình là mãn nguyện trong cái nguyện trói buộc, bị động hay là trong cái sự chủ động.
Cái đó là mình nên làm rõ để mình khỏi lạc vô những cái bị động, chẳng lẽ đời sau mình sinh ra, không lẽ mình lặp lại cái bị động nữa. Tức là hồi nãy ông Hải ổng có nói là cái chủ định thể gì đó mà cái nghĩa của chủ định thể ở đây không biết có nghĩa theo chủ động hay là cái chủ định thể này là do nghiệp nó quy định. Vấn đề là vậy, mình phải làm rõ cái này để không thôi, mình thấy là mình mãn nguyện, nhưng mà mình có mãn nguyện đi nữa, chưa nói đến thất bại nha, mình có mãn nguyện đi nữa, mình vẫn là bị nghiệp nó quật mình đó chứ, mình do cái nghiệp nó đẩy mình thành công trong cái ưa thích đó, nó bị động. Mình muốn làm rõ cái này.
H.Nam: Dạ con mời tiếp theo, mời nhóm dòng sống ạ.
Chú Thanh (Nhóm Dòng Sống)
Ý của tôi thì cũng ngắn gọn thôi, thực ra chỉ có các vị giải thoát thì mới được mãn nguyện. Chứ còn mình thì là phàm thì nói chung cái trạng Thái Bình thường là mãn nguyện. Và cái trạng thái Bình thường là đúng nhất mà tôi không mãn nguyện, ai không mãn nguyện mới là đúng. Còn nếu mà bảo tôi mãn nguyện, ví dụ, đời thường thì nó chỉ là giả tạm thôi. Nó chỉ là thời điểm thôi, sau đó thì lại hết thì lại đã trở thành không mãn nguyện.
Có điều là mình phân biệt mãn nguyện đó, mãn nguyện của mình nó đưa vào luân hồi sinh tử hoặc cái mãn nguyện của mình nó thoát ra khỏi luân hồi sinh tử thôi. Còn cái bắt buộc là phải không mãn nguyện, bất cứ một ai, chỉ có vị giải thoát mới gọi là có mãn nguyện, chứ còn cái mãn nguyện đưa mình về luân hồi sinh tử đó khác với cái mãn nguyện mình thoát ra khỏi luân hồi sinh tử, thế thôi. Nếu mà nói là tôi mãn nguyện, nó chỉ là tạm thời nó chỉ là giả tạo. Đối với người thường và kể cả những người tu hành cũng thế, thì đấy là cái ý kiến riêng và ngắn gọn của tôi. Xin cảm ơn đại chúng.
T.Hồng
Kính thưa Thầy, thưa đại Chúng. Thì hôm nay chủ đề là mãn nguyện. Nãy giờ mọi người cũng có chia sẻ nhưng mà Hồng thấy á, là trong trong đời sống hàng ngày, mình sẽ có những cái mục tiêu nhỏ nhỏ, rồi mình thực hành. Nhưng mà, hồi nãy ai nói cái nhu cầu của maslow á, là mọi thứ mình có từng bậc hết nhưng mà cái nhu cầu cao nhất là cái về nhu cầu tâm linh.
Việc làm ở ngoài của mình rất nhiều nhưng mà mình sẽ đạt được cũng rất là nhiều gọi là thành công. Nhưng mà cái sự gọi là mục đích toại nguyện đó nó chưa có rốt ráo. Để có một nguyện rốt ráo giống như nãy mọi người có chia sẻ, phải có cái Nền tảng. Nền tảng của mãn nguyện là cái gì? thì Hồng nghĩ á là mình phải có một thiện tri thức hoặc là một vị Thầy hướng dẫn cho mình. Tại vì hồi trước Hồng cũng vậy. Hồng cũng có mục đích Hồng cũng làm việc, Hồng cũng đạt những cái mục đích đó, nhưng mà mình luôn luôn sống trong cái khổ, tại vì mình chưa có thấy, gọi là chưa có sáng mắt ra.
Thì phải có người hướng dẫn cho mình để mình sáng cái mắt ra, cái thấy của mình nó mới đúng, cái hạnh mình mới đúng và cái nguyện mình mới đúng. Còn nếu không á thì nó chỉ là một cái giả tạm thôi. Nó chưa thật sự là một cái mà người ta nói là mình phát khởi một cái tình yêu thương vô điều kiện được. Đa phần là mình có điều kiện nhiều lắm, nên mình phải có cái người hướng dẫn cho mình có cái niềm tin vững vàng. Có niềm tin đó thì cái hạnh mình mới đúng và cái nguyện mình mới đúng. Với cái câu là tín hạnh nguyện thì nó giống như trong kinh hay chỉ dạy cho mình. Dạ xin hết ạ.
Q.Trường
Dạ kính thưa Thầy Kính thưa Đại chúng. Con sơ lược như thế này, giống như cái tháp nhu cầu maslow, con tạm rút gọn nó xuống còn có 3 mục thôi mà cái này Thầy cũng đã từng nói rồi. Thứ nhất là về mặt vật chất, thứ 2 là về mặt ý thức và cái cuối cùng mà mới đến là tinh thần hay là tâm linh.
Nếu 2 nền tảng ban đầu của mình không vững thì chưa chắc mình đã nhảy một phát lên tâm linh được. Ví dụ về mặt vật chất, anh là người quá thiếu thốn đi, thậm chí anh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, anh quá đói đi thì cũng chẳng có tinh thần đâu nghĩ đến chuyện mãn nguyện cả. Hay cái ý thức của anh nó còn đang còn rối ren, nó còn đủ thứ trong đó thì anh còn chưa xử lý được những vấn đề thô nhất như vậy thì anh cũng chẳng có tâm trí đâu hướng đến sự mãn nguyện cao nhất của tâm linh cả.
Con thấy, tùy theo cái mức độ của mỗi người: ít nhất mỗi tầng nó phải đạt mức độ cơ bản đủ để đi lên tầng tiếp theo thì mình mới tiếp tục.Tùy theo mỗi người, có những người cần nhu cầu bao nhiêu đây để họ hướng đến con đường tâm linh. Và một số người, người ta lại cần cái nhu cầu ít hơn để người ta hướng đến con đường tâm linh, cái đó là còn phải phụ thuộc vào tâm thức và cái cái nhân duyên của người đó nữa nên là con nghĩ là trước hết 2 cái mặt kia mình mặc dù mình rất là đề cao cái chuyện tâm linh, là cái cao nhất, nhưng mà 2 cái mặt kia mình cũng không nên nên bỏ qua nó nếu mà mình không thực sự mãn nguyện với nó.
Nếu mình không mãn nguyện 2 cái chuyện ý thức và vật chất thì cái tâm lí của mình nó cũng sẽ sinh ra một số vấn đề bất ổn, mà trong quá trình mình hướng đến con đường tâm linh mình sẽ gặp trục trặc chứ không chỉ là cứ mỗi hướng đến chuyện tâm linh không là đủ, mà mình phải giải quyết từng tầng, từng tầng một để nó tương đối ổn á.
Thầy kêu là phải có một cái ví dụ như mình hướng đến đạo mình cũng phải có một cái nền tảng đạo đức nó tương đối là là căn bản và vững đã thì mình mới hướng đến được. Chẳng hạn như vậy. Con thấy cái sự mãn nguyện này nó cũng nhiều tầng lắm, từ cái thô cho đến cái vi tế nhất mà câu này không biết con nghe của ai và con cũng coi trên mạng thôi. Người ta kêu là có 2 cái khoảnh khắc mà con người ta bất toại nguyện nhất á, một là đạt được và hai là không đạt được.
Tại vì căn bản vấn đề của con người, cả cái việc mà nếu mình chưa thấy rõ được cái nguồn gốc hay là cái căn bản nhất của vấn đề, hay là cái nền tảng như mọi người đã nói đến thì cho dù mình có phát nguyện, mình có đạt được hay không đạt được mình đều là bất toại nguyện cả, chứ mình chưa hề mãn nguyện, mà cái vấn đề căn bản nhất mà bây giờ mình không thấy được cái nền tảng thì mình mãn nguyện làm sao?
Thì con thấy căn bản nhất thì chí ít mình không thấy thì như cô hồng nói, cái đầu tiên nhất trong cái đó là tín, nếu mà thực sự mình được học, mình được tiếp cận phật giáo thì cái căn bản đầu tiên nhất là phải tin. Chính cái tin thôi để mình làm. Nó cho mình một cái sự gọi là đủ cái mãn nguyện để tiếp tục làm chứ không phải là mình sống trong cái trạng thái luôn bất toại nguyện nữa. Để làm thì chính cái niềm tin ban đầu đó nó đã cho mình một cái căn bản về cái sự mãn nguyện để mình làm rồi. Còn nếu không mình làm tất cả mọi chuyện trong cái bất toại nguyện, thì muôn đời nó vẫn chỉ là giống như chú Hải nói đó, nó chỉ là nghiệp của mình làm thôi chứ không phải là mình thực sự làm. Cái chủ động thực sự là anh phải tin vô hoặc là anh thấy được cái chuyện đấy và y trên đó mà anh làm, còn không tất cả những ý tưởng anh dù cao đẹp nhất dù tuyệt vời nhất, nếu mà còn một cái gì đó ngoài cái cuối cùng mà để làm cái nhân để đi đường dài á thì nó đều là dẫn mình đến cái sự lầm lạc cả. Nhiều khi mình hăng hái mình muốn giúp đỡ người này giúp đỡ người kia nhưng mình lại lạc vô cái việc giúp đỡ đó, mình không biết cái gì, mình cứ nghĩ là mình giúp được người ta mà đôi khi mình còn phá hoại người ta nữa chứ không phải là mình giúp đỡ người ta nữa.
Đó, nhiều khi mình phải quan sát rất là nhiều trong từng hành động nhỏ nhất, mình làm cái này vì cái gì, nguyên nhân mình làm cái chuyện này là vì chuyện gì đã, thì dần dần trong cái quá trình làm thì mình sẽ thấy rõ cái con người mình hơn và mình biết dần dần khám phá được đâu là cái con người thật của mình để mình làm. Nếu không xác định được cái đường sớm thì hoàn toàn như chú Hải nói là nhiều khi mình tưởng cuối đời mình mãn nguyện rồi nhưng mà gần như cả đời mình bị nghiệp dẫn dắt, cái điều này rất là khổ sở mà nó không phải chỉ một đời của mình nữa.
Thì con chỉ xin nhấn mạnh những điều như vậy thôi, còn cái chuyện thực tế làm, nếu mình không thấy thì cần rất nhiều thiện tri thức xung quanh mình để chỉ dạy cho mình cái điều này. Nó không thể giải quyết trong vòng một buổi như vầy. Từng hành động nhỏ nhỏ nhỏ dần dần nó sẽ mổ xẻ tâm thức của mình ra để minh thấy cái gì là thật nhất để mình làm thì lúc đó mình mới thực sự mãn nguyện mà làm chứ không phải làm để mãn nguyện. Con xin hết ạ.
H.Nam
Con có một cái bổ sung. Thật ra khi tâm mình nó an thì mình có sự sáng suốt để có thể xử lý được cả những vấn đề của những cái cái tầng ở dưới. Ví dụ, mình có những vấn đề rắc rối, nhưng khi an được rồi thì những phần kia nó sẽ xử lý được luôn. Nó có tính biện chứng liên thông qua lại giữa ba cái cái lĩnh vực đó của một con người.
Với góc nhìn một cách tâm linh, theo Nam nghĩ là nó cũng không khác với đời sống bình thường, đời sống xã hội nó cũng không khác. Chỉ khác một chỗ thôi, là cái nền tảng hay là cái chiến lược mà nãy giờ mọi người có nhắc đến. Tức là mình cũng phải có một cái mục tiêu, cũng phải nhìn ra được điểm mạnh, điểm yếu. Nếu không nhìn ra hoàn cảnh, những xuất phát điểm của mình để thấy mình có khả năng, có những điểm mạnh nào, ví dụ, có vị thì sẽ mạnh về từ thiện thì vị đó sẽ phát nguyện sẽ làm từ thiện trong đời này, hoặc là có những vị mạnh về thuyết pháp, hoặc là tôi không làm gì hết, tôi chỉ lo về dẫn đoàn đến Ấn Độ chẳng hạn, tôi mạnh cái đó thì tôi làm cái đó.
Nhưng mà chiến lược của cái chuyện này là mình đặt được việc mình làm trên một cái cái Nền tảng không có cái ngã của mình, không có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Khi đặt được mình trên đó, thì cái chuyện mà mãn nguyện nó sẽ dần dần được hoàn thiện ra. Nó chỉ khác biệt vậy thôi, còn lại tất cả mọi thứ nó giống nhau hết. Và mình cũng phải có một niềm tin, một cái chỗ đứng, một cái lập trường. Nếu không có, mình phải đọc sách, mình phải văn tư tu hoặc là phả hấp thụ từ một vị Thầy. Xong rồi mình đặt mục tiêu. Ví dụ trong cái ngưỡng trung hạn, dài hạn. Ví dụ ngắn hạn là tạm gọi trong một vài năm gần đây, trung hạn là trong cái đời này, dài hạn như chú Hải nói là đời này và đời sau nữa.
Thì mình có những cái như vậy, mình xin hết. Xin được mời tiếp tục anh Thái.
H.Thái
Xin kính chào Thầy và đại chúng! Lúc nãy anh Hải có nói như thế thì trong tâm con nghĩ về Bồ tâm tương đối và Bồ đề tâm tuyệt đối. Chúng ta sống trong đời sống này, hành động của thân khẩu ý làm rất nhiều việc nhưng mà với sự hướng dẫn của vị thầy chúng ta thấy những việc làm đó đi liền với Bồ đề tâm tuyệt đối. Bồ đề tâm tuyệt đối chính là một đời sống viên mãn. Mỗi hành động của thân khẩu ý, chúng ta phải thấy nó phải được xuất phát từ cái Bồ đề tâm tuyệt đối.
Chúng ta có thể giả sử hoặc quán tưởng gì đó về đời sống này vốn đã viên mãn rồi. Từ giả sử như thế, chúng ta quán sát mọi việc làm chúng ta coi nó có phải là viên mãn hay không? Có sự kháng cự nào hay không? Chúng ta quán sát liên tục như thế trong đời sống này để chúng ta thể nghiệm đời sống viên mãn đó.
Con có nhớ lại là có lần hỏi một vị thầy. Đời sống này mình làm rất nhiều việc mà nó dang dở thì lúc đó làm sao? Thì vị thầy trả lời là dù mình làm được hay không làm được thì nó đã vốn viên mãn hết rồi. Từ đó làm cho bản thân con rất là nhẹ nhàng khi mình làm tất cả các việc.
Dạ con xin chia sẻ như thế ạ.
D.Trường
Trường xin tiếp nối chỗ anh Thái. Theo Trường thấy là vậy đó, dù chúng ta trong đời sống này hay trong tâm linh cũng vậy nó cũng chung với nhau thôi, nhưng làm sao chúng ta phải nhận ra được cái Nền tảng hay Phật tánh đó.
Thì câu này mấu chốt lắm, mình có làm cái gì đi, mục tiêu 2 năm, 10 năm hay là hết đời này đời kia gì đó, nhưng mà chúng ta nhận thấy được cái chỗ đó, cái Nền tảng đó thì không cần chúng ta ngả lưng xuống tổng kết lại mãn nguyện hay chưa? Rõ ràng như vậy đó. Chúng ta phải tin một điều là hôm nay đang nói chuyện ở đây cũng thấy mãn nguyện rồi, mà chút xíu xuống ăn cơm cũng thấy mãn nguyện. Chúng ta tập tinh thần như vậy đó. Chứ chờ tổng kết thì nó mệt lắm, cuối năm tổng kết rồi không đạt hay gì đó buồn mấy ngày luôn.
Mình tin một điều như vậy đó, ở sẵn chúng ta có một Nền tảng Phật tánh mà đức Phật không giấu diếm gì hết. Ngài nói ai cũng có Phật tánh hết, mình làm bất cứ điều gì y trên Nền tảng như vậy đó thì nó mãn nguyện. Dù nó mãn nguyện chút chút trên đó thôi cũng được, từ từ chúng ta sẽ sống được nhiều hơn.
Xin hết ạ. À, chỗ này chú Hải có nói theo D.Trường chia sẻ lại là vậy. Chú Hải có đưa ra thêm ý kiến nào không chú?
CH.Hải
Mình chỉ đặt vấn đề cho rõ, để không thôi đi lạc trong cái mãn nguyện theo nghiệp. Còn mình có con đường nó rõ ràng, mình hiện thực nó trong mỗi một thời gian, một đời hay trong mỗi khoảnh khắc. Mình tính nó vậy đó, mỗi khoảnh khắc mình thấy nó mãn nguyện cái đó là ngon nhất. Nó không là kết quả hay nguyên nhân gì nữa hết.
H.Nam: Dạ tiếp tục xin mời ý kiến các anh chị nhóm Dòng Sống ở Hà Nội ạ.
V.Hoàng
Con xin chào Thầy và đại chúng. Con xin phép được chia sẻ về cái chủ đề ngày hôm nay. Nghe qua khẩu khí vừa rồi của Nam chia sẻ thì mình bắt đầu chuyển sang nội dung thứ hai. Ngoài cái chuyện là mãn nguyện đời sống theo nghĩa bình thường chúng ta vẫn thường biết, chuyển sang đời sống mãn nguyện ở cấp độ cao hơn. Một đời sống hơi phi thường một tí. Xin phép được chia sẻ với anh chị em cô chú như thế này, mong cô chú anh chị em chỉ thêm cho.
Con có cảm nghĩ rằng, thứ nhất là về phương diện bình thường đời sống tương đối mà nói. Chúng ta thấy có những lúc mà mình thỏa mãn đi, thỏa mãn hay là mãn nguyện. Rồi có những lúc thấy mình bất mãn, không mãn nguyện, đấy là những chuyện bình thường phổ biến trong đời sống, ai trong chúng ta cũng đều trải nghiệm. Nó gần như là tất yếu, thậm chí nói theo lời Đức Phật thì ở trong luân hồi này không có câu chuyện gì thật sự là mãn nguyện cả.
Và có lẽ bởi vì mục tiêu chúng ta không thật sự thỏa mãn như vậy chúng ta mới đi tìm kiếm con đường gì đấy để mình vượt qua khỏi chuyện như thế. Còn nếu mình hoàn toàn thỏa mãn một trăm phần trăm không còn gì nữa, chắc là khó mà hôm nay mình ngồi cùng nhau ở đây. Con nghĩ là như thế.
Thế thì ở phương diện thứ hai, khi mà hướng đến đời sống nó cao thượng hơn, tạm dùng chữ tâm linh hay tinh thần, thì gần đây con có cảm nhận thấy đó là thứ nhất mình tạm gọi là cảm giác mãn nguyện, hay cảm giác bất mãn nó đều là thứ cần thiết cho đời sống của mình. Ở góc độ nào đó thì cái cảm giác bất mãn, cái cảm giác mãn nguyện như vậy nó đều là những dấu hiệu, nó đều là những dấu chỉ, nó đều là những tín hiệu, những thông điệp từ bản tâm của mình. Ở đây mình có thể gọi là Nền tảng hay Phật tính gì đấy mà nó hiện hình lên phương diện ý thức thông thường để mình có thể nhìn nhận được về cái đời sống của mình đang như thế nào. Từ đấy để mình điều chỉnh đời sống của mình đi cho nó đúng hướng và đến được cái đích giống như mình mong muốn. Chúng ta có thể gọi đó là giải thoát, giác ngộ, thành Phật hay là cái gì đó. Thì đối với con gần đây là con cảm nhận như thế.
Cả mãn nguyện lẫn bất mãn đều cần thiết và đấy là dấu hiệu biểu bộ của bản tâm trên bình diện mà chúng ta có thể cảm nhận được là bình diện ý thức. Mình có thể men theo những dấu hiệu đấy để mình xác định xem là mình đang đi như thế nào? Dạ con xin hết ạ.
T.Danh
Con kính thưa Thầy thưa đại chúng. Con có một cái nghĩ như vậy thôi. Tức là thí dụ, đi học, thì mình cần cái gì mình làm cái đó. Mình cần kiến thức thì mình đi học, mình cần lo toan cho cuộc sống cơ bản của mình thì mình đi làm. Mình có nhu cầu tâm linh thì mình đi tu mình thực hành. Trên con đường đó có những lúc được những lúc không được. Miễn là mình nhìn ra là mình đang cần cái gì? Thì lúc được hay không được đó nó đều thanh thản cả, mãn nguyện cả.
Con không biết diễn tả trạng thái khi mình nhìn ra cái sự không đạt được của mình. Cái trạng thái đạt được có lẽ nó dễ hiểu hơn, dễ nhận ra hơn nhưng mà cái lúc nhìn ra đã không đạt được mà mình vẫn rất là vui với cái việc đó đó, thì ngay tại đó có sự mãn nguyện rất là lớn. Bởi vậy con thấy cuộc sống này rất easy, không có gì phải bâng khuâng mấy nữa. Chỉ vậy thôi ạ, cám ơn mọi người.
H.Nam
Thưa Thầy thưa đại chúng, tiếp lời của anh Danh, em thấy để thấy cuộc sống nó dễ dàng là cũng không dễ. Nhưng rõ ràng mình thấy là một vấn đề gì đó, mục tiêu gì đó. Bây giờ đặt mục tiêu năm nay làm việc ABC, mà nó chỉ đạt được 50%, 30%, 20%, điều đó chưa hẳn quan trọng. Cái quan trọng nhất là mình dồn tâm lực vô chuyện đó như thế nào, còn nó đạt được mức độ nào còn tuỳ vào nhân duyên của chuyện đó.
Nhưng cái nguy hiểm của nó là mình tự lừa bản thân là mình đã hết sức rồi đó. Có khi mình mới chỉ dồn được 40% công lực của mình thôi nhưng mình tự lừa bản thân là mình đã làm hết sức. Phải cẩn thận chỗ này.
Nếu như đã dốc rất nhiều tâm sức vô chuyện đó thì kết quả có như thế nào mình cũng dễ chấp nhận. Nói về cái chuyện dài hạn, nếu đặt cái nguyện nó lớn đi, rồi mình làm tiếp tục, tiếp tục với nó, thì mình sẽ luôn luôn trong trạng thái mãn nguyện, rất là mãn nguyện. Giống như trong kinh Phật nói, “con đường đó tốt ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và ở giai đoạn sau cùng”, nó luôn như vậy, được vậy thì quá ngon. Con xin nhắc lại như vậy. Chú Hải hồi nãy có nhắc nhở chỗ đặt cái nguyện rất quan trọng, anh Danh cũng nói vậy, anh Danh cũng nói mãn nguyện mà em không biết chỗ đặt cái nguyện của anh Danh ở đâu?
Dạ. Con xin mời cô D.Lạc ạ!
D.Lạc
Thưa Thầy, thưa đại chúng. Nói về chủ đề mãn nguyện thì D.Lạc rất là vui vì D.Lạc lớn tuổi rồi, cũng có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, cả mãn nguyện lẫn thất vọng. Nhưng từ khi có cái nguyện được đi theo con đường của Phật, D.Lạc rất là mãn nguyện. Nói vậy đó, ở đây tuy là D.Lạc tiến bộ chậm, hiểu lời Thầy dạy rất là ít, nhưng mà càng ngày càng ngày thấm thấm, giống như mưa lâu thấm đất đó. Nói chung rất là mãn nguyện, từ thời khoá tụng kinh hay ngồi thiền hay là tất cả các việc khác, làm việc gì D.Lạc cũng thấy rất là vui. Hay nhìn chung quanh thấy mọi người vui là D.Lạc cũng thấy vui à. Như vậy là mãn nguyện rồi phải không?
Thành ra nói về chuyện đời thì D.Lạc không có bàn tới vì nó qua rồi. Nhưng mà ở đây, biết được giáo pháp biết được Thầy, có một người Thầy, có một đại chúng hướng dẫn mình tu, từ những cái chuyện nhỏ nhặt nhất như ăn ngủ làm việc hay gì đó. Mình sai rất là nhiều, bao nhiêu năm nay rồi, mấy chục năm nay sống trong mê lầm. Thật sự bây giờ nhờ biết đến con đường này, biết tu học Phật mình mới biết được cái ánh sáng chút chút. D.Lạc rất tin tưởng Thầy, đại chúng, tin tưởng con đường mình theo. Thành ra khi nào D.Lạc cũng thấy rất là mãn nguyện.
Cô Dân
Dạ, con kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng! Như nãy giờ nói cái mãn nguyện thì con xin hỏi cả nhà mình: có khi nào mình đặt nó song song với một cái mãn nguyện ác và mãn nguyện thiện không? Thí dụ, mình đặt ra một câu hỏi là: mãn nguyện từ bi, mãn nguyện trí huệ hay là cái mãn nguyện vì lòng ích kỷ. Ví dụ, giả sử là cái nhà kế bên nó giàu quá giàu, trong khi mình không có ăn, mình vái trời cho nó sập tiệm, cho nó đổ nợ, chung chung là như vậy. Rồi chẳng may cái lời nguyện của mình vậy được, bên kia nó vậy rồi bên mình có kêu là mãn nguyện hay không? Đó thí dụ như vậy. Mình trông cho nó được vậy rồi mình có mãn nguyện hay không, trong khi nếu mà nói là mãn nguyện thì có song song hai mặt, nhờ mấy diễn giả phải ra một cái điều kiện là mình mãn nguyện về điều gì, mãn nguyện trí huệ hay mãn nguyện từ bi, hay trong cái mãn nguyện có cái ganh tỵ ích kỷ gì đó. Thí dụ, Dân mong cho người đó như vậy rồi Dân có mãn nguyện không hay là Dân nhận nghiệp, nói chung là vậy.
D.Trường
Dạ, cám ơn cô Dân ạ. Cô Dân đặt câu hỏi này thì hai diễn giả xin có ý kiến như thế này, nếu là một được rồi thì hai khỏi. Theo Trường, mình làm cái gì mà đưa cái tôi vô, lúc đầu thì mãn nguyện thiệt, nhưng sau này nó sẽ có những hành động phía sau làm cho mình khổ, rõ ràng như vậy đó. Bất cứ hành động nào mình quy chiếu về mình ít lại hay còn gọi là cái tôi đó thì tất nhiên cái sự mãn nguyện đó được duy trì, hay nói nôm na cái điều kiện nó ít đi thì mãn nguyện càng dài ra. Đúng là cái người ích kỷ cũng thấy mãn nguyện, tại người ta làm chuyện gì của người ta thì người ta thấy liền nhưng rõ ràng trong cái thời gian sau đó sau đó nữa nó gặp trục trặc. Khi mình quy về cái tôi mình nhiều sẽ thấy đau khổ, thấy thiệt thòi. Nên bất cứ hành động nào ít quy về mình thì mãn nguyện được duy trì. Cô V.Từ chia sẽ vấn đề này được không mời cô V.Từ à.
V.Từ
Dạ, kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng. Qua câu hỏi của cô Dân, V.Từ xin chia sẻ một chút xíu. V.Từ thấy là đôi khi, không phải là đôi khi mà hầu như luôn, con người của chúng ta đều mang một cái tâm thiếu hụt, thiếu thốn, thành ra mình mới nguyện mới mong muốn. Tâm lý mình bị thiếu hụt, thiếu hụt nên phải là, ví dụ như bây giờ chưa có nhà, mong muốn có căn nhà, sau khi có căn nhà rồi mong muốn có chiếc xe, sau khi có chiếc xe rồi thì mong muốn một cái khác nữa, sau khi thoả mãn một cái, mong muốn này mình sẽ tiếp tục tạo ra một cái mong muốn khác, đó chính là tâm lý thiếu hụt.
Vậy thì làm sao mình không còn có tâm lý đó nữa thì mình phải làm sao tâm thức của mình phải đầy đủ. Đầy đủ ở đây là mọi người để ý khi ăn no người ta có đưa cho mình một món cực kỳ ngon đi chăng nữa thì mình cũng đâu ăn nổi đâu, thì mình ơi trời có ngon đến nữa thì mình cũng không có ăn nữa đâu thì ngay thời điểm đó, đây chỉ là cái ví dụ thôi nhưng mà mình nhìn vào cái ví dụ đó để mình nhìn cái cuộc sống của mình, mình nhìn cái tâm thức của mình. Nếu mình cảm giác đầy đủ rồi thì mình không còn cảm giác là ghen ghét, đố kỵ không còn nghĩ là à nhà bên kia giàu hơn nhà tui, rồi mình không còn chạy đua theo tui phải giàu hơn nó, tôi phải sân si với nó phải làm cái gì hơn nữa, tại vì mình đầy đủ rồi chính vì cái thời điểm đó mình mới mang cái tâm đầy đủ đó mình sống và ngay thời điểm đó mình đạt tạm thời mãn nguyện.
Và một điểm nữa mình thấy khi mình đã đầy đủ rồi và mình nói ra những lời mong muốn giúp người khác hơn là những lời chỉ trích người khác, khi mong muốn tốt hơn là chỉ trích, chỉ cần mình phát ngôn ra thôi thân khẩu ý của mình người ta nhạy lắm người ta biết là đang nói vào ai và đang truyền đạt thông tin gì nên thành ra là mình chính bản thân mình làm cho mình mang tâm lý thiếu hụt được, phải nói một cách trọn vẹn hơn thì ngay thời điểm đó mình mới giúp đời giúp người. Dạ hết ạ.
D.Trường
Cám ơn cô V.Từ. Ở đây có lớp trưởng lớp Lăng Nghiêm mời anh ạ.
H.Thi
Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng hôm nay chủ đề của bạn Nam và huynh D.Trường đó là về “đời sống mãn nguyện”, thì cho phép Thi xin chia sẻ một số cái ý như thế này. Tức là hồi nãy cũng có cái vị nào nói, có lẽ là cô V.Từ hay cô Hồng, một trong hai vị có nói một cái ý là mình phải có một cái thấy, mình phải có một cái thấy đúng đắn, mình sống trong cái thấy thì khổ đau nó vơi mất đi. Khi mà cái trạng thái mình không còn khổ đau thì mình cảm thấy đời sống mình tốt đẹp hơn, mình cảm thấy dần dần cái đời sống của mình có ý nghĩa, nó mãn nguyện.
Ở cái mức độ, cấp độ của mình, xoay lại vấn đề là mình phải có một cái thấy đúng đắn hay trong đạo Phật gọi là một cái chánh kiến, thì như lúc nãy cô Hồng cũng có nói, là khi mình có cái chánh kiến từ cái thân khẩu ý của mình, tất cả việc làm của mình, hành động lời nói của mình, nó sẽ đúng. Thì từ đó phát sanh ra cái đời sống của mình nó sẽ tốt lành thôi. Nó đi theo một cái trình tự tự nhiên như vậy, thì lúc đó mình cảm thấy mãn nguyện ở một cái mức độ của mình. Đương nhiên rồi để tới một cái mức độ gọi là mãn nguyện tổng quát như đức Phật thì mình cần phải đi trên con đường này còn lâu, còn dài.
Mong rằng mình có một cái thấy mà mình sống thường trụ trong cái thấy đó thì cái đời sống đó chắc chắc là tốt đẹp. Cá nhân Thi thấy như vậy. Và trong cái đường tu hành hàng ngày, Thi nghĩ rằng mỗi ngày qua mình tốt hơn, ngày hôm nay mình tốt hơn ngày hôm qua thì ở một góc độ nào đó thì mình thấy mình chiến thắng được chính mình, thì mình thấy mình đã mãn nguyện được một phần nào đó rồi. Xin cảm ơn Thầy, xin cảm ơn Đại chúng ạ.
H.Nam
Cảm ơn anh Thi. Có một cái em thấy như vầy nè anh Thi, đó là em chưa mãn nguyện với câu trả lời, câu nói của anh. Dạ thưa Thầy, thưa đại chúng, con thấy có một cái nữa là, dù ở ngoài đời hay trong đạo cũng vậy, phải có mục tiêu rõ ràng. Ví dụ, các vị lạt ma tái sanh trở lại, vị nào cũng có những dự kiến là các vị sẽ làm cái gì trong đời. Như đức Đạt Lai Lạt Ma hay Ngài Ling chẳng hạn, mỗi đời các vị có những hiện tướng khác nhau, đó là các vị có dự tính rất rõ ràng trong các đời tái sanh của mình.
Mình phải học, bắt chước đời sống xã hội hay đời sống tâm linh cũng vậy, phải có cái nguyện cụ thể mới có thể trút được năng lượng của mình vô đó. Cái này con cũng rút từ kinh nghiệm từ bản thân của mình thôi. Có những năm tháng mình không có mãn nguyện, nó bị trục trặc, mình cứ bị lềnh bềnh lềnh bềnh. Nghĩ lại những năm tháng đó cũng oải lắm. Năng lượng bị hao phí trong thời gian đó, mình không có chỗ để trút vô. Nó như sống vô định không có mục đích á. Em nghĩ là anh Thi hồi nãy nói cái ý đó cũng quá hay rồi nhưng mà nó cần có cụ thể hơn. Anh định làm gì hoặc là chúng ta định làm gì trong cuộc đời này, trút năng lượng của mình vô đâu? Mời anh Thi.
H.Thi
Cảm ơn Nam. Khi đặt mục tiêu quá lớn lao hay quá vĩ đại thì như hồi nãy có nói, tuỳ vô cấp độ của mỗi người, đương nhiên chúng ta đi trên con đường này cái đích cuối cùng là đến với sự giải thoát, giác ngộ. Và lẽ dĩ nhiên, trên bước đường đi này, mỗi người có vị trí hay một cái đoạn đường, cái khoảng cách khác nhau. Nhưng đích đến là về chung một chỗ đó. Cá nhân anh thì anh nghĩ, mình hãy cứ bắt đầu bằng những việc làm nhỏ, đơn giản trước, để tạo thành thói quen á. Thiền định cũng là một cái để mình tập làm quen thôi cho tới một mức độ nào đó mình sẽ thuần thục.
Bắt đầu bằng những việc nhỏ trong từng lời ăn tiếng nói hay những việc làm hàng ngày của mình. Làm tốt trong từng động tác như vậy thì dần dần đời sống này ngày một tốt đẹp hơn. Từ đó nó nâng cấp mình lên theo cấp độ của mình. Khi mình lên được ở cấp độ nào sẽ có những bài học hoặc thử thách mới ở cấp độ đó. Có thể Nam muốn túc đẩy anh đi nhanh hơn nữa để có được nhiều điều tốt đẹp hơn trên con đường này. Với cái ý tốt như vậy anh rất cảm kích. Tuy nhiên, về khía cạnh thực hành, cá nhân anh nghĩ, mình nên làm những việc vừa sức với mình, thì dần dần sẽ có những thứ thách những bài học phù hợp với cấp độ của mình. Vượt qua được, mình sẽ được nâng cấp lên một vị thế mới, một thế đứng mới. Anh nghĩ như vậy. Cảm ơn Nam.
H.Nam
Xin mời nhóm Dòng Sống trước ạ, nhóm Dòng Sống có nhắn tin là nhóm đang giơ tay ạ.
V.Hoàng
Con xin được nói thêm một chút ý kiến nữa nhân cái ý kiến vừa rồi của Nam là chưa thỏa mãn câu trả lời của Thi, xin phép được chia sẻ ạ.
Thưa Thầy, thưa đại chúng, thưa em Nam. Anh nghĩ, cái góc độ nào đấy để mà mãn nguyện nó phải tương đối ở trong đời sống bình thường, một trong những cái hướng dẫn mà mình được biết đó là cái mục tiêu, tức là cái nguyện của mình ý. Nó càng rõ ràng, càng cụ thể bao nhiêu thì mình càng dễ mãn nguyện bấy nhiêu đúng không ạ, mình dễ thực hiện được cái điều đấy.
Chúng ta thấy rất rõ, nếu không có mục tiêu chi tiết cụ thể, chỉ chung chung thì chẳng làm nên trò trống gì. Nhưng khi có những mục tiêu, tạm gọi là mục tiêu vượt ra khỏi phạm qui thế tục bình thường, thì có lẽ là cái tính chất của mục tiêu đấy nó lại không đơn giản như cách nhìn cụ thể rõ ràng như mình tưởng. Bạn phải làm một cái định lý, cái mục tiêu đây là cái mục tiêu mang tính tổng thể, tổng quát. Và ở góc độ nào đấy, với cách nhìn của chúng sinh còn đang chưa được giải thoát như mình, tức là còn mù mờ, mơ hồ. Ví dụ, thành Phật là một chuyện rất mơ hồ, thật sự đối với một người bình thường như mình là mình cảm thấy chuyện thành Phật hay là cái gì đấy, bậc giác ngộ đối với mình nó là một thứ rất là trừu tượng. Phải cụ thể như là một viên gạch, một cái nhà, một cái ô tô hay là $2000 một tháng, thì đấy là thứ nhất.
Thứ hai, khi bàn về câu chuyện là ý nguyện của những cái, mình tạm gọi là của các chư vị như vừa rồi đấy. Lấy ví dụ như các vị mình gọi là vị truyền thế chẳng hạn, họ tự tại, những vị tái sinh nhiều kiếp. Hay nói cách khác, cái nguyện của các bậc chứng ngộ tâm linh ở trình độ cao, thì cái nguyện đó không giống như cái nguyện của một con người bình thường như mình. Bởi vì đây chính là cái mình cũng căn cứ, một cái mà con hiểu trong giáo lý của đức Phật, một trong tam giả khắc môn, ba cái môn thì cái vô nguyện là cái môn. Bởi vì vậy thường ở trong kinh khi mà mô tả cái nguyện của những vị mà mình gọi là đại Bồ tát ở cấp độ nào đấy thì người ta hay dùng mô tả rất nghịch lý, đó là một cái nguyện vô nguyện, chứ không phải cái nguyện theo một cái mong muốn nào đấy tôi sẽ đạt được điều này, đạt được điều kia ….
Con xin phép được chia sẻ thêm một cái cách hiểu, cách nhìn của con về cái tạm gọi là cái nguyện theo cái nghĩa bình thường trong cái tương đối với một cái nguyện mong muốn vượt ra khỏi cái tầm đấy thì nó có cái phẩm chất khác biệt nhau như vậy. Con xin hết ạ.
H.Nam
Cảm ơn anh Việt Hoàng ạ, ở đây có cô H.Lan giơ tay đã khá lâu. Xin mời cô H.Lan, sau đó đến chị Oanh.
H.Lan
Thưa Thầy, thưa đại chúng. Mình có lẽ cũng tiếp nối cái chỗ của Nam lúc nãy một chút, có lẽ mình nên phân ra giống như mọi người hay nói là có 52 cấp độ phát triển của con người hay là phát triển của tâm thức á. Mình cũng nên đặt câu hỏi coi là đến cái giai đoạn nào mình chưa mãn nguyện hoặc là đến giai đoạn nào là mình mãn nguyện. Ví dụ, bên Nam truyền họ có tầm - tứ - hỉ - xả. Tầm tứ thì chắc chắn là không mãn nguyện nên mới tầm tứ, còn hỉ xả để nó có cái độ mãn nguyện nhất định ở trong đấy, sau đó mới đắc niết bàn được.
Ở đây mình thấy có một điều mình muốn nói đến là khi mình bảo mình không có cái mục tiêu nào để làm thì mình cảm thấy thương cho cái người nào mà không có mục tiêu trong cuộc sống á. Nhất là mấy hôm vừa rồi, Thầy dạy rất nhiều về hòa thượng TS. Một người họ sinh ra đời mới 17, 18 tuổi đã nổi tiếng khắp cả miền Trung và miền Nam rồi. Dành hết cả cuộc đời để phát triển phật giáo. Đóng góp như vậy, vậy mà cuối cùng khi ngài viên tịch ngài để lại một câu cũng không dám gọi là viên tịch nữa mà gọi là tịch thôi tại vì ngài để lại cái câu rất là kinh khủng là: “hư không hữu tận, mãn nguyện vô cùng”, thì cái nguyện của ngài một con người đã làm đến như vậy rồi mà còn bảo là khôn cùng như vậy thì mình lấy cái tư cách gì mà mình bảo là mình mãn nguyện với cái đời sống của mình.
Nhiều lúc mình cảm thấy hơi buồn ý. Bởi vì chúng ta mãn nguyện quá nhiều với những cái nhỏ nhoi mà chúng ta có. Ví dụ, mới gần đây Thầy dạy vài người là bởi vì họ mãn nguyện với những gì họ làm được, nên suốt mấy năm liền họ làm sai hết mà họ không có biết. Cho đến khi Thầy bắt quả tang rồi Thầy dạy cho. Cũng có một số người ở đây, chúng ta cũng biết rồi đó, là có những người bạn của mình, họ sống với những người bạn khác, những người đấy chỉ muốn bòn rút của mình thôi, chỉ muốn đố kị và ganh tỵ với họ thôi.
Họ sống trong một môi trường như vậy và họ không có gì khác ngoài tiền bạc hết, và cái đồng tiền đó họ có được từ đâu? Chính từ cái việc họ phải bỏ tất cả thời gian của họ ra để đi làm, khi hỏi họ có thể có thời gian, có thể dành một chút thời gian cho một góc cạnh khác trong đời sống của mình không thì họ bảo họ không có thời gian. Nếu mà mình nói không có thời gian, thời gian là cái thứ mà sinh ra ai cũng có hết trơn luôn á, mà họ họ không có thời gian làm cái gì khác ngoài cái việc kiếm tiền và lo cho gia đình nhỏ xíu của họ. Họ bảo là họ hài lòng với điều đó được, thì mình thấy một cái người sống trong một cái môi trường như vậy và với sự ràng buộc quá lớn như vậy, 8 cái rảnh rỗi mà đạo phật nói đến thì không có cái nào hết. Vậy mà cũng tự hài lòng với cái đời sống của mình đươc thì mình cảm thấy mình thật sự mình rất là thương cho những người họ cảm thấy hài lòng với đời sống của mình như vậy á.
Câu hỏi mình đặt ra chỗ này với mọi người á, là mình có thật sự nên hài lòng với cuộc sống của mình hay không? Hay là mình nên đánh dấu chấm hỏi lại là mình không biết nên làm gì với cuộc sống của mình? Và mình có đang tiêu phí cái năng lượng và thời gian mình sinh ra và có được ở đây hay không?
Như mình cũng có được biết là khi chúng ta sinh ta làm con người thì ai cũng có thiện căn nhất định. Thế thì những cái thiện căn, những cái vốn liếng mà mình đã chào đời này với cái vốn liếng đó, mình đầu tư như thế nào cho cái cuộc đời này? Mình nghĩ là chúng ta nên đặt những câu hỏi như vậy để xem coi là có nên thật sự có một cái mong muốn hay không, hay là thậm chí chúng ta còn không dám mong muốn nữa còn nói gì đến những cái chuyện khác là mãn nguyện hay không mãn nguyện. Anh không có muốn thì lấy cái gì mà như ý hay không như ý ở đây.
Mình cảm thấy là ngay cái đề tài đặt ra ngày hôm nay nó quá cao đối với một số người đang được nghe, thì mình nghĩ là nếu là chúng ta nhìn lại, chúng ta thấy thậm chí là chúng ta không thể đặt nổi cho một cái nguyện trong cuộc đời mình, mình không biết làm gì trong cái cuộc đời này thì chúng ta có quá tự cao không khi chúng ta không đi hỏi người khác. Tại sao khi chúng ta bị bệnh chúng ta đi tư vấn bác sĩ, chúng ta muốn tìm trường học cho con chúng ta đi hỏi thăm bạn bè, rồi đến các trường để tư vấn. Rồi mua xe cũng vậy chúng ta đi hỏi hãng xe này hãng xe kia, đi cửa hàng này cữa hàng khác, chúng ta tìm tư vấn cho tất cả các vấn để trong cuộc sống của chúng ta. Vậy mà tại sao riêng cái sự phát triển của bản thân mình mình lại không cần đi hỏi người khác. Mình có cảm thấy là mình tự cao quá ở đây không? Và mình có cảm thấy mình hơi làm sao đó không khi mà mình không dám đặt ra cho mình một cái mong muốn ở đây. Tại sao mình mua xe mình có mong muốn rõ ràng, mình mua nhà mình có mong muốn rõ ràng. Đôi khi mình lấy vợ lấy chồng mình cũng có mong muốn rõ ràng, mà tại sao cái con đường phát triển của chính bản thân mình, cái sự sống thiết thực nhất của mình mình lại không dám đặt ra một cái mong muốn nào cả. Mình xin hết.
X.Oanh
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Thực ra khi Nam đặt vấn đề đầu tiên á là mình đã có một cái suy nghĩ, tại vì thật sự là Nam gắng cái việc gọi là mãn nguyện. Với lại cái mục tiêu thì mình nghĩ ngay đến một cái là các chư Phật có những cái nguyện là tất cả chúng sanh đều được giác ngộ. Thật sự cái đời sống này đã được như vậy chưa, các vị có mãn nguyện hay không? Thành ra, ngay cả vừa rồi H.Lan nói, tức là mình thấy một vấn đề được nhìn rất nhiều phía thì cái mục tiêu này nó quan trọng là thật sự nó phát ra từ đâu, từ một cái sự giác ngộ, từ một cái sự khi mình đã thấy được cái đường đúng để mình đặt mục tiêu hay là mình đặt từ con người cá nhân của mình. Khi nhìn về việc mãn nguyện, mình có ngay mấy cái điểm suy nghĩ này.
Thứ nhất, mãn nguyện nó có bao gồm cái việc là hành phúc, có thể là không biết người hạnh phúc thì có chắc chắn mãn nguyện hay không nhưng người mãn nguyện chắc là phải có hạnh phúc, mình nghĩ như vậy. Chư Phật đã dạy rất là rõ là nguyên nhân của hạnh phúc chính là vị tha, tình yêu thương. Còn nguyên nhân của đau khổ là chỉ lo cho hạnh phúc của mình. Có nghĩa rằng cái mong muốn của mình như vừa nãy huynh Nguyên có nói, mong muốn của mình là vì người khác. Nếu những cái mong muốn của mình vì người khác thì người đó khả năng rất cao là sẽ có được hạnh phúc.
Tuy nhiên, nó còn phải có thêm một ý nữa là phải có trí huệ. Trí huệ ở đây là hiểu biết đúng, có một vị thầy. Ví dụ, khi mình biết đạo Phật, đức Phật chỉ ra cái con đường đúng thì mình cảm thấy rất là hoan hỷ. Tại vì thật sự không có gì phước lạc cho bằng là khi mình sống mà mình biết là cái cuộc sống này nó vận hành như thế nào, chân lý của đời sống này là ở đâu, cái đấy là mình thấy vô cùng hoan hỷ. Chưa cần biết mình có thực hiện được hay không, mình có đi được hay không nhưng mà mình thấy nguyên cái chuyện mình biết và mình tin, hiểu được cái việc đấy một phần nào đấy thôi thì mình cảm thấy có cái phước rất là lớn, rất là hoan hỷ.
Nói về tình yêu thương, mình nghĩ nó là cái nền tảng của tất cả cái hạnh phúc hay cái mãn nguyện. Thứ hai là trí huệ, tức là mình có được cái hiểu biết về sự vận hành của đời sống này. Và mình lại có được vị Thầy giác ngộ để chỉ cho mình phải tu là tu trên cái gì, tất cả các mục tiêu là để tìm ra cái kết nối lại với con người bản thể của mình, nó chứa đựng cái chân lý và tình yêu thương. Khi những gì phát ra từ bản thể đó thì nó sẽ luôn luôn được mãn nguyện, nó sẽ luôn luôn được hạnh phúc, cho dù nó là cái gì. Nó không phải là một cái mục tiêu như Nam nghĩ là phải đạt được, mà bản thân cái việc thực hiện nó đã là một sự mãn nguyện rồi.
Chư phật luôn nói vậy, Thầy cũng nói vậy, vừa nãy Thái cũng chia sẻ, thật sự là mọi chuyện nó đã viên thành. Mình rất tin ở cái việc như thế, chẳng qua là vì mình chưa thoát ra khỏi cái tôi của mình cho nên mình không thoả mãn, cái đó không nói lên cái điều là nó không viên thành. Sự viên thành là góc nhìn của các vị, là chân lý thì nó viên thành. Thành ra, mình phải rất cẩn thận khi đặt cái mãn nguyện dựa trên việc đạt được mục tiêu nào đó, coi chừng mình sẽ không thỏa mãn chỉ vì mình không đạt được mục tiêu mà mình đặt ra. Mình nghĩ cái đó không đúng, thật sự đấy. Nếu cái mục tiêu, cái mong muốn nó xuất phát từ cái đúng, chân lý thì nó sẽ luôn luôn là mãn nguyện thôi. Xin cảm ơn!
D.Trường
Dạ xin cảm ơn chị Oanh rất nhiều ạ. Ở đây thấy chị Hằng rất là hay cười. Mời chị Hằng chia sẻ ý kiến cho mọi người ạ, thấy chị rất là tươi nữa.
Hằng
Dạ xin kính chào Thầy và chào mọi người. Thật ra đề tài này nói dễ cũng không dễ khó cũng không khó. Tùy theo mỗi cấp độ nhìn của mọi người, nếu mình nhìn đơn giản thì mình thấy cuộc sống của mình hài lòng với điều mình muốn, đó mình thấy hạnh phúc. Giống như giây phút này mình ngồi ở đây chung với tất cả mọi người, mọi người cùng nghe chia sẻ và học hỏi đã là một sự mãn nguyện, mãn nguyện ở trong giây phút này. Còn nếu nói một nguyện lớn lao thì là nguyện của Bồ Đề Tâm nếu mình đạt tới nguyện đó thì hạnh phúc lớn. Nhưng mà hành trình đó tùy thuộc vào mỗi người, mỗi người sẽ có một hành trình đi khác nhau. Trên hành trình đó mình đạt được những nguyện nào thì sẽ với bao nhiêu phần trăm đó mà mình đi được. Dạ chỉ có vậy thôi ạ.
H.Nam
Dạ thấy trong nhóm Dòng sống có bạn Tâm Sen ạ. Lâu rồi không thấy bạn, mời Tâm Sen phát biểu.
Tâm Sen
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng ạ! Về chủ đề Đời sống mãn nguyện ngày hôm nay thì cá nhân em nghĩ là tất cả chúng ta đều hướng đến Đời sống mãn nguyện. Tuy nhiên, mỗi người có một cái mục tiêu khác nhau, nếu xét về đời sống thông thường ở mức độ bình thường thì mọi người sẽ cảm thấy mãn nguyện khi mọi người được đáp ứng nhu cầu với những mong muốn của bản thân. Còn đối với chúng ta trên con đường tu hành thì đời sống mãn nguyện em cũng không chắc phải liệt kê ra những mục tiêu như thế nào vì mỗi người sẽ có mục tiêu để hướng đến, một sự mãn nguyện khác nhau.
Nhưng với em, em nghĩ đời sống mãn nguyện của chúng ta dù trong mọi trạng thái hạnh phúc, đau khổ, bận rộn, thư thả, thư giãn hay là bất cứ điều gì đến với cuộc sống của chúng ta và những người xung quanh là mình chấp nhận được điều đấy. Mình không bị dính mắc vào điều đó mình không đau khổ, cũng không bị mất động lực để bước tiếp thì đó là mãn nguyện đối với đời sống của một người ở cái kiếp sống thông thường này. Còn ở mức độ cao hơn thì đợi Thầy và các anh chị trong nhóm sẽ chia sẻ thêm ạ, em xin hết ạ.
H.Nam: Mời Mỹ Đức ạ.
M.Đức
Dạ kính thưa Thầy kính thưa đại chúng ạ! Trước giờ tham gia rất nhiều buổi Pháp đàm khác nhau nhưng mà cũng ít khi tự đưa tay lên mà ngày hôm nay cũng có đưa tay, cũng cảm ơn huynh Nam tạo điều kiện để chia sẻ. Nảy giờ ngồi nghe rất nhiều về mãn nguyện, sáng giờ cũng được mấy huynh chia sẻ rất nhiều nhưng mà đối với Mỹ Đức, đôi khi mình cảm thấy không mãn nguyện là nó cũng có lý do là tại vì mình cứ nhớ về quá khứ, tiếc nuối hoặc mà mình có kỳ vọng ở tương lai làm mình quên đi giây phút của thực tại và chính những cái mình cứ nghĩ về quá khứ và mong cầu về tương lai nó làm mình quên đi và mình không biết khi nào mãn nguyện.
Cái mãn nguyện lớn nhất trong hành trình ngày hôm nay là được ngồi ở đây, được học cùng với Thầy cùng với đại chúng. Có thể việc học của mình chưa quá dài và có thể trình độ của mình chưa phải là gì hết nhưng mà em nghĩ rằng tất cả đều là mối nhân duyên rất mỹ mãn trong buổi Pháp đàm ngày hôm nay. Tất cả mọi người đều có chung câu chuyện ai cũng đều mãn nguyện, dạ em xin hết ạ.
H.Nam: Xin mời anh Thi, nãy giờ anh Thi cảm thấy chưa đã.
H.Thi
Dạ, cho con xin phép hỏi chú Hải cái chỗ nãy chú nói hay quá mà chưa tiện hỏi chú. Chừng đâu đó 5 phút, 5 phút nữa thì đại chúng ở đây thỉnh Thầy ra, trước khi Thầy ra con nhờ chú giải thích thêm chỗ nảy chú có nói. Nãy chú có nói, con nói vắn tắt lại ý chú nói nếu có sai khác chú chỉnh lại giùm con. Hồi nãy chú nói mình mãn nguyện ở hai thể, thể bị động và thể chủ động. Thể bị động giống như mình bị nghiệp lực lôi kéo mình theo xu hướng đó mình làm còn thể chủ động theo như cách chú trình bày theo con hiểu khi mà mình trọn vẹn trong cái Pháp tánh thì mọi sự nó sẽ diễn biến trong Pháp tánh đó và nó rất sáng suốt và mọi thứ nó rất rõ ràng. Như vậy thì nó luôn luôn chủ động và nó không bị những cái năng lượng từ cái tập nghiệp của mình lôi kéo, dẫn dắt mình đi. Xin chú làm rõ hơn ở điểm này để đại chúng đào sâu hơn chỗ này tí, cảm ơn chú ạ.
CH.Hải
Hồi nãy mình có nói một mãn nguyện mà của cuộc đời mình tính cả cuộc đời mình mãn nguyện và bị động hay mãn nguyện chủ động nó khác nhau, hai cái đó nó rất khác nhau. Tại mình mãn nguyện bị động mình sinh ra mình hành xử mình đạt được cái nguyện của mình theo nghiệp thôi, cái nghiệp lực đẩy mình phải làm chuyện đó thôi, dầu mình có mãn nguyện đi nữa nó vẫn là do cái hành động của nghiệp, sự dẫn dắt của nghiệp, ở đời sau mình cũng làm y chang vậy nữa. Còn cái mãn nguyện chủ động có lẽ mình phải thấy nó nằm trên một cái sự phát nguyện mà nó gọi là Bồ đề tâm đó, điều thứ nhất là vậy.
Điều thứ hai, mình phải thấy được cái khả năng của mình trên chuỗi nhiều đời, mình ở vị trí nào, rồi khả năng của mình để thực hiện vòng phát triển đó đó thực hiện được khả năng của mình tại vì mỗi người một khả năng, người sâu người cạn không giống nhau. Mình thực hiện một phần nào đó là mình mãn nguyện, mãn nguyện ở đây tức là mình đã làm được việc theo khả năng của mình trong chuỗi nhiều đời đó đó. Rồi nó sẽ kế thừa ở đời sau mình lại làm tiếp là nó tiến lên tiến lên, nó gọi là chủ động.
Có lẽ nói cho rõ hơn nếu không gặp Thầy mình không biết như thế nào về Bồ đề tâm, và không biết gì về chuyện tu hành nằm trên chuỗi như vậy và việc định vị mình đó một là mình có khả năng mình sáng lên muốn độ mình cỡ nào để mình mình làm sao mãn nguyện độ mình cỡ đó. Thứ hai nữa Thầy sẽ chỉ cho mình ông đang ở giai đoạn nào ông cần phải làm gì, ông làm được cái đó thành công thì coi như mãn nguyện được phần đó. Tức là chủ động là như vậy, chủ động tức là việc làm của mình không phải do nghiệp mà làm để tích lũy càng ngày càng tốt nó càng tiến triển hơn cho đời này và cả đời sau nữa thì mình thấy chủ động và bị động khác nhau vậy đó. Dạ hết ạ.
H.Thi: Dạ cảm ơn chú ạ, mãn nguyện với câu trả lời của chú ạ.
H.Nam: Dạ mọi người mở camera lên để mời Thầy lên ạ.
PHẦN HAI – THẦY VÀO BUỔI THUYẾT TRÌNH VÀ GIẢNG
Thầy
Nãy giờ mọi người nói hết rồi Thầy đâu biết nói gì nữa đâu, không biết nói gì. Hai vị làm chủ đề hôm nay có gì hỏi Thầy, hai vị hỏi Thầy dễ trả lời hơn.
H.Nam
Dạ thưa Thầy, thưa đại chúng! Trong lúc thảo luận ấy Thầy, có hai vấn đề. Dạ vấn đề đầu tiên anh em chưa thỏa mãn lắm là chỗ sao mình biết đặt mục tiêu cho đúng và vừa phải cho cuộc đời của mình. Vấn đề thứ hai, anh em đang thảo luận về chuyện mình có nên đặt mục tiêu cụ thể và đạt mục tiêu đó mình đã rèn hay không hay mình nên ở trong vô nguyện.
Thầy
Đơn giản theo Thầy thấy tại sao cuộc đời mình không thỏa mãn, không mãn nguyện bởi vì sống cạn cợt quá, cả cuộc đời mình sống bằng các giác quan và ý thức, thành ra nói gì thì nói mình là người tàn tật, người thiểu năng phải không! Có hiểu về chữ thiểu năng không, tàn tật về Tâm linh. Mình sống nó cạn cợt quá thành ra mau chán lắm chứ không gì hết phải không. Mình giống y đứa con nít, nó nhìn một cái gì, nó thích một cái gì đó một vài ngày thì nó chán, bởi vì nó chỉ sống ở mức độ các giác quan thôi, một ít là ý thức thôi. Mình thiểu năng, bởi vì mình cũng sống như vậy, cho nên mình cứ chán miết thôi, cho nên khao khát miết thôi phải không.
Đời người cho tới ngày chết cũng còn khao khát. Khao khát với hấp hối mới đi không được, đơn giản vậy thôi. Thành ra mình phải nhận thấy mình là một kẻ thiểu năng, một kẻ tàn tật. Bởi vì chỉ biết có hai điều thôi, hai cấp độ thôi, cấp độ thứ nhất là giác quan, cấp độ thứ hai là ý thức. Nhưng mà cấp độ thứ ba mới quan trọng, là cấp độ Tâm linh, mình đang thiếu cái đó. Cho nên mình thấy tất cả cuộc tình duyên đẹp đẽ nhất thế giới, những chàng tài tử đẹp nhất thế giới, những cô nữ tài tử đẹp nhất thế giới sống vài năm thì chán. Bởi vì sao? Bởi vì mình chỉ sống ở mức độ giác quan và ý thức cho nên mình thiếu, do đó không bao giờ mình thỏa mãn hết.
Cuộc đời con người chỉ là những thứ không bao giờ thỏa mãn, phải không coi lại coi. Thầy không mua xe hơi chứ thầy mua một chiếc thì ngày nào cũng lấy khăn lau chùi hết, nhưng độ vài tháng thì Thầy thấy chán hà phải không? Vì mình là thiếu nhiều lắm. Thầy đã nói rồi, trong Phật giáo gọi là báo thân, tụi tây nó gọi là thân hưởng thụ (enjoyment) mà mình enjoy không nổi, enjoy chập là chán, bởi vì mình enjoy bằng mắt mũi lưỡi thân. Enjoy thêm chút nữa bằng thân ý của mình, bao nhiêu đó thôi chưa đủ thì ra mình mau chán lắm. Cái sự chán nản ở đời này của mình, mau chán đó nói lên mình là thiểu năng. Thiếu cái phần tâm linh. Trong khi những người đầy đủ về tâm linh như đức Phật đó, sau khi ngài giác ngộ, tuần lễ thứ hai đó, ngài đứng nhìn cây bồ đề suốt một tuần lễ không chớp mắt, không ăn, không uống gì hết, bởi vì ngài thụ hưởng. Trong khi mình nhìn cây đó thì có gì đâu, mình nhìn cái gì thì mình nhìn thoáng qua thôi, mau chán lắm, vì mình thiểu năng, mình thiếu cái phần sâu xa của mình là cái phần tâm linh.
Con người có 3 phần. Thứ nhất là các giác quan, tức là mình chia sẻ với các loài thú vật, con chó nó cũng thấy đường, thấy đồ mà nó chạy chứ. Thứ 2 là phần ý thức, mình hơn các loài động vật ở ý thức, nhưng mà ý thức nó cũng hạn hẹp. Giờ hỏi cái ý thức nó hạn hẹp làm sao? Thì mình thấy ý thức của mình nó không thể thấy ba nơi cùng một lúc. Tôi không thể ngồi tưởng tượng ra là cái mùa thu Hà Nội nắng vàng đồ này nọ, phải không? Lá này kia phải không? Rồi vừa tưởng tượng ra cảnh đó là sao, hai cái đó là không tưởng tượng ra được. Ý thức của mình nó rất giới hạn, chứ đừng nói bên Lào có mùa thu hay không. Không thể nào mà nghĩ đến 3 đối tượng cùng một lúc được, bởi vì đó là giới hạn của ý thức, thành ra nó mau chán.
Mức độ tâm linh là cái mức độ nó sâu sắc hơn và nó tiếp cận với cái gì là vô hạn lận thì nó không bao giờ chán. Mình coi bây giờ mình sướng hơn mấy vị đời xưa, hơn đức Phật nhiều lắm, phải không? Đi thì đi chân đất, cả ngày thì ôm cái bình bát, khất thực xong đi về ăn, ăn xong rồi ngồi, dòm chán quá phải không, nhưng người ta về mặt tâm linh. Cái vấn đề bên Thiên chúa Giáo nó gọi là Tánh linh đó, nó đầy rẫy các tánh linh nên họ luôn luôn hạnh phúc, đơn giản vậy thôi.
Mình thiếu nên mình sống cuộc đời này cạn cợt quá. Như thầy uống ly nước này thầy thấy uống bằng giác quan là cái miệng của mình, cái lưỡi của mình, thêm chút ý thức là cái trà này là cái trà Thái Nguyên hay gì đó, rồi trà San tuyết san quái gì đó, phải không! Chỉ chừng đó thôi còn nếu mình sống ở cấp độ tâm linh, mình uống một ly trà như cô Oanh đó, là cô sẽ uống tất cả nước của vũ trụ này. Trong mình là tất cả những dòng sông đều chảy, kể cả những dòng sông ở trên những cõi trời. Con người mình nó mênh mông lắm thành ra đâu có chán nổi. Còn mình cạn quá thành ra nó chán vậy đó, nó mau chán lắm. Mau chán nên mình cảm thấy chẳng bao giờ mãn nguyện cả.
Cũng như mới hồi nãy ông Nam hỏi thầy, mình nên đặt mục tiêu nào đó vừa tầm của mình phải không? Cái người không chán là người không có mục tiêu nào hết, đó là cái trong kinh nói rõ ràng, “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, là tâm đừng có trụ vô chỗ nào hết, nó mênh mông thì nó làm gì có chán được .
Hồi đó, Thầy đọc Thầy giựt mình, trong cái Ấn Độ Giáo có nói là Ramakrishna, nó coi như là thượng đế. Ông học trò ổng hỏi, bây giờ vũ trụ là sao? Thì Ramakrishna mới hả miệng ra thì thấy cả vũ trụ trong đó, nó đủ hết, mình phải đạt tới cái đó thì mình mới no đủ, còn không thôi nó cứ hết đời này sang đời khác. Cuộc đời mình là gì? Một sự khát khao mà không bao giờ chấm dứt hết phải không? Bởi vì mình sống nó cạn cợt quá, cái ly chỉ là cái ly thôi, trà chỉ là trà thôi, cạn cợt quá.
Anh phải thấy nơi anh tất cả các dòng sông của thế giới này đều chảy trong đó, lúc đó anh mãn nguyện thôi, khỏi cần qua sông Sein để ngắm mùa thu Paris, hay tóc vàng sợi nhỏ đồ gì đó, không có cần nữa. Tất cả các dòng sông đều chảy trong đó. Tất cả các ngọn núi cao đều có trong này hết chứ mình tới mà mình nhìn bằng giác quan thì mình không bao giờ thỏa nguyện hết và cuộc đời mình sống cứ cạn cợt vậy, sống một cách thiểu năng như vậy. Cho nên mình cứ đi tìm miết, tìm miết, rồi chết đi rồi đời sau sẽ tiếp tục đi tìm, rồi chết rồi đi tìm.
Như thầy ngồi tại đây, là tại sao? Bởi vì đời trước thầy vẫn đi tìm, vậy thôi. Mà thầy cũng bị thiểu năng nên bây giờ vẫn còn khao khát, vẫn còn muốn làm một ông Thầy, mặc đồ này vô cho nó kính trọng Thầy một chút. Rồi khao khát đủ thứ hết mà chẳng bao giờ biết được sự thật của những cái này là cái gì, chẳng bao giờ mình biết. những vị nào mà lập gia đình, mà dầu có, xin lỗi nói hơi thô tục một chút chứ, có ngủ với vợ với chồng mình cả mười năm cũng vẫn còn khao khát. Hồi xưa người ta nói vậy, mình ngu ngốc một cái là khát mà cứ kiếm nước muối mà uống, thành ra phải khát thêm nữa, đơn giản vì mình là những kẻ thiểu năng.
Đức Phật, hay những vị khác nói là anh còn có những tầm cao hơn nữa. Như bây giờ có cuốn gì đó nói về Ma trận thần thánh. Hồi đó Thầy không dịch là Ma trận mà Thầy dịch là Tạng, một cái Tạng của tất cả vũ trụ này, mình phải khám phá cái đó. Còn khám phá chập chán quá, mình thấy con người mình nó chán quá rồi thì mình thấy nó như trò chơi đu, một vòng, một vòng nó quay như lộn trời, lộn đất phải không. Rồi có những ai hết chuyện chơi rồi nhảy từ trên đỉnh núi xuống, làm cái ào, rồi nó có sợi thun gì đó giật lên lại, thoát chết, hết chuyện chơi rồi.
Bởi vì mình sống ở mức độ giác quan, mình thấy càng ngày nó càng đòi hỏi kích thích nhiều. Âm nhạc phải không? Hồi đó mình có những cái này cái nọ, thấy chừng đó là đã kích động rồi, sau này nó còn có cả xé áo xé quần đó. Máu me đồ, phụt lửa đồ, làm y như là đánh nhau, y như là địa ngục đó. Nhiều ban nhạc gì đó, nó phụt lửa phụt gì lên, mặc đồ đen thui, đeo bộ xương gì đó, con người nó ngày càng đòi hỏi sự kích thích. Bởi vì sao? Bởi vì nó sống ở tầng giác quan nên không thỏa mãn được, bởi vì mình là thiểu năng, tàn tật, đơn giản vậy thôi. Anh tàn tật nên anh bò tới, bò lui cũng chừng đó hà, anh không đi ra được thế giới được. Anh chẳng bao giờ thấy được một cái gì hết.
Nếu anh thấy ngoài cây kia không những bằng cặp mắt giác quan, bằng ý thức, tôi biết đó là một cái lá, một cái cây, cây tràm gì đó. Nhưng mà tui thấy bằng một mức độ tâm linh thì tui với cây đó là một, tui với cảnh là một. Cho nên nó thỏa mãn , tâm với cảnh là một thì nó thỏa mãn. Còn tâm với cảnh cứ cách như vậy thì không bao giờ nó thỏa mãn cả. Tôi với ông chồng tôi cứ cách nhau như vậy thì không thỏa mãn được, dầu anh có làm trời gì nó cũng không thỏa mãn được. Bởi vì sự phân cách nó có rồi, mà càng phân cách chừng nào thì con người anh nó lại càng nhỏ chừng đó. Thành ra mình là con người thiểu năng, vì nó không biết các thành phần của nó và nó sống một cách quá cạn cợt. Ăn đồ vậy thấy ngon lắm, mà ăn độ ba bữa là thấy chán rồi. Bởi vì mình sống bằng cảm giác thôi, phải lên nữa, lên nữa. Chỉ cần một cái nhìn thật sự thôi, thật sự đầy đủ con người mình thôi là anh thỏa mãn.
Tại sao người xưa họ cần rất ít đối tượng nhưng họ lại thỏa mãn như vậy, họ hạnh phúc như vậy. Còn mình thì cứ đi tìm hạnh phúc mãi, tìm làm sao mà thấy, tàn tật mà đi tìm hạnh phúc. Anh tàn tật bởi vì anh thiếu cái phần tâm linh, là cái phần quan trọng nhất trong con người của anh. Anh đi tìm bằng những giác quan, bằng những ý thức của anh. Hai cái đó chưa đủ, phải có cái phần mà mấy vị Tây Tạng kêu là Bản tánh của tâm, hoặc bên tây phương họ gọi là Tâm linh đó, mình thiếu cái phần đó.
Bây giờ mình quá sướng, nhưng mình không bao giờ thỏa mãn hết được. Càng nhiều đồ kích thích chừng nào thì càng thấy khát khao chừng đó. Vậy mới chết chớ. Nó quen với cái kích thích rồi, nghiện rồi, kích thích quen rồi bây giờ không có kích thích sống không nổi. Cái tâm thức của mình nó cạn cợt đến nỗi nó luôn đòi hỏi kích thích. Mở máy ra là coi bây giờ bên kia đánh nhau cỡ nào, anh nào thắng anh nào thua, đủ thứ hết. Nó đòi hỏi kích thích, không kích thích sống không nổi. Rồi nghiện laptop cũng là một cái kích thích khác. Toàn là tin gì đâu không hà, biết có thật hay không, nhưng mà mình đòi hỏi kích thích. Ý thức mình nó cũng đòi hỏi là phải có đối tượng, phải có thông tin nó mới sống được, còn không có kích thích thì y như chết rồi. Thành ra nó buồn chán lắm, cho nên phải kích thích. Ngày nay tôi đọc hai trang sách, ngày kia tui phải đọc ba trang, mốt tui đọc bốn trang, vậy thôi…. Nó đòi hỏi kích thích, trí óc mình nó đòi kích thích.
Con người rất là thê thảm bởi vì nó cần kích thích lắm, không có kích thích thì nó không thấy nó hiện hữu. Anh hiện hữu mà không cần kích thích là anh giải thoát, vậy thôi. Người nào hiện hữu, sống mà không cần kích thích thì người đó giải thoát. Còn anh nào cần kích thích thì anh làm nô lệ cho sự kích thích đó. Đơn giản vậy thôi, phải không? Vậy đó.
Nhiều người cười cái miệng thôi chứ con mắt không cười. Mà xin lỗi, tay chân nó cũng không cười. Trong khi Kinh Đại Bát Nhã nói về tánh không, đức Phật chỉ mỉm cười thôi thì tất cả những lỗ chân lông trên cơ thể đức Phật đều mỉm cười. Còn mình cười cái miệng không, mà nhiều khi còn cười giả bộ nữa. Thấy anh khổ như vậy sao anh cười, tôi đâu có khổ; tôi thấy anh nghèo, tôi đâu có nghèo. Mình sống không đủ, uống nước thì nó cũng nằm trên miệng thôi cho nên khát miết thôi. Như thầy, Thầy khát miết thôi, vì nó chỉ nằm đây, nó không xuống đến ruột gan. Thầy thấy vậy đó, mình cứ đặt ra các vấn đề gì đâu không à. Làm sao để kiếm ra một cái mục tiêu nào đó cho vừa tầm mình rồi cả đời mình phấn đấu. Xin lỗi, anh nào nói cái đó anh đó thiểu năng, anh tự do là không có mục tiêu nào hết. Không có mục tiêu nào hết là sao? Là tất cả cuộc đời này, đời sống này đều là hưởng thụ, hưởng thụ cả cuộc đời này.
Có ai hỏi gì nữa không? Ông này cười. Cười, rồi nói. Thầy thấy ông này cười ít khi nào hở răng lắm, hiếm khi ngài cười mà hở răng. Nên khi Thầy nói mà ổng cười hở răng thì Thầy thấy hơi được kích thích, nên Thầy mới hỏi.
Q.Trường
Dạ thưa Thầy, thưa đại chúng con thấy là tại sao mọi chuyện nó đơn giản với mình như vậy mà mình cứ làm khó mình, mình cứ từ chối, chả ai nói mình cả nhưng mình cứ điên đảo với chuyện này hoài?
Thầy
Đơn giản vậy đó! Cái câu đầu tiên của ngài Tín Tâm Minh (Ngài Tăng Xán), ngài nói là “Đạo lớn không có gì khó hết, chỉ có đừng chọn lựa”. Thầy là con gái Thầy sẽ chọn, thấy ông TC.Hải vừa đẹp trai vừa có tiền, dòm bóp ông cũng đỡ đỡ, mình chọn ông thì mình hết tất cả cái này, đơn giản vậy thôi. Anh giàu mà cô chọn anh, thì cô mất tất cả những người đàn ông khác. Anh chọn một đứa con thì anh mất tất cả những đứa con khác. Bữa trước Thầy có nói vậy đó, nếu anh Thấy mọi đứa đều là con anh thì anh giàu cỡ nào? Ông tỷ phú giàu nhất thế giới này cũng chỉ có hai, ba đứa con thôi. Rồi ông ngon thì ông nuôi thêm mười đứa con nữa, chừng đó thôi. Còn anh thấy người này người nọ đều là con mình hết á, thì mình giàu cỡ nào! Không cần tốn sức gì hết, không cần nuôi và vẫn có con đầy, đó mới giàu.
Thầy không có mục tiều gì hết, càng ít mục tiêu thì Thầy thấy ai cũng là con mình, thì mình sướng lắm. Nó biết thương mình thì nó cúng dường chút chút cho mình sống, vậy thôi, khỏi cần đi làm. Thành ra giản dị như vậy đó! “Đạo lớn không gì khó, cốt đừng có chọn lựa”, anh chọn lựa cái gì đó thì anh mất cái tổng thể, đơn giản như vậy thôi! Có một cô ở đây ước lấy được chồng Bồ tát thôi. Nhưng mà đó là dại, anh phải làm sao có tất cả mọi vị Bồ tát chứ còn lấy ông chồng Bồ tát rồi thế nào? Ông này từ bi quá, chán lắm, tôi phải muốn ông chồng bồ tát trí huệ kìa rồi chồng Bồ tát hiền là bắt đầu chán, phải không? Rồi gặp ông Bồ tát bổn tôn hung nộ, dữ dằn lên tui mới thích, rồi mình lại đổi hoài, cuối cùng mình không có ông chồng nào hết.
Con người sống rất là dễ, đạo lớn không có gì khó, trước một cái thực tại bao la, mênh mong có đầy đủ hết. Mình chọn lựa một cái gì đó, có một câu nói, “nếu anh chọn lựa, chỉ cần một phân biệt, chọn lựa thôi thì trời đất liền cách xa nhau”. Thầy không chọn lựa, hồi đó Thầy có nó, con người vật chất của mình, cái gì nó tới với mình thì mình cho là tam bảo cho mình mượn, bữa nào trả, tất cả những gì của Thầy, Thầy đều mượn, ngay cả cái thân này Thầy cũng mượn, bữa nào trả, vậy mình mới sướng. Còn mình muốn sống thêm 24 tiếng nữa, mà ngáp ngáp vẫn không chịu đi, không chịu trả. Ngay từ đầu anh nói anh trả, cái thân này chỉ là mượn, tất cả những danh vọng, anh cứ nói là của anh thôi, anh càng chọn lựa thì anh càng mất tất cả, toàn bộ cuôc đời này. Bởi vì cái gì là của tôi, thì tất cả cái khác đều không phải là của tôi, đơn giản vậy thôi. Nhận TC.Hải làm chồng thì mất ông Thi, mà ông Thi cũng đặc biệt lắm đúng không? Trong Thiền Tông có câu “Hớp một hớp mà hết nước sông Tây Giang”, ngài Trần Thái Tông cũng nói “Lấy nước sông làm nước cam lồ”, sướng lắm.
Thật ra, đi vào con đường tâm linh, Thầy thấy vậy đó, đừng đặt ra mục tiêu, anh đã đi hết con đường làm người rồi, chỉ cần một bữa được ban phước, anh thiền một tiếng anh đi cả ngàn năm, Thầy không có nói dối đâu. Thì đó là nói theo chữ nghĩa một tí là con người đó là con người vũ trụ chứ không phải người thường. Tôi đây khô hạn, nhưng mưa đâu ở ngoài miền Bắc tôi cũng mát, bởi vì tôi là người vũ trụ. Như vậy mới đáng bỏ ra năm, mười năm để thực hành chứ.
Khi anh có được cái đó, anh có được một phần, nhưng anh có được thì anh mới cho được. Còn mình cho ai được cái gì, cho những phiền não của mình, những phiền muộn của mình, mở tủ lấy tiền ra cũng phiền não lắm, Phải không? Nghĩ lại coi mình có gì để cho. Nội niềm vui thôi là anh đã cho người ta rồi, phải không! Anh làm sao mà ra, vô anh cười thôi là anh đã cho người ta rồi đó. Người mà hay cho thì hay rờ rẫm người khác lắm, để ý xem mấy ông làm cao xuống đây bắt tay rồi rờ người này, chọt người kia một chút. Mình chỉ rờ anh nào mình thích thôi, còn người ta bắt tay lung tung hết, cả thế giới đều là bạn của mình hết, sướng! Còn mình chỉ bắt tay với bạn tôi thôi, tôi làm ngân hàng nên tôi chỉ chơi với bạn ngân hàng, tôi là bộ đội tôi chỉ chơi với bộ đội thôi.
Thành ra tu hành là vậy đó, cụ thể, mình phải làm người bạn của thế giới này thì mình sẽ giàu có, ai biểu anh co cụm làm chi cho khổ. Anh bạn của cả thế giới này thì gặp ai cũng cũng cười được hết, gặp ai anh cũng chọc ghẹo chút chút được. Là bởi vì sao? Đó là năng lượng, mình thiểu năng do mình thiếu năng lượng, mà thiếu năng lượng thì nó hay buồn lắm, còn cái anh dư năng lượng thì anh đó sẽ vui. Mà năng lượng đó ở đâu mà có, nơi mình có cái cội nguồn của sự sống đời đời, nên mình mới cho. Mấy ông làm lớn xuống máy bay là cứ giơ tay, giơ tay. Đức Lai Lạt Ma cũng ưa bắt tay, ưa rờ rẫm, không những rờ rẫm mà còn rờ đầu người ta nữa. Còn mình rờ người ta mình cũng ngại, anh cách xa tôi vời vợi sao tôi dám rờ anh. Còn mấy người đó ai họ cũng rờ, cũng xúc chạm, bởi vì ai cũng là bạn.
Đổi lại đi, anh quyết tâm ngày mai - 6h sáng mai tôi ra đường tôi thấy ai cũng là bạn hết, thì cái tâm anh lúc này nó sẽ rộng ra. Giữ được bảy ngày anh sẽ từ đó nhìn thấy ai cũng là bạn. Rồi lên một tầng nữa là nhìn thấy ai cũng là Bồ tát hết chớ đừng có nghĩ chỉ có Bồ tát nào đó thôi, rồi tới một mức độ như bên Mật thừa nói, “Tất cả chúng sanh đều là Phật”. Trong kinh nói rất rõ ràng, lúc đầu thì “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, nhưng sau cùng trong chương cuối cùng lại nói “Tất cả chúng sanh đều là Phật tánh”, đó thế giới trở thành vàng ròng hết. Bên Ấn Độ hay Tây Tạng nói, “Một cái đảo vàng thì không còn một cục đá nào hết”, bởi không có cái gì không phải là vàng. Tất cả đều là vàng thì tất cả là của mình thôi, còn mình thấy ông này là vàng, ông kia là bạc thấy ghét quá, tất cả đều là vàng, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh thì có muốn từ chối không? Không!
Giờ Thầy nói ông Nam: tôi thấy ông là Phật tánh, ổng giãy nảy lên, không, không! Con chỉ muốn có mục tiêu nho nhỏ để tay con với được, từ chối liền. Rồi thôi, bây giờ ai hỏi nữa? Mới thấy ông Tùng, ông không nói năng gì, giờ hỏi nè! Bác Tùng! ở trên đầu có chữ Thiện Trí Thức cũng ngon lành lắm, vương miện!
T.Tùng
Dạ thưa Thầy, thưa đại chúng! Vừa rồi nghe Thầy giảng con rất tâm đắc câu “Đạo lớn không cần phải lựa chọn”, con thấy nhiều khi mình đưa cái ý của mình vào thì mọi chuyện sẽ không được viên mãn. Vốn nó đã viên mãn rồi nhưng khi mình xuất hiện, mình đưa ý của mình vào là sự viên mãn đó sẽ bị thiểu năng, con rất tâm đắc với câu đó của Thầy! Bây giờ làm sao nhìn mọi chuyện xung quanh mình một cách nó toàn diện á Thầy.
Thầy
Bởi vì đơn giản mình thiểu năng, trong kinh nói rất rõ, từ hệ Pali sang hệ Sanskrit, Đại thừa, đều nói là tâm thanh tịnh thì thấy tất cả mọi vật đều thanh tịnh. Thầy nhớ lần về thăm ông Dũng râu á. Thầy nói vậy đó, đời anh nó cũng còn nhiều cái chưa thực hiện được, nhưng mà anh nên nhớ chưa thực hiện được đó nó cũng hoàn thiện rồi. Hoàn thiện để anh trùm lên tất những cái bất toàn, chứ đời này làm sao có chuyện hoàn toàn được. Nhưng anh dùng cái hoàn thiện của tâm anh, cái thanh tịnh của tâm anh nó trùm lên, thành ra thấy cái gì cũng hoàn thiện hết.
Đừng có nghĩ thất bại là một thất bại. Thất bại nó cũng có sự hoàn thiện trong đó, thất bại nó cũng có sự hoàn thiện của thất bại. Có cái hoàn thiện nó mới thất bại được. Khi anh gọi tên một cái gì đó là thất bại, thì anh nên nhớ cái thất bại đó nó cũng hoàn thiện. Bởi vì có cái hoàn thiện, có cái Nền tảng hoàn thiện mới có sự thất bại. Thành ra sự thất bại nào cũng hoàn thiện hết. Mình cứ co cụm vô, cứ nhỏ quá, thấy thất bại là lớn. Thất bại có gì đâu, thất bại nào cũng hoàn thiện. Khi con mắt anh thanh tịnh thì tất cả mọi sự đều hoàn thiện, kể cả những thứ gì gì đó. Thầy không được vậy đâu, nhưng một vị Thánh dòm đống rác cũng thấy tuyệt vời thanh tịnh, còn mình thấy đống rác là mình bịt mũi.
Mấy bữa nay chuột nhiều quá, thầy cũng khó chịu lắm chứ. Nhưng thiệt ra nó cũng có cái hay trong đó, tại mình không nhìn nó bằng cặp mắt thanh tịnh thôi. Cho nó sống với chứ. Mình ăn đồ thừa dư giả tùm lum, ở ngoài kia đói quá nó phải chạy vô nó ăn chứ, có gì đâu. Thành ra, khi cái tâm thanh tịnh thì mình thấy tất cả mọi sự đều thanh tịnh. Hồi trẻ, xin lỗi, Thầy cũng ghét mấy ông má phúng phính như ông Tùng lắm, bởi vì má phúng phính có vẻ y như mấy ông… Thầy ghét lắm, nhưng bây giờ Thầy thấy ông hoàn thiện. Còn ông không thấy ông tự hoàn thiện đó là chuyện của ông.
Ở đời này vậy đó, nếu mình đòi hỏi nhiều quá mình khổ thôi chứ không ai khổ hết. Ông Trang Tử ông nói vậy đó, con vịt chân ngắn thì cứ để chân ngắn, tại sao mình lại muốn kéo nó dài ra bằng con cò thì nó chết. Chân vịt ngắn thì đó là sự hoàn thiện của con vịt, chân cò dài thì đó là sự hoàn thiện của con cò, chứ sao mình lại cứ đòi kéo chân con vịt cho nó dài ra bằng con cò.
Bên tây Tạng cứ thích thứ cái gì là Emaho thôi. Emaho, tuyệt vời. Nếu mình ra đời mình nói cái gì cũng tuyệt vời, cứ làm thế một tuần thì cõi này biến thành tịnh độ liền. Chẳng qua mình không chịu làm, mình thấy cái gì cũng tuyệt vời thì cõi này biến thành tịnh độ, toàn là vàng ròng thôi.
Rồi. Có ai hỏi gì không? Còn 10 phút nữa. Thông Thể này. Bữa nay ông đeo kiếng nên thấy lạ. Có hỏi gì không?
LC.Lượng
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! Thầy nói con thấy mình cũng có bị khuyết tật đó Thầy, nhưng Thầy nhìn con, Thầy thấy con có bị khuyết tật không Thầy?
Thầy
Có khổ là vậy đó, hồi nãy thầy đã nói, Thầy nhìn ông không thấy bị khuyết tật, nhưng ông lại thấy ông bị khuyết tật mới chết chứ. Mỗi người đều tự kỷ ám thị mình theo một kiểu nào đó. Ví dụ, nghĩ lại cho kỹ, mình tự kỷ ám thị mình là chúng sanh cho nên mình cứ là chúng sanh miết. Tại sao mình không tự kỷ ám thị mình là Bồ tát, là Phật sẽ thành thì cuộc đời mình nó êm lắm. Còn mình tự kỷ ám thị tôi là Thông Thể, tôi có nàng Mộng Hương, có hai đứa con, mình cứ ám thị mình là chúng sanh thì nó cứ chúng sanh miết. Nên nhớ, cuộc đời mình là đó, “tất cả duy tâm tạo” là vậy đó. Cái đau khổ là mình tự kỷ ám thị mình mà nói gì thì nói cũng không chịu nghe.
Dòng Sống này. Ông ngồi đây là ông nào?
Chú Thanh: Con là Thanh ạ!
Thầy: Ông xin lên chụp hình với Thầy đó. Bữa nay sao thấy oai nghi quá. Có hỏi gì không?
Chú Thanh: Con kính bạch Thầy và đại chúng! Con đã lắng nghe tất cả những lời dạy của Thầy. Con Thấy rất đầy đủ rồi ạ nên con không có ý kiến gì thêm.
Thầy: Vậy là mãn nguyện rồi phải không?
Chú Thanh: Con hơi khuyết tật một tí, nhưng con cũng mãn nguyện rồi ạ.
Thầy: Ông cứ nói đời sống mãn nguyện Thầy thấy khó quá. Mãn nguyện từng bữa thôi được rồi.
V.Hoàng: Con thưa Thầy, có chị Hương muốn xin thưa đôi lời với Thầy ạ!
Thầy: Cô Thu Hương phải không? Ông TC.Hải xem có đúng cô Thu Hương hồi trước ở bên nhà trọ đó không hay giả dạng đây.
TC.Hải: Dạ đúng rồi Thầy!
Thầy: Đúng rồi. Mời cô Thu Hương.
T.Hương
Con chào Thầy và chào đại chúng ạ! Con rất nhớ Thầy và đại chúng ạ! Kính thưa Thầy, chị em chúng con ở nhóm Dòng Sống đều mãn nguyện với những gì Thầy dạy, đại chúng đã chia sẻ. Con xin gặp hẹn gặp Thầy và đại chúng vào lễ tất niên năm nay ở Cần Thơ ạ.
Thầy
Đơn giản, không mãn nguyện là mình dở lắm. Ngoài kia là đất, nước, lửa, gió, thân mình cũng đất, nước, lửa, gió, không mãn nguyện sao được, phải không? Cả thế giới nó đất, nước, lửa, gió, mình cũng thế thôi. Tại sao mình không mãn nguyện?
Nên nhớ, phải quậy gì cho mạnh lên để Thầy mới nói ra cái gì chứ. Chứ cứ để công thức không chặp rồi nó chán lắm. Phải gì cô nói cô chưa mãn nguyện Thầy còn nói nữa. Còn cô nói con mãn nguyện rồi thôi Thầy hết nói. Khôn ngoan là phải biết khai thác. Thưa Thầy con chưa chịu, con chưa mãn nguyện để Thầy còn nói nữa. Chứ cô nói con mãn nguyện rồi là Thầy hết nói.
T.Hương: Dạ, vâng ạ!
V.Dũng
Con kính thưa Thầy, về điều hôm nay Thầy nói, con cũng xin được hỏi Thầy một chút ạ. Con thấy các vị có bảo: ngay nơi giác quan và ngay nơi ý thức của mình để mình khám phá cái tâm linh và cái bản chất thật của mình. Bản thân con thì…
Thầy
Thôi thôi thôi thôi… Ngay nơi các giác quan của mình và ngay nơi ý thức của mình nó vốn có cái tâm linh ở đó chứ không có khám phá cái gì hết.
V.Dũng
Thế thì chúng con không thể khuyết tật được, chúng con không thể thiểu năng được ạ?
Thầy
Là sao? Không thiểu năng phải không? Bây giờ bạn nói cho Thầy một câu Thầy nghe để biết có thiểu năng hay không. Nãy hỏi là mình phải khám phá tâm linh này nọ là biết là thiểu năng rồi. Trong khi Thầy nói, tâm linh nó ở ngay nơi ý thức và giác quan.
V.Dũng
Dạ. Con cũng mượn cái nhìn của Thầy. Lúc nãy Thầy có bảo với anh Lượng là trong con mắt của Thầy thì tất cả mọi người không khuyết tật và không thiểu năng. Hiện tại, con cũng mượn cái nhìn của Thầy để con tự nhìn mình. Con xin có một đôi điều như vậy ạ. Con xin tri ân Thầy đã giảng giải, hướng dẫn cho chúng con ạ!
Thầy
Cụ thể, mới đây mấy bạn đi Ấn độ phải không? Nơi nào làm bạn thấy mãn nguyện nhất thì bạn phải giữ cái mãn nguyện đó. Bởi vì, lúc đó có một cái gì đó nó làm cho mình mãn nguyện. Bạn phải biết cái gì làm cho bạn mãn nguyện, mãn nguyện đó, rồi về đây không thấy mãn nguyện nữa rồi sao?
Đi Ấn Độ là mình gặp những nơi cả 2.000 năm thánh tích, chứ mình sống với xã hội Ấn Độ thì mình bất mãn nhiều lắm. Mình chỉ tới những nơi tinh hoa của Ấn Độ thôi, tinh hoa đó nó đã 2.600 năm rồi. Thầy nghe mấy ông đi Ấn Độ nó kêu trời. Vì ở đó, thứ nhất là nó ăn cà ri, mình thì không ăn được. Thứ hai, nó ăn cà ri nhiều quá thành cái người nó hôi hôi mùi cà ri, khó chịu lắm.
Cô D.Đức
Con kính bạch Thầy, kính bạch đại chúng! Hôm nay con rất thích thú, bởi vì Thầy bắt đúng bệnh của con, thiểu năng trí tuệ, và con đã được vào đúng bệnh viện chuyên khoa ạ. Con xin cảm ơn Thầy ạ.
Thầy
Thầy thấy có một điều là, hình như mới đây có ông Thành, ông vào đây thấy đầy đủ no nê rồi, bây giờ không thèm tới nghe nữa. Ông Thành đó. Cái này phải hỏi ông Tùng mới biết. Ông Tùng là người dắt mối mới biết chứ mình không biết được ông Thành ở đâu. Ông Thành, rồi ông Ánh nữa, cứ ở nhà làm chứ không cần tới Thiện Tri Thức cũng được, ở nhà mở zoom ra coi. Có ông Phương này, lâu ngày rồi chưa gặp này.
Nên nhớ vậy đó, bạn muốn làm cho cuộc đời này nó tốt đẹp hơn nữa. Nhưng mà lỡ nó không tốt đẹp được chẳng lẽ bạn chết bạn không nhắm mắt à? Cái đó mới là cái giải thoát của Phật giáo đó. Làm sao trong hoàn cảnh nó như vậy mà mình vẫn giải thoát và mình thấy nó giải thoát, xã hội nó cũng giải thoát, chứ mình cứ hì hà hì hục trong khi nó chỉ chừng đó thôi. Cái duyên của người Việt Nam nó chỉ chừng đó thôi, bây giờ đòi làm cho nó bằng anh Pháp anh đồ làm sao nó làm được.
Mới đây thầy đọc một cuốn là Cơn Say Thần Khí của Thiên Chúa giáo. Nó nói, người đầy rẫy thánh linh, là luôn luôn say, thành họ no lắm. Say đi. Bên mình thì dùng cơn say cam lồ. Cam lồ uống vô nó cũng say. Đừng tưởng say là bậy bạ đâu. Bây giờ say coi chừng ra ngoài đường công an nó bỏ cái gì vô miệng, mình có nồng độ cồn thì coi chừng. Còn cơn say này làm cho tất cả chúng sanh và tất cả những bậc thánh cao hơn mình đều vui vẻ, hoan hỷ. Thành ra, ráng mà say đi. Còn ở đời mà anh say thì coi chừng. Say này là tha hồ say, đó là tự do đó. Tôi say cỡ nào cũng không ai biết hết á. Nãy giờ Thầy nói cũng hơi có chút say say chứ, phải không?
Cái hay là say của mình tự tạo lấy, cả một nhà máy bia trong này, chứ không cần uống gì hết. Thường thường mấy ông nhạc sĩ, hoạ sĩ phải uống rượu vô nó mới say, nó mới đã rồi mới sáng tác. Còn mình đây mình càng say nó càng sáng suốt, thành ra sướng lắm. Như ông nào hồi nãy nói, mình phải kiếm một mục tiêu vừa tầm. Không có. Ông không có mục tiêu nào ông mới sướng được, chứ ông có đối tượng, ông bị giới hạn. Cái sướng của ông, cái say của ông, cái đam mê của ông nó bị giới hạn. Không có đối tượng nào hết, nó là tự do, một cơn say tự do, chứ không phải cơn say mà bị đối tượng giới hạn.