Thầy
Mấy vị ngoài Hà Nội có đưa ra chủ đề gì để nói cho cả buổi ngày hôm nay không? Rồi, mời bác Tùng, đại diện nêu lên một vấn đề gì đó mình sẽ nói suốt 3 tiếng. Lâu nay nghe nói ông đi Huế ông nhập thất gì đó nên bây giờ chắc là nhiều cái phong phú lắm, mời bác Tùng.
T.Tùng
Con chào Thầy ạ. Dạ Thầy có nghe rõ không ạ?
Thầy
Nghe rõ lắm, bây giờ máy càng ngày càng tốt hơn, còn người có ngày càng tốt hơn hay không thì Thầy không biết.
T.Tùng
Nhóm Dòng Sống chúng con thì đang ở trên nhà Bảo với Đông ạ, cũng vừa kết nối với mạng được. Buổi hôm nay con xin phép được hỏi Thầy thế này: con thấy Thầy rất chú trọng cái Hạnh, tu hành thì cái Hạnh rất quan trọng, con muốn Thầy giảng cho chúng con là chúng con thực hành cái Hạnh như thế nào để cho cái Hạnh đó nó đúng là Hạnh Ba la mật?
Thầy
Rồi, bây giờ Thầy xin trả lời. Thứ nhất, cái Hạnh đối với Đại Thừa rất quan trọng, nên mới đặt ra sáu Ba la mật, thậm chí là mười Ba la mật nữa, nên nó rất quan trọng. Cái Hạnh là sao? Hạnh là anh hành cái tánh Không trong chính cuộc đời này, chứ không phải hành tánh Không bằng cách ngồi thiền thôi đâu. Hành tánh Không trong chính cuộc đời này là cách hành Ba la mật, Thầy cũng đã nói rồi, cái Ba la mật đó là gì? Ba la mật có nghĩa là rốt ráo, tới bờ bên kia; muốn tới bờ bên kia thì nó phải đặt trên nền tảng tánh Không, cho nên tất cả các Hạnh Ba la mật đều phải đặt trên nền tảng tánh Không. Nếu nhìn kỹ hơn nữa thì cái Hạnh chính là cái sự, sự là sự vật - sự việc, nó đi liền với Ba la mật tánh Không, hai cái đó nó đi với nhau thì nó sẽ hoàn thành nhiệm vụ là đưa mình đi sâu vào tánh Không. Cho nên, nếu thiếu cái Hạnh thì đó là một cái rất là uổng, cái hạnh quan trọng lắm, vì cái hạnh nó biểu lộ ra trong cái thế giới vật chất này.
Ví dụ, mình thấy trong bốn trí, Đại Viên Cảnh Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quan Sát Trí và Thành Sở Tác Trí; thì cái Thành Sở Tác Trí chính là cái Hạnh trong bình diện vật chất này, nó ứng dụng Đại Viên Cảnh Trí như thế nào, ứng dụng Bình Đẳng Tánh Trí như thế nào, ứng dụng Diệu Quan Sát Trí như thế nào để nó ra cái Hạnh. Thành Sở Tác Trí thì vị Phật chủ là ngài Bất Không Thành Tựu Như Lai, là không có việc gì không thành tựu được, phải không? Thành ra, cái Hạnh là cái trên bình diện vật chất này, trên cái bình diện đời sống bình thường này mà mình làm cái Hạnh thì mình mới nối kết được với Đại Viên Cảnh Trí, mình mới nối kết được với Bình Đẳng Tánh Trí và Diệu Quan Sát Trí. Còn nếu không có Hạnh này thì nó mới chỉ là lý thôi, lý vô ngại thôi chứ chưa có lý sự vô ngại, sự là phải đòi hỏi cái Hạnh cụ thể của mình, và chính cái sự đó nó mới kiểm chứng là cái sự tu hành của mình có thật hay không.
Nói về tánh Không, học mấy chục năm rồi, Thầy nói cũng ngon lắm nhưng mà anh biểu lộ cái tánh Không đó trong đời sống của anh như thế nào thì cái đó mới quan trọng. Nên thành ra Thầy nói vậy đó, cái đời sống này nó không chỉ là Vô thường, Khổ, Vô ngã gì đâu, mà nó là một cái trường học cho mình để mình thí nghiệm xem thực sự là mình tới đâu; chứ nhiều khi mình cứ tự cho mình là cái này cái nọ chứ mình chưa tới đó được thì cuộc đời này nó sẽ báo cho mình, sẽ phản hồi cho mình biết là mình tu tới đâu. Ví dụ, việc mình làm mà thất bại, hoặc là càng làm càng thêm phiền não thì thấy rõ là mình mới có lý thuyết thôi, thành ra, chính cuộc đời này mới kiểm chứng được sự tu hành của anh nó được tới đâu.
Cái công việc ở đời này thành tựu tới đâu và thành tự tốt đẹp tới đâu thì đó chính là cái Hạnh, mà cái Hạnh đó nó phải dựa trên cái nền tảng là Đại Viên Cảnh Trí. Mình có thể nói tâm tôi rộng như một tấm gương bao la phản chiếu hết tất cả mọi sự, mình nói vậy đó, nhưng mà cái Hạnh của mình nhỏ chút à. Như Thầy chẳng hạn, nói thì nói ghê lắm nhưng mà cái Hạnh của mình nó chỉ quanh quẩn đâu trong chùa này thôi thì mình thấy vậy là cái Đại Viên Cảnh Trí của mình nó cũng nhỏ thôi chứ nó chưa bao la đâu. Rồi Bình Đẳng Tánh Trí, mình nói vậy chứ thực ra mình có bình đẳng với người khác hay không, hay là luôn luôn mình đặt mình trên một cái tư thế cao hơn người khác, Phải không? Thành ra, chính cái công việc ở đời này nó mới chứng thực được là những cái đó mình tu tới đâu, đó là cái mà bên Hoa Nghiêm tông có bốn pháp giới: Sự pháp giới – là những điều mắt thấy tai nghe này này, là sự việc sự vật. Lý pháp giới là tánh Không, Như Lai tạng hay gì gì đó. Rồi lý sự vô ngại là, ví dụ, cái Như Lai tạng đó có hiển hiện trong ly trà này hay không, chứ Như Lai tạng mà ở mãi đâu trên kia mà cái ly trà này là ly trà thì không phải là lý sự vô ngại; mà trong kinh ngày nào mình cũng tụng đó nó nói rõ cái này là Sắc tức là Không, Không tức là Sắc, đó là lý sự vô ngại. Và lên một cấp nữa là sự sự vô ngại thì Thầy không dám bàn tới vì Thầy cũng mơ mơ màng màng về cái đó thôi, cái đó quá cao, nhưng mà mình tu ít ra mình cũng phải biết lý sự vô ngại. Lý là gì, lý là tánh Không; sự là gì, sự là sự việc hằng ngày đây này. Phải không? Lý sự vô ngại nó chính là Hạnh đó.
Hạnh là một cái rất là quan trọng để cho mình mở rộng tâm mình ra và đi sâu vào nữa, đi sâu vào tánh Không; nói tánh Không thì dễ lắm nhưng bây giờ kêu ra cuốc giùm tui xuống ba thước đất, thì mình nói “thôi, chuyện đó làm mà chi”, Hạnh là cái hiện thân mình đây mình thể hiện cái Chân lý qua cái thân mình, thì qua cái Hạnh đó mới thấy trong kinh hay nói, hay là các vị cao cấp như mấy vị Tây Tạng chẳng hạn, người ta hay nói thân thuyết là vậy đó. Khi mà cái Hạnh của họ đầy đủ rồi thì cái thân của họ cũng thuyết pháp chứ không phải chỉ có cái miệng thuyết thôi đâu. Nói theo đời bây giờ người ta hay nói cái gì đó, ngôn ngữ cơ thể, đưa tay động chân gì đều là thuyết pháp, thì đó là cái Hạnh; và sự tu hành của mình phải biểu lộ qua cái Hạnh, thành ra, hồi đó Thầy nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong những lần Bát Quan Trai đó là Ngài Duy Ma Cật được hỏi thì ngài mới bảo “tất cả đều từ đạo tràng mà lại, từ đưa tay giở chân đều từ đạo tràng mà lại”, nghĩa là tướng từ đó nó không lìa Tánh nữa, tánh tướng Nhất Như (tánh tướng là một), còn tánh Không mà nó không có tướng thì nó chưa phải là Hạnh, Hạnh là tướng thôi chứ có gì đâu. Tôi tu ngày hai tiếng thì tui bấm đồng hồ hai tiếng, đó là cái sự chứ còn nói tánh Không rồi mơ mơ màng màng thì đâu có được; rồi cái Hạnh phổ biến Phật pháp ra cho người khác thì đó là một cái Hạnh chứ còn gì nữa, phải không? Dù như Thầy cũng chỉ phổ biến sơ sơ, ít ít thôi, nhưng cái Hạnh đó nó gắn liền với cái tánh Không thì hai bên nó bổ túc cho nhau, thành ra lý sự vô ngại là vậy đó. Hạnh là quan trọng, rất quan trọng, chứ nhiều khi mình chỉ lý thuyết thôi. Nhiều người bảo làm sao để bỏ cái “tôi” và cái “của tôi” đi được, nó là những cái ngăn ngại mình, thì phải qua cái Hạnh, chứ nhiều khi Thiền định không phá nổi đâu. Anh xông pha vô đời sống thì lúc đó nó mới lòi ra cái phiền não của anh, lúc đó anh mới trị nó lúc đó. Người xưa bảo “không vào hang cọp thì sao bắt được cọp”, lúc đó cọp nó ra là mình chụp, mà chụp không được thôi chết ráng chịu, phải không, chứ còn không có lý thuyết, đó Hạnh là vậy đó.
Mình cứ làm những cái Hạnh nhỏ nhỏ, cụ thể như bây giờ anh Tùng anh in những cái câu “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” ra, anh kể cho Thầy nghe là đưa cho họ cái tấm đó, họ cũng chẳng biết gì Phật giáo nhiều đâu mà họ chảy nước mắt, thì cái đó là cái Hạnh của mình. Rồi cũng chính trong đó mình thấy cái lủng củng của mình, có người thì từ chối, có người còn chê nữa: “thằng cha này nó có tiền rồi nó làm chuyện tào lao”, đủ thứ hết, rồi mình coi lúc đó mình có buồn hay không? Lúc đó cái phiền não mới ra chứ còn cứ ngồi ở nhà mail không thì chẳng có ai đụng chạm gì hết, đây là đưa trực tiếp là cái Hạnh bố thí, tôi chẳng có bố thí gì nhiều, tôi bố thí tờ giấy này thôi, thì trong bố thí đó nó có đầy đủ trong đó; coi thử là khi bố thí đó có ta, người, chúng sanh, thọ mạng hay không? Bố thí mà nó cầm lên nó coi rồi nó nói “ông toàn làm chuyện ruồi bu không thôi, ông mang cho ai đó khác đi chứ cái này tôi biết quá rồi”, mình cũng hơi buồn buồn, rồi nhiều khi mình cũng nổi những cái phiền não của mình lên rồi lúc đó mình mới bắt rắn chứ. Rắn là phải dụ nó ra khỏi hang mới chụp nó được chứ mình ở ngoài mình huýt sáo vu vơ còn nó thì nằm trong đó thì không bao giờ mình bắt được nó hết.
Hồi đó, Thầy nói ông Sơn ở Cần Thơ làm trang Thiện Tri Thức ở Cần Thơ, Thầy bắt là tám người làm, phải đề số điện thoại vô, ai muốn liên hệ thì phải liên hệ trực tiếp với người đó. Rồi ví dụ, ngài Lục Tổ Huệ Năng cũng nói vậy đó, ở dưới cái biển tâm của mình có nhiều thứ độc hại lắm, thuồng luồng rồi gì gì dưới đó, nhưng mà nếu mình không có làm thì nó cư nằm im dưới đó thôi, nhưng khi làm thì nó mới trồi lên, rồi lúc đó mới xung đột, chính trong cái Hạnh, trong cái làm việc chung đó, cái mà thời bây giờ nó gọi là làm việc nhóm đó thì nó mới lòi ra, mà nó lòi ra thì quả thật là sau này nhiều ông cũng bỏ luôn, mà Thầy đã nói trước rồi, tám người cuối cùng còn lại có hai người rồi không làm được nữa phải ngưng, phải giao cho người khác. Thành ra cái Hạnh là vậy đó, cái Hạnh là cái Chân lý, cái sự thật nó ra trong đời sống cụ thể của mình, nó không còn nơi tâm nữa rồi, mà cái tâm nó hiển hiện ra trong đời sống qua cái miệng và cái thân của mình. Đức Phật nhờ cái Hạnh của ngài mà ngài có 32 tướng tốt, nhờ những cái Hạnh cứu người, Hạnh bố thí, rồi rất nhiều Hạnh khác, đức Phật làm quá nhiều Hạnh nên là ngài mới có 32 tướng tốt, và đó là cái biểu lộ ra phần vật chất, cái công đức của mình bao nhiêu thì nó biểu lộ ra cái thân mình.
Đó là nói về kinh điển, còn nói về Đại Ấn hay là Đại Toàn Thiện chẳng hạn, thì họ phân chia rất rõ ràng: Kiến là cái Thấy, cái Thấy thì chưa đủ được, nó chỉ là cái kinh nghiệm ban đầu thôi, rồi qua cái gì, qua cái Thiền định. Thiền định là để mình củng cố cái Thấy đó, phải củng cố không thôi là nó vuột mất y như là trong Thiền tông nói thấy trâu rồi mà lơ mơ lơ mơ cái là nó bỏ chạy mất. Cái thứ ba là Hạnh, là cái Thấy nó thâm nhập vô trong người mình đến cái độ mà…đó, mà nó thâm nhập vô trong mình cỡ nào thì mình lên cao tới đó, nó thâm nhập tới độ mà trong từng tế bào nữa. Chứ như Thầy thì cái Hạnh nhiều khi nó chỉ ở nơi cái miệng thôi, chứ làm gì khó khăn chút là Thầy bắt đầu suy nghĩ lại đó, mình thấy mình chưa thấm vô trong sâu thẳm đâu, phải không, nó chưa thấm vào phần vi tế nhất của tâm thức mình đâu. Nhờ cái Hạnh mà cái Thấy nó thấm vô sâu xa vào phần sâu của tâm, phần tiềm thức, phần A-lại-da của mình và từ đó nó mới trở ngược ra. Thành ra, coi tướng bên Tàu đó, nó nói là “tâm sanh tướng”, khi làm cái Hạnh tốt thì cái tâm mình nó tốt ra, đương nhiên nó biểu hiện ra cái tướng của mình nó phải tốt ra, đó là Hạnh. Còn nếu mà mình bỏ qua cái đó, có nhiều người Thầy nói rất lâu rồi nhưng mà họ không chịu nghe, Thầy nói là “Phật pháp là cả một cái lâu đài, mà có nhiều người chỉ mở cửa một vài phòng thôi mà đâu biết trong đó có cả trăm phòng trong đó”, tại sao tài sản của mình mà mình không chịu mở ra? Tụng kinh là một cái Hạnh, ngồi thiền là một cái Hạnh, rồi bố thí, trì giới, kham nhẫn…vân vân, mà có nhiều người họ chỉ thích mở cái nào nó gần với họ thì họ mở ra thôi. Đạo Phật là cả một tòa lâu đài trong đó có nhiều phòng lắm, cả trăm phòng trong đó, mà nhiều người nói họ làm đi mà họ không chịu làm, bởi vì họ đâu có biết là mở cửa phòng đó ra thì trong đó nó có nhiều thứ lắm.
Cái gì đối với Phật giáo cũng là Hạnh hết, mình thấy đó, Thầy thích câu của ông Châu, ông cứ nói là bòn mót, bòn mót đó, tiếng miền trung là bòn mót đó, y như là người ta gặt lúa mà còn sót vài ba cọng gì đó rồi mình đi bòn mót thì cũng làm được vài thúng, ăn cũng cả tháng chứ không ít đâu. Thành ra, phải bòn mót là vậy đó, cuộc đời này là một môi trường để mình bòn mót phước đức. Còn mình nói thương yêu dễ lắm nhưng thương yêu bằng hành động rất là khó. Ví dụ: ngài Nhất Hạnh nói: “Lòng bi là hành động”. Lòng bi mình nói trên miệng, mình học thuộc nhiều lắm rồi, nhưng mà bằng hành động. Lòng bi bằng hành động thì lòng bi mình mới thể hiện ra, và nó hiện diện ở đời này, nó có thực ở đời này. Qua cái hành động người ta mới thấy chuyện đó không phải chuyện mơ tưởng ở đâu xa xôi, nó có thật. Chính khi mình làm cho người ta thấy nó có thật đó, mình mới nói chuyện với người ta được. Cho nên thầy hay nói vậy đó, Phật giáo đừng có nói lý thuyết gì nhiều, phải thể hiện nó, mình phải cụ thể hóa nó ra.
Ví dụ, mình thấy Đức Đạt lai Lạt ma đúng không, ngài thể hiện cái gì đó của ngài ra, mình thấy: “à, đúng, Niết bàn là cái có thật, từ bi là cái có thật”, đúng không? Còn không có thật lấy đâu mà thuyết Pháp, phải không? Thành ra những người làm Phật giáo là phải thể hiện nó ra ở giữa đời này, mới thuyết phục được người ta, mới làm cho người ta theo được. Còn không có thật, chỉ là trên ngôn ngữ thôi thì: Ô! bây giờ ngôn ngữ thì các triết gia đông tây kim cổ đã nhiều lắm rồi, nói sao cũng hay hết á, nhưng mà thiếu là thiếu cái Hạnh. Các triết gia bây giờ trí óc họ ghê lắm, bên khoa học trí óc cũng ghê lắm mà bên triết học trí óc cũng ghê lắm, nhưng nó không thể hiện ra, họ chỉ là vậy thôi. Còn thể hiện ra, có nhiều người họ làm rất là tầm thường thôi nhưng mà nó thể hiện ra thì nó mới ảnh hưởng tới người khác. Cái thể hiện ra, càng thể hiện ra thì càng ích lợi cho nhiều người.
Đó, con người bao gồm những gì, thân, khẩu, ý hay thân, ngữ, tâm và cái tâm mình phải thể hiện qua ngữ là cái miệng của mình, phải không? Bởi vì cái miệng mình là một khả năng rất lớn của con người, và cuối cùng nó thể hiện ra nơi thân của mình. Mình thấy trong kinh điển, một vị bồ tát, họ trang nghiêm họ bằng cái gì, trang nghiêm là chữ ngày xưa, bây giờ nói là trang điểm, trang điểm họ bằng gì? Đức Quán Thế Âm đeo...ngọc này nọ, cái trang điểm thể hiện Hạnh của họ, chứ không phải trang điểm của mấy ông, mấy cô, trang điểm để cho đẹp thôi đâu. Đó là thể hiện cái Hạnh của mấy vị đó. Đối với Nam tông, càng nghèo chừng nào càng tốt chừng đó, đúng không? Không đeo dây, không có xâu chuỗi ngọc gì hết. Thấy mấy tượng Ấn Độ, mấy vị bồ tát còn đeo cái gì dưới chân nữa, đủ hết, đeo lủng lẳng lủng lẳng, trên này thì trang hoàng đủ hết. Cái trang hoàng đó là để biểu lộ cái Hạnh của mình nó tạo thành các công đức.
Nếu học kinh cho kỹ mình sẽ thấy là, từ sơ địa mà lên đến thập địa, sơ địa là bắt đầu biết được cái Tánh vàng, biết được vàng là gì rồi, mình lên lên nữa, lên tới, phải học kinh cho kỹ, tới đệ bát địa, không những là vàng thôi mà làm thành cái vương miện, rồi lên nữa, thì không những vương miện bằng vàng là quá trời rồi mà còn gắn thêm ngọc vô nữa. Đó là chuyển luân vương của cả ba cõi này. Đó nhờ cái Hạnh, chứ không phải kiếm ra cục vàng rồi thôi, ôm nó…Cái hạnh là gì? Tôi phải gia công cho nó, tôi phải nấu chảy, tôi phải đập sao để cho vàng thành 4 số 9, rồi vàng 4 số 9 cũng không bao nhiêu, mình phải gia công cho nó nữa, phải không? Tôi phải làm cho nó thành cái vương miện hoặc là cái của vua Anh cầm đó, cầm cái trượng đó. Cái trượng đó giá trị hơn cục vàng nhiều lắm, cục vàng 3kg cũng giá trị chẳng bao nhiêu so với vương miện bởi vì còn có điêu khắc trạm trổ trong đó, vừa có biểu lộ quyền lực của ông vua nước Anh. Thành ra giá trị hơn 3kg vàng nhiều lắm. Rồi chưa đủ, còn phải nạm cho nó vài cục, qua Yên Bái của mình mua vài cục ngọc đỏ (hồng ngọc) bự gắn vô, bởi vì ngọc đỏ nhiều khi hợp với ổng chẳng hạn. Mình phải để ý, chính cái Hạnh nó mới gọi là trang hoàng, trang nghiêm. Hạnh của bồ tát là gì, không những vậy thôi mà còn phải trang nghiêm cõi Phật nữa. Thật ra trong kinh, bất cứ cuốn kinh Đại thừa nào cũng hay nói: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh”. “Tịnh Phật quốc độ” là làm trang nghiêm cõi Phật cho nó thanh tịnh, cái Hạnh cao nữa là “thành tựu chúng sanh”. Trang nghiêm cho mình sơ sơ được rồi thì phải biết trang nghiêm cho chúng sanh, người khác. Chứ mình trang nghiêm cho mình mình thì uổng lắm. Bạn Tùng nãy giờ thầy nói có thắc mắc hay phản biện gì không? “Cái ông này nãy giờ nói mà không cho người ta nói lại”.
T.Tùng
Dạ con cám ơn thầy ạ. Con thấy thầy dậy rất là đầy đủ ạ. Có điều là thực hiện là chưa được như vậy. Con muốn hỏi thêm thầy. Thực tế khi mà con làm cái Hạnh ngoài đời, cũng rất nhiều người vướng chỗ này, lúc thực hành mình thiên về sự nhiều quá, quên mất lý nằm trong sự như thế nào. Có nhiều người không làm, mà thích tư duy về cái lý, mà quên mất là cái lý được thể hiện ra ở cái sự. Con hỏi thầy yếu tố nào để khi thực hành không quên hai mặt ấy, cái lý và cái sự.
Thầy
Đó là hai mặt đúng không, một mặt lý, một mặt sự. Hai cái đó thông nhau và luôn luôn đi ngang với nhau. Lý anh nhiều mà sự anh không có thì lý anh chỉ là lý thuyết thôi, còn cái sự anh mà nhiều quá thì cũng gọi là một nhà hành động mà nhiều khi cũng không biết cái nền tảng của hành động là chỗ nào.
Đó ví dụ, ông Ninh, thầy học được ổng. Ông nói là gốc với ngọn. Thầy học được ổng là chữ gốc với ngọn đó, ngôn ngữ của thầy ít lắm. Gốc với ngọn, hai cái đó phải cân bằng nhau, nếu gốc không có ngọn thì đó cũng không phải là một cây, mà ngọn không có gốc thì coi chừng nó chết. Đơn giản vậy thôi, lý là gốc, ngọn là sự. Cây mà không có lá chắc nó cũng phải chết, và cái lá nó trang điểm cho cái cây, cái gốc. Gốc đào dưới đất lên, thấy cũng vậy thôi, chưa được trang điểm. Gốc và ngọn phải ngang nhau.
Thầy hay nói vậy, mình phải kiểm điểm, mọi mặt của mình phải đồng bộ với nhau. Bởi vì, không phải chỉ có hành động thôi đâu, mà hành động còn tinh tấn Ba la mật nữa, phải siêng năng, tinh tấn, nó mới hỗ trợ cho cái đó được. Hành động mà không siêng năng tinh tấn thì nó cũng yếu yếu vậy thôi. Gọi là hành động gặp thời thì làm, còn không gặp thời thì thôi, ở ẩn. Còn anh tinh tấn, anh hành động thì luôn luôn anh hành động, anh nâng cao. Ở đời cũng thế thôi, nâng cao giá trị cuộc đời mình, nâng cao giá trị từng ngày của mình, bằng chính hành động của mình, bằng cái Hạnh của mình. Phải vậy thôi. Phải làm sao càng ngày càng nâng cao giá trị của mình lên, chứ còn thô sơ quá, gọi là nguyên liệu thô thì đâu có được. Nâng cao giá trị mình lên, mà bằng cái gì, bằng chính hành động của mình. Đừng có nói là người này cao, người này lý nhiều, người này sự nhiều ít gì hết, hai cái đó nhân quả luôn luôn cân bằng. Nó luôn luôn vậy đó. Anh không thể lý nhiều quá mà sự ít, thì cái lý đó chỉ có 2 phần lý, còn 8 phần là lý thuyết thôi, bên này cái Hạnh phải ngang bằng nhau. Thành ra thầy hay nói 2 cái bình thông nhau là vậy đó.
Một ông nào đó có thể nói tôi ngồi thiền nhiều lắm, hay là tôi trì chú nhiều lắm, hay tôi làm gì gì đó… nhưng mà thầy nói tất cả những cái gì khuất lấp bên bức màn bên kia nó đều hiển lộ ra trong cái bình thông nhau hết. Khi nào mình làm nhà mình biết, đầu kia anh đưa ống nước đo tôi không biết bao nhiêu, tôi dòm bên này tôi biết anh bên đó bao nhiêu. Thành ra, cuộc đời mình có 10 bình thông nhau trong đó mình thấy có 2 thôi, nhưng mà 2 đó mình cũng đoán biết những cái che dấu trong kia. Ví dụ: thiền định cỡ nào, ai nói tôi thiền định cỡ nào, có ai nói đâu, nhưng mà đoán biết được, bởi vì thông nhau, nội bộ thông nhau hết.
T.Tùng: Dạ con cám ơn thầy.
Thầy
Rồi, rồi bây giờ vị nào hỏi gì nữa, bữa nay chỉ nói về cái Hạnh thôi. Mà mình thiếu gì cái Hạnh ở đây, cụ thể, thầy không biết cao hay thấp gì đó không biết, ai làm nấy hưởng, mình làm nhân gì mình nhận quả đó. Nhưng mình chỉ biết bề ngòai thôi. Ví dụ, thầy thấy, kỳ vừa rồi ra Hà nội thầy ngại đi Nghệ An lắm nhưng mà bởi vì ông Châu tha thiết quá, mình phải đi. Ông làm mấy năm trước, ông nói thầy ra Hà nội, thậm chí ông nói thầy ra Nghệ An, chỗ ổng trước rồi ra Hà Nội. Ra Nghệ An tôi hết sức rồi, ra Hà nội tôi nói không nổi nữa đâu, thành ra để Nghệ An sau. Mình thấy cái tổ chức đó là cái Hạnh. Mặc dù thấy so với các vị cao cấp khác thì nó còn nhỏ nhưng mà đó là cái Hạnh. Anh làm anh hưởng thôi, nhân quả, anh có Hạnh, anh tin vào Hạnh thì chẳng cần ai hết á, tôi làm nhân gì tôi hưởng quả đó. Chớ đừng có nói tôi làm vì ông thầy, rồi ổng hưởng thì sao đây. Không có, ông thầy ổng hưởng theo thôi.
Ví dụ: đi Nghệ An thầy hưởng theo ông Châu thôi, chớ ông làm ông hưởng chớ, ông làm cái nhân đó thì ông hưởng quả như vậy, còn mình chỉ là dựa hơi vô thôi. Đi theo bác Châu để dựa hơi chút ít, làm cũng chút ít cho phước đức rồi gì đó, cũng an vị Phật, cũng gì gì đó… nhưng mà đó là dựa, còn công lớn nhất….Thành ra, khi mình tin vào Hạnh, tin rõ ràng thì đừng có nghĩ tôi làm vì ông thầy hay tôi làm sợ thằng kia nó xớt đi. Không phải, nhân quả nó công bằng, mình làm nhân bao nhiêu, chất lượng bao nhiêu, quả mình sẽ hưởng bấy nhiêu. Thành ra, cứ yên tâm làm chứ đừng có sợ tôi làm cái này, thằng khác nó chộp, không có.
Chúa đã nói rất rõ ràng, “các ngươi hãy làm củ cải để trên trời”, không có kiến hay mọt nào gặm được hết. “Để trên trời”, đó là nhân quả đó. Công đức thì không ai lấy của mình được hết. Chớ còn của cải vật chất thì coi chừng, cho vài bao gạo trong đó té ra thấy mọt tùm lum nó gặm. Chứ còn công đức thật sự không ai lấy của mình được hết. Đừng có lo, đừng có lo sợ bị trộm. Công đức là một thứ không thể ăn trộm được. À mình phải thấy vậy, phải tin nhân quả để thấy đời này chẳng ai ăn trộm được của ai hết á. Của cải vật chất ăn trộm được, chứ cái đó không ăn trộm được bởi vì cái đó nó chi phối theo nhân quả. Nền kinh tế học tâm linh là vậy đó, theo nhân quả chứ không phải theo tài năng gì hết, không có ăn trộm hay gian lận gì hết, không ai gian lận được nhân quả hết. Thành ra, mình tin nhân quả mình làm.
Hồi đó, có một ông ở đây 5 năm, Thầy nói đi nói lại là mình làm cho mình chứ không làm cho ai hết, đừng có lo, đừng có sợ thằng khác nó giựt mất. Rồi 5 năm sau ổng mới đứng lên ông hỏi, thưa Thầy, Thầy nói là mình làm là mình làm cho mình chứ không làm cho ai. Thầy mới giải, 5 năm mà cũng không hiểu được chuyện đó, mình làm cho mình, mình tạo nhân thì mình hưởng chứ ai lấy của mình được mà mình lo, thanh ra hăng hái lên mà làm, tinh tấn lên mà làm.
Như ông Tùng, mình thích những chuyện làm của ổng thì mình nói vậy chứ có dành được của ông đồng xu cắc bạc nào đâu, phải không? Còn mình muốn hưởng gọi là chút ít gì đó thì mình gửi tiền cho ổng để ổng làm, còn công lớn nhất là của ông ý. Nhân quả là mình chỉ có tiền thôi, còn không có công lao, không có giọt mồ hôi nào hết, cũng hưởng theo cái đó thôi.
Nếu như tin nhân quả thì nhân quả là một nền kinh tế công bằng nhất. Nhân nào ra quả đó, chứ đừng có sợ ai cướp của mình, nó không cần ngân hàng nào hết. Chúa đã nói rồi: “hãy để của cải của ngươi ở trên trời”, không ai lấy được hết. Chứ ở dưới này, thầy không có số điện thoại hay số ngân hàng chứ thấy nó cũng moi ra, lấy nửa số tiền trong đó thì mình cũng tá hỏa há, chứ đây không cần ngân hàng nào hết. Nhân quả là vậy đó, nhân quả anh tin cho sâu anh không sợ mất gì hết, đừng có sợ. Và ai làm nấy hưởng, không có ăn gian được gì hết á.
Ví dụ, mình về ông Châu mình có thể …đó, nhưng mà ông Châu làm ông Châu hưởng, Thầy làm Thầy hưởng, Thầy làm ít hơn ông Châu. Ông Châu làm 100 phần thì Thầy làm khoảng 10 phần là cùng, thì hưởng theo 10 phần. Hồi xưa có câu: làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu, thì đó là nhân quả. Thành ra, Thầy thấy vậy, thế gian nhiều cái làm tùm lum thế chứ căn bản nó không hiểu được, không hiểu căn bản một nền kinh tế nhân quả là sao hết, phải không? Nhân quả là một nền kinh tế, và không ăn gian ai được hết, anh lấy tiền của tôi coi chừng, tôi không làm gì anh được nhưng kiếp sau anh sẽ…sẽ biết. Có khổ cái là có biết anh cũng không biết làm sao, mình than khổ, trời xui tôi thế này thế nọ, đủ thứ trò.
Rồi, bây giờ mọi người có ý kiến chứ thầy nói vậy được rồi. Thầy nói rồi, tất cả vấn đề của mình không phải một đời này giải quyết được đâu, sẽ còn học trong những đời sau nữa, thế nào là Hạnh, rồi tới Bồ tát hạnh, rồi lên nữa là Phật hạnh là gì. Thôi Thầy cũng chịu thua, bây giờ mình chỉ nói cái Hạnh sơ sơ, hiểu vậy thôi, còn làm đời sau, đời sau nữa, ngày nào thanh Phật thì tự nhiên mình sẽ giải quyết trọn vẹn, Phật hạnh là gì.
Rồi, vị nào hỏi thêm vô, ai làm nấy hưởng, chừng đó là thấy Hạnh quá trời rồi, chứ đừng có sợ lo gì. Thầy hay nói cái câu, chắc ở đâu đời xa xưa thầy cũng làm ông cha Thiên chúa giáo hay sao ý, Thầy đọc cuốn Kinh thánh một lần mà thầy nhớ mãi thôi hà. Trong đó Chúa đã nói: “Các ngươi đã gặt thì bây giờ các ngươi hãy gieo”, chớ đừng có tưởng mình gặt xong là thôi êm đâu: “Ô, gặt mùa này trúng lớn”, cất cất vô đó, chừng đó chưa đủ, cũng phải Hạnh tiếp, “các ngươi phải gieo”, phải không? Để cho một ngày nào đó, cái sự giàu có của mình nó trùm khắp trái đất, một vị Bồ tát cái sự giàu có trùm khắp trái đất, mình gieo đến độ trùm khắp hết, gieo tùm lum chỗ, khắp hết. Chúa nói có lý: “Các ngươi đã gặt, bây giờ các ngươi hãy gieo”, gieo cho đến lúc trùm hết trai đất này luôn. Phải không?
Thầy
Rồi thôi vị nào hỏi vô thêm vô, ai làm nấy hưởng chừng đó hạnh quá trời rồi phải không? Chớ đừng có sợ lo gì hết, còn mình làm ít thì mình, rồi Thầy hay nói cái câu mà trong, Thầy không biết ở đâu xa xưa, có đời đâu xa xưa có lần Thầy làm ông cha Thiên chúa giáo hay sao, Thầy đọc cuốn kinh Thánh một lần là Thầy nhớ mãi thôi hà. Đó trong kinh Thánh ông Chúa đã nói: “Các ngươi đã gặt thì các người hãy gieo, chứ đừng có tưởng mình gặt xong vậy là thôi êm đâu, phải không? Ô gặt mùa này trúng lớn, phải không? Cất cất vô đó chừng đó chưa đủ, phải hành tiếp các ngươi phải gieo, phải không? Để cho tới một ngày nào đó cái sự giàu có của mình nó trùm khắp cả trái đất này kìa. Một vị Đại Bồ Tát là sự giàu có trùm khắp trái đất này chứ không có mình gieo tới mức độ mà nó trùm khắp hết, gieo tùm lum chỗ hết, trùm khắp hết phải không? Thành ra Chúa nói có lý, các ngươi đã gặt bây giờ các người hãy gieo thì gieo cho tới lúc trùm hết trái đất này luôn phải không? Rồi Tánh Hải!
Tánh Hải
Con chào Thầy! Chào mọi người, con muốn hỏi Thầy là cái hành động tức là cái Hạnh, nãy giờ Thầy nói là khi mình nhận ra cái lý rồi mọi biểu lộ thành cái Hạnh, khi mình hành động nhận ra lý rồi thì lúc nào gốc với ngọn cũng đi đôi với nhau nhưng mà một vấn đề con thắc mắc tức là khi mà mình chưa nhận ra cái lý đó thì mình có thể đi từ cái Hạnh, thực hành đến lúc nào thể nhập được cái lý không? Dạ, Mô Phật!
Thầy
Cái đó Thầy cũng đã nói rồi. Bây giờ đơn giản, Thầy nói như trí huệ, có người hay như Thầy chẳng hạn, nên nhớ Thầy đã nói rồi bình thông nhau là sao, là cái thấy, thiền định, Hạnh nó phải thông nhau, phải không? Nhưng cái điểm yếu của tôi là cái thấy tức là về trí huệ tôi hơi yếu, phải không? Thiền định tôi mạnh và cái Hạnh tôi mạnh thì tôi phải bắt đầu bằng cái Hạnh trước, phải không?
Đó, mình dòm mình đọc tiểu sử của đức Phật, tiểu sử nói hơi đời là những chuyện của đức Phật đời trước á, có nhiều khi ngài không có trí huệ gì hết á, ngài đi, bắt đầu bữa nay tôi bố thí, ngày nay tôi bố thí bất kỳ người nào tới đây, muốn xin gì là tôi cho liền. Đó! Ngài bắt đầu bằng cái Hạnh chứ ngài không bắt đầu bằng quán thân vô thường, thân là khổ, thân là trống không y như là cây chuối lột ra hết thì cũng chẳng có gì trong đó. Ngài không bắt đầu từ đó mà ngài bắt đầu từ cái Hạnh, ngày hôm nay tôi bố thí, ai muốn xin gì tôi cho đó kể cả thân tôi, thì Trời Đế Thích mới hiện thân xuống cho tôi cái gì gì đó thì ngài làm liền đó thì người ta bắt đầu bằng cái Hạnh.
Thành ra, Thầy nói vậy đó, xin lỗi, hồi sáng Thầy nói nhưng mà Thầy cũng đã nói rất nhiều lần rồi, là mình hiểu Phật giáo là mình hiểu ở cái cấp độ của mình chứ đừng có nói tôi hiểu Phật giáo, chỉ có những vị đại Bồ tát, với những vị Phật mới hiểu Phật giáo phải không? Mình hiểu theo cấp độ của mình chứ đừng có nghĩ tôi hiểu Phật giáo, dầu tôi có đọc hết 12 bộ kinh đi nữa thì cũng chưa phải là hiểu Phật giáo đâu, nó rõ ràng lắm không phải là cứ nhất định là cái thấy thôi đâu.
Cứ dòm coi, đức Phật, ngài có Thấy không? Không! Trong những chuyện Jaktaka, ngài vậy đó. Ví dụ, trong chuyện đó ngài muốn trời khô hạn hay gì đó, ngài muốn cứu mấy con kiến, nó không có thức ăn, thức uống là ngài là con cá ở dưới ngài nhảy lên bờ nằm đó, thì kiến nó tới nó bu nó ăn nó sống còn ngài thì chết queo. Lúc đó cái Thấy của ngài đâu? Chưa có gì hết thành ra người ta có thể đi. Thầy đã nói rồi, ba cái đó là bình thông nhau, người ta có thể đi bằng cái Hạnh phải không? Một cái Hạnh chân chính chứ đừng có một cái Hạnh tham. Rồi từ từ sẽ có cái Thấy phải không, rồi từ từ củng cố nó bằng thiền định. Phật giáo là vậy đó chứ đừng có nói là tôi sở trường cái trí huệ rồi ai tôi cũng... có thấy chưa, phải không? Không phải.
Thầy vẫn lấy ví dụ, Thầy LQ phải không? Thầy nghe nhiều người nói, thầy LQ không có thuyết pháp gì hết có nghĩa là trí huệ của thầy, thầy không đi về mặt đó nhưng về cái Hạnh thầy đi rất nhiều phải không? Thầy rất chịu khó chịu khổ xây chùa xây đồ, chịu khó chịu khổ nuôi đệ tử mấy chục ông xuất gia phải không? Còn đệ tử kia thì hàng ngàn người cũng chịu khó chịu khổ, ngài không có nói gì về cái Thấy hết nhưng mà với một cái Hạnh như vậy, với một cái phước như vậy thì thế nào thì cái trí họ cũng có, không phải có được bằng những người khác nhưng mà ít ra họ cũng phải có cái gì đó thành ra nó phải thông nhau. Làm giàu cũng thế thôi, nhiều người giàu bằng thị trường chứng khoán nhưng mà có những người cần cù chỉ làm ruộng thôi rồi lần lần cũng giàu. Bởi vậy cho nên Thầy nói vậy đó, có nhiều người nói là tôi có cái Thấy, hoặc là tôi có cái Thấy nhưng mà mờ mờ lắm và thứ hai có cái Thấy nhưng giữ không được thì Thầy nói rất rõ ràng, bởi vì anh thiếu phước, thiếu cái Hạnh. Thiếu cái Hạnh giữ không được, chưa kể cuộc đời này phước mình cũng yếu, cuộc đời này là tấp cập nó đánh mình nên cái Thấy của mình chập nó tôi cũng ngon lành lắm, đánh tơi tả hết riết rồi không còn cái gì hết thành ra đó.
Thầy còn nhớ cái ông Đức (Cần Thơ) đó, Thầy ngồi ngoài đó Thầy nói: “Đức nên phải nhớ một điều, không phải mình đọc kinh nhiều, không phải mình nói hay mà người ta nghe mình đâu", mà vì ông có phước hơn người ta ông có nói thì người ta mới nghe, chính cái phước mới quyết định được, chứ ở đời này mấy ông tiến sĩ Phật giáo thiếu gì, bây giờ ở Việt Nam tới cả trăm ông tiến sĩ Phật giáo mà nhiều khi nói họ không nghe. Bởi vì học mà phải có cái phước nữa, xin lỗi cái phước là từ đâu ra, do cái Hạnh nhiều nhất, từ Hạnh bố thí, Hạnh này, Hạnh nọ, Hạnh dạy học trò đủ thứ Hạnh hết nó mới ra phước được, mà phước đó nó mới nâng đỡ cái trí của mình lên được.
Thầy nói cái gì là rõ ràng thôi chứ không có cái chuyện mà nói mơ mơ hồ hồ. Thầy thấy nhiều khi đó là do cái phước của mình, đơn giản xin lỗi Thầy muốn viết một bài nào đó mà nó nằm trong cả cái đống kinh, nhưng mà không biết sao mình kiếm đại cuốn kinh rồi dở đại nó ra là thấy y chang cái đó, thì cái đó là do phước của mình chứ không thông minh. Nội cuốn kinh Hoa Nghiêm bốn cuốn mình nói về cái chuyện đó, mình nghĩ trong cuốn kinh Hoa Nghiêm có nhưng mà kiếm không ra, ngồi đọc lại mình kiếm không ra, nhưng mà tình cờ mở ra cái là có thiệt. Thầy nghĩ chẳng có thông mình tài giỏi gì hết, cái đó cái phước của mình, nghĩa là gì đó thật ông trời đãi kẻ khù khờ, nó khù khờ nhưng mà ổng đãi bởi vì nó có phước, nó vậy thôi. Nó rõ ràng, mình phải làm sao mình sống một đời mình từng chút một chút một như vậy mới tin Phật pháp chứ không phải Phật pháp là chuyện gì một tháng gặp ông thầy lúc đó mới Phật pháp, bữa chủ nhật học Lăng Nghiêm mới Phật pháp, còn bình thường thôi linh tinh, Phật pháp gì vậy rồi làm sao phải không?
Thành ra, mình nhìn mình cho rõ chứ Thầy bây giờ không phải nói lôi thôi nữa, Thầy bây giờ sốt ruột rồi. Bây giờ nói thẳng, có ông hỏi Thầy sao mà, ông thay đổi liên tục từ ngày tôi gặp ông 2019 mà cho tới bây giờ, tôi thấy ông đổi 3-4 nghề rồi, cái năng lượng của ông để lo cho đổi nghề, đổi nghề như vậy nó tiêu hao hết. Ông để cái năng lượng đó ông vô việc tu hành, để nó vô con đường thì quý biết mấy, phải không? Thầy kết luận, Thầy xin lỗi, nói thẳng chứ ông đừng có buồn chứ ông thiếu phước, có những người cuộc đời họ phải không? Thầy phước ít ít thôi nhưng mà Thầy ít lo về chuyện đó lắm, có khổ cái gặp chuyện gì nguy hiểm cái có người y như trong tử vi Thiên quan tương quý, tự nhiên có người nó lồi ra nó giúp đỡ mình hà. Nó quái vậy đó. Đó là Hạnh tự nhiên tới hà. Trời thường hay đãi kẻ khù khờ chứ còn thông minh lanh lợi quá coi chừng.
Rồi thôi bây giờ cứ tiếp tục để cho Thầy nghỉ ngơi chứ một tiếng rồi. Rồi giơ tay. Rồi ông này thôi để ông này trước ông này của hiếm này, còn ông ngày nào ông cũng nói chuyện với Thầy.
KM.Châu
Dạ kính thưa Thầy! Kính thưa Đại chúng. Dạ con xin hỏi Thầy. Cái ác Hạnh của mình như là tham sân si của mình nó dễ làm, rất là sẵn sàng để mình làm, còn những cái chuyện thiện Hạnh đôi khi mình rất là làm biếng rất là giải đãi, làm biếng làm lắm. Xin Thầy giảng về chuyện đó.
Thầy
Bởi vậy mới tu, ngày nào không phải là ngày chiến đấu, ngày nào không phải là ngày bên Thiên Chúa giáo gọi là cám dỗ phải không? Ngày nào nó cũng cám dỗ mình hết á, ngay bây giờ cho ra vườn làm đi mỗi ông cho ra vườn làm nửa tiếng đó bắt đầu mỗi ông nổi lên đó, mình kiếm chỗ nào nhẹ nhất mình làm giả bộ nhổ vài cây cỏ để hết giờ, được được, thì đó. Bởi vậy, thì đó mới tu, tham, sân, si, phiền não nó nổi lên lúc đó mới biết mình dùng cái gì thì lúc đó mới biết mình dùng trí huệ đó. Nhiều khi anh siêng năng anh phải dùng trí huệ, trí huệ anh quán chiếu tham, sân, si nó từ đâu, từ đâu lúc đó mới cụ thể còn ngồi đó quán Tánh Không cứ ngồi dòm trên trời nó Không, là trống lỗng vậy đó nhưng mà nó đặc lền trong đó. Vậy đó, nó lòi ra lúc đó mình mới dùng trí huệ áp dụng phải không?
Tu là vậy thôi, thành ra trong mười điều tâm niệm… không phải… cái kinh nào sau đó cũng có hết đó là, nghiên cứu Bản tánh của mình đừng mong là dễ dàng. Bởi vì dễ dàng là hay giải đãi, nó đánh trực tiếp ông thì ông mới lo, còn nó không đánh trực tiếp, ở đời nói, phước nhiều quá cũng coi chừng chết phải không? Chăn êm, nệm ấm quá thì lo ngủ thôi phải không? Có máy lạnh đàng hoàng phải không, máy lạnh tự động cỡ tôi thì 27 độ thôi thì nó cứ luôn luôn vậy. Ngoài nó, có bao nhiêu thì nó làm toán cộng toán trừ gì đó, thì trong này cũng tương đương vậy. Đó ngon lành, vậy đó cũng chết, thành ra nên nhớ vậy đó, Thầy bây giờ Thầy trở về tuổi thơ, xin một vé trở về tuổi thơ. Bây giờ Thầy hay nhớ những câu ca dao lắm, khôn cũng chết phải không? Khôn quá cũng chết, dại quá cũng chết, biết là sống phải không? Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống, nó rất rõ ràng. Thành ra, sau này Thầy mới thấy té ra đời xưa không phải mấy ông nông dân bày đặt ra đâu mà chắc là những vị thiền sư sống trong mấy cái làng, chùa làng đó, lâu lâu họ phát ra một câu truyền ra dân chúng rồi trở thành ca dao thôi chứ không sao nó khôn dữ vậy, có ai nói được câu đó, mấy anh nông dân không làm sao nói được câu đó, khôn cũng chết mà dại cũng chết chỉ có biết là sống thôi.
Ví dụ, mình thấy, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” thì cái tánh mình cũng như nước vậy đó, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài nhưng mà nó vẫn giữ nguyên tánh nước phải không? Thấy đời xưa nó có những câu quá khôn ngoan phải không, chứ cũng không cần nói là tánh là ở bầu thì tròn ở ống thì dài đâu, phải phấn đấu làm sao để mình thành nước, ở trong cái ly thì cũng cho người khác uống được, ở trong cái gáo cũng cho người khác uống được, còn nhất định là cái ly thôi thì đổ hết nước ra anh cũng tiêu một đời. Rồi hồi nãy ông Hải Trà Cao giơ tay đó.
Trần Cao Hải
Dạ kính thưa Thầy, Kính thưa Đại chúng! Con thấy cái lý sự thì mình có thể hiểu được, còn trong đời sống mình làm cái Hạnh gì đó thì mình hay bị dính mắc vô cái Hạnh đó và mình luôn cho rằng là mình…
Thầy
Bác liền, bác liền. Lôi thôi. Thẳng thừng lý mình có thể hiểu được hả? Cái lý mà hiểu được đó không phải là lý. Lý ở đây là tánh Không chứ không phải lý là đọc sách nó ra lý đâu, lý là tánh Không, sự là sắc khi nào mà anh thấy sắc tức là Không, sắc thanh hương vị xúc pháp tức là Không, Không tức là sắc thanh hương vị xúc pháp thì lúc đó lý sự vô ngại, sắc thanh hương vị xúc pháp là sự còn cái kia là lý, là tánh Không, chứ không thể là mình có thể hiểu được là ông bôi bác Thầy quá, tôi cũng có thể hiểu được như Thầy, nói vậy bôi bác lắm, Thầy không chấp nhận, Thầy bây giờ là phải thẳng mặt thẳng mày chứ không có cái chuyện lơ mơ được. Rồi giơ tay.
T.Châu
Con bạch Thầy! Bạch Đại chúng! Hôm nay chủ đề của chúng ta là cái Hạnh, con thấy rất là thấm thía, vì trước đây con đã bạch với Thầy rồi, chúng ta tu đã khó rồi mà giữ được cái Thấy đấy cho nó toàn khắp cho cái thấy nó trọn vẹn, tức là cái nhất niệm tương ưng đến niệm niệm tương ưng như Lục Tổ nói rất là khó, cực kỳ khó. Con nhận biết được rõ ràng nó như vậy, cho nên để cho cái Hạnh đó để cho cái Thấy đó toàn khắp để quả vị đó lớn hơn nữa, thì như Đại toàn thiện hay nói tức là cái Thấy, Thiền định, Hạnh và Quả thì cái Hạnh đó con thấy là khó. Hạnh là gì? Hạnh là đời sống hoá cái lý cho nên như vậy mà cái thực của cái lý và củng cố cái lý và cái lý đó để cho nó thâm nhập được và mình sống được cái sự tức là bằng cái Hạnh đó. Đó là cái lý tánh Không cho nên chúng ta đem cái lý vào cái sự, cái sự cái lý nó thông giao với nhau như hai bình thông nhau như Thầy nói cho nên cái Hạnh thật sự nó thật sự đang sống chúng ta đang tu, tu trên cái lý sống trên cái lý để trở về cái sự, lý sự mới viên dung được. Cho nên cái hạnh rất quan trọng.
Hạnh đó để làm gì? Cái Hạnh để hàng ngày chúng ta thực hành, chúng ta sống, chúng ta tu, như vậy cái lý đó nó mới thực sự là cái lý toàn khắp được, nó mới sự sự viên dung được. Cái lý, cái sự sống được như vậy rồi cũng rất là khó khăn, không phải đơn giản, nhưng khó khăn bao nhiêu thì cái Hạnh mới tròn đầy bấy nhiêu, chứ không có Hạnh thì chúng ta không thật sự tu, chúng ta sống, cho nên cái Hạnh đó, chúng ta tu hàng ngày bằng cái Hạnh chứ không phải bằng cái lý nữa. Lúc này là Hạnh, nhưng mà Hạnh trên cái lý, hành trên cái lý, lý tánh Không. Cho nên hằng ngày chúng ta tu, chúng ta sống trải nghiệm được rất nhiều thứ bằng cái thấy ra được cái khuyết điểm của chúng ta, thấy cái tồn tại của chúng ta, và hai nữa là chúng ta càng tin vào Phật pháp nhiệm màu và tin được Phật pháp chẳng phải nào khác được cho nên hai cái nó làm cho mình củng cố cái lý, sự nó viên dung, để sự sự viên dung. Đó thì bắt buộc là cái Hạnh, cho nên khi mà chúng ta có cái Hạnh rồi thì cái Hạnh đó vô cùng khó khăn chứ không phải không đâu. Khó khăn sẽ xảy ra với chúng ta, nhưng mà có cái Hạnh đó chúng ta càng tin hơn, càng nhập vào nền tảng tánh Không đó nhiều hơn, và từ đó cái sự nó sáng tỏ hơn. Cho nên hai cái soi cho chúng ta đi để cho cái lý nó sáng lên qua cái sự và cái sự thực hành được trọn vẹn qua cái lý. Qua cái sự thì con thấy chúng ta tu thì chúng ta thấy là sự mới là cái chính mà tu, tu trên cái sự nhưng mà sự đó trên cái lý tánh Không, nếu mà cái lý tánh Không không có cái Hạnh thôi không đủ để chúng ta sống, sống đủ để chúng ta thấy được cái Hạnh cái sự sự viên dung được.
Có lẽ là như vậy cho nên con thấy trong cái Hạnh thì chúng ta phải vượt khó trên cái nguyện của mình nữa, cái nguyện của mình rồi nhưng mà chúng ta phải làm, phải làm trên cái nguyện đó, tức là chúng ta phải làm là Một, chúng ta đặt ra là Một. Chúng ta phải khó khăn chúng ta phải làm hai ba nữa thì trở thành cái Hạnh, đó nó mới thực hiện được đúng, nếu không sẽ trở ngại, nó rất là mạnh nó ngăn ngại rất ghê gớm làm cho chúng ta không vượt qua được, cho nên chính đó mà vượt qua được hay không thì đó là nhờ cái Hạnh. Cái hạnh đó làm cho chúng ta thấu phát được thì theo lý thuyết là lý sự viên dung sau này do đó cho chúng ta thấy cái hạnh là cái rất quan trọng, mà cái hạnh hằng ngày chúng ta sống là hạnh nè, mỗi ngày chúng ta là hạnh nè, thì chúng ta không cần ngồi đọc nhiều nữa mà chúng ta phải sống bằng cái lý và đó là cái con thấy là cái hạnh hết sức cần thiết làm cho chúng ta thấu thoát được cái lý đó tận cùng hơn thấu thoát hơn và bổ sung cho nhau thì cuối cùng chúng ta thấy thì nó là không có hai. Nhưng mà cái hạnh là cái mà con thấy rất là khó thực hiện rất là nhiều trở ngại, rất là nhiều chông gai, lúc đó cái ngã, cái tôi, cái của tôi nó bực lên rất là mạnh, cho nên con thấy cái hạnh là khó, chính là cái chúng con tu là tu cái bằng cái hạnh, con nghĩ là như vậy. Con xin hết.
Thầy
Đó, như ông này xưa mà trong thiền nó hay nói cái chuyện con Nóit 5 tuổi cũng có thể hiểu, còn ông già 95 tuổi thì không hiểu. Ví dụ, nói về cái lý và cái sự, không và sắc đó, thầy mới nhớ lại hồi xưa mình có đọc một cái chuyện thằng mù với thằng què. Thằng què thì có mắt, là cái Thấy nhưng mà phải nhờ thằng mù nó cưỡi lên, phải không? Anh nhờ con mắt tức cái Thấy của anh mà anh không có Hạnh, anh không có chân, anh không đi được, anh ngồi đây anh dòm, Thầy ngồi đây Thầy dòm thấy có mấy bức vách này thôi. Mình có mắt nhưng không có chân, mình què thì mình phải nhờ thằng kia nó mù nhưng mà có chân, tao biểu mày đi thẳng đến kia thì đi thẳng, còn mình cứ ngồi mình dòm vậy thôi thì có cái Thấy chưa đủ. Anh phải có cặp chân nữa, mà chân thì nói thẳng ra khi mà anh hành đó, mắt ít khi nó bị tai nạn lắm, phải không? Còn chân thì đi thì đạp đinh, đạp lung tung hết đó, thành ra đó Hạnh, sự và lý, Hạnh và cái Thấy nó biểu lộ ra đó, cái Thấy chỉ là con mắt thôi, mà con mắt đó cứ ngồi một chỗ dòm trời dòm đất đó thì nó cũng không ích lợi cho ai hết. Hạnh là anh phải có cái chân để anh nhờ cái thằng có mắt đó, mày có đôi mắt, tao cõng mày đi khắp thành phố để làm ích lợi cho người. Đời xưa, vậy chứ mấy chuyện đời xưa thấy vậy mà dòm nó mà nhiều khi mình không hiểu đâu, mình cứ tưởng nó giỡn, thằng què có mắt thì phải nhờ thằng mù mà có chân, vậy thôi. Bởi vậy cái Hạnh và cái Thấy nó viên thông, cái Thấy chưa đủ, anh phải đi cơ.
H.Lan
Hồi nãy M.An nói nhỏ vào tai con, khi nào con làm Hạnh bố thí, con cho hết, M.An sẽ xin con cái laptop. Cái laptop của con là cái Macair 2022, xịn lắm.
Thầy
Thầy thấy là không nên cho ba cái thứ vật chất, mà cô cho cái tôi của cô, những tham vọng của cô, những mưu toan của cô, cho cái đó mới gọi là cho đó phải không? Chứ mà cho cái laptop thì ai mà thèm lấy. Thầy có xin là xin vậy đó, cái tôi của cô, sự kiêu ngạo của cô, cái tham vọng của cô và những mưu mô của cô, xin là xin cái đó đó. Xin được cái đó thì hai ta đều có lợi, Thầy có thêm một mớ mà cô thì được giải thoát, đơn giản vậy thôi, phải không?
Đ.Sơn: Thầy xin cái đó xong là con hết biết đường cho luôn.
H.Lan: xin mời T.Hòa
T.Hòa: dạ, em xin chào thầy ạ , em xin chào các anh chị ạ!
H.Lan
Bạn có thể chia sẽ là bạn đã thực hành hạnh Bồ tát trong đời sống hằng ngày như thế nào không? Tạm gọi là như vậy, những chia sẻ của bạn đối với mọi người xung quanh, nghe chữ Bồ tát thì hơi to tát, nhưng mà chúng ta có làm gì cho mọi người xung quanh không? Và bạn cảm thấy như thế nào?
T.Hòa
Dạ, cái từ Hạnh Bồ tát thì do em mới tu tập đó chị, nay em cũng chưa có hiểu rõ về cái từ đó, nhưng đối với em là em làm mọi việc từ cái tâm đó chị, xuất phát từ cái tâm của em. Em cũng học hỏi từ các sư huynh, sư đệ như anh Hải, anh Khoa, anh Lâm, rồi từ từ em sẽ học lần lần đó chị. Con đường tu tập của em cũng mới, nên em cũng đang cố gắng học hỏi các anh, các chị, rồi em cố gắng tìm học các video thuyết pháp của thầy cùng các sư thầy trên mạng. Từ từ em sẽ trao đổi dần dần, cái nào vướng thì em sẽ hỏi các anh để em hiểu rõ hơn về các con đường tu tập của mình.
TC.Hải
ở đây có bạn Long, bạn Long cũng tham gia lâu ngày rồi, mời bạn Long chia sẽ cái Hạnh tới Thầy và đại chúng ạ.
V.Long
Thưa Thầy và đại chúng! Con cũng theo học ở trong chùa cũng lâu rồi, như thầy giảng, con thấy mọi cái rất rõ ràng, rất cụ thể. Em ở đây thì áp dụng trong cuộc sống và mọi hoạt đông thường ngày, mọi thứ em đều soi rọi trên tánh Thấy. Khi hành động thì mình mới nhập được cái hành động và cái Thấy của mình thành một, và khi nhận được cái đấy thì mình làm việc và hành động rất là sáng suốt và mạnh mẽ, mọi việc giải quyết đều trôi chảy, gọn gàng, cụ thể, rất hiệu quả. Từ cái hiệu quả hành động đấy mình học tiếp, học thêm. Trong quá trình đấy thì mình thấy mọi sự vật, sự việc đến với mình đều liên quan mật thiết với cái tâm của mình. Nhiều khi mình cứ hình dung là mình đang giúp đỡ mọi người nhưng thực ra không phải, thực ra cái tâm mình xuất hiện ra chính là mình giúp đỡ, mình bổ túc mình, cái tâm của mình vướng chỗ nào thì mình phải giải quyết chỗ đó, làm dần thì sẽ thành thuần thục, nó sẽ nhập được vào, em xin cám ơn ạ.
TC.Hải: cám ơn Long chia sẽ vấn đề làm quen và thành thục.
V.Từ:
Dạ kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! Viên Từ cũng có một câu hỏi xin hỏi đến đại chúng ạ. Khi mình thực hành thì mình hay nói là có một cái Hạnh để mình làm, nhưng trong cuộc sống hằng ngày mình có rất nhiều nhân duyên nên thành ra là sẽ có rất là nhiều các việc khác để mà mình làm nó không đúng với cái Hạnh của mình, thì Viên Từ có một câu hỏi là làm sao mình có thể làm tất cả các Hạnh khác nhưng vẫn giữ được cái Hạnh của mình mà mình không bị tạp Hạnh. Dạ V.Từ xin hết ạ.
Thầy
Đơn giản là cô phải lựa cái Hạnh nào mà nó bao trùm tất cả các Hạnh. Thầy đã nói rồi, đó chính là cái Nền tảng mà Thầy hay dạy, cái Hạnh đó là cái Hạnh nền tảng còn mọi thứ là cái tùy duyên thôi. Ai cho cô trái cam thì cô cứ ăn đi chứ thôi vứt đi, còn ai cho cô trái ổi mà để cô đói thì cô cũng ráng nhịn thôi. Nhưng quan trọng nhất, tạp Hạnh là sao là mình quên đi cái Hạnh Nền tảng của mình, mà mình lo mình lăng xăng mình chạy theo cái này cái nọ, đơn giản vậy thôi.
Thôi để cô này giơ tay, để không thôi cô nói thầy nói quá đáng mà không cho cô nói (H.Lan).
H.Lan
Con cũng có thắc mắc là làm sao con có thể cho Thầy tất cả các tham vọng của con được?
Thầy
Hả, trời ơi, dễ quá mà, cô không muốn cho thôi phải không? Cô muốn nuôi dưỡng mà cô còn muốn nuôi thêm đàn con ác ôn đó nữa mà, cho nó vô nữa mà. Cho là dễ quá mà, mà không phải dễ cho đâu, cô lên chánh điện, cô lên cô nguyện là cô cho thầy hết những thứ đó, nhưng mà nó vẫn còn đó chứ nó không chịu chết đâu, mấy thứ đó nó ác ôn lắm, nó sống và đời sau nó còn hành cô nữa, chứ không phải là lên nguyện trên đó, nguyện là một chuyện mà cho đó là một chuyện, bởi vậy khó lắm.
H.Lan: vậy là mình chấp nhận đó là việc khó là xong hay là sao ạ?
Thầy: cái gì, vậy cô có muốn cho không?
H.Lan: con đang hỏi thầy làm thế nào để cho ạ?
Thầy: thì tui đã nói rồi, bây giờ, trước hết là lên chánh điện, nguyện là con cho hết đó.
H.Lan: con cũng mới nghĩ xong.
Thầy
Từ nay, Thầy biểu làm cái gì thì làm cái đó chứ cô không có sáng tác, sáng tạo gì nữa hết. Con nguyện ở tù thì nguyện ở tù chứ ít ra cô không có sáng tác, sáng tạo gì trong kiếp này nữa hết. Nói dịch cuốn này là dịch cuốn này chứ không có cuốn nào khác.
H.Lan
Dạ, thường con thấy khi mà Thầy ra một công việc đó, khi con làm, nó luôn luôn có cái sự sáng tạo ở trong đấy.
Thầy: vậy sáng tạo là cái gì sáng tạo?
H.Lan: quá khứ của con nó tô vẽ thêm.
Thầy
Cái tôi của mình nó sáng tạo ra, nó làm cho thứ nhất là mình nhìn coi chừng sai là một, thứ hai là mình càng trói buộc mình thêm nữa. Nên nhớ cái Hạnh mà anh không đặt trên cái Nền tảng, anh càng Hạnh bao nhiêu thì anh càng vướng víu, càng trói buộc bấy nhiêu, đơn giản vậy thôi.
H.Lan
Con có một câu hỏi cuối cùng được không ạ? Đôi khi mình làm, con cảm thấy làm nhiều rồi, con cảm thấy làm hết sức rồi luôn. Theo một kiểu nào đó thì con cũng hiểu là có vẻ cái tư tưởng của mình không tin tưởng được. Nhưng mà cố gắng quay đi, quay lại cố gắng quan sát cũng thấy là mình đã cố gắng làm hết sức lực của mình rồi. Bây giờ làm sao?
Thầy
Hồi đó Thầy đã nói rồi, hồi đó, cô hiểu sai. Thầy nói là Chúa đã từng nói “cha làm trong con và con làm trong cha”. Cha đây chính là Nền tảng chứ không phải ông nào đâu. “Con làm trong cha và cha làm trong con”. Cô cứ để cho Nền tảng đó lưu xuất lưu xuất một cách tự nhiên phải không? Thì lúc đó gặp cái gì thì nó. Còn bây giờ cô cố gắng cô làm thì cái đó là con làm thôi chứ chẳng có cha nào trong đó hết á. Chúng sanh làm thôi chứ chẳng có Phật nào trong đó hết á phải không? Đơn giản vậy thôi. Ăn thua là mình có muốn hay không? Đó, tập làm đi, tập làm đi cho tới cuối cùng là vô công dụng đạo đó. Là tự động pháp nó làm thôi chứ mình chẳng có làm gì hết, và mình chẳng có giành công trong đó gì hết.
Thầy đã nói rất rõ rồi. Hồi về Cần Thơ, Thầy nói thuyết pháp là gì? Là pháp nói chứ ông đó không nói được, phải không? Pháp nói chứ không phải ông nói. Còn Thầy thì chưa được như vậy đâu, Thầy cũng nói trong đó có đủ thứ lẩm cẩm của Thầy trong đó hết nhưng mà cái mục tiêu là để Pháp nó nói, chứ không phải mình nói phải không? Mình chỉ thêm màu, thêm mè qua những kiến thức của mình, qua những chữ nghĩa của mình, qua cái này cái nọ. Mà cái đó cũng để trả lời ông Tùng luôn đó, ổng nói sao Thầy cái gì nói cũng được. Đơn giản là bởi vì Thầy phải làm sao Thầy ở trong cái Nền tảng mà Nền tảng đó bao trùm tất cả mọi môn học. Chớ còn Thầy đâu có học kinh tế đâu Thầy biết, nhưng mà mình ở trong cái Nền tảng đó mình lần lần mình nói được về chuyện này chuyện nọ nói đủ thứ trò.
Nhưng mà Thầy nói luôn một câu nữa. Ngài Huệ Năng nói vậy đó “Nói nhưng mà đừng lìa Tự tánh”, tập nói mà đừng lìa Tự tánh, tới lúc nào Tự tánh nói à, pháp nói à chớ mình không nói gì hết á.
Còn ông Tagor, ông đó là nhà thơ của Ấn Độ, là người Á châu đầu tiên đoạt giải Nobel, ông nói đó, Thượng đế viết qua ngòi bút của ông, chứ ông không viết gì hết á. Mình phải thấy vậy đó, Thượng đế viết qua ngòi bút của ông á. Thầy nghĩ những ông thánh là phải vậy thôi phải không?
Như mình mới đăng cái bài của bà Teresa Calcutta. Bà nói, đó là tình thương yêu của bà thì cái đó bắt đầu lôi thôi rồi đó. Tình thương yêu đó, bà chỉ là phần tử, một cái biểu hiện, một cái phương tiện của tình thương yêu đó thôi. Cũng như Thầy mong mỏi cuộc đời này và những đời sau nữa là cuộc đời Thầy là biểu hiện phần nào của cái đó thôi. Chớ không phải Thầy biểu hiện ra đâu, cái đó biểu hiện qua Thầy phải không?
Thầy nói rất nhiều lần rồi phải không? Bốn vô ngại giải, bốn vô ngại biện là gì? Thứ nhất là nghĩa vô ngại, giữa mình và nghĩa nó vô ngại với nhau. Thứ hai là pháp vô ngại, nghĩa là giữa mình và pháp vô ngại với nhau. Rồi từ vô ngại, từ mình sử dụng cho đúng và cuối cùng là biện vô ngại. Biện tài vô ngại chỉ là anh tương ưng được với pháp càng nhiều thì anh vô ngại chừng đó.
Và Thầy đã nói rất rõ ràng, tại sao sử dụng từ vô ngại? Vô ngại không phải là nói bậy. Ở đời này nếu nói là vô ngại thì thằng cha nào nói nhiều hay gì gì đó nó vô ngại là không phải. Vô ngại đó chính là tánh Không, anh càng thấy tánh Không, anh an trụ trong tánh Không bao nhiêu thì anh càng có bốn vô ngại biện đó.
Vấn đề là anh đi lại cũng một chuyện là cái Nền tảng đó mà cái Hạnh là gì? Hạnh là cái làm qua cái Nền tảng đó, anh làm từ cái Nền tảng đó. Không phải trên thôi mà anh làm từ Nền tảng đó cho tới một lúc nào đó, hồi nãy Thầy nghe ai nói là mình làm trên cái đó, không phải trên cái đó, tới một lúc nào đó hành động của mình, cái Hạnh của mình chính là cái Nền tảng đó. Lúc đó mình là đại Bồ tát rồi phải không? Đại bồ tát, trong cái hành động nó thuyết pháp trong đó.
Trong kinh nói rõ ràng lắm, không phải là mình ráng phải làm gì hết. Tới một lúc nào đó nó gọi là vô công dụng đạo, là tự nhiên nó lưu xuất ra, nó không có sửa soạn gì hết á, tự nhiên bởi vì pháp. Thầy thì không được như vậy, nhưng tới một lúc nào đó mình sẽ thấy là Pháp nói qua cái miệng của ông Đăng này chớ không phải ông Đăng nói. Cái tánh Không nó biểu lộ qua cái miệng của ông Đăng chớ không phải là ông Đăng nói. Còn ông Đăng chỉ là cái dụng cụ thôi, cái phương tiện để cho pháp thôi. Tại sao Đức Phật chia thành Phật - Pháp - Tăng? Là Pháp cao hơn Tăng, dầu có thánh tăng đi nữa cũng nói Pháp thôi, cũng để Pháp nói qua cái miệng mình chớ không phải tôi thánh tăng tôi muốn nói cái gì tôi nói. Ngay cả ông thánh tăng đi nữa cũng sau Pháp, bởi vì ông có nhiệm vụ thuyết pháp, phục vụ pháp và tất cả các hành động của ông cũng để xiển dương phá, bởi vì cái đó cao hơn ông á.
Thiên chúa giáo nói vậy đó, Cha nói trong con, Cha làm trong con và con làm trong Cha là vậy đó. Cha làm trong con nghĩa là pháp là cha đó, làm trong con người đó và con người đó làm trong pháp. Tới một lúc nào đó mình sẽ thấy nhuần nhuyễn, mình càng Hạnh chừng nào mình càng tốt chừng đó, càng rộng mở bao là và càng sâu, sâu và rộng. Chừng đó thôi, chớ đừng có tưởng là người thuyết pháp được nhiều thì nó học nhiều đâu. Vấn đề là anh phải tu pháp làm sao cho sâu sắc cho tới khi... Có nhiều khi, như bữa trước ông Nam ông đi bữa đó về, thấy cô H.Lan nói thông suốt, rồi ông về ông nói, bây giờ mình phải tập nói. Thì cũng đúng, tập nói nhưng mà cái nói hay nhất là hãy để Pháp nói chớ mình không có nói. Mình vẫn lung tung vậy đó nhưng mà Pháp nói bởi vì đó là sự thật, nó nói qua mình, cho tới một ngày nào đó mình chính là sự thật đó. Đó là tu, vậy thôi.
Cái câu, “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, để một ngày nào đó Phật tánh nó nói qua mình, chớ mình không có nói nữa. Khi Phật tánh nói qua mình thì một lúc nào đó mình chính là Phật tánh. Còn bây giờ mình chỉ là học trò của Phật tánh là mừng lắm rồi, nhưng mà tới một lúc nào để cho Phật tánh nói qua mình, tới lúc nào mình chính là Phật tánh, không còn cách ly nữa.
Rồi mới nảy ai giơ tay? Chú tánh Hải. Mới về đây rồi lên lại hả? Siêng quá! Hạnh này là Hạnh tinh tấn đây.
Tánh Hải
Thưa Thầy con có một cái ý kiến. Nó là một trở ngại nó gần như là khó vượt qua. Tức là giữa lý với sự, khi một người thực hành mà họ thấy được cái bản thể rồi đó. Thì khi thấy được bản thể, sau đó mọi hoạt động là ứng hiện của bản thể là một bước mà con thấy phải thực hành rất là lâu mới chuyển qua được. Đa phần người ta tham thiền người ta thấy định tâm, thấy cái chỗ an lạc yên nghỉ, nó sáng suốt rõ ràng. Người ta có một ý muốn gìn giữ, muốn trụ vào đó mà nó không lưu thông được.
Mà trong Đại ấn nhìn thẳng tâm thì ngài Thrangu có giảng ngay lúc tâm an lạc, nó định như vậy mình cũng phải thư giãn, mình để cho nó lưu thông. Rồi tư tưởng nó khởi lên mình quán sát để tìm ra được bản tánh của tâm khi nó chuyển động.
Về mặt thực hành nếu mình làm được như vậy trong tư tưởng của mình, một tư tưởng khởi mình thấy được bản tánh của nó, chuyển động, hiện hữu nó về đâu, kết thúc sao? Mình làm quen được như vậy thì lúc đó mọi hoạt động bên ngoài mình, cái Hạnh mình mới có thể thấy trên hoạt động nó vẫn có cái bản thể đó nó hiện hữu. Mà cái đó con thấy là, cũng không biết tùy theo người hay sao, con thấy là tập cái đó cũng khá lâu.
Tại vì lúc trước con lên thầy, thầy giảng thì con thấy không gian nó rõ ràng hết sức vậy đó, tức là mọi hoạt động của mình trong đạo tràng này nó rõ ràng nhưng mà khi con về vài ngày sau nó bắt đầu cái sự sai biệt nó lấn qua cái phần đó. Mãi nhiều năm thực hành mới được, con nghĩ cái việc này đến khi nào tất cả các Hạnh đều lưu xuất từ bản thể.
Mình đặt vấn đề vậy để mình giải quyết, ít ra trong đời này mình giải quyết một phần nào đó. Con thấy vậy đó, mô Phật.
Thầy
Đúng, vỗ tay. Ít ra trong đời này mình thực hành được một phần cái đó. Chớ đừng có mong là thực hành hết đâu. Bởi vì thực hành hết là lên đến địa thứ mười rồi, chỉ còn một cấp là thành Phật thôi. Thành ra mình đừng có hạ giá thị trường, hạ giá xuống cho bằng mình rồi mình nói mình cũng sắp rồi. Còn lâu lắm.
Mà Thầy thấy vậy, mắc gì phải thành phải không? Coi chừng thành là tham đó. Cứ làm đi chứ đâu cần thành. Thầy nói rồi thành là một trong những cám dỗ, bữa trước ông Shanti mà cô H.Lan dịch đó. Trong mười hai nhân duyên đó là hữu đó, tiếng Anh là becoming là trở thành mà thiệt ra trước giờ nó dịch là hữu nhưng mà đó trở thành. Khi nào anh còn mong mỏi trở thành thì lúc đó đơn giản bởi vì anh còn thiếu sót anh mới muốn trở thành phải không? Còn anh trọn thì anh đâu có muốn trở thành nữa.
Còn như ông Tánh Hải ông nói cái chuyện đó, thì mình phải thấy phải đi sâu vô nữa. Là bởi vì trong cái này không phải thầy nói mà rất nhiều vị nói là cái bản tánh của mình nó không phải chỉ tỉnh mà nó còn động nữa. Mà nó hơn nữa là nó vượt khỏi tĩnh và động. Hiện giờ rất nhiều người bị kẹt vô trong là bản tánh là phải tĩnh thôi, nó vượt khỏi tĩnh và động.
Rồi để cô này nói và ông này tiếp tục.
Cô Nghĩa
Dạ kính thưa Thầy, thưa mọi người. Con thấy câu chuyện của anh Hải, con nhớ lại ở trong kinh có câu chuyện của một người là họ, anh đó anh không có thuộc cái gì hết. Dạy cái gì cũng không nhớ hết, không nhớ được một chữ luôn Thầy. Đức Phật mới dạy cho anh một chữ quét. Thì anh nhớ cái chữ quét đó thôi thì anh lo đi quét sân, mỗi lần anh quét thì anh nhớ cái chữ quét thôi. Mà anh chỉ làm cái việc đó thôi.
Cho tới một ngày kia thì anh đạt được là sáng ra như một vị a la hán. Thì con nghĩ là cái này nó cũng liên quan cái từ Nhất hạnh tam muội phải không Thầy? Thì con nghĩ là khi mình làm cái gì đó nhất tâm thì nó sẽ đi tới cái Nền tảng đó. Con nghĩ vậy có đúng không Thầy?
Thầy
Theo thầy nghĩ mình đừng có nghĩ Hạnh là một cái đơn giản, Hạnh đó luôn luôn liên hệ với Nền tảng. Cho nên mình làm cái Hạnh gì đó đàng hoàng không cần tới nhất tâm, tam muội gì hết á. Trong cái Hạnh, Nền tảng đó nó có trong tất cả mọi hạnh, mọi trí huệ, trong tất cả mọi thiền định. Phải thấy vậy thì cuộc đời mình mới khỏe ra, chứ không thôi Thầy yêu cầu mấy cô này, mấy ông này mua cho cái chổi sắt quét một năm coi thử nó có ra cái gì không. Qua đó mới thấy, trong cái Hạnh, nó vẫn thông với Nền tảng, chẳng qua mình không biết thôi. Người đại ngộ biết được chuyện đó, để từ nay Hạnh của nó thông với Nền tảng. Như lúc nãy Thầy nói đó, ngài Huệ Năng nói, “Không lìa khỏi tự tánh”, nó luôn luôn thông. Sự thông đó càng ngày càng mạnh ra, tới hồi như trong kinh Lăng Nghiêm nói “Viên thông” đó, thông một cách trọn vẹn. Lúc đó, lý thức là sự, Hạnh là cái Thấy, cái Thấy tức là Hạnh.
Bây giờ bàn thôi, không hỏi nữa, hỏi nhiều quá rồi.
Q.Trường
Kính thưa Thầy, thưa đại chúng. Trong quyển Giáo Lý Đại Toàn Thiện, Thầy có cho con tập dịch quyển đó. Trong suốt quyển đó, con ấn tượng nhất là ngài nói về chữ “Hòa nhập”, ngài có giảng trong chương nói về Tam thiền. Ngài diễn tả cái quá trình, ban đầu là chú tâm trên một đối tượng, rồi mình sẽ đến được trạng thái chú tâm không có đối tượng. Thường rất nhiều người mắc kẹt vô trạng thái tĩnh lặng, ngài cũng nói rõ, tu theo hệ thống kinh điển thì rất nhiều người bị mắc cái bệnh này và dính mắc vô trạng thái tĩnh lặng. Cái thứ ba ngài nói đến là phải hòa nhập, tức là hòa nhập trạng thái tĩnh lặng này vào sự chuyển động.
Mà con thấy, đó là sự khai mở rất lớn cho con. Cái đó giống như một cái đường thoát cho mình chứ không phải chỉ là đọc thôi. Quyển đó, con không nhớ gì được nhiều, nhưng con ấn tượng khúc đó. Một đoạn ngắn, ngài nói là: Mình hòa nhập trạng thái tĩnh lặng này vào mọi sự chuyển động, nghĩa là mình khám phá ra trạng thái tĩnh lặng này, đưa nó vào đời sống và mình sống được như vậy.
Đầu năm, Thầy có giảng về chữ “Hòa nhập”, thú thực, lúc đó con chưa nhận ra được điều gì hết. Nhưng đúng thời điểm đó, con đọc được cái câu này của ngài...
Thầy
Thôi, đơn giản vậy thôi. Hiểu rồi. Bây giờ hạnh của ông là gì?
Q.Trường
Thưa Thầy, con cố gắng làm sao để khám phá được cái trạng thái đó...
Thầy
Thôi. Đơn giản, hạnh của ông là sự hòa nhập. Ông làm sao hòa nhập được lý với sự, trạng thái tĩnh lặng với trạng thái chuyển động. Hai cái hòa nhập với nhau, bởi vì nó cùng một bản tánh, vậy thôi. Thành ra, mình nói là phải làm liền.
A.Tuấn
Thưa Thầy, thưa đại chúng!
Con cũng trong giai đoạn thực hành về cái sự hòa nhập. Đầu tiên, mình có nhận ra được, thấy nó thì mình phải làm quen, và thực hành cho nó rõ ràng hơn. Sau đó, quá trình hòa nhập là, mình đưa tất cả những gì trong cuộc sống của mình, công việc của mình, tất cả mọi thứ diễn ra, mình đưa vào cái mà mình đã trải nghiệm. Thì cái trải nghiệm đó càng rõ ràng hơn, mình sẽ thấy được sự hòa nhập giữa bản tánh mà nó bao chứa tấ cả, nó làm mọi thứ mà mình không phải nặng nhọc gì hết. Cũng có những lúc khó khăn, chồi sụt, nhưng con thấy, việc hòa nhập được bao nhiêu thì mình càng đỡ phải dụng công được bấy nhiêu. Con xin hết.
Thầy
Hay. Nhưng Thầy không lo hết đâu. Bây giờ hai ông thân nhất của ông Tuấn này. Hai ông phải uống cà phê cà pháo này. Hai ông biết ông Tuấn ở đâu chứ Thầy đâu có biết. Thành ra, hai ông, ông thứ nhất là ông Phong, có ý kiến gì về những phát biểu của ông Tuấn không, khuyến khích phát triển làm sao. Tiếp đó là ông Thi. Đó, bây giờ không ra tiệm cà phê, bây giờ nói thẳng thừng. Đúng hay sai, hay đúng hay sai bao nhiêu, bây giờ nói có chúng chứng minh. Rồi, mời ông Phong. Mà nói thiệt đó nha. Chứ không phải là nói thiệt rồi sợ nó không mời cà phê nên nói cho qua đâu.
TV.Phong
Kính thưa Thầy, thưa đại chúng! Dạo này thì con cũng thỉnh thoảng gặp được anh Tuấn...
Thầy
Đó, Thầy mới nghe đó là Thầy biết rồi. Bắt đầu là từ chối trách nhiệm rồi. Mới kỳ trước cái gì trách nhiệm, trách nhiệm đó (kỳ trước có buổi thuyết trình về chủ đề “trách nhiệm”). Thỉnh thoảng thôi, hồi trước con cũng gắn bó lắm, bây giờ... ông cũng mơ mơ màng màng. Ông phải nói rõ ràng. Thỉnh thoảng cũng phải nói. Quyết định.
TV.Phong: Dạ. Thưa Thầy.
Thầy
Bởi vì Thầy thấy hai người đó đó, phải không ông Tuấn? Thầy là làm y như nhà nước vậy đó. Quyết định cho huy chương hay không là hai ông đó đó. Chứ Thầy thấy ông nói vậy đó là đã được nửa cái huy chương rồi, nhưng mà hai ông đó mớt quyết định. Chứ đừng nói ít gặp, lâu lâu... Bây giờ phải.
TV.Phong
Dạ. Nhưng mà con thấy ít gặp ở chùa. Đó là cái ít gặp mà con nghĩ nó cũng nên ít đi. Mình phải cố gắng hòa nhập lại. Con nói câu này, thực ra trong bụng con nó cũng lợn cợn. Tại vì chính con cũng chưa hòa nhập lại.
Thầy
Mà đơn giản. Bây giờ Thầy phải vạch ra hết. Bởi vì, ngày trước hình như ông Tuấn là sếp của ông Phong, thành ra bây giờ cũng hơi lợn cơn. Nói anh mới đúng được có 30% , 50% hay 70% là cũng lợn cợn lắm.
TV.Phong
Dạ thưa Thầy, con nói thật lắm, nên con cũng thấy lợn cợn. Nên con Thấy cái này, cả hai anh em con cùng nhau để còn có cái sự hòa nhập trở lại. Con nghĩ, mỗi người tu nó cũng có một cái tật. Mình thực sự theo Thầy, theo đại chúng, mình cũng có cái tật là mình hay tu theo cái kiểu của mình. Thì bây giờ, làm sao mình phải nhận ra được cái tật đó, vậy mới hòa nhập được. Còn khi chưa nhận ra được cái tật đó thì nó lợn cợn dữ lắm, vì mình cho là cách thực hành của mình là đúng. Con có ý kiến ngắn gọn như vậy.
Thầy
Thầy thấy nói vậy chỉ mới là lý thôi, chưa qua hạnh. Hạnh là phải. Hạnh là phải mời ông này liên tục. Uống cà phê hay gì đó. Chứ không phải là Thầy bỏ qua đâu. Không dễ dàng đâu. Đáng lý ra, ông nói một câu là Thầy đeo huy chương liền, phải không? Nhưng ông nói vậy. Để chờ cái đã. Coi thử làm sao.
Rồi, tới phiên anh Thi. Nên nhớ là ông Thi cũng mang ơn ông Tuấn này nhiều lắm. Bởi vì, nhờ ông Tuấn mà trái tim ông mạnh mẽ, trái tim của một vị gọi là, chưa được bằng trái tim của ngài Quảng Đức, nhưng cũng bắt đầu cứng ra rồi đó, phải không? Còn khi nào được bằng ngài Quảng Đức là thiêu không cháy nữa.
H.Thi
Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! Nhân buổi trao đổi hôm nay, Thầy nói về cái Hạnh. Không đâu xa, khi thấy các huynh đệ ở đây có một vị nào đang bị vướng phải một điều gì, hoặc đang khó khăn ở trong đời sống cũng như trong việc thực hành tâm linh, dưới sự dìu dắt của một vị Thầy, thì đâu đó cái tình thương yêu của mình sẽ khởi lên, và mình thấy cần có một hành động thiết thực, cụ thể gì đó để giúp đỡ hoặc ít ra, đó là một sự kết nối, để phần nào giúp đỡ được họ trong khoảnh khắc ấy. Con nghĩ đó là một cái thực hành rất cụ thể. Cụ thể ở đây không có nghĩa là chúng ta phải làm một cái gì đó quá to tát, mà hãy giúp họ bằng cách, thông qua các việc làm...
Thầy
Thầy thấy cụ thể là vậy đó, hai ông mỗi tuần phải gặp ông Tuấn một lần. Hai ông phải báo cáo cho thầy là, trưởng ban khen thưởng gì đó thì mới gắn huy chương cho ông, hay là lột bớt của ông một huy chương đi. Hai ông phải chịu trách nhiệm, chứ ông này ông cứ nói đâu đó, đó đó đó. Không có đó đó gì hết. Mỗi tuần phải qua, ba ông gặp một lần. Ông Phong có tiệm cà phê đó rồi. Mỗi tuần phải hẹn một lần. Hôm qua Thầy định hỏi ông này rồi, ông Thi có quyết định cho ông Tuấn qua đây thường xuyên hay không, có mời ông Tuấn hay không. Tất cả mọi cái của ông Tuấn là do ông quyết định, chứ đừng có tưởng là đâu đó, nào đó... không có đó điếc gì hết.
Đ.Sơn
Thưa Thầy cho con có ý kiến. Con kính thưa Thầy, thưa đại chúng. Hôm nay nhân câu chuyện của nhóm “Hòa hợp”, con với cái rất khách quan, con xin có ý kiến như thế này. Hôm nay con rất tán thán Phong về Phong về những lời phát biểu vừa rồi. Trong lòng mình có những cái gì thì ở trước Thầy, trước chúng cứ nói ra để giải tỏa. Muốn hòa hợp thì không bị kết tủa, nguyên nhân kết tủa của mình là gì mình phải tìm hiểu...
Thầy
Kết tinh. Kết tinh chứ không phải kết tủa đâu. Kết tủa là sắp thành kim cương rồi. Kết tinh.
Đ.Sơn
Dạ. Cho nên có khúc mắc, trục trặc gì thì nên hỏi Thầy để Thầy hướng dẫn cho mình, lúc đó mới thực sự là hòa. Sáng giờ con nghe anh Tùng hỏi và Thầy giảng rất là kỹ, nhưng có một điều là nghe xong con cũng quên. Nhưng riêng bản thân con, từ lúc con biết mở lòng ra, con vui vẻ với tất cả mọi việc, mọi sự đến với con trong đời sống, con thấy hạnh phúc hơn. Dạ, con xin hết ạ.
Thầy
Mở lòng chứ dừng bị kết tủa, đó là lời của hành giả Đ.Sơn, hành giả là dữ lắm chứ không phải giỡn chơi đâu.
Cụ thể là vậy đó, hai ông phải... Ông Tuấn có chịu không? Ba người phải gặp nhau một tuần một lần để mà trao đổi này nọ. Cuối cùng mới đưa tới quyết định. Như hôm bữa Thầy định hỏi ông Thi là ông phải quyết định đi, coi coi thử là có nên mời ông Tuấn qua thường xuyên hay không. Bữa trước, mình mời nhưng cà giựt, cà đồ chứ chưa phải là... phải không? Bây giờ, hai ông quyết định là có mời thường xuyên hay không, rồi đem ống nghe ống đồ khám nghiệm coi tim phổi làm sao. Bây giờ phải có trách nhiệm. Sống là phải có trách nhiệm. Rồi, D.Trường.
D.Trường
Thưa Thầy, thưa đại chúng. Con có chia sẻ ở trong chúng. Chính cái này con cũng đang tập thực hành thôi. Nhiều lúc học về cái lý, nghe đọc và hiểu được mình thấy sướng. Nào là không sanh không diệt, không tăng không giảm, không dơ không sạch, nhưng sống với đại chúng, thực hành cái hạnh, mình thấy nó va chạm nhiều thứ lắm. Ví dụ, ông sư huynh kêu mình làm, lúc đó tâm mình có những đố kỵ, những lăn tăn nó nổi lên. Mình thấy, thì ra lúc đó cái tùy thuận của mình nó chưa có, tùy thuận với vị huynh trưởng của mình nó chưa có. Hoặc trong buổi làm việc chung của chúng cũng vậy, sao mình nói mà mình không chịu, cái công việc đó mình không chịu, nó tự biểu lộ ra luôn. Thì từ đây mình phải quay lại, phải học cái Hạnh “nhẫn”, nhẫn để làm việc chung. Thì con thấy, cái lý là phải đưa vào cái sự, đưa vào trong cuộc sống, cái làm việc chung. Tập trung vào nhóm nhỏ trước, thực hành thấy êm chưa thì bắt đầu mở rộng hơn. Sự êm của mình sẽ biểu hiện qua việc bỏ bớt cái tôi, lúc đó năng lượng đẩy lên làm cho cái làm việc của mình tốt hơn, làm được nhiều hơn.
Thầy
Tốt. Bây giờ Thầy hỏi tới ông Nguyên này. Hồi nãy Nguyên có thấy Thầy nói cô H.Lan nặng nề không?
B.Nguyên
Dạ, con thưa Thầy. Con thấy ý Thầy nói mở ra cho cô H.Lan rất nhiều.
Thầy
Không. Nặng nề lắm chứ, phải không mọi người? Thầy đã nói với người nào như vậy chưa? Tham vọng, nói đủ thứ hết. Rồi ông thầy làm sao?
B.Nguyên
Dạ, con thưa Thầy. Con nghĩ, như Thầy nói, một người phải như thế nào đó Thầy mới cho thuốc mạnh. Con thấy cô H.Lan đã có nhiều nỗ lực nên hôm nay Thầy cho thuốc khá là nặng. Tuy là nặng nhưng mà đó thật sự là thuốc mạnh. Con Thấy mừng cho cô H.Lan ở chỗ đó. Con nghĩ, phải chịu học, chịu làm thì Thầy mới cho thuốc. Nãy Thầy cũng nói đó, là thuốc đó, Thầy nói thẳng, nói mạnh, trực diện những vấn đề của cô H.Lan luôn. Ở con, con thấy, đối với người thực hành như con, không chịu làm thì Thầy không dạy như vậy đâu. Qua buổi này, con cũng phải rút kinh nghiệm ở nơi mình để làm sao mình có cái hạnh, làm đúng theo cái Nền tảng, chứ không phải làm theo nghiệp riêng của mình. Lúc nãy cũng có một vị nói là mình cứ tưởng cái thực hành, cái làm của mình là đúng, nhưng thực sự nếu không ở bên cạnh vị Thầy mình sẽ không biết, không được chỉ ra là mình đang đi con đường sai. Con xin có ý kiến như vậy.
Thầy
Hay, đúng. Ông Nguyên nói Thầy thấy chính xác. Thật sự ra, Thầy thấy có tin H.Lan ở mức độ nào Thầy mới dám nói vậy. Chứ có những người Thầy không tin, Thầy không dám nói. Mấy bữa nay Thầy hay nói vậy đó, Thầy la người nào mà có cái gì chứ nhiều người Thầy tránh Thầy không dám la, phải Không? Khi mà Thầy nói vậy là rất nặng, nhưng vấn đề là Thầy có tin H.Lan ở mức độ nào đó thầy mới dám la, chứ còn nói người khác là họ bỏ đi liền à. Có những người, xin lỗi chứ, Thầy không dám nói, ông tham vọng lắm hay cô tham vọng lắm, Thầy không dám nói đâu. Nói cái là họ bỏ đi liền.
K.Dương
Kính thưa Thầy, thưa toàn thể đại chúng. Vừa rồi Thầy nói như vậy. Thực ra suốt thời gian ngắn ngủi ở đây con rất là xúc động. Thứ nhất, mỗi lời dạy của Thầy, Thầy đều dùng cái tình yêu thương để Thầy dạy, Thầy nâng đỡ chúng con. Đối với con, tựu chung lại vẫn là làm sao để hòa hợp được với chính bản thân mình và hòa hợp được với đại chúng. Khoảng thời gian vừa qua, từ 2021 đến giờ, con đã tự ngắt kết nối rất nhiều lần với chính Thầy cũng như đại chúng, đấy là điều mà Thầy nói, là con đã làm tổn phước báu của mình rất nhiều.
Ngày hôm nay, Thầy dạy lại con một bài học, cũng như con nhận được rất nhiều lời chia sẻ của các cô chú anh chị ở đây, cũng là cách để con học cho con đường thực hành sắp tới của con. Con thấy hạnh của mình rất nhỏ, bởi vì cái tôi của mình lớn quá, mình đánh mất đi sự kết nối với mọi người. Mọi người luôn luôn yêu thương, lần nào con đến chùa, mọi người cũng dùng tình thương để chào đón mình, trao cho mình. Vậy mà mình không biết mở lòng ra, mở tâm ra để đón nhận điều đó.
Lúc nãy H.Lan chia sẻ, con cũng có cảm nhận. Có lẽ vì do khi đã mở lòng rồi, mình sẽ có năng lượng kết nối được với Thầy và mọi người thì mình cảm được điều đó. Con thấy mình cần phải học cái hạnh này, học từ Thầy, từ tất cả mọi người ở đây, dù người đấy lớn tuổi hơn mình, hay nhỏ tuổi hơn mình, mình đều có thể học được rất nhiều. Ví dụ, học từ cô V.Từ, cô Hồng và học cả từ những người bên cạnh của mình, đồng nghiệp của mình.
Con thấy từ trước đến giờ, là người quản lý nên con luôn mang cái tôi của mình áp đặt cho mọi người khiến cho họ cảm thấy sợ con và xa con. Bây giờ con nghĩ mình phải học cách khiêm hạ hơn, lắng nghe hơn. Muốn quản trị được con người, thì mình phải hiểu được mình, hiểu được con người xung quanh mình. Con thấy Thầy là một vị quản trị rất tài giỏi, bởi vì Thầy hiểu được tất cả chúng con. Thầy hiểu đến mức độ là, đôi khi con còn chưa hiểu được mình mà Thầy đã hiểu được rồi, Thầy biết đến thời điểm nào cần phải nói và nên nói ở mức độ như thế nào. Con thấy rất xúc động, bởi vì từng từ, từng từ Thầy dạy cho chúng con đều khiến cho chúng con được nâng đỡ, được trưởng thành hơn. Con rất biết ơn Thầy và đại chúng. Mỗi lần đến đây là con như một lần tái sinh. Con tin là, khi quay trở lại cuộc sống, con biết học cách cân bằng, học cách yêu thương chính mình hơn để có tể yêu thương mọ người, mang lại năng lượng bình an cho tất cả những ai ở xung quanh con. Con cảm ơn Thầy, cảm ơn đại chúng ạ.
Chú ba Tổng
Kính thưa hòa thượng! Tôi là ba Tổng, hôm nay hữu duyên gặp được Thầy, gặp được các chúng. Nãy giờ được nghe Thầy, nghe các chúng nói, tôi học hỏi thêm, rút kinh nghiệm cho cuộc đời mình. Thầy nói, dẫn dụ cái nền tảng, tức là chỗ tâm thanh tịnh cũng như thập tín của mình. Thầy muốn từ cái thập tín để dẫn dụ, tiến hóa đi lên tới thập địa. Thầy hết sức đại từ bi. Nhắc mọi người làm sao mà hành thâm, ngộ nhập được cái nền tảng, từ nên tảng này lưu xuất ra lục độ, vạn hạnh Ba-la-mật để đi tới quả của Như Lai. Kinh nghiệm lời Thầy nói thật là thấu đáo, thật là sâu sắc, thật là đầy đủ đức từ, đức bi, đức hỉ, đức xả tới mọi quần chúng.
Tôi tuy ở xa mà có sự cảm kính hòa thượng và các chúng mà lắng nghe. Thành ra, từ sớm mai tới giờ, Thầy có nói gì cũng không có lìa Tự tánh, tức là hành thâm rồi ngộ nhập, từ chỗ đó lưu xuất ra đầy đủ lục độ, vạn hạnh Ba-la-mật. Tôi là ba Tổng, muốn mong sao mọi người thấu đáo lời lẽ chân thành của Thầy và làm sao sống trọn vẹn được cái lý và sự viên dung y như vậy, thì nó thật là vui xứng đáng. Cái chỗ gặp mặt thường xuyên hôm nay như vậy thì tôi hết sức kính trọng, thấu đáo, và hết sức tin tưởng lời của Thầy, đầy đủ đức tin của tôi. Tôi cũng kinh nghiệm học thỏi thêm những lời nói của Thầy, và tất cả đại chúng đưa lên ý kiến như vậy mới thật là đầy đủ nối dòng Tam bảo, đừng cho Phật pháp lu mờ. Lời Thầy nói là Nhứt Chân Pháp Giới Pháp Tánh, làm sao không có người nói, không có người nghe, mà tự cái miệng, tự pháp nó tuôn ra như dòng nước thác đổ, hết sức xứng đáng vậy là tôi xin trân trọng, kính trọng. Nhận dịp hôm nay, kính chúc hòa thượng và các chúng được an lạc, làm sao sống trọn vẹn như lời Thầy khai thị. Nam Mô A Di Đà Phật!
Thầy
Những lời của chú ba Tổng luôn luôn thấy nặng ký. Nói giản dị nhưng nặng ký lắm. Thành ra, mọi người nên nghe lại, rồi suy nghĩ, thực hành theo như vậy. Thầy xin lỗi, ông ba Tổng là ông gom lại những gì Thầy nói, ông gom lại không bỏ xót, thứ hai là ông nói rất giản dị, chứ nhiều khi Thầy cũng hơi nổ một chút. Mình thấy ông ba Tổng đó, rất là đáng quý. Sự có mặt có mặt của anh ba Tổng rất là đáng quý và có ích lợi cho chúng. Sao ít thất ông hai Thanh. Bữa nào anh nói cho ông hai Thanh tham gia những buổi như thế này cho mọi người thấy mặt và có ý kiến vô nữa.
Chú ba Tổng
Hai Thanh vừa qua cũng bị tai biến nhẹ, báo cáo với Thầy với chúng là sức khỏe của ông ấy lúc này yếu hơn.
Thầy
Rồi, thôi được rồi. Khi nào khỏe khỏe thì hai ông ngồi với nhau y như một cặp đôi, Thầy nhớ cặp đôi đó nhất đó. Ba Tổng với hai Thanh
Chú ba Tổng
Tôi với nhóm trên này, có cả hai Thanh, thường thường mỗi ngày mỗi gặp nhau. Sớm mai gặp nhau rồi, tám giờ rưỡi mới về nhà gặp Thầy với các đại chúng đó.
Thầy
Nếu như mà kỳ tới hay kỳ nào đó, nói ông hai Thanh vô. Cần thêm các vị lớn tuổi để cho nó tốt hơn. Đây nhiều người trẻ lắm, nên cần những người lớn hơn, người đã trải qua đủ thứ ở đời rồi, khổ có, vui có, trải qua nhiều pháp môn lắm, bây giờ trụ lại được trong Phật pháp là chuyện hiếm có chứ không phải dễ đâu. Phải không? Thấy vậy chứ không phải dễ đâu. Kỳ sau là mời ông hai Thanh nghen.
Chú ba Tổng
Nhận được cái Nền tảng, tức là chỗ bất sanh bất diệt, từ đó đi lên đến vô thượng Bồ đề, Chánh đẳng chánh giác. Từ hồi gặp Thầy ở Cần Thơ tới giờ, Thầy luôn luôn lúc nào cũng hết sức đem lòng từ bi cho mọi người để nhận được cái Nền tảng để mà sống trọn vẹn với cái Nền tảng, với Pháp tánh, thì như vậy là hết sức kính mến. Theo tôi, không dễ gì mà gặp được một vị hòa thượng chân chất, nhắc lên những lời chân ngữ như vậy. Một làn nữa, xin chúc cho sức khỏe Thầy được tốt đẹp để làm sao gặp chúng hàng ngày, thường xuyên. Nam Mô A Di Đà Phật!
V.Dũng
Con kính chào Thầy và đại chúng ạ!
Thưa Thầy, hôm nay con được nghe Thầy và đại chúng nói về chủ đề hạnh, con tự kiểm điểm lại bản thân, con thấy cái hạnh của mình còn yếu quá. Về lý thì chưa tới nơi, còn về sự thì chưa làm được bao nhiêu. Nên, con thấy mình còn yếu đuối.
Thầy
Thôi bây giờ đừng có yếu đuối gì hết. Làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu chứ như ông Văn Long này nè. Ở ngoài đời mình làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu chứ đứng nói yếu hay mạnh gì hết. Anh làm nhiều anh hưởng nhiều, anh làm ít anh hưởng ít. Nhân quả là vậy đó, chứ mình nói yếu hay mạnh nó cũng hơi sáo ngữ.
Mời cô Y.Bình, nói ở đây rồi kể cả nói cho ông V.Dũng chứ không có yếu đuối yếu đồ gì hết. Làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Cái này công bằng lắm.
V.Dũng
Dạ. Con sẽ cố gắng ạ!
Y.Bình
Dạ, kính thưa Thầy và thưa đại chúng. Con xin đúc rút cái bài học, đó là mình làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Giống như Thầy khen cái buổi talkshow của chị H.Lan thành công, nhưng thành công đó là theo mức độ của mình, con thấy rất hiểu điều đấy. Mình biết là đường còn dài, nhưng vẫn phải biết là mình đã đi được bao nhiêu và phải ghi nhận nỗ lực của mình, mặc dù mình biết mình còn rất nhiều việc phải làm. Thì hai cái thấy đó sẽ giúp mình cân bằng và tiếp tục nỗ lực trong cái bình thản, và như vậy mình cứ tiến từng bước thôi ạ. Con xin hết ạ.
V.Dũng
Thầy cho con xin phép nói một chút nữa thôi ạ. Con xin tri ân Thầy và chúng đã luôn tạo điều kiện cho chúng con, cho con và Y.Bình cũng như tất cả mọi người có được những cơ hội để có thể học và thực hành pháp, có những điều kiện và môi trường, những sân chơi để chúng con có thể trau dồi và phát triển cái Hạnh của mình từ những việc làm như dịch sách, làm trang web hay fanpage, những buổi thuyết trình như thế này... Con xin tri ân Thầy và đại chúng ạ. Dạ, Mô Phật!
Thầy
ĐQ.Vinh có nghe không? Khi Thầy về Cần Thơ có cho Thầy cái dầu nói là quý lắm, vì dầu này mà xức vô là covid cũng chạy luôn. Thầy thấy xức cũng có hiệu nghiệm lắm, sau đó còn gởi cho Thầy đợt hai, rồi sau đó có hai người đi Nghệ An, Thầy gởi cho ra ngoài đó luôn. Thành ra dầu của anh ra tới Nghệ an luôn, nhờ có chùa của ông Châu ngoài đó nên mới gởi ra. Nếu như khi nào có nữa mà sẵn sàng bố thí, cứ gởi lên đây, ở đây sẽ phân phối cho. Phân phối tới Hà Nội luôn.
ĐQ.Vinh
Nói chung là cũng ngại quá. Con xin lỗi nói ngắn gọn vì thời gian cũng không cho phép, mong Thầy thông cảm. Đầu tiên thì kính gởi lời chúc sức khỏe Thầy và tất cả đại chúng. Nói chung ở đây biết Thầy và đại chúng là do sự giới thiệu của đồng đạo ba Tổng và chú Lượng. Tôi là ĐQ.Vinh, 59 tuổi, quê ở thị xã Tân Châu, An Giang, Long Xuyên. Run quá, không biết nói sao. Mong Thầy thông cảm. Còn cái dầu, hồi hôm đệ tử có nói chú Lượng mai hay mốt gởi lên tặng Thầy. Con xin cảm ơn Thầy nhiều.
Thầy
Một năm Thầy xài hai chai thôi nhưng Thầy sẽ cho nhiều lắm, phân phối ra cho nhiều người được hưởng. Chứ Thầy một năm có hai chai à, xức riết rồi lỗ mũi nó đỏ lên á.
Bữa nào Thầy về Cần Thơ, nếu có rảnh thì về Cần Thơ gặp Thầy y như năm ngoái vậy đó. Một năm gặp nhau một lần là được rồi.
ĐQ.Vinh
Dạ, dạ. Con xin cảm ơn! Để dành thời gian cho quý Phật tử, quý đồng đạo khác. Con xin cảm ơn Thầy nhiều!
B.Nguyên: mời P.Tuấn.
P.Tuấn: mọi người nói hết rồi, con không có ý kiến gì hết ạ!
B.Nguyên: mời Vụ.
Vụ: Con xin nghe thôi, con không có ý kiến gì ạ!
Bình (HN)
Con chào Thầy và chào tất cả đại chúng ạ!
Nhân dịp anh Tùng có một đề nghị Thầy giảng về Hạnh. Con xin được chia sẻ những gì con nhận được từ buổi hôm nay.
Trước hết, việc con có cơ hội tham gia vào những buổi pháp đàm như thế này, cái chính con nhìn thấy được cái Hạnh đầu tiên và con thu được rất nhiều lợi lạc. Những cái gì con được Thầy khai thị, được hiểu về bản tâm của mình, thì Hạnh chính là biểu lộ của những tầng bậc mà con hiểu về bản tâm của mình. Từ trước đến nay, thường thường những Hạnh mình làm, con không để ý, không có sự chú tâm. Cho nên có thể nói đó là cái gì đó rất là bản năng. Nhưng bây giờ, khi có được cái Thấy, nhìn lại những việc làm hàng ngày, từ những việc rất nhỏ, những việc trong sinh hoạt hàng ngày như đi, đứng, ăn, ngủ, nghỉ hoặc có công việc, chỉ cần để tâm mình vào thì có sự hòa nhập giữa những cái hoạt động đó với bản tâm của mình. Và ngược lại, khi đã có được cái chú tâm như vậy thì cái Thấy của con ngày một sáng ra.
Lúc nãy, khi Thầy giảng về một người mù và một người què. Người mù đi được, nhưng không thấy được, không mở rộng được tầm nhìn của mình và không hiểu sâu được mọi thứ. Bởi vì, nếu không có Hạnh, không có được sự trợ giúp của người què thì mình không có cơ hội để hiểu sâu những gì mình đang có. Buổi hôm nay, con thấy những lời giảng của Thầy, những lời góp ý của đại chúng thực sự là bài rất sâu sắc với chúng con. Chúng con xin hứa với Thầy là, để có được sự hài hòa, sự hội nhập giữa cái Hạnh và cái Thấy của mình thì chắc chắn là phải hành nhiều hơn. Và đặc biệt là, con lại nhớ lại lời Thầy giảng từ lần trước là thực ra bản chất của mọi việc khi chưa thực hành nhiều hay chưa tham gia nhiều là do cái tôi nó còn lớn quá, cái tôi nó còn chi phối nhiều quá. Chính trong những việc như vậy mà con thực sự nhận ra được cái tôi. Nói cái tôi thì dễ, nhưng mà nhận ra cái tôi chính là từ những cái việc tham gia những buổi như thế này, tham gia những công việc cụ thể mới nhận ra được những gì mình còn đang bị cản trở, những cái gì mà mình bị ngăn lại, những cái gì mà mình muốn, đa phần là chỉ muốn những gì mình thích chứ không muốn những cái gì ngược lại. Cho nên, nhờ vậy mà con nhận ra cái tôi, đó chính là những trở ngại. Con nghĩ là, những buổi như thế này sẽ làm cho chúng con ngày một tiến bộ hơn. Con xin hết!
Thầy
Để kết thúc. Thầy xin chúc cho Bình, nãy giờ nhắc đến mù với què, thì Thầy xin chúc Bình là làm sao hợp nhất được cái anh mù và anh què đó trong cái ông Bình.
Bình (HN): Con xin tri ân Thầy!
Thủy (L.Sơn)
Kính bạch Thầy và đại chúng ạ! Hôm nay được Thầy dạy về cái Hạnh. Theo suy nghĩ của bản thân con, con thấy khi con sống vì bản thân thì con sẽ không nỗ lực hết mình. Nhưng con nghĩ cuộc sống của mình còn rất ngắn, mình hãy tinh tấn, và sống vì người khác, thì cái động lực, cái năng lượng của mình rất nhiều và lúc nào mình cũng có thể làm được bất cứ việc gì trong cuộc sống hàng ngày, cho dù bất kể cái gì có xảy ra thì mình đều có thể làm và vượt qua được mà không có bất cứ sự tính toán nào cho cá nhân, mục đích của cá nhân mình. Cái việc này của mình phải có chủ đích. Con thả lỏng ra với cái tâm yêu thương giúp đỡ mọi người để mọi người cũng được như mình thì con thấy mình rất thoải mái, vui vẻ trong cuộc sống hàng ngày. Con xin tri ân Thầy và đại chúng ạ!
Thầy
Thầy thấy vậy đó, dại gì mà mình không chịu vui vẻ, phải không!