Người thuyết trình: V.Hoàng, Bảo
V.Hoàng: Để bắt đầu chương trình xin mời anh Bảo bắt đầu. Xin mời anh Bảo bắt đầu đi ạ.
H.Bảo: Xin kính chào mọi người, kính thưa Thầy, thưa Đại chúng. Hôm nay, nhóm Đương Niệm, cụ thể là con với V. Hoàng xin trình bày chủ đề là “Tu hành trong giận dữ, ứng dụng tu học để chuyển hóa giận dữ và thực hành chánh niệm tỉnh giác”.
Con xin được bắt đầu ạ. Con xin kính chào Thầy và Đại chúng. Chúc Thầy và Đại chúng sức khỏe, an vui hạnh phúc ạ. Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng bài thuyết trình với nội dung như thế con xin được chia thành 4 phần nhỏ. Phần thứ nhất là giận dữ và tác dụng của giận dữ vào ứng dụng tu học để chuyển hóa giận dữ; phần thứ hai là nguyên nhân của giận dữ; phần thứ ba là phần chính là ứng dụng đạo lý của Đức Phật, giáo lý của Phật giáo vào giận dữ; thứ tư ứng dụng của giận dữ trong đời sống thực để áp dụng trong việc tu học Phật giáo của phật tử.
Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng thì ứng dụng giận dữ hay sân hận thì rất quan trọng. Đức Phật được ví là đơn vị trung tâm trong ba độc là tham, sân và si. Chứng tỏ là Đức Phật và tất cả mọi đời sống tâm linh và đời sống bình thường điều rất quan tâm vấn đề giận dữ. Về tác hại của giận dữ với đời sống thật của chúng sinh chúng ta, của tất cả mọi người chúng ta đều rất nguy hiểm, mọi người đều biết tác hại rất lớn kể không hết được của sân hận vô số vô cùng nhiều tác hại của giận dữ. Giận dữ thì đốt cả một rừng công đức, giận dữ tạo nên hoàn cảnh đau khổ do một chút giận dữ không kiềm được. Trong Kinh Vu Lan báo hiếu có bà Thanh Đề mẹ của Mục Kiền Liên vì một chút giận dữ như vậy mà đọa địa ngục mãi sau mới cứu lên được. Đó là một ví dụ cụ thể còn ở đời sống thì vô số nhiều.
Vì giận dữ mà không kiềm được lòng vì một chút giận dữ mà sau không sám hối được tức là sai một li thì đi rất nhiều dặm. Thế thì nguyên nhân của giận dữ. Còn đời sống hàng ngày thì vô cùng nhiều vợ đánh chồng, bố đánh con, bố mẹ giết nhau rồi bạn bè như thế. Đời sống hàng ngày thì anh em mình tự quán chiếu tức là Đại chúng thử xem là nó vô cùng nhiều tác hại của giận dữ. Thế thì nguyên nhân của giận dữ cũng nhiều để một ai đấy sân lên thì rất nhiều yêu – không yêu – dỗi, thương – không thương – dỗi, việc không như ý, tất cả hiện tượng vân vân và vân vân… Nói chung nguyên nhân thì rất nhiều nguyên nhân. Nhưng nhìn chung thì những người giận dữ, những người sân hận thì mình thấy họ khổ như thế nào. Người hay giận dữ thì cái tôi – cái của tôi lớn, bản ngã lớn và đặc biệt năng lượng tích cực vô cùng yếu. Tức là hay được gọi là tâm địa hẹp hòi. Ba là tính ích kỷ, hẹp hòi. Ích kỷ, ghen ghét đại loại như vậy, hẹp hòi. Bồ đề tâm ít. Đặc biệt là ít gần như không tìm hiểu đến đạo đến thực hành tâm linh và đại loại là học và thực hành không đến nơi đến chốn.
Ngược lại với không giận dữ thì phải có tâm rộng lượng, có thực hành từ bi thì phải có tâm từ bi, có Bồ đề tâm và đặc biệt phải thực hành tâm linh ứng dụng, thực hành tâm linh để chuyển hóa sự giận dữ. Tại vì giận dữ thường hay đổ lỗi, hay tìm nguyên nhân đổ lỗi. Bắt đầu từ nhỏ đến lớn khi còn bé lúc vấp ngã thì mình thường đổ lỗi cho cục đá thường là tìm cách đổ lỗi. Về người giận dữ ít khi nhận lỗi về mình và càng ngày càng đi xa, trước khi quay về mình thì càng ngày càng đi xa.
Thế thì để chuyển hoá giận dữ, chuyển hoá được tâm sân không bằng cách nào khác mình phải quay về. Thế thì ứng dụng trong tu học để chuyển hoá như thế nào? Trong kinh Đức Phật có nhiều câu tuyên bố mà trấn động, tạo cho mình cảm hứng nghe xong mình tưởng như mình thành Phật. Ví dụ như là “Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành”, “Tâm, Phật, Chúng Sinh cả ba không sai khác”. Nhưng mà cái chính nó ở chỗ như trên có phân tích, nguyên nhân đã nói ở trên là tâm chúng sanh động. Đức Phật ở đây bảo là “Tâm, Phật, Chúng Sinh cả ba không sai khác”. Tại sao tâm Phật lại như vậy, tâm chúng sanh lại dễ sân hận như thế. Câu hỏi đặt ra là: bản tâm thì giống nhau mà Đức Phật lại từ bi, độ lượng, thanh tịnh mà chúng sinh thì lại nổi sân nổi giận, tham lam, ích kỷ. Câu trả lời là: tâm địa thì giống nhau nhưng mà chất liệu ở trong vườn tâm khác nhau. Tâm của Đức Phật thì bằng tình yêu thương, bằng bồ đề tâm, bằng trí huệ và đặc biệt nữa Đức Phật luôn luôn quay về nương tựa bản tâm, luôn luôn chánh niệm sống ở trong bản tâm mình, luôn luôn trao luyện bản tâm, luôn luôn ở trong đấy để có phiền não lên là dẹp ngay. Còn chúng sinh thì sao. Chúng sinh thì luôn luôn chạy theo âm thanh sắc tướng ở bên ngoài, chồng đầy trong tâm những chất liệu tham, sân, si; tam độc hoặc ngũ độc và nhét đầy trong tâm chúng sinh là những phiền não, những uế trược.
Để mỗi chúng sanh quay về như Đức Phật, để được như Đức Phật. Thật ra có ai đó nói là trước khi mình tu mình đã thành Phật rồi, trước khi mình thành chúng sanh mình đã thành Phật rồi. Thế thì tại sao bây giờ qua bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp mình lại làm chúng sanh?
Đức Phật dạy rằng là hãy quay về, hồi quang phản chiếu. Hồi quang là quay lại cái ánh sáng, quay về nương tựa bản tâm mình, quay về nương tựa nơi Phật tâm mình. Hãy quay về. Và nhổ đi những tam độc thay vào đó bồ đề tâm, lau rửa đi những rác rến, uế trược thay vào đó từ bi thanh tịnh. Để rồi một ngày nào đấy tâm chúng sanh sẽ rộng lượng hơn, tâm làm sao đến một ngày nào đấy tâm Phật tâm mình và tâm chúng sanh đồng nhau. Vậy thì quay về bằng cách nào? Trong kinh Pháp Hoa phẩm Thí dụ là có cùng tử lang thang ở ngoài, đến nhà mình cũng quên, về nhà mình rồi mà cũng quên, không biết đường nào mà về, đưa rất nhiều phương tiện nhờ người hầu đi xin, nhờ người hầu đi mời với rất nhiều phương tiện.
Thế thì với tất cả những Phật tử như chúng ta có sự may mắn có Thầy dạy, có sách, có kinh để được quay về. Mong rằng một ngày nào đấy mình quay về, bằng một phương pháp nào đấy tụng kinh, trì chú, theo dõi kinh sách. Tuỳ căn cơ mỗi người bằng phương pháp nào đấy chăm bón dọn dẹp vườn tâm của mình để một ngày nào đấy mình sẽ hết đi những phiền não, đau khổ, độc dược ở trong nội tâm thì lúc đấy mới chuyển hoá được giận dữ. Nếu không quay về mà mình vẫn đi theo những cái bên ngoài thì sẽ không bao giờ hết hay chuyển hoá được giận dữ. Sự giận dữ này nếu trong tâm còn tam độc, đang còn những cái rác rến, đang còn hạn hẹp chưa tương đồng rộng lớn thì mãi mãi vẫn có sự giận dữ, mãi mãi không giải thoát khỏi được giận dữ. Tại vì ở trong bản tâm có đầy đủ hết các món, giàu có lắm rồi, có cả ngọc như ý, tất cả bữa tiệc đã sẵn sàng rồi chỉ cần mình quay về thôi. Đức Phật bảo chỉ cần quay về thôi. Tóm lại để chuyển hoá được giận dữ mình phải quay về bản tâm, vườn tâm để dẹp đi những tam độc thay vào đó những chất liệu từ bi yêu thương, những gì tích cực. Nếu không làm như vậy không bao giờ chuyển hoá được giận dữ. Không chuyển hoá được giận dữ thì sẽ gặp rất nhiều rắm rối. Con xin hết phần thứ ba ở đây.
Phần thứ tư là ứng dụng giận dữ để tu tập. Có một vị tăng tương đối lớn tuổi có nói: Tôi bây giờ rất khó tu, tôi bây giờ có chức sắc, có chút nổi tiếng nên đi đâu cũng được đệ tử lễ lạy và cúng dường. Đời sống rất thuận lợi, không có gặp phiền não rối rắm gì trong đời thường cả. Ngài ấy bảo là khó tu vì tôi không biết định lượng tôi tu đắc đến đâu hoặc tôi làm đến đâu, vì không có sự rắm rối gì để quán lại xem tâm tôi có nổi sân lên không, nổi giận lên không. Ngược lại cái sân hận có những lúc mình đùng để đánh giá sự tu tập của mình như thế nào. Ví dụ như là nếu có một cái nổi sân, cái sự bất như ý của mình lớn lên như thế nào, có cảm nhận được cái sân hận đấy không, chuyển hoá được cái sân hận đấy không hay mình lại theo sự sân hận ấy rồi mình bất an. Ở đây nếu ứng dụng sân hận trong sự đánh giá sức tu, đánh giá cái giác ngộ, hay đánh giá cái rộng lượng của tâm mình cũng là tốt. Tại vì khi sự giận dữ, những điều bất như ý mình vẫn tăng lên chứng tỏ là mình vẫn tu đang yếu. Khi có một điều bất như ý đến mà mình không giận dữ thì chứng tỏ mình tu tương đối ổn. Bài thuyết trình của con tạm dừng ở đây. Con xin hết. Kính chúc mọi người sức khỏe.
V.Hoàng: Em xin phép được tiếp tục phần chia sẻ của anh Bảo ạ. Kính thưa Thầy, thưa Đại chúng. Phần kế tiếp phần chia sẻ của anh Bảo về tu hàng trong giận dữ còn là V.Hoàng xin phép được chia sẻ nối tiếp phần của anh Bảo.
Phần nội dung chia sẻ của con chính là vấn đề chánh niệm tỉnh giác. Nội dung này có liên quan đến phần thứ ba và phần thứ tư mà anh Bảo vừa chia sẻ. Đấy là cái mục mà liên quan đến việc mình vận dụng chánh niệm tỉnh giác, hay nói rộng hơn là vận dụng việc tu học Phật giáo của mình vào trong sự giận dữ. Đó là hướng thứ nhất, và cái hướng thứ hai là vận dụng sự giận dữ đấy ở trong tu học chánh niệm tỉnh giác hay rộng hơn là sự tu học nói chung của mình. Con xin lấy hai phần đó của anh Bảo để kết nối sang phần trao đổi chia sẻ của mình là phần chánh niệm tỉnh giác. Để thực hiện phần này con có chuẩn bị một cái slide nho nhỏ, xin phép được chia sẻ ạ.
Chỉ có hai nội dung chính thôi ạ. Thứ nhất là “chánh niệm tỉnh giác là cái gì?” và thứ hai là “làm thế nào để chánh niệm tỉnh giác?”. Đấy là toàn bộ phần nội dung mà con sẽ chia sẻ ngay sau đây. Và con xin phép chia sẻ rất là ngắn thôi ạ.
Thứ nhất là nội dung “chánh niệm tỉnh giác nghĩa là gì?”. Cái này có thể là sau các buổi chia sẻ trao đổi mà chúng ta đã bàn đi bàn lại rất là nhiều lần rồi. Hôm nay con dường như là H. Lan vừa rồi có nói chủ yếu là về vấn đề thực hành chứ không có nói lý thuyết suông. Và chút nữa con cũng đang phòng chống để xem là không biết là nổ cảm giác là như thế nào, nhưng con cũng xin phép được chia sẻ về phần lý thuyết trước ạ. Thì như vừa rồi con cũng muốn nhắc cái điều đầu tiên để mình có thể thực hiện được chánh niệm tỉnh giác ấy, thì con thấy là một cái chuyện rất là đơn giản và căn bản: đó là mình sẽ phải hiểu một cách tương đối rõ ràng mạch lạc chính xác và đầy đủ về chánh niệm tỉnh giác thì mình mới có thể thực hiện được. Chứ không chỉ đơn thuần là chúng ta được nghe về chánh niệm tỉnh giác rồi mình cũng nhắc lại cái từ “chánh niệm tỉnh giác” như thế thì có nghĩa là mình biết về chánh niệm tỉnh giác. Ở trên cái màn hình mà mọi người đang nhìn thì con xin phép chia sẻ một cách ngắn gọn như sau. Về vấn đề chánh niệm tỉnh giác theo cái sự hiểu biết của mình.
Con sẽ bắt đầu từ những cái vấn đề rất là căn bản liên quan đến vấn đề thuật ngữ. Ở trong Tiếng Việt mình có một cái từ nói chung mình hay gọi đó là “rèn luyện” hay là “đào luyện”. Trong tất cả các vấn đề đào luyện trong Phật giáo, thì cái điều con sợ nhất mà cần phải đào luyện đấy là “đào luyện tâm” hay mình gọi là “luyện tâm ”. Điều này trong tiếng Ấn Độ người ta gọi là “citta- Bhāvanā”: “citta” là tâm, “Bhāvanā” là đào luyện, thì cái điều này gọi là đào luyện tâm. Trong tất cả các cái phương thức và tất cả phương diện của đào luyện tâm, thì có hai cái phương thức và hai cái phương diện có thể gọi là căn bản và quan trọng nhất, mà Đức Phật rất nhiều lần nhấn mạnh ở trong tất cả các Kinh văn. Đấy là hai cái phương diện. Một gọi là “Samatha-Bhāvanā” dịch ra Tiếng Việt của mình có thể nói một cách rất đơn giản đấy là “tĩnh tâm”, tức là tất cả các cái phương thức tập luyện mà làm thế nào đấy để sau đó cái tâm thức của mình nó ở cái trạng thái, tạm gọi là trạng thái tĩnh tĩnh, tĩnh tâm hay định tâm thì cùng có nghĩa là như vậy.
Và cái phương diện thứ hai của cái gọi là luyện tâm. Đấy là trong tiếng Ấn Độ người ta gọi là “Vipassanā-Bhāvanā” hay là “Vipassanā”, người bình thường hay gọi tắt là “Vipassanā” đấy. Tức là mọi cái phương thức tập luyện thế nào đấy mà để cho tâm thức của mình nó trở nên rất là sáng tỏ, trở nên rất là sáng suốt, trở nên rất là thấu tỏ học việc. Đấy là hai phương diện chính yếu và căn bản nhất của quá trình luyện tập. Ở trong quá trình thực hiện mà mình gọi là thực hiện việc mà gọi là tĩnh tâm và sáng tâm như thế này. Đôi khi thuật ngữ Hán Việt thì có thể là phù hợp. Chị em chúng ta hay quen thuộc với thuật ngữ gọi là chỉ và quán.
Đức Phật có đề cập đến hai cái yếu tố, yếu tố thứ nhất tiếng Ấn người ta gọi là “smṛti” hay tiếng Pali người ta gọi là “sati”, nhưng mà khi dịch ra tiếng Việt của mình có nghĩa là “niệm”, và cái chữ “niệm” này có nghĩa là căn bản niệm đây tiếng Hán và tiếng Việt của mình, niệm đây có nghĩa căn bản nhất chính yếu nhất của nó là “ghi nhớ”. Nhưng nó có một nghĩa thứ hai nữa cũng của chữ “smṛti” và “sati” này. Nó đi cùng với chữ “niệm”, đấy là “quán” - “niệm quán”; “quán niệm” và chữ “quán” rất là đơn giản đấy là quan sát. Đây là yếu tố đầu tiên - một trong những yếu tố rất căn bản mà Đức Phật nhấn mạnh. Trong quá trình mà mình rèn luyện tâm. Dù đấy là luyện tĩnh tâm hay là luyện để làm cho tâm mình nó sáng lên, thì yếu tố đầu tiên đấy là “smṛti” hay là “sati”. Tức là ghi nhớ - quan sát thì đấy là cái đầu tiên. Một yếu tố thứ hai nữa mà Đức Phật cũng nói đến thường xuyên nói đến nhắc đi nhắc lại, nó đi liền nó gắn kèm luôn với cả yếu tố “smṛti” và “sati” tức là “niệm” hay “quán niệm”.
Đấy là “Sampajañña” hay là “pajañña” đấy là nói theo tiếng Pali, tức là dịch qua Tiếng Việt của mình rất là đơn giản ngắn gọn đấy là tiếng Hán Việt thì là “tri” còn tiếng Việt của mình có nghĩa là “biết”. Và cái yếu tố thứ hai gọi là “tri” hay “biết” này thì đôi khi trong nhiều cái cách dùng bình thường khác nhau mình hay gọi là “thức” - Tiếng Việt mình hay nói là “tri thức” đấy ạ, hay đôi khi mình cứ gọi là “giác” - là “tri giác” thì cũng đều là có nghĩa rất đơn giản tức là biết. Đấy là hai cái yếu tố căn bản, một là niệm và hai là tri - là hai cái thực hành căn bản mà trong bối cảnh này thì mình thường xuyên mình quen thuộc với hai cái thuật ngữ mình hay gọi là “chánh niệm tỉnh giác”.
Về phương diện thực hành thì con xin phép được phân tích rõ ràng là có một sự phân tách khá rõ rệt giữ chuyện là niệm và chính niệm là hai chuyện khác nhau. Chính niệm trong ngôn ngữ Tiếng Việt mà mình hay bình thường hay sử dụng thì nói một cách chính xác thì đấy là trong tiếng Phạn dịch thuật ngữ đấy là “sammā-sati” hay “samyah-smṛti”, tức là chính niệm. Và cái thuật ngữ chính ở đây thì cái chữ chính này ở đây tức là “samyah” hay là “sammā” đấy ạ. Chữ chính này có một ý nghĩa rất là căn bản của nó mà đôi khi người ta dùng một chữ khác để diễn đạt nó rõ nghĩa hơn: chính ở đây có nghĩa là toàn thể, chính ở đây có nghĩa là tất cả. Và vì vậy chính niệm có nghĩa là toàn niệm hay nói một cách khác chính niệm hay toàn niệm có nghĩa là nhớ tất cả. Khi nào sự nhớ của mình đạt đến mức độ nhớ toàn thành, nhớ tất cả mọi thứ không bỏ sót một thứ gì thì lúc ấy về một nghĩa căn bản nó mới đạt được trình độ mà mình gọi là chính niệm. Chính niệm ở đây có gọi như là một trình độ, một đẳng cấp của niệm. Chứ không phải là niệm nào cũng là đạt đến mức độ chính niệm. Có những thứ chúng ta cũng nhớ nhưng mà chúng ta chỉ nhớ được một phần, nhớ có thể là nhớ bị sai lạc, nhớ có thể là nhớ chưa rõ ràng thì cái đấy mới chỉ là niệm thôi chứ chưa phải là chính niệm. Thậm chí là còn có tà niệm là khác. Ở đây con xin có một sự phân định rất là rõ giữa thế nào là niệm và thế nào là chính niệm.
Xin phép được chuyển sang ngay phần thứ hai. Và nó liên quan đến vấn đề thực hành, tức là vấn đề làm như thế nào. Xin chia sẻ một cách ngắn gọn ở trên một slide thôi ạ.
Trong cái vấn đề thực hành như thế này, thì em xin phép được chia sẻ thì có hai ý nhỏ trong vấn đề thực hành. Thứ nhất là cái vấn đề tiến trình quá trình thực hành, cái gọi là chính niệm tỉnh giác đó là như thế nào hay ở mức độ của em thì em thực hành gọi là quán niệm, thì quá trình thực hành một cách thực tiễn đối với cả vấn đề.
Em xin lấy ở đây. Đó là chủ đề chúng ta nói ngày hôm nay đó là giận dữ. Em xin nói luôn về vấn đề là thực hành chánh niệm tỉnh giác với cái sự giận dữ như thế nào? Thì cái việc thực hành chánh niệm tỉnh giác giận dữ này nó có đơn giản hai bước. Bước thứ nhất đấy là quán sát và nhận biết cái sự giận dữ mỗi khi mà sự giận dữ xuất hiện, từ cái sự quán sát và nhận biết cái sự giận dữ đấy đến mức độ nhất định mình có thể quán sát và nhận biết được một cái thứ thứ hai - em tạm gọi ở đây là không gian của giận dữ hay đôi khi mình hay gọi là nền tảng của giận dữ. Thì là như vậy nó chỉ đơn giản có hai giai đoạn: một thứ nhất đấy là quán biết nhận biết chính cái sự giận dữ mỗi khi mình có sự giận dữ, với thứ hai nữa là mình quán sát và mình nhận biết được cái không gian hay nói cách khác tức là cái nơi mà từ đấy cái sự giận dữ của mình nó xuất hiện lên nó diễn biến ở trong đấy và cuối cùng nó toan hoạ trong đấy. Thì đấy là toàn bộ một cách ngắn gọn nhất về quá trình thực hành - nó chỉ có đơn giản như vậy thôi. Một là khi giận dữ xuất hiện là mình phải nhận biết được nó, với thứ hai là không chỉ nhận biết giận dữ mà mình có thể nhận biết được cả cái mà mình tạm gọi ở đây - em dùng thuật ngữ là không gian của giận dữ để nhận biết.
Có một điều mà em thấy rằng trong quá trình thực hiện như thế này, thì về mặt lý thuyết thì em chỉ nói là lý thuyết thôi ạ. Chứ em chỉ mới thực hiện được vài mức độ thứ nhất và thứ hai là quá trình mà quán sát và nhận biết này nó có thể diễn biến rất là khác nhau. Ở cái mức độ khởi đầu thì khi thực hiện mình có thể thấy cái sự quán sát giận dữ này nó giống như là một pháp đối trị, giống như dùng một cách phương pháp để mà đối trị lại cái sự giận dữ. Nhưng ở một cái mức độ cao hơn, nó không chỉ là một cái pháp đối trị mà còn có thể trở thành một cái pháp để chuyển hoá cơn giận dữ đó thành một cái điều gì đó khác có ích. Đây chính là cái ý mà anh Bảo có nói chuyện, tức là chuyển hoá sự giận dữ như thế nào. Còn cấp độ cao nhất theo lý thuyết em được biết thì đây nó có thể trở thành một phương pháp để tự giải thoát. Chuyện này em chỉ biết lý thuyết em chưa có kinh nghiệm nên em không dám chạm vào, em chỉ mới biết nó như một phương pháp đối trị cùng là phương pháp chuyển hoá mà thôi.
Và phần cuối cùng này, em xin phép được chia sẻ ngắn gọn ở đây là trong cái quá trình thực hành như thế này nó có rất là nhiều các cái năng lực khác nhau tác động đến quá trình thực hành của mình, nó có thể làm cho quá trình thực hành của mình trồi sụt, tức là nó có thể tăng tiến nhưng cũng có thể là đi thụt lùi. Tổng kết lại, theo hiểu biết của em thì nó có ba năng lực tác động vào quá trình thực hành: thứ nhất đấy là hay nói cách khác là các dạng chướng ngại lực bao gồm cả phiền não cũng như là sở tri - tức là phiền (không nghe được); thứ hai là các đoạn nỗ lực trong hiện tại của mình và thứ ba là các nguyện lực của mình, nguyện lực ở đây bao gồm cả cái thứ nhất là thệ nguyện - tức là mong mỏi thể hiện ra sự quyết tâm thực hành của mình, và thứ hai cũng là một cái lực nữa cũng còn là nguyện, đấy là sự cầu nguyện. Cả hai phương diện này đều là những nguồn năng lực và tổng cộng lại là có ba cái năng lực này nó tương tác và tác động lẫn nhau trong cái quá trình thực hành và nó cho quá trình thực hành của mình chánh niệm tỉnh giác hay là cái gì đấy nó có thể tăng tiến lên hay là giảm sút đi dù đấy là đối tượng của chúng ta là thực hành để giảm đi một cái sự giận dữ hay là sự tham ái hay là gì đó thì nó không tương tự như nhau. Đến đây em xin phép kết thúc phần chia sẻ của mình. Kính mời cô chú, anh chị em chúng ta tiếp theo phần trao đổi thảo luận. Mời cô chú, anh chị em và Đại chúng đặt câu hỏi cho em cho anh Bảo để chúng ta tiếp tục chương trình hôm nay. Cảm ơn cô chú.
H.Lan: Rất là cảm ơn sự chia sẻ của hai vị. Hiện giờ có một câu hỏi trước hết là cho huynh V.Hoàng. Thật ra H.Lan rất ít tiếp xúc với tất cả các anh chị ở tất cả mọi nơi luôn nhưng ở Hà Nội có ba người là huynh V.Hoàng, P. Thảo và cả huynh Tùng là bởi vì H.Lan có làm việc chung, làm một hai việc chung nên cũng có liên hệ cũng có tiếp xúc. Mình thấy như thế này. Ví dụ như là P.Thảo mình rất là ngưỡng mộ lòng sùng mộ của bạn ấy đối với một vị Thầy, mình nghĩ đó là thiện căn lớn nhất một người đệ tử có thể có. Đối với huynh Tùng chẳng hạn. Mình thấy huynh ấy cũng có kinh nghiệm tâm linh. Riêng huynh V.Hoàng là cây cột trụ thứ ba, mình thấy có điểm rất giống mình đó là kiến thức rất là nhiều nhưng mà sự chứng ngộ không biết như thế nào? Mình cảm nhận được lòng tốt. Nhất là trong những lần có dịp gặp hoặc nói chuyện trực tiếp điều thấy là huynh hết lòng hỗ trợ để mình thực hành, huynh có lòng rất tốt rất là tốt bụng mà kiến thức rất là nhiều. Như chúng ta biết kiến thức là một chuyện nhưng mà chúng ta không có trí tuệ thì kiến thức của mình không có lan tỏa và không giúp ích được cho nhiều người. Với tư cách là một người đã muốn xây dựng tăng thân ở Hà Nội, muốn xây dựng một chúng ở ngoài Hà Nội mà không có trí tuệ như vậy thì huynh cảm thấy như thế nào nhất là trong đợt covid này? Sẽ có rất là nhiều người, họ sẽ chết trước khi chuẩn bị cho cái chết của họ chưa kịp chuẩn bị cho cái chết của họ thì huynh cảm thấy mình có lỗi trước khi cái việc là bởi vì mình đang nắm trong tay một cái pháp rất là quý. Như Thầy bảo là mình đang nắm trong tay một phương tiện là người ta không chết nữa, đừng có chết mà bây giờ huynh không có phát triển ra, huynh nắm được cái món rất là quý mà huynh không cho được người khác thì huynh cảm thấy như thế nào, huynh có giận mình hay không? Đây là câu hỏi đầu tiên.
V.Hoàng: Xin phép được trả lời câu hỏi của H.Lan của câu hỏi vừa rồi. Câu hỏi của H.Lan có nhiều câu hỏi khác nhau chứ không phải một câu hỏi phải không ạ? Gộp chung một vấn đề phải không ạ? Để mình trả lời từng ý một cho rõ ạ.
Điều thứ nhất là. Cô có thể nhắc lại từng ý một để có thể trả lời rõ ràng hơn không ạ?
H.Lan: Cái thứ nhất là huynh có bao giờ cảm thấy giận bản thân mình. Bởi vì mình là một người thật sự có thói quen là người tốt và mình nắm vai trò là phát triển và lan rộng cái chánh pháp này ra cho những người ở miền Bắc và nhất là trong thời buổi này có những người có khả năng trước khi chuẩn bị cho cái chết của họ thì huynh có cảm thấy tự giận bản thân mình là mình không có trí tuệ không. Bởi vì kiến thức thì có nhiều, lòng tốt thì có nhiều nhưng trí tuệ thì không có không lan tỏa được. Đấy là câu hỏi đầu tiên.
V.Hoàng: Xin phép được trả lời luôn câu hỏi của cô H.Lan. Nếu trả lời một cách đơn giản thì không ạ. Quả thật là không ạ! Nếu cầu lý giải cho câu trả lời ấy thì như V.Hoàng tự nhận biết bản thân mình, tự đánh giá bản thân mình thì nó sai, nó chủ quan rồi và nhận biết về mình thế nào thì nói thẳng ra như thế. Đúng là V.Hoàng không có trí tuệ. Về chữ trí tuệ được dùng thì trí tuệ liên quan đến mức độ. Tức là trí tuệ ở mức độ cao đấy ạ. Những chứng ngộ trong tôn giáo, trong tâm linh, trong Phật giáo thì V.Hoàng không có chưa có. Chính xác hơn là chưa có. Nhưng về niềm tin thì Hoàng tin là Hoàng có. Ít nhất là mình sẽ tiến đến chuyện như vậy. Thứ nhất, Hoàng nhìn nhận rất rõ ràng bản thân mình đang ở đâu thì nó là như vậy. Cái trí tuệ Hoàng đang có ở đây là trí tuệ thế gian mức độ tầm trung và với gia tài phương diện trí tuệ Hoàng đang có như thế. Hoàng đang trong toàn bộ trong quá trình tu học. Dù tu học cùng với các cô chú, anh chị em ở trong nhóm ĐN ngoài HN hay Đại chúng rộng lớn ở đây thì Hoàng chỉ tâm niệm một điều là làm tốt nhất trong khả năng của mình dù là mức độ của mình dù là mức độ hạn chế. Còn làm được theo cái định hướng hướng đến điều thiện, hướng đến điều tốt đẹp thì cố gắng hết sức mà làm. Chỉ đơn giản như vậy thôi. Với điều đấy Hoàng hoàn toàn không cảm thấy giận bản thân mình vì cái chuyện là mình thế này hay thế kia. Đấy là ý thứ nhất. Xin cô H.Lan hỏi đến ý thứ hai.
Cô H.Lan: Dạ. Cảm ơn về câu trả lời của huynh Hoàng. Câu hỏi thứ hai mà H.Lan muốn hỏi là bây giờ một người muốn lan tỏa chánh pháp thì họ phải có trí tuệ chứ không phải kiến thức thế gian. Kiến thức thế gian thì nó có sự lan tỏa nào đấy nhưng mà để có thể thật sự chuyển hóa được, tác động lớn hay nhỏ gì vào cuộc đời của người khác thì mình buộc phải có trí tuệ. Thế thì trong việc lúc nảy chia sẻ về huynh chưa nói về phần thực hành của mình, huynh nói đều là lý thuyết, huynh có thể chia sẻ một chút huynh một ngày giận dữ bao nhiêu lần và làm sao hướng đến trí tuệ như thế nào nhất là khi mình chưa biết nó là cái gì?
V.Hoàng: Về ý thứ hai mà cô H.Lan hỏi. Thứ nhất là Hoàng thấy rằng lúc này mình chỉ có trí tuệ phàm phu bình thường, nói nôm na là thế gian trí. Còn trí tuệ thánh trí giải thoát kia thì Hoàng chưa có. Đấy quả thật là một quá trình Hoàng rất là trăn trở trong quá trình tu học và tìm ra các cách khác nhau để làm thế nào từ cái phàm trí, từ trí tuệ của mình có thể dần dần tiến bước phát triển lến đến mức độ cao hơn cho đến mức độ trí tuệ. Trong quá trình ấy quả thật là rất là khó khăn để mà tìm hiểu. Dù là ý nghĩa rất là giới hạn thế nào là phàm trí thế nào là thánh trí. Và thật sự mình đang ở mức độ nào trên cả chặng đường dài vô tận như thế. Nếu mà nói thực hành cụ thể thật sự là rất là đơn giản những điều nói trong Kinh sách nói. Thứ nhất là văn, quá trình đầu tiên mà Hoàng tiếp cận tức là văn, lắng nghe, thể hiện thông qua mình gặp các bậc thầy khác nhau, nghe các thể loại, đọc tất cả các loại sách vở khác nhau nói về quá trình tu học. Đấy là thực hành thứ nhất. Thứ hai, sau khi lắng nghe Hoàng vận dụng tất cả mọi cách mà mình biết đó là quá trình suy tư, mình cố gắng tìm hiểu những lời trong kinh sách, những người những bậc thầy, những bậc thiện tri thức mình học trong quá trình mình học, người ta nói như thế vậy ý nghĩa của nó là gì. Đó là việc thứ hai. Thứ ba là sau khi làm việc ấy xong, thật ra ba việc này chạy song song với nhau chứ không phải làm xong cái này rồi mới làm cái kia. Đấy là quá trình Hoàng thử đem cái điều mà mình hiểu, sự hiểu đối với những chỉ dạy như thế vào trong thực tiễn của mình xem là nó có đúng hay không. Toàn bộ quá trình thực tiễn như vậy là quanh đi quẩn lại trong vòng bao nhiêu năm chỉ có ba chuyện ấy thôi. Văn – tư – tu nói theo ngôn ngữ bình thường của mình. Cứ văn – tư – tu quay đi quay lại mãi mấy vòng như thế. Quả thật mặc dù là như mức độ hiện nay là mình chưa có những gì giống như Kinh sách nói giống như cô H.Lan nói thế nhưng định hướng biểu lộ rất là cụ thể trong đời sống thế gian của Hoàng thôi, đời sống của mình đời sống của những người xung quanh mình, mình thấy càng ngày càng trở nên nó tốt đẹp hơn nghĩa tương đối của nó thì đấy là biểu lộ rất là cụ thể. Mình nhìn nhận mọi chuyện khá rõ ràng, mạch lạc, chính xác và toàn diện hơn, tổng thể hơn là trước đây. Toàn diện hơn thì chưa dám nói nhưng tổng thể hơn so với trước đây. Mình thấy được những điều mình thấy được những điều mà trước đây mình chưa hiểu. Mình không còn bâng khuâng quá nhiều chuyện mà trước đây mình bâng khuâng nữa.
Còn giận dữ thật sự đã từng trải qua rất là nhiều thậm chí là giận dữ ở mức độ điên luôn khùng khác nhau cũng nhờ các cơn giận dữ đó. Ví dụ: Hoàng đã có gia đình có vợ, cơn giận dữ với vợ phải nói là khủng khiếp, với những người có tình cảm sâu nặng nhất với họ, cơn giận dữ thật là kinh khủng, những cơn giận dữ với người ngoài không ăn thua gì cả. Chính nhờ những cơn giận dữ như vậy Hoàng mới nhận được những kinh nghiệm nhất định giá trị của giáo Pháp, giá trị của đời sống tâm linh. Xin phép dùng với từ ngữ thông thường với con người rất bình thường như Hoàng. Chính nhờ những lúc như vậy mới thấy con người mình, chứ thường thì không thấy rõ lắm ạ. Xin hết ý thứ hai của cô H. Lan
Cô H.Lan: Cảm ơn sự chia sẻ của huynh Hoàng. Mình cảm thấy được sự xác quyết trong lời nói của huynh cảm nhận được năng lượng trong đấy. Rất là cảm ơn sự chia sẽ rất là chân thành của huynh.
V.Hoàng: Mời cô chú anh chị em xin phát biểu ý kiến.
H.Bình: Mình xin hỏi Bảo được không?
H.Bảo: Được ạ!
H.Bình: Bảo có nói nguyên nhân là bất toại nguyện, do cái tôi và cái của tôi, do năng lượng tiêu cực rất nhiều, do một phần ít kỉ và ít thực hành tâm linh, lý do mình tạo ra lỗi và cũng ít nhận lỗi thì mình đưa ra ví dụ cụ thể. Thường, nhà ai cũng có người già hoặc chính bản thân mình bệnh. Bình thường mình dễ đối xử với người khác, như mình là người bệnh thì cái thân không nghe lời mình nữa. Vào hai trường hợp, một là thân đã bệnh thì không theo ý mình rồi, bực bội luôn cả người chăm sóc mình, nếu mình đứng về phương diện người chăm sóc người kia đâu vừa ý mình, mình chăm sóc muốn người kia như ý mình.
Vậy thì Bảo thử mình chăm sóc người khác hoặc người bệnh thì làm sao mình không sân giận, lúc nào cũng hiền hòa được trong trường hợp đó Bảo cùng đại chúng có thể chia sẽ để đưa ra vấn đề giải quyết được không?
H.Bảo: Cảm ơn huynh Bình. Câu hỏi này rất hay. Trong đời sống bất cứ đời sống nào thì con người cũng đều phải gặp, một khi mình bệnh thì thân đau và tâm rất khó chịu, hoặc mình là người chăm sóc.
Trường hợp một khi mình bị bệnh thì mình đặt vị trí mình ngay người chăm sóc, bản thân mình có năng lượng xấu là mình ảnh hưởng người ta rồi, người ta rất bực mình rồi, vốn dĩ ngay thân mình bực mình huống gì người khác, quay ngược lại hỏi người ta chăm mình mang bao nhiêu yêu thương rồi, thì tại sao mình dỗi người ta.
Trường hợp thứ 2, thì cũng đặt trường hợp ngược lại, chăm người ta đau yếu, thân và tâm, tâm khó chịu cũng làm động tác ấy thôi, dành tình thương yêu vào người ấy, biết người bệnh đang rất yếu rất đau, thân đau thì tâm bất an, bất an thì gây cho người đối diện rất nhiều phiền não, và người bệnh mình cũng như vậy thôi, nên mình rộng mở dung lượng tâm tình thương yêu lên để yêu thương người ấy, khi tình yêu thương đủ lớn thì bao hết những phiền não chướng của người ấy, bất như ý của người ấy, khi tình yêu thương đủ lớn thì tự khắc mọi thứ được giải hòa. Câu trả lời của Bảo chỉ thế thôi ạ!
Chú Hải: Hôm nay Bảo và V.Hoàng nói về tu hành giận dữ và Chánh niệm tỉnh giác. Mình chỉ như thế nào tỉnh giác nơi cái tâm, nói về ngôn ngữ nó nhiều quá. Chánh niệm tỉnh giác thật ra Đại Toàn Thiện hay Tây Tạng nói về cái thấy, thiền định và hạnh thì Chánh niệm tỉnh giác thì cũng nói về Cái Thấy. Khi thiền tông nói về thấy tánh thì người thấy tánh khi đó mới là Chánh niệm tỉnh giác. Trong thiền tứ niệm xứ tức là trí minh xác, tuệ tri thì cũng Chánh niệm tỉnh giác. Thành ra nó bao hàm nằm tất cả trong hành động nào trong sự sáng suốt của tánh giác.
Chánh niệm tỉnh giác nó đồng hiện với các tư tưởng khi khởi lên trong đầu cái hình tướng mình nhận biết nó diễn ra dù đang vui hay buồn đang giận hay đang chán nản gì đó các trạng thái của tâm. Chánh niệm tỉnh giác đều hiện diện cùng lúc với cái đó, mình phải tin vào điều đó rồi từ từ mình nhận biết ra Chánh niệm tỉnh giác. Nó đồng hiện như vậy khi mình đang nói chuyện với nhau đây, mình thấy tâm mình rõ ràng mình muốn nói cho rõ ràng thì nó tỉnh giác mà không phóng tâm đi suy nghĩ vu vơ mà tập trung vào vấn đề mình nói, tập trung vô sự sáng suốt đó là chánh niệm. Còn người nghe mà rõ ràng đó là tỉnh giác, nghe không chạy nhớ chuyện khác ngoài tập trung nghe các sự việc diễn ra trước mặt đó gọi là chánh niệm.Chánh niệm tỉnh giác không phải gì xa xôi, mà gần gũi mà mình tin nó đang hiện diện, mình tin mình khám phá nhận biết nó thôi. Chánh niệm tỉnh giác rất quan trọng.
Theo mình nghĩ nếu người ta tu niệm Phật hay trì chú hay tu thiền mà thiếu Chánh niệm tỉnh giác thì sẽ đi lạc. Vì Chánh niệm tỉnh giác theo kinh Viên Giác là chỉ và quán. Nếu mình chánh niệm nhiều mà thiếu tỉnh giác thì mình sẽ rơi vào các tầng định, còn mình tỉnh giác mà thiếu chánh niệm thì thành loạn tưởng, cái gì cũng biết nhưng mình không định cái biết đó thì làm sao mình phải tin nó. Chánh niệm tỉnh giác này luôn luôn đồng hiện với tư tưởng khi khởi trong đầu với sự việc các hình tướng nhìn thấy, các diễn biến trạng thái tâm kể cả sân giận như Bảo nói hồi nãy là luôn luôn lúc nào Chánh niệm tỉnh giác cũng có mặt ngay đó. Việc của mình là tin điều đó là thật.
Thứ hai là, mình sẽ khám phá để nhận biết khi sự việc xảy ra mình nhận biết chánh niệm ở đâu hay là mình bị rơi vào vòng luẩn quẩn của sự việc. Nếu mình bỏ chánh niệm tỉnh giác chạy theo hiện tượng hay những cái tư tưởng hay nóng giận hay buồn chán để khởi tâm phân biệt thì lúc đó đánh mất chánh niệm tỉnh giác. Còn nếu mình tập trung nhớ trong mọi hoàn cảnh, trong mọi hiện tượng, trong mọi sự việc, mọi nơi chốn, mọi thời gian đều có chánh niệm tỉnh giác. Mình chỉ cần nhớ là mình đứng về phía chánh niệm tỉnh giác. Lúc nãy có Hoàng hay Bảo nói là vượt qua sanh tử đó. Thật sự mình đứng trong chánh niệm tỉnh giác thì lúc đó vượt qua được sanh tử. Còn dính vô các sự việc, dính vô tư tưởng, dính vô các hiện tượng, dính vô mọi thứ lúc đó sanh tâm rối bù hết thì sẽ rơi vào sanh tử. Chánh niệm tỉnh giác là mình nói lúc nào cũng có làm sao mình khám phá ra nó thôi. Mình có ý kiến bổ sung cho hai huynh đệ. Mô Phật!
V.Hoàng: Cháu cám ơn phần góp ý bổ sung của chú Hải. Cháu có một ý kiến cùng với chú Hải và Đại chúng liền thêm ý kiến của chú Hải vừa rồi. Theo kinh nghiệm của cháu thì cháu thấy như thế này. Chánh niệm tỉnh giác như cái hiểu và thực hành hiện nay của cháu thì cháu cảm thấy ngày càng tin rằng cái mà dùng chữ Chánh niệm tỉnh giác để chỉ, thứ nhất nó là một thứ vốn sẵn, rộng hơn tất cả mọi người, rộng hơn nữa là tất cả chúng sanh đều có sẵn Chánh niệm tỉnh giác này chỉ có đều là nó được biểu lộ ở mức độ nào, nó rất là khác nhau, có người ở mức độ rất là thấp, có người ở mức độ rất là cao nhưng nó luôn có sẵn vậy rồi. Làm thế nào để khám phá ra Chánh niệm tỉnh giác này. Cháu nghĩ một trong những cách dễ nhất là được ở gần những người có Chánh niệm tỉnh giác của người ta ở mức độ cao rồi. Ví dụ người ta hay gọi là thiện tri thức, như gần các chú ở đây về nghĩa lần vật lý và tâm lý tất nhiên là tâm lý quan trọng hơn hay gần bậc Thầy.
Năng lực Chánh niệm tỉnh giác như điện từ trường tỏa ra và mình được lây nhiễm, lây này như lây covid chỉ có đều không biết cách ly bao nhiêu ngày thì không biết. Cách đấy rất là dễ và giúp mình vượt qua chướng ngại ngôn ngữ a b c khác nhau, cách đấy là cách thứ nhất. Nếu trong trong trường hợp như cháu học, mình không có cơ duyên nhân duyên để tiếp xúc với những người có năng lực Chánh niệm tỉnh giác ở mức độ cao như thế thì mình Chánh niệm tỉnh giác qua cái gì thực hiện qua kinh sách, qua sách vở những quyển sách giấy hay sách điện tử như thế này. Khi vướng vào kinh sách thì nó sẽ có một vấn đề. Cháu không cho rằng trường hợp thứ hai này nhiều ngôn ngữ quá lại khó. Nếu mình tiếp xúc đến ngôn ngữ rồi không làm thao tác căn bản giải quyết các vấn đề về mặt ngôn ngữ hệ thống và bài bản thì chính cái vấn đề đấy nó càng làm cho ngôn ngữ trở nên đồng quẩn và dị học. Nếu mình không may mắn gặp những người Chánh niệm tỉnh giác thật thì mình tiếp xúc gián tiếp qua thực đơn thì bản thực đơn đấy là bản thực đơn mô tả càng rõ ràng, càng chính xác mạch lạc thì càng tốt bấy nhiêu. Trường hợp thứ hai này rơi vào trường hợp của cháu. Cả trong suốt một giai đoạn dài trong quá trình tu học chỉ gặp được người không gặp được sách, chỉ thông qua hình dung mô tả con người đó ra sao đến khi gặp được con người thật. Cháu xin được phép được có ý kiến như vậy. Cảm thấy rất may mắn khi qua cả hai chặng như vậy càng ngày cháu có niềm tin, thứ nhất Chánh niệm tỉnh giác là một thứ vốn sẵn và mọi người vốn sẵn chỉ có yếu mạnh thôi và mình học không sớm thì muộn cái năng lực ngày càng mạnh mẽ lên và có thể mạnh mẽ đến mức độ toàn diện là mình trở thành một vị Phật. Cháu xin hết.
Xin mời cô chú anh chị em tiếp tục chia sẻ.
S.H Trường: Em xin chia sẻ chủ đề này cái sân nhiều hơn cái chánh niệm. Theo được biết cái sân giận nổi lên đốt hết một ruộng công đức của mình đốt sạch hết. Nói gì thì theo em cái sân nó mang một năng lượng rất là lớn nó mới đốt hết một ruộng công đức của mình. Theo truyền thống của Mật thừa, người ta đưa tất cả mọi thứ vào con đường thì làm sao đưa cái sân này vào con đường của mình mà dùng chính năng lượng sân này giải thoát cho chính mình luôn. Có một lần tình cờ thôi, thật ra em không có tu về cái sân nhiều nhưng mà có một lần trước khi ngủ em nằm nó vẫn thiền, tự nhiên cơ thể mình nó bắt đầu trở nên khó chịu, nó nổi sân lên tự dưng có một cảm giác nó không hài lòng bất an trong lòng mình nổi lên, nó sân cực kỳ. Em muốn khám phá cái sân tận nguồn nó là cái gì, cái sân trong người mình hừng hực lên rồi tự nhiên nó đột phá mình qua cái khác, nó phá vỡ phần nào cái ngã của mình thì em thấy là cái sân nó không có xấu mà cách mình dùng nó mới xấu. Nếu mình hướng nó ra chủ thể hay những đối tượng thì nó sẽ đốt mọi thứ, nó có một lực rất mạnh. Nhưng khi mình quay về cái sân hướng về mình tiêu diệt bản ngã của của mình thì nó có thể phá vỡ được cái bản ngã của mình. Cái này em không biết có nói quá không bản chất của sân là lòng bi. Tại vì nó sân lên để có một mục đích gì đó và nguồn gốc cuối cùng của nó là nó khởi đồng thời với cái lòng bi của mình mà thực ra thì mình sân hay muốn sao ngắt cơn sân của mình để nó không gây ra hậu quả. Nhưng mà em nghĩ mình phải tận dụng cơn sân của mình, ngay thời điểm sân mình định trong cái sân đó luôn, mình chĩa mũi sân quay ngược về mình, quán về mình thì nó đẩy mình về cái tầng nhận thức mới rất là khác biệt luôn, em không biết diễn tả nó làm sao. Khi mà em sân tột độ với chính mình thì nó bật hết mọi cái tư tưởng khởi niệm của mình luôn và nó chuyển mình sang cái tình yêu thương nó lạ lùng lắm mà nó vẫn giữ được năng lượng của mình và lan tỏa một cách rất là mãnh liệt. Chính điểm này em phát hiện gần đây hóa ra chính cái sân nó là một công cụ tuyệt vời cho mình thực hành chứ không phải là một cái xấu gì mà mình cần loại bỏ chỉ đơn giản là mình biết cách đưa nó vào con đường của mình. Em xin chia sẻ như vậy.
V.Hoàng: Cám ơn sự phần chia sẻ của Trường.
P.Thảo: Em xin phép được bàn luận góc độ của em về chữ sân anh Bảo và huynh Trường vừa nói. Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm của huynh Trường. Tuy nhiên em xin phép bổ sung thêm cái góc độ của em nữa. Cách đây hai năm trước, em có dịch cuốn sách “Hãy cứ giận đi” của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trước bối cảnh ngài và chính phủ Tây Tạng đi lưu vong thì bảo các vị có sân không thì vô cùng sân. Thứ hai là chứng kiến các người dân trong nước bị xâm lược vì Trung Quốc thì phải có hành động nào đó thì Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong của ngài làm giảm bớt những đau thương trong nước cứu vớt các người dân Tây Tạng bị lưu vong có không? Thì có những hành động đấy. Giống như huynh Trường nói thì cái sân đấy giúp cho mình có hành động. Tuy nhiên là cái sân đó và cái sân bình thường khi mà chúng ta gặp điều bất như ý nó khác nhau ở những điểm gì. Bời vì bình thường chúng ta gặp những điều bất như ý hàng ngày đặc biệt giống như anh Hoàng nói là đối với những người thân em cũng bị như thế. Đối với những người thân thì mình rất dễ dàng sân hơn những người khác thế thì khác nhau là ở động cơ của mình. Mình có động cơ sân giận đấy mà mình vì người khác thì sân đấy là cái sân cần thiết. Tức là cái động cơ của mình vì người khác vì cái xã hội tốt đẹp hơn, tức là sẽ không có cái tôi ở trong đó. Cái sân đó được đưa vào con đường để thực hành thì đấy là cái thực hành tâm linh, mình đã biến nó thành phương tiện để thực hành. Bản thân động cơ cái ẩn tàng đằng sau hành động đấy bên ngoài tất cả hành động đều biểu hiện là sân thế nhưng ẩn tảng đằng sau nó là động cơ khác biệt động cơ nếu mà trong đó không có cái tôi không muốn thể hiện của thỏa mãn theo ý của mình thì hành động sân ấy là vì lợi ích của mình. Ví dụ như bây giờ, môi trường đang bị ô nhiễm, rác thải nhiều quá, chúng ta phải hoạt động nỗ lực hơn nữa. Hay giống như H.Lan nói rằng “lan toả chánh pháp” chẳng hạn. Tức là trong lòng chúng ta phải có sự trăn trở thì chúng ta mới làm nhưng không có cái tôi ở đấy. Đấy là một cái ý về sân.
Cái thứ hai nữa là em xin phép được bổ sung cái ý của huynh Trường có nói sân chuyển hoá thành từ bi. Như thầy có dạy tất cả các trạng thái cảm xúc cũng đều khởi sinh từ nền tảng mà ra. Tất cả mọi thứ cảm giác yêu thương, từ bi, rồi sân hận, ghét bỏ, hạnh phúc, đều phát sinh từ nền tảng. Nền tảng ở đây là một sự từ bi trùm khắp. Em cũng từ ví dụ của huynh Trường về việc ngồi thiền rồi từ đó nổi sân rồi phát hiện ra một trạng thái khác. Thì em thấy thế này: thực ra, sân không có thật, khi mình đạt đến một trạng thái sân tột độ, tự dưng mình phải buông. à Cái buông ở đây là gì? Đó là cái tôi của mình đầu hàng, nó buông, nó không còn vận hành nữa và mình thuận theo pháp, thì lúc ấy từ bi, sự bình an tràn khắp cơ thể và tâm trí của mình.
Đấy là ba ý về sân em muốn chia sẻ. Em xin hết.
V.Hoàng: Cảm ơn chia sẻ của P.Thảo. Mời các cô chú, anh chị em mình tiếp tục ạ.
H.Anh: Qua chủ đề của anh Việt Hoàng với anh Bảo, ngày xưa em cũng có một cái kinh nghiệm. Cái người mình hơi tâm huyết là mình làm gì cũng tốt, muốn giúp người này, giúp người kia. Nhưng mà có lần, vô tình, một lần mình cũng làm chuyện đó, nhưng mà mình gặp phải một phản ứng rất gắt gao từ một người đồng tu với mình thôi, nhưng mà những lời nói mình không thể vượt qua được. Nó làm cho mình rất khó chịu. Lúc đó, mình đọc được một bài trên Facebook của ông Krishnamurti có nói về giải quyết cơ sân hận. Trước giờ, mình cứ nghĩ là khi mình gặp sân hận thì mình kiếm cái gì để lấp liếm nó, né tránh né. Nhưng ông Krishnamurti không làm vậy. Ông kêu mình phải gia tăng sân hận lên rất rất nhiều lần cho đến lúc nó thật sự bùng nổ, thì mình sẽ thấy được nguồn gốc thật sự của sân giận đó không phải là đưa mình tới một cái gì đó bế tắc, mà thật ra, nó đưa mình tới một cái gì đó giải quyết hoàn toàn cái sân giận đó và mình thấy bản chất của sân giận không phải là cái gì đó xấu mà nó chuyển thành một cái gì đó tích cực hơn. Từ đó mình mới thấy là tại sao mình phải khó chịu vì những lời nói của người này, người kia. Bởi vì mình không thấy được bản chất của cơn giận ấy sinh ra từ đâu và nó sẽ tiêu huỷ từ đâu. Thành ra mình cứ nuôi dưỡng nó, mình cứ che đậy nó bằng phương tiện này, phương tiện nọ, mình là tu hành, mình tìm câu này, câu kia để lấp liếm, nhưng hình như là mình không trực tiếp giải quyết vấn đề sân giận đó mà mình đi nuôi dưỡng nó nhiều hơn.
Nên khi em thấy được bản tánh của cái sân giận đó sinh ra từ đâu thì mình không còn sân giận đối với người đó nữa, mà mình cảm thấy có tình yêu thương. Và nhờ việc người ta làm cho mình khó chịu đó, kích thích con người mình, chạm tới một cái gì đó, nó quay ngược lại, mình cảm thấy biết ơn những người đã làm mình giận đó. Bởi vì chính nhờ họ mà mình khám phá ra, sân giận không phải là một cái gì đó năng lượng tiêu cực, mà chính mình dán cái nhãn tiêu cực cho nó, và dùng năng lượng đó thiêu huỷ, tạo ra những hành động xấu tiếp theo, phá hủy ruộng công đức của mình. Nhưng khi mình chuyển tất cả những cái đó thành năng lượng tốt hơn, thành tình yêu thương. Lúc đó, chính sự yêu thương đó trùm lên tất cả, phủ trùm lên mình. Lúc đó sân giận không còn nữa, chỉ còn tình thương giữa mình với tất cả những người khác, có cái gì đó bình đẳng với nhau, trong lời nói và hành động. Khi mình chuyển được tình yêu thương đó thành năng lượng để tiếp tục nói chuyện, giao tiếp với người này, người kia, mình thấy một nguồn hạnh phúc, một nguồn năng lượng vui vẻ, giữa mình với mọi người có cái gì đó bình đẳng với nhau.
Quay ngược trở lại, lúc nãy chú Hải có nói tính đồng khởi, nhưng mà phải nói thẳng ra là sau một khoảng thời gian rất lâu mình mới nhận ra được điều này. Chứ trước đó thì tính đồng khởi, mình cũng nghe thầy, nghe đại chúng, và tất cả mọi người đều nói. Nhưng khi cơn giận nổi lên, một câu niệm Phật mình cũng không nhớ nữa. Mình thấy người đó là mình đã ghét từ lâu rồi chứ không phải là mình có thể yêu thương họ liền đâu. Sau một thời gian thực tập, mình mới thấy là chính những cái sự gia tăng nguồn năng lượng của sân giận làm mình hiểu ra rằng mình chạm tới cái mà ngài Garchen có nói đó là nền tảng của tất cả những cái đó chính là tánh Không. Mình mới hiểu được chỗ đó, mình mới đưa được tất cả vào con đường. Nhưng mà nói thật sự, nói thẳng ra, có những lúc nó cũng vượt quá sức của mình, mình cũng không chấp nhận nổi. Lúc đó, mình mới làm cho nó giảm xuống bằng cách mình né tránh, tìm cái này cái kia để lấp liếm. Sau đó mình mới quay lại ngồi thiền, quán chiếu, mình mới giải quyết từ từ. Khi mình cảm nhận được một phần nào đó tình yêu thương của mọi người dành cho mình, là qua những hành động trong đời sống hàng ngày, thì lúc đó mình mới có giảm bớt nguồn năng lượng tiêu cực đó, và từ từ nó mới chuyển thành nguồn năng lượng tích cực. Lúc đó thì những lời của thầy, của chúng từ từ mới xen vào, và đi sớm hơn cái sân giận và nó mới bắt đầu làm cái sân giận giảm dần năng lượng của nó xuống và chuyển thành cái gì yêu thương hơn, tích cực hơn. Mình xin chia sẻ nhiêu đó thôi. Xin cảm ơn.
V.Hoàng: Cảm ơn H.Anh. Ở đây Hoàng có thấy có chị Hương giơ tay phát biểu. Trước khi mời chị Hương, Hoàng xin phép có ý kiến một chút nhân chuyện là H.Anh chia sẻ, em xin chia sẻ thêm trước khi mời chị Hương có ý kiến được không ạ?
C.Hương: Vâng, mời V.Hoàng ạ.
V.Hoàng: Chia sẻ của H.Anh vừa rồi làm Hoàng nhớ tới chia sẻ của cô H.Lan trong một buổi cũng gần đây. Khi Hoàng nghe cô H.Lan nói rằng lúc ở trong chùa, mình làm trăm chuyện sai cả trăm. Hoàng cảm thấy cực kỳ xúc động. Khi nghe câu ấy, Hoàng cảm thấy rất là xúc động. Từ cái chuyện rất là đơn giản, H.Lan nói là từ lúc bé tí ở nhà đã dạy cho biết tiếp khách rồi, mà giờ vẫn sai, vẫn phải quỳ hương và vân vân và vân vân. Thì một chuyện như thế đã sai thì vô số chuyện khác cũng sai là chuyện bình thường. Như Hoàng thấy trong quá trình tu học, chánh niệm tỉnh giác hay cái gì, mà có một yếu tố rất là quan trọng trong quá trình tu học, đó là sự chân thật, chân thành. Hoàng rất là coi trọng chuyện này trong quá trình tu học của bản thân mình. Trong quá trình tu học của mình, Hoàng cũng cố gắng để nhận biết rõ ràng cái gì là hiện trạng của mình. Ví dụ như hiện trạng của mình rất là phàm tục, rất thô thiển, thấp bé, mình phải nhìn một cách rất rõ ràng. Và cái gì là cái mục tiêu mình muốn hướng đến. Ví dụ như là câu chuyện cao tột như là giải thoát, giác ngộ, ABC. Đấy là mục tiêu mình hướng đến. Nhưng còn hiện trạng của mình đang như thế nào thì mình phải nhận thức rõ. Nên những chia sẻ như của cô H.Lan lần trước hay như của sư huynh H.Anh, Hoàng cảm thấy rất là xúc động và tâm huyết. Rất là cảm ơn mọi người. Và giờ, em xin mời chị Hương ạ.
C.Hương: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Với chủ đề hôm nay, Hương xin có tham luận tí xíu như thế này. Hương có một câu hỏi. Vấn đề như vầy, Hương cũng đồng ý với ý kiến lúc đầu diễn giả có nói là: cái sân cũng là một dấu hiệu đánh giá tâm của mình, việc tu tập của một Phật tử như thế nào. Hương cũng có suy nghĩ giống như huynh Bảo lúc nãy có nói. Cái sân mà vì người khác là tốt. Nhiều khi mình cần phải sân. Nếu như động cơ là vì người khác. Hương xin lấy một ví dụ cụ thể cho nó rõ ràng và nhờ đại chúng giải đáp giùm cho Hương.
Sáng nay, Hương có họp phụ huynh cho con. Trong buổi họp, Hương có nêu một trường hợp cụ thể. Khi Hương nói điều đó, Hương có suy nghĩ rất là kỹ: mình đưa ra ý kiến này là vì lợi ích của người khác. Hương đề nghị giáo viên chủ nhiệm nên đề nghị nhà trường xem lại là có một số giáo viên, trong quá trình giảng bài, [do học online nên mình biết các giáo viên dạy như thế nào, mình nghe, mình biết hết] có giáo viên nói là bạn đó, học sinh đó là thiểu năng trí tuệ như vậy đó, làm bài mà cô dạy hoài không chịu hiểu, không chịu làm bài này kia nọ. Cô la quá trời la. Hương thấy như vậy là không có sư phạm, làm ảnh hưởng tới đứa bé đó dù không phải con mình. Đứa bé đó sẽ mang, thứ nhất là làm cho các bạn cùng lớp có thể trêu chọc nó, thứ hai nó sẽ ra mặc cảm tự ti, nó dốt, thiểu năng trí tuệ, này kia. Thậm chí cô còn yêu cầu về kêu ba mẹ đi khám bệnh đi, nếu có giấy thiểu năng trí tuệ thì cô sẽ cho làm đề khác, này nọ. Thì mình đưa vấn đề đó ra, trình bày với giáo viên chủ nhiệm để nói lên với nhà trường vì một cái tốt chung cho học sinh, không phải con mình hay con ai hết. Mình nghĩ đó là tốt. Nhưng sau khi họp xong, mình có chia sẻ lại với anh Lượng, anh Lượng có nói một câu, mình mới giật mình, mình thấy cái đó, xuất phát, mình cũng phạm y chang cái lỗi giáo viên đó thôi. Là cái tôi của mình, chứ chưa chắc vì lợi ích người khác. Nó mượn cái danh nghĩa “vì lợi ích của người khác", tại vì do cách mình nói, trong lúc trình bày, mình cũng rất là bình tĩnh.
Hương có nêu một trường hợp cụ thể. Khi mà Hương nói điều đó là Hương có suy nghĩ rất là kỹ. Hương nghĩ mình đưa ra ý kiến này là vì lợi ích của người khác. Hương đề nghị với giáo viên chủ nhiệm nói lại với nhà trường nên xem lại có một số giáo viên trong quá trình giảng bài (do học online nên mình biết được các giáo viên dạy như thế nào, mình nghe mình biết hết) có giáo viên nói là bạn đó, học sinh đó là thiểu năng trí tuệ như vậy đó, làm bài mà cô dạy hoài không chịu hiểu, không chịu làm bài này kia nọ, cô la quá trời la. Hương thấy như vậy là không có sư phạm, làm ảnh hưởng đến đứa bé đó. Mặc dù không phải là con mình nhưng mà cái thứ nhất là như vậy sẽ làm cho các bạn cùng lớp trêu chọc nó, thứ hai là nó sẽ mang một mặc cảm tự ti nó là đứa dốt, thiểu năng trí tuệ này kia. Thậm chí cô còn yêu cầu là về kêu ba mẹ đưa đi khám bệnh đi, nếu có cái giấy thiểu năng trí tuệ cô sẽ cho làm đề khác này nọ. Thì mình đưa vấn đề đó ra trình bày với giáo viên chủ nhiệm để mà nói lên cho nhà trường vì một cái tốt chung cho học sinh, không phải là con mình hay con ai cũng vậy.
Mình nghĩ đó tốt nhưng mà sau khi họp xong mình có chia sẻ với anh Lượng, thì anh Lượng nói một câu thì mình mới giật mình thấy là: cái đó mình cũng phạm cái lỗi y chang giáo viên đó thôi. Đó là cái tôi của mình chứ chưa chắc là vì lợi ích của người khác. Nó mượn danh nghĩa vì lợi ích của người khác. Trong lúc nói, mình thấy mình trình bày cũng rất là bình tĩnh này kia, cũng rất là thiện chí, nhưng hóa ra nếu như mình vì người khác thì mình đã không nêu tên giáo viên, mình chỉ nói “có trường hợp cụ thể như vậy, như vậy ...” thôi và “đề nghị nhà trường như vậy, như vậy,...” chứ mình sẽ không nêu tên giáo viên.
Anh Lượng có hỏi mình là: “em có nói tên cô giáo đó không?”
Mình nói: “có”.
Ảnh mới nói: “em không nên nói tên giáo viên đó”.
Mình nói là: “ủa mình phải nói để có một ví dụ cụ thể, trường hợp cụ thể rõ ràng chứ?”
Thì sau khi trao đổi với anh Lượng xong thì Hương mới thấy rõ ràng mình cũng làm một sai lầm y chang cô giáo đó đã sai lầm với em học sinh đó. Do đó, câu hỏi của Hương đặt ra là: như vậy việc nhận biết sự việc một cách khách quan, sáng tỏ, không có đối tượng như hồi nãy huynh Hải nói đó; điều đó quan trọng hơn là chuyện mình sân hay không sân. Như vậy làm sao mình phân biệt được trong đời sống của mình nè, mà không phải lúc nào mình cũng có người có năng lực chánh niệm tỉnh giác (như hồi nãy huynh V. Hoàng có nói) ở gần để chỉ cho mình, để phân biệt được cái mình có đối tượng, cái mình không sáng tỏ, có cái tôi, cái ta-người trong đó và một cái khách quan?
Hương xin dành câu hỏi đó cho anh Thịnh đi ạ. Xin anh Thịnh trả lời giúp có cách nào thực hành để tâm mình sáng tỏ.
C. Thịnh: Xin chào Thầy và chào chị Hương và chào đại chúng ạ. Theo cái thấy của Thịnh nha, thì nếu mà chị Hương nêu tên người đó thì cũng chẳng có gì. Vì mình sử dụng văn hóa của Á Đông mình tránh như vậy, chứ nhiều khi văn hóa của phương Tây họ nói thẳng luôn và người được nói thẳng họ cũng chẳng có khó chịu gì hết.
Thành ra vấn đề ở đây mình chuyển qua cái chỗ là: mình đi vào Phật giáo, mình có tin được những lời Đức Phật, Thầy, Tổ chỉ cho mình là mình có cái Phật tánh hay không? Đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai nữa là mình để ý trong đời sống hàng ngày, trong 24 giờ mình để ý mình dành cho cái niềm tin đó được bao nhiêu? Và cái thứ ba nữa là mình có thấy được rằng cái khoảnh khắc nào là cái khoảnh khắc rõ nhất khi mà mình để ý tới nó? Ví dụ: trong lúc ăn mình có để ý đến sự hiện diện của bản tâm đó hay không? Mà ở chùa mình hay gọi là “nền tảng”. Trong lúc ăn mình có để ý đến sự hiện diện của nó hay không? Mặc dù mình không thấy nhưng mà mình có để ý, để ý là tìm đó, mình có khởi lên cái tâm tìm không? Thầy Tổ nói là trùm khắp, nó luôn luôn thường trụ nhưng mà tại sao mình không thấy? Vậy trong lúc ăn, mình có để ý tới nó hay không? Trong lúc nghỉ ngơi, mình có để ý tới nó hay không? Có nghĩa là trong mọi lúc, mọi nơi mình có để ý tới nó hay không? Nhất là trong thời gian, hoàn cảnh này mình để ý tới nó được bao nhiêu trong hàng ngày? Chỉ có bấy nhiêu đó thôi! Nếu mà mình thấy thời gian mình để ý tới nó ít đó thì mình tăng nó lên. Tu học là chỉ vậy thôi. Tại vì cái đó là cái cần thiết. Khi mà mình thấy đó là cái cần thiết nhất trong cuộc sống của mình thì mình nắm bắt nó, chứ Thầy bây giờ Thầy chỉ cho mình hết rồi. Thầy nói hết rồi. Ví dụ như mình tiếp cận Thầy, Tổ cũng 10 năm rồi nhưng có cái là mình thực hành lời Thầy Tổ được bao nhiêu?
Thành ra cái vấn đề chị Hương hỏi vừa rồi không có cần đúng sai trong đây. Vì cái này nó thuộc về văn hóa. Ví dụ giờ chị Hương nói thẳng tên người nào đó đi nhưng với nền văn hóa họ cởi mở thì chẳng có gì. Quan trọng là mình nhìn lại mình. Nhìn lại tánh nền tảng của mình hiện trạng tâm của mình. Thịnh có ý như vậy.
C.Hương: Dạ, cám ơn anh Thịnh, Hương thấy anh nói cũng rõ ràng rồi. Quan trọng là không phải vấn đề đúng hay là sai mà quan trọng là mình nhớ được mình có bản tánh đó được bao nhiêu trong 24 giờ một tuần vậy, đó mới quan trọng trong việc thực hành. Kể cả Hương có nói chuyện bây giờ ở đây, anh Thịnh có trả lời thế nào đi nữa thì quan trọng là Hương phải nhớ là Hương nghe rõ thế nào hay không hay Hương nghe mà Hương suy nghĩ cái này cái kia là quên đi đúng không ạ?
C. Thịnh: Dạ thưa Thầy, thưa Đại chúng như thế này. Thịnh nói về Thịnh thôi. Trong tất cả những sách Thầy viết mình đọc qua có thể là đọc chưa hết, và Thịnh nghe tất cả kết nối ba miền hoặc trực tiếp như Thầy nói thì có những lúc Thầy giảng một hồi thì Thầy nói tất cả nó có mặt ở đây nhưng mà mình nói, “mình thấy toàn là tham sân si không đâu thấy nó đâu”. Vậy thì cái có mặt mà Thầy nói nó nằm ở chỗ nào thì cái đó gọi là cái niềm tin. Và Thầy là hữu sư trí, mình phải vận dụng cái đó để thấy được cái vô sư trí của mình, vận dụng để tự nhận ra vấn đề của mình. Thầy chỉ giúp mình trên một con đường, bước đi thì mình tự bước đi thôi thành ra vấn đề là mình phải để ý tới nó trong cuộc sống hàng ngày được bao nhiêu lâu, vậy thôi! Mình để ý hai tiếng thì mình hưởng được hai tiếng, mình để ý được mười tiếng thì mình hưởng được mười tiếng. Vấn đề là mình có để ý được nó hay không và vấn đề là mình có thấy nó cần thiết với mình hay không thôi, nó vậy đó. Thành ra cái dịch covid này nó đến vậy đó, mình thấy nó chết ầm ầm vậy đó. Vậy thì mình phải quán xét lại mình, mình có gì bảo đảm trong sanh tử này không. Thành ra, cái này là mình có thấy nó cần thiết với mình hay không thôi. Thịnh thấy như vậy, vấn đề là mình thấy nó cần thiết với mình hay không thôi. Mình cần thiết thì để ý đến nó nhiều, không cần thiết thì dù có nói nhiều cũng vậy, từ tai này qua tai kia. Hồi xưa, Thịnh nói chắc mình còn trẻ không sao đâu nhưng mà khi từ ba mươi mấy cho đến năm mươi nó nhanh cực kỳ, giờ gần sáu mươi rồi. Từ năm mươi lên sáu mươi rất là nhạy, thành ra thời gian của người mà đi trước, Thầy Tổ đi trước thì lời đó rất là cần thiết mình nhận ra lời đó. Thành ra như nãy V.Hoàng nói, cần có những vị thiện tri thức. Có thì mình có rồi, thầy đó, bạn bè đó, sách vở mình có hết, vấn đề là mình cần bao nhiêu. Thịnh xin hết ạ.
V.Hoàng: Cảm ơn sự chia sẻ của chị Hương. Mời anh Tùng phát biểu ạ.
A. Tùng: Tùng có một câu hỏi bạn Trường. Tại vì vừa rồi bạn Trường có chia sẻ là bạn có một trải nghiệm trước khi thiền định bạn có trải qua cơn sân. Sau đó bạn hướng cơn sân đó đến cái tôi thay bằng đối tượng bên ngoài, cơn sân đó phá hủy cái tôi để rồi nó biến thành cái tình yêu thương. Thế thì Tùng muốn hỏi cái diễn biến của quá trình đó thì Trường có thể chia lại.
H.Trường: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng. Thường thì em không có tu cái pháp đưa cái sân vào vô còn đường nhiều. Lần đó, vô tình không biết là do cơ thể hay bị cái tâm lý gì mà tự nhiên mình nổi nóng không phải với ai hết mà khó chịu với chính mình, mà không phải với bất cứ ai khác mà nó cứ gia tăng lên, không biết trong người nó cảm giác mình như là cơ thể bất an không an tâm chỗ nào, nó cứ sân lên như vậy thôi.
Thường trước đây, em sẽ làm cho nó dịu đi để cho nó qua cơn sân đó để không làm hại gì tới mình và người khác nhưng mà không biết sao lúc đó mình khởi ý khám phá nó đi xem nó như thế nào. Thật ra thì em cũng chẳng tạo tác gì trong việc sân của mình cả mà quan sát nó để xem nó gia tăng đến mức độ nào, nó cũng giống trạng thái của những pháp môn khác. Cái sân làm hỏa trong người mình nó bốc lên và nó biến đổi mình một cách diệu kỳ lắm. Em không biết nói sao nhưng mà đến một giai đoạn, em tạm gọi là có một bước nhảy. Khi mà sân nó đạt đến đủ rồi thì nó tự động, không bao giờ nó dừng tại đó đâu mà nó nhảy sang trạng thái khác. Trạng thái đó phá bặt hết những lăng xăng của mình. Lúc đó, nhiệt của nó đốt bặt đi, mình rơi vào trạng thái mà tình yêu thương không biết từ đâu, mình cảm giác nó dạt dào trong mình mà chính cái sân nó làm ra chứ không phải do mình quán tưởng từ bi hay bất cứ cái gì hết. Chính năng lượng sân nó đẩy được cái khơi gợi được lòng từ bi trong mình nên mình cảm thấy được yêu thương vô cùng mà mình cũng không thấy được đối tượng nào được yêu thương hay là chủ thể nào được yêu thương mà mình chỉ cảm nhận được hạnh phúc, mình yêu thương dạt dào như vậy. Em chỉ dừng ở mức độ đó thôi chứ không biết người mà tu pháp môn đó, đưa sân vào con đường và dùng cái sân để thiêu cháy mọi cái chứng ngại trên con đường. Em xin hết. Anh Tùng có ý kiến gì không hay chia sẻ gì thêm về vấn đề này không ạ?
A.Tùng: Dạ không. Mình chỉ muốn hỏi chi tiết cụ thể thôi. Trường nói vậy mình cám ơn. Mình thấy một số trường hợp của bạn mình, mình thấy trong kinh điển thì cái năng lượng của tâm sân thì tâm sân có hai chiều. Một là cái chiều nóng, mình cảm thấy rất là sân hận, nóng tính; thứ hai là buồn phiền thì nó nằm trạng thái của tâm sân. Đây là các trường hợp cụ thể khi người ta lên đến tột đỉnh của cái đó, tức là quá nóng giận, quá buồn thì nó sẽ có nhân duyên mà nhân duyên đó là gặp Đức Phật, ngài chỉ có một câu thì tự khắc là đắc đạo. Tức là giống như Thầy nói là, cái tôi nó to quá châm kim vào nó nổ bùng một phát là vỡ cái tôi.
Thấy trong kinh điển mà mọi người cũng biết. Có một bà mẹ chết hết cả chồng, mấy đứa con chết hết, hoàn cảnh cực kỳ đau khổ thì đứa con cuối cùng mà đứa bé tí cũng chết. Bà ấy thành điên loạn, xé hết quần áo và vát đứa con trên vai gặp Đức Phật và nói rằng con cực kỳ khổ. Lúc đó trạng thái của bà ấy đang ở tâm sân, đã lên cực độ rồi. Thế thì một người ở trạng thái cực độ vậy gặp Đức Phật duyên lành mà ngài chỉ cho đúng một câu thôi là con đừng khóc nữa bởi vì nước mắt của con, nó còn nhiều hơn bốn biển nữa. Thế là bà ấy ngộ ra, cái tôi của bà ấy bị vỡ. Qua câu chuyện của Trường có chứng nghiệm trong chuyện đó thì mình hỏi thêm cái diễn biến bởi vì trong kinh cũng có rất nhiều trường hợp có ví dụ giống như vậy. Mình chỉ hỏi cho rõ thêm thôi. Cám ơn Trường.
V.Hoàng: Cảm ơn anh Tùng. Xin mời cô Giàu.
C.Giàu: Theo mình có ý kiến chia sẻ về trường hợp chia sẻ của Trường. Theo Kim Cang Thừa, các ngài đều nói là tu là mình đưa tất cả chướng ngại vào con đường. Mình cũng nghe được giảng qua Thầy và nhiều vị giảng là bản chất của năm cảm xúc phiền não đó chính là năm trí tuệ Phật. Mình tu Kim Cang Thừa thì được tiếp xúc được rất là nhiều phương tiện, những pháp môn để tu.
Trước mắt là mình nghĩ ai cũng phải nắm vững cái nền tảng. Mỗi ngày mình phải hành trì làm sao để mình nhận ra cái nền tảng đó để mình an trú trong cái nền tảng đó. Thì trong nền tảng đó có tánh Không và tánh Biết. Khi sân nổi lên thì mình nhờ cái chánh niệm tỉnh giác của mình sắc bén thì sẽ nhận ra ngay. Thì Trường nói là tập khí. Tham sân si mạn nghi đều là cái tập khí, mình đã huân tập nhiều đời nhiều kiếp, nó là một dòng năng lượng tiêu cực, nó đủ nhân duyên sẽ hiện tướng ra. Thành ra những cái sân hay tham nếu mình tu vững rồi thì chánh niệm tỉnh giác vững rồi khi nó khởi lên mình nhận nó ngay thì tự nhiên nó sẽ không tác hại mà nó sẽ chuyển qua người ta hay gọi là Đại viên cảnh trí. Tức là cái tánh rõ biết như gương đó mình sẽ thấy mọi việc nó rõ hết và trong lúc đó tự nhiên mình sẽ khởi lòng đại từ đại bi một cách tự nhiên nó sanh ra. Theo mình có ý kiến là như vậy. Mình thấy cứ thực hành thì mình thấy đúng là như vậy. Thầy Tổ đã dạy mình như vậy thì mình thấy điều đó rất là đúng.
Và trong cuộc sống của mình, mình gặp những cái vị làm cho mình nổi sân trong đạo tràng của mình. Lúc Thầy cũ của mình chưa mất, có một cô đó rất là sân, cô ấy không kiểm soát được, nhưng mỗi lần như vậy mình cảm thấy mình rất thương cho người đó vì họ không biết sân là đốt nguyên một rừng công đức. Giống như Tổ Milarepa đã dạy là, “tôi không bao giờ để một niệm sân nổi lên chẳng thà tôi chết”. Tại vì khi mà mình thấy rất là thương, công phu tu tập rất là nhiều mà một niệm sân là nó đổ hết chừng nào mình mới tiến bộ, chừng nào mình mới có cái giác ngộ. Tự nhiên mình nổi lên cái niềm thương đối với người đó, và người đó là một bồ tát nghịch hạnh cho mình, đã cho mình một bài test (bài kiểm tra) coi cái chấp ngã của mình nó có còn lớn hay không nếu cái sân mà nó còn là do cái chấp ngã của mình nó vẫn còn.
Nếu mình đã nhập vào tánh Không rồi thì tự nhiên người ta nói như một làn gió nó sẽ đi. Qua đó mình sẽ cảm ơn người đó như là một thiện tri thức, bồ tát nghịch hạnh cho mình, và cái tu, cái hạnh của mình nó đến mức độ nào. Nếu nó đến và nó đi nhanh và khởi lòng đại từ, đại bi cho người đó và tất cả chúng sanh còn nếu mà nó đến mà nó điều khiển mình, dùng biện pháp này, biện pháp kia để đối trị nó thì phải nói là lực tu của mình nó quá yếu. Tức là cái nhập vào nền tảng của mình nó rất là mơ hồ. Mình xin có ý kiến chia sẻ.
V.Hoàng: Cháu cảm ơn cô Giàu. Xin mời anh Lượng có ý kiến ạ.
A.Lượng: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng. Chủ đề tu trong sân giận Lượng thấy rằng là thì Lượng vẫn tu cái này vì bản chất của mình rất sân giận, nóng tính chứ không phải không nóng tính. Khi mình biết tu mình tập tu rồi thì mình thấy rằng tất cả mấu chốt nằm ở vấn đề là câu mà chúng ta thường hay nói nhất là cô V.Từ hay nhắc “trong một thời điểm chúng ta không có hai niệm, chúng ta có niệm này hoặc niệm kia mà thôi”. Nếu chúng ta sân giận thì chúng ta sẽ bị sân giận chúng ta kéo theo. Cho nên cơ bản nhất là mức độ chánh niệm tỉnh giác chúng ta ở mức độ nào.
Mức độ tỉnh giác mà ngài Garchen Rinpoche cũng đã giảng dạy, chúng ta sử dụng chánh niệm tỉnh giác để chuyển hóa sân giận đó hay ngay sân giận đó sẽ biến. Bởi vì sân giận cũng là một ý niệm mà thôi. Khi chúng ta nhìn thẳng vào nó tìm kiếm sân giận tức là chúng ta đã đi qua một niệm khác rồi như lúc nãy V.Hoàng có nói, sân giận có không gian hay không, mà khi chúng ta khởi niệm tìm kiếm nó là tâm chúng ta rộng hơn sân giận đó rồi. Cơ bản là chúng ta thoát khỏi niệm để thoát khỏi sân giận không hay bị sân giận kéo theo mà chúng ta không thể dừng lại được. Cho nên nó sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp và nhân duyên.
Ví dụ như huynh Trường xảy ra với chính mình mà chính mình cho nên chúng ta dễ dàng tha thứ cho chúng ta và chúng ta khởi niệm để nhìn lại cái sân giận đó hay là chúng ta khởi lên cho con chúng ta. Chúng ta sân giận đến mức độ không thể, nếu là người dưng thì chúng ta trở thành người sát hại, sát nhân cũng có, cũng có thể có lắm chứ không đến nổi. Vì còn chúng ta nên chúng ta chịu thua.
Ví dụ như trường hợp P. Thảo nói thôi chúng ta bỏ cuộc đó tức là cái tôi chúng ta không thắng nổi đối tượng kia, cũng là do chúng ta có lòng từ bi, do chúng ta có sự nhẫn nhục trong đó. Chính vì chúng ta biết nhường đi nhường lại nên khởi niệm đó nó đã nhảy qua bên kia rồi và chúng ta không theo sân giận nữa. Và chúng ta nhìn lại sân giận thì dường như không có. Tất cả năng lực của sân giận đang nổ lùm bùm đó đã chuyển hết qua bên này. Chính vì nó chuyển hết qua bên này nên chúng ta thấy năng lực của sân giận nó ít nên năng lực chánh niệm của chúng ta nó mạnh hơn. Cho nên mình thấy là, một là chịu thua nhẫn nhục hay là ngài Patrul Rinpoche có nói một đoạn “chớ theo đuổi đối tượng của sân giận hãy nhìn vào tâm thức giận dữ, sân giận vốn tự giải thoát ngay khi nó sanh là cái không sáng tỏ. Trong sự giải thoát của sân giận. Hãy trì tụng thần chú sáu âm”. Nếu chúng ta có khởi niệm trì tụng thần chú sáu âm tức là chúng ta đã quay lại chỗ của chánh niệm nên chúng ta không theo nó nữa.
Câu chuyện vừa rồi Lượng có nói. Chuyện ngài Angulimala đuổi theo Đức Phật để giết ngài, Đức Phật chỉ nói một câu: “Ta đã dừng từ lâu rồi!”. Ngài Angulimala dừng lại thì Đức Phật chỉ nói một câu như vậy. Năng lực chánh niệm của Đức Phật dường như rất là mạnh mẽ, sự dừng lại của Đức Phật dường như rất là mạnh mẽ đã truyền sang năng lực của người đó mà nó đã vốn sẵn có ở người kia nên nó mạnh mẽ như vậy. Ngài Angulimala mới buông kiếm xuống được như vậy nên họ không còn theo sân giận để mà mang ý niệm giết Đức Phật. Theo chúng ta thấy rằng đó là do năng lực tu tập của chúng ta ở mức độ nào. Khi Thầy giảng có nói rất là nhiều, năng lực chúng ta như thế nào thì khả năng sân giận ít dần ít dần đi. Thật ra nếu chúng ta ở trong chánh niệm tỉnh giác càng nhiều càng thường xuyên thì không có sân giận. Cho nên là sân giận để bảo vệ người kia hay bảo vệ tổ quốc hay này kia thì đó là nhiệm vụ, là trí huệ.
Khi trí huệ là cha, từ bi là mẹ thì con là phương tiện thiện xảo. Ví dụ như Lượng thực hành đây, Lượng đánh con Lượng, Lượng suy nghĩ rất là buồn bởi vì nói nó không nghe, nó la lại mình lúc đó mình không đúng vì phương tiện thiện xảo mình không có, phương tiện thiện xảo là làm sao mình thuyết phục được mà không dùng đòn roi mà vẫn thuyết phục được nó. Cho nên là cầm roi mình đánh nó là mình nghĩ mình dạy nó lúc đó khi mình nghĩ lại khả năng chánh niệm tỉnh giác mình có chút xíu thôi, trí huệ và từ bi làm sao cộng lại thành phương tiện thiện xảo để làm sao mình chuyển hóa được người kia để làm sao mình tu được. Cho nên chuyện Thầy dạy chánh niệm tỉnh giác sau mười mấy kỳ, thì chúng ta chánh niệm tỉnh giác sâu bao nhiêu thì có thể chuyển hóa sân giận. Ánh sáng bao nhiêu thì bản phim nó rút ra khỏi trắng bốc liền tại chỗ. Nó không bao giờ để lại dấu vết nào trong phim chụp. Lượng xin hết ạ.
V.Hoàng: Cám ơn chia sẻ của anh Lượng. Xin mời chú Hùng.
C.Hùng: Kính thưa Thầy cùng Đại chúng. Hôm nay mình học hai đề tài căn bản, thứ nhất là chánh niệm tỉnh giác là căn bản trong đạo Phật mà chư Phật và Thầy có khai thị tầm quan trọng này và tham sân si là gốc sanh tử luân hồi. Thứ nhất, chánh niệm tỉnh giác làm sao mình phải nhận ra vì cái này là cái có sẵn, ai cũng có sẵn cái này hết nhưng chúng ta quên đi, mình phải công nhận mình quên thiệt, nó luôn luôn ở với mình mà mình quên. Thầy cùng các bậc đại giác khai thị cho chúng ta chỗ chánh niệm tỉnh giác chính là tâm Phật, lòng Phật đó cho nên làm sao mình phải nhận ra tâm Phật của mình.
Khi mình ra công gìn giữ tâm Phật của mình là ra công gìn giữ chánh niệm tỉnh giác thì nó có oai lực này. Để tôi đem kinh nghiệm tôi ra để chia sẻ oai lực của chánh niệm tỉnh giác là tâm Phật. Hễ thấp thoáng sân trong lòng mình biết, si mình biết, ngã mình biết, biển ái mình biết, tức là nhà cửa vật chất, tất cả đam mê về thế gian là tâm Phật mình luôn luôn biết. Nó thấp thoáng trong lòng mình chưa thổ lộ ra ngoài, thường người ta sống với chánh niệm tỉnh giác là trong lòng mình thấp thoáng thấp thoáng, ở ngoài không ai biết đâu, nhưng mà mình lại biết rành chỗ này nhưng mình có lực gìn giữ, lực tu thì ngộ lắm, nó thoáng lên như vậy mình biết là tham sân si, là nó thoáng lên rồi nó mất.
Hồi nhỏ nó thoáng lên rồi, mấy ngày nó mới mất, rồi có khi hai ba tiếng đồng hồ rồi mới mất. Rồi mới khi tu tập thì có khi mấy tháng nó mới mất, có khi tôi thấy tham sân si này có sẵn mà nó là sanh tử luân hồi, lâu như thế này mà có khi tôi muốn bó tay giống như mình sắp sửa đầu hàng. Tôi là đại hùng, đại lực đó, cái tên Hùng của tôi là tôi nhớ, tôi là đại hùng, đại lực là tôi mạnh dữ thần lắm đó, tôi bản lĩnh lắm nghe nhưng mà chữ đại hùng, đại lực của tôi, tôi muốn đầu hàng tham sân si.
Cho nên kỉ niệm mười mấy tuổi của tôi mà tôi không có cờ bạn, không có bạn gái, không rượu chè, ở nhà mà giống như tu vậy đó. Tại tôi ghiền ở chỗ là giữ tâm thanh tịnh là tâm Phật, chánh niệm tỉnh giác sao tôi ghiền mà không biết đó là gì. Đó là chỗ giữ tâm thanh tịnh, tâm Phật đó. Nó thấp thoáng có tham sân si thế gian là tôi thanh lọc nó. Lần lần nó giảm công dụng, giảm đến mức độ tham sân si nó tự mất. Tới giai đoạn này mới thấy khỏe. Tu gọi là tu khỏe. Lúc trước gọi là tu mệt, mệt lắm. Cho nên khi mà tôi gìn giữ có lúc tham sân si không có tức là mình sống bình thường vậy đó mà bản tâm bình thường mình có mà không có biết. Lúc đó mình không có tu. Nó cũng lang thang đời sống bình thường vậy đó mà nó không có rợn lên trong lòng tham sân si cho nên tôi ghiền. Tôi dùng từ ghiền nha quý vị. Người ta ghiền đời nhưng mà mình ghiền đạo, ghiền tu. Tôi ghiền cái chánh niệm tỉnh giác là tâm Phật của mình đó. Thì tui thấy tu có kết quả đem lại giá trị cho đời sống mình.
Hôm nay, tôi khẳng định điều quan trọng của người tu làm sao nhận ra cái tâm Phật của mình. Tâm Phật mình chính là chánh niệm tỉnh giác, chính là nền tảng, chính là tánh Không, Như Lai Tạng mình phải công nhận là cái đó tuy là trên mặt văn tự văn chương chứ thật ra nó có thật, nói phải nói dối đâu nhưng mà nó vu vi thôi. Mình công nhận nó vu vi không hình tướng. Cho nên người tu phải nhận ra, nó thuần đến mức độ sân, si, ngã, mạn nghi, phiền não không còn. Thật sự không còn luôn. Hồi đó tôi còn sống trong phiền não không có sống trong sanh tử, không có sống trong tham sân si. Uả sao trạng thái này mình có, cuộc đời mình hạnh phúc. Đặt cho cái tên giải thoát.
Thứ nhất là mình phải có nền tảng này, lâu mau tùy trình độ của mỗi người, đến giờ tôi vẫn tu tập chỗ này.
Thứ hai nữa là tham, sân, si, nhân, ngã là tôi làm cảnh Phật, hồi nãy là tâm Phật. Bây giờ là cảnh Phật. Tức là tham, sân, si, cái tánh tình của Đại chúng, cái tánh tình của chúng sanh là cảnh hoặc tại vì tham, sân, si của chúng sanh, của Đại chúng chứ không phải của mình. Nhớ nghe tham, sân, si của Đại chúng không phải của mình mà là tham, sân, si, nhân, ngã, mạn, nghi này là của chúng sanh, thì của chúng sanh là làm thành tâm Phật, cảnh Phật tức là mình sống trong cảnh tham, sân, si nhưng tâm mình là tâm Phật nên cảnh cũng là cảnh Phật. Vì chỗ đó mà tâm Phật của mình không sanh khởi tham, sân, si tự nhiên nó yên tịnh khỏi tu. Tức là cảnh và tâm hai cái này nó tương ưng với nhau lúc đó mình muốn nói tu cũng được mình muốn nói không tu cũng được tại vì tâm cảnh tương ưng rồi. Tâm Phật và cảnh Phật tương ưng thành ra mình nói sống chung với tham, sân, si, nhân, ngã sống chung vậy đó. Nhưng mà mình tương ưng với trạng thái tâm cảnh tương ưng với cảnh Phật vậy thì mình sống cho quen. Tại vì cảnh tham, sân, si, của vợ con, của Đại chúng ở đây mình kêu người ta thay đổi tánh tình đi, thôi đừng có sân, thôi đừng có si, khuyên vợ, khuyên con tôi càng khuyên càng bị phản đòn vì chỗ đó mà tôi lấy tâm Phật tôi mới quay lại tham, sân, si của vợ con, xóm giềng, bè bạn là cảnh Phật. Tự nhiên tôi thấy cảnh Phật, tự nhiên tâm tôi yên liền, tôi không có tu, tâm Phật của tôi nó yên liền nó không có dụng công tu.
Thứ ba là những người có tánh tham, sân, si, phiền não thì tôi có cái pháp gọi là cách cho họ còn tham, sân, si là khổ, mình có dùng từ là khuyên người, tại vì tham, sân, si mới khổ, nếu anh biết cách sử dụng tham, sân, si thì anh cũng giải thoát. Nhưng tại vì mình không biết cách sử dụng, thứ nhất mình không sống được với tâm Phật, thứ hai mình không sống được với cảnh Phật mà tâm, cảnh mà mình sống được rồi thì mình có cái lực tức là mình có ngôn từ, lời nói mình khuyên vợ con, khuyên bạn bè, xóm giềng khuyên họ an tâm trong tham, sân, si, nhân, ngã thì họ giải thoát. Tóm lại hôm nay mình học cái chỗ chánh niệm tỉnh giác là chỗ này là có sẵn làm sao mình nhận ra. Khi mình nhận ra được rồi thì mình nhận ra cảnh chúng sanh, cảnh khổ nhưng tự nhiên mình có lực đây là cảnh Phật, cái tham, sân, si là cảnh Phật. Cho nên cảnh này không có tạo nó có sẵn cảnh chúng sanh đó, có sự hiểu biết phong phú nên mình thành tâm Phật – cảnh Phật tương ưng thì lúc đó mình có muôn ngàn cách khuyên người, họ sống trong khổ, tham, sân, si rất là dễ nên mình có cách. Mình xin chia sẻ ý của mình. Cám ơn Đại chúng.
V.Hoàng: Cám ơn sự chia sẻ của chú Hùng rất nhiều.
Thầy: Hai vị thuyết trình có muốn bàn gì không?
V.Hoàng: Dạ thưa Thầy, con xin phép có một thỉnh cầu Thầy. Xin Thầy có thể kể lại (nếu có) giận dữ và lần chánh niệm tỉnh giác giữa Thầy với sư ông được không ạ? Cho chúng con được nghe và cảm hứng trong chuyện tu hành.
Thầy: Thầy tính Thầy nhát gan lắm cho nên ít giận lắm. Thầy ở đời chẳng có quyền lực gì cũng chẳng có địa vị gì mà nhát gan nữa cho nên Thầy ít giận lắm. Cho nên hỏi một kỉ niệm về giận dữ thì cũng hơi khó đối với Thầy nhưng mà Thầy vẫn chỉ có chuyện này là chuyện xưa cũ lắm rồi, hai ngàn rưỡi năm trước, hai ngàn sáu trăm năm trước kìa. Là làm sao để không giận dữ hay nổi giận lên nó tiêu tan được tiêu dung được. Đó mới là vấn đề, phải không?
Này Thầy nói nó xưa cũ lắm rồi, chẳng qua mỗi lần mình lặp đi lặp lại để mình kinh nghiệm được cái gì? Đơn giản một điều thôi. Thầy vẫn nhắc đi nhắc lại không phải Thầy tự khám phá ra đâu. Chuyện này là Đức Phật và rất nhiều vị thánh kể cả những tôn giáo khác mấy ngàn năm này cứ nói đi nói lại làm sao mà tiêu tan cái giận của mình đi. Còn cái giận của mình nó còn dấu còn vết thì đó là nghiệp, mình ôm cái giận đó là nghiệp. Bởi vì giận là một hành động, nghiệp là một hành động cho nên nó không tiêu tan được thì mình sẽ lãnh đủ thôi. Phải không? Nó là những dấu vết trong đó thôi thì đơn giản Thầy thấy ngài Garchen ngài có nói, cắt đứt là gì, chekco là gì? Chekco là anh bực tức với một người nào đó anh cắt đứt được liền để lần sau anh gặp người đó anh không thấy có gì hết, còn anh thấy có gì thì nói theo ngôn ngữ bây giờ mình nói là lăn tăn đó. Lăn tăn nó đã nhiễm vô trong đó rồi thì nó sẽ gây nghiệp.
Vậy thì cái Thầy hay nói là gì, Thầy hay nói là làm sao mình khám phá ra được, “Tôi là ai? Tôi là cái gì?” Mình khám phá ra được, mình sống được với cái đó thì mọi vấn đề nó sẽ tự giải quyết thôi. Còn khổ cái là mình không khám phá ra được cái đó. Bởi vì cái đó chính là mình thành ra mình sẽ thấy tất cả nền văn minh Tây phương là đi dưới một câu thôi của Socrate là “Hãy biết chính mình”, câu đó nó được đề trên đền thờ của Hy Lạp là “Hãy biết chính mình”. Mình không biết chính mình thành ra mình biết đủ thứ hết, làm đủ thứ mọi việc trên đời này tới chết cũng không biết mình đi đâu. Tất cả Tây phương cũng vậy thôi, triết học, sinh học, vật lý học đều là làm sao để biết chính mình, Thầy thấy bây giờ họ cũng không biết làm sao trả lời được cái đó. Bởi vì muốn biết được chính mình thì ý thức không thể hiểu được bản tâm được, cái gọi là siêu ý thức được, nó đòi hỏi một sự thực hành tâm linh nào đó để mà lần lần mình biết được cái đó mà biết được cái đó mình mới yên ổn được.
Rồi tất cả những giận dữ của mình khi mà mình biết nó sâu đậm rồi, mình sống trong cái đó. Thì cái giận nó sẽ tiêu tan thôi, nó tiêu tan trong cái đó thành ra cái vấn đề là làm sao để biết được cái đó. Tôi là ai? Tôi là cái gì? Chính mình là cái gì?
Thiền nó hay dùng cái chữ “tự kỷ” đó, thì tự kỷ là chính mình thôi chứ có gì đâu. Hãy biết cái tự kĩ, thì biết cái đó rồi thì chính cái anh đó sẽ lo hết phải không? Thành ra mình thấy mấy vị mà họ chứng ngộ, kinh nghiệm cái đó sâu sắc. Như là Sư bà Đại Hạnh của Hàn Quốc chẳng hạn, bà cứ nói là tất cả mọi cái đều giao cho chủ nhân Không hết đó.
Sân là gì? Sân là mình tham không được thì mình sân thôi phải không? Đó là một phiền não phải không? Mình tham không được thì mình sân thôi à. Ví dụ, như thầy tham làm thầy lắm, thầy muốn ông V.Hoàng khen thầy là người thông minh ghê gớm lắm và thế này thế kia, nhưng mà ông nói là sao ông thầy gì đâu mà dở quá! Vậy là bắt đầu nổi sân lên liền. Mình tham cái thông minh, nhưng mà người ta không công nhận mình thông minh thì mình nổi sân lên liền, thành ra sân là một phiền não. Và phiền não đó chỉ giải quyết được khi nào mà mình khám phá được cái nền tảng của mình, cái bản tâm của mình, cái con người thật của mình. Như kì trước, mình nói là bản lai diện mục đó.
Cái bản lai diện mục của mình nó sẽ tiêu tan những cái đó vô, nó tiêu tan hết. Vậy nên Thầy mới hay nói trong kinh có nói là đại dương không chứa xác chết, cái hồ thì sẽ chứa xác chết trong đó, nổi lên rồi chịu không nổi đâu. Còn trên đất thì phải đi chôn thôi, nhưng mà đại dương thì không chứa xác chết, anh nào chết mà thảy xuống đó thì nó sẽ rã tan đi đâu mất, không còn tìm thấy cái gì nữa. Thành ra, cái bản tâm của mình, cái thực của mình, cái bản lai diện mục của mình, muốn dùng chữ gì thì dùng, cái đó sẽ giải quyết tất cả. Bởi tại vì sao nó giải quyết tất cả? Tại sao nó giải quyết tất cả? Bởi vì chính cái sân giận của mình nó sinh ra từ nơi đó. Cái đó là môi trường bất biến cho cái sân giận của mình, nó bắt nguồn từ đâu trong đó thì nó mới giải quyết được, cái gì sinh ra cái đó sẽ giải quyết phải không? Cái nền tảng nào đã sinh ra cơn sân giận này thì cái nền tảng đó sẽ giải quyết, còn những gì ngoài nó ra thì thua thôi.
Anh có mời ông nào quyền lực như Thủ tướng, Tổng thống, hay Chủ tịch nào đó đến dẹp dùm tôi cái cơn sân của tôi đi thì cũng chịu thua thôi. Cùng lắm thì ông nói thôi Đăng, ông có nói là ông là công dân Việt Nam thôi đừng có sân nữa thì nó cũng cứ sân vậy thôi. Không có một mệnh lệnh nào có thể làm cho mình hết sân giận được hết, chỉ có mình phải thấy là cái sân đó sinh từ đâu thì nó sẽ tắt ở chỗ đó. Đó chính là giải thoát, phải không?
Cũng giống như mình dập lửa trên rừng thông bốc cháy chẳng hạn thì nó cháy chỗ nào mình dập chỗ đó. Mà đơn giản cái nền tảng sinh ra cái cháy đó, sinh ra mấy cái cây thông đó nó không cháy, đất đó không cháy. Đơn giản là vậy đó, mình phải tìm cho ra con người thật của mình, cái nền tảng của mình, cái bản tâm của mình là cái gì thì cái đó nó sẽ tự giải quyết lấy. Bởi vì tất cả mọi cái tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ nó có sinh ra thì nó cũng sinh ra trong cái nền tảng đó hết. Phải không?
Chứ không thể cái sân không thể chạy ra ngoài khỏi cái tâm tôi được, nếu cái sân mà nó ở ngoài tôi thì dễ quá, tôi chỉ cần cắt đứt nó. Phải không? Ngắt nối kết với nó, tôi ngắt điện nó thì nó tiêu. Đằng này nó nằm đâu trong này, trong con người mình, thành ra không có phiền não gì nằm ngoài bản tâm của mình hết. Cái bản tâm đó mình thấy nó, mình sống sâu sát với nó, sâu sắc với nó thì nó sẽ tiêu tan trong đó. Cũng như một làn sóng nó sẽ tiêu tan trong Đại Dương.
Quan trọng nhất là mình phải thấy cái nền tảng, Thầy cứ nhấn mạnh cái nền tảng, không phải riêng Thầy đâu mà tất cả tất cả mọi người, và rất nhiều vị Thầy đều nói. Anh ở nhà, anh ở chùa, anh ở ngoài đời thì cũng chính cái đó mới là cái chỗ giải thoát cho anh được, giải thoát cơn sân cho anh được. Chứ không phải ở Chùa là nó hết đâu, ở Chùa chỉ là một cách thế sống thôi, một kiểu sống người ta thích an nhàn nên người ta cứ ở Chùa, còn anh thích hoạt động thì anh cứ ở ngoài. Nhưng mà nên nhớ phải có một cái chung là cái bản tâm của mình, cái đó mới giải quyết được, ngoài ra không bao giờ có cái gì giải quyết được hết.
Mấy vị tâm lý học bây giờ họ nói vậy đó, cuộc đời của bạn không phải là những gì xảy đến cho bạn, mà cuộc đời bạn chính là những phản ứng của bạn đối với những cái xảy ra đó. Phải không? Đơn giản vậy thôi, cuộc đời của bạn không phải là những cái gì xảy đến cho mình, mà là những cái phản ứng của mình đối với cái đó. Cái tham, cái sân, cái si nó in dấu trong đó mới tạo ra một ông hình hài như thế này. Thành ra cái vấn đề là làm sao? Nói theo cái ngôn ngữ của Phật giáo thì đó mới là chỗ quy y chân thật, phải không? Mỗi ngày mình cứ tụng tự quy y Phật là vậy đó, đó là chỗ quy y chân thật, nhờ cái chỗ quy y đó mà nó sẽ tiêu tan những cái lôm côm của mình đi, ngoài ra nó không có cách gì nó tiêu tan nổi hết. Y như trái banh vậy đó, anh bóp chỗ này thì nó phình ra chỗ kia, vậy thôi, nó vẫn còn nằm đó. À, đơn giản vậy thôi, con người mình rồi mình sẽ thấy vậy đó khi mình nghĩ lại tất cả.
Mấy ông tây phương bây giờ nói cuộc đời của mình không phải là những gì xảy ra cho mình mà chính là những phản ứng của mình đối với những sự việc đó. Còn nếu phản ứng của mình nó đưa đến giải thoát thì mình giải thoát, vậy thôi. Còn mình phản ứng nó y như vụ nổ bom nguyên tử vậy đó, nó phản ứng dây chuyền, nó phản ứng rồi nó tạo ra phản ứng khác nối tiếp. Ví dụ tôi ghét ông V.Hoàng, ban đầu nó chỉ là một ý kiến đó thôi, nhưng sau đó dồn dập rồi nó thấy rằng anh V.Hoàng này là đủ thứ linh tinh rắc rối, nó phản ứng dây chuyền nối tiếp dây chuyền. Phản ứng phiền não của mình nó dây chuyền, nó khởi lên một cái rồi sau đó sóng dồn dập y như mình thả một viên đá xuống ao, rồi nó liên tục liên tục dồn dập, nó dồn lại lâu tan lắm. Không những lâu tan mà nó còn cả cục đá dưới đó nữa, phản ứng lâu tan nhưng mà nó còn cục đá nằm dưới đáy hồ làm sao nó tiêu? Giải quyết làm sao bây giờ? Vậy thôi!
Thành ra vấn đề quan trọng nhất là mình phải khám phá ra con người thật của mình, khuôn mặt xưa nay của mình, cái nền tảng của mình. Mình sinh ra từ đâu? Mình chết đi về đâu? Đó! tất cả tây phương nó chỉ trong câu đó thôi. Tôi sinh ra từ đâu? Tôi sinh ra để làm gì? Tôi làm được cái gì? Tôi chết đi về đâu? Đó là những câu của nhà triết học vĩ đại người Đức là Karl lập lại. Tôi sinh ra từ đâu? Tôi sẽ làm cái gì? Và chết tôi đi về đâu? Đến tận bây giờ người ta vẫn chưa giải quyết được, mà chưa giải quyết được là làm lung tung hết á. Giờ muốn làm giàu thì cần làm chi đây? Buôn bán đất, buôn bán nhà, bán bất động sản thì mau giàu.
Nhưng thật ra mình thấy tại sao mình hăng hái mình làm tung tung vậy hết á. Vì gì? Vì sự gì? Bởi vì mình không có một cái căn bản, không có cái nền tảng, phải không? Đó là loạn tâm thôi, đừng có tưởng mình làm nhiều là ngon đâu. Đó là loạn tâm thôi bời vì mình không biết mình là ai? Mình là cái gì? Mình không có căn bản. Mình không có chỗ quy y thành ra mình chạy lung tung hết á. Đơn giản đó là sự loạn tâm thôi, nhiều khi trúng mánh hay cái gì đó mình cho đó là cái thành tích cao lắm nhưng thật sự thì đó là sự loạn tâm của mình, sự chạy lung tung của mình. Do mình không biết mình là cái gì nên mình chạy lung tung hết á. Thành ra thành công hay thất bại thì anh nhìn thật kỹ lại sẽ thấy là tại vì anh xa lìa con người thật của anh. Con người thật của anh là nó thấy đầy đủ, nó không cần chạy lăng xăng gì hết, không cần làm một cái gì hết. Phải không? Còn mình không biết mình là ai? Mình là cái gì hết cho nên mình muốn mình phải làm một cái gì đó. Rằng, tôi phải là một người thông minh, tôi phải là một nhà tu hành, tôi phải là một cái gì nhưng mà phải là một cái gì thì mình đã tự giới hạn mình thành một cái rất là nhỏ, mình đồng hóa mình với cái thân thể này, mình đồng hóa mình là một cái gì thì mình không thể là tất cả được.
Bởi vậy cho nên ông triết gia người Pháp Jean Paul Sartre ông nói là con người bị kết án phải chọn lựa. Anh chọn lựa anh là đàn ông thì anh không thể là đàn bà. Tôi chọn là người thuộc về nơi nào đó thì tôi không thể là người quốc tế được. Hoặc tôi lựa chọn tôi là một con người thì tôi không thể nào làm một chư Thiên được. Mình chọn lựa là mình đã giới hạn mình lại rồi. Cho nên ông ấy, ông nói con người bị kết án phải chọn lựa, chọn lựa là anh mất mát. Anh chọn cô này thì anh mất cô kia, ông chọn một người thì ông mất tất cả mọi người, vậy thôi. Ông chọn một gia đình thì ông mất tất cả mọi gia đình khác, vậy thôi. Thành ra cái quan trọng để giải quyết tất cả mọi vấn đề là phải làm sao để thấy được cái nền tảng của mình, thấy được cái bản tâm của mình, thấy được con người thật của mình. Và khi mình thấy, mình sống nhuần nhuyễn trong đó rồi thì tất cả mọi vấn đề nó sẽ được tự giải quyết. Nên nhớ là có vấn đề này thì nó sẽ sinh ra vấn đề khác.
Muốn tiến bộ nhanh về vật chất thì phải phá hủy bớt trái đất bớt đi. Xài xăng cho nhiều thì hút dầu mỏ cho nhiều, rồi dùng than đá cho nhiều đề tạo năng lượng thì trái đất phải bị hủy hoại phần nào. Mà trái đất bị hủy hoại phần nào thì tai họa chừng đó, nghe nói thành phố này vài chục năm nữa nó sẽ nằm bên dưới mực nước biển nếu như theo tình trạng này thì ở trên bắc cực nó cứ tan băng xuống miết rồi sao? Thành ra được cái này thì phải mất cái khác.
Cho nên trong Phật giáo nói là không được không mất. Anh phải sống được như trong bài Kinh Bát Nhã là không sinh không diệt, không tăng không giảm không dơ không sạch. Còn anh chọn lụa cái sạch thì anh phải bỏ cái dơ, mà bỏ cái dơ thì coi chừng anh lại càng dơ thêm nữa, phải không? Hay như trong kinh Dịch nói đó, không bao giờ có dương mà không có âm hết, cũng không bao giờ chỉ có âm mà không có dương hết. Cái tích cực thì bao giờ nó cũng đi liền với cái tiêu cực, cái tốt thì bao giờ nó cũng có cái tiêu cực, cái xấu trong đó. Bây giờ anh trắng tay, anh muốn thoát ra khỏi nó thì anh không có chọn lựa nào. Anh là cái nền tảng sinh ra cái âm dương đó. Vấn đề quá dễ dàng, vấn đề quá giản dị mà đối với anh lại rất khó là bởi vì mình ưa tìm một cái gì ở ngoài mình thôi, ưa tìm giải pháp ở ngoài mình thôi chứ thật ra ông sinh ra vấn nạn đó, vấn đề đó thì ông phải giải quyết trong này (Thầy đặt tay vào ngực) chứ ông đừng có tìm ở ngoài, không có máy móc nào giải quyết cho ông được hết.
Thầy đã nói rồi, nếu như phiền não nó lộ nguyên hình một cục, thì thầy sẽ vô bệnh viện Chợ Rẫy Thầy chịu khó bỏ vài chục triệu mổ ra cái là giải thoát, khỏe! Nhưng mà nó khổ cái là nó nằm đâu trong này (Thầy chỉ tay vào Thầy). Thành ra vấn đề là phải giải quyết vậy thôi, chứ đừng có nói tu hay không tu gì hết. Có nhiều người mặc cảm cứ nói là tôi không tu hay là thấy ông thầy tu, thấy chùa là thấy sợ, nhưng mà không phải, đó là vấn đề mỗi người phải tự giải quyết lấy và Phật giáo là một trong những con đường mà chỉ cho người ta cách giải quyết.
Bởi vì chân lý thứ nhất của Phật giáo là khổ đế, hết vấn đề này tới vấn đề khác, phải không? Hết biến thể covid này đến biến thể covid khác, giờ thì tới covid omicron, cứ hết vấn đề này thì đến vấn đề khác, phải không? Chân lý thứ hai là nguyên nhân của khổ, nguyên nhân của khổ là gì, là chính mình đây đã tạo ra cái khổ (cười), phải không? Chính mình tạo ra khổ chứ đừng đổ thừa cho ai hết, tu hành là phải can đảm vậy đó, chính mình tạo ra cái khổ, chính mình tạo ra những phiền não đó, mình cứ tưởng đó là tốt lành, té ra không ngờ đó là giặc. Thành ra Thầy thấy trong kinh Lăng Nghiêm nói là “đừng có nhận giặc làm con” là vậy đó. Mình cứ ấp ủ nó thì khổ nó lớn lên, nó là giặc mà mình không biết. Rồi cuối cùng cái thứ tư là đạo đế là phương pháp diệt cái khổ đó đi, phương pháp diệt khổ căn bản nhất chính là cái nền tảng đó, phải không? Chính cái nền tảng đó nó mới diệt được, người ta hay nói quét rác: có nhiều khi mình quét rác từ phòng này qua phòng kia, luẩn quẩn vậy thôi, phải không? Phiền não của mình, mình tưởng là ở phòng này mình quét rác ra phòng kia, rồi nó cũng nằm đó thôi, rồi mai mình thấy chỗ kia là chỗ phòng ăn tôi lại quét vô đây lại. (Thầy thoảng cười) Quét qua quét về vậy thôi, cuộc đời mình quét tới quét lui mà không bao giờ hết rác.
Thành ra mình phải thấy rõ ràng là việc mình làm là để làm gì? Mình tìm cái gì? Và cái đó có giá trị như thế nào? Thành ra trong kinh hay nói là viên ngọc như ý là vậy đó, nó có giá trị nó đánh tan các phiền não ra và nó đem lại cho mình hạnh phúc như ý, đơn giản vậy thôi. Còn mình đi tìm những cái khác, chỉ là tạm bợ thôi, hạnh phúc tạm bợ và những hạnh phúc tạm bợ này đến hồi nó mất đi coi chừng là nó khổ còn hơn là không có, có nhiều người nói vậy đó, đến hồi mất đi thì phải chi đừng có cái đó, thành ra cứ quét qua quét về vậy thôi. Cuộc đời con người tưởng ghê gớm lắm, nhưng mà quét ra từ phòng này qua phòng kia, rồi mai lại từ phòng kia quét trở lại phòng này rồi mốt lại từ phòng này quét sang phòng khác, cứ quanh quẩn, quanh quẩn không bao giờ tống rác được ra khỏi cái thân tâm của mình hết, nhiều khi uống thuốc giảm đau nó chỉ vậy thôi chứ nó đâu có hết, y như đau cái gì bên trong mà cứ xoa dầu nó bớt đau, nhưng mà có ăn nhầm gì đâu. Thành ra mình phải thấy cái thảm cảnh của cuộc đời mình, cuộc đời mình bi đát là chỗ đó, quét rác từ phòng này qua phòng kia, rồi vài bữa mới thấy sai lầm thì quét rác từ phòng kia qua phòng khác, thì cứ loanh quanh luẩn quẩn trong nhà thôi, chứ mình không tiêu được rác đó.
Cái vấn đề là anh phải tiêu được rác, anh tưởng anh quét qua phòng kia anh sướng, anh ăn ngon ngủ yên và vài ngày anh mới biết, té ra nó vẫn còn nguyên đó, rồi không biết đường, biết hướng gì thì quét qua phòng khác, rồi cứ quét quanh quẩn cuộc đời, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt (cười), khi mà gần chấm dứt rồi thì mình mới biết là mình loanh quanh thì lúc đó đã hết rồi, thời gian của anh đã hết. Thành ra mình phải thấy rõ ràng chuyện này, mình làm cái gì Thầy cũng nói vậy, đời mình làm chuyện gì cũng vậy, tôi làm chuyện gì đó tôi phải biết là nó sẽ như thế nào, và tôi làm được tới đâu? Có một kế hoạch, ở đây cả cuộc đời mình thì mình phải biết quản lý, quản lý cuộc đời mình.
Thầy thấy vậy đó, có nhiều người làm quản lý thì hay lắm, hoặc cái này cái nọ nhưng mà gia đình nhiều khi nó cũng bất ổn, lung tung hết là bởi vì cuộc đời anh anh quản lý không được, anh quản lý người ta không hà, mà thật ra anh quản lý người khác nhưng mà anh không thể quản lý được tâm của họ, anh chỉ quản lý tiền lương của họ thôi, phải không? Anh giỏi về chuyên môn việc này nên tôi trả lương anh cao, để anh làm việc với tôi, chứ tôi không quản lý cuộc đời anh được. Mình phải quản lý cuộc đời mình, thế nào là đưa nó tới hạnh phúc, thế nào là đưa nó tới khổ đau, thế nào là tiêu rác này và thế nào là quét ra quét vô, loanh quanh luẩn quẩn.
Thành ra Thầy hay nói, chữ luân hồi của Phật giáo chỉ là chữ luẩn quẩn thôi, luân hồi là xoay vòng lại, nếu mình dịch ra tiếng Việt thì luân hồi chỉ là lòng vòng thôi. Thành ra mình phải rõ ràng chuyện này, Thầy thì Thầy làm cũng được ít ít thôi, nhưng mà ít ra mình thấy làm nó có đúng, bởi vì mình bớt phiền não đi, vậy thôi. Cái chuyện đơn giản nhất là mình bớt phiền não, mình bớt tham, mình bớt sân, mình bớt si. Rồi thứ hai nữa, bây giờ thí dụ như khi mà mình thấy được và sống được với cái nền tảng đó rồi, cái bản tâm của mình rồi, thì mình sẽ có những thí nghiệm khác. Ví dụ đơn giản về mật thừa nói sân là nằm trong bộ nào, bộ A Súc Bệ Phật, phải không? Và bộ đó chủ quản Đại Viên Cảnh Trí, nếu khi anh đã tìm thấy một phần nào đó Đại Viên Cảnh Trí anh nỗi sân lên anh sẽ thấy rõ ràng cái sân đó nó chấm dứt trong Đại Viên Cảnh Trí, anh càng sân nhiều chừng nào anh càng kinh nghiệm được cái Đại Viên Cảnh Trí đó càng lớn bấy nhiêu. Anh sân là tự nhiên nó dứt mất tất cả mọi sự, anh nổi điên anh đập bàn cái thử coi, phải không? Anh sẽ thấy mọi sự đều bất động, phải không? Anh sân anh đập bàn cái đi, anh thét lên cái đi anh sẽ thấy lúc đó mọi sự đều bất động mà đó chính là A Súc Bệ Phật, đó chính là bản tâm của mình vốn bất động như vậy đó. Và cái bản tâm bất động đó chính là Đại Viên Cảnh Trí.
Theo Thầy nghĩ vậy đó, còn hỏi Thầy sân, sân nhiều sân ít gì. Bây giờ lâu lâu mình muốn cho nó rõ ràng chuyện này mình nổi sân lên coi, mình thấy là khi nổi sân những cái thứ lăng nhăng của mình nó tan vỡ đi đâu mất và nó lòi cái bất động đó ra, cái Đại Viên Cảnh Trí đó ra, nó đơn giản lắm. Thành lúc đó mình mới gọi là đưa sân vào con đường, đưa mọi sự vào con đường, đưa tham vào con đường. Đưa vào con đường là gì, là đưa nó trở về nguồn của nó, sân nó khởi từ một cái gì đó thì đơn giản vậy thôi và mình càng sống với nó nhiều chừng nào, nói theo như sư bà Đại Hạnh là Chủ Nhân Không, cái gì mình cũng giao phó cho Chủ Nhân Không hết, tôi có bệnh covid hay gì gì đó thì cũng yên tâm thôi. Chứ còn mà mình cứ lo mai mình có bệnh hay không, rồi nghe nói covid omicron nó còn kinh khủng hơn cái kia nữa thì mình cứ ngồi lo vơ vẫn, đêm thậm chí nằm mơ thấy mình bị bệnh nữa, khổ quá.
Trời lạnh lạnh ho một vài tiếng rồi bắt đầu đi mua que thử về để kiểm tra, nếu kiểm tra mà lỡ nó hai vạch cái là mình thấy xuống tinh thần liền. Hồi trước Thầy thấy một cuốn của nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp là Molière là bệnh tưởng, vừa chỉ mặt ông bị covid là cái tưởng của mình nó ăn lan, ăn lan rồi tự nhiên thấy sốt, rồi đủ thứ hết. Thành ra vấn đề là tâm của mình nó quyết định, cho nên mình phải làm sao dần dần khám phá cái nền tảng đích thực của mình là cái gì, dầu mình đặt cho nó tên là Như Lai Tạng, hay tự tánh, tự tâm hay thậm chí đặt tên là Thượng Đế nữa thì vấn đề là anh phải khám phá cho được ra cái đó và anh sống trong đó.
Nên nhớ cái mà xác định một vị thánh của Thiên Chúa giáo, nếu mình đọc Kinh Thánh mình sẽ thấy là “sống trong Thượng Đế”, sống trong cái đó, sống trong cái nền tảng đó. Bởi vì Thượng Đế theo Thiên Chúa giáo là gì, Thượng Đế nói rằng ta là Alpha và Omega ta là cái đầu tiên và cái cuối cùng, nếu anh sống được trong đó thì anh giải thoát vậy thôi, còn anh muốn đặt tên là Thượng Đế hay gì đó là tùy ý mình, tôi thích cái gì tôi đặt tên cái đó, nhưng cái đó là một thực tại, anh sống trong thực tại đó thì anh bớt lôi thôi đi.
S.H.Bình: Dạ. kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng. Sau mỗi lần nghe Thầy giảng thì thấy dễ hiểu, dễ thấm và dễ nhớ nữa. Nhưng sau khi Thầy giảng xong một thời gian thì lại quên, nó lại lăng xăng trở lại thành ra Thầy chỉ làm sao để nhớ lâu.
Thầy: Ông làm sao để 'miễn dịch cộng đồng', ông chích ngừa covid mũi 1 rồi sau đó một thời gian chích mũi 2, mũi 3. Làm sao ông miễn dịch cộng đồng, ông không còn sợ con đó nữa. Chứ thuốc nào vô cũng vậy nếu không có nội lực tự sinh - nói theo khí công - thì nó sẽ phai nhạt lần lần, rồi lại phải chích thuốc khác, chả lẽ cả đời phải chích vắc xin suốt sao? Anh phải có nội lực tự sinh. Khi anh thấy đúng, hợp lý, thấy thích thì phải nhớ nó. Thầy nói chữ niệm là nhớ. Chút nữa xuống ăn thì phải nhớ nền tảng là cái quan trọng nhất, rồi trước khi đi ngủ lại nhớ nền tảng là cái quan trọng nhất, rồi tối ông nằm mơ ông đã đứng trên nền tảng từ vô thủy đến nay rồi, ông đâu có chạy đi đâu, đâu có cần phải 'hối lộ' cho Thầy rồi cái Nền Tảng mới rõ ra đâu.
Thành ra mình phải nhớ đến nó, mình cứ nhớ là sao, nhớ là tạo ra mối nối kết. Khi mình nhớ cái gì thì mình tạo ra mối nối kết rồi đến lúc mối nối kết đó không bứt ra được nữa thì anh không xa lìa nó nữa, vậy thôi. Bởi vì nó là cái chính mình, nhưng mình đã bỏ quên nó lâu quá rồi. Mình không ham nó nữa, đi tìm thấy nhọc nhằn quá. Nhưng mình đã thích rồi thì phải nhớ, nhớ, bởi vậy người ta gọi niệm Phật là nhớ Phật chứ có gì đâu. Trong cái niệm đó có đến 6 niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Chư Thiên, niệm Thí (hay còn gọi là niệm Bố Thí) là anh phải nhớ cái đó. Có nhiều vị mua xâu chuỗi lần cả ngày là tại sao? Nhiều khi ngồi nói vậy chứ cứ lần lần như vầy, phải không? Là để cho nhớ, nó là một dòng tương tục thanh tịnh, nếu mình không nhớ nó nổi thì phải nhờ đến xâu chuỗi để nhớ. Có những vị cầm kinh luân xoay miết thôi. Để làm gì? Để cho nhớ và đồng thời nhắc người khác phải nhớ. Nhắc tâm tôi luôn chánh niệm tỉnh giác trên cái đó và nhắc người khác về điều đó.
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Ngài Lục Tổ Huệ Năng luôn dùng chữ Niệm, mình thử đếm trong đó có bao nhiêu chữ Niệm, sẽ thấy chữ Niệm là nhiều nhất. Rồi Ngài nói : Niệm niệm tự thấy bản tánh, tự tu tự hành tự thành Phật Đạo. Nhớ và nhớ liên tục mới gọi là “niệm niệm”. Chứ mình vô rồi mình quên. Lúc mình học trung học thì học như thế nào, khi Thầy giảng thì mình ghi chép lại, nhưng khi chuẩn bị thi thì bỗng nhiên quên đâu hết rồi, thì phải mở ra xem lại và học lại, học miết, nhớ miết. Thì Niệm Phật là nhớ Phật thôi chứ có gì đâu.
C.H.Dũng: Dạ, thưa Thầy cho con xin hỏi ạ. Cách đây vài ngày có xảy ra một chuyện cũng thường thôi, nhưng con nổi sân và khi con nổi sân rồi thì chợt nhớ ra và nhận biết cái sân đó. Rồi sau đó con rất là buồn, vì con nói là con phải tu hành cho miên mật, mà bây giờ con lại nổi sân. Sau đó con có gặp bác Châu, thì bác nói khi nổi sân và nhận biết được cái sân cũng tốt rồi. Cái quan trọng hiện tại bây giờ là để cho chúng con củng cố niềm tin nhiều hơn thì như Thầy có giảng là phải luôn tự nhắc nhở về nền tảng, để nhận biết đó, khi nhận biết rồi thì cái sân hòa vào đó thôi và không còn nữa. Vậy Thầy cho con hỏi Bồ Tát trong hiện tại còn sân không ạ?
Thầy: Thầy thì Thầy không biết mấy cái đó. Thầy nghe các vị khác giảng là sân là cái này cái nọ, nhưng Thầy thấy không có, và có những vị họ nói họ có sân nhưng Thầy không dám nói là vị nào. Mà mình cứ tưởng, đừng nghĩ rằng sân là xấu, như H.Dũng khi thấy sân là buồn, nhưng nhỡ đâu có vị khi sân người ta lại thấy vui rồi sao? Ăn thua là anh có tiêu hóa được cái sân đó không, bao tử anh có tốt hay không, chứ đừng nói món “sân” này dở. Anh ăn không được, không tiêu thì anh cho là dở. Nhưng người khác ăn và tiêu được thì người ta thấy vui rồi sao. Thành ra cái quan trọng nhất là mình có tiêu được cái sân hay không, chứ không phải vấn đề có nổi sân hay không. Mình nghe mấy vị Tây Tạng nói rằng ý tưởng vẫn khởi, nhưng mà làm sao nó vừa khởi lên là nó tiêu tan còn nó không tiêu tan thì nó thành nghiệp vậy thôi.
Sân chỉ là một ý tưởng thôi, tham cũng là một ý tưởng, si cũng là ý tưởng, kiêu căng cũng là một ý tưởng. Đó là những cái mà Phật Giáo gọi là độc đó. Còn hỏi mấy vị Bồ Tát có sân hay không thì Thầy cũng không biết, mà Thầy cũng không dám trả lời, bởi vì Thầy cũng chưa phải là vị Bồ Tát. Nhưng mà như Thầy nói vậy đó, vấn đề là có tiêu được hay không? ví dụ hỏi là ăn măng có độc hay không? Ông nào yếu bao tử thì ăn măng thấy độc lắm, nhưng mà có ông lại ăn thấy khỏe thấy ngon, tập dợt cho hàm răng mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy vấn đề là tiêu được nó hay không, chứ không phải là có nó hay không?
C.Hồng: Dạ, kính thưa Thầy, thưa Đại chúng. Cho con hỏi nãy giờ con có nghe nói khi sự sân hận lên tới tột cùng thì nó chuyển thành từ bi, xin Thầy nói rõ hơn và giảng sâu hơn ạ.
Thầy: Thầy đâu có nghe ai nói vậy đâu, nhưng mà nếu từ bi lớn hơn sân giận thì thấy từ bi thôi. Bồ Tát Long Thọ có nói nếu như một tô muối đổ vô thau nước thì mình uống không nổi bởi vì nó mặn, nếu đổ vô cái ao thì nó bớt mặn, còn nếu bỏ vô cái hồ thì tô muối đó không có nghĩa lý gì hết. Vấn đề là tâm anh càng rộng bao nhiêu, từ bi anh càng lớn bao nhiêu thì cái sân đó nó sẽ hòa tan được vào đó. Còn nếu tâm anh nhỏ xíu thì nó sẽ ảnh hưởng mạnh.
Nếu lòng từ bi của anh nó lớn quá thì nó sẽ tan vô trong đó. Thầy hay nói vậy đó, ngay cả Đức Quán Thế Âm mười một mặt đó, thập nhất diện đó, mặt trên cùng là Đức A Di Đà, mặt rất là từ bi còn những mặt dưới rất là hung nộ, hung nộ chính là cái sân thôi chứ có gì đâu. Nếu như anh không có cái mặt hung nộ đó, anh đâu có trị ma được, anh hiền quá nó tới nó.
Rồi đó, ví dụ như vấn đề trong mười một mặt, rồi mình sẽ thấy những cái mà của bên Tây Tạng, Ấn Độ với Tây Tạng là bổn tôn hung nộ, những vị hóa thần hung nộ là tới năm mươi mấy vị, còn hòa bình thì ít hơn. Tại sao lại hiện ra phẫn nộ như vậy? Phẫn nộ như vậy mới trị được người ta, nhưng mà thực sự tâm mấy vị đó có hung nộ không? Không, đó chỉ là thị hiện bên ngoài thôi.
Cũng giống hồi nãy trả lời anh Dũng đó, nếu như con mình mà nó sai lầm, nó hư mà mình cứ vuốt ve nó, ồ con đúng quá, con tốt quá, chưa bao giờ ba thấy con tốt như ngày hôm nay vậy thì nó hư. Ông phải trợn mắt lên ông nói mày làm vậy không được đâu, làm một lần nữa tao cúp lương mày luôn đó. Hiện tướng phẫn nộ lên.
Thành ra vấn đề là cái tâm mình nó bình an tới bao nhiêu? Mình cũng khó xét đoán được là một vị bồ tát có sân hay không? Khó lắm. Anh dạy học trò anh phải hiện ra cái tướng, còn cái gì nó cũng được hết, mày làm sai bài toán tao cũng thấy tốt! Tốt! Vậy là cuối cùng hư nó thôi. Con cái khi nào mà mình cứ nói “mày cũng quá tốt rồi, tao hân hạnh là tao đẻ mày ra được là tao hân hạnh lắm rồi, bây giờ mày muốn leo lên đầu lên cổ tao cũng được nữa”, nó phải hư thôi.
Thành ra vấn đề cái tâm mình rộng bao nhiêu? Bản tâm của mình đó, nếu nói theo lý thuyết, Thầy cũng chưa được như vậy đâu, như mà bản tâm của mình rộng nó trùm cả vũ trụ này lận. Thành ra nếu như cục sân hay cục gì gì đó nó không có nghĩa lý gì đối với một cái tâm. Tâm mình nó lớn như cỡ trái đất này nó cũng không có nghĩa lý gì hết đó, bao nhiêu muối trên trái đất này đổ vô cũng không ăn nhầm gì nó hết. Thành ra cái vấn đề làm sao giải quyết là cái tâm mình, cái bản tâm mình nó vốn rộng mênh mông, nó không có biên giới, rồi mình cứ lần lần mình sống để mình thấy tâm mình rộng ra. Tâm mình rộng là nó chứa được hết, phải không? Có nhiều ông là Thầy thấy vậy đó, ông cứ than phiền là chùa chùa tu tu ông không thích cái tu này, qua đó mới thấy cái tâm ông hẹp, ông chứa bà vợ ông được, ông chứa đứa con ông được nhưng mà ông chứa ông thầy tu, ông chứa không nỗi, phải không?
Thầy thấy rất nhiều người than phiền là sao? Tu tập, đi chùa…Trong khi mình chứa gia đình mình được, chứa vợ mình được, chứa con mình được mà chứa một ông thầy tu, chứa một cái chùa có mấy chục thước vuông thôi chứa không nỗi. Chứng tỏ cái tâm mình nó hẹp quá, tâm phải mênh mông lên, đạo đời gì nó cũng chứa được hết.
H.Lan: Dạ Thầy cho con hỏi. Nhiều lúc con có tư tưởng của mình nó có giới hạn. Thầy dạy con cũng tin là bản tánh của mình nó vốn bao là nó rộng sẵn, nó bao dung được tất cả, nhưng mà nhiều lúc con cũng tin vào cái tư tưởng của mình, là mình phải giống như kiểu mình còn dốt lắm, mình không có trí huệ, làm sao mình bỏ cái tư tưởng là mình không có trí huệ đi, bởi thật ra là cái ấy nó vốn sẵn có mà.
Thầy: Mà Đức Phật đã nói rất rõ ràng “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, phải không? Mình vốn sẵn có trí huệ nhưng mà mình đừng có nói là tại sao tôi không có trí huệ, là vì tôi càng ngày tôi càng bó tôi lại, tôi bó cuộc đời tôi lại. Thành ra nó không có trí huệ, Thầy đã nói rồi. Đức Phật nói “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, tức là tất cả chúng sanh đều có trí huệ hết đó. Nhưng mà mình nói là cần có trí huệ, không phải, không phải. Không cần có trí huệ gì hết đó, anh cần mở cửa ra cho sáng, vậy thôi. Chứ anh đừng có đóng cửa lại, chứ đâu phải là, mặt trời ở trên kia nó đâu phải chiếu cho riêng ai đâu, nhưng mà mình thấy tối tăm, mình nói mình không có trí huệ là bởi vì mình đóng cửa, vậy thôi chứ có gì đâu. Chứ trí huệ đâu có dành cho mấy vị bồ tát, nó dành cho tất cả mọi người, y như mặt trời vậy đó mà anh thấy tối tăm, anh nói anh không có trí huệ là bởi vì anh đóng cửa, đó là lỗi tại anh chớ đừng đỗ lỗi cho mặt trời. Mặt trời là nó bình đẳng, trí huệ là bình đẳng, ánh sáng bình đẳng hết đó, nhưng mà mình thấy tối tăm là bởi vì mình đóng cửa, mình còn hỏi ra một câu nữa, tại sao tôi không có trí huệ? Là tại vì tôi đóng cửa? Cuộc đời cô đóng cửa nhiều, thì cô thấy là không có trí huệ, chứ sao là không có trí huệ.
Bây giờ muốn chứng tỏ H.Lan có trí huệ không? Thầy nói cái gì cụ thể thôi. Bây giờ thấy cái này không? (Thầy giơ cái tách trà lên). Đó đó là trí huệ của cô, chứ sao nói không có trí huệ, phải không? Đó là trí huệ của cô, đó là ánh sáng từ tâm của cô, cô mới thấy cái này chứ. Mất gì cô không thấy trí huệ, chỉ trừ cô đóng cửa lại, cô nhắm mắt lại hay đeo kính đen vô, đeo ba bốn lớp kính đen vô, không thấy gì hết, còn mình thấy rõ ràng, mình thấy đó. Thành ra mình nói không có trí huệ là mình bác bỏ lời Phật, lời tất cả các vị đều nói là con người đều vốn có trí huệ bổn nguyên, trí huệ Bát Nhã là trí huệ bổn nguyên đó. Chứ không phải là đi tìm kiếm nó đâu hết chẳng qua là mình che lấp nó, bây giờ là mình phải gỡ cái che lấp đó đi. Anh đóng cửa thì anh phải mở cửa lấy, chứ anh đừng có nói tìm kiếm trí huệ gì hết đó, nó nằm ngay đây rồi.
Ví dụ như bên Thiên Chúa giáo nói là thiên đàng chỉ có trong lòng người, phải không? Tôi có thiên đàng ở đây, phải không? Nhưng mà tôi không thấy đâu hết, bởi vì tôi đóng cửa, tôi khóa chốt khóa này nọ, tôi nói tôi không có thiên đàng, thiên đàng trong lòng mỗi người.
---*---
Nguyện đem công đức này
Đến khắp cùng tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đồng trọn thành Phật đạo.