Ngày 20/03/2022

Người thuyết trình: Chú Châu, Minh Châu

 

Minh Châu trình bày:

1. Dẫn nhập. Cuộc đời chúng ta dùng để làm gì? Đó chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta băn khoăn trăn trở. Mỗi người đều tự có câu trả lời riêng cho chính mình. Là một người được may mắn sinh ra với đủ điều kiện thuận duyên, được tiếp xúc với Phật pháp từ nhỏ và khi lớn lên được phước báu gặp gỡ với một vị Thầy đầy đủ phẩm tính, tôi cho rằng cuộc đời chúng ta nên dùng để tu hành đến nơi đến chốn như trong Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật Đức Phật có dạy rằng tất cả mọi việc trong cuộc đời này chúng ta đều đã làm rồi còn lập lại vô số lần (sinh ra, lớn lên, lập gia đình, tạo sự nghiệp, già chết…) và chỉ có một việc mà chúng ta chưa từng làm cho đến nơi đến chốn là tu hành đạt đạo. Cho nên mới còn phải trầm luân đau khổ trong vòng luân hồi, chúng sinh trong sau cõi đều mang nghiệp thiện hoặc bất thiện, chính nghiệp lực làm chúng ta đau khổ không kể xiết và ngăn cản chúng ta nhận ra Phật tánh của chính mình.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phổ Hiền Bồ Tát nói: “Nếu tội lỗi của chúng sanh có hình tướng, tất cả hư không cũng không chứa hết”. Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh trong sáu cõi (Trời, Atula, Người, Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục) không loài nào hoàn toàn trong sạch, không giống nào dứt hết tội lỗi”.

2. Tội lỗi hiểu đơn giản là làm trái lương tâm của mình, làm trái điều thiện, tùy theo làm sai nhiều hay ít mà thành là mình có lỗi hay có tội. Là Phật tử khi ta không giữ được giới thì sẽ phạm phải mười điều ác gây khổ sở cho bản thân mình, cho thân nhân mình và những người chung quanh. Những lỗi lầm đó phát xuất từ thân, khẩu, ý như:

- Ba tội lỗi gây ra từ thân là: Sát sanh, trộm cướp, hành dâm bất chính.

- Bốn tội lỗi gây ra từ miệng lưỡi là: Nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt, nói lời hung ác.

- Ba tội lỗi gây ra từ ý là : Tham, sân, si (tà kiến). Những lỗi lầm này chính là tội ác, lập lại lâu ngày biến thành ác nghiệp. Nghiệp ác đã gây ra thì nó sẽ theo dính với mình như hình với bóng, rồi một ngày nào đó đủ duyên thì mình phải trả ác nghiệp chịu khổ.

2.Sám hối là gì?

Sám hối là ăn năn xin chừa bỏ lỗi trước và nguyện cải hối, không tái phạm và làm lành lánh dữ từ đây về sau. Nguồn gốc của nghĩa sám hối là do từ chữ posatha hay uposatha (2), chỉ có nghĩa đơn thuần là ngày thọ trì Bát quan trai giới hay là ngày đọc tụng giới bổn của tỳ-khưu Tăng.

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn Lục Tổ có dạy rất rõ về hai từ sám hối: “Sao gọi là Sám? Sao gọi là Hối?

Sám nghĩa là ăn năn các tội trước của mình. Những tội do các nghiệp ác ngu mê, ngạo dối, ghen ghét, đã tạo ra từ trước, tất cả đều ăn năn, hằng chẳng gây lại nữa. Ấy gọi là Sám.

Hối nghĩa là ăn năn các lỗi sau của mình. Những tội do các nghiệp ác ngu mê, ngạo dối, ghen ghét tạo ra, nay đã giác ngộ rồi, tất cả đều dứt bỏ đời đời, ngày sau chẳng gây ra nữa. Ấy gọi là Hối. Cho nên kêu là Sám hối.

Các người phàm phu ngu muội chỉ biết ăn năn tội trước của mình, mà chẳng biết ăn năn lỗi sau. Bởi chẳng ăn năn, nên tội trước chẳng dứt, lỗi sau lại sanh. Tội trước đã chẳng dứt, lỗi sau lại sanh, thì sao gọi là Sám hối được?”

Trong Kim Cương Thừa Sám hối phải có đầy đủ 4 đặc tính: Tha thiết ăn năn sám hối, phát nguyện không tái phạm, quy y nương tựa tam Bảo và thực hành thiện hạnh để hồi hướng công đức cho sự tịnh hóa.

Như vậy sám hối không chỉ mang ý nghĩa chuộc lỗi, lập công chuộc tội, rửa tội, hay tạ tội theo quan điểm của thế gian.

3. Tác dụng của sám hối

Trong Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt có nói: “Nếu người tạo trọng tội, biết ăn năn tự trách. Tha thiết sám hối nguyện chẳng phạm lại, có thể bạt trừ các nghiệp tội căn bản”. Còn kinh Kim Quang Minh nói: “Ngàn kiếp tạo ra vô biên tội nghiệp, một phen sám hối liền được thanh tịnh”.

Không ác hạnh nào mà không thể sám hối được nhờ nương vào phép sám hối. Trong Kinh điển, Đức Phật đã kể lại vài câu chuyện để minh chứng cho điều này. Ví dụ, có câu chuyện về người Bà la môn Atapa, được gọi là Angulimala, “Xâu Chuỗi Ngón Tay.” Angulimala giết chết chín trăm chín mươi chín người, nhưng về sau đã tự thanh tẩy được những ác hạnh đó nhờ pháp sám hối, và đã đạt được quả vị A La Hán ngay chính trong đời đó.

Ngoài ra còn có câu chuyện của Vua A Xà Thế (Ajatasatru); Ngài giết hại cha mình, nhưng về sau đã chuộc lại tội lỗi của mình bằng pháp sám hối và đã đạt được giải thoát. Trước khi được giải thoát, nhà vua chỉ phải kinh qua những đau khổ của địa ngục trong thời gian dài bằng một trái banh nẩy lên một lần mà thôi.

Có người hỏi sám hối xóa được hết tội nghiệp hay không? Để trả lời thắc mắc này, trong kinh có nêu ẩn dụ: Một nắm muối chúng ta không thể ăn được vì quá mặn, nhưng nếu chúng ta cho nắm muối đó vào một lít nước, khi nếm sẽ thấy hơi mằn mặn, nhưng nếu pha muối vào một nồi hay thùng nước lớn, khi uống nước ấy, chúng ta sẽ cảm thấy bình thường. Tuy quả ác không hoàn toàn tan biến nhưng trở nên dễ chịu, dễ chấp nhận hơn theo luật nhân quả.

Khi thực hành các pháp sám hối chúng ta không phát sanh vọng tưởng, không có hội để làm các việc xấu ác, huân tập được các chủng tử tốt lành, tịnh hóa được ba nghiệp thân khẩu ý, trực nhận được lý kinh hay tốt hơn nữa là bản tâm, cảm hóa được người xung quanh, có quả báo tốt đẹp trong đời này và các đời sau…Chúng ta phải thực hành pháp sám hối hàng ngày vì trong đời sống hàng ngày chúng ta không thể nào tránh việc liên tục gây ra các ác nghiệp nếu không sám hối ngay sẽ tích lũy thành nghiệp sâu dày. Sám hối không thể tách rời với quá trình tu hành giác ngộ của chúng ta, sám hối giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp bất thiện và tích lũy công đức để có thể nhận ra Phật tánh của chính mình.

4. Các hình thức thực hành sám hối

Đạo Phật có nhiều cách để sám hối như tụng Kinh (Kinh Tàm Quý, Kinh Đức Phật thuyết về Ba Hạng Người, Kinh Mười Thiện Giới, Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát, Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Kinh Hồng Danh Sám Hối. Các bài sám: Lương Hoàng Sám, Từ Bi Thủy Sám, Sám Quy Mạng Thập Phương...), trì chú, đi kinh hành, xoay Mani luân, đi nhiều bảo tháp, niệm Phật, cầu nguyện xin ân phước gia trì từ vị Thầy bổn sư.

Lạy Sám hối Hồng Danh Kinh Bảo Tích nói: “Nếu chúng sanh nào phạm tội ngũ nghịch, thập ác, đến nhiều kiếp không thể sám hối, chỉ lễ lạy niệm 35 vị Phật này, bao nhiêu tội lỗi đều tiêu diệt hết”.

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh phẩm số 6 Lục Tổ cũng có dạy pháp sám hối vô tướng như sau: Bây giờ ta truyền cho các ngươi pháp Sám hối không tướng, pháp này tiêu diệt hết các tội trong ba đời, khiến cho ba nghiệp đều được trong sạch. Chư Thiện tri thức! Hãy đồng xướng lên một lượt và nói theo ta.

Chúng đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ngu mê. Các tội do nghiệp ác ngu mê đã tạo ra từ trước thảy đều ăn năn, nguyện dứt hết một lần, hằng chẳng gây lại nữa.

Chúng đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ngạo dối. Các tội do nghiệp ác ngạo dối đã tạo ra từ trước thảy đều ăn năn, nguyện dứt hết một lần, hằng chẳng gây lại nữa.

Chúng đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ghen ghét. Các tội do nghiệp ác ghen ghét đã tạo ra từ trước đều ăn năn, nguyện dứt hết một lần, hằng chẳng gây lại nữa.

Chư Thiện tri thức! nhẫn lên là pháp Sám hối không tướng.”

Mỗi người tùy theo căn cơ có thể lựa chọn phương pháp sám hối phù hợp nhất cho mình

5. Kết lại:

Sám hối giúp chúng ta tịnh hóa tội lỗi ác nghiệp không chỉ trong đời này mà còn từ các đời quá khứ lâu xa. Sám hối giúp chúng ta ngăn ngừa những ác nghiệp phát sinh trong tương lai. Sám hối giúp chúng ta bớt chấp ngã do dám nói ra những lỗi lầm của mình và tác pháp sám hối. Sám hối phù hợp với luật nhân quả trồng cây nào ra trái ấy.

Quá trình sám hối cũng là quá trình tu hành tích lũy hai bồ công đức: trí tuệ và từ bi của chúng ta. Càng sám hối sẽ giúp chúng ta càng sáng ra nhận ra nhiều lỗi lầm vi tế hơn và càng sám hối sâu sắc triệt để hơn cho đến ngày nhận ra được Phật tánh của chính mình.

 

Phần Đại chúng cùng thảo luận

Chú Châu: trong quá khứ, sám hối tội lỗi thấy được bản tâm ta gọi là cứu cánh, các hình thức sám hối thế nào, tùy duyên nghiệp mỗi người, ngăn ngừa tội lỗi. Chiến lược và chiến thuật, sám hối tại sao sám hối.

Sh Bình: Kính thưa Thầy và đại chúng:

Có nghe Minh Châu chia sẻ là mình cứ lập nhiều đời từ đời này đến đời khác, duy nhất điều mình chưa làm là chưa đắc đạo, Chú Châu có nói là chiến lược và chiến thuật, vậy chiến thuật là chữ đắc đạo phải không chú? Những chiến thuật trong đó có rất nhiều thứ, sám hối là một trong pháp thực hành trong đó, sám hối như thế nào là tốt nhất và lợi ích nhất?

Minh Châu: Phần lập đi lập lại, là mình không biết lập đi lập lại và không có nhàm mỏi việc lập đi lập lại, không theo Phật, không nghe lời Phật của dạy, thì mình không sợ sanh tử luân hồi, không muốn tu hành đạt đạo. Khi mình tiếp xúc vào chùa tụng kinh, hay được dạy trì chú trước, tùy duyên nào thì mình thực hành cái đó.

Chú Châu: Khai thị ngộ nhập Phật tánh, nghe và tin mình có Phật tánh, nghiệp do nhiều đời nhiều kiếp che chắn mà ta không thấy được Phật tánh đó, từ tướng và tưởng chấp tướng và tưởng, nhiều nghiệp tham sân si che chắn, nó là phiền não chướng và sở tri chướng che chắn chúng ta, Bản tánh chúng ta có sẵn.

Ánh sáng bầu trời luôn luôn hiện hữu, mây che bầu trời, bầu trời luôn hiện hữu thì như vậy hoặc là chúng ta thấy biết sóng là đại dương, thì chúng ta cũng không phải vấn đề gì cả, sóng cũng là đại dương, thì đó là cái mà bắt buộc chúng ta tìm ra được phương pháp phù hợp với mình để chúng ta thấy được, sám hối để chúng ta thấy được bản tâm và từ bản tâm đó, chúng ta sám hối để sạch các nghiệp cũ và không có các nghiệp mới. Nói ngắn gọn là như vậy. Cụ thể cuối cùng, sám hối để thấy được cái bản tánh của tâm của mình, không phải một lần thấy ngay được, thấy một phần pháp thân thôi, sau đó chúng ta tiếp tục, tiếp tục sám hối để bản tâm hiện toàn khắp, thì khi ấy chúng ta sống được cái chân không diệu hữu, thì đó là cái cuối cùng. Cho nên sám hối cũng là một pháp để ta thấy được bản tánh của tâm, thấy được cái nền tảng của mình, thì đấy là đại ý như vậy còn thế nào để thấy được thì chúng ta trao đổi với nhau thêm, để chúng ta làm rõ vấn đề để chúng ta còn hi vọng, Mô Phật.

Bình: Dạ, cảm ơn chú Châu với Minh Châu, thì nãy trong cái phần Minh Châu trình bày là mình hay tạo nghiệp thì có 4 cái tội nằm ở miệng, 3 tội nằm ở thân và 3 tội nằm ở ý, thì nó có 10 nhưng mà để mình làm thì mình phải có cái tàm quý đúng không Minh Châu.

Chú Châu: Ba nghiệp chính của chúng ta do thân khẩu ý tạo ra, tam nghiệp từ đó tạo ra tham sân si mạn nghi, thân kiến gọi là tập nghiệp, tạo nên cái nghiệp như vậy và tạo nên cái khổ đau cho chúng sanh. Mô Phật, phải nói rõ là trong tứ đế: khổ đế và tập đế là khổ và nguyên nhân của khổ thì đó là cái chắc thật mà Phật đã nói chúng sanh mỗi người ai cũng có chỗ đó cả, làm sao chúng ta sám hối để chúng ta sạch những tội lỗi đó. Chúng ta thấy được cái gì, thấy được cái diệt đế, bằng phương pháp đạo đế, để thấy được diệt đế tức là cái niết bàn thì đó là cái chúng ta từ Đức Phật dạy chúng ta rõ rồi, thì chúng ta phải làm sao để tiêu tan cái nghiệp đó. Để chính cái tâm ta là tham sân si là bao nhiêu nghiệp che chắn, cụ thể ra là cái phiền não chướng và sở chi chướng che chắn bản tâm của chúng ta. Thế thì chúng ta xác định đi mỗi người có cái xác định của mình xem là cho đến bây giờ, tuổi tác hiện tại bây giờ chúng ta xác định được chiến thuật chiến lược như thế nào đấy để chúng ta đi cho nó đúng.

Bình: Dạ, hồi nãy chú Q.Tồn có giơ tay đó chú Châu.

Chú Châu: xin mời Q.Tồn.

Chú Q.Tồn: lúc nãy có nghe trình bày về sám hối, xin hỏi diễn giả là trong cái phương pháp sám hối đó thì ở nơi ngay thân ngữ tâm đang diễn ra là trên thực tế nơi thân ngữ tâm đang diễn ra thì mình sám hối ngay lúc đó, thấy lỗi mình sám hối ngay lúc đó là thiết thực hay là sám hối theo cách đọc kinh điển, hay là đọc bài sám hối gì đó thì thiết thực hơn. Xin hỏi diễn giả.

Minh Châu: Dạ con xin nói là khi mà mình có một cái niệm xấu ác thôi chứ chưa nói là mình làm ra tới hành động, nhưng mà tùy theo cái sự bám chấp của mình vào cái niệm đó. Ví dụ như mình nghĩ là một niệm ác nhưng mà mình không bám chấp vào nó, mình không làm theo nó thì tức là mình cũng đã sám hối rồi. Nhưng mà cái đó thì mới chỉ là giống như là mình không tạo nghiệp nữa thôi, nhưng mà còn những cái nghiệp lâu xa từ đời trước thì mình không thể nào biết được. Thì thành ra là cái chuyện để mình thực hành các pháp sám hối thì con nghĩ là cũng rất cần thiết. Dạ con xin hết ạ.

Chú Châu: Để trả lời thêm cho Q.Tồn, thì sám hối này trước mắt là có 2 cái sám hối trên tướng và không tướng, đơn giản là như vậy. Trên tướng là sám hối trên cái thức, thì thường ngày chúng ta làm cái này nhiều, chúng ta chưa nhận ra bản tâm thì chúng ta sám hối trên tướng và sám hối trên tướng đó, thì đến hồi mà chúng ta thành tâm sám hối thì nó thành sám hối trên tánh. Còn sám hối trên tánh thì khỏi phải nói nữa rồi, cái Tánh sám hối thì nó tiêu được cả nghiệp cũ không còn cái mới nữa. Thì đó là chuyện chúng ta sám hối trên tướng và không tướng tức là trên tánh.

Thì như vậy là có hai cách sám hối, tùy tâm lượng của mỗi người, chúng ta ở mức độ nào thì chúng ta sám hối. Còn tội lỗi nghiệp cũ hay không thì như cái túi không có đáy mình bỏ bao nhiêu vô thì nó cũng tuột đi hết nó không tồn tại nữa. Trong biển tánh, trong bản tánh đó rồi thì nghiệp nó tiêu dung, như đại dương không có xác chết. Thì chuyện đó chuyện quá khứ hay hiện tại hay là chuyện tương lai thì nó trở thành một không còn phân biệt nữa. Còn trên tướng thì chúng ta phải biết ăn năn, thực sự ăn năn bằng bản tâm từ đó chúng ta phần nào hiểu bản tâm, chúng ta sám hối trên tướng thì tội đó chỉ một mức độ nào đó thôi không hết được, mà sám hối trên tướng để chúng ta thấy tánh và chúng ta thấy tánh, chúng ta tiếp tục sám hối thì nó mới tiêu được và ngăn ngừa nghiệp mới. Thì đó là cái mà thực sự sách vở nói cũng như mình trải nghiệm, nó phải như vậy nó phải tức là có chỗ tiêu dung vào chỗ đó chứ còn mình không sám hối trên tướng. Thì tướng thì nó phần nào thôi, không thể nào mà nó sạch cái nghiệp mà bằng trên tướng để thấy tánh và từ tánh sám hối tiếp tục để thấy cái tánh cho nó tròn vành. Thì đó là chân sám hối.

Thì đó là sách vở nói và cũng phải như vậy thôi, còn mình sám hối trên tướng đó, thì mình sám hối muôn đời muôn kiếp vẫn nằm trên tướng rất là khó thấy tánh được. Thì đấy là ý kiến như vậy thì Q.Tồn có gì thêm nữa, triển khai thêm để cho mọi người chúng ta hiểu thêm cái chân sám hối, sám hối trên tướng và sám hối trên không tướng, trên tánh.

Chú Q. Tồn: Dạ xin chào đại chúng, xin có ý kiến thêm một chút, theo mình nghĩ thì trên cái thân ngữ tâm đang diễn ra mà mình thấy được cái lỗi lầm hay là cái gì đó coi như là cái hành vi của nó đó, mà mình thấy được thì có lẽ là nó giúp ích cho cái trí tuệ của mình nó phát sinh lên hay là nó không phải nó phát sinh mà nó được hiển lộ ra mà người ta hay gọi là cái căn bản trí đó. Trong cái thân ngữ tâm đang hiện tại đây nó vẫn mang nghiệp cũ, nó vẫn mang một số nghiệp cũ và nếu là mình thấy được những lỗi lầm đó thì mình sám hối cái nghiệp cũ thôi. Mà ngay trong lúc mình thấy được các phát sinh trên thân ngữ tâm đang diễn ra đó thì đó đã là căn bản trí thì nó đã thể hiện cái bản tánh của mình. Khi mà nhận rõ được bản tánh thì tự nhiên tội lỗi nó đâu có nghĩa lý gì đâu, nó chỉ là ảo tưởng hay là những cái bóng trong gương, đâu có gì phải bận lòng cho nên có thể cái cách đó suy nghĩ thì nó trực tiếp hơn có lẽ là nó thiết thực hơn chứ còn mình đọc kinh thì cũng tốt mà cái đó thì sợ hơi lâu đó dạ xin hết.

Bình: chú Q.Tồn ơi, cho con hỏi thêm về chú nói thấy nghiệp cũ đó, thì làm sao để thấy nghiệp cũ chú.

Chú Q.Tồn: à thì nó thể hiện những cái lỗi lầm trên thân ngữ tâm của mình đó chứ, mình làm sao mà thấy nghiệp cũ được, tức là những gì sai lầm của mình thì nó có mang theo cái nghiệp cũ, chứ không phải là những cái mới này không đâu.

Bình: Dạ, cảm ơn chú.

Chú Châu: Phật là gì, Phật là một vị giác ngộ. Ba ngôi Phật, Pháp, Tăng chính là bản Tánh của Tâm, ba ngôi đó làm phương tiện để chúng sanh quy về đó, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nghe lời Phật dạy, noi theo hạnh Phật. Nhờ sự thanh tịnh của Tăng để chúng ta nương vào đó. Phật, Pháp, Tăng tuy là ba nhưng thật ra chỉ là một, chúng ta nương tựa vào đó, chính là nương tựa vào bản tánh Tâm của chúng ta. Phật trong tâm ta, chưa xa lìa chúng ta phút nào cả, Tâm Bảo chính là tâm, chứ không phải hình tướng bên ngoài hay tượng Phật bên ngoài, đó mới đích thực là Tam Bảo. Tam Bảo chính là Phật Tánh.

Khi quay về Tâm mình thì khi đó là nương tựa Tam Bảo. Phát hiện ra được bản Tánh của gương rồi, thì có bao nhiêu bóng trong gương thì vẫn chính là tấm gương đó. Sóng có nhiều bao nhiêu, thì cũng không ngoài đại dương, cũng không làm cho đại dương rộng ra hơn. Tam Bảo chính là tấm gương, chính là đại dương. Khi quay về bản tánh của Tâm, thì mới giải quyết được các nghiệp cũ và không tạo ra nghiệp mới nữa. Bản tánh của Tâm, hay là chủ nhân Không, hay là Bát Nhã, hay là gì đó, cũng chỉ là cách gọi của mỗi người thôi. Quay về bản Tâm của mình, chính là cứu cánh, không cách gì khác nữa.

Sh H.Anh: Cho con hỏi một câu tiếp theo: hôm trước con nhớ lúc Thầy giảng về Bồ Đề Tâm là ý nghĩa đời sống là sống đúng Pháp, mình càng sống đúng Pháp thì cuộc đời mình càng có ý nghĩa. Con thấy là ai cũng đi tìm hạnh phúc, dù làm bất cứ điều gì, cũng là đi tìm hạnh phúc, nhưng tại sao có những người trôi lăn trong sanh tử, thậm chí còn bị đọa nữa, có người lại hướng lên. Làm sao mình có thể giúp những người đó, bằng những phương tiện như thế nào? chứ bây giờ bắt họ Sám hối, bảo họ sai rồi, thì cũng không đúng, làm sao khi mình thấy hạnh phúc, thì cũng làm cho người khác hạnh phúc, chú có thể chỉ cho con cách nào để có thể giúp ích cho người khác để thấy cuộc sống được hạnh phúc hơn.

 

Chú Châu: Do phát tâm, nguyện lực của mỗi người ở mức nào, thì chúng ta mới có hành động đúng để cứu độ chúng sanh được. Trước tiên mình phải giải quyết vấn đề của mình trước đã, mình phải thấy được phần nào, tin được phần nào, sáng được phần nào rồi, thì mình mới giúp người ta được. Mình phải sáng thì mới thắp cho người ta sáng được.

Chúng ta phải phát Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm Hạnh, Bồ Đề Tâm Nguyện, Bồ Đề Tâm tương đối hay tuyệt đối... Bồ Đề Tâm đó là gì, chúng ta cầu cho được giải thoát, được trí tuệ tánh Không, và thực hiện Từ Bi như huyễn, tức là phải thấy chúng sanh như huyễn, như thế mới đạt được Bồ Đề Tâm tuyệt đối. Như Hoàn Anh đang tu để phần nào thấy được Phật Tánh, từ đó mình bắt đầu từ những hạnh nguyện của mình, mỗi người đều có hạnh nguyện riêng.

Ví dụ H.Lan dịch sách, cô Ph.Thảo xuất bản sách, như chú thì xây chùa, làm tượng Phật, tùy theo cơ duyên mỗi người, tùy lòng thành mình tới đâu, thì mình thực hiện tới đó. Mình phải có ‘vốn’ mới giúp được người khác, vốn đó dựa trên nền tảng Tánh Không, đó là vốn bất sanh bất diệt nhất, còn vốn là tiền tài thì mình chỉ giúp được phần nào thôi, theo chú mục đích cuối cùng là giúp họ thức tỉnh, để họ thấy được bản Tâm, bản Tánh thì đó mới thật sự là rốt ráo.

Những cách giúp khác thì tùy duyên, ví dụ như Tuấn chẳng hạn, khi người ta bệnh thì cho thuốc uống, nhưng đó chỉ là phương tiện, mục đích cuối cùng là phải giúp họ sám hối vô tướng, nghĩa là thấy được bản Tâm của mình. Mỗi người có cách giúp khác nhau, dù là vẫn còn sinh-diệt nhưng cũng tốt, cũng có phước đức rồi, dần dần phước đức trở thành công đức. Nhưng cuối cùng vẫn là giúp đỡ chúng sanh trọn thành Phật Đạo, đó là ước nguyện sâu xa, tận cùng của chúng ta.

Tùng: xin chào mọi người, cháu là Tùng, đầu cầu Hà Nội, nhưng hiện đang ở Sài Gòn. Cháu có một câu hỏi dành cho chú Châu: vừa rồi cháu có nghe trong mục Sám Hối có việc thực hiện các Hạnh, vậy cháu muốn biết các Hạnh trong việc sám hối đó là gì ạ, ý nghĩa của các Hạnh trong Sám Hối.

Chú Châu: Thì cái cuối cùng khi sám hối là gì? Thì lúc nãy trong cái bài sám hối, thì sám hối để chúng ta tiêu nghiệp cũ và không còn nghiệp mới. Thì để tiêu nghiệp cũ và không còn nghiệp mới, thì tận cùng của sám hối đó là sám hối để chúng ta thấy được cái tự tánh của chúng ta, tự tâm của chúng ta; tức là phải sám hối thấy được cái bản tâm của chúng ta rồi chúng ta tiếp tục từ cái bản tâm đó chúng ta tiếp tục sám hối. Cho nên, phải sám hối trên cái không tướng, thì đó là chân lý. Chứ còn sám hối trên tướng thì chúng ta chỉ sám hối tạm thời, còn sám hối thực sự là sám hối để thấy được cái bản tâm, bản tánh của chúng ta, thấy được bản tâm bản tánh của chúng ta tức là thấy được cái Pháp thân, thấy được nền tảng thì đó là hạnh sám hối. Sám hối để thấy tâm, thấy tánh và chúng ta tiếp tục sám hối nữa, để cho sạch các nghiệp cũ và không còn nghiệp mới.

Tùng: Cháu muốn hỏi là vừa rồi trong mục mô tả có mấy cái hình thức như quy y Tam bảo để thực hiện các cái hạnh, thì cháu muốn biết ý nghĩa của thực hiện các cái hạnh trong việc sám hối nó là gì?

Chú Châu: Theo sám hối của Đại thừa, có rất nhiều phương tiện sám hối, tuỳ duyên của mỗi người, để có một phương tiện sám hối, nhưng mà cuối cùng sám hối nào cũng phải sám hối từ tâm. Dù có quy y thì cũng quy y từ tâm, phát nguyện cũng phát nguyện từ tâm, và các cái phương pháp khác nữa, cả bốn chủ đề cũng để thấy được cái bản tâm. Tức là bớt nghiệp để thấy bản tâm và thấy bản tâm đó nó mới giải quyết được, đó là chân sám hối.

Cho nên phải thấy được, dù có phương pháp nào tuỳ mỗi người, mỗi duyên thực hành như thế nào, nhưng mà để thấy được cái bản tâm của chúng ta, thì chúng ta thấy được bản tâm phần nào của chúng ta và từ bản tâm chúng ta tiếp tục sám hối, cho nên dù phương pháp sám hối nào cũng trở về thấy được bản tâm. Trở về từ bản tâm sám hối mới là chân sám hối. Quy y Tam bảo Phật, Pháp, Tăng là quy y tâm mình, không ngoài tâm mình.

Làm sao sám hối để tiêu nghiệp cũ và ngăn ngừa nghiệp mới? Dù có phương pháp nào sám hối nào cũng như vậy. Tiêu nghiệp cũ và ngăn ngừa nghiệp mới thì phải sám hối trên tự tâm tự tánh.

Chú Hải: Mình thấy trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ hay dùng chữ “niệm”, thì ở dưới đề ‘sám hối’ này thì muốn nói là niệm trước, niệm sau không sanh. Ông cũng dùng cái chữ “niệm”, nhất niệm tương ưng, niệm niệm tương ưng. Thật ra mình muốn hỏi hai vị hai cái “niệm” này nó có khác biệt nhau gì không? Ví dụ như niệm trước nói là: “Kính đệ tự niệm trước niệm nay niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ngu mê. Các tội do nghiệp ác ngu mê đã tạo ra từ trước đều nguyện ăn năn, nguyện dứt hết một lần, hằng chẳng gây lại nữa”. Cái chữ “niệm” này so với chữ “niệm” Phật thường dạy là: nhất niệm tương ưng, niệm niệm tương ưng, thì hai chữ niệm này có khác biệt gì không? Mong hai anh giải thích.

Chú Châu: Niệm là vô niệm thì đều nghĩa là vô niệm, thì niệm trước niệm sau đều là vô niệm. Còn nhất niệm tương ưng niệm niệm tương ưng, tương ứng với vô niệm. Vô niệm tức là không có. Niệm trước niệm nay và niệm sau đều là vô niệm hết.

Niệm không có, niệm là do ảo tưởng, niệm là do chúng ta nghĩ đó là tâm niệm, niệm không có tự tánh, thì đó là vô niệm, nó tiêu dung. Cho nên, niệm trước niệm nay và niệm sau đều vô niệm, thì đó tất cả là niệm tương ưng được. Niệm của tánh thì nó là niệm niệm. Niệm niệm tương ưng là tương ưng bản tánh, bản tâm. Có niệm mà không niệm, chứ không phải là không niệm. Trong đầu có niệm mà không dính mắt, niệm đó cũng là niệm đầu tiên và cũng là niệm cuối cùng. Thế thôi hết, thì nó giải quyết được.

Chú Hải: Cảm ơn anh Châu là anh giải thích, tại nếu không giải thích thì sẽ có người hiểu lầm là dứt các niệm đó, giống như là nó quấy rối mình quá, rồi mình dứt; tức là mình đối diện với nó rồi mình không nhớ nó, chứ không phải là mình ở trong cái niệm của bản tánh. Đó là vấn đề khác nhau chỗ đó nếu mình hiểu. Mình hiểu lầm mình cứ lo dứt niệm không à, mà mình không có thấy cái niệm mà tương ưng. Lục Tổ nói: Nhất niệm tương ưng niệm niệm tương ưng. Thành ra cái giải quyết rốt ráo như anh giải thích là phải ở trong cái niệm bản tánh. Nhất niệm nhưng mà phải ở niệm bản tánh mới giải quyết được rốt ráo được. Tại vì tôi hay đi sám hối, có một câu cuối ở các chùa: “tánh tội không sanh do tâm tạo, tâm đã diệt rồi thì tội sạch trong” và cuối cùng là cả hai đều không thì đó mới là chân sám hối.

Thì nếu như mình tương ưng với bản tánh, thì cả hai mới đều không được, chứ còn mình hiểu cái nghĩa là mình phá cái dính mắc, để mình trở về cái Không thì lúc đó cũng chưa phải, mô Phật!

Ph. Thảo: Con xin chào cô chú, con xin phép được hỏi chú Châu với các cô chú ở Cần Thơ là mình ngoài thực hành việc sám hối hàng ngày bằng những việc tụng những cái bài sám hối thì mình có thể sám hối mỗi phút giây, mình chánh niệm được hay không? Và cái cách thực hiện là mình nên làm như thế nào ạ?

Chú Châu: Thì xin trả lời cho Ph.Thảo là lúc nào mình cũng sám hối hết trơn đó, mình sám hối bằng những lúc mình thực hành công phu và lúc nào mình cũng sám hối bằng tất cả thân, ngữ, tâm của mình. Tức là cái sám hối đó trên cái nhất tâm của mình, thì đó là chân sám hối và nếu có những lúc tâm mình nó lung tung mà nó sám hối thì cũng cho là tạm được đi, nhưng mà từ cái lung tung đó mình mới đi về sám hối nhất tâm.

Tức là khi mà mình sám hối bằng thân, ngữ, tâm của mình đồng một thể thì lúc đó mới thực sự là chân sám hối. Có thể tâm mình chưa thể định được, thì mình phải chỉ mình phải đưa tâm mình về cái nhất tâm đó, bằng thân ngữ tâm thì đó mới thực sự là chân sám hối.

Sh Trường: Thưa Thầy thưa đại chúng, thì cái việc sám hối là Thầy cho phép con và sh Vụ được sám hối vào 5h sáng mỗi ngày. Đối với con thì trước tiên thì con đặt nặng cái vấn đề là mình sám hối để bớt cái tội và trừ cái nghiệp của mình. Tại vì có những cái tội mà từ bao đời, bao kiếp mình cũng không biết được. Và con thấy rõ ràng là nếu mình cứ chăm chăm vào cái tội và cái nghiệp của mình mà mình không rõ ràng và hiểu về nó thì hơi khó.

Sau đó thì con, chuyển sang an trụ vào một phần bản tâm của mình. Thông qua việc mình lạy và tập trung vào tiếng chuông đánh thì mình học được gì trong đó? Thì đối với con quy y tam bảo mà hồi nãy chú nói là cái trạng thái mà tâm mình trở về tĩnh lặng một cách tự nhiên. Thì đó là một việc rất tự nhiên, chỉ cần thả lỏng thân và tâm. Thì thật ra là lúc mới đầu lạy 100 lạy sám hối, thì con cảm thấy rất là mệt do cái nghiệp cũ trước đây của mình, cái thân của mình nó chưa có quen với việc đó. Và khi mà con chấp chặt vào cái thân của mình là có tội lỗi và mình dâng cái tội đó lên cho mấy vị bề trên để mấy vị giải quyết chẳng hạn, thì sau một thời gian con lạy thì thấy rất là mệt mỏi.

Thì con thấy hóa ra là mình tự tạo ra cái tội đó và mình phải giải quyết cái tội đó, sau một thời gian thì con thấy cũng không cần chú trọng vào cái việc đó lắm và mình làm sau mà mình nhập vô được trạng thái không có cố gắng, để mình không còn cảm thấy là có người lạy hay việc sám hối cũng không còn nữa, thì cái tội nó tự tiêu trừ. Thì đó là những gì mà con đang tu hành như vậy, thì con thấy từ từ có những cái dấu hiệu mở ra cho mình, thì ban đầu con cảm thấy không có vui nổi, nhưng dần dần con cảm thấy nó vui ra và mình lên đọc những danh hiệu những vị Phật rồi, mình gõ tiếng chuông xong mình lại cảm thấy an vui trong lòng. Mình chẳng suy nghĩ là có tội hay nghiệp gì hết, đó chỉ là thấy cái việc này làm cho mình an vui và mình cứ làm theo dần thì cái tâm mình mở rộng ra, nó không có bị bó cứng lại nữa.

Mình thấy rất là thoải mái, rất là tự nhiên hình như là ngày nào sám hối xong, thì con cũng ngồi hát một lúc hết, cảm thấy vui lắm con cứ ngồi hát Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con cũng chẳng biết sao, nhưng mà con thấy rõ ràng là nó tạo ra một cái an vui trong lòng mình, nó giúp mình thoát khỏi những cái tư tưởng và cái tôi và có một cái nghiệp gì kinh khủng lắm mình cần phải giải quyết, thì đó chính là cái cách mà con thực hành. Thì như chị Ph.Thảo hỏi là mình có cần chánh niệm từng cái niệm một không, thì nếu mà mình chú tâm vào chánh niệm và mình cố gắng đừng có chạy theo nó, thì mình sẽ thấy à cái này là một cái nghiệp được sinh ra từ cái này, thì điều đó rất là mệt mỏi. Thì lúc đó mình sám hối sẽ thấy rất là cực nhọc lắm, thì con xin chia sẻ như vậy.

Minh Châu: Em đồng ý với ý kiến của sh Trường, thì thông qua buổi thuyết trình này thì em cũng muốn khuyến tấn mọi người thực hành nhiều hơn, tại vì trong cuộc sống hàng ngày thì mình thấy khi mà chơi game hay đi chơi, thì mình có thể dễ dàng dành ra 2, 3 tiếng đồng hồ, nhưng mà nếu nói ngồi thiền hay tụng kinh mà 2, 3 tiếng đồng hồ thôi thì mình thấy mình làm biếng dữ lắm.

Trong tâm mình lúc đó thế nào cũng nảy ra chuyện này chuyện kia, đủ thứ chuyện hết, thành ra mục đích em đưa ra cái chủ đề này là mình có thể cùng nhau thực hành nhiều hơn. Xin hết ạ.

Sh Vụ: Kính thưa Thầy, thưa đại chúng! thì từ khi mà cháu được học Thầy, thì cháu thấy rằng Thầy nêu ra rất ít khái niệm và tại sao như vậy? Là tại vì, Thầy đã dịch hàng trăm cuốn sách, Thầy đã viết nhiều bài và đọc rất nhiều kinh điển. Nhưng mà tại sao Thầy dùng rất ít khái niệm, thì cháu mới thấy rằng là tất cả các pháp môn tu, thì các vị Phật, vị Bồ tát, vị tổ đã lập ra rất nhiều khái niệm. Là tại vì căng cơ của chúng sinh rất là nhiều, nhiều tầng nhiều lớp, nhiều những cái nhân duyên khác nhau, nên mới lập ra rất nhiều khái niệm. Đấy cho nên là bất kì khái niệm nào cũng vậy thôi, đều là dùng để xóa cái tôi, cái ranh giới, những cái vách ngăn của mình với cái pháp giới này thôi.

Thì cháu đang hiểu cái việc sám hối của mình ở đây, đó là cái pháp hồi hướng công đức, đó là pháp quy y Tam Bảo, đó là pháp chánh niệm tỉnh giác, đó là pháp nhất tâm, đó là pháp nhập pháp giới, đó là tất tần tật những pháp làm cho mình có thể nhập vào Pháp giới. Bao gồm cái việc mình sám hối này thì đều là một cả. Thì như vậy là việc mà mình giao tiếp trong xã hội, con người này… mà mình sám hối là mình không có sinh ra những cái niệm tà. Hoặc là theo Thiền tông thì mình gặp những cái nghiệp hay những cái cảnh cũ, thì mình “đối cảnh vô tâm”, thì đó cũng là sám hối, cũng là tu cả.

Thì cháu thấy rằng là việc sám hối là như vậy, trước mắt mình cứ đọc tụng để mình cứ thuộc cái lời đó, thì cái tâm mình cứ rơi dần vào những cái việc đấy, thì một ngày mình cứ nhớ cái sám hối đó, dần dần 1 tiếng, 2 tiếng cho đến 15, 16 tiếng đến trong cả giấc ngủ mình cũng nhớ cái việc đó. Thì đó có nghĩa là tùy theo căn cơ của mình mà mình đặt ra thời gian sám hối, mình có thể làm được trong ngày, chứ mình đừng có đặt ra điều kiện bắt buộc tôi phải sám hối, được như thế này, như thế kia thì mình sẽ gặp đau khổ. Xin hết ạ!

Chú Châu: Thì theo ý chú là như thế này thì trong cuộc sống này, mình làm cái gì mà trong chánh niệm, trong tỉnh thức thì đó đều là sám hối hết, thế thôi. Tức là mình làm cái gì mình biết mình đang làm, mình tỉnh thức khi làm thì đó là sám hối. Và sám hối thế nào để chúng ta có thể liên tục, chúng ta liên tục chánh niệm, chúng ta tỉnh thức liên tục thì đó là chân sám hối. Và tùy theo nhân duyên của mỗi người dùng những phương tiện khác nhau để trở về chân sám hối.

Chứ không phải lên bàn thờ Phật mới là sám hối, mà chúng ta làm cái gì trong tỉnh thức thì đó chính là sám hối. Và chúng ta cứ liên tục, liên tục ở trong cái tỉnh thức đó thì đó chính là chân sám hối. Nhưng mà tất nhiên bước đầu thì khó lắm.

V. Từ: Dạ con là V.Từ, con có hai câu hỏi muốn đặt ra ạ.

Thứ nhất là con thấy cái chủ đề của mình hôm nay được thông báo là “Cuộc đời chúng ta sinh ra ở đời này để làm gì?”, mà nãy giờ con nghe toàn là sám hối không hà. Chúng ta chưa có đi sâu vô cái chủ đề là “Cuộc đời chúng ta sinh ra ở đời này để làm gì?” Hổng lẽ chúng ta sinh ra ở đời tối ngày chỉ để sám hối không thôi sao?

Cái thứ hai con muốn hỏi là tại sao chúng ta phải sám hối? Và con xin kèm thêm một câu hỏi nữa là ví dụ như con làm lỗi thì ngoài sám hối ra con còn có thể có những cái khác như bố thí, phóng sanh, làm các công hạnh ba la mật khác để ăn năn các lỗi lầm của mình hay không, hay là mình bắt buộc phải lễ lạy, phải làm cái gì khác. Con xin hai diễn giả trả lời giúp ạ.

Minh Châu: Trong phần thuyết trình con đã có trình bày là mình sinh ra để làm gì rồi? Còn thì tùy suy nghĩ của mỗi người, mà thật ra là giờ các diễn giả cũng muốn hỏi lại là xin ý kiến của quý vị về cuộc đời chúng ta sinh ra để làm gì? Thì cái đó là phải tự mỗi người có câu trả lời cho chính mình. Còn phần sám hối thì ví dụ như lúc nãy Châu cũng có trình bày 4 cái năng lực để sám hối đó, thì Châu nghĩ nếu mình làm gì mà cũng đều hội tụ đủ 4 cái năng lực đó, thì Châu nghĩ là mình đã tịnh hóa bất cứ thiện hạnh nào mình làm. Xin mời bác Châu.

Chú Châu: Để trả lời cho V.Từ câu hỏi đó, thì hôm nay chúng ta phải xác quyết cho mình cuộc đời mình sinh ra để làm gì, thì đó là một cái chiến lược chung rồi tùy mỗi người có một chiến thuật riêng để giải quyết, thì sám hối cũng là một chiến lược không sao cả. Bởi vì sám hối là để tiêu nghiệp cũ và không còn nghiệp mới, để thấy cái bản tánh của tâm, thì nó cũng được thôi chứ không có gì sai cả. Đó cũng là cái mục tiêu mà mục tiêu nào cũng đi về tiêu nghiệp cũ, không còn nghiệp mới, để nhìn thấy được cái bản tánh của tâm, không còn các tướng và tưởng che chắn nữa thì chúng ta thấy được bản tâm.

Còn cái thứ hai nữa thì tu pháp nào cũng được hết trơn đó, miễn là tiêu nghiệp cũ và không còn nghiệp mới để thấy được bản tánh của tâm, thì đều là chân sám hối hết. Cho nên V.Từ làm thế nào cũng được hết trơn, không quan trọng, đó là những pháp trong sách vở nói thôi. Còn mình phương pháp nào để mà tiêu nghiệp cũ, ngăn ngừa nghiệp mới và thấy bản tâm của mình thì đó là chân sám hối. Thì đó V.Từ làm cái nào cũng được hết, miễn là trên cái mục đích như vậy, cái chiến lược như vậy, thì mình làm chiến thuật nào cũng được cả. Chú trả lời như vậy V.Từ có thấy được không?

Đó chỉ là ví dụ, như quy y Tam Bảo cũng là ví dụ như vậy thôi, để làm sao từ phương tiện đó chúng ta đạt được cứu cánh của mình, tức là phải tiêu nghiệp cũ và không thêm nghiệp mới để rồi từ đó bản tâm nó hiển bày.

V.Từ: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Qua cái câu trả lời của chú Châu và huynh Châu, V.Từ vẫn chưa thỏa mãn lắm tại vì V.Từ thấy hồi nãy V.Từ có nghe hình như chú Hải có nhắc lại 4 câu mà hồi trước V.Từ cũng có hay nghe sám hối ở chùa Long Quang là:

Tánh tội vốn không do tâm tạo

Tâm vốn diệt rồi tội sạch trong

Tội trong tâm diệt thảy đều không

Thế ấy mới là chân sám hối

Nhưng nếu như mà cứ nghĩ là mình sanh ra đinh ninh là có tội, tôi phải sám hối thì mới hết tội. Vậy thì tại sao trong quyển Chánh Pháp Nhãn Tạng của Ngài Thiền sư Đạo Nguyên có một cái câu: “Chỉ có Phật mới thành Phật, chứ còn chúng sanh sẽ không bao giờ thành Phật”, thì như vậy nếu như mình cứ khẳng định mình có tội thì làm sao để mình hết tội? Dạ con hết ạ.

Chú Châu: Tội hết rồi, tại vì tội nó có thật đâu mà sám hối. Nếu mình đã xác quyết bản tâm rồi, thì mình thấy tội đó nó không có thật, thì nó không có tội. Cho nên các niệm đều là vô niệm, các niệm đều là chánh nghiệp, thì khi mà mình đã xác quyết được như vậy rồi, thì tự nhiên tất cả do tâm tạo mà tâm đã diệt rồi thì tội cũng không, thì đâu có do tâm tạo nữa đâu mà tội có, thì như vậy đó là chân sám hối. Chỉ cần nhận chân sám hối thôi thì cái tội đó nó không thật, cho nên để nhận ra tội không thật thì phải dùng cái bản tâm để nhận ra tội không thật, bởi vì tội đó cũng là vua của tự tánh. Cho nên bắt buộc phải như vậy mới nhìn thấy cái bản tâm.

H. Bình: Xin mời cô Giàu có ý kiến về “chúng ta sống ở đời để làm gì”.

Cô Giàu: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng! kính thưa hai diễn giả. Theo mình thì tất cả đại chúng ở đây sống ở đời là để nhận ra bản tánh của tâm và mình an trụ vững vàng trong đó, thì mình thực hiện cái bồ đề tâm của mình, tức là mình đạt được giác ngộ giải thoát, giải thoát chính mình và các bà mẹ chúng sinh khỏi cái khổ của sanh tử luân hồi. Để đạt được như vậy thì trong đó mình có những phương pháp: thứ nhất là phải tịnh hóa nghiệp, tịnh hóa những chướng duyên; và thứ hai là tích lũy công đức; và thứ ba là nếu đi vào Kim Cang thừa là anh phải có sự kết nối với Đạo sư, và để thành tựu thì sau khi được kết nối anh phải nhận được sự gia trì của Đạo sư, tâm truyền tâm thì tâm, anh mới đạt được cái ngộ, chứ không thể nào tự mình ên được.

Thì theo mình, mình già rồi mà biểu lạy thì lạy không nổi đâu, nhưng mà mình thấy một cái sám hối mà rất là vi diệu, rất là mạnh để chuyển hóa nghiệp, đó là tụng chú trăm âm, bởi vì đó là bản nguyện của Phật Kim Cang Tát Đỏa. Kim Cang Tát Đỏa là vị Phật của tất cả Ngũ Bộ Phật, và cái nguyện của Ngài rất là mạnh nên trong khi mình sám hối thì mình sẽ tịnh hóa được không những nghiệp chướng mà cả phiền não chướng, sở tri chướng và tập khí chướng. Và những cái này là do cái vô minh căn bản của việc chấp ngã và pháp, từ đó mới khởi ra tham, sân, si, mạn, nghi. Và phải nhờ sự gia trì của Ngài Kim Cang Tát Đỏa thì những cái này từ từ nó sẽ tiêu, và cái bản tánh của mình nó sẽ hiển lộ. Thì đó là cách đơn giản mà mình nghĩ hợp cho những người lớn tuổi và những người không thể lễ lạy, mình nghĩ vậy.

Chú Châu: Dạ cám ơn chị, cái này tùy theo nhân duyên của mỗi người nha chị. Mỗi người đều có cái pháp hành, cái phương tiện riêng của mình. Mình làm thế nào để mà về với cái chỗ chân sám hối là được rồi, cái đó là tùy duyên. Tất nhiên là vị Đạo sư của mình luôn luôn là cứu cánh rồi trên còn đường thanh lọc những nghiệp cũ và không tạo thêm những nghiệp mới nữa. Cũng nhất trí với chị thôi, nhưng cũng tùy theo cơ duyên của mỗi người, thì mình có cái phương pháp để mà sám hối cho nó hữu hiệu, tức là có cái chiến thuật cho nó hữu hiệu. Chiến lược chung là như vậy, nhưng tùy mỗi người sẽ có chiến thuật riêng cho phù hợp.

Lượng: Em Lương xin phát biểu ý kiến ạ. Kính thưa Thầy, thưa Đại chúng! thì con chỉ nói kinh nghiệm của mình thôi, thì tại sao con lại tham gia cái này.

Thì trong đời sống gia đình, trong gia đình nhỏ, khi chúng ta dạy con cái của chúng ta hoặc khi chúng ta còn nhỏ chúng ta phạm sai lầm thì ba mẹ dạy là bắt vòng tay lại, bắt hứa là “từ đây trở về sau con sẽ không làm lỗi như vậy nữa” nhưng mà vài bữa sau mình lại phạm nữa rồi bị phạt tiếp. Mình không nhớ nên mình phạm tiếp, rồi mình xin hứa nữa. Hai, ba lần như vậy tới trước khi phạm cái lỗi đó là mình nhớ lại, à, thì mình sẽ không dám phạm nữa. Như vậy mình sẽ luôn ghi nhớ điều ba mẹ dặn mình, như trong Phật pháp gọi là chánh niệm tỉnh giác đó.

Thật ra thì hệ quy chiếu để mình phạm lỗi lầm hay xin hứa không phạm lỗi lầm nữa trong trường hợp trên là ở phạm vi gia đình thôi. Mà gia đình này khác gia đình kia: gia đình này cho con chơi game đến 11-12 giờ khuya; gia đình khác thì cấm không cho, cuối tuần mới được chơi thôi. Đó là hệ quy chiếu của mỗi gia đình khác nhau, ra ngoài xã hội thì chúng ta thấy người ta phạm lỗi lầm do tham, sân, si. Chúng ta trộm cắp hay phạm lỗi gì đó, thì có pháp luật xử, sẽ ngồi tù. Nhưng thật ra pháp luật xử xong rồi, những người ở tù ra rồi, có thể họ cải tà quy chính rồi, nhưng tội lỗi họ vẫn còn. Chỉ trong hình tướng chúng ta thấy hết phần tội thôi nhưng mà phần lỗi vẫn còn. Chính vì vậy, chúng ta sám hối là sám hối trên hệ quy chiếu gì?

Thứ nhất, chúng ta sống từ nhỏ theo quy định của ba mẹ, khi lớn chúng ta sống trong xã hội theo luật của xã hội của nước đó, khi chúng ta đến nước khác thì chúng ta phải tuân thủ theo luật pháp của nước khác. Nếu chúng ta phạm lỗi lầm chúng ta sám hối, nhưng nhìn kỹ cuộc đời chúng ta sẽ thấy chúng ta vẫn còn phần lỗi, bởi vì khi chúng ta làm chuyện gì mà dẫn đến sai, chúng ta làm theo nghiệp của chúng ta. Cho nên chúng ta phải suy nghĩ tại sao chúng ta còn lỗi. Nếu mà suy nghĩ kỹ thì hệ quy chiếu để cho chúng ta thoát khỏi tội lỗi chính là bản tâm của mỗi con người chúng ta.

Chính là bản tâm mà mỗi con người chúng ta đều có bản tâm đó, như Kinh Phật có nói “tâm, Phật, chúng sanh cả ba không sai khác”. Mỗi chúng ta đều có. Bởi vì chúng ta đều có tâm Phật cho nên chúng ta mới có hệ quy chiếu của chúng ta ở đây chính là nguồn sống chính trực của bản tâm mình. Chúng ta sống để làm gì? Chúng ta sống để ăn uống, lập gia đình, kiếm tiền làm giàu và chết thôi. Vậy khi suy nghĩ sâu hơn nữa thì sẽ thấy được rõ ràng là có tâm Phật, tâm bổn nhiên chúng ta ai cũng có hết. Như vậy, chúng ta quy y Tam Bảo là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng; chúng ta quy y như thế đó là chúng ta quy y bản tâm, chúng ta nhận thấy cái chân lý chúng ta nên đi tới. Còn ngay lúc quy y đó là chúng ta bắt đầu bước vào con đường sám hối, bởi vì bước vào con đường đó, chúng ta mới tịnh hóa hay giảm bớt nghiệp chướng của chúng ta.

Sám hối chỉ là một chiến thuật trong nhiều chiến thuật khác, còn chiến lược là quy y Tam Bảo. Chiến lược của chúng ta là ta sống cuộc sống có ý nghĩa hơn. Cho nên, khi tìm hiểu sâu hơn, thì nghiệp chướng và sám hối có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cần suy nghĩ thêm, theo vị Thầy hay theo các dòng Tổ để chúng ta có thể dùng các phương cách khác bên cạnh sám hối như tụng kinh, niệm Phật để các nghiệp tội của chúng ta được tịnh hóa, giảm bớt, đến lúc nào đó chúng ta sẽ hết tội, chúng ta thành Phật. Chúng ta cần phải tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Trở lại vấn đề “căn bản trí” thì chúng ta lấy “căn bản trí” đó để đưa vào việc sám hối để chúng ta quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Xin hết ạ và sau đây xin nhường lời cho anh Thịnh.

Chú Châu: Cảm ơn Lượng, xin mời Thịnh.

Thịnh: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng! Hôm nay là có hai chủ đề: một cái là “chúng ta sinh ra đời để làm gì” và cái thứ hai là liên quan đến vấn đề “sám hối”. Cho Thịnh xin chia sẻ vấn đề sinh để làm gì trước.

Thịnh được biết trong kinh Pháp Hoa có nói đại sự nhân duyên mà chư Phật sinh ra đời là để “khai thị” cho chúng sanh “ngộ nhập tri kiến Phật”; qua đó lật ngược lại cái vế trước thì rõ ràng chúng ta sinh ra đời là để ngộ nhập cái này! Mặc dù trong đời sống chúng ta có thể có vợ, có chồng làm cái này, cái kia đủ thứ nhưng chúng ta phải biết “ngộ nhập tri kiến Phật” và chư Phật ra đời để khai ngộ cho mình. Thì chủ yếu mình ra đời là để làm cái chuyện đó đó; mặc dù mình tiếp nhận tất cả những sự việc trong đời, tất cả những sự việc đó là những cơ hội để mình tiếp nhận cái tri kiến Phật.

Vấn đề thứ hai là sám hối. Mình cứ mặc định rằng trong quá khứ mình đã làm bao nhiêu là tội lỗi mà mình cho là đã làm phiền lòng người khác, tạo sự khó chịu cho tha nhân. Khi mỗi người, mỗi mức độ cho nên sự sám hối sẽ ở mức độ (tức là cái thấy) khác nhau. Các vị cao cấp thì các vị sám hối kiểu khác, mình cà lơ phất phơ, thì mình sám hối kiểu cà lơ phất phơ, tức là chưa có chuẩn nhất đó.

Thành ra nếu mình có phương tiện gì thì mình sám hối kiểu đó, giống như trên cầu thang mình bước bước thứ nhất, hết bước thứ nhất thì bước qua bước thứ hai. Vấn đề là mình có thành tâm để sám hối hay không.

Hồi nãy Lượng có nói mình nhắc lại tại sao mình phải sám hối. Rõ ràng là mình gây lỗi, gây tội là do vô minh. Cái gốc của mình là gốc vô minh nên mình sanh ra là cái lỗi đó đã có rồi, cho nên bây giờ mình làm sao cho nó hết vô minh. Mà vô minh có nghĩa là đầu óc mình tối tăm lắm, giờ làm sao cho nó sáng ra. Mà sáng ra giống như một người ngủ đang ngủ mê làm biết bao nhiêu tội trong cơn mê này, rồi tự nhiên có một vị thấy ông này ổng ngủ lâu quá vậy, thế là kều ổng dậy. Khi tỉnh dậy thì bao nhiêu thứ ổng thấy ổng làm trong giấc mơ đó, ổng nhìn lại thì hóa ra không có.

Vấn đề đó là làm sao mình có được nhân duyên đó: mình đang mê tự nhiên có người lại thức tỉnh, thì mình mới thấy được rằng trong cái mê này mình làm biết bao nhiêu tội, phạm biết bao nhiêu lỗi hàng hà sa số kiếp, nhưng khi vừa tỉnh cơn mê một cái là tất cả những thứ đó tự động (tự động à, mình không có phương pháp gì hết) không làm phiền não của mình. Giống như trong căn nhà ngàn năm bóng tối rồi bây giờ tự nhiên có ánh sáng vào thì tự nhiên nó sáng thôi. Cho nên vấn đề là mình có quyết tâm làm chuyện đó hay không thôi. Và mình có may mắn được một vị thấy mình ngủ mê khều mình thức mình dậy. Cái đó rất là quan trọng.

Nói ví dụ đó để chúng ta hiểu là phải có một vị thấy mình ngủ và có một phương thức để đánh thức mình dậy, thì mình có cái cơ duyên đó thì rất là may. Thành ra mình làm sao mình ngưỡng vọng cái đó. Mình rõ ràng mình đang ngủ đây, nhưng mình cứ sám hối đi, rồi nhân duyên nó đủ nó đến, nó đến rồi thì sẽ có người hoặc cơn gió hay gì đó nó đến làm cho mình thức giấc. Mình thức giấc rồi thì thấy rõ ràng tất cả những gì mình thấy trong mơ, mình làm trong mơ tự nó tan biến hết à không cần phải có phương pháp gì cả. Biết rõ ràng cái này là mơ rồi. Dạ xin hết ạ.

Chú Châu: cảm ơn Thịnh rất nhiều. Ngoài HN có ý kiến gì thêm đóng góp thêm không?

Ph. Thảo: con thưa chú ạ, con xin phép có thêm một câu hỏi nữa ạ.

Chú Châu: mời Thảo.

Ph. Thảo: Vâng, thưa chú với đại chúng, cái này con cũng hơi băn khoăn một chút vấn đề liên quan đến việc thực hành. Con muốn hỏi rằng: sự khác biệt giữa việc sám hối trên nhân và sám hối trên quả. Mặc dù vừa nãy các chú có giải thích, như chú Châu có giải thích sám hối trên quả nhiều nhưng con muốn làm rõ hơn cái này một chút.

Chú Châu: Theo chú trả lời cho Ph.Thảo thế này, chúng ta sám hối trên nhân thôi, trước mắt ai cũng thế hết trơn đó. Thì sám hối mục đích là gì? Làm sao để cho mình ăn năn hối cải, quan trọng là phải ăn năn hối cải, tội cũ của mình đã có rồi, chắc chắn ai cũng có rồi, ai cũng có hết trơn, sinh ra đời là nghiệp rồi, thì chúng ta phải ăn năn hối cải nghiệp cũ và chúng ta chừa không để nghiệp mới nữa. Thì đó là ăn năn nghiệp cũ và chừa nghiệp mới, đó là mong ước cái thức của mình. Ai cũng thế thôi. Đến khi mình thành tâm sám hối, tức là mình đưa về cái bản tâm, tức là chỗ Nhất tâm thì tất nhiên chưa thấy cái tâm được đâu nhưng mà mình thành tâm đi, thành tâm đi thì cái chỗ đó làm cho mình nhẹ cái tội lỗi, làm cho tâm mình rộng ra, sáng ra phần nào, thì đó cũng là sám hối rồi.

Tức là mình phải thành tâm ăn năn hối cải và mình thành tâm, tức là cái lạy của mình thôi, lạy 5 phút. Tay chân đầu sát đất, sát chưa? Với lòng thành của mình, đánh chuông một cái, thỉnh chuông một cái thành tâm chưa? Cái lạy của mình, các cái kết thúc của mình đã chạm vào tâm mình chưa? Tức là mình phải hết sức thành tâm. Chứ mà sám hối để cho có sao được, thì nó không đụng tới quả nhiều.

Thành tâm như vậy đó thì từ đó cái thức dần dần chuyển hóa vơi đi. Cơ may mình có cái tâm rỗng rang, nó nhẹ nhàng. Từ đó cái nghiệp nó dần dần mỏng đi thì bản tâm mới bắt đầu xuất hiện được. Tức là mình phải hết sức thành tâm, thành tâm sám hối, sám hối liên tục bằng thành tâm. Thành tâm của từng người thì mỗi người thôi, chứ mình không nói ra được nhưng phải hết sức thành tâm và hết sức minh bạch. Thì theo chú là như vậy, thì ai cũng sống trên tướng trước thôi, từ tướng rồi bắt đầu thấy từ đó nó khỏe đi, khỏe đi nhiều lắm, bắt buộc là phải trên tướng, nhưng mà phải thành tâm và thiết tha ăn năn hối cải nghiệp cũ và cầu mong không có nghiệp mới nữa bằng hết sức cái lòng của mình. Thì theo chú là như vậy, ai cũng thế thôi, phải làm như vậy, không ai sám hối vô tướng được hết trơn.

Nhưng mà phải như vậy, mỗi tiếng chuông gõ, mỗi câu niệm Phật, mỗi cái lạy tâm can của mình hết sức thành tâm, hết sức là ăn năn hối cải thì cái nghiệp nó mỏng đi, dần dần nó mỏng đi cơ may mình lọt vô chỗ đó. Theo ý chú là như vậy thôi chứ không biết nói sao nữa.

Thảo: Dạ, con cảm ơn chú.

Bình: Dạ, ở đây chị Vân HN có xin ý kiến.

Vân: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng! Hồi nảy đến giờ cháu được nghe rất nhiều chú Châu và các anh các chị nói về cái việc chân sám hối và sám hối. Theo cháu hiểu thì nếu vẫn còn cái việc sám hối hay là hối lỗi hay là cái việc khác nó cũng như là các phương tiện chưa nhận ra được cái bản tâm của mình và lúc đó sử dụng cái thức của mình để làm việc đó. Thế thì dần dần nhận ra bản tâm như chú Châu nói mới thực sự là cái chân sám hối.

Bọn cháu trong quá trình đang quá trình nhận ra cái bản tâm, thì lúc nào cũng đang sử dụng cái thức và dùng rất nhiều các phương tiện. Ở đây cháu muốn hỏi một câu ạ. Với cái việc dùng cái thức như vậy thì vô hình chung là vẫn đang sử dụng cái, mình đang làm dày thêm cái ảo tưởng. Như vậy so với cái việc là tập trung vào chánh niệm để làm mỏng đi cái nghiệp thức của mình với cả việc mình sử dụng cái thức đó làm thì theo kinh nghiệm các chú đi trước, làm thế nào nó hiệu quả hơn. Cho cháu xin hỏi ý kiến các chú ạ?

Cái việc thứ hai con chia sẻ một chút về kinh nghiệm của cháu thì trong quá trình cháu thực hành thì cháu không đặt nặng vấn đề sám hối mà tập trung vào vấn đề chánh niệm. Trừ khi trong lúc nào mà tự nhiên có cái nghiệp cũ hoặc là ngay lúc đó duyên mới mà cái nghiệp cũ nó khởi lên thì lúc đấy cháu sẽ xoay sang quay lại quán chiếu xem là nhân gì nó là như vậy. Thì cái lúc đó mà bỏ qua nó cũng không qua thì cháu thường dùng phương pháp sám hối thì cháu cũng xin hỏi ý kiến chú có biện pháp nào, sám hối như thế nào nó hiệu quả hơn. Vâng ạ, cháu xin hết.

Chú Hải: Mô Phật. Nảy giờ Th.Triều hỏi và cô Vân hỏi nó có vấn đề là sám hối ở mức độ nào cũng tốt nhưng mà hỏi theo kiểu Thảo Triều là sám hối làm sao từ nhân tới quả, tức là sám hối trên nhân. Thì mình phải nhìn vào cái tiến trình sám hối nếu nó tịnh hóa được tâm thức, tức là tâm mình nó lộn xộn quá sám hối để cho nó yên thì đó là sám hối trên nhân. Cái tỉnh giác mà ở cấp độ như cô Vân nói đó nó vẫn là sám hối trên nhân. Còn cấp độ thứ hai là sám hối vô tướng là sám hối trên quả, tức là khi mình ở trong bản tánh thì mọi thứ nó tự hóa giải và nó về số không hết, nó tự hóa giải.

Thành ra mình nhìn cách thực hành của mình với lại mình không có bỏ cái pháp nào hết trơn, tùy theo khả năng của mình mà mình dùng các Pháp. Nếu mình chưa thấy được cái ánh sáng của tâm, tức là cái bản tánh của tâm thì mình phải buộc sám hối theo thời khóa, phải làm động tác này động tác kia để tịnh hóa tâm thức mình. Còn nếu thấy bản tánh của tâm thì từ đó trở đi nó tự sám hối nó điều chỉnh những cái lỗi lầm. Giống như lúc nảy anh Q.Tồn nói “Căn bản trí” nó đã phát triển rồi đó. Thì “Căn bản trí” giống như là giao phó cho “Chủ Nhân Không” đó, thì lúc đó ông “Chủ Nhân Không” ông tự ông sám hối. Tại vì khi mình thấy cái bản tánh rồi cái nghiệp cũ vẫn, cái nghiệp đố kỵ, tham lam hay là gì gì đó nó vẫn còn, thì lúc đó ánh sáng của tâm nó sẽ hóa giải tức là nó sám hối, kêu bằng nó làm cho sạch đó.

Thành ra theo mình nhìn nhận là nó có hai cái phương pháp vậy. Sám hối trên nhân tức là để tịnh hóa cái tâm thức lăn xăng lộn xộn của mình, còn sám hối trên quả là ngay khi mình tỉnh giác thì tỉnh giác nó hóa giải hết mọi thứ.

Chú Châu: Để góp ý thêm chỗ anh Hải nêu lên đủ rồi. Thì cái sám hối là gì? Khi mình biết nghiệp của mình, nghiệp của mình, mình biết chứ, nghiệp thân nghiệp khẩu nghiệp ý, nghiệp nơi sáu căn, nơi mắt nơi tai nơi mũi, lưỡi thân ý thì nghiệp nào của mình nhiều nhất thì mình biết, mỗi người có cái nghiệp khác nhau. Cho nên mình biết nghiệp của mình chỗ nào, thì mình sám hối cái nghiệp của mình chỗ đó. Chứ còn không phải giống nhau, mỗi người có một cái nghiệp khác nhau. Người thì nghiệp thân nhiều, người thì nghiệp ý nhiều, người thì mắt nhiều, người thì tai nghe nhiều như vậy.

Có trong sáu căn, sáu trần đó thì hoặc ba nghiệp đó thân khẩu ý thì mình sẽ sám hối theo đó. Ai cũng bắt buộc phải sám hối trên tướng, khi nào thấy bản tâm bản tánh rồi, mới từ đó sám hối. Bản tâm bản tánh không phải một lúc mình thấy toàn bộ được, cho nên mình cũng phải từ từ, lần lần, từng chút bòn mót chút chút, để cho bản tâm bản tánh nó rộng ra, khi nó toàn khắp được rồi về “Căn bản trí” được rồi thì nó mới tự sám hối được, còn không mình phải sám hối à, mình thành tâm, mình phải minh bạch, chứ không dễ giao phó chỗ đó được đâu.

Chỗ đó bậc giải thoát giao phó được, Chân Không Diệu Hữu rồi, tức là “sự sự vô ngại” rồi thì mới giao được. Còn mình chưa đủ khả năng để giao đâu, phải thành tâm sám hối thôi, không có cách nào khác, phải sám hối liên tục, phải thành tâm sám hối liên tục. Dần dần bản tâm mới rộng ra, còn không nghiệp cứ ào về liền, cho nên như vậy mình liên tục sám hối và thành tâm sám hối để nghiệp cũ tiêu tan bớt đi và không còn nghiệp mới từ đó mới thấy được cái bản tâm nó càng rộng ra. Thì như vậy đó, còn khi chánh niệm tỉnh giác rồi, thì chánh niệm tỉnh giác đó nó sám hối.

Minh Châu: Con nghĩ cái chuyện chánh niệm tỉnh giác và sám hối không có gì chống trái với nhau hết ạ. Thành ra lúc nào mình sám hối thì sám hối, lúc nào chánh niệm tỉnh giác thì mình cứ chánh niệm tỉnh giác. Hai cái đó con nghĩ có thể hỗ trợ cho nhau được nữa, con nghĩ những cái pháp môn, tất cả đều là pháp môn của Phật, thì nó sẽ không chống trái với nhau. Thành ra hai cái đó hỗ trợ cho nhau, mình có thể làm một lượt cả hai việc, lúc nào chánh niệm tỉnh giác thì mình cứ chánh niệm tỉnh giác. Còn lúc nào có điều kiện mình thực hành sám hối thì mình cứ sám hối ạ. Dạ xin hết ạ.

Việt Dũng: Kính thưa Thầy thưa Đại chúng! Con đồng ý kiến với cả anh Minh Châu về cái chuyện là giống như chị vừa nói chỉ chú trọng vào việc chánh niệm tỉnh giác mà không có chú trọng nhiều về sám hối. Thì con thấy rằng là ngay cái việc sám hối chẳng hạn lễ lạy, với con nó cũng là một cái để mà tăng chánh niệm tỉnh giác. Nói đơn giản như là ở trong pháp Tứ niệm xứ, thì con thấy rằng việc lễ lạy chính là quán thân, đồng thời cũng là quán thọ ở đó. Chẳng hạn thấy cái chân mình nó đau, nó tê ở đó thì cũng chính là quán thọ. Tất cả những cái đó cũng đều là để nuôi dưỡng chánh niệm tỉnh giác. Đúng như anh Châu nói, nó không chống trái nhau và có thể làm đồng thời.

Ý kiến của chú Hải con cũng đồng tình. Khi con nghe chị nói, con thấy cái chánh niệm tỉnh giác mà chị nói vẫn là ở trên nhân thôi chứ chưa phải là chánh niệm tỉnh giác rốt ráo. Vì chị có nói, khi mà chánh niệm tỉnh giác được, nếu cái nghiệp, hay cái lỗi trong tâm đến thì chị để nó qua, còn nó mà không qua được thì chị mới dùng đến pháp sám hối. Con nghĩ nếu thực sự chánh niệm tỉnh giác thì nó sẽ qua, chắc chắn qua. Bởi vì, bản chất của tâm là nó sinh diệt không ngừng và bản chất của các niệm tưởng cũng sinh diệt không ngừng. Còn nếu thực sự chánh niệm tỉnh giác đủ mạnh, chắc chắn nó qua. Nó qua lâu hay mau tùy vào chánh niệm tỉnh giác. Nó qua lâu tức là mình còn bị kẹt ở cái lỗi đó, ở cái tham sân si, kiêu mạn, đố kỵ đó, nó mạnh làm mình không vượt qua được, điều đó chứng tỏ cái công phu, chánh niệm tỉnh giác của mình chưa đủ. Tức là kẹt lâu hay kẹt mau, qua nhanh hay qua mau thôi, chứ không có chuyện qua được hay không qua được.

Con cũng đồng ý với chú Châu. Bản thân con cũng miên mật sám hối, chân thành sám hối để tịnh hóa và nuôi dưỡng, tăng trưởng cái chánh niệm tỉnh giác.

Chú Châu: chánh niệm là không có niệm tà, có niệm chánh thôi, đó cũng là sám hối còn gì. Mình không phải thường xuyên chánh niệm tỉnh giác được nên thường xuyên bị thất niệm nhiều, nên làm sao phải liên tục chánh niệm tỉnh giác, liên tục chánh niệm tỉnh giác chính là chân sám hối. Chánh niệm rồi thì thấy các niệm, vọng tưởng không có thật nữa, đó là chánh niệm, là chân sám hối. Nên chánh niệm là chân sám hối.

Hà:

Chiều hôm qua con được nghe một vị nói, con không nhớ chính xác, nhưng đại khái là: vị ấy nhìn cuộc đời theo hướng tích cực hơn, và thấy là, tất cả được sinh ra dù là con người hay con vật, đều có một cái đam mê, đam mê đi tìm con người thật của mình, mình là ai, tìm cái sâu thẳm ở bên trong con người đó, nó như thế nào? Con có suy nghĩ nhiều về điều này, nhưng thật sự thì con không thể hiểu được.

Sáng nay, trong buổi tụng kinh Hoa Nghiêm, có đoạn nói: khi đức Phật hạ thế, thì cõi đó rất thanh tịnh, trang nghiêm. Ngài có thể tùy vào tâm của mỗi chúng sanh mà hiện thân, phóng quang minh để giúp cho họ được không còn khổ, được là Thanh văn, Bích chi Phật hay Bồ Tát tùy theo ý nguyện của họ. Ngài phóng quang minh chiếu sáng tới cõi địa ngục, giúp cho chúng sanh nơi đó được siêu thoát. Thực sự điều này con cũng không thể hiểu được.

Nhưng, qua hai điều này, cho con một cái cảm nhận về con đường Bồ tát đạo. Chỉ có các ngài mới có thể thấu hiểu được tất cả chúng sanh đang khổ như thế nào, và đang cần gì, và chỉ có các ngài, với năng lực vô tận không thể nghĩ bàn mới giúp cho họ được hạnh phúc, đạt được mong nguyện của mình.

Mỗi thời khóa thực hành, thì con vẫn nguyện, nguyện đi trên con đường bồ tát đạo, nhưng mà những lời nguyện ấy dường như rất là khô khan, nhưng qua câu chuyện của buổi tối hôm qua và sáng nay, tự nhiên con có một chút cảm nhận, chạm đến bên trong, con cảm nhận được một chút sức sống trong lời nguyện, con thấy xúc động, thấy cuộc đời này, con đường này có ý nghĩa vô cùng. Nó đúng là con đường duy nhất có thể giúp cho mình được hạnh phúc thật sự, và mang hạnh phúc ấy đến cho mọi người.

Chú Châu:

Vấn đề chúng ta đã đặt ra đó, làm sao chúng ta nói được cái chiến lược và lợi ích của sám hối. Kết luận cuối cùng, có lẽ chúng ta không ai muốn nói ra, nhưng trong tâm mỗi người, cuối cùng là gì? Cuộc đời của chúng ta sinh ra làm sao thấy được cái Phật tánh, sám hối cũng là để chúng ta thấy cái Phật tánh, sống trọn vẹn với nó. Đó là mục đích cuối cùng, có lẽ chúng ta cùng có những suy nghĩ như vậy. Mong rằng chúng ta thực hành, trong đời này, kiếp này sẽ khám phá ra được cái Phật tánh của chúng ta và chúng ta sám hối để khám phá và sống trọn vẹn với Phật tánh của chúng ta.

 

Phần Thầy giảng giải

 

Thầy: Hai vị thuyết trình về chủ đề này ở Cần Thơ mời hỏi Thầy trước, hỏi về cái gì đó.

Minh Châu: Dạ, con kính chào Thầy và Đại chúng! Dạ, xin Thầy giảng rõ cho con thêm về cái pháp môn Sám hối của ngài Lục Tổ Huệ Năng có nói trong Kinh Pháp Bảo Đàn ạ.

Thầy: Thầy sẽ nói chung chung thôi, để nhập hai cái đề tài là “Sám hối” và đề tài “chúng ta sống ở đời để làm gì” vào một.

Đơn giản là chúng ta không biết cái bản chất của đời sống này nó vốn là thanh tịnh, do chúng ta không biết vậy, nên chúng ta đã làm nhiễm ô cái đời sống này, nó trở thành những khổ đau, nó trở thành đủ thứ phiền não, bởi vì chúng ta không biết cái thật sự của đời sống, nó vốn là thanh tịnh cho nên chúng ta mới làm đủ thứ chuyện, để mà phiền não và khổ đau và chính vì vậy mình mới Sám hối.

Vậy Sám hối để làm gì? Là để gột rửa những cái tích tập, những cái phiền não khổ đau của mình khi nó đã nhiễm vào cái thanh tịnh vốn có của đời sống này. Cho nên hai cái đó mình thấy nó là một thôi, ý nghĩa của đời sống là gì? Ý nghĩa của đời sống là đời sống vốn bản nhiên thanh tịnh. Về mặt bản tánh hay về mặt hình tướng nó vốn là thanh tịnh. Mình không sống được như vậy mà càng ngày mình lại càng làm cho đời sống ô nhiễm đi, nó trở thành bất tịnh, mà bất tịnh nó biểu hiện ra là những phiền não của mình. Khổ là bởi tham sân si kiêu mạn đố kỵ, nghi ngờ rồi là đủ thứ khác.

Thành ra theo Thầy thì cái Sám hối, thì điều đầu tiên căn bản là mình tin đời sống này nó vốn là thanh tịnh. Thân tâm mình nó vốn thanh tịnh, thế giới này nó vốn thanh tịnh, mình tin được như vậy rồi mình mới bắt đầu Sám hối được. Cơ sở nền tảng mình phải tin cho được là cái đời sống này nó vốn thanh tịnh, trời đất này nó vốn thanh tịnh, tất cả mọi thứ nó vốn thanh tịnh. Mình đã không thấy được cái đó mà lại càng làm nó thêm nhiễm ô nó bằng mọi thứ lộn xộn của mình, thành ra đời sống nó thành lộn xộn, cho nên Sám hối mình phải tin là đời sống vốn là thanh tịnh, vốn là trong sạch, vốn trong sáng. Tin được như vậy mình Sám hối mới có kết quả chứ mình cứ Sám hối mà mình không hiểu là nó như thế nào, thì mình cứ Sám hối miết cũng không ra cái gì.

Nghĩa của Sám hối là gột rửa cái lỗi trước và không phạm cái lỗi sau, mình đừng làm cái lộn xộn bất tịnh nữa, thì cái đời sống vốn thanh tịnh nó hiện ra. Đó, Sám hối trước tiên là tin đời sống nó đã vốn thanh tịnh đã, như Thầy nói cụ thể, Thầy tin là Thầy vốn sạch thì Thầy mới nói chuyện tắm rửa chứ, Thầy vốn dơ thì tắm rửa cũng vô ích thôi. Thầy tin là mình vốn sạch, vốn thanh tịnh thì lúc đó mình mới thấy cái nhiễm ô của mình chỉ là những tạm thời, những cái do duyên sanh thôi, nó là lớp bụi ngoài da của mình thôi, thì lúc đó mình mới nói đến chuyện tắm rửa. Còn mình nói trong tâm mình, trong trái tim mình, trong phổi mình… nó dơ hết thì mình làm sao mình tắm, tắm vô ích, Sám hối vô ích.

Sám hối là mình rửa sạch những cái bất tịnh của mình thôi, bất tịnh vì mình không biết cho nên mình mới để cho nó mọc cây mọc rễ, mọc rong rêu gì đó trên cái thân tâm của mình thôi. Thành ra trước hết là phải tin một cách chắc chắn là mình vốn thanh tịnh, thế giới này nó vốn thanh tịnh, trời đất nó vốn thanh tịnh; mà cái này không phải do Thầy nói đâu, mấy vị thánh hồi xưa họ nói vậy, phải không? Đời sống nó vốn thanh tịnh cho nên là bước đầu tiên của Sám hối là mình tin cho được cái chuyện đó còn những cái nhiễm ô, cái dơ bẩn của mình nó chỉ là tạm thời thôi, mới có vài chục năm này thôi chứ đời sống thật sự thì nó thanh tịnh từ vô thủy kìa, còn trong kiếp này thì Thầy cũng mới có nhiễm ô mấy chục năm thôi, phải không? So với cái thanh tịnh từ vô thủy, thì nó không có nghĩa lý gì hết đó. Mình phải tin được cái chuyện đó, thì mình mới nói đến chuyện Sám hối cũng như là chuyện Thầy tin là mình vốn sạch thì Thầy mới nói đến chuyện tắm rửa. Còn mình tắm cho nó mát chứ nó không sạch được vì mình vốn là dơ rồi thì tắm làm chi. Thành ra thứ nhất mình phải tin chắc chắn là mình vốn trong sạch, trời đất vốn trong sạch, tất cả mọi sự vốn trong sạch, rồi trên cái niềm tin vào cái trong sạch vốn sẵn đó đó, nền tảng xưa nay vốn thanh tịnh đó đó, mình mới bắt đầu Sám hối.

Và khi Sám hối mình đã gỡ được một số nhiễm ô rồi, mình chùi sạch một số nhiễm ô rồi thì mình sẽ thấy rằng quả thật là nó vốn trong sạch, không có ai lừa dối mình hết, phải không? Lúc đó là mình đã thấy một chút cái thực tại thanh tịnh đó rồi, mình y trên cái nền tảng vốn thanh tịnh đó mặc dù mình mới thấy có một phần thôi thì mình sẽ lau sạch cái tấm gương tâm của mình. Nếu mình không tin vào cái nền tảng đó, thì mình chỉ lau bụi chỗ này rồi đẩy bụi sang chỗ khác, đẩy đi, đẩy lại, qua về, qua về vậy thôi thì cuối cùng tấm gương nó vẫn bẩn.

Thành ra thứ nhất phải tin tất cả vốn là thanh tịnh vốn là trong sạch, thứ hai là mình phải thấy cho được phần nào cái sự trong sạch đó, sự thanh tịnh đó. Trên cái nền tảng trong sạch đó, thanh tịnh đó, mình bắt đầu chùi rửa, chùi rửa tới đâu nó sẽ sáng rõ tới đó. Đơn giản vậy thôi, lúc đó mình mới thấy Sám hối là sự thích thú bởi vì chùi tới đâu, nó sáng rõ tới đó, phải không? Có anh chùi nhanh, anh chùi chậm nhưng mà chùi tới đâu, nó sáng tới đó.

Thành ra mình chùi vài tháng là bỗng thấy cái tâm mình nó sáng, nó sáng lắm thì lúc đó mình mới biết Sám hối là gì, rồi mình mới gạn lọc mấy cái anh dơ đó đi, phủi mấy anh dơ đó đi là xong thôi. Ngài Lâm Tế có một cái câu rất đơn giản là “Một tâm không sanh thì muôn pháp không lỗi”. Tại sao mình thấy toàn là lỗi lầm (?!) tại sao mình toàn thấy những chuyện bất tịnh (?!) là bởi vì tâm mình sanh, tâm mình bắt đầu sanh là bụi nó dấy khởi lên thôi, phải không? Mình sanh thì bụi nó dấy lên, làm một chặp rồi mình quờ quạng, bụi nó dính vô trong mắt rồi, thì còn thấy gì nữa.

Thành ra vấn đề là vậy, trở lại cái sự thanh tịnh bổn nguyên của mình, trở lại cái thanh tịnh xưa nay của mình, thì đó chính là Sám hối. Sám hối không phải là cứ ngày nào cũng phải lạy trăm lạy vậy đâu, như Thầy mà giờ lạy trăm lạy thì nửa tháng mới lạy một lần, rồi sau đó hai ba ngày là chân nó muốn cứng. Thành ra Sám hối là chùi rửa cái tâm mình khỏi những cái bụi bặm, những cái bụi bặm đó nó mới đây thôi, nó là vô thường, nó là tạm thời, cũng như bụi bám trên gương vậy đó, nó tạm thời thì mình mới chùi được, chứ còn mà bụi đó mà thật dính trong gương thì thua. Cái gương mà mình mua sơn, cái chai xịt đó, mình sơn mình xịt vô trong bây giờ mình có chùi gì nó cũng không ra.

Bụi đó chỉ ở bên ngoài chỉ là tạm thời, chỉ là cái này, cái nọ mới nói chuyện sám hối. Còn cái bụi đó mà nó thành y như sơn vô trong tấm gương, thì coi như chùi không được, phải phá luôn tấm gương luôn. Thành ra những cái bụi của mình, phiền não của mình, nó chỉ là tạm thời thôi.

Rồi bây giờ đơn giản, nói là “một tâm chẳng sanh muốn pháp không lỗi” thì đó là Niết bàn, đó là đủ thứ rồi. Nhưng mà mình sống ở đời là tâm mình phải sanh chứ phải không? Vậy thì làm sao đây? Tí nữa ăn thì biết ăn cái gì, uống thì uống cái gì chứ. Vậy thì tâm có sanh, vậy thì cái vấn đề mình sám hối tức khắc là tâm vừa sanh thì nó tự giải thoát lấy chính nó, đó là sám hối.

“Một tâm chẳng sanh muôn pháp không lỗi”, nhưng mà tâm mình phải có sanh chứ, như nãy Hồng mời Thầy lên đây, tâm Thầy phải sanh chứ, đâu phải lên ăn đâu, lên để nói chứ. Thì tâm có sanh nhưng mà nếu sự thanh tịnh của mình nó đã đủ rồi, tâm nó vừa khởi lên, nó sanh thì nó tự giải thoát lấy. Nghĩa là tự tan biến lấy, như bầu trời trên kia nó sanh phải không? Hồi nãy trời cũng mây mưa sấm chớp, bởi vì mấy cái đó nó không dính vô không gian được, không dính vô bầu trời được, nó chỉ là ở ngoài thôi nó qua đi rồi thôi.

Thành ra một cái ý tưởng của mình, cái tâm của mình nó sanh, thì nó sẽ tự tan vô trong đó, đó mới gọi là sám hối. Thành ra chính cái nền tảng Thầy hay nhắc đi nhắc lại cái nền tảng đó mới chính là cái chân sám hối.

Thành ra như hồi nãy Minh Châu hỏi vô tướng sám hối là sao? Vô tướng sám hối là anh làm sao phải quen thuộc với cái vô tướng đó, anh là cái tấm gương vô tướng đó, không có bụi bặm gì hết. Thì khi mà một niệm, một ý tưởng vửa khởi lên, thì nó tan liền trong cái đó, đó là vô tướng sám hối. Một cái tướng, cái niệm khởi lên thì nó tan liền trong cái vô tướng, vô niệm đó. Thành ra chính cái vô tướng vô niệm đó, đó mới là cái nền tảng để mình sám hối. Còn không có nghĩa sám hối là làm không có nền tảng. Nhiều khi cái ao nó cũng không có cái gì đâu mà mình sám hối, mình nhảy xuống mình quậy tùm lum cái ao lên nó càng dơ thêm nữa.

Sám hối là anh phải tin là anh có một cái nền tảng nó không dơ không sạch, không tăng không giảm gì gì đó. Rồi anh phải làm sao để mà anh thấy được phần nào cái đó, rồi anh y cứ trên cái đó anh sám hối. Lúc đó anh mới thiệt gọi là sám hối chân thật. Thì giống như mình không biết sám hối, thì mình quét nhà, mình quét từ trên này xuống dưới kia, rồi Thầy ở dưới kia Thầy quét lên lại, rồi quét xuống quét lên, quét xuống quét lên, quét tới quét lui, một chặp rồi hết cuộc đời.

Quét là quét sao? Nó phải có cái nền tảng, phải có chiến lược, chứ không phải là cứ quét ở trên xuống, tôi sạch rồi, rõ ràng là tôi quét từ trên này xuống nhưng mà mai tôi lại từ dưới tôi quét lên.

Thì mình thấy vậy đó, như Thầy nói mình sống để làm gì? Để thể nghiệm cái đời sống này nó vốn là thanh tịnh, nó không có phiền não gì hết đó. Thì cái sám hối là để đưa cái đời sống này trở lại thanh tịnh, con mắt mình thấy lung tung loạn cào cào, đưa lại con mắt thanh tịnh của nó thì đó là sám hối. Thành ra có vị thiền sư gì đó nói là “toàn thể thế giới này là một con mắt của sa môn”. Chỉ có một con mắt thôi phải không? Một con mắt nó mới thanh tịnh được, hai ba con mắt nó loạn cào cào hết đó. Toàn thể thế giới nó vốn thanh tịnh vì nó chỉ là một con mắt của sa môn thôi. Mình sẽ thấy rất nhiều những vị đều nói tới cái đó, ví dụ như ngài Đạo Nguyên chẳng hạn, nói là “thế giới này là một viên ngọc báu”. Khi mà anh thấy nó thanh tịnh thì quả nhiên nó là một viên ngọc báu, nó sáng sạch hoàn toàn không có chỗ nào có bụi hết đó.

Sám hối nghĩa là làm sao tin vào thế giới này là một viên ngọc báu, một viên ngọc sáng, mình tin vậy rồi mình bắt đầu thể nghiệm lần lần, thấy quả thiệt chỗ này nó sáng thiệt, đây đúng là viên ngọc sáng. Thì mình bắt đầu từ đó mình sám hối trên cái nền tảng là viên ngọc đó nó vốn sáng. Hết sạch thì mình thấy vậy đó, hết sạch thì nó không còn dơ bẩn nữa, không còn phiền não nữa, đó là sám hối. Khi đó mình sẽ thấy là đời sống mình nó sáng, nó sạch, nó trong suốt lắm và nó có cái gọi là ngủ giấc ra thấy một ngày mới là nó bắt đầu, mình thấy nó hoàn toàn mới, nó sáng sạch. Đó là công năng của sám hối đó, ngủ mỗi lần dậy là thấy cuộc đời nó mới, nó chưa từng, nó không còn tàn tích gì của quá khứ gì hết đó.

Thành ra, Thầy cũng nói một cái kinh nghiệm của Thầy thôi, lâu lâu Thầy đi qua bên thành phố, nhất là khi Thầy đi một mình, Thầy thấy lạ vì cái chỗ này mình chưa bao giờ đến hết, bởi vì nó mới hoàn toàn chứ không phải nó mới vì cái hình tướng, nó mới nó sáng đến cái độ mình thấy mới. Thì ngày nào mình cũng như sinh ra lần đầu vậy đó, sinh ra không phải mắt yếu, hư gì đâu, sinh ra đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý nhưng mà nó sáng sạch, thì đó là công năng của sám hối.

Cho nên bữa đó Thầy có đề nghị là thay vì cái đề tài là “sám hối” thì thay bằng đề tài “mình sinh ra để làm gì?” Để tìm lại thấy được cái đời sống này nó là sáng sạch như vậy, nó y như tấm gương. Mà như trong kinh điển nó hay nói vậy đó, “đại viên cảnh trí” là một tấm gương sáng sạch và nó tròn và tất cả vũ trụ này nó in bóng vô trong đó, nó in bóng vô trong đó, nhưng mà hoàn toàn không dính vô tấm gương được. Nếu có một vũ trụ khác nó sẽ in vô một vũ trụ khác, nhưng mà tấm gương “đại viên cảnh trí” là tấm gương tròn sáng lớn đó, nó hoàn toàn thanh tịnh. Mấy vị hồi xưa họ hay dùng những cái đó đó, tâm mình y như tấm gương, hồ đến thì hiện hồ, hán đến thì hiện hán, nó hiện vậy thôi chứ nó không in vô được. Và tấm gương nó luôn luôn thanh tịnh, luôn luôn trong sạch, cho nên mình thấy cuộc đời này nó luôn luôn mới lạ, không những là từng ngày mà nó còn sáng mới lạ, trưa mới lạ, chiều mới lạ. Cuộc đời mình như vậy nó mới đáng sống, chứ còn ngày hôm nay cũng giống ngày hôm qua, sáng cũng giống trưa, trưa cũng giống như chiều, rồi ngủ cho nó quên bớt đi, thì cuộc đời mình chẳng có hưởng được cái gì hết đó.

Thành ra nên nhớ đối với đạo Phật là để anh hưởng đời sống này, anh hưởng cái sự thanh tịnh của nó, nên nó mới có một câu Thầy hay nhắc là “tự thọ dụng tam muội”. Tam muội là cái định mà mình tự thọ dụng lấy, là khi anh thấy tất cả mọi thứ đều sạch hết thì anh mới thọ dụng. Anh thọ dụng cái sự thanh tịnh của cuộc đời này, của sự sáng sạch này chứ không phải anh thọ dụng ba cái thứ phiền não… gì đâu. Đó là ý nghĩa của đời sống đó. Thành ra sám hối là để anh gột rửa cái phiền não đó đi để anh thấy lại cái thiên đàng đã mất, là cái đời sống sáng sạch đó, đơn giản vậy thôi.

Thành ra tu hành là cái chuyện làm của mình đối với chính mình thôi, mình dơ cỡ nào, thì mình lo mà chùi đi, vậy thôi. Hồi nãy Thầy có nhắc tới “đại viên cảnh trí” là cái tâm mình, cái trí y như tấm gương rộng bao la mênh mông sáng sạch vậy đó. Thứ hai nữa là “bình đẳng tánh trí” là cái trí mình thấy tất cả bình đẳng. Khi mình ở trong cái sạch đó rồi, mình thấy té ra mọi người cũng đều sạch hết đó, mọi bóng trong gương đều sạch hết, chứ không phải tui sạch rồi, bóng kia nó không sạch đâu. Thì đó là “bình đẳng tánh trí”. Chứ mình thấy cuộc đời mình, tôi sạch mà người khác không sạch là mình cũng mệt lắm đó. Thành ra đó mới gọi là bình đẳng, khi tôi sạch thì tôi thấy mọi cái nó cũng đều sạch, không thấy bụi ở chỗ nào hết.

Còn khi tôi chưa sạch thì tôi thấy bụi tùm lum hết, bụi trên sàn nhà, bụi trên bàn ăn, bụi trên người này người nọ. Còn khi mà bước vào “Đại Viên Cảnh Trí” đó thì tất cả trong đó nó bình đẳng, “bình đẳng tánh trí” là tất cả nó đều bình đẳng bởi vì nó chỉ có một vị duy nhất là sáng sạch thôi.

Bây giờ thực hành là sao? Thực hành như thế nào để thấy tấm gương? Thực hành như thế nào để thấy Đại Viên Cảnh Trí?

Đơn giản là cái tâm luân “Đại Viên Cảnh Trí” nó luôn luôn hiện tiền trước mặt mình đây. Mình đừng có khởi tâm phân biệt nữa, thì cái gương đó nó trước mặt mình, trong lòng mình, trong tất cả mọi cái - đó là Đại Viên Cảnh Trí. Chứ bây giờ mình nói thực hành rồi mình thực hành làm sao? Cái tấm gương đó, nó luôn luôn ở cái tâm mình, nó luôn luôn ở ngoại cảnh. Bây giờ mình chỉ cần một niệm không phân biệt như hồi nãy Thầy nói đó, “một niệm không sanh thì muôn pháp không lỗi, một tâm không sanh muôn pháp không lỗi”, thì ngay đây tấm gương “Đại Viên Cảnh Trí” nó ngay đây, mình cũng không từ chối nó được.

Cái vấn đề là một tâm chẳng sanh ra, thì mình thấy tấm gương đó liền và mình thấy cái tấm gương đó nó nhuần nhuyễn rồi, thì bây giờ có sanh nữa, thì nó cũng là tấm gương đó. Thực hành là như vậy.

Chứ nói đến thực hành cứ cắm đầu vô mà thực hành biết đến bao giờ. Thực hành là mình một tâm không sanh, không niệm mình không sai thì muôn pháp không lỗi, tất cả các pháp nó đều không có lỗi, các pháp không có lỗi, chính là đạt đến tấm gương “Đại Viên Cảnh Trí”. Đó là thực hành trên nền tảng, chứ không phải kiếm một pháp môn nào đó rồi chăm bẵm một môn rồi thực hành.

Thái: Con xin hỏi một câu ạ. Trong Kinh Viên Giác có một câu là: “Thân tâm tịch diệt”. Xin Thầy giảng “sám hối” và “thân tâm tịch diệt” là như thế nào vậy Thầy?

Thầy: Thân tâm tịch diệt là một niệm không sanh, muôn pháp không lỗi. Mà cũng không phải tịch diệt là chết queo, tịch diệt nhưng mà nó sống. Chứ không phải tịch diệt là để thấy muôn pháp rồi, không thấy muôn pháp nữa đâu, vẫn thấy muôn pháp nhưng mà nó không có lỗi, nó không có lỗi là tịch diệt. Muôn pháp không lỗi một tâm không sanh, một tâm không sanh muôn pháp không lỗi, anh chỉ cần tham thiền về câu đó tới lúc đó không còn nghi ngờ chuyện này hết.

Thực hành thì cứ nhớ “một tâm không sanh muôn pháp không lỗi”, còn nên nhớ cuộc đời mình, mà mình thấy lỗi thì là do chính mình có lỗi. Bởi vì cái đó là một trong những cái căn bản của Phật giáo, “ba cõi duy tâm muôn pháp duy thức”, tất cả đều sáng sạch hết, mà mình thấy lỗi đâu đó là do mình thù ghét người này, mình khó chịu người kia, đó là chuyện của mình.

Muôn pháp không lỗi là sao? Tham, sân, si thì bây giờ mình sám hối đi, sám hối nghĩa là vậy đó. Sám hối là anh phải thấy anh phải tin là tất cả thế gian này tất cả mọi cái, nó đều sáng sạch hết. Ráng tin cái đó và anh tham thiền về cái đó, thiền định về cái đó, thì anh thấy những tham, sân, si của mình chỉ là bóng câu qua cửa sổ. Có nghe thấy người xưa nói là “bóng câu qua cửa sổ” không? Con người cũng vọt qua vậy tham, sân, si cũng chỉ vọt qua như vậy. Còn trong nhà thì sáng sạch, mà trong này sáng sạch rồi, thì nhìn ra ngoài cũng sáng sạch.    

 

Chú Châu: Trong Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Giảng Giải có đoạn như thế này: “Liên tục quán sát từ ngày này sang ngày khác sự không hai của tâm và cảnh, của niệm và tâm vô niệm, của bầu trời và ánh sáng, cho đến lúc sự quán sát này thình lình tan biến vào nguồn cội vô sanh của nó, bấy giờ thật tướng hiển bày trước mắt. Thấy biết trực tiếp tánh không hai cũng gọi là thật tánh này được gọi là ngộ, là thấy tánh.” Thầy giảng giải đoạn này cho chúng con rõ thêm ạ.

Thầy: Bây giờ đơn giản, đơn giản đọc là Thầy hiểu rồi đó, câu này hình như của Thầy viết ra, chứ đâu phải là của ai đâu, phải không?

Chú Châu: Dạ, đúng rồi.

Thầy: Đơn giản là làm theo như nãy Thầy có nói đó, quan trọng nhất là bắt đầu từ cái tin trước đã, mình có tin là mình đang ở nguồn không? Mình có tin nổi là mình đang ở cái nguồn vô sanh không? Khi mình tin như vậy thì mình quán sát một chập thì mình thấy mình đang ở nguồn vô sanh. Vậy là tu hành chứ có gì đâu.

Trước hết là tin, tin mình đang ở nguồn vô sanh đây và thứ hai là mình quán sát, quán sát sự việc đó, quán sát sự kiện đó cho tới khi mình thấy nó thật vậy thôi.

Chú Châu: Ngay chỗ thình lình đó Thầy, để mà được thình lình rốt ráo.

Thầy: Thì đơn giản là mỗi khoảnh khắc, mỗi giây phút là mỗi cái thình lình đối với mình, không phải thình lình là một cú nào đó đâu, phút nào mà nó không thình lình, phút nào mà không mới lạ, phải không? Như thình lình Thầy lên Thầy ngồi đây, chứ bình thường Thầy đâu có ngồi đây, thình lình thôi.

Bây giờ nhớ lại câu của ông Trương Chuyết tú tài:

“Quang minh tịch chiếu biến hà sa” là quang minh ánh sáng nó khắp cả hết,

“Phàm thánh đồng cư cộng nhất gia.” Phàm với Thánh là đều ở chung một nhà sáng sạch đó hết,

“Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện,” là một niệm mà không phân biệt, một niệm mà nó không sanh là toàn thể hiện ra hết,

“Lục Căn tài động bị vân già.” Là sáu căn mình, sáu giác quan mình bắt đầu động cái là hỏi lung tung lên đó, động cái là bị vân già là mây che liền, phải không? Đã nói là đừng có khởi một niệm. Rồi ông Tuấn SG đi.

Tuấn: Dạ, Trước Thầy có giảng là “đang sanh tức vô sanh” đó là cái gốc, mình thấy được điều đó, mà sự thật nó là vậy “đang sanh tức vô sanh”.

Thầy: Rồi bây giờ vậy đó ông Tuấn ông thêm một món nữa là “đang sanh tức vô sanh” là mình thấy rõ ràng thôi, cái vấn đề là mình phải quán sát, quán sát, quán sát…Chỉ quán là vậy đó, chỉ là mình tập trung lại rồi quán sát, quán sát, quán sát cho đến khi thấy “đang sanh tức vô sanh”. Còn chưa tin nổi thì lâu lâu mình đánh vào má mình một cái, tự đánh lấy đang sanh tức vô sanh. (Thầy và chúng cùng Cười).

Thái: Dạ, con cứ thực hành liên tục lời Thầy dạy.

Thầy: Bây giờ mình ứng dụng liền ngay câu ông Tuấn vừa nói, “đang sanh tức vô sanh” có nghĩa là khi đang thực hành tức là không có thực hành, vậy thôi. Đơn giản, Thầy là ưa giỡn lắm, mà giỡn cái này người nào lơ mơ cũng là “bức” đó.

“Đang sanh tức vô sanh” có nghĩa là khi mình đang thực hành thì đó là không thực hành, mà không thực hành thì khỏe, chứ cứ tu miết sao? Đời mà cứ nói thực hành, thực hành nghe mà… Thầy đã thoát khỏi mấy cái tuyên truyền của mấy người là cứ thực hành, thực hành, làm cho Thầy bắt đầu nhiễm cái thực hành rồi đó, hồi nãy nhiễm cô Ph. Thảo rồi, ông này cũng chữ thực hành nữa, đang thực hành tức là không thực hành, đang sanh tức vô sanh.

Thái: Thưa Thầy con có một vấn đề nữa đó Thầy. Chẳng hạn như có một quyết định gì đó, là sau khi ngồi thiền thì quyết định nó khác trước khi ngồi thiền.

Thầy: Tại sao nó khác? Quyết định trước khi ngồi thiền và sau khi ngồi thiền nó khác, mình phải làm cho nó rõ.

Thái: Dạ, con có suy nghĩ vấn đề này thưa Thầy. Con quán sát lại thì thấy là sau khi thiền định hoặc là trong khi thiền định thì tâm mình nó thanh tịnh hơn, trở về cái nguồn thanh tịnh nên nó sáng hơn.

Thầy: Thì đó, khi mình thiền định phải không? Thì tâm mình sáng ra hơn, thanh tịnh hơn trước cho nên quyết định của mình nó đúng hơn. Và như vậy có nghĩa là cái nguồn thanh tịnh đó, cái bản tánh của tâm đó nó luôn luôn ở nơi mình chẳng qua là mình không đụng tới nó thôi, mà đâu phải là đụng trong khi thiền định thôi đâu, mà bất kỳ lúc nào hậu thiền định. Thì tâm mình luôn luôn nối kết được cái nguồn là tự nhiên mình sáng tạo ra được đủ thứ thôi, chứ việc gì đâu mà mệt mỏi phải không? Mình luôn luôn mình nối kết được với nguồn, đó là thiền định thì mình sáng tạo ra đủ thứ thôi, chứ không có sửa soạn gì hết đó. Sáng tạo là giờ phút nào cũng mới lạ được hết, mà Thầy thì thích sáng tạo lắm, nên Thầy làm việc này là Thầy không bao giờ Thầy nghĩ trước hết đó. Thầy lên đây, Thầy nhìn mấy ông thì bắt đầu Thầy cảm hứng, rồi bắt đầu làm thơ được còn ngồi dưới kia Thầy không nghĩ gì hết.

Chú H. Dũng: Dạ thưa Thầy, thưa đại chúng. Chủ đề chúng ta sinh ra để làm gì, thời nhỏ con có nguyện ước học hành, đi làm, lập gia đình và chết. Con nghĩ là nếu như vậy thì chẳng lẽ lặp đi lặp lại hoài, thành ra trong cuộc đời con từ khi biết được đạo rồi lúc đó là sinh viên năm nhất, năm hai gì đó thì con cảm thấy con lạc quan lắm và con dám bỏ thân này để cống hiến cho vị nào đó là thiên tài để cứu giúp chúng sanh. Thì từ đó thì con mới nói là thôi cuộc đời dầu cho nó thế nào đi nữa, thì mình phải sống, mà phải sống đến tận cùng cái mà mình mong mỏi thì mình mới thấy được cái ánh sáng cuối đường hầm, thành ra con làm cái gì là con làm hết mình, cho tận cùng làm cho bằng được. Khi mà được gặp Thầy thì trong thâm tâm của con mới quyết định được một việc là đạo Phật không để bàn luận, không tu bây giờ thì đợi kiếp nào nữa, thành ra sám hối hay dùng bất kỳ phương pháp nào, thì hãy đi đến tận cùng của nó thì mình sẽ thấy được cái ánh sáng mà mình mong mỏi. Dạ con có mấy lời như vậy, con mong Thầy hướng dẫn dài lâu cho chúng con, để chúng con được tinh tấn. Dạ con cám ơn Thầy.

Thầy: Vậy được rồi. Bây giờ mình tạm chấm dứt ở đây hẹn đến kỳ tới.

 

---*---

Thầy và Đại chúng cùng hồi hướng:

Nguyện đem công đức này

Đến khắp cùng tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đồng trọn thành Phật đạo.

---*---

Mọi ý kiến, câu hỏi, thảo luận, đóng góp dù ngắn hay dài đều được chân thành chào mừng cởi mở và sẽ được hồi đáp bằng tất cả nỗ lực và hiểu biết của chúng tôi để chủ đề được mở rộng và lợi ích hơn.