Chủ đề 33: Kết Nối (Phật Tánh – Bồ Đề Tâm)
Thầy thuyết giảng:28/05/Tân Sửu
Người đánh máy: Đại chúng
---oo0oo---
Đề tài do nhóm Cần Thơ đề xuất.
Ch. Châu – CT: Dạ bạch thầy, bạch đại chúng.
Kỳ trước chúng ta thảo luận đề tài “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh”, thì cái Phật tánh ấy sẵn đủ, thường trụ và trùm khắp và chúng con tin như vậy, nhân hôm nay thầy triển khai giúp cho chúng con diệu dụng của cái Phật tánh đó, tức là cái thường lạc ngã tịnh, của Phật tánh. Đặc biệt là trên con đường tu hành của chúng con dưới sự hướng dẫn của thầy thì chúng con sẽ thấy được cái Phật tánh đó, tương ưng và sống được với cái Phật tánh đó. Như thầy đã nói là chủ nhân không, tức là giao cho ông chủ đó, thì thầy hôm nay chỉ cho chúng con cái diệu dụng của cái Phật tánh đó. Để chúng con hiểu sâu hơn và để được khai thị ngộ nhập cái Phật tánh đó như Đức Phật đã mong muốn.
Thầy: Bây giờ, trước hết là mình phải làm sao cảm nhận được cái Phật tánh đó, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh có nghĩa là cái Phật tánh đó nó nối kết mình với tất cả chư Phật, nối kết mình với tất cả chư Bồ Tát, nối kết mình với tất cả chúng sanh. Mình có cảm nhận được điều đó không?
Tu hành là cảm nhận vậy đó, anh phải tìm lại cái sự nối kết bổn nguyên này, bởi vì đã gọi là Phật tánh thì chư Phật cũng là Phật tánh, chư Bồ Tát cũng là Phật tánh và mình đây cũng là Phật tánh và các chúng sanh thấp hơn mình cũng đều có Phật tánh. Cho nên Phật tánh là cái nối kết từ các bậc giác ngộ cho tới tất cả mọi loài. Mình phải cảm nhận cái này và mình phải sống trong cái cảm nhận là tất cả đều có Phật tánh hết thì lần lần mình sẽ thấy thường lạc ngã tịnh thôi.
Ví dụ như câu của ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ ngài có viết: “Tâm của muôn loài tức Phật tâm, Phật tâm cùng với tâm ta hiệp, Pháp vốn như nhiên suốt cổ kim” Thì đó là con đường tu hành. Thì đó là nền tảng, con đường và quả. Nền tảng là tất cả muôn loài đều có Phật tâm hết, đều có Phật tánh hết. Thì mình làm sao mình ngồi thiền, mình tụng kinh hay mình trì chú mình làm bất cứ điều gì tùy theo cái của mình nhưng mà để nhận ra cho được, nhận biết được tâm của tất cả muôn loài đều là Phật tâm đều là Phật tánh. Và khi mình nhận ra được và sống thường xuyên trong đó thì mình sẽ thấy càng ngày càng rõ cái Phật tánh này ra.
Nói tóm lại là sự thực hành thôi, không có gì khác hết. Không cần nói thường lạc ngã tịnh, khi mà mình thấy Phật tánh là tự nhiên mình biết thường lạc ngã tịnh là gì liền. Điều quan trọng là mình mỗi ngày, mỗi phút mình có sống trong Phật tánh đó không và sông trong Phật tánh đó mình thấy có một sự nối kết giữa mình với người khác. Trước hết là những người trong nhóm mình chẳng hạn, rồi nối kết rộng ra hơn nữa với tất cả những vị Bồ Tát với tất cả những chúng sanh. Mình sống được với cái nối kết đó có nghĩa là mình sống với cái Phật tánh thôi.
Thành ra thầy nhắc lại là ngày Tuệ Trung Thượng Sĩ đời Trần là ngày nói vậy đó “Tâm của muôn loài tức Phật tâm, Phật tâm cùng với tâm ta hiệp” có nghĩa là sao, có nghĩa là Phật tâm đó là nó hợp với tâm mình, nghĩa là tâm mình cũng là Phật tâm, tâm mình cũng là Phật tánh. Thì mình hòa hợp với tất cả chúng sanh. “Pháp vốn như nhiên suốt cổ kim” thì Pháp là như vậy đó, Phật tánh là như vậy đó. “Như nhiên suốt cổ kim” có nghĩa là nó thường lạc ngã tịnh thôi chứ có gì đâu. Thành ra không cần tìm tới thường lạc ngã tịnh, không cần có những khái niệm đó. Bây giờ, quan trọng nhất là mình sống trong đời sống bình thường đây mình thấy mình có nối kết với người khác hay không? Cái nối kết đó chính là Phật tánh, bởi vì “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” thì phải có sự nối kết căn bản này chứ. Thì mình thấy mình có nối kết với những người khác, nối kết với những người quen biết, rồi sau đó nối kết với những người không quen biết, rồi nối kết dần dần ra. Mà nối kết này không phải chỉ nối kết với chúng sanh không thôi đâu, mà còn nối kết với những bậc giác ngộ nữa. Bởi vì các bậc giác ngộ là Phật tánh hoàn toàn, còn mình thì Phật tánh sơ sơ thôi. Nhưng mà cũng là cái Phật tánh đó nối kết hết từ các bậc giác ngộ cho tới những chúng sanh thấp nhất. Thành ra mình không cần định nghĩa là thường lạc ngã tịnh gì hết. Bây giờ mình phải xem thử hiện giờ mình có sống nỗi với cái Phật tánh đó hay không? Mình có cảm nhận được cái Phật tánh đó hay không? Thì đó là tu! Cho nên Phật tánh là con đường, Phật tánh là nền tảng, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh kể cả các bậc giác ngộ, phải không?
Mình phải làm sao nhận ra cái Phật tánh đó nó đang còn nối kết tất cả mọi sự, sự nối kết đó chính là cái Ma Trận Thần Thánh. thầy cũng nói là cái chữ Ma Trận đó thì thầy dịch là chữ Tạng có nghĩa là cái Tạng đó nó nối kết tất cả lại với nhau, mới gọi là Tạng. Tu hành là vậy đó, mình đừng có theo khái niệm gì hết. Bây giờ ngay tại đây mình cảm thấy mình nối kết được với bao nhiêu người. Ví dụ như mình tu Bổn tôn, như Quán Thế Âm chẳng hạn, minh có thể nối kết được với Đức Quán Thế Âm không, phải không? Cao hơn nữa là mình có thể nối kết với các bậc còn sống ở trên đời này như Đức Đạt Lai Lạt Ma, mình nối kết được, bởi vì ngài là Phật tánh hoàn toàn còn mình mới Phật tánh sơ sơ nhưng mà cùng một Phật tánh, cùng một chất hết.
Cho nên tu hành không phải là theo những ý niệm, khái niệm, mà tu hành là để thực sự mình thấy cái nối kết đó. Rồi bây giờ cái gì làm cho mình không nối kết được, mất nối kết. Đó chính là những cái tham, sân, si, kiêu mạng, đố kỵ của mình làm cho mình mất nối kết đó đi, chứ nối kết đó là một nối kết bổn nguyên, nó vốn như vậy. Không phải mình lập ra cái này đâu, chẳng qua là mình đánh mất cái nối kết bổn nguyên đó lâu rồi, mình làm chúng sanh từ lâu rồi. Bây giờ mình đụng chạm tới người này mình đụng chạm tới người khác, hơn thua này nọ chứ mình quên mất cái nối kết đó đi. Bây giờ tìm lại cái nối kết đó, mà tìm lại cái nối kết đó không có gì cao xa hết, ngay tại đây mình thấy mình có sự nối kết, nối kết với những người đang ở đây, rồi mình nối kết với những người Cần Thơ, nối kết với những người Hà Nội, rộng hơn nữa là mình nối kết với tất cả người Việt Nam, rồi rộng thêm nữa. Những vị Bồ tát là vậy nối kết với tất cả chúng sanh trên Trái Đất này nữa rồi nối kết với những bậc cao hơn, những bậc giác ngộ. Mình để ý thấy bên Tây Tạng tại sao mỗi tông phái họ đều có một cây Guru, thì qua cây đó là nó nối kết nhau hết.
Ví dụ như phái Kagyu, như ngài Tilopa nối kết với ngài Naropa tới ngài Marpa, mà không phải một mình ngài Marpa đâu còn đệ tử của ngài Marpa nữa là hàng trăm, hàng ngàn người rồi tới những người mà ngài Marpa đã từng quy y cho nữa, nối kết hết. Ngài Marpa rồi tới Milarepa kết nối hết. Thì đó gọi là cây Guru, cây đó nó nối kết tất cả, phải không?
Bây giờ cụ thể, là mình quy y để làm gì, đâu phải để có tờ giấy quy y đâu. Quy y là mình tạo ra một sự nối kết giữa mình với các Phật tử khác trong đó có những Phật tử giác ngộ, như những vị Karmapa, Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và mình thấy tại sao những vị đó họ làm quán đảnh để làm gì, quán đảnh là để cho mình nối kết với Bổn tôn đó, phải không? Các vị làm quán đảnh về Đức Quán Thế Âm có nghĩa là ngài nối kết mình với Đức Quán Thế Âm và Đức Quán Thế Âm ở trong khắp tất cả chúng sanh hết, cho nên nối kết được với Đức Quán Thế Âm là nối kết được với tất cả chúng sanh, nối kết được với tất cả các bậc giác ngộ.
Thành ra những chữ tầm thường của đời sống này thôi, mà mình không bao giờ mình hiểu nỗi nó hết. Chữ nối kết thôi, mình thấy nối kết dễ quá mà, chia sẻ mình dùng hàng ngày mà mình không biết chia sẻ là cái gì hết, phải không? Mình không biết chia sẻ là cái gì hết, mình không biết nối kết là cái gì hết. Nối mạng ai không biết, nhưng mà nối vào mạng đó, Ma Trận Thần Thánh đó thì hầu như là mình không biết, luôn luôn mình sống tách lìa, luôn luôn là mình thấy mình có một cái tôi và những cái của tôi, công việc của tôi,… thành ra mình tách lìa, mình sống một cách tách lìa, sống một cách tà nghiệp chứ không phải chánh nghiệp. Chánh nghiệp là một trong tám cái của Bát Chánh Đạo. Cái nghiệp của mình là cứ tách lìa thôi, mình không nối kết, mà không nối kết thì mình mất mát nhiều lắm. Điều quan trọng là mình tìm lại con đường nối kết đó, mình nối kết với người khác, mình nối kết với thiên nhiên, mình nối kết với những bậc giác ngộ. Còn người nào mà không nối kết được thì người đó cô đơn và sống với cô đơn. Mình phải thấy là tất cả mọi sự nối kết với nhau, vì cái tôi của mình mà không nối kết được, vì nghiệp của mình cứ phân lẻ.
Cột không nối kết với đất thì chùa này đỗ sập, nó không nối kết với mái đó thì mái chùa đó sập. Thành ra tất cả mọi sự đều nối kết lẫn nhau, trong cái gọi là Như Lai Tạng, trong cái gọi là Phật Tánh. Bây giờ mình phải tìm lại Phật Tánh đó qua sự nối kết. Phật Tánh là một, chứ không phải là hai, là ba. Mình phải thấy rằng khi bước vào sơ địa, Hoan Hỷ địa, thì tại sao lại hoan hỷ, bởi vì mình thấy mình cùng một tánh với tất cả các vị khác. Người nào bước vào sơ địa, người đó sẽ thấy mình cùng một tánh với Bồ Tát, với tất cả các bậc Bồ Tát như ngài Văn Thù, ngài Phổ Hiền, ngài Quán Thế Âm. Mình chưa hoàn toàn được như các vị đó nhưng mình biết rằng mình cùng một bản tánh với các vị đó, nên mình vui. Bản tánh đó chính là Phật Tánh.
Một hạt nước liên kết với tất cả những hạt nước khác, hòa chung trong một Đại dương, nhưng vì vô minh mà mình tưởng là mình tách biệt. Vô minh lớn nhất của mình chính là sự tách biệt. Càng tách biệt chừng nào thì càng chúng sanh chừng đó. Càng tách biệt chừng nào thì càng xuống chừng đó. Mình cứ xem trong sáu cõi, nơi nào tách biệt nhất, đó là địa ngục, không những tách biệt mà còn tối nữa. Rồi đến Ngạ Quỷ, Quỷ đói, cũng mất nối kết nhiều lắm nên cổ bằng sợi chỉ, ăn không được, nên luôn luôn đói. Rồi đến súc sanh, nghiệp cũng quá nặng cho nên không nối kết được, có con thấy người là sợ bởi vì nó không nối kết được.
Mình nhìn tâm mình là biết mình đang ở loài nào, nếu tâm mình còn tối tăm thì biết là mình đang còn ở những loài dưới. Ở những mức độ càng cao thì tâm càng sáng, như chư Thiên rất sáng, tiếng Ấn Độ gọi chư Thiên là Deva, nghĩa là ánh sáng. Đơn giản một điều là ánh sáng luôn nối kết với nhau, mình có bao giờ thấy ánh sáng cắt đứt đường nào không? Mình có dùng lưỡi gươm chặt đứt được ánh sáng không? Không thể chặt đứt được, vì ánh sáng luôn luôn nối kết. Mình đừng đặt ra Vô Minh là những gì rắc rối phức tạp, Vô Minh chính là sự chia rẽ, từ đó mình mất nối kết. Mình không sống với chánh nghiệp, chánh mạng thì sự chia rẽ, sự phân cách ngày càng lớn. Ở đây có một chúng có sự nối kết tương đối đúng không? Nhưng đâu chỉ có chừng đó, chúng là tất cả chúng sanh, nối kết được với tất cả chúng sanh thì thành Bồ Tát, vậy thôi. Vì vậy mình cũng không cần đặt ra vấn đề Thường Lạc Ngã Tịnh, vì nó vốn là như vậy, nên mình không cần đặt ra vấn đề đó, vấn đề là mình có nối kết được với nhau không?
Ở đời chúng ta luôn tìm cách nối kết với nhau. Thân thể này khi gặp người lạ, nó nối kết bằng cách bắt tay, hơn nữa thì ôm, luôn luôn là chúng ta cần sự nối kết, người nào càng không nối kết được thì càng cô đơn. Cuộc đời này dạy cho chúng ta về nối kết ví dụ như việc nối kết với một người khác phái, lập gia đình, lấy vợ lấy chồng, rồi sinh ra mấy đứa con. Chúng ta phải học cách nối kết từ những việc đầu tiên đó. Vì mình chưa thấy sự nối kết ở mức độ cao cấp, chưa thấy được cái một, thì mình phải nối kết ở cấp độ cụ thể. Mình nên nhớ người nào cô đơn là người đó thấp kém, bởi vì cái tôi và cái của tôi lớn quá nên mới cô đơn, còn mình thấy những người ít cô đơn hoặc không cô đơn là những bậc cao cả. Những vị cao cấp như Đức Đạt Lai Lạt Ma có bao giờ ngài than phiền là ngài cô đơn không? Mặc dù ngài cũng gặp nhiều chuyện lắm như là mất quê hương, rồi được cho đất để ở vậy thôi chứ đâu phải đất của mình, Dharamshala cũng như là miếng đất thuê trong một khoảng thời gian ngắn thôi, chứ không phải của mình, nhưng ngài vẫn không cô đơn, đi đâu cũng thấy Ngài cười.
Bồ Tát không cần định nghĩa gì cao xa hết, Bồ Tát là một người bạn không mời mà đến, anh có thể làm bạn với nhiều người thì anh nối kết được nhiều. Mình cứ xem y báo của mình như thế nào thì biết chánh báo mình thế nào liền, nếu tôi cô đơn, bạn bè tôi ít lắm có nghĩa là tôi không có nối kết. Ngay cả những ca sĩ nổi tiếng, mỗi lần bán được cả triệu đĩa, như vậy là họ kết nối một mặt nào đó với nhiều người khác, họ kết nối được với người khác nên người khác thích thôi.
Tóm lại, mình phải thẳng thắn nhìn nhận người nào cô đơn thì người đó thấp kém, bởi vì họ không nối kết được. Còn Bồ Tát làm bạn với tất cả chúng sanh, Đức Đạt Lai Lạt Ma nối kết được với tất cả chúng sanh, nên người khác mới thích ngài, mình nối kết với người khác thì người khác thích mình thôi.
Tóm lại người nào cô đơn là người đó thấp kém, Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc nào cũng vui vẻ tức là ngài nối kết được với nhiều người. Nếu tính tình mình khó khăn, không ai thích mình hết thì biết rằng tâm Từ Bi của mình ít lắm, đơn giản vậy thôi. thầy đã nói rất nhiều lần rồi, mình cứ nhìn y báo của mình thì biết chánh báo mình như thế nào, biết mình tu ra làm sao. Mình thiếu nối kết nhiều lắm nên mình cứ cô đơn thôi. Cô đơn là vì mình sống trái với Pháp, Pháp là luôn nối kết, mình sống trái với Pháp thì mất nối kết, đơn giản vậy thôi. Không cần nói Phật Tánh là Thường Lạc Ngã Tịnh, mình chỉ cần nối kết được với người khác là mình tìm lại được Phật Tánh trong mình, và Phật Tánh đó luôn nối kết. Rất nhiều tông phái nói chúng sanh vốn là Phật là vậy đó, chúng sanh vốn là sự nối kết với toàn bộ vũ trụ này.
Sự nối kết trong đời này nó nhắc nhở mình nhiều lắm, nhưng mà mình khổ cái không học rồi này nọ. Gặp một người lạ mình nối kết bằng cách bắt tay, hỏi một vài câu “Anh có khoẻ không?”, đó là nối kết. Mình càng nối kết được nhiều thì mình càng lên cao thôi, bởi vì đơn giản Phật tánh là cái sự nối kết bổn nguyên. Nối kết mình với tất cả mọi người, nối kết mình với thiên nhiên, nối kết mình với tất cả các bậc giác ngộ. Đơn giản vậy thôi, chứ không nói Phật tánh là tròn méo gì hết, Phật tánh là xanh đỏ tím vàng gì hết. Phật tánh là thường lạc ngã tịnh cái đó không cần biết. Mình nối kết được là anh sẽ thấy thường lạc ngã tịnh thôi.
Mình nhìn các vị đó, ví dụ như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài nối kết hầu như với tất cả chúng sanh. Cái khác thì mình không biết được, nhưng Ngài hầu như nôi kết với tất cả mọi người trên Trái Đất này. Ngài luôn luôn hoan hỷ, tâm Ngài nó rộng rãi lắm, phải không? Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh là vậy đó, phải cụ thể. Chứ mình đừng có ngồi đọc thực đơn miết, không chịu ăn thì không cách gì, uổng đời. Thực đơn là gì? Phật tánh, thường lạc ngã tịnh, đó là thực đơn. Còn bây giờ mình thực hành cụ thể là mình phải thấy được cái nối kết ngay từ chỗ này.
Nối kết làm sao? Đó là lời nguyện, khi mà tôi nối kết được thì tôi không bỏ cái lời nguyện này, tôi không bỏ cái nối kết đó. Chứ không phải ở đây mình thấy sơ sơ cái nối kết chút nữa ra người nào chọc mình là mình muốn đánh người đó. Chính sự nối kết đó nó xoá tan mọi phiền não của mình. Khi mình nối kết được với mọi sự thì mình hết tham thôi. Mình tham là bởi vì mình thiếu phải không? Mình nối kết không được thì mình thiếu thôi. Thành ra cái giàu của Phật giáo là vậy đó, là mình nối kết được với nhiều thứ lắm. Thì Thầy đã nói rồi, Đức Phật có nói một câu “Ba cõi này là của ta” trong kinh Pháp Hoa ấy, là bởi vì Ngài nối kết được với ba cõi. Chứ không cần mua đất mua đai mua đảo gì hết. Mình có tiền đâu mà mua được cả một đất nước, người giàu nhất thế giới cũng không mua nổi một tỉnh nữa. Nhưng mà nếu mình nối kết được với người khác, với thiên nhiên, với chư Phật thì tất cả đều là của mình hết, đó mới gọi là giàu. Không phải của mình là mình có giấy có tờ gì đâu, không bán cho ai được hết nhưng nó là của mình. Nãy giờ Thầy nói, ông Châu có hỏi gì nữa không?
Chú Châu-CT: Dạ thưa Thầy con hỏi thêm. Chúng con nghe chúng con cũng có tin, có cảm nhận được. Nhưng thực sự để kết nối được chúng con thấy khá là khó. Chúng con cũng lớn tuổi rồi để kết nối được thực sự, có gì đó nó rất là khó.
Thầy: Chừng đó thôi. Không có cái gì nữa hết. Mình không kết nối được là bởi vì mình không tin, đơn giản vậy thôi. Mình không tin tất cả mình là một. Hoà thượng Tây Tạng đã từng nói một câu mà mấy vị trên chùa Tây Tạng định viết câu không biết đã viết hay chưa trên tầng lầu cao nhất là “Tất cả là ta. Ta là tất cả. Không có ai ngoài ta. Ta cũng không ở ngoài ai hết.” Đó là sự kết nối tới mức tuyệt đối rồi.
Thành ra không có gì khó hết, thứ nhất mình tin, thiếu gì chuyện để mình tin. Mỗi tông phái, thậm chí mỗi tôn giáo đều có cách kết nối của họ. Thì mình thấy mình lựa cái nào mình kết nối được mình kết nối. Còn không kết nối được thì mình kết nối với một người khác phái đi, để bắt đầu biết tình yêu thương là gì? Để bắt đầu yêu thương người khác, mình phải bắt đầu từ một người nào đó. Rồi từ người đó mình thương yêu cha mẹ người đó, rồi ông bà người đó mình thương yêu, rồi nó mở rộng ra.
Thế gian này là một bài học, chứ không có nói khó gì hết, anh phải làm thôi chứ đừng có nói khó. Thầy thấy kết nối với một người khác phái dễ quá phải không? Thì mình thấy khó thì mình kết nối với một người khác phái đi. Để mình biết từ bi là gì, tình thương yêu là gì? Mặc dù tình thương yêu mình lúc đó còn nhỏ lắm. Cô đó cao thước sáu lăm chẳng hạn thì tình thương yêu mình có thước sáu lăm thôi. Rồi mình mở rộng ra, tình thương yêu ban đầu nó lên tới cái phòng này, rồi nó ra nữa, ra tới ngoài kia, ra nữa thì mình biết tình thương yêu là gì, đơn giản vậy thôi.
Mình nhầm lẫn tình thương yêu với tình dục, tình thương yêu là sự kết nối bổn nguyên, nguyên thuỷ. Nhưng mà mình làm không được, thì mình làm cái dễ nhất là kiếm người khác phái nào đi. Tôi không thể thương ông Trường này được thì tôi kiếm cô nào đó tôi thương. Rồi từ tình thương đó tôi bắt đầu thấy thằng cha này nó cũng là người vậy thôi, vợ mình là người thì thằng này cũng là người, thôi thương nó đi. Rồi từ từ, chứ không có gì khó hết.
Anh tìm kiếm kết nối tất cả mọi tông phái, tất cả mọi pháp môn đều để cho đưa mình trở lại kết nối nguyên thuỷ. Thứ nhất thiền định, thiền định để làm gì? Để tìm lại cái sự kết nối nguyên thuỷ đó. Khi thiền định mình đâu thấy tôi nữa, không có tôi với cái của tôi. Mình thấy mình mở rộng ra y như là không gian, không gian là nó kết nối với tất cả. Nếu mình trụ được ở trong đó thì mình kết nối với tất cả.
Hoặc là trì chú, ông nào không thích ngồi thiền, tôi ngồi thiền mỏi chân lắm, thì trì chú để làm gì? Chú là để kết nối với bổn tôn, bổn tôn đó là gì? Bổn tôn đó là kết nối với tất cả chúng sanh. Cho nên mình thấy khi mà tu hành Đức Quán Thế Âm, thì khi mình trì chú và quán tưởng trên đầu mỗi chúng sanh đều có đức Quán Thế Âm hết. Chứ không phải trên đầu mình mới có Đức Quán Thế Âm thôi, thì mình nối kết với chúng sanh nào đó. Tôi quán tưởng trên đầu ông Hải có Đức Quán Thế Âm, tôi nhìn ông Hải tôi khó chịu lắm nhưng mà tôi nối kết với Đức Quán Thế Âm trên đầu ông Hải, tôi cũng sẽ bắt đầu kết nối được với ông Hải.
Rồi tôi thực hành bổn tôn cái này, cái nọ để làm gì? Để cuối cùng hoà tan, mình hoà tan với bổn tôn, hoà tan với tất cả chúng sanh, hoà tan với ánh sáng của bổn tôn, hoàn tan với tất cả. Thì đó là sự kết nối nguyên thuỷ, đó là tình thương yêu, vậy thôi chứ có gì đâu. Thương yêu là không có một cái gì chia cắt hết. Ngay cả bây giờ mình có lập gia đình, mình có lấy một người nào đó, mình thấy sự kết nối đó nó cũng yếu ớt lắm. Nó chỉ dạy cho mình kết nối ban sơ thôi, thấp nhất thôi.
Rồi Thầy đã nói rồi cái chữ “Religion” là tôn giáo. Religion là kết nối trở lại, kết nối với cái gì đó. Cái đó mình có thể đặt tên là chính mình, cái tánh Không, từ bi vô lượng hay cái gì gì đó nhưng mà kết nối trở lại. Religion là kết nối trở lại, tôn giáo có nghĩa là kết nối trở lại, trở lại với cái gì đó là tuỳ ý anh. Cho nên tất cả nó là vậy thôi chứ mình nói khó là khó làm sao? Bây giờ nói tôi thấy mấy bữa nay ngập ngoài đó, bùn rồi tùm lum hết. Tôi muốn kết nối với bùn, bây giờ tôi ra tôi ôm hôn cái đống bùn đó coi, tôi sẽ thấy tôi kết nối với nó liền. Chứ mình đừng nói là cái này dơ hay sạch gì hết phải không?
Đó là thiền định, thiền định là nhập một thôi chứ có gì khác đâu. Đơn giản vậy thôi, chẳng qua mình không dám làm, mình cứ nói cái này cái nọ. Phật giáo là Ngài Đạo Nguyên hay dùng chữ gì đó, mà thiền hay dùng cái từ chính mình, là tự kỷ linh quang thường hiển hiện. Có nghĩa là cái linh quang của chính mình thường hiển hiện, thì kết nối với tự kỷ đó chứ không có gì khó hết, muốn là làm.
Thầy đã nói rồi lập gia đình là nó khó lắm, nó đòi hỏi quá nhiều điều kiện, lập gia đình là giá đắt lắm. Thứ nhất là anh phải học mười mấy năm để anh có cái nghề anh sống mới lập gia đình được phải không? Thứ hai anh phải có nhà,... Thứ ba là anh cũng phải có xe để đi rồi này nọ. Điều kiện nữa là cô đó thích tôi, tôi cũng phải thích cô đó, cha mẹ cô đó không thích tôi là cũng hỏng. Nó có quá nhiều điều kiện mà mình còn làm được.
Còn cái này không có điều kiện, tôi muốn kết nối với ông Thái thì tôi kết nối mắc gì điều kiện gì. Tôi không cần xin phép vợ ông, tôi kết nối với ông Thái tôi không cần điện thoại về xin cho tôi kết nối với ông Thái. Cái này là vấn đề ở trong tâm, thành ra rất dễ, không cần điều kiện. Anh muốn thì anh làm chứ không có điều kiện gì hết. Thầy đã nói rồi Phật giáo vô giá là vậy, nó không có giá tiền, nó là miễn phí, nó là không mất tiền.
Thầy có xin phép ai để Thầy kết nối với cái vườn ngoài kia không? Ngày hôm qua mưa mù mịt, ngập rồi vậy, bây giờ thấy cây cối nó sáng sủa vậy tôi kết nối với nó. Vậy thôi, tôi có cần xin phép ai không, xin phép lên phường hay là lên quận. Tôi là tên này tên nọ, sinh năm này năm nọ, xin phép được kết nối với mấy cái cây ngoài kia. Không cần, tự do một cách hoàn toàn. Ai cấm anh kết nối với bầu trời ngoài kia, chính anh không muốn kết nối chứ đừng có ngồi nói khó. Tôi mà muốn đi tôi phải mua vé máy bay Vietnam Ariline, tôi phải mua vé, phải có giấy tờ, đi đâu đó phải có visa; còn ai cấm anh kết nối. Không cần giấy phép giấy gì đâu, anh muốn kết nối hay không muốn, vậy thôi.
Thành ra đừng có nói khó, tu hành mà mình cứ nói khó là sao? Trong đời sống hằng ngày, cứ chú ý quan sát là mình thấy kết nối với tất cả mọi sự, phải không? Nói đơn giản là từ nãy đến giờ thầy vẫn kết nối với không khí, thầy hít vào thở ra, hít vào thở ra thầy mới sống nổi, chứ ai đó bóp mũi ba phút là chết ngạt. Mình luôn luôn kết nối, nói nhiều thì phải uống nước vào người cho nó bớt khô, bớt khát. Mình kết nối liên tục, cái đất này nó cho phép mình kết nối với đất, chứ không phải đất mà là nước thì mình đâu có ngồi cho nổi, phải không?
Kết nối là một nguyên lý rất quan trọng mà trong Phật giáo gọi là duyên sanh, tất cả mọi sự đều do nhiều nhân duyên hợp lại. Cái tách trà này là do nhiều nhân duyên hợp lại phải không? Nó có nghĩa là nó được tạo lập bằng rất nhiều nhân duyên gộp lại với nhau. Tách này mà đổ nước vào thì gọi là tách nước, nhưng nếu ta không đổ nước vào mà đem đổ dầu nhớt vào để sửa xe thì đó gọi là tách dầu nhớt. Đâu có cái gì cố định, nó do nhiều nhân duyên hợp lại nên thành cái tách. Những yếu tố cấu thành cái tách này hợp lại với nhau là do có yếu tố kết nối căn bản.
Hóa học là sự kết nối căn bản, chất A kết nối chất B tạo ra chất C, tất cả nó phải dựa trên kết nối căn bản đó. Kết nối căn bản mà mấy ông hay gọi là Ma trận thần thành đó, mấy ông học theo phương Tây, họ ưa dùng cái chữ ma trận lắm. Tất cả phải dựa trên cái kết nối căn bản đó, dựa trên cái ma trận thần thánh đó nó mới tạo lên sự vật, mới có tất cả mọi thứ, đó là duyên sanh. Mình cứ suy ngẫm cho kỹ đi rồi dần sẽ thấy rõ. Thầy đã nói rồi, mình chưa suy nghĩ được nửa con đường cần phải suy nghĩ đâu. Suy nghĩ tới một lúc nào đó mình muốn tránh duyên sanh cũng không tránh được cho dù mình thích hay mình không thích. Duyên sanh tôi không thích vì nó phá tung con người tôi ra nên tôi không thích, cứ muốn để nguyên vậy, xấu tốt gì kệ tôi, nhưng duyên sanh nó vẫn phá tung con người mình ra, và phá tung con người mình thì đó là giải thoát. Nó phá tan con người mình ra là sao? Tức là ông Đ không phải là ông Đ, ông Đ là sắc thọ tưởng hành thức, năm cái đó nó phá tung con người ông Đ ra, nên làm gì có ông Đ. Ông Đ là chỉ sự kết hợp của năm nhóm yếu tố đó thôi. Nghe vậy lỗ tai tôi thấy khó chịu lắm, nhưng mà phải như vậy thôi chứ không thể nào khác. Tất cả các pháp môn cũng chỉ để chứng thực cái điều đó, anh do duyên sanh thì anh mới kết nối được. Nếu không có cái kết nối căn bản đó thì nó có gặp nhau nó vẫn tan rã, rời rạc ra hết, phải không?
Thành ra đừng có nói khó hay không khó, đơn giản là anh có làm hay không làm, vậy thôi. Mình nói khó là tại mình không tin, những lời của bậc giác ngộ mình không tin, mình không tin là vấn đề chứ không phải là tại nó khó, rồi mình không làm. Tu hành là mình phải xác định là làm hay không làm, mặc dù cái hành động cần làm nghịch lại với cái nghiệp. Ở đời gọi cái nghiệp là mình quen vun vén, giờ phải xổ ra hết, nó bị nghịch lại nên mình kêu là khó. Sự thực nó là như vậy, mình không tin duyên sanh nhưng đến một lúc nào đó mình thấy ra và phải thừa nhận đó là duyên sanh vì lúc đó với cái thân này đất lại trả về cho đất, nước trả về cho nước ngoài sông ngoài suối, gió trả về cho không khí…
Trong kinh Lăng Nghiêm cũng nói rằng con mắt này phải trả về cho ánh sáng, lỗ tai này phải trả về cho những âm thanh, tất cả đều trả về hết sạch. Trong Kinh Lăng Nghiêm cũng nói một câu nữa là Khi tất cả mọi sự được trả về hết rồi thì anh là ai? Anh là ai? Mình chỉ là cái nối kết căn bản đó phải không? Mình ngồi thiền là để trả về, trả về hết mọi thứ. Khi không còn cái gì để trả về nữa thì đó chính là mình. Là chính mình thì tự do tự tại vì lúc đó không còn cái gì để trả về và không trả về được đâu nữa hết. Trả về địa ngục cũng không phải, trả về thiên đàng của chư thiên cũng không phải, nó là tự tại tự do, đó là tánh Không. Mình thấy đơn giản tánh Không là gì? Tánh Không là sự kết nối Nguyên thủy, phải không? Tất cả các Pháp đều là Không, thì tánh không là sự kết nối của tất cả các Pháp lại. Ông nào đưa toán học hay logic vào đối chiếu xem có sai gì không? Tất cả mọi cái đều là tánh Không nên tánh Không kết nối tất cả mọi thứ lại, đơn giản vậy thôi.
Chú Châu - CT:Dạ, con xin hỏi tiếp ạ. Con hiểu tất cả là do kết nối rồi, nhưng chúng con chưa kết nối được là do chúng con còn bị che chắn, tự ngăn cách mình, đó là những cái chúng con tự tạo ra chứ cái kết nối đó vốn đã sẵn đủ. Thầy mở rộng thêm cho chúng con quán sát kỹ lưỡng hơn ạ.
Thầy:Tất cả mọi cái nó đều chứng minh cái này hết rồi, mà sao mình không tin. Mắt thấy tai nghe nè, thầy nói ông nghe đó phải không? Đó không phải là kết nối sao? Phải không? Thầy với ông đang nói chuyện với nhau đây mà cách xa nhau hai trăm cây số, mà ông nghe thì đó là kết nối chứ còn gì nữa, ngoài Hà Nội cách cũng một ngàn hai trăm cây số mà vẫn nghe, thì đó là kết nối. Nhiều ông thấy rằng là vợ mình buồn thì mình cũng buồn, chứng tỏ là có kết nối trong đó, phải không? Chứng khoán tụt xuống mình buồn hết sức, không dám nói với vợ nhưng cô vợ cũng biết hết. Có kết nối đó, nó gọi là linh cảm.
Chú Quang Tồn:Thưa thầy, con có hai vấn đề chưa rõ, xin thầy chỉ cho ạ.
Thứ nhất là Phật tánh có thấy trực tiếp được hay không hay chỉ thấy qua những đức tính của Phật tánh như là thanh tịnh bản nhiên, vô trụ, bất động…?
Vấn đề thứ hai là với hai cái thấy đó trong đời sống thực tế tác dụng của nó như thế nào? Dạ, mô Phật!
Thầy: Thì đơn giản, Phật tánh là một cái gì toàn thể, phải không? bây giờ mình mở mắt ra, mình thấy một cái gì mà con mắt không bị chạy theo tướng thì đó là mình thấy Phật tánh, chuyện rất rõ ràng. Thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai, kinh Kim Cương nói rất rõ vậy rồi. Còn mình thấy các tướng là mình bắt đầu mình chạy theo các tướng thì lúc đó là mình mất Phật tánh rồi, mất sự nối kết Nguyên thủy rồi. Mình cứ hay kết nối vụn vặt thôi, chúng sanh là đi nối kết vụn vặt.
Giải thoát là nối kết với tất cả vậy thôi, phải không? Mình nối kết với tất cả tức là mình không nối kết với ai hết. Có thể thấy trực tiếp nếu như mình không thấy tướng. Như mình thấy cái gương vậy đó, mình không chạy theo cái bóng trong gương thì mình thấy toàn bộ mặt gương. Đó là thấy Phật tánh. Mình không có phân biệt những hình tướng trong mặt gương thì mình thấy Phật tánh. Như cô M.An vừa mới đi Boudhanath (Ấn Độ) phải không? Thì đôi mắt ở đó là sao? Con mắt đó luôn mở ra, nó thấy tất cả nhưng nó lại không thấy gì hết, phải không? Nó không thấy chi li như mình, nó không thấy phân biệt thì đó là thấy Phật tánh.
Thầy đã nói nhiều rồi, như ngài Bồ Đề Đạt Ma, tại sao ngài ngồi nhìn vách chín năm liền? Con mắt ngài lớn như hai cái chén, phải không? Đó là ngài thấy Phật tánh mà ngài lại không thấy gì hết đó. Ngài không thấy cái chia cắt rồi phân biệt thế này thế nọ mà ngài thấy toàn bộ.
Thấy toàn bộ là gì? Thấy cái bức vách là thấy toàn bộ cái mặt gương đó. Bữa trước mình có học cái bài là “Nhìn nhưng không thấy đó là con mắt của tôi”. Đó là một bài của vị Dakini nào nói đó mà mình đã học rồi. Không phải là không thấy gì cả là mù đâu, mình thấy hết đó, nhưng mà mình không bị trụ vào trong từng cái tướng riêng lẻ. Mình thấy toàn bộ mà mình không thấy gì cả; chứ không phải không thấy gì cả là mù. Không thấy gì cả nhưng con mắt sáng lắm!
Câu thứ hai là ứng dụng cái thấy đó trong đời sống thực tế như thế nào, phải không?
Trong đời sống thấy cái gì cũng thấy tất cả là áp dụng. Rồi mình phải đi sâu hơn nữa, sâu hơn nữa. Đó mới là lý vô ngại thôi, thấy mặt gương là thấy lý vô ngại thôi. Thấy sự sự vô ngại là khi anh thấy cái một là anh thấy luôn tất cả. Như ông Lượng mà thấy cô Hương là ông thấy giống như tất cả nhân loại (ông Lượng là chồng cô Hương), đó là ông thấy một mà thấy tất cả, phải không? Chứ không phải thấy tất cả là trợn con mắt miết vậy đâu. Anh thấy cái một nho nhỏ thôi anh sẽ thấy cái tất cả trong đó.
Cái thấy cũng có nhiều cấp bậc trong đó, và đó là mình mới chỉ là lý vô ngại thôi chứ chưa thấy Tánh. Anh phải đi tới cái sự sự vô ngại nữa, lúc đó tôi nhìn thấy cái mặt ai tôi cũng thấy Phật tánh. Ngay tướng là tánh, cứ thực hành đi rồi lần lần nó tới, phải không? chứ không phải thấy Phật tánh là tôi chui vô phòng, tôi đóng cửa tôi ngồi khoanh chân lại tôi nhòm thì tôi mới thấy Phật tánh. Không phải! Tôi thấy một cái gì đó là tôi thấy Phật tánh nó nằm ngay trên cái đó, giống như mình thấy trong một giọt nước liền thấy được tất cả Đại dương.
Thầy: Một cái gì đó là tất cả Phật tánh nằm trên cái đó. Cũng giống như trong một giọt nước, trong một làn sóng nó có tất cả Đại dương trong đó. Nên cứ thực hành rồi sẽ thấy, nhưng cái thấy có nhiều cấp bậc. Nếu mình chỉ thấy cái gương đó mới là lý vô ngại, còn sự sự vô ngại là thấy một là thấy tất cả.
Ph.Thảo: Dạ thưa Thầy, con là Ph.Thảo ở Hà Nội. Bài giảng của thầy ngày hôm nay rất trí tuệ, và thực ra chúng con được nghe thầy giảng rất nhiều lần nhưng lần nào cũng như mới, và cảm thấy mình vẫn chưa thực hành được tốt lắm, thì con xin phép được thầy chỉ dạy là làm thế nào để cho các hoạt động về đại chúng của những anh chị em ở ngoài Hà Nội để chúng con sôi nổi hơn và chúng con sẽ mang đạo vào đời, con mong thầy có những chỉ dạy cho chúng con thêm.
Thái: Dạ thưa Thầy. Con thấy là chúng ta phải tin sự nối kết đó là trùm khắp, rồi chúng ta phải nghiệm trong đời sống trong quá trình thực tập của chúng ta phải kinh nghiệm nó đang ở hiện tại và mọi thứ đang ở đây, và chúng ta chỉ nhận ra và liên tục nhận ra, thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ thấy điều đó nó rất tự nhiên và cứ như vậy chúng ta sẽ mở rộng. Trong tâm của mỗi thành viên của nhóm Đương Niệm là phải làm sao cho mình thấy được trong mình có một Bồ Đề tâm, và tâm đó muốn phục vụ cho nhiều người. Chính cái tâm đó sẽ kết nối lại tất cả thành viên của Đương Niệm với tất cả đại chúng trong Sài Gòn và Hà Nội. Chính cái tâm gọi tạm thời là Bồ Đề tâm đó, thì chính Bồ Đề tâm sẽ kết nối các thành viên lại, và tâm vị tha sẽ giúp cho động lực của Đương Niệm là muốn phục vụ nhiều hơn và chính cái tâm muốn phục vụ nhiều hơn đó là đòn bẩy toả ra được, và càng tâm đó càng lớn càng sâu sắc hơn thì sẽ càng toả ra rộng hơn rất nhiều. Thì trong thời gian tương lai, thành viên sẽ ngày càng mở rộng hơn, sẽ thu hút những thành viên có tâm nguyện và có Bồ Đề tâm như thế; và không chỉ dừng lại kiếp này, tiếp tục chúng ta sẽ gặp lại ở những kiếp sau nữa cho đến khi hoàn toàn thành vị Phật.
Việt Dũng: Kính thưa thầy và kính thưa đại chúng. Con cũng xin được chia sẻ với các anh chị và các bạn trong Đương Niệm, và cũng xin được tiếp nối ý của anh Thái. Khi con vào đây và được thầy dạy về Bồ Đề tâm tổng quát để tìm lại sự kết nối mạnh mẽ hơn với nguồn. Nguồn ở đây như thầy giảng là Phật tánh, thì cái nguồn đó tuy chúng con được học thầy giảng dạy nhưng mà để thực chứng được nó thì nó không phải là điều đơn giản, mà cần chúng con nỗ lực rất nhiều. Nhưng để nối kết mạnh mẽ hơn với nguồn, thì với con cái nguồn có thể ở đây chính là chùa, chính là đại chúng là Thầy. Hôm trước thầy có dạy Bồ Đề tâm tổng quát là Bồ Đề tâm để hướng đến mọi người và mọi loài chúng sinh, thì cái đó thì chúng con và các anh chị ngoài Đương Niệm cũng đã có nỗ lực. Con xin góp thêm một ý là Bồ Đề tâm cụ thể mà thầy hướng dẫn, đó là Bồ Đề tâm cụ thể từ những hành động cụ thể của mình để làm sao có thể kết nối được với nguồn rất mạnh mẽ như rửa chùa, thì đó là những việc làm cụ thể của mình để hỗ trợ cho mọi người để làm sao mang lại lợi ích và lợi lạc nhiều nhất tới người khác. Cụ thể sắp tới nhóm Đương Niệm chúng con cùng các anh chị sẽ vào chùa. Trong quãng thời gian đó, con tin là sẽ có thể học hỏi được rất nhiều điều, có thể trở lại đây để có thể kết nối với nguồn năng lượng từ thầy và Đại chúng, để từ đó có được một cái đà để có thể đem đạo vào đời để có thể phục vụ cho lợi ích của mọi người.
Anh Lượng: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Sáng giờ thầy giảng hay quá. Với kinh nghiệm của mình, mình thấy kết nối với những người khác giới cũng khó, nhưng những người cùng giới với mình thì đơn giản. Cho nên con thấy là để kết nối thì cần có những hoạt động cùng nhau, ở chùa thì có hoạt động tham gia đánh cầu lông nên kết nối của mọi người ở đây còn mạnh mẽ hơn nữa. Thấy các huynh ở đây kết nối mạnh mẽ, rõ ràng, và hiểu nhau hơn. Như hồi sáng nhìn thấy, sư huynh Vụ hái trái mít chín đem vô, rồi cùng với Cương và Việt Dũng, ba người vừa lột mít vừa nói chuyện rất rôm rả và cởi mở, như vậy ba người đã kết nối với nhau rất là vui tại chùa. Thì mọi người thấy rõ ràng là để kết nối, chúng ta nên có những hoạt động cùng nhau. Ví dụ như mình gặp gỡ nhau, uống cà phê hay cùng nhau và tiếp xúc ở một sự kiện nào đó, thì khi chúng ta làm cùng nhau chúng ta sẽ có sự kết nối và va chạm, va chạm sẽ có kết nối.
Ph.Thảo: Chúng em xin cảm ơn góp ý của bạn Thái và anh Lượng và Việt Dũng. Chúng em cũng khá hài lòng về sự góp ý của mọi người, và trong tháng 7 tới thì Hà Nội sẽ có sáu người vào chắc chắn sẽ có nhiều buổi trao đổi hơn để cho các hoạt động ở ngoài Hà Nội sẽ sôi nổi hơn.
Thái: Kính thưa thầy và đại chúng. Hồi nãy thầy nói là cái lý, thì mình thấy mỗi cái giống như tấm gương, mỗi cái hiện tướng giống như tấm gương là chỉ có lý, còn về sự là mình thấy trong một tướng là mình thấy tất cả, giống như mình thấy giọt nước chuyển động giữa Đại dương. Để cho mình kết nối thì đầu tiên là cái sự kết nối thông qua những công việc, mình tiếp xúc với nhóm nào đó và mình kết nối với những người khác, thì khi mình kết nối với người nào đó thì mình sẽ thấy được những che chướng của chính mình và của những người khác. Khi đó mình mới thấy được ý nghĩa của trí huệ, nhẫn nhục, từ bi. Mình sẽ thấy được những giá trị khi mình làm việc với nhiều người như vậy, và mình cũng thấy được che chướng nhờ mình làm việc với mọi người, và cũng chuyển hoá bớt những nghiệp xấu.
Cao Hải: Chuyển hoá bớt những nghiệp xấu trong tâm của mình. Lúc đó những che chướng thông qua những công việc như vậy, mình thấy những che chướng của mình dần dần bớt, thì trong cái sự đó thể hiện cái lý rất rõ ràng. Cho nên các vị Bồ Tát giống như một ngọn đèn, ngọn đèn muốn chiếu sáng thì phải có sự kết nối, những tia sáng phản chiếu tất cả những khung cảnh xung quanh, càng chiếu bao nhiêu thì sự kết nối mạnh mẽ bấy nhiêu. Ngọn đèn là trí huệ nhưng nó chiếu ra đó là từ bi. Cho nên mình phải có hai phương tiện đó là ngọn đèn luôn luôn chiếu sáng chứ không phải chiếu sáng một chỗ, mà mình biết là ngọn đèn đó chiếu sáng và tỏa khắp. Chính sự toả khắp của nó đó là sự kết nối. Và sự kết nối không chỉ trong “chúng” mà còn là sự kết nối những chúng sanh khác. Kết nối bao nhiêu thì tâm mình nó thanh tịnh bấy nhiêu.
Thầy: Thực sự ra cách đây mấy ngày, mình cũng có đăng một bài của Ngài Garchen Rinpoche. Trong đó Ngài có nói có hai sự kết nối. Kết nối thứ nhất là qua Phật tánh, là mình kết nối với chư Phật với tất cả chúng sanh với tất cả thiên nhiên, đó là Phật tánh. Kết nối qua Phật tánh, mình càng kết nối mình càng đi sâu vào Phật tánh. Cái thứ hai của Ngài nói là sự kết nối qua Bồ đề tâm. Bồ đề tâm là sự hoạt động của mình ở thế gian này. Mình càng hoạt động với Bồ đề tâm bao nhiêu thì mình tạo ra sự kết nối nhiều chừng đó, và đồng thời mình đánh thức Bồ đề tâm của người khác chứ không phải chỉ của mình. Cái này trong Phật giáo gọi là bốn nhiếp pháp: thứ nhất là bố thí, thứ hai là ái ngữ (lời nói êm đẹp cho hay), thứ ba là lợi hành (làm lợi cho người khác), và cuối cùng là đồng sự (cùng làm việc với người khác).
Mình thấy là Bồ đề tâm là cái mình muốn kết nối với người ta, không phải kết nối để làm những chuyện lôi thôi ở đời này, mà kết nối còn để đánh thức Bồ đề tâm của người ta. Bằng cách đơn giản là tôi đem Bồ đề tâm của tôi ra làm việc, thì khi tôi làm việc nó sẽ lây Bồ đề tâm của tôi qua, nó sẽ đánh thức Bồ đề tâm của người khác.
Bồ đề tâm là một cái kết nối trong hoạt động. Mình phải có con mắt để mình thấy những vị cao cấp của Tây Tạng tại sao mà Ngài luôn đi hết chỗ này chỗ nọ, tại sao Ngài luôn làm việc nhiều. Bởi vì Ngài làm bằng Bồ đề tâm, và chính vì Bồ đề tâm làm lợi ích cho người khác thì nó bắt đầu nó lây qua, nó đánh thức Bồ đề tâm ở nơi người khác. Bồ đề tâm có nghĩa là sự kết nối qua những hoạt động, mình càng hoạt động nhiều chừng nào thì sự kết nối càng mạnh mẽ chừng đó.
Tóm lại, mình thấy những bài Ngài nói là những bài mình đưa lên một đời tu không hết. Thứ nhất Ngài nói Phật tánh là cái kết nối căn bản, nguyên thuỷ; và thứ hai nữa là Bồ đề tâm, Phật tánh mình kết nối với chư Phật, với tất cả chúng sanh. Mình càng đi sâu vào Phật tánh được bao nhiêu thì càng kết nối được với hai cực, mình chỉ ở giữa lưng chừng thôi. Còn kết nối thứ hai nữa là kết nối trong hoạt động, là mình hoạt động với nguồn năng lượng của mình là Bồ đề tâm, thì mình càng hoạt động chừng nào thì Tiềm Năng Thuần Khiết càng rót vào mình chừng đó. Mình làm việc mà làm với tham sân si thì Tiềm Năng Thuần Khiết bít đường bít lối nó không vô được, còn nếu mình làm trong Bồ đề tâm thì Tiềm Năng Thuần Khiết sẽ rót vào.
Mình càng làm việc được chừng nào thì mình càng đánh thức được lòng tốt của người khác, đơn giản là họ thấy mình làm tốt đẹp được cho người khác một cách không vì tiền bạc, lợi lộc, không quyền lợi, mình làm vậy thì tự nhiên họ sẽ đánh thức được Bồ đề tâm ở nơi họ. Bồ đề tâm là hoạt động nhưng trong sự nối kết, không phải là hoạt động mà đi kiếm riêng lợi lộc cho mình mà hoạt động trong sự nối kết, thành ra Bồ đề tâm của mình càng hoạt động chừng nào thì mình càng nối kết được chừng đó.
Và đơn giản là khi mình làm việc trong Bồ đề tâm thì năng lượng thuần khiết sẽ vào mình thêm, không những thêm vào mình không mà nó còn toả ra nữa, thì nó làm cho những người khác họ bị kích thích và họ làm theo. Cũng như ở đời, thầy cũng dở nhưng thầy bắt chước làm theo những vị thầy cao cấp, mình bắt chước làm một thời gian thì thấy nó cũng đỡ, tuy mình không bằng những vị đó nhưng mình cứ bắt chước theo, rồi mình càng làm chừng nào thì năng lượng thuần khiết càng vào nơi mình nhiều chừng đó, cho nên mình càng làm càng chất lượng hơn, càng nói càng rõ ràng rành mạch hơn. Đơn giản vậy thôi.
Thầy đã nói rất rõ ràng là một vị Pháp thuyết có nghĩa là Pháp thuyết chứ không phải vị đó thuyết. Pháp thuyết là năng lượng thuần khiết đó thuyết qua thân tâm của vị đó, đó mới là Phật Pháp chứ không phải Phật Pháp của ông này ông kia, Phật Pháp là Pháp của Phật, mà Pháp của Phật thì Phật thuyết. Nên thầy cũng ráng làm để càng ngày càng tốt đẹp hơn.
Càng làm bằng Bồ đề tâm nhiều chừng nào thì năng lượng thuần khiết rót vào mình nhiều chừng đó, rót vào mình rồi mình càng được nâng cấp lên. Thuyết Pháp có nghĩa là Pháp thuyết, mà Pháp là đứng hàng thứ nhì trong Tam bảo, Phật là cao nhất, rồi tới Pháp, và Tăng (Tăng có nhiệm vụ hộ trì và hoằng Pháp, mở mang giáo Pháp ra, mở mang ánh sáng ra cho cõi đời này).
Bồ đề tâm không cần cao xa, ví dụ như Lượng mời đại chúng ăn bữa cơm là Bồ đề tâm nho nhỏ của Lượng, rồi làm dần dần nó thành Bồ đề tâm lớn, rồi tới lúc không những là Lượng cho bao nhiêu người đây ăn rồi đến một lúc Lượng thành Bồ Tát và có thể cung cấp thức ăn cho nhiều chúng sanh, tới cỡ như Đức Đạt Lai Lạt Ma là cung cấp thức ăn cho tất cả chúng sanh. Một ngày Ngài cung cấp biết bao nhiêu chuyện của Pháp, Pháp mới ăn chứ còn cơm chỉ là cái duyên, cái quan trọng là Pháp thực. Mình thấy những vị đó làm việc cả ngày, cung cấp khẩu phần cho tất cả chúng sanh, chứ mình đừng nghĩ là nhiều khi chưa đủ còn đưa lên trên máy cho cả thế giới nghe và cung cấp cho cả thế giới. Chỉ nhìn hình tướng của mấy vị đó là thấy Pháp rồi.
Pháp thân là cái thân của Pháp, mà cái thân của vị đó thầy thấy đó là Pháp. Đức Phật ngày xưa cũng vậy, có nhiều người chỉ cần nhìn Ngài thì chứng quả chứ không cần thuyết pháp gì hết. Nhìn Đức Đạt Lai Lạt Ma vị nào ngon lành là cũng có thể chứng chứ không phải giỡn chơi đâu. Thế nào là sự thanh tịnh? Thế nào là Phật tánh? Phật tánh hiển lộ ra ngay thân của những bậc giác ngộ, thành ra chỉ cần nhìn là đủ. Chứ đừng ngồi đó nói Pháp thân là không sanh không diệt. Pháp thân đúng là không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm nhưng khi những vị đó họ thị hiện ra từ Pháp thân, và thị hiện ra Hóa thân, thì Hoá thân đó là đại diện cho Pháp thân, nhìn là thấy Pháp liền.
Chú Hải-CT: Mô Phật, con chào thầy chào mọi người. Sáng nay thầy dạy về cái Thấy trên phương diện nối kết, nó rất hay, nó đánh thức khả năng tu hành của mình. Nếu mình nhìn trên góc độ nối kết, mình sẽ thấy khả năng của mình hạn chế hay mở ra được đến đâu.
Con cũng có một câu hỏi là nếu người ta chỉ dựa vào phương diện nối kết, mà người tu chưa nhận ra được cái thấy thì dựa vào phương diện nối kết có thể nhận ra được cái Thấy không? Thưa Thầy.
Thầy: Thì thầy đã nói rồi. Tất cả mọi con đường Phật giáo, tất cả mọi Pháp môn đều là để đạt đến cái đó hết, chứ không phải là anh độc quyền cái Thấy. Có thấy hai mươi lăm vị Bồ Tát A La Hán trong kinh Lăng Nghiêm là những vị đó họ đạt tới cái Pháp tánh, đạt Như Lai tạng bằng những kiểu khác nhau, có những vị quán vô thường, mà cũng có những vị trong phòng tắm vừa dội nước thì biết tánh nước liền.
Thành ra mình có sửa soạn sẵn sàng không chứ đừng có phải như thế này phải như thế kia, Pháp là con đường rộng mênh mông, mà mình phải như thế này phải như thế kia. Ngay như thầy thấy, Cái thấy Thiền định Hạnh và Quả, nói một cách công thức, như mình đi vào cái hạnh cỡ bao nhiêu thì cái thấy của mình bấy nhiêu, chứ không phải nhất định là phải thấy, qua cái hạnh tôi thấy, qua cái làm việc tôi thấy, đơn giản vậy thôi. Cũng đơn giản, như thầy là một ông thầy dỡ mà thầy siêng năng chuyện dịch và viết trong khả năng Thầy, viết thầy có khả năng kết nối với những người khác, qua cái viết đó mình kết nối không được 100% thì cũng được 60% thì cũng được rồi. Thành ra mình cứ làm việc đi không cần thấy gì, chỉ cần hạnh, mình sẽ thấy, như có vị trong kinh Lăng Nghiêm, Trì Địa là một vị cả ngày chỉ làm một việc là lấy cuốc, cuốc chỗ nào lỏm thì cho bằng phẳng, chỗ nào nó hẹp thì cuốc cho nó rộng để đừng rớt xuống vực, cả đời ngài với đất, thì cuối cùng ngài đắt tánh Đất là cái gì. Con mắt thầy là mạnh nhất trong các căn thành ra thầy hay nói cái thấy ,trong kinh nói rõ ràng lỗ tai cũng nghe, tôi nghe pháp chứ tôi thấy pháp, có nhiều ông mũi ngửi nhiều thì thiện xảo nhiều qua lỗ mũi, chính cái pháp qua cái lỗ mũi của ông có nhiều, ông tư duy sâu sắc chính cái pháp qua cái suy nghĩ của mình. Vấn đề là mình có tin các pháp luôn luôn hiện diện trước mình hay không, hiện tiền hay không, mình tin thì mình tìm cách thể nhập vào đó đủ kiểu. Có nhiều ông làm việc mệt quá lè lưỡi ra y như đạt đến trạng thái vô niệm, mệt quá nghĩ không nỗi, thở cũng không xong, tự nhiên nhập định, thiếu gì. Cái đơn giản mình phải biết dùng.
Trong truyện thiền, Phật pháp là gì, ‘Tổ Sư Tây Lai Ý’ là gì, vị đó hỏi ông có nghe mùi thơm của hoa gì, ông nghe đó thế là xong. Khi ông nghe được mùi thơm thì ông phải làm sao cho người khác nghe làm bằng cách kiểu này kiểu nọ, ông có ngửi được mùi thơm đó, vấn đề mình phải tin làm từ từ nó tới. Bất kỳ ngôn ngữ nào mình cũng phớt phớt, như thầy nói chữ Tự do, đâu phải Tự do do ai đặt, tự do là cái gì? Một chữ mình học cả đời, tự do là sao? Người Nhật, người Trung Hoa dịch là tự do. Tự do là do tự mình, phải không?, cái gì do tự mình không do ai hết, mà vị nào đắt Niết bàn mới do tự mình thôi chứ tất cả đều giới hạn hết.
Tự tại là gì? Là sao? Một chữ mình học cả đời, thành ra mình đừng lo gì hết, không hấp tấp gì hết, Quán Thế Âm là gì? Cả ngày niệm Quán Thế Âm, chứ Quán Âm là gì mình không hiểu, phải không? Thử hỏi ngài Quán Thế Âm có nối kết được với tất cả chúng sanh không, phải không? Ngài nối kết được với chúng sanh nên ai cầu nguyện gì ngài nghe hết đó là sự nối kết nguyên thủy, cho nên Quán Thế Âm là ngài đã đạt đến nối kết nguyên thủy đó nên ngài đáp ứng tất cả mọi đều, sự nối kết nguyên thủy là gì? Làm sao mà thấy, thì đơn giản thì anh mở mắt thì anh thấy sự nối kết nguyên thủy mà anh thắc mắc, anh mở mắt là anh thấy ngay sự nối kết nguyên thủy không có gì lạ hết.
Mình lý luận hơn nữa, ở đời này mình có cái gì không nối kết cái gì không, hoàn toàn không? thầy nói rất rõ ràng mình hãy thiền định đi. Tất cả pháp đều là Tánh Không, có nghĩa tánh Không nối kết tất cả các pháp, đơn giản vậy thôi. Tánh Không nền tảng nối kết tất cả các pháp, phẩm Phổ môn của Đức Quán Thế Âm, Phổ môn là cửa ở khắp tất cả, Phổ là khắp, Môn là cửa, Phổ môn nghĩa là khắp tất cả, anh gõ vào hư không tôi cũng nghe, anh gõ vào cái gì tôi cũng nghe, khắp tất cả, ông nói tôi nghe mà ông không nói tôi cũng nghe, đơn giản như vậy thôi.
Cô Hà: Kính thưa thầy thưa đại chúng cho con được xin chia sẻ. Sáng giờ thầy dạy về việc kết nối và Phật Tánh. Con thấy đứng trên phương diện thực hành hành của chúng con, thì con thấy nhẫn, là một trong những cách để chúng con trở lại như cái thầy dạy, nhẫn cũng là tình yêu thương, Bồ Đề Tâm. Một bà mẹ chẳng hạn, vì yêu thương đứa con của mình, cho dù ngỗ nghịch không như mình mong muốn, như bà cũng yêu thương nó dữ lắm, làm sao cho nó tốt hơn. Mình cũng mở rộng tình yêu thương trong cái đội nhóm của mình, với những người xung quanh, thì mình cũng thể hiện sự nhẫn, khi mình có tình yêu thương thì mình sẽ nhẫn được.
Ví dụ họ không vừa ý mình, chậm chạp, làm cho mình không vui chẳng hạn, thì mình cũng có thể nhẫn được đó là tình yêu thương, khi mình hơn họ một chút chẳng hạn thì mình không có sự kiêu căng ngạo mạn, đó là tình yêu thương. Cái nhẫn trong kinh cương ngài Đương Đạo có giảng, cái nhẫn đó đặt trên nền tảng tánh Không, thì không có bốn tướng chúng sanh thọ giả, thì mới thấy được tánh Không, ngay trên hoạt động của mình ngay trên bốn tướng đó, Như sáng thầy giảng ngay đó là sự kết nối, con nghĩ ngay tại đó có sự kết nối mình với đội nhóm với mọi người xung quanh với đạo sư với các vị Bồ Tát, thành ra thực hành cái nhẫn cũng đưa mình về với Phật tánh.
Thầy: Không những Ba La Mật mà tất cả mọi cái đều là thực hành. Đây là thực hành Phật pháp nè, chứ đâu phải nhẫn gì phải không? Nếu như thầy với tư cách là “trách trà này đứa nào rót” thì lúc đó mình trở thành chúng sanh, còn mình uống trách trà này là thực hành Phật pháp. Thì đó là mình tu, mình cằn nhằn đứa nào rót trà nguội ngắt vậy nè không chịu đổi, thì mình thành chúng sanh, còn mình uống trà là thực hành Phật pháp, chứ nhẫn hay không nhẫn gì? Phật pháp đầy dẫy, có thấy hít thở là thực hành Phật pháp không? Quán hơi thở, niệm hơi thở, niệm tâm, niệm pháp, mình niệm mình biết hơi thở là cái gì, thì mình chứng Phật pháp qua hơi thở thôi.
Như ông H.Anh này. Ông muốn cái này, muốn cái nọ, ông sờ đầu, nhưng không có gì, trọc lóc, không có muốn gì được hết, đó là thực hành Phật pháp.
Thái: Thưa thầy, lúc nãy thầy hỏi quán Quán Thế Âm là gì? Thì con thấy, con nghe được âm thanh thầy hỏi như thế, rất rõ ràng. Vậy thưa thầy đó có phải là Quán Thế Âm không ạ?
Thầy: Ông mà gặp một vị thiền sư hỏi như vậy và ông trả lời như vậy là ông bị bợp tai rồi. Cái sự kết nối nguyên thủy nó không cần lời nói nào, không cần giải nghĩa gì hết. Ông trả lời như vậy coi chừng ông đưa cái tôi của ông vào, à tôi hiểu, muốn hơn mấy ông, rồi lộn xộn sinh tử bắt đầu.
H.Anh: Qua câu hỏi của Thái, con thấy, thật ra cũng như thầy hay dạy, chưa tin mình mới hỏi, còn nếu tin mình không cần hỏi nữa. Tất cả cái đó đều là cái ban đầu, giống như nãy giờ nói, mở mắt ra là thấy Phật tánh, mà mình đặt câu hỏi có nghĩa là mình không tin. Vậy mình làm đi để mình tin.
Thầy: Ông làm gì phải cụ thể chứ! Đẩy mấy xe đất?
H.Anh: Bắt ở đây 01 tháng để đẩy đất (đại chúng cùng cười). Hôm trước, chị Hương và M.Thuật có làm đề tài 7 quy luật tinh thần của thành công, trong đó có quy luật cho và nhận. Quy luật này có nói là khi chúng ta cho đi thì tất cả năng lượng của sự sống sẽ tuôn chảy qua chúng ta. Qua câu hỏi của chị Ph.Thảo và lời giảng của thầy con thấy, nếu mình làm với cái tâm luôn luôn thực hành pháp, mong muốn kết nối thì tâm mình sẽ kết nối được với những thành viên trong đội nhóm và ngày càng rộng ra. Bời vì, tầm ảnh hưởng của nó được tuôn chảy qua mình. Con thấy khi thực sự chú tâm vào chuyện đó, thì mọi hành động của mình đều tuôn ra bên ngoài, ảnh hưởng đến tất cả sự sống. Mình làm một cách nhiệt tâm và luôn luôn như vậy, đội nhóm của mình cũng như vậy thì mọi kết nối đều là kết nối của Phật pháp, và trong đó chính là Bồ đề tâm. Nãy thầy có nói cái Bồ đề tâm chính là hành động cụ thể.
Con thấy, việc mọi người cùng hẹn nhau tháng 7 tới sẽ vào đây 6 người, đó cũng là hành động kết nối. Như vậy nó biểu hiện cụ thể và mạnh mẽ hơn cái lời nói thông thường. thầy hay nói, một hành động cụ thể nó chính là sợi dây kết nối mạnh mẽ. thầy nói, cái duyên được ở chùa phải có 3 cái điều kiện: thứ nhất là Bồ đề tâm tổng quát, thứ hai là Bồ đề tâm cụ thể và cuối cùng là có duyên với chùa. Con nghĩ, tất cả những biểu hiện về mặt hình tướng, nhưng làm bằng cái tâm thật sự, bằng sự thực hành pháp, thì tất cả đều đưa đến sự kết nối. Tâm ý của mình đặt càng nhiều lên đó thì sự kết nối càng mạnh.
Mọi người đều tự quan sát mình hết, nên khi mình làm việc gì cũng là kết nối, mọi người cũng có thể nhìn thấy đó là sự kết nối. Dòng chảy tâm thức của mình và tất cả những người tham dự trong đây cũng là dòng chảy của sự kết nối. Chẳng qua là mình phân biệt hay không tin mình mới đặt câu hỏi. Còn nếu tin và làm và hướng tâm vào đó thì mọi thứ đều nằm trong dòng chảy đó rồi nên không cần phải tác ý gì thêm.
Thầy: thầy kể một câu chuyện cụ thể. thầy ưa cụ thể, mình cảm nghĩ như thế nào thì nói thôi. Càng ngày mình càng trở thành đơn giản, trở thành quê quê nữa, ít xài những chữ dữ dằn lắm.
Cách đây ha ba bữa, ông sư Bình, ông phone cho thầy, ông nói mai mốt gì con đi thọ giới 4 ngày. Ban đầu mình nói mắc gì phải nói tôi, tôi biết rõ quá mà. Mình chỉ cần có một ý nghĩ như vậy thôi là mình đã mất kết nối rồi. Nhưng sau đó thầy sửa lại, nghĩ đến cả một pháp hội trên đó, cả một giới đàn trên đó hàng trăm người trên đó đang còn sắp được thọ giới. Mình vừa nghĩ đó thôi thì tâm mình vui vẻ. Đó là kết nối. Rồi sáng nay, ông Bình chắc ông biết thầy cũng không mặn mà gì cho lắm, nên ông phone cho V.Từ nhờ V.Từ thưa với thầy là ông thọ giới rồi. Đó, nếu mình kết nối, thì mình sẽ có được cái niềm vui của ông ấy, và niềm vui của cả giới đàn trên đó là mấy trăm người, và kể cả những vị Hòa thượng làm giới đàn đó.
Thành ra, kết nối là rất lời. thầy đã nói rồi, nhà giàu họ làm lời dễ lắm. Mấy vị Tây Tạng có nói, mình tùy hỷ thì mình có một phần phước đức của cái đó. Tôi không làm cái đó được, mà cho tôi làm, tôi làm cũng không nổi đâu, cho tôi ngồi đó, làm tam sư thất chứng như vậy tôi làm cũng không nổi đâu. Nhưng mình chỉ cần có một cái kết nối như vậy thì mình hoan hỷ, mà hoan hỷ này là hoan hỷ cùng cả giới đàn đó luôn.
Kết nối là vậy đó, cụ thể lắm. Sáng nay, mắc gì ông nói ông thọ giới rồi. Thực ra thầy thấy cũng là sai nữa. Ông nói 4 ngày, thầy nghĩ chắc vài ngày nữa ông mới thọ giới xong, nhưng mà ông lại nói thọ giới rồi. Mình chỉ cần kết nối thôi, là có ngay tiền lời. Kết nối thôi là tiền của người nào đó nó rót vào tài khoản của mình. Tu hành là phải vậy mới mau giàu, còn nếu như Ph.Thảo làm cuốn gì đó, thầy kết nối, nghe tin làm cuốn đó, của ai mình không biết, nhưng mình có kết nối, thì tự nhiên có hoan hỷ. Đó là tùy hỷ đó, tùy hỷ là vui theo. Khi mình kết nối là tài khoản của nó rót vô mình liền, bởi vì nó gọi là ma trận thần thánh, ma trận là vậy đó. Mình kết nối là rót vào liền. Đừng có ngồi đó nói là tu hành khó khăn, chỉ cần kết nối cái là nó rót vào liền.
Ông làm ngân hàng ông có thấy chuyện đó không? Kết nối cái là nó rót vào liền. Nó không rót vào toàn bộ, nhưng nó cũng rót vào một phần. Người ta hay nói vậy đó, mình tùy hỷ với cái gì thì mình có một phần công đức, phước đức của cái đó. Ai xây chùa đó tôi không biết, đừng có nổi điên nên là ông này sao xây cái chùa to, dát vàng dát bạc ngon lành, mình đừng làm vậy mà mất kết nối, mất luôn cái tùy hỷ. Còn mình thấy người ta làm chùa, mình kết nối, hoan hỷ, bởi vì người ta làm chùa người ta vui vẻ lắm thì mình cũng kết nối được cái vui vẻ cái hoan hỷ. Ít ít thôi nhưng mà cũng hoan hỷ. Thì đó gọi là tùy hỷ, vui theo.
Mà đời này biết bao nhiêu chuyện để vui theo. Ví dụ, ông Tuấn ông làm thuốc cứu người thầy có biết gì đâu nhưng mà mình vui theo thì tự nhiên mình có phần của ông ấy. Chứ mình đâu có cực khổ như ông ấy là thức đêm, thức đêm mà nấu, nấu nhiều quá khói làm mặt đen thui luôn, không còn trắng thẻo như hồi xưa nữa. Khói nhiều quá, hoặc gần sức nóng nhiều quá nó làm da mình không trắng nữa. Kết nối ít ít thôi. Lâu lâu kể cho mình ba chuyện gì đó. Có người nghe chuyện này khó chịu lắm. Chuyện của ông thì ông làm quan trọng nhất thế gian này, ông cứ kể miết thôi. Nhưng mà thầy thấy mình nghe cũng được, mình có kết nối, mà có kết nối tự nhiên nó rót vào thôi. Cụ thể tu hành là vậy. Anh kết nối là tự nhiên nó rót vào thôi.
Ông Tùng ông ra ngoài đó, ông in cái gì gì đó, thầy nghe có người nói in cái hình xấu này nọ. Nhưng thầy thấy xấu gì mà xấu. À mà quên, bữa nay đáng lý phải để phía sau này để cho ông vui lòng chớ (thầy chỉ phía sau lưng thầy). Thì mình thấy, ông làm được chuyện gì, mình nghe được chuyện gì, nghe nói là ông để được cái chữ đó vô trong chùa Quán Sứ thì mình nghe mình thấy cũng vui vui. Đó, tự nhiên kết nối cái là nó vui. Thành ra, kết nối là gì? Kết nối trên mặt hiện tượng đó là thông tin. Thông tin làm cho mình càng khỏe mạnh ra. Kết nối là kết nối với thông tin đã, khoan nói đến việc kết nối với Nền tảng, Phật tánh, thông tin cũng làm cho mình xem chừng khỏe ra. Nghe một thông tin vậy cũng y như uống một chén thuốc của ông Tuấn. Nghe một thông tin như vậy mà mình đã khỏe ra rồi đó. Mà một ngày nghe được nhiều thông tin tốt thì nói thẳng ra là cuộc đời này nó rất đơn giản.
Bài giảng trên núi, Chúa có nói, “phước thay cho những kẻ…” cái gì gì đó thì mình cũng bắt chước mình nói “thương thay cho những người không biết kết nối”. Thành ra là “Bài giảng trên núi” là Chúa có nói bảy cái gì đó, “phước thay cho những ai…” cái gì gì đó, thì mình cũng có thể bắt chước mình nói là “Đáng thương thay cho những ai không biết kết nối” (Thầy cười).
Rồi giơ tay, mà ông hỏi thì mấy ông trả lời cho ổng, vì Thầy không “kết nối” với ổng, nên bắt mấy người kia trả lời (cười).
Sh Trường: Dạ thưa Thầy và đại chúng, con nghe sắp tới ngoài Hà Nội có tận 6 người vào nên con rất là vui, tự nhiên con nhớ đến một câu trong Kinh Thánh là “Ai đến với ta là đến với Cha ta, ai đến với mọi người là đến với ta”. Trước đây con chỉ chăm chăm vào việc là mình kết nối với cái Nền tảng, cái Phật tánh thôi chứ không để ý tới hình tướng con người nên con có một thái độ kiểu như chán cái hình tướng rồi, nhưng hôm nay Thầy giảng con thấy rất là rõ ràng thông qua cái tướng thì mới đến được với cái tánh, như Thầy giảng là khi mình ngã trên mặt đất thì phải đứng lên từ mặt đất. Thì con thấy chính sự kết nối với con người nó dẫn dắt mình đến với cái Nền tảng ấy, chứ không phải mình chỉ nhăm nhe vào cái đó thôi mà thông qua cái sự, cái hạnh của mình mình sống trong đời sống này, mình kết nối với mọi người như thế nào thì chính là mình kết nối với cái Nền tảng như vậy. Con xin hết.
Thầy: Đó thì bữa trước mà Thầy nghe mấy người ngoài Hà Nội vào đó thì Thầy có nhớ một câu mà Thầy có học về Trung Hoa, học mấy cái câu phải viết tiếng Hoa nữa, nhưng mà bây giờ Thầy quên béng hết rồi chứ hồi đó có học, thì Khổng Tử có một câu như vậy đó, rất đơn giản nhưng mà mình thấy đó là sự kết nối. Khổng tử có nói một câu là “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ”, nghĩa là có người bạn từ phương xa tới, không vui sao? Đó là sự kết nối. Mọi sự niềm vui nó đơn giản lắm, chứ mình cứ ngồi mình ngồi tưởng nó ở đâu xa lắc xa lơ, có người bạn ở phương xa tới, chẳng vui lắm sao? Chứ đâu có phải đợi ông V.Dũng ông chờ cô Bình tới thì ông mới vui đâu? Mình nghe chuyện của ông ấy là chuyện của ông ấy, còn chuyện mình nghe đoàn đầu tiên là 4 người, rồi đoàn tiếp theo vào là 2 ngày sau gì đó, thì mình vui rồi. Đơn giản lắm.
Ông này, ông V.Dũng này, cũng nói luôn là hôm qua ông vui quá độ rồi ông đòi cạo đầu xuất gia gieo duyên, nhưng mà Thầy nói “không được đâu, ông phải hỏi vợ ông cái đã, không là bà vào bà bắt Thầy trả lại mái tóc của ông ấy trong vòng 10 ngày thì làm sao mà Thầy đền được? (mọi người cười). Thành ra mình phải sửa soạn rồi mới làm được. Rồi ông Thái này cũng vậy này, ông bị covid rồi cái mong muốn của ông cũng chưa thành tựu được, chẳng vui lắm sao?
Như cô Hương hôm qua nói cho mấy đứa nhỏ đi mười ngày mà có đứa bị cạo lầm đầu, tức là mấy đứa kia thì xin xuất gia gieo duyên mà đứa này nó vô nhìn nhìn thôi mà bị cạo luôn nên nó khóc quá trời quá đất.
Rồi mấy vị ở đây có hỏi gì nữa không?
Tâm Sen: Dạ con kính thưa Thầy và đại chúng, từ sáng tới giờ con cứ cười suốt thôi, con thấy rất là vui khi được tham dự buổi hôm nay, khi Thầy giảng thì con cứ cười suốt, con thấy là bấy lâu nay mình thật ngốc nghếch, con cứ nghĩ việc tu hành là mình phải ngồi yên một chỗ rồi mình tưởng tượng ra cái vị Phật ở trên đầu mình, ở trước mặt mình, nhưng trong sáng nay Thầy nói thì con thấy là cái củ khoai trước mặt mình là Phật nó dễ hơn là con ngồi tưởng tượng ra một vị Phật. Và con thấy trong nhiều khoảnh khắc, như sáng nay được nghe Thầy giảng thì con thấy việc tu hành nó thật đơn giản, chứ trước đây con thấy nó quá khó khăn vì mình tu sao mà càng tu thì mọi người càng thấy mình khó gần, khó kết nối.
Con không biết vì sao mà mình càng đi thì người ta càng thấy mình xa rời, thấy mình khó hòa đồng với mọi người. Khi nghe Thầy giảng thì con thấy việc tu nó đơn giản, nó dễ dàng hơn, con thấy mọi người trước mắt con đều là những vị Phật nên con thấy dễ kết nối và việc tu hành đơn giản là mình để mọi thứ tự nhiên tràn vào mình và mình để mình tràn vào mọi thứ xung quanh thôi ạ. Nhưng con không hiểu bằng cách nào đó mà có thời gian con càng đi thì mọi người càng thấy mình xa rời họ, họ thấy mình khó gần, con hiểu vì sao mình trước đây lại gặp rất nhiều tình huống như thế, xin Thầy và đại chúng chỉ dạy thêm cho con?
Thầy: Thì theo Thầy nghĩ là người ta thấy mình khó gần là vì mình tu hành rồi mình đem cái tôi của mình vào đó quá nhiều, rồi mình xù lông nhím ra rồi mọi người sợ hãi, thấy dữ dằn quá phải không? Ngay từ đầu mình phải tu hành cái Bồ Đề Tâm, “Tôi muốn làm cái này cái nọ, tôi muốn đạt tới sự sáng tỏ của Tâm, để cái đó tôi truyền lại cho mọi người”, rồi cứ vậy mình nhẹ nhàng mà làm thôi, chứ cứ đòi là mình tôi thôi thì cái đó nó càng ngày càng khó khăn.
Đơn giản như kỳ vừa rồi bàn luận về 7 nguyên lý của thành công đó, trong đó có nguyên lý Nỗ lực tối thiểu. Phải thông minh lắm mới nỗ lực tối thiểu, phải không? Thầy cũng tự cho là mình thông minh đi, Thầy nghe ông Bình báo là ông sẽ thọ giới Tỳ kheo trong 4 ngày, là mình nỗ lực tối thiểu thôi mà mình cũng có phần, tự nhiên nó rót vô, phải không? Sáng này nghe nói là xong rồi, thì nó lại vui thêm phần nào; rồi sáng nay lại gặp cái ông gì đó, ông chặn đường mình lại ông nói là bữa trước ông thấy một con hồng hạc ngay trên mấy cây trong vườn của mình đây, mình cũng không biết sao nữa, rồi ông cũng nói đây là hồng hạc mà đậu vào chùa là hên lắm đó, rồi ổng hỏi mình là bao giờ xây lầu lên? (đại chúng cười). Thầy nói là “không không không, trong này có mấy người thôi không có lầu liếc gì hết, mấy người ở còn dư nữa mà lầu cái gì, rồi đi đóng cửa mệt lắm (cười).
Ông đó mình biết ông mấy năm rồi, ông biết mình ở đây nhưng mà không có nói chuyện gì hết, mà tự nhiên bữa nay ông giữ lấy mình ông nói vậy; rồi mình cũng ngạc nhiên lắm không biết là hồng hạc ở đâu, hay là ông trông gà hóa cuốc, chứ Thầy cũng chưa từng thấy hồng hạc nữa. Dầu cho đó có là tin vịt nữa thì cũng làm cho mình vui, dầu là tưởng tượng thì cũng làm cho mình vui.
Rồi bác Nam này, ngồi lên trên để hỏi rồi nói, chứ cứ bắt Thầy nói miết thôi. Bữa nay là đã muốn khản cổ rồi.
Anh Lượng: Dạ thưa Thầy, trước khi mà chuyển mic cho Nam thì con xin nói về cái câu hỏi của Tâm Sen, con chỉ xin nói ngắn thôi. Thì con nghe Tâm Sen nói rất là hoan hỷ, nếu mình đã thấy được dễ như thấy củ khoai trước mặt mình nó như vậy thì ăn luôn đi, chứ đừng bỏ mất.
Nam: Thưa Thầy con thấy bài giảng hôm nay là kết nối, con thấy rất là phù hợp với thời đại hiện nay, tại thời nay người ta bị mất kết nối nhiều với cuộc sống, tại vì phương tiện nó nhiều quá. Hôm qua con cũng nói chuyện với mấy bạn, như xưa mình đi mua tạp hóa mua đồ, hỏi gì Bảy, gì Tám có khỏe không nó dễ, chứ bây giờ mình toàn mua trực tuyến thì không có cái người đó để mình kết nối. Nhưng con thấy là kết nối trực tiếp vậy cũng có nhiều cái nó không vui, bởi vì đâu phải lúc nào cũng vui đâu, ví dụ như khi con làm việc, con kết nối với mấy đồng nghiệp của con thì đâu phải lúc nào cũng vui đâu, thì mình phải làm sao để vượt qua cái không vui đó ạ?
Thầy: Thì Thầy nghĩ là mình nối kết với người ta mà mình không vui là vì lúc đó mình chặn đường cái sự nối kết rồi, chứ sự nối kết nó dễ lắm, ông vào ông cười với người ta cái là nối kết rồi phải không? Còn ông vào cái là ông nổ “Tôi mới phát kiến ra một cái hay lắm, mấy ông ngồi đây ông nghe tôi này” là bắt đầu mất kết nối phải không? Kết nối đơn giản thôi, Tứ Nhiếp Pháp, là bốn cái pháp để nhiếp người ta đó. Thứ nhất là Bố thí, ông vào ông đãi người ta bữa ăn rồi ông bắt đầu ông nói, thì người ta lỡ ăn của ông rồi họ không dám cãi nhiều đâu, ăn xong nửa bữa ăn rồi ông mới nói “ờ bây giờ tôi thấy mình cần phải làm như thế này, như thế kia kìa” thì nó có muốn chống đối thì nó cũng không đứng khỏi bàn nó bỏ đi đâu; còn ông chưa cho người ta ăn mà ông đã nói rồi thì nó khó hơn, thành ra nó có nhiều thủ thuật trong đó (cười). Rồi Thầy thấy nếu trong lòng anh nó đầy sự hoan hỷ, niềm vui thì anh kết nối nó dễ lắm, anh gặp ai anh cũng chào hỏi này kia nó rất cởi mở; Thầy hồi đó Thầy đi chợ gặp ai Thầy cũng chọc hết, chọc cho họ cười, anh gặp ai anh chào cũng được hết, hồi trước thầy đi chợ là thầy gặp người nào thầy cũng chọc hết. Chọc cái họ cười, tự nhiên họ thấy vui. Mình mua tờ báo không mình cũng kiếm cách mình chọc cái người bán báo. Hay là mình nói, hết Covid rồi còn sống còn thấy nhau đây là mừng rồi, người ta cũng thấy vui, phải không?, đơn giản vậy thôi. Rồi bây giờ trả lời ông Thái, ông dạy học trò ông kết nối với học trò sao?
Thái: Dạ thưa thầy, thưa đại chúng, con cũng có một vấn đề nữa thầy. Con thì con quan tâm tới học trò, làm sao giúp đỡ cho nó cố gắng mà nó tự học được, tự làm được, thấy con đường tiến lên. Mà dạo này con thấy sắp sửa có kỳ thi tuyển sinh tới mà nó lười quá, một nhóm nó lười lắm, con đối xử với nó bằng sự la rầy nhiều quá, ngay lúc đó con đã mất sự kết nối với nó. Thì qua buổi thầy dạy, tự động con thầy mình có một giải pháp có thể kết nối với các em lại. Con sẽ nâng hiệu quả lên và sẽ giúp cho các em sẽ tốt hơn lên rất nhiều. Con cảm ơn.
Thầy: Thầy cũng nói cụ thể như cách đây mấy ngày, khi M.An đi Ấn Độ về, cũng gọi là thành công bởi vì những ước mong của cô đều được hết đó. Thì thầy nói đêm đầu tiên, thôi cho nghỉ. Đêm thứ hai là thầy mời tất cả mọi người đến để cô chia sẻ, kể lại những cái đó. Thì thầy thấy, không biết mấy người sao, nhưng mà đối với với thầy, thì qua lời của M.An, qua những giọt nước mắt của M.An thì thầy thấy kết nối một cách gián tiếp thôi, thầy thấy mình kết nối được với những vị bên đó. Nội chuyện thầy nghe M.An nói là đức Đạt Lai Lạt Ma ngài lấy cánh tay ngài mà ngài cọ cọ vào cánh tay của M.An. Nghe kể thôi mà mình cũng kết nối được phần nào, thành ra kết nối quá dễ dàng. Để cho thông tin nó vào mà mình đừng có chống cự lại, mình để cho nó vào. Những thông tin tốt đẹp nó vào tự nhiên. Đó, mình trực tiếp, chắc gì mình gặp trực tiếp mà ngài cọ tay mình, phải không? M.An kể mà mình nghe mình thấy, à mình cũng kết nối được. Rồi lòng sùng mộ của M.An đối với vị này vị nọ mình nghe mình cũng kết nối được mặc dầu nói thẳng ra mình có gặp được những vị đó đâu. Phước mình đâu có đủ, không gặp được nhưng mà mình vẫn nối kết được qua kể chuyện thôi.
Ví dụ như bây giờ, mấy người ở ngoài Hà Nội chẳng hạn nói mùa này đẹp lắm gì đó, phải không? Đó, là mình nối kết được liền phải không? Vấn đề là mình có muốn nối kết hay không, phải không? Còn ví dụ như mình quan niệm những lời của M.An là y như là lời vàng lời ngọc, mình ở đời mình không có được vậy bây giờ cô nói là mình nghe từng chút một, mình coi từng chút một thì tự nhiên nó rót vào mình, nó không rót được 10 phần thì ít ra rót được vài phần. Mà qua lời nói của M.An thì trong đó nó có cả những vị Tây Tạng trong đó nữa. Cái lời nói nó chuyển tải, nó chuyển tải cái thông tin, mặc dầu thông tin đó mình không thấy trực tiếp, nhưng mà trong đó có thông tin, phải không?
Nối kết là nối kết thông tin chứ gì nữa mà mình biết sử dụng thông tin. Thì thầy nói vậy đó, thông tin là gì, công nghệ thông tin hồi đó thầy dịch: thứ nhất là dữ liệu nâng lên một tầng nữa nó mới tới thông tin, dữ liệu được chọn lọc, được tinh lọc mới tới thông tin, nâng lên tầng nữa là kiến thức, hiểu biết và nâng lên tới cuối cùng là, bên Tây họ dùng Wisdom, tất nhiên là trí huệ, là mình triết đó thì cũng là cái lời của M.An thôi nhưng mà mình chịu khó lắng nghe, mình nghe bằng tất cả, mình tưởng tượng ngay như là mọi sự nó hiện diện ra trước mặt mình vậy đó, thì mình cũng có nối kết được phần nào. Mình xem kỹ còn nhiều khi thầy nói vậy đó, ông nào, cô nào tối đó mà không có thì nhiều khi là rất uổng bởi vì cả đời nhiều khi mình không bao giờ mình nghe lại được cái đó đâu.
Rồi sau đó thầy hỏi mấy ông có thu lại, ghi âm lại không? Thì mấy ông nói có ghi âm nhưng mà mình phải trực tiếp kìa thân khẩu ý của M.An chứ không phải qua lời của nó đâu, phải không? Vừa thân khẩu ý đủ thứ hết, rồi trong cái khung cảnh như vậy nữa phải không? Người thuyết pháp thì cũng nói bằng cái thành thật của mình mà người nghe pháp cũng phải cố gắng lắng nghe thì thông tin nó mới truyền đạt được chút gì phải không? Chứ còn không thèm nghe thì cũng như không!
Thành ra thầy nói vậy đó, mình có những có hội, ngay như thầy đây chưa chắc thầy qua được đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp rước như vậy. Đây là vậy, chắc dễ gì mà mình được sư bà ni sư ở hang động của ngài Padmasambhava, chắc gì phải không? Nhưng mà mình nghe M.An kể lại bằng một cái sự trân trọng phải không, tinh chất thì mình cũng rót qua được mình nếu như mình cố gắng lắng nghe bằng cái tâm của mình, phải không? Muốn nghe chứ không phải là nghe mà cái con này mà nó ngồi nó nói dóc đồ này nọ thì mất nối kết hết, phải không? Nó ỷ nó đi một mình, nó nói năng gì cũng được phải không?, vậy là mất nối kết. Còn đây là mình nghe, chú ý lắng nghe. Trong 21 ngày, nó chỉ cần nói tối đó, nói nhiều lắm tới 3 tiếng đồng hồ phải không? Thì mình nghe, nghe rồi mình cũng lượm lặt được một chút chút gì hương thơm của Tây Tạng, hương thơm của những vị đó. Bây giờ nó còn nằm ở trên áo M.An rồi mình cũng ráng mình ngửi thì cũng được chút chút gì!. Mình thiền định, thiền quán, nghe nhưng mà tâm mình vừa định, vừa quán tưởng nữa, đức Đạt Lai Lạt Ma ngài cọ tay là cọ sao phải không?
Nói thẳng ra, mình mà biết thì đời này nó nhiều thứ lắm chẳng qua là mình không biết xài uổng lắm, phải không? Biết bao nhiêu chuyện, cũng như thầy nói đơn giản như sáng giờ đây mình nói những chuyện mà ngài Garchen nói cách đây mấy ngày trong bài mình đưa lên fanpage là có hai sự nối kết, thứ nhất là Phật tánh thứ hai là Bồ Đề Tâm. Mà nên nhớ chuyện này không phải là chuyện đơn giản, cái này là cái đúc kết của Tây Tạng lận, cả hơn một ngàn năm nay chứ không phải là chuyện riêng của ngài Garchen đâu, phải không? Mà mình đọc rồi mình cũng thấy vậy vậy thôi.
Thành ra, xin lỗi chứ mình chưa gặp ngài Garchen, chưa thấy ngài, chưa cảm động vì ngài phải không? Thành ra mình đọc bài đó nó cũng không có nối kết bao nhiêu hết, chỉ là những khái niệm thôi, phải không? Bồ Đề Tâm là một khái niệm, Phật tánh là một khái niệm còn nếu như mình mong gặp ngài, trời ơi nối kết liền liền liền. Thầy đã nói rất rõ ràng rồi, mưa thì mưa đồng đều phải không?, nhưng mà ông nào đem cái gì đó lớn hơn thì sẽ hứng được nước mưa nhiều hơn còn ông nào đem nhỏ hơn thì ít hơn, phải không? Nhưng có nhiều ông tới, thậm chí không thèm đem cái gì hết phải không?, không nghĩ là mình sẽ đem về một cái gì đó, phải không?. Không đem cái gì, thì tới bụm bàn tay rồi uống một vài giọt nước mưa vậy thôi. Thành do cái tâm của mình đó.
Ông Nam nói đó, rồi ông hỏi là trong thời đại bây giờ sự nối kết nó yếu lắm là bởi vì phương tiện nhiều quá, bây giờ ông nào xài phương tiện nhiều thì xem thế nào. H.Anh! Bắt đầu hâm nóng rồi, thời gian nó nhanh hơn rồi, bây giờ còn có 45 phút nữa thôi.
H.Anh: Dạ thưa thầy, thưa đại chúng là con thấy tất cả đều có hai mặt của nó giống như phương tiện nó một có thể giúp mình, hai có thể là nó làm cho mình bị cuốn theo. Cái đó con nghĩ giống như việc mình sử dụng zoom để kết nối, nếu mình dùng nó để mình làm chuyện riêng hoặc là những sự vui chơi của mình thì nó sẽ mất kết nối, còn nếu mình làm những chuyện giống như hồi nãy thầy nói là thực hành Pháp trong việc làm, thì con nghĩ là dù làm bất cứ gì cũng có kết nối hết. Thì con cũng xin nhắc lại là nãy có chia sẻ quy luật cho và nhận trong cuốn sách “7 Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công” thì cũng nói là tất cả nguồn năng lượng của sự sống đều tuôn chảy qua mình hết. Con nghĩ là chỉ cần mình mở ra thôi thì mọi thứ nó đều kết nối. Vấn đề là mình có mở mình ra được hay không hay là mình vẫn cứ phân biệt, chứng minh là cái này cái nọ. Con nghĩ là phương tiện nó sinh ra là để phục vụ kết nối chứ không phải là sinh ra để nó ngăn cản sự kết nối. Chính con người của mình dùng phương tiện để phá đi sự kết nối, đó là do chính nơi mình. Nên quán chiếu lại tâm mình, có mở rộng được hay không, có sử dụng và làm chủ phương tiện đó hay không, hay là bị phương tiện đó làm chủ mình. Con nghĩ là chính nơi mỗi người phải có câu trả lời tự điều phục mình.
Thầy: Rồi bây giờ cụ thể là cô Ph.Hồng, cô phát động phong trào là ý nghĩa đời sống rồi cô thấy mọi người kết nối với cô làm sao, cô phải kêu gọi mọi người kết nối vào. Ý nghĩa đời sống. Chuyện này đâu phải là chuyện ở đời thôi mà chuyện tu hành rồi cũng vậy nhưng mà thầy thấy mọi người hình như là kết nối ít quá mà mình cũng không hô hào mọi người. Nhiều khi biết đâu mình nhả ngọc phun châu một câu nào đó mà người đó nhớ, người nào đó họ nhớ thì họ sẽ…thành ra một cái…cho cả đời này.
Ph.Hồng: Dạ kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Hồng nói lại chuyện lúc nảy Nam nói. Như hồi xưa con người dễ dàng thân tình với nhau hơn, ví dụ mình đi ra gặp gỡ trực tiếp nhau thì mình nói chuyện hỏi thăm một câu. Thì đúng thực là như vậy, bây giờ phương tiện nó nhiều hơn, nó hiện đại hơn thì nó lại làm cho con người có vẻ xa cách hơn. Hồng cũng đồng ý với ý kiến của huynh H.Anh là mình sử dụng phương tiện đó như thế nào? Chẳng hạn như mình mua hàng, mình không gặp trực tiếp mà mình cũng có những sự kết nối nào đó với người giao hàng. Rất là nhiều mà Hồng nghĩ là do nơi bản thân mình.
Còn diễn đàn hiện nay Cùng Sống An Vui tổ chức từ hồi tháng 4 đến nay cũng được 2/3 chặng đường, đến tháng 7 là mình kết thúc theo dự kiến 3 tháng. Thời gian đầu rất là sôi nổi, nếu mà để đánh giá lại thì Hồng thấy bản thân nhóm cũng chưa có sự kết nối nhiều như mục đích ban đầu đề ra. Tức là nó vẫn đang ở gói gọn trong nội bộ là nhiều chứ chưa phải là mình nhắm được cái đối tượng là các bạn trẻ như mình mong muốn lúc ban đầu. Cái này nhìn nhận lại thì nó ở nơi chính mình, nơi bản thân những người đang, trước hết là bản thân Hồng đi, cũng đứng ra nhận trách nhiệm tổ chức đó mình cũng chưa có được cái sự nối kết kêu gọi để mà mình tham gia vào cho nó được sôi nổi hơn.
Nhân đây cũng đông đủ, cũng mong là nhận được sự tham gia của đông đảo mọi người hơn, cũng như giới thiệu đến những người trẻ khác mà mình quen tham gia vào để mình cùng chia sẻ trên diễn đàn đó. Để không chỉ bản thân mình mà cho những người khác học hỏi được lẫn nhau, để mình thấy được mục đích ý nghĩa mình đến với cuộc đời này để làm cái gì?
Chị Oanh có hỏi diễn đàn đó ở đâu? Hồng xin nói lại là trên fanpage của Cùng Sống An Vui với lại trên trang web khi mình truy cập vào thì nó có cái đường link để mình đi vào trang diễn đàn. Hôm bữa giờ diễn đàn hoạt động cũng được mấy trăm comment trên đó, bình luận trên đó nó cũng chưa lan tỏa được rộng được nhiều. Ở đây có hai bạn trẻ, hai bạn trẻ đó là những đối tượng mà diễn đàn đang nhắm tới.
Mong là các bạn trẻ ở đây cũng như là ở ngoài Hà Nội, ở Cần Thơ cùng tham gia vào để cho nó có sự sôi nổi và lan tỏa nhiều hơn.
Anh Lượng: Kính thưa Thầy và đại chúng. Công nghệ thông tin, đồng ý với sh H.Anh, nó phục vụ rất là tốt. Cho nên thấy rõ ràng ứng dụng vừa rồi cô Ph.Thảo muốn kết nối là mong muốn của mình là cô lên tiếng liền. Rõ ràng, đó là sự mong muốn của mình có muốn kết nối hay không mà thôi? Mình muốn mua hàng online thì nó thông qua sự kết nối bằng cách đánh giá một sao, hai sao, ba sao, năm sao hay là mình cảm ơn khi nhận hàng. Người quen mình vẫn hỏi câu khỏe không hay không khỏe?
Cho nên mình thầy công nghệ thông tin cơ bản là mình có muốn kết nối với nó không? Bác sĩ bây giờ khám bệnh là không đụng đến bệnh nhân. Ví dụ các chỉ số phân tích đường, mỡ máu hay tất cả mọi thứ trên đó, rồi nhìn trên cái phim X quang rồi ra toa thuốc thôi không cần ngó mặt bệnh nhân chút xíu nào hết cái đó là sự mất kết nối. Bác sĩ thì họ có thể giải thích cho bệnh nhân vài câu thế này thế nọ là xem thần sắc bệnh nhân đó là sự kết nối.
Tiếp theo là Lượng đưa ví dụ để trả lời câu hỏi của Nam hỏi là khi chúng ta gặp người không muốn kết nối nó gây ra bực dọc hay gì đó thì sao? Thì mình có một ví dụ để giải thích một phần nào đó. Đợt tết hồi Lượng còn trẻ, Tết đi với bạn trai đi về quê chơi thì đi vào lộn nhà, đi nhầm nhà người ta, đi thì bị con chó nó rượt hai thằng quay đầu bỏ chạy quá trời luôn, chạy mà nó rượt sát rạt co giò lên sợ bị nó cắn xém té xuống ruộng. Xong thoát được cảnh đó rồi cũng thấy vui, vui mà kể câu chuyện đó cho mọi người nghe nữa rất là hoan hỷ, vui. Thì ở đây mình thấy rõ ràng là hồi đó mình chưa biết Phật giáo hay tu hành gì mà mình thấy tâm mình mở rộng thì mình dễ kết nối và dễ tiếp nhận các sự việc giống như một năng lượng mình cảm thấy vui.
Cho nên mình gặp trường hợp như vậy mình có thể được hay không?
Sh Nguyên: Thưa Thầy thưa đại chúng, con cũng có một chút ý về cái việc cô Ph.Thảo chia sẻ hồi nãy. Thầy nói là mình có thể kết nối với nhau qua Bồ Đề Tâm, đặc biệt là Bồ Đề Tâm cụ thể, việc làm cụ thể của chúng ta hiện tại. Bây giờ chúng ta có rất nhiều thứ như Tại đây và bây giờ, Cùng Sống An Vui thì chúng ta ở Hà Nội có thể vào để comment nhiều khi có những câu hỏi trên đó. Ở Sài Gòn hoặc ở Cần Thơ thấy có câu hỏi đó chúng ta trả lời với nhau, tương tác với nhau thì tự nhiên đó là sự kết nối rất là dễ dàng.
Điều thứ hai về ý của Nam nói là chúng ta có phương tiện nhiều mà chúng ta mất kết nối, cũng không phải như vậy. Chúng ta mất kết nối vì chúng ta không muốn kết nối thôi. Giống như bây giờ, chúng ta ra gặp hàng xóm hầu như không ai nói chuyện với nhau hết. Không phải do phương tiện kỹ thuật nó nhiều lên mà chúng ta mất kết nối, mà do chúng ta không muốn nói chuyện với nhau thôi. Nhưng chúng ta mở rộng ra thoải mái với nhau thì tự nhiên kết nối có sẵn rồi, khi mà chúng ta chỉ cần cười với nhau một cái kết nối với nhau chúng ta cảm thấy vui vẻ.
Giống như sáng ở hàng xóm mình ra mình thấy cái bà hàng xóm bà đuổi con chó qua nhà bà, nó làm một bãi vậy đó. Rồi xong cười với bà cái thì bà cũng cười lại. Nếu mình sân si lên nói cái gì đó mất kết nối cái là như bên kia cũng mất kết nối. Nói chung mọi thứ nó loạn lên hết. Con xin có những chia sẻ về những cái ý kết nối chủ yếu là cái tâm mình, khi cái tâm kết nối rồi thì sẽ không phụ thuộc vào bất cứ cái gì khác.
Thầy: Rồi bây giờ vị nào nói nữa. Mấy cô nè, cô Hương nè. Nãy giờ mấy cô chỉ có cô Hà nói thôi phải không?
Hương: Kính thưa Thầy, thưa Đại chúng. Con xin chia sẻ một chuyện cụ thể về kết nối. Trong cái đợt vừa rồi con đi phục vụ tại chùa Hoằng Pháp, thì con có chia sẻ với đại chúng ở đây rồi.
Hôm nay thầy dạy kết nối con có câu chuyện rất là nhỏ. Bình thường trong chùa mình ăn cơm mình dùng đũa và cái muỗng trên bàn cơm dùng chung và khi mút đồ ăn thì mình đổi đầu đũa. Con cũng đi nhiều chùa khác mỗi người ta ăn người ta có một cái muỗng và cái đũa riêng. Ăn bằng muỗng và gấp bằng đũa. Mấy ngày đầu con ăn cùng với các bé khóa sinh ở dưới. Sau khi các bé ăn rồi con mới ăn. Bữa đó mọi người hết tô đũa hết muỗng rồi, mỗi người tranh thủ kiếm được cái tô bỏ cơm bỏ đồ ăn vô trong đó. Có đũa thì dùng đũa, có muỗng thì dùng muỗng, mình ăn trong cái tô mình thì không có vấn đề gì hết.
Tới ngày thứ 5 thì con có việc phải ăn sớm, con với một chị nữa lên lầu ăn cùng với khu của bên nhà bếp. Cô đó lớn tuổi rồi, mình ngồi cùng cô đó cùng với các sư, nhưng mà Phật tử ngồi bàn riêng, chỗ nào còn trống thì mình vào ngồi ăn nhưng mà vẫn ngồi một bàn vậy đó. Con mới tới con nhìn vào thấy là mỗi người mỗi cái muỗng đôi đũa rồi. Mình cũng biết ở đây người ta ăn bằng muỗng bằng đũa nhưng mà do tâm con còn dính vào việc lát ở dưới người ta thiếu muỗng thiếu đũa là con muốn tiết kiệm, con nghĩ là con ăn đũa thôi. Sau khi con gấp hết vài món đồ ăn cho vào cái tô của con thì con ăn, ngay lập tức mấy cô nhắc nhở. Mình ở chùa ăn bằng muỗng và gắp bằng đũa, thì ngay tức khắc lúc đó mình chia sẽ lại cho mọi người sư huynh thì biết mình mất chánh niệm, mình phải nhập gia tùy tục, mình làm cho người khác khởi tâm (mình đã mất kết nối), ngay lập tức con cười và xin lỗi, xin phép con trở đôi đũa và lấy muỗng con ăn, lúc đó con chấp nhận kết nối với mấy cô. Dạ con xin hết.
Cô V.Từ: Dạ kính thưa thầy và kính thưa Đại chúng, dạ ở Cần Thơ và Hà Nội có nghe Viên Từ nói rõ không ạ.
Cô Ph.Thảo: nghe rõ ạ, kết nối.
Cô V.Từ: Mình đã từng đăng trên FB Tại Đây Bây Giờ một lần kết nối, sẽ kết nối mãi mãi (sống trong Vũ Trụ toàn ảnh). Con thấy có đoạn rất thích, lưới trời Đế thích, mà trong kinh có nhắc lại “lưới đế châu vi đạo tràng”
Thì ở đây mình nói mình là viên ngọc một trong mắt xích lưới Đế Châu, nếu mình có sự kết nối ngày càng sâu sắc thì viên ngọc càng mài càng sáng chính sự chiếu sáng cho bản thân mình đâu, mà là một cái gì đó nó lan tỏa, chiếu hết chỗ này chỗ khác, có thể viên ngọc của họ bám bụi (chưa tỏa sáng như mình) nhưng chính nhờ chiếu sáng của mình thì sẽ phá vở từ từ những lớp bụi bẩn của người khác.
Thì ở đây Viên từ nghĩ làm sao mọi người phát triển trên sự kết nối đó, thì V.Từ thấy mình đừng nghĩ kết nối cho riêng bản thân mình đâu, không có. Giống như tháp nhu cầu Maslow, mình luôn là thuộc về gia đình, tổ chức, hoặc hội nhóm nào đó, chính cái thuộc về gì đó thì nó là kết nối. Ví dụ như V.Từ quen một ai đó độc giả trong FB Tại đây Bây Giờ, Cùng Sống An Vui, Nhịp Sống Trẻ, cũng quen với người đó luôn. Mình là nhịp cầu kết nối với mọi thứ, ví dụ thực tiễn vừa rồi có bạn ở Hải Phòng xin kinh Nhật Tụng và vòng đeo tay, cái bạn đó chuyên làm từ thiện và gieo duyên Phật pháp thì bạn đó xin và trao tận tay từng phòng để khuyến khích họ đọc kinh, bạn đó nói rất hoan hỷ khi quen được chỗ chuyên về kinh sách để gieo duyên cho người khác thì V.Từ mới nói là không, do Thầy và Đại Chúng cùng nhau làm mới có kinh sách, mình chỉ là người trung gian thôi, mình là cầu nối kết nối giữa họ với Thầy và Đại Chúng.
Dạ V.Từ xin hết, [Thầy] còn vị nào nữa không? Càng kết nối nhiều thì mình thành tổng đài chứ có gì đâu, đơn giản vậy thôi.
Vụ: Dạ kính thưa thầy và kính thưa Đại chúng, có nhiều hình thức kết nối, kết nối giữa mình với người khác, tổ chức khác. Tuy nhiên con nghĩ quán tưởng trở lại, kết nối thân với tâm, kết nối với tướng và vô tướng, kết nối với trách nhiệm mà con nhận, kết nối với nhiều tầng lớp được kết nối đầy đủ nhất định theo chiều sâu hơn lên nhiều tầng bậc định hình ra một bộ tiêu chuẩn mới, con lại quay sang kết nối lời thầy dạy, tại sao lời thầy dạy ngay lúc đó con sáng, nhưng lúc khác con kết nối lại vẫn chưa thấy.
Thầy: Bởi vì đơn giản mình đã giới hạn mình rồi. Kết nối thân tâm, thân là thân của ông là cái gì giới hạn, tâm của ông là cái gì giới hạn. Trong khi ông phải thấy kết nối thân tâm, tất cả đây đều là thân ông hết, phải không? Mình ôm thân tâm của mình kết nối ra cái gì, mình phải thấy tất cả chúng sanh là thân của mình hết, đó là những vị đại Bồ Tát, thầy cũng không được như vậy nhưng mình phải thấy như vậy phải không? Tất cả chúng sanh là thân của mình hết, tất cả tâm chúng sanh đều là tâm của mình hết thì lúc đó thân kết nối sâu sắc được. Thân tôi một thước sáu mấy kết với cái thân này chán lắm, kết nối tâm này cùng lắm thân tâm của mình giỏi lắm sống 60 chục năm, như vậy uổng lắm. Mình phải kết nối thân mình là thân của tất cả người khác, tâm mình là tâm của tất cả người khác đấy là thầy nói theo kinh chứ thầy được như vậy đâu. Nhưng mà mình kết nối rộng thì cái tâm, cái thân rộng ra thì từ từ đi đến chỗ Pháp thân, Báo thân, Hóa Thân chứ còn bây giờ thân tâm của tôi nghèo nàn quá, phải không?
Rồi bây giờ Thầy nói một điều nữa mà chưa ai trả lời: Thầy thấy tại sao thầy có thể nói được nhiều và Thầy có nhiều bữa nói cũng hay là vì sao? Mặc dù, thầy thuyết pháp cũng thường thường thôi, một ông thầy cũng thường thường thôi nhưng mình lên đây thầy đã chuẩn bị sự kết nối đó rồi, chính ở trong nền tảng kết nối thầy nói nhiều, ở trong nền tảng kết nối thầy mới nói hay được, thì bữa nào thầy nói hay không được là biết thầy trục trặc trong sự kết nối, trục trặc trong đó thì ông nói dỡ lắm.
Thì cái đơn giản tu hành tu hành bất kỳ lúc nào và luôn luôn mình phải có cơ hội để cho mình tu hành chứ không phải mình lên đây để ngồi ba cái chuyện tôi đã đọc sách này, sách kia. Không phải. Tôi lên đây tôi phải tu hành, tôi phải ở trong nền tảng sự kết nối đó, tuy cái nền tảng đó của tôi còn nhỏ lắm, yếu lắm nhưng mà ở trong nền tảng kết nối nó nói được, chứ còn không phải trí óc của tôi nói mà chính trong sự kết nối nó nói, thành ra mình tu hành là vậy đó, thì mình có thể thí nghiệm mình trong bất bất kỳ giờ phút nào, trong bất kỳ lúc nào, phải không?
Bữa trước Thầy hỏi mà cũng không ai trả lời tại sao thầy nói hay hơn mấy ông là bởi vì đơn giản thầy ở trong cái nền tảng đó thôi, cũng như thầy lên đây thầy đâu có đặt ra vấn đề kết nối hay không kết nối gì đâu phải không? Nhưng mà thầy đã chuẩn bị từ trước, mình ở trong nền tảng vốn kết nối thì mình sẽ nói được nhiều lắm và mình nói không bao giờ dứt được là bởi vì ở trong nền tảng cái thứ gì mình cũng trả lời được hết.
Thành ra vấn đề nói được nhiều, nói được hay không do mình ở nền tảng có sâu hay không và như vậy thầy nói thẳng ra nhiều lúc buổi chiều thầy cũng ngồi Thiền nữa tiếng thì thầy tập trung vào cái nền tảng đó, cái kết nối đó, tôi sẵn sàng thì tôi mới lên đây nói được, chứ không nhiều lúc nó hỏi mình, mình trả lời không được, mình nổi điên, sân lên là sao. Thành ra rất tu hành là vậy. Qua cái mình làm không được chuyện gì đó thì mình phải lấy cái chuyện ngồi đây Thiền Định, Thiền Quán ngay chỗ này chứ không đợi thấy chỗ nào hết, trước đó anh phải chuẩn bị y như giống như vô tụng kinh: Nguyện thử diệu hương vân, Biến mãn thập phương giới.
Đó là chuẩn bị, phải không?
Và vào chánh văn từ khi tụng kinh: Nam Mô Hoa Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát, thành ra lúc đó là mình vào đó là mình đã ở trong cái nền tảng đó rồi mặc dù cái nền tảng của mình chưa bao nhiêu hết nhưng mà thật ra cái đó nó đưa lại sự thành công. Cũng như mình phải thấy, anh phải lấy cái gì làm nền tảng, cái nền tảng đó là bất biến, ông Tuấn với thầy hai người làm việc khác nhau, Bồ Đề Tâm của ông mình theo cũng không được, Bồ Đề Tâm cụ thể của ông Tuấn là làm thuốc, mình không có duyên. Thầy làm chuyện khác nhưng trong đó nó có cái kết nối phải không, thì quan trọng mình phải tu hành là vậy đó, mình luôn luôn phải ở trong Nền tảng, luôn luôn ở trong sự nối kết đó thì tự nhiên là từ đó mọi sự nó sáng tỏ ra, mà sáng tỏ ra là tự nhiên mình nói thông suốt thôi.
Thầy đã nói rất nhiều lần rồi, ngài Huệ Năng ngài nói “Tâm thông vạn thuyết thông”, anh muốn thuyết thông, nói cho thông, thì tâm anh phải thông; mà tâm anh thông là sao, là anh phải kết nối ngay từ ban đầu, phải không? Anh phải có sự kết nối đó thì anh mới nói được nhiều và anh cũng khó bị vấp váp lắm, như bữa đó ông nào nói là ‘sáng tạo’ đó, Thầy là cái gì cũng cụ thể, là có nhiều ông bảo Thầy là “sao sáng nay Thầy nói nó khác lạ với mấy bữa trước?”. Đó chính là sự sáng tạo, anh ở trong sự kết nối đó, anh ở trong nền tảng đó thì anh sẽ có sự sáng tạo, phải không?
Thầy cũng tự thử thách Thầy, mỗi lần thầy về Cần Thơ chẳng hạn, nhiều khi ông Lộc ông chở Thầy đi còn nữa tiếng nữa tới nơi, ông hỏi “Bữa nay Thầy nói vấn đề gì ạ?” thì Thầy trả lời là “Thầy cũng chưa biết Thầy nói cái gì nữa”. Nhưng mà bữa đó vào đó, ai nói cái gì thì Thầy sẽ bắt đầu từ cái đó mà Thầy nói, cái đó là do sự kết nối của mình, Thầy nói có nhiều khi Thầy bước đến tầng lầu Thầy mới nghĩ ra cái đề tài, nhưng mà Thầy cũng không lấy cái đề tài của Thầy mà ai hỏi gì thì Thầy sẽ nói cái đó. Mà muốn như vậy, “Tâm thông vạn thuyết thông”, muốn thuyết thông thì tâm mình phải thông, mà muốn thông thì mình phải có cái sự kết nối, đơn giản vậy thôi.
Thì những người mà họ nói ở ngoài đời cũng vậy đó, họ phải kết nối với khán giả cái đã, mình phải học ở đời nhiều lắm, anh kết nối được với khán giả thì anh mới làm chủ sân khấu được, phải không? Anh không có kết nối với khán giả, anh không làm chủ sân khấu được thì anh sẽ ngọng ngọng, nghịu nghịu, anh nói một chặp thì lung tung ra hết.
Thành ra tu hành là vậy đó, bữa trước Thầy có nói là, tương đối thì Thầy có nói hay hơn mấy ông phải không, và Thầy hỏi tại sao lại như vậy mà không có ông nào trả lời hết. Đơn giản là bởi vì Thầy có sự kết nối đó nhiều hơn mấy ông, cho nên Thầy nói hay hơn mấy ông chứ không phải Thầy học nhiều hơn mấy ông. Và Thầy ở trong cái Nền tảng vốn có kết nối đó cho nên là Thầy có sáng tạo, sáng tạo là sao, là ai nói cái gì Thầy cũng nói được hết chứ Thầy không có nghĩ trước, phải không? Lúc đó là Pháp nó tự vận hành lấy, dĩ nhiên Pháp của Thầy thì Thầy nói là mình mới đi được nửa đường, nhưng mà Pháp nó tự vận hành lấy, mình phải thấy sâu là như vậy đó.
Tại sao bên Thiên Chúa Giáo họ nói là Ngôi Lời? Ngôi Lời là chỉ cho ngôi thứ 2 trong 3 ngôi bên Thiên Chúa đó, Ngôi Lời là chúa Giê-Su đó phải không? Ngôi Lời nó tự nói lấy, chứ không phải một người nào nói, lời nói nó tự nói lấy, bởi vì Ngôi Lời chính là sự nối kết với tất cả mọi sự. Lời đó chứ không phải “lời” của miệng mình đâu. Lời đó là cái mà bên Hy Lạp họ gọi là Logos đó, Logos nó là Lời Nguyên Thủy, Lời đó nó tạo ra tất cả mọi sự, thành ra mình để ý là Thầy nói cái này nhiều rồi mà mọi người không để ý, là bên phương Tây thì các môn học đều có chữ Logos trong đó hết, “logy” đó, Sociology là xã hội học, cái môn học nào cũng có Logos trong đó hết, tức là có cái Ngôi Lời trong đó.
Thành ra cái đơn giản là anh cứ đi sâu vào cái nền tảng thì nó tự vận hành lấy, và lúc đó nó mới đi theo cái mà bữa trước làm thuyết trình đó, “Bảy quy luật tinh thần của thành công” đó, cái nguyên lý “Nỗ lực tối thiểu”, anh ở trong đó (cái nền tảng đó) thì anh nỗ lực tối thiểu. Nỗ lực tối thiểu nói theo ngôn ngữ Đông Phương là Đạo nó tự vận hành lấy, Đạo nó có sẵn nó tự vận hành lấy, nó vận hành thông qua cái miệng của tôi, qua thân của tôi, qua tâm của tôi, nhưng mà nó vận hành chứ không phải tôi vận hành. Tôi vận hành thì nó sẽ lủng củng, tôi sẽ phải ngồi tôi nhớ đủ thứ, thành ra sáng tạo là do cái đó sáng tạo, Ngôi Lời sáng tạo chứ không phải là tôi sáng tạo.
Còn mấy ông mà sáng tạo ở đời là mấy ông sáng tạo trong cái giới hạn thôi, cho nên bữa trước Thầy hỏi một câu rất cụ thể là “tại sao Thầy nói hay hơn mấy ông?” mà không có ông nào trả lời hết thì bây giờ Thầy cũng nói rõ ra nữa. Không phải Thầy học nhiều, đọc nhiều đâu, mà là cái vấn đề là Thầy ở trong cái nền tảng nối kết đó đó, mặc dầu nó cũng nhỏ thôi nhưng mà nó vậy, tất cả những gì sáng tạo ra hay gì gì đó thì đều là từ cái Nền tảng được nối kết đó ra.
Nên nhớ một điều là người ta chỉ khám phá ra thôi, chứ chẳng có anh nào sáng tạo ra được cái gì hết cả, hồi đó Thầy đọc mới biết là không có một nhà khoa học vật lý nào mà tạo ra được một nguyên tử hết, anh phải lấy một cái gì có sẵn rồi anh làm ra, hoặc lấy năng lượng bắn phá hạt này nọ để anh tạo ra chứ không có anh nào tạo ra được một cái gì hết, thành ra nói “sáng tạo” là sai, mình chỉ xào nấu lại thôi. Có nhiều người nghĩ là sáng tạo là phải làm ra một cái gì đó, nhưng không phải thế, đừng có nói là mình làm ra một cái gì đó, tôi sáng tạo là tôi chỉ lấy một cái gì đó có sẵn rồi tôi ghép cái này cái kia rồi tôi đổi qua đổi về, gọi là biến đổi chứ đừng có ngồi đó mà nói sáng tạo.
Thành ra mình phải thấy vậy đó, tại sao năng lực sáng tạo của mấy vị đó nhiều, là bởi vì mấy vị đó ở nhiều trong Nền tảng, mà Nền tảng đó chính là sự nối kết nguyên thủy đó, đơn giản vậy thôi, phải không? Tôi ở trong cái sự Nối kết nguyên thủy đó, tôi ở trong cái Ma Trận Thần Thánh đó thì tôi sẽ sáng tạo nhiều. Có một vị thiền sư họ nói vậy: “Nếu bây giờ tất cả các lỗ chân lông trên người tôi mà nó biến thành miệng hết, thì tôi nói một triệu năm cũng không bao giờ hết”.
Mình tụng kinh hằng ngày đó, có vị như là Vô Tận Ý, cái ý nó vô tận bởi vì cái nền tảng đó là vô tận, sự nối kết đó là vô tận, phải không? Vô Tận Tạng là gì, cái tạng đó nó vô tận, cho nên anh không bao giờ nói hết được, phải không? Thành ra đó là cái mà Thầy cứ nhắm vào đó, phải là cái Nền tảng, chính cái Nền tảng đó mới Vô Tận Tạng, cái Nền tảng đó mới Vô Tận Ý, chứ không phải do học đâu.
Và ở trong đó thì sự sáng tạo đó mới là Tánh Không, mới là Tự Do cho nên nó có thể, nói như Ngài Huệ Năng là “Lập cũng được, chẳng lập cũng được”, đó mới là người tự do, người tự do là “Lập cũng được, chẳng lập cũng được”, còn mình thì bắt buộc phải lập, (Thầy cười), vì bắt buộc nên mình kẹt, còn “Lập cũng được, chẳng lập cũng được” chính là tự do, Tánh Không là vậy đó. Còn mình bị kẹt là mình bị lập, mình lập lại cái ý nghĩ của mình từ hôm qua hôm kia hôm trước nữa, còn đó là ý nghĩ của ai đó chứ mình không thể sáng tạo được, mình không thể ở trong cái nền tảng mà “Lập cũng được, không lập cũng được”, bao giờ mình nói cũng là nhái lại của một người nào đó thôi, chứ mình không sáng tạo nổi, anh muốn sáng tạo thì tâm mình phải như hư không đó, nó chứa tất cả mọi sự thì nó sáng tạo, còn tâm anh bằng cái phòng này thì anh sáng tạo cũng chỉ cỡ bao nhiêu đây thôi, đơn giản vậy thôi. Thầy là cái gì cũng phải cụ thể, chứ không phải khoe khoang gì hết, tôi sáng tạo được nhiều vì tâm tôi rộng hơn, tôi ở trong cái Nền tảng đó nhiều hơn, nên tôi nói cái gì cũng được hết.
Cô Giàu: Dạ thưa Thầy con xin có ý kiến. Dạ con xin có ý kiến một chút được không Thầy?
Thầy: Rồi chút. Mà có ý kiến rồi chấm dứt luôn giùm thầy chứ đến giờ rồi. Coi như cô là người kết thúc buổi hôm nay.
Cô Giàu: Dạ con không dám. Dạ con kính thưa Thầy và đại chúng, nhân duyên là con cũng lớn tuổi rồi, mà vừa rồi con bị covid, nên là con bị di chứng là tim con nó bị nghẽn van mạch vành, nên là bác sĩ đề nghị đặt 2 stent, nhưng con không muốn theo phương pháp đó mà con theo phương pháp của Đông Y là con tập luyện ăn kiêng theo Thiếu Lâm Tự, với uống thuốc Đông Y của em Tuấn. Và con nhận ra rằng đúng là vô thường và sự chết đến bất cứ lúc nào, nên bây giờ con sống được ngày tháng nào là nhờ chư Phật và Bồ tát gia hộ cho con.
Nên con phải nhận ra được cái Nền tảng mà Thầy bấy lâu nay chỉ dạy, con được may mắn gặp thầy mấy năm nay, Thầy đã xác quyết cho con, Thầy đã dạy cho con rất nhiều về những giáo lý về Đại Toàn Thiện và Đại Thủ Ấn, cũng như là giáo lý trực chỉ của Thiền Tông. Bây giờ con thấy là phải làm sao để ngay bây giờ mình phải thấy được Nền tảng đó và sống với nó, sống với những giáo lý mà mình đã học và thực hành. Thì con thấy con rất là may mắn và hạnh phúc, giống như Đại Toàn Thiện nói là: Cái Thấy, Thiền Định và Hạnh, cũng như Nền tảng, Con đường và Quả. Thì con thấy những cái đó nơi con đã có sẵn và con may mắn được Thầy gia trì cho con có thể xác quyết, thì con cám ơn Thầy và đại chúng đã cho con nhiều cơ hội để tiếp xúc với một giáo lý thâm diệu và không có gì quý hơn. Và con nghĩ rằng bản thân con và tất cả huynh đệ ngay lúc này mình phải thực hành và mình thấy nó, mình sống trong nó và mình ứng dụng nó ra, và mình làm tất cả những gì mà mình có khả năng để làm lợi lạc cho mọi người, cho tất cả chúng sinh theo con đường Bồ tát Đạo. Dạ con xin hết, con xin cảm ơn thầy và đại chúng.
Thầy: Rồi coi như những lời của cô Giàu là để kết thúc bữa hôm nay luôn đó, rồi kỳ sau mình gặp lại nhau. Khi đã có Nối kết rồi thì đừng có lo, trong Bồ Đề Tâm thì luôn luôn gặp nhau thôi, mà cả những đời sau nữa chứ không phải chỉ có đời này thôi đâu, bởi vì không ai chạy ra khỏi Bồ Đề Tâm hết đâu, phải không? Thôi bây giờ mình hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Đến khắp cùng tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đồng trọng thành Phật đạo.