Người trình bày: Hà + H.Lan

Ngày 3/10/2021

 

Sh.Trường: Sau một khoảng thời gian tạm ngưng, hôm nay, được sự cho phép của Thầy, chúng ta lại được quay lại với các buổi thuyết trình hàng tuần. Buổi hôm nay do cô Hà và H.Lan trình bày về chủ đề: “Chữa Lành Cô Đơn”.

Cô Hà: Cảm ơn lời giới thiệu của sh.Trường.

Lời đầu tiên, cho con xin được cảm ơn Thầy, cảm ơn đại chúng đã cho con và H.Lan có cơ hội được thuyết trình chủ đề “Chữa Lành Cô Đơn” ngày hôm nay. Đây là cơ hội rất quý để chúng con được thực hành, học hỏi từ đại chúng ạ. Con xin phép xin được trình bày trước.

Đúng là nhân duyên, Con và H.Lan đã chọn chủ đề và sau hai lần thay đổi, cuối cùng lại được Thầy chọn cho chủ đề này. Con Thấy chủ đề này rất hay, nó phần nào phản ánh đúng cái thực trạng của căn bệnh này trong xã hội hiện nay. Vì con nghĩ rằng, chúng ta chắc ai cũng cô đơn, tuy nhiên có người cô đơn nhiều, có người cô đơn ít mà thôi.

Cô đơn không phải là không có ai ở bên cạnh, nó không phụ thuộc vào số lượng bạn bè hay mối quan hệ mà chúng ta có, mà nó phụ thuộc vào cảm xúc của chúng ta với những mối quan hệ. Nếu cảm thấy bị lạc lõng, cô lập, mất đi kết nối với những người xung quanh, điều đó cho thấy chúng ta đã rơi vào tình trạng cô đơn. Trạng thái này kéo dài, có nghĩa là chúng ta đã bị cô đơn, có thể đã rất nặng.

Nhờ có nhân duyên được làm chủ đề này, nên con cũng tìm hiểu, và thấy rằng, qua một số công trình nghiên cứu và thống kê cho thấy số lượng người mắc bệnh cô đơn khá là cao, khoảng 20% dân số. Cô đơn là một căn bệnh có mức độ lây lan mạnh trong xã hội, không kể lứa tuổi, địa vị xã hội, giai cấp hay địa lý. Có rất nhiều lý do làm cho người ta rơi vào tình trạng cô đơn, chẳng hạn như: áp lực trong cuộc sống, áp lực công việc, áp lực kinh tế, áp lực về con cái, cuộc sống gia đình không hạnh phúc… Căn bệnh này tuy không bùng phát mạnh mẽ và gây chết người nghiêm trọng như bệnh covid hiện tại, nhưng có thể nói, nó cũng là một căn bệnh tiềm ẩn sự nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống tinh thần. Sự cô đơn có liên quan đến sầu muộn, và đó là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tự sát, dẫn đến trầm cảm hoặc các chứng nghiện chất kích thích, tác động tiêu cực đến học tập và chứng giảm trí nhớ. Việc cô đơn có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém hơn, sự gia tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch cao huyết áp, cholesterol cao và béo phì, tiêu hóa, tim…

Khi cô đơn buồn chán, người ta sẽ tìm cái gì đó để giải trí, để vui, như nghe nhạc, xem phim, ăn món ăn yêu thích, shopping chẳng hạn, hoặc nặng hơn nữa sẽ phải điều trị tâm lý, dùng thuốc… Nhưng những việc như vậy cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi vì, sau những sự vui vẻ đó, rốt cuộc họ lại buồn, lại chán. Việc này cứ lặp đi lặp lại, cho thấy đây không phải là phương pháp giải quyết được tận gốc rễ. Cái buồn, cái cô đơn xuất phát từ Tâm thì chỉ có Tâm mới giải quyết được triệt để mà thôi.

Đau khổ hay hạnh phúc đều do Tâm quyết định. Khi cô đơn, người ta có xu hướng thu hẹp mình lại, xa lánh mọi người, không thích giao tiếp. Trong tình trạng như vậy, Tâm rất yếu, luôn bị chi phối bởi hoàn cảnh, môi trường, gây ra phiền não, đau khổ. Còn Tâm rộng mở thì ngược lại, nó khỏe mạnh, bình an, cái tâm đó, ngài Gampopa gọi là Tâm bình thường. Tâm bình thường thì không bị thấm dơ bởi bất kỳ sắc tướng nào, không bị rối ren bởi bất kỳ phóng chiếu nào, không chất đầy sự ồn ào của những phiền não hay sự lan man của Tâm, nó thoát khỏi những lo toan như vậy. Tâm bình thường là Quang minh, nó chỉ là chính nó. Không cần cố gắng để thoát ra khỏi cái chúng ta xem là xấu hay tốt. Sống được với tâm này chúng ta tràn đầy năng lượng, hạnh phúc và tình yêu thương.

Trong lĩnh vực khoa học, tiến sĩ David Hawkins, ông có một công trình nghiên cứu về tần số rung động, và đo được

⮚ Những người có tần số rung động dưới 200, là những người hay bị bệnh, biểu hiện của những người này là hay lo lắng, sợ hãi, căm ghét, hận thù, tự cao…

⮚ Những người có tần số rung động trên 200 sẽ không bị bệnh, biểu hiện là sự hy vọng, lạc quan, thấu hiểu, vui vẻ…

⮚ Cao nhất mà ông đã quan sát được là 700, tần số trên 700 là những người thuộc hàng đã ở trong cảnh giới giác ngộ, tu hành đắc đạo, tràn đầy từ bi. Năng lượng của họ rất phong phú đầy đủ, khi họ xuất hiện có thể ảnh hưởng tới từ trường của vùng xung quanh.

Có thể xem đây là quá trình tiến hóa của tâm thức, Tần số rung động càng cao, con người càng hạnh phúc. Thực hành là quá trình chuyển hóa những năng lượng xấu, năng lượng tiêu cực, thành năng lượng tích cực, chuyển hóa được bao nhiêu chúng ta hạnh phúc bấy nhiêu. Cái tâm tràn đầy năng lượng này cũng chính là Tâm bình thường, nó vốn sẵn có, ai cũng có, nó luôn luôn hiện tiền, ngay tại đây và bây giờ, chúng ta không cần phải đi tìm kiếm ở đâu cả. Thiền định, trì chú, niệm Phật… là để chúng ta tương ưng, rồi dần dần an trụ được trong cái Tâm bình thường này. Tâm này không có chỗ cho cô đơn, phiền não hay đau khổ, bởi nó vốn tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, và tràn đầy tình yêu thương.

Đây là phần trình bày, chia sẻ của Hà. Có rất nhiều phương pháp, và mỗi người sẽ có cách thực hành khác nhau để mở rộng tâm, nâng cao tần số rung động, làm sao để sống được với cái Tâm bình thường như ngài Gampopa nói. Một lát nữa, sau phần trình bày của H.Lan, mời đại chúng chúng ta cùng chia sẻ kinh nghiệm thực hành của mình về chủ đề “chữa lành cô đơn” của ngày hôm nay. Hà xin hết. Xin mời phần trình bày, chia sẻ của H.Lan.

H.Lan: Cá nhân con thì con thấy như thế này, chúng ta sinh ra có một mình, chúng ta chết đi cũng có một mình. Lúc nãy chị Hà hỏi con, con có cô đơn hay không? Thực ra con thấy cô đơn là một hoàn cảnh bẩm sinh đối với con, nó gắn với số phận của một con người, ở góc độ Phật giáo mình thấy nó là nghiệp đời trước, nên kiếp này tôi tái sinh thành con người nên tôi cô đơn và v.v… Chúng ta có rất nhiều lý giải cho việc đấy. Con thì con không tìm cách để lý giải cái điều đấy, vì ngay từ nhỏ con đã chấp nhận cho việc đấy là điều hiển nhiên rồi. Con chưa bao giờ nghĩ là con mong muốn có một ai đó có thể hiểu được mình, hay là có thể đồng cảm với mình.

Khi bước chân vào Phật giáo, con thấy Dzongsar Khyentse Rinpoche có lấy một ví dụ như thế này. Ông đưa một cái ly nước lên và ông bảo rằng, như tất cả đại chúng ở đây và tất cả mọi người đang nhìn qua cái màn hình camera ai cũng nhìn cái ly nước này ở những khía cạnh khác nhau. Ngay cả như chị Hà ngồi kế bên con đây, chị Hà cũng nhìn thấy cái ly nước này khác với con nhìn thấy, hai góc nhìn khác nhau. Thành ra khi con nói về cái ly nước này, đương nhiên là chị Hà và con cùng đồng ý với nhau về phương diện nó là một ly nước, nhưng thật sự trong tâm thì hình ảnh cái ly nước này trong đầu chị Hà và trong đầu con là hai hình ảnh hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế mà luôn luôn có một khoảng cách, luôn luôn có một sự khác biệt giữa con và chị Hà hoặc giữa con với tất cả những người còn lại trên thế giới này đều là như vậy. Mặc dù chúng ta có thể đồng ý với nhau về mặt khái niệm, rất là nhiều các khái niệm trong phạm trù đời sống chúng ta có thể đồng ý với nhau nhưng thật ra trong thâm tâm của chúng ta là hoàn toàn khác nhau.

Thế nên khi con nghe được cái điều đấy từ Dzongsar Khyentse Rinpoche thì con cảm thấy nó xác định cho con một điều rất là đúng đắn là con sẽ cô đơn trên còn đường này và sẽ luôn luôn là cô đơn như vậy.

Lúc đấy con nghĩ ok, cô đơn thì sao, nó có ảnh hưởng gì đến cuộc đời mình và mình có thể làm gì với nó. Thì con phát hiện ra rằng, khi mình thực hành cô đơn nó chỉ đơn giản là một cảm xúc, nó cũng giống như là con vui thích khi con được gặp đại chúng ở đây. Con cảm thấy rất là hoan hỷ khi chúng ta nói chuyện về chân lý, chúng ta chia sẻ cái gì đó về lâu về dài. Nó cũng chỉ là cái cảm xúc hoan hỷ giống như là khi con được gặp mọi người. Và cái cảm xúc ấy nó để lại một dấu ấn trên con người con, hiện giờ là ở tim. Con cảm nhận được sự xúc động của con khi gặp mọi người. Cái cảm xúc cô đơn thì nó khác hơn một chút xíu, nhưng nói chung là nó là một cảm xúc và nó để lại dấu ấn ở trên thân như tất cả các cảm xúc khác mà con có trong đời sống hàng ngày, lên lên và xuống xuống.

Khi nhìn vào cái cảm xúc đấy một thời gian và cũng như là nhìn vào các cảm xúc khác của mình con phát hiện ra một điều là mình đang tách biệt ra khỏi nó, bởi vì mình có thể nhìn thấy cái cảm xúc đấy, mình không phải là nó, mình có một khoảng cách đối với nó. Khi mà con bắt đầu nhìn cảm xúc cô đơn cũng giống như những cảm xúc khác mà mình có, thì con phát hiện ra rằng, khi chính mình quan sát cái cảm xúc đó của mình, đương nhiên khi mà mình tách ra được cái cảm xúc của mình mà mình không bị nó làm chủ và không bị nó cuốn đi nữa. Đó tạm gọi là một cái thành công. Tại vì thật sự ra trong cuộc sống, những cái gì mà có thể lôi kéo chúng ta đi được chính là những tư tưởng, những quan điểm sống của mình, mình có quan điểm sống như thế này, nên mình sống thế này. Ví dụ như một người bảo vệ môi trường không xài bao ni lông chẳng hạn, họ có quan điểm bao ni lông sẽ gây hại cho môi trường và quyết định không sử dụng. Cái đấy nó xuất phát từ đâu? Nó xuất phát từ một tư tưởng là bao ni lông thì gây hại cho môi trường nên họ sống theo cái quan điểm, cái tư tưởng đấy của họ. Thì tất cả những cái gì chúng ta làm trong đời sống đều xuất phát từ những tư tưởng, những quan điểm, lòng tin của chúng ta. Và bây giờ chúng ta có thể tách biệt ra khỏi nó. Những cảm xúc của chúng ta cũng chỉ là những tư tưởng đẩy thêm năng lượng vào mà thôi.

Nếu như chúng ta tách biệt ra khỏi nó, chúng ta có thể quan sát được, chúng ta đã làm chủ được đời sống của chúng ta một phần nào đó. Tuy nhiên là, khi quan sát nó, chúng ta sẽ có những cảm xúc mà chúng ta muốn nó lên hơn nữa, những cảm xúc vui vẻ và hạnh phúc, chúng ta muốn tăng cường hơn nữa. Những cảm xúc như cô đơn chúng ta muốn nó đi khỏi cuộc đời mình. Với những mong muốn như vậy, nó làm cho chúng ta không cảm nhận được cái hiện tại, bởi vì chúng ta mong muốn một cái khác, nó làm chúng ta đánh mất đi cái hạnh phúc của mình, mất đi cái hạnh phúc, bình an ở hiện tại. Và con cũng nhận ra rằng, nếu như bây giờ mình thôi không quan sát các cảm xúc, tại vì một ngày mình có quá nhiều, từ sáng đến tối, lúc vui lúc buồn.

Giống như sáng nay đi chích ngừa, chị Hương chở con đi. Ở chỗ chích ngừa có quá đông người, 200m đường, toàn là người đậu xe để chờ, đông quá nên tụi con về. Lúc đi đường, trong lòng con cảm thấy rất vui vì cả tháng rồi mới được đi ra ngoài, cảm nhận được cái không gian rộng mở, cảm giác mới lạ so với cái môi trường mình sống mỗi ngày, rất là vui. Xong rồi đi đến đấy nhìn thấy đông người như thế con thấy thương người ta. Tại con thấy họ đa phần đều là người lao động, con nghĩ thật là đáng thương, ngày mai họ phải đi làm, con thì được ở nhà để tu tập. Con cảm thấy thương họ, và đó lại là một cảm xúc. Cả một ngày như vậy, các cảm xúc cứ lên lên và xuống xuống. Nếu như con cứ nhìn vào các cảm xúc đó, thì con cũng giống như một người đi lướt sóng ở một cái bờ biển nào đó ở bên Mỹ, Horsington chẳng hạn. Nó chẳng có lợi gì cho cuộc đời mình cả, nó thật sự không mang lại bất cứ cái lợi ích nào cả. Nhưng nếu như con chỉ đơn giản là để mình thư giãn, và để các cảm xúc được như nó là như vậy, giống như bây giờ khi ngồi trước tất cả mọi người con rất là xúc động. Khi mà chúng ta có một cơ hội chia sẻ về chân lý, những cơ hội như vậy luôn luôn làm con xúc động. Thì mình cứ để cho cái cảm xúc đó nó là như vậy, mình không quan sát nó, mình không tách biệt mình ra khỏi nó, mình là một với nó, không có người quan sát, không có vật được quan sát, chỉ có kinh nghiệm được trải nghiệm, thì lúc đó không có nỗi cô đơn nào nữa cả, tất cả chỉ là một kinh nghiệm đang diễn ra. Con xin hết ạ.

Chú Hải: Chào Thầy, chào đại chúng. Hà và H.Lan đã chia sẻ rất rõ về những biểu lộ của cô đơn. Mình có một ý kiến đóng góp thêm về trước hết là tại sao lại có cô đơn? Đó là khi mình sống mà chú ý đến mình, quá quan tâm đến mình, đến cảm xúc và thành bại của mình. Khi một người quá quan tâm đến mình, thì dù họ có thành công hay nghèo khổ trong cuộc sống, thì việc quá chú ý đến mình khiến cho họ tách rời khỏi cái toàn thể, thành ra nó sẽ tạo ra cảm giác cô đơn. Mình chú ý đến mình, trong khi nhiều người khác không chú ý đến mình, thì ngay lập tức mình cảm thấy cô đơn. Thành ra, một trong những cái tạo thành cô đơn là chủ quan như vậy, do mình tạo thành. Cái chủ quan này, khi suy xét, nó giống như là cái gì đó cùng sanh ra với mình, như là “câu sanh vô minh” trong Phật giáo. Không như Phật là đản sanh - sanh là vui, còn mình sanh ra là đã tách biệt khỏi thế giới. Từ lúc sanh ra cho tới khi lớn lên, mình càng chú ý tới mình thì cô đơn càng tăng trưởng. Đó là ý thứ nhất - chủ quan cô đơn.

Ý thứ hai, bây giờ mình nói về cái tương đối là không chủ quan, khách quan một chút, đó là khách quan cô đơn. Những người am hiểu, hoạt động nghệ thuật, tâm hồn của họ thăng hoa theo khả năng. Chẳng hạn như điêu khắc, âm nhạc, hội hoạ ... thì khi họ đạt đỉnh điểm trong đó, thì ít người cảm nhận được khả năng của họ. Thì đó cũng là một hình thức cô đơn. Nhưng đây là cô đơn khách quan. Ý họ không phải vậy mà do hoàn cảnh của họ phát triển về tinh thần khác biệt so với những người khác thành ra họ bị cô đơn. Như câu chuyện về Bá Nha - Tử Kỳ. Bá Nha đàn rất giỏi và làm quan. Một lần, Bá Nha đi sứ sang nước khác, trên đường đi về thấy phong cảnh đẹp nên dừng lại, đem đàn ra đàn. Đang lúc đó, bỗng nhiên cây đàn đứt dây. Bá Nha nghi là có người nghe lén bèn sai lính đi tìm. Lính tìm ra Tử Kỳ đưa về. Khi nói chuyện thì hoá ra là Tử Kỳ rất am hiểu tiếng đàn của Bá Nha. Bá Nha là quan lớn, muốn đưa Tử Kỳ về vui sống, nhưng Tử Kỳ còn mẹ già nên từ chối, hẹn ngày gặp lại. Đến hẹn, Bá Nha tới nơi thì nghe tin Tử Kỳ đã chết. Trước khi chết, Tử Kỳ có trăn trối là nên chôn ông ấy ở gần chỗ hẹn để ông có thể gặp lại người xưa. Khi Bá Nha biết vậy, buồn lắm bèn đàn lên một giai điệu buồn thảm ai điếu cho Tử Kỳ nghe. Ông bảo rằng chỉ có Tử Kỳ là tri âm thôi, không có người nào hiểu được tiếng đàn của ông cả. Nên đàn xong rồi, ông đập cây đàn vào đá. Thành ra mình phải thông cảm.

Nếu cô đơn do chủ quan, vì mình chăm chút cái tôi mình quá, mình khổ mình ráng chịu. Còn cô đơn khách quan như Bá Nha, dù ông không quan tâm tới ổng thì cũng không ai có thể thưởng thức được ổng. Nên mình thấy có hai thứ vậy đó.

Rồi mình nhìn nhận xem tại sao lại sao cô đơn. Là vì mình bị đồng hoá với thế giới hình tướng mà mình đang sống. Mình bị đồng hoá theo nó, từ từ cái tôi nó lớn lên, không được chú ý, càng ngày càng lớn lên dần. Cách hóa giải, nói theo như H.Lan, ban đầu là mình không chú ý đến cảm xúc nữa, đó là một cách. Nhưng nói theo như Thầy dạy, là phải thấy cái gốc, bản tánh của cái biểu lộ đó. Cảm xúc biểu lộ thì mình thấy bản tánh của nó, rồi từ từ mình thấy tâm mình nó bình thản trước mọi biến động của tâm thức cô đơn. Khi đó mình không còn bị đồng hoá bởi các cảm xúc tạm, bởi sự cô đơn. Đó là cách hóa giải.

Cô Hà: Hà cũng đồng ý với chia sẻ của anh Hải, mọi cảm xúc đều đến từ tâm. Tâm thì luôn đồng hoá với các hình tướng ở bên ngoài và cả với những tư tưởng ở bên trong. Cái Tâm nó luôn luôn chuyển động, chuyển động rất nhanh. Biểu hiện ra bên ngoài của các hình tướng như là: âm thanh, mùi vị, xúc chạm... Biểu hiện ở bên trong của những tư tưởng như: mình thích cái này, thích cái kia.

Cái tâm luôn luôn lặng yên, nhưng các hình tướng và tư tưởng luôn luôn chuyển động. Khi thực hành, cần phải hiểu rõ bản chất của Tâm. Hiểu rõ các hình tướng, tư tưởng chỉ là sự biểu hiện của Tâm. Các hình tướng và tư tưởng có cùng một bản chất với Tâm. Nếu không nắm được sự thiết yếu này trong tham thiền, chúng ta sẽ gặp nhiều cản trở trong thực hành. Hiểu được như vậy, thì sự thực hành sẽ có nhiều lợi lạc.

V.Hoàng: Xin cảm ơn chia sẻ chân thành của chị Hà, H.Lan và chú Hải. Thật sự cảm thấy chân thành và xúc động. Nhân chia sẻ của H.Lan, em xin có ý kiến một chút. Về chữa lành cô đơn thì có một số khía cạnh mọi người đã chia sẻ đầy đủ và chính xác rồi. Cái thứ nhất, thông thường chúng ta nhận biết cô đơn là gì, là một cảm giác. Điều này không cần bàn nhiều. Ai trong chúng ta, không ít thì nhiều cũng cảm nhận được điều này. Để chữa lành cô đơn, một cách cũng đơn giản thôi, mình hoàn toàn có thể vận hành giáo lý của đức Phật. Cô đơn là khổ! Muốn chữa lành cô đơn, nghĩa là muốn diệt khổ thì mình phải biết nguyên nhân của khổ. Rất dung dị, nghĩa là mình phải tìm ra nguyên nhân tại sao cô đơn. Khi chú Hải phân tích hai khía cạnh chủ quan và khách quan của cô đơn cũng rất rõ ràng rồi. Khi mình đã biết nguyên nhân của khổ, của cô đơn thì đến khâu thứ ba, mình phải tìm ra một phương thức giải quyết cái nguyên nhân ấy. Khi cái phương thức ấy là đúng đắn và cách thực thi của mình cũng là đúng đắn thì sẽ đến kết quả nôm na gọi là không cô đơn nữa. Thế thôi. Cách dung dị là mình có thể áp dụng ngay giáo lý Tứ diệu đế của Đức Phật vào vấn đề này, cũng không có vấn đề gì cả.

Khi phân tích về nguyên nhân cô đơn là cái gì. Em cảm thấy, nói vui vui một chút, cô đơn là một dạng bệnh mãn tính của cái tôi. Chữa căn bệnh này không dễ. Tuy nhiên nó là bệnh mãn tính chứ không phải là bệnh vĩnh viễn nên chúng ta có khả năng, có cơ hội chứ nếu nó là bệnh vĩnh viễn thì thôi, khỏi chữa, khỏi bàn nhiều cho mất thời giờ.

Về phương diện cô đơn thì có một số điểm trong phần chia sẻ của H.Lan mà mình không nhất trí lắm. Thứ nhất là quan điểm “chúng ta sinh ra một mình, chết đi cũng một mình”. Nó mang tính thi ca, tư tưởng triết học chứ thật ra chúng ta không sinh ra một mình, cũng không chết đi một mình. Muốn một mình cũng chẳng được. Theo một nghĩa nào đó, đấy là tà kiến, không chính xác! Chúng ta không sinh ra một mình và cũng không chết đi một mình. Đây là điều mình có thể khảo sát trên mọi bình diện từ vật lý cho đến hoá học cho tới sinh học, tâm lý. Mình đều thấy chuyện ấy rất là rõ ràng, nên nếu mình bám vào quan điểm rằng mình sinh ra một mình, chết đi một mình, xem đó như là một định phận, một số phận không thể tránh khỏi của kiếp người thì buổi trao đổi hôm nay hoàn toàn vô giá trị, không giải quyết được. Chúng ta không sinh ra một mình, không sống một mình và cũng không chết đi một mình. Đấy chính là nền tảng để mình giải quyết mọi vấn đề sinh ra từ cảm giác gọi là cô đơn. Đấy là điều thứ nhất.

Thứ hai là câu chuyện của Dzongsar Khyentse Rinpoche, dù ngài là một nhân vật em rất thích ngài, dù ví dụ vừa rồi em chưa nghe trực tiếp bao giờ, nhưng ví dụ vừa rồi mà H.Lan đưa ra về câu chuyện cái chén để thấy rằng chúng ta đều thấy cái chén dưới những góc cạnh khác biệt thì đúng là mỗi người, chúng ta đều thấy cái chén một cách khác biệt nhau. Chúng ta cũng thấy cái chén có những sự thống nhất giống nhau. Nói đơn giản là cộng nghiệp và biệt nghiệp. Chắc chúng ta đều đã biết rồi. Chắc bởi vì chúng ta quá chú ý tới khía cạnh khác biệt trong cái thấy, trong cảm nhận của mình với mọi sự, mình sẽ làm gia tăng cảm giác cô đơn, nếu mình chú ý tới khía cạnh đồng nhất, thì cảm giác cô đơn sẽ giảm bớt.

Bây giờ sẽ bàn đến phương pháp làm sao để giải quyết cô đơn. Một cách thực tiễn là để giải quyết vấn đề gì đều có rất nhiều phương pháp chứ không chỉ có một. Một số phương pháp có tính tạm thời, một số phương pháp mà nôm na mình tạm gọi là triệt để, trừ tận gốc. Phương pháp trừ tận gốc cô đơn, mình đã nghe nói mãi rồi, cũng dung dị, đơn giản. Lấy ngay ví dụ H.Lan vừa mới đưa ra về cái chén. Mỗi người là một góc khác nhau, nhìn cái chén khác nhau thì giải pháp để trừ tiệt gốc cái cô đơn ấy là mình trở thành Phật, mình sẽ có cái thấy toàn giác, thấy cái chén từ tất cả mọi phương diện, bình diện. Nếu có hai người cùng là Phật thì nhìn cái chén ấy giống nhau, thế là hết cô đơn. Đấy là giải pháp mang tính triệt để.

Giải pháp mang tính chưa triệt để, nhưng mang tính thực tiễn trong đời sống. Đó là nhận thức rằng cô đơn là một cảm giác sinh ra từ chuyện quá chú ý đến bản thân mình. Nên có một thao tác như thế này, cũng bắt đầu từ nhân quả thôi, có thể giải quyết vấn đề cô đơn, tức là mình đi giúp đỡ những người đang cô đơn, rồi mình mệt quá, không có thời gian để nghĩ đến sự cô đơn của mình thế là hết cô đơn. Thực tiễn là như thế.

Mình cô đơn, mình loay hoay giải quyết vấn đề cô đơn của mình, có trường hợp nó sẽ giảm đi hoặc sẽ hết thế nào đấy. Nhưng có cách khác, bởi vì đôi khi cách giải quyết của chúng ta vụng về quá thì lại làm tăng thêm cô đơn. Thì để giải quyết nỗi cô đơn của mình, mình đi vác tù và hàng tổng, giải quyết cô đơn cho người khác. Em chia sẻ như vậy, chắc là các anh chị em mình đều đã có kinh nghiệm gặm nhấm cô đơn, rồi đi chia sẻ cô đơn, cũng đủ để cho chúng ta thấy có rất là nhiều phương pháp. Vì vậy mà về mặt tối hậu mà nói, chúng ta làm thế nào để thành Phật, mình nhìn mọi thứ với trí Viên Giác, toàn thể, cái tôi không còn nữa, thì thấy không còn sự khác biệt, không còn giới hạn nữa. Vấn đề cô đơn lúc ấy không đặt ra luôn. Còn bình thường, thì có rất nhiều biện pháp từ đối trị cho tới chuyển hoá ABC với rất nhiều kỹ thuật khác nhau.

Có một kỹ thuật thực sự, rất là đơn giản, dung dị có thể áp dụng trong đời sống, đó là mình quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những người cũng bị cô đơn, tạm gọi là đồng bệnh tương lân, giúp đỡ lẫn nhau. Đó cũng là một phương pháp rất hay. Xin hết ạ.

H.Lan: Có phải động lực để anh hoạt động rất tích cực trong nhóm Đương Niệm là giải tỏa nỗi cô đơn của bản thân không?

V.Hoàng: Hoạt động tích cực hay không thì phải để cho các thành viên ngoài này nhận xét chứ H.Lan nhận xét thì chưa chính xác. Có tham gia hoạt động nhưng có tích cực hay không thì chưa biết. Còn động lực để tham gia rất tích các hoạt động của Đương Niệm có phải để giải quyết sự cô đơn của mình hay không thì cá nhân anh cảm thấy để giải quyết vấn đề của cá nhân mình là không nhiều lắm. Để giải quyết vấn đề cô đơn theo lối lao đầu vào các hoạt động khác nhau, thì trong đời sống của mình có rất nhiều hoạt động chứ không chỉ hoạt động Đương Niệm, nó có thể là một giải pháp. Nhưng đối với anh, trong trường hợp này, không phải là động lực chính để tham gia vào các hoạt động của Đương Niệm. Mặc dù, quả thật khi tham gia vào các hoạt động sinh hoạt đội nhóm của Đương Niệm với các anh chị em ở đây, thì nhiều vấn đề trong đời sống của mình được giải toả, đời sống của mình mở rộng ra, và mình phát hiện ra những khía cạnh mà chính bản thân mình cũng không ngờ. Khởi động đầu tiên, lý do vì sao anh tham gia vào, thì anh thấy lý do trước nhất là Thầy. Và thứ hai nữa là, ngoài này có P.Th, P.Th đầu tàu và rủ rê hơi giỏi. Đấy là thực tiễn, còn đến lúc mình làm rồi, vào guồng rồi thì chẳng còn chú ý đến tại sao lại thế này, tại sao lại thế kia …

L.Anh: Con xin chào Thầy và đại chúng. Con là L.Anh ở nhóm Đương Niệm. Con xin chia sẻ về chủ đề Chữa Lành Cô Đơn này, thì chúng ta phải tìm hiểu tận gốc của sự cô đơn nguyên nhân của sự cô đơn này từ đâu tới, theo con nguyên nhân là sự ích kỷ hẹp hòi, khi bạn cô đơn bạn có bao giờ tự hỏi là bạn cô đơn khi ta biết yêu thương người khác thì sẽ không có sự cô đơn, yêu thương ở đây là sự cho đi là sẽ chia ai thương ta thì ta mới thương lại nghe có vẻ đổi chát sòng phẳng nhưng đó là sự thật đúng là rất khó để thương một người khi mà họ không hề thương ta thậm chí họ còn làm khổ ta nữa thương yêu tuy là một thiên tính của con người, xong ta phải luyện tập rất nhiều để chuyển hoá sự ích kỷ hẹp hòi thì tình thương mới chân thật được. Tình thương chân thật phải là thái độ cho đi cho đi không điều kiện, nếu như cho đi là đem đến niềm vui, thì sẽ chia là lấy đi nỗi khổ một nỗi đau khi chứa đựng hai trái tim thì nó không đủ sức để làm thành nỗi đau không đủ mạnh để ta thấy cô đơn đó là lý do mà ta luôn cần có nhau trong cuộc đời này.

Thử nghĩ nếu mà ta sống với một người mà lúc nào cũng nói thương ta, nhưng khi ta gặp khó khăn thì họ không hề hay biết đến nỗi khi ta báo trực tiếp cho họ biết cái nỗi khổ khó khăn đó mà họ cũng có đủ lý do để thoái thác đáng ra khó khăn kia chỉ là khó khăn thôi nhưng chính thái độ vô tâm hờ hững của họ đã biến khó khăn thành nỗi khổ và cô đơn khi ta chưa thấu hiểu cô đơn thì dù có điều khiển thay đổi được nó thì cũng chỉ là giải pháp tạm thời, khi hiểu rõ cô đơn thì ta sẽ hoá giải được cô đơn, khi có kinh nghiệm ta sẽ thấy cô đơn không có thật, chỉ là nguồn năng lượng được sinh ra bởi sai sót trong sự vận hành của bộ máy tâm thức, trong đó có nhận thức sai lầm trí tưởng tượng phóng đại cảm xúc nhạy bén và các giác quan không được phòng vệ cẩn thận mình chỉ cần duy trì khả năng quan sát bằng thái độ không thành kiến không phán xét, dần dần ta sẽ thấy rõ bản chất thật của cô đơn và dễ dàng chuyển hóa được cô đơn, con xin hết.

Anh Lượng: Đến với chủ đề chữa lành cô đơn thì lượng xin kể cái tích là làm sao có phật cô đơn. Phật cô đơn là một tượng phật mà ở Bình Chánh, chùa Thanh Tâm xây vào năm 1955 đến 1956 hoàn thành, thì có dựng một tượng phật được làm năm 1956, đến năm 1961 thì an vị phật, chùa có bị bom đạn làm sập hết trong chiến tranh nhưng tượng phật thì không bị bom đạn làm hư hại, trong thời kỳ chiến tranh như vậy thì mọi người đi lánh nạn hết đến 1976 thanh niên xung phong dựng lại xung quanh tượng phật đó và chỉ thấy có một mình tượng phật ở đó thôi, nên thanh niên xung phong đặt tên là phật cô đơn và cái tích Phật cô đơn từ đó ra đời.

Chúng ta thấy tại sao lại có cái tượng phật đặt tên là cô đơn như vậy, cô đơn là do con người đặt ra chứ có Phật nào cô đơn đâu và tại sao chúng ta lại thấy cô đơn trong này, thì rõ ràng chúng ta thấy đó nguyên nhân là theo kinh nghiệm của Lượng đó là khi có ta và đối tượng thì nó phân biệt ra, thì có sự cô đơn. Ví dụ như chúng ta thấy trong bàn bida có các viên bi, trên một cái bàn nếu chúng ta chấp viên bi này viên bi kia và chấp trên viên bi, thì ta thấy viên bi này viên bi kia sẽ cô đơn với nhau nhưng mà nếu chúng ta là cái bàn chứa các viên bi đó thì không cô đơn dưới cách nhìn rộng hơn của các bạn nữa thì cái bàn bida này với bàn bida đó trong một khu vực đó thì bàn này với bàn kia sẽ cô đơn với nhau, do chúng ta chấp đối tượng mà như vậy, khi chúng ta mở rộng bao nhiêu thì sự cô đơn của chúng ta vơi dần bấy nhiêu. Như vậy đến khi nào chúng ta không còn đối tượng nữa, giả sử như là sự mở rộng không còn tên gọi là đối tượng nữa thì lúc đó tâm chúng ta sẽ không còn cô đơn nữa. Bởi vì, không còn đối tượng để so sánh, cho nên sự cô đơn đó là sự chấp vào trong cái tướng hoặc là cảm xúc mà chúng ta chạy theo cảm xúc đó. Nếu chúng ta lướt sóng chúng ta ở trên ngọn sóng chúng ta thấy cô đơn, nếu chúng ta là Đại dương và những con sóng trên Đại dương đó thì chúng ta sẽ không thấy cô đơn do vậy nếu tâm chúng ta mở rộng trên tất cả đối tượng chúng ta sẽ không còn cảm thấy cô đơn nữa.

chuyện này Lượng thấy rằng về mặt thực tế thì đầu năm Lượng có bệnh nhức, và thứ hai là đau lưng, khi mà buổi tối mình đau mình cảm thấy sợ hãi thì như vậy là cảm thấy mình có sự cô đơn trong đó. Nhưng mà mình quán sát rộng ra, mình hiểu biết về Phật pháp, hiểu những lời Thầy dạy. Hay là, trong giáo lý Phật giáo thì mình sẽ tạm yên ổn, nên vậy mình rất ư là thông cảm cho những người bị nhiễm bệnh, họ nằm trong bệnh viện, họ rất cô đơn, bởi vì, họ chỉ có một mình mà thôi, bởi vì họ không thể chia sẻ với những người khác, giống như nãy chị hà nói là mở rộng tình yêu thương họ không thể kết nối với tình yêu thương mặt dù có điện thoại đó nhưng mà sự một mình của họ nếu họ nhìn vào thân thể họ thì lúc đó sự cô đơn nó sẽ tràn ngập bởi vì chúng ta chấp trên cái hình tướng ta ở trên hình tướng chúng ta không mở rộng tâm do vậy tâm chúng ta mở rộng đến đâu mà chúng ta không còn đối tượng hình tướng nữa thì dường như sự cô đơn không còn trong đó nữa.

V.Từ: Kính thưa Thầy! kính thưa đại chúng!

Với chủ đề chữa lành cô đơn của hai diễn giả là cô Hà và cô H.Lan, mình có ý kiến như sau:

Tại sao mình bị cô đơn? Nãy giờ mọi người chia sẻ rất nhiều cô đơn là do cái tâm phân biệt của mình quá nhiều trong đời sống hằng ngày. Nên chúng ta mới có cảm giác mình bị tách biệt và bị cô đơn. Trong thời gian thực hành, khi được ở đây với Thầy với chúng cho mình thể nghiệm nhiều điều. Không phải ở trong chúng là mình sẽ hết những tham, sân, si, mạn nghi, đố kỵ. Sẽ có người nói chuyện làm chúng ta thấy khó chịu. Nhưng tại sao chúng ta lại có cảm giác khó chịu đó? Vì là do mình tách biệt, phân biệt. Vì sao chúng ta không thay đổi suy nghĩ của mình.

Chúng ta hãy bắt đầu suy nghĩ những người mình không thích là những người mình thương yêu nhất. Ví dụ như mình có thể nghĩ những người làm mình khó chịu họ cũng như cha mẹ, anh chị, những người em, cháu của chúng ta thì tự nhiên cái giây phút đó lỡ như mà họ có nói những lời mà làm cho chúng ta khó chịu thì mình sẽ nghĩ: ờ cha mẹ chỉ có nói mình một câu vậy thôi tự nhiên mình cũng thấy nhẹ hẳn ra luôn. Và chúng ta cũng sẽ cảm giác được cái mình nổi giận, nổi sân lên là điều vô ích. Và điều đó cũng ảnh hưởng đến tình thương yêu của chúng ta và những người xung quanh. Mình có thể áp dụng không chỉ sống trong chúng, mà khi bước ra đường cũng vậy. Nếu chúng ta thấy một đứa trẻ bán vé số hoặc lang thang xin tiền mình, mình sẽ nghĩ đến cháu của mình, đứa nhỏ gần bằng tuổi với cháu của mình ở nhà. Nhưng cháu chúng ta thì được đi học, đi chơi, được đủ thứ mà trong khi đứa nhỏ này lại phải ở ngoài đường phơi nắng, phải xin từng đồng tiền, miếng ăn rất là thấy thương thì tự nhiên tâm chúng ta sẽ khởi lên được cái tình thương yêu.

Tình thương yêu chúng ta khởi lên với đứa trẻ đó cũng giống như tình thương yêu chúng ta dành cho đứa cháu ở nhà. Thì giây phút đó chúng ta sẽ cảm nhận được cuộc sống này không chỉ riêng bản thân mình, không riêng gì gia đình chúng ta, mà giây phút đó cái tâm chúng ta càng ngày càng mở rộng, yêu thương càng nhiều.

V.Từ cũng nhớ câu của một vị đã từng dạy: Đến một giây phút nào đó, khi chúng ta thực hành, chúng ta xem các bạn đồng tu như vị Thầy mà chúng ta trân quý, thì lúc đó sự thực hành của chúng ta có tiến triển.

Câu nói này làm cho V.Từ ngẫm nghĩ rất nhiều, trong nhiều năm qua cho đến bây giờ vẫn đang suy nghĩ và áp dụng. Vì sao trước một vị Thầy thì chúng ta cung kính, mà không thể cung kính trước những người khác. Ví dụ sắp một đĩa thức ăn chúng ta sắp những miếng thức ăn ngon nhất dâng lên vị Thầy của mình, thì chúng ta cũng phải đối xử với bạn đồng tu, những người mình gặp cũng phải như vậy. Chúng ta cũng phải đem tất cả những cái gì được cho là tốt nhất ngay thời điểm đó chia sẻ lên cho tất cả mọi người không riêng gì vị Thầy mà mình trân quý. Xin hết.

Cô Hà: Cảm ơn V.Từ. Cho Hà hỏi Vụ một câu.

Hà nghĩ rằng, trong chúng ta ai cũng có cảm giác về sự cô đơn tùy nặng hay nhẹ thôi. Có rất nhiều người ở bên ngoài cũng sẽ như thế, việc thực hành để làm sao cho mình hết cô đơn, và hướng ra ngoài để giúp những người khác cũng như vậy. Vụ có thể chia sẻ cùng đại chúng về điều này được không?

Vụ: Kính thưa Thầy và đại chúng! Con thấy rằng vấn đề ngoài đời sống nó rất là thực, đó là cô đơn của người ta bắt nguồn từ những việc bon chen về danh lợi. Đầu tiên là những cái về tiền tài, vật chất do những nỗi “lo lắng nguyên thủy” của người ta. Thế là người ta luôn có bản năng nắm giữ cái gì tốt nhất cho mình và họ không đủ tâm rộng ra để quan sát những người chung quanh, nên họ chỉ lo vun vén cho bản thân, gia đình mình thôi mặc kệ người khác. Từ đó hình thành một thói quen, người ta thấy như thế là được rồi, như thế mình là giỏi, là mình thông minh.

Bản thân em thì em thấy nhiều người họ nghĩ em là ngốc, bản thân mình là không biết bon chen, không thông minh gì đó nhưng cá nhân em thì em thấy cái bon chen đó đối với mình, đối với người gần như là trước mắt nhưng mà có hại rất lớn, nó làm nhiễu loạn tâm của mình, nó mê mờ đi…

Đầu tiên em cũng không nghĩ đến đạo Phật nhiều đâu, chỉ đơn giản em thấy nó khổ đau và em đi tìm cái gì làm cho nó hết khổ. Thứ hai mọi sự cố gắng của mình tan ra rồi nó mất đi, em muốn một cái bền vững, và cái thứ ba là em thấy mất đi nhiều quá nó làm người ta ám ảnh những khổ sở, lo lắng, sợ hãi rất là nhiều cái mà chỉ từ bon chen mà ra… xã hội chúng ta đang trong một guồng quay như thế từ cái góc độ bon chen ngoài xã hội, khi bon chen người ta lớn lên, thì người ta bon chen với cả những người trong gia đình. Từ bon chen đó nó sinh ra trách nhiệm, sinh ra cô đơn. Bản thân em đôi lúc cũng thấy cô đơn, em cũng tìm giải pháp gì đó nhưng có lẽ phải mất một lúc, để em ngồi yên, em tĩnh lặng lại thì nó mới hết cái cô đơn đó, chứ nhiều lúc nói nó giải thoát ngay lúc đó, thì em không thế đâu. Ngồi mình lắng tâm lại thì mình xác định rằng là tất cả những cái nó ở trong tâm, không có gì ngoài tâm hết.

Đầu tiên mình phải xác định cái đó luôn ở trong tâm mình, ở trong tư tưởng mình. Trong tâm mình thì mình tin vào thuyết nhân quả, mình làm thì mình chịu, mình làm lớn thì mình nhận những việc lớn. Cái quy luật nhân quả là cái đầu tiên mà em tin, thích nhất khi mà ở trong đời sống xã hội. Như thời công phu buổi sáng ở chùa, mình phát tâm vô lượng hồi hướng cho tất cả, đó cũng là nhân quả thôi. Nó cũng không có sai chạy đi đâu về nhân quả, mình hướng ra ngoài đến toàn pháp giới thì toàn pháp giới đổ vào mình, chứ không tin nhân quả thì em nghĩ cái đời sống này nó loạn lắm.

Mà vì thế trong tương lai em đoán là khoảng 20 năm nữa sự bùng nổ khoa học công nghệ, con người ta sẽ tách ra khỏi môi trường chung và người ta càng cô đơn nhiều hơn nữa. Cô đơn đầu tiên là giữa những con người trong gia đình, xong rồi cô đơn giữa con người với xã hội, sau đó là cô đơn giữa con người với thế giới tự nhiên.

Ngày xưa, em thấy ở dưới quê rất nhiều chim cò, sông suối đầy cá, bây giờ đi tìm lại môi trường đó gần như là không có. Bản thân mình cũng thế, cô đơn với môi trường đời sống, cô đơn với tự nhiên. Cái mà em ám ảnh là khi em đến những tòa nhà chung cư rồi mình về vào buổi đêm tầm 10h30p – 11h nhất là những tòa nhà chung cư 3, 4 tầng hầm, khi mà thang máy không xuống thẳng tầng hầm mà chỉ xuống tầng 1, rồi mình tìm cách đi xuống tầng hầm trong đó không có ai chỉ có ánh đèn rồi mình đi tìm xe… Về nhà em ngồi em quan sát lại cảm giác ấy thôi chứ em không có phương pháp nào cụ thể. Em xin hết ạ.

Cô Hà: Cảm ơn Vụ, cho Hà hỏi thêm một câu nữa.

Hồi nãy, V.Hoàng có chia sẻ một phương pháp rất cụ thể, phương pháp đó ai cũng có thể làm được. V.Hoàng nói, thấy ai đang cô đơn, đang khổ thì cứ lao ra làm đi, giúp cho người ta đi, như thế mình sẽ không còn thời gian để cô đơn nữa. Đối với Hà thì đây là một phương pháp rất hay, là cách thực hành về hạnh thương yêu, với mong muốn giúp đỡ cho những người khác và bằng hành động cụ thể, thực tế luôn. Mỗi ngày chúng ta thực hành như vậy, nó làm tăng trưởng tình thương yêu, đó cũng chính là sự tích tập công đức & trí huệ. Vụ nghĩ thế nào về việc này, bạn có thể chia sẻ một chút được không?

Vụ: Em thấy cái phương pháp của anh V.Hoàng nó rất đúng và em cảm thấy đúng với bản thân mình. Nhưng mà đầu tiên mình xác định nếu như mình lao ra giúp những bệnh nhân bị nhiễm ngoài xã hội, nhưng mà đến nhà hàng xóm bị hoặc họ khổ mà mình không giúp mà mình lao ra xã hội mình giúp người ta thì mình háo danh. Nếu có người nghèo khó đi qua, người ta xin mình vài đồng mà mình không cho, mà mình lao ra mình giúp những người bị nhiễm, thì em nghĩ là mình nên tránh những tình trạng đó. Cái khổ ngay trước mắt, cái khổ ngay xung quanh mình đây mình ngó lơ còn bên ngoài xã hội bao nhiêu người mình nô nức đi giúp Covid. Họ giúp rồi họ vui đó là họ đang thương yêu cho mình, chứ đâu phải là lòng thương, mình làm tình nguyện viên việc đó rất thích, rất có ý nghĩa. Nhưng mà nếu như đầu tiên mình làm là giúp đỡ những người xung quanh mình, thấy người ta khó khăn mà mình giúp được, mà mình làm cũng nhẹ nhàng thì mình giúp.

Nếu như mình làm việc trong một chuỗi công việc giữa các bộ phận mà mình làm khó người của bộ phận khác thì mình làm chậm tiến độ của mình và của người khác, hoặc là mình biết mà mình không chỉ cho người ta, thì đó là chướng ngại rất lớn trong môi trường văn hóa doanh nghiệp, em khá là xung đột với điều đó. Khi mình làm hãy giúp những người gần mình, trước mắt mình làm dù việc nhỏ hơn cũng được. Em xin hết.

Cô Hà: Cảm ơn chia sẻ của Vụ, Hà cũng nghĩ như vậy. Cái thực hành ở đây là, bằng chính cái khả năng của mình, những gì mình có, bằng cái tâm, mong muốn giúp người khác, bằng tình yêu thương của mình chứ không phải cứ lao ra một cách mù quáng, hay làm điều vô nghĩa. Cái Hà hiểu V.Hoàng nói, đó là cách thực hành tình thương yêu, cứ cho đi, cứ làm đi, đó là cách sửa chữa mình, để khai mở tình thương yêu vốn sẵn có trong mỗi con người, mong muốn giúp cho người khác thật sự chứ không phải làm để có thêm được lợi danh, có thêm tiền tài hoặc những thứ chúng ta đang mong cầu.

Đây chính là con đường đạo, con đường Bồ tát hạnh, con đường mà chúng ta đang hướng tới. Con đường này là con đường của sự tích tập Trí huệ và Công đức, mỗi người, ở góc độ thực hành khác nhau, nhưng chung quy lại, đó là sự tích tập từ giai đoạn đầu cho đến khi viên mãn, thành Phật.

Có thể ban đầu chỉ là sự giả tạm, nhưng dần dần sẽ thành thật. Hà cũng có cái trải nghiệm nhỏ nhỏ, và cũng được nghe một số các bạn ở trong đại chúng chia sẻ, ban đầu cũng chỉ thực hành bằng niềm tin thôi, nhưng khi làm một cách chân thành, miên mật thì họ cảm nhận được, trải nghiệm được cái tình thương yêu chân thật, một tình thương yêu không có điều kiện, nó vô tận và hạnh phúc lắm, không thể diễn tả được.

Đó là sự thật rất rõ ràng, là nhân quả, không làm sẽ không bao có được kinh nghiệm, trải nghiệm. Chưa làm mà đã tính toán, lo sợ, sợ cái này cái kia, tính toán cái này cái kia như thế, Hà nghĩ là hơi nhát, cứ làm đi, tập làm đi, cho dù làm bằng cái tôi cũng được, nhưng phải có ý chí muốn làm và làm thật, thì dần dần cái tôi mới hết được, cái tôi hết đến đâu Tâm sẽ rộng mở tới đó, tình yêu thương theo đó cũng ngày càng lớn hơn. Hà nghĩ như vậy. Xin cảm ơn Vụ.

Vụ: Ý của chị Hà và anh V.Hoàng, em nghĩ là đúng chứ không có gì phản biện là sai. Em nói về mặt trái của xã hội, mình luôn biết tâm mình thì đó là tốt, mình làm vì háo danh ở nơi em và người khác, nếu giúp thấy thương thật thì quá tốt. Bản thân em làm cũng canh chừng cái tâm của mình. Xem mình làm có hám danh không, có chụp hình, chụp ảnh tung hô mình không. Đôi lúc em cũng cảm giác mình hám danh trong đó.

Sh.Bình: Kính thưa Thầy và Đại chúng.

Về việc cô đơn của Vụ chia sẻ rất là hay, những việc mình làm mình phải canh chừng cái tâm mình xem có tham sân si dính vào đó không, gần như ai cũng phải quan sát về điều đó.

Mình cũng hay hỏi chính bản thân mình là mình cô đơn ở cái thân hay mình cô đơn ở cái tâm? Thường thân của mình cũng là quá trình chuyển hóa, uống ăn hít thở, những thứ đó là chuyển hóa, vào bụng chuyển hóa, cơ thể mình chuyển hóa rất là tốt từng bộ phận một như thức ăn vào và ra thành phân và có thể bón cây. Chấp vào thân là chấp vào giữa quá trình đó, mình là cái thức ăn, cái thân hay kết quả là để bón cây.

Mình nói mình cô đơn vậy là mình chấp vào đoạn giữa, chẳng qua mình là quá trình chuyển hóa thôi, mình không uống mình cũng không giữ được thân, không ăn cũng không giữ được thân, không thở cũng không giữ được cái thân. Nếu mình không chấp vào đó thì mình không thể nào cô đơn do cái thân này được, rõ ràng mình chấp vào cái thân là mình chấp sai.

Trong quá trình đó cũng gồm thân khẩu ý, cái khẩu mình cũng vậy, rõ ràng là lời nói mình nói ra cũng như không khí nên mình làm sao chấp vào được. Rõ ràng là thân khẩu tâm, chỉ có tâm là cô đơn do mình đồng hóa mình với những tư tưởng của mình thì mới cô đơn, nếu mình không đồng hóa những tư tưởng của mình thì không thể nào có cô đơn được.

V.Anh: Con xin chào cô chú anh chị và con xin cảm ơn mọi người.

Cô đơn là theo một khía cạnh khái niệm khi sự cô đơn xảy ra là sự mất kết nối, ví dụ ta đang sống trong một sự kết nối nào đó, trong quan hệ gia đình bạn bè, hoặc quan hệ xung quanh hoặc trong tập thể. Khi ta cô đơn là cảm giác mất sự kết nối như một ai đó không quan tâm đến mình, tuy cái đó là ảo tưởng nhưng trên thực tế nó là như vậy, chợt lúc nào đó mình bị quên đi cảm giác không có một sự bám víu, mình cảm thấy thì cảm thấy cô đơn xuất hiện. Ví dụ một người mẹ kết nối với người con, như người mẹ mất thì người con không có một nơi nương tựa, tức là sự bám víu ăn sâu trong mỗi con người, trong mỗi con người luôn có sự bám víu và tìm kiếm điểm nương tựa, giả sử không có sự tu tập, không biết đến Phật pháp, hoặc sống cuộc đời bình thường, như mình mất đi không còn ai nhớ đến mình, nếu mình sẽ quán chiếu, ngồi tư duy, không còn ai nhớ đến mình thì khi đó mình cảm thấy sự cô đơn xuất hiện.

Khi cô đơn xuất hiện thì buồn là khổ cũng giống như là trong thời gian này, mình sống độc lập tách biệt với thế giới bên ngoài, chẳng hạn không kết nối với người A, cũng không kết nối người B thì sự cô đơn ấy nó hình thành, hoặc là mình đang sống với sự kết nối bạn bè anh chị em, mình sống một mình nhưng muốn tìm kiếm một ai đó ra uống bia hoặc giao lưu đó là mình cảm giác mình cô đơn, mình không có sự kết nối với ai đó, hoặc không ai gọi cho mình, thì lúc đó mình cảm thấy cô đơn và mình đi tìm kiếm điều gì đó thay vào sự cô đơn ấy, cái đó theo con nghĩ đó là tâm si, tìm kiếm thứ gì đó thay thế sự cô đơn của mình thì đó là trạng thái tâm của người bình thường chưa học về đạo Phật. Trong bài Kinh nói về sống một mình, khi không cảm thấy sự nương nhờ không cảm thấy sự lệ thuộc, một sự bám víu thì nỗi cô đơn cũng sẽ mất đi.

H.Lan: Khi Anh hành thiền về Tứ Niệm Xứ, Quán thân thọ tâm pháp, thì anh thấy nó như thế nào?

Theo Anh hiểu nỗi cô đơn ấy chỉ là một pháp tức là một pháp dẫn đến cho mình sự buồn, khi mình đặt mình vào một pháp đó, thì dẫn đến trạng thái là khổ, nếu mình quán về thân thọ tâm pháp thì các yếu tố đó sẽ làm cho mình. Ví dụ người cụt chân thì người ta chỉ đứng bằng một chân, người ta chỉ đứng thuyền bên này hoặc thuyền bên kia, mình nhận thấy sự cô đơn ấy, mới đầu mình phải dùng pháp đối trị như vậy, thực hành thân thọ tâm pháp, khi cái chân mình đặt con thuyền bên này, thì sẽ không đặt con thuyền bên kia. Giống như là trong thời gian Covid chẳng hạn sống độc lập cách biệt với thế giới bên ngoài chẳng hạn như không có kết nối với người khác không kết nối với bạn bè thì cái sự cô đơn đấy nó hình thành.

Lấy ví dụ bản thân con không nói người khác, người khác con không biết. Mình đang quen sống với sự kết nối bạn bè anh chị em với người nào đó mình sống một mình vẫn tìm kiếm một nơi nào đó để tìm kiếm sự kết nối sự chân ái nào đó hoặc giống như một ai đó để giao lưu đấy cái gọi là cảm giác của sự cô đơn, cảm giác như là ai đó mình không có sự kết nối với ai đó, hoặc không có ai đó gọi điện cho mình hoặc là sự quan tâm đến mình, mình cảm thấy cô đơn và mình đến tìm điều gì đó thay thế…mình luôn tìm kiếm điều gì đó để thay thế sự cô đơn này. Tất nhiên là cái khi mà cái đấy gọi là trong kinh nói là làm thế nào để hiển hiện sự thật của mình có một vài cái là sống sao mà không còn vô cảm làm sao không cảm thấy sự nương nhờ, không cảm thấy lệ thuộc, bám víu thì sự cô đơn nó sẽ hết. Sự cô đơn nó sẽ bớt nhiều.

H.Lan: anh V.Anh cho em hỏi một chút xíu. Khi anh thiền tứ niệm xứ, anh quán thân thọ tâm pháp thì nỗi cô đơn nỗi mất kết nối của anh nó như thế nào?

V.Anh: theo mình hiểu thì nỗi cô đơn nó sẽ như bài pháp tức là bài pháp đến cho mình thực hành. Thứ nhất là khi gặp bài pháp đó thì nó giống như trạng thái là khổ kém từ bi thì mình nói về thân thọ tâm pháp, thì những yếu tố đó nó làm cho mình nó sẽ giống như là giống như người cụt một chân khi người cụt chân họ chỉ đứng trên chỉ đứng bằng một chân khi đứng một chân thì người ta không thể đứng nổi đứng về bên này ta lại về bên kia thế khi mà trong trường hợp cô đơn ấy thì tốt nhất là mình đầu tiên mình nhận biết nỗi cô đơn ấy có thể nhận biết sự cô đơn ấy thì ta phải gánh chịu thì cái thực hành về thân thọ tâm pháp sẽ có cái là trách nhiệm nó sẽ không nằm trong… thì cái thực hành tánh Không như thế này thì nó là quán thân bằng các cảm thọ, đến tâm và các pháp.

Ví dụ cụ thể như là cảm thọ nơi thân, quán hơi thở, khi mình quán hơi thở thì mình cũng coi là đặt cái chân lý đó cũng là cái mình chia sẻ khi mà tìm cái bản chất của nó bản chất cô đơn đấy nó có thể đến nỗi khổ thì nỗi khổ ấy chỉ có thể giải thích bằng những cái phương pháp nào, quan điểm nào thì trong chân đế đã nói rõ con đường bí mật mà cụ thể là gì. Thế thì có thể liên quan đến thiền tứ niệm xứ khi mình thấy chân, mình gặp cái quan điểm như thế này là cái cảm giác nó là liên quan đến cái tâm chúng ta thì sẽ không cái trường hợp đó nữa tức là nó sẽ … mình xin chia sẻ không thể giải tỏa phát huy cái cô đơn của người khác nhưng mà mình cảm nhận… mình xin chia sẻ.

H.Lan: Cảm ơn anh! Bây giờ tụi em xin mời đến Sài Gòn. Xin mời huynh Trường!

Sh.Trường: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng đối với em cái cô đơn tiếp cận nó theo hai mặt. Mặt thứ nhất, nó là cái sự bám chấp vào cái nội tâm bên trong của mình tách biệt với cái thế giới hình tướng bên ngoài này và nó luôn đối chọi trong mình. Em trải nghiệm cái này vì có một thời gian em bị trầm cảm và luôn cảm giác mình không thuộc về thế giới này, trong nội tâm mình luôn xin ra các cảm xúc hay là những cái tư tưởng, những cái quan điểm và mình muốn tách biệt với thế giới này là vì mình thấy nó có lẽ mình luôn muốn một cảm giác an toàn cho bản thân mình hay là mình thoải mái sống với cảm giác đó nên mình không muốn dính vô cái thế giới hình tướng này, thấy một điều rõ ràng là nó không bao giờ như ý mình muốn. Tại vì nó là nội kết của mình, bên trong mình và mọi sự là vô thường nhưng mà mình vốn dĩ luôn thích mình theo ý mình không muốn là vô thường, mà mình muốn nó là thường như mình như vầy, thì đó là một cái nội kết trong mình nó sinh ra làm cho mình tách biệt với lại chung quanh mình đối với những người khác nữa, khi mà những cái tư tưởng những cái ý kiến nó tranh nhau thì thay vì mình nổi sân lên hay đối chọi với những luồng tư tưởng đó thì mình lại quay về mình thôi tôi không vui chơi với cái này thì mình sinh ra một cái cô đơn trong mình và mình luôn bị cái cảm giác luôn là mình không hòa đồng với thế giới này mình, nó giằng xé bên trong mình. Rồi mình luôn tỉnh lặng mình quan sát mọi chuyện.

Mọi chuyện chẳng là cái gì, nó chỉ là vậy thôi mà mình cứ luôn chạy theo những cái nội kết ngoài cảm xúc bên trong mình và dẫn đến là hiện tượng là mình không mở rộng cái tâm của mình và những điều đó làm cho mình bó chặt lại. Thì mỗi người sẽ có rất nhiều phương pháp khác nhau như anh V.Hoàng thì anh có thể lao ra giúp người khác. Nhưng mà sau này em hết cái trạng thái đó em chia sẻ là em nhận thấy một điều là trước hết cái vấn đề không phải là mình đi giải quyết cái cô đơn của người ta mà chính yếu là mình giải quyết cái cô đơn của mình được chưa thì mình mới giải quyết cái cô đơn người khác. Chứ không mình cứ như hai mớ bồng bông va vào nhau rối tung hết lên, nhiều khi có nhiều bạn thật sự muốn giúp là mình trải qua cảm giác này rồi, mình không muốn người ta trải qua cái trạng thái như mình đã từng rối mù trong cái mớ hỗn loạn như vậy.

Trước hết em thấy có hai điều: thứ nhất, người ta phải mong muốn thoát khỏi cái trạng thái đó, em thấy nhiều người lại thích cái trạng thái đó chứ không dễ dàng gì người ta chấp nhận bỏ đi cái cảm giác cô đơn đó đâu; thứ hai, mình giải quyết bên trong mình, mình mới mong giúp được người ta. Và cái cô đơn mình nhìn theo một mặt nữa, cái đó là trên mặt hình tướng và mặt tương phản với cái nội tâm hay dựa trên một cái tương đối, em vẫn nghĩ là anh V.Anh nói cái mà mình cô đơn khi mà mình không có điểm tựa, nó cái đó nó không phải là cô đơn cái đó là sướng nhất mình không phải bám vào cái gì mình cứ vậy mà mình sống thôi là mình khỏe. Cái đó là cái cô đơn mà các vị đi trước luôn có trong mình. Nếu mà xét trên mặt hình tướng, cô đơn là không có dính dáng đến bất cứ vật gì hết, thì cái đó là cái giải thoát chứ không phải là cô đơn nữa, mà do tâm của mình luôn muốn bám víu vào vật gì đó nên mình cảm thấy cô đơn, các vị đứng đầu các tôn giáo như là Thiên Chúa hay là Đức Phật, thì như Thiên Chúa ngài thậm chí bỏ vào sa mạc bốn mươi mấy ngày để giải quyết. Ngài chấp nhận cái cô đơn là tách biệt cả thế giới này để giải quyết cái bên trong mình và Phật cũng vậy, Ngài từ bỏ hết mọi thứ trên trần gian này để mà đi tìm con đường giải thoát cho mình và cho tất cả mọi người.

Cái cô đơn đó nếu mình biết tận dụng, thì để mình quán chiếu trước thế giới này để mình tìm ra cái điểm giải quyết tất cả các vấn đề nhân sinh trên thế giới này mà dựa trên cái cô đơn đó thì nó là một điều rất tuyệt vời. Ví dụ như một số vị chân tu người ta sống có một mình, người ta chỉ làm việc đó thôi nhìn trên mặt hình tướng thì mình thấy người ta cô đơn thiệt, muốn lên núi ở không thấy buồn, không thấy gì hay sao, nhưng mà việc người ta làm là cao cả hơn là để giữ cái tâm họ mở rộng họ không có cô đơn, tâm họ mở rộng và cái mục tiêu cho mình là một cái mong cầu xa hơn vượt trên những cái hình tướng, những cái quan niệm thế gian này, đó là hai mặt của vấn đề này em xin chia sẻ.

H.Lan: Cám ơn sư huynh Trường!

Dạ, mời Nam ạ. Có một lời nhắc nhở là nếu chúng ta nhắc nhiều quá đến chữ cô đơn thì nó sẽ trở thành thần chú của chúng ta đấy. Rồi xin mời Nam.

H.Nam: Thưa Thầy thưa đại chúng, con thì thấy cái trạng thái cô đơn cũng có mặt tốt của nó, khi mà mình lọt vào cái trạng thái đó và nó lên đến đỉnh điểm, thì nó có một năng lực rất là mạnh. Nếu mình biết tức là trong hoàn cảnh đó mà mình bắt đầu có sự tập trung vào nó đó. Tự nhiên mà mình có sự chú tâm vô sự cô đơn đó quá.

Có một trạng thái đó là nguy hiểm trong cô đơn đó là khi mình có trạng thái cô đơn đó, mình bắt đầu mình không chia sẻ được với ai hết, mình rất là chán nản. Nguy hiểm là thậm chí không gọi điện được, mình bốc cái điện thoại lên mà mình không biết mình sẽ gọi cho ai luôn, mình cảm thấy bế tắc không ai hiểu được mình. Trạng thái đó rất là nguy hiểm rồi.

Nhưng mà em thấy là nếu mà mình nhìn sâu vô, thì em thấy đó là một lời nói dối của cái tâm của mình. Tâm của mình nó đang nói xạo mới hay, nó dùng cái cảm giác cô đơn đó để nó lừa mình, để nó trốn tránh một việc đó là đi tìm giải pháp gì đó. Khi mà mình như vậy thì mình sẽ nằm yên, không muốn làm gì hết, mình sẽ vật vã ra là thế giới này không còn gì hết, trong khi thế giới vẫn bình thường. Nếu mình có thể làm gì đó giúp người này người kia, mở cái tâm mình ra thì lập tức trạng thái cô đơn nó tan ngay.

Em chỉ nói hai ý đó. Thứ nhất là mình không cần phải sợ cái cô đơn đó, tại vì nó cũng có mặt hay của nó, nó chỉ là một trạng thái thôi. Cái thứ hai là khi mình nhìn sâu vào cái cô đơn để mình hiểu bản tánh của nó. Bởi vì khi mình càng nhìn sâu vào trạng thái đó thì mình thấy nó đâu mất tiêu, nó không có. Xin hết ạ.

Sh.Anh: Thưa Thầy và thưa đại chúng, em cũng xin chia sẻ một chút về đề tài của mình. Hồi nãy em thấy mọi người có nói vấn đề: “nguyên nhân vì sao cô đơn”. Thì em thấy chính sự tách biệt mình với thế giới và những gì xung quanh là nguyên nhân chính, nghĩa là mình không hòa nhập được với thế giới xung quanh mình. Chính sự không hòa nhập được với thế giới xung quanh mới làm mình cô đơn. Nếu mình hòa nhập được thì sẽ không có chuyện đó xảy ra. Cho nên, làm sao để hòa nhập vào thế giới ngay trong từng phút giây hiện tại thì nó sẽ giải quyết tận gốc vấn đề cô đơn.

Hồi nãy em thấy có người nói rằng khi đi làm thiện nguyện hay diễn viên gì đó. Họ làm là để phục vụ người khác, nhưng nếu để ý kỹ lại thì chính họ mới là những người cô đơn nhất. Khi họ đi diễn cho người khác, cống hiến mình cho người khác nhưng chính họ lại là những người cô đơn. Vậy thì làm sao để giải quyết vấn đề này? Không phải vấn đề là mình phục vụ cho người kia thì mình hết cô đơn, không hẳn như vậy. Nên phải đi tới tận gốc của nó. Như vậy, làm sao để thoát khỏi chuyện này? Vấn đề ở chỗ là mình thấy tại sao mình hay tách biệt mình với những người chung quanh, tách biệt những gì mình đang làm với thế giới này, kể cả con người hay thiên nhiên, hoàn cảnh mình đang sống. Như hồi nãy có ai nói chính là bởi vì cái tôi, cái ngã của mình. Đạo Phật cũng là một trong những cách để đưa con người đến chỗ thật sự hòa nhập với cái toàn thể. Thì mình làm sao để thực sự hòa nhập vào cái thực tại hoặc ít nhất mình chưa thể hòa nhập được với thực tại thì làm sao mình hòa nhập vào những người chung quanh.

Giống như trong mùa covid này, mình nói là mình đang bị cách ly. Nhưng thật ra do chính mình tự cách ly mình với thế giới thôi. Chứ thật ra, đâu thể cách ly mình nếu mà mình có mong muốn tương tác với nhau, giống như bữa nay là mình kết nối online với nhau. Nhưng không phải nói chuyện với nhau, hay lấp đầy những khoảng trống của nhau là thoát khỏi cô đơn. Bởi vì nguyên nhân thực sự không phải nằm ở chỗ như vậy. Nó sâu xa hơn chỗ đó, cho đến khi bản thân mình thấy được ý nghĩa của đời sống. Giống như các vị Phật, các vị cống hiến cả đời mình, tất cả những việc các vị làm chỉ để phục vụ cho chúng sanh mà thôi. Nên ý nghĩa đó nó toàn khắp, nó là tất cả. Các vị xem chúng sanh giống như con một. Thì việc chư Phật làm nó hoàn toàn ý nghĩa, đem tình yêu thương rộng khắp hết, bao trùm hết cho người đối diện thì lúc đó mới hết cô đơn.

Chứ còn ở đây, giống như lúc nãy Trường có nói, mình đang cô đơn mà mình đi chia sẻ thì mình chia sẻ cái gì? Mình chia sẻ cái cô đơn của mình cho người khác thôi. Như vậy làm thiện nguyện cũng là cái cách để mình nhìn thấy sự hòa hợp của mình với người đối diện, với hoàn cảnh để dần dần mình thấy ý nghĩa của đời sống một cách trọn vẹn hơn, mình hoà nhập càng sâu hơn với sự sống này, điều này giúp mình thoát khỏi những bám luyến với đời sống này.

Mình xin đọc lại một đoạn trong một bài viết: “Có thể bạn là bạn đang bắt đầu trải nghiệm sự hòa hợp của cộng đồng, trong sự hiểu biết rằng điều đó không phụ thuộc vào việc trò chuyện hay việc cố lấp đầy khoảng trống. Chẳng cần gì phải che đậy các khác biệt hay tạo ra những điều gây sự xao lãng chỉ vì nhu cầu giao tế. Khi ngồi chung với nhau, mỗi người đều là chính mình một cách độc nhất vô nhị, nhưng chúng ta cũng có thể hiểu được tính nhân bản chung, tính cách thành viên của mỗi người trong cộng đồng lớn lao và phong phú rất nhiều so với các khác biệt”.

Nên mình thấy là chính những sự khác biệt nơi mỗi cá nhân, giống như hồi nãy chị H.Lan nói nhìn cái chén thì mỗi người nhìn khác nhau. Nhưng chính điều đó tạo nên sự khác biệt. Chính sự khác biệt đó nếu mà mình dung hòa với nhau trong cái tổng thể có tình yêu thương hay cái gì đó gắn kết được với nhau thì nó chính là sự phong phú của đời sống này. Và đó chính là ý nghĩa mà mỗi người dành cho nhau. Sự gắn kết, tình yêu thương nó sẽ lấp đầy những khoảng trống, những sự đối lập của mình với người khác. Thì em thấy chính những pháp môn, phương pháp tu học, cách thực hành cốt là để tâm mình ngày càng rộng ra và hòa nhập với cái thực tại, của đời sống và hòa nhập với mọi thứ xung quanh mình.

Mình thấy là khi thực hành, bước đầu tiên là mình nguyện, hồi hướng tất cả công đức và khi kết thúc thời khoá mình cũng nguyện, hồi hướng tất cả công đức đến tất cả chúng sanh. Bởi vì mình muốn hòa nhập với thế giới này, không giữ lại cho mình cái gì hết. Thì chính cái đó mới làm cho mình gắn kết, hòa nhập một cách trọn vẹn với đời sống. Nếu mình còn có cái gì giữ lại cho mình thì mình còn có sự cô đơn nhỏ nhoi nào đó. Làm sao để mở rộng tâm mình, hòa nhập tất cả trong đó.

Buổi hôm nay, chị Hà với chị H.Lan làm đề tài này thì mình thấy như chính mình đang làm, mình đóng góp cho đề tài là mình đang thực hiện đề tài. Theo mình nghĩ đó chính là sự hòa nhập mình với mọi người, nên mình có niềm vui, có sự kết nối với mọi người. Và mình nghĩ đây chính là ý nghĩa của đời sống mà mình đang thực hành. Còn những bước cao cao hơn nữa thì những vị cao sẽ chia sẻ. Mình xin hết.

Lê Nam: thưa Thầy thưa đại chúng. Hôm nay con xin chia sẻ một ít về đề tài chữa lành cô đơn. Vậy bây giờ cho con hỏi đại chúng là có chữa lành hay không? (đại chúng im lặng).

Thực ra khi mà mình thấy cô đơn hay hạnh phúc thì đó chỉ là nhân duyên khế hợp lại thôi. Mỗi người sẽ có một cách dùng để chữa lành. Ví dụ như cô đơn của người này, người này làm cái này thì chữa lành được; cô đơn của người kia người kia sẽ làm cách kia thì chữa lành được. Nhưng mình không thể làm theo cái cách của người khác được. Giống như mình thích ăn cá, mà bây giờ người kia bảo là ăn thịt ngon hơn hoặc ăn rau ngon hơn, thì bây giờ mình không thể chuyển qua bên kia để ăn được. Nên mỗi người sẽ có những cách để chữa lành cô đơn khác nhau. Bây giờ mình chỉ cần học cách phát hiện cô đơn thôi. Cũng giống như khi một người giẫm phải cái gai ở chân. Bây giờ mọi người không biết mình đang giẫm cái gai ấy thì mới nguy hiểm.

Cái quan trọng nhất là bây giờ mình phải tỉnh giác để biết được sự đau đớn của cái gai đâm lên da. Như mình phải tỉnh giác để nhận thấy được sự cô đơn thì mới là điều quan trọng nhất. Bây giờ làm sao mình tỉnh giác được? Thì giống như là mình đang thấy một cái xe đang chạy trên đường cao tốc, một cái xe đang chạy rất là nhanh. Thì bây giờ mình phải dừng từ từ lại thì mới nhìn ra được cây ở xung quanh, có những cái cây. Cũng giống như là mình tỉnh giác được bản thân đang cô đơn hay bản thân đang hạnh phúc. Cái đó mới quan trọng nhất.

Khi mà mình tỉnh giác được thì lúc đó mình mới chữa lành được. Ngay bây giờ mọi người tỉnh giác, ngay bây giờ mọi người cảm thấy được mình đang cô đơn hay mình đang hạnh phúc, chỉ có tại ngay bây giờ thôi. Nói để chữa lành cô đơn hay chữa lành cái gì đó thì nó là một cái ở tương lai, hoặc ở quá khứ mà nó qua rồi, còn ngay bây giờ mọi người có đang hạnh phúc hay cô đơn không? tỉnh giác ngay bây giờ thì mình mới biết được thì đó mới là quan trọng nhất. Dạ xin hết.

H.Lan: Nam ơi cho chị hỏi một câu được không? Ví dụ như bây giờ chị đang cảm thấy cô đơn. Chị đang cảm thấy rất là cô đơn. Chị biết cái cô đơn đấy. Lúc nãy Thầy bảo là chỉ là thằng ăn trộm canh thằng ăn trộm thôi. Không giải quyết được vấn đề!

Lê Nam: Dạ, rồi sao chị?

H.Lan: Thì vấn đề nó vẫn không giải quyết được. Nó vẫn cô đơn, nó vẫn trùm lên mình.

Lê Nam: Dạ thì cái đó là sự lựa chọn của chị. Chị thích cô đơn thì chị sẽ cô đơn. Ví dụ như em thích cô đơn, thì em sẽ cô đơn thôi. Thầy bảo là nhân duyên nó hợp lại, cây nhờ ánh nắng nó chiếu vào thì nó lớn lên nó màu xanh, còn không có nắng thì nó thành màu vàng. Nên nếu chị thích cô đơn thì chị sẽ cô đơn thôi. Thì đó là sự lựa chọn của chị. Mỗi người sẽ có sự lựa chọn riêng. Mỗi người tỉnh giác thì sẽ biết mình đang như thế nào, còn sự lựa chọn của mỗi người sẽ là khác nhau.

H.Lan: Về cái của Nam, chị hoàn toàn đồng ý với em là cô đơn nó là một sự kiện do nhân duyên kết hợp lại và tự nó cũng sẽ tan đi thôi. Và khi mà mình nhìn thấy được cái yếu tố và phương diện để cô đơn nó hình thành và lúc nó mất đi đó, thì mình đâu cần phải làm cái gì cả. Và khi mình đứng ở vị trí cái biết đó, thì mình rõ biết cái điều đó thì là mình đã tách lìa ra cái sự cô đơn đó rồi. Chỉ có ảo tưởng là mình cần phải chữa trị một cái gì đó khi mà mình gắng một cái tên cho một cái gì đó mà thôi.

Anh Tùng: Chào Thầy chào đại chúng ạ! Thì hôm nay chủ đề của H.Lan nói về vấn đề cô đơn, lúc trước có nghe Hà có nói về tác hại của sự cô đơn, thì mình mới thấy cái cô đơn này nó rất là nguy hiểm. Nghe nó có vẻ nặng nề nên mình nói cho thấy nó vui vui lên. Nếu nói nặng nề quá thì xong pháp đàm này thấy cô đơn hơn là trước khi dự.

Nói vui vậy thôi, chứ chủ đề cô đơn làm mình nhớ đến bài hát mà hồi sinh viên hay hát, là bài ngôi sao cô đơn, bài hát rất là hay và lời bài hát cũng liên quan đến chủ đề cô đơn và chữa lành cô đơn hôm nay. Có nhiều cách cô đơn, có sự cô đơn khi mà mình tách biệt với mọi người hoặc mình ở một mình thì mình cảm thấy cô đơn. Nhưng mà có những cái sự cô đơn như bản thân mình ấy, thì cũng có lần là giữa đông người nhưng mình vẫn thấy cô đơn như bình thường. Hoặc là khi ở giữa bạn bè đông đúc mà cái tư tưởng của mình nó không trùng, không phù hợp và những sự mong muốn của mình nó không đúng với mọi người thì cái sự cô đơn nó vẫn xảy ra như bình thường em nghĩ là thực tế là vậy.

Thì quay lại cái bài hát vừa rồi đó có người hát rất là hay nói về sự cô đơn, em hãy nhìn vào lòng người có cả mọi người và em hãy nhìn vào mỗi cuộc đời sẽ có mọi cuộc đời có em và có tôi đó là lời bài hát. Thế thực ra là người mà thấy cô đơn là họ không nhận ra cái đấy thôi. Thế thì khi mình nhận ra là trong một cuộc đời nào đó hay trong một con người nào đó bất cứ ai và mình không có đặt ra là mình cô đơn hay là ai cô đơn cả. Thì trong bất kỳ con người nào thì luôn có tất cả những con người kia. Khi mà mình nhận ra được điều đó thì cái cô đơn đó chỉ là cái ảo tưởng và mình nhận lầm thôi. Thực ra thì mình không có cô đơn gì cả và trong mỗi cuộc đời thì có những cuộc đời. Như mình thì mình cảm nhận rõ hơn hồi xưa là cái cô đơn có xảy ra còn bây giờ thì chưa biết gần như nó không thấy cô đơn nữa mặc dù là ở đâu hay như thế nào đi nữa. Chừng nào mình nhận ra được là trong mỗi con người thì đều có tất cả những cái nhân duyên mà nó được đem đến từ những người khác nữa.

Ví dụ như là sự hiện hữu của một ai đó chẳng hạn như mình ngồi ở đây nè thì cuộc đời mình nó được hiện hữu qua buổi Pháp đàm này và tất cả các thành viên trong pháp đàm này nó làm nên cuộc đời mình ở trong cái khoảnh khắc này. Thì hiện này mình đang ở Hà Nội trong cái phòng kín một mình thôi, mà mình đâu có thấy cô đơn gì đâu vì cuộc đời mình bao gồm cả mấy trăm con người khắp mọi miền đất nước thông qua buổi pháp đàm này. Tất cả những người đó làm nên cái cuộc đời này trong cái khoảnh khắc này thế thì mình đâu có cô đơn đâu mặc dù là mình ngồi đây một mình. Thế thì là khi mình nhận ra được điều đó thì cái sự cô đơn nó không còn nữa.

Bởi vì cái cô đơn chỉ qua là sự ngộ nhận thôi cho nên cái cô đơn là nó như vậy. Thế còn cái chữa lành cô đơn thì trước hết là phải nhận ra cái điều đó, cái thứ hai là mình phải trải lòng mình ra với người khác. Như cái bài hát đó cũng nói là hãy đem cái tình yêu thương đến cho mọi người và cuộc đời thì mình hãy làm tất cả những thiện hạnh để giúp đỡ cho mọi người với một cái tâm không có ích kỹ, không có giữa cho riêng mình. Thì từ cái hành động đó mình sẽ nhận ra sự hiện diện của mình trong một cái cuộc đời nào đó, ví dụ như mình giúp một ai đó mình không nói cái động cơ mình như thế nào hay bất cứ một sự giúp đỡ nào và nếu như mình thu mình có sự quán chiếu thì mình sẽ thấy rằng cái cuộc đời của người đó sẽ có sự góp phần của mình trong cuộc đời nó. Ví dụ như mình đem những điều ác đến cho người ta, mình hiện diện trong cuộc đời người ta bằng một vấn đề ác vậy, thì cuộc đời người ta sẽ được xây dựng bằng những điều kiện của mình đó và mình cũng vậy và sự lợi lạc cũng đều vậy.

Và về cái vấn đề cô đơn là mình chữa lành cho mình và đồng thời cũng chữa cho tất cả những người khác, vậy thì hãy đem những cái điều tốt đẹp cho nhau thì dù mình có ở đâu chăng nữa thì cái tâm tốt đẹp đó vẫn cho mình nên cái sự cô đơn nó không hiện hữu và mình luôn hài lòng. Tại vì sao, vì không có cái gì mà có thể tồn tại một mình mà lại không cố tình như vậy mà mình cố tình thì mình ảo tưởng thôi, chứ không phải điều đó là có thật.

Giống như là cái câu chuyện mà hồi xưa Đức Phật có nói với ông Bà la môn là ổng đến hỏi đức Phật rằng là: Ngài hãy nói cho con về cái sự độc lập tồn tại là có không? Ngài mới bảo là: Làm gì có, giờ con hãy nhìn một chiếc lá cây, bản thân chiếc lá cây này con tưởng rất là độc lập rất là cô đơn vì nó nằm một mình thôi nó đã rời khỏi cội rồi và nằm trên tảng đá nhưng nó không cô đơn. Là bởi vì sao? Vì cái cây này nó từng hiện hữu là do những nhân duyên của nó từ ánh nắng mặt trời, cây mẹ, đất, nước và Ngài có nói thêm là nó hiện hữu là do chính cái tư tưởng của con dành cho cái lá cây vì con nghĩ tới cái lá cây thì mới có cái lá cây đó. Nếu mà không nghĩ tới cái lá cây đó, thì trong tư tưởng của người đó không hề tồn tại cái lá cây, cho nên bản thân cái lá cây nó đâu có cô đơn đâu, nó cô đơn hay không là mình không nhận ra.

Thế thì để trả lời cho câu hỏi là chữa lành cô đơn thì mình cứ trải lòng ra thôi và mình thấy cái sự thật là cô đơn nó là cái ảo tưởng, cho nên mình phải tìm ra cái sự thật này bằng cách quán chiếu, mình tu học đến một lúc nào đó cái tâm mình nó rộng mở ra, cô đơn là do cái tâm mình nó thu hẹp lại. Giống như Thầy hay nói là mình nhìn mọi sự sao mà nó đức đôi ra, cho nên là mình khổ và mình cô đơn các thứ nó nằm ra đây hết. Chỉ cần mình mở rộng cái tâm mình ra thôi là nó trùm hết tất cả, thế nó thành ra cái nền tảng trùm khắp lúc đấy không còn đức đoạn ở đâu cả thế nào làm sao còn cô đơn nữa.

Cô Hà: Cảm ơn anh Tùng, Hà cũng nghĩ như vậy, khi cái tâm mình rộng mở, sẽ không còn đau khổ, cô đơn nữa. Hồi nãy, Hà cũng có ví dụ như đức Đạt Lai Lạt Ma hay mẹ Teresa, các ngài có một tình yêu bao là trùm khắp, nên đi đến đâu thì tình yêu thương của các ngài lan tỏa, trùm khắp ở nơi đó đến đó.

Tình yêu thương đấy, chúng ta phải tự rèn luyện, sự rèn luyện này không phải là để tạo ra tình yêu thương, mà cái hay là, theo một vị nói, sự rèn luyện ở đây chính là tạo ra những điều kiện, nhân duyên để cho tình yêu thương đã sẵn có trong mỗi chúng ta được khai mở, phát triển và thăng hoa. Vì tình yêu thương nó sẵn có rồi, nó hiện tiền ngay nơi đây, nó hiện diện ngay nơi đây rồi. Chúng ta chỉ cần thực hành, rèn luyện để khơi mở, đánh thức và sống an trụ trong cái đó mà thôi. Sống được như vậy thì rất hạnh phúc, không còn khổ đau. Tình yêu thương tràn khắp như vậy sẽ không còn chỗ cho cô đơn hay bất cứ một đau khổ nào nữa. Hà nghĩ là như vậy.

Tuấn: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng.

Hôm nay chúng ta nói chủ đề chữa lành cô đơn, mọi người đưa ra rất nhiều lý do vì sao chúng ta cô đơn rồi, nhưng mà cái chúng ta thấy được nó, thấy được cái cô đơn đó không, nó từ đâu ra, thực ra cô đơn này ở trong cái tàng thức của chúng ta có sẵn chủng tử rồi, chỉ cần gặp nhân duyên là nó ra thôi, giống như ngày xưa mình hay cô đơn, hay buồn lắm, sống xa gia đình, cũng giống bao đứa trẻ, muốn khóc, nhưng mà vấn đề là chúng ta giải quyết như thế nào, chúng ta phải nhìn vào cái nỗi cô đơn đó để giải quyết.

Nói về vấn đề tu tập, sau này mới nhận ra được, nó đã có sẵn rồi, cái vết đó nó đã hằng trong tâm chúng ta rồi, cái vết đó nó do hoàn cảnh tạo ra, chúng ta phải thực hành cái gì? Mọi người cũng đã nhận được cái Pháp mà đức Phật truyền lại đến bây giờ, được Thầy dạy cho chúng ta, chúng ta cũng có nhiều cái Pháp để bỏ bớt cái chủng tử đó đi, như bằng cái tâm từ bi, mỗi người có một cái cách để chia sẻ tình yêu thương của chúng ta, thường thì chúng ta hay bó lại do cái tôi, chúng ta hãy cho ra rộng rãi, vì thế chúng ta làm vì mọi người ngay lúc đầu, chúng ta cứ làm vì người khác đi thì những người xung quanh sẽ cảm nhận được cái tình yêu thương đó.

Thì chúng ta thực hành từ bi để phát triển cái tâm yêu thương của chúng ta, khi cái tâm ta rộng ta thì đến lúc nó không còn giới hạn nữa thì nó sẽ bao trùm tất cả. Thì thứ nhất chúng ta phải thực hành phát cái tâm rộng khắp để bao trùm hết tất cả để mang hạnh phúc đến cho tất cả mọi người, thứ hai là trí huệ. Chúng ta thấy là không có cái đau khổ đó, cô đơn đó tại vì chúng ta bị chủng tử đẩy chúng ta, vậy khi chúng ta thực hành theo cách đó thì chúng ta sẽ hết đau khổ.

Chú Châu: Kính bạch Thầy và Đại chúng, thì hôm nay chủ đề cô đơn chúng ta đã nói nhiều rồi.

Thứ nhất là chúng ta phân tích cô đơn có thật không? Thì mọi người phân tích là cô đơn không thật.

Thứ hai là tại sao cô đơn? Tại vì mình tách mình ra khỏi mọi người xung quanh mình, thì mình mới cô đơn, giống như mình không phải là tất cả và tất cả không phải là mình, mình trói buộc lại cho nên càng ngày mình lại chật hẹp đi, thì cái tâm mình hẹp lại mình không giải quyết được những nỗi bức xúc, chấp thật đó cho nên mình mới cô đơn.

Mình phải mở rộng cái tâm của mình ra, mình với xung quanh là một thì mình mới hết cô đơn. Như sóng và Đại dương, mình cứ theo sóng không thì nó sẽ lừa mình, mình tin sóng là có thật cho nên mình mới khổ. Cho nên muốn hết cô đơn mình phải trải lòng mình ra, trải lòng từ bi ra, trải lòng bằng cách nào, thì mỗi người có một cái cơ duyên khác nhau, có thể trải lòng bằng cách này hay cách kia, thì mình mới giải quyết được nỗi cô đơn của mình, mình là tất cả và tất cả cũng là mình, đó là cách duy nhất để giải quyết vấn đề cô đơn vì cô đơn không có thật, con đường đó là duy nhất, vì những cái tương đối chỉ là tạm thời mà thôi, phải giải quyết rốt ráo là mình phải mở lòng mình ra, trải cái tâm mình ra, mọi cái xung quanh mình và mình hòa đồng với nhau, không chướng ngại, hết sợ hãi thì chúng ta sẽ hết cô đơn.

H.Lan: Cảm ơn chú, nghe chú nói mà con muốn vào Niết bàn luôn.

Hương: Kính thưa Thầy và Đại chúng, với chủ đề ngày hôm nay, nãy giờ mọi người cũng chia sẻ rất là nhiều, Hương chỉ xin chia sẻ ở một cái góc nhìn khác. Khi mà Hương nghe cái tên của chủ đề “chữa lành cô đơn”, thì Hương nhớ cách đây không lâu có chủ đề “Làm sao để sống hạnh phúc”. Hương thấy là cô đơn hay hạnh phúc là không khác nhau, cô đơn hay hạnh phúc chẳng qua là khái niệm thôi. Khi chúng ta có ta, người, có đối tượng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả) thì sẽ có khái niệm cô đơn hay hạnh phúc. Nếu như ở cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà thì làm gì có cô đơn hay hạnh phúc đúng không cô V.Từ? “không có tên đường ác.” Thành ra cô đơn giống như là trong hóa học người ta có cái chỉ thị màu đó, là cái mà để mình đo lại cái mức độ tu tập của mình như thế nào. Nói một cách khác, theo Hương Phật pháp là cái chữa lành tất cả mọi thứ, hoặc là chữa lành cô đơn, hoặc có thể đem đến hạnh phúc cho ai đó. Tại vì con đường đức Phật đã chỉ ra nó bao gồm tất cả trong đó hết và có rất nhiều pháp môn, mỗi người theo cái pháp môn tu của mình thì đó là cách để chữa lành cô đơn hay là cách để mình tìm tới hạnh phúc. Nên là cô đơn ở đây nếu chúng ta còn có ta người, có đối tượng thì nó sẽ là cô đơn, đau khổ, là gì đó...nó chỉ là khái niệm. Nhưng mà phải đến một lúc nào đó tâm chúng ta rộng mở hơn, như một số người nãy giờ cũng có nói tâm rộng mở hơn, trải lòng ra; hay là từ bi hơn, hay là thấy nó là không thật hay gì đó, thì những lúc như vậy cô đơn sẽ trở thành một cái gì đó rất là bao la trùm khắp và đó chính là hạnh phúc luôn. Và nó không khác.

Để nhấn mạnh thêm ở chỗ Hương nói, Hương xin mượn cái bài kệ của của Lục tổ đáp lại bài kệ của Ngũ tổ:

“Bồ đề vốn không cây,

tâm sáng cũng chẳng đài,

xưa nay không một vật,

chỗ nào dính bụi dơ”

Bài này Hương rất là tâm đắc mà nãy Hương cố gắng chia sẻ ý đó. Thật ra không có cô đơn hay hạnh phúc nhưng mà chúng ta vẫn cố gắng chữa lành. Nên chúng ta cứ vững tâm theo Thầy, theo con đường của chư Phật, Bồ tát chỉ ra. Chúng ta tu tập thì càng ngày càng thấy là không có cô đơn, làm gì có cô đơn trên đời này, cũng như trong buổi trung thu cô Hà cũng nói “làm gì có Hà, làm gì có H.Lan” thì làm gì có cô đơn ạ. Hương xin hết.

Cô Hà: Hà cảm thấy câu đó rất là hay “xưa nay không một vật, làm gì dính bụi dơ”, cảm nhận được rất là hay.

Thầy: Xin chào mọi người, rồi bây giờ trước hết là thành phố này hỏi, ai chủ trì, hỏi cái gì hỏi đi.

H.Lan: Dạ vậy xin cho con được hỏi tại hôm nay con có quyền ưu tiên ạ!

Dạ con xin Thầy giảng dùm cho con cái chỗ muốn cho những điều kiện để mà có thể kiến tánh khởi tu được, thì có nói đến thân kiến thì…

Thầy: Thôi mình đừng ngồi mà nói mơ hồ, bây giờ ở đây ai cô đơn, ai không cô đơn, giơ tay lên. Ai cô đơn, giơ tay lên, thì mình phải coi cô đơn là một phiền não, một cái bệnh, thì mình phải trừ cái bệnh đó đi để cho hết cô đơn, còn mình ngồi nói cô đơn theo lối văn chương là không đi tới đâu hết, đó là một cái bệnh, phải không? Cô đơn là một cái bệnh, cô đơn là một phiền não mà phiền não đó là phiền não sanh ra tất cả mọi phiền não khác. Cô đơn là phiền não sanh ra tất cả mọi phiền não khác. Bởi vì Thầy nói rồi trong duy thức học là con người mình gồm có tám thức. Năm thức trước là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Thức thứ sáu là ý thức, thức thứ bảy là mạt na thức, tức là thức chấp ngã. Và Thầy đã nói rất nhiều lần rồi, năm thức trước đó và ý thức đều nằm trong cái sự chi phối của thức chấp ngã đó, cho nên mình luôn luôn cô đơn, chỉ trừ khi anh phá được cái thức chấp ngã đó thôi, phá được mạt na thức đó thôi anh mới hết cô đơn. Mà bây giờ ở đây ông nào phá được chưa?

Nên nhớ là trong duy thức luận, không trốn tránh vấn đề, chỉ có một vị A La Hán mới phá được cái thức đó thôi. Thành ra mình thấy vị nào nghiêng về bên Nam Tông là hay nói vô ngã là vậy đó. Ví dụ như Ngài Ajahn Chah, Ngài nói không có ai cả lấy đâu có cô đơn, còn khi nào mình nói có một ai đó là mình bắt đầu cô đơn. Và cái số phận con người là cô đơn, sinh ra sinh một mình thôi và khi nào ra đi anh cũng ra đi một mình thôi. Người ta khóc than, người ta làm điếu táng, ai điếu rồi này nọ, nhưng mà anh đi một mình thôi, những lời nhắn gửi đó cũng không ăn nhằm gì mình hết. Thành ra cái số phận con người là cô đơn, đó phải không?

Bây giờ vấn đề là anh nhận định cho rõ, cô đơn nó nằm trên cái chấp ngã, thì bây giờ anh phá hết cái chấp ngã thì nó hết cô đơn vậy thôi, đơn giản vậy thôi. Ngay cả bây giờ mình nói mình ngộ cái này, mình chứng cái kia, đó cũng là sự cô đơn của mình phải không? Đạo nó không cần nói tới chứng ngộ gì hết đó. Còn mình nói là mình chứng ngộ cái này cái nọ, đó là một sự cô đơn. Anh đang tu có nghĩa là anh đang cô đơn phải không? Anh đi tìm một sự hoà tan với một Đấng nào đó, hay là cái gì gì đó, anh cô đơn phải không? Thành ra cái tu của mình chứng tỏ là mình đang cô đơn, cô đơn anh mới tu chứ. Bởi vì cái người không cô đơn, người đó không có đối tượng nào hết. Không có một cái tôi, thì không có đối tượng, dầu đối tượng đó là Thượng Đế đi nữa, dầu đối tượng đó là Milarepa đi nữa, hay là bất cứ vị nào, mình có cô đơn mình mới muốn trở thành một cái vị nào đó. Và luôn luôn mình có đối tượng, bây giờ mình không có đối tượng thế gian nữa phải không? Người ta cô đơn cho nên người ta kiếm tiền, người ta đi làm công việc túi bụi ra để bớt cái cô đơn thôi phải không?

Đó, tất cả thế gian này họ trốn tránh bằng nhiều cách, để làm gì? Để bớt cô đơn đi. Cho nên Thầy thấy vậy đó, có nhiều vị khi mà họ về hưu, họ thấy trống rỗng, bởi vì lâu nay họ trốn tránh trong cái công việc của họ, cho nên khi mà thất nghiệp, trống rỗng họ chịu không nổi. Thầy gặp rất nhiều người như vậy, khi về hưu là bị hụt hẫng, vì lâu nay mình trốn cái cô đơn mình trong công việc. Còn mình đây, xin lỗi, trốn cái cô đơn mình trong sự tu hành. Trống rỗng quá cho nên phải ngồi thiền, cái này cái nọ phải không? Bởi vì sao, bởi vì cô đơn nên mình phải kiếm một cái đối tượng nào đó. Và khi có một đối tượng nào đó, dầu có là Niết Bàn đi nữa thì anh vẫn là cô đơn. Có đối tượng là có cô đơn, bởi vì có đối tượng thì có chủ thể tôi là có cô đơn. Cho nên Thầy nói, ví dụ như Đức A Di Đà chẳng hạn, Nam mô Vô Đối Quang Như Lai, là một cái ánh sáng không có đối tượng, Vô là không có, Đối là đối tượng, một ánh sáng không có đối tượng thì ánh sáng đó không cô đơn. Còn mình có đối tượng là mình có cô đơn, từ những đối tượng nhỏ cho đến đối tượng lớn. Cho nên con người mình cô đơn muôn kiếp và vậy đó. Rồi mình trá hình, mình muốn nguôi ngoai cái cô đơn đó bằng cách gì? Bằng cách nắm bắt phải không?

Anh cô đơn thì anh sẽ tham, anh sẽ nắm bắt cái này, nắm bắt cái nọ, để cho nó bớt cô đơn thôi phải không? Anh trốn tránh cái đó, bằng cách anh nắm bắt danh vọng, anh nắm bắt chức tước, anh nắm bắt cái gì gì đó, đủ thứ, phải không? Còn người không cô đơn thì nó không có nắm bắt, không có tham, không có sân, không có si, không có đố kị. Đố kị là anh nắm bắt mà anh thua người ta thì anh đố kị thôi.

Rồi ngã mạn, bởi vì cô đơn nên anh mới ngã mạn, anh phản ứng lại với cuộc đời này, thành ra anh ngã mạn, tôi là cao lắm, tôi ngon lành lắm. Thành ra mình nên nhớ vậy đó, nên nhớ là con người mình là cô đơn. Chỉ trử khi anh hết cô đơn anh không còn một đối tượng nào nữa hết, còn tất cả chỉ là sự trốn tránh cô đơn thôi. Mà mình thấy rất rõ ràng, bởi vì mình sinh ra là mình sinh một mình, cha mẹ mình là đến sau mình phải không? Tôi sinh ra đâu ai đem tôi đến đời này đâu phải không? Tôi hoàn toàn cô đơn và bữa nào ra đi tôi cũng ra đi một mình thôi, tất cả những khóc lóc, quan tài, viết tên tiếc thương rồi này nọ, vòng hoa vòng này nọ, không đi theo mình được, mình đi một mình thôi. Thành ra cái số phận con người là số phận cô đơn, cho nên mình phải thấy rõ cái chuyện đó, muốn hết cô đơn thì bây giờ mình phải làm sao hết cái thức chấp ngã, thức mạt na đó thôi, bởi vì cái mạt na đó nó trùm hết.

Ngày nào mình nói như Ngài Ajahn Chah là không có ai cả thì lúc đó mới hết cô đơn, ngày nào mà mình nói như Ngài Bàng Uẩn đó, là không cùng muôn vật làm bạn lứa. Không cùng muôn vật làm bạn lứa có nghĩa là tôi không có dính dáng tới ai hết đó, không dính dáng với một cái gì hết thì lúc đó mình mới hết cô đơn, còn mình dính dáng mình nắm bắt, bởi vì cô đơn quá nên mình nắm bắt thôi phải không? đủ thứ.

Và bất kể đối tượng nảo cũng là để xoa dịu cái nỗi cô đơn của anh thôi, dù đối tượng đó đặt ra có cao cả tới bao nhiêu đi nữa mà có đối tượng, thì có sự phân hai giữa tôi và đối tượng đó, chẳng qua là nó thăng hoa lên, nó ngon lành thêm, chứ còn thật sự ra có đối tượng là có cô đơn, bởi vì có cái tôi.

Cho nên tu hành là vậy đó, làm sao để mà dứt điểm được cái thức chấp ngã. Thành ra tất cả mọi pháp môn của Phật giáo, 84.000 pháp môn…đều là để cho mình phá được cái chấp là có cái tôi đi, bởi vì cái tôi đó giả hiệu thôi, nhưng mà mình sống trong cái tôi giả hiệu đó, rồi mình làm đủ trò hết đó, phải không? Mình làm cái này cái nọ, thậm chí ông nào mà nói tôi chứng ngộ là ông đó cô đơn lắm, phải không? Ông nói là phải trở lại “bản tánh của tâm” là ông đó cô đơn lắm. Bản tánh của tâm đâu cần ai trở lại đâu, bản tánh của tâm là bản tánh của tâm vậy thôi, nó không cần ai trở lại, còn ông nói trở lại đó là bởi vì ông cô đơn mới nói trở lại chứ mắc gì ông phải trở lại, phải không?

Thành ra mình phải định rõ cô đơn là ở đâu? Cô đơn chính là cái chấp tôi, cái chấp ngã của mình và tất cả cuộc đời mình sai lầm, vô minh là bởi vì là làm mọi thứ để cái chấp ngã đó nó càng lớn lên, và cái chấp ngã đó nó càng lớn thì mình lại càng cô đơn thêm. Thành ra rất nhiều người mà họ ở trên đỉnh cao của danh vọng tự tử nhiều lắm phải không? Những ca sĩ, những gì gì đó…tự tử nhiều lắm là bởi vì họ cô đơn, càng tài hoa chừng nào càng dễ cô đơn chừng đó.

Cho nên là mình phải định bệnh rõ ràng, tất cả mình làm đây, ngay cả mình ăn uống cũng là do cô đơn mà ra, luôn luôn là mình cảm thấy đói, luôn luôn là mình thấy cần có cái gì bỏ vô miệng, nước gì bỏ vô miệng cho nó bớt cô đơn đi, chứ không thôi mình là xác chết thì sao? Phải không? Luôn luôn phải cần cái đó.

Thành ra Thầy thấy họ khi nào buồn buồn thì đi shopping, … đó là nó nói lên cái sự cô đơn của anh, mà anh không giải quyết được, bởi vì kẻ thù của anh chính là anh, chứ nó không nằm đâu hết, anh không thể giải khuây được, Thầy thấy rất nhiều người, họ là con của những nhà tỷ phú đô la… hết chuyện chơi rồi, thì bây giờ đóng một cái thuyền vượt Đại Tây Dương một mình thì chết, rất nhiều người như vậy, bởi vì họ cô đơn quá, họ không biết làm gì hết đó.

Rồi bây giờ những trò giải trí mà dữ dằn như là nhảy từ trên núi xuống, cái chân mình có cái sợi dây cột lại, những trò cảm giác mạnh đó, tại sao cảm giác mạnh? Anh muốn cảm giác mạnh bởi vì anh cô đơn quá, anh phải cần sự kích thích liên tục. Anh mà cô đơn là anh cần sự kích thích liên tục, hết chuyện chơi thì bắt đầu những trò nguy hiểm, phải không?

Mình phải công nhận mình là những người bệnh, mà cô đơn là một bệnh, cái bệnh của chấp ngã đó, bệnh của thức thứ 7, ý thức mình nó không có nghĩa gì hết, ý thức mình là thức thứ 6, nó nằm dưới thức chấp ngã là thức thứ 7, nó nằm cao hơn mình, nó là ông vua của mình, thành ra mình có suy nghĩ tới, suy nghĩ lui gì đó, rồi mình cũng bị nó vậy. Thành ra Thầy đã nói rồi, bởi vì có cái tôi cho nên anh mới có suy nghĩ, không có cái tôi anh không suy nghĩ.

Suy nghĩ là gì? Là tay sai, là tướng lãnh, là tướng tá của cái tôi đó, phải không? Một người không có cái tôi nó không suy nghĩ, mắc gì suy nghĩ. Tâm mình nó vốn vô niệm, nhưng mà vô niệm đó thì mình chịu không nỗi, mình buồn quá cho nên mình cần phải suy nghĩ, cho nó đỡ buồn, phải không?

Thành ra mình phải định vị được cái bệnh của mình là ở đâu? Phải không? Ở đời mình nắm bắt, mình chụp cái này tới cái nọ, chụp bỏ, chụp bỏ đó là tượng trưng của cô đơn, phải không? Thành ra bây giờ người ta hiểu sai câu của Platon là “mỗi người đều đi tìm một nửa của chính mình”, họ hiểu sai họ hiểu một nửa đó chính là một người khác phái, nhưng mà khi anh đi tìm một nửa của chính mình đó là anh vẫn là người cô đơn, bởi vì ngày đó anh rã giấc mộng của anh rồi, anh mới thấy là cô đơn, ở bên Tây thì người ta lấy thêm bà khác, cũng không được rồi lấy thêm bà khác nữa, Thầy thấy không có ông tài tử nào mà lấy một bà cho tới trọn đời đâu. Chẳng qua là những trò chơi của cô đơn.

Thành ra cái người mà không cô đơn thì nó không đi tìm gì hết, còn mình đi tìm cái gì, nương dựa vào cái gì, thật sự ra người mà không cô đơn là người không có trụ vào đâu hết, “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Còn anh trụ vô đâu, dầu anh có trụ một đối tượng cao cấp nhất đi nữa, anh vẫn là cô đơn, phải không?

Mình đang tu thì mình thấy vậy đó, ngay cả mình kêu gọi là mình phải thương yêu nhau hơn này nọ, bởi vì anh cô đơn.

Trong định nghĩa tôn giáo, thượng đế là tình thương. Mà thượng đế đâu có cô đơn, bởi vì tình thương là nó khắp cả, chứ cần gì mà phải kêu gọi là phải thương nhau đi. Anh nào mà cứ kêu gọi thương yêu … là anh đó cô đơn lắm.

Mình phải rõ là mình tu hành để làm cái gì đây. Có nhiều người họ cô đơn, bằng cách là họ tu hành, họ vô nói là đi tìm những chứng ngộ, … thật sự ra tìm chứng ngộ của anh, tìm kinh nghiệm riêng của anh đó, chỉ là biểu lộ ra cái cô đơn thôi, phải không? Anh muốn đi tìm sự khác biệt, bây giờ Tây nó hay nói vậy đó, tạo ra sự khác biệt, cái đó là người rất cô đơn, phải không? Rồi anh tạo ra sự khác biệt ở đời không được, anh tạo ra sự khác biệt trong đạo, rồi anh dùng những ngôn ngữ như “Niết Bàn, thân kiến…”

Thân kiến là một sự cô đơn, bây giờ anh dẹp cái tôi đi, thì anh sẽ không thấy thân kiến, đơn giản là trong kinh Lăng Nghiêm nói vậy đó, không gian trong cái bình và không gian ở ngoài là một, nhưng mà cái gì làm cho mình không thấy được không gian ở trong cái bình của mình, đó chính là cái bình, mình tô điểm cho cái bình càng nhiều chừng nào thì mình càng cô đơn chừng đó, và chứng ngộ là gì? Chứng ngộ là anh đập bể cái bình đó, để anh thấy không gian trong với ngoài là một vậy thôi.

Thành ra những người cô đơn là vậy đó, tất cả chúng ta đều cô đơn. Mới hôm qua hôm kia gì, có người xin vô thường trú không được đó, rồi lên xin Phật đàng hoàng, rồi nói để con sống lâu lâu để vô thường trú, té ra cuối cùng thường trú không được, có nghĩa là con không còn sống bao lâu nữa được hết, bắt đầu buồn tê tái. Thấy không, mình sợ chết bởi vì mình sợ cô đơn, cái chết là cái cô đơn rốt ráo.

Thành ra cái cô đơn nó sinh ra tất cả mọi phiền não khác. Tham lam, nắm bắt cũng là vậy, ngay cái tội lỗi cũng là do cô đơn mà ra. Anh cô đơn, anh dễ tội lỗi lắm, người ta làm ra tội bởi vì người ta cô đơn, còn người ta không cô đơn người ta không làm ra tội đâu.

Tất cả các pháp môn của Phật giáo để làm gì? Để mình giải tỏa cái ảo tưởng của mình, chứ thật sự ra không có một cái tôi. Khi không có cái tôi thì chẳng có sanh tử và Niết bàn. Bởi vì sự phân chia giữa sanh tử và Niết bàn chính là phân chia của cái tôi. Pháp là vậy.

Trong kinh có nói “dầu đức Phật có ra đời hay không? Thì tánh Không nó vẫn như vậy”. Nó vẫn như vậy, không thêm không bớt gì hết, còn mình muốn thêm bớt bởi vì nó buồn quá. Cuộc đời mình nó buồn quá nên mình muốn thêm muốn bớt. Bớt thì khóc, thêm thì vui.

Tại sao anh buồn, bởi vì cô đơn quá, rồi tăng rồi giảm, chỉ cần bài “Bát nhã” đó là anh giải quyết tất cả mọi vấn đề, Bát Nhã Tâm Kinh - Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, soi thấy năm uẩn đều không, vượt tất cả mọi khổ ách. Cô đơn là một khổ ách, phải không?

Phật giáo chỉ đơn giản, mình là những con bệnh, bệnh cô đơn. Tất cả Phật giáo cũng là bốn chân lý cao cả đó thôi:

⮚ Thứ nhất: Khổ đế, cô đơn là một cái khổ, mà cái khổ sâu xa nhất.

⮚ Thứ hai: Nguyên nhân tạo nên cái khổ đó là chính là cái tôi, nó tích tập mỗi giây, mỗi phút, để tạo ra cái khổ cho nó. Thành ra trong kinh nói rất là đau đớn, chúng sanh mình đây y như là con kén nhả tơ để nó trói buộc mình, chứ không ai trói buộc mình hết đó. Mình nhả tơ ra từng ý tưởng một, nào là tôi hy vọng ngày mai tôi sẽ làm cái này cái nọ…nó trói thêm một cái nữa, càng ngày tôi càng cô đơn.

⮚ Diệt là nếu như hết cái tôi thì nó sao?

⮚ Đạo là những phương pháp để diệt cái tôi giả tạo đó.

Cái tôi đó là cái tôi giả tạo, nhưng mà đây mình cũng khổ giả tạo thôi, khổ vậy đó, thật ra khổ mình cũng khổ giả tạo, bởi vì nguyên nhân của khổ là giả tạo.

Phật giáo là làm cái gì rõ ràng lắm. Không có cái tôi lấy đâu mà có thân kiến.

Mình giống như câu thơ của Bùi Giáng: “Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn”. Mình chết từ cái buổi ban đầu kìa. Mỗi ngày chết mỗi ít mỗi ít, cuối cùng là cái chết thiệt của thân. Tâm mình mỗi ngày mỗi chết, mỗi chết, bởi vì nó tích tập nhiều quá nó phải chết thôi. Cuối cùng cái thân nó chết. Cái tâm mình chết trước, cái thân mình chết sau, mà sống lại, cái tâm mình sống lại trước và cái thân mình sống lại sau.

Chú Châu: Bạch Thầy con hỏi trong cái tứ diệu đế như vậy Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, và Đạo đế Phật đã dạy như vậy Diệt đế trước Đạo đế thì như vậy có phải đó là tu trên quả thừa, đúng như vậy Phật đã dạy ta từ thời kỳ thứ nhất…

Thầy: Thôi đừng nói gì hết, mắc gì mình nói tu trên Quả thừa, tu trên Quả thừa là mình tự xác định cho mình một giá trị nào đó phải không? Mấy ông chỉ là tu trên nhân thừa thôi, còn tôi mới Quả thừa nè, chuyện đó cũng là trò bịp của cái tôi thôi, sao lại không tu trên quả thừa. Có ai ra khỏi quả đâu mà đòi là tu trên quả thừa, phải không? Có chúng sanh nào ra khỏi quả đâu mà nói là tôi tu trên quả thừa.

Thành ra tu trên quả thừa đó chỉ là cái gọi là tự gán cho mình, cái tôi nó tự gán cho mình là tôi ngon hơn mấy ông, mấy ông là tu nhân thôi. Không có chúng sanh nào dầu có tệ xuống địa ngục nữa cũng không thể ra khỏi cái quả đó được. Thành ra đừng có nói quả thừa, cái đó gọi là tự kỷ ám thị hoặc là tự sướng [giờ người ta hay nói là chụp hình tự sướng Thầy cười]. Quả thừa là tự sướng của mình, chứ có ông nào ra khỏi cái quả đó được đâu, phải không?

Rồi thôi bây giờ người khác, Thầy càng về sau càng ngắn gọn.

Chú Hải: Thưa Thầy cho con hỏi, như Thầy dạy nãy giờ cái cô đơn này như tụi con thì thấy nó có vẻ như giải quyết nó cũng dễ, nhưng mà đến khi Thầy giảng thì tụi con thấy đa số là người ta giải quyết cô đơn trong sự lầm lẫn là tạo thêm một cái tôi lớn hơn, chứ không phá nổi cái thức thứ 7, vì vậy mà muốn giải quyết cái này thì con thấy giống như trong nhà thiền người ta gọi là phá bỏ được cái nhị nguyên hoặc là hợp nhất, làm sao mà thấy được cái chưa từng cô đơn từ xưa đến nay thì mới giải quyết được đó Thầy.

Thầy: Rồi bây giờ Thầy nói là ông hiển lộ cái chưa từng cô đơn là thế nào?

Chú Hải: Dạ, thì hồi nãy giờ con nói chuyện với Thầy là từ cô đơn nó đang hiển lộ đó Thầy.

Thầy: Sao ông nói là không cô đơn, mà bây giờ ông nói là cô đơn? [chú Hải cùng đại chúng cười lớn]

Chú Hải: Thật ra, con thấy Thầy giảng nếu mà người ta không hiểu vấn đề là người ta sẽ ở trong cái vòng luẩn quẩn của cô đơn và giải quyết cô đơn, và cuối cùng người ta vẫn ở trong cô đơn.

Thầy: Thì bởi vậy Thầy bây giờ Thầy ngắn gọn, mấy ông Cần Thơ là tu 30 năm rồi, thì bây giờ mấy ông giải quyết cô đơn làm sao nhanh gọn?

Chú Hải: Con thì con không giải quyết, mà con cảm thấy hồi xưa con cô đơn nhưng giờ con hết cô đơn vậy thôi Thầy.

Thầy: Thì đúng rồi, ngày xưa cô đơn nhưng giờ hết cô đơn, đó là diệt đế nhưng bây giờ anh phải đạo đế, là phương pháp cho tất cả mọi người ở đây. Thôi bây giờ, không lôi thôi nữa, chú ý đây [Thầy vỗ tay cái bốp] nghe không? Tất cả đều nghe không?

Chú Hải: Dạ nghe.

Thầy: Cả Hà Nội có nghe không? (mọi người đồng trả lời có) Thì chúng ta cùng chung nhau cái không cô đơn đó, tại sao không lo tu đi, mà cứ đi tìm cô đơn. Tất cả mọi người đều nghe, phải không? Thì cái đó chính là cái không cô đơn. Còn anh đi tìm riêng một cái gì đó như là chút nữa phải vặn lại cái gì đó để nghe, cái đó là cô đơn đó!

Rõ ràng là làm một hành động tất cả mọi người đều nghe hết, trong đó có cô đơn không? Không có cô đơn! Còn không chịu nghe thì chút nữa bắt đầu cô đơn nó lại nhảy vô nó tấn công, tấn công, tối đến thì nằm mơ, mỗi người mơ một giấc mơ khác nhau, đó là bắt đầu cô đơn (Thầy và đại chúng cùng cười), ngày mai là một giấc mơ khác nữa, ban ngày cũng một giấc mơ khác nữa, mỗi người có giấc mơ khác nhau, giấc mơ giữa ban ngày. Càng mơ nhiều càng cô đơn.

Thành ra Thầy thấy mấy câu đời xưa nói: “Đồng sàng dị mộng”. Hai người cùng ngủ trên cùng một chiếc giường, nhưng có những giấc mơ khác nhau, có những nỗi cô đơn khác nhau. Còn trong khi nghe một cái mà tất cả đều nghe hết, thì cô đơn chỗ nào, anh có cái gì riêng nó mới cô đơn. Rõ ràng một tiếng đó ở đây nghe, ở Hà Nội nghe, ở Cần Thơ cũng nghe, trong đó không có cô đơn, chỉ thuần là cái nghe thôi.

Còn bắt đầu anh muốn nghe riêng của anh đó thì bắt đầu có cô đơn, đơn giản vậy thôi. Đó là cái nghe chỉ là nghe đó, phải không? Nghe chỉ là nghe thì không có cái tôi trong đó, thì không có cô đơn, còn tôi muốn nghe cái này, tôi muốn nghe cái nọ, hay tôi nghe cái này khó chịu lỗ tai tôi lắm, nên tôi bỏ tôi đi thì lúc tôi bắt đầu chọn lựa cái mình muốn nghe thì lúc đó cái tôi chen vô. Thành ra ngài Tăng Xán có nói: “Đạo lớn không gì khó, chỉ cốt đừng chọn lựa…” Khi mình chọn lựa là cái tôi nó chọn lựa, bắt đầu nó sống dậy, còn chết đi thì hết cô đơn thôi chứ có gì đâu.

Còn không có quả thừa gì hết, tôi nhận tôi là quả thừa thì chúng sanh là nhân thừa hết đó. Mình phải thấy rõ ràng có ai thoát ra ngoài quả đâu, chẳng qua anh nào cũng tu trên quả hết, ngay cả hít thở cũng là tu trên quả, anh hít thở trong cái gì, anh hít thở trong cái quả, chứ đâu phải anh hít thở trong cái con người của anh đâu.

Chú Hải: Bữa nay Thầy giải quyết về cô đơn, con thấy “bất ngờ” lắm đó Thầy.

Thầy: Thì Thầy đã nói rồi, trong Kinh nói vậy đó, nhà ảo thuật thì có rất là nhiều trò ảo thuật, tin không? Có đọc trong kinh chưa? là nhà ảo thuật thì có rất nhiều trò ảo thuật. Thành ra đừng nói mới lạ gì hết đó. Thầy luôn luôn ráng làm sao thành nhà ảo thuật thôi.

Buổi thuyết trình kết thúc.

Thầy và đại chúng cùng hồi hướng:

Nguyện đem công đức này

Đến khắp cùng tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đồng trọn thành Phật đạo.

---*---

Mọi ý kiến, câu hỏi, thảo luận, đóng góp dù ngắn hay dài đều được chân thành chào mừng cởi mở và sẽ được hồi đáp bằng tất cả nỗ lực và hiểu biết của chúng tôi để chủ đề được mở rộng và lợi ích hơn.