Người thuyết trình: Trang

Ngày 10/10/2021

---oooOooo---

Trang: Con xin chào các Thầy cô và chào Đại chúng ạ!

Đầu tiên cho con xin phép gửi lời cảm ơn, lời tri ân tới Thầy tới Đại chúng và toàn thể các anh, các chị đã cho con cơ hội được chia sẻ chủ đề ngày hôm nay. Tại sao con lại chọn chủ đề này? Bởi vì chủ đề này nó gắn chặt với cuộc sống thực tế của con, nên xin được chia sẻ với Thầy và Đại chúng ạ!

Đạo Phật là cái gốc là cái nguồn tối thượng mà con hướng tới, và là cái nơi nương náu đời này, đời sau, cho đến khi thành giác ngộ.

Tuổi trẻ nơi đây được hiểu là lứa tuổi từ 20 đến tầm 45 là có sự kết nối mạnh mẽ trong các khía cạnh tu tập, giáo dục, chăm sóc con cái, báo hiếu, chăm sóc người già, cha mẹ, những người lớn tuổi hơn. Cũng như là lứa tuổi trung gian gắn kết giữa người già, người trẻ, giữa các thế hệ với nhau.

Chúng ta hiện nay bị chi phối rất nhiều như biến đổi khí hậu, môi trường, kinh tế, bệnh dịch, … nhưng con quan tâm nhất đến công nghệ. Cuộc sống chúng ta hiện nay bị chi phối bởi công nghệ rất nhiều.

Trong công việc của con là nhân sự, nhưng cũng có một mảng rất lớn là công nghệ gắn bó gần 10 năm nay, chính là phát triển các hệ thống phần mềm nhân sự tại Ngân hàng, đây là chủ đề mà con dùng trong công việc rất nhiều.

Công nghệ vừa là phương tiện để làm việc, học tập, cũng là phương tiện để phụng sự. Về phạm vi thì có công nghệ toàn cầu, đất nước, công ty, áp dụng cuộc sống gia đình,… Vì nay chúng ta có công nghệ 4.0, sau này là 5.0 chẳng hạn, thì chúng ta phải tận dụng tối đa, đem lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và chúng sinh. Tuy nó cũng có mặt trái nhưng chúng ta hãy nhìn vào mặt tích cực, cái gì mà chúng ta đang vận dụng được, sử dụng được trong việc học tập, tu tập và phụng sự của mình ạ.

Từ 2014, cơ quan con đã áp dụng mạnh mẽ công nghệ vào hệ thống nhân sự ngân hàng, và con đảm nhận làm dự án, và triển khai thành công và ứng dụng tới bây giờ. Con quan sát, đánh giá và rút ra bài học cho mình, xin chia sẻ đến đại chúng ạ.

Tại sao mình triển khai thành công:

- Sức mạnh của việc nghĩ đến lợi lạc cho người khác: người lao động có lợi nhất, mọi người được lợi lạc nhất, được nhàn nhất, được về sớm nhất, được lương cao, có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, được hoan hỷ, mạnh khỏe…Nhờ đó mà con có động lực để triển khai dự án đó.

- Sức mạnh của sự tưởng tượng: Như Thầy hay dạy là mình quán tưởng, khi mà con chương trình từ Oracle đem về thì mình phải làm sao cho nó phù hợp với ngân hàng mình. Ngay trong tâm mình hãy tưởng tượng việc phần mềm gồm những chức năng nào, cấu trúc, mô hình, vận hành ra sao, thao tác cụ thể các bước như thế nào và các vai trò nào cùng tham gia vào sử dụng phần mềm.

- Sức mạnh của sự hòa hợp: chương trình đó phải hòa hợp với bộ phận nhân sự, rồi từng anh chị em nhân viên, chính sách của ngân hàng, định hướng từ Ban Lãnh đạo, tính bền vững lâu dài … Phần mềm có sự kết nối hài hòa giữa tất cả các khía cạnh, giải quyết được tất cả các vấn đề mà hiện nay đang phải giải quyết. Như trong Phật giáo có Lục Hòa, và đó là một bài học vô cùng lớn mà con rút ra được.

- Ngoài ra còn các bài học như sức mạnh tinh tấn, kiên trì, tìm tòi học hỏi, đoàn kết, sức mạnh của sự tư duy nghiền ngẫm. Ngoài ra còn có một cái sức mạnh là niềm tin ạ. Bởi vì khi chương trình làm ra tốt thì không sao, nhưng mà không tốt thì mình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Chương trình trước nay chưa được xây dựng và triển khai trong ngành Tài chính ngân hàng tại Việt Nam, chính niềm tin là điều dẫn dắt cho con dũng cảm đảm nhận và thực hiện.

Đó là những bài học được trong khi con làm dự án. Và đó đâu khác chính là những lời dạy của chư Phật, chư Bồ tát, chính là những giáo lý, của các Thầy, của Đại chúng, nó không đâu xa cả, và do là trước nay mình không hiểu hết, và mình không áp dụng được hết, nhưng khi hiểu và áp dụng được rồi thì con thấy đúng như lời Thầy dạy “Đạo và Đời không có khác”, chẳng qua là mình chưa thấu hiểu được hết để mình ứng dụng vào trong đời sống của mình, chính đời sống tu tập của mình.

Trong công nghệ có tính thay thế cực kỳ nhanh, vài năm là lạc hậu rồi, con cảm nhận thấy tính vô thường cực kỳ mạnh, chúng ta sống càng lớn tuổi sẽ càng chiêm nghiệm thêm. Nhưng mà riêng khi làm trong công nghệ thì sự biến đổi cực kỳ nhanh chóng, như một cú hích lớn đến tư duy của mình, khi công nghệ thay đổi kéo theo rất nhiều thay đổi về quy trình, nhân sự, chi phí, tư duy…Quan trọng là chúng ta tu tập đến đâu và chuyển hóa tâm đến đâu ạ.

Năm 2020 vì có Đại dịch có một bước chuyển lớn đối với con, đó là dùng công nghệ trong quá trình mình tu tập và phụng sự, như hiện tại chúng ta thường ở nhà không ra ngoài được, nên khởi tâm làm sao ở nhà mà vẫn phụng sự được, con được tham gia ban tổ chức của Ngài Garchen cũng hơn một năm, qua đó con học được dùng công nghệ để phụng sự ạ.

Đó là một cái trải nghiệm hết sức chân thật, thực tế và quý báu trong chính cuộc sống của con, con xin chia sẻ lại, và cũng giúp cho con rút ra rất nhiều bài học cho mình. Con hiểu ra một điều rằng dù ở đâu hay làm gì, mình đều có cách để phụng sự được, và học tập được. Khi chúng ta khởi tâm mà có niềm tin thì luôn có sự gia trì của Tam bảo, và luôn có một nguồn tối thượng dẫn dắt mình trên con đường học tập, tu tập và phụng sự ạ.

Con tự đặt câu hỏi cho chính mình:

Chúng ta có nền tảng vậy rồi, cần gì là có ngay, muốn học gì là có ngay, vậy thì chúng ta tu tập như thế nào? Cái chúng ta cần là gì? Và cuối cùng con kết luận là chúng ta đưa về chuyển hóa tâm mình. Bởi vì công nghệ là phương tiện, nếu công nghệ không đưa vào chuyển hóa tâm thì nó cũng chỉ là bề ngoài. Khi nào công nghệ giúp mình chuyển hóa được tâm. Kiểm tra trong tâm mình có tham, sân, si hay không? Cái này con nhắc nhở bản thân mình, dường như chúng ta cảm nhận được rằng chúng ta rất là tốt đẹp, nhưng khi thử va chạm với các việc như danh lợi, tiền tài, quyền lợi, danh tiếng của mình, thì khi đó mình sẽ như thế nào? Và đó mới là lúc kiểm tra được tâm của mình, tâm mình có biến chuyển hay không? Xem thời gian qua mình tu tập như thế nào. Đó là điều rất là quan trọng, con luôn ngẫm trong quá trình mình tu học.

Chúng ta đối với cái chết của mình và của người khác như thế nào?

Đó là hai khía cạnh mà chúng ta có thể kiểm tra tâm mình xem có tham sân si hay không? Tâm mình có chan chứa tình yêu thương với mọi người được hay không? Tâm mình có biết yêu thương những người mà không phải là anh em của mình không? Có yêu thương được chính kẻ thù của mình được hay không? Đó là những vấn đề con luôn đặt ra cho mình.

Các cô chú lớn tuổi là cái nguồn động lực và tinh thần cực kỳ lớn, mọi người không có khoảng cách về tuổi và địa lý. Ví dụ: có chú mặc dù lớn tuổi nhưng vẫn cặm cụi đọc từng con chữ Tạng, làm con rất xúc động ạ. Như những ý kiến đóng góp và dự án để làm sao hệ thống ổn hơn.

Con vẫn nhớ câu trước kia vào chùa Thầy có nhắc con câu nói của ngài Đạt Lai Lạt Ma 14, “triết lý của tôi là sự tử tế”, và con cũng mong sự tử tế được lan tỏa đi khắp nơi, đến mọi người để chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn, những khó khăn bệnh dịch sẽ giảm bớt, và con mong sao Phật pháp luôn lan xa tỏa rộng.

A Di Đà Phật, con xin tạm dừng ở đây và bây giờ con xin mời Đại chúng cùng nhau trao đổi.

Chú Q.Tồn: Đối với công nghệ thì ai cũng biết là có tác dụng rất lớn, nhưng có hai mặt, tác dụng có hại cũng rất nhiều, và tác dụng có lợi cũng rất là nhiều, điều đó thì ai cũng biết, nhưng mà mình có một cái thắc mắc: “xin hỏi Đại chúng, khi sử dụng công nghệ, thì làm cách nào để không bị dính vào cái tâm phan duyên, xin hết.”

Trang: Đầu tiên con xin sám hối, thừa nhận là bởi vì con cũng bị phan duyên và con cũng có quá trình chuyển đổi, ví dụ như đi chợ một tuần một lần thôi, khi nào cần lên đó xem, đó là cấp độ thô, để không lên facebook shopping thường xuyên nữa. Xác định lên mạng làm gì, có mục đích gì? Hồi xưa quan tâm quần áo, thời trang…đó là cấp độ thô, sau đó mình xác định rõ mục tiêu và thiểu dục tri túc thì có biến chuyển. Sau đó có một bước chuyển biến lớn nữa là con vào facebook để tìm những bài để đọc, ví dụ như trang Tại đây và bây giờ, trang Bồ đề tâm. Trước kia chưa biết chùa nhưng con đã biết trang Tại đây và bây giờ rồi ạ. Hay như trang ngài Garchen, ngài Hungkar. Mình định hướng lên mạng là lên trang nào? Học cái gì? Tìm cái gì? Dù có ở trên facebook mình cũng học pháp, phụng sự và tối thiểu thời gian, đó là cái mà con định hướng rất rõ cho mình ạ.

Trong cái tâm niệm của mình ấy, dù rằng mình có lên hay không lên, mình phải có một cái nền tảng về Đạo. Mọi người cũng hay đặt cho con câu hỏi là: Bây giờ phải lo cuộc sống, bây giờ còn phải đi làm, ví dụ có người chị, chị ấy chỉ tu được sau khi chị ấy ổn định kinh tế, hoặc là tu sau khi các con chị ấy lớn rồi, có rất nhiều A, B, C các tình huống khác nhau mọi người đặt ra. Con trả lời rằng là Đạo là gốc rễ của con, còn cuộc sống mưu sinh, hay cuộc sống kia là một nhân duyên trong cuộc sống mà con đang phải ứng xử với, đó cũng là một cái nhân duyên cho mình học tập. Nhờ cái định hướng như vậy, giúp cho con bớt phan duyên hơn khi con có dùng công nghệ ạ.

Bình: Kính thưa Thầy, thưa Đại chúng! Phần thuyết trình của chị Trang có nói liên quan về Đạo Phật, tuổi trẻ và công nghệ. Hiện tại gần như chúng ta không tách rời công nghệ, như mình thì gắn liền từ khi máy tính thế hệ 386, đến hiện tại bây giờ chúng ta ai cũng có ít nhất 1 tài khoản facebook, gmail. Mỗi buổi sáng thức dậy thường xem có ai nhắn tin cho mình không?, … Nhờ những công nghệ đó đó, ở chùa mình cũng có những trang như: fanpage, web... Có rất là nhiều trang để mình dùng công nghệ để lan tỏa Phật pháp đến cho mọi người, đó cũng là một dạng để mình bố thí pháp, dù là mình không trực tiếp làm được thì mình chia sẻ bài, người khác đăng mình chỉ việc chia sẻ thôi cũng được.

Nãy chị Trang có nói về phần lĩnh vực nhân sự, chị có nhắc nhiều về Phật pháp liên quan như là tình yêu thương (thương những người lớn tuổi làm hồ sơ nặng nhọc, …), rồi việc quán tưởng để làm việc, sự hòa hợp, hài hòa, tinh tấn, và chị nhấn mạnh niềm tin. Trong đó chị ấy phát hiện ra sự vô thường luôn biến đổi trong công nghệ và đời sống. Hiện tại công nghệ thay đổi nhanh chóng, mình vừa mua điện thoại là mất giá rồi, giá trị nó đã mất ngay tại thời điểm mình mua, do nó liên tục phát triển không dừng lại. Thì nhìn lại bản thân mình cũng vô thường liên tục đâu có đứng lại đâu, từng tế bào thay đổi chuyển hóa liên tục…

Vậy như chị Trang nói tạo ra phần mềm của dự án đó thì mình tạo ra bằng cái gì? Thì mình tạo ra phần mềm đó bằng cái tâm đúng không? Nếu mình không có cái tâm mình đâu có tạo ra được phần mềm đó. Rồi công nghệ thông tin đó nó chỉ tạo ra từ 2 bit là 0 và 1 làm nền tảng để phát triển lên.

Nãy chị Trang nói làm sao mình không động chuyển. Thì mình có xem trong phim của ngài Lục Tổ Huệ Năng, lúc ngài Ngũ Tổ có đi vào nơi mà ngài Lục Tổ giã gạo, lúc đó ngài Lục Tổ đeo đá sau lưng do vì trọng lượng ngài không nặng đủ lực dậm cái chân để đạp gạo nổi, thì ngài mới đeo đá sau lưng. Ngài Ngũ Tổ mới hỏi ngài Lục Tổ có vất vả không? Thì ngài Lục Tổ mới nói ý là con dùng tâm để chuyển vật chứ không để vật chuyển tâm. Nếu áp dụng như vậy vào việc sử dụng công nghệ thì quá tốt.

Chú Q. Tồn: Thì mình có ý kiến này, nói về tâm phan duyên, muốn khắc phục thì chỉ có chánh niệm mới khắc phục được thôi, mà chánh niệm thì nó phải được thể hiện trên mọi hoạt động lớn bé của mình cũng phải có một cái nhận biết tự nhiên, tức đó là chánh niệm, mà như vậy đã thuần thục thì trên công nghệ phức tạp, thì mình cũng vẫn là chánh niệm, thì nó không bao giờ phan duyên được, mà lỡ nó có phan duyên thì nó cũng trở lại dễ dàng. Mình cũng có ý kiến vậy thôi.

Hương: Có ai đồng ý hay không đồng ý về ý kiến của anh Q.Tồn hay là bổ sung gì không? Chúng ta cùng thảo luận vấn đề tâm phan duyên trong thời đại công nghệ này.

Anh Lượng: Kính thưa Thầy, thưa đại chúng.

Với chủ đề Đạo Phật – Tuổi trẻ - Công nghệ Lượng xin trình bày thì trước tiên mình phải hiểu công nghệ là gì? Nói đến công nghệ chúng ta nghĩ ngay đến công nghệ thông tin nhưng thật ra nó không chỉ là công nghệ thông tin, mà là nói đến một quy trình mà chúng ta tạo ra một cái gì đó, một sản phẩm hàng loạt mà rất là nhanh chóng, tiện lợi mang lại nhiều lợi ích cho con người.

Ví dụ như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học như vật thể sống, cây trồng chẳng hạn… nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Hay là công nghệ kỹ thuật để tạo ra một sản phẩm. Như vậy ở đâu tạo ra công nghệ như vậy? Đó là ở tâm, đó là sự sáng tạo, sự đam mê. Nếu chúng ta có sáng tạo, có đam mê thì chúng ta sẽ tạo được công nghệ. Hiện giờ chúng ta thấy trong xã hội tuổi trẻ bây giờ khởi nghiệp rất nhiều. Người ta nghĩ ra cái mới, người ta sáng tạo và người ta khởi nghiệp. Như vậy tại sao người ta có những sáng tạo như vậy? Sáng tạo từ đâu đến? Đơn cử một trường hợp sáng tạo là Steve Jobs, Steve Jobs là một người rất nổi tiếng đã tạo ra Apple, có người hỏi tại sao ông tạo ra Apple như vậy thì ông trả lời đó là: “Thiền định cho phép trực giác chúng ta thăng hoa, tăng cường thông suốt và khả năng sáng tạo về mọi việc diễn ra trong cuộc đời.”

Tuổi trẻ muốn tạo ra công nghệ thì chúng ta phải sáng tạo, nếu chúng ta sáng tạo thì tâm chúng ta mở. Ở đây đạo Phật cũng chỉ cách làm cho tâm chúng ta mở rộng và thực hiện những sáng tạo đó.

Rất đồng ý với sh Bình là công nghệ chúng ta tạo ra thì nó cũng sẽ lỗi thời, lỗi thời liên tục cho nên chúng ta không thể bám chấp vào công nghệ vì công nghệ sẽ lỗi thời, con người chúng ta tiến lên. Như vậy khi công nghệ chết đi, thì cái gì còn lại đó là sự sáng tạo, đó là sự thăng hoa. Cho nên chúng ta thấy là công nghệ chỉ phục vụ cho con người mà thôi, nhưng cái sáng tạo, cái còn lại đó là tâm chúng ta.

Nói như vậy thì sao, trong đạo Phật có công nghệ hay không? Lượng suy nghĩ Lượng thấy là có, khi đức Phật thuyết pháp xong là biết bao nhiêu ngàn người đã trở thành A La Hán, đạt được giác ngộ. Như vậy đức Phật đã tạo ra sản phẩm rất là nhanh theo công nghệ như vậy. Hiểu sâu thêm nữa thì công nghệ bên đạo Phật là gì? Công nghệ đó tạo ra từ tâm đó như vậy chúng ta trụ ở công nghệ hay trụ ở tâm? Cái gì tồn tại để chúng ta sống với nó? Thì tuổi trẻ sẽ làm gì khi chúng ta muốn sáng tạo để tạo ra công nghệ. Lượng xin hết ạ.

Hương: Cho Hương hỏi anh Lượng. Dù cho định nghĩa công nghệ thế nào đi nữa thì ngoài chuyện anh Q.Tồn nói, công nghệ như thế nào cũng dễ làm cho tâm mình phan duyên theo. Như vậy anh Lượng có bổ sung gì thêm không ngoài việc chánh niệm tỉnh giác để giúp cho tâm mình không chạy theo cái cảnh như là công nghệ thay đổi vô thường như hồi nãy giờ mọi người nói.

Lượng: Cảm ơn gợi ý của Hương và câu hỏi anh Q.Tồn để làm rõ hơn chỗ đó thì Lượng thấy rằng Tuổi trẻ gắn liền với đạo Phật, thì như vậy nó không dính công nghệ. Nếu công nghệ mà chúng ta cho là có sự làm của chúng ta trong này hay tạo ra sản phẩm này và chúng ta dính mắc với công nghệ đó, để chúng ta ghi tên chúng ta vào công nghệ đó và chúng ta hãnh diện về nó. Như vậy chúng ta sẽ bị dính vào công nghệ.

Hồi nãy Lượng có nói là công nghệ nó sẽ chết đi, không còn tồn tại cho nên chúng ta phải hiểu rằng cái gì tồn tại đó là sự sáng tạo và cái tâm.

Hương: Câu hỏi ở đây là làm sao để tâm mình không phan duyên.

Lượng: Làm sao đó là do sự tu hành của mỗi người thôi.

Hương: Như hồi nãy anh Q.Tồn nói là tu tập chánh niệm.

V.Hoàng: Chú Q.Tồn nhắc lại câu hỏi giúp cháu ạ, vì hồi nãy do đường truyền mà cháu nghe không rõ ạ.

Chú Q.Tồn: Mặc dù là biết công nghệ có lợi ích rất lớn mà mặt tác hại của nó cũng rất lớn, nhưng mà mình hỏi là làm sao để sử dụng công nghệ mà không dính vào tâm phan duyên?

V.Hoàng: Cháu xin chia sẻ về câu hỏi của chú và nó có liên quan đến phần chia sẻ rất là hay vừa rồi của cô Trang. Cháu chia sẻ bằng kinh nghiệm thực tiễn của cháu thôi ạ, theo cháu thấy là cháu là người không thích hợp để trả lời câu hỏi này, nhưng cháu nghĩ là có nhiều cách, vô số những cách có thể nói khái quát, tổng quát như chú với anh Lượng đã chia sẻ là mình thực hành, tu tập, cụ thể hơn nữa là thực hành tu tập chánh niệm tỉnh giác để giúp cho mình tránh được chuyện phan duyên, ngoài ra là cháu nghĩ là có vô số cách khác, có một cách mà cháu có thể nghiệm đó là có hai khả năng là mình ít bị phan duyên theo công nghệ: Thứ nhất là mình rất dốt công nghệ, rất dốt là một khả năng rất hay khỏi phan duyên luôn, thật ra như cháu trước khi về Việt Nam là cháu hoàn toàn mù tịt về công nghệ, bây giờ đỡ hơn rồi. Ở đây cháu dùng với nghĩa hẹp như là hôm nay chúng ta đang sống ở thời đại 4.0, công nghệ điện tử, công nghệ thông tin.

Nếu mà nói công nghệ với ý nghĩa rất là rộng thì cái gì cũng là công nghệ, đi bộ cũng là công nghệ, ngồi lên xe máy cũng là công nghệ. Cháu kinh nghiệm một chuyện rất đơn giản thôi, rất dốt công nghệ thì sẽ ít bị phan duyên, bởi công nghệ đấy là phương án thứ nhất. Phương án này nghe chừng khó sống ở thời đại ngày nay. Vì vậy có cách thứ hai, mình trở thành bậc thầy của công nghệ, bậc thầy tối thượng của công nghệ. Lúc đó công nghệ với mình chỉ như là chơi nên cũng chả có gì gọi là phan duyên cả.

Ý thứ hai này cháu thấy có một khía cạnh trong phần chia sẻ vừa rồi của Trang cháu rất là tâm đắc. Khía cạnh mà Trang có thể vận dụng rất là tốt những giáo lý và giáo pháp ở trong công việc của mình làm, nào là từ khởi đầu công việc mình có một động lực tốt lành. Mình làm việc này dù là công nghệ hay không công nghệ, nó đều hướng đến mục tiêu là làm lợi ích chung. Trong quá trình mình làm việc như thế, mình phải vận dụng rất nhiều khả năng quán tưởng, hình dung ra công việc mình phải làm như thế nào cho hiệu quả. Trong quá trình làm việc phải hoà hợp chung với ý kiến của tất cả mọi người, chứ không đơn thuần làm theo ý kiến cá nhân của mình.

Như vừa rồi Trang nói có thể lập ra một danh sách các danh mục các yếu tố để thành công rất là ổn. Cháu thấy có một phương diện mà Trang chia sẻ, cháu nghĩ rất là đúng. Đấy là tốc độ phát triển của công nghệ, đặc biệt là một số lĩnh vực công nghệ ngày nay, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin v.v.., hiện nay phát triển quá nhanh và phần nào đó là mức độ tiến hoá của con người. Ở một mặt nào đấy mức độ tiến hóa của chúng ta so với mức độ tiến hoá của công nghệ là thấp hơn rất nhiều, gần như luôn luôn mình là một kẻ lạc hậu so với chuyện như vậy.

Do đó có tính vô thường của công nghệ nó diễn biến như vậy thì nó là một chuyện rất là hay, nó tạo một cái áp lực rất là lớn cho mình làm việc ở thời đại ngày nay. Đồng thời nó cũng là một cơ hội để đánh động mình, nó thức tỉnh mình về cái tính vô thường, trong đó có thế giới công nghệ biến đổi từng giây từng phút. Sư huynh Bình có nói vừa mua điện thoại xong là nó mất giá rồi. Vấn đề là làm thế nào để mình giải quyết vô thường này? Nếu mình tìm ra được một công nghệ vĩnh cửu, ví dụ công nghệ bình thường mà ta đang tiếp xúc đây mà anh chị em mình đang nói chuyện với nhau, thì công nghệ này chưa phải là công nghệ vĩnh cửu, công nghệ này chưa phải là vĩnh cửu. Nếu như mà chúng ta có thể thấy, khám phá ra một thứ công nghệ, tạm gọi là công nghệ vĩnh cửu đi, thì vì nó vĩnh cửu nên nó cũng không phan duyên luôn.

Thế công nghệ đó ở đâu, thì theo em từ giáo lý từ gợi ý thì công nghệ đó nằm ngay chính thân và tâm của mình. Xét về mọi phương diện công nghệ để chúng ta có một tấm thân như thế này, một tâm thức như này là nó vượt qua khỏi mọi công nghệ mà chúng ta biết, chúng ta đang sử dụng ngày nay. Nếu mà mình phan duyên theo công nghệ ấy hay nói cách khác là thể nghiệm một cách trọn vẹn công nghệ vĩnh cửu này, từ vô thuỷ cho đến nay. Khi đó tất cả công nghệ bình thường mà chúng ta dùng đây như Facebook, Zoom v.v.., có thể nó sẽ không khiến cho mình phan duyên nữa, mình hứng thú với một trò chơi còn cao cấp hơn những thứ ấy. Công nghệ mà tâm mình vận hành theo nó, công nghệ thân mình vận hành theo nó chính là một công nghệ vĩnh cửu có từ vô thủy. Em xin phép hết ạ.

Chú Hải: Mô Phật. Chào tất cả mọi người. Vấn đề công nghệ mà tất cả mọi người đang nói, nếu mà nghiêng về tâm mà như Phật thuyết pháp thì không chỉ có người nghe thôi đâu, còn các loài khác cũng nghe được. Đó là một loại công nghệ mà nó ứng ra từ tâm, chẳng hạn như Phật phóng quang thì đến sáu cõi. Nếu mà dùng từ công nghệ thì công nghệ của Phật diệu dụng. Mấy bữa trước mình có qua anh Quang Tồn chơi thì anh nói là diệu quan sát trí, tức là cái trí sau khi mình đã chứng ngộ, bản tánh của tâm mà mình sử dụng được nó.

Một người ở cái mức độ diệu quan sát trí của họ cao, họ nhìn một đệ tử, họ có thể biết mình có thể giáo hóa ông này hợp hay không hay chỉ qua ông khác để ông dạy. Các vị thiền sư Trung Hoa ngày xưa có nhiều cái rơ, hợp với cái rơ mình thì mình dạy, không hợp thì mình chỉ đi chỗ khác. Đó là một cái nhìn thấu suốt, thì đó cũng là một công nghệ của tâm.

Ý thứ hai là việc sử dụng truyền thông và công nghệ bây giờ có ảnh hưởng tốt hay không tốt với mình, có bị đánh mất sự tỉnh giác của mình hay tạo cho mình một cái lợi. Như mà hồi nãy nói công nghệ vượt trên hết mà sử dụng thành công thì cũng ít có người làm được.

Nhưng nói về sự bắt kịp hoạt động của tâm thì mình phải quay về tâm, mình có chánh niệm kịp với các hoạt động của tâm không? Mình đi về một cái đơn giản thôi, như mình đang nói chuyện với nhau. Mình có thực sự chánh niệm về những gì mình đang nói hay không? Khi một tư tưởng khởi trong đầu, mình có thực sự chánh niệm về nó hay không? Nếu mình làm được như vậy, mình tiếp cận với các công nghệ, mình vẫn chánh niệm khi mình tiếp cận các công nghệ đó. Vấn đề mình phải quy về việc quan sát tâm mình, thấy mình làm chủ được hay không? Hay sự việc nó diễn ra rồi mình mới nhớ, mình mới tỉnh. Vấn đề chỉ đơn giản vậy thôi, hằng ngày mình thường quan sát tâm để mình thấy sự tỉnh giác. Mình có theo kịp những diễn biến mọi thứ hay không, hay là nó có trước hay là nó có sau, hay là khi có rồi nó mới tỉnh giác, vấn đề là như vậy,đơn giản vậy thôi.

Còn vấn đề mình tiếp cận công nghiệp, nếu đến lúc nào mình cũng ở trong trạng thái tỉnh giác đó thì trước khi mình làm chuyện gì hay trước khi tư tưởng khởi lên, hay là mình ham muốn điều gì thì mình vẫn ở trong trạng thái tỉnh giác. Cái tỉnh giác đó sẽ làm chủ được tất cả, những ham muốn, những tư tưởng hay là cái gì đó nó diễn ra cỡ nào thì mình cũng có thể làm chủ được. Thậm chí như lúc khi mình chết, mình già mình yếu, mình chết đi, nếu mình ở trong cái đó liên tục, thì mình không ngại sống chết.

Sống chết của thân thôi chứ cái đó nó vẫn tồn tại hoài, nó có mặt hoài mình chỉ cần nhớ nó thôi. Mới ban đầu mình tập, mình ráng tác ý mình nhớ nó thì đến lúc nào mình thấy cái có sẵn đó, cái đó là cấp độ của mình, mình có thể làm được. Còn làm như mức độ của Phật thì công nghệ có thể phóng quang tới sáu cõi, hay là năm sáu loài gì đó, các loài đều nghe thì thuộc loại quá cao rồi. Còn bây giờ là việc của mình là tỉnh giác, chỉ quy về đó thôi. Mình có ý kiến vậy thôi.

Trang: con cám ơn ý kiến của chú. Tại sao mà con chọn đúng chủ đề công nghệ. Khi con làm việc với công nghệ và đã hiểu phần nào công nghệ rồi, ví dụ khi mọi người quan sát hình ảnh của tế bào mà công nghệ tìm ra cấu trúc của nó, thì mình thấy nó đẹp vô cùng. Hay như ánh sáng, ánh sáng thì có lẽ không có ánh sáng nào đẹp bằng ánh sáng phóng quang của chư Phật. Mình mới phát hiện là những cái điều ở nguồn tối thượng là cái tuyệt vời nhất. Khi đã có động cơ thanh tịnh, có nguồn tối thượng để mình nương tựa rồi thì đó là một điều giúp mình bớt phan duyên hơn nhiều (Ví dụ hình ảnh tế bào rất đẹp)

 

Cô Hà: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng, cho Hà xin phép được chia sẻ suy nghĩ của mình về câu hỏi của anh Q.Tồn: “Làm sao để bớt phan duyên”. Có sự phan duyên bởi vì chúng ta chưa tùy thuận được, luôn luôn bám chấp, bám nắm vào cái gì đó. Bớt đi sự bám chấp, nắm giữ thì dễ dàng tùy thuận hơn, sẽ bớt được sự phan duyên. Trì chú, niệm Phật, tụng kinh, ngồi thiền v.v.., đó là một số cách để giải quyết sự phan duyên.

Ví dụ: về niệm Phật, như Thầy hay nhiều sách cũng dạy, niệm Phật là thả mình vào trong bổn nguyện của đức Phật A Di Đà. Bởi vì, bổn nguyện của Ngài thì không có đau khổ, không có phiền não, không có cái chết. Thả mình vào trong đại dương bổn nguyện của ngài, tự bổn nguyện đó sẽ chuyển hóa tất cả những vấn đề đó, những cái lăng xăng, lộn xộn trong tư tưởng.

Một câu niệm là một sự tịnh hóa, tịnh hoá những rắc rối, lăng xăng lộn xộn bên trong tâm thức. Niệm Phật cũng là cách để khơi dậy Phật tánh sẵn có trong mỗi chúng ta. Cứ thực hành, đến một lúc nào đó sẽ chạm được vào nó, rồi dần dần sống được trong cái đó. Thực hành giúp cho Tâm mạnh khỏe, có chánh niệm, khi có chánh niệm sẽ không còn bám chấp, không còn phan duyên.

Nói về công nghệ, những sản phẩm của nó luôn luôn được cải tiến, về mẫu mã, chất lượng, về các chức năng, mỗi ngày mỗi đa dạng, hiện đại, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu sử dụng của con người. Nó có sự quyến rũ, mê hoặc con người kinh khủng. Chơi games, facebook, tiktok...v.v. thực chất, nó cũng giống như chất kích thích, gây nghiện, không rời ra được. Nếu chúng ta không có sự tỉnh thức, dễ bị sa đà, bị nó cuốn vào trong đó. Cái gì cũng có hai mặt, không có chánh niệm, tỉnh thức, thì làm gì cũng bị phan duyên, gây nhiều phiền não. Ngược lại, có chánh niệm, tỉnh thức, chúng ta sẽ biết cách dùng nó trong cách tốt nhất để áp dụng vào thực hành, tu tập, thậm chí là để giải trí lành mạnh mà không bị phan duyên, giúp Tâm luôn luôn được tự do, hoan hỷ, hạnh phúc.

Sh.Trường: Kính thưa Thầy, thưa đại chúng. Đối với vấn đề phan duyên này, em thấy mình phải nhìn thấu rõ nó. Mình phải thấu rõ cái công nghệ này mình đang dùng vì cái gì, thấu rõ nó là cái gì. Em thấy cái xu hướng phát triển của công nghệ khoa học thể hiện một mức độ tiến hóa tâm linh hay tiến hoá của nhân loại. Đối với em thì công nghệ là những ứng dụng của khoa học. Thường thì em thấy các nhà khoa học, họ đều có mức độ tâm linh cao. Theo như Đức Phật thuyết pháp thì Ngài thuyết pháp dựa trên ba năng lực. Đó là thần thông, tha tâm thông và trí huệ thông. Và xu hướng phát triển công nghệ hiện nay cũng có những điều gần giống như ba năng lực này.

Thứ nhất là thần thông. Ví dụ như ở thế kỷ trước người ta hướng tới về vấn đề năng lượng, công nghiệp, hay trước đó là nông nghiệp. Làm sao để những công cụ, năng lượng nó phục vụ cho con người một cách thuận tiện hơn, và càng ngày càng đi lên. Nó thể hiện một mức độ nào đó sức mạnh của năng lượng, dù ở một mức độ nào nó không thể như năng lực của Phật được. Và ngày nay người ta vẫn tìm đến những dạng năng lượng cao hơn. Thứ hai là tha tâm thông. Thế giới công nghệ 4.0 ngay này, đó là vạn vật kết nối. Từ vật chất, sinh vật, con người v.v.., mọi thứ đều được kết nối với nhau thông qua mạng internet. Chúng ta được kết nối nối với nhau, rồi thông tin, mọi thứ một cách dễ dàng hơn.

Nó thể hiện được phần nào của năng lực này. Đó là mọi sự được thông thương, kết nối với nhau. Và cái cuối cùng đó là trí huệ, thứ mà con người luôn hướng đến đó là trí tuệ của nhân loại. Cho dù mục đích của khoa học, công nghệ nó đi theo tiến trình nào đi nữa, thì cái điểm cuối cùng, sau tất cả nào là năng lượng, sự kết nối của nhân loại, nó thúc đẩy con người đến việc nhận thức thế giới này một cách rõ ràng hơn. Nhờ vào công nghệ, ngày nay ta có thể tìm hiểu thông tin kiến thức về khoa học hay tâm linh một cách rất là dễ. Ta có thể tìm hiểu về Phật pháp một cách rất là rõ và dễ dàng. Những điều thúc đẩy con người đến với một vấn đề nhân sinh sâu bên trong mình hơn. Khoa học công nghệ cũng đang hướng đến điều đó. Nhưng con người đang đi sai. Tại vì công nghệ ngày nay nó sinh ra nhiều vấn đề trên thế giới này lắm, ví dụ như ô nhiễm, huỷ hoại môi trường, các tệ nạn, hình thức xấu mới được sinh ra. Nó phản ánh được phần nào cái tâm con người ngày nay nó chưa đến mức độ đó, và chúng ta vẫn đang trên chu kì tiến hoá tâm linh này thôi.

Một nhà khoa học nổi tiếng, đó là Albert Einstein. Ông có nói, nếu có một thứ gì đó có thể thay thế được khoa học trong tương lai thì đó là Phật pháp. Đó có lẽ là cái khoa học công nghệ cuối cùng rồi, có thể thay đổi hoàn toàn được thế giới này. Vấn đề của khoa học bây giờ chỉ ở mặt vật chất hay hiện tướng thôi, chứ nó chưa thể giải quyết hay đi sâu vào vấn đề nhân sinh bên trong của con người được. Em xin được chia sẻ.

Trang: Có một câu của Albert Einstein, khi đọc xong câu này thì niềm quyết tâm tu tập của con thật sự mạnh mẽ ở khía cạnh là đa phần mọi người bây giờ bị chi phối về mặt công nghệ khoa học.

 

T.Hồng: Công nghệ ở đây là một ngôn từ của thời đại bây giờ, theo đạo Phật nó là phương tiện, tuổi trẻ là tâm, đạo Phật là con đường đi, quan trọng là tâm của Thầy và các vị hay dạy mình nhận được bản tâm chân thật của mình, mình truyền đạt được và làm lợi lạc cho người khác. Mình muốn làm lợi lạc cho người khác thì phải nuôi dưỡng một tâm trong sáng, thì công nghệ nói chung phương tiện bên ngoài thì mình làm sao phải giữ được cái tâm đó, giống như trong Phật giáo gọi là giữ giới, mình giữ được bao nhiêu thì nó làm cho mình có một năng lượng trong sạch, tươi mới thì cái thông tin công nghệ đó phát đi rất là xa, công nghệ bây giờ là facebook, zalo đó mình chia sẽ làm lợi ích cho người khác tạo một năng lượng lan tỏa đi khắp tất cả các nước. Nguồn năng lượng tiêu cực cũng có nhưng mình có nhiều nguồn năng lượng tích cực thì sẽ đẩy nguồn năng lượng tiêu cực tan dần, và mình phải nuôi dưỡng nguồn năng lượng đó thì mình phải sống và giữ được cái tâm chân thật đó.

H.Lan: Mình rất thích chủ đề này, mình cũng giống như anh V.Hoàng vậy đó, mình không có sử dụng điện thoại, nhưng xong rồi mình nghĩ lại mình là hệ quả của công nghệ. Mình sống trong công nghệ như vậy thì mình sẽ áp dụng nó vào tu tập như thế nào, nó làm mình nhớ tới chuyện là bạn T.Linh có dịch một bài của Ngài Dzongsar Rinpoche về chuyện xem đời sống như một rạp chiếu phim hóa ra là nó là chuyện mình chia sẽ hôm nay.

Ngày xưa các cụ không có phim để mà xem, không có rạp chiếu phim. Thì có thể xem rạp chiếu phim là một công nghệ, và chúng ta có thể áp dụng cho sự tu tập của mình, để thấy cuộc đời của mình giống như một giấc mộng như thế nào. Mình nghĩ là việc hiểu ra được cái cuộc đời này là vô thường và là mộng ảo, nó rất là quan trọng cho một người để khởi đầu trên con đường tâm linh của mình.

Mình quay trở lại với cái ví dụ bộ phim, thì ở đây ai cũng đã từng đi rạp chiếu phim, đúng không? Chúng ta biết được rằng là phim chiếu trên màn ảnh, đó là do một luồng sáng chạy từ phòng chiếu phim chạy qua cái đầu mình và chiếu lên màn chiếu. Thì mình nhìn thấy tất cả cuộc sống diễn ra trên đấy đua xe, vợ chồng cãi nhau, đi du hành qua các vũ trụ khác v.v…tất cả những cảnh diễn ra trên đó nó chỉ là biểu hiện của luồng sáng chạy trong đầu mình mà thôi.

Thành ra mình nhớ bài đó T.Linh dịch làm mình nghĩ: ờ, đúng rồi! Nếu vậy thì chính những công nghệ mặc dù là nó có rất nhiều những khía cạnh khác nhau, nhưng một trong những khía cạnh mà người quan tâm đến phát triển tâm linh, quan tâm đến chân lý của đời sống là nó có thể giúp mình nhận ra được rằng chân lý cụ thể của đời sống này nó rất là vô thường. Chân lý của đời sống này nó chỉ là một giấc mộng, thì khi mà mình nhìn tất cả các công nghệ xung quanh mình nó giúp đỡ cho mình nhận ra điều đó khá là dễ dàng so với cả ngày xưa.

Cái rạp chiếu phim đó là một ví dụ, hoặc như ví dụ cái màn hình ipad, hoặc màn hình điện thoại của mình cũng có thể là một cái ví dụ cho thấy rằng là đời sống nó thay đổi liên tục như thế nào, vài năm nó thay đổi một lần, vài năm lại đổi cái nọ cái kia một lần gì đấy. Nhiều những cái khác chúng ta cũng có thể ứng dụng như có người thì thấy là cái màn hình trên điện thoại lúc nó đổi thế này, lúc nó đổi thế kia còn cái điện thoại thì nó không đổi chẳng hạn.

Tóm lại, công nghệ có thể giúp cho chúng ta rất nhiều trong việc nhận ra cuộc đời này là vô thường, giống như lúc nãy Trang nói. Và mình thấy những thế hệ tương lai sau này, cũng không phải tương lai xa đâu, chỉ cần đến con trai của Trang, con trai của anh Bảo thôi là cũng có thể áp dụng những công nghệ…

Ví dụ mình thực hành quán tưởng bổn tôn mình phải hình dung ra bổn tôn ở trước mặt là một luồng sáng là sự hội nhập, là sự biểu hiện trống không, cái đó nó hơi trừu tượng.

Ở Nhật Bản đã có những buổi đại nhạc hội mà không có ca sĩ chỉ có những cái đèn chiếu lên tạo nên hình tượng ca sĩ làm bằng ánh sáng ở trên sân khấu. Thì lúc đó mình hiểu rõ ràng được là cái biểu hiện và cái trống không nó như thế nào mà không cần dùng quán tưởng nữa. Thành ra mình nghĩ cái công nghệ nó giúp ích rất nhiều cho sự tu tập hoặc là ví dụ như google đưa ra một thiết bị mới là khi mình đeo lên trên tai thì hai người đeo cái thiết bị đó thì không cần nói chuyện với nhau, mà có thể giao thông với nhau bằng tư tưởng bằng sóng não của mình luôn, chứ không còn sử dụng ngôn ngữ nữa, thiết bị này khoảng 100 năm là con người không cần đến ngôn ngữ để giao tiếp với nhau nữa.

Có những công nghệ như apple watch nó chuẩn bị ra sản phẩm mới, mà trong đồng hồ đó tùy người sử dụng, bao nhiêu phút nó sẽ báo cho biết là mình phải chánh niệm, cứ vài phút nó cứ báo cho mình chánh niệm theo yêu cầu của mình. Thế thì thật ra những cái công nghệ như vậy nó giúp đỡ cho chúng ta rất nhiều trong việc phát triển hoặc là nhắc nhở chúng ta cần thực hành như thế nào, hoặc để giúp cho chúng ta nhận ra được cái chân lý của đời sống như thế nào.

Cái quan trọng nhất của tất cả các công nghệ hỗ trợ rất nhiều nhưng mà cái chính là cái người thực hành phải hiểu và phải hướng đến chân lý của đời sống này, cả chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Khi mình có lòng muốn hướng đến hiểu biết chân lý đó thì lúc đó tất cả các công nghệ hoặc tất cả các hoàn cảnh khác, bởi vì công nghệ cũng chỉ là một nhân duyên, một hoàn cảnh khác sẽ giúp chúng ta nhận ra được chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Còn nếu bản thân của mình mà không muốn biết đến điều đó thì công nghệ cũng không giúp ích gì được. Mình xin hết.

Hương: Cảm ơn cô H.Lan.

Hương thấy bây giờ rất là sôi động. Hiện ở đây còn hai người là cô V.Từ và huynh H. Anh. Trong màn ảnh thì cũng có 2 cánh tay giơ lên. Hương xin mời cô V.Từ trước.

V. Từ: Kính thưa Thầy! Kính thưa đại chúng thì với chủ đề của chị Trang hôm nay là Đạo Phật – Tuổi trẻ - Công nghệ V.T ý kiến đóng góp như sau:

Lúc nãy chú Q.Tồn có hỏi là làm sao để mình sử dụng công nghệ mà mình không bị phan duyên? V.T cũng có chia sẻ ngắn. Không riêng gì công nghệ mà tất cả mọi thứ đến với mình rất dễ phan duyên. Và tùy theo cách mình ứng xử như thế nào thì cái phan duyên đó nhiều hay ít. Vừa rồi, có nghe một người nói cái tâm tỉnh giác của chúng ta như thế nào thì mình sẽ nhận ra được phan duyên và chúng ta sẽ cắt đứt cái phan duyên đó.

Thì ở đây, mình nghĩ đến chính là động cơ. Khi làm một việc gì đến với mình quan trọng là động cơ của chúng ta trước sự việc đó là như thế nào. Động cơ thì nó cũng theo một hệ quả, nếu động cơ của chúng ta là tốt thì quả sẽ đến ngay tức khắc chứ không phải đợi một, hai năm sau mới thể hiện ra, không có. Đôi khi có những cái quả đến liền ngay tức khắc. Ví dụ chúng ta chia sẻ sự yêu thương, quan tâm thì ngay tức khắc trong tâm chúng ta khởi lên sự vui vẻ, hoan hỷ ngay tức khắc chứ không phải đợi đến một năm, hai năm sau mình mới hoan hỷ.

Ngay lúc chúng ta khởi tâm lên là quả đã đến liền với chúng ta. Một khía cạnh khác làm chúng ta bớt phan duyên là tập trung, chú tâm vào pháp môn đang thực hành. Giây phút mọi sự đến với chúng ta chính là giây phút chúng ta nhớ được pháp môn mà mình thực hành. Không cần chúng ta phải nói đang thực hành pháp môn gì, mà chỉ cần niệm tưởng khởi lên mình đang thực hành yêu thương, tinh tấn, nhẫn nhục, từ bi, trí huệ thì ngay giây phút mình vừa khởi niệm lên mình đang thực hành pháp môn thì cái phan duyên chúng ta đang theo nó sẽ ngừng bặt ngay. Ngay tại thời điểm đó.

Mọi sự vật, sự việc đến với chúng ta nó không tốt không xấu, nó là trung tính. Nhưng do tâm của chúng ta phản ứng lại thì nó mới ra tích cực hay tiêu cực. Ví dụ như một quả banh trên sân bóng đá mà chúng ta dùng một cái ly đựng hoặc là trái banh đó được chứa trong một sân bóng, thì ở đây mọi sự vật, sự việc nó đến với chúng ta cũng như quả banh.

Chúng ta dùng cái gì để bao chứa nó, dùng tâm mở rộng hay tâm nhỏ hẹp thì mọi thứ là tiêu cực hay tích cực là do tự chúng ta nhận định nó thôi. V.T xin quay lại cái pháp môn. Có rất nhiều Kinh sách nói về pháp môn. Trong đạo Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn thì chính mỗi pháp môn giúp chúng ta quay lại với Chân tâm, Phật tánh của chúng ta. Cái đó giống như chị Trang có nói chính Nguồn tối thượng đó sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả, vượt qua những cái gọi là phan duyên, những cái chúng ta cho là ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sự thực hành của chúng ta và những người xung quanh. Mỗi một người là một pháp môn, thì chúng ta cứ chuyên chú vào đó thì sẽ đến một lúc chúng ta chạm vào Nguồn tối thượng. Và chúng ta sẽ thành một mạng lưới toàn khắp và là một mạng lưới toàn diện. V.T xin hết.

Hương: Anh Phong Thịnh nghĩ sao về Nguồn tối thượng đó giúp chúng ta không phan duyên công nghệ hay với bất kỳ cảnh nào khác?

Anh P.Thịnh: Kính Thưa Thầy và Đại chúng.

Nói về công nghệ Phật pháp thì có 3 khía cạnh:

Dùng công nghệ để tu học Phật pháp.

Dùng Phật pháp để phát triển công nghệ.

Phật pháp kết hợp với công nghệ để hành đạo trong cuộc sống thế gian.

Công nghệ có rất nhiều công cụ để chúng ta sử dụng công nghệ đó tu học một cách hiệu quả nhanh chóng hơn trước. Công nghệ có nhiều phương tiện mô phỏng khá nhiều các hiện tượng của cuộc sống của vật lý, do đó chúng ta dựa vào đó thâm nhập kỷ hơn, trình tự hơn vào giáo lý của Phật. Ví dụ Như lý duyên sanh hay vô thường, như vô thường chúng ta không có công cụ thường thì chúng ta quan sát hiện tượng xảy ra xung quanh, thời tiết mưa nắng, các hiện tượng xã hội, tinh thần, của vô thường. Nếu ta có công nghệ thì chúng ta nắm bắt được bản chất của quy luật vô thường từ sinh trụ hoại diệt rất rõ ràng và nhanh, sinh động nên nên thấu hiểu vô thường rất là thực tiễn.

Một cái khác nữa là tính Không khái niệm rất là khó hiểu trong Phật pháp, thế nhưng chúng ta có kiến thức về cơ học lượng tử và nhất là phương tiện thí nghiệm về nó, mà hành giả có phương tiện đó thì người ta nhận thức về tính Không rất là sâu sắc, chính người ta nhận thức như thế người ta cũng mô tả lại để cho Phật tử hiểu rõ hơn về tính Không, giúp hiểu rõ hơn thôi chứ để tận cùng của tính Không, phải trải qua thiền định bằng các pháp môn của pháp tu khác nhau.

Nếu có công cụ chúng ra dễ mô phỏng các quá trình phát sinh tâm ý thức chẳng hạn. Như Duy thức từ căn trần ý thức, vân vân, bát thức tâm vương, các tâm sở các công cụ ấy thì mô phỏng các quá trình tư duy các xuất hiện suy nghĩ, hình dung tưởng uẩn, hành uẩn, cảm thọ, khá là sâu sắc, nên hiểu về duy thức sẽ có hình tượng trực quan hơn. Qua đó hiểu về tướng phần kiến phần tự chứng phần, các lớp ấy nói về lý thuyết nó rất là khó hiểu, bằng mô tả trực quan bằng công cụ công nghệ thì việc hiểu sẽ kỹ hơn.

Dùng Phật pháp để phát triển công nghệ: trong quá trình tu học Phật có nhiều khả năng để phát triển năng lực bản thân, như năng lực chú tâm và năng lực tỉnh giác, chúng ta tu tập nhiều thì việc chú tâm tỉnh giác, chánh niệm sẽ phát triển tốt cho việc phát triển công nghệ nghiên cứu khoa học. Thực tế trên thế giới người ta cũng áp dụng năng lực chú tâm chánh niệm trong quân đội, trường học. Cũng tương tự như vậy cũng phát triển cho công nghệ.

Biết được tính Không thì chúng ta cũng biết giới hạn công nghệ đến đâu, các nhà phát triển công nghệ không quá thiên về bên này hay bên kia, sa vào biên kiến cũng không phát triển công nghệ được.

Phật pháp kết hợp công nghệ để hỗ trợ đời sống: Công nghệ hiện nay có năng lực rất lớn, có thể xử lý các dữ liệu big data, dữ liệu lớn, nó vượt xa việc xử lý đầu óc con người, đó là việc xử lý lớn thôi còn nguyên lý xử lý vấn đề thì Phật pháp là ưu thế. Do đó việc kết hợp Phật pháp với công nghệ xử lý thực tế trong đời sống rất là tốt, ví dụ ta xem xét tranh chấp nào đó, thì cần rất nhiều dữ liệu thì công nghệ mới xử lý được, mà bằng con người thì mất nhiều nhân công, nhưng có tình huống không thể phân xử được, thì lúc này Phật pháp phát huy tác dụng là chúng ta áp dụng bất nhị vô năng, không năng không sở thì nó phát huy trong tác dụng trong giới hạn này.

H.Anh: Qua chia sẻ của chị Trang về chủ đề vừa rồi, mình thấy cách đặt tên chủ đề của chị là rõ ràng: Đạo Phật, Tuổi Trẻ và Công Nghệ. Chị lấy Đạo Phật làm nền tảng, sức trẻ đầy nhiệt quyết mang trong mình nguồn năng lượng đam mê, sáng tạo cũng như phát triển công nghệ nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội nhờ vào những giá trị đạo đức dựa trên nền tảng Phật giáo.

Vấn đề đã đặt ra là làm sao để sử dụng cái công nghệ mà mình không phan duyên. Về vấn đề này thì mình thấy là chị có dẫn ra một số điều trong phần giới thiệu vừa rồi là việc chị luôn quán chiếu về quá trình sử dụng công nghệ của mình: Thứ nhất là, mình có bị phan duyên hay không, và tâm mình có ngày càng mở rộng hay không?; Thứ hai là tình yêu thương của mình có tiến triển thêm không?; và Thứ ba là các độc tham, sân, si, của mình có giảm hay không?

Chị có đề cập đến hai quan điểm: Thứ nhất là sự hòa hợp, điều này trong đạo Phật được gọi là Lục Hòa, điều Thứ hai là sức mạnh của niềm tin. Mình thấy tất cả những vấn đề mình đặt ra nó có mắc xích nào đó và vấn đề quan trọng nhất chị nói đạo Phật là nền tảng của đời sống và công nghệ là phương tiện làm cho đời sống tốt đẹp hơn, mà tuổi trẻ là một mắt xích quan trọng trong việc tạo ra công nghệ, phát triển công nghệ và đưa công nghệ vào đời sống thông qua việc phát triển các hệ thống mạng lưới cũng như kết nối tất cả lại với nhau. Chúng ta là một mắt xích trong một mạng lưới toàn khắp, chúng ta là một phần của vũ trụ và không trách rời khỏi vũ trụ. Đến đây, mình xin trích dẫn câu nói của Alexandre Jollien trong cuốn “Bàn về cách sống” đây là cuộc đối thoại giữa triết gia, bác sĩ, và nhà sư như sau: “Dù cho có đạt được sự tiến bộ lớn lao bên trong đi nữa, thì cũng sẽ vô ích nếu nó không làm cho chúng ta đoàn kết hơn, đến gần hơn với đồng loại.”

Đến đây, mình thấy vấn đề quan trọng của việc phát triển công nghệ và làm chủ công nghệ gì đó cốt yếu là ở chính cái bản tâm của mỗi người, mình làm chủ công nghệ hay công nghệ làm chủ mình. Mục đích của việc tạo ra công nghệ, phát triển công nghệ hay sử dụng công nghệ là để phát triển tình yêu thương, để mở rộng tâm, để sống được với nguồn tối thượng đó. Giống như hồi nãy anh P.Thịnh có nói là việc phát triển công nghệ dựa trên biên kiến thì nó sẽ dẫn đến sự sai lệch và thứ hai nữa là năng lực xử lý của mình nó có hạn chế hay không.

Quan trọng nhất là năng lực của mình có làm chủ được công nghệ hay là bị trói buộc vào công nghệ điều này phụ thuộc vào sự tu tập của mỗi người và năng lực tu tập của mỗi người mà thôi. Nếu năng lực mình lớn thì mình làm cho những giá trị sống của mình được nâng lên. Trong thời điểm covid này chẳng hạn, mọi người hoàn toàn cách ly với nhau nếu không có công nghệ chắc hẳn chúng ta không thể kết nối được với nhau và chúng ta không có những buổi thảo luận như thế này. Nhờ vào việc áp dụng công nghệ vào hoàn cảnh bất lợi này mà làm cho giáo pháp được mở rộng, chính trong những buổi chia sẻ như thế này mà nhiều người đã rút ra những bài học hữu ích, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Qua đó chúng ta mở lòng và chia sẻ những điều hạnh phúc đến với người khác, làm cho sự kết nối của chúng ta ngày càng tốt đẹp.

Cũng chính trong cuốn “Bàn về cách sống” ông Alexandre Jollien có nói: “không phải khổ giúp chúng ta tưởng thành, mà là thứ chúng ta tạo ra từ khổ”. Mọi thứ đều có hai mặt của nó nhưng vấn đề là chúng ta làm chủ nó hay để nó làm chủ vậy thôi. Và làm sao làm chủ nó, điều này dựa vào năng lực của mỗi người. Để nâng cao năng lực của bản thân chúng ta phải tự quán xét mình, tự sửa mình nhờ vào việc rèn luyện bản thân dựa trên phương pháp đúng đắn phù hợp với mỗi cá nhân. Rất nhiều phương pháp mà các tiền nhân đã để lại và họ là những minh chứng sống cho việc áp dụng giáo pháp vào đời sống đã được thế giới công nhận bởi những thành tựu và những giá trị mà các vị để lại.

Luôn luôn quán chiếu và điều chỉnh mọi hành động của mình cho dù đó là điều tốt hay điều xấu. Bởi vì, kết quả của việc mình làm nó xảy ra tức thời hoặc là mất một khoảng thời gian dài, cho nên mình phải quán chiếu nó, xem nó có lợi cho mình, và cho người khác hay không? Và vừa rồi, anh Lượng cũng như mọi người nói: Đức Phật sử dụng công nghệ là tối ưu nhất, đó là khả năng của đức Phật một bậc toàn giác, ngài có đủ từ bi và trí tuệ, nhưng mình thì vẫn chưa được đầy đủ khả năng đó, nên mình phải trưởng dưỡng, phải làm cho tâm mình ngày càng sáng hơn, thanh tịnh hơn. Như cô Hà nói là nếu tâm mình thanh tịnh thì tất cả các việc mình làm dù là gì đi nữa cũng đều mang lại giá trị hữu ích cho mình và cho người. Cám ơn mọi người.

Hương: Cám ơn sư huynh, bây giờ mời bạn nào bên IT, thì bây giờ ở đây có chị Hồng nè, chị Hồng giơ tay nãy giờ và cũng là chuyên ngành về công nghệ thông tin.

P.Hồng: Dạ, kính thưa Thầy và Đại chúng, con cũng xin chia sẻ một chút ý kiến của mình. Thì theo Hồng nghĩ thì thực chất chỉ là cái ứng dụng từ tâm của mình ra, thì những câu chuyện này mình cũng đã nghe rất nhiều ví dụ như ngài Hư Vân, ngài có chia sẻ về trải nghiệm của ngài, khi mà sau khóa thiền của ngài thì ngài nhìn thấy được những khung cảnh ở rất xa, hoặc là như hồi nãy cô H.Lan có đưa ra ví dụ về việc trao đổi với nhau bằng tư tưởng và sử dụng công nghệ IA, thì thực chất nó cũng chỉ là từ cái năng lực của tâm. Từ ngày xưa, không chỉ chư Thiên, chư Phật mà tất cả các vị đạo sư, các vị đã dùng năng lực đó để có thể trao đổi và đọc được tư tưởng của người khác, cũng như làm lợi ích thì những việc đó để mình nhìn thấy thực chất công nghệ bây giờ, nó chỉ biểu hiện ra từ tâm thôi và nó để cho mình thấy rằng thật ra công nghệ có những giới hạn nhưng mà năng lực của tâm mình thì vô hạn, điều quan trọng là mình sử dụng năng lực của tâm mình như thế nào để làm lợi ích cho người khác.

Như Hồng nhớ một câu chuyện của ngài Milarepa, ngài đang ngồi thiền trong một hang động có một con Nai bị săn đuổi bởi người thợ săn và con chó. Khi đó con nai, nó rất là sợ hãi và con Nai chạy vụt qua ngài khi con chó và người thợ săn đuổi theo. Bằng năng lực của ngài, ngài làm cho con nai nó an định lại, kể cả con chó cũng an định lại, và sau đó cả hai đã trở thành bạn với nhau, nó trao đổi tình thương cho nhau và người thợ săn trở thành đệ tử của ngài, cũng như bằng năng lực của ngài mà sự tu chứng của ngài giúp cho bà thím, người đã hại cả gia đình ngài có thể trở thành đệ tử của ngài. Hồng thấy cái điều quan trọng ở đây là chính là mình, mình chỉ xem công nghệ là phương tiện như trong bất kỳ cái phương tiện nào khác, để mình sử dụng nó làm lợi ích cho người khác. Dạ, Hồng xin hết ạ.

V.Dũng: Dạ, con xin kính chào Thầy và Đại chúng. Thưa Thầy và Đại chúng. Cho con xin được hỏi cô V.Từ một câu: Có sự khác biệt nào khi cô V.Từ nói về việc mình dùng một pháp môn chuyên nhất để theo nó, cái đó nó giống như là một cái để an định tâm mình, làm lắng dịu những cái tham sân si, phiền não, hay những cái phan duyên. Trong lần sinh nhật cô Hà, cô có nói về việc là không phải dùng câu niệm Phật để đối trị với những phan duyên, mà mọi thứ đến với mình, tức là mọi thứ từ cảnh, đều là A Di Đà Phật. Có sự khác nhau nào, bởi vì nó đều là sự tịnh hóa trong việc tu tập của mình?

V.Từ: Cảm ơn câu hỏi của anh V.Dũng. V.Từ xin được chia sẻ về câu hỏi của anh.

Với V.Từ thì hai việc đó nó không khác. Không phải lúc nào cũng có cái tâm xem tất cả mọi người là A Di Đà Phật. Đôi khi mình chạm vào được vào cái đó, đó chỉ là sự bất chợt thôi. Lúc nãy V.Từ có nghe chị Trang nói một câu có từ bất chợt. Đôi khi trong một giây phút nào đó mình chạm được vào cái nguồn tối thượng đó thì mình mới cảm giác được mình và tất cả mọi thứ đều là A Di Đà Phật. Nhưng nếu mình không chuyên chú, không tập trung vào thì vẫn bị rớt ra bình thường, và mình vẫn phải dùng một phương pháp đối trị.

Giống như ngài Garchen có nói trong quyển Tuệ Đăng Tỏa Chiếu là mình phải dùng Trekko, đó chính là sự cắt đứt. Là mình dùng một phương pháp đối trị, là mọi thứ đến với mình, mình sẽ dùng pháp môn của mình, mình dùng cái mình đang thực hành, cái đó chính là mạng sống, huệ mạng của chính chúng ta. Ngay giây phút đó, nhớ được cái huệ mạng của mình là gì, thì ngay giây phút đó mình sẽ cắt đứt liền được cái vọng tưởng, những cái phan duyên đến với mình. Thực hành đến một lúc nào đó mình sẽ chạm được, hòa tan được với pháp môn mình đang thực hành. Và ngay giây phút đó cái pháp môn đó chính là cái pháp thân của chúng ta, hay chúng ta hay nói là cái Phật tánh trong tâm ngay tại lúc đó. V.Từ Xin hết.

V.Dũng: Con cảm thấy mình rất thỏa mãn với câu trả lời của cô V.Từ ạ.

Trang: Thưa đại chúng, con rất cảm ơn đại chúng đã tham gia trao đổi rất nhiệt tình với chủ đề ngày hôm nay, và con đã ghi chép cẩn thận những ý kiến đóng góp của đại chúng. Con con rút ra được rất nhiều bài học trong buổi chia sẻ ngày hôm nay. Con xin được gửi thông điệp cuối cùng của ngày hôm này trước khi thỉnh Thầy lên ạ.

Chúng ta hãy coi công nghệ là phương tiện trên con đường tu học đạo của mình. Ba cái cội rễ như Thầy vẫn nói là: Nền tảng – Con đường – Quả, chúng ta hãy cùng nhau lánh ác làm lành, sống cuộc đời tốt đẹp hơn và tiến tu hơn nữa trên con đường đạo. Chúng ta tinh tấn hành trì để mỗi người đều có năng lực, cái năng lực sẽ giúp mình đối trị với các cảm xúc phiền não, đối trị với những cảm xúc tiêu cực và phan duyên. Đó là một số cái thông điệp cuối cùng con xin gửi đến đại chúng. Và bây giờ con xin được thỉnh Thầy ạ. A Di Đà Phật!

Thầy: Xin chào mọi người, thì nãy giờ bàn như vậy, thì thấy có vấn đề gì cần giải quyết không hay là giải quyết được hết rồi. Còn có những cái gì mình không đồng ý với nhau thì hỏi Thầy, để thầy xem Thầy có giải quyết được chút nào không, chứ thầy cũng dốt về công nghệ lắm. Thầy sợ công nghệ lắm.

Trang: Thế cho phép con đặt câu hỏi trước ạ, dạ thưa Thầy thì khi chúng con làm về công nghệ, có cụm từ quen thuộc là đóng gói sản phẩm. Được hiểu là đối với mỗi sản phẩm này, thì mình sẽ đóng gói lại hết bao gồm trong đấy là quy trình là gì? Con người là gì? Điểm lưu ý là gì? Điểm tích cực là gì? Tức là tất cả những yếu tố mình gom lại để làm ra một cái sản phẩm hoàn thiện nhất, ví dụ như sản phẩm của một dự án một năm chẳng hạn. Thì mình sẽ đóng gói nó lại, kết quả cuối cùng là gì, thì triển khai ra. Thì con cũng có bật lên một câu hỏi là “để giác ngộ thì mình sẽ đóng gói sản phẩm như thế nào?”.

Thầy: Thì Thầy thấy cái công thức này là cái công thức chung, phải không? Ví dụ như bài Bát Nhã Tâm Kinh ấy. Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến năm uẩn đều không. Thì thoát tất cả khổ ách, phải không? Đó là công thức chung, nhưng mà mỗi người sẽ ứng dụng tùy theo cuộc đời của mình. Tùy theo những khả năng của mình, chứ đâu có ai giống ai, phải không?

Bây giờ đơn giản là mình thấy rõ ràng là 8 tỷ người trên thế gian, trái đất này thì không có ai có dấu vân tay giống nhau hết, chứng tỏ là mỗi người là khác nhau. Tuy là công thức chung, nhưng mà mỗi người khác nhau, phải không. Thấy năm uẩn đều không, thoát tất cả khổ ách, phải không? Nhưng mà Trang áp dụng vào cuộc đời Trang nó khác, động cơ của Trang nó khác, ví dụ như Trang cũng do khổ mà tu, phải không? Và áp dụng công thức đó cho Thầy cũng do khổ. Nhưng mà cái khổ của Trang nó khác cái khổ của thầy, phải không?

Đó thành ra trong đó bao gồm có vô số đời trước của mình nữa, mình có những thiện căn gì, mình có những khả năng gì, mình có những ưu điểm gì và những khuyết điểm gì, thì cái đó mỗi người phải tự xử lý lấy. Chứ Thầy nghĩ máy móc xử lý không được, công thức chung là vậy đó phải không? Công thức chung là soi thẳng thấy năm uẩn là Không, vượt thoát tất cả mọi khổ ách. Đó là công thức chung, nhưng mà ứng dụng là tùy theo mình, rồi tùy theo địa điểm, tùy theo thời gian, tùy theo hoàn cảnh nữa.

Ví dụ, gặp Covid thì mình ứng dụng theo kiểu khác, mình ở nhà nhiều hơn, mình thiền định nhiều hơn, còn hết Covid thì mình ra ngoài nhiều hơn, mình hậu thiền định nhiều hơn, phải không? Thành ra là cái công thức chung đó, nhưng mà ứng dụng cho mỗi người là một cái gì riêng lắm, phải không? Ngay cả những vị Phật chưa nói gì đến mình là thứ tầm bậy thì không nói rồi. Ngay cả những vị Phật vẫn có những cái nguyện riêng phải không? Nguyện của Đức Phật A Di Đà khác với Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Thích Ca khác với Đức Di Lặc, thành ra mỗi vị có những cái riêng cho nên công thức giác ngộ là mình đã thấy trong kinh điển nói hết rồi, phải không? Nhưng mà mình ứng dụng vào cuộc đời mình nó khác, mỗi người có mỗi cái nguyện riêng. Cho nên thành ra là các vị Phật tuy là giác ngộ viên mãn nhưng mà Ngài Dược Sư ngài khác, ngài ở Phương Đông. Đức Phật A Di Đà thì ở phương Tây, mà Phật A Di Đà thì dành cho những người lơ mơ như Thầy thì nhiều, còn những người nào ngon lành thì đi tới những ngài khác.

Đó thì ngay trong Mật Giáo chẳng hạn, họ cũng chia làm 5 bộ Phật gọi là 5 gia đình Phật, phải không? Người ưa cái đẹp và nghiêng về nghệ thuật, thì dễ theo Đức A Di Đà hơn. Còn người nào mà cứng rắn thì dễ nghiêng về gia đình kim cương hơn. Còn người ưa giàu có, phong phú thì nghiêng về Ngài Ratnasambhava, tức là đức Bảo Sanh Phật, phải không? Đó ngay trong cái đó thì mình phải biết mình sao, công thức thì công thức chung hết đó, thì phải phát Bồ đề tâm, cái này cái nọ đủ thứ hết đó. Nhưng mà Bồ đề tâm mỗi người mỗi khác, thì cụ thể mình là người Việt Nam, thì trong kiếp này thì mình Bồ đề tâm của người Việt Nam, mình là người Việt Nam nó khác, chứ không phải là Bồ đề tâm sao cũng được. Bồ đề tâm là chung, nhưng mà hoàn cảnh mình nó khác, Bồ đề tâm của mình trong một nước cũng không giàu có lắm này nọ thì nó khác.

Thành ra theo Thầy thì công thức chung là như vậy. Nhưng mà ứng dụng nó khác nhau, phải không? Ngay cả như bây giờ, ba người đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật hết, nhưng mà ba người đó sẽ niệm khác nhau, người thì niệm Nam Mô A Di Đà Phật chú trọng về cái định nhiều hơn, tôi niệm lên là y như tôi nhập định liền. Còn người thì chú trọng về cái quán tưởng nhiều hơn, tôi niệm Đức A Di Đà thì tôi thấy ngài tỏa, phóng hào quang ra trùm khắp tam thiên đại thiên thế giới, đó là người nghiêng về quán tưởng. Còn người nghiêng về cái nguyện thì đó! mình cảm xúc về 48 lời nguyện của Đức A Di Đà, còn người có niềm tin sùng mộ, thì ví dụ như ngày hôm nay có đăng về vị Diệu Hảo Nhân của Nhật đó, thì tôi giao phó hết cho Đức A Di Đà, chứ tôi không tu gì hết đó, bởi vì tôi khởi niệm, tôi tu thì đó là tự lực. Mà đối với phái Tịnh Độ Chân Tông của Nhật là chỉ có tha lực thôi, chứ không có tự lực, anh vừa khởi niệm anh tu đó là tự lực rồi. Thậm chí, anh ca ngợi đức Phật A Di Đà thế này, thế nọ đó là anh tự lực rồi. Còn mình cứ giao phó cho ngài để ngài lo hết, với 48 lời nguyện của ngài, mình không ra khỏi đó được, mình giao phó cho ngài hết.

Với một cái lòng sùng mộ như vậy, với một cái đức tin như vậy, thì mình để cho ngài lo hết chứ mình đâu có tu chi. Thì mỗi người mỗi kiểu, nhưng mà chung lại thì cũng là một cái đó. Lên hàng chính thức vô hàng Thánh đối với Đại Thừa là sơ địa, nhị địa, tam địa cho đến bát địa rồi tới cửu địa, thiện huệ địa rồi thất địa là Pháp vân địa rồi lên ba cái nữa đẳng giác, diệu giác rồi gì đó… rồi thành Phật. Thì cái đó là chung và mỗi người đi nhanh hay chậm hay gì đó là tùy mỗi người. Chứ không ai giống ai hết đó, công thức chung là vậy đó.

Mình sẽ thấy cụ thể là Ngài Milarepa thì khác với Ngài Marpa, ngài Marpa thì có gia đình rồi ở nhà vậy vậy thôi, chứ đâu có làm nổi như Ngài Milarepa là khổ hạnh kinh khủng như vậy đâu, đúng không? Ngài cũng đi cày ruộng và đi làm như một người bình thường vậy thôi, phải không? Còn Ngài Milarepa thì dữ dội, xanh mướt là do ăn cây tầm ma gì... cả đời nên xanh mướt. Đó, mỗi vị sẽ có mỗi cái khác, mỗi cái hạnh khác nhau. Nhưng mà con đường đó là con đường chung, đó thành ra công thức thì đã có trong kinh hết rồi, giờ mình phải ứng dụng công thức đó trong cuộc đời của mình cho khéo léo thiện xảo, chứ công thức chung có đó rồi, mà mình không thiện xảo, mình không khéo léo, thì mình cũng chậm chạp thôi, thì nói chung là vậy đó, ngay cả khoa học kỹ thuật công nghệ gì đó, làn sóng công nghệ thông tin thứ 3 chẳng hạn, thì mình cũng dùng nó như một ứng dụng trong đời sống, thực sự ra nó cũng giải quyết cho mình những công thức chung, nhưng mà nó cũng không giải quyết cho mình được, đơn giản bây giờ tôi phiền não, đọc công thức vĩ đại của Einstein là E=mc^2, chuyển hoá khối lượng thành năng lượng, khối lượng phiền não của mình, mình tự chuyển hóa lấy, chứ đọc cái câu đó ra, không chuyển hóa được chút nào hết đó, E=mc^2 ai cũng biết, phải không, nhưng mà mình trì cái câu đó như câu thần chú vậy đó, thì thấy nó chẳng ích lợi gì hết, mình không thể chuyển hóa khối lượng phiền não của mình thành năng lượng được, thành ra cái đó phải do mình thực hành sao đó, phải không?

Chứ công thức chung là vậy mà, khoa học là chừng đó thôi, năng lượng bằng khối lượng nhân cho tốc độ ánh sáng bình phương, nhưng mà mình có đọc câu đó ra cả ngày, thì nó cũng phiền não à, phải không?, tại sao cái công thức đó thuộc lòng mà mình chuyển hóa không nổi, bởi vì theo Thầy nghĩ là phiền não do tâm tạo mình ra, tự mình tạo lấy thì tự mình cởi trói lấy, công thức chung là vậy, chứ không ai cởi trói cho mình được hết đó, phải không?

Thành ra theo Thầy nghĩ công nghệ thông tin nó cho mình giải pháp, nhưng mà phải thực hành thôi, bởi vì tâm mình làm ra mọi chuyện, thì tâm mình phải giải quyết mọi chuyện. Chỉ có vậy thôi.

Thành ra như hồi trước giải phóng, Thầy đọc tài liệu gì đó của Pháp in thành một cuốn sách luôn, thì nó nói ngồi thiền nó phát ra tia gamma hay hai tia gì đó, cũng không nhớ nữa, người ngồi thiền cao độ sẽ phát cái đó, rồi mình nghĩ nhờ ông nào đó, làm cái máy rồi sạc để phát ra tia gamma rọi vào mình thì ngon lành, khỏi ngồi thiền, mà biết đâu sạc nhiều giác ngộ thì sao. À nhưng mà không phải, cái thân mình chỉ chịu đựng được chừng đó thôi, nếu mình sạc nhiều quá mình chết, phải không?

Nhưng mà biết đâu mình sạc bảy ngày là nó chết rồi, cái thân mình chịu không nổi. Thành ra Thầy thấy trong cụ thể là vậy đó, có những bậc giác ngộ, họ nói họ có thể truyền cho mình cái năng lượng của họ, nhưng mà mình y như cái bóng đèn pin đó, mà họ truyền lên 220v mình tắt, bóng đèn nó cháy liền, thành ra cái đó là một cái gì rất riêng tư, chứ khoa học, công nghệ có thể giúp cho mình một vài điểm gì đó, muốn tìm một vị nào đó, thì mình gõ vô thấy tiểu sử, những bài giảng, đầy đủ hết, nó giúp cho mình cái đó thôi, muốn thực hiện bài giảng đó thì đích thân, thân tâm mình phải thực hành, chứ không thể nào mình thuộc lòng bài giảng đó cũng vô ích thôi, cũng như thuộc lòng bài Bát Nhã Tâm Kinh đó, cũng vô ích thôi, cũng như trong đó bài đó nói đưa người ta đến A nậu đa la tam miệu tam bồ đề là thành Phật luôn, nhưng mà mình không làm được cũng như không.

Rồi động lực mỗi người mỗi khác, hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, rồi cái này cái nọ đủ thứ. Ví dụ như bây giờ mình nói thiền định chung là vậy, nhưng mà thiền định mỗi người mỗi khác nhau, phải không?

Rồi bây giờ tới cái thứ hai nữa là hậu thiền định, cùng làm một chỗ như nhau, nhưng mà anh làm cái tâm anh nó khác nhau, công việc như nhau, hậu thiền định mỗi người mỗi khác. Thành ra nói công thức chung cho tất cả mọi người là vậy, nhưng mà mỗi người sẽ ứng dụng một cách khác nhau, không ai chung được hết, và ngay cả mỗi người đau khổ theo mỗi kiểu khác nhau, cho nên mỗi người sẽ có động lực khác nhau, phải không? Như Thầy chẳng hạn, Thầy sống qua thời kỳ chiến tranh, động lực của Thầy nó khác, động lực của Thầy nó nghiêng về lòng bi nhiều lắm, phải không? bởi vì mình thấy trên báo chí một ngày chết bao nhiêu? suốt cả bao nhiêu năm như vậy, lâu lâu thấy chụp hình người chết ở ngoài chiến trường, rồi vậy cái lòng bi của mình nhiều hơn, còn bây giờ cái lòng bi nó nghiêng về công nghệ thông tin nhiều hơn, còn Thầy thì mù tịt về công nghệ thông tin. Rồi có hỏi gì nữa không, có còn thắc mắc gì nữa không?

Trang: Dạ! Con cảm ơn Thầy rất là nhiều, thì thực sự công thức chung của Thầy đưa ra như làm cho con được sáng bừng, thắp lên được cái ngọn đèn thưa Thầy. Như con có chia sẻ ban đầu, như khi con vào mạng, con lên Youtube, có rất nhiều các bài giảng khác nhau, nhưng mà chúng con chưa đủ năng lực để ngưng tụ lại được, Thầy ban cho giáo huấn như kim chỉ nam, bảo bối để mình luôn quán chiếu lại. Thầy cho con một cái công thức soi thấy năm uẩn đều Không, thoát tất cả khổ ách, con thấy quá là tuyệt vời ạ! Con cảm ơn Thầy rất là nhiều, giống như khi ngày xưa mà lúc con vào chùa, Thầy có nói ba điều đó là: Tánh Không, Quang minh và Năng lực. Ngày xưa con đọc nhiều nhưng nhờ Thầy giảng mới giúp con tổng kết, ghép nối thành mạch kiến thức của mình, giúp con bừng sáng lên, mỗi giai đoạn Thầy đều cho con câu then chốt, cốt lõi, con xin tri ân rất nhiều đến Thầy và Chúng ạ

Thầy: Thì đó, thực tại tối hậu chỉ là Tánh Không, Quang minh và Năng lực, ba cái đó nó là một, và nói theo công thức nữa là ba cái đó chính là Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Đó, bây giờ mình tu kiểu nào không biết, nhưng mà miễn sao là cái đó đối với những vị cao cấp, những pháp môn cao cấp như Đại toàn thiện thì ba cái đó cùng đạt một lần hết, anh đạt được Pháp thân bao nhiêu, thì anh đạt được Báo thân bấy nhiêu và Hóa thân bấy nhiêu, thì mình cứ đi trong cái hướng đó, mình thấy càng ngày mình có sáng ra hay không, càng ngày có thâm nhập tánh Không nhiều, sâu xa hơn hay không và càng ngày mình thấy năng lực càng mạnh ra hay không, bởi vì ánh sáng cũng là năng lượng, chứ không phải ánh sáng là chiếu chơi chơi vậy thôi đâu, ánh sáng là năng lượng. Rồi bây giờ có vị nào hỏi, hay Hà Nội hỏi nữa không, nếu Hà Nội không hỏi thì tới Thành Phố.

H.Lan: Dạ thưa con có một câu hỏi con hay thắc mắc, có một người ở Mỹ, ông ấy sáng chế ra một cái app, cái app đó nó có hai khả năng, thứ nhất là mình phải làm theo nó, giúp cho cơ thể của mình phát triển khỏe mạnh, hoàn thiện hơn, bản thân ông ấy dùng cái app đấy giảm từ 155kg xuống còn 87kg, đo các chỉ số sức khỏe khác tốt lên rất là nhiều và cái app ấy giúp cho ông ấy điều chỉnh lại cái chỉ số IQ của ông ấy tăng lên 20 điểm, tức là những người nào quan tâm đến IQ đó thì đấy là một điều gọi là không tưởng, người ta cũng bảo phải trả cho ông ấy một số tiền 1200 đô để cải thiện IQ cũng vẫn rất là rẻ, để có một chỉ số như vậy.

Cái thứ ba đó là cái app của ông giúp cho người ta nữa là: nếu làm theo những cái đề ra trong đó thì đến một lúc nào đó, não sẽ phát ra một tín hiệu với tần số tương đương với người đã ngồi thiền 20 năm. Tức là theo một kiểu nào đấy, thì cái app đấy giúp cho người ta, con không biết bên trong tâm như thế nào, nhưng biểu hiện ra bên ngoài là thông minh như vậy và tần số sóng não như vậy. Tức là nó đẩy vào tâm mình những tần số tâm trạng khác. Bởi vì, thật ra đạo Phật cũng chỉ là một phương pháp để cho người ta nâng cấp thân tâm mình lên thôi và nó cũng được biểu hiện ra bên ngoài là sức khỏe của thân và những cái tần số.

Thầy: Thì thôi đơn giản là giờ mình chấp nhận là máy đó làm thân tâm nó lên. Mà Thầy cũng không biết là bằng 20 năm là bằng bao nhiêu, nhưng giờ ông được ở cấp độ nào rồi? Tu Đà Hoàn hay là gì?, còn cái thông minh IQ của ông thì được cái gì.

Thầy nói ngay cả những vị mà thông minh nhất thế gian này như Einstein đó, cũng chưa được cấp độ Tu Đà Hoàn. Phải không? Còn đây là con đường tâm linh nó khác. Anh thông minh nhất, Einstein đâu có được công nhận là Tu Đà Hoàn đâu, phải không? Không ai công nhận Einstein là Tu Đà Hoàn hết. Rồi một ông cũng rất thông minh là ông gì người Do Thái mà ông gặp Đức Dalai Lama, ông gì mà nói chuyện với Krishnamurti mà thành cuốn “Thời gian có hay không” đó, David Bohm. Ông ấy tương đương giải Nobel đó, chẳng qua là ông hướng vô con đường triết học quá nhiều nên người ta không cho ông giải Nobel. Ông nói rất là hay, nhưng ông đó chết sớm. Đức Dalai Lama nói là cái chết của ông tốt đẹp. Chứ Đức Dalai Lama đâu có nói là ông đó đắc quả Tu Đà Hoàn đâu. Thật ra là ông đó thông minh cũng thuộc loại thông minh nhất thế giới đó.

Thành ra là Thầy nói vậy đó. Cái thông minh, IQ, cũng không có nghĩa lý gì cả. Nó thông minh, nó giỏi thiệt đó, nó làm toán nhanh lắm chẳng hạn. Như ông gì người Ấn Độ đó, ông đó tính vài trăm con số nhân với vài trăm con số mà còn tính chớp nhoáng còn nhanh hơn máy tính nữa, nhưng mà cũng vậy thôi. Không biết trong óc ông đó, nó chạm điện hay nó sao đó, nó cấu tạo theo kiểu nào đó. Nhưng mà nên nhớ tất cả những chuyện đó chỉ những hiện tượng thôi.

Còn đạo Phật là đi vào cái bản thể, tìm ra thực tướng của tất cả các hiện tượng, chứ không phải chỉ nghiên cứu trên các hiện tượng. Thành ra, Thầy không biết ông đó là sao, thì rõ ràng hiện tượng là ông sụt giảm ký lô này nọ, IQ ông lên này nọ, nói là cái tần số của ông bằng với cái gì đó. Nhưng mà cái tâm ông có đổi được bao nhiêu? Và nó đổi tới mức độ là Tu Đà Hoàn hay không? Đó là cấp thấp nhất trong bốn tầng thánh của A La Hán đó. Bởi vì nhiều khi nó vậy nhưng phiền não của ông nó ra không được, mà nhiều khi anh ra mạnh quá thì anh chết, cũng như mình uống thuốc xổ nhiều quá, ra quá nhiều thì chết.

Thành ra thân tâm mình nó có giới hạn của nó, tu hành là tu hành trong giới hạn của nó; từ đó bung lên lần lần, chứ không thể gấp được, phải không? Như bây giờ cho mình uống thuốc xổ gì đó cho phiền não nó ra hết thì nhiều khi uống 2 ngày là chết queo. Bởi vì như ngay như bây giờ trong người mình cũng có nhiều độc lắm nè. Mà mình sổ nhanh chóng, mình xổ độc nó chưa ra hết là mình đã chết rồi vì mình chịu không nỗi, phải không? Đơn giản vậy thôi.

Thành ra đạo Phật là lấy thân tâm của mình, thân của mình và tâm của mình để làm đạo tràng, làm cái phòng thí nghiệm để tìm cho ra được cái đó. Cái mẫu số chung của tất cả mọi sự. Mà toán học cũng chịu thua, khoa học bây giờ cũng chịu thua rồi. Toán học nói nó cũng có giới hạn trong đó. Rồi tất cả những cái mà bây giờ mấy nhà khoa học thông minh nhất gọi là một phương trình của tất cả mọi sự đó. Một công thức của tất cả mọi sự, cũng tìm không ra! Mà đạo Phật là đi tìm bản thể của tất cả mọi sự. Mà trong đó Thầy là một sự, cho nên Thầy có thể đi tìm bản thể của Thầy là như thế nào; mà bản thể của Thầy cũng là bản thể của tất cả mọi sự. Chứ không phải Thầy phải đi khắp thế giới này, Thầy bay lên hỏa tinh rồi đi đi.. Cuộc đời Thầy không thể nào tới một vì sao nào đó được, vì muốn tới vì sao thì phải đi tới mấy năm ánh sáng thì làm sao mình đi tới đó được? Nhưng mà tôi là một sự, tôi tìm ra được bản thể của sự này, thì tôi cũng tìm ra được bản thể của tất cả mọi sự.

Thành ra đối với Đông phương gọi mình là một tiểu vũ trụ đó. Anh không thể nào đi hết vũ trụ này được đâu. Nhưng mà anh có thể tìm ra bản thể của vũ trụ này bằng cách ở trong này. Bởi vì tôi cũng là đất, nước, lửa, gió; ngoài kia cũng là đất, nước, lửa, gió vậy thôi. Bản thể của đất, nước, lửa, gió là gì thì ngoài kia đất, nước, lửa, gió nên tôi biết. Quan trọng là biết cái đó, chứ còn bây giờ đi khắp hết vũ trụ này để mà tìm ra bản thể của nó thì không thể được, không có một anh nào đi được hết đó. Bởi vì đơn giản là thân thể mình mà bay bằng tốc độ ánh sáng thì mình cũng tan thành ánh sáng rồi. Trong khi tới một vì sao là tính bằng năm ánh sáng; tức là đi bằng tốc độ ánh sáng thì phải mất một năm.

Thành ra cái đơn giản là vậy đó. Cái đơn giản là niềm tin của mình. Mình không tin ở ngoài, mà mình tin là nơi mình có cái “kho tàng” đó. Kho tàng tâm của các bậc giác ngộ mình có trong này, thì mình lo khám phá đi. Cuộc đời mình là để khám phá cái đó thôi, phải không? Còn mình lo đi khám phá ở ngoài, hay mình nghe ông nào nói đó, là mình coi chừng! Chuyện mình mình không lo, mình lo chuyện thiên hạ không à, chuyện ở ngoài nó không tới đâu hết đó.

Bởi vậy bên Thiền tông nói vậy đó, cái gì từ ngoài mà tới, thì cái đó không phải là của anh; mà cái gì từ trong anh ra, thì cái đó mới thiệt là của anh. Đơn giản vậy thôi. Chưa kể là mình sẽ thấy những nhà khoa học đó họ đều lầm lẫn. Ví dụ, hồi đó Thầy đọc triết học của ông Karl Marx thì Thầy thấy vậy đó: ổng nói là khi mà cách mạng công nghiệp rồi, thì lúc đó con người ta sẽ nhàn rỗi lắm và người ta lo về văn hoá, người ta lo về nghệ thuật cao cấp thôi, còn lúc đó làm việc là máy móc nó làm hết rồi. Thiệt sự ra đâu phải như vậy, càng có máy móc thì con người càng bận rộn hơn.

Rồi mới đây, chính ông Bill Gates, ổng cũng nói vậy, ổng nói là ổng tưởng là làm ra những cái này để cho con người ta khỏi nhớ, khỏi gì hết, bấm là ra hết phải không, tính toán mau lắm. Công nghệ thông tin đó, phải không? Nó giúp đỡ con người nhiều lắm. Ông cứ nghĩ là làm ra cái đó, rồi con người cả ngày đi nghe nhạc Beethoven, đi nghe, đọc sách đọc đồ, chứ đâu có bận rộn nữa bởi vì có máy móc làm hết rồi. Nó làm nhanh lắm, làm gấp mấy ngàn lần con người. Ông nghĩ như vậy, nhưng mà té ra khi có máy móc, có máy vi tính này, thì con người còn bận rộn hơn nữa phải không? Thành ra công nghiệp cũng có cái giá của nó.

Tưởng là 2 vị cao cấp của nhân loại đó, Karl Marx đó ai hơn, ông Bill Gate đó ai giỏi hơn, dễ gì mà giỏi hơn ông đó. Nhưng mà ông cũng có cái ảo tưởng của ông đó là tưởng làm ra mấy cái này là mình sẽ ít bận rộn hơn, lúc đó tha hồ mà ngồi thiền này nọ, thiền định và hậu thiền định đủ thứ hết. Nhưng mà té ra là chế ra mấy cái máy này mình còn bận rộn hơn nữa. Bởi vì đơn giản một điều là con người là có lòng tham. Nó không bao giờ nó ngưng hết. GDP vào khoảng 3000-5000 là thấy sướng rồi phải không? Đi đây đi đó, leo lên máy bay 747 đi Tây đi Mỹ cũng được, nhưng mà 5000 chưa đủ đâu phải lên mười mấy ngàn, rồi mười mấy ngàn, phải lên mấy chục ngàn rồi cứ chạy đua vậy thôi. Bởi vì lòng tham con người là không đáy. Thành ra tưởng là khoa học kỹ thuật để cho người nhàn rỗi ra, nhưng mà không phải, lòng tham của nó làm cho nó bận rộn thêm nữa. Con người luôn luôn tự hành hạ mình thôi chứ có gì đâu. Khổ là do mình tự hành hạ mình thôi chứ có ai làm mình khổ đâu?

Thầy: Rồi bây giờ có vị nào ở Cần Thơ hỏi nữa?

Chú Q.Dũng: Dạ thưa thầy thưa đại chúng, con vừa mới nghe một điều thầy vừa nói là mình tin vào mình và mình phải khám phá chính mình thì mới thấy cái cốt lõi cuộc đời của chính mình, nhưng cái chủ đề của ngày hôm nay ý thầy, chủ đề nói về Đạo Phật tuổi trẻ và công nghệ thì con ở lứa tuổi này con cũng già rồi thành ra con cũng quan tâm tới tuổi trẻ bằng cách nào mà mình có thể mang đạo Phật đến với tuổi trẻ một cách nhanh nhất, hiệu quả ấy Thầy.

Thầy: Thì đơn giản là anh thấm nhập đạo Phật bao nhiêu, thì anh sẽ có phương tiện thiện xảo là cái khéo léo của mình, phải không? Bây giờ là nói tuổi trẻ thôi, thầy thấy ở đây mọi người đều nói thầy là rất trẻ, mặc dầu thầy là già nhất trong đám này, nhưng mà mọi người nói là thầy trẻ lắm thì đó là do đạo Phật.

Thầy mới biết đạo Phật chút ít thôi nhưng mà mọi người thấy thầy là trẻ trung lắm, luôn luôn năng lượng, luôn luôn gì đó? tràn trề năng lượng, khỏi cần uống Trung Nguyên gì đó, sáng tạo với đồ gì đó? Trung Nguyên nó nói uống cà phê sáng tạo bừng bừng, nhưng mà thầy đâu có uống cà phê Trung Nguyên đâu, thành ra vậy đó cái vấn đề trẻ hay không trẻ là do cái tâm của mình nó tu hành, làm sao tự trẻ lại nó tự đổi mới, mỗi ngày mỗi đổi mới thành ra nó đầy năng lượng và nó trẻ trung mà khi mình đã như vậy thì mình chỉ cho lớp trẻ dễ lắm. Thầy quyến rủ lớp trẻ là bởi vì thầy nhanh nhẹn hơn tụi nó chứ không có gì hết đó, thầy làm cái gì thầy cũng nhanh hơn nó hết đó. Trước một vấn đề gì mình giải quyết nhanh hơn chúng nó thành ra nó thấy nó bắt đầu nó tin, phải không?

Đó, thì mình làm được tới đâu thì mình chỉ bày cho người ta tới đó, người ta tin mình tới đâu mình dễ nói với người ta tới đó, phải không? Chứ bây giờ thầy nói thẳng ra về vấn đề công nghệ thông tin thầy dốt nhất ở đây, mà dốt nhất thua con mấy bà gì gì… N.H., thầy đánh máy còn không được nữa mà làm sao mà mà công nghệ thông tin. Không biết gì hết á, nhưng mà tụi nó thích thầy là bởi vì nó thấy thầy trẻ trung hơn nó, năng lực sáng tạo nhiều hơn nó, ứng biến lẹ hơn nó, giải quyết một vấn đề gì nhanh hơn nó, đó là trẻ, phải không?

Mà người ta nói vậy đó, trẻ không phải là mặt mũi trẻ, hay hồi đó anh nâng một tạ năm chục ký được, còn bây giờ hai chục ký nó đè gãy cổ mình. Không phải trẻ cái thân ra, nhưng mà vậy đó cái vấn đề trẻ trung là anh có thể cống hiến, anh có thể làm việc cho tới cái ngày cuối cùng được không? – đó là trẻ, phải không? Còn mà anh mà già anh làm việc hết nổi rồi, thì anh không còn trẻ nữa. phải không? Trẻ hay không là cái cái năng lực làm việc của mình.

Đó, ví dụ như thầy thấy có nhiều người nói thầy sao tại sao mà thầy làm việc nhiều như vậy thì đó là vì thầy trẻ trung. Cái tuổi đó tóc phải bạc, da phải nhăn này nọ, mỏi lưng mỏi cổ nhưng mà năng lực thầy làm việc nhiều là bởi vì vậy. Anh còn cống hiến được, anh còn làm việc được nhiều, thì anh trẻ vậy thôi, còn anh nào về hưu anh nói tôi hết làm việc được rồi, thì anh đó bắt đầu về hưu, và bây giờ có nói thêm nữa là những người nào mà làm việc trí óc liên tục thì nó sẽ kéo dài cái tuổi trẻ của mình ra, còn anh nào mà ngừng làm việc thì nó bắt đầu già mau lắm, nó quên nó đủ thứ hết, óc lão hóa.

Thành ra trẻ trung có nghĩa là bộ máy mình nó trẻ thôi. Bây giờ đưa vô lớp trẻ là vậy đó, anh vui chơi được với nó là tự nhiên anh thuyết nó nghe hết à. Mình phải biểu lộ ra mình phải trẻ trung ra, phải không? thành ra Thầy vậy, cái bí quyết của Thầy là không có gì hết, Thầy thấy nhiều người nói Thầy là trẻ lắm làm việc cũng nhiều này, ... thì vậy thành ra Thầy mới thuyết phục nó được, tôi nhờ tôi tu vầy tôi mới trẻ vậy đó, tôi làm việc hơn mọi người nhiều. Đáng lý ra là cái tuổi này là làm việc ít hơn lớp trẻ chứ mà tại sao? điều đó chứng tỏ là năng lượng mình vẫn còn dồi dào. Cái năng lượng thân thể này nó không còn nữa, ít rồi nhưng mà cái năng lượng này nó vẫn dồi dào (Thầy chỉ tay vào đầu hoặc vào ngực). Rồi còn bữa nào hết covid rồi muốn hỏi bí quyết nào lên đây sống mười ngày rồi này nọ, thì lúc đó mình trao đổi nhiều vấn đề lắm làm sao cho lớp trẻ rồi này nọ. Hiện giờ có đứa cháu nào không?

Chú Q.Dũng: Dạ, có hai đứa nhỏ, hai đứa nhỏ mới học đại học xong đó thầy

Thầy: Thì đó giờ thì thấy dạy nó khó phải không? Thấy quyến rũ nó khó phải không? Thì mình phải lo… bữa nào lên bàn (mọi người cười). Có nhiều bí quyết lắm.

Chú Q.Dũng: Dạ dạ con đội ơn thầy ạ.

Thầy: Uh

Chú Q.Dũng: Tức là thầy dạy con bằng cái cách là mình lo mình tu tập trước để phát triển nguồn năng lượng riêng của mình rồi sau đó mới nói tới cái chuyện tuổi trẻ hoặc là đạo Phật hay công nghệ…

Thầy: Thì anh trước một vấn đề gì đó anh phải giải quyết nhanh hơn nó. Nó mới bắt đầu phục rồi đó, rồi anh mới nói với nó mọi người biết tại sao tôi giải quyết nhanh không, bởi vì tôi ngồi thiền nhiều hay tôi làm gì đó, tụng Kinh nhiều hay cái gì đó, nên tôi giải quyết nhanh hơn người khác. Mọi người có máy vi tính mà còn giải quyết chậm hơn tôi, chỉ có vậy thôi. Thì anh nhìn như chú Châu đó, thấy không? Ông năng lượng ông cũng khá nhiều đó, phải không? Thì ông nói hùng hồn, ông làm vậy đó, quyến rũ lớp trẻ nhiều lắm, còn mình mà cứ rề rề vuốt râu không, thì quyến rũ nó đâu nổi.

Chú Q.Dũng: Dạ, con cám ơn thầy nhiều ạ

Thầy: còn bây giờ có vị nào hỏi nữa hông?

Chú Châu: Dạ con Châu ở Cần Thơ hỏi ý thầy. Kính Bạch thầy, kính bạch đại chúng, con có câu hỏi lâu nay cũng giống như mọi người vừa nói tức là khi phát triển khoa học mà tận cùng khoa học chính là tâm linh, thì xin thầy nói thêm cho chúng con rõ thêm chỗ đó ạ.

thì đơn giản thôi, không có cái máy vi tính nào biết ngồi thiền hết đó, đơn giản là không có máy vi tính nào mà có thể nói chuyện mà ... Mình coi người ta làm con Robot, có những câu hỏi con Robot trả lời thật hay mà cũng có câu hỏi nó trả lời lãng xẹt, thậm chí còn tầm bậy nữa. Mình hơn con Robot chứ, mình đâu có tầm bậy được, ví dụ như bây giờ Google nó làm kinh khủng vậy đó, mà một bài văn nó dịch không nổi, mà mình dịch thì thấy nó dễ, phải không? Bởi vì óc của nó là máy không à, còn óc của mình là tế bào, tế bào sống, còn nó óc là ba con chíp chết trong đó, thành ra nó dịch không nổi.

Mình cứ coi cụ thể là vậy đó, hiện giờ người ta đã nghiên cứu làm sao để dịch một bản văn cho chính xác, mà dịch đâu có được, nó dịch ngớ ngẩn lắm, bởi vì nó là con chíp, còn con chip của mình trong này là chíp sống, chíp này ăn uống thì nó mới sống được, chíp này cần oxy thiếu ôxy năm phút thì nó không sống, còn chíp kia là chíp chết. Hơn nhau là vậy, chíp mình là chíp sinh học, chíp kia là chíp vật chất không có sự sống, chíp sinh học mới tu giác ngộ được.

Chú Châu: Dạ con đội ơn thầy

Thầy: rồi, anh Lượng

Anh Lượng: Công nghệ sinh học có thể tạo ra con người trong ống nghiệm nhưng hiện nay vẫn chưa được phép thực hiện. Giả sử như tạo ra được thì đó có thật sự là con người không?

Thầy: Con người trong ống nghiệm mà nếu có thần thức nhập vô, thì đó cũng có thể là một con người vậy. Phải không?

Nhưng tất cả mọi khoa học đều có những vấn đề không làm được. Hồi đó, thầy cũng có viết đàng hoàng. Ví dụ như: Đức Phật ngồi thiền 49 ngày, tất cả những tế bào, những tế bào trong não mình nhiều hơn tế bào trong thân mình nhiều lắm. Trăm tỷ tế bào. Trăm tỷ tế bào sống, chứ không phải tế bào chíp trong này [thầy chỉ vào chiếc laptop ở trước mặt]. Tế bào chíp thì tháo ra cái là chết queo, còn sống đâu nữa. Và ngài giống như là một bộ máy tính, một trăm tỷ tế bào mà lại là tế bào sống.

Hơn nữa, một điều làm ngài giác ngộ được là những hiểu biết trong những đời trước của ngài. Nó mới đưa tới cái đó. Còn cái này chắc gì nó biết đời trước tôi là ai. Nó không biết. Đơn giản vậy đó.

Bây giờ, người ta tính được hết, phải không? Nhưng có cái máy tính nào tính được ông Obama sẽ chết ngày nào không? Không! Dù nó biết tất cả hệ thống gen của ông, nó biết tế bào loại này sẽ còn sống bao lâu nữa… Nhưng mà không biết được ông chết ngày nào? Nó biết hết ấy, nhưng không biết ông chết ngày nào. Bởi vì ông chết ngày nào là còn do nghiệp của ông nữa. Máy tính không biết chuyện nghiệp.

Đơn giản như là bóng đá đó. Năm nào, anh nào cũng đoán. Bình thường mình cũng đoán tám đội vào tứ kết. Đoán được hơn nữa là bốn đội vô. Thậm chí còn đoán được hai đội đó sẽ vô chung kết. Nhưng mà không ai đoán được đội nào sẽ thắng. Bởi vì thầy thấy rõ ràng, đội nào thắng là còn do phước của dân tộc đó nữa. Phải không? Cũng giống như đơn giản, bây giờ mình thấy bóng đá Việt Nam mình thua Trung Quốc vào phút thứ năm của năm phút đá bù giờ. Phải không cô Hà? Đó là bởi vì …. ông ấy nhận trách nhiệm là ông tính toán sai, ông thay người sai. Nhưng đó chỉ là một phần. Trong đó còn có cả phước đức của dân tộc mình, không hơn nổi TQ nên mình mới thua vậy đó. Có nhiều khi vậy đó. Bình thường ông tính đúng. Nhưng bởi vì cái phước của mình làm ông rối lên, ông tính sai. Chứ ông dễ gì tính sai. Ông đã tính bao nhiêu chục năm rồi, dễ gì ông tính sai mà bây giờ lại tính sai?!

Thành ra mình thấy như vậy đó. Bóng đá là như vậy đó. Không phải anh giỏi hơn mà anh thắng đâu. Trong đó có phước của dân tộc, phước của đội bóng, phước của ông huấn luyện viên đó nữa. Thành ra có bốn đội thôi mà cái máy vi tính không tính ra là vậy đó.

Đạo Phật là vậy đó. Có những thông số mà máy vi tính không thấy nổi. Đó là nghiệp của một người, đủ thứ trò hết … Thầy thấy một điều đơn giản là: năm Pháp lần đầu tiên vô địch thế giới, năm đó Brazil rất mạnh, có người ngoài hành tinh là Ronaldo. Pháp cũng vậy vậy thôi. Nhưng khổ cái là, chiều thứ bảy đó, Ronaldo ăn cái gì đó bị đau bụng. Ngày hôm sau, Ronaldo không đá được nữa. Rồi mình thấy lúc đó Brazil còn đang bị kinh tế lủng củng. Trong khi Pháp thì đang lên. Thì Pháp thắng.

Cũng như mình để ý coi. Cầu thủ giỏi nhất hành tinh là Messi phải không? Nhưng mà Argentina, suốt cả cuộc đời Messi chưa bao giờ cầm được [thầy đưa hai tay lên theo hình tượng Cúp Vàng Thế Giới], bởi vì kinh tế Argentina còn lủng củng lắm, không có thịnh vượng. Nó bị sa sút gì về kinh tế đó. Nghĩa là một nước như thế thì phước đang còn yếu. Mà phước đang còn yếu thì làm sao thắng được?! Không phải là Messi dở. Messi đá với toàn những tay giỏi không à. Nhưng không thắng được là vậy đó. Bởi vì trong đó, nó còn yếu tố mà máy này không tính toán được là phước của thằng đó, phước của đất nước đó. Nó vậy thôi!

Thành ra người ta không tính được vấn đề vậy đó. Người ta đoán bốn đội, hai đội, nhưng vô chung kết không bao giờ đoán được hết. Bởi vì nó còn cái phước đó nữa, cái phước của cái nước đó nữa. Pháp thắng Brazil lần đó là vì phước của Brazil chưa bằng Pháp.

Rồi bây giờ, Argentina toàn cầu thủ giỏi không à, mà không vô địch thế giới nổi là vì phước của nó, kinh tế lủng củng từ bấy lâu nay rồi, nợ nần tùm lum hết. Thành ra, cái phước của nó, chứ không phải là nó giỏi hay không giỏi đâu. Nhiều lúc không giỏi lắm nhưng bữa đó, nói theo kiểu ông P là phong độ cao là đá một cái là lọt vô, là ăn à. Chuyện đó may rủi lắm! Thiếu gì anh như là Platini, Baggio … sút 25m, trăm trái vô cũng nhiều lắm. Phạt đền 11m thì coi như không cách gì mà sút hỏng, người ta đã tính rồi, sút phạt đền mà anh cứ nhắm một góc nào đó, sút thật mạnh thì goal có biết, có phóng, có đỡ cũng đỡ không kịp nữa. Vì chỉ cho phép anh ngã khi mà người kia nó chạm trái banh rồi thì anh mới được ngã. Lúc nó chạm trái banh rồi thì cái ngã của anh nó chậm lắm. Thì trên nguyên tắc sút là phải vô thôi! Là tôi sút chỗ này đó, ông cứ bắt đi. Anh sút một quả bay tới 80-90km/h thì có trời gì nữa, tôi sút chỗ này chứ không cần đánh lừa gì hết. Phải không? Nhưng mà những vua sút phạt đền như Platini, Baggio cũng có lúc sút hỏng chứ. Mà có khổ cái là nó trong trận quan trọng nhất đời cho đội tuyển quốc gia. Nó sút cái bay lên trời, cả hai anh sút đều bay lên trời hết, trong khi cái goal chình ình đó. Là bởi vì vậy! Chứ không phải vì nó dở đâu. Mà vì lúc đó, cái quyết định là tất cả cộng nghiệp của dân tộc đó nữa.

Thành ra đừng có nói, có những đội rất giỏi, nhưng lại không bao giờ đạt quả bóng vàng hết. Chưa kể là còn gió, đủ thứ trò trong đó nữa... Thành ra máy tính không tính được vì còn phước đức, còn nghiệp của mỗi dân tộc nữa. Không tính được!

Thành ra, mình phải thấy vậy đó, một vấn đề khoa học không giải quyết được, và đến bây giờ vẫn không giải quyết được là vũ trụ mình mới có mười ba phẩy mấy tỷ năm thôi, phải không? Thì nó nói là có những cuộc đột phá mà khoa học cũng không tính ra được, từ vật chất vô cơ mà lên nhảy qua những tế bào có sự sống đầu tiên, đâu ngoài biển chẳng hạn. Nó nói là mười ba tỷ năm chưa đủ vậy đâu. Chưa kể là nó còn đột xuất từ tế bào sống đơn sơ đầu tiên mà ra một con thú. Mười ba tỷ năm chưa đủ. Chưa kể là một con thú nhảy qua con người.

13 tỷ năm chưa đủ tạo thành con người nếu như tính theo Khoa học. Tính xác suất thì rõ ràng lắm, phải không? Thì, Khoa học bí cái đó, bí cái đó thì mấy ông mà những tôn giáo nói về Thượng Đế, thì nói Thượng Đế tạo ra vũ trụ này. Tất cả con người, chó, mèo, hươu cao cổ v.v… kể cả con người trong vòng 7 ngày, chẳng hạn vậy… phải không?

Bởi vì, lý thuyết Darwin không còn đúng nữa. Con người ở đâu tới, chứ không phải là con khỉ. Bằng cớ là sao bây giờ tụi khỉ nó không thành con người hết đi. Mà nó vẫn là khỉ? phải không? Lý thuyết Darwin là sai. Rồi nếu như anh tìm ra loài trung gian, anh phải tìm ra con trung gian chớ, như con lừa, mà nó trung gian là thành con ngựa, thì ra còn có lý, chứ con lừa, con ngựa tại sao nó không thành con cọp đi. Nó từng loài riêng, vậy thì ở đâu ra.

Thì bây giờ, Khoa học tính không ra nổi, chỉ có nước đổ cho Thượng Đế thôi. Thượng Đế tạo ra loài này loài kia là Ngài nắn ra hết. Chớ không có ai tính ra, chưa ra được. Thì mình phải thấy là, cái đó Đức Dalai Lama ngài nói rất là khéo. Ngài nói là: đối với Khoa học, trong sự sáng tạo đó còn có cái nghiệp nữa, có thể đó là nghiệp của những chúng sinh ở vũ trụ trước, nó tái sinh lại, nó thành con người phải không. Thầy biết đâu Thầy ở vũ trụ trước, Thầy lỡ làng, không giải thoát được, vơ vẩn đâu mấy triệu năm rồi chờ một cái vũ trụ mới thành hình. Rồi nó ra cái là mình nhảy vô, chứ không phải là Thượng Đế tạo ra một lần mà như vậy hết.

Nếu nói theo Khoa học thì 13 tỷ năm chưa đủ sức mà tạo thành 1 con vật bình thường nữa… Bởi vì nó quá phức tạp, huống gì là con người.

Cái vũ trụ này 13 tỷ năm người ta tính toán rõ ràng chưa chưa đủ thời gian để có 3 cuộc nhảy vọt từ vật chất vô cơ mà thành ra vật chất có sự sống, không thể được, rồi từ có sự sống rồi thành ra những con vật đầu tiên cũng không thể được, rồi từ con vật đó mà lên tới con người 13 tỷ năm không thể đủ. Thì vì sao, bởi vì là nó không phải tiến hóa theo vật chất, mà nó còn tiến hóa theo tinh thần, tâm thức của nó nữa, có những anh đâu từ thời đâu …anh nhập vô. Anh thấy ở đây hợp với anh, với nghiệp của anh, anh nhập vô thành ra anh thông minh, anh vậy chứ còn con người chưa đủ sức tiến vậy đâu. Con người từ những anh cầm những cái rìu, những cái búa gì đó phải không. Rồi nói từ anh đó mà mấy ngàn năm sau qua cái loại gì (Homo Sapiens) là con người thông minh, cũng không đủ thời gian. Rồi mình để ý, bây giờ coi, ví dụ như nhòm đầu ông Lượng coi, thông minh lắm, đầu cái trứng gà đó đó. Là những ông đó, mấy ông làm Facebook, mấy ông Bill Gates đó, cái đầu như cái trứng vậy đó, là bởi vì nó ở cái cõi nào tới đó, phải không? Còn như Thầy là dân nhập cư ở đây, từ ruộng đồng mà ra thành ra Thầy đâu (chơi) nổi mấy cái đó. Nó ở đâu tới đó.

Rồi mình phải thấy những cái vậy đó. Trái Đất mình nó không phải chỉ chừng đó thôi. Thầy thấy, rõ ràng đầu thế kỷ XX, trong vòng chỉ có 20 năm thôi mà nó thay đổi tất cả nền Khoa học, mà chính vì nó thay đổi như vậy, nó mới tiếp cận với Phật Giáo dễ dàng. Là mình thấy rõ ràng các chòm sao, một chòm sao những nhà vật lý, rồi chính họ cãi nhau về cái này, cái nọ nó sinh ra cả vật lý lượng tử và vật lý của ông Einstein là vật lý tương đối, mà tại sao họ thông minh đến như vậy, mà tại sao nó sinh ra cả chòm sao lận. Rồi cả Toán học cũng sinh ra chòm sao. Chứ nói thẳng, Einstein không có mấy ông Toán học, Einstein cũng không khám phá ra nổi công thức đó đâu.

Bởi vì công thức đó, nhờ Toán học mới của mấy ông mới, thành ra tất cả nó đi cùng một lần, thành một làn sóng. Thành ra, ngay từ những nhà họa sĩ, họ cũng cùng một làn sóng tiến hóa đó luôn.

Thầy (ghét) nhất là Picasso, vẽ cái mặt vậy rồi tự nhiên vẽ các mặt bên này, phải không? Thì đó là vẽ nhiều chiều đó, đó là cái hình học nhiều chiều đó, chứ không phải 3 chiều như mình nghĩ nữa đâu. Thì tại sao ông ấy biết cái đó, mặc dầu có nói là, ông đó hoàn toàn không biết gì về Vật lý, Toán học, nhưng mà anh vẽ cái quái vậy, phải không? Là bởi vì, cái tâm thức của một giống nào đó, tới cùng một lần như vậy đó. Thành ra mình để ý, Thầy thấy lạ lùng nhất là mấy ông Vật lý đó. Những ông Vật lý đầu thế kỷ XX, ông nào cũng y như nhà triết gia.

Đó, ví dụ như cái ông Robert Oppenheimer, ông làm ra bom nguyên tử đó, đứng đầu các nhà Khoa học để làm ra bom nguyên tử thì ông nói y chan như là Phật Giáo. Ông nói: nói một hạt electron là có thì không phải, mà nói hạt electron là không có cũng không phải, mà nó vừa có vừa không cũng không phải, mà nói không có cũng không không cũng không phải. Thì đó là Tứ cú, 4 câu của Phật Giáo đó. Đó, mình thấy ông nói có khác gì Phật Giáo đâu, mà đây ông nói về vật chất. Đó, mà có cái lạ là Thầy thấy mấy ông đó ông nào cũng đọc những cái như Ấn Độ giáo Upanishad. Anh nào cũng có máu về Tâm linh mạnh lắm, mặc dầu họ là nhà Vật lý, cho nên họ kỳ khôi lắm.

Đó, thì cái chòm sao đó tạo ra cả thế kỷ XX đó. Cả mấy ngàn năm có ai dám nghĩ thời gian là tương đối không? Cái đầu óc mình không thể nghĩ được chuyện đó. Một giây ở Trái đất này thì cũng bằng một giây trên Hỏa tinh thôi, phải không? Chứ tại sao mà Einstein dám nghĩ là một giây trên Trái đất với một giây trên Hỏa tinh khác nhau. Bởi vì Hỏa tinh quay nhanh hơn mình cho nên thời gian sẽ chậm hơn mình. Đó, không ai mà dám nghĩ được cái chuyện đó. Không gian và thời gian từ Triết học cho tới Vật lý đều nói là không gian là tuyệt đối, thời gian là tuyệt đối, mà mình thấy điều đó dĩ nhiên, phải không? một năm của tôi thì cũng bằng một năm trên mấy ông chư Thiên thôi chớ làm sao mà…mà ông nghĩ ra là… té ra chư Thiên sống (dai) hơn mình, bởi vì chạy nhanh hơn mình, phải không?

Thời gian là một cái gọi là tuyệt đối vậy mà bây giờ ổng nói là tương đối thôi, tùy theo vận tốc bay của cái đó nữa, thì mình thấy kinh khủng. Rồi không gian đó là một cái gì đó nó tuyệt đối. Nhưng không phải. Không gian nó cũng cong, nó cong tùy theo cái trường gì đó, nó gọi là trường hấp dẫn, nó cong chứ không phải là phẳng đâu phải không? Không gian không có tuyệt đối, thời gian cũng không có tuyệt đối. Mà cái đó cả mấy ngàn năm, cả Khoa học, Triết học đều nói là tuyệt đối hết, mà mấy ổng nói là tương đối.

Rồi chính cái tương đối đó, nó bắt đầu gặp cái thuyết Duyên sanh của Phật giáo. Bởi vì Duyên sanh của Phật giáo cũng nói vậy đó, nó nói… Thành ra chính mấy ông Vật lý đầu thế kỷ XX làm cho nhân loại bước qua một bước tiến rất lớn, mà chính cái bước tiến đó nó mới dễ nghe về Phật giáo. Mà chính dễ nghe về Phật giáo mà sau này Phật giáo đưa qua Tây phương mới dễ dàng.

Thành ra mình thấy lạ lùng lắm, chứ không phải đơn giản mình cứ nghĩ là tiến bộ là do mấy ông đó đâu, nó ở đâu đó… Thành ra, nhân loại lâu lâu tới một cái bước tiến vậy đó. Từ ngoài hành tinh này.

Và một điều nữa mình sẽ thấy: Khoa học tiến bộ nhưng mà nên nhớ ba con siêu vi trùng đó, nó cũng tiến bộ, phải không? Nó cũng tiến, mình nói mình tiến, phóng hỏa tiễn được, nó cũng tiến. Bởi vì nó cũng tiến theo, bởi vì mình có nghiệp nên nó cũng tiến. Hồi đó, người ta nói bệnh ho lao là tiệt dứt trên thế giới này, không bao giờ có trở lại ho lao. Bây giờ ho lao trở lại mà lại khó trị hơn nữa, phải không. Rồi coi chừng cái đậu mùa cũng trở lại. Đó, bởi vì cái nghiệp người ta nó vậy, nó mới sinh ra mấy cái thứ đó, chứ không phải chuyện dễ dàng (dứt) mấy anh đó được đâu.

Thành ra là vậy đó, công nghệ nó giúp cho mình tiện nghi trong đời sống rất nhiều nhưng mà nó cũng có những cái giới hạn của nó, mà hơn nữa không cách gì tính được cái nghiệp của mỗi người.

Nhưng mà ông Thầy tử vi nào cũng không dám xác định người ấy sẽ chết lúc nào, ông đề là: dư niên vô luận. Nghĩa là: có thể sống thêm nữa cũng không thể luận bàn được, bởi vì nó còn cái Phước của người đó nữa. Chớ theo sao mà tính thì tới đó là (dứt) thôi. Nhưng còn cái Phước của anh đó nữa. Đó, nó vậy đó, thành ra con người có những yếu tố mà khoa học không thể tính được, những cái thông số: thông số về nhân quả, thông số về nghiệp báo này Khoa học không thể biết đâu mà tính hết, cái đó mới chính là quyết định cho con người đó, phải không?

Thành ra, Khoa học công nghệ …vậy thì tốt để cho mình dễ dàng nhưng mà nên nhớ, con người không bao giờ có thể bất tử được, phải chết? Mà chết thì còn nghiệp, mà nghiệp thì hết con này thì sẽ con khác, bữa trước con gì…cúm gà, cúm vịt gì đó phải không?, Mấy năm trước bỗng dưng anh này sinh ra, rồi mạnh khỏe lên lại. Vài năm nữa sẽ có anh khác cho coi. Cái nghiệp nó cũng tiến triển chớ, phải không? Mà nó tiến triển thì đó là gì? Tay sai nó đó là những anh đó đó. Những anh mà siêu vi, siêu vi đó. Nó đánh một cái là chết tùm lum rồi tới lúc đó thuốc đó mới ra sau. Thuốc sau yên ổn rồi 5 năm, 10 năm sau nó đánh một cái nữa, một anh khác.

Thành ra Khoa học là chịu thua thôi, cái nghiệp là chịu thua thôi. Rồi thôi, bây giờ tới giờ rồi, 5h rồi. Bây giờ mình hồi hướng được chưa. (Bác Châu, chấm dứt nhe, Kỳ tới là ai đây? Cô Nghĩa với Minh An nói về: Yêu thương để sống lâu và giải thoát). 

“Nguyện đem công đức này

Đến khắp cùng tất cả

Đệ tử và Chúng sanh

Đồng trọn thành Phật Đạo”.

---*---

Mọi ý kiến, câu hỏi, thảo luận, đóng góp dù ngắn hay dài đều được chân thành chào mừng cởi mở và sẽ được hồi đáp bằng tất cả nỗ lực và hiểu biết của chúng tôi để chủ đề được mở rộng và lợi ích hơn.