Thầy thuyết giảng: (04/02 Tân Sửu)
Ngày 06/03/2022
Người đánh máy: Đại chúng
---oo0oo---
Đề tài do nhóm Cần Thơ đề xuất.
Chú Châu: Bạch Thầy, bạch Đại chúng! Hôm nay cho chúng con xin đề tài, chúng con biết thì trên con đường tu hành chúng con phải xác nhận được nhập vô cái tánh Không, nhưng mà trong cái tánh Không đó, thì chúng con thấy cái từ bi là cái cốt tủy của tánh Không, vậy giữa tánh Không với từ bi thì Thầy kết hợp thế nào để chúng con từ cái thấy và cũng từ trên cái thấy đó, giữa từ bi và tánh Không đó nó vững vàng nhất để hiệu quả tốt đẹp nhất, viên mãn.
Thầy: Từ bi và tánh Không? Đơn giản … từ bi là gì? từ bi là cái tâm mình nó mở rộng ra tới người khác, tới một đối tượng khác, phải không? Và nó càng mở rộng ra cho tới mức... từ bi nằm trong Bốn vô lượng tâm, tâm vô lượng. Cái tâm anh tới mức độ vô lượng thì đó chính là tánh Không, bởi vì tánh Không mới vô lượng.
Thứ hai nữa mình từ bi để làm gì? Ngoài cái chuyện đó ra thì từ bi là mình thoát ra khỏi cái “tôi” của mình, cái “tôi” và cái “của tôi”, khi mình từ bi thì tự nhiên mình thoát ra khỏi cái “tôi” và cái “của tôi”, mình cứ tu vậy cho tới khi thoát khỏi cái "tôi", đó là thoát khỏi chấp ngã, và thoát khỏi cái “của tôi” đó là chấp pháp, thì đó là tất cả con đường Đại thừa thôi. Và khi thoát khỏi chấp ngã và thoát khỏi chấp pháp rồi thì đó là tánh Không, bởi vì tánh Không là nó không dính dáng gì tới cái "tôi" và cái “của tôi” hết. Thì cái từ bi là vậy đó. Từ bi trước hết là làm cho mình mở ra, mình thoát khỏi cái "tôi" của mình đi, mình thoát khỏi cái “của tôi”, mình càng thoát ra bao nhiêu, cái "tôi" và cái “của tôi” nó giam cầm mình lại, thì bây giờ mình nhờ cái từ bi mình tháo lỏng nó ra, tháo gỡ nó ra lỏng lỏng, cho đến khi nó tuột nó rớt xuống một phần, thì đó là tánh Không. Bởi vì tánh Không là sự bao la, sự rộng mở thôi chứ có gì đâu, thành ra, bên Tây dịch tánh Không là openness là mở ra, sự mở ra, chứ nó không dịch emptiness là tánh Không, còn cái kia là sự mở ra, sự rỗng rang, tánh Không là sự rỗng rang.
Bây giờ đơn giản ví dụ như mình từ bi mà mình thấy mình rỗng rang ra được thì đó là tánh Không, thì cái tâm mình nó mở ra, nó bao la thì lần lần nó ôm trùm đại chúng ở đây, ôm trùm cả vườn ở đây, rồi ôm trùm quận ở đây, rồi nó ôm trùm cả thành phố, rồi ôm trùm … đó là vô lượng tâm là vậy đó, cho tới khi nó ôm trùm tất cả, thì đó là Tánh Không, phải không? Cái tâm bao la đó là Tánh Không, cái tâm không giới hạn đó là Tánh Không.
Tánh Không là gì? Tánh Không là tâm không trụ. Từ bi mà tới mức nó không trụ vào cái gì hết, nó bao trùm hết tất cả mọi cái, thì đó là Tánh Không. Còn người nào mạnh về Trí Huệ thì mình có quyền đi bằng nhiều con đường lắm, “con đường nào cũng dẫn về La Mã” hết, nếu mạnh về Trí Huệ Tánh Không, thì mình quán tánh Không, cái tâm mình nó cũng tháo gỡ lần lần ra, y như trong kinh Lăng Nghiêm gọi là bị “thắt nút” đó, thì bây giờ mình tháo dần dần ra, tháo tới đâu thì Tánh Không nó mở ra tới đó, và khi tánh Không mở ra tới đâu thì đó chính là từ bi.
Bởi vì từ bi là gì? Nguyên thuỷ, chữ từ bi là tất cả mọi thứ đều là một, đó là từ bi rốt ráo, phải không? Thành ra bây giờ làm sao tất cả là một thôi, chứ không còn thương ai, không có bi với ai hết, và tất cả là một. Cái nền tảng tất cả là một đó, từ đó mình mới dùng cái từ bi của mình, nếu mà người nào mà chuyên về từ bi, thì mình dùng từ bi để đưa tới cái tất cả là một, chứ không phải cả ngày cứ khóc lóc là “bi” đâu.
Tất cả là một nó là nền tảng của Từ bi, tất cả là một đó cũng là nền tảng của Tánh Không, không bao giờ nói Tánh Không có hai, có ba hết đó, phải không?
Cái nền tảng cái gốc đó là từ bi và tánh Không. Cho nên mình dùng cái từ bi để đi vào cái nền tảng, cái nền tảng thực sự của từ bi là tất cả là một, “Phật, chúng sanh vốn cùng một mặt” như ngài Huệ Trung nói. Đó mới là từ bi đó, phải không?
Chứ còn từ bi thương chúng sanh thì nó vẫn còn cái “tôi” và cái đối tượng của tôi, nên Thầy nhấn mạnh cái Nền tảng là vậy đó. Nền tảng của từ bi là gì? Mình dùng cái chữ của những người đang còn đi trên đường, chứ thực sự ra cuối cùng ở nơi Nền tảng thì tất cả đều là một hết, đó là từ bi.
Nói theo như H.T Tây Tạng thì y như cái bàn tay vậy, ngón dài ngón ngắn, nhưng mà không thể nói tôi thương ngón này hơn ngón kia được, phải không, “tôi cất ngón này trong tủ, còn mấy ngón này tôi bắt nó làm việc”, không thể như thế được phải không? Hoặc là như H.T Tây Tạng nói là như hai cái bàn tay đó, lỡ mình đóng đinh gì đó, mà mình vụng về mình đóng dễ bị đóng vào tay lắm, khi đó chẳng lẽ mình lấy cái tay kia mình giật cái búa, mình đánh lại vào cái tay này? Nó là một, phải không? Từ bi là vậy đó, đến cái mức độ mà, nói như hòa thượng Tây Tạng, chứ Thầy cũng không được như vậy đâu, là “Anh không thể nữa”, từ bi thực sự là anh không thể nữa, không thể chia rẽ nữa, đơn giản vậy thôi. Bởi vì tất cả đều là một rồi, đóng đinh lỡ tâm tôi nó loạn hoặc tay tôi không chính xác, gõ vào tay, chẳng lẽ tôi chụp cái búa tôi đánh lại tay kia vài cái, tất cả đều là mình hết mà, phải không? Mình chỉ nói là lỡ tay thôi, chứ mình có phải trả đũa hay gì đâu, cái tay phải có muốn đánh vào cái tay trái của mình đâu? Từ bi tới mức độ Nền tảng là lúc đó tất cả là một, và lúc đó mình không thể chia rẽ được nữa, không thể phân biệt được nữa.
Thành ra là nói từ bi là nói cho Thầy hay cho mấy người ở đây, là nói cho người theo con đường từ bi để mình đi vào trong biển, theo cái dòng sông đó, theo cái nghiệp riêng của mình như cái dòng sông đó, nhưng mà khi nó chảy vô nó thành biển rồi đó, thì nó không nói từ bi đâu. Biển chỉ nói “tất cả chỉ là một vị thôi”, một vị đó là gì, một vị Từ bi, một vị tánh Không, phải không? Chứ còn đã là biển rồi thì nó có vô lượng công đức trong đó, tinh tấn cũng có, nhẫn nhục cũng có trong đó, cái gì cũng có. Còn bây giờ mình ở ngoài là mình dùng từ bi để mình đi cho nó thuận tiện thôi. Đó ông nào thích về từ bi, thì cứ đi bằng từ bi, nhưng mà anh phải kiểm nghiệm xem từ bi của anh có ôm trùm được đối tượng hay không? Ít ra là mình ôm trùm được những người ở đây cái đã, ôm trùm được hay không, rồi mình ôm trùm ra ngoài kia.
Thì từ bi là vậy đó, từ bi đến độ mình không thể ghét một người nào bởi vì là mình rồi. Từ bi và tánh Không, nó sẽ, tuỳ theo duyên, như ông Tuấn chẳng hạn, như cái nghiệp của ông là cứu chữa người khác, thành ra ông từ bi, ông theo con đường từ bi đó cho tới khi không còn ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì đó là từ bi.
Còn bây giờ, nhiều khi tôi từ bi với ông để tôi có lời gì đó, ông khen tôi thì tôi từ bi còn ông chê tôi thì thầy ông này cách xa mình mấy dặm. Thì từ bi mình phải thí nghiệm, mình phải sống trong cái từ bi đó liên tục như vậy. Thầy thấy có nhiều người, có nhiều bữa gặp thời tiết nhân duyên gì đó cảm thấy từ bi suốt cả một buổi chiều, thấy mênh mông, nhìn cái gì cũng thấy thương hết. Nhìn ông Lượng cũng thấy thương lắm, mà ông là chồng của người ta thì mắc gì mình thương, nhưng mà mình thương hết. Nhìn ông Tuấn cũng thấy thương, bữa nay sao thấy hơi đen chắc là do ông thí nghiệm thuốc hay gì đó. Thấy thương!
Thì mình cứ rộng lần lần cho đến khi tâm mình nó bao la, nó không biên giới nữa thì đó chính là Tánh Không. Cho nên thầy hay nói vậy đó, từ - bi - hỷ - xả là bốn vô lượng tâm. Vô lượng tâm là cái tâm nó vô lượng, nó không có biên giới, mà không có biên giới thì đó là Tánh Không, trùm hết, ráng trùm đi.
Chú H.Dũng: Dạ như thế đó thì mình phải làm như thế nào để mình có được tâm từ bi rộng lớn trong đời sống hằng ngày của mình?
Thầy: Trong kinh điển nói rất rõ, kinh điển bên Nam Tông nói là mình ngồi thiền mình phóng tâm từ bi của mình ra cho những người mình thương trước, phía trước mình, phía sau mình, bên trái mình, bên phải mình, phía trên mình (là Bồ tát, chư Thiên,…), dưới mình (như hàng súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) thì tâm mình bắt đầu nở ra, khi mà nó nở ra thì cái thân này mình ít lo về cái "tôi" và cái “của tôi” lắm, khi mà nó nở ra như vậy thì nó ít lắm. Cái thân này mình nhìn lại thì nó là một dụng cụ để sống ở đời thôi, chứ nó không quan trọng gì lắm đâu, trăm năm nữa thì nó cũng trở về cát bụi thôi, phải không?
Trước hết là phóng ra mười phương, tám hướng. Trong Phật giáo hay dùng chữ mười phương, thế giới mười phương, thì bắt đầu mình quán tưởng với những người thân yêu của mình trước rồi tới những người trung tính, mình không dính líu gì đến họ, mình không thương, không ghét nhưng mà mình từ bi với họ là cấp thứ hai, cấp thứ ba là với những người mình ghét, như tôi ghét ông H. Dũng chẳng hạn, mặt ông sao mà bặm trợn quá thì mình ghét, thì bây giờ mình ngồi thiền tưởng tượng tới H. Dũng đại ca rồi mình ráng thương đi, H. Dũng này khó ưa lắm, nghe nói H. Dũng này hách dịch lắm, khó lắm. Đó, thì mình ráng thương, rồi lần lần tâm từ bi mình nó y như nước vậy đó, nó lần lần nó ôm lấy đối tượng, nó làm cho cái khó chịu với cái đối tượng đó tan rã lần lần rồi ra nữa ra nữa….
Như trong kinh Pháp Hoa, đức Phật nói ba cõi này là của ta, bởi vì tâm từ bi của ngài trùm hết ba cõi, nếu mà nó không trùm hết thì ngài nói là không của ta chỉ bao nhiêu đây còn bên kia của ai không biết. Thành ra từ bi là vậy đó, thầy đã nói một điều là Tây Tạng chú trọng từ bi nhiều lắm, cái từ bi là tâm mình nó càng mở rộng, mà mở rộng được bao nhiêu thì nó ôm trùm được bấy nhiêu thì đó chính là tánh Không, bởi tánh Không nó mới trùm hết được. Mà cuối cùng thầy nói từ bi là thấy tất cả là một, cái nền tảng từ bi là tất cả là một, nền tảng cũng là tánh Không, cũng là tất cả là một.
Ví dụ như hồi nãy, ông Sơn hỏi thầy là tâm hiện tại không thể đắc, tâm quá khứ không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc. Nếu như ông đi bằng con đường từ bi thì ông cũng sẽ tới như vậy. Bởi vì tất cả là mình rồi còn đắc cái gì nữa, phải không? Không có đắc được cái gì hết, tất là mình rồi phải không? Như HT. Tây Tạng nói, chẳng lẽ cái tay này là của mình thì mình ôm mình hôn nó cả ngày.
Thành ra thầy hay nhấn mạnh cái nền tảng, nền tảng đó là từ bi, mà nền tảng của từ bi là gì, nền tảng của từ bi là tất cả là một, tất cả là một mới là từ bi được. Y như đại dương tất cả dòng sông đều đổ vào nó, nó là từ bi hết bởi vì thứ gì nó cũng chấp nhận được hết, phải không? Sông ở ngoài miền Trung thì nước trong xanh, còn sông ở miền Tây thì phù sa nên nước đục đục, nhưng mà khi nó đổ ra biển thì tất cả đồng một vị, đồng một màu. Tất cả là một là đại dương, đại dương thì anh ở đây, ở ngoài Nha Trang cũng vậy nó cũng cùng một màu thôi, nếm cũng mặn mặn, còn cái vị mặn nó ở đâu ra thì mình không biết, thì từ bi là vậy đó.
Nếu như mình đi bằng con đường trí huệ thì mình cũng đạt tới cái nền tảng đó. Cái nền tảng không phân biệt, cái nền tảng tất cả là một. Còn nếu mình đi từ bi thì mình cũng đạt tới cái đó nếu như mình đi cho đến cùng.
Bởi vì khoa học ngày nay nói chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ) thì có nhiều ông cảm xúc nhiều hơn, mình đi từ bi thì vì cảm xúc mạnh hơn miễn sao nó tới cái nền tảng, cái đại dương đó, một vị thôi. Lúc đó, từ bi nó cũng là trí huệ, cũng là nhẫn nhục, cũng là bố thí cũng là… Khi tất cả là một thì mới gọi là bố thí ba la mật được chứ còn bây giờ tôi bố thí cho người nào đó thì trong đầu tôi cũng nghĩ là chắc ông này cuối năm ổng cũng trả lại mình thôi, bây giờ mình cho ông 1 triệu chẳng hạn cuối năm ông trả lại mình 3 triệu. Bao giờ mình cũng tính toán hết, phải không? Thành ra đâu dễ gì mà bố thí ba la mật được. Bố thí ba la mật là khi không còn chủ thể và đối tượng, tất cả nó hòa lẫn vào trong một cái tất cả là một hết. Tất cả là đại dương hết, phải không? Thì đó mới là bố thí rốt ráo được. Thầy cũng chưa hoàn toàn được là đại dương đâu, thầy chắc cùng lắm là một phần mấy đại dương thôi, chứ mà khi mình hoàn toàn mình là đại dương thì lúc đó mình làm một hành động thôi, như thầy hay nhắc câu trong kinh Hoa Nghiêm, mình chỉ cần một cành hoa là có thể trang nghiêm tất cả vũ trụ này. Khi mình là đại dương. Chứ không phải mình đợi mình giàu nhất Việt Nam rồi mình mới mua tất cả hoa ở Việt Nam rồi mình cắm khắp vũ trụ đâu. Mình chỉ cần cắm một cành hoa thôi là mình có thể trang nghiêm khắp vũ trụ. Bởi vì lúc đó mình với tư cách không phải là một cái "tôi" nữa rồi. Khi nói tất cả là một thì tiếp theo đó một là tất cả.
Tất cả dòng sông đều chảy về biển, đó tất cả là một. Và lúc đó biển là một đại dương nhưng mà nó cũng là tất cả bởi vì tất cả dòng sông đều chảy về nó. Cho nên khi mà cắm một cánh hoa thì đó là trang nghiêm cho tất cả vũ trụ này. Cho nên trong truyền thống thiền tông khi Phật đưa lên một cành hoa thì ngài Ca Diếp mỉm cười, không phải là ngài đưa lên một cành hoa là chỉ có trong chúng hội đó thôi, khi mà ngài với tư cách là toàn bộ vũ trụ này, thì khi ngài đưa lên một cành hoa sen thì tất cả vũ trụ này nếu như mà những vị thiền sư cao cấp thì họ sẽ giảng là khi ngài đưa lên một cành hoa không phải là chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười thôi đâu mà tất cả vũ trụ này đều mỉm cười.
Chú Châu: con có nghe Patrul Rinpoche nói Từ bi chính là tinh túy của Tánh Không.
Thầy: thì cũng như tinh túy của đại dương là vị mặn, là màu xanh. Các sông suối màu gì không biết, nhưng đổ vào đại dương thì chỉ có màu xanh đó thôi, một vị đó là vị mặn đó thôi. Đó là tinh túy đó. Nếu nói từ bi là tinh túy của Tánh Không, hay nói Tánh Không là tinh túy của từ bi cũng được. Bữa trước có ai cũng nói câu đó, thì Thầy nói rằng Thầy có viết một bài là “Duyên sanh và Từ Bi”, từ bi khởi từ Duyên sanh mà ra, tôi thấy tôi duyên sanh, ông gì đó cũng duyên sanh, duyên sanh là gì, duyên sanh chính là tánh Không. Nếu Thầy thấy ông Lượng là một cục, ông Lượng thấy Thầy cũng một cục, 2 cục đó khó mà từ bi lắm. Khi mình thấy tất cả là Duyên Sanh thì dễ thấy từ bi lắm. Khi mình thấy tất cả là duyên sanh là mình thấy tánh Không, thấy tánh Không cũng là thấy từ bi.
Chú Dũng: Thưa Thầy cho con hỏi, lúc nãy Thầy có nói những người Nam Tông khi họ thiền, họ nhìn trước nhìn sau nhìn trái nhìn phải, nhìn trên nhìn dưới, để mình hòa vào hư không và lan tỏa từ bi của mình để tất cả là một, một là tất cả. Đó là những người tu Thiền, còn những người tu theo cách đọc Kinh thì sao ạ?
Thầy: thì quán từ bi phóng về phía trước, về phía sau… thì đó không phải chỉ có Nam Tông không đâu mà đó là chung cho tất cả Phật Giáo. Mỗi khi Đức Phật thuyết kinh, như Kinh Pháp Hoa chẳng hạn, thì đức Phật phóng ánh sáng lên các tầng trời và xuống đến các tầng địa ngục. Tinh chất của ánh sáng đó là gì? Đó là Trí Huệ và Từ Bi. Thành ra việc phóng tâm từ bi ra khắp hướng không phải dành riêng cho Nam Tông hay gì cả. Còn đối với người tụng Kinh, có phải khi vào Kinh mình tụng Đại Bi Tâm Đà La Ni phải không? Mình làm như thế để tâm mình mở rộng, vô ngại, tâm Đại Bi đó không bị chướng ngại gì cả, không bị cái "tôi" và cái “của tôi” chướng ngại, thì lúc đó tâm mình mở ra rồi mình bắt đầu tụng kinh, rồi cuối cùng mình kết thúc bằng kinh Bát Nhã, là Tánh Không, hai cái đó hòa quyện với nhau, từ bi cũng chính là tánh Không và tánh Không cũng chính là Từ Bi. Từ bi mà chỉ là một cục, thì xin lỗi đó cũng giống như chuyện vợ chồng với nhau. Chồng cũng từ bi với vợ lắm, nhưng đây là một cục. Còn Đại Bi Tâm Đà La Ni là vô ngại, phóng ra và chiếu suốt khắp tất cả. Đức Phật trước khi thuyết pháp ngài thường phóng quang đúng không? Phóng quang để làm gì, để thấy tất cả đều nằm trong ánh sáng đó, tất cả đều là một hết, chứ đâu phải ngài phóng quang để chứng tỏ gì đâu. Trong Kinh Pháp Hoa cũng có nói cõi gì đó thấy cõi mình và mình cũng thấy cõi đó, chứng tỏ là các cõi thông với nhau, vô ngại với nhau mới thấy được. Thành ra khi đức Phật phóng quang thì các cõi thấy nhau, là vì sao? Là bởi vì Vô Ngại, trong Đại Bi Tâm thì vô ngại, trong Tánh Không thì vô ngại cho nên thấy được nhau.
Chị Hương: Thưa Thầy, thưa đại chúng. Như Thầy có dạy khi đức Phật giơ một hoa sen lên thì tất cả chúng sanh đều mỉm cười, xin Thầy dạy thêm về điều này.
Thầy: Thầy nói các vị Thiền Sư cao cấp sẽ nói như vậy, sẽ thấy như vậy, còn Thầy có phải Thiền Sư cao cấp đâu!
Chị Hương: Thưa Thầy như con hiểu là lúc nào vũ trụ cũng mỉm cười mà sao mình không sống được như vậy.
Thầy: Tại sao cả vũ trụ mỉm cười mà mình lại khóc? (Thầy cười) Đó là chuyện của mình thôi, tự mình khóc thôi.
Ch Hải - CT: Thầy cho con hỏi nền tảng Tánh Không đó ứng hiện ra là sự sáng suốt, là Minh, có khi nó là Lạc, một cảm hứng như năng lượng vậy đó, rồi có khi nó biểu hiện là Từ Bi, thì những cái đó đều là như thầy nói là “một vị” phải không Thầy ?
Thầy: Ông nói Tánh Không là ứng hiện phải không? Nếu như Thầy là một bậc giải thoát phải không, Thầy sẽ thấy ông là sự ứng hiện của Tánh Không, và do đó giữa mình không có ân oán gì hết! Chứ Thầy thương ông cũng là mắc nợ, mà Thầy ghét ông cũng là mắc nợ, Thầy chỉ thấy ông là sự ứng hiện của Tánh Không? Theo Thầy nghĩ một vị giác ngộ sẽ thấy toàn bộ vũ trụ này là sự ứng hiện của Tánh Không. Bởi vì mọi sự đều là sự ứng hiện của Tánh Không, nên mọi sự đều vốn là giải thoát. Ông vốn là giải thoát! Lúc nãy Sơn có nói là Quá Khứ tâm là bất khả đắc, Hiện Tại tâm bất khả đắc, Tương Lai tâm bất khả đắc, đó là ứng hiện của tánh Không. Khi ông đạt đến Tánh Không trọn vẹn rồi thì tất cả là sự ứng hiện của Tánh Không. Ứng hiện của Tánh Không là sao? Là mọi sự vốn là giải thoát.
Sh H.Anh: Thưa Thầy cho con hỏi, lúc nãy Thầy có nói Duyên Sanh là Từ Bi, xin Thầy giải thích thêm. Làm sao để con thấy Duyên Sanh là Từ Bi?
Thầy: Giờ các ông phải làm việc, giờ ông hỏi ai đó trả lời đi rồi Thầy mới giảng tiếp, Ông muốn hỏi ai thì ông hỏi đi.
Sh H.Anh: Cho con hỏi Sh Bình.
Sh Bình: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng, con từng nghe nói rằng khi mình thấy Duyên Sanh là mình thấy Tánh Không, bởi vì tất cả đều khởi lên từ Tánh Không, tất cả đều là một, lúc nãy Thầy cũng nói tất cả đều là một, thành ra khi mình thấy được Duyên Sanh là mình thấy được Tánh Không cũng là mình thấy được từ bi. Dạ con xin hết.
Thầy: Thoả mãn chưa, ông cứ nói thẳng ra, chứ có ngứa mũi đâu mà gãi.
Sh H.Anh: Nãy Thầy cũng nói cái đó nhưng mà con cũng chưa hiểu rõ.
Thầy: Thôi bây giờ Thầy nói cho nhanh chứ rườm rà lắm. Duyên sanh là từ bi là sao? Ông chiêm nghiệm ông đi, chiêm nghiệm ông H.Anh này đi, ông là duyên sanh phải không? Từ cha từ mẹ, từ lúa của Việt Nam này, chứ ông sinh ra ở bên Tây ông ăn lúa mì nó ra khác á, chứ nó không có tròn trịa đẹp, đẽ như vậy đâu. Ông ăn lúa gạo của Việt Nam, ông uống nước của vùng Bến Tre, dừa rồi này nọ ông mới ra vậy. Thành ra ông có dừa, có nước của Bến Tre, có cha, có mẹ trong đó, ông là duyên sanh phải không? Và bây giờ ông nghĩ lại, tất cả những cái duyên sanh đó từ đâu? Từ cha từ mẹ, từ nước, từ dừa Bến Tre, khi ông thấy ông nhờ tất cả những thứ đó ông có mặt ngồi đây để ông hỏi trên trời dưới đất. Thì khi ông nhớ về những thứ đó là ông có từ bi liền. Có mặt tôi đây là bởi vì có nhiều cái khác lắm, đó là duyên sanh, từ đó ông thấy từ bi. Ông cha tôi, mẹ tôi, gạo của Việt Nam, rồi sông nước ông nó cũng chảy từ đâu tuốt luốt bên Tây Tạng, biết đâu có những vị Tây Tạng họ thả “Om Mani Padme Hum” xuống sông đó rồi nó chảy xuống đây, nó không chảy cái lá đó mà nó chảy cái năng lượng về đây ông uống nó vậy. Thành ra khi mình nghĩ mình là duyên sanh thì tự nhiên mình phải có từ bi với mấy cái đó. Vì không có mấy cái đó thì không có mình, đó là từ bi. À thôi bây giờ để cho mấy vị Hà Nội hoặc mấy vị ở đâu xa.
V.Hoàng: Dạ thưa Thầy, thì bây giờ cho con xin phép hỏi Sh H.Anh ạ. Vừa rồi sư huynh có đặt ra câu hỏi “tại sao duyên sanh là từ bi?”, thế thì em muốn hỏi tại sao duyên sanh không phải từ bi, xin sư huynh có thể giải thích?
Sh H.Anh: Như em chẳng hạn, mình chỉ quan tâm đến cha mẹ và người thân của mình. Mình quên đi những cái nuôi sống mình, nên nó bó hẹp vô người mình, nó thành một cái tôi, nó không có rộng ra được. Nhờ Thầy giảng cho mình, mình uống nước là nhờ nguồn nước từ Tây Tạng chảy về và hưởng được năng lượng từ nhiều người và nhiều nơi khác nữa, nhiều người từ những nơi khác họ vẫn tỏa năng lượng cho mình. Mình bị bó hẹp trong cái nhìn cạn cợt của mình, nên nhờ Thầy chỉ ra cho mình, để mình thấy, mình sống. Ví dụ như vừa rồi Thầy nói để mình quán tưởng về nước, nhưng cái đó mình không biết quán tưởng như thế nào! Em cứ nghĩ là cha mẹ nhưng nó có vô vàn trong đó, khi Thầy nói trường hợp cụ thể trong đời sống nó như vậy, thì em thấy nó dễ làm hơn. Em xin trả lời như vậy.
Thầy: Rồi bây giờ ông V.Hoàng ông hỏi câu cắc cớ tại sao duyên sanh không phải từ bi? Bây giờ người nào trả lời. Rồi ông Lượng, ông Đức nữa. Ông Lượng trước, ông Đức sau.
Anh Lượng: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Câu hỏi của V.Hoàng rất là hay, tại sao không đặt ngược lại: tại sao duyên sanh không phải từ bi? Con thấy rõ ràng nếu mình nhìn nhiều mặt trong cuộc sống mình, duyên sanh là từ bi rồi, khi mình ăn một chén cơm vào trong người nếu mình không có từ bi thì mình không tiêu được. Rõ ràng nếu mình không có từ bi thì nó vào trong người mình nó thành một cục nó không tiêu được. Cho nên tất cả mọi thứ một cái duyên sanh tạo ra, nó đã sanh rồi, nếu mà nó không từ bi thì nó đã không sanh rồi, chắc chắn như vậy. Tại vì duyên sanh phải có từ bi nó mới sanh được, nếu nó không có từ bi nó không sanh. Cho nên cái câu hỏi của V.Hoàng con trả lời con nghĩ vậy. Duyên sanh chắc chắn phải từ bi nó mới sanh được. Con xin hết.
Thầy: Rồi bây giờ tới phiên ông Đức trả lời rồi mình sẽ tiếp tục.
Chú Đức: Thưa Thầy, thưa các Tăng Ni, thưa đại chúng. Với câu hỏi của V.Hoàng, tôi thấy H.Anh trả lời rất là rõ rồi. Khi mà H.Anh hỏi lên cái câu hỏi này thì có lẽ xuất phát từ cái chỗ mình thấy rõ ràng nó không liên quan gì đến nhau hết á. Duyên sanh là duyên sanh, từ bi là từ bi, nó không có liên quan gì với nhau. Thành ra H.Anh mới hỏi thôi. Dạ ý của Đức là vậy.
Thầy: Rồi bây giờ V.Hoàng bằng lòng chưa hay hỏi tiếp người khác. Cái đó tuỳ ý ông à. Mà V.Hoàng nên tập dợt trước cho ekip của V.Hoàng là thứ bảy này đó, gồm có ông Hải hiện giờ có đây này, cô H.Lan hiện giờ cũng có đây này. Ông nên hỏi hai người đó, tập dợt trước đi chứ hôm nào lên người ta hỏi là duyên sanh không phải từ bi cái hết hồn hết vía là kẹt đó. Lúc đó như ai đó, cầu Thầy từ phương xa (cười).
V.Hoàng: Dạ kính thưa thầy, trong thời buổi dịch dã, khó khăn như thế này mà con thấy các cô chú ở Cần Thơ cũng đã thu xếp lên Sài Gòn để tham dự pháp đàm hôm nay, con thấy rất cảm kích ạ.
Thầy: Đoàn Cần Thơ bắt đầu đi từ 3h30 sáng còn chắc phải dạy từ 3h sáng vì để chuẩn bị, nên dù trong buổi ngày hôm nay dù có nói cái gì đi nữa thì nó cũng phát khởi bởi lòng từ bi hay cái gì đó chứ. Có lòng từ bi mới chịu lên đây chứ, nhất là ông Đoàn Sơn đó, vì lòng từ bi mới thỉnh ông lên đây chứ (đại chúng cười).
Thôi bây giờ mọi người phát biểu, ai chuyên về tánh Không thì nói về tánh Không, ai chuyên về từ bi thì cứ nói về từ bi. Ph.Thảo giơ tay thì mời Ph.Thảo phát biểu.
Ph.Thảo: Kính thưa thầy, kính thưa các cô chú, anh chị, các sư huynh sư cô. Con có một câu hỏi muốn hỏi các cô chú ở Cần Thơ sau đó xin thầy giải đáp thêm ạ. Hiện nay tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đang xung đột rất mạnh và khốc liệt; theo như con hiểu thì mọi chuyện xảy ra cũng đều do cái nghiệp của người ta cũng như cái cộng nghiệp của cả thế giới, nhưng mà đứng trước những cảnh đau thương thảm khốc như vậy thì chúng con là những người Phật tử, chúng con nên làm gì trong những cái thực hành hàng ngày cũng như trong những hành động cụ thể thiết thực nhất, trực tiếp nhất để giúp cho thế giới được hòa bình hơn, tức là chúng con hiện thực hóa cái Bồ đề tâm ra ạ? Con xin hết ạ.
Thầy: Mà thầy thấy cái về hành chính và về xã hội số một là Bác H. Dũng, bác trả lời dùm rồi sau đó đến mấy ông Cần Thơ từng người trả lời thêm nếu như mọi người chưa bằng lòng, rồi tới ông Tuấn gửi thuốc Nam qua.
Chú H. Dũng: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Chiến tranh là một điều mà tất cả đại chúng ở đây đều không ai muốn, nó có vẻ như là một thực tại khách quan mà ta không thể kiểm soát hay chi phối nó được, nhưng trong quá trình thực hành tu tập hàng ngày thì ta có thể thực hành quán tưởng, tụng niệm tâm từ bi hay hồi hướng công đức sau mỗi thời công phu đến những nơi đó, con tin là công đức nó sẽ luôn bao trùm và ôm lấy tất cả. Tất cả những người bên phải, bên trái, bên trên bên dưới, cõi trên cõi dưới quanh mình cũng sẽ được lan tỏa cái lòng từ bi đó. Con nhớ hôm giáng sinh thầy làm chương trình kết nối đó thì thầy có nói một câu là hãy để cho tình yêu thương lan tỏa. Và năm nay đặc biệt hơn là tình yêu thương lan tỏa rồi thì chiến tranh đau thương kia rồi cũng sẽ qua. Bản thân con người ai cũng có một sức mạnh riêng, sức mạnh đó đầu tiên sẽ lan ra những người thân quen, rồi lan ra quê hương đất nước, đồng bào dân tộc và sau nữa sẽ lan tỏa ra toàn thế giới. Con hy vọng và tin tưởng mọi dòng sông sẽ đều đổ về biển ạ. Con xin hết ạ.
Ph.Thảo: Em cảm ơn anh Dũng ạ.
Tuấn - SG: Tất cả chúng ta là một. Khi chúng ta chuyển biến thì một là tất cả, tất cả là một, thì khi ấy, các bạn Nga, các bạn Ukraine cũng bớt sân giận. Chúng ta hãy phát khởi tình yêu thương mạnh hơn nữa.
Hải - SG: Nếu bên ngoài tâm mình hướng đến hoà bình, bên trong hướng đến tâm bình an, ít mâu thuẫn thì sẽ có hoà bình cho chính mình và mọi người.
Anh Lượng: Với câu hỏi của Phương Thảo, mình cũng rất quan tâm. Những người lính Nga đi xe tăng bị hết xăng thì người Ukraine lại hỏi: anh có muốn chúng tôi đẩy xe tăng về nước cho anh không? Chúng ta thấy chiến tranh rất là vô nghĩa. Sáng nay đọc trên facebook những câu nói của Đức Dalai Lama về Hoà bình mình cảm thấy rất hay: “Nếu có thể hãy giúp người khác, nếu không thể thì ít nhất không làm hại họ”, ít nhất là không nên làm hại họ. Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực hành tập từ bi. Nếu mà muốn được hạnh phúc, hãy tập từ bi. Cái thứ hai là chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người. Câu nói về hoà bình, “Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hoà bình trong chính mình”, nếu chúng ta muốn sự hoà bình hay sự chấm dứt chiến tranh thì chúng ta chỉ biết cầu nguyện và chúng ta chỉ cố gắng lan toả cái lòng tình thương đến tất cả mọi người.
Thầy: Rồi bây giờ ý kiến của Thầy là Thầy thấy là vậy đó làm sao để mà như những cái câu của anh Lượng ảnh mới trích dẫn của Ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi nãy đó, thì Thầy thấy ngay cả trong những người ở đây cũng có người thích về Nga thích về Ukraine thành ra mình cũng không biết đâu là mà mình cũng không biết về lịch sử là vì sao lại xảy ra cái chuyện đó được, nhưng mà như là câu của anh Lượng trích dẫn Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi nãy đó thì Thầy thấy vậy đó. Phật giáo là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cái khi mà bệnh nó xảy ra rồi thì nó đã muộn rồi. Làm sao phòng bệnh? Phòng bệnh là sao? Là không phải chỉ riêng cho mình mà mình phải làm sao để cho người ta sống trên một cái nền văn hoá hoà bình, chứ đã lỡ đánh nhau rồi thì mình ra can thì coi chừng hai ông đứng lộn nhau rồi mình ra can nó đánh mình. Làm sao để sống được cái nền văn hoá hoà bình, làm sao tâm mình có được hoà bình? Và mình thấy cái hoà bình nó trong tâm mình nó tạo cho mình hạnh phúc, thì cái Bồ Đề tâm mà hồi nãy mà Phương Thảo nói đó, là Bồ Đề tâm là gì? Là mình làm sao để làm cho cái tâm hoà bình nó rộng rãi ra làm cho người ta cởi mở ra, chứ còn mà đã bệnh rồi, Phật giáo là Thầy nhắc lại là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, làm sao để đừng xảy ra cái đó chứ xảy ra rồi bây giờ mình không biết sao nữa, mình chỉ biết cầu nguyện thôi, thì bây giờ như mình muốn cho trước hết là cái người Việt Nam bớt tranh đấu bớt đánh đấm nhau đi, chứ bây giờ ra ngoài đường quẹt xe chút là nhảy xuống. Thầy bữa trước Thầy thấy có một cái cô nào đó bị quẹt xe là cô nhảy xuống cổ rút dao ra cô đâm cha thanh niên kia là cũng gần chết. Thành ra mình làm sao để mà cái tâm mình hoà bình, mà muốn như vậy mình muốn làm cho một cái xã hội mà nó nghiêng về hoà bình đó thì mình phải dùng sách vở dùng nói chuyện dùng cái này cái nọ để cho mọi người có một cái tâm hoà bình, luôn luôn có một cái tâm hoà bình. Thì phải tu trước khi mà mọi sự nó xảy ra chứ còn khi mà đã lỡ đánh nhau rồi thì phải đánh nhau thôi, không cách gì can nổi nữa hết. Mà đã lỡ ra rồi, nói thẳng chứ ngay cả những nước lớn như Liên Hợp Quốc cũng thua thôi. Thành ra bây giờ cái vấn đề là mình lo cho thế hệ bây giờ và cho thế hệ tương lai thì mình phải làm sao làm cho họ có một cái tâm hoà bình, làm sao để phát triển cái tâm từ bi trong đời sống hằng ngày ra đến xã hội. Ví dụ như là ông đó ông chửi tôi một câu thì tôi nhẫn được rồi nó sẽ qua. Và Phật giáo là một nền văn hoá hoà bình, nếu như trong mình coi lại trong cái giới Bồ Tát là không chứa chấp dao không chứa chấp những thứ bây giờ gọi là hung khí. Nó đi từ những cái chuyện nho nhỏ như vậy, chứ còn mà anh đã súng đạn quá trời quá đất rồi thì nó nhiều khi là cái chuyện này là do thằng này xúi chứ không phải là chỉ có hai anh đó thôi đâu. Thầy nhắc lại là Phật giáo là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mình làm sao mình ngăn ngừa trước bằng một cái tâm của mình và tâm của một cái xã hội như vậy, chứ còn bây giờ nó xảy ra rồi thì rất là khó, mình phải ngăn ngừa trước, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là sao? Mình dùng đời sống của mình để mình làm sao cho nó tỏa ra cái tâm hoà bình, cai tâm từ bi, từ cá nhân mình rồi có hoà bình. Quan trọng tới thứ hai nữa là người xưa nói tu thân là tâm mình có hoà bình rồi, rồi tề gia tức là trong gia đình mình có hoà bình hay không, bây giờ cũng nghe nói vợ chồng đánh lộn nhau cũng bình thường lắm, trong gia đình mình có hoà bình rồi ra ngoài xã hội là có hoà bình rồi ra tới là cũng có hoà bình, ra tới quốc tế cũng có hoà bình. Thì mình phải làm như vậy thôi, chứ còn cái nghiệp mà nó đã, làm sao đừng có cái nghiệp như vậy, mà muốn có cái đó thì cái quan trọng nhất là những cái lời dạy của Đức Phật những lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma rồi mình truyền bá ra rồi mình còn hơn nữa, chứ không phải chỉ là nó nằm trên bề mặt ý thức của mình, mà mình phải thực hành sao cho sâu xa đến cái độ mà không thể làm điều xấu ác được, không thể giết người được dù, nên nhớ là đối với những bậc tu hành, ngay cả khi mình ghét một người nào đó là mình bắt đầu giết người ta rồi. Nó bắt đầu từ cái tâm mình, mình ghét người ta là mình bắt đầu giết người rồi đó, rồi tới lúc mình sẽ cầm dao cầm súng, thành ra làm sao để cái tâm ghét đó dần dần bớt đi và lần lần hoà tan vô thành một cái từ bi nó bao trùm được. Thành ra cái quan trọng nhất là vậy đó, là mình phải nói chuyện, mình phải in sách, mình phải in kinh này nọ để mình phân phát ra. Theo Thầy nghĩ một người chỉ cần đọc một kinh nào đó thôi, tụng hằng ngày thôi thì ít ra người đó cũng khó giết người lắm. Hoặc là đơn giản mình chỉ cần từ bi, từ bi là gì? Từ bi định nghĩa rất là cụ thể, vào mỗi sáng mình thức dậy mình cầu nguyện từ bi, cầu nguyện từ bi là sao? Cầu nguyện từ bi - từ là tình yêu thương, là tôi nguyện cho những người khác hay là nguyện cho tất cả mọi người có được hạnh phúc và có những nguyên nhân của hạnh phúc. Nên nhớ Phật giáo nhấn mạnh nguyên nhân của hạnh phúc nữa, chứ không phải có hạnh phúc rồi tới đó hạnh phúc hết rồi bắt đầu lung tung đâu. Và tôi nguyện tôi mong cầu cho tất cả mọi người không có bị đau khổ và không có những nguyên nhân để bị đau khổ. Còn bây giờ mình có thể chiến tranh nó chấm dứt vậy, nhưng mà cái nguyên nhân nó vẫn còn. Nhiều khi biết đâu là 10 năm sau 20 năm sau đánh nhau tiếp, bởi vì nó vẫn còn cái nguyên nhân cho nên là cái từ bi đó, những cái lời nguyện rất đơn giản như vậy nhưng mà mình cứ vun đắp mình cứ mỗi ngày mình tụng một ít cầu nguyện cho tất cả mọi người có hạnh phúc và có những nguyên nhân của hạnh phúc đó là từ; bi là nói về khổ, cầu nguyện cho tất cả mọi người không bị đau khổ và không làm những nguyên nhân để tạo ra đau khổ, thì mình cứ làm cái đó rồi tất cả mọi người cứ làm cái đó thì tự nhiên dần dần mình cảm thấy rằng bản tánh cái tâm của mình hình như chất liệu của nó là từ bi, tinh tuý của tánh Không là từ bi như vị nào hồi nãy nói. Thành ra không những là cho mình mà cho gia đình mình và lần lần mình phải làm sao để như vậy. Một ngày mình cứ tụng niệm bằng đó thôi là đủ rồi. Một tháng, hai tháng thì chưa ăn nhằm gì, chứ vài ba tháng hay là một năm, hai năm thì bắt đầu cái tâm mình nó từ bi, bắt đầu mình cảm nhận được cái từ bi.
Và khi mình cảm nhận được cái từ bi thì mình mới thấy hạnh phúc, thì mình phải chia sẻ cho người khác. Ông nên tụng niệm cái đó đi thì ông dần dần sẽ thấy hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc là ở trong tâm ông chứ không ở đâu ngoài. Hạnh phúc là từ tâm ông trước. Ông có cái tâm từ bi tự nhiên ông thấy hạnh phúc.
Thầy nghĩ như vậy đó, là mình phải làm ngay từ nguyên nhân, làm sao đừng có nguyên nhân của đau khổ, chứ còn một khi đau khổ nó đã xảy ra rồi thì khó lắm. Thành ra Phật giáo là Thầy cứ hay nói là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Phòng cái đau khổ hơn là tới khi cái đau khổ nó xảy ra rồi mà cần chữa thì coi chừng là mình càng rối trí lên rồi mình sẵn sàng chơi những cái thứ như vũ khí hạng nặng, có nghĩa là cực kì nguy hiểm cực kì là giết chóc nhiều. Khi mà nóng lên rồi thì thôi khỏi nói thành ra bây giờ làm sao mình ví dụ như mình là có một cái nhóm nhỏ như vậy đó, mình làm sao mình trên facebook, trên cái này cái nọ, mình nói ra cho nhiều người họ nghe cái đó.
Mỗi ngày nghe những cái câu của Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thôi mà nghe trong đầu nó cũng chưa thấm đâu, nhưng mà nghe dần lâu là nó thấm rồi bắt đầu cảm thấy hạnh phúc. Từ bi là hạnh phúc. Đơn giản từ bi chính là hạnh phúc. Thì lúc đó mình bắt đầu mình mở rộng ra cho vợ con mình, cho cái này cái nọ, rồi ra tới xã hội. Từ bi là hạnh phúc, anh nào không có từ bi anh đó ít hạnh phúc và anh nào nhiều lòng thù hận nhiều hơn thì anh đó bất hạnh.
Cái cán cân tốt với xấu nó rất rõ ràng. Rồi mình sẽ thấy cái nhân quả rõ ràng là hễ mình khởi lên một tâm từ bi, khởi lên một niệm từ bi thì mình thấy hạnh phúc, mình khởi lên một niệm thù hận thì mình thấy mất hạnh phúc liền ngay lúc đó. Khi mà người ta đã biết được như vậy rồi người ta đi theo con đường hạnh phúc rồi thì người ta sẽ không dại gì mà tạo ra những nhân đau khổ cho chính mình và cho người khác.
Từ tâm mình trước, từ hoà bình trong tâm mình trước mà mình thấy đây là một cái vị ngọt ngào, cái vị cam lồ của Phật pháp thì tự nhiên mình phải chia sẻ ra thôi. Thuốc này là thuốc ngon và nó trị, không chờ đợi bệnh tới mà mình phải phòng bệnh trước, chứ còn chờ bệnh nổ ra rồi thì thôi mệt mỏi lắm.
Rồi, P. Thảo, thầy nói vậy có hỏi gì nữa không? Ví dụ như mình có những cái công việc mình làm sách rồi này nọ thì mình làm sao mình rao giảng cái đó ra nhiều, nhiều khi mình trực tiếp mình nói không được, mình nhờ người khác nói, những vị họ đã từng thực hành, họ cảm nghiệm sao đó, rồi họ nói ra để mình thấy rõ ràng là mình không thể làm hành động phạm giới được, không thể giết người được. Thứ nhất là giết người, thứ hai là trộm cướp, thứ ba là tà hạnh, thứ tư là nói dối. Còn khi đã đánh nhau rồi thì nói dối tùm lum hết, mình phải ngăn ngừa trước cái đó. Chứ Thầy thấy là bây giờ thầy cũng không biết tin ai nữa, đọc rồi thì mình thấy rằng là không ông nào nói sự thật hết, thành ra mình thôi, làm sao ngăn ngừa trước cái đó.
Ph. Thảo: Dạ con biết ơn thầy, biết ơn đại chúng ạ. Chúng con sẽ cố gắng thực thành hằng ngày ạ.
V.Hoàng: Con xin phép câu hỏi này con được hỏi chú Hải và H.Lan. Thứ bảy này con chú Hải và H.Lan có buổi trao đổi với độc giả về quyển sách H.Lan mới dịch là Kinh Vua Của Định thì con muốn hỏi hai ý:
+ Ý thứ nhất: Tại sao cái Định được mô tả trong Kinh Vua Của Định được gọi là Vua?
+ Ý thứ hai: Điều đó có mâu thuẫn gì với những Kinh văn khác không ví dụ như Kinh Kim Cương, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa hay Kinh Thủ Lăng Nghiêm... Cái định trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm rất quen thuộc trong truyền thống Phật giáo Á Đông của chúng ta. Trong ấy cũng nói là chúa tể, v.v…
+ Ý thứ ba: Vua của Định này và cái chúng ta đang nói tới là từ bi thì có liên hệ nào. Và nó cụ thể như thế nào trong cái bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam và chiến tranh ở trên thế giới. Với những câu hỏi này, con xin nhờ chú Hải, H.Lan cũng như tất cả cô chú, anh chị em khác cùng chia sẻ.
H.Lan: Cảm ơn Thầy và đại chúng, cảm ơn anh V.Hoàng đã đặt câu hỏi vừa rồi H.Lan trả lời ý đầu tiên trước Tại sao Kinh này được gọi là Kinh Vua Của Định, và Định này được gọi là Vua. Theo H.Lan được biết nó được gọi là Vua vì nó luôn luôn có sẵn, không có điều kiện và nó ở khắp cả mọi nơi, trong tất cả mọi người, trong tất cả mọi loài nên nó được gọi là Vua.
Ý thứ hai, ông Vua này có gì khác với ông Vua của các Kinh khác hay không. Thì trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có định gì mà H.Lan không nhớ rõ lắm, mà H.Lan nghĩ trong tất cả các Kinh mà Đức Phật thuyết chỉ nói một thứ duy nhất mà thôi, đều nói về nền tảng, đều nói về tánh Không và đều nói về Vua của Định. Anh V.Hoàng có thể nhắc lại câu hỏi thứ ba được không?
V.Hoàng: Câu hỏi thứ ba là Vua của Định có liên hệ một cách cụ thể như thế nào đối với chuyện từ bi mà chúng ta đang nói và vận dụng điều đó cụ thể trong bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam và chiến tranh ở trên thế giới.
H.Lan: Về ý này thì H.Lan xin chia sẻ với hai góc cạnh chân lý tương đối và tuyệt đối.
- Về chân lý tuyệt đối thì H.Lan không biết, không có kinh nghiệm trực tiếp nhưng có được nghe H.T Tuyên Hóa có nói bản thân tánh Không, nền tảng hay ông Vua của Định này tự bản thân đã giúp rất nhiều trong cái hiện tướng. Thật ra chúng ta đã biết rằng là trong đó thì tất cả mọi thứ đều được giải thoát thành ra mình kinh nghiệm trực tiếp được Vua của Định thì sẽ không có chiến tranh, không có gian khổ, vất vả này nọ. H.Lan nhớ H.T Tuyên Hóa có bảo rằng một người khi thực hành đi càng sâu vào trong cái định đó thì sẽ có điện liệu.
Ch. Hải - CT: Trong quyển vua của Định thì nói về bản tánh của Tâm, trong kinh điển thì nói tánh Không, Thầy dạy bao nhiêu năm nói về nền tảng, thì có điểm chung nói về bản tánh của Tâm. Nếu mình thấy bản Tánh của Tâm thì trong đó có cả từ bi, sáng suốt và vipassana, quán thấu suốt, và các hiệu quả khác nữa, thành ra nó là Vua, nếu biết được bộ mặt của nó sẽ thống nhất mọi sự sai biệt, sự phân chia, như Thầy dạy từ bi mà Hòa thượng dạy thông thể. Nếu hiểu được Vua của Định thì sẽ hiểu tại sao nói về từ bi.
Thầy: Như hồi nãy H.Lan nói đó, sở dĩ gọi là Vua của Định là bởi vì cái đó có ở trong khắp tất cả mọi người, có khắp ở mọi nơi cho nên mới gọi là Vua. Thầy có nhớ H.Lan có nói như vậy đó. Thì mình sẽ thấy trong tất cả các kinh đều nói là vua hết đó. Ví dụ như trong kinh của ngài Huệ Năng là kinh Pháp Bảo Đàn là ngài có một câu là: trên tâm địa là ở trên đất tâm mình có giác tính Như Lai. Bản tánh là vua và phóng ra ánh sáng soi sáu cửa là soi sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thanh tịnh và nếu phá bỏ bên trong thì tất cả cõi trời lục dục tiêu tan hết. Thì kinh điển đều nói cái đó là vua. Cái đó chính là gì, vua là bản tánh của tâm mình, vua là bản tâm của mình, vua là bản tánh của mình, đó là vua. Như H.Lan nói cái đó có khắp ở mọi nơi, ông vua đó có khắp ở mọi nơi và trong tất cả mọi người cho nên mới gọi là vua. Còn nếu như vua ở một nước nào đó thì chắc cũng gọi là vua nhưng không phải là vua lắm đâu. Thật ra mình thấy rõ ràng là cái này phải xưng tán là vua và nếu mình coi lại cuốn Nguồn Tối Thượng đó, cuốn gọi là tantra căn bản của Nyingma thì trong đó cũng nói là vua. Thành ra trong cuốn đó nó xưng là ta, ta không thôi phải không? Ta đó là vua, là cái bản tánh của tâm mình, bản tánh của mình, bản tâm của mình nên gọi nó là vua cũng đúng thôi. Còn những kinh khác cũng gọi là vua thôi, đâu có thể là khác. Thành ra mình thấy vậy đó, xưng vua là đúng lắm. Trên tâm địa của mình có giác tánh Như Lai, đó là vua gì đó phải không? Là phóng ra ánh sáng ngoài soi sáu cửa thanh tịnh và trong thì chiếu tiêu tan hết tất cả những cõi trời dục giới, đó là vua rồi. Thí vụ như Thủ Lăng Nghiêm vương thế hy hữu gì, Kim cương vương gì đó là vua. Cái quan trọng nhất là mình làm sao, thực hành sao, mình làm sao để cho mình thấy ông vua đó hiện giờ có nơi mình, Chứ mình cứ xưng vua mà ông chẳng có nơi mình thì uổng lắm phải không? Thấy làm sao ông vua đó ở nơi mình và không những ở nơi mình mà mình còn mở ra nữa thì mình sẽ thấy ông vua đó ở khắp nơi hết, y như H.Lan nói đó. Không biết H.Lan có tu chứng gì không biết nhưng mà có điều vua đó là khắp nơi, khắp chốn, khắp mọi không gian và khắp mọi thời gian thì đúng là ông vua rồi, không có ông vua nào trên thế gian này mà khắp mọi nơi mọi chốn hết phải không? Ngay cả vua trời thì cũng chỉ ở đâu trên trời thôi chứ chưa chắc là vua ở đây được đâu. Thành ra mình thấy vậy, đó là vua. Cho nên quy y, tại sao mình phải quy y, quy y là tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng là quy y ông vua đó đó, bởi vì đó chính là Phật tánh của mình cho nên mình quy y đó. Thứ 2 nữa là theo Thầy cái này chỉ là cái tưởng của thầy chứ không phải là thật sự ra nếu như cái tâm từ bi của mình vô ngại, vô ngại tâm đà la ni phải không? Thì mình sẽ thấy là những người đang chết ở bên kia, đang còn chiến tranh chết thì chết trong vòng tay từ bi của mình, nếu như tâm từ bi của mình tới đó phải không? Ai chết cũng chết trong vòng tay từ bi của các chư vị. Thầy thì không được như vậy đâu, nhưng mà thầy nghĩ như vậy, có chết, chắc giờ này cũng có người chết bên đó, chết đứt đầu, đứt thân này nọ chết. Thả trái bom sao không chết được phải không? Trúng một viên đại bác sao không chết được, nhưng mà có chết thì cũng chết trong vòng tay từ bi vô lượng, bốn vô lượng tâm phải không? Đức Đạt Lai Lạt Ma ngài cũng yên ổn lắm. Những người nào có chết là cũng chết trong vòng tay từ bi của những vị đó, bởi vì cái từ bi của họ nó trùm khắp hết. Bởi vì nghiệp là phải chết thôi phải không? Bây giờ mình ví dụ coi trái đại bác rớt xuống đây, không phải tất cả mọi người chết hết đâu mà cũng có người sống, có người thấy bụi bay mù mịt rồi phủi phủi ra uống cafe như thường, còn có người thì vẫn phải đi hỏa thiêu thôi, chứ không phải ai cũng chết hết đâu. Nhưng mà mình nên nhớ một người mà có từ bi, từ bi vô lượng thì dầu có ai chết trên thế giới này nữa. Đây là thầy tưởng tượng vậy thôi, nếu lòng từ bi của mình vô lượng thì có chết cũng chết trong đôi tay từ bi của những vị đó. Nghiệp của họ phải chết là chết thôi phải không? Nhưng mà chết trong tâm từ bi vô lượng của các ngài, có nghĩa là trong đôi tay từ bi của các ngài.
Tâm: Xin cho con hỏi: Khi mới đầu tu tập thì mới đầu mình rất phấn khởi, nhưng khi được hai ba năm thì nản. Chú Q.Tồn có ý kiến gì?
Chú Q.Tồn: Kính thưa Thầy và đại chúng. Khi tu tập một thời gian mà không có niềm vui của Pháp thì lâu ngày thấy chán, thời gian không có dài, tu tập khoảng ba năm mà không có Pháp lạc gì thì tự nhiên thấy chán, muốn đừng chán lúc tu tập phải nỗ lực thật nhiều, nghe lời dạy của Thầy, kinh điển cho kỹ lưỡng mà tu tập theo một hướng rõ ràng, khi có niềm Pháp lạc thì hết chán, thì phải làm tới. [Cười]
Thầy: Hay luôn! [Đại chúng vỗ tay] Cái định lý của ông Quang Tồn là thầy phải thuộc. Thầy cũng phải chăm lo thôi chứ, ba năm nó không có pháp lạc thì nó đi lấy vợ. Nên thầy phải chú ý, anh nào ba năm mà không được thì phải coi chừng anh đi lấy vợ.
Tâm: Con xin hỏi một cái là: nó phải là dứt điểm nhanh gọn lẹ, phải quyết tâm để mà tới luôn thì mình mới có năng lượng lại.
Thầy: Sao Tâm lại đòi hỏi khó như vậy?! Thầy cũng chịu thua luôn. Yêu cầu ông Phong trả lời. Ba năm dứt gọn lẹ.
Tâm: Tại con dễ nản lắm thầy.
Thầy: Thầy còn không dám 3 năm dứt gọn lẹ nữa mà đòi hỏi vậy thì chỉ có ông Phong mới trả lời được. Ông Phong không chỉ trả lời mà còn có trách nhiệm nhiều nhất. Thầy là trắng án, thầy chỉ là để tham khảo vậy thôi. Ba năm dứt gọn lẹ! Ghê quá!
C. Đức - SG: Thưa thầy, thưa đại chúng. Con trả lời câu hỏi này được không thầy? …. Dạ, ở đây thầy nói hoài một thí dụ, bình thường mình nhảy ngang cái mương đó không được đâu, nhưng nếu mà ai mà cố ý giữ mạng sống thì nhảy cái một à. Nhảy ngang cái mương cũng được mà nhảy cao lên cũng được. Không có gì là hứng khởi hay nản trong này hết trơn á.
Phong: Cảm ơn chú Đức đã thay lời muốn nói. Chú đã thay lời muốn nói như vậy thì được không, Tâm?
Thầy: Hai vợ chồng lục đục gì thì về nhà, chứ ở đây chúng chỉ trả lời chung chung vậy thôi.
Ch Sơn - CT: Thầy cho con có ý kiến.
Thầy: Rồi! Ông Sơn cầm micro lên.
Ch Sơn - CT: Cho con xin hỏi anh Đức là anh có kinh nghiệm nhảy mương chưa?
Ch Đức - SG: Kinh nghiệm thì mình nghe nhiều người kể rồi.
Ch Sơn - CT: Nghe mà chưa thực chứng thì cũng chưa phải. Câu hỏi của Tâm đặt ra, tại sao mình tu một thời gian mình thấy nản thì mình phải coi lại, cái nhân ban đầu mình tu hành như thế nào để sửa lại. Còn vấn đề nhảy qua, khi mình nhảy mình quên cái "tôi" của mình đi, chứ không thì mình không nhảy qua được cái gì hết á. Bước qua mình cũng không bước được. Đó là ý của con.
Phong: Thưa thầy, thưa đại chúng, xin cho con trả lời thì Tâm mới chịu. Thật ra thì một đời sống như cá nhân con thì đâu phải được xây dựng bởi 1 -2 đời trước đâu, mà rất là lâu rồi. Mình lọt vô cái này cũng rất là lâu rồi. Nếu mình vội vàng, thì đâu phải chỉ có 1 con mương đâu, có nhiều con mương lắm. Mình nhảy không phải một chặp mà tới được đâu. Mà mình phải nhảy nhiều lắm. Có thể tinh thần của mình một giai đoạn nào đó trùng xuống, mình phải nhờ lực của thầy với đại chúng kéo mình lên. Trong một đoàn tàu cũng vậy, đôi lúc, khi có một toa đi chậm thì các toa khác nương theo, kéo nó đi. Hay là nếu mình có nhanh hơn thì mình cũng phải quan sát người đi sau mình để mình kéo giúp. Cái này phải có nhiều lần lắm. Chứ Tâm nhiều khi nghĩ chỉ một lần …..
Thầy: Đúng! Hay! Hay! Hay! Giờ mình nói với Tâm một lời đi. “Em phải kiên nhẫn”. [Đại chúng cười]
Tâm: Con bảo dịch ai cũng bị virus hết, giờ mình chấp nhận mình cũng bị đi thì không chịu. Mình bị đi thì mình sẽ thấy nền tảng. Ý con nói là cái sự, mình vẫn còn sợ cái thân mình bệnh.
Kh.Dương: Con xin kính chào thầy và đại chúng. Vừa rồi, thầy và đại chúng chia sẻ, con rất là biết ơn thầy và biết ơn mọi người. Con lắng nghe và nhận ra rất nhiều cái trong sự tu tập của mình, và ngày hôm nay, nhờ có nhiều nhân duyên, mọi người rất là từ bi, ngồi lại đây để chia sẻ, phát tình yêu thương của mình ra ngoài. Như Thầy cũng có dạy khi mình khởi tâm thì cái khởi tâm của mình giống như là hạt giống, và sự khởi đầu này giống như hạt giống ban đầu, khi đã có sự khởi sắc đó, nó sẽ lớn dần, rồi thành cây ra rất nhiều hoa trái. Chiến tranh mang lại nhiều đau khổ, nhưng chính nhờ chất liệu đau khổ đó mà chúng ta cảm nhận được hạnh phúc. Nên đây là bài học không của riêng đất nước nào cả, mà của tất cả chúng ta, toàn bộ thế giới, để chúng ta nhìn nhận lại và trân quý hơn những gì chúng ta đang có. Nên việc tu tập, chúng ta thấy là mình rất là có phước, được biết đến Phật Pháp, giống như anh Phong có chia sẻ, nó không phải là một đời mà rất nhiều đời, nên nếu chúng ta không trân quý mà để nó trôi lăn đi thì hết ngày này qua ngày khác, kiếp này sang kiếp khác, sẽ rất đáng tiếc. Nên tất cả những buổi thuyết trình, thuyết pháp, những người chia sẻ, những cuốn sách đều cốt lõi một điều thôi, nó như ngọn lửa, được tiếp nối và truyền từ thời Đức Phật cho tới bây giờ, qua rất nhiều hình thức khác nhau, đó chính là sự sống này, là tình yêu thương, là tâm Bồ đề, là từ bi. Nếu chúng ta nhận ra được thì như HLan chia sẻ, những hành động nhỏ, những điều chúng ta làm hàng ngày với chính bản thân chúng ta, khi chúng ta thấy luân xa tim của chúng ta có tình yêu thương, và có sự biết ơn và có sự hiện diện ngay thời điểm mình đang nói, đang suy nghĩ, ý niệm của mình là ý niệm thiện lành, và ý niệm tốt đẹp đã đem lại cái trường năng lượng rất là lớn chứ không phải đơn giản chỉ là một cái rung động của mình đâu ạ. Vì mọi người một hòn đá khi mà ném xuống mặt nước nó tạo một rung động rất là lớn ạ. Vậy thì chúng ta đừng coi thường các ý niệm của chúng ta và đặc biệt là khoảng thời gian này khi mà cái trường năng lượng nó cộng hương rất là mạnh tức nghĩa là ý niệm mà chúng ta gieo nó sẽ nở thành một cái cây rất nhiều quả đúng không ạ. Vậy thì tương tự với những việc chúng ta đang làm nó không chỉ là một ý niệm nhỏ đó hay là một lời nói thiện lành hay lời nói từ ái với một ai đó mà đôi khi chúng ta không quen nhưng mà chúng ta giúp họ lúc mà họ đang khó khăn, họ đang tiêu cực họ đang gặp những cái bế tắc. Thì đó là bố thí vô úy. Chính những hành động của chúng ta dù rất là nhỏ thôi trong cái phạm vi đầu tiên đó chính là chúng ta gần nhất là bản thân chúng ta đầu tiên sau đó là đến những người thân, những người bên cạnh chúng ta, những cái môi trường xung quanh chúng ta. Thì giống như trong Kinh Đại Tâm Từ đấy ạ, chúng ta làm điều đó, tỏa năng lượng đó, tỏa cái sự thật đó ra bên ngoài và nhờ điều đó nó giúp cho từ trường, năng lượng trái đất nó thay đổi. Tâm thức con người có thể thay đổi ạ. Thế là biết đâu đó, bài học chiến tranh nó đang diễn ra là để đánh thức toàn bộ thế giới để nhìn lại cái việc chúng ta làm hàng ngày. Chúng ta có quá nhiều ý niệm bất thiện, quá nhiều ý niệm ác thành ra nó cộng hưởng tạo ra một cuộc chiến tranh như vậy và làm cho rất nhiều gia đình phải đau khổ rất nhiều nhà tan cửa nát. Chúng ta nói mọi thứ đều kết nối với nhau là như vậy ạ, chứ không phải chiến tranh Nga – Ukraine là chỉ có Nga và Ukraine mà tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng. Nếu chúng ta không dừng lại, không bắt đầu quay trở lại, chúng ta không biết bắt đầu sống một cách chân thành và yêu thương cũng như là chúng ta hiểu ra chúng ta là tất cả và tất cả là chúng ta thì chúng ta sẽ lại tiếp tục như Nga – Ukraine. Giống như Thầy có dạy chúng ta sống nhiều kiếp sống nhưng chúng ta không có học được gì cả, chúng ta không kinh nghiệm được gì cả, cuối cùng chúng ta trải qua một cái kiếp nó lại lặp lại hết từ đời này sang đời khác. Thế nên bây giờ là hồi chuông cảnh tỉnh của tất cả chúng ta nên là chúng ta hãy quay về chính mình, chúng ta hãy sống thật sự là hiện diện ở ngay cái phút giây này và chúng ta hãy thực hành những cái điều nhỏ nhất, những ý niệm nhỏ nhất của mình, những cái lời nói và từ đó tự khắc tạo ra một cái trường rung động nó thay đổi bản thân rồi chính gia đình chúng ta rồi tất cả những gì chúng ta đang biết, tương tác chúng ta có kết nối. Ở trong khu rừng đấy ạ, khi một cái cây hay một khu vực mà nó bị lửa ấy là tất cả cái cây ở đấy nó báo động cho toàn cả khu rừng chứ nó không phải chỉ có khu vực ở gần đó nó rất là thông minh. Nên tất cả là năng lượng, giống như hiệu ứng cánh bướm hay là một cái gọi là khi một cái gì đó và nó bắt đầu phát khởi là cả vũ trụ này nó nhận được tín hiệu chứ không phải là chỉ là cái khu vực đó, người đó. Nên là con rất là biết ơn Thầy bởi vì Thầy luôn là cái người rất là cần mẫn để gieo hạt, truyền cảm hứng cho các người học trò với bản thân con, con cũng mới biết Thầy được 3 năm ạ từ 2019, nhờ nhân duyên của thầy Đ.T mà con biết đến Thầy rồi nhờ những cái ân cần của Thầy, nhờ cái từ bi của Thầy và đại chúng mà cho con thay đổi rất là nhiều bản thân con. Nhiều lúc con cũng thối tâm lắm con cũng gặp rất nhiều những cái chướng ngại, cái khó khăn trong cuộc sống của mình, nhưng mỗi lần con được tham gia những cái buổi này hoặc đơn giản thôi là đến tham gia cùng với nhóm Đương Niệm hay là đọc những cuốn sách mà Thầy dịch hay là những bài viết của mọi người viết, chia sẻ trên các trang, tất cả những hành động đó dù rất nhỏ thôi, từ hình ảnh các cô chú Cần Thơ đi phóng sinh. Mỗi một cái điều đó nó giống như là nó nhen nhóm và nó nuôi dưỡng tâm yêu thương của mình, từ bi của mình mà mình luôn luôn có sẵn ạ. Nên là con rất là biết ơn tất cả mọi người vì nếu không có mọi người thì không có con bởi vì cái của con nó rất là nhỏ nhưng mà khi con hòa vào đại dương thì đại dương là tất cả nên là con cảm thấy mình càng ngày càng nhỏ bé nhưng mà cái nhỏ bé ấy nó như cái hạt giống đầu tiên ấy. Sau này nó trở thành một cây đại thụ rất là lớn và nó lại ra rất nhiều hoa trái để nuôi dưỡng toàn bộ trái đất này cũng như là muôn loài ạ. Con xin cảm ơn và tri ân Thầy cũng như là câu hỏi của Tâm, bởi vì là đó là cái câu hỏi mà con cũng thấy là cần thiết cho những người như con mới tu học ạ. Rất cảm ơn chú Quang Tồn chia sẻ cho chúng con nhất là các cô chú luôn luôn là những người mà rất quan tâm tới lớp trẻ bọn con, luôn luôn nhắc nhở và chỉ dạy chúng con. Con xin tri ân tất cả ạ. Con xin tri ân Thầy và đại chúng ạ.
Thầy: rồi bây giờ Hải cầm micro phát biểu gì...(trục trặc kỹ thuật)... mà tại sao tới phiên ông Hải là trục trặc à. Theo Hồng, tại sao tới phiên ông Hải thì trục trặc, bốc quẻ (đại chúng cười).
Hải - SG: kính thưa Thầy, thưa đại chúng. Vấn đề của anh Phong thì con cách đây cũng hơn 1 tuần thì mình cũng xem lại vấn đề tu tập. Thì đối với bản thân con thì biết chùa cũng 10 năm rồi nhưng mà đúng như là chú Quang Tồn nói cái vấn đề 3 năm đầu đó con đến chùa rất là hân hoan, ngon lành đại khái rất là nhiệt tình nhưng mà lần lần thời gian đúng là nó tuột sút thiệt, nó tuột xuống đến nỗi mà lúc ngày chị Ngọc mất chị Ngọc nói là Hải ơi, 8 năm rồi nha Hải rồi mấy ngày sau đó chỉ mất, tự nhiên cái câu đó nó ấn tượng mình quá trời. Rồi xong đến lúc mà mẹ Thầy mất tự nhiên lúc đó là mình xúc động mình thấy ảnh hưởng cảm giác vô thường bắt đầu từ đó trở đi là con nhìn lại ráng tu tập. Đó chính là thật sự mình tu. Trên cái bước đường tu thì mình xác định lại là cái nhân địa tu tập của mình là trên cái nhân gì, nếu mình định cái quả như vậy mình xác định cái nhân gì, mình xác định cái nhân đó rõ ràng rồi thì tự nhiên mọi việc nó thông suốt, mình trở lại con đường. Thì đối với bản thân con thì con thấy tu tập đó thì mình muốn có được cái thấy, đó là cái quả nó như vậy, cái nhân mình không tương ưng thí dụ như Thầy cho mình một pháp môn mình tu tập nhưng mình tham pháp môn khác thì nhân vậy làm sao ra quả kia được. Rồi Thầy dạy cái này cái kia mà mình không có ghi nhớ, rồi xong khi mình tu tập mình nghĩ bản thân mình không, mình có nghĩ tới ai không, mình tu tập mình nói mình nghĩ người khác nhưng mà mình chậm lại 1 chút mình coi cái động cơ, hay là mình tô vẽ bản thân mình thêm rồi dần dần tu tập mình thấy trân trọng với lời nói của Thầy, của Tổ bởi vì mình xác định động cơ là làm sao mình tu học quyết liệt, chân thành rồi trong quá trình mình tu đó mình sẽ mình đụng chạm khi đó mình xem xét nó không vui nhưng mà mình nghĩ đây, đây chính là cái cơ hội để mình lột bỏ cái tôi của mình, đây chính là bài Pháp. Như hôm bữa cách đây đăng trên trang TDBG, về vấn đề niềm tin thì cần được xác quyết và đồng thời đưa cái đó về các vị ... mình phải nương về các vị, vị Phật, vị thầy, nương về đại chúng. Thì mình có trong đại chúng vậy đó thì đại chúng thấy rõ cái che chướng của mình, khó chịu lắm nhưng mà phải chấp nhận tại mình muốn tu mà, chấp nhận cái đó thì giờ mình thấy cái tôi đó cần lược bỏ đi và mình thấy cái ánh sáng cuối đường hầm, dần dần mình thấy cái ngọn lửa tu tập nó quay trở lại. Dạ con xin hết thưa Thầy.
Thầy: rồi bây giờ tới anh Thịnh anh nói này, nhân địa tu hành gì đó. Đúng là ông này ổng hiểu ý Thầy đó. Thầy định là nói qua đó mà chưa gì ổng đã giành micro rồi.
Anh Thịnh: dạ thưa Thầy, thưa đại chúng con xin có một chút cái chia sẻ về vấn đề của Tâm, tại cái này hồi xưa con bước chân vô Phật giáo có chút xíu lỗi lầm chỗ này: là khoảng chừng tu 1 thời gian sao thấy nó chán quá. Nhưng mà may mắn đối với con là khi mà mình mở mắt ra là mình thấy cái cơn sanh tử nó tới đập mình. Và khi mà mình thấy mình chán quá rồi thì không biết cái gì nó cứu mình đây, thì thấy chỉ có con đường này là duy nhất. Mà mình thấy chán mà mình không đi theo con đường này đó, thì lỡ mà mất đi thì đời sau thì mình cũng sợ sanh tử nữa, thiệt tình bây giờ mình phải đi theo con đường này. Nhưng mà, cứ bám trong cái bế tắc và trong cái bế tắc này mình cứ đi cứ theo thì chính vì cái bế tắc đó sẽ có cánh cửa mở ra, mà nếu mà mình thấy cái bế tắc mà mình buông thì cái bế tắc đó nó cứ kéo dài ra thôi. Thực sự là mình không có dãi đãi được đâu, mình mở mắt ra là cái cơn sanh tử nó đập mình, thì lấy thời gian đâu ra mà mình bỏ.
Tại vì, mình muốn mở ra cái con đường để mình tu tập, thì đó giống như cái bản ngã của mình đó, mình muốn làm gì mình cũng muốn phải có kết quả đó chính là bản ngã của mình, mà mình không hay. Cũng giống như trong kinh đức Phật ngài nói với ông A Nan, cái thấy của ông thấy tôi, thấy này thấy kia đó chính là cái vọng thấy từ vô thủy, có nghĩa là cái bản ngã của mình đó, Rồi đức Phật cũng có nói là khi mà ông muốn thành tựu cái quả Phật của mình thì ông phải dùng cái nhân Phật để tu thành quả Phật, không có dùng nhân chúng sanh để thành quả Phật được cho nên cái tiên quyết trước tiên của mình là phải sợ sanh tử trước đã. Nếu mà mình không sợ sanh thì đời sau mình cũng vậy à, nó cũng quay lại một cái tiến trình như cái vòng tròn vậy. Rồi đời sau mình có thể mình có phước đức mình sinh ra làm người, nhưng mà cái chán này nè nó chưa được giải quyết, nên nó bắt buộc phải trở lại đời sau, đời sau nữa. Nên cái trước nhất mình cần là phải sợ con đường sanh tử này, cái thứ hai nữa là khi mình đi vào con đường giải thoát này là phải tìm cho được cái nhân Phật. Mà đọc cái chỗ này thì chính con, con cũng tránh thầm Phật, đức Phật ơi! Con chúng sanh mà Phật nói kiểu này sau con tu, thế là thêm một cái bế tắc nữa mà không đi theo thì lại không được. Rồi mình cứ đi theo từ từ đến một lúc nào đó gặp một câu nói nào của một vị thiện tri thức, thì mình mới biết cái nhân Phật là nó như thế nào. Nên vấn đề kết thúc lại, như hồi nãy Việt Hoàng có nói là tại sao kinh này là Vua của Định, cái này là cái thấy có người viết ra cuốn kinh đó, có nghĩa là các ngài đã có mức độ tu tập tới đâu thì các ngài thấy cái định này là nó như vậy nè, các ngài viết ra để cho chúng ta tu tập.
Vậy vấn đề kết thúc lại là chúng ta phải thực hành và có con đường thực hành đàng hoàng, trước tiên là phải thấy, tìm được cái nhân Phật. Rồi từ cái nhân Phật đó thì mình mới tu hành đến cái quả Phật, thì có những vị nói trước cho mình biết được cái nhân đó chính là cái quả đó, là để cho mình có cái động lực mình đi tiếp. Thì ngay cái lúc mình tìm ra cái nhân Phật đó thì mình là Phật rồi. Thì mình có miên mật mình tin vào các bậc trên mình, những bậc thiện tri thức, điều đó không thể sai được tại vì nó có truyền thừa. Cho nên cái kết thúc là mình phải tìm ra cái nhân Phật nơi mình và cái thứ hai là trường kỳ kháng chiến, không cần biết ngay lúc ấy là hết chết rồi. Ví dụ là ngày mai có chết đi, thì có sanh tử là có chết rồi, nhưng mà cái nghiệp chết mình để qua một bên mình đưa cái nghiệp tu lên thì việc có chết hay không chết là không cần thiết nữa, mà mình dùng cái nhân Phật đó đó, nếu mà mình dùng cái nhân Phật thì mình không có chết nữa. Dạ xin hết!.
Thầy: Rồi Tâm nghe rõ kinh nghiệm của chú Thịnh chưa, mình cứ đu theo miết thôi, rồi khi nào mình đu được rồi thì nó thành đu đưa y như nằm võng đó, đu đưa, đu đưa.
V.Từ: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Con xin có ý kiến trong bữa hôm nay, khi nãy thầy trả lời cho chị Ph.Thảo thì thầy có nói là nếu người ta có chết đi thì người ta cũng sẽ chết trong vòng tay, trong cái tình yêu thương của mười phương chư Phật. Và của các ngài lớn như đức Đạt Lai Lạt Ma, thì con thấy ngày cái câu đó đúng thật là như vậy, và con nhớ con liên tưởng lại trong kinh Pháp Hoa có vị cùng tử lúc đầu tuy chưa có chấp nhận người cha của mình, tuy là tình yêu thương của người cha mình rất là lớn và muốn trao tất cả tài sản của mình cho vị cùng tử đó. Nhưng vị cùng tử đó chưa có nhận được, do tâm lực còn yếu quá, mới gặp hai vị người ở mới lại chắp tay thôi đã xỉu rồi. Do tâm mình yếu quá.
Thì ở đây cũng vậy, như câu hỏi của chị Tâm thì có những lúc mình ở trong những giai đoạn khó khăn, có những giai đoạn mình yếu đuối chứ. Nhưng mà, ở đây hãy chấp nhận một điều tin rằng một điều là ngay cái giai đoạn mình có những cái tâm, ghét thầy mình giận chúng, mình có những cái tâm không được tốt khởi lên với những vị lớn, lúc ngon lành thì mình đưa họ lên tận mây xanh, nhưng mà lúc tâm mình hèn yếu nó yếu kém thì lúc đó có gì xảy ra thì mình đẩy họ xuống. Thì dù như thế nào thì cũng như tình thương của người cha đối với chàng cùng tử, như thế nào thì cha cũng thương con, cha cũng giao hết tài sản của mình cho con. Hãy tin như thế này, thì ngay giây phút đó mình sẽ cảm giác được mình không chạy đâu để trốn được cái tình yêu thương đó.
Thì dại gì mà mình không tiếp nhận nó, thì từ từ tình yêu thương đó sẽ lớn dần lên để mình hòa nhập được với tình yêu thương của cha. Viên Từ xin hết ạ.
Tuấn - SG: Dạ thưa thầy thưa đại chúng. Thì con xin trả lời câu hỏi của bạn Tâm, là tại sao mà 3 năm rồi mà càng ngày càng đi lùi như thế này. Đó là do cái tôi, cái bản ngã của mình nó càng ngày càng lớn hơn thì mình càng ngày càng bị nó lôi ra.
Vậy chúng ta phải vượt qua cái chướng ngại của bản thân mình mà không nó nói là tại vì thầy hay tại vì chúng gì cả. Tại vì mình, mình đổi thừa thôi là do cái bản ngã, cái tôi của mình nó sẽ đổi thừa, nó lấy lý do đủ thứ hết nó lôi mình ngược lại, mình muốn đi lên cao thì mình phải nỗ lực hơn, mình phải tiếp thêm năng lượng vô. Đấy thì Tâm phải tiếp thêm năng lượng vô bằng cách lên chùa 1 tháng hay 2 tháng gì đó cho nó nhẹ nhàng. Cứ ở nhà bán cà phê là nó cứ đi xuống. Xin hết!.
Ch H.Dũng - CT: dạ kính thưa thầy thưa đại chúng, [không nghe rõ] ở đây là những người nói thẳng không à, người ta nói đến tận cùng. Khi ấy con chỉ cảm nhận nhiêu đó thôi. Cái quan trọng là cho đến thời điểm bây giờ, ở đây có thầy giúp, thành ra cái đó mình phải tin tưởng, mình phải xây dựng niềm tin để mình dũng mãnh tiến lên, không có cái gì là rào cản gì hết. Nếu mà mình đã đủ dũng mãnh rồi, nếu mà cái tôi hay cái của tôi, gì gì đi chăng nữa thì cũng không thể cản mình nếu mà mình, tâm của mình bao la ra, thì sẽ có trí tuệ, chắc chắn, bởi vì ai cũng có trí tuệ. Giờ mình cứ từng bước từng bước làm. Tinh tấn, ngồi thiền, hết ngồi thiền thì đi thả cá, vân vân… tất cả những chuyện làm thì mình cứ làm. Khi mình làm rồi thì lòng mình sẽ mở rộng ra. Thì tự dưng là hết thương hết ghét, tất cả đều trở thành không không hết. Lúc ấy, mình sẽ thấy lời thầy thật là tuyệt vời. Tất cả đều nằm trên nền tảng ấy. Tâm, Phật, chúng sanh, cả ba không sai khác.
Ch.Hải - CT: dạ thưa thầy. Khi sự thực hành của mình thuận lợi [không nghe rõ]. Khi sự thực hành của mình không thuận lợi, mình nương vào thầy, nương vào chúng, mình nương vào những vị nào mà sức tu tập của họ cao hơn mình. Bởi vì mình yếu, vị ấy sẽ chỉ cho mình. Cái đó là cụ thể nhất. Lúc lúc trước, con theo huynh Q.Tồn, Dũng râu, ông ấy bây giờ đã mất rồi. Mỗi tuần đều đi vào cốc huynh Q.Tồn ở, nói chuyện về tu hành. Thứ ba là, mình đang ở giai đoạn tu nào. Nếu mà là giai đoạn tịnh hóa tâm thức, thì dựa vào khả năng mà mình đã tịnh hóa được bao nhiêu rồi [không nghe rõ] Con chỉ có ba ý vậy thôi.
Cô Hà: con kính thưa thầy kính thưa đại chúng, con cũng xin được chia sẻ. Tháng trước con bị bệnh rất là đau đớn, tháng này cũng như thế. Con xin ở nhà, nhưng mà thầy bảo các bạn gọi con qua chùa. Thì con cũng qua. Còn đau dữ lắm luôn, con uống thuốc giảm đau mà nó cũng vẫn cứ đâu. M.An đưa con đi khám thì bác sĩ bảo phải hai năm nữa mới hết chứ nó cứ thế thôi. Không có thuốc chữa. Thầy cũng có hướng dẫn uống thuốc đông y chứ đừng dùng Tây y, vì Tây y sẽ có hại rất là nhiều. Thì con cũng đã uống thuốc như thầy bảo và tối hôm đó, con cũng đã giảm đau rất nhiều. Tháng trước con cũng rất là đau, uống thuốc giảm đau nhưng cũng không hết. Nhưng mà lần này chỉ như vậy mà lại hết. Thành ra con nghĩ rằng là ở chùa có một cái năng lượng, có một sự thanh tịnh sẽ giúp cho mình bớt đi. Với con cảm nhận là thầy giúp cho con hay sao đó chứ tháng trước cũng y như vậy luôn, con rất là đau. Rồi có một lần con bị đau vai, làm gì cũng không hết, con cũng trì chú vào đó mà nó không hết. Con thưa thầy, thầy bảo đau chỗ nào thì cứ chỉ chú vào chỗ ấy, con làm theo thì thấy nó hết. Trước ngày trước con trì chú liên tục mà nó không hết, tối hôm đó con chỉ chỉ khoảng 20 lần chú đại bi thì thấy nó hết. Nó hết từ đó cho đến bây giờ luôn. Con thấy đó là sự gia trì của thầy. Và cả môi trường chuyên tu tập, ở trong một môi trường như vậy con nghĩ rằng nó sẽ rất là tốt trong việc tu tập và sức khỏe của mình, theo con là như vậy.
Thầy: Thầy nghe Hà nói là Thầy tin chứ bữa Hà qua đây, xin lỗi chớ nó đã lên cỡ khoảng bảy mươi mấy tuổi rồi đó, một bà già bảy mươi mấy tuổi. Bây giờ tự nhiên thấy xuống, thành ra Thầy dám nói vậy đó hai năm nữa cô thành bà già tám mươi mấy tuổi à. Sao bây giờ thấy coi bộ nó cũng trẻ trở lại rồi phải không? Dòm trẻ tươi tắn trở lại rồi, ra cô Hà chứ không phải bà già nữa.
Cô Hà: Dạ con thấy nó giống như phép màu, con cảm nhận như vậy.
Thầy: Bữa đó thấy Hà thành bà già bảy mươi mấy tuổi á nhưng bây giờ biết ai đang già không? Cô H.Lan đó, cô lo cái thứ bảy tới của cô quá cho nên cô bắt đầu cô già đi rồi đó.
H.Lan: Thầy cho con hỏi chú Hải được không ạ?
Thầy: Rồi, hỏi.
H.Lan: Lúc nãy chú Hải có nói một câu con không có nghe thấy. Chú có nói là khi tu cái nhóm của mình quan trọng, chú cắt nghĩa như thế nào con không nghe rõ, giống như có mấy người quan trọng. Chú có thể chia sẻ kinh nghiệm, chú với cả chú Dũng râu, chú Q Tồn thành một nhóm tu tập như thế nào?
Ch.Hải - CT: Chú muốn nói là cái hoàn cảnh của chú ngày xưa không có sinh hoạt trong Chúng lớn. Sinh hoạt trong Chúng lớn thì cái truyền thống dưới kia thì không có nói nhiều về cái việc thực hành cụ thể, thành ra buộc mình phải theo những vị sư huynh đi trước mình. Tại vì những chuyện tu hành cụ thể của mình á, nếu chúng lớn như vầy ai cũng hỏi Thầy hết thì Thầy đâu có thời gian. Thành ra vấn đề là mình có thể coi ai hợp với mình cách tu á, trò chuyện với người đó nhiều, nó có biến động gì trong việc tu hành của mình mình hỏi người đó, còn chuyện lớn thì mới đưa lên hỏi Thầy. Vấn đề là vậy đó. Thành ra dựa vào cái người nào tin tưởng thì mình gặp trở ngại gì thì những vị đó tiếp sức mình vượt qua, ý chú nói vậy đó.
Mà thật ra, mô Phật, con cũng muốn hỏi Thầy là cái việc tu hành này, cái sự nhẫn của mình, kể cả khi biết được cái thấy rồi cũng phải nhẫn để làm quen nó chứ muốn cũng không được, phải không Thầy?
Thầy: Cái thấy đâu phải ngang bằng cái thấy của Đức Phật đâu, phải không? Đức Phật gọi là Tri Kiến Phật, cái thấy biết của Phật cao tột lắm còn cái thấy của mình chỉ một phần nào đó thôi. Mình phải thực hành này nọ, lúc đó mình mới áp dụng nhẫn này nọ cái thấy của mình nó ngày càng lên phải không? Càng rộng ra, càng bao la ra. Thành ra bởi vậy ngài Padmasambhava mới nói cái thấy là từ trên đi xuống và cái hạnh từ dưới đi lên. Hạnh là những nhẫn nè, những cái này cái nọ đủ thứ, siêng năng cái này cái nọ là phải đi lên, chứ không phải là cái thấy không đâu? Cái thấy được rộng mở ra, nó sâu hơn là nhờ cái hạnh của mình. Thành ra bởi vậy anh em Cần Thơ mới thương ông H.Dũng mới là bầu ông lên tối cao, phải không? Để ông bắt đầu cái hạnh của ông mới được, chứ thấy không ngồi nói không không được đâu. Phải là cái hạnh thả cá phóng sanh, rồi anh em nào thấy lơ mơ lơ mơ thì phải khuyến khích này nọ. Anh em nào muốn đó thì mình phải làm thôi, đó là cái hạnh, cái hạnh đó là phải dựa trên cái thấy. Chỉ có Phật mới hạnh và thấy là nó hoàn toàn thôi, còn mình đây phải là từng phần từng phần lên lên, bởi vậy cho mới gọi là Pháp thân từng phần là vậy đó.
Rồi mà H.Lan thấy không? Rút kinh nghiệm gì? Mấy vị ở đây hồi xưa người ta chỉ có ba người thôi, công cuộc kháng chiến, trường kỳ kháng chiến như ông nói có ba người thôi phải không? Mà ta làm ăn nên chuyện mà còn mấy người ở đây không phải ba người mà cả một cái chúng luôn, phải không? Trời ơi, kháng chiến trường kỳ. Chớ nói ba ông như ông Bình, ông H. Anh, ông Trường còn ông này nữa chi. Đông lắm! Đông lắm! Khỏi lo. Ba người mà người ta kháng chiến cho tới ngày ta thấy được cái gì bắt đầu ta tu, phải không? Gọi là Pháp Lạc gì đó. Thấy cái an lạc của Pháp, cái bắt đầu ta thực hành mạnh mẽ thêm. Ba người cho tới cái ngày đó, còn mình đây là mình nhiều người nữa.
Thành ra Thầy nói vậy đó, mấy ông này nhiều ông là vậy, Thầy nói lâu lâu ông thắc mắc cái gì ông phone về mấy vị này. Họ đã kinh nghiệm hơn mình 20 năm, 30 năm rồi thành ra mình gọi họ, chớ còn mình cứ làm mặt vậy thì uổng phải không? Nói theo như ông Hải: đàn anh của mình nhiều lắm. Bây giờ mình thuộc loại, đàn em phải không? Mình ô! Sướng lắm. Có đàn anh muốn hỏi gì hỏi. Đó như ông Sơn ông mới chỉ cho gì gì đó hai anh chàng nào dưới đó là lo về cái trang web, có đàn anh rồi, kinh nghiệm 10 năm rồi, trang web 10 năm rồi.
Chú Sơn: Thầy cho con có ý kiến, cái này con cũng có chút kinh nghiệm.
Thầy: Có chút, 10 năm cũng hơn người ta nhiều lắm rồi.
Chú Sơn: Cái đoàn thể hoặc cái tổ ba người thôi nó rất nhỏ, số lượng rất là ít. Ba người đi ba nơi, ba hướng thì làm sao có sức mạnh được, tại vì cái tôi của mình thôi. Coi lại cái tôi của mình, nhấn vào cái điểm nhấn của mình, mình tu hành làm sao mình chứng được cái vấn đề đó. Ba người thôi [không nghe rõ] còn nếu cái chúng đông đi chăng nữa mà mỗi người đi một hướng tại cái tôi của mình, ham cái biết của mình á. Trong cái biết đó đến cái thực chứng là cái nền tảng tánh Không, đó là tánh Không.
Thầy: Rồi hay luôn, rút kinh nghiệm đi. Rồi thôi bây giờ mình còn hơn nửa tiếng nữa, mình yêu cầu khách mời là ông Thịnh đây nè. Hồi nãy ông nói cái gì? Nhân địa phải không? Hai ba người gì đó nhân địa. Bây giờ yêu cầu phát biểu thêm để mọi người rõ ràng cái nhân địa để ta trường kỳ kháng chiến chứ còn không có nhân địa đó trường kỳ cũng bức à?
Anh Thịnh: Khi các bậc thầy các bậc thiện tri thức nói ra, các vị nói cái sự thật, tâm mình là tâm chúng sanh cho nên mình không thể nào mình tiếp cận cái tầng đó được cho nên mình luôn bế tắc trong cái trường hợp đó. Mặc dù kinh điển nói đầy hết, kinh Kim Cang, kinh Lăng Nghiêm nói đầy hết, các bậc thiện tri thức nói bằng ngôn ngữ sống. Nhưng mà tâm mình là tâm chúng sanh, mình không thể nào tiếp cận.
Thì vấn đề nằm ở chỗ là làm sao, mình tu tập làm sao để cho mình tương ưng với cái đó. Vậy thì mình mới thấy được rằng các vị thầy tổ, kinh điển, ngữ lục nói ra, nói cái cách để mình tu hành tương ưng được cái đó. Khi mình tương ưng được cái đó rồi, tương ưng ở đây có nghĩa là chẳng hạn mình thấy được ánh sáng trong phòng, mình chứng nghiệm được cái đó.
Trên nền tảng chứng nghiệm đó mình tu hành trên cái đó. Thành ra bây giờ nếu mà mình muốn ngộ nhập được cái tâm Phật để mà mình tu hành theo quả Phật thì mình lựa trong cuốn kinh nào đó, kinh nào cũng chỉ cái cách để thực hành tâm Phật. Kinh Lăng Nghiêm cũng có, kinh Kim Cang cũng có, kinh nào cũng có.
Thí dụ một câu kinh trong kinh Lăng Nghiêm thôi mà câu này nó có nguyên một bản, trong kinh Nguyên thủy có nguyên một bản kinh luôn, là một đề tài trong cuốn kinh. “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tức Niết bàn”, tri kiến vô kiến tức Niết bàn đây là cái hành, cái Niết bàn chính là nền tảng. Nếu mình tri kiến lập tri có nghĩa là tức vô minh, có nghĩa là mình nè. Thì câu này có nguyên một bản kinh, trong kinh Nguyên thủy có nguyên một bản Đức Thế Tôn chỉ cho các vị đời trước. Vậy bây giờ làm sao mình cái đầu tiên mình thấy đây là tri kiến lập tri mà mình thấy mình đang ở cái vụ này. Làm sao mình thấy được tri kiến vô kiến, mình thấy được rõ ràng cái tầng, cái thực hành của tri kiến vô kiến thì tức khắc mình nhận ra. Cái này đòi hỏi mình phải có cái nỗ lực để mình chứng nhận được cái đó trong đời sống mình. Khi mình thấy được thì bắt buộc mình phải làm thôi, cái chữ bắt buộc cũng hơi thừa, có nghĩa là mình thấy rồi phải làm thôi chớ sao bây giờ. Cuộc sống là phải như vậy.
Trong kinh Kim Cang cũng cái câu rất là rõ ràng, tại vì cái tâm chúng sanh mình mình bỏ qua. Cái câu “Bất ưng (chẳng nên) trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ sắc thanh hương vị xúc pháp sanh tâm” là mình đó, mình trụ trong sáu trần sanh tâm thì kinh nói rằng ưng vô sở trụ, ngay khi mình không sở trụ thì nhi sanh kỳ tâm, thì ngay khi mình không sở trụ thì ngay lúc đó là tánh nền tảng nó hiện ra. Vậy thì mình muốn tánh nền tảng nó hiện ra thì mình phải bất ưng trụ sắc sanh tâm.
Vậy thì cái nhiệm vụ trong đời sống rõ ràng mình tương ưng được cái chỗ bất ưng trụ sắc sanh tâm, nó lạ lùng vậy đó, làm sao mình bất ưng trụ sắc sanh tâm thì cái kinh dặn hết rồi, cái này nó là cái gì, thì mình phải hiện thực hóa trong đời sống câu kinh đó thôi. Mình không thể nào, các vị đã giảng hết rồi, mình đã đọc hết rồi nhưng mà cái phần cuối của mình là mình phải hiện thực hóa, nói đời sống bây giờ là hiện thực hóa, thì hiện thực hóa có nghĩa là hiện tại. Ngay đời sống đây mình phải hiện thực hóa cái đó thành đời sống của mình thì mình mới hy vọng “nhi sanh kỳ tâm” được. Nếu mà mình không hiện thực hóa cái đó thì mình cứ ở cái trụ sắc sanh tâm, mà trụ sắc sinh tâm tức là cái vô minh. Vậy thì vấn đề cốt tủy là làm sao các vị chỉ cho mình, nói như vậy đó thì mình phải làm sao cái câu nói đó đó phải được hiện thực hóa nơi mình, mà hiện thực hóa nơi mình thì bắt buộc mình thực hành được thôi. Mình phải làm sao rõ ràng câu Kinh đó, nó hiện thực trong đời sống của mình vậy đó. Dạ con xin hết.
Thầy: Theo H.Lan thì H.Lan nghĩ là sao? Tri kiến lập tri nghĩa là khi mình thấy biết mà lập cái biết, đó là cái gốc của vô minh, thì H.Lan áp dụng làm sao?
H.Lan: Dạ kính thưa Thầy, con có hai ý. Thứ nhất là ví dụ như bây giờ con đang nhìn đang biết, đó là con đang có tri kiến lập tri. Thứ hai nữa là con đứng ở vị trí của cái biết biết một cái [không nghe rõ], bởi vì như là khi có những cái tư tưởng nó khởi lên thì nó biết gần như ngay lập tức, [không nghe rõ]
Thầy: Thì Thầy thấy rõ ràng lắm, ví dụ như H.Lan mà tri kiến lập tri có nghĩa là sao? Nghĩa là khi mà cô vừa tri kiến là có cô H.Lan nhảy vô trong đó liền. Thành ra, đó là tri kiến lập tri đó. Nhưng mà có khổ cái là nó có sẵn, nhưng mà cô không biết, cô muốn nhảy vô, chứ nhảy vô đó mới là lập tri đó. Cái ý đồ của cô là cô vừa tri kiến cái là cô nhảy vô liền. Nhảy vô cái nó mới hư sự, y như là cái mặt hồ hay là cái mặt ao mà nó yên lặng vậy đó thì mặt trăng chiếu xuống thấy rõ ràng lắm. Cô vừa thấy nước cái là cô nhảy vô liền, cái là mặt trăng nó biến liền.
Ch Hải - CT: Nhưng mà có khi nào bất chợt mà không tri kiến lập tri không? Nhờ huynh Q.Tồn giải thích thêm cho đại chúng học cái cách.
Chú Q.Tồn: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng, con có suy nghĩ như vầy. Con dùng từ trực giác là ai cũng có. Ví dụ như bây giờ con đang nói chuyện với ai đó thì con thấy đó là cái trực giác chứ không phải là con cố ý thấy, thì cái đó là tri kiến không lập tri, tức là vô kiến đó. Thì mình chỉ phát hiện ra trong những cái biết tương tự như vậy thì mới lần ra được. Chẳng hạn như bây giờ, một niệm khởi lên trong tâm thì đầu tiên là mình phải dùng cái thức để giữ gìn cái biết đó để cho nó biết cái niệm, mà sau này nó thuần rồi thì khi khởi lên nó tự thấy thôi, thì cái đó cũng là tri kiến không lập tri. Thì mình phải lưu ý để tự thấy cái đó, mà con nghĩ cái đó cũng chính là căn bản trí, tánh biết của mình. Thành ra mình cứ theo dõi cái tâm niệm đó thôi chứ còn như mình lý giải thì nó không ra được đâu.
Thầy: Thì đó, theo Thầy nghĩ, mình phải tự làm cảnh sát cho mình phải không? Đừng có lộn xộn. Vậy đó, cứ lúc nào anh thấy bắt đầu nó sinh sự ra thì nói: đừng có lộn xộn. Căn bản cái hồ nó nguyên vẹn vậy phải không, mà mình cứ nhảy vô cái ùm, toan tính là mất mặt trăng. Lập tri cái là nó nhảy vô liền, chứ còn cứ để nó tự nhiên, như hồi nãy ông gì nói đó, Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Thấy mặt trăng thì đừng có trụ vô đó cũng như đừng có trụ vô nơi cái ao thì mọi sự vẫn y nguyên như nó là phải không? Nhưng mà mình cứ là nghe ai nói mặt trăng cái là mình nhảy vô đó liền. Kết quả là coi chừng đuối nước nữa, đã không được mặt trăng mà coi chừng còn đuối nước nữa.
Chú Hải - CT: Dạ thưa Thầy, anh Q.Tồn hay nói là khi mình đang nói chuyện hay là làm cái gì đó, thì có ai ở sau lưng mình chụp vào vai mình cái là mình biết liền, thì đó là tri kiến không lập tri. Con cũng để ý khi có gió lùa qua tai cái là mình cảm thấy mát liền, đó cũng là tri kiến không lập tri. Con để ý là lúc nào mình không lập tri thì cũng như là làm quen với không làm quen, chỉ là khéo ở chỗ đó mà thôi. Hồi xưa khi mà chưa tu hành gì hết, khi về bên ngoại có đám giỗ, đang ngồi thì có gió tháng giêng lùa qua vai thì trực giác mình thấy là cái không gian của gió đó nó tự lên thôi, chứ mình không có cố ý nhận biết nó. Rồi sau này khi mà mình biết cái thấy đó thì mới nhận ra rằng hồi xưa mình cũng đã có cái thấy đó, nhưng mà mình lại bỏ qua. Vấn đề là mình phải phát hiện ra cái đó rồi làm quen với nó, đó là cái tri kiến không lập tri đó.
Chú Đức: Con xin phép Thầy cho con hỏi cô H.Lan. Tại vì con nghĩ là cái điều mà a.Hải và a.Quang Tồn nói đó là H.Lan đã hiểu rốt ráo rồi phải không?
H.Lan: Dạ thưa Thầy. Khi mà chú Hải nói về cái việc đang nói như thế này mà gió thổi đến từ sau lưng là mình biết mà không cố tình biết thì cái đó là con kinh nghiệm được.
Thầy: Không, bây giờ đơn giản là cô có thể kinh nghiệm có 4 chữ thôi, tri kiến vô kiến, ngay tại đây nè chứ không có lôi thôi gì hết. Tri kiến vô kiến, khi thấy biết mà không có cái thấy biết. Kinh nghiệm cái đó thì mới như ông Thịnh nói là cái gì đó, là nhân địa. Đó ngay tại đây chứ không có ý tưởng, bây giờ không có gió gì hết đó. Cái vấn đề là ngay tại đây mình tri kiến là mình thấy biết mà không có cái thấy biết thì đó chính là niết bàn. Đó vậy thôi. Còn như mình tự phá hoại niết bàn thì như hồi nãy ông Sơn nói đó, mình đang ở trong niết bàn rồi mà mình tự phá hoại cái niết bàn của mình chứ có ai phá hoại đâu. Chẳng có ai phá hoại hết trơn đó.
M.An: Dạ con xin phép hỏi bác Châu là con muốn nghe cái ý kiến của bác về cái tri kiến vô kiến là như thế nào đó. Con xin phép bác nói.
Ch.Châu - CT: Dạ bạch Thầy, bạch đại chúng. Tri kiến thì nó có sẵn rồi. Tri kiến là ngay tại đây nè, mình không có lập ra cái gì cả thì đó là tri kiến vô kiến. Luôn luôn có sẵn, luôn ở ngay nơi mình và luôn luôn trùm khắp. Có mình và chỉ có mình thôi thì đó cũng là tri kiến rồi. Có mình và không phải chia hai nữa. Không gian và luôn luôn chỉ có không gian đó thôi thì không có chia hai nữa, chứ còn có tiếp nữa thì nó cũng nằm trong đó thôi chứ không thể ra ngoài được. Mình có tri kiến thì mọi cái cũng đều nằm trên cái tri kiến đó, cũng tiêu tan trong cái tri kiến đó. Mình có chạy trời đâu đi nữa thì nó cũng quay về trong cái thực tại đó. Tri kiến là cái thực tại chứ không có gì hết trơn đó, tức là cái thấy biết thực tại, tức là không có cái nhị nguyên trong đó. Và từ đó thì mình sống, mọi cái diễn biến ra thì cũng là trên cái tấm gương đó. Càng nhiều thì cái tấm gương đó nó càng rỗng rang. Liên tục nhìn thấy càng nhiều thì cái tấm gương đó nó càng rộng lớn ra, thì tất cả cái tấm gương đó nó là tri kiến. Còn cái hình tướng lặp đi lặp lại là chuyện riêng của mỗi người, và nó cũng chỉ là lặp lại trên cái tri kiến đó, tại đó, không ngoài cái thực tại thì tự nhiên nó tiêu dung thôi chứ có gì đâu. Mình cứ sống với nó, mọi cái bóng cũng là cái gương và bóng càng nhiều thì gương càng lớn, sóng càng nhiều thì đại dương nó càng rộng. Luôn luôn là mình sống bằng cái tri kiến đó, mình tu bằng cái tri kiến đó thì cái tri kiến đó nó rộng rộng ra. Chứ còn cái tri kiến đó nó luôn luôn hiển bày, luôn luôn là thực tại. Chứ còn bây giờ cái phiền não có nhưng nó không nhằm nhò gì so với cái tri kiến này. Mình có cái tri kiến mạnh rồi thì những cái kia nó chỉ như bóng hiện trong gương thôi. Thì lúc đó khỏe, mình tu trên đó, không thể thối được. Mình cứ tiến tiến, đến mức độ nào thì không nói được nhưng mà không thối được đâu. Có rồi thì không thối được, mình xác quyết nó rồi thì không thối được nữa. 3 năm hay 10 năm thì đó là do cái nỗ lực của mình, do cái phước của mình được gặp Thầy, gặp chúng này nọ, thì mình cứ nương nương tiếp tục để nó rộng ra, tỏa khắp ra chứ còn khi mình thấy nó rồi thì mình khó thối lắm.
Thầy: Thầy thấy là ông Châu ổng nói thì ông H. Dũng cười. Chắc là ông H. Dũng này hay được ông Châu mời ra đi uống cà phê lắm phải không? Thành ra ổng như tâm đắc lắm phải không? Ông này nói, ông kia kìa cười à.
Tri kiến lập tri đó phải không? Tri kiến vô kiến đó, ông này nói thì ông kia cười, ông kia cười thì ông này nói, ăn ý với nhau hết sức, chứng tỏ là uống cà phê nhiều lắm.
Mà Thầy cũng thêm nữa là: không thối nghĩa là bắt đầu thơm đó.
“Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới,
Cúng dường nhất thiết Phật,
Tôn Pháp chư Bồ Tát,
Vô biên Thanh văn chúng,... ”
Đó, không thối là bắt đầu thơm đó.
Rồi, ông Tuấn. Bắt đầu hăng say rồi đó.
Tuấn-SG: Dạ thưa Thầy, con xin trả lời câu hỏi của M.An: “làm sao để có thể thực hành cái thấy tri kiến vô kiến” Có thể là mình nghe, thực hành tánh nghe, hoặc tánh thấy chẳng hạn. Khi mà mình nhìn tất cả sự vật thường nó có một sự lựa chọn thường là do cái thói quen của mình. Mình không nhìn tổng thể, mình chỉ nhìn 1 điểm thôi, kể cả khi lái xe ngoài đường cũng vậy. Khi mà mình thực hành, ở đây mình nhìn tất cả mà không khởi lên nhìn cái gì cả. Mình chỉ quan sát nó thôi thì lúc đấy nó không khởi lên nữa, thì sẽ thấy tất cả đó là cái thấy rõ ràng, không chạy theo cái gì cả. Thực hành ngay lúc chạy xe ngoài đường luôn, lúc đó cái thấy quan sát rất rõ, rõ đến từng chi tiết một, nó như là một bức ảnh ngay trong mắt mình, mình thấy tất cả nhưng không đi theo chi tiết nào cả. Thì thực hành từ từ nó mới ra được cái đó, nhìn không có lập tri, tức là vô kiến mà không bị tác động với một cái nào cả mà thấy rất rõ.
Thầy: rồi H.Lan, sao mà cô cứ quanh qua ngoảnh lại, cô muốn lập tri thì hỏi đi.
H.Lan: dạ, con xin chú Q. Tồn cho ý kiến về chia sẻ của huynh Tuấn vừa rồi được không ạ.
Ch Q.Tồn: trước khi nói về ý kiến của anh Tuấn thì mình nói ý kiến của mình trước đi ha.
Cái tri kiến vô kiến có trong đời sống mình thường ngày nhiều lắm, mỗi động tác của mình đều có hết tại mình không chú ý thôi, chứ chẳng phải không. Chằng hạn như mình đưa tay cầm cái tách, thì ngay lúc đó mình phải có biết trước đó chứ để mình cầm chứ không thì mình cầm cái gì bây giờ? Thì đó, cái biết đầu tiên đó là tri kiến vô kiến, mà nó xuất hiện từ “tri” tức là chỉ cần phát hiện thôi chứ không phải mình làm ra được. Chẳng hạn như, nó xảy ra ở nơi thân, nơi tâm nó có đều đều, liên tục chỉ có điều phải chịu khó phát hiện, để có niềm tin rồi thì mới bắt đầu sống được với nó. Chẳng hạn như hồi nãy tôi nói là khi trong tâm mình nó khởi lên 1 ý niệm gì đó, 1 tư tưởng gì đó, 1 tình thức gì đó, thật ra thì nếu mình đừng có chen cái ngã của mình vô thì nó tự biết liền. Nó tự biết có 1 cái tư tưởng gì đó khởi lên. Đó chính là cái tri kiến vô kiến. Mình chỉ cần làm theo thôi, làm theo thì nó sẽ ra. Như Tuấn nói khi đi trên đường đó, mình cứ nhìn bình thường thôi đừng cố gắng chăm chú vào đâu hết, thì cái sự quan sát của mình nó rộng rãi và cái tâm mình nó không bị kích động bởi cái gì, thì khi xảy ra 1 tình huống gì đó thì sẽ xử lý nhanh chóng không cần phải chuẩn bị gì hết. Điều đó là có thật, mình cứ làm thử đi là thấy liền. Đó cũng chính là tri kiến vô kiến. Tức là thấy hết mọi cảnh mà không có cái tâm gì khởi lên để chuẩn bị hay một tâm thế đối phó gì hết. Cứ thong thả mà đi thôi, thì khi mà có tình huống nguy hiểm xảy ra nó tự biết xử lý lấy mình không cần phải lo gì nhiều chuyện đó. Cái đó thì phải trải nghiệm thử thì mới biết. Xin hết.(tiếng đại chúng vỗ tay)
Thầy: Tóm lại ba vị đó anh Châu, rồi ông Tuấn, rồi ông Q.Tồn thì thật sự ra nó rất rõ ràng: cái tâm mình như tấm gương vậy đó, phải không? Tấm gương đó là tri kiến vô kiến đó, tấm gương đó nó vốn vô kiến chứ không phải là mình có thể vô kiến đâu. Tấm gương là nó không dính cái gì hết, phải nhìn rõ vấn đề này. Khi mà anh đã quen thuộc, anh đã ở, an trụ được trong tâm gương đó thì anh có kiến trời gì, phải suy nghĩ chứ, phải không? Chứ không phải là tôi ra ngoài đường tôi không suy nghĩ đâu, chút nữa xuống ăn mình suy nghĩ là dọn như thế nào đây, phải suy nghĩ. Nhưng mà những suy nghĩ, những cái bóng ở trong gương đó nó sẽ hòa tan ngay trong tấm gương đó là giải thoát trong ý tưởng. Chứ không phải vô kiến có nghĩa là tôi đừng có nghĩ, tôi đừng có ý tưởng nào hết. Tôi vẫn có ý tưởng nhưng quan trọng là cái tấm gương đó nó giải quyết mọi cái bóng. Tấm gương đó là nền tảng nó giải quyết tất cả mọi cái bóng. Không phải vô kiến là dừng có thấy gì hết, đừng có nghĩa gì hết, thành ra cái quan trọng nhất là cái nền tảng đó, cái tấm gương đó đó.
Ch.Châu - CT: khi Thầy nói làm con nhớ tới mấy câu nói, Mấy Lời Vàng đó Thầy mà con tâm đắc có nói là “suy nghĩ mà không động tâm, đó là tâm của tôi”. Câu nói như vậy thôi là nằm trong tấm gương rồi, suy nghĩ là bóng nằm trong tấm gương rồi; tự tấm gương xử lý, lúc đó không phải mình xử lý bằng cái thức nữa mà tri kiến đó xử lý hết mọi vấn đề. Vẫn có nghĩ, nhưng “suy nghĩ mà không động tâm, đó là tâm của tôi”. Vừa rồi Thầy nói làm con sực nhớ lại câu của lời vàng gì đó mà Thầy có giảng trên pháp đàm rồi. “Suy nghĩ mà không động tâm, đó là tâm của tôi” Cái gì suy nghĩ? Đó là tri kiến nó có sẵn tự nó hiển bày. Tâm và cảnh nó hòa nhập làm một không có hai nữa.
Thầy: thành ra vấn đề là vậy đó. Anh phải thấy tấm gương đó, không thấy hết được đâu, nếu thấy hết thì đó là đại viên cảnh trí chỉ có Phật mới thấy hết tấm gương đó. Mình thấy phần nào cái đó, rồi thì đại viên cảnh trí là cái trí y như tấm gương lớn bao trùm trời đất tất cả mọi cái đều hiện bóng trong đó hết và mình sống, an trụ trong tấm gương đó thì lần lần chính tấm gương đó nói giải quyết hết. Chứ không phải mình cố tình đừng có nghĩ, tất cả ý nghĩ của mình đều sẽ tan trong tấm gương đó. Đơn giản một điều là không có cái bóng nào dính vô trong gương được hết. Nó đến rồi nó đi. Thành ra như hồi nãy Châu có nhắc lại trong cuốn gì đó.
Ch Châu - CT: “suy nghĩ mà không động tâm, đó là tâm của tôi”
Thầy: nên nhớ là anh an trụ trong tâm gương đó thuần thục rồi thì tất cả mọi ý nghĩ của anh, tất cả mọi vọng niệm của anh đều là thức ăn của Pháp thân hết. Đó đều là thức ăn của tấm gương đó hết, chứ đừng có suy nghĩ “vô tri” vô này nọ, mọi suy nghĩ phải thành thức ăn của tấm gương đó hết. Khi mà tấm gương anh đã rõ ràng rồi thì tất cả cái bóng đều là thức ăn của tấm gương đó hết. Nó ăn, càng suy nghĩ càng mập ra thêm chứ không phải suy nghĩ một chập là teo tóp lại đâu. (Đại chúng vỗ tay)
Thành ra tu hành chỉ có 2 chuyện thôi: Thứ nhất là thấy tấm gương đó. Thấy không phải là thấy hết được đâu. Tu hành là làm sao mình mở rộng tấm gương đó ra và mình sống được trong tấm gương đó. Sống thuần thục trong tấm gương đó thì tấm gương đó nó giải quyết hết. Chính Pháp thân nó giải quyết hết, chính cái vô niệm đó nó giải quyết tất cả mọi niệm. Chứ giờ mình đè làm sao được cái niệm, phải không? Chính cái vô niệm đó nó làm cho ý tưởng của mình nó xẹt lên rồi nó tiêu tan. Cũng giống như bầu trời, bầu trời mới giải quyết được những đám mây. Chứ không phải mình ở dưới này mình thấy những đám mây rồi mình phun lên để cho mây tan đâu. Tự động nó sẽ giải quyết vì bầu trời nó mênh mông bao la mà nó không dính dáng cái gì hết cho nên nó giải quyết hết. Cho nên trong cuốn gì đó, cuốn gì vàng vàng đó, à cuốn “những chữ vàng” đó nói rất rõ: “những ý tưởng của bạn đều là thức ăn của pháp thân hết” những bóng hình này nọ đều là thức ăn của tấm gương hết. Chứ không phải vô kiến là mình đừng có thấy gì hết, đừng có khởi gì hết. Khi mà anh thuần thục rồi thì anh có khởi trời gì thì cũng chẳng ăn nhằm gì đến tấm gương hết, mà chính cái khởi đó là thức ăn cho tấm gương đó. Lúc đó anh không sợ vọng tưởng nữa, bởi vì đơn giản, mấy vị cũng nói vậy thôi, ngay cả một bậc thánh ăn cơm cũng phải khởi tư tưởng biết cái này là cơm chứ! Chứ nó bỏ sạn trong đó chẳng lẽ mình cũng ăn? Biết hết, phải không? Lúc đó phải phân biệt nhưng mà cái phân biệt của mình nó tiêu tan vào trong cái tấm gương vô phân biệt đó, chứ không phải không phân biệt đâu. Tất cả những phân biệt của mình, tất cả những ý tưởng của mình phân biệt đều tiêu tan trong cái nền tảng vô phân biệt đó. Tất cả mọi làn sóng nó sẽ tiêu tan, và tiêu tan tức thời trong cái đại dương đó. Quan trọng nhất là cái nền tảng, cái đại dương đó, chứ không phải mình cứ nói vô kiến là thôi không phân biệt. Đó vậy thôi.
Thấy vậy đủ chưa? Đã 3 tiếng rồi đó, những giờ phút vui vẻ thì qua mau! [Thầy và đại chúng cười]