Người thuyết trình: Lượng, Trường

Lượng: Kính thưa Thầy và đại chúng, được sự cho phép của Thầy thì hôm nay cho Lượng và SH T nói về chủ đề Mặt Nạ, Khiên Và Giáo Mác. 

Thật ra chủ đề này bắt nguồn từ quan điểm là khi mình tiếp xúc bên ngoài hay đi đâu mình cũng mang một phong cách và một thể hiện một cái mặt nạ nhất định.Về sau mình thấy rằng ai cũng thể hiện cho  mình một cái mặt nạ đại điện của mình hết. Chủ để này trình bày gồm có 3 phần.

Một là nói về tại sao có cái mặt nạ, khiên và giáo mác về mặt hình tướng, phần thứ hai nói về cái hình thành mặt nạ về mặt tâm thức và cái thứ 3 bàn về về đề chúng ta đóng một cái mặt nạ như thế nào cho phù hợp hơn. Giải quyết cái mặt nạ này như thế nào? Có cần thiết là chúng ta bỏ cái mặt nạ này xuống hay là không?

Thật ra về mặt tự nhiên, ở trong tự nhiên hay hình tướng tự nhiên thì ta thấy rằng mặt nạ thể hiện rất rõ ràng, nhất là thuật ẩn thân hay giả danh của các động vật hay các sinh vật xuất hiện ở đời sống trên trái đất này. Thì chúng ta thấy con kỳ đà nó thay đổi màu da của nó để ứng với môi trường, để nó che dấu, nó ẩn thân trong cái môi trường đó, mục đích là nó bảo vệ cơ thể của nó. Con tê tê chẳng hạn nó có lớp da rất là dày để nó chống lại sự tấn công của kẻ thù hay con rùa chẳng hạn. Người ta nói rụ cổ vào mai rùa đó. Thì con rùa có cái mai rất là cứng dùng để bảo vệ cơ thể của nó khi nó gặp nguy hiểm hay những con sâu nó yếu đuối như vậy nhưng khi gặp nguy hiểm, những con sâu róm có những lông có chất độc nó có thể phóng cái lông đó ra làm cho cúng ta bị ngứa chẳng hạn… Thì tất cả các hình thức này trên trái đất khi sinh vật muốn tồn tại thì nó tự tạo cho nó một cái hình thái để mà thích ứng với môi trường. Mục đích cuối cùng cũng là để bảo vệ cái thân của nó thôi. Một là nó che dấu, lẩn tránh, hai là nó ngụy trang hay hình thành lớp sừng bảo vệ như là cái khiên vậy. Ở đây ta ví như cái khiên, mà cái khiên là cái mà chiến binh La Mã dùng để làm bản đỡ khi mà giao tranh với nhau. Cái khiên đối với thú vật chính là cái da nó dày lên. Rồi trong chiến tranh thì có giáo mác. Ở đây thì động vật cũng hình thành theo tự nhiên. Ví dụ như con nhím, bộ lông nhím có những lông cứng tua tủa có thể châm chích kẻ thù. Hay những sừng trâu, ngà voi… được hình thành để làm vũ khí tự vệ. Thì đó là nói về mặt hình tướng, về con người chúng ta cũng đã trãi qua nhiều năm để mà sống và tồn tại trên trái đất này, thì chúng ta cũng có nhiều cái để chúng ta vũ trang hay ngụy trang. Chúng ta dùng trí tuệ, sự thông minh và sức tưởng tượng của con người để tồn tại. Lúc đầu chúng ta ở trong hang để lẩn trốn hay bây giờ chúng ta ở trong nhà để che chở thân này. Rồi chúng ta có những cái vũ khí. Đó là về mặt tư nhiên.

Vậy về mặt cái tâm con người, cái tâm con người chúng ta có hình thành cái mặt nạ hay không? Về mặt hình tướng tự nhiên thì chúng ta thấy rõ ràng là tất cả chúng ta có hình tướng bề ngoài như vậy để mà che chở cái thân như vậy thì tâm của chúng ta có hình thành cái gọi là mặt nạ để bảo vệ cơ thể chúng ta hay không?

Thì rõ ràng là như vậy, khi chúng ta đi ra ngoài tiếp xúc với bất kỹ người nào chúng ta cũng đã có một cái mặt nạ để phô diễn, thể hiện. Có câu nói “đi với Phật mặt áo cà sa, đi với ma mặt áo giấy” thì đó chỉ là sự thích ứng thôi nhưng mà chúng ta thấy mục đích cúng ta hình thành cái mặt nạ cho một cái tâm của chúng ta thì đó chính là cái mặt nạ bảo vệ cho chính chúng ta. Chính là bảo vệ cái tôi của chúng ta. Có một đọan trích nói rằng: “Nhận thức về sự đối lập đã được định hình trong cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta ở dạng yêu thương và căm ghét” yêu thương và căm ghét là hai mặt đối lập với nhau hay sự đối lập của sự ghen tị và cạnh tranh. “Trong một quy mô rộng lớn hơn, sự đối lập sẽ kích động những cuộc xung đột về lợi ích và ý thức hệ. Điều lớn nhất trong các sản phẩm đối lập, chính là chiến tranh - đây là hành động điên rồ nhất con người có thể phạm phải.” Khi mà chúng ta bám dính vào cái tôi và cái của tôi, quá bám dính, quá yêu thương cái thân xác cho riêng mình không thôi mà không nghĩ cho người khác thì chúng ta sẽ tự hình thành cho mình một cái mặt nạ, mà cái mặt nạ đó nó thể hiện trên cơ thể gương mặt ở mỗi con người chúng ta.

Có một người nhận xét bản thân mình đi, họ nhận xét cũng rất là đúng. Anh L là ảnh hay gồng lắm! mình thấy là đúng. Gồng thì cái cơ nó gồng thôi chứ thật ra cái tâm mình nó cũng gồng, nó cũng rất là gồng trong đó khi mà mình đi tới một cái nơi nào đó mình ra vẻ thể hiện co mình lại, thu mình lại hay mình gồng lên để mình sẵn sàng đối chọi lại với người khác hoặc là mình che chở cho mình. Cho nên cái tâm mình gồng cũng có thể đúng, khi mà mình quán chiếu kỹ thì thấy rằng chúng ta tự tạo một cơ chế gồng lên, xù lên để bảo vệ cái tôi của chúng ta như vậy. Một là vậy hay hai là tâm chúng ta có rúm lại hoặc lẩn trốn và đôi khi “cái tôi” của chúng ta chui sâu vào trong hang núp không chịu ló mặt ra hoặc chúng ta bỏ đi chổ khác. Thì tất cả các hành động như vậy khi chúng ta đi ra ngoài tiếp xúc với mọi người thì chúng ta sẽ hình thành lên một cái mặt nạ rõ ràng của chúng ta. Thậm chí ngay cả facebook của mỗi người, face là cái mặt, thì những cái gì chúng ta diễn tả trên facebook nó cũng là cái mặt nạ của chúng ta mà thôi.

Tuy nhiên cái mặt nạ có thể tốt, có thể xấu có thể ứng dụng trong cuộc sống này một cách hữu hiệu. Ngay đó cũng là cái mặt nạ và chúng ta thấy rõ ràng vậy. Sắp tới chúng ta thảo luận thêm là chúng ta có nên giữ cái mặt nạ chúng ta không? Sử dụng mặt nạ như thế nào?.

Lượng xin đọc một đoạn của câu chuyện hình thành mặt nạ chúng ta như thế nào qua bài viết của Lama Surya Das với tựa đề “Bỏ đi cái mặt nạ khi đi trên con đường tâm linh” đoạn văn nói rằng: “Một số người thấy khó hiểu tại sao một diện mạo cá nhân cố định lại có thể tạo ra sự ngáng trở trên con đường tâm linh. Họ không “thấy được” làm thế nào sự dính mắc vào một vai trò, một vẻ ngoài, hay một hình ảnh có thể gây trở ngại cho con đường truy cầu thế giới bên trong. Điều chúng ta cần hiểu là, diện mạo cá nhân mà ta tạo ra bị trói chặt trong những câu chuyện ta kể cho chính mình về việc mình là ai. Nói ngắn gọn, diện mạo cá nhân thường là một thước đo đáng tin cậy về sự chấp ngã. Khi gỡ bỏ áo giáp, gỡ bỏ những phần, những mảnh của diện mạo cá nhân, ta cũng buông bỏ sự nắm bắt và níu bám vào bản ngã. Làm như vậy, ta nới lỏng một số những tư duy “tôi”, “của tôi”, “về tôi” mà tất cả mọi người đều chìm đắm vào. Xét cho cùng, nhiều người chúng ta sử dụng kiểu tư duy này như một cách đặt ra những rào chắn, củng cố hơn nữa mặt nạ của mình” Tức là chúng ta tư duy theo kiểu tư duy “tôi”, “của tôi”, “về tôi” thì chúng ta sẽ tăng thêm cái rào chắn.

“Kiểu như “nhà của tôi”, “nghề của tôi”, “không gian của tôi”. “Một lần nữa, thay vì tìm kiếm sự hiện hữu chân thực, thay vì chân lý và tự do, ta lại tìm kiếm hình ảnh, sự an toàn, vùng thoải mái của bản ngã. Kiểu níu bám này không chỉ hạn chế ở sự vật hay đối tượng. Nó còn mở rộng sang ý kiến và thái độ; khi ấy ta thường sử dụng những ý kiến, thái độ này để cảm thấy mình cao hơn người khác, như khi nói:”

Ngài đưa ra cái ví dụ có những câu nói như thế này thể hiện mặt nạ của người nói ngay lập tức.

“Tôi chỉ ăn ngũ cốc, đậu hũ và vài loại rau; ai không làm vậy là đang rước lấy các vấn đề về sức khỏe”. Hoặc câu nới là:

“Tôi có quan điểm rất rõ ràng về nuôi dạy con cái; hãy làm như tôi nói, nếu không bạn đang mạo hiểm về tinh thần của con cái bạn”. Hoặc câu nói khác như sau:

“Tôi là người theo quan điểm của riêng tôi, tất cả những quan điểm khác là sai”.

Thì tất cả cái đó là chúng ta tư duy theo lối tôi, của tôi về tôi và lối tư duy này nó hình thành mặt nạ ở chúng ta. Và chúng ta sẽ mang cái mặt nạ này mà không hể để ý hay biết về nó, thậm chí chúng ta có rất nhiều lớp mặt nạ trong đó. Ví dụ trong trang web cùng sống an vui (cungsonganvui.org) trong bài “Bên trong, mỗi ngừời đều rất mềm yếu và dễ bị tổn thương” của Stephen R. Covey có đoạn viết như thế này: “Bề ngoài, tôi có vẻ thoải mái, nhưng đó chỉ là mặt nạ của tôi – chiếc mặt nạ luôn luôn biến đổi và luôn luôn che giấu. Đằng sau nó, không hề có sự kiêu kỳ, trầm tĩnh hay hài lòng. Đằng sau nó mới chính là tôi – đang bối rối, sợ hãi và cô đơn.” Lặp lại: “Đằng sau nó mới chính là tôi – đang bối rối, sợ hãi và cô đơn”. Như vậy chúng ta thấy chúng ta có rất nhiều lớp mặt nạ, đằng sau lớp mặt nạ này lại là cái mặt nạ khác. Cái mặt nạ bên trong tiếp theo thể hiện của cô gái đó là sự sợ hãi và cô đơn.

“Nhưng tôi che giấu điều này, không muốn bất cứ ai biết đến. Tôi lo sợ khi nghĩ đến việc điểm yếu của mình bị lộ ra. Đó là lý do tôi lại điên rồ tạo ra một chiếc mặt nạ, một vẻ ngoài vờ như lãnh đạm để giấu mình, để che đậy không cho ai nhìn thấy. Tuy nhiên, bộc lộ với mọi người mới chính là cứu cánh của tôi, cứu cánh duy nhất. Và tôi biết điều đó – điều duy nhất giải phóng tôi khỏi bản thân, khỏi bức tường nhà tù mà chính tôi xây nên, khỏi hàng rào mà tôi đã dựng cẩn thận. Nhưng tôi sẽ không nói cho bạn biết điều này. Tôi không dám. Tôi sợ phải làm việc đó.”

Thì đó là cái mà tất cả chúng ta đang xây dựng trong một xã hội. Dĩ nhiên những em bé nhỏ lúc đầu có thể rất ngây thơ như tờ giấy trắng như là không có “mặt nạ” vậy. Như là không có mặt nạ vậy, chứ mình không dám khẳng định là không có. Nhưng khi lớn lên dần dần chúng ta hình thành cái bản ngã của chúng ta trong quá trình chúng ta sống trong xã hội. Hoặc những tập nghiệp cũ đời trước của chúng ta cũng góp phần thể hiện dần lên cái mặt nạ của chúng ta trong đời sống này. “Tất cả mọi người đều rất mềm yếu và nhạy cảm. Một số người học cách bảo vệ bản thân khỏi điều này – có thể là che  đậy, giả vờ hoặc đeo một “chiếc mặt nạ” an toàn. Nhưng tình yêu vô điều kiện cùng sự ân cần và nhã nhặn sẽ xuyên thủng lớp vỏ bề ngoài này. Họ sẽ tìm thấy một tổ ấm trong trái tim ai đó và những người khác sẽ hưởng ứng”- (Stephen R. Covey). Và như vậy chúng ta thấy tình yêu vô điều kiện có thể thấu hiểu lòng của một người hoặc nói sâu vô về mặt Phật pháp chính là lòng từ bi có thể xuyên thủng tất cả mặt nạ mà nãy giờ được nhắc đến. Đây là một trong những khía cạnh trong quá trình thảo luận mình sẽ trình bày. Như vậy, chúng ta hình thành mặt nạ hay khiên là cái dùng để bảo vệ và chúng ta, chúng ta giả danh, che đậy, chúng ta lẩn tránh vào trong đó, hay chúng ta nhờ ai đó che chở chúng ta, hay ngoài đời sống xã hội chúng ta nhờ “ô dù” để che chở chúng ta. Chúng ta dùng giáo mác chính là lời nói của chúng ta để tấn công ai đó. Lời nói là một thông điệp truyền tải, dùng để trao đổi thông tin nhưng chúng ta dùng không khéo nó cũng là một vũ khí đối với người khác và gây tổn thương người khác rất đau là rất lâu. Lời nói, mà Thầy dạy rất là kỹ, là một trong 5 điều chúng ta giữ giới cho lời nói của chúng ta. Đến đây thì Lượng xin phép dừng lại sau khi khơi gợi các ý kiến cho chủ đề: “mặt nạ, khiên và giáo mác”. Xin mời SH T tiếp lời để triển khai rộng ra ý kiến của SH T ạ!

 

Sh Trường: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng.

Cái nhân duyên em được làm chủ đề này là có một lần em được Thầy cho phép nhập thất một tuần, sau khi ra thất thì em có xin Thầy làm một chủ đề đó là “dũng cảm đối diện với chính mình”. Thông qua lần nhập thất đó em buộc mình phải đối diện với chính bản thân mình thì em nhận thấy cái bản chất hay bản tính của mình nó không như mình nghĩ. Cho nên Thầy cho phép em làm chủ đề này vì nó có phần nào liên quan.

Theo em thì mặt na chính là cái bản ngã hay cái tôi riêng biệt của mình. Cái tôi này thì nó không có thật nhưng mình luôn đồng hoá mình với chính nó nhiều đời nhiều kiếp rồi, cho nên từ đây nó sinh ra đau khổ. Nó cứ nghĩ nó là một cái gì riêng biệt, tách biệt với cuộc sống hay thế giới này. Và từ đó nó bảo vệ và bao bọc nó bằng nhưng cái khiên, giáo mác hay là những quan điểm, những luận điểm riêng của nó để nó tồn tại được. Nhưng thực chất là một cái giả tưởng mà mình tưởng tượng ra mà thôi, và nó không đưa mình đi đến đâu hết. Nhưng mà mình cứ sống lăn lộn với nó nhiều đời nhiều kiếp và nó thực sự khiến mình khổ. Thậm chí có những lúc khi thực hành thiền định, quán chiếu hay sám hối em cảm thấy mình gần như là không đối diện nổi với chính nó. Tại vì nó quá dày, nó quá sâu đậm rồi, nó nhiều đời nhiều kiếp rồi. Lúc đó em chỉ than với Phật là con không chịu nổi mình nữa rồi. Chính mình còn không chịu nổi mình thì còn ai chịu nổi mình nữa.

Chính mỗi lần như vậy nó lại tạo cho em quyết tâm bỏ cái này đi để trở về với con người thật của mình. Chứ mình cứ sống trong một cái mặt nạ hay một danh tướng, hay bất cứ một vọng tưởng nào thì nó sẽ khiến mình khổ. Thậm chí nó khổ ngay trong từng tư tưởng của mình, chứ không cần phải đợi một cái nghiệp hay một cái biến cố gì xảy đến với mình thì mình mới thấy khổ. Nó xảy ra khi mình có một ảo tưởng về một cái tôi hay một tư tưởng bám chấp nào được hình thành dựa trên nó thì nó sinh ra khổ ngay tại thời điểm đó. Chính vì thấy điểm đó cho nên em mới xin thầy làm cái chủ đề dũng cảm đối diện với chính mình là như vậy.

Ví dụ bây giờ một ai đó hỏi em hay là hỏi mọi người là “Bạn là ai?” thì đa số mọi người sẽ trả lời mình là một cái gì đó, một cái tên, một chức danh hay địa vị gì đó để có một giá trị riêng cho mình. Nhưng mà những giá trị này nó là vô thường, nó không cố định cho nên là nó không thật. Chính vì điều đó làm chúng ta khổ mà chúng ta không nhận ra, chúng ta cứ đinh ninh rằng mình đang như thế này thế kìa và cứ bao bọc nó. Ví dụ mình sẽ có những quan điểm, ý kiến riêng của mình thì chính cái đó là đau khổ khi mà ai đụng chạm đến nó thì em thấy từ chính bản thân mình sẽ có 2 hướng giải quyết. Một là mình chọn cách né tránh, nghĩa là mình luôn trốn tránh vấn đề, cho nên không bao giờ mình đối diện được với chính mình. Hai là mình nổi sân lên để mình bảo vệ quan điểm hay vấn đề của mình. Thế nên là mình luôn bị nó lừa và mình sống dưới sai sự của nó.

Ở đây Thầy hay nói mình làm trăm chuyện sai cả trăm, trước đây thì em nghĩ chắc mình cũng phải làm vài chuyện đúng không đến mức làm trăm chuyện sai cả trăm. Nhưng càng tu tập thì em thấy đúng là mình làm trăm chuyện sai cả trăm mà thường thì mình không thấy. Giống như mình đeo cái mặt nạ mình không có thấy được mình, chỉ nhìn ra phía trước thôi chứ không có nhìn ngược lại mình được. Khi tĩnh tâm, lặng lại, quay lại soi rọi lại chính mình, nhìn lại toàn bộ thì mình mới thấy những điểm sai lầm. Em không biết phải nói sao nhưng em nghĩ chắc mình phải quyết tâm trên con đường hơn để phá vỡ cái bản ngã này. Ông bà hay nói câu “tốt khoe xấu che” thì đó chính là cái mặt nạ của mình. Thường thì mình luôn muốn chưng ra một cái diện mạo hay một giá trị tốt lành nào đó, ngay cả mình không nói với ai nhưng mình luôn muốn chứng tỏ với chính mình và đó là cái mình tự lừa dối mình. Mình lừa dối mình còn nhiều hơn mình lừa dối người khác nữa, cái tôi mình nó khôn lanh hơn mình nhiều lắm. Mình thấy được nó thì ít nhưng mình để nó lừa mình thì nhiều. Đó chính là những chướng ngại trên con đường này của mình. Mình hay giả bộ tốt lắm, ai làm gì mình cũng làm theo, các hoạt động thiện nguyện cũng tỏ ra tốt bụng hay này kia. Nhưng khi quay lại hỏi bản thân có thực sự là người tốt hay không, thì em không dám chắc em là người tốt. Mình có phải làm điều này vì cái gì đó không? thì nó luôn có một mục đích đằng sau đó, và cái mục đích đó chính là cái ảo tưởng, giả tưởng của mình. Cho nên ít khi sống thật được với chính mình lắm, ít khi nào sống được với cái bộ mặt thật của mình lắm.

Hầu như em thấy mình luôn sống dưới cái thức thứ bảy, cái thức chấp ngã đó chính là cái mặt nạ. Ngay cả thực hành mình có một kinh nghiệm tâm linh nào đó cũng bị nó làm cho ô nhiễm nữa. Nó nói kinh nghiệm tâm linh này của tôi, cái này là tôi có, tôi được trải nghiệm cái này. Nhưng thực chất đó chỉ là một trải nghiệm thôi, nó không có thuộc về ai hay là cái gì của riêng mình hết. Mình tu hành thì kinh nghiệm nó xảy ra thôi, chứ nó không phải là của mình, mà cũng đầy người có kinh nghiệm chứ không phải mình mới có kinh nghiệm. Nhưng mình luôn bám chấp tôi kinh nghiệm A, B, C ; thay vì ở đời mình chạy theo cái này chạy theo cái kia; khi tu hành mình lại chạy theo những kinh nghiệm cho nên mình vẫn thấy mình khổ.

Vậy thì làm sao để gỡ bỏ những chiếc mặt nạ này. Như Thầy cũng dạy  có hai con đường đó là con đường trí huệ và con đường từ bi mà mình phải đi thôi, hoặc là mình đi cả hai đồng thời. Con đường trí huệ chính là những gì nãy giờ em chia sẻ, mình phải chánh niệm và quán chiếu bản thân mình liên tục. Tại vì mình bị cái thức thứ bảy là cái thức chấp ngã nó ăn vào mình rất là lâu rồi cho nên mình khó nhận ra nó. Cho nên mình cần phải có thời gian và bỏ ra tâm lực để thực hiện việc này, mình phải quán chiếu và sửa đổi nó từ từ.

Còn cái bộ mặt thật của mình thì thực sự nó không có gì cả, nó không có một mục đích, một nhân dạng hay danh tướng, hình tướng nào cả. Cho nên mục đích của mình là trở về cái Bản Lai Diện Mục của mình hay còn được gọi là khuôn mặt xưa nay của mình, khuôn mặt thật của mình. Chứ mình không có chạy theo những tư tưởng, danh tướng hay năm cái độc của mình: tham, sân, si, mạn nghi, đố kỵ. Nếu mà mìn còn chạy theo những cái này thì còn lâu lắm mình mới lột được những tấm mặt nạ mình ra. Cái việc làm bây giờ giống như là đi ngược dòng vậy, tại mình đã đi xa nguồn nhiều đời nhiều kiếp quá rồi, cho nên hành trình đi ngược về nó cũng rất là gian nan. Em hi vọng mỗi người luôn giữ được cái sự dũng cảm, nhiệt huyết trong mình quyết tâm lột bỏ những chiếc mặt nạ của mình để trở về với nguồn.

Khi mà mình trở về với nguồn em nghĩ là cái mặt nạ mình cũng chả lấy chả bỏ, nó cũng chỉ là một cái hoá hiện từ khuôn mặt thật của mình ra thôi. Nhưng mình không còn bị đồng hoá mình với nó nữa. Theo em nhớ trước đây có một buổi Thầy cho mọi người trong chùa nói về chủ đề phiền não, thì Thầy có hỏi em một câu là “Trường nghĩ Trường là ai?” . Em có trả lời là em nghĩ em là cái trải nghiệm này, thì Thầy kêu quán chiếu tiếp đi. Sau đó em thấy một điều là mình sống trên đời này mình cứ trải nghiệm cuộc sống này thôi, nó không có cái khổ hay phiền não gì trong đó. Cái phiền não nó sinh ra khi mình đồng hoá mình với cái trải nghiệm này. Em nghĩ là mình không phải cái thân xác này, tâm trí này, mình thuộc về một thứ gì đó nó cao cả hơn. Cho nên việc mình làm là làm sao thoát khỏi những cái bẫy của sự chấp ngã của mình bằng hai con đường đó là trí huệ và từ bi. Em xin hết, em xin mời mọi người đóng góp ý kiếm thêm ạ.

 

Anh Lượng: Cảm ơn Sh Trường. Bây giờ đến phần thảo luận thì Lượng xin đặt ra câu hỏi: Chúng ta hình thành mặt nạ như thế nào? Chúng ta có bao nhiêu mặt nạ? Bằng cách nào để chúng ta gỡ bỏ cái mặt nạ đó xuống? Một câu hỏi nữa là: Những mặt na này chúng ta giữ được không?

 

P. Thảo: Con xin phép có ý kiến được không ạ? Con xin phép có ý kiến với sư huynh Trường với cả anh Lượng ạ. Dạ nghe rõ không ạ? Dạ hôm nay phần chia sẻ của sư huynh Trường và anh Lượng thì em chợt nhớ đến câu đó là: Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, em chợt nhớ câu đó. Thì thực ra ngày xưa thì em cũng rất là lăn tăn với câu nói đấy, và mình nghĩ là mình đi với ai gặp khách hàng nào gặp đối tác nào hoặc mình gặp một cái người nào đó, thì với mỗi một người mặc một cái bộ quần áo nó phù hợp với bối cảnh đấy và mình thì cư xử phù hợp với cái bối cảnh đấy. Ví dụ như chúng em ngày hôm qua có một chương trình “Đi Vào Thực Tại”, thì cũng có một cái giai đoạn là em cũng đang băn khoăn không biết là mình có nên khoác những chiếc áo những lớp vỏ bọc đấy hay không để mà mình đi làm việc rồi để mà mình cư xử với các cái mối quan hệ bên ngoài. Thì sau khi được học Thầy một thời gian thì em chỉ tự thấy rằng là thật ra mặt nạ có hay không thì không quan trọng, mà quan trọng là cái động cơ của mình khi mà mình làm cái việc đấy nó như thế nào, cái động cơ sâu thẳm ở bên trong, mình có cái ý gì khác hay không hay là mình chỉ vì bản thân mình thôi, mình có cả vì người ta và cả vì mình hay không. Thế thì cái động cơ thì cái đấy mới là cái quan trọng, còn cái thực tế biểu hiện bên ngoài thì phải tùy thuộc vào mỗi bối cảnh khác nhau mà mình phải có những cái ứng xử nó phù hợp ạ. Em xin hết ạ.

 

Lượng: Cảm ơn Thảo đã đóng góp ý kiến và theo như Lượng nhìn nhìn sâu nhìn thêm về cái chủ đề này, Lượng thấy rằng cái câu hồi nãy cũng có nhắc tới đó: Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Thì thực ra mình không có gọi đó là một cái mặt nạ, mà nghĩ đó là một sự đồng sự cho nên là có thể là mình thích ứng ở từng môi trường để mà mình làm việc mà thôi. Cho nên thành ra mình nói là cái mặt nạ có hay không không quan trọng quan trọng la cái động cơ. Nhưng theo Lượng nhìn thấy rằng là mình phải thấy được cái mặt nạ của mình nó rất là quan trọng đó, mình phải thấy được là cái bản ngã của mình ở đâu và thấy được mặt nạ mình, nhìn thấy được mặt nạ của mình như thế nào mình sử dụng nó như thế nào nó phù hợp với từng hoàn cảnh. Nếu mà nó không quan trọng thì không khéo mình sẽ đi vào một cái nhóm lợi ích mình không thấy, khả năng là như vậy nhưng mà cũng hiểu ý câu chuyện đó là động cơ về từ bi trí huệ tất cả đó thì chúng ta buông bỏ bớt bản ngã để chúng ta thấy mặt nạ chúng ta thì điều quan trọng là chúng ta vẫn phải nhìn thấy được bản ngã mình nằm ở đâu bởi vì chúng ta, tám tỉ người trên thế giới Thầy nói tám tỉ người là tám tỉ cái khác nhau, và Lượng quán chiếu câu nói Lượng thấy rằng là mỗi chúng ta đều có cái hay hết. Xin hết ạ, xin mời thêm ý kiến của nhóm Hà Nội ạ.

 

Trường: Em cũng xin bổ sung thêm một ý nhỏ thôi, em nghĩ là cái động cơ thì đúng là nó quan trọng trong cái phần đó nhưng mà vấn đề là khi mà mình dẹp cái mặt nạ đó nó có đồng hoá với nó không, đó là cái điểm em nghĩ là then chốt. Còn nếu mà kêu là: đi với Phật mặc áo cà, đi với ma mặc áo giấy, mà mình chấp vô cái hình tướng mình đang đi với Phật ấy là mình đang làm một cái gì đó tốt lành hay một cái danh tướng gì đó, đó là một cái ảo tưởng không tốt cho mình. Em nghĩ vấn đề là mình sử dụng nó chứ mình không nên đồng hoá mình với nó. À cho nên là tôi sử dụng chiếc mặt nạ này cho mục đích này và thôi tôi bỏ nó, tôi không có dính líu gì nó, chỉ là trong cái hoàn cảnh này trong tình huống này tôi sẽ đối xử như vầy và mọi thứ là nó xong rồi nó thôi, không có bất cứ một cái tư tưởng hay một cái sự bám luyến gì với cái mặt nạ đó thì em nghĩ mấu chốt nằm ở đó, chứ còn tất nhiên là mình sống ở cái cuộc sống tương đối này thì ai cũng phải có mặt nạ rồi, nếu mình không có mặt nạ thì em nghĩ mình không có mặt ở đây. Nhưng mà cái vấn đề là mình không để nó làm chủ mình và mình phải làm chủ được cái mặt nạ đó.

V. Từ: Dạ kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng, mọi người có nghe V. Từ nói không ạ? Với cái chủ đề mặt nạ này của huynh Lượng và huynh Trường, V. Từ cũng muốn đóng góp ý kiến. Nói về mặt nạ thì V. Từ thấy ai cũng có ngay cả V. Từ cũng có, hiện tại bây giờ vẫn có mà cái làm cho V. Từ nhớ là tại sao mình lại có những cái mặt nạ như vậy? Là do chính mình muốn bảo vệ mình, muốn che lấp một cái gì đó đôi khi nó không thật nên thành ra mình muốn che lấp cái đó đi nên thành ra mình phải nói dối mình phải có những cái mặt nạ. Thì ở đây V. Từ cũng muốn xin chia sẻ cái lúc trước khi mà V. Từ biết tới Phật Giáo, V. Từ cũng có rất rất nhiều những cái mặt nạ, và cái mà V. Từ được từ khi biết đến Phật Pháp biết đến Thầy biết đến chúng và V. Từ cũng đã từng chia sẻ rất nhiều lần với đại chúng, cái mà Phật Pháp đức tin nhiều nhất đó là đức tin chân thật với mình nhiều hơn, bớt nói dối nhiều hơn. Tại vì V. Từ có nhớ là có một vị cũng đã từng nói đó là nơi đây chính là cái nơi chân thật cuối cùng của mình rồi, mình biết là nếu mà còn không chân thật nữa thì không còn chỗ nào để mình chân thật được. Thì chính ngay cái câu nói đó làm cho V. Từ có thể áp dụng được trong cái đời sống của mình, làm cho mình bớt đi những cái mặt nạ lắp vào giống như ở ngoài đời nữa. Đạo Phật chính là chân lý, chân lý chính là sự thật mà khi mình càng sống gần với sự thật thì mình càng đi gần đến với cái chân lý Đức Phật đã từng giảng dạy cho mình, chân lý đó luôn đúng. Và mình càng đi càng sống thật với mình bao nhiêu thì mình bớt đi những cái mặt nạ cái áo mình khoác bấy nhiêu. Dạ V. Từ xin hết ạ.

Bình: Ai cũng có mặt nạ, thì đúng vậy nhưng mà không phải mỗi người có một cái mặt nạ đâu mình thấy là vô vàn, quan trọng là có muốn bỏ nó hay không và bỏ bằng cách nào?. Anh Lượng với Trường cùng đại chúng có thể chia sẻ cách nào để bỏ những cái mặt nạ đó, để cho mình có thể biết mình bỏ bớt cái mặt nạ của mình. Thì nhờ anh Lượng và Trường với đại chúng ạ.

Lượng: Cảm ơn sư huynh Bình đặt câu hỏi rất là hay. Thì mình thấy cái vấn đề bây giờ mình có bỏ mặt nạ hay không thì Lượng cũng không dám chắc, đó là đối với bản thân mình đó nha. Nhưng mà Thầy dạy rằng là mình phải quán chiếu cho được, cho sâu vào được cái bản tâm của mình.

Mình thấy đâu thấp thoáng bản tâm, mình thấy chính mình mình chánh niệm được thì mình mới thấy được tất cả những cái khác. Mình thấy được tận cùng của bản tâm và đâu đó thì lúc đó mình mới nhìn được cái bên ngoài, cái mặt nạ của mình. Lúc đó, mình muốn bỏ hay không và nó tự động nó phai đi nó bớt đi. Nếu chúng ta sống trong cái bản tâm đó, thì chúng ta mới yêu thương. Chúng ta sống trong cái bản tâm đó nhiều chừng nào thì các cái mặt nạ khác dường như nó bị phai mờ đi.

Có thể sau này chúng ta dùng nó cũng có nữa, có thể về sau này chúng ta về nghiệp chúng ta vẫn phải dùng nó, nhưng mà hình như nó không ảnh hưởng nhiều, chúng ta không bị bám chắc dính vào cái mặt nạ đó nữa. Chúng ta không đeo cái mặt nạ đó lên suốt đời để chúng ta làm việc, mà chỉ có thể một đoạn thời gian nào đó chúng ta dùng nó.

Lượng thấy rằng khi chúng ta có thể có rất nhiều mặt nạ, nhưng nếu nhiều mặt nạ chúng ta ở trong một bản tâm mà lâu, dính nhiều, nó bền thì tất cả mặt nạ dường như nó trong suốt. Cho nên là, chắc mình chưa đạt cái đó nhưng mà mình nghĩ rằng là trong cái bản tâm thì tất cả đều nếu nhúng vào vàng thì ở đó sẽ là vàng hết luôn, đó là câu nói của Thầy thường nhắc. Và Lượng xin hết ạ.

Mời huynh Trường bổ sung thêm.

 

Trường: Đối với câu hỏi của huynh Bình thì em thấy là trước hết là mình phải quyết tâm bỏ nó đã. Mình phải đặt ra câu hỏi là mình có dám bỏ hay không? Mình có dũng cảm đối diện được với mình được hay không?

Còn nếu thật sự quyết tâm của mình đúng thì mình sẽ làm được. Tại vì chẳng lẽ giờ mình chánh niệm liên tục mà mình không thấy được phần nào của nó, thì cái vấn đề của mình là mình có chấp nhận sửa đổi mình hay không, sửa đổi mình hay không. Còn cái phương pháp tuỳ vào mỗi người, mỗi người có một cái phương pháp riêng của mình nhưng mà cái mục đích chung của nó là đều đưa mình trở về cái khuôn mặt xưa này của mình.

 Trước hết là mình cần tin, mình phải tin là mình trong sạch hoàn toàn và mình chưa bao giờ đeo một cái mặt nạ nào trước đó. Còn những cái thứ mình đang có hiện giờ chỉ là giả tạm và mình không đi theo nó nữa. Ngay chính cái thời điểm, mà mình dứt bặt được những tư tưởng của mình đi thì cái khuôn mặt thật của mình nó hiện ra. Mình có cái tư tưởng là mình muốn lột là còn một cái bám chấp, bám nắm vào, cho nên là chỉ khi nào mình thật sự chấp nhận buông xả hoàn toàn thì không còn cái mặt nạ nào nữa nó dính được trên mình.

Khi đó cái khuôn mặt xưa nay của mình nó hiện lộ ra thôi, còn thực sự trước giờ, nó sống sát sườn với mình và nó chưa bao giờ rời bỏ mình. Vấn đề của mình là mình luôn bị chạy theo các tướng, các danh cho nên là mình không thấy được cái mặt nạ của mình tại vì mình luôn nhìn ra chứ không có nhìn ngược vào, cho nên mình không thấy cái mặt nạ của mình.

Mình phải quán chiếu mình liên tục và cần một cái nỗ lực rất lớn, và không chỉ quán chiếu mình thông qua mình mà còn qua người khác nữa. Hãy thử quan tâm đến người khác xem người khác nhìn mình như thế nào, thì đó chính là cái khuôn mặt của mình nó được biểu lộ qua cách mọi người nhìn mình, đó chính là khuôn mặt của mình. Em xin hết.

 

H. Lan: Dạ kính chào Thầy kính chào đại chúng, mọi người nghe rõ không ạ? Dạ lúc nãy huynh Trường có nói về là mình phải tin vào cái bản lai diện mục chân thật của mình, và thực sự mình muốn buông bỏ đi những cái mặt nạ của mình hay không. Mình thì mình thấy như thế này, tất cả những cái lòng tin của mình từ đó đến giờ, nó đều bồi đắp cho cái mặt nạ H. Lan đang đeo hết.

Thì hôm trước, mình có được một cái cơ hội để kinh nghiệm là mình là một đứa bị nghẹt mũi, đấy là một tư tưởng thôi, chúng ta biết chúng ta là ai về mặt lý thuyết đúng không. Chúng ta không phải là một người bị nghẹt mũi, nhưng mà khi mình có cái kinh nghiệm của người bị nghẹt mũi lâu, suốt mấy tiếng đồng hồ, cái cảm giác không thở đươc nó rất là mệt.

Và lúc đó, mình biết rõ ràng về mặt lý thuyết thì mình đủ tỉnh táo để mình hiểu rằng là mình là cái rõ biết cái cảm giác nghẹt mũi đó, chứ mình không phải là một người bị bóp nghẹt cái mũi đó. Mà thật ra cái cơn nghẹt mũi ấy của mình không quá nặng nề đến độ mình bị hoảng loạn, đến độ không thể nhận ra được cái gì đang diễn ra, cái sự rõ biết cũng mạnh mẽ lên theo cái sự nghẹt mũi đó.

Và đến một lúc, mình phát hiện ra được rằng nó có cái tư tưởng đì kèm là bị nghẹt mũi – choáng. Mình nhận ra được cái chuỗi tư tưởng nó diễn ra như vậy. Và cái rõ biết ấy nó biết là nếu bây giờ các tư tưởng nó sanh diệt rất là nhanh, nếu như mình dứt được những cái tư tưởng đó đi thì là mình sẽ không bị nghẹt mũi nữa. Và mình thử nhưng mà không được, tức là ngay khi mình phải đối diện với việc mình còn thở được nữa hay không, và việc buông bỏ một cái tư tưởng rằng là mình đang bị nghẹt mũi nó rất là khó, nó rất là khó bỏ.

Mình thử rất là nhiều lần tại vì mình bị nghẹt mũi suốt mấy tiếng đồng hồ, thành ra nó bị cứ bị thua, bị thua thì mình phải mở miệng ra để mà thở. Thì sau khi mình thở được một chút thì tâm quay trở lại nó yên hơn, thì mình lại ngậm miệng mình lại và tập trung vào cái cảm giác mà bị nghẹt mũi đó. Mình làm đi làm lại lâu phết, mình nghĩ chắc khoảng cỡ hơn hai tiếng. Thì đến khi cái lúc mà mình làm được, mình làm được cái tư tưởng bị nghẹt mũi nó không khởi lên liên tục nữa, thì cái lúc đó mình có bị nghẹt mũi nữa.

Cái mình muốn chia sẻ ở đây chính là cái mặt nạ cái tư tưởng mà mình đã đeo bám là mình bị nghẹt mũi, ngay khi mình phải đối diện với cái việc là bỏ nó xuống được mà mình biết được là bỏ nó xuống được là mình sẽ thoát khỏi cái khó khăn vất vả này, mà buông nó không phải chuyện dễ.

Thì mình chỉ muốn chia sẻ ở cái điểm đó thôi, ở đây chúng ta nói rất nhiều về chuyện chúng ta có rất nhiều mặt nạ. Mình nghĩ cái chuyện mặt nạ ấy, nó là cái nhân duyên của chúng ta đã tích tập từ rất là lâu rồi. Nên nếu như mà mình có một cái lòng tin, thì mình phải tận dụng tất cả những cơ hội có thể khó khăn trong cuộc sống của mình để mà tập quay trở về với con người thật của mình.

Khi đó, những cái mặt nạ của mình nó sẽ tự rụng đi, chứ còn bản thân mình nhiều lúc đứng trước cái sống và cái chết cũng không hẳn là buông được những cái mặt nạ đó xuống được đâu, mình xin hết.

 

Lượng: Cảm ơn cô H. Lan rất nhiều khi đã chia sẻ những tư tưởng đi theo. Trong câu chuyện đó, Lượng thấy là liệu có phải buông bỏ tư tưởng để chúng ta hết nghẹt mũi hay không, thì chỉ có H. Lan cảm nhận thôi. Những câu chuyện tương tự thì Lượng thấy rằng có một chuyện, đó là một người bị bão, lũ lụt, khi nước dâng lên khi ông đi biển chài lưới. Nhưng mà khi nước lên, ông chỉ đứng trên một cái chỏm đá thôi, thì ông cầu Phật giúp.  Ông cầu Phật giúp nhưng mà có một người đi đò đến cứu nói rằng anh lên đây tôi chở đi thì anh không chịu, anh nói tôi chỉ ở đây cầu Phật thôi. Một người rồi một người nữa tới nói anh đi không, nhưng anh cũng không chịu, anh chỉ cầu Phật tới, rồi anh chết thôi. Chết xuống anh hỏi tại sao Phật không tới cứu con thì Phật nói ta đã cử ba người đến cứu ngươi rồi mà không chịu đi. Đó, thì câu chuyện cho ta thấy rằng tư tưởng của ta nó bám chấp, và thực tế vấn đề là chúng ta có đủ chánh niệm, hay chúng ta có đủ tỉnh thức để nhận ra được rõ ràng cái nào là cái mặt nạ của chúng ta, giống như cô Hoàng Lan nói là chúng ta đi sâu vào bên trong để chúng ta thấy được cái mặt nạ của chúng ta trước đã. Dạ xin mời cô Hồng Phan phát biểu ạ.

 

Hồng Phan: Dạ kính bạch Thầy, kính thưa đại chúng! Hồng nghe những ý kiến chia sẻ của mọi người từ đầu chương trình thì Hồng rất đồng ý, Hồng chỉ nói một ý nhỏ của thôi. Nãy giờ mọi người có ý kiến là tại sao mọi người lại có cái mặt nạ, thì Hồng cũng đồng ý với những ý kiến đó và thấy cái quyết về duy nhất là do mình. Mình thấy trung tâm duy nhất là cái tôi. Vì mình chấp vào cái tôi đó thành ra mình nghĩ ra đủ thứ, mình khoác lên rất nhiều thứ để mình bảo vệ cái tôi đó. Bây giờ quay lại cái câu hỏi của huynh Bình, là làm thế nào để buông bỏ được thì Hồng thấy trong từng hành động, trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều thứ cho mình lật ngược lại, đó là mình quay ra để mình nghĩ vì người khác nhiều hơn trong từng ý nghĩ của mình, trong từng hành động của mình. Mình nghĩ đến người khác nhiều hơn thay vì nghĩ đến mình thì dần dần nó sẽ xóa bỏ được cái sự chấp ngã đó. Hồng tưởng nhớ lời dạy của Thầy là mình làm trăm việc đều sai cả trăm bởi vì cái mình làm nó đều bám chấp vào cái tôi, nó đều quy ngã thì đều dẫn đến cái sai lầm. Nên rất nhiều cách để mình làm mình nghĩ đến người khác, và tâm mình nghĩ đến người khác nhiều thì từ từ nó sẽ bào mòn đi việc mình chấp vào cái tôi. Hồng có một ý như vậy ạ, xin cảm ơn đại chúng!

 

Lượng: Dạ cảm ơn cô Hồng! Lòng từ bi vì người khác mà quên đi chính mình giống như mấy câu hát khi xưa, câu hát của các chiến sĩ hồi nhỏ Lượng từng nghe:

“ Vì nhân dân quên mình

Vì nhân dân hy sinh

Anh em ơi... vì nhân dân quên mình”

Đó chỉ là câu nói cho vui vậy nhưng mà chúng ta quên mình đi thì chúng ta buông được cái mặt nạ. Dạ xin mời Nam ạ.

 

Nam: Con kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng ạ! Nam có một ý góp vào cái đề tài của anh Lượng với Sư huynh Trường và đại chúng. Thì để trả lời câu hỏi sư huynh Bình là bỏ mặt nạ như thế nào?  Nam mới nghĩ đến chuyện là tại sao mình phải bỏ? Đầu tiên mình phải đặt câu hỏi phản để, mình phải hỏi ngược lại là có nên bỏ nó hay không? Tự vấn lại mình thấy là đeo nó vào cũng có những cái nó vui vui chứ. Dù mình đeo nó như các diễn viên lên sân khấu như người ta thì mình cũng được sự hào hứng, được cái năng lượng mình chứ đâu phải là không có lợi gì. Hay là mình đi dậy học đi, mình thấy mình là giảng viên mình cũng mê chứ , thì mình thấy những cái đó vẫn thỏa mãn mình, thì mình cứ đeo thôi. Mặt khác, nếu ai đã từng diễn rồi thì theo Nam thấy diễn rất là mệt, khi nào mình tự nhiên thì đỡ mệt, còn mình diễn thì mình gồng dữ lắm. Mình ráng mình gồng lên, mình giữ cho mình một hình ảnh trang trọng hay đẹp đẽ…, ví dụ mình đi tu là mình phải diễn một vai tôi là người tu tôi sẽ giữ năm giới, tôi sẽ thế này thế kia… Giữ một cái gì đó rất là mệt, thành ra là càng có thêm nhiều mặt nạ mình càng phải giữ nhiều, bản mặt mình càng dày thì mình sẽ ngày càng khổ vì cái mặt nạ càng dày càng nặng, sớm muộn thì mình cũng chết thôi nên mình phải gỡ nó ra hết thôi. Mình phải thấy rằng bỏ được nó sớm, mình về với cái mặt thật của mình thì mình sẽ thoải mái hơn, thì lúc đó mới bắt đầu phát sinh ý muốn là lột bỏ cái mặt nạ. Mình thấy cái trạng thái là mình bỏ cái mặt nạ đó đi, nó sẽ cho an lạc, vui vẻ. Mình quý nó hơn cái kia, thì mình bắt đầu tiến trình từ bỏ nó. Dạ, để trả lời câu hỏi cho huynh Bình thì Nam xin góp ý kiến đó ạ. Xin hết ạ!

 

Q. Trường: Em xin góp ý kiến thêm dựa trên ý của anh Nam. Thú thật, diễn viên thì nhiệm vụ của họ chỉ là diễn thôi, còn khổ cái là mình diễn nó không dứt vai, trong vai mình diễn nó kéo dài từ đời này đến đời khác. Mình bỏ tấm mặt nạ này xuống thì lại lấy tấm mặt nạ khác lên mình đắp. Ít khi nào mình chịu bỏ một cái gì ra mà mình bỏ luôn lắm. Nó là cái nghiệp của mình, bỏ cái mặt nạ này xuống lại đắp một cái mặt nạ khác lên. Mình luôn muốn mình có một cái giá trị nào đó hay một vai diễn nào đó chứ ít khi mình chấp nhận rằng mình chỉ là một diễn viên diễn xong vai rồi nghỉ. Ít khi nào mình chấp nhận chuyện đó xảy đến với mình cho nên em nghĩ mình phải làm sao để mình thấy được rằng mình là một người diễn viên chứ không phải cái mặt nạ. Xin hết!

 

Lượng: Thì trong phần chia sẻ của Nam mình có nghe được một câu là đến khi mình chết thì mình mới bỏ mặt nạ mình xuống, nhưng mà liệu khi mình chết mình còn đeo mặt nạ nữa hay là không đeo? Cái điều đó là điều đáng phải để ý them, không phải mình chết là mình bỏ hết mặt nạ đâu. Trong quá trình thực hành với nhau là mình nên chia sẻ rõ them cái đó. Hiện giờ có hai cánh tay, xin mời sư huynh Hoàn Anh phát biểu ạ.

 

H. Anh: Kính thưa Thầy, thưa đại chúng ạ. Khi nãy có người nói là đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Em thấy cái mặt nạ nó không phải cái gì xấu hết, cái xấu là động cơ dùng cái mặt nạ đó để làm cái gì? Nghĩa là mình che đậy cái gì phía sau? Cái đó chính là cái xấu. Đơn giản, em thấy trong Kinh Phổ Môn nói: Bồ Tát muốn là một chúng sinh, muốn là nam, làm nữ, làm Tể tướng, làm A La Hán hay là bất cứ cái gì để cứu giúp chúng sinh là thì Bồ tát vẫn thị hiện ra với những khuôn mặt như vậy để giúp chúng sinh, lúc đó đâu có thể gọi là mặt nạ nữa. Nên không phải mặt nạ là xấu, mà chính cái động cơ mình dùng cái mặt nạ đó để làm cái gì là xấu hay là tốt mới quan trọng, đó là vấn đề. Điều đó nó nói lên mặt nạ cũng không phải là cái gì xấu xa mà mình phải bỏ nó đi. Nó là một cái gia tài khi mình biết sử dụng đúng cách để giúp đỡ nhiều người hơn nữa. Ví dụ như Thầy, Thầy cũng đóng vai trò là một người con, người Thầy, và Thầy cũng đã từng đóng vai là người học trò. Thầy đã kinh qua tất cả những cái gì mà mình đang kinh qua. Nhưng khi trong các đóng vai của Thầy giữ, nó luôn luôn là con người thật chứ không phải là một con người che đậy cái gì đó để làm một cái gì đó vụ lợi. Giống như hồi nãy, anh Lượng có lấy ba câu ví dụ là “tôi cái gì gì đó” tức là đằng sau nó lấy động cơ muốn che giấu người khác để đem lợi ích lại cho mình bản thân mình thì đó là một cái mặt nạ, người ta hay dùng để che đậy làm nó xấu đi. Nên là em thấy chính cái mặt nạ của mình là động cơ mà điều này bữa trước khi anh Lượng có đề xuất cái này. Bữa đó, em cũng ngồi thiền có quán chiếu thấy. Tại sao tất cả các hành động của mình thì mình bị chi phối bởi cái gì thì cứ loay hoay mãi không biết. Bữa đó vô tình mình mới biết hình như mình có cái mặc cảm gì đó, nó đang chi phối mình, em mới ngồi thiền sâu một chút mới thấy cái mặc cảm đó chính là nỗi sợ hãi, nỗi sợ hãi cũng chưa phải là cái kết thúc cuối cùng nữa thì cái gì là cái làm cho cái mặt nạ hình thành nên. Đó là cái mình muốn trở thành cái gì đó, chính muốn trở thành cái gì đó, mình mới muốn làm cho mọi người thấy tôi phải như vậy. Có nghĩa là tôi phải thể hiện con người của tôi ra như vậy, tôi dựng lên cái hình tướng như vậy cho tôi thấy, tôi là vậy. Cho nên cái mặt nạ của mình được hình thành và được nuôi dưỡng từ đó và nó nuôi dưỡng sai mục đích nên nó không làm lợi lạc cho mình và cho người khác, nó làm cho mất năng lượng của mình. Bởi vì mình sống thật với con người của mình và càng ngày mình càng cảm thấy tụt ra khỏi con đường đi trở về cuộc đời thực của mình cho nên là em thấy chính cái điều này. Khi em khám phá ra cái điều này, em mới thấy là hình như những cái khám phá của mình cũng chẳng là cái của mình khám phá. Bởi vì cái đó trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật đã dạy ngàn xưa rồi mấy chục năm nay của đạo Phật đã chỉ rất rõ chỗ đó rồi, tại sao mình lại lấy là của mình, nên là mình thấy là chính mình nghĩ là mình khám phá cũng chính là một cái mặt nạ, nó ẩn giấu mình không thấy nữa. Cho nên mình thấy là ngay cả cái chuyện, mình cho nó là cái mặt nạ nó cũng không phải. Cho nên em thấy mình càng đi sâu vào thiền định, mình càng đi sâu vào mình tìm hiểu sâu nguồn gốc cái việc sinh ra cái mặt nạ mình là cái gì đó thì mình thấy. Không có gì là mặt nạ cũng không có gì là không phải mặt nạ. Vấn đề là cái động cơ thật sự, anh dựng lên mặt nạ đó để anh làm cái gì. Động cơ của anh là tốt hay là xấu, động cơ của anh là giúp người hay là hại người. Nhìn chung lại, bốn câu dạy của Đức Phật là gì “không làm điều ác, chỉ siêng làm điều thiện” thì dựng mặt nạ để anh làm điều thiện, anh làm điều ác là chuyện của anh nhưng mà Đức Phật khuyên một điều là anh nên làm điều thiện tránh làm điều ác thì tự tịnh cái tâm ý của anh, cái tâm của anh nó luôn luôn phải chân thật nó phải là, nó phải ngay thẳng thì anh sống với khuôn mặt nào cũng được. Khi anh sống thẳng rồi thì bởi vì trong kinh Duy Ma Cật nói “trực tâm là đạo tràng” thì chỉ cần anh trực tâm thôi thì khuôn mặt nào đeo vào khuôn mặt của anh cũng là khuôn mặt thật của anh và lúc đó khuôn mặt đó khi anh đeo lên không phải vì anh trưng diện cho người khác mà là anh giúp người khác trong cái hoàn cảnh hợp với người đó. Nên em thấy tất cả điều là tài sản của mình hết, mình không bỏ cái gì hết. Vấn đề là mình đủ sức sử dụng cái tài sản đó để chuyển cái đó thành cái lợi ích cho người khác hay không. Nếu mà chuyển được thì tất cả điều là tài sản hay cái gì đó giá trị. Còn nếu mình cảm thấy tiếc mà mình không đủ sức, mình hạn chế quán chiếu từ từ xuống. Và nên điều quan trọng nhất là mình nên nương dựa vào một hội chúng hoặc một vị sáng mắt hơn để soi được đâu là cái mặt nạ của mình chứ không nó cũng là cái giả danh mà mình dựng lên. Giống như em nói ngay cả chuyện khám phá ra mình là chuyện mình đi sâu vào tầng thiền định, mình khám phá ra mặt xấu xa của mình thì đó cũng chính là cái mặt nạ khác chứ không phải là nó lột được cái mặt nạ của mình. Bởi vì nó tôn cái tôi của mình, tôi khám phá ra chứ ai khám phá. Cho nên là được một người sáng mắt chỉ dẫn cho mình là một điều rất quan trọng, nhắc nhở mình rất là quan trọng và tham gia vào hội chúng cũng rất là quan trọng bởi vì họ điều chỉnh mình liên tục liên tục. Và từ đó mình có cái nhìn rõ ràng hơn việc mình đang đi. Và mình không thể có nghĩa là mình lơ là với cái chuyện tất cả điều là tài sản của mình, là không phải mà cái điều coi chính bản thân mình sử dụng tài sản đó được chưa hay là nó vẫn làm những việc gì đó gây hại cho mình. Em xin hết.

 

Lượng: Cám ơn SH. H.Anh. Tóm lại là đó là lời nhắn nhủ rất là hay như vậy chỉ ra các cái mặt nạ vi tế. Tóm lại khi chúng ta hình thành lên những cái mặt nạ vi tế đó mà chúng ta bám chấp vào nó sẽ thành mặt nạ thật của chúng ta. Như vậy là Thầy cũng có dạy nhiều chúng ta học nội minh – ngoại minh cũng là chúng ta hình thành mặt nạ nhưng mà chúng ta đồng sự và chúng ta tạm thời sử dụng nó trong một trường hợp chúng ta giúp. Như S.H H.Anh nói là làm lợi ích cho người khác chứ không phải chúng ta đeo làm chính cái tôi của chúng ta. Cám ơn sự góp ý của S.H H.Anh rất nhiều. Hiện giờ trên máy cô Hồng, nãy có báo cô Hồng giơ tay nói thì cô Hồng rồi đến Hải nha. Xin mời cô Hồng.

 

Cô Hồng: Kính thưa Thầy, thưa Đại chúng. Hôm nay chủ đề của sư huynh Lượng và huynh Trường là “Mặt nạ, tấm khiên và giáo mác” nghe thì nó rùng rợn lắm nhưng mà trên đó là một hình tượng để mình diễn tả theo cái bản ngã của mình. Hồng nghĩ, cái mặt nạ, khiên và giáo mác này nếu mà nói, mình nghĩ nó là xấu xa thật ra, mình, tất cả ai cũng có cái điều đó hết nhưng mà quan trọng mình sử dụng nó như thế nào, mỗi người ai cũng có gương mặt khác nhau nhưng mà mình giống nhau như nãy giờ mọi người có chia sẻ cái động cơ của mình nói về mục đích gì, khi làm lợi lạc cho người khác nó là phương tiện giúp cho người ta. Giống như mấy vị, rất là nhiều người quá thân thích nhau, nó là một cái làm phương tiện để một người hiền thì giống như bổn tôn là hiền lành còn người nào dữ quá thì phẫn nộ lên. Giống như ngài Quán Thế Âm thập nhất diện có mặt hiền có mặt dữ thì nó, đó là những phương tiện, cái động cơ của mình và làm sao mình được nhìn nhận lại sống được cái Bản tâm mà nãy giờ các vị đã chia sẻ cái Bản tâm chân thật đó, cái Bản tâm trong sáng, mà để nhận được cái Bản tâm đó thì mình còn rất là nhiều những cái phương tiện của Phật giáo để mình nhìn nhận được điều đó và phải có cái vị Thiện tri thức để chỉ dạy cho mình, cái nào là cái mặt nạ mà nó là cái phương tiện để giúp người khác, cái nào là cái mặt nạ mà đeo vô mà nó gồng gánh nó rất là đau khổ. Tại vì mình sống ở đây là điều có những cái mặt nạ hết, nhưng khi mà mình không thấy được điều đó, vì mình không có các bạn đồng tu hoặc có những vị Thầy chỉ ra đây là những cái sự bám chấp của mình. Chính cái sự bám chấp đó làm hại  mình đau khổ còn nếu mà mình không bám chấp nó thì nó là phương tiện để giúp người khác, nó làm lợi lạc cho người khác càng nhiều càng tốt. Dạ. Cái này là những khía cạnh của  Hồng xin chia sẻ như vậy.

 

Lượng: Dạ, cám ơn cô Hồng. Huynh Trường có ý kiến gì không?

Sh. Trường: Hải Sài Gòn có ý kiến.

 

Hải - SG: Hôm nay huynh Lượng và sư huynh Trường làm chủ đề Mặt na, khiên và giáo mác, em cũng xin có ý kiến chia sẻ. cô Hồng, sư huynh H. Anh lúc nãy đều nói đến động cơ. Em cũng đồng tình với vấn đề đó. Để nhận biết động cơ của mình có chân chánh hay không, mình phải có chánh niệm để nhận biết. Lúc trước, do bởi vô minh, cái tôi của mình che phủ nên mình cũng không biết hành động của mình là vì cái tôi của mình hay là gì. Ở chùa thì Thầy chỉ cho mình, rồi mình thực hành mình thấy sự nhận biết rất quan trọng. Khi một tư tưởng khởi lên trong tâm mình, mình tự nhiên biết đó là cái tôi của mình như thế nào đó. Mặc dù nhận biết chỉ đơn giản thôi nhưng nó có sự sáng tỏ, thông minh trong đó. Khi thực hành dần dần, mình mới thấy rằng lúc nào mình làm gì cũng là vì cái tôi của mình hết trơn á. Mình làm cái này, cái kia. Mình nhận biết ở mức độ của mình thôi, nhưng thật ra, nó vẫn còn chạy bám cho nên làm sao mình loại bỏ được cái tôi của mình rất là khó. Cho nên lúc nãy huynh Trường có nói: mình có quyết tâm hay không. Mình có quyết tâm sống trong sự nhận biết đó mạnh hay không. Hay mình sống trong chấp ngã. Rồi vọng niệm che khuất mình. Vấn đề là chỗ đó. Em cũng xin chia sẻ quan trọng nhất là cái động cơ của mình. Làm sao tâm của mình sống vì người khác. Thường mình làm hành động gì mình cũng muốn làm lợi cho mình, nhưng mình không biết rằng những hành động mình giúp cho người khác chính là giúp mình. Đức Dalai Lama có nói mình giúp cho người khác, tự nhiên công việc của mình thành tựu.

 

Lúc trước, mình làm phòng thiền, mình cũng làm biếng qua phòng thiền để cho nó có lực, có không khí. Nhưng từ từ mình thấy là lúc dịch, mình thực hành, mình làm những điều giúp cho người khác, dần dần tâm mình dần dần, khi mình thực hành, tâm mình thật bao nhiêu, tâm mình vì người khác bao nhiêu mình chiêu cảm được những người đến với mình. Dạo này, Hải có tham gia nhóm thuốc. Lúc trước, mình mời, mấy huynh đâu có qua đâu?! Huynh Lượng này, huynh Tuấn, huynh Phong đâu có qua đâu?! Nhưng mà nhờ nấu thuốc, mấy huynh qua liền. Cho nên vấn đề là trong công việc, làm sao mình đồng sự rồi với một tâm giúp đỡ người khác chân thành nhất, thì khi mình đồng sự với người ta bao nhiêu, người ta thương mình bấy nhiêu.

 

Nên Hải thấy hai vấn đề quan trọng: thứ nhất là động cơ Bồ đề tâm, để nhận biết được cái tâm, mình có thật sự vì người khác hay không thì mình phải có sự nhận biết. Tuy là nó chỉ đơn giản là cái gì đến thì nhận biết, nhưng nó rất là hay, rất là vi diệu. Người này, người kia tự dưng nói một câu gì đó, là tự dưng mình biết mình cần làm gì. Nó rất là hay. Hải cũng xin chia sẻ vậy thôi.

 

Lượng: Cảm ơn Hải. Mình với ông Tuấn, ông Phong qua nhiều thì coi chừng tụi này mang mặt na sang đeo cho Hải mà Hải không biết đó nha.

 

[Cười]

 

Hải - SG..: Em biết mà. Em biết mỗi người mỗi kiểu mà. Nhưng em biết làm sao để hoà mọi người với nhau. Hoà mà đạt được mục đích của mình á. Em biết mà.

 

Lượng: xin mời Bon ạ.

 

Bon: Em có một chỗ này cũng nhận ra từ lâu rồi. Huynh Lượng với huynh Trường và mọi người có thấy thì xin góp ý giùm cho em. Em có tật là ai mà khen mình, mình sướng lắm. Như là mình lên. Ai chê mình, mình xìu xuống, thấy như là thế giới sập tối lại với mình, cánh cửa đóng lại luôn rồi. Xin hỏi huynh Lượng là mình tu như thế nào trong chỗ đó?

 

Lượng: Cảm ơn Bon. Câu hỏi rất là hay. Câu hỏi này chắc mình trả lời không nổi quá. [cười] Thật ra khi được khen thì mình lên, khi bị chê mình tuột máu, nhất là Thầy la rầy mình tuột luôn thì Thầy dạy mình đôi khi mình cũng tuột là do mình bám chấp vào cái tôi của mình thôi. Nếu mình ở trên cái tôi của mình, mình bám chấp chặt vào nó thì mình vui buồn theo cảnh, cảnh lôi mình đi hoài, lúc buồn, lúc vui. Như Bon hỏi thì mình nên để ý đến cái nào không tăng, không giảm, không thay đổi khi người ta khen chê? Chúng ta an tâm với chính nó. Chúng ta an tâm được thì chúng ta tu tập, hoặc thực hành nhẹ nhàng hơn. Đó là ý kiến của mình. Bon có thoả mãn không?

 

Bôn: Khi em hỏi như vậy là cũng để tham khảo thêm nhiều ý kiến. Còn em thấy mình phải bình tĩnh trước các hoàn cảnh, đừng để bị kéo theo các hoàn cảnh. Như huynh Lượng nói, pháp của Thầy, Kinh Bát Nhã có nói “sắc tức là không" thì sao mà thấy những cái đó là không, không có tự tánh thì nó đỡ hơn. Như là bây giờ bị ai chửi là ngu nhưng mình không chịu mình ngu mà mình cứ chịu mình khôn. Mình lắp cho mình cái mặt nạ, mình khùng lên là “tui đâu có ngu đâu, tui khôn mà”. Còn nhiều khi người ta đặt cho mình cái mặt nạ mà mình cứ theo cái mặt nạ đó và không biết mình nên làm cái gì. Thật sự ra ai ăn nấy no nhưng cái pháp Thầy dạy là vậy phải nương theo mà tu để mà nhận ra cái đó. Nên em cũng đồng ý với chỗ anh Lượng á. Em xin hết.

Lượng: cảm ơn Lâm

H. Dũng: Dạ, tại hồi nãy bị mất tín hiệu ạ. Thưa Thầy, thưa đại chúng, hồi nãy Dũng có nghe anh Lượng nói một cái từ “trong suốt” thì cái vụ này là lúc hồi còn nhỏ đi chơi nguyên đám thì thường thường Dũng im lặng nhất, ngồi nhìn không à, không có nói, không biết tại sao nữa. Mình cứ nhìn người ta rồi nghĩ là nếu mình là người A đó mình có hành xử như vậy không? Còn nếu phải hành xử với người A đó thì phải hành xử như thế nào cho nó tốt hơn. Tốt ở đây không phải là nói người A đó đang hành xử sai hay là mình hành xử sẽ đúng. Vấn đề ở đây, dĩ nhiên có một phần nào đó có đúng có sai, nhưng mà vấn đề nằm ở đây là mình nhìn và tự mình vạch ra con đường của mình để đi. Và con đường mình đi là con đường nào giờ là chân thật. Thật sự bước chân ra đời nào giờ mình không bao giờ nói dối, bởi vì nói dối thì sau này mình không có làm với ai được hết. Đó là 1 chuyện, chuyện thứ 2 đó là nãy giờ một số bạn cũng nói về mặt nạ nên giữ hay nên bỏ xuống. Đối với Dũng thì Dũng thấy là các bạn muốn bỏ cũng chưa hẳn là bỏ được đâu. Hay là các bạn muốn giữ thì cũng chưa hẳn nữa. Vậy thì cứ sống hết với cái mặt nạ đó đi thì thấy nó như thế nào thì rõ hết. Thành ra ở đây có giai đoạn là giáo viên thì phải sống hết cho học trò sống hết đi; mình là giám đốc kinh doanh thì hãy đổ mồ hôi trên thương trường đi. Mà hãy chân thật với chính mình, không có cái gì phải e ngại gì hết. Mình giống như là một bản phim transparency để lên đèn chiếu vậy đó, thì đừng có quẹt tùm lum lên đó bởi vì quẹt cái gì thì nó ra hình đó à. Thành ra mình phải suy nghĩ cho kỹ để mình viết lên trên đó hay là mình làm cái gì trên đó có tác dụng cho cuộc đời của mình. Phải sống hết theo cái mặt nạ đó, cho đến lúc nào đó nó như transparency đó, trong suốt. Trong suốt rồi thì chắc là mình thấy được chính mình thôi. Thì Dũng có ý kiến như thế đó thôi, các bạn muốn bỏ hay muốn giữ cũng không khác đâu. Có những vị chắc là người ta tu tới bến hết rồi nên có động cơ thị hiện nhân vật này nhân vật nọ để dạy tu thì cái đó là người ta đã tu đến nơi đến chốn rồi. Mình không có nói là động cơ tốt thì thực hiện tốt, không có đâu. Đôi khi mình bám chấp vô cái động cơ mình nói lúc này là tốt chưa chắc về sau là tốt nữa, không biết được. Cái quan trọng là sống hết đi thì sau này sẽ trong hết. Dạ xin hết.

Lượng: Dạ cảm ơn anh H. Dũng ạ. Đó là sự góp ý về sống rất chân thật với công việc, nghề nghiệp của mình, sống rất trong sạch thì từ từ sẽ là trong suốt.

- Xin mời ý kiến của V. Dũng ở Hà Nội ạ.

V. Dũng: Thưa Thầy và đại chúng ạ. Khi lắng nghe mọi người nói về chủ đề, chủ yếu khai thác về khía cạnh mặt nạ thì Dũng có tâm đắc rất nhiều ý, đầu tiên là ý của chị Thảo Triều, chị Hồng và một người nữa nói về động cơ là sư huynh H. Anh thì những gì Dũng có thể hình dung ra, suy nghĩ đến thì cũng đã đầy đủ hết rồi. Dũng xin được chia sẻ một chút về cái hồi xưa khi mà Dũng còn viết chuyện thì Dũng có một ý tưởng như thế này cũng có liên quan đến cái mặt nạ. Hồi đó có một biểu tượng, một hình tượng với ý của nó là một người khi người ta đeo mặt nạ lên để ứng xử với những bối cảnh khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau thì khi họ bỏ cái mặt nạ đó ra thì cái mặt nạ đó lại in dấu trên gương mặt thật của họ. Gương mặt thật ở đây ý của Dũng là cái gương mặt mà chúng ta đang nhìn thấy, cái hình tướng của chúng ta đây. Nó là cái gương mặt thiệt của chúng ta đây, thì khi ta đeo cái mặt nạ lên thì nó lại để lại dấu vết và khi họ dùng rất nhiều mặt nạ để đeo lên giống như phần của anh Lượng nói là rất nhiều kiểu mặt nạ khác nhau và nó có các đường nét, các hình dạng khác nhau thì các đường nét để lại, lưu lại trên gương mặt của họ và nó chồng chéo, chồng chéo. Đến khi họ không đeo mặt nạ gì cả, khi họ một mình thôi, họ soi vào tấm gương thì họ sẽ thấy là gương mặt họ sinh ra đã có như thế rồi nó đã biến dạng, nó không còn hình thù ấy nữa. Đấy là ý tứ của câu chuyện mà hồi xưa Dũng có viết. Ở đây có một ý mà Dũng tâm đắc là ngay cái phần chú Dũng nói lại đụng chạm đến điều đấy, cũng là điều mà anh Lượng nói trước đó, là cái điều gương mặt trong suốt. Đó là gương mặt trong câu chuyện là gương mặt thiệt, gương mặt cha mẹ chúng ta sinh ra nó như thế, nhưng nếu như chúng ta là những người tu tập và chúng ta hướng được những điều tu tập của mình và chúng ta hướng được cái Thầy hay hướng dẫn chúng ta là hướng đến cái chứng ngộ tánh Không, bản tâm của mình. Dũng nghĩ là đó chính là gương mặt trong suốt của mình. Đó không phải là gương mặt hình tướng này nữa, mình là gương mặt trong suốt rồi, thì lúc đó mọi biểu lộ, mọi mặt nạ mình đeo ra thì cũng chỉ là một cái thị hiện, dụng ra với một động cơ, mục đích giống như các anh chị vừa nói là để giúp đỡ người khác, và mang lại lợi ích cho người khác. Dũng chỉ xin chia sẻ thêm một chút ý tứ như vậy ạ, xin cảm ơn.

 

Lượng: Cảm ơn Dũng và với câu chuyện đó thì Lượng thấy Thầy cũng thường dạy. Lượng còn nhớ đó là: khi chúng ta ở trong bản lai diện mục, trong ánh sáng đó, trong ánh sáng đó giống như ngày xưa phim chụp hình đó, cuộn phim chụp hình ngày xưa chứ không phải chụp digital như bây giờ thì khi chúng ta kéo đoạn phim ra ánh sáng thì tất cả cháy hết trơn, trắng hết trơn. Đó là ví dụ mà chúng ta thấy rõ nhất vì sao chúng ta tu tập chúng ta ở trong Vô Lượng Quang Như Lai, trong Bản lai diện mục thì nó sẽ xóa trắng hết trơn khi chúng ta kéo phim nó ra. Cuộc đời chúng ta cũng là một cuộn phim thôi, khi chúng ta kéo nó ra ánh sáng thì nó trắng hết trơn. Đó là một ví dụ mà Thầy thường dạy mà Lượng rất là nhớ.

- Xin mời anh Hùng TN ạ.

Hùng TN: 1,2,3,4... Kính thưa Thầy cùng đại chúng, hôm nay chúng ta học về cái mặt nạ mà các bậc đại giác ngộ ra đời khai thị cho chúng ta thấy, làm sao mà chúng ta phải học được cái mặt nạ. Thì mặt nạ nó gồm có 2 cái mà nó thu nhiếp hết vô lượng pháp môn. Cái mặt nạ thứ nhất là làm sao chúng ta nhận ra cái mặt nạ không giải thoát, cái mặt nạ sanh tử luân hồi . Cái thứ hai là chúng ta nhận ra cái mặt nạ không sanh tử. Tức nghĩa là cái sanh tử là cái mặt nạ nó vô biên cách nói, một chồng kệ kinh luôn rất là nhiều cho nên tức hoặc là các kinh điển đồ đó thì cái mặt nạ đó rất là nhiều. Là cấm á, cái từ là cấm á hay là buông bỏ đồ đó hen. Những cái gì mà sanh tử đó là các ngài kêu mình buông bỏ hết, những cái đó đưa đến sự đau khổ cho nên á chúng ta phải rành cái mặt nạ sanh tử chúng ta rành chúng ta mới có cái cách mà buông bỏ sanh tử luân hồi được. Và cái thứ hai đó là chúng ta phải nhận ra cái mặt nạ không sanh tử luân hồi tức nghĩa chúng ta có cái mặt nạ không sanh tử mà làm sao cái mặt nạ này chúng ta tương ưng với các bậc đại giác ngộ gọi là Phật á. Thì Phật có cái mặt nạ không sanh tử và cái mặt nạ sanh tử đó đó hen thì Đức Phật khai thị cho chúng ta hai cái này thì chúng ta phải học hai cái mặt nạ này cho thật rành nếu mà học cho tới nơi tới chốn hoặc là có Thầy hay là có chân sư, minh sư gì đó, bậc giác ngộ gì đó đặng mà họ khai thị cho chúng ta rất là rành cái chỗ này. Chúng ta nên học hai cái này thôi, nếu mà chúng ta thông được đó hen thì muôn ngàn kinh điển đồ đó hen, chúng ta biết hết. Thì học hai cái chân lý để thành Phật này thôi thì chúng ta sẽ biết hết. Thì tóm lại là có hai cái sự thật, thì cái mặt nạ mà không sanh tử đó hen khi chúng ta có bậc Thầy mà khai thị hay chỉ dạy rất là rành rồi đó hen và chúng ta giao tiếp được cái chính mình là người không sanh tử rồi đó hen thì bắt đầu mình làm quen với cái đó mình sống cho quen á, cho quen cho thuần. Rồi cái thứ hai nữa đó là cái sanh tử, cái mặt nạ sanh tử đó hen thì quý vị với tui ai cũng đều biết cái này ai ai cũng có sẵn. Cái này nó dám dùng từ có sẵn tại vì cái sanh tử phải gọi là cái có sẵn nhưng mà chúng ta ở trong cái chỗ không sanh tử đó hen, là không vọng tưởng đó. Khi chúng ta không vọng tưởng thì chúng ta không có bị nghiệp nhân quả luân hồi thì bắt đầu chúng ta ở cái chỗ không sanh tử đó đó. Bắt đầu chúng ta mới vọng tưởng ra, chúng ta vọng tưởng ra là chúng ta phải biết nó là nhân gì cái nhân đưa đến quả Phật hay là cái nhân đưa đến cái nghiệp sanh tử luân hồi. Tức nghĩa chúng ta phải rành như vậy là chúng ta mới vọng tưởng đó, vọng tưởng mà giải thoát. Lúc trước chúng ta vọng tưởng là đau khổ là luân hồi mà bây giờ chúng ta ở trong cái chỗ mà không sanh tử đó đó chúng ta bắt đầu vọng tưởng lại. Lúc này giống như một người trong trắng vậy đó, người trong sáng vậy đó, nó trong sạch vậy đó và chúng ta bắt đầu mới tập vọng tưởng. Tập vọng tưởng nhưng mà nó tuyệt vời ở cái chỗ đó hen vọng tưởng mà giải thoát. Cái chỗ tui muốn nói đó, nó lạ lùng cái chỗ vọng tưởng mà giải thoát. Vọng tưởng cũng bao nhiêu á, người khác họ cũng giống mình vậy thôi nhưng mà mình giải thoát, nhưng mà vọng tưởng không phạm giới, vọng tưởng vẫn có định, có huệ chứ không phải vọng tưởng phí như hồi đó mà mình chưa tu á. Hồi đó chưa tu nó cũng vọng tưởng tá lả hết trơn tui đâu có biết gì đâu còn giờ mình tập vọng tưởng mà giải thoát. Còn cái vọng tưởng mà không giải thoát, vọng tưởng mà sanh tử luận hồi thì cái đó không nói. Thì tóm lại thì chúng ta phải cần đào sâu cái chỗ hai mặt nạ này, khi mà chúng ta làm quen với hai mặt nạ này rồi đó hen, thì chúng ta không trụ chấp. Chúng ta trụ vào cái mặt nạ mà không sanh tử đó hen chúng ta sẽ bị khổ, chúng ta trụ vào cái chỗ mặt nạ mà sanh tử đó hen cho là đúng là phải đó hen chúng ta cũng khổ. Cũng bị ràng buộc, cũng bị che chướng cho nên khi mà chúng ta có cái trí huệ đó chúng ta thẩm thấu được như thế đó rồi thì chúng ta sẽ tự tại trong cái chỗ nào đáng vọng tưởng thì vọng tưởng, cái chỗ nào không vọng tưởng là không vọng tưởng. Chúng ta đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, đúng mọi hoàn cảnh cũng như ngay đây, tại đây nè chúng ta muốn vọng tưởng, chúng ta muốn cho sanh tử là sanh tử, muốn cho không sanh tử là không sanh tử cái này chúng ta phải tự biết, nóng lạnh phải tự biết. Thì đến đây xin hết, cảm ơn đạo tràng cho tui tập sự.

 

Huynh L: Dạ cảm ơn huynh H ở Thốt Nốt, rất là nhiều, cảm ơn anh H đã chia sẻ một cái thật ra nghĩa nó là về cái tánh và tướng. Thì chúng ta đã tháo tánh thì tướng cũng là tánh. Cái nay nói lý thuyết nha chứ không dám nói ... Hay là từ chúng ta thường nói khi chúng ta ở trên đó chúng ta là vàng rồi nhúng tất cả cái gì cũng là vàng cả cho nên vọng tưởng đó chúng ta đều là vàng khi mà huynh H nói vậy thì L hiểu được và tóm gọn là như vậy.

Huynh L: Tiếp theo xin mời anh Ch ở Cần Thơ, anh Ch là ảnh rất là nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống cho nên mặt nạ chắc ảnh biết nhiều. Xin mời anh Ch ở Cần Thơ ạ.

Chú Ch: Tên đề tài của Lượng và SH Trường là hay rồi bởi vì nó có cái tên mới, nghe mặt nạ, khiên, giáo mác nghe có vẻ ghê gớm, nghe dữ dằn nên cũng cái gì nó chấn động. Thế cho nên chúng ta cũng phải rõ ra cái mặt nạ là gì, khiên là gì, giáo mác là gì thì trước tới nay chúng ta nói mặt nạ, khiên, giáo mác chẳng qua là cái tôi và của tôi. Trực tiếp là như vậy, tôi và của tôi sinh ra, sinh ra cái gì? Sinh ra cái tướng, cái thức, đó là những cái chúng ta trụ chấp, những cái không thật của chúng ta từ đời đời kiếp kiếp. Chúng ta, mỗi người chúng ta có một cái áo, cái mặt nạ, muôn vàn cái mặt nạ, một người có muôn vàn cái mặt nạ, người nào cũng có mặt nạ không có ai không có mặt nạ hết trơn đó. Chúng ta sống ở trong cái thế giới tương đối này và chúng ta chưa tu được đến nơi đến chốn thì chúng ta có mặt nạ hết. Thì chúng ta mặt nạ thì sinh ra cái gì, mặt nạ là cái thức và cái tưởng là như vậy là cái tướng. Cái đó là những cái sinh diệt là những cái đưa đến cho chúng ta cái gì, chấp trên cái tôi, của tôi, đưa đến cái khổ sở và khổ sở từ đâu tới từ cái phiền não và các cái phiền não chướng và sở chi chướng nó lại chấp vào những cái gì mà nó tôi và của tôi đó sinh ra cái phiền não chướng và sở chi chướng, sinh ra cái khổ chắc chắn như vậy là khổ tức là cái bất toại nguyện đó là cái như vậy, luôn luôn bất toại nguyện. Bởi vì luôn luôn, cái mặt nạ luôn luôn thay đổi không bao giờ mặt nạ thật hết trơn chúng ta luôn luôn từ một mặt nạ sinh ra ngàn ngàn ngàn cái mặt nạ như vậy và không bao giờ nó toại nguyện hết. Từ đó chúng ta khổ đó là cái mà chắc chắn như vậy. Thế như vậy cái mặt nạ đó là cái gì, đó là cái tướng, cái thức của mình chứ không là cái gì hết trơn. Trong ngũ uẩn giai không tức là cái gì sắc thọ tưởng hành thức chấp thật nó, mình chấp nó là thật thì nó là cái mặt nạ của mình khi mà nhận ra được rồi, cái mặt nạ đó rồi, không thật thì tự nhiên mình giải thoát được. Đó cái mặt nạ không thật bởi vì sao? Vì nó cũng từ cái chân tâm đó ra thôi, bản tánh nó ra cái mặt nạ đó, và khi cái mặt nạ đó mà chúng ta thấy cái mặt nạ đầu tiên đó và cũng là cái mặt nạ cuối cùng. Thì không có khổ. Nhưng mà các cái mặt nạ của chúng ta không chịu trụ trên cái mặt nạ đầu tiên đó mà cứ tiếp tiếp tiếp tiếp, muôn trùng khởi khởi như vậy, trùng trùng khởi khởi cái thức phân biệt như vậy, thì trùng trùng khởi cái phiền não chướng và sở chi chướng thì đó là khổ. Chứ nếu mà mình thấy cái mặt nạ đó là không thật rồi thì cái mặt nạ đầu tiên đó là mặt nạ cuối cùng. Nhưng mà không sống lúc nào mà hết mặt nạ hết đâu, chúng ta bớt đi mặt nạ và chúng ta nhận ra mặt nạ nó không thật thì chúng ta tự nhiên nó khỏe đi thôi. Chứ còn không bao giờ hết mặt nạ được. Sống ở đời này là mặt nạ, nên là chúng ta nhận ra được cái mặt nạ nó không thật, mặt nạ là vô thường, mặt nạ là như ngũ uẩn giai không, chúng ta nhận ra ngũ uẩn giai không rồi thì không còn khổ ách nữa. Cụ thể cái nhà đi chúng ta cứ nghĩ là cái nhà chúng ta là tất cả cột kèo mái ngói là cái nhà của ta thì chúng ta sẽ hư hoại, chúng ta khổ, chúng ta muốn làm lớn hơn, chúng ta muốn làm nhỏ hơn, chúng ta muốn làm đẹp hơn, vẫn là cái mạch trùng trùng khởi khởi như vậy, nó là sinh diệt, theo ý của tôi thì khổ, mà khi mình sống được với cái nhà của mình không phải là cột, kèo, mái ngói đó, chính là khoảng không gian này, chính là không gian tâm, khi mình sống được như vậy thì nhận ra ngũ uẩn giai không không còn thật nữa thì mình sẽ giải quyết được vấn đề đó. Mặt nạ không thật bằng hai cách: nhận ra mặt nạ không thật, mặt nạ từ bản tánh của tâm mà sanh ra, mỗi người có một cái nghiệp khác nhau, khi mình nhận ra không thật thì nó sẽ rơi rụng, thì những vị mà giác ngộ dùng mặt nạ đó để làm phương tiện thiện xảo để độ cho tất cả mọi người thoát khỏi khổ ách, càng nhiều mặt nạ bao nhiêu, càng nhiều phương tiện bấy nhiêu. Sắc tức là Không, Không tức là Sắc, mình thấy mặt nạ đó không thật thì dùng mặt nạ đó làm phương tiện.

 

Chú Hải CT:

Mô Phật! Chào Thầy và đại chúng.

Chủ đề mặt nạ rất hay, khi mình chấp ngã, mình chấp thân tâm mình là mặt nạ, khi mình nhận ra bản tánh của tâm rồi thì nó cũng là mặt nạ, như SH H.A cũng nói cần làm Bồ tát thì làm Bồ tát, cần làm thân nữ hay thân nam thì làm thân nữ hay thân nam, tất cả chỉ là biểu lộ của mặt nạ thôi. Cũng là những điều Thầy giảng từ xưa đến nay thôi. Thầy nói: mọi hoạt động của một người mà chưa nhận ra được cái mặt thật của mình thì bị chỉ huy, điều động của thức thứ bảy, biểu lộ ra thức thứ sáu là phân biệt. Phải quan sát rõ, khi mình nghĩ mình làm cái gì tốt là nó tốt thì nó không phải, nếu mình chưa thấy được thức thứ bảy thì mọi công việc của mình đều chấp ngã, tùy công việc mình hướng thiện hay bất thiện thôi. Những kinh nghiệm về thực hành làm tâm trong sáng, ví dụ như những tầng định trong tứ thiền, có lạc, trong sáng, dễ chịu thì cái đó cũng là cái mắc kẹt, bị trói buộc ở thức thứ 7. Thành ra, cái việc tu hành của mình rất khó chứ không phải dễ, mình phải thấy thường xuyên quan sát cái thực hành của mình, quan sát tâm của mình để làm sao mình nhận biết được cái sự sai khiến của nó tức là cái thức thứ 7 được soi xét thì lúc đó mới thực sự trong sáng, còn tứ thiền vẫn định sanh hỷ lạc có hết, nhưng vẫn chưa biết được bộ mặt thật của mình, muốn phá được bộ mặt chấp phải lột được chỗ đó ra, nói như Bác Châu nhận ra được bản tánh của tâm thì mình đi đâu cũng giống như mình làm lợi ích cho người khác thôi, lúc đó là Hóa thân của Pháp thân. Nếu như anh em nào mà còn thấy lưỡng lự, mập mờ thì cố gắng tu hành làm sao xác quyết được chỗ đó, có bạn bè, Thầy xác quyết cho mình thì lúc đó mới làm chủ được cái mặt nạ.

Cô Diệu Lạc:

Kính thưa đại chúng, nãy giờ Diệu Lạc cũng nghe về mọi người chia sẻ, theo DL hiểu thì cái khiên là sự chống đỡ cái tôi của mình, và ai đã từng sử dụng giáo, mác để bảo vệ cái tôi của mình, giáo mác để làm tổn thương người khác, chứ không phải nói là giáo mác kia nha. Diệu Lạc xin hỏi vậy thôi ạ.

A Lượng: Dạ trong kinh doanh thì chưa làm, nhưng mà trong đối xử mọi người thì có làm, làm nhiều luôn là khác cho nên như vậy mình mới thấy việc làm của mình nó ghê quá.

Huynh Trường: Con xin thú thực là con cũng có dùng, cái đó thể hiện qua những hành động phán xét người khác, mình hay nói người này thế này, người kia thế nọ. Đó chính là cái giáo mác của mình và tại sao nó lại muốn làm như vậy? Tại vì cái tôi mình muốn nâng giá trị nó lên và hạ những cái của người khác xuống đó chính là những cái giáo mác của mình, mình luôn muốn nâng mình lên để cảm thấy mình có một cái giá trị gì đấy.

Nhưng cái đó chính là ảo tưởng của mình thôi, mình dùng những cái kiến thức, rất nhiều kiến thức để mình phán xét người khác nhưng mà mình lại không có tự nhận xét lại chính mình, con thấy đa phần mình hay nhận xét người khác lắm, người này thế này người kia thế kia và cuối cùng thì nó cũng chẳng để đạt được một cái mục đích gì, mà cũng chả để làm gì hết. Nó chỉ có một cái mục đích là mong muốn thỏa mãn và nâng bản thân mình lên thôi, cho nên là tu là khi mà con bắt đầu cái con đường này thì con dừng những cái sự phán xét người khác lại và thay vào đó là mình nhìn nhận mình nhiều hơn mình nhìn vào người khác, thì cái đó là cái điểm mấu chốt quan trọng trên con đường tu này.

A Lượng: Thì cảm ơn huynh Trường, thì Lượng cũng chia sẽ thực sự là đôi mình thấy người ta nói sai đó, thì mình bắt bẽ ngay lập tức, mình hạ người ta xuống và đôi khi mình nóng vì mình nghĩ là đôi khi đời trước mình làm tướng hay đi phá phách hay sau đó, thì ngay cả cái mình tự cho mình làm tướng cũng là mình tự đề cao mình lên đó, cho nên là tất cả cái đó chỉ là mình dùng để hạ người khác và đề cao cái tôi mình lên, đó là một trong những cái mặt nạ cần phải xem xét và loại bỏ, những tính xấu đó.

 

A Quân: Chào anh Lượng. Xin phép Thầy xin phép đại chúng mình xin có ít chia sẽ về cái đề tài mặt nạ.

Quân cũng đồng ý với những ý kiến là mặt nạ thì nó không tốt, vấn đề là nó được dùng trong hoàn cảnh nào ví dụ như mình đang đi dạy thì mình cũng phải mang theo cái mặt nạ là người đi dạy và rồi mình đi về nhà mình cũng đừng có đem cái mặt nạ đó về với vợ con, thì nó sẽ xin ra nhiều vấn đề đau khổ, rắc rối. Và ngược lại, thì ở lớp mình cũng phải giữ được cái chuẩn mực cái người Thầy giáo. Thì điều quan trọng chủ yếu ở đây là mình phải tỉnh giác trong tất cả mọi tình huống, là mình đang ở đâu hiện tại mình đang hiện diện trong hoàn cảnh nào.

Thì mình cứ đi vào bát chánh đạo, mình sẽ có một kho chánh kiến tư duy về lời nói và những chánh kiến về những hành động của mình để cho lời nói và hành động của mình nó nhất như, chứ không thôi là như ngươi ta nói là nói một đường, làm một nẻo đấy. Thì một trong một số những tình huống mà mình nhận biết được là mình chưa được tốt lắm nhưng mà vì muốn những điều thiện lành cho những người xung quanh thì mình có thể làm theo như kinh tế học có nói là tạm ứng trước, nhưng mà cái tạm ứng đó mình phải quay lại và mình phải nhận biết là mình đang tạm ứng và mình phải phát triển những cái hạt giống tốt trong tiềm thức của mình, để dần dần mình phá bỏ cái mặt nạ đó đi.

Thì có một ai đó nói về là đi với ma thì mặt áo giấy, đi với Bụt thì mặt áo cà sa, thậm chí là mình biết mình đang mặc áo giấy nhưng mà cũng phấn đấu lên mặt áo cà sa và trong nhiều trường hợp mình biết mình đang mang mặt nạ nhưng mà thực ra lúc đó là mình đang văn, tư, tu thì mình luôn tưới tẩm những lời nói, hành động tốt lành để cho cái tàng thức của mình nó được gieo trồng những hạt giống tốt hơn, thì khi đó nói và hành động là một thì là một điều tốt lành.

Thì trên mạng bây giờ có một cái vấn đề rất là hot là có bỏ tiên học lễ không, thì vấn đề này cũng liên quan đến cái chủ đề mặt nạ của chúng ta, lễ như lá đức như thân cây và đạo thì gốc. Thì ở đây chúng ta hiểu rằng là tiên là phải học lễ chứ không phải là bỏ lễ. Thì cũng từ cái khái niệm về mặt nạ là cái chuyện học là nó rất là trung tình nó không tốt hay xấu, chỉ là do cái động cơ nó phục vụ cho cái thiện lành hay là cho cái xấu, ác. Thì chỉ có một số chia sẽ với mọi người như vậy, xin cảm ơn.

A Lượng: Thì Lượng xin chia sẽ, tức là Thầy dạy là tu ngay trên quả, thì ai cũng có cái bản tánh Phật đó thì mình ở tới đâu mình sẽ có được tới đó mà không cần cảm phải hứng. Dạ, cảm ơn anh Quân ạ, đến giờ rồi thì mời Sư Huynh Nguyên ạ.

Nguyên: Đã tới 4 giờ, đến giờ mời Thầy lên. Mời đại chúng mở C.A.M lên chào Thầy ạ.

Thầy: Bây giờ hai vị thuyết trình có hỏi gì trước không?

 

Q. Trường: Thưa Thầy con có câu hỏi ạ. Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng!

 Khi nãy đại chúng có bàn về việc lấy hay bỏ cái mặt nạ, nếu đã về đến nguồn rồi thì mặt nạ chỉ là một khái niệm và mình dùng cái khái niệm này để giúp ích cho đời. Đối với người chưa về tới nguồn thì nên dùng cái mặt nạ đó như thế nào ạ? Con kính xin Thầy chỉ rõ thêm.

 

Thầy: Theo Thầy, mình chưa về đến nguồn thì quan trọng là mình có tin cái nguồn đó hay không? Mình có tin là cái khuôn mặt xưa nay, cái bản lai diện mục nó luôn hiện diện ở đây không? Còn cái khuôn mặt thế gian của mình, cái khuôn mặt đời này thì nó chỉ tạm lắp ghép trên đó thôi. Nếu như mình nhìn cho kỹ, đằng sau cái khuôn mặt thế gian, ở sau đó, nhìn cho kỹ ở sau đó, thì đó chính là cái khuôn mặt xưa nay, là cái bổn lai diện mục, là cái nền tảng của mình. Và nếu nhìn cho kỹ hơn nữa thì sở dĩ có khuôn mặt thế gian này là bởi vì mình có cái khuôn mặt xưa nay đó. Trên cái khuôn mặt xưa nay mình mới ghép được cái khuôn mặt đời này.

 Cái khuôn mặt mấy chục năm, có nhiều thì được trăm năm này, cái khuôn mặt ghép này nó luôn luôn nằm trên khuôn mặt xưa nay không sai trật mảy li. Thành ra, vấn đề trước hết là phải tin đã, hiện giờ mình đi đứng nằm ngồi, nói năng…nó luôn luôn nó xảy ra trên cái khuôn mặt xưa nay. Phải tin như vậy rồi lần lần nhận ra nó thôi, nó chỉ đơn giản vậy. Thứ nhất là mình có tin hay không? Hiện giờ mình chưa bao giờ lìa xa cái khuôn mặt xưa nay của mình hết. Còn cái khuôn mặt do cha mẹ sinh ra, do giáo dục, do xã hội … thì là khuôn mặt ở bên ngoài thôi. Mình dùng cái khuôn mặt bên ngoài để làm việc đời thôi chứ có gì khác đâu. Đừng bao giờ đồng hóa cái mình thực thụ với khuôn mặt ở bên ngoài đó. Cái khuôn mặt bên ngoài nó luôn luôn sống được, làm việc được vì nó luôn luôn nằm trên cái khuôn mặt xưa nay. Mà cái khuôn mặt xưa nay, bản lai diện mục thì nó không có thời gian, không có không gian nào chi phối được hết. Cái khuôn mặt đây phải có thời gian thì nó chỉ đại diện bề ngoài cho cái khuôn mặt xưa nay đó thôi. Ví dụ, như cái áo mà Thầy đang mặc đây nó chỉ đại diện cho Thầy thôi chứ đâu phải là Thầy, chẳng nhẽ Thầy không mặc cái gì, nên nó chỉ tạm đại diện, nếu chút nữa xuống phòng mà Thầy thấy mặc nó nóng thì Thầy thay nó ra. Nó chỉ là cái bề ngoài mà mình đồng hóa với nó thì dần dần mình lãng quên, mình không còn thấy cái khuôn mặt xưa nay nữa. Cho nên đơn giản để thấy được nó thì thứ nhất là phải tin, cái khuôn mặt kiếp trước của Thầy hay những khuôn mặt của những kiếp sống trước trước nữa nó đều nằm trên cái khuôn mặt xưa nay, nó luôn luôn như vậy. Trong kinh điển nói chân như là vậy đó, chân như là nó luôn luôn như vậy. Nó không biến chất được cho dù mình có làm gì đi nữa.

Ông Tế Điên Hòa thượng có làm bài thơ mà lần trước mình có đăng trên Facebook cũng có nhắc đến vấn đề này. Bốn câu thơ đó là:

“Ta vẫn là ta tự thuở nào

Người nhìn ta khác bởi chiêm bao

Khi làm Hòa thượng khi dân dã

Ta vẫn là ta tự thuở nào”

Khuôn mặt xưa nay của mình là “ta vẫn là ta tự thuở nào” thôi, còn đóng cái màn kịch nào thì diễn cho đúng vai đó. Làm ông vua thì không thể nào mặc quần đùi được, đi đánh quần vợt thì không nên mặc quần dài, đi đá bóng thì không nên mặc quần dài vì đá không được. Thứ nhất là mình tin cho rõ ràng, rồi mình tìm lần lần cái khuôn mặt xưa nay nó rõ ra, cái khuôn mặt thật chưa bao giờ lìa khỏi cái thân thể và cái tâm trạng. Chưa bao giờ lìa! Nếu chịu khó nhìn xuống sâu chút nữa, nhìn xuống sâu chút nữa mình sẽ thấy cái khuôn mặt thật xưa nay rõ ràng như nhìn trong gương vậy thôi. Đó là tất cả những gì gọi là mục đích cuối cùng của Thiền định, đó là tất cả những gì gọi là mục đích cuối cùng của Trì chú, đó là tất cả những gì gọi là mục đích cuối cùng của công phu tu tập… Tất cả chỉ là để mình khám phá ra cái khuôn mặt xưa nay. Mà mình khám phá ra cái khuôn mặt thật xưa nay thì lúc đó mình mới khỏi sống khỏi chết, còn cái khuôn mặt này thì nó chỉ được một thời gian thôi, trăm năm thôi.

Cho nên nó đơn giản lắm, nếu anh thực sự Thiền định, anh thật sự Hậu Thiền định thì ngay bây giờ sống bình thường đây, nhìn cho kỹ anh sẽ không thấy anh không có khuôn mặt. Khi ngồi Thiền mình có thấy mình có khuôn mặt không? Hiện giờ đây thấy mình cũng không có khuôn mặt, cái mà không có khuôn mặt đó chính là cái khuôn mặt xưa nay. Vài chục năm nữa nó ghép vào khuôn mặt khác, vài chục năm nữa nó sẽ có mặt nạ khác. Nhưng mà ngay bây giờ đây mình phải chứng nhận rõ ràng là không có khuôn mặt nào hết, đó là tất cả những điều mà đạo Phật nói. Ngay giờ đây mình thử mở mắt ra mình coi coi, im lặng chút đi, hậu Thiền định một chút đi mình sẽ thấy ngay bây giờ đây không có một khuôn mặt nào hết. Không có một khuôn mặt nào hết thì đó là giải thoát. Đơn giản vậy thôi. Có đồng ý với Thầy là ngay lúc này mình không có khuôn mặt nào hết không? Suy nghĩ cho kỹ. Nói theo chữ nghĩa chút, theo như ngài Huệ Năng nói ba cái của ngài Huệ Năng: Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc. Ngay ở đây là mình vô tướng, vô niệm, vô trụ đó là khuôn mặt xưa nay của mình, khuôn mặt đó nó không bị giới hạn bởi gì hết, ngay ở đây thôi chứ mình không có nói gì xa xôi hết, ngay ở đây nhìn cho kỹ mình có thấy khuôn mặt nào không? Không, ngay ở đây mình không thấy mình có khuôn mặt nào hết thì đó chính là Tánh Không, phải không? Vô nhãn, nhĩ tỷ thiệt thân ý, không có mắt tai mũi lưỡi thân ý, không có sắc thanh hương vị xúc pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới, không có vô minh cho đến không có dứt vô minh, ngay ở đây thôi vấn đề là mình tin thì mình khám phá từ từ ra. Cuộc đời mình là để khám phá cái đó chứ còn cứ mặt nạ này chết rồi tới mặt nạ khác suốt đời cứ vậy, rồi suốt cả những kiếp sau nữa thì mình làm sao mà giải thoát.

          Thành ra có đồng ý chuyện ngay đây mình không có khuôn mặt nào hết, anh tham thiền anh sẽ thấy cái đó còn hiện giờ không cần tham thiền gì hết, nó là chuyện dĩ nhiên thật sự mình không có khuôn mặt nào hết đó là cái mà người ta thường nói là cái hiện tại, cái tại đây bây giờ. Cái tại đây bây giờ nó không có khuôn mặt nào hết, mà ngay đây thôi chứ còn không nói đâu xa hết.

          Lượng: Dạ, thưa Thầy, thưa đại chúng. Có người nói khi chúng ta chết chúng ta mới bỏ được mặt nạ của mình. Con nghĩ là khi chúng ta chết nhưng mà chúng ta chưa chứng được khuôn mặt xưa nay của chúng ta, nên chúng ta không thể bỏ được cái mặt nạ, cái nghiệp của mình được con nghĩ vậy. Thầy dạy thêm cho con nếu người chết họ vẫn còn mặt nạ thì họ có tu tốt hơn người sống như chúng ta đây không?

          Thầy: Thì đơn giản không phải đợi chết rồi mình mới bỏ mặt nạ đâu, chết rồi nhiều khi nó đeo theo nó thành con ma. Nên nhớ, khi mình chết mà mình không thoát được cái mặt nạ của mình, khi mình chết người ta vẫn thấy là mình hiện hồn ra cái mặt mình y chang cái mặt đời trước của mình, bởi vì nó chưa bỏ được, phải không? Con ma nó vẫn giữ cái mặt của nó, còn nếu trong vòng 49 ngày mà anh giải thoát, 7 ngày coi như anh chết một lần, khi mà anh qua một đời khác thì nó chỉ hao hao cái mặt đó thôi, nếu như mình (con ma) không giải thoát được thì nó vẫn giữ y nguyên cái mặt đó. Còn những vị cao cấp khi mà tịch thì cái tịnh quang con, cái ánh sáng một đời tu hành của họ là một với tịnh quang mẹ thì lúc đó họ chỉ còn là ánh sáng thôi, chứ không còn khuôn mặt nào hết, họ trở lại cái cội nguồn của họ là ánh sáng. Và nếu như từ cái cội nguồn mà thanh tịnh như vậy đó mà mình muốn làm lợi cho đời bằng cách mình tái sanh trở lại thì mình có lấy một khuôn mặt khác sạch sẽ chứ không phải bị ám ảnh bởi khuôn mặt cũ đâu. Bây giờ vấn đề không phải đợi gì chết đâu, bây giờ anh có gỡ ra được hay không, mình gỡ ra được bữa nào chết mình gỡ cái một chứ có gì đâu, mà Thầy đã nói rồi không cần gì gỡ hết ngay bây giờ đây mình thấy mình không có khuôn mặt nào hết, phải không? Khuôn mặt nó y như tấm màn nho nhỏ vậy thôi, bữa nào mình lột tấm màn đó thì cái bàn thờ, chánh điện nó hiện ra thôi, ngay bây giờ đây mình không có khuôn mặt nào hết, ai biểu mình tự đồng hóa với mình, tôi là ông này ông nọ, tôi là có cái này cái nọ, mình đồng hóa đó là mình đồng hóa với những khuôn mặt của mình. Nếu bây giờ đây mình mở mắt cho lớn mình xem lại hiện giờ đây mình đâu có thân đâu, đâu có tâm đâu, phải không? Không có một khuôn mặt nào hết, mình ngồi thiền, mình tu hành là để làm gì, để mình đạt tới cái cội nguồn là mình không có khuôn mặt nào hết, đó là khuôn mặt xưa nay, chính vì khuôn mặt xưa nay nó không có khuôn mặt nào hết nên nó có thể đeo mặt nạ của bao nhiêu kiếp, và những kiếp đều khác biệt nhau hết, nó chỉ hơi hao hao giống nhau thôi.

          Giải thoát là vậy đó, đơn giản khi mình ngủ mình lột cái khuôn mặt ban ngày mình ra mình thấy là đâu phải là mình đâu, phải không? Nhiều khi đó là một người khác, còn mình càng đồng hóa với khuôn mặt của mình, khuôn mặt hình tướng này của mình, mình càng đông hóa với nó càng nhiều thì mình càng thấy cái năng lượng của mình càng bị giới hạn, bởi vì nó có cái khuôn rồi, phải không? Còn mình không có cái khuôn đó, khuôn đó chỉ là giả tạm vậy thôi thì y như bóng đèn vậy đó nó trong suốt, ánh sáng trong đó nó tỏa ra đầy khắp cả phòng. Còn nếu như mà ở ngoài khuôn của mình nó dán giấy kín hết thì hầu như không thấy gì hết, không ai thấy gì hết. Thành ra nếu như mình không bị lệ thuộc, không bị nô lệ, không bị đóng khung trong cái khuôn mặt của mình thì cái năng lực của mình nó tỏa ra nhiều lắm, đơn giản vậy thôi. Y như cái bóng đèn nó không bị dán giấy gì hết thì nó tỏa ra, thì đó là cái năng lực làm lợi ích cho người khác, còn nếu như nó dán giấy kín hết thì cùng lắm thì mình thấy sơ sơ biết đó là ngọn đèn chứ mình không có hiệu quả gì hết, nó không soi sáng được cho ai hết bởi vì nó bị đóng khung trong cái đó.

          V.Hoàng: Con nghe Thầy giảng con thấy không có ý gì để hỏi thêm, con chỉ xin hỏi thêm một cái ý mà Thầy trả lời cho anh Lượng thôi ạ…

          Thầy: Rồi bây giờ Thầy nói tiếp, khi mà mình khám phá ra được cái khuôn mặt xưa nay của mình thì hai cái khuôn mặt của mình, hiện giờ cái khuôn mặt bên ngoài của mình và cái khuôn mặt đó nó hòa nhập với nhau, có nghĩa là một cái ý tưởng mình khởi lên nó sẽ tan vào cái khuôn mặt xưa nay của mình, nó giải thoát ngay trong lúc đó, chứ không phải đè nén ép buộc gì nó, con người thế gian của mình khởi lên một ý tưởng thì ý tưởng đó nó tan liền vào trong cái khuôn mặt xưa nay của mình, bởi vì khuôn mặt xưa nay của mình nó vô hạn, nó không bị giới hạn nên nó tan trong đó luôn, mà đó là giải thoát.

          Giải thoát là vậy đó, không phải là tôi không có ý nghĩ, Thầy làm việc thì Thầy phải có ý nghĩ, có cái này cái nọ, đủ thứ nhưng nếu như mình khám phá khuôn mặt xưa nay của mình mà mình khám phá cho nhiều thì cái ý nghĩ của mình nó vừa khởi lên, nó vừa hoạt động, nó vừa sinh trụ dị diệt thì nó tan ngay vào trong khuôn mặt xưa nay của mình cho nên không có cái gọi là ý nghiệp. Cái ý mình mà nó tan không được gọi là ý nghiệp, nghiệp do ý làm ra, thân khẩu ý đều có nghiệp hết, hành động nào của thân khẩu ý mà nó không tan được thì nó là nghiệp hết, bởi nghiệp là hành động thôi, hành động của thân khẩu ý đều có nghiệp hết, đều có dấu vết hết nếu như mà nó tan được ngay khi ý tưởng mình vừa hoạt động xong, vừa nghĩ xong nó tan ngay vào trong cái khuôn mặt xưa nay của mình, tan ngay vào trong cái nền tảng đó thì mình giải thoát ngay lúc đó. Y như làn sóng nó khởi lên vậy đó nhưng mà nó ở lâu lâu một chút rồi nó cũng tan vào trong đại dương, ý mình, thân mình, khẩu mình đều khởi lên và tan vào trong cái khuôn mặt xưa nay, cái nền tảng đó thì mình giải thoát. Nó không còn lưu lại dấu vết nào, y như người xưa nói là như chim bay trong hư không, mà Đức Phật cũng có nói vậy đó, chim bay trong hư không thì không để lại dấu vết gì hết, còn để lại dấu vết thì đó là nghiệp. Nếu dịch từ tiếng Anh ra là Dấu vết của nghiệp, hay là vết tích của nghiệp. Nếu có vết tích thì là có nghiệp. Nếu mình thân thuộc với bản lai diện mục của mình thì ý tưởng mình, lời nói mình, thân mình vừa khởi lên là nó tan ngay vào trong cái bản lai diện mục mênh mông đó, y như một làn sóng khởi lên thì tan vào trong đại dương vậy thôi, và không còn dấu vết của làn sóng đó nữa, và do đó mình giải thoát trong từng mỗi cái, ý tưởng khởi lên rồi nó tan, rồi nó khởi lên lại thì cũng biết là mới nãy tôi vừa làm gì, vẫn còn nhớ còn biết, nhưng khởi lên rồi tan, khởi lên rồi tan, y như sóng trên đại dương vậy, luôn luôn khởi, y như ý tưởng nó khởi, ý khởi, khẩu khởi, thân khởi, nhưng mà khởi rồi nó tan, khởi rồi nó tan, do đó mình giải thoát ngay trong đời sống này. Đời nó khởi, nhưng nó tan ngay vô Đạo, chứ không phải nó khởi để tách riêng ra với Đạo đâu. Đạo nó khởi lên chuyện gì đó thì mình làm chuyện Đời, nhưng mà nó tan vô tan vô ... Thầy nói vậy VH có hiểu không?

 

Việt Hoàng: Những lúc như thế này cho chúng con cơ hội để cảm nhận điều đó rõ hơn.

 

Thầy: thì mình phải thấy rõ đó là kho tàng của mình mà, một kho tàng vô tận. Cho nên trong kinh điển có nói đến Bồ Tát Vô Tận Tạng là vậy đó, Vô Tận Tạng là một kho tàng vô tận. Anh bỏ vô bao nhiêu thì nó ở đó nhưng mà nó không còn gì hết, y như sóng tan vào đại dương thì đại dương cũng y như cũng vậy thôi, không là 'sứt mẻ' gì đại dương hết. Còn mình thì nhiều khi cuộc đời mình 'trầy sướt' nhiều quá và mình làm cho người ta 'trầy sướt' nhiều quá, bây giờ mấy ông nhà thơ hay dùng chữ 'trầy sướt' lắm.

 

Thầy nói thêm nữa là mình không có khuôn mặt, khuôn mặt xưa nay của mình vốn là không có khuôn mặt nào hết. Và chính vì nó không có khuôn mặt nào hết nên nó mới có thể chứa được tất cả khuôn mặt, chứa tất cả những hình tướng trong đó, chứa mà không bị ô nhiễm gì hết. Nó vẫn chứa khuôn mặt của những cái cây, của lá, của những con người, của chiếc xe hơi này kia, đừng tưởng khuôn mặt xưa nay không có gì là nó trống trơn đâu. Nó chứa hết mà nó lại không có gì hết, cũng như đại dương chứa tất cả làn sóng nhưng đại dương không có làn sóng nào hết. Và dầu cho có hiện ra bao nhiêu làn sóng đi nữa thì đại dương vẫn chứa hết. Thành ra mình nói là phải bỏ đi khuôn mặt thế gian của mình đi để thấy được, để có được khuôn mặt xưa nay của mình, và khuôn mặt xưa nay của mình không có gì hết, mình phải hiểu khuôn mặt xưa nay của mình không là một khuôn mặt nào hết, cho nên nó có thể chứa tất cả mọi khuôn mặt. Xấu tốt dơ sạch gì nó cũng chứa đủ, chứa được hết, nhưng nó không bị cái gì làm cho hư được. Thành ra nếu mình khám phá ra được, mình sống được với nó thì sẽ rất tuyệt vời, nếu như mình tu mình thực hành rất có ích lợi là vậy. Đừng nghĩ là mình lột những mặt nạ thế gian của mình rồi mới thấy khuôn mặt xưa nay của mình không có gì hết, không phải vậy đâu, khuôn mặt xưa nay của mình nó chứa tất cả mọi thứ. Cũng như cái gương vậy đó, Thầy hay nói cái gương Đại Viên Cảnh Trí y như tấm gương lớn, nó chứa tất cả những hình bóng in trong đó, mặc dù tấm gương đó không có hình bóng, không có hình tướng nào hết, không có khuôn mặt nào hết nhưng mà nó chứa tất cả các khuôn mặt trong đó. Tuy chứa tất cả khuôn mặt nhưng không có khuôn mặt nào in vào tấm gương đó được, nó chứa nhưng mà không chứa, bởi vì không có khuôn mặt nào dính vào nó được. Cũng như màn hình trước mặt Thầy đây, chút nữa là tan hết, màn hình đó không chứa khuôn mặt nào hết, không chứa hình ảnh nào hết, bởi vì nó không có khuôn mặt nào hết nên nó có thể chứa tất cả khuôn mặt, chứa tất cả các hình tướng.

 

Cô Giàu: Con rất tâm đắc những lời Thầy dạy, nếu mình nhìn nhận ra khuôn mặt xưa nay của mình thì tất cả những khuôn mặt khác đều là huyễn hết, nếu mình nhìn ra được khuôn mặt xưa nay thì nó có thể hóa hiện ra nhiều khuôn mặt trong nhiều tình huống để mang lại lợi lạc cho tất cả mọi người, thể hiện được lòng đại từ đại bi của khuôn mặt xưa nay. Dạ con xin hết.

 

Thầy: Ừ, thì quan trọng nhất là mình có trở về được với khuôn mặt xưa nay của mình hay không? Mình trở về lại được thì hóa hiện dễ lắm. Không có gì hết thì rất dễ hóa hiện, còn nếu có một cái tôi, người, ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng thì mình khó hóa hiện lắm, nó kẹt tùm lum hết. Thành ra cái quan trọng nhất là mình phải đi sâu vào cái khuôn mặt xưa nay của mình và khuôn mặt xưa nay của mình đó nó là tánh Không, nó là tự do lúc nó mình muốn hóa hiện gì mình hóa hiện chứ. Thành ra ví dụ như là, đây là một bài kệ mà Thầy có chép ra của ngài Hương Hải Thiền sư (1628 – 1715), cách mình cũng 300 năm rồi đó. Ngài có bài kệ là, hình như bài kệ này là ngài trả lời cho một ông vua nào đó:

Phản văn tự kỷ mỗi thường quan,

Thẩm sát tư duy tử tế khan.

Mạc giáo mộng trung tầm tri thức,

Tương lai diện thượng đổ sư nhan.

Phản văn là sao? Là xoay lại cái nghe của mình, xoay lại nghe cái gì? Nghe cái tự kỷ, tự kỷ là cái chính mình đó, là khuôn mặt thật của mình đó, khuôn mặt xưa nay của mình. Phản văn tự kỷ mỗi thường quan, mỗi thường quan là vẫn thường quan sát nó, xoay lại cái chính mình và thường quan sát nó. Đó là câu đầu tiên.

Thẩm sát tư duy tử tế khan, thẩm sát là mình hay dùng từ thẩm tra đồ đó. Tư duy là suy nghĩ, tử tế khan là xem một cách tử tế, xem một cách kỹ lưỡng. Tử tế có nghĩa là, chứ không phải tử tế như nghĩa bây giờ đâu. Tử tế là kỹ lưỡng, khan là khán đó, xem xét một cách kỹ lưỡng.

Mạc giáo mộng trung tầm tri thức, chớ nói là ở trong mộng mà có thể tìm ra bậc thiện tri thức của mình. Trong mộng mà làm gì có bậc thiện tri thức phải không? Cái đó thì rõ ràng rồi.  Tương lai diện thượng đổ sử nhan, tương lai là sẽ đó, diện thượng là trên khuôn mặt của mình, đổ sư nhan là mình thấy khuôn mặt của vị Thầy mình, thấy khuôn mặt vị Thầy của mình là mình thấy khuôn mặt Phật trên khuôn mặt của chính mình. Đó, khuôn mặt xưa nay của mình là mình sẽ thấy khuôn mặt của Phật trên khuôn mặt của chính mình. Cái quan trọng là vậy đó, khuôn mặt Phật trên khuôn mặt của chính mình, khuôn mặt đó có tất cả sáu cõi chúng sanh, có hết á, nhưng mà nó không dính cái nào hết. Chớ đừng có tưởng khuôn mặt Phật là không có gì hết đâu, khuôn mặt Phật là có cả thánh cả phàm có đầy đủ hết, thì vấn đề làm sao mà một ngày nào đó tương lai diện thượng là một ngày nào đó (tương lai) trên khuôn mặt của mình (diện thượng là trên khuôn mặt của mình), đổ sư nhan là thấy cái khuôn mặt của vị Thầy, vị Thầy đây có nghĩa là Phật, chớ không phải là vị Thầy thường thường đâu. Thì ngày nào mình thấy khuôn mặt của Phật trên khuôn mặt của mình, cái Bản lai diện mục là khuôn mặt của Phật đó trên khuôn mặt của mình thì lúc đó mình tự do giải thoát, còn lúc đó thì mình muốn thị hiện, muốn hóa hiện, muốn gì gì đó, quan trọng là vậy. Hóa hiện mà chẳng bao giờ hóa hiện hết á, phải không? Thành ra cái vấn đề là vậy đó, làm sao mà liên lục, thẩm sát liên tục tìm tòi khám phá để tìm thấy được cái khuôn mặt của Phật trên khuôn mặt của mình. Tương lai diện thượng đổ sư nhan là tương lai mình sẽ thấy trên khuôn mặt mình khuôn mặt của Phật. Thực sự ra, nói cho đúng ra, cô hay nói Đại Toàn Thiện đồ là vậy đó, Đại Toàn Thiện là khuôn mặt mình chính là khuôn mặt của Samantabhadra, là khuôn mặt của Phật bổn nguyên nhưng mà bởi vì mình bị che lấp nhiều quá, che lấp bởi phiền não, bởi cái này cái nọ đủ thứ chuyện hết, những suy nghĩ  sai lầm của mình bị che lấp hết. Cho nên thực sự ra khuôn mặt của mình là khuôn mặt của Samantabhadra, dịch  ra tiếng Việt là Phổ Hiền Như Lai, đó là vị Phật bổn nguyên. Thì mình phải khám ra từ từ chớ, Thầy đã nói rồi không phải Thầy khám phá ra hết đâu, Thầy khám phá ra hết Thầy không ngồi đây đâu (cười). Nhưng mà mình khám phá ra thì chính cái đó mình mới hưởng được cái Phật giáo là gì, chớ không phải Phật giáo để tu, Phật giáo là để hưởng, tự thọ dụng Tam muội đó là Báo thân, Báo thân là cái thân hưởng thụ chớ không phải cái thân mà cứ tu trọc đầu như Thầy đâu phải không? Thì mình phải vậy, tất cả cuộc đời mình phải làm sao khám phá lần lần cái khuôn mặt mình chính là khuôn mặt xưa nay của mình, khuôn mặt xưa nay đó chính là khuôn mặt Phật.

Bởi vậy cho nên trong kinh điển nói rất rõ ràng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tất cả đều nói như vậy hết. Rồi trong kinh Viên Giác nói khi mà mình tới mức độ giác ngộ rồi mình mới thấy tất cả chúng sanh bổn lai là Phật, phải không? Trong kinh Viên Giác có cái câu đó, câu đó kinh khủng lắm, Thầy cũng chưa tới nổi được như vậy đâu nhưng Kinh nói thấy tất cả chúng sanh bổn lai là Phật, xưa nay là Phật và sanh tử niết bàn đều như giấc mộng đêm qua, đó là giải thoát rốt ráo, giác ngộ rốt ráo. Thành ra vấn đề là mình phải khám phá từ từ cái khuôn mặt xưa nay của mình, đó là khuôn mặt của Phật trên khuôn mặt của mình đây. Như hồi nảy Thầy nói nó là nền tảng cho cái khuôn mặt tạm thời của mình đây thôi, mình khám ra cái nền tảng cho khi cái mình thấy cái nền tảng đó, cái khuôn mặt xưa nay của mình, có nghĩa là khuôn mặt của Phật luôn luôn nằm trên khuôn mặt của mình, phải không? Khi mà mình thấy được cái nền tảng đó rồi mình muốn hóa hiện cái gì hóa hiện chớ, phải không? Khi mình đã nắm chắc cái Phật tánh của mình rồi mình muốn làm gì mình làm chớ, phải không? Còn bây giờ mình nắm chưa chắc, mình sợ làm cái gì nó thành ra cái ấy, làm thằng ăn trộm thành ra ăn trộm luôn cái kẹt. Khi mình chắc chắn rồi, từ đầu tới chân là thân vàng ròng trượng sáu thì muốn múa may gì cũng được, còn bây giờ như Thầy múa thành ra thằng tầm bậy, danh hài nào đó kẹt cho Thầy. Còn khi mình đã hoàn toàn như vậy rồi, thấy khuôn mặt Phật trên khuôn mặt mình, hai khuôn mặt đó không còn cái gì cách biệt hết á, nó hoàn toàn như vậy á. Thì cái thân mình thân vàng trượng sáu rồi hoàn toàn bằng vàng rồi thì mình có muốn nhảy đi đá bóng đồ thì cũng thân vàng thôi, đánh cầu lông, đi đá bóng hay đi diễn kịch, đi hát đồ gì đó thì cũng thân vàng thôi không thể biến chất được.

Rồi bây giờ Liên Hoa có hỏi gì nữa không? Thấy Thầy trả lời vậy có...

Giàu: Dạ con thấy Thầy trả lời như vậy quá viên tròn, con không có thắc mắc gì. Vấn đề là làm sao để chứng được cái như Thầy dạy nhập được hoàn toàn cái nền tảng, phải tinh tấn thực hành.

Thầy: Rồi, phải tinh tấn mà như ngài “mỗi thường quan” đó, từ phút giây này đến phút giây nọ mình phải thường thường quan sát nó, quan sát cho tới khi là thấy khuôn mặt Phật trên khuôn mặt mình, mà thấy rồi thì hết nghi. Cho nên ngài gì đó trong Thiền tông đó nói ba cái gì đó, ba quan, ngài Hoàng Long ngài nói vậy đó. Ngài giơ tay ra ngài hỏi tay này có giống tay Phật không? Khi nó trọn vẹn nó là vàng rồi thì vậy, tay có thể, nó cùng chất vàng với tay Phật.

Rồi có vị Cần Thơ nào hỏi nữa, chỉ còn năm mười phút gì nữa thôi.

Thầy ơi Thầy con hỏi Thầy.

Thầy: Ai?

Đại chúng: Chú Thiện ở Thốt Nốt.

Thầy: Rồi.

Thiện TN: Dạ, con là Thiện ở Thốt Nốt. Kính chào Thầy và chào tất cả Đại chúng.

Nảy giờ nghe Thầy nói về khuôn mặt Phật. Bây giờ câu hỏi của con là lí do vì sao mà không nhận được khuôn mặt Phật như Thầy đã nói.

Thầy: Vì đơn giản, đơn giản là mình nghi nhiều quá mình không tin nổi thôi chứ có gì đâu. Trong khi thiền nó nói là “Tín tức nhập”, còn mình nghi quá nhiều, đơn giản vậy thôi.

Thì bữa trước anh Châu nói là cái thấy đầu tiên đó, thì trong Kinh cũng nói vậy “tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tức niết bàn.” Nếu như khi mình thấy, tri là biết, kiến là thấy, khi mình thấy mình biết, mà mình lập ra cái thấy biết, thì như anh nói đó là mình lập ra cái tôi thấy biết đó, thì đó là gốc của vô minh, còn nếu thấy tri kiến vô tri, vô kiến, khi mình thấy biết mà mình không có cái thấy biết, lập ra cái thấy biết, không lập ra chủ thể và đối tượng thì đó là Niết bàn, đơn giản vậy thôi. Đó là trong Kinh Lăng Nghiêm nói đó.

Chú Thiện T. Nốt: Nhân tiện cho con hỏi thêm, nếu ngay khi mình nhìn, ý thức mình đã lỡ dựng lập lên cái tôi rồi, đã phân chia chủ thể đối tượng rồi, đã học kinh điển, đã nghe giảng giải thì mình biết rằng cái chủ thể đối tượng này vốn không hề có, thì mình biết rằng cái dựng lập này là cái ảo chứ không phải thật, thì ngay lúc đó, mình quán như vậy…

Thầy: thì khi thật sự mình thấy được cái bản lai diện mục của mình, thì dầu có ý tưởng có vọng tưởng gì nhân ngã gì nó có khởi lên đi nữa thì nó cũng tan ngay vào cái bản lai diện mục đó thôi, vấn đề của mình là cái bản lai diện mục còn nhỏ quá.

 

Hồi nãy Thầy có trả lời rồi, khi mà thật sự mình thấy có bản lai diện mục của mình, thì dầu có ý tưởng, có vọng tưởng phân chia nhân ngã, ta người, nó khởi lên rồi nó sẽ tan ngay vào trong bản lai diện mục đó. Như một làn sóng, làn sóng đó đúng sai không cần biết, nó chạy theo hướng nào tùy theo gió của nó, nhưng mà nó khởi lên thì nó sẽ tan vào cái đó, cái vấn đề là bởi vì cái nền tảng của mình, cái bản lai diện mục của mình nó chưa rõ ràng, nên nó khởi lên mà nó không chịu tan, mà nó không chịu tan thì nó thành lôi thôi.

 

Chú Châu: Cái khuôn mặt xưa nay thì chúng con tin rồi đó, thấy rồi đó, nhưng mà chúng con không thể một lúc mà thấy trọn vẹn được, cho nên chúng con vẫn còn những cái mặt nạ, vậy muốn làm tiêu dung các mặt nạ đó, thì như Thầy nó thì chúng ta thì đứng trong đó để cho nó tự tan biến trong đó. Còn phương pháp nào khác hay hơn nữa không Thầy?

Thầy: Thì đơn giản là tất cả mọi phương pháp đều làm sao thấy rõ khuôn mặt xưa nay của mình thôi, có thấy là Phật giáo có 84.000 pháp môn phải không? Làm sao để càng ngày càng rõ ra thôi. Câu của ngài đó “Thẩm sát tư duy tử tế khan, phản văn tự kỷ mỗi thường quan”, là cái khuôn mặt tự kỷ đó là khuôn mặt của chính mình đó, thì làm sao mình tử tế khan thôi.

Rồi ví dụ như mình có rất nhiều pháp môn, có bao nhiêu hình tướng, xin lỗi chứ có bao nhiêu hình tướng là có bấy nhiêu pháp môn, có bao nhiêu ý tưởng là có bấy nhiêu pháp môn, bởi vì ý tưởng nào cũng phải tan vào trong đó hết, hình tướng nào cũng phải tan vào trong đó hết, thành ra bao nhiêu ý tưởng là bấy nhiêu pháp môn, bao nhiêu hình tướng là bấy nhiêu pháp môn, hình tướng nào rồi nó cũng tan vào cái vô tướng đó hết.

Thành ra khi mà mình thấy rõ cái đó rồi thì hỏi bây giờ ăn làm sao đây, thì ăn món gì cũng được hết đó. Miễn sao ăn vô tiêu thôi, đơn giản vậy đó, phải không? Còn mình ăn vô không tiêu thì vậy đó. Vấn đề là vậy đó, vấn đề là người mạnh khỏe ăn thứ gì cũng được hết, làm thứ gì cũng được hết, miễn là nó tan vô thôi. Tan vô thì nó không còn nghiệp nữa, thì đó xin lỗi chứ nghiệp của mình (nghiệp thân khẩu ý) mà nó tan vô thì nó thành cái gì biết không? Chứ không phải nó tan vô là mất hết đâu? Thì nó trở thành Công Đức. Chứ không phải là tan vô rồi huề cả làng thì tu hành chi cho nó uổng, nó trở thành công đức.

Thành ra còn phương pháp nào nữa không thì có đủ thứ phương pháp hết đó, còn thấy chưa đủ thì đợi hết covid thì lên Thầy lột cho, mình còn dính chỗ nào thì Thầy sẽ lột chỗ đó, thì lúc đó kêu là oai oái lên,… vô số phương pháp. Cũng như hồi nãy Thầy nói vậy đó, hiện tại đây mình thấy mình có khuôn mặt nào không? Không, không có, đó là phương pháp. Ở đây mình chân thật với nhau, đây là sự đối đáp y như là xem trong gương mình thấy mặt mình vậy thôi, đối đáp Thầy, trò rồi đủ thứ khuôn mặt vậy đâu, giờ đây là trần trụi tánh giác trần trụi, không có khuôn mặt nào hết.

 

Hồi hướng:

“Nguyện đem công đức này

Đến khắp cùng tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đồng trọn thành Phật đạo.”