Thầy

Có một vị ngồi thiền nhiều lắm, vị đó nói một câu đơn giản thôi. Mở mắt mà không có người thấy, không có đối tượng được thấy, thì đó chính là cái Thấy. Đó là cái Thấy thuần túy, cái mà ông ấy gọi là kinh nghiệm thuần túy đó, trước khi ý tưởng của mình nhảy vô, cái tâm phân biệt của mình nhảy vô. Ông ấy dạy đại học Kyoto, ông lập ra trường phái Kyoto. Người đầu tiên áp dụng những môn học của Tây phương để giải thích cho người Tây phương biết là vậy đó. Ông ấy rất nổi tiếng, mình cứ tra trên Google mình sẽ biết ông như thế nào. Từ trước giờ, cả Nhật Bản, Trung Hoa, Hàn Quốc chưa đủ sức để nói chuyện với Tây phương, bởi vì anh dùng cái tâm linh của anh chứ không dùng lý luận. Còn anh này anh ấy dùng những phương pháp, ví dụ như chuyện tự luận, hoặc dùng những cái khác để mà nói ra được cái đó, và Tây phương rất nể ông ấy.

Tại sao Việt Nam mình không có, Thầy nói đưa đạo vào đời là vậy đó. Làm sao để nói cho người tây phương chứ không phải nói bằng kinh nghiệm, tôi thấy là tôi thấy, đó là kinh nghiệm của anh, người Tây phương làm sao hiểu được. Thầy thấy mấy ông trong tờ báo Văn Hóa Phật Giáo, ông N ông ấy nói mà mình thấy đúng, ông ấy nói Phật giáo chỉ dùng cho cá nhân thôi, chứ không là một cái tập thể được. Kinh nghiệm, trí huệ gì đó, là của mình thôi. Mình không có cái gì để lý luận, nên nó thành thần bí. Tôi thấy cái đó rồi, anh có tin không, anh có tin thì anh theo. Cứ tin thôi, không lý luận được. Thầy nói nhiều lần rồi, Thầy đọc Tây Tạng nói vậy, cả đời chằm hăm vô cái Pháp thân thôi. Tây Tạng nói rất đúng, Pháp thân chỉ là cái riêng của anh thôi, chứ chưa phải là cái giác tha. Pháp thân chỉ là cái tự thực chứng của anh thôi. Đó là cái tự giác thôi chứ không phải cái giác tha, rồi còn giác hạnh viên mãn nữa.

Thành ra, mình phải làm việc nhiều. Ví dụ, hôm qua ông T.Hải ông ra Hà Nội, ông tham gia buổi Thiện Tri Thức, có thể buổi đó chưa đạt được như những vị cao cấp, nhưng ít ra nó đánh thức cho giới trí thức Hà Nội là đời anh dùng để làm gì. Lấy cuốn Bàn về sanh tử thôi. Có nhiều người nói tôi không tu, bởi vì người ta không hiểu tu là gì, nên mình phải định nghĩa cho họ hiểu chữ tu là gì. Mình tưởng mình cao lắm, nhưng mình vào quần chúng không được. Mà đi vào quần chúng không được là thất bại. Thầy nghe thấy nói là khoảng năm 2050 thì Hồi giáo sẽ vượt lên dẫn đầu về dân số, rồi Thiên Chúa giáo đứng thứ nhì, rồi Phật giáo 500 triệu, nhưng rồi coi chừng sẽ sụt. Một vị lạt ma cao cấp của Tây Tạng cũng nói như vậy. Coi chừng sụt. Vì sao? Hạnh Bồ tát mình không có, không đưa vào đời được, cứ ru ngủ chính mình thôi. Dầu có ngộ, có thấy trời đi mà không ích lợi cho ai hết. Hồi đó Thầy có hỏi thẳng mấy người đó. Ngộ để làm gì, cũng như anh giàu để làm gì, không cần. Từ cái đó, cái tôi nó mới tích tập, rồi tự đóng khung cho mình.

Đức Dalai Lama nói, anh không có Bồ đề tâm thì anh có làm gì, có tu trời gì thì cũng là thanh văn thừa thôi. Ngày hôm qua Thầy nói với mấy người ở đây nói với mấy người Cần Thơ là, coi chừng mấy năm nữa Cần Thơ giải ngũ. Vì lớp lớn càng ngày càng vậy đó. Ông Dũng râu thì ra đi. Ông Quang Tồn không đi một mình được vì càng ngày càng bệnh, lớp trẻ thì không có ai hết. Mình nói chuyện làm thôi, anh sống cuộc đời này anh làm được gì? Đó mới là ý nghĩa đời sống đó. Chứ anh nói, anh ngộ rồi, anh cũng đẳng cấp lắm, nhưng rồi cũng không làm được gì hết. Ở đời này mình không làm được gì hết, thì thôi lập gia đình, lấy vợ cho xong. Rồi tiếp tục trò này mãi mãi, hết đời này sang đời khác, không làm được gì hết.

Bây giờ không nói chuyện ngộ, chuyện thấy gì hết. Cái Thấy đó có ích lợi gì cho ai và anh đã làm lợi gì cho đời. Nếu anh là một ngọn đèn, anh phải thắp sáng, ít thì cũng vài ba người chứ. Chứ anh nói, đèn tôi sáng lắm mà không giúp gì được cho ai, không thắp sáng được cho ai, cứ để trong bóng tối rủ rỉ một mình thì có ăn nhằm gì đâu. Thầy nói đi nói lại nhiều lần rồi. Chúa có nói, một ngọn đèn thì phải đưa nó lên khỏi cái lu mới sáng được, chứ cứ để trong lu thì nó cũng vậy thôi.

Thái

Con cũng suy nghĩ rất nhiều về lời dạy của Thầy. Con thấy được ở gần bên Thầy, bên chúng, là cơ hội để tích tập công đức và trí huệ, sửa đổi được nhiều lỗi lầm của mình, mang lại lợi lạc cho nhiều người. Con thấy, đó là đúng là lý tưởng, nhưng hoàn cảnh của mình, nghiệp của mình mình không vượt qua được, Thầy và đại chúng nhắc liên tục. Mình thấy đấy, mình làm theo đấy, nhưng rồi xa Thầy, xa đại chúng, thì mình vẫn bị cái tư tưởng của mình nó lôi đi, chống lại lời dạy của Thầy và đại chúng. Thành ra mình phải làm sao để vượt qua được cái lý luận đó. Nên con thấy, bằng mọi cách phải thân cận Thầy và đại chúng, chỉ có con đường đó mới vượt qua được cái nghiệp của mình, mới làm lợi chúng sanh.

Thầy.

Con mắt mình để Thấy thôi. Mình thấy Hà Nội họ vô đây làm chương trình ở Cá Chép, họ về họ thành lập ngay cái Ban dịch thuật, rồi mới hôm qua họ làm ở Hà Nội gồm có ba người, V.Hoàng, Y.Bình, cô Trang. Họ chưa đủ sức làm việc gì nhưng ít ra, cũng có sự đánh động tới giới trẻ, bởi những người đó họ trẻ. Họ cũng có địa vị trong xã hội. Thầy nhớ như in, hồi Thầy đi Hà Nội về, ông Sơn Cần Thơ ông nói thấy Hà Nội cái sức trẻ nó mạnh hơn ở Cần Thơ. Quả thiệt vậy, Cần Thơ càng ngày càng mỏi mòn, mà lớp trẻ không có, làm gì cũng không được. Lúc trước Thầy có nói, nếu Cần Thơ làm đàng hoàng Thầy yêu cầu Thiện Tri Thức sẽ làm một buổi trà đàm như ngày hôm qua ở Cần Thơ, nhưng có đâu mà làm. Nên Thầy nói mỏi mòn dần dần là vậy.

Mình không ở trong cái chúng nên cái tôi nó lớn lên. Cụ thể như ông Sơn Cần Thơ, ông là là người mời Thầy về Cần Thơ đầu tiên. Coi như ông là trưởng nhóm, nhưng mà mới đây ông nói ông sẽ ra khỏi nhóm. Tại sao vậy, con ma tôi ở trong mình nó làm vậy chứ gì nữa. Mình đẻ ra nó mình phải có trách nhiệm chứ, phải nuôi nó chứ. Làm được một thời gian, có Thầy giúp đỡ nữa, rồi đến giờ bỏ vậy đó. Anh đã hưởng từ Phật giáo được cái gì đó, anh được cái quyền lợi gì đó thì anh phải có trách nhiệm. Anh nói anh hưởng lợi nhiều lắm, Phật cho tôi kinh điển, đủ thứ hết, nhưng bây giờ hỏi lại bổn phận của anh là gì, trách nhiệm của anh là gì? Dòm thấy đó, con người của anh rất kỳ cục.

Thầy cứ nghĩ lại Thầy của Thầy là hòa thượng Tây Tạng là mình thấy hổ thẹn lắm, “tại sao mình có thể bê bối như vậy?”, “tại sao mình có thể làm biếng như vậy?”…Còn hầu như Ngài là Ngài không có hở chút thì giờ nào mà không làm lợi cho người khác hết, đó. Thầy nói đơn giản thôi, là có nhiều bà lão nào đó lên rồi kể đủ thứ chuyện, nào là “con tôi bị chó cắn bây giờ phải làm sao đây?”, thế mà ông ngồi ông nghe cả 2 tiếng đồng hồ ông không hề mệt mỏi; chứ là Thầy thì Thầy bảo ra về giùm đi rồi bữa khác lên, mình không có được cái nhẫn như mấy vị đó, phải không? Có thể ngồi nghe ba chuyện vớ vẩn cả 2 tiếng đồng hồ, “chồng tôi thế này, con tôi thế kia, rồi con tôi mới bị chó cắn,…” mà Ngài vẫn ngồi nghe điềm nhiên được, còn Thầy thì thấy như thế thì mất thì giờ lắm, mình không đủ cái nhẫn đó, mà đó chính là tu đó, không gì xa xôi đâu; còn “tu nói” thì ai nói không được?

Thành ra Thầy nhắc lại một câu ấy, đơn giản định nghĩa Bồ tát là gì? Đó là “Làm đúng như nói, mà nói đúng như làm”, chỉ cần chừng đó thôi, chứ đừng nói tôi thần thông tôi bay lên cõi này cõi nọ mới là Bồ tát.

Mà ở đời này cũng chỉ cần chừng đó thôi phải không? Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ông cũng nói gì đó, “các đồng chí hãy làm đúng như nói và nói đúng như làm”, chứ đừng có mà nói thì hay lắm như làm thì lại bỏ túi riêng, như thế sao được. Nên thành ra Thầy nói rồi, mình còn thua đời nữa, khổ lắm, chứ đừng có tưởng là mình ngon đâu phải không? Tu hành gì mà mình cứ tới hưởng thôi chứ mình không có trách nhiệm gì hết, phải không, mời năn nỉ rồi mới tới, tệ quá tệ. Thầy đã nói từ lâu rồi phải không, trong giới của Bồ tát là sao? Một trong những cái của Bồ tát giới là nghe giảng pháp Đại Thừa, dầu là bất kỳ ai giảng Pháp Đại Thừa thì đều phải tới nghe. Chỉ trừ khi ở xa quá đi không nổi, mà ở đây mời còn không tới nữa, mà tại sao lại không tới, sao mức độ ù lỳ của mình nó nặng nề tới mức độ như vậy, là vì mình làm biếng quá, coi lại thì mới thấy là mình làm biếng quá. Phải không?

Rồi cái thông minh của mình chỉ để biện hộ cho mình thôi, như ông Sơn đó, tôi vậy là vì thế này thế nọ, nhưng mà thiệt ra đó là con ma thôi, mình lạm dụng kinh Phật, lạm dụng những ý tưởng này ý tưởng nọ là để biện minh cho mình thôi, chứ còn mình phải thấy đó là mình bỏ cuộc, thấy rõ ràng là mình bỏ cuộc. Không vì lí do gì hết cả, trong kinh nói rồi, tu hành hạnh Bồ tát là không bỏ bất kể một chúng sanh nào chứ đừng có nói là bỏ cả nhóm. Nghe câu đó rồi mình soi gương lại mình thấy hổ thẹn quá. Phải không? Nên là phải mạnh mẽ lên, chứ đừng có thua con ma nó nói, nó nói là “ông Hoàng Dũng ông mới tu mà ông lên trưởng nhóm ông sai bảo tôi” thì đó là con ma nói đó chứ một người Phật tử không nói như vậy. Anh là Tiến sỹ mà tôi chỉ là cử nhân nhưng năm nay người ta bầu tôi lên làm thì anh phải nghe lời tôi thôi, chứ đừng có bảo tôi là tiến sỹ tôi không nghe theo anh chỉ là cử nhân. Không phải, làm theo chức vụ, mà chức vụ đó có phải chức vụ cả đời đâu, chức vụ 1 năm thôi, mà 1 năm nhiều khi mình chịu cũng không nổi nữa. Cái nhẫn của mình nó kém vậy đó, mình sống theo cái bản năng của mình vậy đó. Tôi có chịu đựng ông Hoàng Dũng này thì chịu có 1 năm thôi rồi tới năm sau tôi bầu ông khác lên, nhưng mà chịu không nổi, rồi kiếm cớ này kiếm cớ nọ đủ thứ.

Quan trọng là mình đừng có mà nói chung chung, như Thái vừa nói nghiệp phải không? Nghiệp đó chính là cái đó đó. Cái tôi hèn nhát của mình nó sinh ra cái nghiệp chứ không phải gì hết phải không, chứ đừng có đổ thừa cho nghiệp. Anh làm vậy là anh chưa có trách nhiệm với cuộc đời anh, Thầy không cho phép nói cái nghiệp, “đó là vì nghiệp của tôi” tức là anh đang đổ thừa rồi. Thầy đã nói rồi, nhắc cả trăm lần là ông Khổng tử ông nói là “người quân tử thì không oán trời không trách người”, anh dám làm vậy thì ở đời này, như trong đó nói “đức trọng quỷ thần kinh”, cái đức của anh khiến quỷ thần cũng phải kinh. Cái ý thức của mình nó láu lỉnh lắm, cứ đổ thừa cho Nghiệp, “Nghiệp tui vậy cho nên tôi phải như vậy”, nghiệp cái quái gì, ai gây ra nghiệp? Rồi nó lăn theo con đường đó rồi nó tự bào chữa cho mình.

Có nhiều ông còn dùng cái cao cấp trong Phật giáo ra để bào chữa cho mình, cái cao cấp nhất là “không tu nữa” nên là tôi không tu. Nhưng thực chất là “tu cái không tu” chứ không phải là không tu. Anh nào mà nói không tu là lọt vô đoạn kiến, Tây nó gọi là Hư vô chủ nghĩa, không tu là hư vô chủ nghĩa, tu cái không tu chứ không phải là không tu.

Rồi thôi mời ông Lượng, mấy bữa nay không qua thấy cũng xanh xao, là vì sao, lo thức đêm trong bệnh viện quá hả?

TC.Lượng

Dạ kính thưa Thầy và đại chúng, đợt vừa rồi con cũng trong viện và nhìn thấy hết lớp này lớp kia những người già đó Thầy, bà nhà con nằm ở khoa người già mà lại nằm lâu nhất cho nên con thấy những người lớp này lớp kia ra vô ra vô liên tục như vậy, có người cũng mất, mà như vậy con cũng thấy là cái sinh tử họ ra đi mà họ không có thấy cái gì hết, đi như thế cũng rất là uổng. Con nhìn xung quanh vậy con học được những bài học rất là lớn, tức là người ta, có người ra viện một chặp lại vô lại rồi sau cũng chết, có người thì đau đớn kêu la suốt đêm luôn, nhưng không có thấy được chuyện đó nên rất là uổng. Có người đó 94 tuổi mà rất khỏe, khí lực rất dồi dào mà mắc có bệnh nhỏ thôi mà tới lúc mất vẫn mất. Con thấy là con người sống lâu như vậy là chưa thấy lời Phật dạy thì thật là rất uổng, nên con nghĩ là mình mà bỏ qua cơ hội của lần làm người này thì sẽ uổng phí vô cùng, sợ rồi mình đi qua chuyện này mình sẽ không nhớ được gì hết, mình sẽ quên hết tất cả.

Thầy

Nhưng mà Thầy còn đang bàn không phải là chuyện mình thoát chết, mà ở đây là bàn chuyện mình thoát chết rồi, anh cứu người như thế nào? Chứ không phải là tôi lên bờ rồi tôi mắc võng ngủ, mình đã tranh đấu cả đời rồi, lên được tới bờ bên kia, Yết đế yết đế mình qua tới bờ bên kia rồi mình mệt lắm rồi thì thôi mắc võng nằm ngủ. Cái này chính Đức Phật cũng còn ngần ngại, nếu đọc sẽ thấy, khi ngài giác ngộ thì ngài dòm quanh dòm quất thấy cái này khó quá, thôi không thuyết pháp nữa. Thì lúc đó trời Đế Thích mới xuống mời ngài thuyết Pháp, có đức Đế Thích đại diện cho tất cả chúng sanh mời ngài như vậy thì ngài mới quan sát tất cả chúng sanh, thì ngài mới thấy có người thì y như hoa sen đang nằm dưới bùn, có người thì như hoa sen lên tới lưng chừng nước rồi, có người thì như hoa sen lên tới mặt nước rồi, có người thì như hoa sen đã lên khỏi mặt nước rồi nhưng mà chưa nở…Vì câu nói mà ngài nhận thấy “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” đó, thì ngài quyết định thuyết Pháp.

Mà cuộc đời đức Phật có phải mình thấy là ngài làm việc tới ngày cuối cùng phải không? ngài làm việc cỡ như vậy đó, thử hỏi đức Phật đi bộ bao nhiêu ngàn cây số, chắc cũng phải mấy vòng trái đất ấy, bởi vì ngày nào mà ngài cũng đi bộ hết, chứ không phải chạy xe có xăng như mình đâu. Đến ngày cuối cùng của ngài thì có cái vị nào đó đến xin ngài xuất gia, thì ngài nằm ngài không có dậy được thì ngài mới giao lại cho ông Xá Lợi Phất xuất gia cho ông đó, nghĩa là ngài làm việc cho tới ngày cuối cùng. Chứ còn mình thấy cuộc đời mình đúng là rong chơi quá, có làm việc gì đâu, phải không? Vấn đề không phải là anh tự thoát, mà là anh thoát rồi thì anh làm gì? Thành ra Thầy hỏi thẳng đó là “anh ngộ để làm gì?” chứ không phải anh ngộ để anh làm mấy việc ích kỷ, không phải cấp cho anh bằng cử nhân rồi anh về anh lập gia đình, anh mua xe hơi, làm cái nhà…vậy thì bằng cử nhân làm cái gì, ngộ làm cái gì? Thành ra mình phải thấy một điều trong đó là chính trong khi giác tha, là giác cho người khác đó, mặc dù cái giác của mình nó cũng ít thôi, thì khi đó mình mới tu, mới tự giác. Chứ không phải giác tha trước rồi mới tự giác sau, hay tự giác trước rồi mới giác tha sau đâu. Cái Bồ tát hạnh là vậy đó, anh giác tha đi rồi anh từ từ anh sáng ra, chứ không phải đợi tôi thành Phật rồi tôi mới làm việc. Cái mà ông H ông ưa nói là gì đó, đồng khởi, đồng khởi phải áp dụng trong này nữa, tự giác và giác tha đồng khởi, khi anh giác tha thì nó đồng khởi với tự giác.

Rồi bây giờ mình phải nhìn lại cho kỹ, bây giờ mình ngồi đây, có được cái chùa, có cái này cái nọ, đó là công sức của ai? Không phải chỉ là công sức từ đời sư tổ, cho tới hòa thượng Tây Tạng rồi tới Thầy, không phải chỉ có chừng đó đâu, mà đây là công sức suốt hơn 2600 năm nay của tất cả các vị vì Phật giáo. Ví dụ như không có ngài Huyền Trang đi từ Trung Quốc sang Ấn Độ để mà học và dịch kinh sách thì bây giờ mình lấy đâu ra kinh sách mà đọc? Mà đi đó mình thấy là kinh khủng lắm, nếu mà mình đọc cuốn “muôn dặm không mây” của một bà bên Trung Quốc đó thì mình mới thấy con đường đó kinh khủng lắm. Bà đó là học bên Anh rồi bà về dạy bên Trung Quốc đó, rồi bà thấy sao mà Phật giáo không có giá trị gì lắm trong xã hội Trung Quốc bấy giờ, nhưng bà dòm thấy bà nội bà ấy đêm nào cũng nằm võng lần chuỗi, rồi bà thấy có một ông thầy tu, mà ông đó cũng bị đuổi không cho ở chùa nữa, mà thấy ông đêm nào cũng ngồi thiền tụng kinh hết á, thì bà mới nói là cái này chắc nó phải có một sức mạnh gì, rồi bà mới nghiên cứu và coi lại xem cái ngài Huyền Trang xem làm sao. Rồi cuối cùng bà thử đi con đường mà ngài đi, bằng cách lái xe hơi, mặc dù bây giờ có định vị toàn cầu lỡ có gì trực thăng nó bay ra cứu liền, thì bà nói là đi cái đó dễ chết lắm, mà đó là đi xe hơi, bấy giờ có biết bao nhiêu là phương tiện dọc đường thế mà bà nói là dễ chết lắm. Vậy mà ngày đó ngài Huyền Trang đi bộ, thì mình thấy là không thể tưởng tượng được.

Thành ra là mình thấy đó, như ngoài đời người ta nói sở dĩ có nhà cửa của mình đây là do tổ tiên của mình, phải không. Thì tổ tiên của mình là ai? Chứ có phải tự nhiên mà cái chùa này nó mọc lên đâu? Thầy đã nói rồi, đơn giản lắm, là anh chỉ cần cầm cái dùi mõ lên mà gõ thôi là anh phải biết công ơn của mấy ngàn năm rồi, chứ tự anh anh không chế ra được, tất cả những gì sinh hoạt trong đời sống tâm linh của mình là 2600 năm nay công sức biết bao nhiêu người. Trong kinh nói là đệ tứ địa, là trong hàng thập địa đó, thì mới biết ơn và biết báo ơn. Thầy nghe câu đó là Thầy dòm mình là thấy hổ thẹn hết sức, biết ơn mình có biết ơn chưa, chưa. Ngay như hòa thượng Tây Tạng, bây giờ Thầy trả ơn cũng không được, hổ thẹn không, phải không? Cũng giống như ở đời thôi, có bao giờ mình báo ơn cha mẹ mình được không, không thể đâu. Nên là phải thấy là ngay cả đời mình cũng nợ nần nhiều lắm, chứ đừng nói tới Phật giáo, Phật giáo thì khó hiểu hơn nhưng mà mình phải thấy vậy đó, đâu phải tự nhiên mà mình ngồi đây là vậy đâu mà là công ơn của bao nhiêu người. Hồi chúa Nguyễn đó, theo phong trào mở đất, người dân đi đến đâu thì các ông cho xây chùa tới đó, nên nhiều ngôi chùa ở Sài Gòn Gia Định bây giờ tới hơn 400 năm tuổi nữa, công sức của biết bao nhiêu người. Mà có ông còn bị cọp ăn thịt nữa, hồi đó cách 200 năm mà ngồi đây chắc là bị cọp hoặc cá sấu nó ăn thịt rồi, biết bao nhiêu người hy sinh? Rồi mình ngồi đây cầm cuốn sách đọc và nói “ờ tôi hiểu Phật giáo”.

Hồi đó Thầy đọc có ông tỷ phú ông nói là muốn thành công thì phải nhớ năm điều, mà năm điều Thầy nhớ không nổi nên nhớ 1 điều thôi đó là ông nói là phải biết tự kiểm điểm. Anh tự kiểm điểm là anh thấy hổ thẹn liền à, mình hổ thẹn là mình đã làm được gì? Cho gia đình thôi chứ khoan nói cho xã hội nữa, mà coi chừng là những thứ tầm bậy mình xả vô xã hội nó là rác nhiều hơn là cái thứ mình đóng góp cho xã hội, đâu phải mình xả rác là có mỗi túi ni lông vậy đâu, mà cái rác mình xả ra từ tư tưởng nó vẫn còn đó. Rồi thằng cha nào nó vô phúc nó đi qua hàng rào nó gặp cái tư tưởng bậy bạ của mình nó lọt vô trong đó rồi nó bắt đầu nó làm bậy đó, nên nhớ là mình xả rác cho xã hội này rất nhiều bằng cái ý tưởng của mình. Xã hội nó xấu xí, mình không có vô can đâu, tất cả là liên đới với nhau hết.

Như cái bài hôm trước mình dịch đó, ba ông đoạt Nobel vừa rồi đó, nó dùng là “liên đới lượng tử”. Lượng tử nó liên đới và mình cũng liên đới với chúng sanh như thế, đừng tưởng là mình ở đời một mình mình đâu, lượng tử nó liên đới thì chính cái tâm thức mình nó cũng liên đới tới rất nhiều người khác. Liên đới chịu trách nhiệm, liên đới chịu trách nhiệm, chứ đừng có mà bảo cái xã hội này sao mà nó lôi thôi quá, nhưng thực ra tôi cũng lôi thôi lắm, tôi đóng góp sự lôi thôi cho xã hội này chứ đừng có nói tôi vô can đâu, không ai vô can trong cái này hết á. Thầy thấy rồi, bây giờ chiến tranh xảy ra một cái thì có người bênh vực bên này, có người bênh vực bên kia, chừng đó là chứng tỏ mình vô can sao nổi. Phải không? Một ý tưởng của mình là đã không vô can được rồi. Cho nên mình phải chịu trách nhiệm, can đảm mà chịu trách nhiệm, dám leo lên mà chịu đóng đinh như Chúa đã chịu đó, chịu tất cả cái nghiệp cho nhân loại bằng cách tự mình chịu trách nhiệm. Còn nếu không chịu đóng đinh thì thôi.

Thầy đã nói rồi, cái tư duy của mình là cái tư duy rất là non nớt, dù là cái ông thông minh nhất cũng tư duy chưa được một nửa con đường nữa, anh tư duy được một nửa là anh tự động thấy trách nhiệm của anh chứ khỏi cần nói ai khuyến khích anh tu hay ai dụ anh tu hết á. Thời gian dụ tu rồi cho ăn uống gì đó là qua rồi, phải không, anh phải thấy trách nhiệm của anh. Và đừng cho rằng xã hội này xảy ra cái gì đó là tôi vô can đâu, đừng có nói vậy, xã hội nó bê bối bởi vì anh bê bối, đơn giản vậy thôi.

Rồi thôi, bây giờ mời cô này, cô này về xã hội là Thầy phải khâm phục cô đó, tên gì quên rồi, T.Anh hả? Để Thầy nói cho nghe, cái gì Thầy cũng thẳng thắn lắm, Thầy nói thực sự ra cái cô Tuấn Anh đó cô ích lợi cho đời nhiều hơn là mình ở đây mình không ích lợi gì cho đời nhiều đâu, bởi vì cô này ít ra cô cũng ảnh hưởng tốt cho một vài trăm người nào đó, dù là cái ảnh hưởng này nó không cao sâu lắm, nó mới chỉ là ảnh hưởng xã hội thôi, nhưng mà cô ảnh hưởng nhiều hơn. Còn mình tu, ngày ngày lên tụng kinh này kia nhưng mình ảnh hưởng xã hội quá ít, thành ra xét về giá trị thì cô T.Anh còn hơn Thầy nữa, Thầy ảnh hưởng xã hội ít lắm. Còn cô đào tạo ra, cô nói cái tốt, khoan nói cái gì xa xôi chứng ngộ chứng đồ gì, cô làm cho hàng ngàn người từng nghe và bị cô tuyên truyền là cần phải tốt, như thế là đủ rồi, phải không, được rồi, thôi mời cô nói.

T.Anh

Dạ con biết ơn Thầy, con bất ngờ quá, con rất là biết ơn con có nhân duyên được ngồi ở đây, con cũng không được như Thầy đã nói, mà con mới chỉ lan tỏa được trên cái bề mặt, là mình bây giờ sống tốt rồi mình hướng dẫn cho các em sống tốt theo cái gì mà vũ trụ đã tạo ra cho mình, thì mình phải sống hữu ích để tiến hóa trên con đường về phía bên kia, thì con mới chỉ hiểu được như vậy thôi. Nhân duyên cho con được ngồi ở đây để học những điều hay, mà con là người rất thực tế, mỗi lần học được những điều hay như vậy thì con lại mang ra con chia sẻ hết, con không có giữ. Con cũng có nhân duyên cô của con có kết nối với một vị viện chủ của một tu viện bên Tây Tạng, và mỗi tuần thì chúng con cũng được nghe giảng trực tiếp từ vị đó. Vị đó tình nguyện đi tu từ nhỏ, và rất giống với những phẩm tính mà hôm nay Thầy nói, rất gần gũi và luôn luôn mang tới sự bình an cho tất cả mọi người mà mình gặp gỡ. Dạ thì hôm nay nhân đây con cũng xin kết nối để mọi người tiếp xúc để học hỏi, như khi nãy Thầy có nói ở Cần Thơ đang bị già hóa…(cười)

Thầy

Xin cho Thầy ý kiến chút nữa, hồi đó Thầy có nói với một anh chàng, bây giờ Thầy lặp lại nữa, già nua hóa thì đồng ý rồi, nhưng mà có một chuyện nữa là còn trẻ mà đã vội già; cái đau nhất là còn trẻ mà đã vội già, chứ còn già nua thì luật tiến hóa là vậy thôi chứ phải không? Rồi thôi mời mời…

T.Anh

Thì con cũng ở đây xin gieo duyên luôn, bên con có câu lạc bộ gieo duyên cho các bạn trẻ, chúng con có tổ chức lớp dạy mười loại ngoại ngữ cho cộng đồng, để cho các bạn trẻ phụng sự, có nghĩa là mỗi ngoại ngữ đó mình biết được 1.000 từ, một ngàn từ đó có được 1.000 nụ cười, thí dụ ai biết ngoại ngữ nào thì sẽ phụng sự để hướng dẫn ngoại ngữ đó…

Thầy

Rồi thôi bây giờ Thầy cũng xin lỗi ngắt chút, mà có khi là ngắt luôn thôi, nói nhiều quá còn ở đây bao nhiêu chục người, nhiều người chắc là cũng ấm ức lắm. Bây giờ thứ nhất là Thầy có ý kiến là đơn giản cái tôn giáo hay cái gì cao nhất cũng bắt đầu từ cái tốt, cái thiện đi lên hết, phải không? Bên Thiên Chúa giáo nó kêu là cái thiện tối cao, bên Phật Giáo cũng vậy, rồi cái sám hối thì mình có một danh xưng là Thiện Ý Phật, tức là cái vị đó trở thành Phật bằng thiện ý thôi, cho nên là cái thiện rất là quan trọng. Nên Thầy thấy là cô bắt đầu bằng cái đó, mà mình tùy sức mà gieo những cái thiện cho xã hội là tốt lắm rồi, bởi vì xã hội có mấy ông được thiện. Thành ra là mình đừng có mặc cảm là mình còn yếu đuối gì hết mà mình phải tuyên truyền cái thiện đó ngày càng rộng ra nữa, từ gia đình cho đến xã hội, rồi biết đâu trong số đó có anh nào anh chăm chỉ ngon lành anh ấy đến được chỗ như Khổng Tử nói đó là “chỉ ư chí thiện”, là ngừng ở chỗ chí thiện. Nghe cái từ chí thiện là Thầy thấy nóng mặt rồi, xấu hổ, mình thấy ngượng quá, thành ra cái thiện bắt đầu từ đó rồi thực hành dần dần lên càng cao càng tốt. Chứ cõi này nói theo Phật Giáo là ngũ trược ác thế, 5 cái xấu, từ mạn trược cho tới cái đời trược…cái đời này cũng nhiều xấu ác, giết chóc, trộm cướp, lừa đảo đủ thứ trò. Thì cái thứ nhất Thầy nói Tuấn Anh là vậy đó, ít nhất là cô ấy cũng làm được cái gì đó cho xã hội còn hơn là về chùm chăn ngủ, phải không, còn khi nào cô thành thánh đấy là việc của cô, cô giải thoát là việc của cô, chứ không ăn nhằm gì xã hội này hết.

T.Anh

Dạ đúng ạ. Tụi con cũng có một tiêu chí là “Làm để giỏi chứ không phải đợi giỏi mới làm”.

Thầy

Đúng, như khi nãy nói đó, Giác tha là đồng khởi với Tự giác, mình cứ làm cho người khác đi rồi mình sẽ được giải thoát, chứ không làm thì mình cũng không tự giác nổi đâu. Còn cái này nữa, cái này là vui thôi, lúc nãy T.Anh nói là dạy cho người ta cười bằng nhiều ngôn ngữ phải không, thì Thầy thấy vậy đó, là cái cười nó không có ngôn ngữ. Thầy mà gặp thằng cha da đen không biết nó nói tiếng gì hết nhưng mà Thầy cười thì nó cười lại thôi, thành ra cái cười là cái phổ quát, nó không ngôn ngữ, không cần dạy, không cần phải nói thứ tiếng U căng đa hay gì hết. Nói xa hơn nữa thì cái cười đó là biểu lộ của Thiên Tánh, của Phật Tánh, phải không, bởi vì chỉ có các vị thánh mới biết cười chứ người thường dễ gì biết cười.

Rồi bây giờ vị nào khác đi cho sôi nổi lên, giờ cho mấy vị ở Hà Nội đi. Ông này này, xin lỗi chứ bạn ở Cần Thơ bạn giả bộ hộ khẩu Hà Nội, bạn chỉ là tạm trú thôi, không cho bạn nói vì hôm qua bạn nói nhiều quá rồi, bây giờ để cho người khác.

Ngày hôm qua là có ông ngồi giữa đây này là ông gì quên rồi, Bình, đúng rồi, ông này khai mạc ban đầu đây này. Nãy giờ ở trong này nói vậy thì mình có ý kiến gì với chuyện này không?

Bình (nhóm Dòng Sống)

Con chào Thầy chào tất cả đại chúng. Con tên là Bình, nhóm Dòng Sống.

Thầy

Ngày hôm qua lên ảnh là Thầy thấy hết đó, xin lỗi để Thầy nói cái này đã, cái ông này sao mà, Thầy đã nói trong này lâu rồi là người Bắc họ nói hay lắm, nhưng mà khổ cái là ông Bình này ông vừa nói hay mà vừa nói dài nữa, ông chiếm hết 10 phút của người ta trong khi người ta chỉ có 2 tiếng đồng hồ thôi. Rồi thôi bây giờ mời ý kiến của anh Bình, nãy giờ mình nghe nhiều thứ rồi phải không?

Bình (nhóm Dòng Sống)

Dạ con xin được nói cái cảm nhận của con từ nãy giờ con nghe. Con thực sự thấm thía câu là khi ta có ý thức giúp người khác chính là ta đang giúp chính mình, tức là giác tha chính là tự giác đồng thời. Từ trước đến nay thì con không hiểu được hết ý nghĩa của nó, nhưng hôm nay con hiểu được thêm rất nhiều, con thường rất ngại khi nói trước công chúng vì với mọi người thì con cảm thấy mình có nhiều khiếm khuyết quá, con không dám nói những điều đó ra. Trong những lần quán chiếu sâu sắc bản thân thì con thấy là mình bị bám chấp và cái ngã quá lớn, con cảm thấy mình luôn cố gắng giữ sự bám chấp vào hình ảnh bản thân nên luôn sợ nói ra bị sai, bị người khác phê bình và đánh giá, cho nên con không nói ra. Thực sự hôm nay khi được nghe về chủ đề này con mới chợt nhận ra chính cái bám chấp đó làm con đóng mình lại làm con không mở rộng được tâm của mình ra. Vì vậy mà việc học hay việc tu dựa trên tinh thần hướng tới người khác là vô cùng cần thiết. Dạ con xin tri ân Thầy và mọi người.

Thầy

Rồi ở đây có ông nào, rồi ông này cầm micro đi. Đây là ông Trường ở An Phú Đông có phát biểu ý kiến.

Q.Trường

Dạ thưa Thầy và đại chúng, con thấy như Thầy nói cái tự giác và giác tha nó đi đồng thời thì con thấy rõ ràng là mình chưa tự biết thương mình. Nếu mà việc lan truyền giáo pháp ra ngoài mà mình không làm ở đời này thì thời này nó đến gần thời mạt pháp lắm rồi, thời mà giáo pháp sắp lụi tàn, mà mình không làm việc này thì…

Thầy

Ông đừng có nói mạt pháp này nọ không là nó đụng chạm lắm đó, phải biết khéo nói.

Trường

Dạ nếu mình bây giờ không lan truyền giáo pháp thì đời sau của mình rất khó để mình gặp lại giáo pháp, chính cái đó nó sẽ ngăn chặn sự tiến hóa tâm linh của mình rất là nhiều, tại vì đời này mình không gieo cái nhân làm việc đó nên đời sau sẽ khó cho mình, và như vậy là mình đã tự hạ mình xuống rất là nhiều và sẽ mất rất nhiều thời gian để đi lên. Nên như đức Đạt Lai Lạt Ma có nói là hãy “Ích kỷ một cách thông minh”, tức là nếu muốn lợi mình thì hãy làm lợi cho người, đó là cách thông minh nhất, để đời sau mình gặp lại giáo pháp nữa chứ không phải mình tu là chỉ tu cho đời này không. Dạ con xin dừng.

Thầy

Rồi đó, đơn giản là mình tự giác giác tha là mình tự giác cho mình và giác tha là giác cho người khác nữa, hai cái đó chính là Phật Giáo, vì đó là sự tích tập Phước đức và Trí huệ đồng thời. Chứ không phải là tích tập Trí huệ là tôi lên núi tôi ngồi 10 năm rồi tôi mới xuống núi tích tập công đức đâu, anh tích tập hai cái đồng thời thì nó mới lợi gấp đôi.

Rồi mấy ông Hà nội hôm qua thấy hăng hái lắm mà, cho ông tạm trú phát biểu coi, ngày hôm qua Thầy coi hết, xin lỗi chứ sáng nay Thầy cũng nói đó, Thầy là con người ham học lắm, Thầy coi hết để xem là mình có thể làm hơn được mấy ông đó hay không. Dở cũng học, học cả người dở hơn mình để mình biết là mình có thể làm sao hay hơn được người đó, thành ra coi ông T.Hải rất là kỹ từ cử chỉ điệu bộ của ông để mình xem có thể nói hơn được ông ấy hay không. Với lại thứ 7 này là buổi của ai, Thái Hà, Thái Hà đó, bữa đó Thầy thấy ông Sĩ Dương ông bảo ông T.Hải ông chụp cái hình sáng sủa lắm, y như có hào quang vậy đó, cũng cái áo caro xanh này đây này. Với khi ông nói, không biết có phải thủ thuật gì của ban tổ chức không, chứ thấy có ánh sáng gì nó chiếu vào mặt ông ấy đó.

T.Hải: Mặt trời chiếu đó Thầy.

Thầy: Đúng rồi, mặt trời, nhưng mà đã nói rồi bạn không có thuộc gì hết á, đó là sự đồng khởi.

T.Hải: Dạ.

MC: Con mời chú Hải có phát biểu chú Hải.

T.Hải

Kính thưa Thầy và đại chúng, một trong những nguyên do mà mình ra ngoài Hà Nội lần này là do mình lên mạng mình cười, rồi người ta cảm thấy người ta thích nên người ta mời mình đi. Mà cũng cảm thấy may mắn là đi ngay lúc Thảo và mọi người tổ chức sách, nên mình gặp được rất nhiều bạn bè, thành ra cái nụ cười nó cũng có thể kết nối được rất nhiều người. Làm sao mình cười được hết với tất cả mọi người thì mọi người cũng gần gũi với mình, nên bây giờ mình mới vỡ lẽ ra là sắp về hưu rồi mà bạn bè đông hơn khi còn làm việc, nhờ mình cười. Dạ, Mô Phật.

MC

Dạ cám ơn chú Hải. Ở đây có ai phát biểu không ạ? Mời Trường NH đi.

Trường

Dạ kính thưa Thầy và đại chúng. Lúc sáng con học một bài học rất là hay, có một vị đệ tử có đăng một cái bài là “Hạnh phúc là do thái độ”. Mình được dạy thêm một điều nữa là thực hành trên con đường Bồ tát thì mình luôn thấy thiếu và luôn nỗ lực, mình thấy đủ tức là mình chấp nhận đứng lại. Lâu rồi con có nghe một vị hòa thượng ngài nói là “dấn thân” nữa kìa, nghe từ đó là đủ sợ vì sự tinh tấn của mình nó chưa có, thì từ đó mới thấy mình thiếu sót nhiều thứ lắm. Ví dụ như với các huynh đệ trong chúng mình bị chướng ngại gì đó mình không có kết nối được, cái kết nối của mình nó bị chướng ngại gì đó, thì Thầy dạy là không bao giờ thấy đủ, nếu không là sẽ đứng lại và bỏ cuộc. Dạ con xin hết.

MC 

Dạ ở đây có chú Hải xin giơ tay phát biểu.

CH.Hải

Dạ kính thưa Thầy và đại chúng, vừa rồi thì có đọc cái bài có 3 nhà khoa học đạt giải Nobel đó, thì nói về cái “liên đới lượng tử”, theo mình hiểu thì một cái hạt nó có chứa thông tin ấy thì nó có thể chuyển cái thông tin đó tới một cái hạt khác ở cách rất xa, nhiều năm ánh sáng. Cũng thế khi nãy Thầy nói giác tha cũng là tự giác, nó đồng khởi, thì một bên là cái vật chất, cái hạt nó lưu trữ thông tin và nó truyền đi tới cái hạt khác ở rất xa…

NT.Nghĩa

Buổi hôm qua con nghe vị Rinpoche nói, các bạn tới đây vì động lực gì? Vị đưa ra cái. Thứ nhất vì danh vọng – thứ hai vì giải thoát cho cá nhân – thứ ba là vì giải thoát cho người khác. Các bạn đều chọn cái thứ hai và ba. Còn Thầy nói Thầy chỉ chọn cái thứ nhất và cái thứ hai thôi. Thầy nói như vậy giống như một câu chuyện. Nói về vị vua làm bao nhiêu công đức. Nhưng khi ngồi thiền thì thấy tất cả mọi việc làm chỉ vì ngài thôi, không vì ai hết. Ở đây Thầy cũng dạy là tất cả vì chúng ta thôi, không vì ai hết. Ở đây, giác tha cũng là giác cho mình, ngược lại cũng đúng mình tự giải thoát cho mình tới đâu thì giải thoát cho người khác tới đấy.

Thầy

Vị đó nói, thứ nhất vì danh vọng – thứ hai tự giải thoát – thứ ba là giác tha. Thầy làm luôn cả ba cái. Vì anh không có danh vọng thì không có phương tiện thiện xảo để làm việc. Danh vọng chính là phương tiện thiện xảo. Anh muốn tới nói chuyện với ai, anh cũng có cái cạc vi sít chớ không thì sao nói. Thầy cũng muốn có nhiều danh vọng, nhiều đất đai chia cho mấy người ở đây lắm chứ. Như cô Giàu đó, cô cũng có tiền tài, danh vọng, nhờ đó cô trang trải cho bản thân, cho chúng. Như vậy vừa có trí huệ, vừa có phước đức.

V.Từ

Con thích chỗ Thầy giảng về thiện ý. Con thấy rằng trong cuộc sống này rất nhiều những thiện ý. Con xin phép nhắc lại một bài đăng trên trang fanpage Tại đây và bây giờ, và Thầy cũng hay nhắc nhở mọi người chính là lúc Thầy Tuyên Hóa nhắc về cái điện liệu ạ. Khi mà mình ngồi thiền mình có tạo ra một cái điện liệu để nó tịnh hóa môi trường xung quanh của mình. Hôm qua sau buổi hội thảo Bàn về sinh tử, con nghe Thầy có nói, tư tưởng của mình gởi đến người kia, người kia cũng nhận được, chứ không nhất thiết phải sờ tay, hay động chạm trực tiếp, mà từ xa mình cũng có thể gởi đến được.

Con được ở đây gần Thầy và đại chúng, con học hỏi được rất nhiều. Mỗi người con gôm một chút, để con tích tập những ý tưởng rất hay để về thực hành. Con nhớ có một lần huynh V.Hoàng chia sẻ trong một buổi tối, huynh nói, mình có thể nói chuyện với người khác bằng tư tưởng. Đôi khi, những người trong gia đình mình không thể nói chuyện trực tiếp với họ. Vì mỗi lần nói ra mình có một cái không có thuận duyên, thành ra người ta sẽ khó chịu với mình. Thì ở đây mình sẽ nói chuyện bằng tư tưởng với người khác. Bằng cách cầu nguyện cho người đó, hoặc bằng cái thiện ý gởi đến cho người đó, để tâm người đó hòa hoãn lại. Hoặc mình có những suy nghĩ tốt đẹp với người đó mình cũng có thể gửi bằng tư tưởng.

Con thấy, cái thiện ý của mình nó khởi lên hàng ngày, hàng giờ, hàng phút hàng giây, nếu tâm thiện lành nó phát khởi được thì dần dần nó huân tập đến một giai đoạn nào đó, giống như Thầy nói cái câu của ông Khổng Tử nói, đó là “Dừng lại ở chỗ chí thiện”.

Thầy

Ông Châu hỏi làm sao thấy? Anh thấy bằng thiện ý thì đó là cái Thấy. Còn anh thấy bằng ác ý thì đó là cái thấy phá hoại. Anh thấy bằng thiện ý thì đó là anh thấy bằng tình thương yêu. Thấy bằng tình thương yêu là gì? Trong kinh nhật tụng nói là “Mắt từ trông chúng sanh”. Anh trông người khác bằng mắt từ, đó là thấy bằng thiện ý. Thấy bằng thiện ý là cái thấy của đức Quán Thế Âm, mà cái thấy của đức Quán Thế Âm thì phải tu nhiều đời lắm. Nhưng chấp nhận cái định đề vậy đó. Thầy thấy, gặp người nào mình phải khai thác triệt để, mình phải học. Bất kỳ người nào thua Thầy 9 điểm thì họ cũng phải có 1 điểm hơn Thầy. Mình không học được ở người khác là mình dở lắm, không biết học.

Ví dụ, Thầy học được ở cô Tuấn Anh cái gì. Thôi miên nhân văn, tự kỷ ám thị, Thầy không cần biết, cô nói một câu mà Thầy nhớ, cô dạy Thầy đó. Thầy học được cái đó đó. Cô nói, mình cứ nói tốt tốt tốt… nó lắng sâu vào trong a lại da của mình. Đó là mình tụng chữ tốt chứ còn gì nữa. Tụng tụng tụng, chập nó lưu trong đó, nó bám rễ rồi, chập nó thành tốt à. Thành ra đời là vậy, đừng có nói là dở. Cho nên, mình dại lắm, mình gặp nhiều người lắm mà mình không biết học. Cái tôi của mình nó bao trùm lấy. Nó bê tông quá rồi.

Về mặt tâm linh thì Thầy hơn Tuấn Anh, mà chắc hơn nhiều đó, nhưng về đời mình phải học cổ. Cứ nói tốt tốt tốt, rồi soi gương thì thấy mặt này tốt rồi.

H.Dũng

Con nhớ cách đây mấy tháng, Thầy có kêu con làm trưởng nhóm. Con cứ lấy lý do này, lý do nọ để từ chối. Nhưng mà Thầy có nói với con là nếu mà tu mà không làm thì không học được. Có làm mới học được nhiều thứ, hôm đó nó mới đánh động đến con. Con thấy làm mới học được chữ nhẫn, làm rồi con thấy con nhẫn được chút xíu, con suôn một chút xíu. Chút xíu à, không được nhiều, tại vì cái tôi lớn quá nên che chắn nhiều lắm. Ngày xưa con làm con hay nói thẳng lắm, hay mất lòng.

Thầy

Nói thẳng mà nói sai mới mất lòng, chứ nói đúng không mất lòng đâu.

H.Dũng

Con thấy, qua việc làm mới tu được, mới sửa được. Với con thấy một điều nữa là, xa rời đại chúng, xa rời xã hội, chỉ sống riêng cho mình thì không tu được, không sửa được. Ở đây, mình phải trải rộng ra, nhìn mọi người, từ ánh mắt, nụ cười, chia sẻ, và qua đó mình tu.

Hồi sáng ngồi trên xe, con có hỏi bác Châu một câu, làm sao để mình “Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”. Nói, đọc trong kinh thì dễ dàng lắm nhưng đạt được cái tâm thức như thế đó không đơn giản. Phải nhẫn nhiều lắm. Phải tu nhiều lắm. Phải tham gia vào cuộc đời nhiều thì mới thấy được tự giác như thế nào, giác tha giác hạnh như thế nào. Mình không làm gì hết, mình vô một góc trời nào đó của riêng mình thì chẳng có tự giác, chẳng có giác tha giác hạnh đâu.

Thầy

Hôm qua ông V.Hoàng nói làm cho Thầy nhớ, là cam đảm. Mình không can đảm, cứ riêng một góc trời miết. Chứng tỏ anh nói hay lắm, miệng anh nói hay lắm, tôi không có chỗ trụ đâu hết, trụ riêng một góc trời, thành ra không can đảm. Hôm qua, Thầy hỏi tiếp, ở đời Thầy không thông minh, không tổ chức hay, hoặc Thầy không thế này thế nọ, nhưng mình có hơn đời ở chỗ nào không. Đơn giản được cái hơn đời là liều. Liều. Thầy hỏi, mọi người ở đây có liều chứ còn gì nữa. Có cha nào dám cạo đầu không. Không. Vậy mình liều chứ còn gì nữa. Mình không thông minh bằng người ta, không trí huệ, không từ bi. Tôi chỉ có khả năng là liều thôi. Ai liều? Mấy ông đầu trọc là liều nhất đó. Hỏi mấy ông bộ trưởng có dám liều không, bảo ông cạo đầu là ông từ chối liền.

M.An

Con thấy Thầy và đại chúng nói về tự giác giác tha. Nãy chú H.Dũng cũng nhắc là chú làm trưởng nhóm, chú vừa làm vừa học được nhiều. Con thấy hồi nãy con có để ý câu của cô T.Anh đó, nói là mình làm để mà giỏi, chứ không phải là giỏi mới làm. Giác tha là làm lợi ích cho người khác, là ngay trong đó mình học nhiều lắm. Chứ mình không làm thì không tiến bộ được. Con thấy, qua việc làm đó mình mới thấy cái sai của mình, rồi được vị Thầy hay đại chúng chỉ ra, rồi từ đó mình mới làm cho hoàn thiện và tốt hơn. Như nãy chú H.Dũng nói, đôi khi mình đẩy mình vào riêng một góc trời đó, thứ nhất là không lợi ích cho ai, mà mình lại không tiến bộ. Nên con thấy tự giác giác tha, đôi khi là phải giác tha trước thì mới tự giác.

Thầy

Thầy thấy muốn tự giác giác tha là phải liều chứ không mơ màng gì hết. Nhiều khi mình nói cho người khác thì mình hiểu thêm ra. Sáng Thầy có nói phải vậy không M.An. Bởi vì, trong kinh dịch có nói, “Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình”. Trong đầu mình nó thành tượng thôi, đám mây thôi, chưa thành hình được. Nhiều khi nó có trong này, mình nói ra mới hiểu được, mới thấy được, chứ không thì cứ mơ mơ màng màng thôi. Thành ra làm đi nó sẽ lòi ra, lòi ra.

ĐA.Tuấn.

Con được Thầy động viên nên con cũng tham gia được pháp hội Phowa. Mình đi pháp hội vài lần rồi, nhưng không nhận được gì cả, lần này thì con nhận được. Con thấy cái Thầy hay dạy, cái khởi nghiệp, tự nhiên từ từ sẽ thành nghề thôi. Khi chúng ta đi trên con đường khởi nghiệp đó là phải liều thôi. Điều đầu tiên là phát Bồ đề tâm, mặc dù nó nhỏ, tương đối thôi, thì cứ phát như vậy nó sẽ rộng dần ra. Cái Bồ đề tâm này cũng rất hay. Con học chữa bệnh của một ông Thầy trên mạng, con chữa được cũng nhiều người và có hiệu quả.

Sau đó, hôm đi pháp hội con thấy có nhiều người già yếu, đau nhức nhiều, chủ yếu họ học để chuẩn bị cho sự ra đi của cái thân này thôi. Họ đau đớn lắm, ngồi trong pháp hội mấy tiếng đồng hồ nên đau chân, nhức mỏi. Con phát tâm chia sẻ cái bài chữa đau chân, mọi người làm và tất cả đều hết đau. Họ nói với mình làm cho mình càng tin tưởng cái phương pháp ấy có sự thành công. Ngoài việc chữa lành thân này, cần phải chuẩn bị cho sự ra đi rất là hay. Chắc con xin Thầy một buổi để chia sẻ về điều này. Chuẩn bị cho cái chết. Đừng đợi cho sinh tử kề cận rồi mới chuẩn bị thì không kịp. Rất đáng tiếc.

Thầy

Hồi đó Thầy nói sư Bình dịch cuốn của ngài Garchen đi. Ngài nói rất chi tiết về Phowa. Thầy nói cái này cần phải học thuộc lòng, mà Thầy thấy chẳng có ai lưu tâm. Thầy sửa tới ba lần cái đó, Thầy nói phải học thuộc lòng. Thật sự ra là nó quan trọng lắm, không phải chờ khi chết mới chuẩn bị đâu, từ khi bắt đầu cuộc đời tu hành là đã chuẩn bị rồi. Còn ai chuẩn bị tới đâu người đó tự biết lấy. Tất cả mọi pháp môn của Phật giáo để chuẩn bị, họ âm thầm chuẩn bị rồi. Mình thấy, có vị thiền sư đi có ba bước là chết luôn.

Tất cả Phật giáo chỉ để thoát khỏi sanh tử thôi. Ngài Garchen giảng trên chùa Tây Tạng cách đưa thần thức lên như thế nào. Có nhiều cách khác nhau. Mỗi vị giảng mỗi cách. Có vị giảng theo cái của đức Quán Thế Âm, rồi cái lên trên đầu có đức A Di Đà, rồi vị thì nói Tịnh quang con hợp nhất với Tịnh quang mẹ, nó rất nhiều cái. Cái quan trọng nhất của Phowa là hợp nhất. Trong tất cả những Tantra cao cấp của Phật giáo là có sáu lớp, lớp cuối cùng là hợp nhất. Mình cứ vậy đi.

Trong kinh Nhập Lăng Già, lúc đức Thích Ca được mời tới núi Lăng Già, ngài vô ngài dòm đại chúng thấy gì đó mà ngài phát lên cười. Cười mà như sư tử. Vì sao cười? Mình hiểu được cái cười đó thì thoát khỏi sanh tử. Trong kinh Đại Bát Nhã nói khi đức Phật cười, thì tất cả lỗ chân lông trên thân ngài đều cười hết. Thì còn sanh tử nào nữa. Thực hành sao để tất cả lỗ chân lông trên mình đều cười hết.

P.Hồng

Con thấy hồi nãy Thầy dạy mà Thầy cũng dạy nhiều rồi. Thực ra phowa cũng chỉ là cái phương tiện trong vô số các phương tiện. Con thấy Thầy dạy, cũng như con đọc sách hay được nghe trong pháp hội, thì đúc kết lại con thấy tất cả đều có cùng một ý, Phật giáo là để giúp mình sống làm sao để thoát khỏi sinh tử ngay trong đời sống. Làm sao để mình nhận ra được cái gì nó không có chết.

Thầy

Cô học lâu năm rồi, Thầy phải phản bác thôi. Phật giáo đều nói cùng một ý, sai lầm. Phật giáo là thoát khỏi tâm –ý – ý thức, không có một ý nào hết. Thành ra mình nói một ý là Thầy không chịu, Thầy càng ngày càng khó tính. Thầy nói rất rõ ràng. Đầu năm dụ nó vô học toán, học này nọ dễ dàng lắm, nhưng cuối năm phải gắt gao, để tụi bay còn đi thi. Càng già càng khó tính, mới thi chứ học lai rai không chịu thi thì làm sao. Càng ngày càng khó tính.

B.Nguyên

Con luôn nhớ lời của Thầy dạy. Bồ đề tâm chính là sự đòi hỏi ở chính mình và đòi hỏi ở người khác. Khi một vị Thầy luôn đòi hỏi người học trò, càng ngày càng khó tính, đó chính là Bồ đề tâm của vị Thầy. Con nghe được câu này con thấy mở rộng cái tâm mình hơn, hạnh phúc là biết đủ. Nếu mình biết đủ, mình học pháp, tới một lúc nào đó mình cảm thấy biết đủ rồi không học nữa, đó là không hạnh phúc rồi. Mình phải mở rộng tầm nhìn của mình, nhìn ở nhiều góc độ. Khi mình nghĩ là mình đã học hết những điều gì đó từ một vị Thầy rồi, học đủ rồi, đó cũng là sai lầm, đó cũng là điều không hạnh phúc.

Thầy

Tại sao học với một vị Thầy mà mình biết đủ, đó là sai lầm. Thầy đã nói rồi, Thầy cách đây năm năm khác với Thầy bây giờ. Thành ra thấy đủ, đủ sao mà đủ, mỗi ngày ông mỗi tiến bộ, đủ sao mà đủ. Hỏi từ ngày ông Châu gặp Thầy cho đến bây giờ Thầy có tiến bộ không?

Ông nói, đọc kinh Lăng Nghiêm Tông Thông, cứ đọc hai trang rồi bàn luận với nhau dưới đó. Nếu ông không thấy hay thì ông không tiến bộ, còn ông thấy hay thì ông lên đó ngồi cho người ta lạy ông nữa kìa. Ông thành Phật rồi thì ông thấy kinh điển mới hay đó, ông ngồi đó ông chờ nhập diệt thôi.

B.Nguyên

Pháp là vô thường vô tận, mỗi ngày mình đọc mình đọc thì sẽ được mở rộng hơn. Con nhớ có một câu con đọc trên trang Tại đây và Bây giờ là, bạn cảm thấy điều đó là tốt mà bạn làm điều đó, dù bạn không muốn. Thì cái gì là không muốn, đó là cái tôi của mình nó không muốn, nó không muốn làm điều tốt. Mình phải làm sao để các điều mình biết về pháp đó phải lớn hơn cái điều mình không muốn làm. Tức là cái tâm mình phải rộng hơn cái hoàn cảnh đó. Mình đừng nghĩ bị cái nghiệp hay cái gì trói buộc hết, mà lòng từ bi muốn giúp cho người khác càng rộng lớn, nó sẽ càng ngày càng hóa giải được nghiệp đó và thay đổi hoàn cảnh của mình. Khi cảm thấy mình sống riêng một góc trời nhiều quá, sống một mình nhiều quá, thì mình phải sống ngược lại thì mới bẻ được nghiệp đó và được giải thoát.

Thầy

Nói riêng một góc trời đó, là mình nói văn chương thôi, chứ thực ra là mình tư duy trong cái hộp. Mình chỉ được cái góc hộp chứ góc trời là thành Bồ tát rồi, mình không lo Phowa là tiêu tùng ngay. Hộp đó mà ai đi lỡ đá vào một cái là rồi, và sụp đổ tất cả mọi thứ, tất cả thế giới của mình sụp đổ, khóc lóc sướt mướt, đó là cái hộp đó. Chứ đừng nói góc trời, góc trời là cao lắm rồi. Thế giới của mình là trong cái hộp đó thôi, là cái hộp thôi chứ đừng nói thế giới của tôi. Phải nhìn mình cho kỹ, đừng có vội vàng tưởng mình riêng một góc trời mà thấy sướng. Góc trời, còn lâu. Góc hộp.

Thầy mới nói, trên cái máy bay có cái chỗ Exit (thoát hiểm), ít ra cũng có cái chỗ thoát hiểm. Lo đi, đừng tưởng là thoát hiểm, rớt cái là không biết thoát hiểm chỗ nào hết, dù cũng không có.

CH.Hải

Con xin được kể cho Thầy và mọi người nghe một câu chuyện ạ. Chuyện là có một con cọp nó đi lang thang, chịu khổ nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, nhiều kiếp quá đi. Nó không biết cái hang nó đâu. Rồi được một người chỉ cho nó cái hang cọp. Nó ở về nó ở trong hang đó, nó không dám đi ra ngoài. Thành ra Thầy nói riêng một góc trời, thì cũng giống như con cọp nó khoái cái hang, chứ nó không khoái đi lang thang nữa. Giờ mình thấy, nói với nó là ông phải đi ra ngoài, gặp mấy con cọp thang thang khác chỉ cái hang cho nó, cứ không phải cứ ở trong hang yên vị mình ông thôi. Con kể câu chuyện vậy.

Thứ hai Thầy nói liều đó. Con nhớ lúc trước con tập viết bài. Thầy nói lên nhà tổ phía sau, Thầy chỉ con viết bài phải làm thế này, thế kia, thế nọ, Thầy chỉ con ba bốn ý gì đó. Con tưởng là gì, con về con suy nghĩ ba bốn tháng sau con mới viết. Con nhớ Thầy bảo, ông cứ viết đi rồi lên nộp bài. Tức là, Thầy đẩy con vô chỗ chết, con phải tìm cách thoát ra. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là mười mấy năm trước, Thầy bảo phải họp lại, phải bàn, phải tập ăn nói.

Thầy

Lúc nãy ông Hải nói về con cọp và cái hang, làm cho Thầy nhớ một câu của ngài Lâm Tế, “Có một người ở trong nhà nhưng đồng thời cũng ở ngoài đường, ở ngoài đường mà đồng thời cũng ở trong nhà”.

Hương (HN)

Con nghe bài giảng của Thầy, con thấy tiếng cười nó như vang từ trong tim. Con rất ấn tượng. Từ rất lâu rồi, mình không có được một cái năng lượng, thả lỏng, cười kiểu như sâu từ trong tim, nó lan tỏa từ trong tim. Con đang bị ốm rất nặng. Hôm qua 3h sáng con mới đi ngủ, thì 5h sáng lại thấy cuộc gọi. Con nghĩ không phải cuộc gọi cho mình, sao ai lại gọi cho mình tầm này, cả đời dùng facebook chưa thấy ai gọi tầm này cả. Con định ngủ tiếp nhưng rồi con không ngủ. Con nghĩ hay lại là một điều gì đấy đặc biệt nên mở ra thì thấy chú CH.Hải gọi. Con mới nhắn lại cho chú, chủ bảo chú đang ở Hà Nội, hôm nay có buổi giảng pháp trực tuyến của Thầy nên con qua đây để con nghe và học ạ.

Con qua và con thấy, đúng như nó có một loại năng lượng chữa bệnh. Đúng là như nước cam lồ, nó lan tỏa từ trái tim. Con rất là xúc động ạ. Con cũng xin học pháp liều của Thầy. Con xin được làm một ca sĩ bất đắc dĩ. Con xin hát một bài chú để tôn vinh tất cả những năng lượng, thể hiện lòng biết ơn, năng lượng giống như Thầy nói. Hai nghìn mấy trăm năm mới có một buổi gặp mặt như thế này. Nó không phải riêng rẽ từ một cá nhân mà nó từ rất nhiều vị. (Hát – Thầy và đại chúng cùng nghe).

P.Thảo

Hôm qua con làm chân chạy loanh quanh phục vụ việc tổ chức sự kiện. Chương trình có khoảng 70 người tham gia, gồm các bạn đạo hữu trong Dòng Sống và những người thân quen của các bạn.

Chương trình hôm qua, về cơ bản, nội dung chương trình, khách mời, những phát biểu của các vị tham gia như chú Hải, cô Thúy… rất xúc động. Đặc biệt là ba vị khách mời, anh Bình có những chia sẻ rất sâu sắc. Tuy nhiên ở góc độ tổ chức thì chúng con vẫn phái rút kinh nghiệm rất nhiều. Đặc biệt là khâu âm thanh.

Sau chương trình sự kiện ngày hôm qua con thấy hai điều giống như lời dạy của Thầy hôm nay. Thứ nhất, chủ đề bàn về sinh tử, đầu tiên con tưởng là sẽ khó có thể làm. Tại bọn con cũng truyền thông về nó trước đó có bốn năm ngày. Trong một thời gian rất ngắn, mà hôm qua cũng có khoảng hơn 70 người đến, chứng tỏ đây là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Con cũng không dám nói do bọn còn truyền thông tốt hay không, con chỉ nghĩ đây là một chủ đề mà rất nhiều người quan tâm. Cái thứ hai, để làm một chương trình thành công hay đưa ra những thông điệp tích cực cho mọi người bên ngoài, cần thiết có sự phối hợp giữa MC và khách mời, ban tổ chức nữa. Tức là mọi người có sự bọc lót cho nhau. Chương trình ngày hôm qua, có ba người khách mời và anh Bình nữa (anh Bình cũng là một thành viên dịch quyển sách này), mọi người đã bọc lót cho nhau rất tốt. Chị Tú Oanh dẫn dắt rất là nhịp nhàng, nhưng cái Mic thì không được rõ ràng lắm.

Con thấy, khi mọi người không đặt cái tôi làm trung tâm, chỉ mong muốn mang đến cái giá trị cho đại chúng thôi thì cách mọi người chia sẽ hoàn toàn khác. Từ việc hôm qua, sáng nay Thầy lại dạy lại việc đó, làm con thêm ghi nhớ. Thực ra Thầy đã dạy rất nhiều lần, đó là Thầy nhắc lại lời dạy của sư ông: “không có một giây phút nào ngừng làm lợi lạc cho người khác”. Mỗi lần con nhớ đến câu này, con rất xúc động. Con nguyện mong tất cả chúng con ở Dòng Sống cũng như tất cả những anh chị em mà chúng con có kết nối sẽ càng ngày càng sống và thâm nhập sâu hơn với lời dạy của sư ông và Thầy.

Thầy

Hôm qua Thầy thấy hôm qua mình làm quá tốt. Người nào cũng gây ấn tượng hết. Ông Bình nói cũng hay, rồi cô Trang nói cũng rất hay. Cô ngồi giữa (Y.Bình) mọi khi thấy yếu đuối lắm, mà hôm qua thấy hùng dũng ra phết. Ông V.Hoàng thì thôi khỏi nói rồi, người nói nhiều nhất rồi. Đặc biệt Thầy thích nhất là cô Tú Oanh, cô làm rất là ngon lành. Thầy cũng học được một ông, ông nói, vì ông làm cái này nên tháng này ông cứ suy nghĩ, tư duy về cái chết thôi. May là làm sớm chứ, thêm một tháng nữa, ông tư duy về Phowa rồi ông đi luôn đó.

T.Châu

Con đã lên đây rất nhiều lần cùng với Thầy với chúng, nhưng buổi hôm nay con tiếp nhận được rất là nhiều. Bởi vì, con thấy được cái lỗi của con rất nhiều, đó là con xin được sám hối với Thầy, với chúng, những cái ở Cần Thơ và đặc biệt là bản thân con. Sức tiến tu của chúng con, sự lan tỏa của chúng con là rất chậm, và có những lúc cảm thấy như nó chựng lại. Thì thực sự chúng con cũng thành tâm sám hối với Thầy từ đáy lòng.

Thầy

Sám hối là sám hối với tất cả Phật, Pháp và tất cả chúng Tăng, chứ không phải là sám hối với Thầy. Thầy chẳng là nghĩa gì hết, thành ra phải nhớ trách nhiệm của mình là vậy đó, Phật-Pháp-Tăng, chứ đừng nói ông Thầy này là mình sẽ quên mau lắm, quên lẹ lắm.

T.Châu

Cho nên, thực sự sau buổi này chúng con sẽ phải tinh tấn hơn, làm sao để chúng con làm lợi lạc cho mọi người và chúng con. Phải đi chắc hai con đường đó, còn đi lệch một hướng thì cũng mức độ tiến bộ cũng chậm lại và không mang được lợi lạc cho mọi người. Đó là cái chúng con xin thành tâm sám hối với Phật-Pháp và Tăng trước sự chứng minh của Thầy, và trước đại chúng.

Cái thứ hai chúng con cũng phải quyết tâm lên, phải vượt qua những khó khăn nhất, những cản trở nhất trên con đường này. Vừa rồi con về quê để quyết toán một số cái trong việc xây dựng chùa. Thì có một người như vậy, rất là ngang ngược, không thể chấp nhận được, cãi nhau cũng vậy. Con thấy vậy không được rồi. Con nói, thôi không nói nữa, cứ y như vậy quyết định đi, không nói, không cãi nữa, khi đó họ cũng mới nói ra. Một câu nói đó tự nhiên buông hết cái tính toán của mình, cái đối kháng của mình, mọi cái tuần tự tuần tự, mọi việc nó suôn sẻ, suôn sẻ. Tự nhiên thấy họ cũng vui, mình cũng vui, không tính toán hơn thua nữa. Và cái buông đó vượt qua những cản trở, thì trở về được cái ưng ý nhất, cái tương đối cũng là tuyệt đối, thành tựu rất tốt.

Thầy

Mình thấy vậy đó. Chính vì càng đi nhiều chừng nào mình càng gặp nhiều trở ngại chừng đó. Mà mình càng vượt được những trở ngại mình càng tiến lên. Đừng tưởng cuộc đời này là hên xui đâu. Cái trở ngại đó chính là thử thách, mà đời gọi là cơ hội và thử thách đó. Đừng tưởng không trở ngại mà tốt đâu. Không trở ngại giống như mình ở ngoài sông mà bơi xuôi dòng ai bơi không được, còn bơi ngược dòng mới tiến bộ được, mới kiếm thêm điểm. Đừng mong cuộc đời này không trở ngại. Trở ngại mới học được. Trở ngại mới học, không trở ngại thì cuộc đời nó thành xi măng bê tông hết rồi. Thầy nói vậy đó. Mình cầu an cho người khác được chứ đừng cầu an cho mình. Mình cầu an cho mình là mình cứ một cục vậy thôi.

Hùng (Thốt Nốt)

Con xin tri ân Thầy cùng đại chúng cho con được nhiều hạnh phúc. Mỗi buổi tham gia trên zoom như vậy, con được gặp Thầy con cảm thấy con được đầy đủ, không có thiếu thốn về phần Phật pháp, lúc nào cũng đầy đủ.

Mình được lợi lạc ở Thầy chỗ, nhờ Thầy khai thị trong đời sống ý. Tức nghĩa là mình cười là mình là Phật rồi, cười trong cái giải thoát, thấy trong cái giải thoát, ngay đó liền. Cho nên đời sống chúng ta, làm các việc đời, giải thoát ngay trong các công việc chúng ta làm, ngay đó liền. Làm các đạo sự, Phật sự thì giải thoát ngay cái đạo sự và Phật sự đó liền. Cho nên mình tâm đắc Thầy ở chỗ là cái đời sống chúng ta, dù có sinh hoạt đời hay đạo thì giải thoát ngay đó liền. Mình rất là tri ân và thọ ơn Thầy. Cho nên các bạn ở Hà Nội, Sài Gòn, hay cần Thơ, gặp Thầy là các bạn gặp đúng minh sư rồi đó. Cho nên, quý vị nên nắm cái Thầy khai thị đó, giải thoát ngay chỗ này, từng phút từng giờ luôn dù đời hay đạo. Cho nên Thầy dạy gì là mình hiểu liền à. Tức nghĩa là mình sống trong đó, nên Thầy nói ra mình hiểu liền. Mình gặp Thầy là tràn đầy năng lực, sạc bình đó, dồi dào cái bình. Không biết nói làm sao, chỉ biết tri ân Thầy, quá đầy đủ rồi, không có thiếu.

Thái

Con xin hỏi ạ. Sáng nay con thức dậy, tự nhiên có một tư tưởng xuất hiện. Cái tư tưởng là mình làm để đem lợi lạc cho người khác, mình thấy làm gì có lợi cho người ta mình làm hết. Thường thì, tâm trong sáng mình sẽ cảm nhận được điều đó, giải thoát ngay tại việc mình làm. Nhưng sao sáng nay, con lại xuất hiện những tư tưởng như vậy, nó là những tư tưởng? Con xin Thầy dạy cho con ạ?

Thầy

Đơn giản là anh không sống thuần thục trong đó. Anh sống thuần thục trong đó thì những tư tưởng tốt nó tới không à, còn những tư tưởng xấu nó tới là mình sống chưa thuần thục. Cày ruộng cho thuần thục thì cỏ lâu lâu nó sẹc lên một cái vậy thôi. Sống thuần thục trong cái đó thì tất cả mọi sự đều tốt hết, phải không cô T.Anh? Ban đầu mình mình phải nhắc tốt tốt tốt tốt, nhưng khi thuần thục trong đó rồi thì mọi sự đều tốt hết. Khi thấm nhuần cái tốt rồi thì nói ra hay làm cái gì nó đều tốt hết.

Con kính thưa Thầy và đại chúng! Đây là lần đầu tiên con tham gia pháp đàm trên zoom. Những lần trước con thường tham gia trực tiếp ở chùa. Lý do lần này con không được tham gia trực tiếp là vì gần đây con phạm một số lỗi lầm. Thầy phạt con, Thầy cho con về nhà. Trước Thầy và đại chúng cho con xin được sám hối ạ. Con biết là Thầy không bao giờ muốn như vậy, nhưng Thầy phải làm thế để cho con nhìn thấy được những lỗi lầm của mình và sửa chữa. Tuy nhiên, con vẫn chưa làm được. Lỗi cũ chưa sửa được rồi lại phát sinh thêm những lỗi mới, cứ như vậy hoài.

Con biết những lỗi lầm đó có nguyên nhân từ cái tôi, từ sự vô minh. Để sửa chữa việc này, như Thầy dạy từ đầu buổi là phải tự giác, giác tha. Thầy dạy chúng con rất nhiều về việc này, nhưng hôm nay Thầy giảng con thấy thấm hơn. Chính cái giác tha đó sẽ làm bớt đi sự ích kỷ, biết quan tâm đến người khác, yêu thương, giúp đỡ người khác và biết cho đi, từ đó giúp chúng ta thoát ra khỏi cái hộp và mở rộng lòng hơn.

Trong quyển Ma Trận Thần Thánh, đức chúa Giesu có nói, “Thứ bạn có sẽ cứu bạn, nếu bạn làm nó sống lại chính từ bản thân bạn”. Mặc dù lời răn ngắn gọn, nhưng thông qua đó chúng ta được nhắc nhở rằng, sức mạnh để định hình nên cuộc sống của chúng ta và thế giới là thứ sống bên trong chúng ta như một năng lực mà tất cả chúng ta đều có. Thành ra, chúng ta thực hành để làm cho cái sẵn có đó sống lại, khơi dậy được nguồn năng lượng mạnh mẽ, vô tận và sống được với nó, giống như lúc nãy huynh Hùng nói, luôn luôn đầy đủ, tràn đầy, như vậy mới sửa chữa được tất cả sai lầm, giải quyết được tất cả mọi vấn đề, đưa chúng ta và những người khác được hạnh phúc, đó mới thực sự là tự giác, giác tha giác hạnh viên mãn.

Thầy

Thầy nhắc lại là, muốn sống lại thì phải sống lại mỗi ngày, chứ không phải như ông gì nói sạc điện, sạc điện là sạc liên tục chứ không coi chừng ngưng sạc điện, nó hết bình là đứng cứng ngắc đó.