Ngày 19/12/2021
Người thuyết trình: Chú Hải
i
---ooOoo---
Chú Hải thuyết trình:
Kinh thưa Thầy, kính thưa đại chúng hôm nay được Thầy cho phép chúng con cùng nhau thuyết trình chủ đề về Đồng Khởi.
Thì Đồng khởi là một chương được dạy trong quyển Những Điểm Thiết Yếu Đại Ấn Nhìn thẳng tâm. (Chương 11)
Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu xem đồng khởi là như thế nào.
Những loại đồng khởi.
Và ba loại đồng khởi gồm: tâm đồng khởi, tư tưởng đồng khởi và hiện tướng đồng khởi.
1/ Thứ nhất là định nghĩa tâm đồng khởi:
* “Từ lhenchig kyepa Tây Tạng được dịch là “đồng khởi” hay “đến cùng nhau”, như hai con sông hòa với nhau. Nó cũng có thể được dịch là “bẩm sinh”, bởi vì theo nghĩa đen nó là “sanh cùng nhau” (câu sanh).
Đồng khởi ám chỉ sự kiện rằng trí huệ chứng ngộ thật tánh của những hiện tượng đã hiện hữu sẵn trong chúng ta. Nó không phải là cái gì cần được sanh ra mới. Chúng ta có trí huệ này, nhưng chúng ta không chứng ngộ nó. Bởi vì chúng ta không chứng ngộ những sự vật như chúng là, hay Đại Ấn, mà chúng ta khổ đau.
Qua trí huệ đồng khởi, chúng ta kết nối với thực tại của những sự vật, thực tại ấy vốn hiện hữu trong chúng ta.”
* Trong định nghĩa về đồng khởi này sẽ có phần phân tích thuật ngữ về đồng khởi như sau:
“Khi chúng ta nói đến đồng khởi, chúng ta không nói cái gì khác ngoài thật tánh của tâm. Như vậy, đồng khởi nghĩa là tịnh quang giống như không gian và nó trùm khắp tất cả sanh tử và niết bàn.
Khi chúng ta nói đến đồng khởi, chúng ta cũng nói đến sự bất khả phân, của tánh Không và quang minh. Khi người bình thường như chúng ta hiểu điều gì về tánh Không của tâm, chúng ta không hiểu quang minh của nó, và khi chúng ta hiểu điều gì về quang minh của tâm, chúng ta không nắm được tánh Không của nó. Nhưng thật ra, tánh Không và quang minh của tâm hoàn toàn hòa nhập với nhau.
Tánh Không của tâm không phải là một tánh Không phủ định quang minh – nó là sự không có nền tảng hoàn toàn của tâm. Và quang minh của tâm không làm cứng đặc khả năng biết của nó. Tánh Không và quang minh không mâu thuẫn chút nào. Chúng là đồng khởi.
* Cái gì khởi sanh cùng nhau?
Đó là những hiện tượng (pháp) và tinh túy của chúng, hay thực tại (pháp tánh). Chúng ta có thể giải thích điều này bằng cách nói rằng có những hiện tượng, gồm những sự vật vững chắc và những sự vật chuyển động, và cùng một thời gian, có thực tại. Đó là chúng ta kinh nghiệm sự vật như thế nào.
Một cách khác để diễn tả điều này là nói rằng có sự xuất hiện của những hiện tượng, và đồng thời, có thật tánh của chúng, nó là tánh Không. Chúng ta có khuynh hướng xem những xuất hiện hay những hiện tượng là ở ngoài chúng ta, là có tự tánh, là những sự vật thật. Nhưng sự xuất hiện của những sự vật và tính như vậy của chúng – thực tại của chúng, tánh Không của chúng – không phải theo trật tự thời gian cái có trước cái có sau.
Chẳng hạn, không phải sự vật hiện hữu trước và sau đó trở thành trống không. Đúng ra, sự xuất hiện của sự vật và tánh Không của chúng là đồng thời. Cũng không phải chúng ta đem lại sự đồng khởi này và tánh Không này thành hiện hữu khi ta tham thiền. Chỉ là chúng ta bình thường không nhận biết sự đồng khởi vốn là bản tánh của tâm và bản tánh của những hiện tượng. Qua tham thiền, chúng ta bắt đầu hiểu nó.”
2/ Phần thứ hai là những loại đồng khởi:
* Đồng khởi được phân chia làm:
_Trí huệ đồng khởi nền tảng, là thực tại của quang minh và tánh Không; nó là tâm trong bản tánh căn bản của nó. Trí huệ này đã hiện hữu trong chúng ta từ thời sơ thủy, nhưng chúng ta đã không biết nó. Thế nên, chúng ta cần nghe lời chỉ dạy của một guru, suy nghĩ về điều đã được nghe, và tham thiền về cái chúng ta đã hiểu.
_Trí huệ đồng khởi con đường, là khi trí huệ đồng khởi được sanh trong chúng ta. Chúng ta trở nên quen biết với trí huệ đồng khởi, và sự quen biết với nó càng tăng trưởng hơn nữa.
_Cuối cùng, mọi vết dơ ngoại sanh, đó là những thứ không bẩm sinh nội tại nơi tâm, được xóa bỏ, và mọi phẩm tính tốt nở hoa trọn vẹn. Ở điểm này người ta hoàn thành thành tựu tối cao, hay giác ngộ, nó là trí huệ đồng khởi quả.
* Đồng khởi cũng được phân chia theo kinh nghiệm của các thành tựu giả.
_Theo Gompopa đồng khởi được chia ra làm hai, tâm đồng khởi và hiện tướng đồng khởi
_Theo đệ tử của ngài Gompopa là Gom Chung lại đồng khởi ra làm ba, tâm đồng khởi nó có thể được xem là Pháp thân.
Hiện tướng đồng khởi được xem là ánh sáng của Pháp thân.
Và tư tưởng đồng khởi được xem là những làn sóng của Pháp thân.
_Ngài Pagmodrupa áp dụng ý niệm “sự nối kết của đồng khởi” cho ba yếu tố tâm, tư tưởng và pháp thân. Tâm, tư tưởng, và pháp thân đã nối kết tự nhiên từ ban đầu, nhưng chúng ta không chứng ngộ điều này. Qua thực hành đại ấn, chúng ta có thể khám phá sự không thể khác biệt của ba cái này. Và khi chúng ta khám phá được, đó là “sự kết nối của đồng khởi”.
3/ Cuối cùng là ba loại đồng khởi, gồm tâm đồng khởi, tư tưởng đồng khởi và hiện tướng đồng khởi, cách thức tiếp cận cụ thể nó trong thực hành, phần này khá dài và nói về thực hành cụ thể nếu bạn nào muốn thực hành về đồng khởi thì đọc kỹ nó và dựa vào chỉ dạy mà ứng dụng trong thực hành tham thiền, mình không đọc ra vì nó khá dài.
Tóm lại, đồng khởi là một cách nhìn nhận đúng đủ mọi sự việc, đối với mình là nó mới vì trong kinh điển như trong kinh Duy Ma Cật thì nói đến bất nhị, trong các yoga thì gọi là hợp nhất, trong nhà Thiền thì nói là tương ưng… mình mới thấy là tất cả cách chỉ ra đó đều mang ý nghĩa đồng khởi, nghĩa là đồng khởi dạy mình thấy rõ hơn sự thật về tâm, về tư tưởng, và về các hiện tượng. Nếu cái nhìn về đồng khởi được đánh thức nơi mình thì mình sẽ không có cái thấy thiên lệch chạy theo sự mà quên lý, hay chấp lý mà bỏ sự. Đồng khởi là sự đồng thời hiện diện cả hai.
Sau đây mời các bạn có ý kiến để mình trao đổi cho đề tài được rõ ràng hơn, phần nào mình không giải quyết được thì mình sẽ hỏi Thầy để Thầy dạy.
Hỏi đáp và thảo luận chung:
Bình: Dạ hồi nãy chú Hải có nói trong kinh Duy Ma Cật nói cái này là “bất nhị”, trong nhà Thiền có nói là “tương ưng” và trong sách nào đó thì là “hợp nhất”. Nó chung nhau như vậy, thì chú có thể giải thích để mọi người hiểu hơn được không?
Chú Hải: Tại vì cái nhìn đồng khởi này mình nhìn vào thực tế, nếu mình có tu hành thì khi mình chú ý vào sự sinh diệt của tâm hoặc là các hình tướng sanh diệt từ tâm hoặc các hình tướng các duyên mình bắt gặp, như khi tâm có một tư tưởng, cái bản tánh của tư tưởng nó cũng đồng khởi với tư tưởng đó. Rồi các đối tượng bên ngoài mình nhìn thấy cái gì thì bản tánh cũng đi đôi với cái đó. Đồng khởi này nó là một sự đánh thức rất là rõ ràng, tại vì cái thiếu sót của mình là mình bỏ một phần, như mình chú ý đến cái phần sự, mình quên mình không thấy có phần lý đi đôi với phần sự đó.
Thành ra đồng khởi nó nói lên là có Sự, có Lý, nghĩa là có Sắc là có Không. Nếu mà mình chưa trên tinh thần đồng khởi, mình sẽ thấy là mình chưa thấy phần bản tánh của sự việc. Thành ra mình nói thấy thực tại, nhưng mà mình không thấy được. Thực tại là nó hiển bày cả hai lý lẫn sự, hai cái đó đồng khởi với nhau. Theo mình thấy là vậy, cái tính cách của đồng khởi là nó làm cho cái thấy của mình nó đầy đủ hơn, nó tròn hơn.
Như quyền sách mới mà Thầy mới dịch có nói cái phần tâm sanh diệt, trong đó có nói: “Tâm sanh diệt là y vào Như Lai Tạng nên có tâm sanh diệt. Đó là chẳng sanh chẳng diệt cùng với sanh diệt hoà hợp.” Đó là một cách nói của đồng khởi. Tức là A Lại Da của mình nó có cả hai, cái chẳng sanh chẳng diệt, cùng với sanh diệt hoà hợp.
Mà mình tu hành lúc đầu mình chỉ thấy sanh diệt không à, mình không thấy cái chẳng sanh chẳng diệt. Mình tu mình ngồi thiền hay gì gì đó, để tìm ra cái chẳng sanh chẳng diệt, nhưng khi mà mình biết được cái chẳng sanh chẳng diệt, thì mình lại chú ý đến cái chẳng sanh chẳng diệt, rồi mình lại bỏ cái thế giới sanh diệt.
Có lúc Thầy nói mấy người ở CT là chấp lý, chú ý cái chẳng sanh chẳng diệt mà bỏ các hành động sanh diệt. Đó, thành ra đồng khởi nó nhắc mình là mình thấy là mình thấy cả hai, vừa thấy cái sanh diệt mà vừa thấy cái chẳng sanh chẳng diệt. Phương diện tâm đồng khởi mà nó an định đúng thì nó sẽ là sự đồng khởi giữa tánh Không và quang minh. Hai cái nó đồng hiện, đồng khởi. Đó là cái nền từ đó mình công phu mà mình phát triển ra. Vì vậy trong thực hành đòi hỏi là thấy bản tánh của tâm là lúc mình thiền định thấy được tâm đồng khởi, thì trong này gọi là thấy Pháp thân.
Anh Châu có ý kiến gì không mà cười hoài vậy bác Châu. [Cười]
Chú Châu: Xin bạch Thầy, bạch đại chúng! Hôm nay có Hải CT nói cái đồng khởi, từ này thì nghe rồi, nhưng mà để thấu thoát nó, thì cũng rất là chưa thật thấu thoát, chỉ trên lý thuyết thôi, chưa phải chuyện chứng ngộ. Chủ đề hôm nay cũng là chủ đề nóng, tại vì ít khi mình dùng từ này nhiều, nhưng hôm nay mình nói ra cũng có những cái nó chỉ lặp đi lặp lại thôi.
Theo ý của tôi thì đồng khởi cũng không ngoài cái thấy trọn vẹn. Trước hết phải thấy đã, thấy được cái bản tánh của tâm, thấy được cái nền tảng và sống với cái thấy đó cho thuần thục. Tức là mọi cái đều trên nền tảng đó, từ cái tưởng và tướng hai cái cũng là toàn khắp rồi. Lúc ấy tức là chân Không diệu hữu, khi mà mình sống hoàn toàn trong bản tánh của tâm, mọi cái hiện tượng đều là bản tánh của tâm.
Thực sự trí tuệ đồng khởi là cái hiện hữu luôn sẵn có, chẳng qua mình không sống được, bị ngăn cách chia rẽ ra bởi tâm phân biệt của mình, cái thân tâm mình nó chia rẽ ra. Bởi vì có tướng và tưởng, thực tế tất cả nó là bản tánh của tâm hết, tất cả một vị hết, tất cả đều là đại quang minh tạng đó hết, chứ không có gì khác kể cả tướng và tưởng. Nó đã là như vậy rồi nhưng mình sống tách ra, mình ngăn cách cho nên từ đấy mình không thấy cái đồng khởi.
Cái đồng khởi đó nó hiện hữu. Mình bây giờ là mình thấy được cái thấy đúng, một tí đồng khởi đó và mình sống trọn vẹn để kinh nghiệm đến một giai đoạn nào đó thấy tất cả là đồng khởi. Tất cả các bóng đều phản lại trong gương, bóng cũng là gương, khi ấy mới gọi là đồng khởi được. Như Hải nói Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc; tánh là tướng, tướng là tánh, nó là một.
Đồng khởi là cùng một vị thôi, chứ không có nhiều vị nữa. Tức là không còn nhị nguyên như trong kinh Duy Ma Cật, lúc đó thì nó đồng khởi mọi cái, cái gì cũng là đồng khởi. Đến đó có lẽ gọi là giai đoạn như Thiền nói là mình thỏng tay và chợ, tức là chân Không diệu hữu, tức là mình sống trong đó rồi.
Như Thầy có nói một câu “đang sanh tức vô sanh”. Như mình đang sống đây, nhưng tất cả đều là vô sanh hết. Tướng thì thành tánh, tưởng thành vô sanh. Hoặc cụ thể hơn khi mắt mình tiếp xúc với cảnh; mắt tai mũi lưỡi thân ý và sắc thanh hương vị xúc pháp nó không đến với nhau được, bởi vì nó không còn phân hai nữa. Mắt là mắt Phật, tai là tai Phật; thấy nghe đều là một vị thôi, khi ấy mới gọi là đồng khởi.
Hoặc đến giai đoạn không tu nữa, mình trao cho Chủ Nhân Không hết để Chủ Nhân Không làm việc, sống bằng Chủ Nhân Không.
Chỉ có cái thắc mắc là đồng khởi nó có từng phần hay không? Nếu nó là như vậy thì mình dễ xâm nhập hơn. Còn cái đồng khởi toàn khắp, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc, đến giai đoạn đó thì mình không có cái phần nào để mình tương ưng để mình chứng ngộ nó được. Mình có một cái thắc mắc đó, ai biết rõ thì trả lời, còn không thì mình hỏi Thầy, như vậy trí huệ đồng khởi từng phần được không? Ví dụ cái thấy nhất niệm tương ưng, thì cái thấy đồng khởi chưa hay niệm niệm tương ưng mới là đồng khởi. Thì có cái ý thắc mắc như vậy. Ai biết được thì có thể nói, dù trên lý thuyết thôi.
Chú Hải: Anh nói đồng khởi từng phần, tức là tâm đồng khởi rồi tư tưởng đồng khởi. Theo em, ngày xưa về phương diện thực hành, đầu tiên thì em chỉ thấy cái tâm đồng khởi thôi, tức là em ngồi thiền thì cái tâm em nó tịnh và nó sáng, thì nó rõ ràng vậy thôi, chứ khi mà có tư tưởng nó sẽ mất hoặc là khi cái hình tướng không thấy nó đồng khởi với bản tánh. Cái việc thực hành của em là cũng theo thứ lớp trong các phương diện này, tức là đây là cái phương cách thực hành.
Đầu tiên là phải thấy cái tâm đồng khởi, rồi sau đó là cái tư tưởng nó đồng khởi, rồi sau đó nếu thấy tư tưởng đồng khởi tức là khi mà mình khởi tư tưởng lên mà nó vẫn ở trong cái tâm bình thản của cái bản tánh của tâm, thì lúc đó mình nhìn các hiện tướng nó cũng giống như là nhìn tư tưởng thôi, đối với em là vậy. Thành ra cái này là cách chỉ tu theo thứ lớp, còn cái người ta ngộ thẳng qua cái thấy là khi đó nó đầy đủ luôn. Thì nó có nhiều cách nhưng mà đây là một cái cách mà trong này chỉ theo thứ lớp Đại Ấn thì chỉ theo thứ lớp, em thực hành theo thì em thấy như vậy.
Bình: Dạ, con xin hỏi chú Châu; chú Châu nói là đầu tiên mình phải có cái thấy, thì là do cái tâm phân biệt của mình mà nó có tướng, có tưởng, nhưng mà thật ra nó một vị. Chú có thể nói thực tế để cho con có thể nhìn vào thực hành một cách dễ dàng, thì làm sao mình thấy được cái đồng khởi ở ngoài, ví dụ như giờ mình phải thấy được cái thấy, có nghĩa là giờ mình đứng vô - ví dụ như cái tánh thấy, thì mình không dùng dựa vào con mắt được, mình dùng bằng cái thấy đó, nó không có vướng vào đâu hết và mình nhìn vào cái cảnh thì cái cảnh và cái thấy nó lúc đó có phải là một, thì có phải đó là đồng khởi hay không? Chú Hải Chú Châu có thể trả lời?
Chú Hải: Thì cái phần của sư huynh hỏi đó, nó giống như nhìn một cái hình tướng thì thấy cái tâm nó đồng khởi như thế nào. Thì ở trong cái hiện tướng đồng khởi này, ngài Thangru ngài cũng nói là khi mình nhìn một trái núi, một cái nhà, hay một cái buy đinh, thì ngài nói là: không phải con mắt đang nhìn một trái núi, đúng ra có một cái hiện tướng quang minh của tâm chúng ta như một trái núi; tức là khi mình nhìn, mình nhìn một cái gì mình hãy thấy cái sự sáng suốt của tâm - tức là hiện tướng quang mình đó, người xưa gọi là kiến sắc minh tâm.
Thấy là thấy ánh sáng của tâm, chứ không phải thấy sắc là dính vô sắc, tức lúc đó mình theo duyên rồi. Mà mình nhìn thấy cái hiện tướng của nó của quang minh của tâm chúng ta như một trái núi, chứ không phải là nhìn thấy trái núi. Hiện tướng nó hiện trong cái sự sáng suốt của mình.
Hiện tướng là phần cấu trúc tri giác của bản thân tâm, không có gì ngoài quang minh bẩm sinh của tâm; nó không phải là cái gì ở ngoài tâm. Nếu mà mình biết được cái sự sáng suốt của tâm nó như thế nào, thì nhìn mọi vật thì nó chỉ là cái sự sáng suốt đó thôi; gọi là kiến sắc minh tâm.
Lúc đó khi mình biết như vậy là nó đồng khởi, bởi vì mình vừa thấy vật mà mình cũng thấy cái sự sáng suốt của tâm, thì hai cái đó nó đồng khởi; hiện tướng đồng khởi là vậy.
Vụ: Có một cái được đề cập đến trong tài liệu là kinh nghiệm tri giác và một cái là kinh nghiệm hướng bên ngoài hướng cứng đặc. Nói theo Triết học Mác một chút thì nó gọi một cái là; ví dụ cháu đang đứng trước một ngọn núi, thì cái tâm trí của cháu nó sẽ sao chép, nó sẽ chụp lại một cái hình ảnh ngọn núi trong tâm. Thì cái vấn đề mình tu đây có phải là mình trở lại về cái tính sao chép, cái tính chụp chiếu mà không bị lệ thuộc vào cái hình ảnh của ngọn núi nữa hay không? Hay là mình đi tìm một cái điểm chung, một điểm thống nhất giữa kinh nghiệm tri giác với cái hình ảnh của vạn vật cứng đặc ở bên ngoài. Dạ cháu xin hết ạ.
Chú Hải: Theo mình thì cái tri giác mà Vụ nói đó, nếu mà tri giác mà đứng trên một cái ngã thì lúc đó nó phân đôi, có người tri giác và có ngọn núi là lúc đó sẽ ghi nhận hay là thâu tóm gì đó, còn cái quang minh của tâm, tức là cái thấy đầu tiên mà cũng là cái thấy cuối cùng mà bác Châu thường hay nói đó.
Nếu mình ở trong cái quang minh đó, thì mình nhìn sự vật chỉ là biểu hiện trong cái quang minh đó thôi; nó chỉ là quang minh, lúc đó nó mới hợp nhất được. Tại vì mình lúc nào mình cũng dính vào các hình tướng, nhưng mà mình thiếu cái phần bản tánh. Mà bản tánh ở đây nó biểu lộ bằng cái gì, nó biểu lộ bằng “sự sáng suốt” mà không dính mắc, tức là quang minh đó.
Mình vừa nhìn mọi vật mình thấy được cái quang minh nó ở đó, thì lúc đó mình thấy đồng khởi; mà mình không thấy được quang minh thì chưa có cái gì đồng khởi hết. Nếu mà mình nói có mình ở đó với vật ở đó thì nó không phải là đồng khởi, nó là phân chia rồi, chứ nó không phải là đồng khởi, mà đồng khởi ở đây nó cùng với nghĩa là hợp nhất, chứ không có nghĩa là nó phân ra.
Khi mình thấy quang minh là thấy cái hình ảnh nó sẽ hợp nhất nó hiện trong quang minh, vấn đề của nó là ở “quang minh”. Ngay từ đầu đến cuối của bài này, Ngài Thrangu hay nhắc là: tức là cái sự sáng suốt của tâm, sự quang minh nó thâu tóm hết mọi thứ, dùng cái từ thâu tóm thì nó không phải nhưng không có cái gì qua mắt nó được hết. Mình phải thấy được cái ánh sáng đó, rồi các tư tưởng nó khởi lên nó cũng khởi lên hợp nhất với ánh sáng đó. Và các hình tướng mình nhận biết nó cũng là ánh sáng đó, thì lúc đó nó mới đồng khởi là khi đó nó hợp nhất.
Vụ: Dạ vâng, thế thì cháu hỏi ở đây là cái tâm của mình, cái thực tánh của mình nó chính là cái khả năng chụp lại sao chép lại mà không có đối chiếu, không có dính mắc vào hình ảnh đúng không ạ?
Chú Hải: Cái từ “sao chép” nó không có đúng nghĩa, nó “phản chiếu” thì đúng hơn, nó sao chép nó có ý đồ, chứ làm cái gì cần phải sao chép. Nếu mà sao chép vậy làm sao mà trong nhà Thiền nói: vào rừng không động lá, vào nước không dậy sóng được?
Đã sao chép là nó mang vào A lại da thức. Nói theo cái Đại Thừa Khởi Tín, không có sao chép mà nó chỉ phản chiếu thôi. Nó phản chiếu trong cái thấy ban đầu và cái thấy cuối cùng, có thấy được cái thấy ban đầu chính là cái thấy cuối cùng thì lúc đó nó phản chiếu hết mọi thứ và lúc đó nó đồng khởi, hiện tướng đồng khởi với cái phản chiếu đó.
Dùng cái từ “sao chép” là không đúng, nếu mình làm vậy mình sao chép tối ngày mình đi gặp biết bao nhiêu sự kiện rồi không lẽ nó giữ lại trong A lại da? Sao chép là một cái tâm nó dính mắc, nó phản chiếu như tấm gương, thì mình có thể nói đúng hơn, còn nó sao chép là không đúng. Cái ý sao chép là nó không đúng.
Vụ: Dạ vâng, con xin cảm ơn chú Hải.
H. Anh: Con có nghe chú Hải có nói là cái hiện tướng nó là cái phản chiếu của tính quang minh đúng không chú?
Chú Hải: Đúng.
H. Anh: Thì chú cho con hỏi là nãy mình có đọc một cái phần đó là: “tâm có cái nguồn tài nguyên hay năng lượng, không dứt nguồn - nguồn đó là vô tận. Những hiện tướng khác nhau, bởi những hiện tướng đó không vượt thoát khỏi cái bản tâm”. Thì con thấy là bản thân con cũng không có hiểu cái chỗ này. Thứ nhất, nếu mà nói cái hiện tướng nó phát sanh từ cái quang minh thì có một cái đoạn nói là: “Qua trí huệ đồng khởi chúng ta kết nối với thực tại của những sự vật, thực tại ấy vốn hiện hữu trong chúng ta”. Chú có thể giải nghĩa chỗ này dùm con được không?
Ý con là cái hiện tướng nó hiện bởi có cái quang minh nó mới hiện ra đúng không chú? Cái tính quang minh?
Chú Hải: Kinh nghiệm thì mình thấy là tất cả những hiện tướng nó có biểu lộ được trong quang minh, nếu không có quang minh làm sao biết các hiện tướng.
H. Anh: Và cái này nó cũng có nói là những cái đó nó xuất hiện là bởi nó có sẳn trong tâm chúng ta rồi, nhưng tại sao ở đây lại nói là: “Qua trí huệ đồng khởi chúng ta kết nối thực tại của những sự vật, và thực tại đó vốn hiện hữu trong chúng ta.
Chú Hải: Thì cái tấm gương đó, tức là cái quang minh đó là ai cũng có hết, nhưng nếu mà không đặt vấn đề về trí huệ đồng khởi người ta không để ý để phát hiện ra, cái ý đó nói là vậy; chứ không phải là nói là quang minh nó có sẵn ở trong này. Cái tri giác là nó có sẳn mà mình không phát hiện ra, không được ai giới thiệu thì mình cũng đâu có biết.
H. Anh: Dạ cảm ơn chú.
Chú Hải: Rồi Hùng có ý kiến gì không?
Hùng:Kính thưa Thầy cùng đại chúng. Hôm nay, anh Hải đưa cái đề tài về Đồng Khởi thì thật ra tôi rất là tâm đắc. Tại vì mình học thiền thì mình học tới giai đoạn mà đồng khởi này, thì mới thoả mãn trong cái sự học thiền của tôi.
Thì hồi nãy anh Hải đọc qua đó, thì mình rất là tâm đắc luôn các cái bài mà anh Hải đọc, thì nó có; tức nghĩa là cái tâm Phật của mình, cái Phật tánh của mình, nếu mà mình muốn tu mình phải nương theo ba cái Pháp - là tâm, trí và thực tại. Tức nghĩa ta mượn ba cái Pháp này để chúng ta kiểm tra lại cái Phật tánh của mình: nó đồng khởi hay không?
Thì cái đồng khởi khi nói về tâm và trí, hay là tâm và thức, hay là tâm và quang minh, mình đổi từ thôi, thì mình muốn nói đồng khởi; để tôi thí dụ nha, ví dụ hồi nào đến giờ tôi không có biết Thầy, nhưng mà nhờ anh Hải cho tôi hay tôi xuống Cần Thơ. Khi xuống Cần Thơ, tôi dùng cái sự quan sát, tôi tập trung nhìn Thầy rất là kĩ, rất là rõ ràng, giống như mình có cái lối tập trung nhìn Thầy rất kĩ rất rõ ràng.
Nhưng mà phát hiện cái chỗ mà mình không có cái tánh ô nhiễm là khen, chê, phải, quấy, cái tánh đó không có cho nên mình thấy Thầy một cách trọn vẹn. Thì mới phát hiện rằng, cái tâm thức mình nó đồng khởi cái tâm trí mình nó đồng khởi ngay tại đó.
Tôi thấy cái này tôi tâm đắc. Thì ngay hiện tại, rồi tôi về thời gian sau tôi sống với cái tâm mà không ô nhiễm - cái tâm thanh tịnh đó, gọi là tánh Không đó. Mình tập sống với cái tánh Không thì tự nhiên cái hình.....
Như tôi nhìn anh Hải, mình nhìn một cách trọn vẹn không có thêm bớt và ai ai nhìn anh Hải của y chang như mình nhìn vậy, không có thêm bớt gì hết, mình muốn biết mình đồng khởi hay không, thì mình có cái thấy không có ô nhiễm, không có tạp niệm, mình có cái nhìn như vậy, thì tâm trí mình sáng suốt gọi là đồng khởi. Cảm ơn anh Hải đưa đề tài Đồng khởi ngay hiện tại, đây là cái ai ai cũng sẵn có, do chúng ta quên đi. Nếu mà chúng ta có Phật, có Thượng Đế mà khai thị cho chúng ta chổ này, chúng ta gìn giữ thì tâm trí chúng ta sáng, đẹp, tánh Không đồng khởi phát triển tốt đẹp.
V. Dũng: Kính thưa Thầy và Đại chúng!
Khi mình nhìn núi thì cái quang minh mình nhận, làm thế nào sự phân biệt xảy ra, mà cây có lá xanh lá đỏ, mình không nhìn bằng khái niệm, sự khác biệt màu sắc đó, cũng là một hiện tướng, hoặc mình nhìn cây xoài cây mít, thì các lá có màu sắc và kích thước khác nhau, vậy thì khi mình nhìn vậy có sự phân biệt giữa chúng.
Chú cho hỏi khi mình nhìn vậy thì làm sau sự phân biệt lại khởi lên như thế, nó vận hành như thế nào?
Chú Hải: Quang minh là một đặc tính nó không ngừng biết, thì nó phân biệt mọi thứ mà không quên quang minh, vấn đề mình có an trụ trong tâm đó vững đến mức phân biệt mọi thứ mà vẫn không quên ánh sáng quang minh hay không, ứng các duyên mà không quên ánh sáng của tâm hay không.
“Quang minh của tâm không làm cứng đặc khả năng biết của nó”, nó biết nó phân biệt mọi thứ, quang minh mà cứng đặc hoặc giả là nó không phân biệt được thì không phải quang minh. Mình xem thuật ngữ mà ngài dạy: “tánh Không của tâm là tánh không không phủ định quang minh, nó không những nó không phủ định cái sáng suốt, nó không hoàn toàn phủ định nhận biết của tâm, mà nó quang minh. Làm sao mình thấy được quang minh, cái tỉnh giác đó không phải bất động mà nó phân biệt một cách sống động, vấn đề mình phải thấy khả năng đó.
V. Dũng: Kể cả mình biết bằng khái niệm chẳng hạn, giả sử mình nhìn lá màu xanh màu đỏ màu vàng, nhưng khi nhìn nó bản thân nó là tánh thôi, nó chỉ là những làn sóng đại dương, nền tảng tánh Không đó kể cả xen các ý niệm ngôn ngữ vào không làm mất đi bản tánh của tâm, không làm mất đi cái nền tảng phải không ạ?
Chú Hải: Tỉnh giác của mình có thể bao trùm ngôn ngữ của mình hay không? Nếu mình khởi lên phân biệt, cái tôi chen vào thì tỉnh giác đánh lùi phân biệt đi, tỉnh giác có đủ mạnh chuyển thức thành trí hay không, tất cả thức đó nếu chưa chuyển được nó vẫn là thức. Vấn đề tỉnh giác là trí, nếu chưa chuyển nó là thức, đọc quyển Đại Thừa Khởi Tín Luận nói về trí và thức rất rõ.
Vấn đề sức tỉnh mình mạnh để khi phân biệt các khái niệm nào đó, lọt vào thức thì nó phân biệt nhưng nó vẫn không dính mắc vì có tỉnh giác nó chuyển. Mình phải có kinh nghiệm về tâm đồng khởi, tư tưởng đồng khởi, hiện tướng đồng khởi, trong bản văn dạy nhìn bằng nhiều góc độ lập đi lập lại nên phải thực hành nhiều tháng, nhiều năm, lúc đó mình nhận biết vẫn linh hoạt mà không bị dính mắc.
H.Lan: Chú đang nghe giọng H.Lan thì kinh nghiệm chú hiện tại như thế nào?
Chú Hải: Kinh nghiệm của chú là giọng H.Lan ấm hơn mọi khi, chắc là sỗ mũi.
H.Lan: Dạ H.Lan hơi sốt một chút. Khi chú nghe giọng H.Lan ấm thì do cái quang minh đó phải là cái biết của chú không hay quang minh hay ánh sáng gì đó tỏa ra?
Chú Hải:Thì đó là cái biết bình thường thôi. Bình thường mình không có lạc vào cái gì mình có thể phân biệt được tức là nghe giọng H.Lan là H.Lan là người bị cảm, chứ không phải là âm thanh như bình thường, thì quang minh là một cái biết nếu mà mình lấy đó để mình thực hành trong nhiều năm, nhiều tháng, nó trở nên linh hoạt chứ không phải quang minh là mình biết được nó là mình thành cái gì nó linh hoạt liền đâu. Tại gì mình phải làm quen. Mình luôn bỏ cái quang minh đó, để mình biết cái thứ hai, thứ ba tức là mình trở nên phân biệt hay khái niệm gì đó như bạn nào hồi nãy có nói, H.Lan có hỏi gì nữa không? Ngoài quang minh đó.
H.Lan: Có một chỗ bài dịch của T.Linh, ngài Edward Brown có dạy đấy là ví dụ về chuyện nấu ăn. Nếu chúng ta đang trong một cái nhà bếp, chúng ta cầm một củ khoai tây, một củ cà rốt, một cái bắp cải và bây giờ phải làm gì và làm như thế nào để nấu ăn? Khi đấy, ông ấy bảo khi mình đặt câu hỏi mình phải làm gì và làm như thế nào, thì cái đó là phải nấu. Và sau đấy thì ông bảo là trong hoàn cảnh đối diện với cái đồ thực phẩm được bày trước mặt như vậy và chưa biết làm gì với nó, thì dấu hiệu của mình là mơ ước mình sẽ nấu được món này món kia gì đó. Và mình cố gắng biết chỗ đó, áp tư tưởng đó lên đống đồ ăn ở trước mặt, thì đôi khi món ăn nó không có ra.
Và bây giờ mình là người thực hành trong bóng tối như vậy và mình cầm nắm thức ăn đó, cái nào dùng được, cái nào không dùng được gì đó … và trong tư tưởng của mình cái này là phải nấu canh, cái này phải kho, thì mình không biết sự hữu dụng của đồ ăn trước mặt đó, thì đó chính là tính sáng.
Thì con không hiểu chú nghĩ thế nào về cái điều này, có thể nói rõ hơn dùm con được không? Và cái đồng khởi khi không biết làm gì với cái đồ ăn này, thì nó có cái sự đồng khởi hay không?
Chú Hải: Bây giờ chú nói một cách rất là bình thường. Khi mà H.Lan hỏi chú. H.Lan có biết H.Lan đang hỏi không?
H.Lan: Dạ, con biết.
Chú Hải: Khi một tư tưởng khởi lên, một suy nghĩ khởi lên H.Lan có biết là có một ý nghĩ nó khởi lên không?
H.Lan: Dạ, cái đó thì lúc có, lúc không. Hiện giờ thì biết ạ.
Chú Hải: Thành ra, bây giờ mình nói về món ăn mình không có nói trực tiếp về cái tánh Không, tánh Sáng gì, nhưng một điều mà hồi nãy mình nói là mình tiếp cận những món ăn mà không biết là món này làm món gì, thì mình nhìn vào tâm, mình sẽ thấy một cái biết luôn luôn hiện hữu.
Bây giờ có thể nói là biết còn phân đôi giữa năng và sở, có chủ thể và có đối tượng đó, nhưng mà mình biết có một cái biết luôn luôn kè kè với mình. Mình tin điều đó mình đeo theo nó thì dần già cái biết đó nó sẽ thành bản tánh đồng khởi cùng với những đối tượng mình đã gặp.
Tại vì chú nghe nhiều người giảng. Chẳng hạn như hòa thượng V.Minh nói không cần phải qua thiền định tức là ở trong cái thận trọng, chú tâm, quan sát. Tức là cái biết chứ gì nữa, thì nó sẽ có cả giới định huệ trong đó. Bây giờ nếu mình tin, mình đeo theo cái biết, thì cái đó dần già nó chính là cái quang minh của tâm, thì quang minh của tâm thì nó đồng khởi với mọi hiện tượng, mọi đối tượng hết.
Hiện chú là vậy, mình cũng không phải là đến giai đoạn là ngồi thiền định để cho là quang minh và tánh Không nó đồng khởi tức là tâm đồng khởi đó. Cái này qua một thời gian. Cái này là con đường định mà ở giai đoạn đó mới thấy được cái định đồng khởi.
Còn bây giờ mình dùng ý tưởng đồng khởi để mình nhìn nhận ở các con đường khác. Con đường tứ niệm xứ, khi tâm có tham biết tâm có tham, thì cái biết của tâm có tham đồng khởi với tâm tham. Khi tâm không tham biết tâm không tham thì cái biết và tâm không tham đó đồng khởi. Mà cái biết này mà ngài M.Châu dịch là tuệ tri đó, tức là cái biết của trí tuệ đó chứ không phải là cái biết phân đôi ngã và pháp.
Nếu mình tin điều đó thì mình cũng là người bình thường hơi tinh ý một chút, thì mình lúc nào cũng đồng khởi hết. Mà thấy đồng khởi như vậy thì thực hành riết rồi nó sẽ hợp nhất lại thì nó thành công. Chú nói vậy H.Lan có chấp nhận không?
H.Lan: Con nghe chú nói như vậy con nghe thông tin chú đưa ra. Nó khởi lên một cái tâm nghi ngờ, nó hỏi xem cái này lạ, cái này có kinh nghiệm hay không, có biết hay không, cái này có phải đúng hay không, nó khởi lên tâm nghi ngờ. Khi con quán sát cái tâm đó, con không có nghe giọng của chú nữa.
Chú Hải: Tại vì chú nói là nhìn vào tâm, khi quan sát cái tâm là biết có người đang quan sát cái tâm mình, khi nghi ngờ mà có người biết mình đang nghi ngờ đó thì cái đó cũng gần gần với đồng khởi rồi đó.
H.Lan: Nhưng mà như vậy con chạy theo tư tưởng phan duyên đó con quên mất giọng nói của chú, con quên mất.
Chú Hải: Cái hiện tại đó. Tại sao có người nói mình phải nghe, chứ sao mình không nghe gì hết. Nó có chạy theo tư tưởng, mình vẫn nghe chứ tại mình bỏ quên nó. Thành ra cái biết nghe đó cũng đồng khởi với lời nói của chú nè. Thành ra cái này là chuyện trực tiếp, ngài Thangkru nói chuyện thực hành nhiều lần nhìn đi nhìn lại theo nhiều góc độ để nhận ra đồng khởi. Chứ mình dùng tâm phân biệt so sánh của mình để mình suy nghĩ thì lúc đó nó không phải là trực tiếp. Khi nào mình suy nghĩ, mình biết đang suy nghĩ thì lúc đó nó trở về đồng khởi. Nói theo cách tứ niệm xứ, khi tâm có tham biết tham, tâm không tham biết không tham, thì có suy nghĩ thì cũng biết suy nghĩ vậy, rồi không có suy nghĩ cũng biết không suy nghĩ vậy. Ở mức độ đó cũng là đồng khởi đó. Thành ra trên tinh thần đồng khởi mình nhìn ở các mức độ, kinh điển nào cũng nói điều này hết.
H.Lan: Câu hỏi con đặt ở chỗ này một tư tưởng khởi lên, mình biết tư tưởng đó đến khi mình biết tư tưởng đó thì mình quên cái hiện tại thì có người đang chỉ dạy cho mình thì cái chỗ đó con cảm thấy có gì đó nó bị thiếu, sai không biết chú có thể chỉ?
Chú Hải: Cái đó theo chú là sức định tức là sức tập trung của mình. Khi H.Lan nói chuyện với chú thì đáng lẽ H.Lan làm chủ được sức định, chỉ nói chuyện với ông Hải thôi, nhưng mà H.Lan đang nói chuyện đây mà còn khởi trong đầu. Thành ra có sức định thì mình tập trung vào một vấn đề gì mà mình không bị xao lãng vấn đề đó.
H.Lan: Dạ, cảm ơn chú.
Chú Hải: Rồi, tới P.Thảo ý kiến đi.
P.Thảo: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! Cháu thấy nhiều người cũng dơ tay và mọi người cũng nói kha khá ý rồi, nên cháu chỉ xin phép là chia sẻ ý của cháu, không biết là có đúng hay sai không, thì xin chú Hải và đại chúng góp ý giúp ạ.
Cháu hiểu câu vừa nãy Vụ có nói, với người chưa tu, nhìn núi tức là núi, khi bắt đầu tu rồi, thì nhìn núi không phải là núi, còn khi tu thành thục rồi, theo cháu hiểu là đắc đạo rồi ấy, thì nhìn núi lại vẫn là núi. Sự khác biệt giữa nhìn núi là núi ở giai đoạn đầu và nhìn núi là núi ở giai đoạn đắc đạo thì theo như cháu hiểu, như lúc nãy Vụ có nói là copy hay sao chép thì lúc nãy chú đã giải thích rất là hay. Cháu chỉ muốn bổ sung sự khác biệt rõ ràng giữa hai giai đoạn trước và sau khi đắc đạo là ở giai đoạn sau, hành giả đã nhận ra bản tánh của cái núi đó. Muốn nhận ra bản tánh của cái núi đó, thì phải nhận ra bản tánh của tâm mình và thực tập làm sao để sống và nhận ra bản tánh của tâm mình, và sống thuần thục rồi thì mới bắt đầu nhìn thấy tất cả các hiện tướng là cái bản tánh, cho nên là khi nghe chỉ là nghe, nói chỉ là nói, và mình thấy đúng “như nó là”, thì điều này chỉ có thể trọn vẹn được khi mình thấy rất rõ bản tánh của nó. Đầu tiên mình hiểu bằng trí của mình cái bản tánh của nó, thông qua sách vở, rồi mình thuần thục và mình sống sâu đến đâu, thì mình thấy rõ bản tánh của các hiện tướng xảy ra xung quanh. Cháu chỉ xin chia sẻ cái hiểu như thế thôi. Không biết là có đúng không, xin chú Hải giải thích thêm. Cháu xin hết ạ.
Chú Hải: Phần sau, Thảo Triều nói là khi nghe mà không có chú tâm. Thảo nhắc lại phần đó được không?
P.Thảo: Như lúc nãy chú Châu có nói: nghe chỉ là nghe, thấy chỉ là thấy, biết chỉ là biết thôi. Thực tế như thế này: ví dụ như khi cháu nhìn một cái cốc được làm bằng gốm, với hiểu biết của cháu trong 40 năm tuổi đời chẳng hạn, thì cháu sẽ nhìn cái cốc đấy khác với một đứa trẻ, khác với một người chưa nhìn thấy cái cốc. Nhưng nếu mình chỉ dùng theo ngôn từ là “mình thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe” thì thực tế vẫn có sự phân biệt ở đấy. Cháu thấy ở đây, đồng khởi ở chỗ nào? Đồng khởi ở chỗ bản tánh của cái cốc ấy và bản tánh của người nhìn cái cốc ấy là một. Đồng khởi cũng khởi về mặt bản tánh ạ. Đấy là cái hiểu của cháu. Còn về hiện tướng của sự vật, thì đương nhiên là có sự phân biệt rồi. Nhưng tâm của mình không chạy theo sự phân biệt các hiện tướng, sự vật. Khi nhìn sự vật, mình biết rõ sự vật ấy, nhưng đồng thời mình phải hiểu bản tánh của sự vật ấy và bản tánh của bản thân mình - người nhìn - là một, cho nên mình và bản tánh của sự vật lúc nào cũng tương đương với nhau cho nên nó đồng khởi, lúc nào nó cũng đồng khởi. Đấy là cái ý của cháu ạ. Không biết là cháu giải thích có khó hiểu không?
Chú Châu: Khi Thảo nói như vậy thì chú cũng hoàn toàn đồng ý thôi. Tức là mình thấy núi là núi, tức là tâm mình tạm dừng ở đó, mình không chạy về quá khứ, không chạy về tương lai, và cũng không trụ ở hiện tại thì núi và cái thấy đó và với những thứ khác nó cũng như vậy. Và nên đó là cái thấy đồng hiện với bản thân của núi đó. Bản tánh của cái núi đó cũng là tánh Không. Bản tánh của tâm mình cũng là tánh Không. Hiện tượng và bản tâm là một, là tánh Không hết. Căn bản là mình phải sống được với đồng hiện đó. Đó là lý thôi. Còn mình phải sống được với cái đồng hiện đó. Tâm mình và cái núi đồng hiện tức là núi là núi, tức là … Hết! Không chạy cái thức thứ hai nữa. Nó là thức đầu tiên và dừng lại và cũng là thức cuối cùng. Thì đó là đồng khởi. Rất là đồng ý với Thảo ở cái điểm như vậy, có lý luận rất là hợp lý, nhưng mà anh phải sống được với nó thì mới gọi là đồng khởi. Chứ anh lý luận về đồng khởi thì cũng nằm trên lý thuyết thôi.
P.Thảo: Dạ, vâng. Cháu cảm ơn chú ạ.
Chú Hải: Chị Giàu có dơ tay này anh. Mời chị Giàu.
Cô Giàu: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Bữa nay, đề tài của anh Hải đưa ra, phải nói là rất sát sườn vấn đề tu tập. Theo mình thấy là: chắc chắn là phải đồng khởi rồi. Ngài Lục Tổ có nói một câu, khi ngài ngộ đạo là: nào ngờ tâm ta xưa nay vốn thanh tịnh, vốn không lay động, vốn tự tịnh, tự định, vốn tự đầy đủ, soi tỏ muôn pháp, năng sanh muôn pháp. Trong đó, Tổ đã nói luôn: tất cả đều tâm hiện tướng, tất cả tư tưởng đều đồng khởi trong tâm hết. Mình có hiểu nó là Pháp thân, đầy đủ muôn pháp, năng chiếu soi tức là Báo thân tức là tịnh quang, và năng sanh muôn pháp tức là hoá thân.
Khi mình thực hành, mình tu tập thì Thầy đã nhiều lần dạy về nền tảng, con đường và quả. Ngài Garchen đã dạy rất là nhiều và Thầy cũng đã dạy rất là nhiều, trước khi mình tu, mình phải xác quyết được cái kiến, cái thấy trước đã. Khi mình đã xác quyết được nó rồi, thì mình mới đi vào thiền định để mình trưởng dưỡng nó. Thì bây giờ, xác quyết được cái thấy, cái tri kiến là như thế nào, mình phải xác quyết được cái kiến về pháp tướng, cái kiến về pháp tánh và cái kiến về tự tánh tâm. Cái kiến về pháp tướng là mình hiểu tất cả các tướng bên ngoài là duyên sinh, không thực có.
Cái kiến về pháp tánh là mình hiểu rằng tất cả các hiện tướng, tất cả tâm chúng sanh mình là một, đều là tâm hết. Do đó, mình không cần đi tìm bản chất của sự vật mà chỉ cần đi tìm bản chất của tâm. Khi mình đi vào nền tảng thì mình sẽ hiểu, mình xác quyết được như Thầy đã dạy: tánh Không và tánh Giác bất khả phân nhưng nó có tính cách là sanh muôn pháp để làm lợi lạc cho chúng sinh. Khi đi vào kiến tự tánh tâm, mình đi sâu vào tánh giác, tánh biết. Giống như lúc nãy Thảo hỏi hay ai hỏi, thì khi tất cả mình nhận biết điều gì thì nó đều đồng khởi với tịnh quang của mình, ta gọi là rigpa, tức là tánh chiếu soi của mình.
Khi mình đã nhận ra, xác quyết được tự tánh tâm thì khi cái gì khởi lên mình nhận biết ngay, đó là tánh giác của mình, tịnh quang của mình, nó phải có ánh sáng chiếu soi, tịnh quang đến nhận biết. Và tất cả những năng sanh một người ngộ ra tự tánh khác với một chúng sinh bình thường là cái năng sanh đó mình làm lợi lạc chúng sinh, mình làm vì lợi người, lợi mình để giải thoát. Phàm phu thì năng sanh, nhưng không biết cái ấy có hại hay có lợi và khi nó làm cái đó thì có hại cho chúng sanh, hại cho mọi người. Đó là sự khác nhau. Mặc dù nó đều có nhưng nó không nhận biết được đồng khởi này, không sử dụng được cái này. Mình xin có ý kiến như vậy.
Mình tu, mình phải xác quyết rõ ràng về cái thấy, cái kiến, về nền tảng rồi thiền định, trưởng dưỡng cái kiến đó cho nó càng ngày càng mở rộng ra. Có một câu nói của một vị tổ: vượt qua con đường hiểm nghèo của thiền định. Vượt qua con đường hiểm nghèo của thiền định là như thế nào? Là khi tâm mình có định, trong nền tảng, thì tất cả những tư tưởng, cảm xúc, những hiện tướng nổi lên, mình nhận biết nó, mình không chạy theo đó và mình để nó tự giải thoát vào Pháp Thân, thì mình vượt qua được con đường hiểm nghèo của thiền định. Còn khi nó khởi lên, mình không nhận biết nó, mình để cho nó dẫn dắt mình một thời gian, rồi mình tạo nghiệp, thì lúc đó mình không vượt qua được và mình sụp vào hầm hố và đau khổ.
Pháp thân thì phải đồng khởi với báo thân tức là tịnh quang và chiếu soi muôn pháp, tư tưởng và nó là năng sanh muôn pháp tức là hiện tướng và tất cả những cái gì đó để làm lợi lạc, để thể hiện lòng đại từ đại bi mà giúp đỡ chúng sinh. Tôi xin hết.
Cao Hải: Dạ, con có thực hành về cái biết, thì trong quá trình thực hành cái biết thì thấy là vấn đề tư tưởng khởi lên nó đều tan biến. Có một cái mình vẫn bị vướng vô cái người đang biết đó, chủ thể đang biết đó. Vậy thì chú Hải có cách nào chỉ con để mình mất đi cái người đó, cái chủ thể đó. Dạ, con xin hết ạ.
Chú Hải: cái người đang nhận biết đó là nằm ở phương diện còn nhị nguyên, tức là năng – sở. Chỗ đó thì phải thực hành nhiều vô để nó đến giai đoạn là tâm đồng khởi, tức là chỉ lúc đó là nó bặt tư tưởng và nó chỉ có Tánh Không và quang minh hiện thôi, định với huệ hiện thôi. Phải thực hành nhiều hơn nữa. Việc định tâm ở giai đoạn tâm đồng khởi đó, nếu thật sự thấy rõ là phải thấy ở mức độ như vậy. Còn cái biết mà mình nói như nãy đó, cái biết minh sát tức là, nó là tuệ tri là cái biết của trí tuệ nhưng nó vẫn còn phân hai giữa năng với sở. Khi nào mình thấy được tâm đồng khởi mà mình làm quen với nó cũng khá lâu thì mình mới thấy mọi thứ nó chỉ là quang minh thôi, chỉ là phản chiếu của tấm gương thôi, thì lúc đó nó hợp nhất, gọi là đồng khởi. Cái đó là phải nỗ lực thực hành nhiều hơn nữa chứ còn bây giờ làm sao mà chỉ ra được cái đó. Cái đó là một kinh nghiệm, mình lọt trực tiếp vào bản tánh của tâm thì mình sẽ thấy là tâm nó đồng khởi, tánh Không, quang minh nó đồng khởi. Mình chỉ có ý kiến như vậy. Bác Châu có ý kiến gì không bác Châu?
Chú Châu: Có ý kiến thêm cho Hải như thế này: Hải nói làm sao mình trực tiếp thấy chủ thể của mình với đối tượng? Thực sự ra các đối tượng, các cảnh không có lỗi gì cả. Các cảnh nó đã là tĩnh hết trơn rồi, là bất động rồi. Nhưng do tâm mình động thôi, cái chủ thể của mình mới là cái chính, tức là trong tâm mình mới là cái chính. Đó, thì mình sống bằng cái tâm nào? Sống bằng cái tâm bất sanh bất diệt, tâm hiện tại, cái bản tánh của tâm. Mọi cái nó là bản tánh của tâm hết, cảnh tâm không hai. Nhưng mà khi mình sống bằng tâm phân biệt, khi mình chưa nhận rõ được bản tánh của tâm và sống bằng tâm phân biệt thì cảnh và tâm nó phân hai. Cho nên cảnh không có lỗi gì cả, sở không có lỗi gì cả, mà năng mới là có lỗi, tức là chủ thể có lỗi. Chủ thể của mình là cái gì, thì mình mới thấy được bản tánh của tâm, mình làm quen với bản tánh của tâm thì cái bản tánh của tâm đó đồng khởi với cảnh. Cảnh không có lỗi, cảnh luôn luôn đồng khởi với mình nhưng mình luôn luôn phân chia ra cảnh với tâm đó là lỗi của mình. Cho nên Hải phải thấy được bằng bản tánh của tâm thì cảnh với tâm là một, nhất như, đó là đồng khởi. Còn khi mình chưa thấy được mình sống bằng thức thì mình sẽ phân biệt tướng và tưởng. Tướng và tưởng đó, nó là phân hai, là nhị nguyên không còn nhất nguyên nữa. Cho nên bắt buộc mình phải thấy được bản tánh của tâm, thấy được cái nền tảng, cùng sống với nó thuần thục thì tâm với cảnh là một nó trở thành nhất tâm, không trở thành nhị nguyên nữa, không còn chủ thể - đối tượng. Hoặc căn với trần không đến với nhau được, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không đến trực tiếp với trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) nó không đến với nhau. Thì đó là cái thấy nhất chân, cái thấy một vị, đó cái thấy không còn nhị nguyên, hay là đồng khởi, trí tuệ đồng khởi.
Cao Hải: Dạ còn cảm ơn chú Hải và Chú Châu ạ, cho con xin trợ giúp thêm người thứ 3 nữa được không ạ? Con có mấy câu hỏi xin hỏi thêm chú Đức CT được không ạ?
Chú Hải: là chú Q.Tồn đó phải không?
Cao Hải: Dạ, chú Q. Tồn đó ạ.
Chú Q. Tồn: à, cái đó thì mình phải chọn cách tu tập. Mình chọn con đường như Hải nói là mình dựa vào ý thức để biết sự việc diễn ra, đúng không? Thì mình phải tiếp tục thực hành cho nó sâu hơn nữa, đến mức nào mà mình thấy thấy đối tượng nó không còn mà mình vẫn còn giữ cái biết đó thì mình vẫn cần phải đi sâu hơn nữa để xoá cái biết đó bằng cái chỉ quán song hành hoặc là một cái định mạnh hơn thì nó cũng xoá được cái cảm nhận là mình có một người đang biết. Tức là lúc đó là thân nó trống rỗng luôn đó, thì lúc đó nó cho thấy không có người để biết. Mà còn nữa, còn đi sâu vô nữa thì nó lại thấy mình cũng còn duy trì cái biết thì như vậy phải dùng cái chỉ quán song hành nữa để đi sâu hơn nữa.
Mà cái cách đó thì không biết có hợp với Hải hay không, mà có một cách khác nữa, chứ không phải chỉ có một cách duy nhất. Có một cách khác đơn giản hơn nhưng mà chịu khó thực hành thì sẽ quen. Ví dụ như là khi mình chạm tới một đối tượng hay một niệm khởi lên thì mình biết có niệm khởi lên, mình dùng trực giác chứ đừng có dùng cái cố gắng. Thì cứ làm cái gì với một đối tượng thật nó xuất hiện thì liền có trực giác liền, mà trực giác thì không có tôi, hay là ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả gì trong đây hết.
Làm quen dần dần thì nó mới ra được cái chuyện kia. Cái gì cũng phải tốn nhiều công sức lắm chứ không phải đơn giản nói thôi là xong. Thành ra phải thực hành và mình cứ chọn hướng đi, chọn hướng nào thì mình phải đi theo hướng đó. Chẳng hạn như nãy Hải nói muốn chọn dùng cái thức để tu thì cũng không phải sai gì đâu nhưng mà phải tu liên tục, mình phải tu cái chỉ - quán song tu cho nó mạnh lên và từng bước từng bước mà nó sẽ loại bỏ những cái gì còn vướng lại. Như hồi nãy nói là khi đối tượng nó mất mà mình thấy còn, vẫn còn người đang biết thì tức là mình còn phải đi sâu vô nữa, tức là tiếp tục công phu cho nó sâu hơn nữa. Cái tâm định huệ cho nó vững vàng nó giúp xoá được cái thân, giúp xoá được cái tôi đó. Thì chỉ có cách thực hành liên tục thì mới vỡ được chuyện đó chứ không có cách nào khác hết. Thôi, mình xin hết.
Cao Hải: cảm ơn chú.
Hùng: một, hai,… anh Hải cho em giao lưu với bạn Hải cái nha anh Hải? Bạn Hải ơi, nói về năng – sở đó hen, thì mình phải biết rõ ràng hai cái năng – sở. Cái năng – sở mê thì mình mới tìm cách thanh lọc, bỏ nó; còn cái năng – sở giác đó hen, mà Thầy hay Phật khai thị thì cái năng – sở đó hen chúng ta luôn luôn phát triển chứ không có bỏ, không cần mất. Cho nên hồi nãy bạn Hải nói là bỏ được cái sở nhưng còn lại cái năng, nhưng mà cái năng nó còn không có mất. Cho nên Hải phải xác quyết, xác quyết coi cái năng đó đó nó bất sanh bất diệt xưa nay hay là cái năng đó nó là mê, là sanh tử luân hồi?
Tức nghĩa là người tu mình đó hen, phải nhận rõ chỗ này, nếu mà mình sống với cái năng mê đó hen, thì trong sách kêu mình bỏ đi, diệt trừ nó đi, phải mất đi cái năng sở đó, còn nếu mà cái năng giác đó hen, thì để hỏi Thầy đó.
Thầy sẽ khai thị cho đệ cái năng sở, tức nghĩa là tánh tướng á, nó là giác, nó là Phật đó. Cái đó là bất sanh bất diệt xưa nay sẵn có của mình đó.
Cho nên mình không có bỏ năng sở theo cái kiểu mà... Có khi nó là cái tốt đẹp mà mình đem đi bỏ luôn đó hen là nguy hiểm, bỏ xong rồi lấy lại, lấy lại rồi bỏ đó hẹn lòng vòng tu lâu lắm đó nghen, làm hại nó. Anh Hải mới đưa ra cái đề là Đồng Khởi, cái Đồng Khởi tức nghĩa là mình có sẵn cái năng sở, nhưng mình nhận ra cái Đồng Khởi đó đó hen, thì mình biết sử dụng giống như Phật vậy thôi.
Cho nên cái này là cái quan trọng cho nên mình bỏ, mà cái tốt mà mình bỏ là nguy hiểm, còn cái xấu mà mình bỏ thì chuyện đó ok rồi. Đó cho nên người tu mình phải rõ cái chỗ này. Cảm ơn Hải cho tui giao lưu, cảm ơn nhiều. Xin hết.
Cao Hải: cảm ơn anh Hùng ạ.
Chú Hải: rồi bác Đức có ý kiến. Mô Phật!
Chú Đức: Dạ, hồi nãy tính nói tiếp với Hải là còn có chú Đức SG nữa nè, chứ không phải chú Đ CT không thôi. Tức là cảm ơn anh Q.T nói cho Hải nghe rất là rõ đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai nữa đó là cũng có ý định góp ý với Anh Hải là trong quá trình nói chuyện đó là Hải phải định nghĩa lại cái mà mình muốn nói tức là cái từ Đồng Khởi đó, tức là sau khi người phát biểu người ta nói xong mình phải nói liền. Cái Đồng Khởi của mình ở đây đó là nói về cái gì, gói gọn vô trong phạm vi nào, nhưng mà chưa kịp nói thì Hải đã làm điều đó luôn rồi, ok rồi.
Vậy thôi à, chứ không có gì. Nhớ nói tới nói lui là cái từ Đồng Khởi ở đây mình xài trong phạm vi nào thôi nha, rồi mình hiểu nghĩa cái Đồng Khởi là như thế nào là Hải phải nói tới nói lui. Chứ còn như hồi nãy là tui vô trễ nửa tiếng đó là tui đâu có biết trước đó Hải nói cái gì đâu, nhưng nhờ Hải nói tới nói lui tui mới hiểu ra vấn đề. Dạ hết.
Chú Hải: Đồng Khởi có nghĩa là bản tánh của tâm nó Đồng Khởi với tất cả các hiện tượng đó anh.
Chú Đức: Hiểu rồi, đã nói là sau này là nghe là hiểu rồi (cười...). Rồi cảm ơn Hải.
Chú Hải: Dạ anh Trứ, lâu ngày không thấy anh xuất hiện.
Chú Trứ: Thì tui cũng góp ý với anh em cho nó vui, nghĩa là theo tui biết đó thì tâm nó chính là tánh biết, nó là một cái trường nhận thức sáng suốt và thanh tịnh. Nó cũng là nền tảng mà Thầy giảng hoài đó, nhưng mà thật ra thì mình cũng chưa đủ để tu tập, để sống trong cái nền tảng đó được.
Thành ra đúng ra nói cái trường nhận thức sáng suốt và thanh tịnh, khi đó tâm với cảnh mình là một không còn phân biệt đối tượng và chủ thể. Nhưng mà thường thường thì tâm mình không thanh tịnh, thành ra tâm với cảnh nó là một, nhưng tâm mà buồn thì cảnh nó buồn theo, nó gút mắc tại điểm đó đó.
Tâm mình buồn thì cảnh mình buồn, tâm mình vui thì cảnh nó vui, thành ra mình cuốn theo cái trần cảnh đó hoài. Thứ nhì nữa là cái tâm mình nó không làm được hai công việc, bởi vậy nó hay không có Đồng Khởi. Cái người không tu tập nó vẫn cuốn theo, mình không đủ tỉnh lặng nhìn và lắng nghe để mình giữ cái tâm mình nó thanh tịnh.
Thành ra giữa cái lý thuyết và cái sự nó còn nhiều lắm, không phải nó đơn giản. Nhiều khi mình hiểu cái lý nó thôi, mà sự đó mình làm không được. Thí dụ giờ mình nghe bản nhạc thì mình chỉ nghe được những cái âm thanh đó thôi. Mình cuốn theo cái bản nhạc đó, mình không thể nghe được những nốt lặng của bản nhạc đó. Cuối cùng sao khi nghe cái bản nhạc đó, thì tâm hồn mình nó du dương nó chạy theo bản nhạc đó hoài và mình có cảm xúc buồn vui theo bản nhạc đó.
Thành ra chắc tui cũng còn lâu lắm để cho lý với sự mà nó được nhất như, như anh Châu nói cũng khó.
Thí dụ anh Hải, đâu có nhìn ông Hải thấy ông Hải liền, nhìn ông Hải biết ông Hải làm điện hay nhìn chú Châu, thì Thầy bác Châu bác sĩ gì đó, chủ thể và đối tượng nó cuốn theo liền, thành ra cái vấn đề quan trọng để cho nó Đồng Khởi được là giữ cái tâm thanh tịnh trước.
Mà đó, mình không có tu tập đến nơi đến chốn, thì cái tâm mình nó không thanh tịnh, thành ra cảnh nó không thanh tịnh theo. Tui cũng muốn góp ý là tui cũng còn lâu lắm để lý với sự... Nhưng đôi khi cũng có cảm nhận được bản tánh của tâm mình nhưng mà cái chuyện đó nó không được liên tục, nó không có sống trong cái bản tánh thanh tịnh hoài được. Tui chỉ góp ý vậy đó, tui ở mức độ thấp thôi, chứ không ở bản tánh của tâm.
Chú Hải: không thấy bản tánh của tâm mà nói nghe cũng hay quá.
Chú Trứ: Bởi vậy nói thì nó dễ rồi, đôi khi cái tâm này buồn biết tâm và cảnh là một đó, nhưng mà tâm mình nó không thanh tịnh, thì nó vẫn bị cuốn theo cảnh nó không thanh tịnh. Thì anh Hải có ý kiến gì để giúp cho tui giữ cái tâm thanh tịnh không?
Chú Hải: Thì nãy giờ mình nói về Đồng Khởi đó, anh phải thấy cái phần còn lại nó cũng đang khởi thì anh phải thấy cho nó đồng với cái hình tướng. Anh thấy hình tướng là anh phải thấy tâm nó khởi. Nó không tách rời như hai dòng sông nó hòa với nhau mà anh có một dòng một, theo một dòng anh bỏ dòng kia. Đồng Khởi là phải thấy cả 2 dòng sông bản tánh với cái hiện tướng hay là cái tư tưởng nó Đồng Khởi với nhau.
Chú Trứ: Thì đúng vậy đó, biết vậy đó, nhưng mà như bản nhạc mà không có nốt lặng chỉ nghe ồn ào hoài thì không hay ho gì hết trơn. Nhưng mà đôi khi nghe xong rồi mình bị cuốn theo đó nó vậy đó.
Chú Đức: À Hải ơi Hải. Sư huynh cho góp ý chỗ này chút Hải. Tức rằng đó là nãy tôi quên khen tặng anh Châu là ở chỗ anh Châu nói “Nhất Niệm Tương Ưng”, mình tương ưng với chỗ nào mà nó quan trọng từ đó đi tới là được cái “Niệm Niệm Tương Ưng”. Ý kiến của tôi là vậy đó Sư huynh.
Chú Hải: Theo em là nhiều khi mình cũng hiểu “Nhất Niệm Tương Ưng” là tương ưng với bản tánh, thật ra nói về Đồng Khởi là mình tương ưng với cả hai đó là tánh và tướng, chứ theo tánh Không thì Thầy nói theo lý bỏ sự, thành ra cái Đồng Khởi nó nhắc nhở mình nhiều thứ lắm, không bỏ cái đời sống bình thường mà vẫn thấy bản tánh.
Chú Đức: Thì đúng là vậy đó Sư huynh, thấy là Thầy đã nói là mấy vị Cần Thơ tương ưng với lý thôi. [ cười ].
Nam: Cho con hỏi về niềm tin. Có những lúc rất là tin, cũng có những lúc niềm tin cũng suy giảm, cho con hỏi chú có khi nào cái niềm tin chú bị suy giảm hay không, và cái cách để mình khôi phục niềm tin?
Chú Hải: Chú không phải trực tiếp ngộ lớn lao gì lắm, chú thì đi từ từ thì nó rõ ra thôi, mấy năm trước từ cái lúc mà đi HN thì cái lỗ tai nó bị ù, thì ảnh hưởng tới trí nhớ, thì do sức khỏe thôi. Cũng nhờ cái niềm tin mà trong giai đoạn bệnh đó cũng vượt qua được, còn việc niềm tin bị suy giảm thì từ lúc chú biết Phật giáo tới bây giờ thì chú không bị rơi vào tình trạng đó, thành ra chú cũng không biết. Có huynh đệ nào biết thì chia sẽ với Nam.
Chú Đức: Đối với lại Sư huynh là vậy, đối với Đức thì mình nghe thẳng hay nói thiệt thì không đến nỗi là suy giảm, nhưng mà có lúc trên đường đi của mình, có những cái chặng thì có những chỗ sinh nghi, chỗ sinh nghi đó có suy giảm không thì mình không có bàn, nếu may mắn mà mình sinh nghi mà thoát khỏi nó nhanh thì coi như nó suôn sẻ. Hết Sư huynh.
Chú Hải: Nhưng mà Nam nói suy giảm là suy giảm cái gì?
Nam: Dạ, niềm tin ạ. Như trong kinh có nói ngay cái nghe chính là cái biết hay tuệ tri, mà mình chỉ nghĩ là cái ông Nam biết thôi, mình có niềm tin vào cái người quan sát, nhưng có những lúc mình cũng nghi nghi, mình cũng nhìn nhận là ông Nam biết, chứ có người quan sát nào đâu. Thì có những lúc con cũng nghĩ vậy.
Chú Hải: Thì phải nhìn cho ra cái ông Nam đó chứ. Ngay Thầy dạy thì, phải nhìn lùi lùi lại, đến khi nào lọt té luôn, thì sẽ hiện ra cái người quan sát.
H.Tần: Dạ, con H.Tần ở Sài Gòn ạ. Cho con được nói về niềm tin bị lung lạc chỗ anh Nam. Niềm tin bị lung lạc ở một cụm nào đó. Giống như là mình mất niềm tin vào chính bản thân mình, chính cái nhìn của mình đối với cuộc sống này, mình mất khả năng quán sát mọi thứ về cục diện toàn cảnh, giống như cái Đồng Khởi của chú Hải nói đó là Đồng Khởi trên toàn diện.
Bình thường mình nghe một bản nhạc, mình nói là một khúc hòa tấu du dương của nốt này nốt kia, kể cả có những khoảng nghỉ của dàn hợp xướng. Còn khi mình mất niềm tin, thì mình chỉ tin vào một nốt Sol nào đó thôi, trên khuôn nhạc, còn cái toàn bộ trên khuôn nhạc đó và buổi diễn của bản hòa tấu đó, không quan sát được hết, thì niềm tin bị thối lui là như vậy. Mình nhìn trên một bức tranh toàn cảnh thì mình chỉ nhìn một mảng nào đó, chứ mình không nhìn tất cả.
Còn phần lấy lại niềm tin, thì mình phải nương dựa vào người khác lớn hơn mình, cái thấy, tình thương của họ lớn hơn, họ mới trùm được mình để dẫn dắt mình lên từ từ, định hướng lại tư duy của mình và khai lại cả ngôn ngữ của mình nữa. Thì phương tiện dẫn dắt mình về cái quán sát toàn diện chính là Đồng Khởi. Người nào hợp với con đường đi nào, cách thức nào thì mình nương vào cái phương pháp đó để lên từ từ. Và kể cả khi có mất niềm tin đi chăng nữa, thì cũng phải có niềm tin vào bản thân mình. Và ở ngay điểm dừng đó một thời gian rồi đi lên từ từ, lần mò mà lên thì theo con nghĩ cái đó là một điều rất quan trọng trong việc tu hành này.
Tùy những hoàn cảnh khác nhau, điều quan trọng là mình phải biết được chính mình đang ở đâu. Để từ vị trí thấp nhất mình đi cho tới đồng khởi đầu tiên và kế đến đồng khởi cuối cùng để mình tu tập. Con xin hết.
A.Lượng: Kính thưa Thầy thưa đại chúng! Thì với câu hỏi của Nam, thì xin chia sẻ một ít là tại sao chúng ta mất niềm tin? Thì ai khi đi trên con đường tu tập, đều sẽ có những cái thử thách chúng ta, thử thách nhiều lắm. Và thử thách thường đến với chúng ta khi mà chúng ta phát tâm tu hành hay phát một nguyện gì lớn lao, cuộc sống và những điều này kia sẽ thử thách chúng ta cùng một lúc. Và nếu chúng ta vượt qua được là do niềm tin làm chúng ta mạnh mẽ hơn thử thách đó, còn nếu như chúng ta bị nó lôi, nó dẫn đi theo, thì chúng ta cảm giác như chúng ta bị nó dẫn đi theo những cái đời thường, tức là trôi lăn đó. Thì khi đó, có thể chúng ta sẽ rơi xuống đáy của xã hội hay lúc đó chúng ta có thể sẽ rất là đau khổ, thì lúc đó mình mới quán lại, và nhìn nhận lại được vấn đề theo mức độ tu của chúng ta.
Thường thì Lượng thấy, thử thách xảy ra rất là nhiều đối với hầu như mọi người. Cho nên là chúng ta phải biết tư duy và Thầy có hay dạy chúng ta về cách tư duy, về cuộc sống, về Pháp cũng như là kinh điển. Để cho chúng ta dùng những tư duy, định hướng của Pháp, của Phật để chúng ta có thể giữ vững niềm tin đó.
Thì trong cái chủ đề Đồng Khởi này thì Lượng có nhớ là trong chùa hồi bữa trước có người hỏi là Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát là gì? Thì đó là sự thanh tịnh của cả đại chúng, đó là biển thanh tịnh, đó là tánh đồng khởi. Và ở trên bàn cơm Lượng thấy, Thầy giảng rất là rõ, Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát đó là một vị Bồ Tát để cho chúng ta trì tụng, để mà chứng được tất cả mọi sự là như nhau, đều là một vị thì đó là tánh đồng khởi, thì Lượng chỉ hiểu tạm thời trên mặt lý thuyết thì nó là như vậy.
Thì hồi nãy, với câu hỏi của V.Dũng thì cái cây màu xanh, chiếc lá màu đỏ gì đó. Thì tất cả cái đó, chính là kinh nghiệm sống của chúng ta, mà trong kinh Bát Nhã có nói là ngũ uẩn giai không và sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệt phục như thị. Thì sắc, uẩn đó hàm ý sự tích hợp của tất cả những kinh nghiệm sống của chúng ta, như chúng ta cảm thọ một cái sắc và chúng ta tưởng nó ra nhiều chuyện khác.
Và tất cả những chuyện đó là đồng khởi, nếu chúng ta thấy được bản tánh nó và sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đó là đồng khởi. Và nếu như chúng ta đi sâu để mà phân tích một nguyên tử thì sẽ thấy không hề có khoảng trống giữa một nguyên tử và một phân tử. Cho nên là, nếu chúng ta đi sâu và lấy kính hiển vi nhìn vô một chiếc lá cây, thì chúng ta sẽ không thấy gì hết. Chẳng qua đó chỉ là sự tập hợp những nguyên tố mà chúng ta thấy được, và chúng ta tưởng ra được màu xanh của chiếc lá đó mà thôi.
Cho nên chúng ta thấy cái đồng khởi ở đây là sắc, thọ, tưởng hành, thức là nó như vậy. Nên tướng và tánh là nó như nhau, nó là đồng khởi, cho nên trong chủ đề này Lượng chỉ chia sẻ từ cái thức mà thôi, và mình phải làm sao để cho tất cả cái đó trở thành đồng khởi trong mình. Như hồi nãy anh Hải nói là mình copy trái núi đó, là mình đã phân chia thành hai rồi. Khi chúng ta nhìn thấy núi mà tâm chúng ta hòa làm một với trái núi đó được, thì không thể xảy ra sự copy được. Lúc đó, đó là sự đồng khởi từ tâm, tướng, tưởng của chúng ta, tất cả là một.
Và hồi nãy anh Hải nói rất là rõ rồi, Lượng chỉ xin chia sẻ về những tư duy của mình trên mặt lý thuyết, xin hết ạ.
V. Hoàng: Dạ nãy giờ cháu ngồi nghe thấy sướng quá ạ, thì cháu xin phép chú, cháu có một câu hỏi thực tiễn trong việc tu hành.
Thì thứ nhất là qua những cái sự giảng giải, ý kiến của mấy anh chị thì cháu càng hiểu và tin rằng “Đồng khởi” chính là bản chất của sự sáng tạo và trong đó có chính mình từ xưa đến nay. Chẳng qua là mình có nhận ra hay không mà thôi, thì đó chính là điều thứ nhất mà cháu muốn nói. Rất là cảm ơn cô chú qua những cái buổi như thế này trao đổi để mình có thể hiểu rõ hơn.
Và làm thế nào để mình nhận ra được cái sự đồng khởi đấy và sống sâu hơn với nó, thì đó chính là một quá trình thực hành lập đi lập lại bằng phương pháp nào mà nó phù hợp nhất với mình thôi. Thì cháu nhận thấy một cái sự đồng khởi rất là cụ thể ở đây, như chú Hải có chia sẻ với mọi người là khi chú nói và mọi người có nghe thấy, thì cháu có kinh nghiệm được đúng là tất cả những hiện tướng ở bên ngoài và cái thấy, cái nhận biết của mình là nó xuất hiện cùng một lúc. Bất kể là mình có thế nào, bất kể trong bối cảnh nào, thì theo cháu thì đó chính là những bước đầu tiên mà mình nhận biết được sự đồng khởi.
---ooOoo---
Thầy thuyết pháp Đồng Khởi
Bình: Dạ thưa Thầy thưa đại chúng, con xin hỏi Đồng khởi này là mình thực tập Đồng khởi từng phần hay mình làm một lần trọn vẹn ạ?
Thầy: Thì cái đó mình từng đọc nhiều sách rồi, nhiều sách lắm rồi, thì mình học tới đâu thì mình phải hành tới đó thôi, chứ đâu phải tự nhiên mà nó Đồng khởi ra được đâu? Mình xem tất cả những vị mà thực hành thực sự đó, vị nào tái sanh cũng phải làm năm bảy năm, chứ đừng nói cỡ như mình. Thì bây giờ đơn giản cái đó Thầy đã nói rất nhiều lần rồi, khoan nói chuyện Đồng khởi đã, ví dụ như mình đi theo cuốn “Đại Ấn Thiền Xóa Tan Bóng Tối Của Vô Minh” của ngài Karmapa thứ 8 đó, thì mình sẽ thấy là trước tiên đó, đơn giản bây giờ là mình có muốn giải thoát hay không? Chứ nhiều khi mình không muốn giải thoát, mình chỉ học chơi vậy thôi, mình phải đi vào những cái như là “Bốn chuyển tâm”, “Bốn chuyển tâm” là sao, là mình phải sợ sanh tử, mình phải muốn từ bỏ sanh tử, rồi mình “không biết ngày mai có chết chưa,…” thì lúc đó mình mới bắt đầu có một cái động cơ để thực hành thực sự, chứ còn mình học vậy thì nó miên man lắm, phải không?
Rồi sau “Bốn chuyển tâm” đó thì còn cả “Quy y”, rồi “phát Bồ đề tâm”. Tất cả những cái đó làm cho mình có động lực để từ bỏ. Còn bây giờ mình cứ gian díu với sinh tử mà mình đòi tu hành thì nó cũng uổng lắm, nó chỉ là học chơi chơi vậy thôi.
Thứ nhất mà Thầy nói rồi, trong cuốn của ngài Karmapa thứ 8, “Thiền Xóa Tan Bóng Tối Của Vô Minh” đó, hai cái đầu thôi là đủ rồi. Cái bài học thứ nhất mình phải làm, không phải chỉ làm một vài tháng đâu, mà là một vài năm. Mình phải hiểu vậy đó, làm một vài năm. Cái thứ nhất là gì, là “Thiền để thấy tâm khi tâm không chuyển động”. “Khi tâm không chuyển động” là sao? Là “khi tâm không có những ý tưởng”, mình phải làm sao để thấy được cái tâm khi tâm không có ý tưởng. Thì mình phải thực hành thôi. Thực hành năm này sang năm nọ, cho tới một lúc nào đó mình hoàn toàn thấy được là cái tâm mình nó không có một vật nào trong đó hết. Thì Thầy thấy cái đó trong cách của bên Đại Ấn đó, của phái Kagyu họ nói rất rõ ràng, anh làm cho tới khi nào anh thấy tâm anh nó không có một vật gì hết đó. Trong đó nó nói rất rõ ràng là tâm anh, anh tìm đi coi thử tâm anh nó ở trên hay ở dưới, có hình dạng gì, màu sắc gì, mình tìm vậy vài năm thì mình mới thấy tâm mình té ra trống không, phải không? Tâm mình trống không, không có một vật gì hết.
Thì Thầy nói cái cụ thể thôi, như hồi đó cô Hương chẳng hạn, cô qua đây cô ở 5 ngày rồi cô nhịn đói và thực hành. Cuối cùng của 5 ngày đó cô mới nói với Thầy: “Bây giờ con không tin vào những ý tưởng của con nữa”. Còn mình bây giờ mình vẫn tin vào ý tưởng của mình, phải không? 5 ngày nhịn đói và 5 ngày thực hành như vậy đó. Thì cái đó gọi là kinh nghiệm, bởi vì khi mình thấy tâm mình nó trống không, thì mình mới là không tin vào những ý tưởng của mình nữa. Đó là bắt đầu thấy tâm mình nó trống không rồi đó. Rồi mình cứ làm đi, làm lại cho tới hết năm này sang năm nọ, thì mình sẽ lần lần mình phải tin, lúc đó mới thực sự là mình tin đó. Ví dụ Thầy thấy đây là ông Vụ, thì Thầy mới tin ông Vụ này là ở thành phố này, chứ không thôi là ai nói ông Vụ hiện giờ đang ngoài Hà Nội thì Thầy đâu có tin. Mình phải thấy thực. Kinh nghiệm thật sự. Mà Thầy đã nói nhiều rồi, nhiều kinh nghiệm như vậy nó mới đưa tới một cái chứng ngộ. Mà phải có nhiều cái chứng ngộ đó, chứ không phải cứ làm một cái mà xong đâu. Mỗi ngày rỉ rả một chút, mình kinh nghiệm một chút chút, cho tới khi nào mình thấy tâm mình là trống không.
Đó thì mình thấy các vị cao cấp mà họ tu hành nhiều rồi, như ngài Huệ Khả khi gặp ngài Bồ Đề Đạt Ma đó, tu là nhiều năm rồi nhưng mà ông vẫn chưa an tâm được, thì mới hỏi ngài Bồ Đề Đạt Ma là “Con chưa an tâm, xin ngài an tâm cho con”. Thì ngài Bồ Đề Đạt Ma chỉ nói có một câu thôi là “Ngươi hãy đưa tâm ngươi ra đây ta an cho”. Thì ngài Huệ Khả mới ngẫm nghĩ một thời gian vài phút, mà trước đó là cả hàng chục năm tu hành rồi đó. Nó là kinh nghiệm. Đạo Phật là kinh nghiệm, chứ không có nói không đâu. Thì lúc đó ngẫm nghĩ vài phút như vậy thì ngài Huệ Khả mới nói “Con tìm tâm mà không thể được.” Ngài Huệ Khả đã tìm cả chục năm nay rồi, bây giờ ông xác nhận một lần nữa là tìm không thể được. Thì bấy giờ, ngài Bồ Đề Đạt Ma mới nói một câu như vầy, nói một câu rất đơn giản thôi: “Như vậy là ta đã an tâm cho ngươi rồi đó”. Là ngài Huệ Khả ngộ liền tức khắc.
Khi mà anh trải qua những kinh nghiệm thì cái đó nó trở thành cái sấm sét, chấn động, động đất... Còn mình không trải qua những kinh nghiệm, thì mình thấy đó là chuyện tào lao, chuyện tầm thường thôi mà. Ông chỉ nói một câu là “Ngươi hãy đem tâm ra đây ta an cho”, chỉ đơn giản vậy thôi, mà nên nhớ là trước đó ngài Huệ Khả đứng ngoài tuyết lạnh cả đêm, trước cái chỗ của ngài Bồ Đề Đạt Ma, mà ngài Bồ Đề Đạt Ma cũng không chịu xuất thiền, không chịu mở mắt. Thì ngài Huệ Khả ngài mới chặt cánh tay, ngài đưa lên, thì lúc đó ngài Bồ Đề Đạt Ma mới chịu mở mắt để mà hỏi.
Thì thực sự ra, cái này đòi hỏi một sự thiết tha, chứ không phải chỉ học thôi đâu. Anh có sợ sanh tử không? Hay là anh muốn tái lập cái sanh tử này y như những đời trước của anh? Khi mà anh sợ như vậy rồi, thì anh tu hành dễ dàng lắm. Ví dụ bây giờ có ai thách Thầy nhảy qua cái mương nước trong vườn này, độ khoảng hai thước rưỡi chứ mấy, thách Thầy nhảy qua cho 10 triệu, Thầy nhảy không qua đâu. Nhưng mà bây giờ có ông ăn cướp nào ông rượt Thầy, ông cầm cái dao, thì Thầy phóng một cái là qua liền. Nó đơn giản vậy thôi. Thành ra mình phải luôn luôn mình xem động lực của mình thực sự như thế nào, còn mình không có cái động lực thì là mình chỉ ngồi mình nói chơi vậy thôi.
Thì mình phải thấy vậy đó, thứ nhất là anh phải thấy được cái tâm khi tâm không chuyển động, có nghĩa là thấy được cái tâm khi tâm không có một ý tưởng nào hết. Thì anh tìm tới tìm lui, tìm xuôi tìm ngược, tìm lung tung; mà tìm ở đây không phải là tìm bằng ý tưởng của mình đâu, mà phải tìm bằng thiền định. Anh phải thấy trong thiền định là cái tâm mình nó không nằm ở đâu hết, nó không có hình dạng nào hết. Anh phải thấy rõ ràng, phải kinh nghiệm cái này rõ ràng, thì khi anh kinh nghiệm nó rồi thì anh mới tin được “Phật không có nói dóc”, phải không?
Chuyện của ngài Bồ Đề Đạt Ma nói không phải là nói chơi, người hãy đem tâm ra ta an cho, nó quá dễ. Chuyện này ai nói cũng được, nhưng mà chuyện này là cả cuộc đời của ngài Huệ Khả, nên nhớ ngài Huệ Khả hình như bị bệnh cùi thành ra ngài rất đau khổ.
Thì bây giờ bài thứ nhất (trong đó Thầy biết 2 bài thôi, nó còn nhiều bài trong đó nữa) kinh nghiệm thấy được cái tâm của mình khi tâm không chuyển động, có nghĩa là thấy được tâm của mình khi tâm không có tư tưởng, không có ý tưởng, khi mà mình thấy được rồi, mình thấy và mình trải qua kinh nghiệm không chỉ là một lần đâu, mà nhiều lần như vậy, thì mình bắt đầu mình tin “ Phật nói tâm không”, “vô tâm”, phải không? Thiền là cứ hay nói “vô tâm”, như ngài Trần Nhân Tông thì nói “Cõi trần vui Đạo cứ tùy duyên, Đói bụng thì ăn mệt ngủ liền. Báu vật trong nhà thôi tìm kiếm, Đối cảnh vô tâm khỏi hỏi thiền.” Thiền là: “Vô tâm đạo dễ tầm”, đại khái vậy.
Thì mình phải kinh nghiệm được cái “vô tâm” này, tâm không có một ý tưởng nào hết, mình kinh nghiệm không phải một lần đâu, không phải còn ngồi rồi bỗng nhiên thấy cái “vô tâm”, cái tâm mình không có gì hết, rồi vội vàng nhảy xuống sàn la hét là tôi thấy được, không phải anh phải lặp đi lặp lại, lặp đi lặp lại cho tới khi mà anh thấy thật sự, mà anh thấy thật sự như vậy, anh mới bắt đầu có tin, chứ đừng có tưởng tin là dễ đâu, phải không? Anh thấy thật sự, anh thấy bằng con mắt của anh, bằng thân tâm của anh, anh thấy được cái đó, thì lúc đó anh mới tin, thì lúc đó anh mới gọi là có chỗ quy y. Tự quy y Phật là quy ý cái “tâm không” đó đó, cái tâm không có một vật nào hết đó, phải không? Mà cái “tâm không có một vật” đó là gì? Tâm đó chính là giải thoát. Bởi vì sanh tử này vật đầy hết, hình tướng đầy hết. Tâm không có một vật nào, không có một hình tướng nào hết thì tâm đó là giải thoát, phải không?
Khi mình đã kinh nghiệm được cái đó rồi, mình tin được cái đó, mà cái Thầy hay nói “nền tảng” là cái đó, cái tâm không có một vật nào hết, không có một hình tướng nào hết, không có một ý nghĩ nào hết đó là “nền tảng”.
Rồi bước qua giai đoạn thứ hai, nói bây giờ anh “phải thấy cái tâm, khi tâm chuyển động”, nghĩa là khi mình thấy cái tư tưởng nó chuyển động, thì anh vẫn thấy được cái tâm của anh như thường, chứ anh không chạy theo tư tưởng. Còn bây giờ mình thấy ý tưởng là mình chạy theo ý tưởng liền, khi mà anh đã thấy tâm không có một vật, không có một hình tướng gì hết, thì khi đó anh bước qua bước thứ hai là anh có ý tưởng, anh vẫn thấy được cái tâm không đó, anh vẫn kinh nghiệm được cái tâm không đó, khi nó có ý tưởng. Còn đây mình là chúng sanh, nên mình theo ý tưởng liền, phải không? Khi anh kinh nghiệm được, anh thấy cái tâm anh không có một vật nào hết, không có một ý tưởng nào hết, thì bước qua bước thứ hai thì có ý tưởng.
Lúc đó anh đã nhuần nhuyễn như vậy rồi, thì anh sẽ bắt đầu thấy cái đồng khởi, cái tâm không có cái gì hết và ý tưởng nó đồng khởi với nhau và khi đó ý tưởng nó cũng là không thôi, đơn giản vậy thôi. Khi anh đã chứng nghiệm cái nền tảng là không có gì hết, thì bây giờ ý tưởng nó khởi lên anh không chạy theo ý tưởng và anh cũng biết ý tưởng này cũng chẳng có gì hết, phải không? Thì lúc đó mới bắt đầu nói chuyện đồng khởi, còn mình bây giờ đồng khởi chỉ là một khái niệm của mình thôi. Xin lỗi mình toàn là đồng khởi với sanh tử, đồng khởi với loạn tâm chứ đồng khởi với cái gì đâu.
Thầy nhắc lại là cái thứ nhất là mình phải thấy tâm mình là không có một vật nào hết, không có một hình tướng nào hết, và mình phải tin chắc như vậy rồi. Thì qua bước thứ hai là khi ý tưởng khởi lên, mình cũng sẽ thấy, thì lúc đó mình sẽ hiểu cái mà những vị nói sao? khi anh thấy bầu trời là trống không rồi, thì anh mới thấy được đám mây ở trên đó, thì nó cũng trống không, rồi nó sẽ tan biến trong bầu trời, nó đơn giản vậy thôi.
Thành ra cái “nền tảng” là cái bầu trời đó của tâm, nó không có cái gì hết, anh phải kinh nghiệm cái đó cho nhiều, cho thuần thục đến cái độ mà ai nói gì anh cũng không tin nữa hết, anh chỉ tin vào chuyện đó thôi. Chính “cái đó” ngài Padmasambhava gọi cái đó là Phật. Khi mình đã tin vậy rồi, tin và an trụ trong cái tâm mà không có gì hết đó, câu của ngài Lục tổ Huệ Năng nói là “Bổn lai vô nhất vật”, xưa nay không có một vật nào hết, cái tâm đó là xưa nay không có một vật nào hết. Khi anh kinh nghiệm được như vậy, thì anh an trụ trong cái tâm xưa nay không có một vật đó, lúc đó ý tưởng khởi lên, thì anh thấy là như một đám mây trên bầu trời thôi, khi anh an trụ trong bầu trời thì ý tưởng nó khởi lên, y như một đám mây nhỏ xuất hiện thì nó cũng là không thôi, nó cũng trống rỗng trong đó thôi, phải không?
Đó, lúc đó mới gọi là đồng khởi, thành ra đồng khởi là mình phải chứng nghiệm được cái “nền tảng” đó, ví dụ “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc” có nghĩa là Không và Sắc nó đồng khởi, đồng ý không? Bài mình tụng hằng ngày là Sắc tức là Không, Không tức là Sắc, thọ tưởng hành thức cũng lại như vậy, đó là Bát Nhã Tâm Kinh. Anh phải kinh nghiệm được cái Không là gì cái đã, “nền tảng” là cái Không, thì khi Sắc nó khởi lên, anh thấy Sắc đồng khởi một lần với Không, đồng khởi là gì nó tức là Không. Đó là đồng khởi, phải không?
Cho nên “nền tảng” là cái quan trọng là vậy, mà phải thực hành để kinh nghiệm nó. Chứ còn mình nói đó chỉ là những khái niệm thôi, những ý thức của mình thôi. Mà Thầy đã nói rồi ý thức của mình nó bị cai trị bởi thức thứ 7 (là thức chấp ngã) và trên đó còn thức thứ 8 (là A lại da) là cái tiềm thức của mình cũng bị nhiễm ô, cái nền tảng là vậy đó.
Cho nên anh thấy nền tảng rõ ràng, thì thấy mà thấy rõ ràng thì lúc đó mới có sự đồng khởi, ví dụ nền tảng là gì, bây giờ nói cụ thể, anh thấy nền tảng là đất phải không, thì anh thấy cái cây nào cũng sinh ra từ đất hết, thì anh biết cây là đất, vậy thôi. Cây và đất nó đồng khởi với nhau, không có cây nào mọc trên trời hết, khi anh thấy cây thì anh thấy đất, khi anh thấy Sắc thì anh thấy Không, hai cái đó nó đồng khởi với nhau. Người ta đã kinh nghiệm cái này nhiều lần rồi, thành ra mới có câu Biện tài vô ngại, gồm có 4 cái vô ngại.
- Pháp vô ngại là mình vô ngại với tánh Không, mình hiểu tánh Không.
- Nghĩa vô ngại là mình hiểu nghĩa của Tánh Không là gì? Nghĩa của tánh Không là không có một vật nào hết.
- Từ vô ngại là mình dùng chữ cho chính xác, nếu không hiểu cái đó thì dùng từ sai, ví dụ nói ông áo đỏ này là ông Nguyên chẳng hạn là dùng từ sai rồi, ông áo đỏ này là ông Vụ, dùng từ phải rõ ràng chính xác.
- Và cuối cùng là biện luận vô ngại, bởi vì anh thuần thục trong tánh Không đó, nên anh xoay sở dễ lắm. Một ông võ sư cao cấp là có thể đánh 4 hướng được, thậm chí thêm 4 hướng phụ là 8 hướng, trên đầu cũng đánh được, dưới đất cũng đánh được, đánh được cả 10 phương 8 hướng, thì đó mới là một võ sư giỏi. Còn một người học võ không giỏi thì chỉ đánh được trước mặt, không đánh được sau lưng. Biện luận vô ngại là vậy đó, bởi vì anh thuần thục với tánh Không, nên anh nói ngược nói xuôi gì cũng được hết. Những máy bay tiêm kích nó càng cao cấp chừng nào, thì nó càng hoạt động tự do, nó xoay sở nhanh lắm. Máy bay dân dụng muốn quay đầu thì phải bay vòng ra tới Vũng Tàu rồi mới chuyển hướng được, còn máy bay chiến đấu mà như vậy thì quay một vòng thì máy bay đó đã qua đến Campuchia rồi. Thành ra phải thực hành thôi, khi thực hành thuần thục, thiền định nhiều, hậu thiền định cũng nhiều.
Thì khi một vị nào đó vỗ tay (Thầy vỗ tay phát ra tiếng) đó là tánh nghe, Tánh nghe đồng khởi với cái tiếng, đơn giản vậy thôi, họ thuần thục rồi thì Tánh nghe đồng khởi với cái tiếng, và cái tiếng đồng khởi với tánh Nghe vậy thôi. Bởi vì Tánh nghe đó là Không, mà cái tiếng khởi lên đồng khởi với Tánh Nghe thì tiếng đó cũng là Không. Đơn giản vậy thôi.
V. Dũng: Thưa Thầy cho con hỏi, khi con tư duy về câu Sắc tức Là Không...
Thầy: Không có tư duy gì hết, bây giờ anh phải thực hành, để anh thấy trực tiếp thấy nó, bây giờ là thực hành chứ không có chuyện tư duy gì hết. Tư duy của V. Dũng có bằng tư duy của mấy ông như Einstein không? Anh tư duy về một cô nào đó cả đời với hình ảnh lý tưởng của mình thì anh không bao giờ gặp được, anh phải đi tìm.
V. Dũng: dạ thưa Thầy, con có nghe nói khi tu tập, thì có ba cái là Văn, Tư, Tu. Bây giờ con chỉ dám nói là con đang suy ngẫm và tư duy về đề tài như thế ạ.
Thầy: Nhưng V. Dũng nên nhớ là tư duy ở đây là tư duy trong thiền định, mới gọi là tư duy. Còn anh ngồi uống cà phê và đọc các tác phẩm ngài Garchen, ngài Karmapa ... anh tư duy như thế thì đời nào ... anh tư duy là phải tư duy trong thiền định (Thầy nhắc lại và nhấn mạnh một lần nữa). Anh muốn tư duy tánh Không thì anh phải tư duy trong thiền định, bởi vì sao? Trong thiền định sức tập trung của anh mới mạnh được, còn mình ngồi đọc trong loạn tưởng, đọc một câu rồi loạn một câu thì không gọi là tư duy.
Tư duy là anh phải tập trung lại, tập trung đó là gì? Đó là Chỉ, là thiền định. Tư duy là gì? Đó là Quán, đó mới gọi là tư duy. Tư duy là thiền định và thiền quán, chứ tư duy mà ngồi chơi chơi thì đâu có ăn nhằm gì đâu. Thầy đã nói rồi, tư duy kiểu đó thì không đục lủng nổi ý thức của mình, nó cũng vòng vo tam quốc thôi. Tại sao Phật giáo hay nói Tứ cú (bốn câu), tư duy của mình không thể thoát khỏi (bốn câu) đó được.
Thứ nhất là Có,
Thứ hai là Không,
Thứ ba là vừa Có vừa Không,
Thứ tư là không Có không Không.
Toàn bộ ý thức của mình nó bị giới hạn trong đó, nên anh có tư duy kiểu gì cũng nằm trong sanh tử thôi, anh không thể thoát khỏi 4 câu đó được, phải không? Anh nghĩ nó Có thì nó là sai, bởi vì nó là Không. Mà anh nghĩ nó là Không, thì nó cũng chưa đủ, bởi vì nó là có. Rồi anh nói vừa Có vừa Không, thì cũng bế tắc. Ý thức chỉ là một cái giới hạn, mình phải hiểu vậy đó, hiểu Phật giáo là hiểu rõ ràng, hiểu cụ thể, tư duy của mình chỉ là tư duy vậy thôi, tất cả nhà văn, tất cả những ông nhà vật lý. Ví dụ như các nhà Vật lý họ tư duy Sắc tức là Không, tư duy hơn mình nhiều lắm, mà họ có được tầng Thánh nào không? Ngay cả anh thấy bằng mắt, thì nó cũng không ăn nhầm gì hết. Trong kinh điển có nói là “Niệm niệm sanh diệt”, sanh diệt trong từng khoảnh khắc, phải không? Thì mấy ông vô trong lò phản ứng, nhìn các nguyên tử thấy các nguyên tử có những hạt chỉ tồn tại trong một phần mấy triệu giây thôi, thì nó biến mất, biến mất. Thì đáng lý ra các nhà khoa học phải chứng được chuyện sanh diệt trong từng khoảnh khắc. Nhưng mà không, thấy là thấy vậy thôi, họ trực tiếp thấy đó, nhưng mà ra ngoài nhìn xe của mình, sao mà ai đó đã bôi lên xe mình, thế là nổi sân lên liền. Về nhà thấy vợ mình đi chơi đâu,… sanh diệt trong từng khoảnh khắc, nhưng mà không biết vợ mình nó đi chơi ở đâu, sanh loạn tâm nghi đủ thứ. Sao nó không báo cho mình, bắt đầu là tâm hồn nó loạn lạc lên, tối đó nó bị kẹt cái gì không về được cái là thôi, cả địa ngục.
Thành ra anh thấy khoa học là vậy đó, nó nhìn thấy rõ sanh diệt trong từng khoảnh khắc, có những hạt sống trong một phần triệu giây thôi, chưa kịp nhìn thấy nó đã tiêu mất rồi, nhưng mà khi ra khỏi phòng thí nghiệm vẫn là con người đó thôi, vẫn con người tham, sân, si.
Hồi trước Thầy có đọc chuyện về con Sida, có 2 ông (một ông bên Mỹ, một ông bên Pháp) giành nhau mình là người khám phá ra trước. Con Sida nhỏ như thế mà thấy được, nhưng mà vẫn là con người tham, sân, si, giành nhau việc phát hiện ra con Sida trước để làm chi. Thầy đã nói rồi, ý thức của mình không có nghĩa lý gì hết.
Thành ra bây giờ Thầy tóm lại tư duy là gì? tư duy có nghĩa là thiền định, thiền quán. Anh phải ngồi thiền để anh tư duy, chứ không phải là anh tư duy chơi chơi vậy thì nói thẳng ra đời này mấy ông tiến sĩ khoa học ông tư duy hơn mình lắm. Những nhà văn tư duy hơn mình nhiều lắm, vậy tại sao họ không được cái gì hết, và bởi vì nền tảng tư duy không thể tới được những cái mà tư duy không thể được.
Ví dụ như hồi đó Thầy thấy là, nói theo khoa học một chút cho bạn dễ hiểu là như hồi đó rất nhiều nhà khoa học nói Platon rằng ông đã hiểu sai về ánh sáng, chê Platon, bởi vì Platon nói ánh sáng từ bên trong mình phát ra. Ông nói mình thấy được cái gì đó là do ở bên trong mình phát ra ánh sáng, chứ không phải do bên ngoài vô đâu, nhưng khoa học nói ông này nói tầm bậy. Nên nhớ trong cái Huyền học nó nói Platon đã được điểm Đạo, ngày xưa họ gọi là được điểm Đạo, bây giờ họ gọi là Quán đảnh ở nền văn minh Ai Cập, thành ra ông nói ánh sáng là do nơi mình phát ra. Bây giờ khoa học bảo ông này nói tầm bậy, thì quả thật mắt thấy ánh sáng từ ngoài chiếu vào, chứ sao lại từ bên trong phát ra được, phải không?
Nhưng mà những người nào tu hành thực sự, có thiền định thực sự thì mới thấy rằng Platon nói đúng, bởi vì ông nói ở cấp độ một người Đạo, chứ không phải nói ở cấp độ khoa học của một người đời. Còn mình nói rằng tôi thấy rõ ràng là do có ánh sáng của cái đèn này nó chiếu mới thấy được chứ làm sao, ánh sáng bên ngoài vô tôi mới thấy này. Không phải, ánh sáng từ trong ra, mà muốn thấy từ trong ra thì nói thẳng anh phải thiền định nhiều lắm, xin lỗi nói theo ngài Milarepa là ngồi thiền mòn cả Đít nữa, thì anh mới biết ánh sáng là từ trong ra. Thành ra đừng có tư duy, mình hiểu cái tư duy là… tư duy của anh được bao nhiêu?
Tư duy đối với Phật giáo là anh tư duy khi anh ngồi thiền. Mình phải thông minh lên, để mình thấy đức Phật tư duy như thế nào? Khi đức Phật giác ngộ là ngài tư duy từ Vô minh theo chiều thuận là từ Vô minh sinh Hành, Hành sinh Thức, Thức sinh Danh Sắc, Danh Sắc sinh Lục nhập… cho tới Lão Tử, là mười hai cái nhân duyên đó, phải không? Rồi ngài tư duy ngược lại là từ Sanh, Lão, Tử … về lại Vô minh, đó là tư duy. Mà nên nhớ cấp độ tư duy của ngài là ở cấp độ tứ thiền, trong kinh không nói nhưng mà mình phải hiểu vậy, cái mức tập trung cao nhất, cái mức độ sáng tỏ nhất của Tâm nó tư duy, chứ nó không phải tư duy bằng cái óc này, óc này hồi trưa mới ăn bún, ăn đồ gì … mà giờ đem óc ăn bún này mà tư duy thì làm sao mà ra được cái gì.
Đó, thành ra vậy đó, mình phải hiểu cho nó rõ ràng, chứ đừng hiểu Phật giáo một cách sơ sài. Tư duy là vậy đó, tư duy là sao là anh tư duy trong thiền định, đó là cái tư duy trong sự tập trung, thiền định gọi là cái chỉ, và cái quán là cái quán sát, anh phải quán sát.
Thì nói tiếp cái chuyện đức Phật là ngài tư duy từ Vô minh mà lên tới Lão Tử, phải không? Rồi ngài tư duy ngược lại đến độ nhuần nhuyễn, không phải một lần, mà là ba lần, lần thứ hai ngài tư duy sáng tỏ rồi mà ngài làm lần thứ ba nữa. Thành ra Thầy nói ví dụ y như cái xe Lu ngoài kia kìa, nó cán đường cho bằng phẳng ra, thì nó không phải cán một lần đâu. Mình cứ quán sát cuộc đời nơi mình sống, thông minh lên là vậy đó. Mình thấy cái xe Lu nó chạy một lần đường đâu đã bằng phẳng được, phải chạy tới chạy lui, chạy tới chạy lui nó mới nát bét cái vô minh, ba cái cục đá lổn ngổn gì đó nó nát bét hết, thì đó mới là tư duy, phải không? Chứ đâu có phải dễ dàng mà nói vậy thì làm sao? Anh có bao giờ thấy cái xe Lu chưa? nó lên một lần rồi nó lại đi xuống một lần, rồi nó cũng chưa có ăn nhằm gì hết, mấy cục đá nó vẫn còn đó, thì phải làm cho nó phải bằng phẳng, mà muốn bằng phẳng thì phải đi tới đi lui. Phật mà làm ba cái tới lui thì mình phải làm tới ba chục lần hoặc ba trăm lần mới họa may, phải không? Chứ mình đừng có ngồi mình nói không vậy đâu.
V. Dũng: Thưa Thầy, Thầy có thể dạy cho con cách lái cái xe Lu đó nó thuận lợi nhất, ít chướng ngại nhất, nó nhanh nhất, hiệu quả nhất được không ạ?
Thầy: Anh có biết ở đời người ta nói thế nào không? Chính cái kinh nghiệm sinh ra kinh nghiệm, phải không? Chính cái kinh nghiệm sinh ra kinh nghiệm, chính trong khi làm nó ra kinh nghiệm, còn bây giờ Thầy có nói thế nào cũng là lý thuyết thôi, phải không?
Anh cứ làm đi rồi anh sẽ thấy, nhiều khi là Thầy cán theo cái kiểu của Thầy, nó là như thế này, phải không? Còn anh cán theo cái kiểu của anh, và nên nhớ mỗi người có mỗi cái nghiệp riêng. Nhiều khi cái nghiệp của Thầy chỉ là cục đá to cỡ hai tấc thôi, phải không? Thì Thầy chỉ cho anh, rồi anh về anh làm, trong khi cái nghiệp của anh là cái cục đá to bằng cái phòng, thì coi chừng Thầy chỉ anh rồi anh lại gây tai nạn cho anh nữa. Anh đẩy cục đá không được, anh cán nó không được, mà coi chừng cục đá nó đè anh chết nữa.
Thành ra mỗi người phải dùng cuộc đời của mình, dùng thân tâm của mình làm con đường. Thầy đã nói rồi, thân tâm mỗi người đều khác nhau hết, phải không? Chính cái sự thực hành, qua cái sự thực hành anh rút ra kinh nghiệm. Nói vậy đơn giản, Thầy nói thân tâm mỗi người mỗi khác là sao? Tám tỷ người trên trái đất này, thì cái dấu vân tay không ai giống ai hết cho nên mình làm chứng minh nhân dân mình phải in vô, không ai giống ai hết, tám tỷ người có nghĩa là tám tỷ cái nghiệp khác nhau. Tuy có cái nghiệp chung là người, nhưng mà mỗi người có cái nghiệp riêng nó khác nhau, nghiệp khác nhau cho nên là dấu vân tay khác nhau. Mình phải hiểu rõ vậy đó.
Chứ còn mình ngồi mình nói trên trời dưới đất vậy sao được, phải không? Bây giờ đơn giản này, ông đang yêu phải không? À, thì bây giờ ông dạy cho Thầy yêu là như thế nào, thì Thầy thấy cũng không ăn nhằm gì hết, chuyện của ông là của ông, chuyện của Thầy là của Thầy, còn ông có dạy cho Thầy thì Thầy cũng không ăn nhằm gì hết đó.
Anh phải đi, Thầy đã nói rất nhiều lần rồi, bây giờ người ta hay nói câu vậy đó, con đường chỉ có khi anh đi, hay khi anh đi nó mới có con đường. Chính khi anh đi anh mới tạo ra con đường và anh sẽ kinh nghiệm là con đường đó sẽ như thế nào.
Anh lấy vợ đi thì anh phải có kinh nghiệm, anh trực tiếp kinh nghiệm, còn những ông kia nó nói thôi đừng có lấy vợ, lấy vợ khổ lắm, như cái ông Vụ này này, ông nói lấy vợ khổ lắm. À! Thì chuyện của ông là chuyện của ông, chuyện của tôi là chuyện của tôi, kinh nghiệm anh không có dạy được, ở đời này chẳng có ai dạy kinh nghiệm cho ai được hết, nên nhớ vậy đó.
Kinh nghiệm ở đời cũng không chia sẻ được, chứ nói gì đến kinh nghiệm của Đạo, nó chỉ nói một cách tổng quát vậy thôi. Đó, đơn giản vậy thôi, thành ra phải cụ thể, cụ thể vô. Nên nhớ cái chứng ngộ dịch theo tiếng Tây là cụ thể hóa cái vấn đề đó ra, anh thiền định thì anh cũng phải cụ thể hóa nó ra, ngày anh làm mấy cử, một cử bao nhiêu thời gian? Rồi anh sẽ thấy, rồi anh sẽ kinh nghiệm là sao mình ngồi ban đêm sao nó khác với ban ngày.
Thầy cũng nói rất rõ ràng, Thầy sinh ra ban ngày nên đối với Thầy ban ngày nó quan trọng lắm, còn ban đêm là Thầy yếu lắm. Hơn nữa là những ngày mưa bão, trời lạnh ngắt, âm u thì cái ngày đó Thầy ngồi thiền rất dở; ngày nào mà trời sáng, mặt trời mà ngon lành, thì Thầy ngồi thiền ngon lành lắm. Đó là kinh nghiệm của Thầy, có nhiều người ngồi ban đêm rất tốt, ngồi ban ngày dở, Thầy thì ngồi ban ngày tốt ban đêm dở là bởi vì Thầy sinh ban ngày. Thì bây giờ làm sao, mình phải lo chữa cái bệnh của mình chứ. Thầy nghĩ cụ thể, bây giờ bữa nào mình chết, mình sẽ dùng thiền định để mà lo liệu chuyện này chứ, phải không? Nhưng lỡ hôm đó là một ngày trời u ám, bão, rồi mưa dầm dề… mình ráng không nổi thì sao? Hoặc là mình ra mình đi lang thang tầm bậy tầm bạ thì sao? Bởi vì ngày đó là ngày yếu của mình thì bây giờ anh phải làm sao, anh phải ngồi thiền sao vượt qua thời tiết của anh, chớ không phải là anh cứ nói là trời đẹp, phải chết trời đẹp tôi lên những tầng cao lắm, còn bữa xấu thì tôi yếu lắm. Thì không được, anh làm sao chắc chắn bữa đó ra đi nếu mà mưa, tim bỗng nhiên nó đứng lại, thì cũng phỉa ra đi êm đẹp thôi, chứ không thể nói chưa được đâu, tử thần nó không gọi mình vào đúng ngày đẹp của mình đâu.
Thành ra anh phải bất chấp thời tiết, cái thiền định của anh phải vậy, phải không? Lúc anh sắp chết là anh vậy rồi có cái ông bạn nào tới, ổng nói có nhớ hồi sinh viên ông mượn tôi bao nhiêu không? Thì anh đi không nỗi nữa. Ông trả cho tôi đi, trước khi ra đi, ông trả dùm tôi đi, hồi đó ông mượn tôi ông chưa trả, ông nhớ không? cách đây 50 năm, là mình đi không nỗi nữa, chỉ cần một ý tưởng như vậy là mình đi không nỗi đâu. Thành ra mình phải nghiêm túc với cái chuyện cuộc đời mình, chớ không phải là tư duy chơi chơi vậy mà ra đâu.
Rồi thôi được rồi, tới phiên mấy vị Cần Thơ, còn 15 phút nữa.
Chú Q. Tồn: Kính thưa Thầy, con xin hỏi một câu. Lúc nãy nói về năng, sở thì anh Hùng Thốt Nốt có nói những cái sở xấu nên bỏ, còn cái năng giác tốt phải giữ lại, mà con không đủ thẩm quyền để ý kiến về chuyện này, xin Thầy giảng cho, mô Phật.
Thầy: Thì cái đó mình bắt đầu hoặc là đi trên con đường mình nên bỏ cái xấu mà lấy cái tốt, nhưng mà tới khi mà anh thấy tất cả tướng đều là tánh, thì nó đâu còn cái gì xấu với tốt nữa đâu, và lúc đó anh chỉ làm là làm cái tốt thôi. Đơn giản vậy thôi, tất cả tướng đều là tánh, thành đâu có xấu tốt gì nữa đâu, mà lúc đó anh mới thiệt là con người hoàn thiện đó. Đó mới là Đại Toàn Thiện đó, Đại Toàn Thiện là tất cả đều hoàn hảo, không còn cái xấu ác.
Chú Q. Tồn: Vậy con hỏi là lúc đó cái năng giác đâu cần phải giữ ạ, phải không Thầy?
Thầy: Thì trong kinh Viên Giác nói tất cả đều là Giác thì còn cái gì mà nói nữa, không có năng sở gì hết đó. Mà thôi bây giờ được rồi, Thầy chỉ nói sơ sơ vậy thôi hai ông phone với nhau mà nói, còn bây giờ chuyện hai ông mà bắt Thầy chen vô làm gì.
Rồi bây giờ tới phiên anh Hải.
Chú Hải: Mô Phật, bây giờ sẵn dịp học về Đồng khởi này, thì con thấy là một trong cái nghĩa đồng khởi là cái sự đồng khởi với cái lý, có một khoảng thời gian Thầy nói là mấy ông Cần Thơ chú trọng về lý. Chú trọng về lý mà quên sự có phải là cái lỗi không thấy đồng khởi không Thầy?
Thầy: Sở dĩ mình chú trọng về lý mà ít chú trọng về sự bởi vì mình nuốt không nỗi cái sự, đơn giản vậy thôi, còn khi mà cái lý cái Không đó nó bao trùm tất cả các sắc tướng rồi, thì lúc đó là đồng khởi vậy đó. Ví dụ đơn giản, bây giờ mình nói tánh Không dễ lắm, nhưng mà bây giờ nói ông nào đó lên đây ở ba tháng đi, là bắt đầu thấy cái sự là lên đây ở ba tháng, là mình thấy bối rối rồi đó.
Cái lý là mình nói không có thời gian, không có không gian, tất cả đều là Giác, nhưng mà tôi Giác với ở nhà tôi thì được, còn lên đây Giác tôi không muốn. Cái sự là vậy đó, anh phải nuốt tiêu tất cả các tướng, lúc đó anh mới nói toàn sự tức lý, toàn lý tức sự, phải không?
Còn mình bây giờ đang còn trên con đường, Thầy cũng nói vậy, Thầy cũng mới có nửa đường thôi là vậy đó, toàn lý tức sự, toàn sự tức lý chưa nỗi đâu chỉ có mấy vị đại Bồ tát mới làm chuyện đó được. Chứ còn bây giờ nghe nói ai đó thôi bây giờ lâu nay ông không trả tiền thuế đất đồ gì đó, thôi bây giờ tôi xin mời ông vô ở tù vài tháng là mình thấy tâm hồn mình cũng lôi thôi liền.
Thành ra nên nhớ vậy đó, mình nên nhớ là mình phải chứng là chứng cho mình, tu là tu cho mình, mình phải coi lại cái lý của mình ôm được mấy cái sự, phải không?
Lý là gì? Lý là tánh Không, sự là tất cả sanh tử. Hai cái đó mà nó đồng khởi với nhau có nghĩa là tánh Không của mình trùm hết tất cả sanh tử, thì lúc đó mình mới tự do tự tại được, chớ bây giờ mình sanh tử mình thấy mình chọn cái này, thích cái này mà chê cái kia.
Rồi, thôi bây giờ vậy là tóm lại là hết giờ rồi, thôi bây giờ mình hẹn nhau bữa thứ 6. Thứ nhất là vui chơi Noel và tết Tây. Hồi đó Thầy làm cho mấy người Hà Nội bởi vì thấy mấy người Hà Nội đang còn trẻ trung, ta đang yêu nhau như ông V.Dũng mình mới làm Noel còn mấy ông già Cần Thơ Thầy ngại lắm. Rồi, nhưng mà năm này cho mấy ông Cần Thơ Noel, lý phải ôm sự, sự là Noel …
---ooOoo---
Hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Đến khắp cùng tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đồng trọn thành Phật đạo.