Người thuyết trình: Nam và Bình

Ngày thuyết trình: 12/12/2021

-----------

Bình: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng! Hôm nay Nam và Bình sẽ làm đề tài “Học và hành”. Mình với Nam chỉ là người thuyết trình rồi bắt đầu cùng Đại chúng trao đổi và chia sẻ, để có thể làm rộng hơn vấn đề “Học và hành”. Hôm nay Nam xin nói trước. Mời Nam.

Nam: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng. Đầu tiên, Nam xin được nói về lý do có đề tài này. Ở giai đoạn đại dịch thì giống như mình bị kẹt, mấy công việc của mình cũng bị kẹt. Mình có tìm đến một khóa học, mình học lại một số kiến thức liên quan đến công việc thôi. Trong quá trình học, thì mình cảm nhận được niềm vui của việc học. Khi đó thì mình có qua chùa ăn cơm cùng Thầy và Đại chúng, thì Thầy cũng có giảng rộng ra, và cho phép mình với sư huynh làm đề tài “Học và hành” này.

Ngoài ra, mình nhớ lại hồi xưa có nghe một vị giảng, khi mình hỏi vị đó về việc học, thì vị đó có giảng là vị đó cũng là người đi học thôi, thì mình rất là ấn tượng với câu nói này. Thầy ở đây dạy mình là biết học, biết cách học để trong quá trình phát triển là mình “phải biết học”. Thầy có dạy là nhiều người trong đó có mình không biết học. Với đề tài này “Học và hành” thì ai trong chúng ta cũng học với hành hết nên tính phổ quát của đề tài rất là rộng.

Đó là lý do đề tài này được bắt đầu. Tại vì đề tài này rất rộng nên Nam chỉ xin chia sẻ đề tài này ở góc nhìn là niềm vui trong việc học và hành.

Khi mình bắt đầu học mình khám phá ra các kiến thức mới. Ví dụ như mình ngày xưa, mình không biết chuyện đó: “À! Hóa ra là như vậy! Mình thấy có niềm vui ở trong đó!”. Thì chuyện này ai cũng cảm nhận được, nó rất là đơn giản và nó rất là phổ biến ở chúng ta. Lúc nhỏ mình hay có những niềm vui này lắm, nhất là Nam có cơ hội quan sát ở con cái mình, thì thấy em bé nó rất là vui vẻ với mọi thứ, cái gì nó cũng vui. Ví dụ như ngày mới nó thấy cái đèn nó cũng vui hoặc là mình mua cái gì mới về nó cũng vui, nó thích lắm. Vậy là rõ ràng cái kết nối với niềm vui này, nó có rất lâu rồi và gần đây mình học lại thì mình cảm nhận được cái chuyện đó. Học không quá áp lực về học để làm gì? Lúc đó đối với bản thân Nam giống như học là phương pháp để trị liệu vậy đó, là mình học để mình vượt qua cảm giác lúc đó thôi, thì mình thấy là mình cảm thấy rất là vui, mình học mình khám phá cái mới, mình thấy hay thấy vui vậy thôi, nó rất là đơn giản. Đó là niềm vui của sự tò mò, niềm vui của sự khám phá.

Ngày xưa, Nam cũng có đi học, lần đầu tiên mình nghe giảng về Phật giáo mình rất là thích luôn, cảm giác mình tìm thấy một lối đi mới hoàn toàn mới mà nó khác hoàn toàn về những gì mình biết về cuộc sống này. Lúc đó mình khó diễn tả cảm giác vui lúc đó. Và Nam có thêm một ý nữa là niềm vui này giúp mình học và hành có tiến bộ hơn vì niềm vui này mình sẽ học thêm được mình có động lực mình học. Thì cũng giống như cả trong đời sống cũng như trong đạo thôi. Ví dụ như bốn năm mình học ngành nào đó học lên nữa thạc sĩ mất hai năm, tiến sĩ mất thêm một năm nữa, chỉ khi mình phải có một niềm vui, một sở thích, hưng phấn, khám phá mới nó mới giữ cho mình nhiệt huyết và mình mới học được. Cũng như trong học đạo để giữ lửa cho mình, mình phải có kinh nghiệm, phải có khám phá ra những cái mới hoặc là từ thầy tổ dạy cho mình hoặc từ bản thân mình tự khám phá ra.

Đó là cái ý sơ sơ của Nam. Theo cái hướng dẫn về thuyết trình của Thầy thì người thuyết trình sẽ không nói nhiều, chỉ nó một vài ý, xong sau đó đại chúng sẽ cùng hỏi. Chúng ta sẽ cùng mở rộng chủ đề ra, thì sau đây sẽ đến phần của sư huynh Bình.

Bình: Kính thưa Thầy, thưa đại chúng. Nãy Nam cũng nói là học 4 năm mình sẽ tốt nghiệp một cái ngành nghề nào đó. Mình 4 năm ở chùa rồi mà mình chưa có tốt nghiệp gì hết. Nói về việc học thì mình học từ lúc mẫu giáo cho đến lúc vào chùa mình vẫn còn học Đông y nữa, thành ra cái thời gian của mình nó học suốt suốt vậy. Trên trường lớp mình học rất nhiều nhưng mà cuối cùng vô chùa, càng ngày mình biết là mình chưa biết học. Cái từ được dạy “mình chưa biết học” thực sự ra là như thế nào? Thành ra sẽ cùng đại chúng chia sẻ nhiều hơn. Mình cũng đặt ra nhiều câu hỏi như là: tại sao phải học? học với ai? học để làm cái gì? Nãy Nam cũng nói là học như trẻ em học và có niềm vui thì nó dễ dàng. Từ nhỏ thì luôn luôn ai cũng có niềm vui nhưng mà sau này lớn lên mình sẽ đặt mục tiêu học đề đạt cái gì, thành ra mình sẽ mất cái niềm vui đó. Làm sao giữ được “cái nhiệt” là mình đi học luôn luôn có niềm vui.

Mình cũng hay nghe người ta nói là “học ở ngoài đời thì nó thêm, học trong đạo thì nó bớt”. Vậy thì học ở ngoài đời nó thêm cái gì, học ở trong đạo nó bớt cái gì? Mình cũng thường hay nghe là học ở ngoài mình hay gán cái mặt nạ, học thì thường nó hay thêm cái mặt nạ mình giỏi hơn và mình hơn người khác. Còn ở đây thì học để nhận biết lỗi của mình, nhận biết lỗi của người khác để biết là mình cũng có những cái lỗi đó và mình gỡ mặt nạ mình ra. Mình học càng nhiều thì mình lột bớt ra. Mình thấy mình chưa biết học là mình chưa biết nhận ra cái gì là mặt nạ của chính bản thân mình, thành ra mình chưa biết lột. Mỗi lần khi mà học và nhìn nhận thấy cái lỗi của mình, cái yếu kém của mình thì nó rất là đau. Đau thì làm sao vui được, nói thiệt là vậy đó. Nhưng mà khi từ từ nó quen lột đi, nó sẽ cảm thấy vui khi mà mình bớt cái mặt nạ.

Thường nó có thói quen là nó lấp một cái mặt nạ khác. Cái vấn đề là làm sao lột dần lột dần và đừng có đắp lại. Cái đó chính là cái mà bản thân mình còn phải học hỏi. Ở đây mấy năm cho nên mình cũng ít tiếp xúc bên ngoài, thành ra mình cũng ít học được từ bên ngoài lắm. Học thì học ở tất cả hoàn cảnh môi trường, nhưng bây giờ mình chỉ có học với Thầy với chúng thôi. Mình thấy cái lợi thế ở đây là mỗi người là mỗi hoàn cảnh khác nhau, khi mỗi người gặp một vấn đề gì đó cũng giống như là mình gặp vậy, thì mình học từ cái vấn đề của người đó. Ví dụ như Thầy sẽ dạy cụ thể về người nào đó, thì mình sẽ học ở đó và nếu mình gặp trường hợp đó, mình sẽ xử lý như thế nào và sẽ sửa mình như thế nào. Đó là những cái vấn đề mình học được qua từng người, từng người. Nếu ở gia đình mình sẽ khó học hơn một chút, tại vấn đề nó xảy ra rất là ít.

Hồi đó mình cũng đi làm, đi làm xong rồi về thì nó ít vấn đề lắm, công ty thì nó rất là êm chuyện, lâu lâu mới xảy ra vấn đề thôi. Còn ở đây thì chúng rất là đông, đôi khi những người ở ngoài vào, họ cũng kể rất nhiều câu chuyện, mình cũng có thể học được qua những câu chuyện đó. Thành ra ở với Thấy với chúng có lợi thế là vậy.

Giống như sáng nay mình cũng nhờ đại chúng góp ý về vấn đề thiếu lòng từ bi, thì chúng góp ý cho mình để mình biết được là mình cần phải thay đổi cái gì. Thật sự ra mình cũng không có thể thay đổi liền, mình cứ thấm dần thấm dần, để mong một ngày mình có thể thay đổi được cái tập tánh, để mình trở về cái tánh giác. Mình mong một ngày mình cũng dần dần bớt đi cái tôi của mình.

Cái việc học ở đây theo mình nghĩ là làm sao để mình nhận ra cái lỗi của mình, cái vị trí đứng của mình, để mình lột dần cái tôi của mình đi. Giống như là học là để mình đừng có trở thành. Sáng nay cũng có người góp ý với mình là học để trở thành. Nếu như mình học bên ngoài theo thói quen của mình là mình học để có cái bằng này bằng kia thì hay trở thành, mình trở thành người này người kia. Còn bây giờ mình vô đây mình học mình thấy là mình phải lột cái mặt nạ đó ra. Mình học thêm để biết cái lỗi của mình và gỡ cái mặt nạ đó ra chứ không phải là đắp thêm vào. Thành ra ở đây càng học nhiều càng không trở thành và phải lột bớt cái mặt nạ mình ra để trở về con người thật của mình. Đó là mục đích của mình ở đây nó là vậy.

Mình xin chia sẻ nhiêu đó, đại chúng có thể hỏi để Nam và Bình trả lời và đại chúng cùng nhau góp ý để mở rộng vấn đề học và hành. Còn cái vấn đề nữa là học và hành không có tách lìa nhau, học hành nó chung với nhau. Từ nhỏ tới lớn học nó luôn gánh liền với chữ hỏi. Hỏi nó mới mở rộng vấn đề, còn học không có hỏi nó hạn chế lắm, thành ra học và hỏi. Cũng nghe dạy là mình vừa nghe là mình đã hành rồi, đã suy nghĩ trong đầu là đã hành rồi, chứ không phải là học rồi đợi lâu lắm mới hành. Thành ra đọc cái gì đó mình cũng suy nghĩ là mình đã hành liên tục rồi. Mời đại chúng cùng nhau hỏi để Nam và Bình trả lời, cái gì trả lời không được, thì có thể nhờ đại chúng và cuối cùng có thể nhờ Thầy. Dạ xin hết.

Nam: Dạ ở SG có anh Nguyên, anh Nguyên đặt câu hỏi trước.

Nguyên: Kính thưa Thầy, thưa đại chúng. Nghe anh Bình nói sơ qua mình có nghe một cái là mình không biết học thì bây giờ mình có câu hỏi với Nam. Nam có thể nói cái ý của Nam về thế nào là một người biết học và không biết học? Thì ý kiến của Nam như thế nào?

Nam: Dạ thưa Thầy, thưa đại chúng. Cái chữ một người biết học ở đây Thầy cũng dạy là tối thiểu là mình phải biết học. Đây cũng là câu hỏi mà tất cả đại chúng đều đặt ra cho mình, Nam xin đưa ra ý kiến bản thân Nam cũng có một số nhìn nhận có thể là không đúng. Xin đại chúng cũng mở rộng cho mình thế nào là một người biết học, cuối cùng chắc sẽ nhờ Thầy. Bản thân Nam nghĩ người biết học là người biết cách nhìn nhận quan sát mình và những người xung quanh. Mình tự quan sát chính mình, mình thấy ra được những cái điểm mà mình cần thay đổi. Ví dụ cái điểm này của mình nó hay hoặc những cái điểm này của mình nó chưa đúng. Không những nhìn bản thân mình mà mình nhìn ở một mức khách quan nhất có thể của mình. Sau đó mình cũng phải biết quan sát đến những người xung quanh để mình biết ra được người này có cái điểm mạnh này, sau đó mình đào sâu với họ, gần họ mình hỏi thăm coi như là tại sao. Ví dụ như anh H.Anh có những điểm mạnh này là tại sao anh có những điểm mạnh này; hay là Sh Bình, tại sao Sh Bình tu hành tinh tấn như vậy, động cơ nào đã giúp anh hành tinh tấn của anh mạnh vậy?, hay là cô V.Từ có những cái hay, hay là chú Hải quã đã rồi [Cười].Chú Hải là ngày xưa mình hay gọi chú lắm hỏi thăm chú mà chú ngại mình luôn á, tại mình gọi mình hay rên lắm. Thì ngày xưa mình gọi mình hay rên là mình không biết học tại mình chưa học được ở chú cái gì hết, mình chỉ gọi mình rên thôi. Thì lúc đó em thấy là em chưa biết học, nhưng mà khi mà mình biết học mình sẽ phải quan sát, ví dụ anh Phong những cái hay hay của ảnh. Mình phải me me mời ảnh cà phê rồi mình hỏi ảnh cái này ảnh giải quyết làm sao? Kiểu vậy đó, đó là em nghĩ thôi, em nghĩ vậy là bắt đầu sơ sơ. Rồi sau đó đến Thầy, mình cũng phải quan sát Thầy rồi Thầy chỉ cho mình rồi Thầy liên tục chỉ cho mình học, rồi mình để ý thì Thầy sẽ chỉ liên tục. Thì em nghĩ là khi nào mình bắt đầu cảm nhận được những cái Thầy chỉ là bắt đầu hơi hơi biết học rồi đó. Nhưng mà thật sự cũng chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn của Thầy hay không thì sao mà biết được, thì xíu nữa lên hỏi Thầy. Đó em nghĩ vậy, đó là quan điểm của em. Em xin hết ạ.

Dạ trong đề tài này cũng hay lắm, chắc em mời thêm một người nữa, mời thêm một người để góp ý.

Thì cái này góp ý thêm cũng được.

Bình: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! thì cái vấn đề mà biết học, ví dụ có khi Thầy lấy một người khách quan nào đó để Thầy dạy vấn đề nào đó để dạy mình, thì mình lại cứ tưởng đâu là Thầy đang dạy cái người đó, mình cứ đi theo và mình thêm ý kiến của mình vô, thì bỗng một thời gian mình mới biết rằng là không phải vậy, Thầy đang đưa ra cái vấn đề đó, để Thầy dạy mình, để mình nhìn nhận lại cái tâm mình, mình sửa mình, chứ không phải là Thầy đang dạy cái người kia.

Hồi trước, Thầy cứ mỗi khi Thầy dạy một người nào đó, là mình cứ hay chạy ra mình nói với người đó là: À bạn phải sửa như thế này như thế kia. Nhưng mà thật sự thì không phải, Thầy đang dạy mình. Mà mình hay bị đi theo cái vấn đề đó, thành ra mình hay bị lạc.

Có nghĩa là biết học là Thầy dạy cái vấn đề đó nó đang là khách quan và để cho mình đừng có ngại, để mình biết đường mình tự mình sửa.

Hiện tại mình chưa biết quan sát. Bởi vì có những cái giống như là để quan sát người khác là mình phải bỏ bớt cái tôi của mình đi. Thì cái tập tính của mình lại hay thấy cái lỗi của người khác, thành ra lại không thấy ưu điểm của người khác, thì một khi tâm mình đã khởi lên mình thấy được khuyết điểm, thì mình sẽ không thấy được cái ưu điểm của người khác để mà học. Mà người ta kêu là thấy cái khuyết điểm của người khác là để biết là mình cũng có khuyết điểm và sửa, chứ không phải là mình bắt người khác như này như thế kia.

Ví dụ như trong chúng có 10 người, thì giống như là mỗi người là một người thầy của mình vậy, thì mình cứ học những cái hay và nhìn thấy những cái kém để mà sửa mình và học những cái hay để mình có thể phát triển hơn thêm lên. Thì tại sao mình thấy ai đó phát triển lên về mặt từ bi, ai phát triển về mặt trí huệ giỏi lên thì mình cũng xem mình học. Thì mình cũng đang tập dần dần thay đổi chính mình để nhìn nhận lại vấn đề này. Dạ xin hết.

Nam: Con xin mời đại chúng có ai muốn góp ý cho ý kiến cho câu hỏi là: “Mình học như thế nào là người biết học?”. Con xin mời mấy chú dưới Cần Thơ ạ, tại có lẽ mấy chú là người đã học với Thầy lâu năm nhất ở đây, thì con xin dưới Cần Thơ một chú đã học với Thầy lâu năm ạ. Vậy con xin mời chú Hải ạ.

Chú Hải: Hôm nay sư huynh Bình với H. Nam nói cái chủ đề về học với hành thì mình muốn nói một ý về học đạo, tức là mình cũng dựa vào những cái lời dạy và Ngài dạy học đạo học cho chính mình. Học chính mình rồi quên chính mình, rồi quên chính mình mới là thấy mình với người khác. Nhưng học để làm theo cái nghĩa mà theo cái kiến thức mình thấy nó không có chắc ăn bằng cái việc là đọc kinh điển hơn những lời dạy của Thầy mà thấy được cái tâm của mình nó tương ứng với những lời dạy đó đó. Thì nếu mà thấy được mình nghe nói được ..... mới ban đầu mình chỉ hiểu thôi, nhưng mà đến lúc nào mình thấy cái bên trong mình, thì lúc đó cái tự học nó mới chuyển thành chữ. Còn nếu mình học như mấy anh em nói là thấy người này tốt người kia tốt thì tuỳ căn của họ thì họ mạnh về cái đó mà mình học và làm theo sao học nổi. Tất cả những luận điểm và lời dạy của Thầy đều chỉ về tâm, làm sao để thấy được nó là lúc đó mình mới sống được nó mới gọi là học. Còn cái dạng học hành theo kiểu hiểu biết gọi là mình làm theo thì nó không phải học mặc dù là nó không có lỗi gì hết chơn. Nếu làm theo thì nó được, không làm theo thì nó quên thôi. Câu chuyện mấy bữa nay mình làm theo mấy bữa nay là xong, hiệu quả nó có nhiêu đó à. Còn thấy tâm mà làm theo, mình cứ sống nó sẽ theo mình đến hết đời này đến đời khác. Thành ra cái vấn đề ý mình muốn nói là tất cả kinh điển sách vở những bài tập liên tục vậy đó mình phải thấy là nói về tâm mà thấy nào cũng có cái đó thì mình mới biết cách hành. Thấy được là hành được. Còn cái kia giống như là ai dạy mình chém trên thì mình chém trên, ai dạy mình chém dưới mình chém dưới, nếu mình có thấy ai chém đâu mình chém đấy. Vấn đề quan trọng là quay về tâm để coi biết rằng là kinh điển nói cái đó nên tâm nó như thế nào. Mình biết nó rõ ràng như thế nào từ đó về sau mình nghe từ tâm nó rất là hiệu quả. Thì vấn đề Phật giáo nó cũng vậy đó, chỉ có nhiêu đó thôi chứ không có gì hết chơn. Kinh điển nói rất là nhiều nhưng mà chỉ có một cái tâm đó rồi làm sao mình học, rồi mình phát hiện nó rõ ràng rồi mình sống. Từ đó trở về sau cái việc học của mình nó còn bao la mênh mông nữa, mà chỉ là nhớ về cái mình đã thấy rồi mình thực hành rồi lâu lâu mình đọc kinh điển để nói về những cái gì cao xa, rồi bắt đầu mình so sánh mình thẩm định lại coi chuyện thực hành của mình nó có được, còn chưa được thì mình ráng mình theo mình học và mình hành liên tục vậy đó. Rồi cái việc học cuối cùng quy về tâm rồi từ cái tâm nó mới mở ra, thì mình chỉ có một ý vậy thôi. Mô Phật.

Nam: Vậy thì cái giai đoạn chú mới nói là cái việc học hành ở cái giai đoạn mà mình đã có cái sự biết cái tâm đó, còn trước giai đoạn mà mình đã biết cái tâm đó; tại vì mình ở đây, ví dụ bản thân con với đại chúng thì cũng còn mờ với lơ mơ về cái tâm đó lắm, vậy thì cái giai đoạn đó mình học như thế nào chú ạ? Như thế nào là người biết học trong giai đoạn đó?

Chú Hải: Tức là nếu mà trước khi mà mình chưa biết cái tâm thì mình cũng trên những cái quy tắc nãy giờ mình nói đó: làm sao để mình so lại với cái tâm về lời dạy chứ mình đừng có học kiểu học kiến thức, rồi đem cái hiểu biết đó rồi đem vô khi thực hành. Học làm sao mà thấy cái lời dạy đó bằng tâm, nếu chưa thấy thì mình phải nghiên tầm thật nhiều góc độ để cho ta thấy, thì trước khi thấy là vậy. Còn sau khi thấy thì từ đó trở về sau là mình chỉ học cái thấy đó thôi, rồi so ngược lại với những điều được dạy nó ở cấp độ khác. Thì cấp độ ban đầu là mình làm sao; chứ nói ngôn ngữ như của Phật giáo thì mình ráng mình quay về tâm để mình so sánh để mình nhận ra cái sự tương ưng tương ứng của mình, tâm của mình tương ứng với những cái lời dạy đó. Nếu mình thấy được cái đó thì mình bắt đầu biết cách học, học về tâm, vậy đó.

Nam: Dạ con cảm ơn chú Hải. Dạ con mời sư T. Tuệ ạ.

Sư T. Tuệ: Xin kính chào Thầy, xin kính chào toàn thể đại chúng. Hôm nay cái chủ để rất là hay, gần gũi và thiết thực với tất cả các học trò của Thầy, tất cả những người đồng tu. Chủ đề này thực tiễn trong các chủ đề mà T. Tuệ được tham gia. Thì cái mấu chốt chúng ta có thể thấy được ở trong việc học: Phải học như thế nào? Cách thức thực hành như thế nào? Đó là hai cái cần phải để ý. T. Tuệ chỉ chia sẻ một ít ý kiến mà mình đã được thấy. Đó là, trong rất nhiều kinh điển, rất nhiều sách vở cũng như những lời dạy của Thầy thì tất cả đều theo ba thứ tự đơn giản nhất: văn, tư, tu, từ hồi đức Phật cho đến tận bây giờ nó cũng vẫn như vậy. Tức là chúng ta phải văn - không phải là chỉ có nghe thôi, nghe mình phải hiểu biết. Từ đó chúng mới tư duy dần dần trong cái việc đưa nó vào thực hành. Từ đó việc học một cách tốt đẹp trong cái góc nhìn. Một cái thực tiễn, thực tế hiện tại trong hoàn cảnh sống của mình khi ở một nơi vùng sâu, rất thiếu về gần như tất cả mọi thứ.

Trước kia Thiện Tài đồng tử cũng đã học rất nhiều năm mươi mấy vị thầy. Và khi đức Phật thuyết pháp, đức Phật cũng nói một câu đơn giản: Hãy khéo như lý tác ý, tức là phải khéo thật sự khéo suy nghĩ, mà nghe được thì khéo phải khéo suy nghĩ. Mà nguyên lý là phải đúng như sự thật mà chúng ta hãy tác ý. A Di Đà Phật

Nam: Dạ con cảm ơn sư T. Tuệ. Sư T. Tuệ xin cho con hỏi thêm để con mở rộng thêm ạ. Sư T. Tuệ có thể cho một cái ví dụ cụ thể về mình như lý tác ý của sư T. Tuệ trong cái đời sống thực hành của sư T. Tuệ không ạ?

Sư T. Tuệ: A Di Đà Phật. Thì cái đó nó rất là đơn giản cho mọi thứ sinh hoạt của chúng ta thì chúng ta nghe thấy, nhìn thấy tất cả. Khi mình thấy rồi thì mình phải quan sát lại chính mình, đó chính là như lý tác ý. Khi ta quan sát lại chính mình hoàn cảnh nó chỉ là đối đãi, chỉ là phương tiện nó diễn ra trước mắt nhưng chúng ta coi mình có bị nó lôi cuốn đi hay không. Ví dụ chúng ta thấy những cái việc trái tai, trái ý nhưng mà coi coi cái sự đó đến chúng ta có bị dẫn đi hay không hay là nó dẫn đi một lúc rồi bất chợt chúng ta nhìn thấy thì cũng đã trễ rồi. Đó là cái nguyên lý. Ngay cái chỗ đó chúng ta nắm được nó thì coi như chúng ta biết được một phần trong cái việc học.

Nam: Dạ thưa đại chúng cô H. Lan sẽ có ý kiến tiếp theo ạ.

H. Lan: Dạ kính thưa đại chúng, cái sự chia sẻ của chú Hải làm cho mình nghĩ đến cái chuyện học với hành nó là như thế này. Có lẽ tất cả chúng ta ở đây đều xác quyết cái quan trọng nhất chúng ta cần học đó chính là tâm, hay nói cụ thể hơn là Bồ đề tâm. Tại vì cái đấy là cái thứ nhất có khả năng dẫn chúng ta đến toàn tri, tức là cái hiểu biết trọn vẹn nhất và cũng là cái duy có khả năng nhất giúp cho chúng ta hạnh phúc viên mãn.

Thì mình nghĩ cái mà ở đây tất cả chúng ta cần học chính là học Bồ đề tâm và cái hành của chúng ta cũng vậy. Cái chúng ta hành là cái chúng ta làm sao để đạt ..... nhiều nhất. Thì cái học Bồ đề tâm như thế nào và hành Bồ đề tâm như thế nào thì có một câu chuyện bây giờ mình mới nghĩ đến nó thôi mà mình đã rất xúc động rồi. Thì cái chuyện là mấy hôm nay mọi người trong chùa đã được nghe, còn các huynh đệ ở ngoài chưa có được nghe nhiều thì H. Lan cũng chia sẻ lại.

Là có một vị bác sĩ, ông ấy muốn là sang năm, ông ấy đã tiết kiệm được một khoản tiền nhất định rồi, và ông ấy muốn sang năm là ông ấy nghỉ làm sớm về hưu sớm, để vào chùa và ở với Thầy. Nhưng rồi ông ấy chưa kịp làm cái việc đó thì Covid xảy ra.

Và khi Covid xảy ra như vậy, thì có rất là nhiều người họ có tiền nhưng họ không mua được đồ ăn, rồi còn có người mất việc làm họ còn cũng không còn tiền nữa nên không có gì cả. Thì ông ấy mới mang số tiền tiết kiệm cuối cùng của ông đi phát cho người ta. Bởi vì ông ấy là bác sĩ, mà lại tham gia vào việc chữa Covid ở thành phố như vậy thì ông có một cái thẻ đi đường.

Trong giai đoạn thành phố bị cách ly, tất cả mọi người đều phải cách ly như vậy. Có nhiều người không chuẩn bị được tiền, không chuẩn bị được đồ ăn.

Trên đường từ nhà ông đi đến bệnh viện, thì đi cứ mỗi một tuần ông ấy sẽ phát phong bì cho tất cả những người nào khó khăn mà ông gặp trên đường. Một người thì ông phát hai trăm còn nếu mà gia đình thì bốn trăm. Ông ấy bảo số tiền đó nếu mà họ mua tiết kiệm thì nó sẽ đủ cho một tuần. Những người rất là nghèo và có những người bán vé số, ngủ trên vỉa hè số tiền đó họ sẽ đủ sống trong tuần cho đến tuần sau ông mới gặp lại.

Và ông dự định cái việc làm của ông sẽ kéo rất là dài thế nên ông cứ làm từ từ như vậy. Và khi ông làm cái việc đó thì ông mới quán sát cái tâm của mình: À nếu mình gặp những cái người như vậy mình cho người ta mình cảm thấy làm sao? Lúc ấy mình cho họ mà cả một đoàn người như vậy họ bu lại thì mình thấy làm sao? Mình đi đường thì mình bị công an bắt bởi vì giống phá rối trật tự vậy đó. Họ đưa mình về bốt thì cảm thấy làm sao? Thì khi mình cho tiền cái người mà họ cảm kích thì mình cảm thấy làm sao.

Còn ví dụ người ta nghèo thì cho người ta mà tự nhiên quay qua quay lại thấy người ta uống bia, thuốc lá rồi còn vui hơn cả mình nữa. Thì trong khi mình phải tích góp mình cho họ cái phần tiết kiệm thì tâm mình cảm thấy làm sao? Thì khi chia sẻ câu chuyện đó thì H. Lan thấy là vị đó chính là đang thực hành Bồ đề tâm, Bồ đề tâm hạnh của vị đó. Bởi vì giúp cho người khác có niềm hạnh phúc trong giai đoạn khó khăn đấy.

Thì khi chia sẻ ông ấy khóc rất là nhiều, bởi vì ông ấy bảo là ngày xưa mình cũng rất là nghèo rồi lên đến thành phố này và nhận được sự giúp đỡ của mọi người ở thành phố. Thành ra ông làm lại những điều ấy để đáp lại và vị ấy hiểu rằng là khi người ta đang khó khăn mình đưa tay ra giúp đỡ khi họ vượt qua được thì trong tâm họ có lòng biết ơn, tâm trạng biết ơn đó, tâm trạng vui vẻ lan tỏa cho người khác hơn nữa, còn những người nào cũng đang tình trạng khó khăn mà họ tự vượt qua hoàn cảnh khó khăn thì người ấy về sau thì trong tâm họ cứng rất nhiều, vị ấy làm để cho người ta hiểu sự biết ơn, và sự vui vẻ trong cuộc sống chứ không qua tiền bạc.

Khi vị ấy chia sẽ lại vị ấy khóc, khi H. Lan chia sẽ lại thì không được xúc động nhiều như vậy, và H Lan cũng khóc khi thấy thương, việc làm vị ấy quá tốt đẹp, xúc động với cảnh khó khăn của con người bên ngoài.

Khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của bồ đề tâm, chúng ta tri thức trọn vẹn nhất, chúng ta cố gắng trong hoàn cảnh của mình, hi sinh những gì có thể hi sinh, như vị ấy hi sinh toàn bộ tiền tiết kiệm trong tương lai phần tu học của mình vì hiểu hoàn cảnh hiện đang cần và không nghĩ đến tương lai của mình nữa. H. Lan xin hết ạ.

Bình: Cũng nhân việc H. Lan kể về một việc của vị bác sĩ. Vị này cũng hay đến chùa thì tại đây đại chúng cùng nhau học. Thời buổi dịch đang khó khăn, gần như khó ai ra đường hỗ trợ nhau. Vị bác sĩ ấy có giấy phép thông hành, nên đi có thể giúp đỡ người khác được, mình đọc báo mạng mới đầu cũng xúc động, sau mình thấy nó trở thành bình thường. Nhưng khi anh ấy kể khi đến một con kênh thấy một người đang nằm định lại gọi dậy cho thức ăn, cho nước uống, thì thấy họ chết rồi, thật ra dịch covid đâu phải ai ai cũng chết vì dịch mà chết vì đói và lạnh chẳng hạn, tại vì xã hội đóng cửa không ai giúp ai được, thành  ra việc giúp đỡ đó, bỏ tâm ra đi làm thiệt vậy, bỏ ra tiền tiết kiệm của mình, người ta khởi lòng từ bi, nhìn khổ mà phát tâm được, có câu chuyện nghe qua nước mắt muốn chảy liền, như bác sĩ đang đi trên đường cho những người vô gia cư, người bán vé số.. có trường hợp có một cặp vợ chồng đó còn trẻ chạy xe tồi tàn rượt theo và quỳ xuống xin tiền bác sĩ ấy, bác sĩ ấy hỏi còn trẻ mà sao phải xin, họ bảo dịch giả vầy không đi làm được, họ có thể xin cơm để ăn, nhưng con họ thì không, vì còn nhỏ phải cần có sửa để uống qua ngày, thì bác sĩ ấy cho, những trường hợp đó người ta trải qua thiệt, người ta đang làm và mình nghe cũng như mình tham dự vào chuyện đó, nghe như vậy đó là những hoàn cảnh thiệt, rất là cảm động. Người ta có lòng từ bi thật sự, mình cũng như đang trải nghiệm thật sự, mình cũng phát khởi xíu tình thương thông qua những câu chuyện của anh ấy.

Nam: Để tiếp tục mình nên đặt câu hỏi mở rộng chủ đề “Học và Hành” thêm.

Chú Q. Tồn: Kính thưa Thầy, thưa đại chúng.

Như trong Kinh có ghi lại trong khi Phật thành đạo “Đã thay chúng sanh có đầy đủ tức tướng trí tuệ của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng nên không chứng được dứt vọng tưởng thì tự nhiên trí vô sư trí hiện tiền. trong tu học có 2 có hai vấn đề: Thế nào là vọng tưởng. Làm thế nào để vứt vọng tưởng?

Nam: Con thì suy nghĩ đơn giản lắm, vọng tưởng là cái dẫn đến mình buồn, khổ, cái làm dứt vọng tưởng là vui. Trong quá trình, mình thấy mình làm những cái vọng tưởng dẫn đến một kết quả là mình cảm thấy suy nghĩ mình mệt mỏi, mình thư giản vui vẻ, tiếp cận những niềm vui, lòng biết ơn, mở rộng tâm, thì mình cảm thấy cuộc đời hào hứng tràn trề lắm, bản thân con nghĩ về vọng tưởng.

Để dứt vọng tưởng thì mình phải lớn hơn nó, bự hơn nó chứ không có vứt gì hết. Con xin hết.

Bình: theo quan niệm của con, đôi khi cũng là vọng tưởng luôn, tất cả những gì khởi lên đều là tưởng, dù vui hay buồn đều là vọng tưởng, đang đu bám cái vui cũng là vọng tưởng, buồn đó cũng là vọng tưởng. Làm sao biết được như Chú nói “Vô sư trí” nói về Bản tâm mình, như chú nói phải không ạ?

Chú Q. Tồn: Vô sư trí hay căn bản trí cũng là bản tâm bản tánh luôn.

Bình: Thành ra như chú Hải lúc nãy có nói làm sao quy về cái tâm của mình. Theo con cảm nhận thôi chứ cái này con không có rành. Khi mà mình luôn luôn nhìn về cái đó mà mình hành trên cái đó, thì nó sẽ bớt vọng tưởng và mình không đi theo vọng tưởng. Quan trọng là mình quy về bản tâm của mình nhiều hơn, để cho nó bớt theo niệm tưởng để mình đừng tự tạo đau khổ cho mình giống như Nam nói.

Nam: Ở đây có cô V.Từ xin trả lời luôn ạ.

Cô V.T: Dạ, kính thưa Đại chúng. Với câu hỏi của chú Q. Tồn. Đó là thế nào là vọng tưởng? Làm sao để dứt được vọng tưởng? V.Từ chỉ có câu trả lời, chú Q.Tồn thấy sao chú góp ý cho V.Từ ạ. V.Từ thấy khi mình không rõ biết đó chính là vọng tưởng. Và chính sự thực hành trên sự rõ biết đó chính là mình chấm dứt vọng tưởng đó của mình. Thì đó là câu trả lời của mình cho chú Q.Tồn. Sẵn đây V.T xin đóng góp một chút ý kiến cho chủ đề hôm nay “Học và Hành” cho hai huynh là huynh Bình và huynh Nam. Sau đó, V.Từ nhờ Đại chúng đóng góp thêm cho V.T để mở rộng hơn.

Thì ở đây, chủ đề “Học và hành” V.Từ nghĩ học và hành ở đây mình cũng không phân biệt trong đạo hay ngoài đời gì hết, V.Từ thấy ở đâu cũng phải học và hành hết. Và mình không phải ở đâu cũng có ít hay cái kia là không ít. Thì V.Từ thấy một điều nữa mình học ở đây để mình làm gì. V.Từ học cũng đơn giản lắm, học và hành làm sao. Điều đó mình đọc trong sách mình được nghe dạy hay đôi khi mình thấy một ai đó mình thấy vấn đề đó hay mình hành là mình làm theo và khi đó tâm mình thay đổi, bản thân mình thay đổi có thể chiều hướng tốt lên hoặc có thể đi xuống. Tốt lên là do mình hành đúng. Có khi mình bị đi xuống là do mình bị hiểu sai mình học đó, cũng với kiến thức đó mình hiểu sai, mình hành sai thành ra mình bị đi xuống nhưng nó cũng nhúc nhích nó cũng có lên hoặc xuống. Chứ mình nói mình học mà mình không chịu hành mình cứ học thôi, mình không lên không xuống rồi cái tâm mình cũng y nguyên rồi ai hỏi cái gì đó, mình nói mình lấy cái mình đã học đó ra mình đối đáp chứ mình không biết cái đó đúng hay nó sai. Thì ngay cái thời điểm đó, ngay lúc mình chia sẻ lời nói mình không có lực luôn. Ta nghe giống như anh này, cô này giống như trong sách luôn. Nhưng mà thật sự ra người ta quan sát ngay cái sự thực hành của mình, ngay cái hành động của mình thì nó không khớp với nhau. Thì V.T thấy ở đây khớp hay không khớp là tùy ở mức độ của mỗi người tại vì đâu phải mình là thánh đâu mà mình phải khớp 100%. Nhưng mà ít ra mình cũng có một chút xíu gì đó thay đổi thì ngay chính thay đổi đó mình làm cho người ta tin.

V.Từ xin chia sẻ thêm ở đây chút xíu nữa là khi mà mình học, mình có cái hành đó mình có thể mình nói cái tâm nguyện của mình, mình học mình hành khi mình học nó là cái gì. Và ở trong đây, V.Từ chỉ muốn nói giống như mình nói mình học vì người khác mình đã học vì người khác rồi. Có thể câu này V.Từ chưa hiểu sâu sắc về nó, V.Từ cũng xin đọc thôi, V.Từ xin trích lại để khai triển ra thêm tý xíu thôi. Ví dụ như, mình hay đọc “sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc” cái học là cái thức, thức thì chỉ thay đổi chữ sắc thành chữ thức thôi thì “thức chẳng khác Không, Không chẳng khác thức, thức tức là Không, Không tức là thức” và khi mình học, mình học với tâm thế mình học vì tất cả mọi người, không phải vì tất cả mọi người là chỉ giới hạn trong cõi con người không đâu mà vì tất cả chúng sanh trong sáu cõi và khi cái thức của mình học nó là Không, Không ở đây là không dám bàn sâu về cái vấn đề đó. V.Từ chỉ nói là khi mình học kiến thức mình nguyện mình học để mình giúp đỡ tất cả mọi người thì ở đây chính giây phút mình nguyện như vậy rồi thì mình đâu có đắp thêm cái gì nữa đâu. Hồi nãy, V.Từ có nghe nói ở ngoài học là thêm, học trong đạo là mình bớt. Thì ở đây khi mình học như vậy là mình đâu có đắp thêm là tôi học vì a, b, c gì nên mình đâu có thêm gì. Trong khi đó, cái tâm của mình nó buông xả nhiều thứ lắm. Tại mình muốn giúp đỡ nhiều người nên nó bớt ra. Thành ra mình thấy khi mình bước ra con đường đạo này mình thấy mình như vậy và nói sâu xa mình nói mình giúp đỡ tất cả chúng sanh. Mình đâu có đủ duyên mình gặp tất cả. Giống như V.Từ nãy mình nói, trong chính thân tâm mình, mình có sáu cõi. Trong lúc mình giận quá là A – tu – la chứ gì nữa thì ngay chính cái mình học những cái trong sách những lời dạy, chính giây phút đó mình áp chế cơn sân đó cõi A – tu – la đó. Và mình thấy mình kiêu mạn lên, cái nghiệp con người là nghiệp kiêu mạn thì nó mình lấy gì mình áp đặt, áp chế nó. Nên học đi đôi với hành nên không gì khác. Tóm lại, V.Từ thấy là, hôm nay hai sư huynh làm chủ đề này rất là thiết thực, rất là hay để mà mọi người trao đổi thêm cái sự học của mình để mà mình có thể mình hiểu chưa đúng về chữ học và chữ hành thì Đại chúng đây chia sẻ nhiều hơn để mình có thể biết rõ hơn nữa trong khi có Thầy và Đại chúng giúp đỡ cho mình. Dạ. V.Từ xin hết ạ.

Bình: Cám ơn V.Từ. Giống như mỗi lần lên đọc kinh thì phát Bồ đề tâm vì tất cả chúng sanh và sau khi tụng xong thì hồi hướng, sau khi mình cảm nhận mỗi lần như vậy là mỗi lần thực tập, thực hành để mình nhớ lại chứ thật sự mình có mạnh mẽ đến vậy không, nó có vì tất cả chúng sanh không, thì mỗi lần như vậy mình quán xét lại và xem lại, nhắc nhở mình lại và giống như V.Từ cũng nói là mình trong sáu cõi trong bản thân mình có. Thì chính bản thân mình, mình tham, sân, si, mạn nghi, đố kỵ còn nhiều hơn các phần khác nữa. Thành ra là cái phần thực tập lại là chính bản thân con người mình chứ không phải là ai khác. Thành ra khi mà càng xem lại mình thì mình bớt làm khổ cho người khác. Cái đó là điều đầu tiên mình bớt hành người khác đi. Mình thấy là như vậy. Mình sẽ vui vẻ hơn.

Nam: Nam cũng xin mời các anh chị ở Hà Nội ạ. Mình cũng xin đặt một câu hỏi để mở rộng chủ đề ra.

V.Hoàng: Sư huynh có thể chia sẻ một cái kỷ niệm, trải nghiệm nào đó mà sư huynh thấy là khi mình học, mình thấy vui hoặc là ngược lại, mình vui mà mình học. Dạ, xin hết ạ.

Bình: Nhân V. Hoàng hỏi thì mình xin kể lại câu chuyện hai ba bữa nay thôi. Mỗi ngày phải lột mặt nạ bớt. Nói về một chú cũng lớn tuổi, dự định qua thăm chùa. Mấy hôm nay, ở chùa cũng có xúc đẩy đất để san lấp và bón thêm cho cây. Trước đây, mình có tật giỡn ác mà mình không biết. Thì mình cũng giỡn là: À! Cho chú qua đẩy đất. Bữa sau, thầy dạy, thầy phân tích ra, và thầy kêu mọi người góp ý. Có người góp là thiếu từ bi, có người góp là một người tu thì không nên nói như vậy. Có nhiều thứ khác. Ban đầu, mình thấy là nó đụng vô cái tôi của mình, mình thấy khó chịu. Về sau, mình thấy nó vui, bởi vì những thứ mà mình được lột ra sẽ bớt đi, không chỉ giúp cho đời này đâu, mà sẽ thay đổi mình ở đời này và đời sau nữa, tại vì cái giỡn ác của mình là mình đã tạo thành kỹ năng ở ngoài xã hội.

Mình giỡn lúc nào cũng có cái móc, cái gì đó ở phía sau, mình giỡn mình hay móc để cho người ta vui hay cho nhóm vui. Thật sự ra, đó là điều ác, mình thấy là vậy. Hồi đó, người ta hay bảo mình hay móc, mà mình chẳng hiểu gì. Tới giờ, thầy dạy mình mới biết là mình thiếu từ bi và tâm xấu ác. Qua việc đó, thiệt tình là mình thấy lột được cho mình mặt nào thì tốt mặt đó.

Rõ ràng, ở trong chúng rất là lợi, bởi vì chỉ có chúng, rất thiệt tình, mới có thể nói mình là một người tu không nên nói như vậy, mới nói là mình thiếu từ bi. Rõ ràng là ở ngoài, không ai dám nói mình thiếu từ bi. Mình không đi uống cà phê với họ, không chơi với họ. Thành ra là ở trong đây mới dám nói thôi. Cứ như vậy. Mình phải chấp nhận vị trí của mình là mình thiếu từ bi. Giống như sáng nay, mình cầu đại chúng chỉ dạy cho mình thêm để mình lột bớt cái đó ra và làm sao để biết từ bi là gì, để thay đổi con người mình. Thật sự phải cảm ơn đại chúng rất là nhiều. Mỗi lần như vậy thì, đôi khi phải chảy nước mắt, nhưng rất là vui. Vì ở đây, mình cứ bó thêm. Mình học được cái gì đó, mình tưởng là mình ngon, mình lấp thêm một miếng, cứ bồi bồi thêm, nhưng thật sự ra, nó chỉ là giả thôi.

 Thành ra mình phải lột bớt mặt nạ của mình. Vấn đề hôm trước, anh Lượng và Trường nói rất hay, cái mặt nạ của mình nó dầy giữ lắm. Thành ra cứ lột dần, lột dần. Cũng xin đại chúng góp ý để lột từ từ thêm. Dạ, xin hết. Được chưa, V.Hoàng ơi? Hay kể nữa không? Nhiều lắm.

V.Hoàng: Đấy là kinh nghiệm học mà vui rồi. Thế sư huynh có kinh nghiệm nào vui mà học không?

Bình: Vui mà học. Mỗi lần như vậy là vui. Ở đây, mỗi ngày đều là vui. Đặc biệt là vậy này: ở đây, mình thấy rất là hay, mỗi lần thầy dạy, trong vấn đề đó, ai cũng cảm thấy có chạm tới vấn đề của mình. Thầy nói vấn đề đơn giản thôi, gần như không ai thoát được. Sau một buổi dạy, thầy hay đưa ra một câu gì đó mà cả đại chúng cùng vỡ oà ra cười, mỗi người đều đi thôi, không đặt vấn đề gì nặng hết. Luôn luôn mỗi buổi đều có thể tiếp tục. Thành ra, đại chúng luôn hăng hái trong mỗi buổi được thầy dạy. Mai mốt, V.Hoàng vô đây tu nghiệp tiếp ha.

Nam: tiếp theo thì Sài Gòn có huynh Lượng. Xin mời huynh Lượng phát biểu ạ.

Lượng: Kính thưa thầy, thưa đại chúng. Mình cũng xin đóng góp một phần nào đó ý kiến cá nhân, hy vọng là trả lời được câu hỏi của huynh Q. Tồn.  Về đời, học ngoài đời để tăng thêm kiến thức. Học về đạo là để bỏ bớt. Bỏ bớt cái gì? Học ngoài đời là học kiến thức, tranh đua nhau, xem ai có kiến thức nhiều nhất, ai ứng dụng được nhiều nhất, người đó là nhất. Ngoài đời học cũng như trong đạo thôi. Học ở đời, học kiến thức, ta tập trung hết sức. Đam mê môn học nào thì người ta tập trung vào môn học đó. Ví dụ như bác sĩ giỏi thì tất cả sinh viên đều theo bác sĩ đó. Khi ông ấy đứng mổ, tất cả đều ở xung quanh, ghi chép những giải thích của bác sĩ. Học về cây cà phê cũng như thế. Các giống cà phê Việt Nam là gì, Arabica hay Robusta, vùng nào trồng ngon, vùng nào trồng dở. Mở rộng ra thì ở Brazil thì như thế nào … loại nào phổ biến, loại nào trồng ở đâu, uống cà phê ở Daklak như thế nào, ở Sài Gòn, Cần Thơ như thế nào… Không những học thầy, mà học cả ở bạn, thậm chí hỏi cả nông dân xem sản lượng ra sao, giống nào nhiều nhất. Người học học tất cả mọi thứ ở mọi người, từ người bán giống đến người pha chế cà phê. Khi học, ta tập trung vào vấn đề nào, ta tập trung vào tất cả mọi thứ xung quanh vấn đề đó. Ở trong đạo, văn, tư, tu. Văn là học cái gì. Chúng ta phải có duyên khi gặp thầy, thầy chỉ cho đọc sách. Mình thấy rằng là đối với đạo thì học “bản tánh rỗng rang”. Tìm hiểu mục đích của việc học đạo là gì. Bản thân mình xem Phật giáo là một môn khoa học tâm linh, học từ đời này sang đời khác. Mình theo hướng đó cho nên học đạo là buông bỏ, bỏ bớt cái tôi ra. Vậy bỏ bớt cái tôi ra là làm như thế nào? Mình phải tìm hiểu xung quanh, nhìn cho ra bản tánh của vấn đề, từ việc thực hành bồ đề tâm đến tất cả mọi thứ và thực hành theo đó. Đó không phải chỉ lý thuyết hay thực hành riêng cá nhân mình thôi mà là phải thực hành theo một vị thiện tri thức. Bởi vì, thiện tri thức chính là bản tâm của mình, mình gần thiện tri thức tức là gần bản tâm của mình. Cho nên vấn đề là mình gần thiện tri thức mình được học qua thân, tâm và tất cả mọi thứ. Có nghĩa là mình gần tức là mình đã đang học đó, mình “gần đèn thì sáng”. Mình thấy hồi đó Lục Tổ Huệ Năng cũng như vậy, đâu có thấy được học gì đâu chỉ có giã gạo cả năm trời mới được lên gặp Thầy. Cho nên mới thấy là chuyện học tâm linh nó có tính riêng hoàn toàn.

Do vậy nên câu hỏi của anh Q. Tồn về vọng tưởng, vọng tưởng tức là cái thức của mình. Tất cả kiến thức học ngoài đời đều là vọng tưởng hết. Tất cả kiến thức ngoài đời mình học là để cho cái tôi nó lớn lên. Chúng ta ở trên kiến thức đó, chúng ta đồng hoá kiến thức đó là tôi, tôi là kiến thức đó, đó là vọng tưởng. Khi chúng ta biết ở ngoài cái vọng tưởng đó, chúng ta ở trong cái tánh rỗng rang đó, chúng ta vẫn có vọng tưởng, niệm của chúng ta vẫn khởi lên, nhưng chúng ta ở ngoài nó thì chúng ta cắt được vọng tưởng. Chúng ta cắt đứt vọng tưởng là chúng ta không đồng hoá với nó. Vậy chúng ta học ngoài đời là chúng ta học vọng tưởng, chúng ta học đạo là chúng ta bỏ vọng tưởng. Giống như chúng ta có ví dụ rất kinh điển về sóng và đại dương đó, khi mà sóng nổi lên tức là một niệm nổi lên. Nếu chúng ta ở trên ngọn sóng tức là chúng ta vọng tưởng, chúng ta đồng hoá ta ngang với ngọn sóng đó thì chính đó là vọng tưởng; nhưng nếu chúng ta biết sóng ngay đó là đại dương thì chúng ta cắt đứt vọng tưởng. Mặc dù chúng ta vẫn học kiến thức xã hội, chúng vẫn học hành, làm việc nhưng chúng ta cắt đứt vọng tưởng ngay chỗ đó.

Như vậy cho nên chính bây giờ Lượng vẫn chưa học được. Tại sao vậy? Vì phải rất là khéo mới cắt được vọng tưởng, mình biết mình phải học với Thầy nhiều, cần có thời gian nhiều hơn để qua đây ở lâu hơn để học với Thầy. Thầy có nhắc nhở nhưng mình chưa sắp xếp được thời gian, đó là vì mình không biết học. Việc mình không biết học và mình không biết hỏi nữa. Mình phải hỏi vị Thầy việc thực hành của mình như thế nào, chứ không đọc sách vở không không thể dạy mình bằng người đã chứng thực, họ là người dạy mình giống như ngoài đời nói là cầm tay chỉ việc mình vậy đó. Được cầm tay chỉ việc như vậy mình học mình thực hành rất là nhanh, chứ mình đọc qua lý thuyết, mình nhìn lý thuyết hướng dẫn mình thực hành rất là chậm, đôi khi sai. Cho nên cần gần thiện tri thức và nghe lời thiện tri thức. Lượng thấy rằng có người Thầy chỉ rất nhiều mà không chịu thực hành theo cái đó, mà cứ đi loanh quanh đâu đó. Thành ra rút ra là Thầy chỉ cái gì mình làm cái đó còn tất cả những pháp môn khác nhau chỉ là hỗ trợ thêm thôi. Như vậy việc học dĩ nhiên phải có sự quán chiếu, sự đam mê và sự tập trung để hỗ trợ cho việc học của mình.

Với phần này thì Lượng xin hết, chỉ chia sẻ một phần nào đó về việc học và hành như vậy, Lượng xin hết.

Sh.Bình: nhân việc anh Lượng nói về gần thiện tri thức, đúng là bài hôm thứ sáu của trang … cũng có nói về quy y chân chính đó. Mình quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng là quy y với vị Thầy, trong đó cũng nói là vị Thầy chứng ngộ, và trong đó cũng nói là gần thiện tri thức.

Ở đây mình được cái là có Thầy có chúng. Thực sự mọi người cứ chứng nghiệm thử đi. Chẳng hạn mọi người có nhiều vọng tưởng phải không, thì mọi người cứ vô ăn trên bàn ăn với Thầy đi mọi người sẽ cảm nhận được. Lúc đó mọi người sẽ thấy mình có vọng tưởng nhiều hay không, biết liền à. Nó sẽ thay đổi khác liền à, tại bữa ăn đó luôn. Tại vì khi gần vị Thầy thì vọng tưởng của mình tự nhiên nó sẽ bớt đi và lúc đó mình thực hành ngay tại đó luôn, mình cảm nhận ngay tại đó luôn chứ mình không cần phải đi đâu xa hay thiền hay gì hết, khỏi cần, cứ vô bàn ăn đi sẽ biết liền. Thì mình cảm nhận thiệt vậy đó. Ví dụ như đang làm việc gì đó ở ngoài vườn vọng tưởng mình khác, vô ngồi gần Thầy vọng tưởng nó khác. (cười) Rõ ràng lắm (cười)

Nam: Em muốn hỏi sư huynh là bây giờ mình gần thiện tri thức vậy đã đủ chưa?

Bình: à, như thế này! Theo mình thấy rõ ràng luôn, vị thiện tri thức là gì, là vị Thầy chỉ cho mình con đường, và chúng chỉ cho mình con đường để mình sáng tỏ, còn cái việc đi là do mình chứ không phải do Thầy. Thầy chỉ dạy cho mình con đường thôi và mình phải nỗ lực đi, mình phải chỉnh sửa mình và đi. Đơn giản công việc của mình là phải tự đi, và Thầy là người chỉ cho mình đừng có lạc đường. Đặc biệt ở đây đó mình thấy Thầy dạy cho chúng ta luôn luôn là từ bi và trí huệ phải đi song song, chứ Thầy không dạy cho mình riêng một cái này hay cái kia. Để khi mình đi mình không bị lầm đường lạc lối, giống như đi mà nó cứ cà quẹt cà quẹt một chân. Tập trung vào 1 hướng nào đó thôi thì mai mốt mình gỡ ra rất khó, mình luôn luôn cứ đi song song 2 chân để con đường an toàn, chắc chắn là con đường nó sẽ tốt cho mình đời này và đời sau. Dạ xin hết.

Nam: nãy anh Lượng cũng có nói và chúng cũng có trao đổi, thì bản thân Nam nghĩ rằng chuyện học ở đời và đạo nó có sự tương đồng. Cái cuối cùng học ở ngoài đời là để đến cái trạng thái khách quan, tức là những nhà khoa học, những tiến sĩ người ta cũng sẽ đi đến chỗ khách quan. Người ta dùng các thực nghiệm gì đó, người ta cũng đi tìm cái khách quan đó. Nam có đọc cuốn sách có nói là những người nghiên cứu khoa học người ta bắt đầu bỏ bản ngã của mình, bỏ cái tôi của mình mà dựa vào những nghiên cứu khoa học trên số đông đó, nhưng cái số đông đó cũng chưa phải là cái đại diện cho khách quan tuyệt đối. Thành ra người ta mới đi tới một cái nữa đó là chuyện học trên đạo, khi đó họ đạt được niềm vui lớn hơn. Theo Nam nghĩ là như vậy, kể cả chuyện học ở đời nó cũng có niềm vui, đi đến đạo thì nó được cái khách quan lớn hơn nữa nên nó tự do hơn. Nên học hành ở đời hay học hành ở đạo nó đều có sự tương đồng đó.

Dạ, xin mời chị P. Thảo ạ.

P. Thảo: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng, thưa các sư huynh em chỉ xin phép được góp một góc nhìn nhỏ về việc học và việc hành. Em xin phép kể câu chuyện là từ năm 2019, khi em xin Thầy xuất gia gieo duyên ở trong đó và trong một buổi em nhớ là một ngày Tết, trong một buổi ngồi ngoài sân em có chia sẻ với chú Thịnh về câu chuyện từ năm 2011 khi mà Thầy dạy em như thế thì em rất là cảm động. Lúc đấy em cũng tư duy như vậy, thê là chú Thịnh chú nói là Thầy rất là từ bi, Thầy chỉ Pháp cho mình nhưng rất là đáng tiếc thời điểm đấy mình đã không nhận ra, mãi đến tận 2 năm sau Thảo mới nhận ra. Khi mà chú Thịnh nói câu đấy cũng là cái mà mình phải suy nghĩ. Sau đó thì Thầy làm lễ xuất gia gieo duyên thì Thầy có dạy bài pháp về phát bồ đề tâm. Lúc đấy cái tôi mình mới bị bóc dần ra và khóc rất nhiều. Thế thì, khi mà được học với ôn Thế Đăng cái đoạn như thế thì em mới phát hiện ra rằng “ồ, Thầy từ bi như thế, lúc nào Thầy cũng dạy mình”. Đầu tiên là thấy Thầy từ bi Thầy đã dạy mình, học Thầy một thời gian sau có đoạn em nhìn lại tất cả hành động của Thầy: từ việc Thầy hắc xì hơi, hay Thầy xắn tay áo, Thầy ăn cơm, Thầy bỏ đũa, hay Thầy nói chuyện… tất tần tật Thầy đều dạy pháp cho mình hết. Khi mà em khám phá cái điều đấy xong em vui lắm. Thời điểm đấy em nhớ cuối năm 2018 sang 2019, em khám phá ra là “à, tất cả những gì ôn Thế Đăng thể hiện ra đều là một bài pháp” thì em rất là vui. Thế nhưng mà đến một thời gian cùng tu học với Thầy với cả anh chị em thì em lại mở rộng thêm ra là cái việc học đấy mình học được ở tất cả mọi người và tất cả mọi thứ, ví dụ như là từ thiên nhiên, từ cây cỏ, … đều dạy cho mình như vậy. Và trên thực tế tất cả bài pháp lúc nào cũng ở xung quanh mình chỉ có điều là mình có nhận ra hay không mà thôi. Thế nhưng mà những cái người thầy xung quanh đặc biệt là người thầy pháp bảo như là Thầy Ôn TĐ hay là các bậc thầy khác thì giúp mình nhận ra cái vị thầy bên trong thế nhưng mà để mình thực hành hàng ngày thì Ôn TĐ cũng đã dạy nhiều lần là có những vị thầy khác trong đời sống ví dụ như là một bức tường hay một cái cây, một cái đèn cũng là vị thầy của mình. Đó là mình học sau đó là mình hành thế nhưng mà mình ý thức được rằng tất cả mọi thứ đều là những vị thầy nhưng còn một cái nữa thì em cũng chia sẻ góc nhìn của em thời gian gần đây giống như cuốn nhận diện bản tâm vừa rồi Thầy có dịch và gửi ra đấy, thì em thấy tất cả những cái đối tượng hàng ngày mình tiếp xúc đều là những vị Thầy của mình nhưng biết để làm gì? Để chúng ta nhận ra được cái bản tánh của tâm, khi nhận diện ra được bản tánh của tâm của bản thân mình rồi thì lúc đấy mình mới nhận diện được bản tánh của mọi vạn pháp ở bên ngoài. Đấy là em cũng chia sẻ góc nhìn của em là mọi cái học của mình thì nó ở khắp nơi đó là cái ý thứ nhất, cái ý thứ hai là mọi cái học của mình là giúp mình

để làm gì đó là nhận diện ra được cái bản tánh của tâm. Khi nhận diện ra được cái bản tánh của tâm rồi thì mình cứ thường trụ trên đó thực hiện cái việc hành của mình, khi mình thường trụ trên cái bản tánh của tâm càng được sâu bao nhiêu thì cái việc hành nó hiệu quả bấy nhiêu.

Em xin phép hết ạ.

Nam: Cảm ơn chị Th rất nhiều luôn tại cái phát biểu của chị Th nó đã gợi đến một cái câu hỏi mà tất cả mọi người đều quan tâm đó là khi mình ở gần một Thiện Tri Thức thì mình học tốt nhất và mình tận dụng cái quãng thời gian quý báu này. Tại mình biết là tất cả là nhân duyên cũng có những giai đoạn mình rất khó khăn để gặp Thiện Tri Thức. Đó thì gợi lên một câu hỏi trong N là như vậy. Chắc có một bạn mới giơ tay, chắc là mình mời bạn T phát biểu ạ.

T.Tài: Dạ em cũng xin phép Thầy và đại chúng cho em xin hỏi đó, một vấn đề mà em cũng thắc mắc rất lâu rồi. Ngày xưa em cũng học trung bình thôi chứ không có giỏi giang gì hết. Khi được ba mẹ những người xung quanh nói là phải học hành, ráng học đi để mình lớn lên mình đi làm thì kiểu mình biết rằng nó đúng đó, con đường đi đó rất là đúng nhưng mà mình lại lười biếng, mình học như học vẹt vậy đó, thực tế là như vậy đó. Mình cố gắng học vẹt và vẫn phải đi hết con đường đó, thì khi mà đi hết rồi nhìn trở lại thì mình cũng không có tha thiết gì với học nó, nhưng mà bắt buộc mình phải học. Đó nó vậy đó hai cái đó nó không có đi đôi với nhau, không có hợp tác với nhau, tâm em biết đó là điều đúng, học để phát triển bản thân mình là điều đúng. Thực tế ra như thế không phải dứt trừ mà chuyển cái tâm mà của mình đi, khi ở nhà em cũng thực hành, hàng ngày cũng đọc kinh cũng có lạy năm trăm lạy, nói chung là thực hành các pháp luôn nhưng mà đôi khi cái tâm ma nó che mình dữ lắm, mình nhìn thấy nó đó nó không có sai, nhưng mà nó lại che chướng đi. Mình mong Thầy và đại chúng chỉ cho T cách thực hành để cái tâm nó đi theo cái hướng tốt hơn. Cảm ơn Thầy và đại chúng.

Nam: Cái ý của T có phải là mình đang cảm thấy mình đúng rồi, thấy cái chuyện này là nên làm rồi mà mình không làm đúng không? Muốn làm mà làm không có...

T.Tài: Cái ý là làm nhưng mà bị ép buộc, giống kiểu học vẹt đó, mình biết hết mà mình không thực hành theo

Nam: Rồi hiểu rồi, chắc để sư huynh trả lời trước.

Bình: Dạ kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! thì xin phép trả lời cho Tài chút xíu, thực sự ra Tài nói là Tài biết, thì biết vậy thì cứ làm vậy đi, tại vì mình nghĩ là gì đó, tâm ma gì đó hổng chịu, cái đó mình biết, mình biết là nó tốt mà mình nghĩ là không tốt thật sự ra cũng là cái tư tưởng của mình thôi, thực sự ra mình biết là tốt thì làm sao mình chuyển cái đó thành cái đam mê đó. Làm sao làm cho nó vui đó, thì cái đó là vấn đề của mình thôi.

 Thật sự ra nói thiệt với Tài đó là mình cũng làm biếng dữ lắm hình như trong bản thân con người ai cũng có 1 phần làm biếng nằm trong đó, làm biếng học, khi mà gia đình bắt buộc kêu đi học thì mình không có thích học. Chẳng hạn như giờ mình lên trường mình ngôi đi, khi giáo viên nói “thôi hôm nay nghỉ nha” là ai mà không vỗ tay, thử coi ai không vui, vui liền à.

 Thành ra cái chuyện đang học mà kêu nghỉ, thì ai cũng thích hết trơn đó, không ai không thích hết. Chuyện đó là chuyện bình thường thôi, nhưng cha mẹ khuyên mình và đều mong mỏi con cái được phát triển, đều được tốt.

Thì bây giờ tương tự như vậy Tài đã có con, chuẩn bị đôi khi có đứa thứ 2, thì Tài cũng phải thay đổi tư tưởng của mình lại. Mình đã làm cha rồi, đâu phải là đứa con mãi đâu, thành ra cái tư tưởng của Tài đang chuẩn bị áp lên cho đứa con của Tài y chang như vậy. Nếu mà Tài cứ suy nghĩ là à tôi không muốn học mà cha mẹ bắt ép, vậy giờ Tài thử kêu con đừng có đi học đi, con cứ thoải mái, con cứ chơi, con không cần học nữa thì sao. Đúng không? Tại vì khi mình đứng ở vai trò cha mẹ, mình sẽ thay đổi tư tưởng mình biết cái đó đúng, thì mình sẽ giữ đúng và mình sẽ không làm sai nữa, còn nói mình mà tâm ma thì mình sẽ không nuôi dạy được con mình đâu.

 Nhưng mà mình hiểu được cái tâm trạng đó, bởi vì mình đã là con thì mình sẽ hiểu được tâm trạng của đứa con của mình, thì đơn giản khi mà mình hiểu được vậy, thì mình sẽ chỉ dạy cho nó, bây giờ mình phải xem lại, làm sao cái chuyện thực hành của mình hiện tại, là thực hành Pháp của mình đó, nó phải vui nó phải thoải mái, thì mỗi buổi sáng ở đây cũng có mở zoom đó, mình có thể mở lên mình thực hành cùng đại chúng, để cho cái tâm mình nó không còn thực hành một mình nữa, thì nó sẽ vui hơn và nó không bị bó buộc lại, nó dễ hơn.

Thì làm sao để mà hòa với tâm của đại chúng lớn hơn, chứ đôi khi mình thực hành một mình cảm thấy mệt mỏi lắm. Chẳng hạn như học Anh văn, mình nghĩ một ngày học 5 từ, mình học một thời gian là bỏ à, tại vì cái tâm lười biếng mình nhiều hơn cái tâm không lười biếng của mình, vì thế mình phải thay đổi mình, để làm một người Phật tử tốt hơn, mình muốn hòa với chúng thì mình sẽ thực hành chung với chúng.

Nam: Về việc của T thì nam cũng xin có ý kiến, ở đây bản thân Nam nhiều khi Thầy dạy mà mình không làm theo, mình làm rất ít những gì Thầy dạy, mặc dù Thầy dạy đúng, mà mình làm cũng Thấy gian nan lắm. Có những năm Thầy bảo vui lên, mà vui không nổi, thì mình cố gắng mình nghe trở lại thì mình nghĩ quan trọng phải có Chánh kiến để hiểu học để làm gì, mình phải có động cơ như vậy thì mình mới học được.

Thông: Làm sao mình học cho vui, trong quá trình học và hành làm sao có niềm vui trong đó. Hồi nhỏ mình học có niềm vui là do mình có điều kiện, học để có bằng khen, lớn lên mình đi học có bằng cấp, hiểu biết, kiến thức có việc làm tốt, học như thế sẽ có niềm vui, khi mình đặt ra những điều kiện đó thì không có lâu. Hỏi hai vị diễn giả, làm sao mình học có niềm vui, mà không có điều kiện?

Bình: Kính thưa Thầy và đại chúng! Thật tình mình chưa làm được làm sao mình an tâm, khi mình an tâm, thì mình sẽ vui trong mọi hoàn cảnh, còn không an tâm được thì hoàn cảnh thay đổi, mình sẽ thay đổi theo. Như chú Hải nói, làm sao quay về tâm, an trụ được, không bị lay động thì sẽ yên tâm, ở ngoài xã hội, làm sao giống như Thầy dạy, cái quan kiến của mình phải lớn hơn hoàn cảnh, khi đi làm thì thấy ai giải quyết được vấn đề nhẹ nhàng thì người đó sẽ an tâm được, làm sao tâm mình phải lớn hơn hoàn cảnh thì sẽ vượt qua chuyện đó.

Anh Nam: Mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình thôi. Khi mình không vui thì hỏi tại sao mình không vui, mình đào sâu để coi, mà thường là tại mình, hoàn cảnh vậy mà bắt theo ý mình thì mình không vui, hoàn cảnh luôn thay đổi, có cái mới để học mình thấy hay, có lần Nam đi trên đường thấy cây rất đẹp, mình đẻ ý vậy nên vui, trong chuyện học, mình thấy đích đến, mình phải dành toàn bộ thời gian cho chuyện học, trong cuộc sống mình cứ đặt ra điều kiện và thuận theo đó, thì bớt đòi hỏi thì mình sẽ vui ra thôi.

Thông:  Mình có nghe là 2% là do xã hội và còn lại 98% là do chính mình và mình tương tác với hoàn cảnh như thế nào thôi, như SH B nói là tâm phải lớn hơn hoàn cảnh, mà em chưa thấy tâm của em thì em phải như thế nào?

Bình, Nam: Thì phải tu tiếp thôi. Mời P.Thảo ý kiến thêm?

P.Thảo: Nếu mình chưa Thấy bản tâm mình và Nam nói là tu tiếp thì thực ra thì có rất nhiều con đường để mình tu học đến khi nào mình tốt nghiệp xong. Em vẫn nhớ mãi là năm 2019 Thầy có nói là mình chưa tốt nghiệp được lớp 1 thì mình sẽ không lên được lớp 2  lớp 3, nếu mình không chịu học, không chịu lắng nghe và gần bậc thiện tri thức và không có niềm tin thì mình cứ đúp lớp hoài (ở lại lớp) thì mình sẽ khổ thôi, nghĩa là mình nuốt được cái đau khổ, mình chịu đúp lớp và nuốt được cái đau khổ cho đến khi nào mình không chịu được nữa tức là cái ly nước mình cầm lên tay nó nóng quá rồi, tay mình không chịu được nữa thì lúc đó mình mới buông, thì lúc đó mới bắt đầu học và lên những cấp độ cao hơn và mình học được những bài học cao hơn, em xin phép hết.

Sh Trường: Thì với câu hỏi của Thông, thì em thấy đấy là những nhu cầu căn bản của con người thôi, ai muốn vui vẻ và hạnh phúc đến với mình. Nhưng mà em thấy, mình đặt mục đích mình đi là để vui rồi, nhưng mà bây giờ mình lại ép mình vô cái khuôn là mình học mình mới vui. Nhưng mà theo em thấy thì không nhất thiết là mình phải vui mình mới học được đâu. Ví dụ, như là có nhiều người tu mà trọn con đường khổ hạnh thì mình thấy sau mà khổ quá vậy? sao không ở bình thường đi cho sướng, sao làm vậy chi cho khổ quá. Thì em thấy thực tế là mình vui mình mới học hay mình học thì mình mới có niềm vui đâu, mà chính những cái thử thách, gian nan và khó khăn, đau khổ đôi khi cũng mang lại niềm vui và những cái giá trị nó đôi khi nó tác động thẳng tới cái tâm của mình, và nó mang lại giá trị lớn hơn rất là nhiều.

Thì giống như mình có ăn trái đắng thì mình mới biết nó đắng như thế nào, còn nếu như mình cứ đi tìm trái ngọt mình ăn thôi thì mình sẽ không biết trái đắng là như thế nào. Nên là cuộc sống này mình sẽ phải trải qua những cái ngọt, bùi, cay, đắng nhưng mà mình cứ yên tâm mình học thôi. Chứ mình không muốn học thì cuộc đời này nó cũng bắt mình học thôi, tại vì cái nghiệp nó trổ về thì mình muốn trốn, cũng không trốn được đâu. Ví dụ, như mình muốn né tránh một cái điều gì đó làm mình khó chịu, mình không hài lòng thì một ngày nào đó nó cũng quay lại nó dạy mình lại cái bài học đó, cho nên có khổ có vui gì thì cũng do mình thôi. Nhưng mà trước sau mình cũng được học thôi, nên em mới thấy đức Phật có nói cái câu là ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành, nên là có khổ đau hay hạnh phúc gì đó thì mình cũng phải học thôi, cơ bản thì ai cũng phải trải qua những điều đó. Theo em nghĩ thì có thể là mình cũng từng là những chúng sanh ở trong cõi địa ngục để chịu khổ, thì đó cũng là một bài học mà mình phải học trên cái con đường tu đạo này. Thì thông qua tất cả những trải nghiệm thì nó đều dạy cho mình, thì mình cứ học thôi dù có buồn, đau, khổ sở gì thì mình cũng phải học thôi. Tại vì theo em dù bất kỳ bài học nào nó cũng làm lợi cho mình thôi à.

Thì ở đâu hồi trước thì huynh Bình có hỏi là làm sao để mình hòa chúng? Thì theo em thì cái tài sản lớn nhất của mình là cái tôi của mình chứ gì, thì mình cứ hòa vô thôi rồi mình sẽ thấy va chạm, khó chịu này kia nhưng mà cuối cùng em thấy nó là cái vui. Tại vì, khi mình va chạm thì mình mới vỡ ra được, tại vì người này hay người khi không hợp với mình về tư tưởng hay trong cách làm việc, nhưng mà cuối cùng thì em thấy những điều đó đều mang lại những bài học lợi ích cho mình thôi. Thì mình cứ tiếp tục làm thôi, em xin hết ạ.

Phong: Thưa thầy, thưa đại chúng thì theo Phong thấy thì như huynh Trường đã nói, thì theo Phong thì thực ra cái mục tiêu lớn nhất khi sinh ra đời của mình là để học và biết chính mình. Thì trên con đường đi thì có một số huynh đệ có nói là mình chia ra là có học ngoài đời và học trong đạo. Thì theo Phong thì mình không cần phải chia ra như vậy, ví dụ thì trong cái hoàn cảnh sống của mình thì đó đã là một trường học rất là lớn, rất là hay và đáng để học

Nhưng mà thường cái học của mình theo Phong thì hồi đó mình muốn làm cử nhân hay kỹ sư gì đó thì mình phải muốn, và rồi mình đăng ký vô mình học và mình cũng phải mất mấy năm trời mình mới tốt nghiệp. Thì cái đó chính là khởi đầu của sự học, tức là mình đã có một cái muốn, thì nếu mà cuộc đời mình cố gắng mình học thì mình sẽ biết chữ, mình biết tiếng anh, tinh học mình biết tất cả mọi sự đó. Nhưng mình lấy cái gì để mình học? Thì đó chính là tâm thức của mình học mà thôi. Cái này chính là cái quan sát của chính Phong về thế hệ trẻ của mình trước kia, nhưng mà cái điểm mấu chốt Phong muốn nói là khi mình muốn học và thứ hai là trên con đường học của mình thì mình phải có một cái người thầy. Ví dụ, như Phong chơi tennis thì Phong cũng cần phải có một người thầy dạy chơi tennis, thì đó là những cái mà mình luôn phải học ở đời sống hằng ngày và cái nhân duyên của mình cũng chính là cái ngôi trường học của mình chứ không cần phải tìm kiếm ở đâu xa.

Rồi tới khi mình tìm đến Phật giáo và thấy những cái mà làm mình bất toại nguyện, ví dụ như là Thông có nói như là học để vui, nhưng mà rồi mình thấy cái niềm vui nó cũng chóng qua, giống như là mình tốt nghiệp rồi mà cái bằng kỹ sư của mình giờ nó ở đâu mình cũng không biết nữa luôn. Như vậy thì cái học đạo là một cái cơ hội để cho mình thấy niềm vui, mà niềm vui này như trong kinh sách gọi là vĩnh cửu, tức là mình phải cố gắng tìm hiểu được mình là cái gì? Chính mình là ai? Thì ngay đó mình sẽ thấy cái niềm vui nó trọn vẹn. Nhưng mà lúc đó nó chưa dừng đâu và mình phải tiếp tục học, chứ không phải tới đó là đủ. Ví dụ, như là mình học để mình nhận ra bản tánh của tâm và như vậy là song. Không phải, thì theo quan điểm cá nhân là mình ở cái thấy đó mình phải càng tiếp tục, cái học lúc này nó không còn là học cho mình, mà lúc này là mình học để giúp đỡ người khác, mình học để mình làm những cái chuyện có ích. Lúc này, thì theo Phong nghĩ mình phải tiếp tục học nhiều hơn nữa, như vậy thì cái học của mình nó sẽ đúng đắn hơn, tại vì cái học trước đó của mình lúc đó chỉ là cái học để tích tập phước đức và trí huệ để một lúc nào đó mình có cơ hội để nhìn thấy bản tánh của tâm, thì lúc đó mình sẽ biết cách học. Phong nghĩ vậy thôi.

Nhưng mà cũng đừng có quá lo lắng khi mình nói là mình chưa có nhìn thấy bản tánh của tâm, thì thực sự là mình phải quay lại mình, thì mình có muốn hay không? Và đặc biệt là mình có cơ hội để mình gần thiện tri thức, đại chúng ở đây thì đó là đầy đủ những cơ hội để mình thấy chính mình là như thế nào.

Nam: Thì nhân cái câu hỏi của huynh Trường, thì Nam cũng nhận ra một điều là trong quá trình mình trở lại trường mình học, thì mình mới thấy là trong cái tiến trình học là luôn có một cái quá trình là phải trải qua đau đớn, thì mình mới hiểu ra được. Đó chính là cái tôi của mình nó chống đối lại việc tiếp nhận cái kiến thức đó, cái kiến thức đó có cái sức nặng và mình thấy nó nuốt không trôi, nhưng mà cái đau đó là cái vui cái thú của chuyện học. Thì quan trọng là do mình đặt khái niệm cho cái chuyện đó thôi, mình coi đó là niềm vui thì lúc nào mình cũng có niềm vui và nếu như mình coi đó là cái khó khăn thì mệt lắm. Dạ xin hết.

Hùng T.N: Thì sự thật là nó luôn đi đôi, thì quan trọng là cái chỗ mà Thầy khai thị cái bản tâm của chúng ta, ai ai cũng có, cái đó là cái mốc quan trọng cho chúng ta.

Khi mà chúng ta nhận ra được cái bản tâm như thế đó rồi đó hen, thì ngay tại đây chúng ta bặc hết vọng tưởng, thì nãy có chú nói vọng tưởng đó, làm sao mà mình trắc nghiệm dần là cái bản tâm của mình ngay tại đây nó bặc vọng tưởng, đây là cái móc quan trọng.

Thì Thầy khai thị cái thứ nhất là bản tâm, khi mình nhận ra được rồi đó he, cái thứ hai Thầy khai thị đó khi mà mình nhận ra cái bản tâm rồi đó, thì mình phải khám phá mình có rất là nhiều công đức.

Thì công đức là gì? Công đức thì vô lượng, nhưng mà mình chỉ thí dụ hai cái công đức. Cái thấy và cái nghe, cái thấy không vọng tưởng, cái thấy không vô minh, không phiền não, không sanh tử luân hồi, và cái nghe cũng vậy luôn. Làm sao mà mình phải áp dụng trong đời sống, là mình thường sống ngay chỗ mà cái bản tâm, mình sống ngay cái bản tâm thì mình có cái thấy nghe, tức có nghĩa là mình có cái thấy và cái nghe, thì mình sẽ thông hết cái việc đời và việc đạo. Đạo là gì, đạo mà mình đang sống với cái bản tâm của chính mình, là cái chỗ đó mình không có thêm bớt là tại vì nó không vọng tưởng, thì cái tâm mình nó hiển bày, mà nó hiển bày rồi đó he, thì bắt đầu tự nhiên mình biết cái chuyện đời, chuyện đời nào là covid, nào là nắng mưa, nào là trong nước ngoài nước, về mặt đời đó he, mình biết rất là nhiều, thì cái biết rất là nhiều đó đó, mà mình giải thoát bởi vì mình sống ở cái bản tâm. Cho nên nó tự nhiên về mặt đời mình biết hết trơn và về mặt đạo thì cái Phật tánh, cái bản tâm của mình nó càng ngày nó càng sáng tỏ, nó rõ ràng, cho nên đây là cái móc quan trọng của sự học. Học và hành. Tức có nghĩa là mình chỉ cần sống với cái bản tâm Phật tánh, thì sự học của mình là trọn vẹn. Càng ngày nó càng sáng tỏ, cái bản tâm mình ra, cái Phật tánh mình ra. Nó rõ ràng chứ nó không còn theo cái học mù mờ nữa. Càng ngày mình càng sáng ra, tốt ra.

Việc đời thì mình biết hết, nhưng mà người ta biết người ta khổ đau, không giải thoát, còn mình biết dịch này cúm kia… mà mình vẫn giải thoát, đây là cái móc quan trọng của cái sự học và hành đúng cách.

Thì mình cũng nhờ Thầy khai thị phần bản tâm và khám phá ra công đức thì mình thấy rằng là có cái tánh thấy và tánh nghe, thì mình thấy chính nó về mặt đời thì mình tùy theo cái lực mà mình rõ biết, về mặt đạo cũng thông suốt rất là nhiều, nên cái cách tu thì thấy rất là an tâm và vững vàng. Cám ơn Thầy và Đại chúng, đem cái hiểu biết của chính mình trình bày, và nếu có gì sai thì chỉnh cho mình được phát triển thêm, tốt đẹp thêm.

-----------------------------------------------

Thầy: Trước hết là hai vị thuyết trình hôm nay có muốn hỏi cái gì thì hỏi.

Bình: Kính thưa Thầy, thưa Đại chúng! Nãy cũng có câu hỏi “làm sao mình có thể vui để học hành trong mọi hoàn cảnh và để an tâm” ?

Thầy: Thì học kiếm ra tiền thì vui chứ gì đâu, làm biếng thì ít tiền

(Đại chúng cười)

Nam: Thưa Thầy, thưa Đại chúng! Cũng là thắc mắc của con và cũng là của sư huynh Nguyên đó là “Như thế nào là một người biết học, biết hành, và làm sao để mình tự quán xét được việc học và việc hành.”

Thầy: đơn giản là mình học ở đời thì mình cũng dùng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thầy học trung học thì Thầy cũng dùng con mắt của Thầy thôi, miệng thì trả bài…Thì bây giờ mình học đạo cũng là dùng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Dùng mắt để đọc kinh, tai để nghe những vị nào đó giảng, ý để suy nghĩ, thành ra học đời với học đạo giống nhau. Bởi vì nó phải cùng có những cơ sở như nhau, đồng ý chưa?

Rồi mình phải đi sâu hơn nữa, học đời cũng là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Học đạo cũng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Vậy cái người học đó là cái gì? Cái nền tảng của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý học chuyện đời. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý học chuyện đạo. Cái nền tảng, cái cơ sở cái người học đó là cái gì?

Đơn giản mình đi sâu vô, hai cái nó đều cùng một cái người học hết, và mình đi sâu vô thì mình sẽ biết cái người học đó là như thế nào. Thì khi mình biết người học đó, thì mình hoàn toàn sẽ chấm dứt sự học. Bởi vì một bậc A la hán là vô học, không học nữa. Cấp thứ tư trong bốn cấp của Kagyu của Đại Ấn là không học nữa. Bởi vì mình biết cái người học rồi, cho nên tất cả mọi cái học đều là làm sao để biết người học đó.

Bởi vì nó giống nhau thôi, bên kia cũng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mới học được, bên ngày cũng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mới học được, vậy thì nó giống nhau chỗ nào? Giống nhau chỗ tìm cho ra người học đó, mà anh tìm ra, tìm ra được hoàn toàn thì mình không học nữa, đơn giản vậy thôi.

Cái người học đó, thì mỗi người sẽ dùng những chữ khác nhau, người thì nói Phật tánh, người thì nói tự tánh, người thì nói chủ nhân không, người thì nói Như Lai Tạng, hay gì đó, nhưng mà đó là nguồn gốc của sự học, mình tìm ra được cái nguồn gốc của sự học đó, cái người học đó đó, ai học người học đó mình tìm cho ra, và tìm đầy đủ thì mình sẽ không học nữa, chứ chẳng lẻ học cả đời sao?

Học ở đời cũng học cả đời phải không? Bây giờ nghe nói 5 năm là phải đi học lại thôi, vì nó cũ quá rồi, mình học trước đây 5 năm, còn bây giờ nó mới hoàn toàn, học cả đời sao, và còn học đạo cũng vậy, học cả đời sao? Cứ đọc kinh cả đời, … Mình phải đi thẳng vô cái người học đó là ai? Thì mình đi vô đó thì mình sẽ hết học thôi. Chứ chẳng lẻ học cả đời, đó là một điểm.

Điểm thứ hai là tại sao mình học? Bởi vì mình thấy mình thiếu thốn, đơn giản vậy thôi. Mình học là gì? Tại sao ham học vậy? học đời cũng như học đạo, học hành đời cũng như học hành đạo. là bởi vì mình thấy mình thiếu thốn, thì bây giờ anh phải làm sao cho anh chấm dứt sự thiếu thốn này đi. Bằng cách là anh biết trọn vẹn cái người học đó là ai, là cái gì? Rồi cái học nó sẽ không bao giờ cùng, khi nào có một chủ thể học hành và đối tượng để học hành, cái khoảng cách của chủ thể và đối tượng đó, không bao giờ có thể lấp đầy được, kể cả khoa học, cái đó là điểm mà tại sao Phật giáo hơn khoa học là vậy đó, khoa học bao giờ cũng có chủ thể và đối tượng để nghiên cứu để học hành. Cái khoảng cách giữa chủ thể và đối tượng không bao giờ lấp đầy được hết. Mình càng học thì càng thấy cái đối tượng hình như nó càng xa ra, phải không? Thành ra chỉ có khi mà anh lấp đầy được cái đó thì lúc đó anh hết học và lúc đó là sự an vui, chứ chẳng lẻ học cả đời sao? Khi nào còn có sự ngăn cách giữa chủ thể và đối tượng thì lúc đó anh còn phải học, dầu là học đời hay học đạo gì đó. Có sự ngăn cách, có sự thiếu hụt thì nó không thể nhập một được. Thành ra, Thầy đã nói nhiều lần rồi tất cả các tantra cao cấp ở cấp độ thứ 6 là cấp độ cao nhất đó là bao giờ cũng nói tới chữ hợp nhất hết. Khi anh hợp nhất thì anh hết học, vậy thôi. Hợp nhất giữa chủ thể và đối tượng thì anh hết học, đó thì mình thấy ngay cả những hình ảnh của những tantra cao cấp bao giờ cũng có một vị Phật, rồi có một vị Phật nữ nữa, phải không? Giữa vật chất và tình thần nó hợp nhất thì hết học, còn mình bây giờ tinh thần đứng riêng, vật chất đứng riêng thì mình cứ học miết thôi. Đơn giản, một ngày nào đó khi mà nó hợp nhất được, mà nó hợp nhất hoàn toàn thì anh thấy tất cả là mình thì đâu có còn học gì nữa, phải không?

Thầy không muốn tìm hiểu ông Lượng, đôi khi Thầy thấy ông Lượng với Thầy là một, vậy thôi, còn khi mà Thầy thấy còn ngăn cách thì Thầy tìm hiểu, tìm hiểu kiếp này chưa được, kiếp sau làm bà Hương, mình sẽ thành bà Hương để tìm hiểu ông Lượng. Tóm lại là vậy đó, thứ nhất là mình phải thấy là cái học hành ở đời và học hành ở đạo nó đều đặt trên một căn bản, một nền tảng là cái người học. Và mình khi nào mình tìm hiểu mình biết rõ ràng mình hiểu rõ hoàn toàn về cái người học đó thì mình sẽ không học nữa là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là tại sao anh học, bởi vì anh thấy thiếu thốn, giữa tôi với bức vách kia, tôi thấy có một khoảng cách nào đó thì tôi phải dùng khoa học để tôi xem cái này là cái gì, rồi gạch, đá, xi măng, sắt gì trong này, tôi phải học, học để tìm hiểu nó, nhưng mà tìm hiểu nó cũng chỉ là tìm hiểu bề ngoài vậy thôi, chứ tôi với nó không thể nhập một được, giữa cái chủ thể là đây và cái khách thể là kia, chủ thể là đây đối tượng là kia, cái hố đó không bao giờ lấp đầy được, thành ra mình sẽ học miết thôi. Còn khi nào mà anh lấp đầy được, mà lấp đầy bằng gì, bằng chính là học hành đạo, anh mới lấp đầy được, anh hợp nhất với đối tượng thì lúc đó anh hết học, phải không?

Còn như bác Lượng chẳng hạn, bác chưa lấy cô Hương về được thì bác phải theo đuổi miết thôi, phải không? Mà lấy về thì hết lôi thôi, hết theo đuổi, khi đối tượng đã là mình rồi thì hết học. Thầy thấy vậy đó trong tất cả mọi môn học, khoa học, vật lý, toán học không bao giờ lấp đầy giữa chủ thể và đối tượng được, chỉ có sự tu hành nó mới lấp đầy được cái đó. Mà lấp đầy cái đó khi mình thấy tất cả là mình, thì mình đâu có còn học gì nữa, tôi không tò mò, không còn gì để tôi học nữa hết, phải không? Đơn giản vậy thôi.

H. Lan: Thưa Thầy con muốn hỏi, Thầy bảo là các vị A La Hán là không học nữa, nhưng mà như con được biết là học chưa có vô pháp vậy thì cái phần vô pháp….

Thầy: Không có lý luận xa xôi, chỉ khi nào mà người ta không học nữa là bởi vì cái hố ngăn cách giữa chủ thể và đối tượng nó không có nữa. Chủ thể là tôi, đối tượng của tôi, cả hai là niết bàn (thường lạc, ngã tịnh) chẳng hạn, nó không còn ngăn cách nữa, nó là một thì lúc đó tôi còn học gì nữa, còn bây giờ mình không có lý luận lôi thôi, mình nói A La Hán là để dễ nói thôi, phải không? Bởi vị A La Hán là sao, là không học nữa, đồng ý cái đó không? Khi mà cô thấy cô với thế giới là một thì cô không học nữa và lúc đó cô mới hết khổ thôi, còn cô thấy cô với thế giới là hai thì có một khoảng ngăn cách là bao giờ mình cũng khổ hết. Còn khi mình với thế giới, mình chủ thể đây và đối tượng là một thì hết nói năng, cũng như những bức tranh vẽ Phật gì đó với phối ngẫu của ngài thì lúc đó đâu còn nói năng gì nữa, hợp nhất rồi khỏi đi tìm kiếm đâu xa hết, thành ra tất cả mọi cái đều đưa mình tới cái chỗ hợp nhất đó, mình càng hợp nhất được chừng nào thì mình càng bớt khổ và mình càng hưởng hạnh phúc nhiều chừng đó, đơn giản vậy thôi.

Thành ra tất cả mọi pháp môn để làm gì để cho anh hợp nhất được với cái đối tượng mà cái đó triết học làm không được, khoa học làm không được. Ngay cả khoa học mà tinh vi nhất bây giờ là lượng tử đó cũng nói là khi mà người quan sát mà nhìn vào vật quan sát, người quan sát đó đã bắt đầu thay đổi vật quan sát rồi, thành ra không cách gì anh có thể hợp nhất được. Bởi vì con mắt mình rất khó hợp nhất với đối tượng, phải không? Lỗ tai mình cũng khó hợp nhất với đối tượng, nhưng mà nền tảng của mắt tai mũi lưỡi thân ý nó luôn luôn hợp nhất với đối tượng, đơn giản vậy thôi.

Ph. Thảo: Dạ thưa Thầy, con xin Thầy giảng thêm, làm thế nào trong quá trình học mình biết mình tiến tu theo từng ngày, như cá nhân con thì con thấy có những biểu hiện rất rõ, ngày hôm sau rất là khác ngày hôm trước, nhưng có những giai đoạn nó giống như bị ù lì, thấy mình không có sự tiến bộ gì cả.

Thầy: Mình phải định nghĩa cho rõ, tiến bộ là tiến bộ sao? Tiến bộ là tiến bộ về phía hợp nhất giữa mình với... Chứ còn mà Thầy thấy Hà Nội vẫn ngăn cách với Thầy nhiều lắm, mình sẽ làm y như nhạc sĩ Phú Quang là nhớ cả ngày cả đêm, Em Ơi Hà Nội Phố,… nhớ vậy là khổ lắm, khi mà mình với Hà Nội hợp nhất thì lúc đó không còn vấn đề nữa, không có hát hò gì hết, lo mà hưởng thôi. Khi mà anh đã hợp nhất rồi thì lúc đó anh mới hưởng thụ được cuộc đời này, còn tất cả mọi cái nó đến rồi nó đi thôi, mình không hợp nhất được phải không? Thầy mới ăn cái bánh gì hồi trưa đó, ăn vào thì thấy nó hợp nhất với cái miệng mình lắm nhưng mà nó vô thường thôi, ăn vào rồi chiều nay thấy bắt đầu thèm nhớ lại cái bánh hồi trưa, nó rời mình nhanh quá. Thành ra làm sao mình hợp nhất với nó một lần vĩnh viễn là xong, khỏi ăn bánh nữa. Còn bây giờ ăn cái bánh này mai lại đòi ăn bánh khác, quan trọng nhất là anh tiến bộ là anh thấy anh hợp nhất với đối tượng hợp nhất với sự vật. Nên nhớ tất cả đỉnh cao của mọi ngành nghề đều là sự hợp nhất, ngay cả những ngành nghề ở đời cũng vậy, ví dụ như anh kiến trúc anh vẽ cái đó, anh cảm thấy cái nhà, cái công trình này nó hợp nhất với quang cảnh chung quanh, nó hợp nhất với con người, cái điểm cao nhất bao giờ cũng là hợp nhất. Còn anh vẽ một công trình mà người ta nhìn vào mà người ta thấy không ăn nhằm gì với thành phố này, không ăn nhằm gì với con người ở đây, không ăn nhằm gì với quang cảnh chung quanh ở đây hết, thì đó là một dị tượng, một dị dạng không có hợp nhất được. Thành ra mình tiến bộ trên con đường tu hành này, muốn biết là mình tiến bộ hay không là mình thấy càng ngày mình càng hợp nhất, khi mà nó hợp nhất rồi thì phiền não không nảy sinh giữa hai cái đó nữa, phiền não chỉ nảy sinh giữa chủ thể và đối tượng, phải không?

Khi nào mà còn đối tượng riêng, chủ thể riêng thì nó còn phiền não, một là ham muốn, tham mà tham không được thì nổi sân, đố kỵ,… còn nó hợp nhất rồi thôi, còn đố kỵ, còn phiền não gì nữa, phải không? Đơn giản vậy thôi, tu hành kiểu nào không biết mà càng ngày anh càng hợp nhất với cái thực tại đó, mình dùng chữ thực tại cho nó dễ. Rồi một khi anh hợp nhất hoàn toàn với thực tại thì lúc đó anh không còn mong muốn gì nữa, anh không có làm gì hết, học hành gì hết, anh là một với thực tại, anh là một với tất cả mọi sự, một với tất cả những người khác, một với tất cả những vị thánh, vậy thôi. Thành ra tiến bộ là gì, tiến bộ là đạt tới cái sự hợp nhất đó. Mà nếu như mình để ý xem trong tu hành cũng vậy, những cái tantra cao cấp nhất bao giờ cuối cùng cũng là sự hợp nhất, mình cứ mở mạng ra xem, hình ảnh của những vị Phật kể cả nguyên thủy Samantabhadra (Phật Phổ Hiền) ngài màu xanh ôm vị phối ngẫu của ngài màu trắng hợp nhất, mà khi hợp nhất rồi thì không còn phiền não gì nữa, thành ra tiến bộ là vậy đó.

Rồi bây giờ mình nghiệm lại, tại sao mình có những bữa nó đứng lại, thì cái đó chính là cái nghiệp phân biệt của mình, chia rẽ của mình. Khi anh hợp nhất rồi thì anh không còn đánh nhau, còn khi anh còn thấy khác biệt thì anh còn đánh nhau, tất cả đều đi về một hướng. Mình phải xem lại tại sao mình không thể hợp nhất được, chủ thể và đối tượng không thể hợp nhất được. Ví dụ như Thầy ngồi ở đây, Thầy nhìn cái tường đó, Thầy thấy Thầy và nó là một, Thầy không thắc mắc gì thì không còn phiền não nữa. Còn nếu còn thắc mắc, hay suy nghĩ tết này có nên sơn phết nó hay không, hay thấy bức tranh treo còn hơi nghiêng, đủ thứ phiền não hết. Phiền não chỉ xảy ra khi anh không hợp nhất được với đối tượng, khi anh hợp nhất được với tất cả thì không còn nói gì nữa. Thực tại chính là cái 'tất cả' đó, thực tại không phải là cái trống không đâu, nó là tất cả. Anh hợp nhất với tất cả, thì lúc đó mới gọi là Vô Học (không học nữa), không làm gì nữa. Ngày xưa, có những vị như ngài Trần Nhân Tông chẳng hạn, ngài sống trong sự hợp nhất đó, hợp nhất giữa mình và người khác, hợp nhất giữa mình và thiên nhiên, hợp nhất giữa mình với thế giới, cho nên ngài dùng chữ 'Vô Sự' là vậy đó, mặc dù ngài rất bận rộn nhưng ngài ở trong cái hợp nhất đó nên thấy là 'vô sự'. Còn mình thấy phân cách, càng phân cách chừng nào thì lo âu phiền não càng khởi lên chừng đó.

Mình thấy cái gì ngăn cản mình thì mình dẹp bỏ những chướng ngại đó đi, tìm cho ra cái chướng ngại đó thì mình vất ra, dẹp đường đi, cho tới khi 2 cái đó hợp nhất với nhau. Thầy mới coi ở Thanh Hóa có đào hầm cao tốc, họ tính toán sao đó để hai bên đào có thể gặp nhau và hợp nhất. Rồi khi một cây cầu hoàn thành người ta gọi là Hợp Long, nếu chưa Hợp Long thì nó chưa thành cái cầu, phải không? Quan trọng nhất là hợp nhất, hợp nhất, hợp nhất ! Khi mình hợp nhất với tất cả mọi sự thì đó chính là hạnh phúc, chính là Niết Bàn, còn mình hợp nhất không được thì mình còn khổ.

Chú Hải: Con xin Thầy nói về câu “Tri Hành Hợp Nhất” ?

Thầy: Rồi, đơn giản là mình phải tin là, như vừa nãy Thầy nói với Phương Thảo, mọi sự vốn là một, trong Nền Tảng thì mọi sự vốn là một, chỉ có Vô Minh của mình làm cho mọi sự chia ra, bởi vậy ngài Mã Minh có dùng chữ 'bất giác' trong cuốn Đại Thừa Khởi Tín Luận. Một niệm bất giác, một niệm phân đôi thì bắt đầu mới sinh sự ra, chứ còn từ trước đến giờ các niệm dính với nhau hết, hợp nhất với nhau hết, đồng ý không? Có phải kỳ tới ông làm chủ đề 'Đồng Khởi' không? đồng khởi chính là hợp nhất đó. Tâm và ý tưởng của mình đồng khởi là bởi vì nó vốn là hợp nhất, nhưng bởi vì vô minh của mình nên mình cứ chia ra, mà chia ra thì bắt đầu khổ. Còn hợp nhất mà không đúng cách thì càng hợp nhất càng khổ. Đồng Khởi có nghĩa là vốn là một, nó vốn hợp nhất từ xưa nay. Mình là chúng sanh nên mình mới phân ra, ông là Đăng tôi là Hải, mình phân ra vậy nên mới thành sinh tử, còn nếu mình thấy nó hợp nhất thì đó là Niết Bàn, đơn giản. Tại sao mình tạo ra sinh tử, là bởi vì mình chia cắt, tạo ra những chủ thể và đối tượng, sự chia cắt đó càng ngày càng nhiều thì sanh tử càng ngày càng nhiều. Tất cả vốn là một ! chỉ vậy thôi.

Mình thực hành để khỏi khổ thì làm sao, thì mình phải tin rằng mọi sự vốn là một, vốn hợp nhất, vốn đồng khởi, mà mình cho rằng nó 'so le' (đây là từ ông Bùi Giáng dùng) thì bắt đầu khổ. Một bó đũa khi hợp nhất thì có khổ gì đâu, còn so le thì bắt đầu khổ tùm lum hết, thấy một tướng nào là bắt đầu phân biệt, bắt đầu khổ khởi lên. Ví dụ Thầy mới thấy cô Phương Thảo, Thầy nghĩ cô này sướng hơn mình, hạnh phúc hơn mình, giàu có hơn mình, là bắt đầu phân biệt và bắt đầu khổ. Rồi mình phải thấy tại sao những ý tưởng mình đều là khổ hết, bởi vì ý tưởng mình đều là phân biệt hết. Phân biệt mới là khổ, hết phân biệt là hợp nhất thì khỏi khổ, Mô Phật !

Chú Hải: Thưa Thầy, nãy giờ anh em nói là họ có nghĩa là buông bỏ, Thầy nói học là hợp nhất, vậy thì có mâu thuẫn gì giữa buông bỏ và hợp nhất không Thầy?

Thầy: Bởi vì anh ăn không được thì anh buông bỏ, còn người ta ăn được thì người ta hợp nhất ! Thầy còn nhớ năm ngoái Thầy về Cần Thơ giảng "Tâm Phật Chúng Sanh cả ba không sai khác", đó là hợp nhất, còn anh thấy anh là Phật, Thầy là chúng sanh thì anh bắt đầu khổ rồi đó, chỉ cần khởi lên một niệm phân biệt là bắt đầu khổ, mình phải thấy vậy, đó là Vô Minh. Anh khởi lên một niệm phân biệt là anh không đồng khởi nữa, Niệm và Tâm không đồng khởi nữa. Đơn giản, muốn hết khổ thì đừng phân biệt nữa. Ví dụ: ông thấy nhà ông ngon lành lắm, nhưng lại thấy nhà người khác ngon lành hơn, khi phân biệt như vậy là mình khổ. Chỉ cần một ý tưởng phân biệt khởi lên, là khổ bắt đầu len vô, khi anh phân biệt là giữa chủ thể và đối tượng có một khoảng hở, trong khoảng hở đó là phiền não sinh ra. Bởi vì anh thấy khác nhau nên anh mới buông bỏ, còn anh là một với nó thì anh không cần phải buông bỏ gì cả. Quan trọng anh phải đi vào Nền Tảng để thấy tất cả mọi sự là một. Bây giờ trong mấy ngón tay anh thấy ngón này chưa cắt móng tay và bị dơ, chẳng lẽ rút móng tay ra và vứt đi. Nếu thấy dơ thì xuống rửa chứ việc gì bỏ. Nên nhớ Lấy và Bỏ là do phân biệt mà ra, ngày nào anh còn muốn lấy cái này và bỏ cái kia thì còn khổ, đồng ý không ? bởi vì muốn bỏ mà bỏ không được rồi sao? mà muốn lấy cũng không lấy được nữa. Một niệm 'bất giác' vừa khởi lên, một niệm phân biệt đầu tiên vừa khởi lên là khổ, Vô Minh chỉ là sự phân biệt đầu tiên. Khi tu hành mà nghĩ mình phải tu hơn người kia, thì bắt đầu khổ rồi đó. Hoặc nghe nói 'làm sao ông tu hơn ông kia được, nó tu hơn ông, nó nói hay hơn ông đó' thì bắt đầu khổ. Bởi vậy cho nên trong kinh Kim Cương mới nói là độ tất cả chúng sanh mà không có thật chúng sanh để độ đó, phải không? Bây giờ thầy thấy tay thầy dơ thì thầy đi rửa chứ thầy đâu có nói tao phải độ cho mày, phải không? Không có. Đó là tay tôi rồi nên tôi thấy nó dơ thì tôi đi rửa, vậy thôi chứ không có việc gì mà tôi phải đặt ra cái lý thuyết rằng tôi phải độ cho anh, đơn giản vậy thôi. Cái áo này dơ thì lát xuống thay, đơn giản vậy thôi, chứ việc gì phải nói tao phải độ cho mày rồi hành động lôi thôi. Tất cả là mình rồi thì không có đắn đo gì hết. Thành ra trong kinh Kim Cương có nói vậy đó, một vị Phật là độ tất cả Chúng sinh mà thực không có người đang được độ, bởi vì vị Phật đó là hoàn toàn một trăm phần trăm, chứ thầy là chưa được nửa đó. Trăm phần trăm là sao? Tâm, Phật, Chúng sanh cả ba không sai khác, phải không? Chứ mình còn thấy chúng sanh thì mình còn khổ, đơn giản lắm đúng không? Ông thấy trách nhiệm của một vị Bồ tát là độ tất cả Chúng sanh mà nó tùm lum túa lua, nó cứng đầu cứng cổ rồi sao mà độ đây(!). Đó, thành ra Tâm-Phật-Chúng sanh cả ba không sai khác, chính trên cái nền tảng hợp nhất đó, tất cả là một đó thì anh làm việc nó mới đỡ khổ, còn không thôi anh cứ làm việc mà anh nói tôi độ cái này độ cái kia là khổ lắm. Thành ra bao giờ còn ngăn cách giữa tôi là chủ thể với một đối tượng nào đó bất kể đối tượng gì cũng khổ. Ví dụ bây giờ xin lỗi chớ thầy dòm mấy vị Tây Tạng mình thấy mình với vị đó còn ngăn cách thầy cũng khổ lắm chứ, Trời ơi sao họ tới được tiếp đón như vậy còn mình về Cần thơ bữa mấy ông này có tiếp đón cái gì, có rải hoa rải đồ gì không, rồi họ có cho mình mặc quần áo đẹp đồ gì ra không…thành ra tủi thân lắm, phải không? Nếu như mình còn thấy sự khác biệt thì mình còn tủi thân lắm. Trời ơi, sao người ta như vậy còn mình như vậy. Người ta nói một cái thì bao nhiêu loa thu vô… đủ thứ, còn mình nói ra chỉ có mấy anh này nghe vậy thôi. Rồi mình thấy sao mà đủ thứ chuyện, khổ lắm khổ lắm. Đó…thì thôi khổ mãi, hợp nhất nó khỏe cho rồi. Thành ra còn phân biệt là còn khổ, khởi lên một niệm phân biệt là còn khổ, phải không? Đơn giản vậy thôi. Mà khởi lên một niệm, nói theo câu chữ thì ngài Mã Minh ngài dùng một chữ mà kinh điển ít nói đó là “Một niệm bất giác”, vô minh là từ một niệm bất giác. Bất giác là gì? là mình vô minh mình không biết là một, rồi mình tách lìa ra, mà mình tách lìa ra thì bắt đầu khổ, khổ rồi kêu la làng lên, rồi nói tại sao sinh tử lại khổ vậy là bởi vì tại anh chứ ai nữa, anh càng phân biệt nhiều thì sanh tử càng nhiều. Mà phân biệt là gì? chính cái tâm phân biệt của mình nó mới tạo ra tướng. Trong kinh Kim Cương nói là thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai. Tức là sao? thấy các tướng mà mình không phân biệt thì đó là thấy Phật, còn mình thấy các tướng còn phân biệt là nó bắt đầu sinh tử, nó mới bắt đầu lộn xộn hết, rồi phân biệt này nọ đủ thứ trò. Chỉ đơn giản một điều thôi, đó! Tất cả sóng đều là nước, tất cả sóng đều là Đại Dương, phải không? Nó không phân biệt, còn mình bắt đầu phân biệt ra là sóng này cao, song này thấp, sóng này đẹp, sóng này xấu vậy là mình khổ. Tóm lại là sao, không phân biệt tóm lại trong một câu thôi: tất cả tướng đều là tánh, vậy thôi. Vậy là đủ, không nói nữa, phải không?

Chú Hải: Dạ! con thấy tuần sau con nói về chủ đề đồng khởi mà thầy nói tất cả tướng đều là tánh rồi thì thôi, con thua rồi đó.

Thầy: Thua gì, cái chuyện đó là trong kinh điển đó, trong mấy luận nói nhiều, chẳng qua là mình không chịu tin, mình không chịu nhớ, mình không chịu nhớ mới ra vậy chứ còn tất cả tướng đều là tánh. Thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai, còn mình thấy các tướng mà mình phân biệt thì đó là sinh tử, vậy thôi chứ có gì đâu, dễ quá, phải không? Chẳng qua là không chịu làm, như hồi nãy thầy trả lời cái cô PT, đáng lẽ thầy phải kết luận là: bởi vì cô không chịu làm thôi. Sự việc nó như vậy mà tại sao mình không chịu làm, mình làm ngược lại, rồi mình kêu la làng là tại sao mình thế này thế nọ, phải không? Mình làm ngược với Pháp. Mình thuận theo Pháp là thấy tất cả là một. Còn mình nhất định là không, tôi phải hơn ông này ông nọ, tôi phải gì gì đó đủ thứ chuyện, nhấp nhô, biển sanh tử, có nghe những kinh điển hay nói là cái Hải ấn Tam muôi không? Cái Tam muội Hải ấn là cái Biển lặng trong mới là Hải ấn Tam muội, phải không? Mà chỉ vì một niệm của mình là bắt đầu nhấp nhô, càng niệm nhiều chừng nào là càng nhấp nhô nhiều chừng đó, mà niệm đó là gì? là niệm phân biệt. Khổ là mình biến cái Niết Bàn của chư Phật thành cái sinh tử, vậy thôi, phải không? Niết bàn nó vốn là Niết Bàn, ai biểu anh một niệm bất giác làm chi? Một niệm bất giác đã sai lầm rồi còn không chịu nghe, cứ ngoan cố lì lợm và làm ra nhiều niệm bất giác, nhiều nhiều niệm bất giác chừng nào thì càng chết chừng đó. Rồi, Hà nội hỏi rồi, Cần thơ hỏi rồi, giờ ở đây có vị nào thắc mắc cái gì thì hỏi. Rồi, Trường hỏi.

Trường: Dạ, kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! Trong buổi hôm nay thầy giảng thì con nhớ lại trong lời kinh có câu là “trong một niệm quy y diệt ba tăng kỳ nghiệp”, thì những lời dạy của thầy có phải là vậy không thầy? lời thầy dạy với lời câu kinh này là cùng một phải không ạ?

Thầy: Thầy nhường lại phần trả lời câu hỏi này cho hai ông thuyết trình để trả lời cho ông Trường, hai ông thuyết trình trả lời là chính, thầy chỉ lên góp vui thôi, phải không? Bổn phận là của hai ông thuyết trình phải trả lời. Ông trả lời sao mà ông Trường chưa bằng lòng thì ông cứ hỏi tiếp, ông phải bắt người ta tu chứ, phải không? Còn ông hỏi chưa thỏa mãn với câu trả lời thì ông phải hỏi tiếp.

Bình: Dạ, kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! Thật tình thì cái này con không biết, con chưa trải nghiệm cái diệt ba tăng kỳ nghiệp, con cũng chỉ mới đọc thôi chứ con chưa biết, thầy dạy thêm cho con chỗ này.

Thầy: Tôi không có dạy, giờ đến lượt ông Nam trả lời, tôi lên tôi chỉ giúp vui thôi chứ tôi không có dạy điều này đâu.

Nam: Dạ, kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! Cái câu của anh Trường ở trong bài kinh Nhật tụng buổi sáng. Con cũng đồng ý với huynh Trường về điều này, bây giờ trong một niệm quy y, khi mà mình quy y thật sự là mình hợp nhất với Tam Bảo, hợp nhất với cái bản tánh của mình thì lúc đó tất cả các cái nghiệp, tất cả những cái gì nó diễn ra nó tan trong cái đó, nó sẽ hợp nhất và nó sẽ diệt cho mình ba tăng kỳ nghiệp. Dạ con xin hết.

Thầy: Rồi, Trường thỏa mãn chưa? Còn ông này ông hỏi thầy, ông Trường hỏi dễ quá mà không chịu hiểu. Nãy giờ thầy nói ai học, phải không? Thì ông nói là con chưa trải nghiệm là có thể diệt ba tăng kỳ nghiệp được, phải không? Thì ông phải học và hành. Ai chưa trải nghiệm? Đó là vấn đề! Ai chưa trải nghiệm(?!) Tại sao ông đặt ra thêm một chuyện rắc rối nữa? Ông nói là con chưa trải nghiệm thì bây giờ thầy hỏi lại là: ai chưa trải nghiệm? Thôi, vậy thôi bây giờ hết giờ rồi, mình hồi hướng Công đức và thông báo về chủ đề tuần sau.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thầy và Đại chúng cùng hồi hướng:

Nguyện đem công đức này

Đến khắp cùng tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đồng trọn thành Phật đạo.

 

---*---

Mọi ý kiến, câu hỏi, thảo luận, đóng góp dù ngắn hay dài đều được chân thành chào mừng cởi mở và sẽ được hồi đáp bằng tất cả nỗ lực và hiểu biết của chúng tôi để chủ đề được mở rộng và lợi ích hơn.