ĐỀ TÀI 14: HƯỚNG ĐI VÀ Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI
Trình bày: Tùng – Đông
-------o0o-------
Đông: Con xin chào Thầy và Đại chúng ạ!
Con không hay nói trước nhiều người nên hơi run, nên đây cũng là cơ hội để con thực hành buông lỏng và cởi mở hơn, rất mong được sự góp ý của tất cả Đại chúng ạ.
Với chủ đề ngày hôm nay là “Lựa chọn hướng đi và ý nghĩa cuộc đời”. Con cũng xin phép được chia sẻ với góc nhìn hạn hẹp của mình. Trong xã hội hiện nay nhìn chung thường có ba hướng mà con người ta lựa chọn sống và thể hiện.
- Một là những người sinh ra lớn lên rồi lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái, hoặc là không. Họ thường không quan tâm đến đời sống tâm linh. Họ sống với cái quan niệm là cuộc sống này chỉ làm tạo ra của cải vật chất rồi hưởng thụ, coi vật chất là trên hết, là mục đích của cuộc sống. Đến một lúc nào đấy đến hạn thì họ ra đi và không để lại một dấu ấn gì và không biết đến đạo, không quan tâm đến đời sống tâm linh.
- Thứ hai là nhóm người thiên về tín ngưỡng tôn giáo. Ở đây là mình theo đạo Phật, những vị Thầy, những vị xuất gia cầu đạo. Họ đã xác định hướng đi cho cuộc đời mình ở hiện tại và tương lai là giác ngộ và giải thoát và sống hoàn toàn vì đạo.
- Thứ ba là những người sống trong đời nhưng cũng vừa hướng tâm cầu đạo, đó là những cư sĩ tại gia như con và phần đông Đại chúng trong đây ạ.
Con biết đến Đạo cũng hơi muộn, nhưng mà từ khi con biết đến Đạo, thì cũng tìm hiểu và ứng dụng vào đời sống hàng ngày, tuy chưa được nhuần nhuyễn nhưng cũng phần nào đó làm cho con cảm thấy vui và an lạc hơn, làm cho những người bên cạnh con cũng đỡ khổ hơn vì con. Trước đây mặc dù đời sống vật chất cũng không đến nỗi nhưng lúc nào con cũng cảm thấy thiếu thốn, lo lắng, bất an, sợ hãi, muốn đủ thứ làm cho những người xung quanh cũng cảm thấy bất an. Nhưng mà khi con biết đến Đạo, cũng qua quá trình tìm hiểu ứng dụng vào đời sống thì con thấy nếu như một người hiểu Đạo càng nhiều, ứng dụng vào đời sống càng nhiều, càng nhuần nhuyễn thì càng hạnh phúc và cảm thấy an lạc hơn ạ. Đó cũng là cái hành trang, là tư lương để người đó sống ở hiện tại tốt hơn và là cái mang theo từ đời này sang đời khác. Vì vậy cho nên là hiểu Đạo càng sâu sắc, tinh tấn thực hành càng nhiều thì trí tuệ càng sáng suốt, từ đó làm việc hiệu quả hơn và có đời sống vật chất tốt hơn và có thể giúp được nhiều người hơn.
Để thực hành đúng và tốt thì mỗi một người cần phải có, theo con thì cần phải có đủ duyên và cần có môi trường tốt là có đạo tràng, có bạn đồng tu cùng khuyến tấn nhau và cần phải có một vị đạo sư để chỉ dạy cho mình những lúc cần thiết. Và may mắn chúng ta đã có một vị Thầy luôn ở bên cạnh để khi chúng ta cần. Do đó nên mỗi người cũng cần phải siêng năng thực hành tinh tấn, tìm hiểu kỹ hơn để xác quyết cho mình một niềm tin vững chắc trên con đường mình đã lựa chọn và tin vào cái bản tánh thanh tịnh là cái nền tảng trong mỗi người.
Để lựa chọn hướng đi cho cuộc đời thì tốt nhất là nên chuyên nhất theo Đạo xuất gia tu học để không bị xáo trộn bởi đời sống vật chất. Nhưng mà nếu không được, thì mình kết hợp cả hai cả đời và Đạo làm sao cho được viên dung, hỗ trợ lẫn nhau, và làm sao để không rời xa cái nền tảng.
Với con thì từ khi biết đến Đạo, thì con cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn và sống có mục đích hơn, biết yêu thương nhiều hơn, biết tha thứ nhiều hơn. Nhưng tuy nhiên vẫn còn cần phải thực hành nhiều hơn nữa nhất là cái tình yêu thương và giảm bớt đi cái tôi hiện hữu. Nhưng mà cũng từ từ ạ (cười), con là người có gia đình cho nên vì vậy cũng mong Đại chúng có những kinh nghiệm gì hay chia sẻ cùng ạ, để làm thế nào cho đời và Đạo viên dung, được tốt đẹp hơn.
Cho đến giờ này thì kiến thức và sự học hỏi của con chỉ đến ở đây thôi ạ, nên con nhường lại cho Tùng triển khai và chia sẻ tiếp. Con xin cảm ơn Đại chúng đã lắng nghe và có nhiều chia sẻ để con học hỏi được nhiều thêm. Con xin cảm ơn Thầy và Đại chúng, con xin tri ân Thầy rất nhiều ạ!
Tùng: Con xin chào Thầy, chào Đại chúng!
Mỗi một người trong cuộc sống chắc rằng có lúc từng nghĩ xem là cuộc sống của mình hiện hữu ở cuộc đời này là vì đâu? hoặc là những câu hỏi mang tính rộng lớn như là: tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tôi sẽ ở đây để làm gì? Và tôi sẽ đi về đâu chẳng hạn. Không phải ai cũng luôn luôn hỏi như vậy trong đầu, nhưng mà cũng có người tự hỏi như vậy.
Với con thì hồi nhỏ tầm 10 tuổi, con có một số những câu hỏi, vì con sinh ra một một gia đình trong phố cổ Hà Nội, cái nhà con có tuổi đời hơn 100 năm rồi, cho nên trong nhà toàn là bàn thờ thôi, thờ thần linh, thờ các cụ, tổ tiên, ông bà nội ngoại đủ hết, cho nên hồi nhỏ con sợ lắm. Và rất sợ chết. Ngủ nhìn bàn thờ thì nghĩ trong đầu, mình chết thân mình tan ra như các cụ thì như thế nào nhỉ, nhưng mà không làm sao trả lời được, rất là sợ chết, do không trả lời được rồi cũng thôi.
Khi lớn lên lập gia đình, có con, rồi những câu chuyện đó cũng qua, không lúc nào mình giải đáp những câu hỏi đó. Đến khi con có phước duyên gặp đạo Phật, thì khi đó đọc những giáo lý và đọc những điều mà nói trong kinh và giáo pháp đức Phật, thì những cái đấy nó lại khơi lại, thì mới thấy là quãng đời trước đây của mình, như người ta nói “cuộc đời là một chuỗi các quyết định”, nhưng mà những quyết định của mình nó không đi đến đâu cả, những quyết định đó nó hoàn toàn không sáng suốt, nó không dẫn mình đến với cái đích tốt đẹp. Rất là may là có nhân duyên biết đến đạo Phật, con mới nhìn lại, mình cần phải xác định một cái hướng đi, ít nhất là một cái đích, bởi vì hướng đi và ý nghĩa cuộc đời thì mình hiểu hoàn toàn sai, bởi vì mình nghĩ cuộc đời mình chỉ tồn tại từ khi mình sinh ra cho đến lúc chết đi thôi, trong một kiếp này. Cũng vì cái hiểu đó, cho nên những cái hướng đi và những cái những nhận định của mình, và những mong muốn của mình nó chỉ quanh quẩn trong cái kiếp sống này, và làm để phục vụ cho cuộc sống này mà thôi, thì đó là một cái rất là sai lầm, đối với con thì là như vậy, thì con thấy những thời gian đó, những hành động, suy nghĩ của mình nó không có tính xuyên suốt, không định hướng. Mà đúng nghĩa của đời sống thật ra nó là xuyên suốt tất cả các kiếp sống, một cuộc đời của mình không phải 100 năm ngắn ngủi, một cái đời này. Bởi vì có những kiếp nối tiếp nhau, thế thì với cái nhân gieo ở kiếp này mà có thể những kiếp sau mình nhận những cái quả mà nó không do mình mong muốn, hướng đi của mình nó sẽ lệch lạc, nói chung là nó sẽ bị lộn xộn và nó không dẫn đến kết quả mà mình mong muốn. Rất may là khi con có ý nghĩ đó thì con tìm hiểu về đạo Phật, con thấy rằng đạo Phật là nơi mà có một vị Thầy rất toàn diện là Đức Phật, ngài chỉ cho mình hướng đi cuộc đời của mình, nó ra làm sao? Và ý nghĩa cuộc đời, mình sinh ra, rồi lớn lên, mình sống, nghĩa là những tạo tác, ý nghĩa của nó là gì? Và khi mình biết nó ý nghĩa là gì rồi thì mình gieo cái nhân gì để mà mình đi về cái hướng, cái đích mà mình mong muốn, cái đích đó phải là cái đích tốt đẹp, cái tốt đẹp này phải là cái tốt đẹp mang tính dài hạn, không phải tốt đẹp trong thời gian ngắn ngũi. Ví dụ như vài tháng, vài năm thậm chí là cái đời này đi chăng nữa, thế nhưng đời sau thì sao? Và đến cái đích cuối cùng mà Đức Phật nói là cái đích hoàn toàn viên mãn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, đó là cái đích mà nó vô cùng hoàn hảo.
Đó là cái suy nghĩ của con khi mà nói về cái hướng đi và ý nghĩa cuộc đời và trong đạo Phật thì như thế nào? Cái này trong kinh điển Đức Phật đã dạy, Phật giáo là có ngũ thừa, ngũ là năm thừa là cái cỗ xe đó có thể nói là một hướng đi, một cái tiến trình. Nó có năm hướng:
+ Thứ nhất là: nhân thừa là hướng đi để làm người, nghĩa là gieo nhân gì để mình đạt được cái nhân thừa đó chính là năm giới, tức là muốn có kết quả làm người đó là phải gieo năm giới là giới “cấm sát sanh, cấm trộm cắp, cấm tà dâm, cấm nói dối, cấm uống rượu”, nếu mà giữ được năm điều này cái quả của nó là sẽ được làm người. Đó là hướng đi, cái cỗ xe đầu tiên, đây là lời khuyên đầu tiên trong năm lời khuyên mà Đức Phật dạy chúng sanh.
+ Hướng đi thứ hai: đó là tiên thừa đó là một cõi vi tế hơn cõi người, cõi đó không có khổ sở, không có sự bức hại thân rất là vi tế, nó là cõi chư Thiên. Muốn gieo nhân để thành cái quả chư Thiên thì làm thập thiện, nó cũng dựa trên thân khẩu ý của chúng sanh thôi nhưng nó cụ thể hơn nhân thừa một chút. Thập thiện là: “không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời thêu dệt (nói lời thừa, lời vô ích), không nói đâm thọc, không nói lời thô ác (lời làm cho người khác bị tổn thương), không tham lam, không sân hận, không si mê”. Thế thì với mười nghiệp thiện đó mình thực hiện được thì kiếp sau mình sẽ sinh lên thiên giới nghĩa là mình là chư Thiên chứ không phải làm người, cuộc sống chư Thiên đương nhiên được hưởng những điều tốt đẹp, những điều an lành hơn là thế giới loài người. Bời vì bản thân cõi ấy hình thành nên từ những cái rất thiện, đấy là điều thứ hai Đức Phật dạy.
Từ thừa thứ ba, thứ tư, thứ năm thì con người không chỉ sống cuộc sống của chúng sinh mà là cuộc sống chúng sinh mà tu học trong Phật pháp.
+ Thanh Văn Thừa: thực hiện giáo pháp của Đức Phật, hoặc là khi Đức Phật tại thế thì tu học theo những lời dạy của Đức Phật, quán sát thân thọ tâm pháp rồi tu Tứ diệu đế (khổ tập diệt đạo) qua đó để thấu suốt được sự khổ của sinh tử luân hồi, tu tập để hình thành quả vị Thanh Văn thoát khỏi luân hồi và nhập vào Niết bàn tịch diệt thường hằng, an lạc.
+ Thừa Duyên Giác: Cũng là một chúng sinh tu tập, nhưng mà chúng sinh này thì hâm mộ cái lý nhân duyên của Đức Phật, mọi thứ điều có nhân và có duyên của nó, cái này sinh ra thì cái kia sinh ra, cái này mất đi thì cái kia cũng mất đi, lý nhân duyên đó hình thành nên đời sống, nó là cái nhân và cái quả trập trùng với nhau hình thành nên đời sống của cõi luân hồi. Vì hâm mộ và quyết chí tìm hiểu, quán chiếu mười hai nhân duyên này mà tự giác ngộ, cho nên thừa này Đức Phật nói là Duyên Giác. Thừa mà quả của nó chính là một vị Phật độc giác, tức là sự hiểu biết của chúng sinh đó là ngang với Đức Phật, nhưng vì một mình quán chiếu không có nghĩ gì nhiều đến những chúng sinh khác, cho nên quả vị nó là Độc giác, tự mình hoàn thành quả vị về mặt trí tuệ ngang Đức Phật và giải thoát cho chính mình ở một vị trí rất cao, đó thật ra cũng là cái nhu cầu chính đáng thôi, Đức Phật cũng khuyên nếu làm được thì nên làm.
+ Bồ Tát Thừa: là thừa cao nhất trong năm cỗ xe, năm cái thừa mà Đức Phật nói, Bồ Tát là hành cái tâm bồ đề, phát tâm Bồ đề và hành Lục độ ba la mật để thành một Đức Phật Chánh đẳng, Chánh giác cứu độ cho vô số những chúng sinh cũng đều thành Phật đạo, quả vị này rất cao thượng vĩ đại, trong kinh Đức Phật cũng nói vị Bồ Tát cho dù là xuất gia hay tại gia thì cũng được Đức Phật mang vát ở trên lưng và ngài truyền trao nhiệm vụ độ chúng sinh cho các Bồ Tát. Và những Bồ Tát thì ngài luôn luôn nâng niu và mang vác trên vai. Qua đó thấy được ý nghĩa rất rộng lớn, vĩ đại, thừa Bồ Tát là thừa mà hiện nay tất cả các cô chú anh chị em trong đạo tràng ở đây đang hành theo.
Đó là hướng đi của cuộc đời, bởi vì hướng đi của cuộc đời như là Tùng vẫn nói là trước đây là dù có biết hướng đi hay không thì mình vẫn đi nhưng mà mình đi một cách cực kỳ là vô minh, mình đi theo nghiệp của mình. Trước đây, hướng đi của mình không theo Phật giáo là mình đi theo nghiệp, mà đi theo nghiệp thì nó vô minh lắm, nên đường đi rất là hên xuôi, mình gieo nhân nhưng không biết quả của nó xảy ra sẽ như thế nào? tốt hay xấu? Mình cũng không biết luôn, gieo nhân một cách vô thức, không ý thức được lời nói, hành động, suy nghĩ của mình (thân khẩu ý của mình) nó sẽ đi đến đâu, nó tồn tại như thế nào, không có chánh niệm, không có ý thức cho nên cái đó cực kỳ là vô minh. Chỉ khi theo lời dạy của Đức Phật, thì ngài mới chỉ rõ là những con đường nào là con đường nên đi, ngài chỉ cho mình năm con đường đó, năm con đường chung nhất.
Trong cuộc đời của một chúng sinh, tất nhiên là có những con đường khác như là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh… làm sao mà Đức Phật khuyên mình đi vào đó được, cho nên ngài chỉ có khuyên mình là đi về những cái tốt, hoặc là tốt hơn thôi. Đó là năm hướng đi, mà Đức Phật khuyên chúng ta nên đi theo.
Tại sao mà mình muốn nhấn mạnh là những gì mình gieo nhân thì nó phải theo cái hướng đi Đức Phật chỉ dạy, bởi vì chỉ có Đức Phật mới chỉ đúng cho mình được mà thôi. Trong cái này thì có một vấn đề, Tùng thấy rất là quan trọng trong chuyện hướng đi, mặc dù mình thấy ý nghĩa của năm hướng đi của Đức Phật nói rất rõ, Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa, thì ngài chỉ rõ rồi, cái nhân gieo thế nào thì ngài cũng chỉ, nhưng mà ý nghĩa của nó là ở chỗ nào? Đây là cái nội dung mà mình muốn chuyển sang ý nghĩa của hướng đi của cuộc đời, như mọi người thấy rằng là… ví dụ như trong năm thừa đó thì ba thừa trên Thanh Văn, Duyên Giác Và Bồ Tát là những người tu học trong giáo pháp của Đức Phật, thậm chí tham gia vào tăng đoàn cụ thể của một Đức Phật, cho nên là nó rất dễ. Mọi thứ đều có Đức Phật ở đó chỉ dạy cho vấn đề là mình có theo hay không thôi, nhưng mà mọi người có để ý là hai thừa đầu tiên là Nhân Thừa và Thiên Thừa là không có Đức Phật ở đó, bởi vì ngài khuyên chúng sinh gieo nhân để thành người hoặc là thành chư Thiên, mà hai thừa đó không có sự hiện diện của Đức Phật.
Như Tùng thấy là hiện nay tất cả chúng ta đang hiện hữu với thân con người, tức hiện hữu ở cái cõi người rồi, thế thì để bây giờ có được cái quả cõi người thì chứng tỏ trong kiếp quá khứ là mình phải gieo cái nhân ngũ giới hoặc là thập thiện thì mới làm người hoặc chư Thiên. Nói đơn giản mình đang làm người, trong quá khứ phải gieo nhân ngũ giới rồi. Mình phải giữ đủ năm giới trọn vẹn, rất là nhiều thì mới được làm người ở thời này.
Thế nhưng mọi người có thấy là 8 tỷ người trên trái đất hiện nay, có bao nhiêu người kiếp sau được tiếp tục làm người. Ít lắm, bởi vì cái ác nó nhiều hơn cái thiện. Những thứ nó diễn ra hàng ngày xung quanh cuộc sống của mình, cái thân làm con người mà làm việc ác nó nhiều vô cùng. Những hành động ác đó kiếp sau của loài người nó là con gì? Không thể là một loài tốt hơn loài người được, chỉ kém hơn thôi. Tức là nằm ở trong ba cõi: ngạ quỷ, địa ngục, súc sinh.
Vậy thì tại sao là người rồi mà để kiếp sau mình lại làm súc sinh? Phật khuyên mình một lời khuyên mà không chắc chắn như vậy ư? Mọi người có thấy là chỗ này nó rất là vi tế, cực kỳ quan trọng. Chư Thiên thì mình không nói, vì mình chưa là chư Thiên ở thời điểm hiện tại. Trong kinh cũng nói chư Thiên hưởng hết phúc của chư Thiên, hết cái đời sống đó cũng có một số chư Thiên bị đoạ xuống những cõi thấp. Cõi người mình đã gieo trồng những thiện căn về ngũ giới để sinh làm người, rồi ở kiếp người lại tiếp tục gieo những nhân để mà những kiếp sau đó đoạ ở những cõi khổ nạn hơn cả kiếp người nữa, mà thăm thẳm mù khơi không biết bao giờ lên được. Vậy không lẽ trong giáo Pháp Đức Phật, ngài khuyên chúng ta làm người để rồi lại đoạ những cõi thấp hơn sao? Đây là vấn đề mà Tùng nghĩ là Tùng cùng tất cả mọi người cùng nên suy nghĩ. Tuy là mình gọi là có tu thế nhưng cái tu của mình sẽ không đem lại điều mà mình cũng như là Đức Phật mong muốn. Bởi vì đấy, cái quả mình tu rồi mà cứ lộn đi lộn lại thì đấy là cái điều mà mình cũng không mong muốn huống chi là Đức Phật. Cho nên điều này rất là quan trọng.
Hướng đi cuộc đời theo ý kiến riêng của Tùng là muốn biết hướng đi của mình thì phải biết ý nghĩa của nó. Cho nên phần thứ hai ý nghĩa cuộc đời Tùng cũng nói theo năm hướng đi này. Năm hướng đi này là năm hướng đi Đức Phật khuyên chúng ta đi. Nhưng ta đi làm sao? Đi như thế nào? Để nó đúng ý nghĩa Đức Phật muốn thì từ đó ta mới đi về một hướng, khi nào ta cũng đi về cái điều đó. Cuối con đường là sự an lạc vĩnh viễn cuối cùng, đó mới là điều Đức Phật mong muốn. Chứ không mình cũng mang một cái danh là mình tu, cho dù là tu sĩ hay cư sĩ cũng vậy. Một khi mà không hiểu được cái cốt tuỷ của phương pháp, hành trình mình đi hay nói theo đời thường ý nghĩa của nó là gì? thì mình chỉ có cái vỏ bên ngoài thôi.
Mình thấy điều này rất là đúng, bởi vì mình cũng trải qua những lúc như vậy, mặc dù thực sự cũng rất tâm huyết, muốn tìm đạo nọ kia. Vì không hiểu ý nghĩa cho nên là mình tu một hồi mà nó cứ đi đâu, càng tu càng thấy áp lực. Vì tu nó không đúng, nó không ra được cái chất mà nó phải tiến hoá lên một cái độ mà nó thành ra toàn thể. Mình không có cái đó cho nên tu nó trầy trật, nó lặn lội lâu năm lâu ngày mà chưa biết chừng nhiều khi mình ở trong giáo pháp Đức Phật mà mình tu như vậy vô tình mình hành một cái nghiệp xấu. Bởi vì mình mang danh trong giáo pháp của Như Lai, nhưng cái thực chất hành động, suy nghĩ, lời nói của mình nó không đúng, với cái đó thì nghiệp quả nó sẽ không tốt rồi. Ý nghĩa của đời sống và hướng đi của mình là vô cùng quan trọng.
Tùng cũng xin trình bày ý nghĩa, đây là ý kiến riêng của Tùng. Năm con đường mà Đức Phật khuyên chúng sanh đi, tức là năm thừa, ngũ thừa Phật giáo thì ý nghĩa của nó với Tùng thì cực kỳ quan trọng.
Nếu như tu mà dựa vào trình tự các bước được ghi trên giấy hoặc truyền lại trong sách rằng phải giữ cái này cái kia để được quả này theo lý của nhân quả, tức là gieo nhân này được quả này thì đó cũng là tốt. Nhưng cái đó nó là một hướng đi tốt nhưng mà nó rất thông thường. Nó không có yếu tố của đạo Phật ở trong đó. Bình thường mình làm mười điều thì có thể vô tình, mình không chủ ý đâu nhưng mình làm bảy điều xấu nhưng vô tình là được ba điều tốt trong đó. Nhưng mà không có ý nghĩa gì của Đức Phật ở trong đó cả, không có tố chất Phật ở trong đó.
Thế chính vì không có tố chất Phật hoặc Phật Pháp ở trong cho nên là có kiếp gặp Phật, có kiếp không gặp Phật, có kiếp gặp Pháp, có kiếp không gặp Pháp. Cho nên là ý nghĩa trên đường tu với cá nhân của Tùng là cho dù có tu kiểu gì, cho dù có tu cách nào đi chăng nữa, đi đường nào đi chăng nữa thì đời nào, kiếp nào khi được sinh ra thì mong rằng đều gặp được Phật Pháp để mình tu hành, cho đến đắc được quả vị cuối cùng.
Thì đó là ý nghĩa, bởi vì chừng nào chưa tu xong mà mình không gặp được hai điều, một là Phật, hai là Pháp còn Tăng là những vị vận hành Phật pháp vào đời sống hàng ngày, thì mình tu lúc đó vẫn còn hên xui không có gì là chắc chắn cả. Còn bất cứ một điều gì mà mình được đó mà mình tâm niệm rằng đây là lời của Phật dạy, thì nó khác hoàn toàn với một người mà cũng làm điều đó nhưng không biết là đây là lời Phật dạy hay không biết đây là Pháp Phật dạy.
Trong năm thừa thì ba thừa sau cùng thì không nói rồi. Vì trong ba thừa đó có Phật pháp ở trong đó. Nhưng trong hai thừa đầu thì chính là hai thừa cô, chú, anh, chị, em mình đang hiện hữu này thì điều quan trọng nhất là trong tâm có Phật thì không sợ gì sương sa lớp lớp.
Khi trong tâm mình có Phật, tức là ý thức mình làm điều này là vì Đức Phật dạy như vậy. Ví dụ gieo một nhân tốt, mình đi bố thí chẳng hạn, mình đi bố thí cho một người thường thì sẽ được những quả phước bình thường. Nếu như mình cũng làm như vậy nhưng mình ý thức được cái này là do Đức Phật dạy, mình bố thí hoặc bố thí cái này là do trong Phật Pháp nói rằng bố thí cái này thì được quả nó nằm trong Phật Pháp. Và nó sẽ lần lần, từng bước nó tiến đến quả vị cuối cùng là Niết bàn hoặc Phật quả. Đó là sự khác nhau mà theo Tùng nghĩ là cực kỳ lớn của một người khi mà hành đạo.
Bởi vì khi có yếu tố Phật và Pháp ở đây rồi thì đó là yếu tố dẫn đường của mình, chứ còn hành động mình làm nó mang tính nhân quả, tức là phước của mình thôi. Phước đó nếu không định hướng cho mình thì phước đó đem mình trồi lên sụt xuống như làn sóng. Nhưng nếu cái phước của mình nó có định hướng mà định hướng đây chính là nằm trong trí huệ của Đức Phật, chứ không phải định hướng này là cái gì cả. Lúc đó mình chính là đại dương bao la, mình có là con sóng đang lên hoặc đang xuống cũng biết rất rõ là mình đang nằm trong đại dương, đó chính là Pháp thân của Phật, trí huệ của Phật.
Vì chỉ có trí huệ của Phật, Ngài chỉ cho mình con đường, bắt đầu tin theo thì làm. Lúc đó mình sẽ không bị lạc, sẽ không có sự đau khổ, không phải chịu những quả báo không tốt. Tại vì nó vô thường mà, mình không thể làm mãi một việc tốt từ ngày này qua ngày khác, nó khó lắm, có cố gắng cũng không được. Như Tùng thấy một năm có 365 ngày, mỗi ngày bao nhiêu giờ, mỗi giờ bao nhiêu phút, mỗi phút bao nhiêu giây, mỗi giây bao nhiêu sát na mà mỗi sát na mình coi như hành động của nghiệp đi thì không biết là mình làm bao nhiêu nghiệp xấu, bao nhiêu nghiệp tốt. Chắc chắn là nó phải có cả xấu cả tốt, không thể nào mình làm từ hết sát na này sang sát na khác toàn nghiệp tốt, không thể có vì mình là chúng sinh mà. Cho nên điều ý nghĩa nhất quan trọng nhất là khi mình là cái gì đi chăng nữa mình biết là mình đang trong mang lưới trí huệ của Đức Phật. Mình giao phó cái của mình cho Đức Phật, tức là nói cách nào cũng được, có rất nhiều cách nói về câu chuyện này. Nhưng làm sao phải có ý nghĩa của một là Phật, hai là Pháp trong hành động của mình. Cái đó sẽ dẫn mình đi đúng rồi tiếp tục thăng hoa trên cái đúng đó. Mình có gieo cái nhân bất thiện hoặc làm sai thì chính cái yết tố Phật và Pháp sẽ làm cho mình tỉnh thức và biết rằng là hành động này của mình là sai và mình sẽ ngừng được hành động sai đó, còn cái đúng thì mình tiếp tục.
Bình: xin hỏi chị Đông một câu, được không chị Đông?
Đông: Dạ vâng ạ!
Bình: Nãy chị có nói làm sao trong đời sống mình làm tăng tình yêu thương lên và giảm cái tôi hiện hữu. Chị có thể chia sẻ tăng tình yêu thương lên và giảm cái tôi hiện hữu xuống như thế nào được không?
Đông: Em đang trên đường thực hành, trước kia chưa biết đến Phật pháp em thường có những hành động và lời nói chưa được hay, không kiểm soát được sân giận của mình.
P. Thảo: Em xin phép bổ sung cho Đông ạ. Kính thưa thầy và Đại chúng!
Sau gần hai năm thực hành cùng với nhóm ĐN, em thấy Đông đã dấn thân hơn rất nhiều trong hoạt động của nhóm và có chuyển hóa tốt. Thời gian đầu khi biết về Đông, qua anh Bảo kể, em luôn sợ Đông có cảm giác cô đơn, bạn ấy chưa được chủ động trong các hoạt động nhóm và cười nói ít. Từ khi Đông biết đến Phật giáo và tham gia nhóm ĐN thì Đông đã hoạt động nhiều trong nhóm, đã có những người bạn đồng hành cùng tu tập, cởi mở hơn với tất cả mọi người. Ví dụ cụ thể nhất là trong hoạt động chung của nhóm tối thứ sáu thì Đông đã là người chủ động thỉnh chuông, dẫn mọi người ngồi Thiền và hồi hướng. Bạn đã cười nói nhiều hơn, đó là cái cách Đông thể hiện lòng Từ Bi với bản thân mình và mọi người. Em xin hết ạ.
Tùng: Thảo có thể hỗ trợ Đông trả lời câu hỏi của Bình là làm thế nào để tăng trưởng tình yêu thương lên được không?
P. Thảo: Em thấy có một cách cụ thể để tăng tình yêu thương lên đó là phải dấn thân vào các hoạt động chung. Hoạt động chung trong nhóm, hoạt động chung trong công việc, trong gia đình…. Cụ thể: ở nhà thì vợ chồng cùng nhau nuôi dạy con, cùng chia sẻ việc nhà; ở cơ quan thì có chung định hướng để phát triển doanh nghiệp, ở môi trường tu tập thì cùng chia sẻ các công việc ở trong Chùa và lan tỏa Phật pháp. Càng dấn thân nhiều, càng cọ xát nhiều thì cái tôi càng giảm, và lúc đó mình sẽ biết cảm thông hơn với mọi người. Mình nhận ra mình chỉ là một mảnh ghép, đồng thời cũng thấy mình nơi tất cả mọi người. Trí tuệ mình sẽ được mở mang ra vì thấy được rất nhiều góc nhìn. Thấy mình rộng rãi hơn, bao la hơn, không còn hẹp lại như trước nữa.
Cả hai khía cạnh đồng thời: vừa là một mảnh ghép trong bức tranh tổng thể của một tổ chức, một doanh nghiệp, hội nhóm; vừa là hòa chung trong tất cả mọi người. Dấn thân trong hoạt động gia đình, trong cơ quan, trong hoạt động Phật giáo… luôn là cách làm cho cái tôi của mình giảm bớt và tình yêu thương được trưởng thượng, nở rộng hơn. Em xin hết ý kiến.
Bình: Câu trả lời của P. Thảo đã làm thỏa mãn câu hỏi của mình, nhưng xin Tùng cho biết thêm về những hoạt động mà P. Thảo đã nói đó nó nằm ở thừa nào trong năm thừa mà lúc nãy anh Tùng có trình bày?
Tùng: Cảm ơn Sư Bình đã hỏi một câu hỏi mang tính phổ quát cao. Do câu hỏi rất rộng nên em xin trả lời trong góc nhìn và kinh nghiệm của em. Trong năm thừa đó thì hoạt động dấn thân của mình trong đời sống hàng ngày dù là cư sĩ tại gia, trong đời sống xuất gia hay trong một môi trường bất kỳ nào đó thì mình đều thực hiện cả năm thừa đó cùng một lúc. Năm thừa đó là năm cái nhân mình đã gieo, nhân đó là cái tâm của mình. Nếu mình ở trong Chùa mà mình gieo những cái nhân không phạm vào năm giới thì nó là nhân thừa. Nếu mình ở ngoài đời mà mình gieo nhân bằng việc tu tập Tứ Diệu đế chẳng hạn thì quả vị mình đạt được là Thanh Văn; hoặc mình gieo nhân là Lục độ, là Bồ đề tâm thì mình là Bồ Tát. Những cái đó nó không lệ thuộc rằng mình đang hiện hữu ở môi trường nào mà vấn đề là cái tâm mình đang hướng về đâu, cái hành của mình gieo cái nhân gì thì mình sẽ đi theo cái hướng đó. Câu trả lời của mình như vậy, Sh. Bình có thỏa mãn chưa ạ?
Bình: Bình đã thỏa mãn câu trả lời, ở đây có Vụ xin hỏi.
Vụ: Kính thưa thầy, kính thưa Đại chúng!
Qua phần trình bày của Tùng vừa rồi, anh có nói anh tin tuyệt đối vào luật Nhân - Quả và trong chủ đề là hướng đi và ý nghĩa cuộc đời thì em có hai câu hỏi muốn anh giải đáp giúp.
Câu thứ nhất em xin hỏi là đến với chương trình này thì anh đã chuẩn bị những cái Tâm gì để làm nhân gieo cho mọi người ạ? Với vai trò là người thuyết trình, với trên dưới một trăm đại chúng đang nghe. Có vị là những cô chú tu tập rất lâu năm nên anh gieo cái nhân thì quả trổ lại sẽ rất nhanh đó ạ.
Về câu hỏi thứ hai em muốn hỏi anh là trong con đường của anh, anh có thể chia sẻ cho Đại chúng biết anh đang giữ giới nào miên mật nhất và anh hành cái nguyện nào mạnh mẽ nhất không ạ? Ở đời người ta nói là sống phải có nguyên tắc hay sống có những tôn chỉ, hay sống phải có lẽ sống, còn đối với Đạo thì người ta gọi là giữ giới và hành nguyện. Em xin cảm ơn ạ!
Tùng: Anh cảm ơn Vụ, Vụ đã hỏi một câu hỏi rất cụ thể và thực tiễn. Hai câu hỏi này anh xin trả lời bằng một câu chung, bởi vì trong đời sống anh giữ giới gì và anh hạnh nguyện gì thì anh mang vào trong pháp hội này cũng với cái tinh thần đó chứ không khác biệt. Con đường tu tập của anh cũng nhiều gian nan vất vả, qua nhiều thử thách và tìm hiểu nhiều pháp môn. Nhưng đến lúc này thì anh đã chọn đi con đường Bồ tát đạo nên cái hành của anh ở đây chính là cái nền tảng, là cái tánh Không. hành Bồ tát đạo ở bất cứ lúc nào, ngay cả lúc này khi anh đang trong pháp hội thì cái anh đem vào chính là Bồ đề tâm. Đầu tiên là Bồ đề tâm. Còn nó được thể hiện ở khía cạnh nào thì nó muôn vàn khía cạnh. Nhưng nếu không có Bồ đề tâm thì mọi thứ không phải là Bồ tát, không phải con đường Bồ tát. Thế nên cái anh đem vào pháp hội này chính là đem cái Bồ đề tâm của mình cho dù nó nhỏ, nó lớn hoặc là nó tương đối hay tuyệt đối gì mình chưa cần biết, nhưng mình có bao nhiêu cái Bồ đề tâm mình có thể học được, có thể hành được là mình đem vào từng cái việc một và cụ thể là cái pháp hội này.
Thật ra cái buổi này đáng ra là Đông và Bảo phụ trách nhưng do 2 bạn là vợ chồng nên Đ.N đổi giao cho anh và làm cùng với Đông. Khi mà mình chuẩn bị ý thì mình phải có một cái tâm mà cái tâm này là cái Bồ đề tâm. Ví dụ như bình thường một người mà chuẩn bị thì thông thường tìm tất cả kinh sách ghi chép ra tất cả các mục ngày hôm nay để nói được về nội dung của buổi hôm nay hoặc là tìm những cái bài nào đó, trong một vài quyển sách nào đó đọc ra. Nếu như anh làm như vậy cũng được nhưng mà cái Bồ đề tâm của anh ấy tức là mỗi người lấy một khác mà nó ở mấy cái cạnh khác nhau thì anh thấy rằng là mình đã làm theo cách khác nó cũng là cái Bồ đề tâm mà mình mang đến cái đấy thì nó tận tâm mình, nó là cái mình sưu tầm thì mình làm kiểu như là thế. Anh có đọc một số sách vỡ các thứ thế nhưng mà cách chuẩn bị của anh khi mà vào cái xã hội này là thực ra anh cũng có ngồi thiền để cho nó rỗng không rồi hướng đến cái Bồ đề tâm. Tất nhiên cái này là cái hành của mỗi người. Vụ đã hỏi cụ thể như vậy thì anh cũng chia sẽ cụ thể. Tức là mình hướng đến tất cả mọi người với một cái Bồ đề tâm, với một tình thương bao la. Tất cả tâm huyết của mình đến cho tất cả mọi người ở trong nội dung như thế này. Đấy là mình cứ phát ra như thể, còn như thế nào mình chưa cần biết. Cái thứ hai trong tình thương là cái Từ bi. Nó khởi sinh nó tập kết tất cả những cái kiến thức của mình mà đã đọc được trước ngay về cái vấn đề của ngày hôm nay. Để rồi nói tự hình thành trong cái tâm thức của mình. Và rồi nó tự sắp xếp và mình để yên cho nó hoạt động. Thì đấy là cách của anh.
V. Dũng: Kính thưa Thầy và Đại Chúng ạ, mọi người nghe con rõ không ạ? Thì qua cái câu chuyện tương tác và câu hỏi của Vụ, thì con cũng có một số cái suy nghĩ, thì con thấy là cái Luật nhân quả, mình là người Phật Tử và là người học Phật thì con thấy cái Luật nhân quả là một cái luật mà mình xác quyết và mình sẽ thấy rất là rõ trong đời sống thường nhật của mình và trong bất cứ bối cảnh nào, trong môi trường nào. Cái luật đó là cái luật chung và không thể sai khác được, và nó luôn luôn biểu hiện ra trong những điều mình làm, bởi vậy khi Luật nhân quả này con có nhận thấy là khi mình ở trong đời sống, con thấy mình có một sự quan sát chính bản thân mình và mình không ngừng phán xét cái tâm của mình, và cái sự tinh tấn tu tập của mình nó tốt thì mình cảm thấy nó biểu hiện rõ và những cái mình phát ra thì nó quay trở lại với mình thì mình cảm nhận được cái thời gian nhanh hơn và rõ ràng hơn. Thì qua cái câu hỏi của Vụ, con chỉ xin chia sẻ một số cái suy nghĩ ý kiến của mình về Luật nhân quả như vậy ạ. Con xin phép hết ạ.
Lượng: Cái vấn đề ngày hôm nay là hướng đi và ý nghĩa cuộc sống, thì với năm thừa đó mà khi cho một người muốn có một cuộc sống ý nghĩa hơn thì mình nên đi cái thừa nào mà nó có ý nghĩa nhất, hay là mình đi hết năm thừa, hay là mình đi như nào cho nó thấy là cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Chú Hải: Dạ Mô Phật, chào Thầy và chào Đại chúng ạ, dạ thì theo cách hỏi của Lượng là trước nhất mình nói về Năm thừa, mình thấy Phật Giáo theo hệ Trung Hoa thì có năm thừa: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát thừa. Thì năm thừa của Trung Hoa nó có hai cái thừa đầu thì không có nói tới việc giải thoát, chỉ nói tới việc trở lại thành người và lên trời thôi, tức là thập thiện giữa năm giới.
Còn một lối chia nữa bên Đại Toàn Thiện của Tây Tạng, họ chia làm chín thừa, thì trong đó có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát là ba thừa, còn sáu thừa sau là ba tantra ngoại và ba tantra nội, thì cao nhất là thừa thứ chín là Đại Toàn Thiện là nói về cái tâm giải thoát, và câu hỏi của Lượng là: Nên tu năm thừa hay tu một thừa nào đó thôi, thì theo như cái hiểu của mình, cái nhận định của mình thì, mình cũng không thể nào quyết định, mình chọn một cái thừa nào đó mà mình làm nổi, mà nó tuỳ theo cái căn cơ của mình. Tại vì mình biết nhiều vị đi tu học, đi chùa chiền, thì có những vị họ đến chùa chỉ để giống như họ nương vào tam bảo, rồi làm việc thiện, rồi giữ ngũ giới vậy thôi, chứ họ không tu về từ Thanh Văn hay Duyên Giác, Bồ Tát trở lên là họ không làm nổi, vì vậy mình mới thông cảm là tại sao trong Phật giáo có hai cái thừa mà có vẻ như dễ bị lạc hay nó không đụng chạm gì tới bản tánh hay giải thoát gì hết.
Rồi, một cái nhìn nhận thứ hai nữa đó là, trước nhất là người gì đó tu được cái thừa gì đó là do căn cơ của họ, trước đó là là học đã đi qua các thừa kia rồi, họ mới đi tới cái thừa cao hơn. Cái thứ hai nữa mình phải thấy đó là, một người ở cái thừa cao đó thì họ đã có thể thông được thừa thấp hơn. Thầy hay nói là: Nếu một cái người nếu mà họ hoàn thiện rồi đó, thì nó mới tiến lên bậc thánh được, tức là về làm con người, tức là anh đã qua cái Nhân thừa ngon lành rồi mới có thể tu được tới cái hạnh giải thoát được, chứng tỏ là nó tùy thuộc vào căn cơ của mình. Do đó, muốn đi cái thừa nào đó thì thứ nhất là thuỳ thuộc căn cơ, thứ hai là tuỳ thuộc vào cái nhân duyên với cái bạn bè, chúng hội, vị Thầy hướng dẫn. Thì nó quyết định phần lớn mình đi thừa nào, chứ không bắt buộc mình phải đi năm thừa nhưng mà đi thừa sau thì người ta đã có thể làm trọn vẹn những cái thừa trước được. Theo mình thấy là vậy, Mô Phật.
Tùng: Cháu xin bổ sung thêm với cái ý kiến của Chú Hải và câu hỏi của Lượng một chút ạ. Tức là năm cái thừa của Phật giáo ấy, đúng là mình không thể lựa chọn được, đúng như Chú Hải nói, bởi vì cái căn cơ của mình nó như thế nào ấy, thì cái thừa mình đi nó là như vậy.
Vấn đề là khi mình hỏi câu đó là mình đang ở cái thừa nào, chứ không phải đến khi mình hỏi: Tôi sẽ nên tu cái thừa nào? Thì đó là vấn đề của tương lai, nhưng mà khi mình hỏi câu: Mình đang ở thừa nào? Thì cái thừa đó nó hiện hữu rồi. Ví dụ như bây giờ Lượng hỏi câu đấy, nhưng mà Lượng là đệ tử của chùa chẳng hạn, thì chùa tu Bồ tát đạo, và Lượng đang hành tất cả các Bồ tát đạo và bây giờ vấn đề là khi Lượng hỏi như vậy. Tức là, một, người hỏi chưa có ý thức mình tu theo cái thừa nào, thứ hai, là cái độ dao động của mình là nó vẫn còn. Thế thì khi đó, trong Phật Giáo chia ra ba tụ.
Thứ nhất là tụ gọi là tụ Thanh Văn, thứ hai là tụ Bồ Tát, thứ ba là bất định tụ. Và phần lớn mọi người hiện nay là đang ở cái bất định tụ. Tụ Thanh Văn tức là chắc chắn rằng là cái căn cơ, mong muốn, và cái sở trường của mình là nó nằm trên con đường tu Thanh Văn. Để đạt được cái Niết bàn tịch diệt hoàn toàn chấm dứt, đoạn tất cả các khổ đau, đấy là nằm trên tụ Thanh Văn, nó phải chắc chắn.
Thứ hai là con đường Bồ Tát cũng vậy, đến một lúc mình khẳng định là mình từ giờ trở đi, từ giờ đến lúc thành Phật, là mình chỉ đi con đường Bồ Tát, và mọi cái hành động của mình nó đều thể hiện ra ngoài và tất nhiên mình sẽ không phải hỏi nữa, thì đấy là mình ở cái tụ Bồ Tát một cách chắc chắn rồi.
Nhưng phần lớn mọi người, chắc là phần đa số cực kì đông là ở cái gọi là bất định tụ. Tức là cái cửa kiếp sống này, mình chơi với cả bạn bè mà nó theo xu hướng Thanh Văn, thì mình thấy Thanh Văn cũng hay đấy, dù gì nó cũng tịch diệt cái khổ đau, nó không có những cái oan trái cuộc đời, thì kiếp này mình tu Thanh Văn. Nhưng sang kiếp khác, bạn bè của mình nó lại toàn Bồ Tát, vấn đề là vì mọi người, tu là phải có một cái lòng từ bi với người khác, mấy quả vị ông đạt được nó mới gọi là vô trụ, không cần đợi như Thanh Văn, đến một lúc nào đó mới nhập được Niết Bàn, mà Niết bàn là ngay tại đây và bây giờ. Mình lại tiếp tục con đường tu Bồ Tát. Thì mình cứ như vậy, cho nên cái đó gọi là bất định tụ, cái này cũng là sự thật hiển nhiên thôi, không có cái gì cả, bởi vì thực tế nó là như vậy. Nhưng khi mình đã biết được là: À hoá ra là có ba cái tụ đó, thì mình sẽ biết được rằng mình nằm trong cái tụ nào. Và nếu mình ở cái bất định tụ ấy, thì là một cái tụ hoặc là một cái nhóm người, nó dao động như vậy thì mình phải học hỏi thêm, mình phải hỏi thầy hỏi bạn, đọc ở sách vở, thì mình chỉ ra được con đường của mình để đi theo hướng cố định, đây cũng chính là ý nghĩa của hướng đi trong cuộc đời. Mình muốn bổ sung thêm ý của chú Hải là như vậy, và xin hết ạ.
Học: Con xin chào các chú, chào đại chúng, câu hỏi này là con hỏi chú Hải ở CT. Theo con được biết Phật giáo Trung Hoa, nó còn cái thừa thứ sáu nữa, nó có tên là Nhất thừa hay người ta còn gọi là Bạch thừa, có một số con nghe còn gọi là Tối thượng thừa, hay bên Thiền tông còn gọi là Đốn giáo, mà cái chỗ mà kiến tánh thành Phật. Mong chú Hải giảng được thì nói về cái thừa thứ sáu này?
Chú Hải: Mô Phật, chắc cái này để Thầy trả lời nhưng mà mình hiểu được đến đâu thì mình nói đến đó. Tại vì ngũ thừa đó nó nằm trong phần học phổ thông của HT. Thiện Hoa, mà theo cái cách của Thầy đó là Thiền tông nó cũng nằm trong Đại thừa. Thầy cũng giảng nhiều lần, tức là nó cũng phát triển trên các địa, thành ra Tối Thượng Thừa hay là Phật Thừa, mình nghĩ nó cũng nằm trong Bồ tát thừa, tức là Đại thừa. Học có nhớ trong Kinh nào gọi là Tối thượng thừa không?
Học: Dạ thì con chỉ nghe Tối thượng thừa là quý Thầy giảng thôi, nhưng mà trong Kinh sách con không nghe chữ Tối thượng thừa mà con nghe Phật thừa, còn bên Thiền tông con đọc được gọi là Đốn giáo, nghĩa là trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật.
Chú Hải: Thì mấy cái đó nó cũng chỉ quanh quẩn bên cái tri kiến Phật bên kinh Pháp Hoa, nó không có vượt qua được cái đó. Cái tri kiến Phật cũng là cái Tối thượng thừa, chỉ ra cái tri kiến đó, mà mình trực tiếp thấy cái tri kiến thì nó là Đốn giáo. Chú hiểu mức độ nó vậy đó, thành ra quanh quẩn nó cũng chỉ là cái bản tánh của tâm. Mà có nhiều khi người ta gọi là đốn giáo là bởi vì nó đi trực tiếp, chứ không phải đi thứ lớp để từ từ nhận ra nó, mà cái này chỉ thẳng vô, thì gọi là đốn giáo. Còn Tối thượng thừa thì nó cũng chỉ vào cái tâm đó thôi, nó cũng chỉ một vị. Cái gì chỉ ra bằng cách nào đó mà nó nhanh, dễ tiếp cận thì gọi là Đốn giáo.
Lúc trước Thầy có giảng, Thầy cũng có nói Thiền tông vẫn đứng hàng thấp hơn là Hoa Nghiêm tông, Hoa Nghiêm tông thì nó gọi là Viên giáo, thành ra cái sức bao hàm của nó rộng hơn là Thiền tông, Thiền tông chỉ nói là kiến tánh, là bản tánh thôi. Còn Hoa Nghiêm thì nói cả thế giới này, thành ra ngôn ngữ nó chỉ nhiều thứ vậy chứ, nó cũng chỉ trong đó thôi, theo mình hiểu là vậy. Mô Phật, còn nếu mà thắc mắc gì nữa thì hồi nữa hỏi Thầy.
Học: Dạ con xin cảm ơn.
Hùng TN: Thưa Thầy và đại chúng, theo Hùng muốn học cái chỗ mà Thầy khai thị là tánh Không và Tịnh quang con, tại vì Hùng rất là tâm đắc tánh Không và Tịnh quang con đó, hai cái đó mà mình hoà với nhau, và áp dụng trong đời sống thì đời sống của mình nó rất là sáng tỏ, rất là giải thoát trong một đời, hoặc là giải thoát ngay tại đây. Tánh Không và Tịnh quang con là hai cái dính liền với nhau chứ không có tách rời. Thì nhờ đại chúng hay là ai đó chỉ cho Hùng làm sao phát triển hai cái này trong một lượt, khai thị cho Hùng cái chỗ này? Xin cảm ơn, hết.
Tùng: Lời chia sẻ này của anh Hùng chính là câu hỏi đúng không? Với câu hỏi này thì cháu xin được mời các chú ở Cần Thơ - là những người đã có quá trình tu học lâu năm thì trả lời dùm cho anh Hùng. Cháu thấy trên màn hình của cháu là chú Châu đang cười, vậy xin chú Châu có thể cho ý kiến về câu hỏi của anh Hùng được không?
Chú Châu: Câu này thì để Thầy trả lời nó hay hơn, chứ chú Châu thì cũng không rành cái này. Nhưng chú cũng nói một chút. Thưa đại chúng, Tịnh quang con với cái tánh Không, tức là Tịnh quang con và Tịnh quang mẹ, thực sự mà nói thì nó không có khác. Tịnh quang con và Tịnh quang mẹ nó đồng một thể chứ không khác, nhưng trên đường tu hành, mình chứng ngộ thì nó có Tịnh quang con và Tịnh quang mẹ.
Tịnh quang con là cái nền tảng tánh Không trong cái cuộc sống hiện tại thực tại này, và khi hoàn tất được cái nền tảng tánh Không đó, nó trùm khắp thì đó là Tịnh quang mẹ. Chẳng hạn như trong một cái chai, không gian trong cái chai đó là Tịnh quang con, khi mình mở vỏ chai ra thì không gian nó nhập với không gian bên ngoài đó là Tịnh quang mẹ. Thực sự Tịnh quang con và Tịnh quang mẹ không có khác, nhưng mà Tịnh quang con thì do cái nghiệp, cái thức của mình che chắn phần nào từ thô cho đến tế, nó vẫn chưa phải trùm khắp, cho nên nó gọi là Tịnh quang con. Thực sự Tịnh quang con và Tịnh quang mẹ không khác nhau.
Tánh Không có ba cái đặc điểm mà các Thầy vẫn dạy đó là gì? Đó là tánh Không, quang minh và năng lực. Tánh Không có ba cái đặc điểm chính là như vậy, Thầy vẫn dạy chúng ta như vậy. Tinh tuý tức là tánh Không, quang minh tức là ánh sáng của nó, và năng lực là năng lực từ bi để cứu độ chúng sanh. Thì có ba cái chính của nền tảng là như vậy, nền tảng toàn khắp thì mình đạt được nó toàn khắp, thì đó là Tịnh quang và Tịnh quang mẹ. Còn cái Tịnh quang con là cái mình đang trên đường hành đạo, trên đường chứng ngộ, đạt được cái Không rồi, cái Không toàn bộ tức là vẫn không gian trong cái chai đó và khi mình mở vỏ chai thì không gian đó phá hết ra, không gian trong ngoài trở thành trùm khắp, nó trở thành hư không thì đó là Tịnh quang.
Tịnh quang con và mẹ hoà đồng với nhau, thì không có Tịnh quang con và Tịnh quang mẹ, một cái duy nhất là Tịnh quang, chứ Tịnh quang con là trên con đường hành đạo, trên con đường tu tập của mình.
H. Lan: Kính thưa Thầy và Đại chúng!
Nghe nói đến chú Châu là biết chú sẽ nói đến Không Gian Tâm, như Thầy có dạy, tu thì cứ tu một pháp, mọi thứ quy về một chỗ, thì chú vừa có bài chia sẻ sâu sắc cho mình.
Khi chia sẻ về hướng đi cuộc đời, mình mới phát hiện gần đây tạo ra sự khủng hoảng với mình, như từ trước đến giờ mình không biết đến chư Thiên, ma quỷ, khi vào chùa mình mới biết ma là có thật, và người ta đi tu có thể xuống địa ngục, mình ngạc nhiên, nghĩ đi tu thì làm sao mà xuống địa ngục được, trong những hành động của mình làm tốt hay xấu mang tính hênh xui rất là nhiều, trong kiếp sống con người rất quý báu, mình đa phần làm những việc xấu, quả xấu trong quá khứ chưa hội tụ lại nên may mắn có thân người rất có khả năng nhân tốt tan ra và nhân xấu tụ hội lại mình có thể rơi vào ba cõi thấp, mình thấy sốc khi biết là mình làm điều xấu nhiều hơn điều tốt.
Một điều nữa là mình làm việc, làm cả trăm sai cả trăm, đánh và tâm thức mình rất mạnh. Như mình đi làm bên ngoài là xe hơi đến rước, hoặc hợp đồng lao động như thế nào thì mình mới làm, khi mình ở đây mình mới thấy mà làm sao làm việc làm cả trăm sai cả trăm.
Có một việc mình vừa bị phạt, mắc lỗi khi tiếp khách. Qua đó mình cũng hiểu ra nhiều thứ, các mình muốn chia sẽ với mọi người đó là, hành động mình làm sai nhiều mà không biết, và để chúng ta không bị rớt vào ba cõi thấp, làm thân người mà tiến lên các cấp cao hơn thì phải kiến tánh.
Để chúng ta đến các thừa mà vị nào vừa chia sẻ, như Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ tát thừa, hay Tối thượng thừa, để bước trên các thừa đó, thì chúng ta phải làm nhân tốt thì mới có kết quả tốt đó.
Để làm tốt mọi việc phải có nhiều cấp độ khác nhau, làm được điều đó mình phải có người sáng mắt hơn mình rất là nhiều. Trong Quyển sách “Mối tương quan Tiểu thừa và Đại thừa của HT. Thích Minh Châu dịch” có viết rất rõ ràng, “có một tư tưởng tốt để giúp đỡ người khác đó cũng không phải là của mình”, khi theo Bồ tát thừa muốn giúp người khác, thì ngay tư tưởng đó cũng là người khác cho mình.
Chúng ta muốn giải thoát cho mình, cho người, gia đình mình, hay tất cả mọi người, mình cần nương dựa vào một vị Thầy và theo sát vị đó. Để được điều đó theo cảm nhận của mình một cách đơn giản mình chỉ mắp miến môi làm người tốt thì mọi thứ nhân duyên hội tụ sẽ giúp cho mình làm người tốt.
Tùng: Cảm ơn chia sẽ H. Lan.
Hải: Xin chia sẻ ý kiến cá nhân về chủ đề này. Mình cũng được dạy là Đạo vào đời từ Cổ Kim Đông Tây. Học Phật pháp phải đưa Đạo vào trong đời sống. Cuộc đời các vị như Ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng tái sanh 14 lần, ngài mục đích cũng đưa Đạo vào trong cuộc sống. Là cư sĩ tại gia, mình cũng muốn đem Phật pháp vào trong cuộc sống bằng trí huệ từ bi.
Thời gian đầu học Pháp mình có nhiều trở ngại về gia đình, nhưng từ từ mình có sự kiên định trong tu tập thì tâm đến đâu cảnh chuyển đến đó, gia đình cũng thuận duyên cho đến chùa, và cũng gieo duyên Phật pháp nhiều người thân và người xung quanh.
Tùng: Đông có ý kiến gì với Hải không về những chia sẻ về đời sống thường ngày có Phật pháp thì tốt hơn, Đông có thể chia sẻ cảm nhận trải nghiệm của mình.
Đông: Anh Bảo biết đến Phật pháp trước, mới đầu mình không quan tâm, nhưng khi chuyển chỗ ở, nghĩ làm và có thời gian bị khủng hoảng, trước do mình cố chấp nên Anh Bảo cũng không chia sẻ gì, sao này nhờ sự khủng hoảng đó mình mới biết đến Phật pháp. Do khủng hoảng ở nhà thì mình mới tìm hiểu, và càng tìm hiểu Phật pháp mình thấy bình an hơn, thì cũng có thực hành được ít và cũng đang tìm hiểu được một chút thôi à chưa thâm nhập được sâu đâu ạ. Cho nên em cũng không biết nói gì nhiều, em chỉ thấy là từ khi em biết đến cuộc sống cảm giác nó vui hơn và em cũng không nghĩ nhiều như ngày trước nữa. Với lại thấy cuộc sống gia đình an yên hơn vì mình biết đến những hành động, lời nói mình nói ra sau đấy mình cũng nghĩ lại như thế là không được. Mình cũng kiểm soát được hành động của mình một chút chứ chưa kiểm soát được hết đâu ạ. Vâng em xin cảm ơn ạ!
Hải: Cám ơn chị Đông.
D. Lạc: Chú Tùng ơi! D. Lạc xin được chia sẻ một chút nghe chú Tùng. Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng!
Để hôm nay nói về chủ đề Hướng đi và ý nghĩa của cuộc đời, thì D. Lạc xin chia sẻ một chút về kinh nghiệm của D. Lạc đi theo Thầy là hơn một năm nay. Trước khi đến với con đường này thì D. Lạc cũng như bao người khác ở ngoài đời thôi lo cơm, áo, gạo, tiền cũng quanh quẩn có bao nhiêu, cũng hạnh phúc - đau khổ cũng hoảng sợ cũng quay quay vậy thôi.
Nhưng từ khi đi Ấn Độ về đó, thì lúc ở Ấn Độ về từ tâm D. Lạc đã phát nguyện thấy cuộc đời Đức Phật là muốn đi theo, con xin đi theo con đường của Đức Phật. Về Việt Nam D. Lạc xin theo Thầy và được Thầy và Đại chúng ở đây chấp nhận. Từ ngày được ở đây, với Thầy và Đại chúng thì D. Lạc thấy đã chọn đúng con đường này, càng ngày càng chắc chắn con đường này và con đường mình phải đi không biết bao nhiêu kiếp mà mãi mãi.
Lúc D. Lạc vào đây, chị em con cháu nhiều người khóc nói, tại sao phải vào đây, ở ngoài sướng quá tại sao phải vào đây khổ cực rất nhiều người cản trở. Nhưng mà D. Lạc nói là D. Lạc nguyện thấy cuộc đời Đức Phật, thấy cuộc đời ngoài đời nó không có nghĩa lý gì hết, mình sống rất là vô ích. Thành ra D. Lạc thấy con đường này là con đường mà sau này, mình sẽ có cái gì mình làm sẽ lợi ích cho tất cả mọi người, dù D. Lạc chưa biết gì về Phật pháp hết, chưa biết cái gì hết. Nguyện theo cuộc đời Đức Phật sau này mình đi theo con đường này, có thể một kiếp nào đó mình có thể chút lợi lạc cho chúng sanh.
Rõ ràng từ ngày theo Thầy được tới giờ, D. Lạc học được Thầy dạy rất là nhiều, tuy căn cơ của D. Lạc không hiểu được bao nhiêu. So với ngày xưa, thì bây giờ D. Lạc thấy rất là diệu lạc luôn, nó rất là vui rất là an tâm. Ở đây D. Lạc giống như là một người chập chững mới bước đi thôi, D. Lạc cần sự hướng dẫn của Thầy của Đại chúng để đi trên con đường này.
D. Lạc rất là yên tâm mỗi ngày mỗi ngày, làm cái công việc của mỗi ngày tụng kinh, đọc chú hoặc làm công việc gì đó cho dù đi tiếp nấu bếp, hoặc là quét sân, hoặc làm việc với Đại chúng D. Lạc thấy rất là vui vẻ, nó khác hoàn toàn so với lúc mình còn ở ngoài đời. Ngoài đời mình làm gì cũng thấy cái việc đó là không ai làm gì được, cảm thấy mình là số một vậy đó. Rồi lúc đó mình thấy mình tự cao, nghĩ là con cháu không có mình chắc không ăn cơm được, không nấu cơm được, không làm gì được hết. Nhưng khi mình hiểu được rồi, như Thầy nói đó là cái tôi, cái tôi của mình nó lớn quá thành ra nó che lấp hết những gì mà cái sáng, cái phần trắng đó, cái gì đó không biết giờ D. Lạc chỉ biết sơ sơ vậy thôi.
Nhưng mà hôm nay Thầy khai mở, Đại chúng dẫn dắt, dẫn dắt lần lần là mình đi theo con đường này rất có ý nghĩ luôn. Sau này, kiếp này, rõ ràng không có kiếp sau mình có làm cái gì được hơn rõ ràng bây giờ. Tới giờ phút này, các anh chị em của D. Lạc bắt đầu có những suy nghĩ khác. Người chị của D. Lạc trước khi qua đời còn nói, “Thủy ơi! Em chọn con đường này là đúng rồi”, xin lỗi, “em hãy ráng đi theo, giờ chị đã hiểu rồi”. Câu nói đó D. Lạc rất là mừng tại vì mình không làm được gì nhiều nhưng mình cũng đã giúp những người chị, người em, người con mình hiểu được Phật pháp là gì. Hiểu được nhân quả, hiểu được cuộc đời này vô thường ra sao, hiểu được Phật pháp một chút đó thôi là D. Lạc đã thấy rất mừng, đã rất là hoan hỷ trong lòng.
D. Lạc thấy vậy từ nào giờ đời mình không có hiểu, từ cái việc đó D. Lạc thấy rõ ràng có ý nghĩa dù rất là nhỏ, ý nghĩa trong cuộc sống hiện tại của D. Lạc bây giờ và D. Lạc xin hết ạ.
Tùng: Cảm ơn những chia sẻ rất là xúc động của cô D. Lạc. Cháu thấy có cô L. T. Giàu giơ tay phát biểu đúng không ạ. Cháu xin mời cô Giàu.
Giàu: Dạ, kính chào Thầy, kính chào Đại chúng!
Đề tài hôm nay rất là thiết thực, mình cũng xin chia sẻ kinh nghiệm cái ý nghĩa cuộc đời của mình để cho các bạn trẻ rút ra cái gì đó.
Từ nhỏ, mình lớn lên rồi cũng học, mục đích là học Đại học để có cuộc đời thành đạt. Rồi mình cũng có đủ thứ hết, hồi xưa được làm cho nước ngoài nên năm nào mình cũng được đi Mỹ hội chợ. Lúc đó, coi như là mình thấy cuộc đời như vậy là đạt lắm rồi. Nhưng lúc đó mình không có kiểm soát được cái tư tưởng, không kiểm soát được cái tâm của mình nên là mỗi ngày làm việc áp lực rất là nhiều, rất là căng thẳng. Mình dễ bị stress và khi stress mình không có kiểm soát được, mình gây những tổn thương tới nhân viên, làm cho không khí rất là nặng nề.
Và khi mình nghĩ mục đích ở đời là cái gì? Nếu mục đích ở đời là vật chất để có cuộc sống căng thẳng như vậy thì thấy rất là vô nghĩa. Nhưng mà sau đó, do những biến cố cuộc đời mình mới gặp được, mới hiểu là cuộc đời này nó vô thường, nó đau khổ. Như vậy, mình quay về với Phật pháp mình thấy rất là may mắn. Các bạn trẻ ở đây được gặp Phật pháp sớm hơn mình, phải nói là các bạn rất là may mắn, còn mình gặp Phật pháp lúc đó mình khoảng cũng phải gần bốn mươi, bốn mấy tuổi rồi vậy là hơi bị muộn. Nhưng mà nó cũng còn có may đó, khi mà học Phật pháp cái mà mình thấy là ý nghĩa nhất mà mình có thể kiểm soát được cái tâm của mình.
Đạo Phật nói là Địa ngục hay là Niết bàn là đều do tại tâm hết, nếu mà mình có thể kiểm soát được tâm mình có thể kiểm soát được cái tham, sân, si, mà cái gốc của nó là cái gì? do cái vô minh. Tâm mình nó rất là bình an, nó rất là tự tại thì mình trở về cái Niết bàn và khi đó mình có lòng Đại từ Đại bi với tất cả không phải với những người trong gia đình, với tất cả những người xung quanh, với mọi người, với tất cả chúng sinh. Lúc đó, cuộc sống nó rất là ý nghĩa, rất là hạnh phúc. Do đó, trên con đường tu nếu mà gặp được đại sự nhân duyên lớn, gặp được Thiện tri thức, gặp được Đại sư, gặp được Đại chúng mà đi con đường trực chỉ nữa thì nó là cái con đường hạnh phúc miên viễn của mình. Nó rất là gần và nếu được như vậy thì một cuộc sống rất là ý nghĩa.
Mình nghĩ rằng đúng là cuộc đời phải làm nhưng mình có được Tri kiến thanh tịnh tùy duyên mà không bám chấp vào nó không tham, sân với nó thì sẽ thấy sống cuộc đời này rất là an lạc, rất là hạnh phúc, rất là ý nghĩa. Làm tất cả những cái gì mình phát Bồ đề tâm, chắc chắn là phải có phát Bồ đề tâm mới đem lại hạnh phúc. Tại vì ta nói cuộc đời này đau khổ là do mình ích kỷ, đáng lẽ cái tâm của mình nó rộng như Đại dương bao la, như mặt hư không, nhưng mà nó gói gọn lại trong ngũ uẩn là do mình ích kỷ.
Bây giờ, muốn phá cái này để trở về với hạnh phúc chân thật vĩnh viễn thì mình phải phát Bồ đề tâm. Phát Bồ đề tâm đây không chỉ phát mỗi ngày, mà mấy vị nói mình phải phát một ngày mấy lần, phát trong hành động của mình, phải cố gắng làm được cái gì trong khả năng hết sức của mình. Mang lại cái gì vui hay những cái hạnh phúc giúp đỡ được những chúng sanh chung quanh trong suốt khả năng của mình. Như vậy, từ từ cái tâm, Bồ đề tâm của mình nó phát triển lên nó phả đi cái ngã. Lúc đó, được cái hạnh phúc là không có gì có thể nói lên được.
Mình thấy cuộc đời ý nghĩa nhất là đi theo con đường của Đạo Phật, và nếu được may mắn là được đi con đường của Phật quả tức là con đường của Phật tánh. Dạ thì mình xin hết.
Tùng: Vâng, cảm ơn cô Giàu.
Hương: Huynh Tùng ơi. Hương ở Sài Gòn xin được phép chia sẻ ạ.
Tùng: Vâng, kính mời cô Hương ạ.
Hương: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng với chủ đề hôm nay, nãy giờ mọi người chia sẻ rất là hay. Cả tuần nay, Hương cũng phân vân là mình có nên chia sẻ không và chia sẻ như thế nào. Vì đứng trước chủ đề này, Hương rất là xấu hổ. Tại sao xấu hổ? Vì như hồi nãy Sh. Vụ có nói là: ở ngoài đời, mình làm gì cũng phải có định hướng, có mục tiêu, cái nào là mũi nhọn của mình?
Khi Hương tới với đạo Phật, Hương có xác định cho mình là đời này cho đến lúc chết sẽ không dùng nó để đi kiếm tiền nữa, không phải dùng để lo cho đời sống vật chất nữa mà là dành để phát triển đời sống tâm linh. Hương có nói điều đó với thầy và sau sáu năm học với thầy, gần đây mới phát hiện ra là điều mình nói, điều mình làm không phải như vậy.
Như nãy giờ mọi người có nói: cái gì cũng có nhân duyên, mọi người có nhắc đến các thừa trong tu học, và kiếp trước mình tu thừa nào rồi thì mình đi tiếp thừa đó chứ không phải mình muốn tu thừa nào. Mình chỉ đi tiếp con đường mà kiếp trước mình đã đi thôi. Hương cũng có nhớ, cách đây mấy năm rồi, bữa đó sinh nhật thầy, có các anh chị Cần Thơ lên, Hương có nguyện là mình sẽ theo thầy trong những kiếp sau. Nhưng gần đây Hương mới phát hiện ra là mình không có làm gì cho điều đó hết, cho cái quả mà mình muốn trên con đường tâm linh. Cụ thể như thế nào? Hương chưa dám nói mình đi trên con đường Bồ tát đạo như thế nào, chưa dám nói cái điều đó, Hương chỉ muốn nói đến chuyện Hương đã làm gì để kiếp sau Hương gặp lại thầy thôi, đã làm gì để có việc đó xảy ra trong kiếp sau? Thầy dịch sách, Hương có đọc hết bộ sách của thầy không? Xin thưa là không! Thầy làm các trang web, mỗi ngày thầy vào bình luận, Hương có vào bình luận không? Xin thưa là không! Mặc dù Hương có đọc các câu chuyện tiền thân của Đức Phật, các đại đệ tử của Phật đều đã từng gặp Phật từ nhiều kiếp trước rồi, dù là làm lái buôn, làm vua quan, hay làm người tu, thì cũng đều làm việc chung với Phật hết. Vậy thì Hương nói rằng các kiếp về sau con muốn được đi theo thầy nhưng thật ra là Hương đã không làm gì cho điều đó hết, làm rất là ít. Thầy bình luận cả chục bài, Hương mới bình luận một bài thì thầy đi mười kiếp, Hương mới gặp thầy được một kiếp. Mà thầy đã dịch hàng trăm cuốn sách thì Hương đã đọc được bao nhiêu cuốn sách?
Hôm nay, Hương muốn chia sẻ một cách cụ thể cái mà từ trước đến giờ Hương cứ nghĩ là mình dành toàn bộ thời gian cho Phật pháp, mình dành toàn bộ thời gian để gần thầy, học với thầy. Thật ra mới chỉ xét trên hình tướng thôi đó thì điều đó cũng không đúng rồi, nói gì đến chuyện bản tâm, chánh niệm tỉnh giác, tại đây và bây giờ. Mình tưởng vậy thôi.
Xin tóm lại là bài học mà Hương cần học trong đời này là với cái quả nào mình muốn gặt, mình phải gieo thật là nhiều nhân. Cụ thể là nếu muốn kiếp sau sẽ được gặp Thầy thì kiếp này Hương phải dành nhiều thời gian hơn đến chùa, ăn cơm với thầy, thầy làm việc gì, Hương sẽ cố gắng làm nhiều việc phụ thầy. Hương xin hết ạ.
Tùng: Còn mười phút nữa. Mình cũng còn trao đổi ngắn ngắn ạ. 4h mọi người sẽ thỉnh thầy lên. Với chia sẻ của cô Hương, Tùng thấy rằng đó là những lời nói rất thật lòng của cô Hương. Tùng cũng rất là đồng cảm. Tùng thấy rằng là, với mong muốn được gần thầy thì có hai vấn đề:
- Thứ nhất là tâm mình phải gần với tâm thầy. Tâm này mình có thể cảm nhận được, nhất là những người ở gần thầy. Tâm thầy như thế nào, mình đồng với cái tâm đó, đó chính là mình ở gần thầy.
- Điều thứ hai, để được gần thầy, theo Tùng nghĩ, đó chính là cái hạnh.
Hương có nói là thầy dịch bao nhiêu cuốn sách hoặc là thầy vào các trang bình luận, rồi những công việc hàng ngày của thầy, thì đó là cái hạnh của thầy. Nếu mình muốn gặp thầy trong những kiếp sau đó, và đồng hành, làm học trò của thầy, thì mình học hạnh của thầy. Thầy làm tất cả những cái đó là vì cái gì? Vì tất cả chúng sinh chẳng hạn. Thì mình cũng có thể làm vì tất cả chúng sinh, bằng khả năng của mình. Chẳng hạn như mình, mình không dịch sách nổi, mà mình muốn đi cùng thầy thì mình phải làm cái khác. Bằng những cái hạnh. Những người khác cũng vậy. Thầy đâu phải chỉ có một hai học trò đâu?! Cái hạnh cùng nhau thì sẽ đi cùng với nhau. Ý kiến của mình là như vậy.
Vừa rồi, mình có thấy cô D. Lạc chia sẻ một câu rất là xúc động. Tuy rằng cô mới vào chùa thôi, nhưng cô thấy rằng là điều gì mình làm được cho chúng sinh, cho con cháu thì mình làm. Đó là tâm nguyện của cô ấy. Mình cảm thấy rất là xúc động. Là người mới vào chùa, nhưng chắc là trong những kiếp trước đã phải có nhân duyên với Phật Pháp thì mới nói được như vậy. Chắc là cũng đến giờ rồi, mình xin mời người cuối cùng. Bởi cũng không có ai giơ tay phát biểu nữa, thì có lẽ, mình xin mời cô M.An.
M.An: Qua chủ đề ngày hôm nay, suy nghĩ về hướng đi của cuộc đời mình, thật ra là mình sống trước giờ cũng không có hướng đi gì đâu. Mình có duyên với Phật pháp. Mình đến một thời gian, mình vẫn chưa thấy được hướng đi, có những lúc tâm mình rất là xuống. Mình chỉ nhớ duy nhất …. Lần đó, thầy có nói chuyện với M.An, chỉ nói một câu thôi: thầy chỉ muốn giúp M.An sống một cuộc đời, thấy có ý nghĩa và sống vui thôi.
Hồi trước, mỗi lần nói chuyện với thầy, thường là khóc thôi. Cứ nói là vừa khóc vừa nói. Chỉ nhớ duy nhất điều thầy nói đó thôi. Một lần khác, thầy nói trong lúc tâm trạng mình sa sút, mình không muốn thực hành, tự nghiệp mình trổ ra thôi chứ hoàn cảnh bên ngoài cũng không có gì hết. Thầy lại nói một câu nữa là: mình còn nước còn tát. Lúc đó, M. An thực hành cái gì đó mà nó vẫn như vậy, vẫn làm cho mình có nhiều phiền não. Thầy nói vậy.
Thầy là người đã làm cho M. An tới bây giờ thấy được ý nghĩa của đời sống này. M.An thấy rất vui. M.An sống cho tới ngày M.An. không còn trên đời này nữa, có niềm vui và cứ con đường đó mình đi tiếp tục mãi. Nên nhớ ơn, người cho M. An cái ý nghĩa của cuộc đời này là thầy. M.An nhớ hoài cái cảnh lúc thầy nói: thầy chỉ muốn giúp cho M. An sống có được niềm vui, thấy được ý nghĩa của cuộc đời này. Vậy thôi, chứ không chỉ cho thấy tánh, thấy gì hết trơn. Dạ, xin hết ạ. Cảm ơn ạ.
Tùng: Cảm ơn cô M.An.
Thầy: Bây giờ, hai người thuyết trình hôm nay có muốn thầy bàn về cái gì không?
Tùng: Chủ đề tuần này là “Hướng đi và ý nghĩa cuộc đời", nội dung này do con và bạn Đông cũng đã chia sẻ trong thời gian vừa rồi. Giờ này, chúng con xin thỉnh thầy lên để thầy chỉ dạy thêm cho chúng con về chủ đề này ạ.
Thầy: Theo thầy nghĩ, Hướng đi và ý nghĩa cuộc đời, thì trước hết mình xác định hướng đi của mình, ý nghĩa cuộc đời mình, mình xác định rồi thì mình cứ làm theo, từ từ, từ từ sẽ tiếp cận được với ý nghĩa thật, hướng đi thật của cuộc đời. Chứ còn mà đi theo một hướng thì mấy hướng khác mình bỏ sao.
Hướng đi là mình sẽ đi lần lần, lần lần mình sẽ thấy không còn phương hướng nữa. Thành ra trong kinh dịch nó có câu mà hồi đó Thầy đọc Thầy nhớ là: “Thần vô phương, dịch vô thể” khi đó là nó không còn phương hướng nào hết. Tất cả mọi phương hướng đều nằm trong cái đó hết. Thì lúc đó mình mới được tự do chứ còn bây giờ thì...
Ban đầu thì mình cũng phải có phương hướng rõ ràng, nhưng mà khi đi đi lần lần mình sẽ thấy con đường nó rộng mở, rộng mở đến cái độ mà nó không còn phương hướng nữa. Ban đầu chỉ là đường thẳng thôi, nói theo hình học thì ban đầu chỉ là đường thẳng thôi, nhắm đi nhưng mà lần lần đường thẳng đó mở rộng ra thành cái vòng tròn tất cả nó ôm trùm trong đó hết. Thành ra cái chữ mà bên Phật giáo nó hay dùng cái chữ “viên” là vậy, “viên” là vòng tròn “Viên Giác” là cái biết tròn vo mà khi mình đạt tới cái đó rồi thì mình thấy tất cả mọi cái đều tròn vo, mà tất cả mọi cái đều tròn vo đó là Đại Toàn Thiện.
Rồi bây giờ có vị nào Hà Nội hỏi, hay là vị khác hỏi không? Tùng giới thiệu cho một vị nào đó hỏi hoặc là ai đó hỏi.
Đông: Dạ con kính chào Thầy ạ, con là Đông ạ, con gặp Thầy cho đến bây giờ là 2 năm rồi ạ mà cho đến bây giờ về cái hướng đi của mình thì con cũng chưa xác định được cho nó rõ ràng. Cho nên là con muốn hỏi Thầy là làm thế nào xác định hướng đi.
Thầy: Rồi thì bây giờ Thầy thấy ở đời người ta nói vậy đó: con đường không bao giờ có hết đó nhưng bước đi của mình tạo thành con đường. Đồng ý không? Chính cái bước đi của mình tạo thành con đường chứ con đường làm gì có. Bước đi của mình tạo thành con đường và con đường đó càng đi thì dần dần nó mở rộng ra và nó thấy là nó ôm trùm tất cả mọi con đường. Tất cả mọi con đường cũng đều là một con đường. Thành ra tất cả là một và một là tất cả là vậy đó. Mình ban đầu mình đi một con đường thôi nhưng mà lần lần con đường đó nó mở rộng ra và mình thấy con đường mình đi cũng là con đường tất cả chúng sanh đi, tất cả những vị Thánh đã từng đi, tất cả vậy đó. Và con đường đó nó rộng mênh mông chứ không phải là chỉ có một con đường của mình thôi đâu.
Cái Bồ đề tâm của mình ban đầu mình chỉ phát là phát trong cái giới hạn của mình, trong cuộc đời của mình, trong cái thân khẩu ý của mình nhưng mà lần lần nó đụng chạm tới Bồ đề tâm tuyệt đối. Và lúc đó là nó mở rộng rồi, tất cả con đường đều là con đường của mình hết. Thành ra ban đầu là phải đi để biết con đường là cái gì nhưng mà càng đi thì con đường nó càng mở rộng cho tới cái khi con đường đó nó không phải là một con đường đâu mà là tất cả con đường. Tất cả mọi con đường đều nằm trong con đường đó hết. Thành ra cái quan trọng hướng đi là sao, hướng đi là do mình làm thôi phải không. Thầy đã nói ở đời người ta nói vậy đó, con đường không có nhưng mà mình đi thì nó sẽ thành con đường. Con đường là do bước chân đi của mình chứ phải không? Thành ra cứ đi đi.
Đông: Dạ vâng, con xin cảm ơn Thầy ạ.
Thầy: Bởi vì mình thấy một cái đơn giản là khi mình đi nhiều rồi, trên con đường mình đi nhiều rồi thì mình thấy hóa ra là tất cả mọi con đường đều nằm trên mặt đất, nằm trên đất hết, đều nằm trên cái nền tảng là đất hết. Cho nên là nó càng mở rộng ra, khi mà mình đã đụng chạm đến nền tảng và đã là một phần nào của nền tảng thì thấy tất cả mọi con đường của ai đi đó cũng là con đường của mình đi, chứ không phải là còn riêng là con đường của Đông hay là con đường của Thầy nữa mà tất cả mọi con đường nó đều gồm trong đó hết. Chứ còn mà cứ nói đường anh, đường tôi, đường anh anh đi, đường tôi tôi đi, biết bao giờ mới ra cái gì phải không?
Con đường đó mình cứ đi đi, can đảm phát nguyện mà đi thì Thầy đã nói rất rõ ràng ở đời người ta nói là con đường chỉ có khi mình đi thôi phải không. Còn con đường mà mình không đi thì đó không phải là con đường. Thì mình đi đi lần lần nó rộng ra, rộng ra rồi mình thấy vậy đó: tất cả mọi con đường nó gồm trong một con đường. Và một con đường đó nó nằm trong tất cả con đường. Đó là cái cái mà hồi nãy mà Thầy nói là sự sự vô ngại là vậy đó. Chứ ông đi đường này rồi tôi đi đường này rồi đường nọ, mỗi chúng sanh là mỗi con đường biết bao giờ thì nó thành cái gì. Tất cả mọi dòng sông đều chảy về biển, mình cứ chảy đi phải không. Rồi lúc đó mình sẽ thấy biển là tất cả mọi dòng sông. Tất cả mọi dòng sông đều chảy về biển, khi mà mình đã chảy cho tới nơi, tới bến rồi thì mình sẽ thấy à té ra dòng sông này là nó mênh mông, nó vô bờ, bởi vì nó vô biển rồi.
H. Lan: Dạ thưa tụi con có làm để phát đề cal dán hình Đức Phật đó, con với cả huynh Tùng với mấy anh chị em làm...
Thầy: Thôi bây giờ đơn giản thôi, phải nghe lời Thầy nói không có tụi con nào làm cái này hết đó phải không. Sự cúng dường của mình những cái đó phải không, y như tất cả mọi cái đều cúng dường chứ mình đừng có tụi con làm. Tụi con làm là cái đường anh nó hẹp lắm, hai ba ông nào đó làm cái đó hẹp lắm. Thứ mấy là cúng dường, quảng tu cúng dường là thứ mấy?
Đại chúng: dạ thứ ba.
Thầy: Quảng tu cúng dường là mình cúng dường, mình cúng dường tất cả, cúng dường rộng mở, quảng là rộng, tu cúng dường đó. Là cúng dường nó rộng ra để cái tâm mình rộng ra cho tới cái lúc là mình thấy, đâu phải chỉ mình biết cúng dường đâu. Thầy đã nói rồi, cái lá ngoài kia nó cũng biết cúng dường, cái cột nhà này nó cũng biết cúng dường mà nó cúng dường còn hơn mình nữa bởi vì mấy cái cột này là từ sư Tổ cho tới bây giờ, gần cả trăm năm rồi, trăm năm rồi đó. Cái cột này nó cúng dường hơn mình, còn mình mới chục năm thôi phải không rồi mình cứ nói là chuyện này tôi làm, chuyện này của tôi như vậy thì nó yếu lắm. Mình phải làm sao mà tung ra giữa gió, một cái mùi hương mà tung ra giữa gió thì nó bay khắp hết đó. Còn mình cứ để trong hũ thì chuyện này của tôi làm thì nó nhỏ hẹp lắm. Thành ra tu hành nó chỉ vậy thôi, quảng tu cúng dường.
Thầy tán thán những cái người nào làm cái đó nhưng mà Thầy tán thán hơn nữa là những anh để cái sự cúng dường nhỏ nhoi của anh vào cái cúng dường của tất cả mọi vị đã cúng dường từ hồi Đức Phật cho tới bây giờ biết bao nhiêu người cúng dường. Có những người cúng dường mà chết nữa đó phải không, đi thỉnh kinh hay gì đó chết. Người ta cúng dường hơn mình lắm, còn mình chút xíu vậy mà mình đã vội vàng cho là công của mình ghê gớm lắm phải không. Mình hòa vô cái sự quảng tu cúng dường đó. Người ta cúng dường Đức Phật là 2600 năm, biết bao nhiêu người cúng dường xương máu này nọ rồi phải không. Còn mình mới làm một chút là mình đã cho vội là ghê gớm lắm. Cho nên mình muốn lời phải không, muốn lời thì phải gửi vô cái sự cúng dường kia. Thì nó mới có lời được, y như mình có tiền mình gửi vô ngân hàng. Còn mình có làm có chút xíu thôi mà mình tự cho đó là con cóc mà muốn thành con bò chẳng hạn. Đó, cúng dường đó nó nhỏ nhoi lắm.
Rồi mình phải vậy đó, mình đừng có nghĩ là làm ba cái chuyện đó là ghê gớm lắm đâu, không có gì ghê gớm hết. Anh phải biết là 2600 năm nay biết bao nhiêu người cúng dường, cái đại học Nalanda mà mấy vị mà qua bên Ấn Độ mà thấy đó biết bao nhiêu vị Thánh trong đó nhưng mà rồi cuối cùng nó cũng bị Hồi giáo dẹp sạch hết bây giờ còn mấy cục đá thôi. Nhưng mà cái cúng dường đó nó sẽ không mất. Còn mình là nhỏ nhoi lắm, mình phải mở con mắt ra để mình thấy là cái cúng dường mình nó nhỏ lắm. Thành ra đừng có nói mấy chuyện đó, rồi mình phải biết gửi gắm vô trong dòng sông đó. Thành ra cái sự cúng dường của mình, mình đặt trong một cái nền tảng rất là lớn thì nó mới trở thành quảng tu cúng dường được. Rộng tu cúng dường.
Còn mình cứ làm chút chút mà mình cứ, làm nói thẳng cái đó mất bao nhiêu tháng bao nhiêu năm phải không. Rồi mình phải thấy ví dụ cụ thể, Thầy là ưa nói những cái gì cụ thể lắm, ví dụ: hồi đó thầy dịch Tràng Ngọc Giải Thoát của ngài Gampopa để cúng dường cho ngài Sonam Jorphel và cúng dường cho cả cái phái của ngài nữa là Drikung Kagyu. Thì với một cái sự cúng dường mà đối tượng nó lớn như vậy, thì cái sự cúng dường đó nó lớn theo đối tượng. Còn mình cúng dường có chút xíu mà mình cứ ôm khư khư mình cứ nói là tôi cúng dường, tôi làm dữ lắm. Mà dịch một cuốn sách như vậy là mất mấy tháng, tổn hao biết bao nhiêu, mà cái đối tượng mình cúng dường càng lớn thì là cái sự cúng dường mình càng lớn phải không?
Thầy đã nói rồi, một cái hương mình thắp trên đó mà mình cúng dường cho chư Phật, mình cúng dường cho tất cả những vị Thánh, mình cúng dường cho những bậc Thanh Văn, những bậc cao hơn, kể cả cúng dường cho chúng sanh nữa thì cái sự cúng dường nó rất là lớn. Thành ra mình phải khôn ngoan, mình đừng có cái gì cũng bó vô của mình mà mình phải mở ra, mở ra thì cúng dường, mở ra cho tới khi cúng dường đó, mình sẽ thấy sự cúng dường của vũ trụ này, cúng dường của Pháp giới này chứ không phải một mình đâu. Còn mình làm lẻ loi vậy thì mình, đời mình chỉ là một giọt nước trong đại dương thôi. Tại sao mình không làm đại dương mà mình cứ làm giọt nước trong đại dương, mà làm giọt nước, giọt nước này làm được cái này, cái nọ, ông Đăng này dịch được mấy cuốn sách, chỉ là giọt nước trong đại dương thôi, chi bằng mình thả nó vô đại dương.
Thành ra bên Tây Tạng có một câu nói rất hay là anh muốn giữ một giọt nước để cho nó khỏi khô, thì anh thả nó vô đại dương thì giọt nước nó vĩnh viễn tồn tại. Bởi vì đại dương thì không bao giờ cạn, thành ra phải vậy đó, phát Bồ đề tâm là làm cái gì cho nó lớn lao, ngay phát Bồ đề tâm là mình thoát khỏi cái tôi tầm thường của mình.
Hồi sáng thấy mở máy ra khoe với mấy ông kia cái hình này, hình này mấy ông chọn để coi công phu tôi ghê gớm lắm, mà thiệt ra công phu mình có gì đâu, mấy bức ảnh đó là ai vẽ chứ có phải mình vẽ đâu, thành ra cái chuyện mình làm nó nhỏ lắm, mà muốn làm cho lớn ra thì cúng dường đi, thả vô đi. Cũng giống như hồi sáng mình đang còn cúng hương phải không? Nếu như mà cái tâm mình cúng dường càng lớn, đối tượng mình cúng dường nhiều chừng nào thì cái hương mình tỏa khắp nơi tới đó phải không và cái tâm mình cũng theo cái phương tiện là cái hương đó, chứ Thầy cũng đã nói rồi, cái hương mình nó không có bay qua khỏi hàng rào của mình đâu, nhưng mà có thể bay khắp vũ trụ với cái tâm của mình.
Khi mình làm việc là bỏ cái tôi mình ra, chứ Thầy thấy sáng giờ H. Lan cứ lẩn quẩn trong mấy cái hình, cái hình này được không, hình kia được không? Nhỏ quá, hình đó của người ta làm chứ, mình chỉ lên trên mạng lấy vậy thôi, rồi mình làm y như là mình chủ nhân của cái này, ngay chủ nhân của cái đó, anh nào làm cúng dường cho Phật, cúng dường cho chúng sanh rồi, nó mới tới mình đây, còn nếu anh không cúng dường cho mình, làm sao mình thấy bức hình đó được. Thành ra là anh làm việc là để mở cái tâm anh ra, chứ không phải để thu vén vô, đơn giản vậy thôi, nếu anh làm với một cái tâm mở rộng ngay trong công việc đó nó đã giải thoát rồi. Bởi vì làm việc là để mở cái tâm rộng lớn ra mà mở tâm rộng lớn ra thì đó là giải thoát, còn anh làm anh bó vô thì chỉ làm việc đời thôi.
Thầy nói thẳng ra cho nên mình phải thông minh, khôn ngoan, ví dụ bây giờ Thầy cúng dường, Thầy có thể hơn được một ông đại gia không? Không.
Nhưng mà Thầy cúng dường cái tâm lớn hơn ông đại gia, thì Thầy lớn hơn ông đại gia, Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói, chỉ cần một cành hoa thôi mình có thể cúng dường tất cả các cõi Phật, do cái tâm mình lớn, thành ra mình lời là vậy đó, một đại gia nó đâu phải như mình đâu, cho một lần vài chục tỷ, thậm chí vài trăm tỷ, nhưng mà chưa lớn hơn nỗi một người có tâm lớn, tâm lớn chỉ cần thắp một cây hương thôi. Đó, kinh điển dạy mình: “ Nguyện thử diệu hương vân”, là nguyện cho cái hương mình đây, “Biến mãn thập phương giới”, là cùng khắp mười phương cõi, “Cúng dường tất cả Phật”, “Tôn Pháp chư Bồ tát”, “Vô biên Thanh văn chúng”, “Cập nhất thiết Thánh hiền”, “Duyên khởi Quang minh đài”,...đó chỉ cần câu đó thôi, anh làm cho ra anh sẽ biến cúng dường là gì, chứ đâu phải cần làm một cây hương mấy chục thước, rồi mua trầm gì đâu bên Ấn Độ rồi đốt ra mấy tháng mới cháy hết thì không bằng một cây hương kia.
Nếu anh cúng dường một cái tâm rộng lớn thì nó mới “Biến mãn thập phương giới” được, là đầy khắp mười phương cõi. Thì như vậy những bậc cao trên mình mới chứng cho mình, họa may cái tâm mình nó mới tới được, tới rồi nó mới có sự kết nối với mấy vị đó, kết nối rồi mình có thể hòa tan được với tâm của các vị đó, qua một cây hương, đơn giản vậy thôi, chứ bây giờ ông nào thi đua làm cây hương mười thước, ông đại gia kia làm cây hương hai chục thước, còn tới ông kia làm cây hương cao bằng cái nhà mấy chục tầng. Anh có cúng cả đời cũng thế thôi, anh có đề tên A, B gì đó cúng dường cây hương này đốt cho đến ngày tôi chết luôn nó cũng chưa tắt nữa, nhưng mà cúng dường đó nó yếu lắm, bởi vì đó là không phải cúng dường bằng tâm, mà tâm anh rộng mở ra là bằng con đường rộng mở.
Thành ra mình đừng có coi cái chuyện đó là của tôi, mình nhỏ nhoi lắm, mình coi cuộc đời mình như một cái bọt biển mãi mãi thôi, đời sau mình cũng tiếp tục vậy cũng chỉ là bọt biển thôi, tại sao mình không chịu, mà trong khi đó đức Phật đã giảng nhiều lắm, Pháp giới là gì, nền tảng là gì, tánh Không là gì, mình cúng dường vô đó, buổi sáng mình đọc “người lễ chỗ lễ tánh không tịch”, mình là không thì mình mới cúng dường tánh không được, còn mình là có là mình cúng dường cho ai đó thôi.
Đơn giản mình phải phải khôn, thông minh là vậy đó, anh làm một chút xíu thôi mà anh lời gấp trăm ngàn lần, mà anh làm cứ tưởng là cái chuyện nó to lắm mà thực ra nó nhỏ lắm, bởi vì mình có thể đem cả trái đất này cúng dường được không? Không, mà trái đất này chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ này thôi, mấy chục tỷ thiên hà mà ăn nhầm gì. Thành ra mình đọc kinh phải thông minh để hiểu.
Hùng TN: Chào Thầy và đại chúng, nãy giờ con nghe Thầy khai thị cái chỗ thông minh, con khoái, cái chỗ con khoái thì con có cái hướng đi đó Thầy, cái hướng đi của con thì con nhờ Thầy khai thị cho con cái chỗ là “tánh Không” và “Tịnh quang con”, tại vì hai cái này quan trọng đối với con trong cái sự học tập. Thầy khai thị cho con hai cái này để con rõ để con áp dụng trong đời sống, con có đọc qua cái bài con nghe Thầy nói là thấy đâu vui đó, khi mà mình ngộ mà nhận được cái chỗ này rồi đó hen, thì tu hành ngay đời sống rất là dễ, thấy đâu là tu đó, là giải thoát đó có phải không Thầy? Cho nên con rất là tâm đắc cái chỗ này lắm, cho nên nhờ Thầy khai thị cho con.
Thầy: Cho nên bây giờ Thầy nói theo đúng kinh điển á, là “tánh Không” và “Quang minh” (Tịnh quang) nó là một, phải không, mình chấp nhận cái đó đã, nếu mình thấy tánh Không thì mình thấy cái ánh sáng đó thôi. Ví dụ mình nói ở nơi mình, người ta nói tánh thấy, tánh thấy chính là tánh Không, bởi vì nó không có gì hết nên nó có thể thấy tất cả mọi sự, cái mà có thể thấy tất cả mọi sự thì cái đó là tánh Không, còn nếu nó thấy một cục đó thì nó không thể thấy mọi sự được phải không? Đó là tánh Không là tánh thấy, mà cái tánh thấy đó nó phải sáng mình mới thấy chứ, nó phải là Tịnh quang con, chứ tối hù làm sao mình thấy.
Tánh Không và tịnh quang con nó nằm ngay nơi con mắt của ông á, tháo kiếng ra ông vẫn thấy, vấn đề là ông có chịu thấy hay không, mà khi anh thấy được là chỗ nào cũng tu hết, nhìn gì cũng là cái thấy đó hết, ở thành phố mình thấy nhà cao cửa rộng, còn ở dưới đó mình thấy ruộng nhiều, cây nhiều, cũng là cái thấy đó thôi, và tánh thấy đó là bình đẳng, ông thấy cái gì đó là duyên nghiệp riêng của ông và Thầy thấy nhà lầu gì đó là duyên nghiệp riêng của Thầy, nhưng mà cũng đồng một tánh thấy, tánh thấy đó là tánh Không và Tịnh quang con, bởi vì tánh thấy không thể tối được, tối làm sao thấy, rồi có hỏi gì nữa không.
Hùng TN: Con mãn nguyện á Thầy, Thầy nói vậy con thấy đủ rồi, hết hỏi rồi, con tri ân Thầy rất là nhiều.
Chú Sơn: Thưa Thầy cho con hỏi ạ. Con Sơn. Thưa Thầy trước hết là con xin có cái lòng tri ân với chúng, thật sự là hôm nay con muốn tâm sự lại về công ơn của Thầy.
Con thấy không chỉ đau lòng riêng cho con, nhưng mà nó phát ra một cái gì đó lạ lùng lắm thầy. Con đau lòng chung, tất cả đó, thầy! Cái vấn đề về việc sanh li, tử biệt. Khi mà xảy ra trường hợp mà con vừa cảm nhận được và con phát lên một cái lời nguyện là con được trầm mình vô cái tâm của chư Phật, chư Bồ Tát. Để mà làm lợi lạc được cho chúng sanh, con có cái phát nguyện như vậy đó Thầy.
Và với cái chủ đề này con cũng có một cái thắc mắc, xin Thầy chỉ rõ thêm cho con. Là hồi nãy Tùng có nói cái Tam Thừa, Ngũ Tánh gì đó. Là anh nói, trong cái Ngũ Tánh đó là chỉ có hai cái Tánh gì đó…
Thầy: Thôi! Cái chuyện đó thì ông phone ra cho ông Tùng để nói, còn bây giờ chuyện Tam Thừa, năm tánh gì đó thì thầy cũng giảng dài dòng lắm. Rồi bây giờ, Thầy sẽ trả lời câu hỏi đầu tiên phải không? Thì góp ý thôi chứ không trả lời nữa, thì Sơn muốn cứu thoát người ta phải không? Sơn muốn cứu thoát người ta, cho ta hết đau khổ. Thì trước hết, Sơn phải chứng được phần nào cái không sanh không diệt, rồi mình lấy cái đó mình giảng cho người ta. Để người ta biết ở nơi người ta cũng có cái không sanh không diệt, thì người ta hết sợ chết và người ta không chết nữa. Chứ có người nào lại không chết đâu phải không?
Thứ nhất là mình phải rõ ràng chứng được phần nào cái không sanh không diệt, rồi mình sẽ đi giảng cho người nào đó, cái không sanh không diệt đó. Thì họ sẽ biết họ không chết, chứ cái thân này làm sao khỏi chết? và đó sẽ là giải thoát cho người ta nếu người ta biết được, cái không sanh không diệt đó thì người ta giải thoát. Chứ còn đã sanh ra, cái thân này rồi thì phải chết thôi, thành ra cái quan trọng nhất là mình phải rõ ràng cái không sanh không diệt và mình phải đi khai mở cho người ta, mình phải đi nói với người ta. Để người ta thấy được cái đó và người ta hết chết vậy thôi.
Rồi được chưa? Thì hạnh Bồ tát là vậy thôi, anh phải làm sao chứng được phần nào cái không sanh không diệt, và anh phải nói sao cho người ta để người ta biết có cái không sanh không diệt đó để người ta hết chết. Chính cái không sanh không diệt mới hết chết thôi, chứ còn ngoài ra là đã sinh ra làm thân người thì phải chết thôi phải không?
Chú H. Dũng: Dạ con Dũng ở Cần Thơ, con có tính thưa với Thầy là ở mỗi chặng đường mình đi như thầy đã dặn, là bước chân đầu tiên là mình đã thấy hạnh phúc rồi, đã thấy được an lạc rồi. Thì bây giờ, làm sao mà giữ được tâm an lạc trên suốt cả chặng đường, xin thầy chỉ dạy cho chúng con.
Thầy: Bước đầu tiên là mình thấy an lạc hạnh phúc phải không? Thì chính cái an lạc, hạnh phúc đó là cái động cơ cho mình đi tiếp. Ví dụ như Thầy, hồi nhỏ thầy uống bia, uống li đầu thấy nó đắng lắm đúng không? Nhưng mà sau thì thấy nó ngon ngon rồi sau đó mình cứ uống tiếp thôi. Anh đi được bước đầu anh thấy an lạc hạnh phúc thì anh sẽ bước, bước thứ hai, rồi anh tiếp bước thứ ba. Chẳng lẽ an lạc hạnh phúc mà mình không làm tiếp à? Ăn món gì ngon, ăn tô phở chổ đó ngon, rồi mai mốt gì rồi mình cũng ăn chỗ đó, chỗ đó. Rồi cuối cùng, mình sẽ thấy tất cả những bước đi của mình chỉ có một vị thôi là an lạc, hạnh phúc. Rồi thật sự ra chính cái vị an lạc, hạnh phúc đó chính là vị thầy của mình. Chứ vị thầy ở ngoài thì ông nào cũng phải chết hết đó. Cái an lạc, hạnh phúc đó cái vị đó, một vị duy nhất là an lạc hạnh phúc đó chính là vị thầy của mình, mình cứ đi tới, cứ đi tới.
Càng ngày, càng an lạc hạnh phúc thì tự nhiên mình làm thôi, chứ không ai bắt mình làm hết đó, anh thấy thích thì anh làm thôi. Rồi bước đầu mà anh thấy an lạc hạnh phúc thì anh cứ bước tiếp, chứ không ai biểu anh bước, bước thứ hai, thứ ba hay bước thứ mấy ngàn hết đó.
Nhưng mà cái an lạc hạnh phúc đó làm cho mình thấy, đây đúng là cái hướng đi và ý nghĩa cuộc đời mình thì cứ vậy mình đi thôi. Được chưa? Húp miếng đầu thấy ngon, uống mật ong đó, uống miếng đầu thấy ngon ngọt thì mình cứ uống miếng thứ hai, thứ ba cho đến hết chai luôn. Rồi uống một chập rồi thấy vài bữa sau đi mua chai mật ong tiếp, rồi mình cứ vậy đó. Mình thấy cái gì làm cho mình an lạc hạnh phúc. Bước đầu tiên là an lạc hạnh phúc thì mình sẽ bước nhiều nhiều rồi càng ngày mình sẽ thấy an lạc hạnh phúc hơn. Thì con đường là nó tạo thành bằng cái đó, càng ngày càng an lạc hạnh phúc hơn thì đó chính là con đường. Mình cứ bước mãi, thì nó thành con đường thôi chứ có gì đâu và Thầy đã nói rồi con đường đó càng ngày, càng rộng.
Cái an lạc của mình nó ngày càng rộng ra, hạnh phúc của mình nó càng ngày càng rộng ra cho đến cái độ mà mình thấy hạnh phúc của người khác, mình cũng không ghen tị và mình cũng thấy hạnh phúc theo, tùy hỷ, vui theo.
Chứ còn con đường mình còn nhỏ là mình thấy người khác hạnh phúc là coi chừng mình cũng bắt đầu ghen tị, đố kỵ lên đó. Chứ còn hạnh phúc của mình nó ngày càng nhiều rồi thì hạnh phúc của người khác cũng là hạnh phúc của mình. Hạnh phúc đó ngày càng mở rộng và cái hạnh phúc của mình nó trùm lên người khác không còn đố kỵ, ghen tỵ gì hết đó phải không?
Càng ngày con đường đó càng mở rộng mênh mông, chứ không thôi là anh bây giờ không có ghen tỵ với mấy ông chúng sanh như thầy đây, nhưng mà nhiều khi anh ghen tỵ với bậc thánh nào đó, tại sao ông ngon lành vậy. Mà tại sao mình lơ mơ vậy, mình cũng ghen tỵ trong đó, thành ra đó là tùy hỷ khi mà hạnh phúc của anh quá nhiều rồi thì anh không ghen tỵ với ai hết.
Còn khi mà hạnh phúc của mình ít là mình bắt đầu ghen tỵ đó, cái nhà người ta hai ba tầng, còn cái nhà tôi sao đó! bắt đầu ghen tỵ. Nhưng mà khi hạnh phúc của mình nó trùm hết, thì mình không ghen tỵ với ai hết rồi lúc đó thì hạnh phúc của người ta cũng là hạnh phúc của mình. Nếu mình thấy được cái sự giữa mình và người là một đó thì hạnh phúc của người ta cũng là hạnh phúc của mình, ai làm tiền cực khổ đâu đó nhưng mà tiền của anh cũng là tiền của tôi. Lúc đó, là mình lời theo cấp số nhân chứ không phải theo cấp số cộng lơ mơ như mình hiện nay vậy nữa đâu, tu hành là lời ghê lắm.
Hạnh phúc của ông cũng là hạnh phúc của tôi, còn hạnh phúc của ông là ông kiếm cả đời mới ra được chừng đó, thấy nhà đẹp đó không? Nhưng mà hạnh phúc của ông cũng là hạnh phúc của tôi, tôi không làm mấy chục năm mới ra cái nhà đó nhưng mà nhà đó cũng là của tôi, lời là vậy đó. Nếu mình biết mở rộng tâm mình ra thì mình lời kinh khủng lắm, tâm mình nó rộng như không gian như hồi nãy thầy thấy có ông không gian tâm đâu rồi? Đó tâm mình rộng như không gian thì mình lời, thứ gì mình cũng hốt hết. Cứ hỏi ông không gian tâm đó đó, là tâm mình rộng như không gian thì bao nhiều cái gì mình cũng hốt vô cái không gian tâm đó hết.
Tất cả đều là của mình, thành ra trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật có nói một câu rất là rúng động là “ba cõi đều là của ta” hết đó. Ba cõi đều là của ta là tất cả vũ trụ này, đều là của ngài hết, bởi vì không gian tâm của ngài trùm hết. Cho nên ba cõi này là của ta. Còn mình nói thẳng ra là nhà này của ta, chứ nhà ông kia nó cao lớn hơn thì đôi khi mình khó chịu lắm, còn ba cõi là của ta. Hạnh phúc mình nó lớn nó trùm hết không còn đố kỵ, phiền não chứ không phải là đêm thao thức, thấy đứa kia nó trúng số hay sao mà nó xây thêm hai tầng nữa, mình phải ráng thêm một tầng nữa, cứ tranh nhau vậy mệt lắm.
Tất cả đều là của mình, của ai không biết mình hốt về hết. Thôi! Thầy nói đơn giản vậy nè, Thầy đâu có đẻ đứa con nào đâu, sinh ra một đứa con và nuôi cho nó lớn cũng mệt lắm đó! Nhưng mà bởi Thầy làm một ông thầy tu, nên thành ra con ai rồi nó cũng giao cho mình hết, từ đời cha tới đời con của người đó đều là của mình hết. Mặc dù, mình không có nuôi nấng đứa nào, cho đến cũng không có sinh đẻ đứa nào cho nó mệt, mệt lắm! Thành ra là mình nhiều con hơn, tâm mình rộng hơn cho nên mình nhiều con hơn, còn ông được mấy đứa? anh Dũng được mấy đứa? Còn thầy tùm lum à, đó lời hơn ông nhiều lắm phải không? Lời hơn ông nhiều lắm! thấy lổn ngổn tùm lum nhìn thấy hoa mắt, hoa mày đó. Mà đứa nào cũng đòi là ưu ái nó nhất, cúng dường nhiều nhất, để được thầy cưng nhất, mệt lắm! Mà thấy có lời không? Tâm mình rộng thì con ai cũng là con mình phải không? Mà mình không có khó nhọc mang nặng đẻ đau, không có gì hết. Nhưng mà nó tôn thờ mình có khi còn hơn cả cha nó nữa! Đó là lời đó.
Rồi bây giờ, mình tạm chấm dứt ở đây đi.
Buổi thuyết trình kết thúc.
---*---
Thầy và Đại chúng cùng hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Đến khắp cùng tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đồng trọn thành Phật đạo.
---*---