Người trình bày: Chú Châu – Việt
Ngày: 19/09/2021
---ooOoo---
Chú Châu: Con xin đại diện Cần Thơ có lời giới thiệu, Cháu Việt sẽ trình bày nội dung chính của ngày hôm nay. Sau đó chúng ta sẽ thảo luận để toát lên được “Tuổi trẻ và Đạo Phật”. Xin mời cháu Việt có ý kiến trước.
Việt: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng ạ. Hôm nay con được may mắn làm với Bác Châu chủ đề về “Tuổi trẻ và đạo Phật”. Con xin được chia sẻ những băn khoăn của tuổi trẻ nói chung và bản thân con nói riêng. Cơ duyên đến với Phật pháp của mỗi người sẽ khác nhau. Đối với một số người thì để tìm tòi, một số người thì để tìm kiếm điều kỳ diệu trong cuộc sống này, và cũng không ít những người muốn tìm đến đạo Phật để muốn thoát khỏi những phiền não của mình, trong đó cũng không ít những người thuộc bộ phận giới trẻ chúng con. Tại sao nói trẻ mà phiền não như vậy? Nói về tuổi trẻ thì đó là một độ tuổi đầy sức sống và có rất nhiều hoài bão. Từ bé đến lớn thì người trẻ chúng con học rất là nhiều những kiến thức, những bài học về nhiều khía cạnh và luôn mong muốn được hoàn hảo bản thân. Nhưng làm tất cả những điều đó cốt cũng chỉ để cuộc sống này được hạnh phúc. Nhưng trong cuộc hành trình tìm kiếm sự hạnh phúc đó cũng có một số người đạt được và cũng có một số người thất bại trong công cuộc tìm kiếm hạnh phúc đó. Một số người may mắn có được hạnh phúc nhưng hạnh phúc đó không được bền vững. Khi mà có được hạnh phúc đó không bao lâu thì hạnh phúc đó lại mất đi và họ lại cố gắng tìm kiếm những hạnh phúc khác nữa. Cũng có trường hợp thì họ nghĩ là họ có thêm cái này thì họ mới được hạnh phúc, một số người lại cho rằng khi họ không có cái này, không có cái kia, bớt đi cái này bớt đi cái kia thì cuộc sống của tôi mới được hạnh phúc hơn. Khó để định nghĩa như thế nào là hạnh phúc thực sự. Và cuối cùng trong công cuộc tìm kiếm hạnh phúc của những người đó thật ra chỉ mang đến đau khổ và tuyệt vọng. Đó cũng là phần thúc đẩy để tìm kiếm hạnh phúc thực sự trong Phật pháp.
Riêng bản thân con thì tìm hiểu Phật pháp chưa được lâu lắm nên có những băn khoăn của bản thân. Con xin hỏi Thầy và đại chúng chỉ dạy cho con:
Trong đạo Phật hạnh phúc thật sự nó là như thế nào và tuổi trẻ chúng con phải tu tập cách nào để có được hạnh phúc đó? Và khi có được hạnh phúc đó thì tuổi trẻ chúng con phải áp dụng vào cuộc sống như thế nào để đầu tiên là giúp được bản thân chúng con và thứ hai là giúp được gia đình và thứ ba là giúp được mọi người? Dạ phần chia sẻ của con xin hết ạ.
Chú Châu: Bác cảm ơn Việt rất nhiều. Bác hỏi là năm nay Việt bao nhiêu tuổi Việt ha?
Việt: Dạ, con 27 tuổi.
Chú Châu: À, 27 tuổi thì được xếp vào tuổi trẻ đúng rồi. đúng theo chủ đề trong kết nối 3 miền đề ra “Tuổi trẻ và đạo Phật”. Tất nhiên đó là tuổi đời trẻ thôi, đó là phù hợp với nội dung của ngày hôm nay. Thì để tiếp tục chương trình sau khi cháu Việt nói thì sau đấy xin ý kiến của đại chúng để trao đổi và ý kiến của Thầy là cuối cùng. Vấn đề Việt đặt ra thì nêu được cái khát khao của tuổi trẻ. Tức là hoài bão rất lớn, muốn đi tìm hạnh phúc đích thực nhưng mà chưa tìm thấy được, chạm được cái hạnh phúc đích thực. Đó là vấn đề băn khoăn thứ nhất. Như vậy, chúng ta phải làm sao phải phân tích được thế nào là hạnh phúc đích thực. Cái này Thầy cũng dạy rất là nhiều rồi. Chúng ta chưa chạm được đó, đó là cái băn khoăn trăn trở của tuổi trẻ, cái hoài bão của tuổi trẻ. Từ đó làm sao mà biết được cái hạnh phúc đích thực để có lợi lạc cho mình và lợi lạc cho những người xung quanh mình, tức là cho tất cả chúng sanh, cho gia đình và xã hội nói chung. Cái hoài bão thiết tha mà Việt nêu ra thì hoàn toàn xác đáng.
Kính bạch Thầy, kính bạch đại chúng. Vấn đề này Việt đưa ra đối với bác thì bác thấy như thế này. Cái hạnh phúc đích thực đó Thầy cũng đã nói nhiều rồi, rất cụ thể rồi. Đó chính là không có nhân, ngã, chúng sanh, thọ mạng. Tức là không có ngăn cách, không có che chắn để chúng ta thấy được cái toàn thể. Cái tâm của chúng ta sống được với cái toàn thể, đó là cái Phật tánh. Đức Phật cũng nói với chúng ta rồi, chúng ta có sẵn cái đó. Cái Phật tánh, chúng ta luôn luôn có sẵn, chưa bao giờ bạn thiếu. Phật cũng đã nói chúng ta rồi, các thầy tổ cũng nói với chúng ta rồi, đặc biệt là Thầy, sách cũng nói với chúng ta rồi. Bây giờ làm sao chúng ta thấy được cái thực tánh của chúng ta, tức là cái bản tâm của chúng ta, là cái nền tảng. Lý thuyết ban đầu là vậy. Thế làm sao để thấy được nền tảng? Thì lý thuyết bên ngoài nói cũng rất nhiều rồi: Văn-Tư-Tu. Và không ngoài lời Phật dạy tức là khai, thị, ngộ, nhập tri kiến tánh Phật và chúng ta sống trọn vẹn tánh Phật đó. Đó là cái lý thuyết để ta thấy được cái Phật tánh, cái nền tảng. Tất nhiên cái thấy đó, khi mà chúng ta chạm được cái thấy rồi, chúng ta phải sống được với cái thấy đó trọn vẹn. Thấy trọn vẹn rồi thì chúng ta mới lợi lạc cho mình và lợi lạc cho mọi người. Phải từ cái thấy, cái hạnh và cái quả mới đạt được chỗ đó. Nói cụ thể ra là chúng ta phải khám phá ra được cái thực tại hiện tiền. Chúng ta phải thấy cái thực tại đó luôn luôn hiện hữu trước mắt. Chúng ta sống với nó. Thì tất cả tướng đều là cái nền tảng đó. Khai, thị, ngộ, nhập là chúng ta hiểu biết rồi chúng ta ngộ, chúng ta ngộ thì cũng nằm trên lý thôi, rồi chúng ta nhập được với cái thể tánh đó thì chúng ta mới sống được với cái thể tánh đó thì chúng ta mới hết khổ đau. Còn không thì chúng ta không ngoài được tứ đế mà Phật dạy chúng. Khổ đế là cái luôn luôn hiện hữu từ khi sinh, cụ thể cái khổ đó là những phiền não chướng và sở tri chướng, mà Phật cũng đưa ra cái diệt đế là Niết bàn mà ta đạt tới. Ta phải đạt tới cái Niết bàn đó là Đạo Phật. Con đường đạo để chúng ta đạt được cái chỗ đó. Thế thì làm sao chúng ta đạt được đây? Chắc là ai cũng trăn trở làm sao để chúng ta đạt được cái thấy. Thấy gì? Là thấy tánh, ngộ tánh hay là Phật tánh, rất nhiều danh từ như vậy. Bên Đại toàn thiện nói cái thấy, hạnh và quả. Bên Thiền tông thì cũng là đốn ngộ rồi khởi tu. Ngộ rồi thành Phật thì tôi không nói, nhưng đốn ngộ rồi khởi tu thì bắt buộc chúng ta phải thấy tánh. Chúng ta phải xác quyết như vậy, chúng ta phải tin như vậy không thể nào khác được. Hôm nay chúng ta giải quyết vấn đề, đó là vấn đề phải thấy tánh, ngộ tánh và sống với tánh. Đây là cái chúng ta phải xác quyết, phải tin chỗ đó không thể nào khác được. Cho nên làm sao để thấy? Có một ví dụ như thế này. Lúc trước Thầy cũng dạy rồi, có nhiều cách, mỗi người có một phương tiện đi khác nhau, không phải ai cũng giống nhau cả nhưng phải đạt được cái chỗ đó. Thấy được cái nền tảng đó. Bước đầu không phải là thấy được ngay đâu nhưng ta phải hoàn thiện từ từ. Cái thấy đó chính Lục tổ cũng nói thế thôi: “nhất niệm tương ưng, niệm niệm tương ưng”. Đặc biệt Lục tổ có nói là khi mà chạm được cái bản tánh của tâm rồi thì lúc đó Lục tổ mới nói là “Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh. Nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt. Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ. Nào ngờ tự tánh vốn chẳng động lay. Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp”. Lục tổ cũng đã nói như vậy rồi thì chúng ta phải làm sao để thấy được cái tánh đó. Cũng như Thầy đã nói chúng ta phải “Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai Không” thì làm sao để “ngũ uẩn giai Không” thì “độ nhất thiết khổ ách”?
Thì chú có một ví dụ như thế này, một ví dụ tượng trưng thôi. Như cái nhà mình, mỗi người có cái nhà mình đang ở đây này. Thì mình nghĩ cái nhà mình là cột kèo mái ngói, tất cả những phương tiện như vậy tạo nên cái nhà của mình và cho đó là cái nhà mình thật, đó là thật. Đó là cái thức tưởng của mình cho là thật, vì nghĩ là cột kèo mái ngói là thật. Cái nhà đó cho là thật nhưng luôn luôn nó hư hoại, luôn luôn sinh diệt, luôn luôn không bền vững, hết cái nhà này đến cái nhà khác và không bao giờ giống nhau cả, người 5 lầu, người 10 lầu, người nhà tranh, người nhà ngói ..v..v... Thì thực sự cột kèo mái ngói không phải là thực của mình mà cái thực của mình cái nhà đó là cái gì? Đó là khoảng không của cái nhà đó, không gian của cái nhà đó. Đó là cái bất sanh bất diệt. Cái đó nó có trước khi cái nhà hiện hữu mình đang ở. Cái nhà mình đang ở nó sẽ hư hoại, mà nó có hư hoại đi nữa thì không gian nó vẫn tồn tại vĩnh cửu. Đó là cái bất sanh bất diệt, không tăng không giảm. Thì khoảng không nhà này đó chính là nhà của mình, khoảng không đó chính là tâm của mình. Đó mới là “ngũ uẩn giai Không”, tức là cột kèo mái ngói không phải là thật, mà thật đó là không gian tâm. Không gian tâm đó là thật, và không gian tâm đó trước khi Phật ra đời cũng đã có không gian tâm đó rồi, hiện tại cũng có không gian tâm đó và mãi mãi không gian tâm đó không thay đổi. Và không gian nhà đó ở đây, bây giờ, hay ở bên Mỹ, bên Châu Âu nó cũng không khác nhau. Nó cũng là không gian tâm. Không gian trong cái chai và ngoài chai không khác nhau. Đó thì khi tâm mình làm sao về lý tánh mình nhận ra được đó là ngũ uẩn giai Không. Mới nằm trên lý thôi thì chưa đủ, lý đó chưa đủ, chúng ta phải xác quyết, chúng ta phải thực chứng nó, sống với nó. Thấy tâm với không gian tâm là một thì khi đó chúng ta mới sống được. Mới ngộ lý tánh thôi, phải nhập lý tánh đó thì chúng ta thấy được không gian tâm với mình là một. Khi mà ta sống được với nó rồi thì đó là không gian tâm, không gian tâm không có một vật trong đó. Không có thời gian trong đó, không có không gian trong đó. Chúng ta mới sống được cuộc sống tự tại không có gì vướng mắc được, không có gì sinh tử trong đó cả thì khi đó chúng ta mới thấy được bản tâm của chúng ta thì chúng ta mới trả lời được câu hỏi ta là ai? ta từ đâu tới? Ta chính là bản tâm của không gian tâm đó.
Ta từ đâu tới? Từ vô thuỷ vô chung. Vì không gian thì vô thuỷ vô chung rồi. Trước khi Đức Phật ra đời, nó đã là không gian tâm rồi. Hiện giờ, nó cũng là không gian tâm rồi. Mãi mãi là không gian. Không gian tâm là bản tâm của chúng ta. Ta từ đâu tới? Ta là không gian tâm kết hợp với cái nghiệp của mình, để tạo thành con người, chúng sanh khác nhau. Chúng ta có chết thì không gian tâm vẫn còn mãi mãi. Chúng ta theo nghiệp lực của mình lại tiếp tục tái sanh. Như vậy, cuối cùng là mình phải thấy được không gian tâm. Bắt buộc như vậy, nghĩa là phải xác định được Phật tánh, đó là nền tảng, là không gian tâm, là Phật tánh, Như Lai Tạng. Tất cả chỉ là tên gọi thôi. Còn đó là không gian tâm, không gian đó nó là như hư không rồi. Bắt buộc mình phải xác quyết nó được.
Từ cái lý, chúng ta phải ngộ rồi nhập được không gian đó, nhập được bản tâm đó, nền tảng đó. Nhập rồi, mình bắt đầu làm quen, tu trên nền tảng đó thì mới toàn khắp được chứ không phải một lần là quen đâu. Lục tổ có nói: nhất niệm tương ưng, như bên này có nói, Đại Toàn Thiện, cái Viên Giác có sẵn nhưng mà mình chưa tương ưng được nhiều. Mình chạm được rồi, mình tương ưng với nó rồi thì từ từ mình mới chạm khắp được. Đó tức là Pháp thân, Pháp thân của Phật, sống được bao nhiêu phần rồi từ từ khai mở ra, có lợi cho mình sống, mang lại hạnh phúc cho mình. Từ đó mình mới lợi lạc cho những người xung quanh mình.
Để hạnh phúc đích thực thì mình phải thấy được bản tâm. Làm thế nào để thấy được bản tâm? Mỗi người có phương pháp tự đi, theo cơ duyên của mình, theo phước duyên của mình. Làm sao để chúng ta đạt được giới định huệ trong đó, nghĩa là giữa trí huệ và từ bi trong đó. Cho nên chúng ta phải đạt được nền tảng tánh Không đó, hoặc là đạt được bản tánh của tâm, hay nói cụ thể ra là tương ưng được với không gian tâm. Thì ngũ uẩn này có hư hoại cũng kệ nó, vì nó không thật. Nhà cao, nhà rộng không quan trọng mà không gian này bất biến, vô thuỷ vô chung. Đó là không gian tâm. Khó! Nhưng mà mình phải biết. Đó là một cái ngộ lý, nhưng rồi phải nhập vô được, thì khi đó mình mới hưởng được cái hạnh phúc đích thực chứ không thì mình nằm trên sinh diệt hết. Để minh chứng cho điều đó thì có bài của Trần Nhân Tông, do thầy hay nói đó:
Cuộc đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói bụng thì ăn, mệt ngủ liền
Nhà mình báu sẵn thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm hỏi chi thiền.
Nó mô tả cái sống được với bản tâm của vua Trần Nhân Tông. Chúng ta phân tích từng câu một, thì “Cuộc đời vui đạo" thì đúng rồi, muốn hạnh phúc được đích thực, không có sinh diệt, thì vui đạo. Đạo là bản tánh của tâm, là nền tảng, tánh Không, là không gian tâm. Đó là đạo. Thế thôi! Chúng ta ngộ ra được, chúng ta khế hợp, khế cơ với chỗ đó thì đó là đạo. Vui với đạo, thì đó là tánh giác rồi, là Phật rồi. Vui với đạo trên cái nền tảng đó, vui với đạo thôi chứ không có vấn đề gì cả . Đó gọi là tuỳ duyên rồi. Bất biến tùy duyên rồi. Không có vấn đề gì. Sống trong bản tánh của tâm rồi, sống với cái tánh giác, cái nền tảng rồi. Đó là hạnh phúc. Đói bụng thì ăn. Lúc ấy thì mình tự tại thôi. Khởi dụng thôi, không có vấn đề gì cả. Mình tự tại, Lúc ấy, mình thõng tay vào chợ rồi, đó là lúc sống được với bản tánh của tâm.
“Nhà mình báu sẵn thôi tìm kiếm". Phật tánh, không gian tâm đó luôn hiện hữu, trước sau, xung quanh mình, tất cả bên ngoài đều là không gian tâm, không bao giờ thiếu cả. Cái Phật tánh cũng như vậy. Cái bản tánh của tâm cũng là không gian tâm, không bao giờ vắng thiếu cả, đầy đủ từ vô thuỷ, vô chung, không sanh, không diệt, không tăng, không giảm như là Bát Nhã Tâm Kinh đã nói.
“Đối cảnh vô tâm". Còn gì nữa không? Đối cảnh, lúc ấy thì tâm cảnh không hai, tâm với cảnh là một. Lúc ấy thì bản tánh của tâm đã trùm khắp, không còn gì nữa. Đó chính là hạnh phúc đích thực.
Một bài Cư Trần Lạc Đạo thể hiện hạnh phúc mà chúng ta luôn tìm kiếm tương đối đầy đủ, để chúng ta sống được với bản tánh của tâm thì đấy là cái mà chúng ta phải đạt được.
Làm sao để đạt được? Thì đấy là cái mà mỗi người chúng ta luôn luôn trăn trở, luôn luôn tìm cầu. Mỗi người tuỳ theo cơ duyên mà định, tuệ, định tuệ đồng thời. Hoặc sử dụng các phương pháp khác là tuỳ mình. Các phương pháp là để đi về thấy được bản tánh của tâm đó.
Chúng ta kết luận rằng chúng ta không có con đường nào khác là phải thấy được bản tánh của tâm, thấy được nền tảng, thì mới giải quyết được. Từ đó chúng ta giải quyết trong cuộc sống. Chúng ta thấy như vậy rồi thì chúng ta phải sống, từ nhỏ tới già trong đó. Kiếp sau cũng như vậy, mãi mãi như vậy. Thật sự chúng ta có cuộc sống có hạnh phúc, ý nghĩa. Từ đó chúng ta lợi lạc cho những người xung quanh mình. Chứ còn không, chúng ta chỉ sống trong sinh diệt. Chúng ta chưa đến được chỗ đó, chưa nếm được nó, chúng ta chưa thật sự hạnh phúc thì chúng ta khó đưa người đến hạnh phúc đích thực.
Hôm nay, có lẽ, chúng ta phải xác quyết một lần xem làm sao để thấy được nó, thấy được dù ít dù nhiều. Rồi từ đó, chúng ta tu trên đó, cái thấy, để cái hạnh của chúng ta được trọn vẹn. Và tự giác, rồi đến giác tha, giác hạnh viên mãn, tức là quả Phật. Phải từ cái thấy, không ngoài cái thấy được.
Và cái thấy đó, như Việt, tuổi trẻ, phải thấy nó hết sức quan trọng, phải sớm xác định như vậy. Dùng cái tuổi trẻ đó, cái đam mê của tuổi trẻ, năng lực của tuổi trẻ, trí thông minh cảm xúc của tuổi trẻ, làm sao tìm được cái chỗ đó, toát ra được cái chỗ đó, sống trên chỗ đó, tu trên đó thì mới thực sự hạnh phúc được. Còn chúng ta nói kiểu gì đi nữa, còn có ngũ dục, thì tất cả những cái đó đều không bao giờ có hạnh phúc bền vững cả.
Cho nên hôm nay thì Việt nói như vậy thì chú cũng khẳng định rằng: để có hạnh phúc đích thực, bắt buộc chúng ta phải tu để khám phá ra nền tảng, bản tánh của tâm, dù ít dù nhiều, chúng ta tiếp tục tu cho hoàn chỉnh, càng sớm càng tốt. Càng sớm thì lúc ấy tuổi trẻ có sức lực. Càng sớm thì mình có thời gian dài để mình hoàn chỉnh Pháp thân ấy toàn bộ. Từ cái tánh đó mình mới sống được trọn vẹn và mới giúp được người ta được. Chứ mình không làm ra được thì mình không giúp ai được, mình chỉ nói lý thôi. Đấy là cái khẳng định, không có con đường nào khác, mà phải thấy ra bản tánh của tâm, thấy được nền tảng, còn thấy thế nào thì mỗi người để thầy dạy, sách dạy, kinh dạy, mình học nhuyễn lắm rồi. Mình phải khẳng định, đặc biệt là tuổi trẻ, như V. 27 tuổi, phải xác quyết được như vậy để tu như thế nào đó để thấy được. Thì trong quá trình tu thì có thầy, có chúng rồi. Mình đủ điều kiện để mình khám phá thôi. Bắt buộc phải như vậy, Đó là con đường duy nhất, con đường cứu cánh để đi tới hạnh phúc đích thực.
Như Thầy nói, con người chúng ta có mấy giai đoạn. Thứ nhất là hạnh phúc của giác quan, xúc cảm, thuộc về ý thức. Tuổi trẻ có ý thức mạnh lắm. Ta là ông chủ, ta là giàu có. Không thật! Và đích thực cuối cùng là tâm linh, đó là đạo Phật đi về chỗ tánh giác đó. Đó là hạnh phúc tâm linh. Khi hạnh phúc đó được khám phá, hạnh phúc đích thực, bền vững, trường tồn, có lợi cho mình, có lợi cho tha nhân. Thì đó là cái chú thấy như vậy. Cho nên hôm nay, chú thấy nó là như vậy, xác quyết cuối cùng đi, không có còn đường nào khác. Nhất là tuổi trẻ, đang đầy nhiệt huyết , đầy năng lượng thì chúng ta phải khám phá ra nó, tìm tòi ra nó, để lấy đó làm lẽ sống của chúng ta trong cuộc đời này, để chúng ta tu tập để lợi lạc cho mình, hạnh phúc đích thực, và lợi lạc cho những người xung quanh chúng ta.
Hôm nay chú có đôi lời như vậy, mong rằng V. cũng phần nào xác quyết cho mình được, và quyết tâm rằng không có con đường nào hơn. Dùng sức lực, đam mê để tu hành. Vốn sống kết hợp với đạo để luôn luôn khám phá hàng ngày hàng đêm, phải nói: đêm đêm ôm Phật ngủ, ngày ngày cùng Phật đi. Phải như vậy. Dùng năng lực của tuổi trẻ, khám phá ra chỗ đó, hoài bão của tuổi trẻ. Như Đức Phật, sớm, 29 tuổi đã đắc đạo rồi. Hay như thầy đi, 24 tuổi là đã… hay như các vị thiền sư, các vị tái sanh sớm lắm. Nên cần tuổi trẻ xác định và khám phá ra chỗ đó. Đó là điều tiên quyết trên con đường sống và trên con đường tu của mình, mong là V tìm thấy như vậy, xác quyết như vậy. Ngày đêm, bằng sức lực của mình, tuổi trẻ của mình. Tuổi trẻ bây giờ dễ rồi, có thầy, có chúng, có thiện tri thức luôn hỗ trợ cho mình. Hôm nay, chúng ta khẳng định tiên quyết rằng phải làm việc đó, dù sớm hay muộn, kiếp này hay kiếp sau, phải là như vậy. Chú có đôi lời như vậy. Mô Phật! Chú cảm ơn đã cho chú nói và đại chúng đã có lắng nghe.
Bây giờ xin ý kiến đóng góp của đại chúng Ba Miền. Qua ý của cháu V. như vậy, và cũng đôi lời như vậy, chúng ta phải làm sao xác quyết được cho V. có hướng đi, thiết lập hướng đi. Đặc biệt là phát huy được tuổi trẻ, tuổi đang sung sức, phải có một hoài bão, một năng lượng tràn đầy để khám phá ra, thấy ra được ông chủ của mình, Phật tánh của mình, nền tảng của mình. Tất nhiên, từ cái thấy cho đến khi miên mật, rõ ràng, thuần thục thì thời gian dài lắm. Bởi các thiền sư đã nói rồi, thấy tánh rồi vô núi hai ba chục năm để hoàn thiện Như Lục tổ thấy tánh rồi vẫn ở chung với mấy người thợ săn 15 năm vậy đó. Từ thầy mình, 25 tuổi đã thấy nó, 50 năm thầy sống trong đó nên mới thuần thục như vậy. Cho nên đòi hỏi một thời gian dài. Chứ nếu muộn, bọn chú bây giờ già rồi, thấy được đã khó, mà thấy được thì thời gian còn lại cũng ít, sức lực cũng không còn. Phải như các cháu, sức khỏe mới đủ được. Tuổi đỉnh cao của thể thao, 30 đi, đến 35 là thấy nó không còn nữa rồi, sức khoẻ không còn nữa rồi, nhiệt huyết phải hao mòn đi. Cần tuổi trẻ quyết tâm được, có một động lực, một hoài bão để khám phá hạnh phúc đích thực, chân lý cuối cùng như vậy.
Xin ý kiến của đại chúng để hôm nay chúng ta xoáy vào vấn đề đó.
Chúng ta phân tích đi sâu vào tuổi trẻ, cái tuổi mà đủ năng lực, đủ sức khỏe, đủ đam mê, đủ hoài bão, đủ năng lượng, cái trí thông minh để mà khám phá cái chỗ đó. Thì may ra từ cái khám phá đưa đến hạnh phúc trọn vẹn, thì nó mới đảm bảo được, nó mới tốt đẹp được nhiều. Xin ý kiến đóng góp của đại chúng một là đóng góp cho Việt để có một cái xác quyết cho được một cái đó và một cái động lực để cho mình để chuẩn bị trên con đường trong cuộc sống và con đường tu học.
Sh Trường: Con rất đồng tình với chú Châu nói, trong đó có một cái sự nhiệt huyết đối với tuổi trẻ, nhưng có một điều con thắc mắc nãy giờ là, chú nói là: “Mình phải thấy và sống được với nó, và nó sống sát với cuộc đời mình nhất” thì con thấy là con đường kiến đạo vị là một con đường cũng rất là khó khăn để có một cái Thấy chứ không phải dễ dàng gì để thấy được cái Thấy ấy. Thì con xin chú vui lòng nói rõ hơn về con đường này, tại vì nãy giờ chú nói về cái khả năng của tuổi trẻ có thể đạt được và những cái thành quả có thể đạt được khi mà sống được với cái nền tảng, có được cái Thấy và sống được với cái Thấy ạ?
Chú Châu: Thì cái đấy Phật cũng nói là Phật sinh ra đời cũng là một đại sự nhân duyên để Khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cứu độ chúng sanh. Để mà khai ngộ nhập được cái tri kiến Phật được thì đúng là khó thật. Đến bây giờ chú cũng xác quyết rằng là cực khó. Thầy thì nói dễ đó nhưng mình thì nói khó không phải dễ. Làm sao để có được cái xác quyết đó, thì trước nhất mình là tuổi trẻ thì mình phải xây dựng cho mình quyết tâm phải xác quyết được cái gì, như chú nói hồi nãy rằng xác quyết là bắt buộc mình phải thấy được cái Tánh, mình phải ngộ được cái Tánh.
Như trước đây, trước đây mấy chục năm trước rồi, chú đọc Bát Nhã Tâm Kinh thôi, thì chú cũng không ngộ được không hiểu được các câu kinh, nhưng mà nghĩ Bát Nhã Tâm Kinh là gì? Là vào cửa Không, cửa Thiền, xác định như vậy thôi. Và từ đó mình tự đi cả cuộc đời mình đi trên đó, từ cái lúc đi làm ở bệnh viện cũng như làm việc ở nhà lúc nào sáng trưa tối chú cũng chỉ tụng Bát Nhã thôi không có gì khác cả. Vô cơ quan chú cũng tụng, đi tụng Bát Nhã, vô làm buổi sáng sớm trước khi làm việc chú cũng phải tụng Bát Nhã, âm thầm tự tập lấy, chiều trước khi làm việc cũng phải tụng Bát Nhã, tối Bát Nhã và ngồi Thiền, chỉ như vậy cho nên tất cả các thứ chú cũng chỉ đầu tư một cái thôi, duy nhất như vậy.
Tất cả hãy tin rằng vào cửa Thiền là vào cửa Phật là tánh Không. Và cứ như vậy, và như vậy mình phải xác định cho mình cái gì là chính, thì bây giờ là rõ rồi rất là dễ, bây giờ có thầy rồi, Phật cũng nói rồi, kinh nói rồi, chúng ta có chúng hỗ trợ, nên chúng ta phải xác quyết cho mình là cái gì, con đường mình đi bằng con đường nào? Hai cái, một cái xác quyết ở chỗ đó, hai là con đường đi phải rõ ràng nhất là người tuổi trẻ, để xác quyết được rồi thì xác định cho mình. Bây giờ mình niệm Phật thì mình niệm Phật cho nó nhất tâm, Thiền thì mình cũng Thiền làm sao cho nó ngộ Phật Tánh, thì chúng ta cứ làm.
Làm đến một mức nào đó chúng ta khoan tất cả các năng lượng của chúng ta tuổi trẻ, cả cuộc đời chúng ta đặt vào đó. Không phải thành công liền đâu. Nhưng mà chúng ta muốn khác cũng không thể khác được, cứ ngày đêm ngày đêm miên mật cả cuộc đời này và hứa rằng cái cuộc đời này của mình đời sau cũng phải làm cái chuyện đó, thì ta xác quyết như vậy được rồi thì mình cứ làm theo cái phát triển theo cái cơ duyên của mình.Từng mỗi người có một cái cơ duyên để đi trên con đường đạo, thì con đường đạo cơ duyên đó có thầy xác quyết cho rồi, xác định cho rồi, có chúng cũng chứng minh cho rồi, thế là quá sướng rồi. Còn chú đây, chú tự mò mẫm, không có được cái sự hỗ trợ như bây giờ, nhưng mà bây giờ đã trẻ như vậy sức lực mà đã có được cái xác quyết như vậy rồi.
Thì bây giờ mình đi, thì mình phải đi bằng hết sức mình, miên mật, không có cách nào khác, tự tập trung khoan thủng cái gì, thủng cái thức của mình, thủng cái nghiệp của mình, nó che chắn, còn cái bản Tánh của Tâm thì nó luôn luôn hiện hữu, không gian mà không bao giờ thiếu đâu, không bao giờ thiếu không gian, có bao giờ thiếu không? Không gian, bầu trời, hư không thiếu không? Không bao giờ thiếu cả. Nhưng chúng ta không sống được với nó, đấy là cái mấu chốt. Cái Phật tánh, chúng sanh và Phật đều có, chúng sanh là Phật sẽ thành mà, Phật cũng có cái bản tánh Như Lai đó. Cái không gian đó không thiếu, nó sẵn có đó, chỗ nào cũng không gian vô thủy vô chung, xác quyết rõ ràng như vậy, làm sao Tâm mình phải tương ưng với không gian đó, một phần nào đó rồi từ từ mình mới được bao nhiêu phần từ không gian tâm, đến khi mình và không gian tâm là một thì thì nó là một phần, là giải thoát, là chánh đẳng chánh giác, mình tương ứng được bao nhiêu không gian mình với không gian tâm.
Thì từ đó, bằng cách nào đó mình thì tuỳ mỗi cơ duyên, chẳng hạn, có người thì Thiền, có người thì niệm chú, có người thì tụng kinh, có người niệm Phật, còn có người bằng cách này cách kia bằng từ bi, bằng trí tuệ, bằng tình thương, có nhiều phương pháp, tùy cơ duyên, phước duyên của mình. Có sự hỗ trợ của Thầy, của chúng thì quá sướng rồi, cho nên mình phải đi bằng nhiệt huyết, bằng cả cái thân tâm của mình, chứ không là thân mình trên 30 tuổi ba mươi mấy tuổi là đã lão hoá rồi. Thì mình không đủ sức lực, không đủ tính nhiệt huyết, không đủ các thứ nữa. Thì còn khi nào con tới đó, thì không ai biết được, cái này thì mình tự biết thôi và những bậc Thầy của mình biết, và cứ tin rằng khi mình đến cái chỗ khai mở đó, chắc chắn sẽ có một vị Thầy luôn luôn chờ đợi.
Cô H.Lan: Thưa Đại chúng thưa chú Châu, con cảm nhận được cái nhiệt huyết mà nãy giờ bác chia sẻ, thì thật sự cá nhân con thì con cảm thấy khủng hoảng, bởi vì con nghe được kiến đạo vị rất là khó đi, mà thật ra cái cuộc đời của con không đến nỗi quá là đau khổ mà cần phải giải thoát khỏi cái cuộc đời này. Khi con nghe xong, con cảm thấy là, có cần đi hát karaoke hay xem phim để giải toả bớt cái nỗi sợ hãi bên trong con đang có.
Trước hết cho con hỏi, có lẽ cùng một câu hỏi đơn giản như trước đó là làm sao để con có thể giải toả bớt cái nỗi sợ hãi trong con người của mình, thì theo bác, tuổi trẻ là ai? Ví dụ như tuổi lao động từ 18-60 chẳng hạn, hoặc là cái tuổi để mà đăng kí ứng cử trở thành tiến sĩ thì đến 40 tuổi là hết rồi, thế thì theo bác tuổi trẻ trong Đạo Phật tính theo độ tuổi giống với bên ngoài, hay dựa vào thuộc tính phẩm chất nào đó, thì xin bác làm rõ giùm con chỗ này, để con biết con còn trẻ hay không? Chứ bằng tiến sĩ là con quá tuổi rồi, không ai nhận nữa. Con cảm ơn bác.
Chú Châu: Rồi, để trả lời ngắn gọn như H.Lan khủng hoảng càng nhiều bao nhiêu thì càng có nhiều phương tiện bấy nhiêu, bung ra nhiều hơn nữa, thì đó là cái quý chứ không có gì phải sợ hãi hết trơn á. Mình phải nuôi nấng cái đó để cho cái sức nén của cái đó nó tung ra, nó hớp một hớp, gần cả hết không gian mà, thì cái chỗ đó là cái năng lượng để mình hớp một hớp chắc được nhiều lắm. Thì không sao hết trơn á, thì đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, độ tuổi, thì theo chú, cái này có bài Thầy nói thôi, chứ chú không có chuyên, bởi vì theo chú là y học thì chú phân tích theo cái y học, còn ở độ tuổi này chú cũng không có nghĩ sâu. Nhưng mà qua cái bài của Thầy, chú thầy thế này, làm sao phân chia cho tương đối nó hợp lí, thì tất nhiên cái chỗ Phật đó, chỗ bản tánh của Tâm, cái không gian đó nó không phân biệt tuổi trẻ, tuổi già, nhưng mà chúng ta không nói đó, cái đó để cho Thầy, cho bậc giải thoát nói. Và cái già cái trẻ nó chỉ tương đối thôi nha, thì tính từ tuổi, dưới 6 tuổi là cái tuổi mà sống theo cái giác quan của mình, 6-18 tuổi là tuổi thiếu nhi, và cái tuổi thanh niên gọi là sung mãn nhất á là từ 18-35 tuổi thì cái tuổi ấy là cái tuổi sung mãn nhất, bởi vì theo sức khoẻ mà nói là trên 30 là sức khoẻ bắt đầu suy thoái rồi, cơ thể bắt đầu lão hoá rồi, theo cái sơ đồ là sanh trụ dị diệt, sanh lão bệnh tử. Cho nên cái tuổi sung mãn nhất của tuổi trẻ theo Thầy nói chúng ta cũng thấy hợp lí đó là từ18 cho đến 35 tuổi, thì đó là độ tuổi mạnh nhất, nhiệt huyết đầy năng lượng.
Cô H.Lan: Vậy bác đã nói rất là rõ đó là cái độ tuổi từ 18-35.
Chú Châu: Đấy là Thầy nói, chú đồng tình.
H.Lan: Con chỉ nghe thôi, con ở đây con lại nhận được cái khác nữa thế nên là ngoài cái đó ra thì chúng ta cùng xem coi nó trẻ hay không theo như cái mà con cảm nhận được cái tuổi trẻ của mình, một người có tuổi trẻ là một người có năng lượng nhiều có hoài bão và có tiềm năng là một người gọi là tuổi trẻ và thế thì chúng ta có xem có trẻ hay không thì chúng ta thấy như thế này chúng ta ngồi nghĩ chút xíu, chúng ta có bao nhiêu tư tưởng khởi lên, tư tưởng nó khởi lên từ đâu từ nền tảng đúng không theo như lý thuyết của con được học thế thì nó là biểu hiện của một dạng năng lượng mà xuất phát từ Phật tánh của mình thế thì tất cả những cái người nào có nhiều tư tưởng là người đó có rất là nhiều năng lượng biểu hiện lên dạng tư tưởng, người nào có nhiều năng lượng là người đó có tuổi trẻ. Vâng.
Chú Châu: Thì đó cũng là một khái niệm. Khái niệm năng lượng. Cảm ơn H.Lan, thì đúng rồi tuổi trẻ thì bao giờ cũng giàu năng lượng thôi về lứa tuổi về sinh lý về đời thì tuổi 35 thì tuổi 18 – 35 cũng nhiều năng lượng đó nhưng mà cái năng lượng đấy gom vào một chỗ để chúng ta giải thoát không thật sự cái năng lượng đấy để đi đến cái chỗ đích là năng lượng đó để đưa đến cái hạnh phúc tối hậu chứ không phải cái năng lượng đó để sống cho ngũ dục đấy cái năng lượng đấy để đưa đến cái hạnh phúc tối hậu tức là cái chỗ Phật tánh chỗ mà chúng ta đi đến cái hạnh phúc đích thực đó tâm linh đó đấy là cái mới được gọi là năng lượng chính, gọi là năng lượng chứ loại năng lượng mà chúng ta làm việc đời thì không phải là năng lượng tối hậu đâu mà là năng lượng biến thành giúp cho mình hạnh phúc và giúp cho người khác hạnh phúc đấy là cái năng lượng tối hậu.
H.Lan: Dạ, con cũng nghĩ, con cũng đồng ý với bác về cái quan điểm này, khi mà mình có gì đó rồi, tuổi trẻ giống như người có vốn có sức trẻ đó biết xài dùng để tiến lên hay là như thế nào đó trong cuộc đời, người mà có năng lượng đó là biết hướng đến hạnh phúc và lâu dài, người khởi nghiệp thành công cho chính bản thân mình và cho cả xã hội tạm gọi là như vậy còn một người nào có cái nguồn năng lượng đó không biết xài dùng thì hơi bị uổng phí, con hoàn toàn đồng ý với bác ở cái điểm này con không biết ở đây có ai có câu hỏi hay đặt câu hỏi nào không?
Chú Châu: H.Lan ơi, chú có ý kiến một tý, cái năng lượng đó là năng lượng biến hiện ở chỗ tâm linh, đến chỗ giác ngộ thật sự chứ còn năng lượng ở đời năng lượng tạo nên cơ sở vật chất đó chỉ tạm thời thôi chứ không phải đích
Cô H. Lan: Dạ, vâng ạ.
Chú Châu: Có ai có ý kiến nữa, anh Hải hả? Cả Sài Gòn có ai có ý kiến nữa không, Cần Thơ.
Sh Bình: Có ạ, con Bình, xin ý kiến ạ.
Chú Châu: Rồi Sh.Bình ý kiến.
Sh Bình: Dạ, thì nãy có nghe Việt nói Việt về phần tuổi trẻ thì phải có hoài bão hay muốn đi tìm hạnh phúc trong cuộc sống có những người cũng như là đạt được và những người không đạt được nhưng mà cái có người muốn có thêm cái này cái kia mới hạnh phúc, có người đạt được nhưng một thời gian lại mất đi không có bền vững thì trong đó Việt có nói đi tìm hiểu đạo thì là thật sự là như thế nào, Việt có hỏi câu đó, và tuổi trẻ thì tu như thế nào, áp dụng như thế nào để giúp cho bản thân và để giúp cho người khác và giúp cho gia đình thì trong cái phần trả lời của chú Châu thì chú Châu nói rất là nhiều về cái phần nền tảng mà cái gì làm thì cũng có cái thấy thì trong đó chú hướng dẫn rất là nhiều về văn tư tu, khai thị ngộ nhập, thấy bản tánh của tâm và thấy không gian tâm và cái mà Pháp tánh luôn ở đó thì cái đó chú có nhắc lại cho Trường là cái đó không phải dễ. Dạ, thì cái đó không phải dễ thì con chuyển qua hỏi chú Hải đi.
Thì thật sự là cái phần mà tuổi trẻ thì ai cũng cái đó thì tụi con là rất là cần cái chỗ là cái kinh nghiệm mình trải qua đó cũng như là quá trình mình trải qua từ 20 đến 50 nó làm sao mình có niềm tin về Phật pháp mà mình duy trì trong 30 năm đó nó rất là quan trọng và mình còn những cái dạy và lý thuyết có thể tạm tin được nhưng mà con thì mấy chú đi được thì chắc chắn là mình cũng phải đi được nhưng mà mình làm sao cũng phải có niềm tin rồi mình cũng phải duy trì rồi phải thấy làm sao rồi mình mới đi được mới giúp được cho bản thân, giúp được cho gia đình rồi giúp được cho người khác thì chú Hải có thể chia sẻ kinh nghiệm làm sao để có được niềm tin và cho tuổi trẻ tụi con có thể noi theo để làm. Dạ, xin chú Hải trả lời.
Chú Châu: Xin mời chú Hải, xin mời chú Hải trả lời cho sư Bình.
Chú Hải: Dạ, Mô Phật, chào Thầy, chào Đại chúng ạ. Đại chúng có nghe rõ không ạ. Dạ, thì nãy Trường có hỏi là cái vấn đề là kiến đạo với tuổi trẻ nó rất là khó khăn nhưng mà nó không còn phải dành cho tuổi trẻ không đâu, mà dành cho tất cả các Phật tử Phật giáo. Phật tử Phật giáo thì đông lắm nhưng mà dạng kiến đạo là rất là ít rất là hiếm thành ra vấn đề mà không gian tâm mới nói hồi nãy thì mình phải có một niềm tin và mình quyết chí thực hành bất kỳ ở tuổi nào chứ không phải tuổi trẻ không. Tuổi già cũng phải lăn lộn nữa chứ không phải tuổi già làm không được rồi bỏ luôn rồi đời sau cũng già nữa hà.
Thành ra vấn đề là cũng là đặt về không gian tâm về cái kiến đạo thì nó thật sự là kiến đạo là thấy được cái phần còn lại của cái tâm mình thôi chứ không phải không kiến đạo là thấy cái gì ở ngoài mình đâu. Tức là mình sinh ra mình sống trong sanh tử này mình dính vô các hình tướng các chuyển biến của sanh tử rồi mình theo nó nhưng mà cái đạo là cái nền có sẵn để cho các cái đó nó diễn biến đó mà mình lại không thấy thành ra mình phải tu hành làm sao mình nhận ra cái bản chất thật của pháp này là như thế nào thì lúc đó được gọi là kiến đạo.
Trường có hỏi là có cái gì tổng quát chung không có phương pháp gì chung hay không tức là nó nếu mình dựa theo cái cách dạy của bên Tây Tạng thì có nói là thực hành sơ bộ đó. Thực hành sơ bộ là lễ lạy, trì chú rồi quán tưởng rồi cúng dường gì đó mỗi một thứ vậy một trăm ngàn lần hay gì đó thì mình có thể nói đó là cái chung. Còn nếu mà những người mà có tu theo thiền như bên Thiền tông thì người ta không biết cái cách đó nhưng mà người ta vẫn ngồi thiền suốt trong 5 – 10 năm hoặc là niệm Phật hay trì chú theo lối của bên Đông Mật đó thì tức là người ta tích lũy để người ta tịnh hóa cái tâm thức mà tịnh hóa cái tâm thức nó đủ rồi đó thì lúc nó sẽ lắng xuống. Và mình có một người Thầy hoặc là những người bạn hoặc một chúng hoặc có người biết cái kiến đạo là như thế nào.
Đó thì lúc đó cái lời nói của người đó sẽ có tác dụng để mình kiến đạo mà nó cũng nhập nhằng lắm chứ không phải mình thấy là mình sống được đâu. Khi thấy rồi mất rồi tiếp thực hành lại một hai năm bắt đầu gọi là xác quyết đó nó mới rõ ra. Đó thì vấn đề đó là mình phải thấy thực hành sơ bộ mình phải tin mình làm chuyện đó. Tại vì cái tâm thức mình bị che chướng rất là nhiều đời rồi làm cho nó sập rất là tốn công chứ không phải là tu một ngày một buổi có thể kiến đạo được.
Mình tin điều đó rồi mình nhào vô mình làm, làm ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm nọ, năm này qua năm kia vậy đó rồi dần dà sáng ra từ từ lúc đó mình sẽ được vị Thầy dẫn chỉ mình vào cái con đường đó mình lúc đó cái tâm mình đã tương ưng rồi đó tức là mình có thể nối kết được với cái đạo đó thì lúc đó mình sẽ có thể kiến đạo. Quan trọng của vấn đề này là dành cho tất cả mọi người, người tu niệm Phật, người tu trì chú, người tu thiền hay là tu các pháp môn khác cái quan trọng là mình không đủ niềm tin là mình làm cái việc mình đang tu đó, cụ thể cái việc tu của mình nó không đủ niềm tin nó sẽ đánh bật cái ngã của mình, nó sẽ đánh sập cái ngã của mình nếu mình tin mình cứ miên mật đeo theo nó làm năm này qua tháng kia đến lúc nào nó đủ cái duyên. Tức là cái thực hành sơ bộ đã đủ rồi đó nó đánh sập chỉ có mấu chốt chỉ có vấn đề chỉ có vậy thôi. Mình tin rồi mình thực hành nếu mà ai chưa thấy còn người nào mà thấy rồi thì cứ theo đó mà thực hành tiếp đó thì mình có ý kiến như vậy. Mô Phật!
Chú Châu: Cảm ơn chú Hải rất nhiều. Bây giờ dành cho Hà Nội đi, theo nảy giờ thì Hà Nội chưa có ý kiến, Hà Nội có ai giơ tay ý kiến. Ngoài Hà Nội đi Th.Triều ơi.
Sh.Bình: Dạ, trước khi Hà Nội nói cho con xin chút xíu.
Chú Châu: Rồi, Sh.Bình. Mô Phật.
Huynh Bình: Dạ, thì cái phần chú Hải có nói về cái thực hành sơ bộ sau đó thì mình làm riết rồi mình tương ưng rồi mình phải tin để mình có thể thực hành nhưng mà con muốn ý kiến lại phần thực hành sơ bộ mà giống như bên Mật tông Tây Tạng thì ở Việt Nam mình con cũng nghe mấy vị nói là không có phải là nhất thiết là mình phải tại vì mình đâu có thực hành bên Mật tông đâu thì mình phải tùy theo các pháp môn, căn cơ và cái duyên của mình thì trong đó có nhiều cái trì chú, niệm Phật, tụng kinh, ngồi thiền và làm bất kỳ cái gì mà cái căn cơ căn duyên của mình nó là thực hành sơ bộ chứ không phải là nhất thiết là phải như vậy mới là thực hành sơ bộ. Dạ, con xin hết.
Chú Châu: Mô Phật, cảm ơn Sh.Bình, do cái căn duyên cơ duyên của mình do cái phước duyên của mình mỗi người có cái pháp môn để mình trên con đường khám phá. Thôi chắc mời Hà Nội đi ha, ngoài Hà Nội xin có ý kiến có ai giơ tay. Xin mời Hà Nội ạ, mời đầu cầu Hà Nội ạ.
K.Dương: Dạ, có ai có ý kiến không ạ, mời anh Tùng ạ.
Chú Châu: À. Xin mời Tùng.
Anh Tùng: Chào Thầy và Đại chúng.
Như Việt 27 tuổi thì đúng là tuổi trẻ như Chú Châu khoảng 50 60 tuổi mà sự nhiệt huyết của chú thì cháu nghĩ không già đâu. Khái niệm tuổi trẻ cũng tương đối thôi. Tuổi trẻ là bắt đầu một chu kỳ từ trẻ, trung niên, lão đến già.
Người bắt đầu biết đến đạo Phật là tuổi trẻ, khi nào mình tu đạo Phật cũng là tuổi trẻ. Tuổi trẻ ví như mùa xuân, tuổi trẻ mà không tu đạo Phật thì giống các mùa xuân hạ thu đông, còn tuổi trẻ mà tu thì đó là mùa xuân vĩnh cửu.
Chú Q.Tồn: Phúc đức là mình nhận ra nền tảng và sống với nó, trong kinh có một câu cốt lõi đưa đến bản tánh:
Đường ngôn ngữ dứt, bặt chỗ tâm hành: tức là nơi ý căn không còn tiếng thì thầm độc thoại, và không muốn tạo tác một vấn đề gì nữa, cụ thể là ý căn và ý thức tự nhiên tạm thời đứng lặng lại, đó là điều kiện để nhận ra tánh biết hay bản tâm, tại sao phải như vậy?
Là vì nhiều đời con người phụ thuộc vào có ý thức ý căn, dựa vào phân biệt, nhớ tưởng, thẩm xét tư duy, sau đó đưa sự kiện này tàng thức sau có duyên lại đưa ra, nó cứ hoạt động lao xao như vậy hoài thì người ta không nhận được bản tâm. Nên điều kiện bắt buộc là tịnh hóa tâm thức.
Tịnh hóa tâm thức là làm cho bớt chạy theo ý thức ý căn. Tùy theo cơ duyên của mỗi người chọn cho mình một phương pháp, chẳng hạn người niệm Phật thì cứ niệm Phật, thích trì chú cứ trì chú, thích ngồi thiền thì cứ ngồi thiền, nhớ là mục đích tịnh hóa tâm thức, mình chuyên chú vào sự việc đang làm để cho ý thức và ý căn bớt hoạt động đi, rồi từ lắng xuống, khi cơ duyên nào đó mình nhìn ra sự hoạt động lao xao của ý thức, ý căn thì đó là nền tánh Biết.
Hay nói cụ thể hơn trực giác của mình ai cũng có, nó là biểu hiện của bản tánh bản tâm, nhưng tại sao mình không nhận được, ví dụ giờ tôi đưa tay lên đại chúng liền thấy đâu cần suy nghĩ không cần hoạt động ý thức ý căn thì đó ai cũng có sao khó nhìn ra nó vậy?
Thứ nhất là do hoạt động ý thức ý căn che lấp, mình đưa tay thì nghĩ là ý nghĩa gì thì mình đi phân tích, thế là vận hành tâm thức lại nổi lên, ý thức ý căn hoạt động lại thì mình quên trực giác mình đang biết.
Thứ hai mình không nhận được trực giác,vì mình không có niềm tin về trực giác, mình nghĩ nó là gì đó không có giá trị nên mình bỏ qua. Khi bỏ qua thì làm sao phát hiện được nó, cho nên vấn đề này phải cần vị Thầy, mình đủ lòng tin, do lòng tin về Thầy, nên Thầy chỉ ra trực giác này mình hết lòng mình nhận thì mình sẽ nhận ra.
Điều kiện chính là nơi mình, mình tịnh hóa tâm thức cho tốt, không còn bị tác động ý thức ý căn nữa, lúc đó Thầy tác động mình mới nhận được nếu không mình cũng không nhận được gì. Đây là mấu chốt nhận ra bản tánh hay bản Tâm. Sau đó mình nhận được rồi mình phát hiện liên tục ở nơi thân nơi tâm thấy ra, dựa và sự kiện thật như tay lấy ly nước hay chân bước đi thì trực giác hiện tiền liền, nó nhận biết đang có hành động đó, hay có cảm giác mũi chích thấy đau đó là cảm thọ, trực giác liền biết cảm thọ đó.
Nói chung tất cả 6 căn mình khi tiếp xúc với đối tượng thì trực giác liền biết, thì cứ sống như vậy thì đi đến thuần thục.
Câu chuyện Ngài Đạo Ngô dạy cho ngài Sùng Tín. Ngài Đạo Ngô cũng là vị Thầy và là Thiền sư lớn. Ngài Sùng Tín theo hầu ngài còn trẻ.
Một hôm ngài Sùng Tín lên thưa: sau con theo Thầy nhiều năm sau con chưa được Thầy chỉ tâm yếu.
Ngài Đạo Ngôn trả lời: Có lúc nào ta không chỉ tâm yếu cho ngươi?
- Thầy chỉ lúc nào mà con không biết?
- Khi ngươi dâng cơm thì ta nhận, ngươi dâng trà ta tiếp, ngươi xá lui ta gật đầu, có lúc nào mà không chỉ tâm yếu.
Ngài Sùng Tín trầm ngâm chỉ tâm yếu chỗ nào?
Ngài Đạo Ngô: Biết liền biết, suy nghĩ liền sai.
Ngài Sùng Tín có tỉnh nên đã nhận các biết đó . Như thế bảo nhặm như thế nào?
Ngài Đạo Ngô liền nói: Tùy duyên phóng khoáng, mặc tánh tiêu dao, chỉ cốt sạch hết phàm tình, chứ không có thánh giải gì khác.
Có ba vấn đề lưu tâm:
1: Biết liền biết, suy nghĩ liền sai.
2: Tùy duyên phóng khoáng
3:Thế nào là mặc Tánh tiêu giao
Biết liền biết suy nghĩ liền sai: nói đến suy nghĩ mỗi người. Khi ngài Sùng Tín dâng cơm ngài Đạo Ngô liền tiếp, là ngài biết cái trực giác đó. Cái biết đó không qua suy nghĩ cái đó là Trực giác
Tùy duyên phóng khoáng: là dựa vào sự việc thật như mắt tai mũi lưỡi thân ý thì trực giác mới hiện diện. Như thân cử động thì biết thân đang cử động, đang lấy gì thì biết lấy gì, nơi thọ cũng vậy, có đối tượng nào xuất hiện thì liền biết một cách tự nhiên, trực giác hiện diện sẽ đưa đến cách sống thuần thục.
Mặc Tánh tiêu giao: dựa vào sự kiện đó trực giác hiện diện hoài, tức là nó không dính vào một duyên nào hết, nó trôi trải trên các duyên đó giống như tánh đang dạo chơi trên các duyên, người nào sống như vậy thì quá thuần thục. Xin hết.
Chú Châu: Theo chú, mình cứ tu đi, năng lượng mình gom lại cho đủ, đến lúc năng lượng tràn thì tự nhiên nó nổ bùm. Nổ rồi thì mình mới biết thế nào là nổ, chứ nói nhiều mà mình không đến chỗ đó thì mình cũng chưa thể nào tin được, mình gắng quyết tâm tu.
Giống như cái trứng ấp đủ ngày thành con rồi đủ cơ duyên thì vỡ trứng để ra ngoài. Như mầm dưới đất chỉ cần hạt mưa rơi tự nhiên bứt ra khỏi mặt đất đó, lúc đó mình sẽ biết và chắc chắn sẽ có vị Thầy trợ duyên cho mình. Mình phải dồn đủ năng lượng đến chỗ PHAT( bên Tây tạng hay dùng PHAT) đó thì mình biết liền, như thức bị đè nén, và vượt qua cái thức, thì mình sẽ không sống trong thức nữa, từ thức đó chuyển thành trí. Phật Tổ, Thầy cũng nói mà mình chưa nhận ra được mình cố gắng đến đó sẽ biết.
Chú H. Dũng: Thưa thầy, thưa đại chúng! Đối với tuổi trẻ và đạo Phật thì chủ đề này thì nói chung trẻ hay già chỉ do phân biệt thôi. Vấn đề quan trọng ở đây là Đạo Phật là chung hết không có trẻ không có già. Và rất phù hợp, thích hợp với giới trẻ nằm trong đạo Phật, những điều như tính chân thật, từ bi, tinh tấn, trí huệ, những điều đó là những điều của đạo Phật, và tuổi trẻ thì có sẵn hết những thứ đó để mà phát triển con đường.
Thì đối với việc nãy giờ anh em bàn tôi chỉ có hai câu thôi nói về tuổi trẻ. Thứ nhất, hãy giữ lấy những hoài bão của mình, đừng buông bỏ. Hoài bão nếu mình tích cực làm, mình thiết tha, sống vào trong nó, làm bằng mọi khả năng của mình thì cả thế giới sẽ giúp cho mình. Thế giới thì bao gồm tất cả những vị thầy đã chờ sẵn để hỗ trợ cho mình đừng bỏ đi những hoài bão. Thứ hai, theo kinh nghiệm của Dũng, đối với các bạn trẻ hãy nhìn lại cho kỹ, đạo Phật là sự thật chứ không gì khác hơn, và sự thật đó nó miên man từ hồi nào tới giờ trước khi có đạo Phật. Đạo Phật là sự thật hãy sống với nó thì chắc chắn sẽ thấy được chân lý.
Cô V. Từ: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! Thì với chủ đề Tuổi trẻ và Phật pháp V.Từ có đóng góp ý kiến. Lúc nãy, bạn Việt có hỏi những câu hỏi làm mình nhớ lại lúc mới biết Phật pháp, lúc đầu gặp thầy, gặp chúng. Mình cũng nghe mọi người nói phải thấy đi, phải biết đi, phải biết cái nền tảng đi làm mình suy nghĩ phải biết cái gì? Nền tảng là cái gì cũng không biết luôn. Đó là những thuật ngữ mà lúc đầu mình không biết phải qua một thời gian dài khoảng 2-3 năm, nghe Thầy và đại chúng nói và tìm hiểu thì mình mới hiểu sơ sơ những từ đó nói về cái gì. Đó là một chút ý kiến vui cho buổi thuyết trình ngày hôm nay.
Và ý kiến chính V. Từ muốn chia sẻ là hôm nay trên trang FP có một bài viết Năm con đường tránh nhầm lẫn của ngài Sharma Rinpoche trích trong quyển Nhận diện bản tâm. Bài viết có nói về năm con đường: Thứ nhất con đường tích tập (tư lương vị), thứ hai con đường tiếp hợp (gia hạnh vị), thứ ba con đường thấy (kiến đạo vị), thứ tư con đường thiền định (tu tập vị), thứ năm con đường không học nữa. Do thời gian có hạn nên chỉ nêu tên năm con đường mà không đọc kỹ nội dung và mọi người muốn rõ hơn thì lên trang FP để đọc bài biết kỹ hơn. Bài viết này rất quan trọng cho những ai đang muốn tìm hiểu và học Phật pháp.
Năm con đường này là năm con đường trọn vẹn và xác định cho chúng ta trên con đường tu học Phật pháp. Thêm một khía cạnh nữa. Nãy giờ nghe mọi người nhắc về cái thấy là kiến đạo vị và thiền định là tu tập vị là con đường thứ ba và thứ tư, nhưng mình thấy hai con đường đầu tiên là tích tập (tư lương vị) và tiếp hợp (gia hạnh vị) cũng rất quan trọng. Vì mới đầu tìm hiểu và tu học không ai có đủ duyên mà vào con đường kiến đạo vị hay tu tập vị là thấy liền đâu. Không ai mới vào mà phát hiện ra chân tâm bản tánh của chúng ta mà phải qua một quá trình tôi luyện. Vậy tôi luyện bằng cách nào? Mỗi người có một thiên hướng khác nhau, có người về thiền, có người về tụng kinh, trì chú, bố thí, thả cá phóng sanh…làm những việc phước thiện và đó chính là con đường tích tập (tư lương vị). Và trong một buổi pháp đàm, cô Giàu cũng có chia sẻ chính sự tích tập công đức nó sẽ trau dồi cho trí huệ và V. Từ rất tán đồng với ý kiến của cô. Nếu chúng ta tích tập công đức đến một lúc nó sẽ mở khai trí huệ và ánh sáng này sẽ luôn soi sáng chúng ta trên con đường mà chúng ta hướng tới.
Chú Châu: V.Từ ơi! Hồi nãy V.Từ có nói chỗ cái thấy đó, thấy chỉ là thấy, cái thấy đó không có cái chung không có cái riêng, tất cả đều là cái thấy hết thì cái thấy đầu tiên đó cũng là cái thấy cuối cùng. Thì đó là cái thấy thôi, nó là trước mắt mình chứ không ở đâu xa, cái thấy tổng quát không trụ vào đâu cả thì đó là cái thấy. Anh chạm vào đó đi, thấy chỉ là thấy.
Cô V.Từ: Dạ con cảm ơn chú!
K.Dương: Con kính chào thầy và đại chúng! Con cảm ơn chú Châu, cảm ơn mọi người đã có buổi chia sẻ ngày hôm nay rất là hay về chủ đề Đạo Phật và Tuổi Trẻ. Con thì cũng có thể gọi là tuổi trẻ. Vì mình vẫn còn đang trong một độ tuổi mà tinh thần, sức khỏe và kể cả mình cũng cảm thấy mới bắt đầu trên con đường. Con thấy mình vẫn còn non nớt và còn mới. Phải nói rằng là một nhân duyên phước lành cách đây hai năm con được gặp thầy ở Hà Nội. Năm buổi đầu tiên con mới thật sự thấy rằng mình bắt đầu được làm quen với đạo Phật. Trước đó thì con vẫn chưa có nhiều sự thực hành đâu ạ. Mình có rất nhiều cái theo tập khí, thói quen rồi theo hình sắc, theo những cái mà mình cho rằng là mình đang học Phật. Nhưng thật ra không phải.
Khi chúng con tiếp xúc với đạo Phật với một độ tuổi trẻ như chúng con, thì rất cần những người thầy, rất cần những người như các cô chú, những anh chị, những người bạn đồng tu, thiện tri thức đi trước để mình học hỏi, học tập những kinh nghiệm, lắng nghe những chia sẻ. Khi biết đến thầy điều đầu tiên con cảm nhận được cái năng lượng của các cô chú, cũng như những người đệ tử của thầy. Sau đó, con cảm nhận được tình yêu thương của thầy, cũng như tình yêu thương của các cô chú rất là lớn. Từ trong những hành động rất nhỏ của các cô chú, cùng những sự chỉ dẫn.Ví dụ như thỉnh thoảng cô chú gọi hỏi thăm, hay nhắn tin, đó là những sự khích lệ vã cũng là sự kết nối hay là sự bao dung chia sẻ những kinh nghiệm. Đó là những điều rất may mắn cho chúng con, là phước lành đầu tiên mà chúng con khi mà đi trên con đường đạo Phật. May mắn có thầy, có các cô chú, có những người đi trước. Với con, đến bây giờ con mới dám nói là mình mới có chút gọi là thực hành, còn ngày xưa là không có ạ. Bởi vì mình mải mê với những cái bên ngoài hình sắc, mình chưa bắt đầu chân thành được với chính mình, mình chưa bắt đầu quay về lại với chính mình, mình chỉ toàn hướng ra bên ngoài thôi.
Con cảm thấy các bạn trẻ bây giờ, các bạn trẻ có độ tuổi còn trẻ hơn con nữa, thậm chí những bạn sinh năm 2008. Các bạn nhỏ đó đã biết đến đạo Phật và thậm chí là những bạn còn nhỏ hơn nữa. Và các cháu là những các bạn nhi đồng dưới hoặc là độ 8 tuổi, 10 tuổi. Và các bạn đấy đã được tiếp cận với lại Phật giáo ví dụ như là gia đình Phật tử hoặc là được đến chùa, được tiếp cận với lại tiếng Kinh tiếng mõ, rồi tiếng chuông, niệm Phật, trì chú. Tóm lại là rất nhiều các hoạt động mà để các bạn ấy được được kích hoạt những cái chủng tử những cái trong, tiềm thức của các bạn ấy.
Thế thì, khi mà chúng ta được sống trong một cái môi trường như vậy, sống trong một cái từ trường như vậy, một cái năng lượng như vậy, thì nó sẽ được gieo trồng rất là tốt. Bởi vì, bản chất là chúng ta nếu thấy là khi mà có ánh sáng, có cái ngọn đèn thì tự khắc bóng tối nó sẽ tan, và nếu như các bạn ấy cứ sống trong một cái từ trường, một cái năng lượng như vậy thì lớn lên chắc chắn là các bạn ấy cũng sẽ có sự ảnh hưởng. Đấy chắc chắn là cái điều thiện lành đầu tiên thì cái đạo đức các bạn ấy, cái đạo hạnh của các bạn ấy.
Và thêm nữa là nếu như các bạn đấy được gieo duyên từ nhỏ và được học cũng như bây giờ là Việt đúng không ạ? Em Việt là em cũng rất là trẻ, chỉ bằng em trai con ạ, mà Việt đã biết đến đạo Phật, rồi cũng là các gia đình cô chú cũng là những cái người mà theo Phật, theo Thầy thì con thấy không còn gì bằng ạ. Thì con rất hy vọng là nếu như các bạn trẻ các bạn ấy có một cái sự kết nối, các bạn có một sự gọi là được kèm cặp, được khuyến khích động viên. Thì các bạn ấy sẽ được có một hạt giống, mà hạt giống đó nó sẽ luôn được tưới tẵm. Và tưới tẵm ở đây bằng cái gì ạ. À! bằng những cái là các bạn ấy được gần Thầy, các bạn ấy được gần các Cô, Chú, gần những các vị thiện tri thức, gần những cái sách, những cái gọi là mà nó theo giáo dục, mà một cách là Chánh Pháp và được tham gia các hoạt động thiện nguyện, những cái để phụng sự cũng như những cái để giúp các bạn ấy sống như những cái đời sống tỉnh thức, thì con thấy là không còn gì bằng ạ. Vâng, con xin cảm ơn Thầy cũng như cảm ơn Đại Chúng và cảm ơn chú Châu. Buổi hôm nay con rất là tâm đắc cái phần chia sẻ của chú Châu. Con cảm ơn rất nhiều!
Vâng! Con cảm ơn Chú ạ! Chú là luôn luôn là tấm gương để cho bọn con học hỏi và khích lệ rất lớn ạ. Vâng! Cảm ơn Chú!
Chú Châu: Cũng biết để chia sẻ một chút mà giúp đỡ nhau thôi. Thì bây giờ… thì cứ tiếp đi. Chúng ta cùng trao đổi với nhau nhất là tuổi trẻ. Chúng ta có một xác quyết đi, để chúng ta tiếp tục trên con đường dù đó là bắt đầu hoặc là trên con đường thì mình phải xác quyết được như vậy, xác định được như vậy và mình đi tiếp đời này và những đời sau, không còn con đường nào khác.
Cô M.An: Qua cái chủ đề mà tuổi trẻ và Đạo Phật này á, thì con cũng có một số ý kiến. Mà hồi nãy con có một ý kiến hơi ngược lại với chú Châu là: Bác nói là trên 50 buổi coi như là không còn trẻ nữa thì cái đó là M.An không đồng ý ạ. Tại vì khi nói Đạo Phật với tuổi trẻ là nó nói một cái là không có giới hạn. Đây là mình không với về cái tuổi tác nhe. Tại vì theo con nghĩ trong đạo Phật, một cái người được coi là tuổi trẻ, tuổi trẻ là một cái sự năng động sáng tạo và một cái sống nhiệt tình, nó hăng hái, thì có những vị con thấy dù đã rất là về tuổi tác đã lớn tuổi nhưng cái tâm lực của họ, họ sống như một cái nhiệt huyết vậy đó và họ làm việc rất là nhiều. Không phải là trên cái độ tuổi 50 là đã không còn trẻ. Tuổi trẻ với con thấy là do cái tâm mình thôi.Có những người con thấy là rất là trẻ, nhiều khi mới có 20 mấy, 30 mấy tuổi thôi nhưng cái tâm họ nó trì trệ xuống. Họ sống họ không có được đúng với cái độ tuổi của họ. Còn có những người dù là 50, 60 tuổi. Con ví dụ cụ thể như là Cô Thủy đây. Nó rất là trẻ, cái này là nhiều người công nhận chứ không phải riêng mình ên M.An. Thầy cũng nói là Cô Thủy rất là trẻ. Trong khi là Cô với độ tuổi của Cô với M.An là Cô gấp đôi tuổi M.An nhưng mà thấy trẻ hơn M.An nữa nên cái tuổi trẻ đó đó là do cái sự là cái bên trong của mình.
Cái tâm của mình nó tỏa ra để người ta cảm nhận cái tuổi trẻ nên thường sau người ta hay nhắc là Đạo Phật với tuổi trẻ là nó nói về một cái nguồn năng lượng sống mạnh mẽ, phấn khích. Nó vui vẻ nên người ta mới tìm đến cái Đạo Phật để mà người ta tu hành hay thực hành. Nếu như mà thực hành để cho cái tâm mình nó già cỗi, nó trì trệ xuống thì sẽ không ai theo cái đó. Và 2600 năm qua cũng chắc là cũng không giữ vững được tới bây giờ. Đức Phật con nghĩ là một người rất là trẻ. Dù là lúc mà Ngài 80 tuổi hay sao mà con thấy trong những cái đó nó biểu hiện cái sự trẻ trung của Ngài. Ngài vẫn làm việc cho đến là lúc mà Ngài nhập Niết bàn luôn. Trước khi nhập niết bàn Ngài còn làm một cái lễ là xuất gia cho cái vị là bây giờ con không nhớ. Nó thì con thấy Ngài rất là trẻ, Ngài làm việc cho đến khi mà Ngài trước giờ đó đâu còn bao nhiêu để nhập Niết Bàn mà Ngài vẫn còn làm việc. Nên cái sự mà mình làm việc cống hiến cho người ta đó là nói lên được cái tuổi trẻ của mình mới nói lên được cái tâm lực của mình. Còn cái độ tuổi như hồi nãy là con chỉ có một cái ý không đồng ý với Bác Châu là trên 50 tuổi là đã không còn trẻ nữa. Nếu nói như vậy Đạo Phật chỉ dành cho người, cái lứa tuổi nào đó thôi. Giới hạn lại thì nó quá hạn hẹp đi. Dạ! con xin hết ạ!.
Chú Châu: Cảm ơn M.An nhiều! chú Châu không nói như M.An nghĩ đâu. Chú Châu nói là Đạo Phật không có già, không có trẻ trước rồi. Nhưng mà Chú nói trên cái phân đoạn tuổi ở đời để chúng ta biết cái lứa tuổi nào để chúng ta phát huy được tốt tối đa năng lực của mình. Chứ còn Đạo Phật không có trẻ, không có già và luôn luôn trẻ. Chỗ chân lý không có già, không có trẻ nhưng mà tuổi đời chú muốn nói ở tuổi đời để mà ta tận dụng cái tuổi đời nào hợp lý nhất mà các vị Phật, các vị Thiền Sư, các vị đó cũng đạt được các thành tựu ở tuổi trẻ. Đó là điều mà chúng ta cùng khích lệ cái tuổi đời của chúng ta để tính tấn lên. Chứ còn Đạo Phật thì không có già, không có trẻ. Hoàn tất nhất trí với Minh An đấy. Chú có nói 50 tuổi là tuổi già đâu. Tuổi già 50 tuổi đời như ngoài kia là trên 50 tuổi. Tuổi 35 là tuổi thanh niên. Tuổi trung niên là từ 35 – 50. Tuổi già là từ 50 – 60. Như vậy tuổi già là… là từ 50 tuổi trở lên. Thì như vậy là cho nên không phải già trẻ. Như vậy M.An hiểu Chú nói chỗ Đạo Phật không có già trẻ nhe! Rồi xin mời các vị kế tiếp.
Cô Nghĩa: Tuổi trẻ nó có nhiều cái vấn đề cần phải giải quyết. Ví dụ như chúng ta sinh con ra chẳng hạn, thì chúng ta luôn hướng dẫn con mình học tập làm sao để mà có việc làm, để mà có cái địa vị trong xã hội. Tức là mình, tuổi trẻ là tuổi khẳng định cái tôi, đúng không? Ai cũng muốn con mình thành đạt cái gì đó, đúng không? Tức là cái tuổi trăn trở nè, tức là nó có nhu cầu, nhu cầu khác như là nhu cầu tâm linh, nhu cầu tinh thần. Ví dụ như là nhu cầu vật chất, đúng không? Chứ không phải nó chỉ có 1 cái nhu cầu thôi. Nếu mà ai cũng sinh ra rồi đi vô chùa hết thì ai ở ngoài nói chuyện đời nữa đâu. Mình mang cái đạo vào trong đời, chứ không phải mang đời vào trong đạo. Thì mình nghĩ là trước tiên tuổi trẻ người ta có 3 cái nhu cầu đó thì có thể cân bằng với nhau.
Thì theo như Ngài Đạt Lai Lạt Ma thì Ngài nói là chúng ta phải cân bằng những cái nhu cầu đó. Cái cân bằng đó làm cho chúng ta sống hạnh phúc. Nếu mà chúng ta nghiêng quá về vật chất thì chúng ta cũng không hạnh phúc được. Tự vật chất nó luôn luôn làm cho chúng ta phải theo đuổi, theo đuổi hoài đến lúc nào chúng ta hết sức rồi cái là chúng ta bị đi xuống, đi xuống tụt mức luôn. Thì thành ra chúng ta phải cân bằng, cái trạng trái cân bằng là chúng ta phải dựa vào tâm linh và vật chất phải ngang bằng nhau. Tinh thần cũng vậy, tức là chúng ta phải làm sao để cho con người chúng ta phải cân bằng. Đó là chúng ta bước đi trên hai chân để chúng ta. Bởi vì con người lúc nào cũng bước 2 chân hết , chúng ta bước 1 chân thì làm sao chúng ta bước được. Thì không có cân bằng thì chúng ta sẽ khổ thôi, sẽ bị đau khổ. Cái để hạnh phúc là cái cân bằng.
Thứ hai, là phải có cái nhìn mở rộng ra. Chúng ta cứ bó lại nhìn chính mình, với gia đình mình thì đó là cái nhìn eo hẹp thì nhìn ra chung một cái nhìn xã hội. Tức là khi chúng ta làm một cái vấn đề gì đó nó có lợi cho chúng ta và nó có lợi cho xã hội nữa. Rồi mình mở rộng ra, càng ngày càng rộng ra, thế giới nữa. Chứ không phải là mình cứ xã hội, rồi đất nước tôi. Cái gì cũng là tôi hết thì một lúc nào đó nó sẽ gây ra bế tắc. Và khi mà đã có bế tắc thì lập tức chúng ta có đau khổ. Vậy thì chúng ta không thể giải quyết vấn đề này. Đó, thì cái tuổi mà đang cái tuổi trẻ mà hướng đến Đạo Phật càng sớm thì càng tốt nhưng mà cái đó không phải là để chúng ta đi tu mà cái đó để chúng ta đi vào đời. Chúng ta làm trong đời vì ở trong đời mà chúng ta không bị đau khổ phải giữ cân bằng và khi chúng ta làm chủ được tâm mình. Ví dụ như có người, trước khi học Thiền họ không biết làm chủ được tâm nhưng mà khi ta học Thiền thì ta làm việc rất là tốt. Ta có những cái gì ta giải quyết được trong tâm người ta bằng cách Thiền. Tức là những cái những cái phương pháp đầu tiên là Thập Pháp, những cái Thập Pháp đó là những cái phương pháp thu nhập đã để lại cho chúng ta. Phương pháp đó để cho chúng ta điều tâm mình. Để cho chúng ta có thể sống trong xã hội, để chúng ta có thể điều hòa tâm mình để cho tâm mình hạnh phúc, để cho người khác hạnh phúc và có lợi tất cả. Mình chỉ tóm lại như vậy thôi. Xin hết ạ!.
Anh Thi: Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật, con kính chào Thầy kính chào đại chúng nhân đề tài hôm nay của chú Châu và bạn Việt: tuổi trẻ và Đạo Phật thì con có hai cái ý. Cái ý thứ nhất là dành cho bạn Việt, theo bạn thì cái hiểu của bạn về hạnh phúc đối với người trẻ tuổi là như thế nào ? Câu hỏi thứ hai là hồi nãy chú Q.Tồn có đề cập tới cái ý là cái lý thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, thọ tưởng chỉ là thọ tưởng, thức tri chỉ là thức tri, ngũ uẩn giai không thì nhân ý này cho con hỏi chú Q.Tồn cũng như là chú Châu có thể diễn giải nó rõ hơn đối với tuổi trẻ thì mình sẽ sống với cái lý này như thế nào cho đúng ? Con xin có hai cái ý đó. Con nhờ chú Châu và bạn Việt cũng như là đại chúng có thể giải đáp giúp con phần này. Nam mô A Di Đà Phật
Chú Châu: Rồi cảm ơn Thi rất nhiều, bây giờ trả lời câu của V.Từ Mời V.Từ trả lời cho Thi đi con.
Cô V.Từ: Dạ, theo em á, cái hạnh phúc thì đối với bản thân em thì nó có cái nhìn hơi chủ quan tí xíu. Thì theo em hạnh phúc á nó có mặt hạnh phúc vật chất và hạnh phúc tinh thần thì khi nãy em có nhắc đến cái đoạn mà khi người ta có được cái thứ gì đó mà người ta cho là khi có nó người ta sẽ hạnh phúc nhưng hạnh phúc không bao lâu thì cái hạnh phúc đó lại mất đi thì người ta lại mong muốn tìm kiếm một cái hạnh phúc khác. Em nói cho về hai mặt là vật chất và tinh thần, về vật chất là giống như là khi mà mình muốn có một cái thứ gì đó mình cảm thấy là cho sung sướng cái cuộc sống của mình thì mình nghĩ khi mình có nó thì mình sẽ hạnh phúc. Khi có được món đó rồi thì không bao lâu thì cái bản thân của mình lại tự chán với món đồ đó và về mặt tinh thần thì khi mình trông mong về một cái đối tượng nào đó bạn bè hay là người thân gì đó là làm vừa cái lòng của mình thì mình cảm thấy hạnh phúc, còn khi người khác làm không như cái mình mong muốn thì mình không hạnh phúc. Dạ đó là theo em quan niệm của em là như vậy.
Chú Châu: Sao Thi thấy được chưa, có gì không Thi?
Anh Thi: Dạ, có nghĩa là bạn đang hướng đến cái hạnh phúc tương đối thôi, tức là nó giả tạm thôi, nó không có thường hằng. Cái mà mọi người đang hướng tới là hạnh phúc đích thực dẫn mọi người tới cái sự giải thoát cái vị giải thoát. Chắc có lẽ là mọi người ai cũng trên con đường này để đi đến cái vị giải thoát. Cho nên chỗ Việt có nêu ra thì theo như cái con hiểu là bạn đang hướng đến cái hạnh phúc gọi là tương đối thôi nó không có bền lâu và tự nó rất là mong manh.
Chú Châu: Nhưng mà Việt cũng không bằng lòng chỗ đó cho nên mới có buổi này đó, chưa bằng lòng với hạnh phúc chỗ đó, chưa phải rốt ráo nên đấy là cái mà để đặt ra buổi hôm nay để chúng ta phân tích cái hạnh phúc đích thực đấy cũng là cái rất tốt cho Việt tới đó vẫn không thấy hạnh phúc chân thực được.
Câu hỏi thứ hai thì dành cho Q.Tồn, xin mời chú Q.Tồn trả lời cho Thi. ... (Chú Q.Tồn vắng mặt).
Nếu không có chú Q.Tồn thì chú Châu cũng xin mạn phép trả lời cho Thi được không Thi? Thì nói chung thì câu dài dòng rút gọn thấy chỉ là thấy thế thôi đủ rồi bởi vì thực tế thầy chỉ là thấy đó là cái thấy chân lý. Nhưng mà thấy rất nhiều thứ thì do cái tâm thức của mình phan duyên vô do cái tôi và của tôi phan duyên vô cho nên cái thấy đó méo mó đi. Còn cái thấy nguyên sơ của nó thấy chỉ là thấy, cho nên trong Kinh Kim Cang, Đức Phật đã nói rồi thấy tướng chẳng phải là tướng tức thấy Như Lai, tức là Phật . Chứ bây giờ mình thấy mình không chịu thấy mà bắt đầu cái thức của mình, cái tôi của mình xen lẫn vô bắt đầu nó méo mó đi, nó khúc xạ đi nên mình không thấy được chân lý. Chứ còn khi mình thấy rồi cái thấy đó rộng khắp toàn khắp vô trụ, không chỗ nào trụ cả thì cái thấy đó là cái thấy đầu tiên và cũng là cái thấy cuối cùng cùng một cái thấy, thấy chân lý, thấy chỉ là thấy.
Thì cũng giải thích như vậy, muốn được như vậy thì anh phải sống được cái thấy bằng bản tâm bằng cái nền tảng, bằng cái bản tánh của anh thì anh mới thấy được chỉ là thấy thì đó là cái nền tảng rồi cho nên không có gì ở đấy đó là nguyên sơ rồi. Thấy chỉ là thấy hết, rõ ràng là như vậy cứ nhìn đi, bây giờ hãy nhìn phía trước đi. Thấy, rồi thấy chứ thấy tất cả không trụ vào đâu cả thì cái thấy tổng quan đó là cái thấy nền tảng không chỗ nào mình trụ thuần thục rồi thì tất cả cái thấy đều là nền tảng tướng tức là tánh, tánh tức là tướng sắc tức là không, không tức là sắc – đến một giai đoạn nào đó. Nhưng mà thôi mình cứ nói bước đầu đi tức là thấy cái đầu tiên hết. Rồi, thì đó thấy chỉ là thấy và đó cũng là cái thấy cuối cùng xong. Làm sao được như vậy. Nhưng mà khó, thì thôi thì mình cứ thấy chỉ là thấy như vậy đi rồi mình làm quen với nó để nó trọn vẹn tướng tức là tánh, tánh tức là tướng, sắc tức là không, không tức là sắc, cái đó là nó nhuyễn rồi.
Sh Vụ: Chú Châu ơi, cháu ở Sài gòn cháu xin ý kiến ạ. Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng thì cháu vừa nghe các chú có chia sẻ thì cháu hoàn toàn thấy đồng ý nhưng cháu thấy gần như kiến thức đã đầy đủ nhưng mà cháu là một người là đang ba mươi tư tuổi cũng tính là trẻ ạ thì cháu cũng nhận thấy thế này. Nếu như mình tiếp cận với giới trẻ mà mình nói về đạo Phật về cái Tánh về tịnh hóa về cái thấy không ấy thì rất khó tiếp cận thì cháu thấy là mình làm sao mà mình đưa cái đạo Phật vào để cho họ xây dựng được khát vọng đi xây dựng được ước mơ đi xây dựng cái hành động đi, xây dựng cái sẻ chia đi, thì khi họ luôn được hết mình, họ cống hiến hết mình rồi bắt đầu họ mới đủ tỉnh táo họ mới bỏ cái tôi cá nhân nó bớt đi thì họ mới đủ quay về nghiên cứu giáo lý, quay về nghiên cứu tánh không, nghiên cứu cái biết, cái thấy. Chứ còn nếu như mà cái sức sống của họ, cái sự kết nối của họ với xã hội rất là nhiều mình bảo họ ngồi một chỗ tịnh hóa tâm hay là bảo họ đi nghiên cứu tánh không hay là bảo họ biết chỉ là biết thì rất là khó tiếp cận trừ khi người đó đã có nền tảng tiếp cận rồi ạ. Thì mình làm sao mình cho cái Phật giáo hòa vào trong cái công việc của họ đó là anh hãy kết nối rộng với xã hội đi, anh hãy làm việc hết sức đi, khát vọng, ý tưởng của anh hãy làm hết sức đi làm cạn kiệt hết đi để đến một lúc nào đó họ cống hiến hết sức mình rồi họ sẽ quay lại nhìn thấy cái Tánh Không ạ. Cháu xin hết chú Châu, cháu cảm ơn ạ.
Chú Châu: cảm ơn Vụ rất là nhiều, đúng rồi mình làm cái gì mình làm tới tận cùng của cái làm đi thì nó là chân lý như vậy. Nhưng mà mình có làm đến hết tận cùng của cái sự đó không? Thì đấy là cái của mình. Chứ còn mình làm hết sức mình bằng một cái tâm chân thật nhất đến tận cùng của chân thật thì nó là chân lý. Cái gì cũng thế thôi từ chỗ ấy ra chứ không phải chân lý chết mất rồi
Anh Hải: Chú Châu ơi con có ý kiến ạ, dạ con cũng đồng ý kiến với lại Việt đó chú Châu ơi, hôm nay cái chủ đề của mình nói về cái tuổi trẻ và Đạo Phật với lại làm sao để mình có sự kết nối giữa tuổi trẻ và đạo Phật là gì? Ví dụ như tuổi trẻ thì họ quan tâm tới thành công, hạnh phúc, giàu sang đó là những cái gì mà hiện nay tuổi trẻ rất là hướng đến nhưng mà cái đạo Phật là làm sao mà tuổi trẻ thấy được giá trị của đạo Phật. Con thấy là hồi trước con đến chùa cũng vậy, thời gian đầu cũng vậy đó, nghĩa là mình đến mà mình chỉ làm những cái gì mà mình cảm thấy là mình tích tập cái phước là chủ yếu thôi, chứ nói về tu nền tảng hay giải thoát gì con chả quan tâm gì hết trơn nhưng mà dần dần trong quá trình làm việc, Thầy dạy rồi theo chúng này kia thì mình thấy là nó có những giá trị thông qua cái làm việc đó. Thì ở đây may mắn là chúng con ở đây có những nhóm làm FP, thì con nghĩ là thông qua những cái nhóm như vậy thì mình có thể là thấy được giá trị của đạo Phật trong quá trình mình làm việc mình có những ý tưởng, thông qua những ý tưởng hoặc là mình thiền định mình thấy những cái cách mình làm việc hoặc là cái trong con thấy được ý nghĩa của đạo Phật nữa là trong quá trình mình tu cái phía bên trong của mình, cái tâm của mình nó không phóng chiếu những cái căn duyên bên ngoài nhiều thì từ từ mình không có thấy, mình chưa thấy cái nền tảng gì hết nhưng mình thấy trong cái tâm của mình nó có tính thiện, những suy nghĩ thiện thì tự nhiên cuộc sống bên ngoài mình nó thay đổi từ đó mình thấy cái niềm tin của mình nó dần dần nó tin hơn. Thì con nghĩ là làm sao mình có một cái sự kết nối giữa cái tuổi trẻ và cái đạo Phật thì con nghĩ đây là cái sự mà cần thiết.
Ngoài ra thì con cũng có một cái ý kiến con nghĩ rất là quan trọng giữa cái tuổi trẻ và cái đạo Phật đó là cái nguyện thì thật sự là con thấy cái nguyện rất là quan trọng. Có nhiều khi có vị dạy thật ra mình đến đạo Phật là mình chỉ đến và tìm hiểu như một kỹ năng sống thôi. Thiền định mình cũng có kỹ năng thiền định tất cả những cái này là kỹ năng và mình coi đây là một cái câu lạc bộ thôi mình tới mình chơi cho vui rồi mình về chứ mình thật sự là mình không có thật sự là mình tu. Thì con thấy là cái nguyện rất là quan trọng lúc đầu thì mình nguyện đó nhưng mà trong quá trình làm việc cái nguyện mình nó rõ ràng ra, mình biết mình làm cái gì. Thì chính cái nguyện đó nó giúp cho mình kết nối với đạo Phật. Dạ con xin hết ạ.
Chú Châu: À, Hải ơi, đời với đạo không tách được, đạo với đời là một. Thì mình bằng lòng với đời tuyệt đối, đó là đạo. Mình hạnh phúc tuyệt đối với đời thì đó là đạo chứ không tách rời ra được, không tách đời đạo ra được. Cho nên trong cuộc sống này, mình bằng lòng với cái hạnh phúc tuyệt đối trong cuộc sống này thì đó là đạo.
Anh Phong: Con Phong chú Châu ơi, hồi nãy chú có hỏi Việt bao nhiêu tuổi làm con cũng chột bụng con thấy nay con cũng 41 tuổi rồi.
Chú Châu: (Cười) Đó là tuổi đời thôi, còn tuổi đạo là tươi mới mà
Anh Phong: Thì hôm nay có cái chủ đề về đạo Phật và tuổi trẻ thì con có một vài ý muốn phát biểu. Thì cái trao đổi của bạn Việt ở Cần Thơ lúc đầu thì con quay lại khoảng mấy mươi năm trước thì thấy cái này cũng là một trong những nhu cầu chính đáng của lớp trẻ, lúc đó con còn trẻ. Thì con thấy vậy nè, con thấy cái nhu cầu chính đáng này như bạn Việt có nói đó, thì thí dụ như nếu mà một số người đi tìm hạnh phúc rồi một số người tìm được rồi một số người đi tìm không được thì bây giờ nếu như mà thời tuổi trẻ mà con biết được đến Phật giáo sớm đó thì con chắc cũng có cơ hội để quán sát. Ví dụ, con thấy những người mà như bạn Việt nói mà tìm không được đó, không tìm được cái hạnh phúc cho mình thì thấy ra lại là có nhiều cơ hội hơn. Còn những người mà nói là mình có thể tìm được hạnh phúc á, thì họ sẽ không có nói đến khổ đau của một khoảng thời gian sau đó, bởi những cái hạnh phúc mà mình tìm được đó. Thì thực là nó không thật, vậy thì mình khổ đau ban đầu để mình thấy được sự thật, đó là cái cơ hội cho mình. Đó, thì cái chỗ này mà con thấy là mình không biết đến Phật giáo lúc đầu, do đó mình sẽ thấy là cái hạnh phúc khổ đau mình đi tìm kiếm, thì thật sự đó là những cái chung nguyên ấy cuối cùng cũng là khổ đau. Và trong Phật giáo, có cái từ rất là hay là bất toại nguyện, khi mình bất toại nguyện thì mình thấy rõ ràng ngay đó là mình đang khổ đau.
Thì Phật giáo ở đây theo Phong nghĩ đó là cái đạo Phật chỉ nói một điều duy nhất, đó là cái sự thật cái chân lý, nhưng mà thường mình sống trong cái sự thật cái chân lý này mình lại rất khó tin. Và mình lại tin những cái hình tướng, hiện tượng bên ngoài, ví dụ con thấy một số bạn trẻ khi mà con làm kĩ sư, thì con rất là thích khoa học. Nhưng mà mình chưa bao giờ đặt ra cái câu hỏi là cái khoa học là nó từ đâu mà ra? Mình chỉ dựa vào những cái hiểu biết của mình về vật lý, hóa học chẳng hạn thì mình nói đó là khoa học. Nhưng mình ít khi đạt cái câu hỏi là cái khoa học đó từ đâu mà ra. Thì Phật giáo rất là may mắn chỉ cho chúng ta một điều duy nhất đó là sự thật, thì mình biết đến Phật giáo sớm hơn, tuổi trẻ mà có cơ hội tìm hiểu Phật giáo sớm hơn. Thì mình sẽ thấy là Phật giáo cũng có đầy đủ tất cả những nhóm phương tiện chính để mình quay về cái sự thật này. Mà cái sự thật này theo con nghĩ nó nằm ở ngay chính những cá nhân, chứ nó không phải ở bên ngoài.
Do đó, là mình cũng cần có cái người có kinh nghiệm đi trước như những vị thầy, để các vị đó chỉ cho mình cái căn cơ của mình thì như vậy thì mình sẽ biết được là cái nhóm phương tiện nào mình cần công phu. Thì con nghĩ cái cốt ý là tuổi trẻ thì muôn màu, ví dụ con đây 41 tuổi thì chú nói con vẫn là trẻ thì con cũng vui, nhưng mà khí thực thì tuổi đời thì cũng 41 rồi. Thì cái nhiệt huyết mà mình tìm hiểu về Phật giáo á, ít nhiều gì thì nó cũng bị mai một. Do đó, mình có cái tuổi trẻ trên bề mặt đời sống tương đối này thì đó là cái phương tiện rất là quý, vì mình có đủ cái thời gian để tìm hiểu cho rõ được cái sự thật ấy. Thì con nghĩ cái cốt ý của Phật giáo là chỉ nói về cái sự thật, còn mình á thì có rất nhiều cái mong muốn. Nhưng mà nếu mình tự quán sát thì mình thấy những cái mong muốn ấy rốt cuộc rồi nó cũng bất toại nguyện. Như vậy, thì sự thật ở đây là cái gì? Thì chắc là chú Châu hay là các vị đã nói hết rồi. Đó chính là bản tánh thật sự của mình là ai, con có vài ý kiến vậy, xin hết ạ.
Chú Châu: Phong ơi, tội mình không chịu nổi cái chân lý, không chịu nổi cái sự thật. Không đủ sức để chịu cái sức cái chân lý cái sự thật cuộc đời thế nên mình mới khổ. Chứ luôn luôn, cuộc đời này là sự thật là chân lý nhưng mình không đủ sức, thế nên là mình phải tìm ra cái sức để chấp nhận cái chân lý, cái sự thật cuộc đời thì đó là đạo. Rồi xin mời tất cả có ý kiến tiếp đi.
Cô Hương: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng thì với chủ đề Tuổi trẻ và Phật pháp, thì Hương xin chia sẻ một cái góc nhìn của Hương về cái chủ đề hôm nay, thì theo Hương thì trong cái Tuổi trẻ ở đây Hương nghĩ là cũng tương tự giống như ngoài đời đi, thì nãy chú Châu có nói là tuổi trẻ là từ 18 – 35 đó. Thì sau đó là đến cái giai đoạn trưởng thành rồi già gì đó. Thì theo Hương nghĩ là tuổi trẻ trong đạo Phật, cũng tương tự như vậy nếu như một Phật tử nào đó, mà có thể sử dụng được cái năng lượng, tiếp xúc được cái mà chú Châu nói là cái không gian tâm của mình đó, cái nguồn năng lượng vô tận đó mà mình sử dụng để mình vừa thực hành, vừa trưởng thành lên. Sử dụng nó một cách nhiệt huyết nhất, coi như lúc đó là trong thiên nhiên cũng vậy thì Hương nghĩ là trong cái con đường đạo này cũng vậy, khi mà mình vừa chuẩn bị vừa tu tập và mình khai phá tiếp xúc được cái đó dần dần,và vượt qua được những khó khăn. Hay nói cách khác là mình thực hành được cái hạnh Bồ tát cái Bồ đề tâm đó, khai mở Bồ đề tâm được bao nhiêu thì đó là tuổi trẻ.
Nó không phân biệt được là lúc đó là bao nhiêu tuổi, cái tuổi ngoài đời nó không ảnh hưởng, mà tuổi trẻ được đánh giá bởi cái năng lực làm việc, cái hạnh của Bồ tát. Và sau đó, nó đạt đến đỉnh điểm đó thì sẽ đến giai đoạn trưởng thành như chú Châu nói và một số huynh nó là mình sống hoàn toàn được trong đó, và giống như lúc đó nói như ở ngoài đời thì cái người trưởng thành thì sẽ lập gia đình, sinh con đẻ cái gì đó. Thì giống như là một vị đại sư sẽ hướng dẫn, bắt đầu là sẽ truyền dạy lại cho người khác, cái con đường đó cái nguồn năng lượng vô tận đó hay cái Bồ tát hạnh đó. Thì cũng tương tự như vậy thì sau khi con cái trưởng thành thì các vị đó đến cái giai đoạn thứ tư là giai đoạn là họ chỉ làm quan sát, chuẩn bị cho cái đời tiếp theo thôi. Zạ thì ở cái chủ đề ngày hôm nay, thì Hương xin chia sẽ một chút xíu về cái tuổi trẻ trong đạo Phật như vậy ạ, Hương xin hết.
Chú Sơn: Trước hết là con xin kính chào Thầy, kính chào chúng. Và trước hết là con có đôi lời cảm ơn gửi đến anh Châu, là đó đưa ra cái đề tài tuổi trẻ và Phật giáo, nó rất là xúc động. Các vị tuổi trẻ ở đây nè thì thật là trong lòng của chú Sơn thì các vị là những vị thầy tương lai. Cho nên chú Sơn có một cái ý muốn là chia sẽ chung. Tuổi trẻ là đại diện cho cái năng lượng, sức sống, sức khỏe nó hội đủ các yếu tố để mình có thể chạm vô, thực hành Phật pháp, cho nên cái điều đó rất là chân quý.
Ở đây cái tuổi trẻ mà nãy giờ, chú Sơn ngồi nghe thì có một cái là không có tuổi già. Mà thực sự trích trong kinh Duy Ma Cật một cái đoạn, mà ngài A Nan đi xin sữa cho Đức Phật. Ngài Duy Ma Cật nói là sao là ngài phỉ báng Như Lai, Như Lai là thân kim cương, mà tại sao lại bệnh. Thì ngài A nan, đã nghe một tiếng nói ở trên hư không đưa tới là cứ đem sữa về đi là tại vì Như Lai thị hiện ở đời nên phải mang thân tứ đại có sanh, già, bệnh, chết. Cho nên, ở đây vẫn có tuổi trẻ, tuổi ấu thơ và tuổi già, cái đó là xác định một cái điều như vậy. Nhưng mà Tuổi trẻ là mình đem tất cả cái năng lực của mình có sẵn, sức sống, năng lượng và cái tinh thần trẻ trung đó. Mình tham cứu, tìm cái sự thật, thì cái sự thật là như thế nào? Đơn cử như Việt Anh trình bày hồi nãy, hầu như tuổi trẻ như Việt là lớn lên đi làm, đi làm song rồi mình mong cầu những cái gì? Như là tiền bạc, của cải, tình yêu gì đó. Nhưng mà thực sự nó có rồi nó mất à, hầu như người nào cũng vậy cả nên mình thấy là cái đó là nó không có thật. Nên bây giờ, mình suy ngẫm lại coi cái gì là thật? rồi mình mới bắt đầu tìm hiểu,hướng đến Phật pháp được. Mặc dù, là mình đang sống trong Phật tánh đó, nhưng mà bây giờ nói Phật tánh tuổi trẻ không hiểu đâu, mình phải chiêm nghiệm một cái vô thường, có rồi nó mất làm mình đau khổ, bất như ý. Rồi mình mới có trăn trở, rồi mình mới bắt đầu tìm.
Hôm nay quý vị ngồi ở đây, online này. Là quý vị có cái niềm tin cả rồi, cho nên ngồi ở đây chú Sơn chỉ xin một cái điều thôi, đó là thật sự chú Sơn xin là quý vị hãy đem tất cả tổng lực của mình đó về sức khỏe, tuổi trẻ và năng lượng của mình để mà thâm nhập, thực hành để mà chạm được cái mà chú Châu, chú Hải, chú Tồn hồi nãy nói. Đôi lời tâm sự của chú Sơn, thôi cảm ơn tất cả các vị.
Chú Sơn: Xin có ý kiến thêm, ở đây là cái nguồn cảm xúc nó tuôn ra đó. Tại sao mà chú Sơn gọi cái quý vị tuổi trẻ là các bậc thầy tương lai của chú Sơn, bây giờ mình đưa ra một cái hình ảnh mà mình dễ thấy đi. Là chú Dũng Râu hồi xưa, bây giờ chú Dũng Râu đã mất 4 năm rồi, năm nay chú 60 rồi he, quý vị có 30, 40 à. 20 năm sau, chú không còn nữa chú không còn nữa hoặc sớm hơn 10 năm sau chú không còn nữa. Quý vị, cũng mới có 50,60 à thấy không, thì mục đích của chú là sẽ đi tìm lại. Tại vì chú sống trong cái hạnh nguyện đó, thì chú sẽ gặp lại các vị, và bây giờ các vị trong cái thời điểm này cố gắng tu hành để mà chạm được cái vấn đề đó và sống được với cái đó thì sau này các vị sẽ hướng dẫn lại cho chú, đó hết!.
Cô H.Lan: Con là H.Lan con xin có ý kiến thêm chút xíu ạ. Con thấy nãy giờ mọi người chia sẽ có rất nhiều điểm rất là hay và đáng chú ý á. Có một cái, con thấy chưa có ai nói đến là ai cũng nghĩ là mình phải tu rồi mình sẽ đến được cái ngày mình kiến được tánh rồi mình sẽ được hạnh phúc vĩnh cữu, vân vân. Nhưng có một cái, một trong cái điểm mà từ nãy đến giờ con có nghe chúng ta chia sẻ rất là nhiều về chúng ta cần phải thực hành như thế này, như thế kia, đến một ngày nào đó chúng ta sẽ kiến tánh được và chúng ta sẽ có hạnh phúc vĩnh cửu và mãi mãi, sống phù hợp với chân lý của đời sống. Tuy nhiên có một điểm trong đạo Phật và đó cũng là sức mạnh của tam bảo, là khi mình bước tới đạo Phật thì mình sẽ có hạnh phúc liền ngay lập tức và mình cũng sẽ tiếp cận với chân lý liền ngay lập tức.
Con lấy một ví dụ rất cụ thể như thế này, có một lần con đi đến chùa, thấy một người ăn mặc rách rưới và bẩn thỉu, ông ấy lấy một quyển nghi quỹ để trước mặt để thực hành, có một người khách đi ngang qua thế là ông ôm cuốn nghi quỹ vào trong lòng, lúc đó làm cho con suy nghĩ là người đó có phải là người ăn mày không, nhìn hình dáng bên ngoài rất giống. À! Làm cho con nghĩa nếu mà anh quy y tam bảo và ngay lập tức anh có thể là một người ăn mày đi chăng nữa có một cái gì đó rất là quý giá để giữ gìn, và khi mình có một cái gì đó quý giá để giữ gìn thì đời sống của anh đã trở nên giàu có cả về thể chất lẫn tinh thần ngay lập tức và giàu đến mức độ nào nó tùy thuộc vào lòng tin của anh dành cho Tam Bảo.
Thành ra con thấy đạo Phật có thể mang lại cho người trẻ và có thể cho bất cứ ai cũng có thể giàu có về mặt thể chất lẫn tinh thần ngay lập tức mình biết quy y Tam Bảo và tôn trọng tam bảo và con thấy điều này rất quan trọng khi mình tin vào Tam Bảo dưới hình tướng một quyển kinh mình có hoặc tượng phật hoặc là sợi dây đeo bên ngoài, nếu mình tin vào tam bảo dạy cho mình có một viên ngọc như ý bên trong con người mình thì vật chất bên ngoài mình cũng giàu có, bên trong con người mình cũng giàu có. Khi mình tin như vậy thì điều gì sẽ xảy ra, tám ngọn gió thổi qua như cơn bão thổi vào mình, mình giàu có như vậy thì không có ngọn gió nào động được vào mình hết, anh nào đến xin tiền tôi cho tiền, anh nào đến xin gạo tôi cho gạo và không có một cơn gió nào thổi qua mình mà chạm vào được mình có nghĩa là tâm mình như như bất động và tâm như như bất động là tâm Phật đúng không ạ!
Con nghĩ rằng nếu mình biết tới Tam Bảo và quy y Tam Bảo ngay lập tức với lòng tin mình sẵn có nếu lớn đến đâu thì cái quà mình nhận được từ tam bảo là ngay tại đó rồi và mình cũng không cần đi đâu xa xôi lặn lội không cần thực hành gì nhiều rất vất vả để đến một ngày nào đó mình nhìn thấy tam bảo mà tam bảo cho mình món quà ngay lập tức tại đây và bây giờ, con nghĩ cái đó nó sẽ giải tỏa tuổi trẻ, một trong những vấn đề lớn của họ là họ nghĩ là họ phải đi kiếm tiền, làm cái gì đó để thể hiện bản thân, nhưng thật ra họ không cần phải làm gì để thể hiện bản thân, họ chỉ cần tin vào Tam Bảo là họ đã thấy được viên ngọc như ý rồi.
Cô Giàu: Cô thấy là những huynh đệ ở đây rất là may mắn gặp được đạo Phật và có thầy hướng dẫn và có đại chúng rất là may mắn, còn những người sau khi thấy được đau khổ tột cùng thì mới chịu quay đầu và khi mình quay về rồi thì mới thấy đây là con được viên viễn đưa đến hạnh phúc chân thật mà thôi. Chúc tất cả các bạn trẻ ở đây, tiến bước tiến tu trên con đường dưới sự hướng dẫn của Thầy cùng với đại chúng để mà thành tựu, dưới sự hướng dẫn của như lai và dẫn dắt nhiều người có nhân duyên với mình để mà thấy được hạnh phúc.
Chú Châu: Cảm ơn cô Giàu rất là nhiều và để chuẩn bị mời Thầy, chúng con xin thây mặt tri ân tất cả đại chúng để có buổi tọa đàm hôm nay và chúng con xin thay mặt đại chúng xin sám hối trước những vị giải thoát, những bậc đi trước có những sai sót trong lời nói trong ngôn từ thì cũng hỷ xả cho chúng con. Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát. Và tiếp theo, kính các vị trên Sài Gòn thỉnh Thầy để tiếp tục buổi tọa đàm hôm nay.
Thầy: Rồi bây giờ các vị Cần Thơ trước đi, muốn Thầy bàn cái gì.
Chú Châu: Kính bạch Thầy và đại chúng. Hôm nay chúng con có nhân duyên được thực hiện buổi tọa đàm hôm nay với chủ đề: “ Phật Pháp và Tuổi trẻ” với sự hiện diện của Thầy, xin Thầy cho chúng con hỏi những điều mà chúng con muốn hỏi Thầy, Thầy vui lòng trả lời những ý cho chúng con biết những điều mà chúng con còn thắc mắc, xin đại chúng hỏi Thầy những điều chúng ta còn chưa rõ ràng. Xin mời Việt ở Cần Thơ trước về tuổi trẻ, Việt có những thắc mắc gì chưa rõ thì hỏi Thầy để mình rõ hơn.
Việt: Con chào Thầy, trong cuộc sống thì trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc của con đôi khi nó không được như ý, thì đó là con đường mong muốn dẫn con đến tìm hiểu Phật Pháp. Thưa Thầy giải thích giúp con theo Phật Pháp thì định nghĩa Hạnh phúc là như thế nào ạ? Và câu hỏi thứ hai là tuổi trẻ chúng con tu tập như thế nào để có hạnh phúc đó và cái cách để đưa hạnh phúc của Phật Pháp để áp dụng vào trong cuộc sống để giúp ích cho chính bản thân của con và giúp ích cho gia đình và tất cả mọi người ạ?
Thầy: Thầy thấy theo Thầy nghĩ mình muốn có hạnh phúc thì mình phải có nhiều năng lượng, năng lượng mình dồi dào, đơn giản mình có nhiều sức khỏe thì mình hạnh phúc thôi, thành ra những chuyện thất bại trong đời cũng là nhỏ thôi nếu như năng lượng mình lớn, đồng ý không. Nếu năng lượng mình nhiều thì chuyện thất bại mình nhỏ lắm, cũng như mình khỏe mạnh thì sự thất bại nào đó cũng mình cũng là nhỏ thôi. Nên nhớ Thầy có nhắc đi nhắc lại là mình phải lớn hơn hoàn cảnh. Chứ mình đừng để cho hoàn cảnh lôi kéo mình, không ai không có thất bại nên nhớ vậy , phải không. Ngay cả những ông mà giàu có nhất, thành công nhất cũng thất bại thôi. Thành ra mình phải lớn hơn hoàn cảnh thì thất bại nó không có nghĩa lý gì hết.
Ví dụ như ông Steve Jobs , có phải là ông thất bại nhiều không? Và cái thất bại lớn nhất của ông là chết sớm quá, hình như mới có năm mươi mấy tuổi à. Ai mà không thất bại, vấn đề là anh phải lớn hơn hoàn cảnh thì cái thất bại cũng thường thôi, chứ ai cũng thất bại hết á, phải không? Ví dụ đơn giản Thầy luôn luôn có sức khỏe mà hôm nay Thầy làm cái gì đó nó đổ, bể cái gì đó thì đối với Thầy cái chuyện đó nó nhỏ. Thành ra cái hạnh phúc nhiều hay ít là do cái năng lượng mình nhiều hay ít, cái người mà năng lượng nhiều, thất bại là bình thường thôi. Bởi vì thất bại hay thành công nó tùy thuộc vào nhiều điều kiện lắm, nhiều khi cái may mắn của mình nữa, phước đức của mình và cái hoàn cảnh lúc đó như thế nào nữa, quan trọng là anh phải lớn hơn cái hoàn cảnh.
Đạo Phật dạy cho mình làm sao lớn hơn cái hoàn cảnh. Xin lỗi chứ bây giờ mình nhìn lại cuộc đời của đức Phật có thất bại không? Thất bại chứ, nhiều thất bại lắm, nhiều trắc trở lắm. Đức Phật bị Đề Bà Đạt Đa cấu kết với vua A Xà Thế đẩy đá từ trên núi xuống để giết Đức Phật, mà Đề Bà Đạt Đa là người bà con, trong dòng vua, chứ không phải là một người xa lạ, nếu như mình nghĩ lại thì cái đó đau đớn lắm. Một người trong bà con mà hại mình như vậy đau đớn lắm, nhưng mà đức Phật lớn hơn những cái đó, lớn hơn những hoàn cảnh xấu đó, chứ đâu phải là không thất bại. Thành ra làm sao đạo Phật dạy cho mình lớn hơn cái hoàn cảnh, chứ mình đừng có đòi hỏi hoàn cảnh, hoàn cảnh phải theo mình, chứ không phải thất bại phải theo mình, thành công phải theo mình, chứ không phải mình theo thất bại và theo thành công.
Thành ra đạo Phật dạy cho mình để mình được tự do là vậy đó, tự do với thành công lẫn với thất bại, chứ đừng nói không ai thất bại đâu, mình coi lại cuộc đời ông Steve Jobs chằng hạn, ông làm cái gì cũng bị, hình như ổng bị nghỉ việc rồi ổng ra lập một cái khác, rồi trải qua nhiều thất bại mới tới một vài cái thành công. Nhưng mà cái thất bại lớn nhất của ông là ông chết sớm quá, trong khi người ta sống tệ lắm cũng bảy mươi mấy tuổi thì ông mới có năm mấy tuổi thôi thì đó là thất bại. Nếu như mình buồn vì thất bại đó thì mình buồn mãi sao? Thành ra Đạo Phật làm cho anh lớn hơn những thành công, lớn hơn những thất bại, để cho cái thành công và thất bại nó không lôi mình đi được, đó là tự do, đó là tự tại.
Đạo Phật là tự do tự tại, không có vị nào mà không có thành công hay thất bại hết á, nhưng mà anh phải lớn hơn cái hoàn cảnh, lớn hơn cái thành công, lớn hơn cái thất bại thì anh tự do thôi. Anh cứ bị thất bại kéo rồi anh sợ nó thì cả đời anh phiền não thôi, lo âu mệt mỏi thôi. Do vậy anh phải lớn hơn hoàn cảnh, Đạo Phật là chỉ cho mình vậy đó, đạt đến tự do là mình lớn hơn hoàn cảnh, không để hoàn cảnh nó trấn áp mình dầu hoàn cảnh nó là thành công hay thất bại. Hạnh phúc là vậy thôi, hạnh phúc là anh lớn hơn hoàn cảnh, bất chấp hoàn cảnh. Anh bất chấp hoàn cảnh, bất chấp là thành công hay thất bại và cuối cùng là anh bất chấp hoàn cảnh rốt ráo nhất của cuộc đời là phải chết.
Tự do - giải thoát nghĩa là tự do giải thoát luôn cái sợ chết. Nhìn thực tế là bây giờ cái Covid làm có anh lo bạc tóc luôn chứ đâu giỡn chơi, Thầy lo quá Thầy bạc tóc nè (Thầy hài hước). Rồi, Thầy chỉ trả lời sơ sơ vậy thôi, rồi còn vướng mắc gì thì hỏi mấy chú mấy bác ở dưới đó để triển khai nó thêm chứ thời giờ Thầy không thể nói hết nó được luôn đâu. Nhưng mà cứ nhớ cái chuyện đó đó, nhớ là làm sao mình lớn hơn cái hoàn cảnh, lớn hơn cái thành công của mình, lớn hơn cái thất bại của mình bởi vì thành công cũng dễ làm cho mình mất ăn mất ngủ lắm, phải không? Sướng quá mất ăn mất ngủ mà thất bại cũng làm cho mình bệnh luôn mấy tháng. Đơn giản vậy thôi, đó là tự do. Chứ tự do gì mà mới thất bại thôi đã nằm bệnh luôn là sao? Hay là thành công thì sướng quá chạy ra đường đua xe rồi nó tông cho gãy giò gãy cẳng. Rồi bây giờ còn có vị nào nữa?
Vợ chú Sơn: Dạ, kính thưa Thầy và Đại chúng, hôm nay con được nghe pháp của Thầy và Đại chúng. Chủ đề tuổi trẻ và Phật pháp hôm nay con rất là hưng phấn, Thầy và Đại chúng cho phép con phát biểu một vài cái cảm tình của con.
Vợ chú Sơn: Dạ, thưa Thầy! Cái tuổi trẻ nó không chỉ quy định theo cái tuổi của cuộc đời mà nó còn quy định bởi cái giai đoạn gặp gỡ giáo pháp. Kính thưa Thầy và Đại chúng, con đã biết được Thầy nhiều năm mà con mới xin quy y được hai năm gần đây là vì con còn bận đi làm, con còn lo cho con của con còn nhỏ. Con chỉ hỗ trợ cho huynh Sơn theo Thầy tu học. Dạ, kính thưa Thầy! Cái thời gian về trước, anh Sơn và các bạn Đạo cùng trò chuyện với nhau mà dùng những các từ ngữ Phật giáo con không có hiểu cho nên con cũng không có cảm hứng tìm hiểu Phật giáo, thì tới thời gian gần đây, trước khi lên quy y với Thầy thì con có hỏi anh Sơn về vấn đề này và cũng nhờ anh Sơn nói cho con nghe những gì đơn giản nhất để con hiểu. Con cũng xin thưa với Thầy là đến hiện tại bây giờ con cũng có hiểu chút chút là những lần được gặp gỡ Thầy, Thầy giảng dạy bằng những ngôn từ thật là giản dị nên con hiểu và con cũng đang thực hành. Thưa Thầy, con thấy con chậm tiếp thu không phải là do con mà do người truyền đạt làm cho con khó hiểu (Đại chúng cười).
Thầy: Không, nói vậy là đụng chạm lắm á, cái người truyền đạt cho cái người truyền đạt đó là ai – là Thầy đây này. Trách ông Sơn là trách Thầy á.
Vợ chú Sơn: Dạ thưa Thầy, Thầy cho con nói hết, thì con thấy con chậm tiếp thu là như vậy. Đấy cũng là cái tâm trạng chung của những người mới tiếp cận giáo pháp, nên con cũng tha thiết góp ý mong có sự thay đổi đối với những người đi trước phải có hướng dẫn cho tụi con là nên dùng những cái ngôn từ thật là đơn giản, dễ hiểu gần với đời sống để con dễ tiếp thu. Con là một giảng viên chuyên ngành về nông nghiệp thì con nghĩ là trong nông nghiệp có gieo trồng thì con mới gặt hái được, con thấy cái lý thuyết này nó cũng như là cái luật nhân quả mà Đức Phật đã dạy. Mình gieo gì thì mình gặt cái đó, vậy mà con nghe loáng thoáng có người nói tu hành không cần phải niệm Phật, Không cần phải đọc Kinh, trì chú, con nghe con rất là hoang mang. Đối với những người Phật tử mới như con tu học mà không phải làm gì hết thì con thấy có gì đó sai sai, xin Thầy cho con thêm ý kiến để con hiểu rõ ràng hơn về chuyện này. Con đội ơn Thầy!
Thầy: Thì theo Thầy là Phật giáo phải tùy theo cái căn cơ của từng người, phải không? Ví dụ như thuốc bổ thì có nhiều loại thuốc bổ, có thứ nó không hợp với mình thì mình phải chọn dùng thứ nó phù hợp với mình. Còn có nhiều người nói tôi nạp năng lượng không cần bằng thuốc thì đó là chuyện của họ, còn mình xem cái gì làm cho mình an vui, cái gì đem lại cho mình nhiều năng lượng hơn thì mình cứ làm thôi, phải không? Ví dụ mình niệm Phật mình thấy năng lượng nó nhiều hơn là nghe huynh Sơn nói chẳng hạn thì mình cứ niệm Phật, còn không cần nghe ông nói. Đạo Phật là một cái dành cho tất cả mọi người, mình thấy làm cái gì mà mình nạp năng lượng vô được thì mình làm, phải không? Ví dụ đừng có nghe người ta nói rằng ngày tôi ăn hai bữa thôi là tôi nạp năng lượng dồi dào, ngon lành nhưng mà mình nghe cái sức mình là một ngày phải ăn ba bữa thì mình cứ ăn ba bữa. Cái vấn đề quan trọng nhất là cái sự thực hành của mình nó có đem lại kết quả cụ thể hay không? Kết quả cụ thể đó là năng lượng, mình có nhiều năng lượng mình sẽ thấy an vui. Được chưa, chứ đừng có nghe ai nói gì hết á, nó có nhiều thứ lắm.
Ví dụ như Thầy mua cái máy vi tính thì Thầy cũng lựa cái máy vừa vừa thôi, cao quá Thầy sử dụng không được. Mình phải làm cái gì vừa với mình, đừng có nghe ai đó nói cái đó cao cấp rồi mình ham. Có nhiều ông uống sâm, nhưng uống không được, sâm là thức uống bổ nhất rồi mà có ông bị lên tăng xông,bị nhiều cái ảnh hưởng khác nữa nên ông phải tránh luôn không dùng nữa. Mình phải ăn cái gì, sử dụng cái gì nó phù hợp với mình. Mình cứ tiến theo cái con đường của mình, rồi đến lúc nào đó mình thấy là phải tiến thêm nữa thì mình cần sử dụng một cái khác nữa thì mình cứ sử dụng, phải không? Tiểu học thì viết bằng bút máy để viết bài nhưng lên trung học thì có thể viết bài bằng cách đánh máy vi tính, càng ngày càng lên cao nhưng nó phải tùy theo cái sức của mình, chứ đừng có không biết rồi nghe ai đó nói gì hết á, phải không?Ai nói gì kệ họ, đó là chuyện của họ, tôi ăn tôi no chứ ông đâu có ăn dùm tôi được. Ông ăn cái gì là chuyện của ông, còn tôi thì tôi ăn món này tôi thấy hợp với khẩu vị của tôi, hợp với sức khỏe của tôi, món này cho tôi nhiều năng lượng, cho tôi nhiều an vui thì tôi cứ làm. Nhiều người họ nói ăn rau Muống hợp thì họ cứ ăn, chứ đừng có nghe nói ăn thứ kia cao cấp hơn rồi ăn vô là coi chừng nó sinh bệnh ra, vậy thôi. Rồi mình tiến tới đâu thì mình làm tiếp tới đó, phải không?
Vợ chú Sơn: Dạ, mô Phật! Thầy cho con đính chính chút xíu, là lúc nãy Thầy nói là Thầy truyền đạt con không hiểu thì không phải như vậy. Những lần con gặp và nghe Thầy truyền đạt, con nghe bằng những ngôn ngôn ngữ rất giản dị thì con nghe con hiểu luôn và con đang thực hành theo lời Thầy dạy, còn lời của mấy huynh đệ khác nói thì con không có hiểu, chứ không phải con không hiểu lời của Thầy ạ.
Thầy: Thì đó là chuyện của người ta, bây giờ mình ra bơi ngoài Biển thì mình coi cái sức của mình là bơi tới đâu, ban đầu mình yếu thì không dám bơi thẳng đâu, mình phải bơi có phao bơi, phải không? Nhưng có những người họ bơi lâu năm rồi họ nói cần gì phải dùng phao, cứ bơi thẳng ra thì mình cũng phải coi chừng không khéo là mình chết đuối, mình phải tùy theo cái sức của mình, miễn sao bơi kiểu nào cũng được nhưng mà sức khỏe của mình nó càng ngày càng lên, tâm hồn mình ngày càng an vui ra thì đó là tốt, chứ đừng bắt chước ai hết á. Gặp cha liều nó nói bậy, nó bảo là bỏ cái Phao ra, mà nó cứu mình cũng không được nữa. Xin lỗi mình nghe theo nó mình bỏ cái Phao ra mà nó không cứu được mình thì mình lãnh đủ thôi.
Vợ chú Sơn: Dạ, con cảm ơn Thầy!
Thầy: Rồi bây giờ có vị khác nữa không? Giờ mấy vị Hà nội hỏi đi!
Anh Tùng: Thưa Thầy vừa rồi con có nghe Thầy nói một cái câu con thấy rất là hay, rất là tâm đắc là muốn hạnh phúc thì cái năng lượng của mình nó phải lớn hơn cái hoàn cảnh thì con rất thích câu đó. Nhưng mà nhiều khi trong cái cuộc sống, nó lớn hơn cái hoàn cảnh đó, thì con tin rằng cái lớn nhất mà nó vượt qua tất cả mọi cái hoàn cảnh, có lẽ đó chính là cái tánh Không. Rồi cái nền tảng đấy là cái lớn nhất, thì mình ở cái lớn nhất đó, trong cái hoàn cảnh nào, nhưng mà cái nền tảng đó nó thể hiện ở bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù nó gần nhất nhưng mà cái tánh nó thể hiện qua cái tướng đó Thầy, xin Thầy giảng thêm cho chúng con về cái này để chúng con hiểu thêm.
Thầy: thì hồi nãy giờ mình nói là tuổi trẻ phải không? thì theo Thầy nghĩ tuổi trẻ là không phải cái tuổi tác bình thường, tuổi trẻ là tuổi nhiều năng lượng, đồng ý chưa? mình nhiều năng lượng, thì mình lớn hơn hoàn cảnh, đơn giản một điều là cái năng lượng lớn nhất là tánh Không. Bởi vì Thầy đã nói nhiều lần rồi, tánh Không, Quang minh, Ánh sáng, và năng lượng đó, ba cái đó là một, ba mặt một vấn đề của một cái một thực thể thôi.
Thì bây giờ thì cái vấn đề là mình thích đi về tánh Không thì mình đi về tánh Không. Có ông thích đi về bằng ánh sáng và ông đi về bằng năng lượng thì đi về bằng năng lượng, nhưng mà quan trọng là làm sao mình thâm nhập càng ngày càng nhiều ra, ví dụ như năng lượng chẳng hạn, nhiều khi mình thấy mình bàn, có nhiều người bàn năng lượng ở đâu trên mặt trời, mặt trăng gì đó, có phải từ nãy giờ, từ hai giờ tới bây giờ, mình sử dụng năng lượng nhiều lắm phải không, năng lượng của trí óc, năng lượng của cái miệng, và năng lượng của thân, nói thì cũng cử động tay chân chút chút phải không? thì mình phải quan sát lại cái năng lượng nó sinh ra từ đâu, đâu phải năng lượng của mình đâu. Bởi vì mình cứ nghĩ là năng lượng đó là năng lượng của mình, cho nên năng lượng đó nó hẹp lại, của mình, của tôi, và cái của tôi, nó làm cho cái năng lượng đó hẹp lại, chứ năng lượng đó của toàn bộ vũ trụ này là năng lượng phải không.
Cho nên mình có thể gặp nó lúc nào bất kỳ ở đâu, chẳng hạn anh ngồi thiền anh cũng là tiếp xúc được tương ưng được với năng lượng đó, mình tụng kinh mình cũng năng lượng đó, mình không làm gì hết mình đi bộ thôi, mình cũng tương ưng với năng lượng đó. Thành ra năng lượng đó nó khắp hết, cái vấn đề thực hành là làm sao biết sử dụng năng lượng đó, phải biết là năng lượng nó ở khắp hết, và mình biết rút năng lượng đó, theo cái của mình, phải không? Tôi thích ngồi thiền thì năng lượng đó tôi rút ra khi ngồi thiền, nhiều hơn thì tôi thích tụng kinh thì khi tụng kinh tôi rút ra năng lượng nhiều hơn.
Bởi vì kinh điển là gì? Bởi vì kinh điển là lời nói của các bậc giác ngộ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì cái đó nó tràn đầy năng lượng trong đó chẳng qua mình tụng mà mình không gì hết thì mình không thấy cái năng lượng gì hết, chứ một câu kinh là năng lượng tràn đầy trong đó hết phải không, chứ đâu có cần gì xa xôi, “Nam mô tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai, thập phương chư Phật, Tôn Pháp hiền, Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo”. Một cái năng lượng mà tận hư không biến khắp pháp giới, đó là một năng lượng mình chỉ cần nhảy vô là niệm câu đó rồi, mình đánh chuông cái boong là mình có năng lượng.
Rồi hồi sáng cô Hồng này nè, cô lạy năm trăm lạy phải không, xưng danh đức Quán Thế Âm, thì nếu như người nào làm sẽ thấy bắt đầu cái năng lượng đó. Thầy chưa lạy lần nào hết nhưng Thầy có đọc cuốn đó, Thầy có sửa cuốn đó, thì cái năng lượng đó nó thấm vô, thấm vô, đến nỗi mà đau xương khớp gì đó. Nam Mô đau xương khớp … Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng hạn, thì nó thấm vô tới xương khớp, anh đau xương khớp thì anh đọc câu đó thì nó thấm vô tới xương khớp rồi cuối cùng là xác nhận là Quán Thế Âm Bồ Tát là Phật tánh của mình.
Thành ra vấn đề là mình phải thực hành, thứ nhất mình phải tin là khắp nơi đây là năng lượng hết, không phải mình tin thôi đâu, mà khoa học cũng chứng minh như vậy, khoa học bây giờ chứng minh, khoa học nói là vật chất chỉ là năng lượng bị ép lại thôi, đó là khoa học phải không, thì vật chất cũng là năng lượng bị ép lại.
Thành ra Thầy thấy có nhiều người họ làm nhưng mà Thầy thì làm không được, có nhiều người họ ăn tinh hoa của đá, ăn tinh hoa của cây, ăn tinh hoa của … hoặc nhiều khi nhịn đói thôi, bởi vì cái đó có năng lượng, cục đá nó có năng lượng của nó phải không? nhưng mà cái tâm mình tin vì mình có thể rút ra được phải không, đó là tánh Không đó, tánh Không là năng lượng, cục đá là tánh Không, tánh Không là năng lượng, sắc tức là Không, Không tức là sắc.
Mình hiểu một cách khác là sắc là vật chất, tức là Không, Không đó là năng lượng mà năng lượng này không phải giới hạn trong uranium mà trùm hết, bởi vì tánh Không trùm khắp hết thì năng lượng cũng trùm khắp hết, chứ không phải tánh Không là không có gì hết đâu, tánh Không chính là năng lượng, thành ra nếu mà như mình thực hành, mình để ý, nói theo như kinh điển thì gọi là chánh niệm tỉnh giác, chứ mình để ý tất cả các hoạt động của mình, đưa tay dở chân, nó đều từ cái năng lượng, và cái năng lượng đó không phải là của mình.
Nếu mình nói cái năng lượng đó của mình, riêng mình thì mình đã giới hạn cái năng lượng đó vô trong cái này thôi, còn nếu như mình suy xét cho kỹ, cái năng lượng đó hiện giờ ông Đăng ổng đang nói đây, nhưng mà có nhiều người họ bên Anh, bên Pháp cũng nói điều gì …thì họ cũng sử dụng năng lượng này, những nhà bác học đang còn tìm tòi ra những thứ covid, chữa trị covid tức thời, chứ không phải chích ngừa gì hết đó, tất cả đều sử dụng cái năng lượng phải không? Thì mình thấy một cái đó thì mình, nếu như mình thấy được tất cả đều là đang hoạt động bằng năng lượng mà năng lượng này nói theo cái chữ của Tùng là cái năng lượng nền tảng, nền tảng đó chính là năng lượng thì mình thấy được cái đó thì mình sẽ lần lần mình đi tới một cái năng lượng toàn thể, bởi vì tất cả những vũ trụ này đều là năng lượng hết, mình đi tới cái năng lượng toàn thể.
Cái năng lượng nền tảng đó thì mình giải thoát, vậy thôi phải không ông gật đầu cái là ông cũng sử dụng cái năng lượng, nhưng mà cái năng lượng đó là không phải của anh Tùng, mà năng lượng đó là của toàn cả vũ trụ này, vậy thì mình càng đi thấy khoẻ lắm, thậm chí là mình hoá giải được khi mà mình đọc trong kinh Hoa Nghiêm nói là một là tất cả đó, một năng lượng chút xíu vậy thôi, nhưng mà nó giải quyết cho mình tất cả mọi sự. Vấn đề là mình để ý, thì mình dùng cái chữ Phật giáo một chút là chánh niệm tỉnh giác, mình xem lời nói này nó từ đâu ra phải không? nó không chỉ từ phổi này ra hoặc là những kiến thức lơ mơ trong này ra, mà hình như trong lời nói đó là năng lượng của tất cả mọi sự, khi mình đã hợp nhất được với năng lượng của tất cả mọi sự, thì mình bất tử, bởi vì thân này sẽ chết, nhưng mà năng lượng nền tảng đó nó không chết, đơn giản vậy thôi, phải không.
Thành ra ví dụ như nếu như mình tu Tịnh Độ chẳng hạn, thì mình sẽ thấy đức Phật A Di Đà với bốn mươi tám lời nguyện, thì cái năng lượng của ngài trùm hết tất cả mọi thứ, kể cả những đau khổ của mình, cũng phát xuất từ năng lượng của ngài phải không? Chứ mình đừng cho là tôi đau khổ, không có đâu.
Cái đau khổ đó nó cũng cần cái năng lượng đó, mà năng lượng đó là từ đâu, là từ đức A Di Đà, bởi vì đức A Di Đà là ngài đã thành Phật, mười đại kiếp đến nay rồi mà cái ông Đăng, chắc chưa đầy nữa đại kiếp đâu. Thành ra ngài có trước mình, cho nên mình sinh sau có nghĩa là mình sinh trong năng lượng của đức A Di Đà, phải không? Mình sau đức A Di Đà xa phải không, mà khi đó ngài thành Phật, ngài phát bốn mươi tám lời nguyện đó, năng lượng của ngài trùm khắp vũ trụ rồi.
Mình sinh ra trong cái nghiệp của mình, nhưng mà cái năng lượng đó là năng lượng của đức A Di Đà bởi vì Ngài có trước cả vũ trụ của mình đây nữa, còn mình mới có mười ba tỷ năm thôi, còn ngài tới mười đại kiếp, mười đại kiếp thì thôi không nói được, thành ra mình tin như vậy cho nên mỗi lần mình niệm A Di Đà Phật là mình tương ưng, mình hợp nhất, mình nối kết, mình hợp nhất với đức A Di Đà, đức A Di Đà là ánh sáng Vô Lượng Quang Như Lai, Vô Ngại Quang Như Lai, Vô Đối Quang Như Lai, cái ánh sáng mà không có đối tượng thì đó là cái năng lượng kinh khủng phải không.
Còn mình bởi vì mình chia rẽ ra, tôi đây, ông Tùng ngồi trước mặt tôi đây, thì tôi chia rẽ ra hai cái vậy, thì năng lượng nó bị cắt đứt, bởi chủ thể và đối tượng, còn Vô Đối Quang Như Lai nên nhớ ánh sáng đó, ánh sáng là năng lượng rất vi tế phải không? Vô Đối Quang Như Lai là ánh sáng mà không có đối tượng, cho nên ánh sáng đó, nó toàn khắp phải không, và xin lỗi chứ chính nhờ ánh sáng đó mà mình mới le lói chút trí huệ nào đó, le lói chút ngộ nào đó.
Thầy cười…ngộ đó là do ánh sáng của đức A Di Đà, nếu như mình theo con đường đó mình sẽ thấy vậy phải không? chứ ánh sáng đó đâu phải ánh sáng của tôi đâu, tôi luôn luôn được bao trùm trong ánh sáng của đức A Di Đà, nhưng mà tôi ngộ không nổi là vì tôi không chịu mở ra, chứ tôi mở ra chút thì nó lọt vô một chút thì đó gọi là ngộ, chứ không phải ông Đăng ngộ cái gì, ông Đăng không có ngộ ông Đăng sáng ra là nhờ ánh sáng của đức A Di Đà vậy thôi.
- bây giờ có vị nào hỏi nữa không.
Anh Lượng: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! dạ con xin hỏi Thầy, nói về cái năng lượng thì khi con thực hành, con thấy Ngài Quan Âm Tứ Thủ đó Thầy. Con thấy là hai tay chắp lại giữ năng lượng đó, và hai tay còn lại là tỏa ra cái năng lượng đó. Thầy cho con hỏi là khi cái năng lượng đó nó càng mạnh thì chứng tỏ cái hạnh phúc, từ bi nhiều thì dẫn đến hạnh phúc nhiều. Thì con muốn được Thầy dạy thêm là có đúng như vậy không?
Thầy: Thì hồi nãy Thầy có nói rồi, nếu mà năng lượng của mình nhiều (năng lượng đó có thể là năng lượng từ bi, năng lượng trí huệ, năng lượng củ niềm tin, của lời nguyện, miễn là năng lượng là được) thì thân tâm mình nó khỏe mạnh thì nó an vui thôi. Cái thân mình thì không nói, nó phải theo tuổi thôi, còn cái tâm mình nó an vui bởi vì nó nhiều năng lượng. Còn cái quan trọng nhất là mình thấy đức Quán Thế Âm đương nhiên ngài năng lượng nhiều rồi, nhưng mà vấn đề là mình có Vô Đối Quang Như Lai không? Mình có thấy ngài là một đối tượng hay không? Hay là mình có thể hòa tan được với ngài.
Thành ra hồi nãy mình nói khi mình thực hành mình phải thấy rõ là mình thực hành trong đức Quán Thế Âm, chứ không phải là mình thực hành ở đâu… vậy mình mới có năng lượng được chứ. Xin lỗi chứ ngài bên kia mình bên này, hai cái này có đối tượng bên kia, đối tượng bên này. Đối tượng bên kia thì năng lượng ghê lắm, nhưng mà rồi mình vẫn là mình, hoặc là nói hơi thô chứ chấm mút được chút ít thì có ăn nhằm gì. Phải thấy là mình thực hành trong đức Quán Thế Âm, trong lòng từ bi đã là bao nhiêu kiếp của đức Quán Thế Âm rồi, thành ra bây giờ mình chỉ mở ra thôi. Thực hành là mình mở ra mình đón nhận cái ánh sáng đó, đâu phải ánh sáng này do mình, ánh sáng này là của đức Quán Thế Âm, từ bi này là của đức Quán Thế Âm. Thì quan trọng nhất là mình mở ra, chứ mình cứ nói mình thực hành, thực hành, chẳng có thực hành gì hết á. Hiện giờ đây nếu anh vẫn tương ưng được với cái lòng từ bi của đức Quán Thế Âm đó mới gọi là thực hành. Bởi vì, mình phải luôn luôn, mình phải tin tưởng là mình luôn luôn ở trong lòng từ bi của đức Quán Thế Âm. Chẳng qua cuộc đời mình chật hẹp, mình đóng của lại bằng tôi và cái của tôi thôi thì nó chật hẹp lắm, thành ra mình phải mở ra.
Còn chuyện tại sao là mình phải tu hành là bởi vì để mình làm sao để tương ưng chút chút, rồi càng ngày càng lớn với đức Quán Âm, chứ đức Quán Âm đã thành tựu rồi, đừng có khen ngài là năng lượng mạnh hay gì hết á. Bởi vậy cho nên mình thấy trong pháp tu Bổn tôn là giai đoạn phát sanh, rồi giai đoạn thành tựu rồi cuối cùng là cái sự hòa nhập mình với Bổn tôn, với tất cả ánh sáng của vũ trụ này, với tất cả chúng sanh, lúc đó là cái năng lượng toàn thể và cái đó nó gọi là Đại Ấn. Đại Ấn là một cái toàn thể, cái năng lượng toàn thể, chứ mà giai đoạn phát sanh là mình còn đối tượng, mình đây đức Quán Thế Âm đó rồi mình trì chú của ngài, bắt ấn gì gì đó, rồi giai đoạn thứ hai là mình làm cái đó nó mạnh hơn nữa và cuối cùng sâu sắc hơn nữa là mở rộng ra với tất cả chúng sanh, với vũ trụ này, để thấy đức Quán Thế Âm là cả vũ trụ này, chứ không phải chỉ có một đức Quán Thế Âm ở trước mặt mình đâu, và tất cả chúng sanh trên đầu đều là có đức Quán Thế Âm hết. Rồi lúc đó mình mới hòa nhập là tan biến đức Quán Thế Âm, ánh sáng của đức Quán Thế Âm, từ bi của đức Quán Thế Âm, hòa tan với tất cả chúng sanh, tất cả thế giới hòa tan vô mình luôn. Lúc đó, đó là trạng thái bổn nguyên đó.
Thành ra mình nói khi mình thực hành là mình đã tách rời với đức Quán Thế Âm rồi đó, phải không? Mắc gì thực hành? Người tu là vậy đó, mình thực hành là mình nói năng, suy nghĩ tất cả đều nằm trong đức Quán Thế Âm hết. Thành ra mình nói mình thực hành tức nhiên bắt đầu mình phân cách một cái tôi của tôi là mình này với đức Quán Thế Âm, tu hành như vậy nó mệt lắm. Thầy hay nói tu trên quả là vậy đó, mình tu trên quả đã thành rồi của một vị nào đó thì mình cứ vậy mình làm thôi, tôi có nói năng gì thì tôi cũng nói năng trong đức Quán Thế Âm thôi, thực hành gì thì mình cũng thấy là thực hành trong đức Quán Thế Âm, đi đứng nằm ngồi gì cũng trong đức Quán Thế Âm, chứ không phải thực hành là khi đọc chú, ngồi thiền là mới thực hành đâu. Bởi vì, chẳng lẽ đức Quán Thế Âm ngày cứ ngồi cả ngày như vậy hay sao, mà ngài thực hành đến độ là ngàn mắt, ngàn tay nó tủa ra khắp cả vũ trụ này, mình mong là thực hành làm sao được trong một tay một mắt của ngài là quá trời rồi.
Thành ra tóm lại cái trẻ,.. vấn đề nó đơn giản lắm anh trẻ không phải vì tuổi tác anh trẻ mà cái trẻ đó là do cái năng lượng anh nhiều thôi, mình thấy những vị làm việc rất nhiều là bởi vì năng lượng của họ nhiều, và cái năng lượng đó là họ có thật cho nên là lời nói của họ nó đi vào tâm của mình được, còn nhiều khi mình nói nó chỉ phớt phớt bên ngoài lỗ tai thôi. Cái năng lượng là vậy đó, thành ra lời thuyết pháp của anh là có cái năng lượng ở trong đó để anh truyền cho người ta được, còn anh truyền cho người ta không được thì mình phải biết là năng lượng mình yếu.
Anh Lương: Dạ còn chào Thầy, chào đại chúng. Con xin Thầy từ bi khai thị cho con, các hoạt động hàng ngày của con chánh niệm nó kém quá Thầy. Con xin Thầy khai thị cho con thêm ạ.
Thầy: Đơn giản là làm sao anh thấy được cái mà mình nói lâu nay là nền tảng, là năng lượng, là tánh không hay gì gì đó, mình thấy được cái đó và mình sống trong đó thôi. Nãy giờ mình chánh niệm tỉnh giác, mình có tin là cái năng lượng của mình chỉ là một phần của năng lượng vũ trụ này không? Hay là mình nói đây là công sức tôi, rồi cái này cái nọ thì mình phân cách với cái năng lượng vũ trụ đó. Khi nào mà mình xác nhận tôi và cái của tôi thì lúc đó mình phân cách với năng lượng vũ trụ này, còn khi nào mình thả cái tôi và cái của tôi vô cái năng lượng vũ trụ thì mình tiếp xúc với cái năng lượng vũ trụ và công việc làm của mình cũng là từ năng lượng vũ trụ làm ra chứ không phải là do mình làm đâu, mình chỉ là cái bên ngoài thôi. Ví dụ như cái máy chẳng hạn, mình tưởng cái máy do mình chạy chứ thật ra là do năng lượng điện của tất cả Việt Nam này, chứ mình tưởng máy quạt của mình nó chạy là do mình, không phải, do năng lượng điện của tất cả Việt Nam này. Từ Bắc chí Nam nó đều thông thương một loại điện hết, phải không?
Mình cứ quan sát lần lần rồi mình sẽ thấy chuyện đó thôi, chứ mình đừng có nghĩ là cái này tôi làm, không có đâu, anh là cái máy quạt thì anh chạy cái máy quạt, tôi là bàn ủi thì tôi chạy cái bàn ủi, tôi là đèn thì tôi sáng theo đèn, phải không? Nhưng mà tất cả cùng một năng lượng điện hết, năng lượng điện đó là thông nhau hết, chứ đừng có tự hào là cái máy quạt của tôi nó tốt hơn cái máy quạt của người khác, không phải. Máy quạt đó nó chạy được là do năng lượng điện mà năng lượng điện đó là chung của cả Việt Nam mình. Thành ra khi nào nếu mình làm gì mà mình đem cái tôi, cái của tôi vô là bắt đầu nó tách lìa cái đó. Thành ra máy quạt của anh chỉ là cái máy quạt chạy bằng điện của anh thôi, nên nhớ cái máy quạt trước mặt của Thầy đây là nó chạy bằng điện, mà điện này đâu từ ngoài Hà Nội lận chứ đâu phải là điện của tôi đâu, phải không? Tôi chỉ cắm vô lưới điện đó, mà lưới điện đó là lưới điện toàn quốc. Thành ra cái sai lầm của mình là mình tưởng là tôi làm, không phải. Cái máy quạt nó không có ý nghĩa gì hết á, nó chỉ là cục sắt thôi, dầu nó có tinh vi trời gì thì nó cũng chỉ là cục sắt thôi mà nó chỉ hoạt động được là nó cắm vô điện mà điện đó không phải là điện của nó đâu mà điện đó là điện của toàn quốc này, trên mạng lưới toàn quốc. Năng lượng là vậy đó, chứ mình đừng có nghĩ rằng tôi làm cái này nó thành công hay là thất bại gì đó là do tài năng của tôi, không có đâu. Tài năng anh có chứ không phải là không có nhưng mà tài năng đó nó không xài được nếu không có năng lượng chung đó, năng lượng nền tảng đó, chỉ vậy thôi.
Thành ra tu hành là sao, chánh niệm tỉnh giác là mình phải thấy là cái năng lượng nhỏ nhoi của mình là một phần của năng lượng của vũ trụ này, cũng như nói theo như Kinh điển là mình là một làn sóng, mình tưởng cái làn sóng đó là năng lượng của mình chứ gì, không phải. Năng lượng của một làn sóng đó là năng lượng của tất cả đại dương, phải không? Mà duyên là do có gió, có gì đó hay đáy biển làm sao đó mà nó tạo ra làn sóng như vậy, chứ đừng có nghĩ là làn sóng này là của tôi, hoặc là năng lượng của một làn sóng là năng lượng của tôi thì nó hẹp ra mà trong khi năng lượng của một làn sóng thì nó phải là năng lượng của toàn thể đại dương, chứ nó không phải là do năng lượng của sóng đó. Và chính đại dương nó sinh ra sóng đó, chính cái năng lượng vũ trụ đó sinh ra Thầy, sinh ra trong hoàn cảnh như thế này, trong cái duyên nghiệp của Thầy như thế này và Lương cũng là do cái năng lượng vũ trụ đo mà sinh ra Lượng trong hoàn cảnh như thế đó, chứ đừng có nghĩ là mình riêng nhau đâu. Chính cuộc đời này nó đau khổ là bởi vì mình nghĩ là mình riêng, riêng một chập rồi mình cô độc, cô đơn cho tới khi mình buồn qua là đó, nhiều ông rất là giàu có, trẻ trung ca hát nổi tiếng bên Hàn Quốc, bên Nhật rồi nhiều khi cũng tự tử thôi. Bởi vì là riêng quá riêng. Anh không biết là năng lượng anh đang xài cho việc ca hát đó là năng lượng của vũ trụ này lận, chứ không phải riêng anh thôi đâu. Còn dĩ nhiên anh Trung Quốc thì hát theo tiếng Trung Quốc, còn anh Việt Nam thì hát theo tiếng Việt Nam. Tu là vậy thôi, tu là đừng tách mình ra với vũ trụ này, thì cái đó trong Kinh điển hay nói đó, tu là vượt qua khỏi những chia cắt là ngã là tôi, nhân là người, chúng sanh… cuối cùng là thọ mạng, mình vượt qua cái đó, thì mình là năng lượng của vũ trụ vậy thôi.
Trước hết là phải tin đã, đừng có nghĩ là năng lượng của ông Lương này là ghê gớm lắm này nọ… một hạt bụi mà làm ăn cái gì? Thì mình chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ này thôi, mở mạng ra xem là dải ngân hà mấy chục tỉ thiên hà đó, mình chỉ là hạt bụi thôi. Cho nên mình dàn hòa với thế giới này đi, dàn hòa với vũ trụ này đi, anh dàn hòa thì anh nhập vào trong vũ trụ này, và anh là một phần cho năng lượng vũ trụ này, rồi anh phục vụ thế giới này bằng cái năng lượng đó. Anh chỉ là một cái cuốc thôi, cái cày thôi, cái dao mổ thôi. Còn cái năng lượng đó, là ở đâu khác, phải không?
Khi mình thấy trong vũ trụ này mình là hạt bụi thôi chứ gì, mà có khổ một cái là con người mê lầm đến cái độ là cho hạt bụi đó là tất cả vũ trụ này. Thật ra hạt bụi đó, mình chỉ là làn sóng trên đại dương thôi, thì năng lượng đó là năng lượng của đại dương, chứ đâu phải là năng lượng của sóng và mình xem lại một làn sóng thì nó khởi lên là do từ năng lực của nước, đại dương nó khởi lên tới cao điểm, rồi nó xuống. Cuộc đời mình cũng thế thôi. Nó chớp nhoáng lắm, chứ đừng có tưởng mình sống lâu lắm đâu. 100 năm không có nghĩa gì với 13 tỷ năm, từ ngày lập ra vũ trụ này, 13 tỷ năm rồi, còn đời sống mình cùng lắm 100 năm thôi, rồi mình cứ tô vẽ cho nó, tôi là anh hùng chống lại dịch bệnh hay gì đó,.. thật ra mình chỉ là hạt cát vậy thôi.
Khiêm nhường với thế giới, khiêm nhường với vũ trụ thì mình có được thế giới, và có được vũ trụ. Một trong những câu trong Kinh Thánh, Thầy thích câu đó “Phước cho kẻ có lòng nhu mì, bởi vì trái đất này sẽ thuộc về của họ”. Mình phải nhu mì thôi, chứ còn mình cứ hùng hổ thì nó không ra đâu hết. Thì 100 năm mình cũng chết thôi. Thành ra phải giao phó cho năng lượng đó, thành ra cứ nhớ câu đó, cứ vậy đó, anh muốn thấy thế giới này, anh muốn thấy thiên nhiên, thì phước cho kẻ có lòng nhu mì, bởi vì nó sẽ có được thế giới. Mình không có lòng nhu mì thành ra mình thấy cái cây là mình bắt đầu nghĩ tới đủ thứ chuyện hết, chứ mình có bao giờ thấy một cái cây đâu, mình có bao giờ thấy được thế giới này đâu. Mà mình tưởng là thế giới này là đồ ăn của mình, đâu có phải, nó đâu phải là đồ ăn của mình.
Anh phải tin và anh phải làm, anh khám phá lần lần, mình phải tin một điều là khoa học nói tất cả vật chất đều là năng lượng. Không mình lấy cục gỗ mình đốt thành năng lượng cho coi, năng lượng nhiệt, năng lượng gì gì đó…chứ không cần gì khoa học cao xa hết, cái gì cũng có năng lượng hết, thì mình tin cái đó, rồi bắt đầu mình khám phá, mình lần lần mình thấy té ra không phải năng lượng của mình là do mình đâu, mà nó không chỉ giới hạn trong cái thân mình đâu, nó không giới hạn trong tâm mình đâu.
Cũng như trong kinh Lăng Nghiêm nói vậy đó, không khí trong một cái chai, thì nó cũng đồng với không khí trong tất cả vũ trụ này, không gian của một cái chai cũng là không gian của tất cả thế giới này, nhưng mà có khổ một điều là mình cứ nghĩ là không gian trong cái chai này là của mình. Cho nên mình càng đóng nút …cho nên không biết là không gian ở trong và không gian ở ngoài, không khí trong một cái chai và cũng là không khí của tất cả thế giới này, mà mình cứ đóng nút lại rồi mình cứ o bế nó.
Tất cả mọi con đường tâm linh là làm sao để cho anh đạt tới cái năng lượng toàn thể đó, cái năng lượng nền tảng đó và khi anh đạt tới càng nhiều thì anh càng bớt sợ chết, bởi vì đơn giản là cái thân mình sẽ chết, còn mình biết mình với cái năng lượng vũ trụ này là một thì mình đâu có chết được, phải không?
Dễ lắm, nhưng mình có chịu làm hay không? Chứ không có phương pháp gì hết. Anh phải tin, rồi anh phải làm, để ý lần lần anh xem thử, chứ còn không thôi cứ nghe Thầy nói không biết hay dở gì không biết, nhưng mà ổng nói đó là chuyện của ổng, không phải vậy, Thầy chỉ sử dụng một phần năng lượng của thế giới này thôi, chứ còn hiện giờ 8 tỷ người trên thế giới này thì hiện giờ mấy triệu người đang nói, chứ đâu phải là một mình ông Đăng nói đâu, mà nhiều khi người ta nói những lời quan trọng hơn Thầy nhiều, nhưng mà mình cứ ôm khư khư vô cái tôi của mình, rồi mình nói ông Đăng này chỉ biết nói thôi, còn ngoài ra 7, 8 tỷ người này không có ai biết nói hết, đó là mình điên. Năng lượng đó là chung, nhưng nó vô nơi miệng ông Đăng thì nó ra cái chuyện đó, rồi người ta hỏi cái chuyện đó thì ông Đăng ứng theo mà trả lời, phải không?
Đạo Phật nói bất biến tùy duyên là vậy đó. Năng lượng đó nó bất biến nhưng mà tùy duyên, chứ mình đừng có cho mình là quan trọng. Khổ cái là con người mê muội là chuyện gì mình tôi làm là chuyện đó là quan trọng nhất trong thế giới này.
Trong xã hội cũng vậy đó, có nhiều ông nói là tôi ở ngành này nên quan trọng nhất, nói về kinh tế thôi, có nhiều ông nói là tài chánh mới quan trọng nhất, tôi thuộc về tài chánh cho nên quan trọng nhất, còn ông thì nói tôi về sản xuất thì tôi quan trọng nhất, còn ông thì nói tôi ngân hàng tôi mới quan trọng nhất, ngân hàng là máu của quốc gia, mà tôi quan trọng nhất, không phải vậy. Rồi anh nông nghiệp cũng nói tôi quan trọng nhất, … Mình có cái ảo tưởng về cái tôi của mình quá nhiều. Mình nhìn thấy trong xã hội thôi, ông nào cũng tự cho mình là mũi nhọn của đất nước này, thành ra muốn đi nhanh là phải có mũi nhọn này kìa, thật ra gặp duyên thì nói, không gặp thì thôi, phải không?
K. Dương: Con kính chào Thầy, chào Đại chúng và chào tất cả các cô chú ba miền. Vừa rồi con thấy Thầy chia sẻ từ đầu, Thầy dạy rất là đúng, đó cũng là cái mà con cũng đang thực hành và trải nghiệm.
Con có một câu hỏi nhưng vừa nãy khi mà Thầy giảng thì vô tình Thầy đã trả lời câu hỏi đó rồi. Con thấy rất là đúng cái năng lượng của vũ trụ này nó đều là chung cho tất cả mọi người và quan trọng là chúng ta sử dụng nó như thế nào, dùng nó ra sao thôi ạ.
Con thấy có một điều là khi mà chúng ta luôn luôn vui vẻ, chúng ta luôn luôn tích cực và chúng ta có một nguồn năng lượng lớn thì thực sự chúng ta rất khó cáu gắt hay làm điều gì tổn thương ai đó, gần như là không có và chúng ta luôn luôn hiện diện trong phút giây hiện tại được luôn, và sống ở trong phút giây đó thì chúng ta cảm thấy là mình luôn luôn an lạc và mình luôn luôn có cái nguồn hạnh phúc nào đó tuôn chảy trong dòng suối bên trong mình.
Con thấy đúng thật là như vậy, ví dụ như con biết buổi chiều hôm nay là con sắp xếp được là con sẽ tham gia buổi ngày hôm nay, thì con đã cảm thấy vui ngay từ thời điểm đó rồi, và cũng từ sáng cái nguồn vui đó nó lan cả sang cái ngôi nhà con, như là từ những việc con làm, từ những việc chơi với các con hay là con làm cái gì đó, con nói cái gì đó, nó đều rất là vui. Thành ra cái năng lượng đó nó hiện diện ở đây, thành ra nó tỏa ra xung quanh, con có cảm nhận được là khi mọi người cũng vậy, mọi người hiện diện ở đây, rất nhiều người với những niềm vui đó, nó cộng hưởng cái năng lượng đó, và nó tiếp nối với nhau, nó tạo ra kiểu như nhiều cái ánh sáng, thì nó tạo ra một ánh sáng rất là lớn.
Thì cái tình yêu thương cũng như là cái từ bi thì nó mang lại cái sự cộng hưởng và tác động vào tâm của con rất là nhiều, và con rất là biết ơn chính sự khích lệ của Thầy cũng như mọi người, vì chính nhờ những cái đó mà tuổi trẻ chúng con sức khỏe, thế nhưng mà đôi khi cái tinh thần cứ người trẻ đâu, mà đúng như cô M.A nói rất là đúng những người 50, 60 mà người ấy rất trẻ, trẻ trong ấy là khi mà họ làm hay họ nói, hay là họ nghĩ thì tất cả những điều đó họ rất tích cực và họ rất là nhiệt thành. Họ đặt cái chân thành đó họ làm thì tất cả mọi cái đấy, nó có nguồn năng lượng rất là lớn, thì nó sẽ tác động vào những người bạn, và nó khuyến khích các bạn trẻ…
Thầy: Thầy nói với Dương điều này thôi, Dương nói là hồi sáng Dương nghĩ tới chiều nay là sẽ gặp gỡ mọi người, thì từ đó năng lượng phát ra, phải không? Mình phải học điều này.
Hồi sáng anh nghĩ tới mình sẽ gặp gỡ những người này người nọ phải không? Thì đó là ý nghĩ thiện tâm nó bắt đầu kích phát ra, để anh kết nối với năng lượng của tất cả mọi người ở đây. Tu hành là vậy đó, anh có một thiện tâm anh khởi lên là bộ máy bắt đầu hoạt động. Nó hoạt động cho tới cao điểm là đầy đủ mọi người.
Mình phải hiểu là chính cái thiện tâm ban đầu khởi lên thì nó kích phát lên cái năng lượng thiện tâm đó nó bắt đầu nó tỏa ra đến độ Dương nói cái nhà Dương nó đầy cả nhà lận,…
Mình phải hiểu cuộc đời là vậy, phải không? Chỉ cần một ý nghĩ thiện tâm thôi, một ý nghĩ thiện thôi, thì mình sẽ gặp và mình sẽ được lợi ích và mình làm lợi ích cho những người này, người nọ. Thì từ đó mà mình giữ cho tới chiều, thì tự nhiên càng ngày nó càng lớn ra, chỉ cần đơn giản là lên rừng anh chỉ cần một mồi lửa nhỏ thôi là coi chừng cả cái rừng đó nó cháy. Thành ra mình phải học từng chút một vậy đó.
Buổi thuyết trình kết thúc.
---*---
Thầy và Đại chúng cùng hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Đến khắp cùng tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đồng trọn thành Phật đạo.
---*---