Người thuyết trình: Cô Nghĩa & Cô M.An
Ngày 17/10/2021
---ooOoo---
C. Nghĩa: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Hôm nay mình nói chủ đề này có bốn phần:
1- Nguyên nhân có chủ đề này
2- Yêu thương như thế nào để giải thoát
3- Chia sẻ thực tế
4- Đúc kết
I. Nguyên nhân
Trong thời gian qua mình có phạm lỗi lầm và có những hành động và lời nói không có yêu thương, thông cảm, gây nên sự động chúng; nên Thầy cho mình về nhà. Nhưng ngay mùa dịch bệnh nên không về được, mình xin ở lại để tịnh khẩu và sám hối. Trong thời gian đó mình có lên nghe thuyết trình nhưng không có phát biểu, chỉ có nghe thôi. Chỉ có lắng nghe thôi mà không ngờ là tâm mình lại rộng mở ra khắp nơi, thấy tâm mình rộng ra Hà Nội, ra tới Cần Thơ, ra tới Vũng Tàu,... Tự nhiên tới phần Thầy nói chuyện và trả lời câu hỏi của mọi người thì khi đó nghe tới câu trong Kinh Kim Cương: “không có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả” thì mình bỗng nhiên là tỉnh giác ra và mình giống như là người từ cõi chết mà sống lại vậy. Mình đã chia sẻ điều này trên bàn ăn mình đã tạ ơn Thầy và đại chúng. Thầy đã cho mình cái đề tài này, Thầy nói là Nghĩa hãy làm đề tài yêu thương để giải thoát. Đó là nguyên nhân có chủ đề ngày hôm nay.
II. Yêu thương thế nào để giải thoát
Mình xin phép các bạn được đọc một bài thơ của Ta-go, mà mình thấy nó cũng hợp với chủ đề này:
“Thế giới này
Như một giọt sương long lanh
Muôn màu muôn vẻ
Diễm lệ tân kỳ
Lâm ly bi đát
Như bộ phim bi hài nhiều tập
Mà các nhân vật trong đó
Lên voi xuống chó
Cười ra nước mắt
Bởi vì đâu?
Vì quên rằng đó là giả, huyễn
Cứ chạy theo nên rồi bất chợt
Rơi tự do, hoảng loạn, bất ngờ!
Cái điêu tàn
Cái diệt đến nhanh
Tâm sân hận kéo người
Sa đọa!
Nếu biết trước cuộc chơi sẽ hết
Không bất ngờ, tùy thuận, thế thôi
Thì đâu có đau buồn luyến tiếc,
Chỉ một nụ cười
Ồ! Đã hết cuộc chơi!”
Do thế gian như huyễn mộng nên mình yêu thương mà không có ta, người, chúng sanh thì đó là giải thoát, nghĩa là thoát khỏi cái tôi và cái của tôi. Và tất cả những quan hệ chằng chịt của nó từ bao đời bao kiếp này, nghiệp quả trùng trùng duyên khởi của nó. Trong hơn 7 tỉ người trên trái đất này thì ta chỉ gặp được một số ít người thôi. Đó là những người có quan hệ máu mủ với ta, hoặc nhân duyên với ta từ nhiều kiếp trước, hoặc mắc nợ nhau, thuận duyên hay nghịch duyên. Để trong kiếp này, ta làm sao hóa giải những vướng mắc đó. Phật pháp dạy ta lấy tình thương hóa giải hận thù, từ-bi-hỷ-xả, kham nhẫn. Yêu thương là biết bao dung tha thứ. Tha thứ cho người cũng là tha thứ cho chính mình. Yêu thương là “cho đi” vì cái tôi luôn luôn muốn thọ nhận, vơ vào. Khi ta làm điều ngược lại thì cái thói quen chấp ngã đó từ từ tan biến mất, đưa ta đến bản tánh chân thật của tâm là Tánh Không. Đó chính là giải thoát.
III. Chia sẻ thực tế:
Thực tế thì để bỏ được cái tôi đầy phiền não (tham, sân, si, mạn nghi, tà kiến, đố kỵ) này không phải là dễ. Cần có quyết tâm mạnh mẽ, cần có thầy dạy ta những phương pháp phù hợp với ta. Khi đã có cách làm được rồi thì càng nhiều chướng duyên càng có cơ hội cho mình thực tập, trải nghiệm. Nhờ đó có kinh nghiệm thực tế để giúp người khác tháo gỡ nỗi khổ đau, vì họ cũng giống mình nên có sự đồng cảm và yêu thương thực sự. Thấy tâm sân gây đổ vỡ và nghiệp nặng, đốt cháy tất cả rừng công đức, ta mới biết sợ, và đề phòng từ xa để nó không đưa ta xuống cõi địa ngục. Khi thấy diễn biến có khuynh hướng căng thẳng cần chuyển hướng khác vui vẻ hơn (đó là hỷ, xả). Khi thấy cứ phải cưu mang ai đó thì biết là mắc nợ, thì lo trả một cách vui vẻ, không cằn nhằn (vì đó là tâm sân) sẽ làm cho có một nhân xấu và sẽ trổ quả xấu tiếp theo. Đó là ta biết sợ nhân quả mà sống tốt hơn, yêu thương nhiều hơn. Cho đến khi hóa giải được tất cả nghiệp, cho đến một ngày ta và tất cả chỉ là một. Đó là hoàn toàn giải thoát!
IV. Đúc kết:
“Thế gian lìa sanh diệt
Như hoa giữa hư không
Trí chẳng đắc có không
Mà hưng tâm đại bi
Tất cả Pháp như huyễn
Xa lìa khỏi tâm thức
Trí chẳng đắc có không
Mà hưng tâm đại bi
Xa lìa tướng đoạn, thường
Thế gian hằng như mộng
Trí chẳng đắc có không
Mà hưng tâm đại bi.”
Nỗi khổ đau là của chung tất cả, không phải người Mỹ khổ khác mà người Việt Nam khổ khác. Nó không phân biệt riêng ai: sanh, lão, bệnh, tử, phiền não, bất toại nguyện, bất khả đắc,..v.v. Khi thấy như vậy mà tất cả cuộc sống vẫn không ngừng tranh giành, đấu đá, không biết rằng những cố gắng đó chỉ làm cho họ lún sâu vào trong nhân quả luân hồi, không sao ra khỏi. Người mù lại dắt người mù khác lao vào nguy hiểm và những khổ đau không thể chịu đựng nỗi. Thấy như thế rồi mình mới phát khởi tâm đại bi (Bồ đề tâm), nguyện vì những chúng sanh đều đã từng là cha mẹ, anh em, ân nhân của ta mà tu hành (từ, bi, hỷ, xả, kham nhẫn) cho đến thành Chánh Đẳng Chánh Giác Vô Thượng Bồ Đề để có thể giúp tất cả.
“Nguyện Bồ Đề Tâm quý báu nảy sinh
Ở những ai nó chưa được phát sinh
Và nơi nào nó đã sinh ra, chớ để dừng tắt
Mà ngày càng lớn rộng khắp nơi nơi”.
Xin hết ạ!
Trong mấy phần mình đã nói, thời gian không có nhiều. Mình có thể trao đổi trong một tiếng thôi, rồi sẽ đổi sang đề tài khác. Thành ra mình xin mọi người đóng góp từng phần một. Quan trọng là mình chia sẻ “yêu thương như thế nào để giải thoát” và chia sẻ thực thế. Các bạn nên chia sẻ nhiều về phần chia sẻ thực tế. Bây giờ, xin mời mọi người ạ.
Xin mời sư huynh Bình ạ.
Sh. Bình: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Nói về tình yêu thương hay lòng từ bi thì mình đều thiếu hết. Nhờ cô Nghĩa và đại chúng chia sẻ thêm làm sao để yêu thương, để giải thoát. Xin cô Nghĩa và đại chúng chỉ thêm.
Cô Nghĩa: Phương pháp mà thầy dạy mình là: mỗi người có một phương pháp hợp với mình. Như là những người tu bổn tôn, tu Mật tông thì người ta chỉ… trên bàn ăn, Thầy cũng hay nói phương pháp này... tức là mình quán tưởng, quán tưởng có người nào đó mà mình rất là yêu thương mà đang bị bệnh, bị cái gì đó rất đau khổ. Mình thấy người đó như thế thì mình rất là đau, rất là thương, mình muốn giúp cho người đó như thế nào. Khi mình quán như vậy, theo phương pháp của Mật tông, mình trì chú Om Mani Padme Hum Hri, mình quán tưởng chữ Hri ngay tim, Om Mani Padme Hum chạy xung quanh. Chữ Hri tỏa ra ánh sáng, cúng dường chư Phật. Xong rồi, chư Phật chiếu xuống mình, rồi ánh sáng đó, mình lại chiếu tới người thương của mình. Mình nghĩ tới người nào, người đó hiện ra, mình nghĩ cho tới khi nào người đó thành ánh sáng, hoà tan vô, đau khổ của họ hoà tan hết. Bắt đầu từ người mình thương, rồi người thương mình. Người nào rất thương mình, mình nhớ tới người ta rất nhanh. Rồi tới những người không thương mình, không ghét mình. Rồi từ từ tới những người ghét mình, tạo cho mình những áp lực, mình tưởng tượng là họ có những đau khổ như vậy, rồi mình hoá giải. Mình đưa ánh sáng tới, từ trái tim của mình. Mới đầu là mình nhận lấy từ chư Phật, chư Bổn tôn của mình, mình rải tới họ, từ từ mình hoá giải ra hết, những người từ xa hơn nữa, mình chưa từng gặp, những người ở tận các Thiên Hà khác, những người chưa được sinh ra, những người đã chết chưa được tái sinh.
Đó là mình làm trên hình thức của sự quán tưởng thôi cho tới khi nào cái tâm mình nó rộng ra. Nó rộng ra bao nhiêu, mình quán những chuyện thực tế với mình, mình quán nhanh lắm. Ví dụ như người kia vừa mới gây gổ với mình, mình có động lực, mình có một cái nhanh ngay chỗ đó để mình hoá giải liền, không lâu. Khi mình không hoá giải được thì mình về mình ngồi thiền, mình ngồi thiền thì nó sẽ nhanh chóng. Đó là một phương pháp, có nhiều phương pháp khác. Xin mời những ai tu những phương pháp về Mật tông, mọi người chia sẻ thêm. Mời cô Hà nói thêm. Cô Nghĩa nói vậy có đúng không hay là còn thiếu hay sai chỗ nào. Xin cô Hà bổ sung.
Cô Hà: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Hà cũng có thực hành tình thương yêu bằng quán bổn tôn. Hà cảm thấy tình thương yêu của mình cũng chưa được nhiều, vẫn còn thiếu rất nhiều và chưa được tốt lắm. Tuy nhiên là Hà cũng thấy qua thời gian thực hành, Hà cũng có chút chút cảm nhận nhỏ thôi, Hà thấy rằng là: việc thực hành tình thương yêu rộng khắp này có rất là nhiều cách, nhiều lắm. Việc thực hành tình thương yêu chủ yếu dựa trên cảm xúc của mình, tình cảm của mình đối với bản thân mình, đối với người thân, đối với tất cả mọi người, đối với tất cả mọi thứ, thậm chí là đối với các con vật luôn.
Có rất nhiều cách. Hà ví dụ thôi. Hà nghĩ rằng là: một em bé nào đó bị mồ côi mẹ. Mình chỉ cảm thấy như vậy thôi là đã thấy rất là thương rồi. Mình cứ nghĩ: con mình đi... Bây giờ, con mình không có cha mẹ, thì nó như thế nào? Nó sống, nó đi học làm sao? Nó sống thiếu tình cảm như thế thì sự phát triển của nó hạn chế rất là nhiều. Giống như là có sự cô đơn ở trong nó. Từ đó mình cảm thấy rất là thương, rồi mình thương những đứa con của mình thì khi mình nhìn những đứa trẻ khác, mình cũng thấy thương. Từ tình thương đó, mình phát khởi nguyện cho tất cả những đứa trẻ này không có cha mẹ cũng được sống trong tình thương của tất cả mọi người, được đi học, được ấm no, hạnh phúc, được đến trường tốt, biết đến Phật Pháp, được tu học,…
Có vô số cách để mình phát khởi tình thương yêu. Đó chỉ là một cách thôi. Khi mà mình thực hành tình thương yêu, nó sẽ không giới hạn mình ở một cái tình huống nào hết, có thể mình phát triển được rất là nhiều. Mình nhìn một đứa trẻ như vậy, rồi mình nhìn một người già, mình nhìn hàng xóm của mình… Mình sẽ thấy tất cả, ai cũng có nỗi khổ. Từ đó mình mới phát khởi tình thương yêu. Hà nghĩ rằng là đó là cách ban đầu để mình phát khởi. Mỗi ngày tình thương yêu của mình sẽ lớn dần, lớn dần lên.
Hà thấy cũng có một cách khác nữa là: Hà cũng đã thực hành, và Hà được một số bạn đã chia sẻ, như Hậu Hồi trưa, Hậu có chia sẻ về việc trì chú mang lại nhiều lợi lạc, làm cho các nhân viên ở cả toà nhà đó hình như là không có mắc Covid. Thành ra, đó là một cách để phát khởi tình thương yêu. Có một số bạn thực hành trì chú đó, có những cảm nhận, chạm được đến tình thương yêu thực sự. Khi mình thực hành thực sự, Hà nghĩ rằng: mình trì chú trong sự quán tưởng của Bổn tôn, Quan Thế âm Bồ tát hoặc Đức Phật nào đó mà mình thích, mình trì chú một thời gian liên tục, lúc nào cũng trì chú, mình làm gì mình cũng trì chú, thì một lúc nào đó, mình sẽ trải nghiệm được một cái gì đó về tình thương yêu thật sự, một tình yêu thương chân thực mà không cần bất cứ một cái điều kiện gì.
Từ một trải nghiệm đó, mình thực hành tiếp, tâm mình mở rộng ra. Khi tâm mình mở rộng ra, thì tình thương yêu trong mình có sẵn, mình sẽ tương ứng được với điều đó, mình tương ứng được với tâm mà mình vốn sẵn có như vậy. Hà thấy khi cái tâm mình mở rộng như vậy, mình chưa thể sống được tình thương yêu trọn vẹn, nhưng mình sẽ…. cái tình thương yêu được thể hiện theo cái cách mà mình quan tâm, cư xử đối với mọi người. Khi tâm mình mở rộng thì những lỗi lầm của người khác, ai nói gì xúc phạm đến mình, mình cũng có thể dễ dàng tha thức được, yêu thương họ được, cho dù tình yêu thương đó nó chưa được lớn, chưa được trọn vẹn, nhưng Hà nghĩ rằng mình cứ thực hành, mình sẽ sống được trong tình thương yêu thực sự đó, không có cách nào khác. Mình cứ tinh tấn thực hành, rồi mình chạm được, rồi mình thực hành tiếp thì lúc đó cái tâm mình nó mở rộng ra thì tình yêu thương sẽ tăng trưởng từ từ.
Cô Nghĩa: Cô Nghĩa muốn hỏi cô Hà câu này? Ý cô Hà nói là mình cứ tu, mình có nội lực đó, khi mình chạm được cái vô tận, cái bản tánh của mình, cái chân thực, thì tình yêu thương không cần phải quán tưởng đúng không? Lúc đó mình sẽ tự phát… Khi mình chạm tới đó, tự nó phát ra yêu thương thì đâu cần quán tưởng. Nhưng khi mình dùng phương pháp, mình phải dùng, đúng không? Khi mình chạm tới rồi thì tự nhiên mình đi theo nó thôi. Rất là yêu thương. Cái yêu thương đó nó sẵn có ở đó, không cưỡng lại nó được. Và mình sẽ thực sự yêu thương, không cần quán tưởng, không cần phương pháp nào hết. Cô Hà nói vậy phải không? Cảm ơn Cô Hà. Bây giờ, các bạn có phương pháp nào khác nữa không? Ai có phương pháp nào khác để phát triển từ bi và yêu thương đi tới được giải thoát?
Xin mời sh.Trường.
Sh.Trường: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng thì trước hết con thấy cô Hà rất là nghiêm túc, con nghĩ cái này nếu mình nhìn rõ hơn, mình dễ bị lầm cái tình yêu thương như người mẹ dành cho người con, nếu mình không rõ cái đó là cái gì thì dễ bị bám chấp, tại vì nó kiểu như là mình thân với người đó nên mình yêu thương người đó. Ví dụ như là con mình là cái gì đó thuộc về tôi nên tôi sẽ yêu thương nó, chứ không phải là tình yêu thương tự nhiên nó đến vô điều kiện, nhiều người cứ lầm tưởng cái tình yêu thương giữa mẹ và con là tình yêu thương vô điều kiện, nó có cái vi tế trong đó, đây là con tôi và tôi sinh nó ra, tôi có trách nhiệm phải làm như vậy, không khéo mình càng xây thêm, mình mắc kẹt vô cái danh tướng là con tôi, con tôi thì tôi yêu thương.
Nếu mà mình không quan sát kỹ điều này là mình rất dễ bị lầm và thứ hai là cái cảnh khổ nó gần cho mình thấy tình yêu thương đó là nhân duyên để cho mình khơi gợi được lòng yêu thương. Chứ tình yêu thương thật sự là nó không phụ thuộc vào nhân duyên, nó phát ra một cách tự nhiên với không phải là đối tượng luôn, nó phát ra tất cả mọi sự vật, sự việc như vậy chứ không phải là vì do nhân duyên này tôi phát khởi tình yêu thương, nó không bị giới hạn bởi cái đó, cho nên cái tình yêu thương này mình phải quán chiếu rất là kỹ bởi vì cái bám chấp của người trong thế giới này rất là dễ lầm vô từ bi ái kiến, nên là trong việc phát khởi tâm từ bi cần phải xác định rõ hướng đi cụ thể, vì một thời gian mình dính chặt với nó thì khó mà gỡ lắm. Ví dụ như giờ mình chết đi, mình bỏ thế gian này đi, mình chưa chịu bỏ nữa là cái bám chấp của mình, mình cứ lầm tưởng nó là tình yêu thương thật sự, nên cái việc như cô Hà nãy chia sẻ, việc thực hành của mình thường nó sẽ đến giai đoạn, cuối cùng luôn là hòa tan, lúc đó là tất cả những điều kiện những việc mình làm ra chỉ là những phương pháp mình quyết tâm vô thực hành. Còn cuối cùng mình phá vỡ cái phương pháp đó giống như cô Nghĩa nói là mình không phải phụ thuộc vào nó nữa, thì lúc đó mình mới thực sự giải thoát được chứ mà mình còn phải nhớ cái điều đó từ khi mình phát tâm thực hành phương pháp này.
Cô Nghĩa: cám ơn sư huynh, tại vì mình nói ở đây là cái yêu thương chung, còn cái tương đối hay tuyệt đối ở đây chỉ là một thôi mình đi từ cái tương đối rồi mình tới cái tuyệt đối nếu mình không bắt đầu từ cái tương đối thì mình không thể nào tới cái tuyệt đối hết, đúng không? Thì bắt đầu từ cái tương đối là mình yêu thương những người mà mình có thể, mình yêu thương ngay trước mặt mình thôi những người mà mình… đó đó như cô Hà nói đó là tương đối, nhưng từ cái tương đối đó mới dẫn mình ra cái tuyệt đối chứ còn sư huynh đòi cái tuyệt đối liền thì không có đâu. Nếu mà mình không bước tương đối thì mình không thể nào đi ra cái tuyệt đối, mình nghĩ phương pháp của cô Hà nói cũng rất là hay.
Bây giờ xin mời ai có ý kiến thêm về vấn đề này đi, tức là mình thấy cái nào mình cũng phải đi từ cái tương đối đến tuyệt đối để mình giải thoát, bởi tương đối là của cái tuyệt đối, mà cái tuyệt đối là cái tuyệt đối của gì? Tuyệt đối của tuyệt đối hai cái đó nó là một.
Cô Giàu giơ tay xin mời cô Giàu nói thêm vấn đề này.
Cô Giàu: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng, con xin chia sẻ về đề tài này, yêu thương để đưa đến giải thoát thì con thấy đề tài này rất là hay, thì mình cũng biết rằng là tất cả từ vô thỉ mình đã là bổn tôn, mình đã là Phật rồi. Nhưng mà giờ này mình vẫn còn trôi lăn trong luân hồi là do mình chấp ngã chấp pháp là do nhị nguyên do cái tôi của mình, mà bây giờ muốn phá cái tôi đó thì trước mắt là mình có bồ đề tâm tương đối, mình phải có lòng yêu thương, lòng bi mẫn đối với những chúng sanh, đồng cảm với những chúng sanh đang khổ, rồi mình mới phát khởi lòng thương, mình thấy nỗi khổ chúng sinh như nỗi khổ của mình và mình giúp để chúng sinh vơi đi nỗi khổ có được hạnh phúc. Thì từ từ mới phá cái ngã của mình, rồi từ đó mới đi đến cái bồ đề tâm tuyệt đối, đó là trí huệ nguyên sơ, đó là tánh Không, tánh chiếu soi hay là Tánh giác bất khả phân.
Trong Kim cang thừa phải nói là câu chuyện rất là thiện xảo, tức là quán tưởng bổn tôn như nãy giờ cô Nghĩa và Hà đã chia sẻ mình thấy rất là hiệu quả, qua trải nghiệm của bản thân mình. Ví dụ như vừa rồi dịch Covid là một đại nạn cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho thành phố Hồ Chí Minh này, nhưng đó là một bài học, một cơ duyên rất lớn để mình học cái bồ đề tâm tương đối phát triển với tình yêu thương lòng bi mẫn như thế nào trước đồng bào, chúng sanh đang đau khổ như thế nào. Và khi mình tu, mình quán tưởng bổn tôn Quán Âm, mình nhập vào là mình quán tưởng mình là bổn tôn Quán Âm, và cái đặc trưng của Quán Âm là lòng đại từ đại bi, thì tự nhiên mình sẽ cảm được cái nỗi đau của những chúng sanh đó như là nỗi khổ đau của mình và mình phát một bồ đề tâm mãnh liệt, mình vơi đi những nỗi khổ đau đó thì lúc đó mình là năng lượng của Quan Thế Âm Bồ Tát. Và cái năng lượng đó chữa lành rất là mạnh, ví dụ như là vừa rồi nhân duyên là mình tiếp xúc với bệnh viện Hồi sức cấp cứu 19 trực thuộc Chợ Rẫy 115, đó là bệnh viện covid tầng 3 tiếp xúc những bệnh nhân bị Covid nặng, khó thở và nguy kịch, tức là vô đó thở máy thở oxy, thậm chí là thở máy chuyên sâu xâm lấn và lọc máu huyết mô.
Mình vô đó tiếp xúc với tình nguyện viên người ta nói với mình là: “Cô ơi ở đây người ta thiếu mền rất nhiều, không đủ để người ta ngủ Trời rất là lạnh, vì bệnh nhân ra vô nhiều quá, mà khi dơ rồi giặt, rồi bị hư phải bỏ đi, nên giờ một số bệnh nhân người ta ngủ đêm không có mềm, người ta rất lạnh, người ta cũng không có đủ quần áo để mặc, tại vì có quá nhiều bệnh nhân, bây giờ người ta rất là thiếu nên người ta cũng không đủ quần áo để mặc, rồi thậm chí người ta lấy mền người ta trùm vô, vậy nó rất là bất tiện cho tình nguyện viên làm phục vụ.
Thì nhờ mình tu pháp Quán Âm, như mình cảm thấy nỗi đau của những bệnh nhân đó giống như nỗi đau của mình, tự nhiên là mình phát tâm kêu gọi đóng góp rồi mọi người đều đóng góp vô để làm bớt đi cái nỗi khổ, nỗi đau đớn. Những người đó rất nguy kịch, thở oxy rất là khó khăn, người ta đang phải chiến đấu với bệnh tật mà bây giờ người ta còn phải chiến đấu với cơn lạnh nữa, quá sức nên tỷ lệ tử vong rất là cao. Thì như vậy tự nhiên mình thấy con tim mình nó giống như là nó đang đau, người đó đang đau, như mình đang đau. Rồi mới đầu là mình tập trung đi mua mền, mua đồ nhưng mà mua những quần áo đó là những quần áo rất là mắc tiền, chỉ có quần áo đồ tu bên Trang Nhã người ta bán giá rẻ, người ta bán khuyến mãi giá chỉ có 80 ngàn một bộ trong khi mình đi mua những bộ đồ Pijama tới trăm mấy, gấp đôi. Nên mọi người quyết định hỏi bệnh viện có đồng ý nhận đồ tu không để mình mua đồ tu đưa đến cho bệnh nhân.
Khi mình đem những đồ đó đến để cho tình nguyện viên và bác sĩ phát cho bệnh nhân những cái mền và những bộ đồ tu đó thì tình nguyện viên nói cái năng lượng ở trong đó tự nhiên mấy ngày đó nó khác liền. Cái không khí nó rất là khác, nó nhẹ nhàng và nó rất là thanh tịnh và tự nhiên nó khỏi bệnh rất là nhiều. Những người mà khó thở tự nhiên người ta thở được, người ta không cần thở máy nữa, người ta đứng lên tập thể dục. Thì mình nghĩ rằng cái đó là cái bồ đề tâm rất là dũng mãnh của những lực lượng tăng ni đã làm tình nguyện viên ở tại bệnh viện Covid tầng 3, trực thuộc Chợ Rẫy 115 là lực lượng tăng ni tình nguyện viên đến đó làm việc rất là nhiều, cộng với những Phật tử mà người ta cúng, người ta phát tâm, người ta chia sẻ những cái đó người ta cũng phát bồ đề tâm rất là dũng mãnh. Nên những cái do tình nguyện viên tăng ni ở đó, người ta ở thời gian rất lâu khoảng hai ba tháng, người ta cũng phát bồ đề tâm rất là dũng mãnh mới làm được những chuyện đó. Làm sao mình có thể mình vừa thay tã cho bệnh nhân đại tiện, tiểu tiện rất là cực, rất là dơ cộng với việc đút cho người ta ăn không phải đơn giản, vì những tình nguyện viên tăng ni và những tình nguyện viên Phật tử khi đút cho người ta ăn là phải mở cái oxy mark ra và phải đút rất là khéo chứ không thôi để lâu là người ta ngộp chết.
Phải nói rằng những vị tăng ni và những tình nguyện viên Phật tử ở đó là những Bồ Tát sống, bồ đề tâm của người ta rất là dũng mãnh, cộng thêm với bồ đề tâm của Phật tử nữa thì tự nhiên nó thành một cái năng lượng đầy yêu thương của Quan Thế Âm, của Tam Bảo để chữa lành. Và phải công nhận là những bộ đồ tu mà khi mình đưa cho bệnh nhân bận vào thì trông hình tướng giống như một đạo tràng, có tăng, có ni, có Phật tử nam, có Phật tử nữ, tự nhiên Tam Bảo gia hộ, Hộ Pháp gia hộ làm năng lượng ở đó biến đổi rất là nhanh, trong vòng mấy ngày là nó khác, nó rất là nhẹ nhàng, mọi người ai cũng thấy điều đó, rất là vi diệu của Tam Bảo. Nên mình thấy rằng cái tình yêu thương rất là nhiều phương tiện để mình làm nhưng mà phải nói là việc tu Bổn tôn là phương tiện rất thiện xảo, nếu mình tu và nghĩ rằng từ vô thủy mình là Bổn tôn, là tánh giác, do che chướng tạm thời, do chấp ngã, mà mình mang thân tướng này để trầm luân trong luân hồi, bây giờ mình trở về tánh Không, mình nhập vào cảnh giới Quan Thế Âm, mình nhập vào Mandala của Quan Thế Âm, mình nhập vào hình tướng Quan Thế Âm, và tất cả chung quanh đều là Quan Thế Âm. Nhập vào năng lượng yêu thương rất là mảnh liệt, bồ đề tâm mãnh liệt, từ đó mở lòng ra giúp những chúng sinh đang đau khổ đó, đau thương đó để mình hành bồ đề tâm một cách thật sự, phá sự chấp ngã của mình, rồi từ từ mình thành tựu hoàn thiện trí huệ nguyên sơ, tức là tánh giác bất khả phân nhập vào Pháp thân.
Đây giai đoạn quán tưởng Bổn tôn thiết thực nhất, quán tưởng Bổn tôn Quan Thế Âm phát triển lòng yêu thương rất là mãnh liệt, thật sự và hiện hữu, mình đang là năng lượng Quan Thế Âm và mình đang nhập vào Bổn tôn.
Cô Nghĩa: Mới đầu chúng ta phát triển hành động nhỏ nhỏ rồi phát triển ra, sau là nhập vào tất cả chúng ta là một, mọi sự chúng ta không cần cố gắng.
H.Lan: Mình đang nói về phát khởi bồ đề tâm, Lan thấy điểm nhấn của huynh Trường đáng quan tâm, mặc dù bên ngoài không biết gì đời sống tâm linh, thì ngay từ nhỏ được dạy phải biết yêu thương ông bà, cha mẹ, chính đời sống bên ngoài, chính tình yêu thương đó không đưa chúng ta đến giải thoát, nên chúng ta cần phải xem xét, quan sát kỹ lưỡng cho chính mình và ở đây, Lan có thấy lời nhắc nhở của Garchen Rinpoche: đương nhiên là chúng ta cố gắng phát khởi bồ đề tâm, nếu phát khởi bồ đề tâm tuyệt đối chưa được thì phát khởi bồ đề tâm tương đối. Bồ đề tâm tương đối chỉ là công cụ để đưa chúng ta đến bồ đề tâm tuyệt đối, đây là điểm mấu chốt chúng ta cần phải hiểu, bất kể chúng ta làm thực hành nào cuối cùng cũng phải quay về chỗ tự nó vốn thanh tịnh, quay về bồ đề tâm tuyệt đối.
Cô Nghĩa: Có câu chuyện ông Vua và Hoàng hậu rất yêu thương nhau và cùng ngồi thiền, sau khi ngồi thiền thì ông vua hỏi hoàng hậu; ái khanh thiền xong thì ái khanh yêu ai nhất trên cõi đời này, vị Hoàng hậu cũng nhận được đều mà vị vua đó cảm nhận và Hoàng hậu nói nếu nhà vua cho thiếp nói thật thì sau khi thiếp ngồi thiền, thiếp chỉ yêu chính mình thiếp thôi.
Cũng như tại sao mẹ yêu con như vậy vì đó là con mình, chồng mình… vì có cái tôi trong đó, có sự phân chia, trong người mình có một nữa yêu và một nữa ghét cũng xuất phát từ cái tôi.
Từ câu chuyện vị Vua và Hoàng Hậu đó mình hiểu ra đi sai một bước, yêu bao nhiêu khổ bấy nhiêu, yêu thương mà khổ đau thì đó là yêu thương sai, còn càng yêu thương mà càng hạnh phúc là đúng. Khi mình yêu thương sai sẽ xin ra bế tắc, khi mình đi sai thì nhân quả sẽ ra ngay trước mắt.
Mình dễ đi sai, nên mình phải đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này, đi sai chúng ta sẽ đi vào luân hồi, cái tôi chúng ta sẽ dẫn chúng ta đi trong luân hồi, từ địa ngục này đến địa ngục khác, vì yêu không được thì sân, người của tôi thì tôi thương người mình ghét thì càng ngày càng ghét.
Có bạn nào ý kiến thêm về vấn đề này.
Bôn: Qua câu chuyện cô Giàu chia sẻ về việc làm từ thiện, giúp đỡ các bệnh nhân để vượt qua covid, nghe qua rất cảm động. Bôn có suy nghĩ, nhờ đại dịch covid này mình mới biết yêu thương người khác, mình giúp họ trong thời gặp khó khăn covid này, nhưng hết dịch mình giúp họ bằng cách nào, giúp họ giải thoát được không?
Ở nước ngoài có triết lý cho người ta con cá mà không cho cần câu thì họ cũng khổ, cho người ta cần câu thì họ có thể tự lo cho họ để hạnh phúc hơn. Đồng ý cho con cá là ví như bồ đề tâm tương đối của mình, làm sao cho họ qua đại dịch, họ phát khởi tình yêu thương trong chính mình ví như bồ đề tâm tuyệt đối? Vì trong họ đã có sẵn tình yêu thương đó rồi.
Con xin hỏi đại chúng làm sao cho họ phát tình yêu thương đó, ví như cái cần câu đó?
Hải SG: Qua đại dịch covid này mình làm lợi ích cho người khác, mình cảm thấy Phật pháp rất hay. Để cho người mới thực hành Phật pháp thì quan trọng là niềm tin. Mình phải có niềm tin về Phật pháp, khi thực hành chúng ta thấy có hiệu quả, những người tương tác với chúng ta, họ được cho con cá đó, họ thấy rồi họ tin, tin những gì chúng ta làm. Từ niềm tin đó đủ duyên họ sẽ thực hành để giải thoát.
Cô nghĩa: Xin hỏi Hải là Nếu mà họ tin thì họ tin cái gì? Nếu mà giờ tôi cầu nguyện thì tôi được giúp đỡ rồi tôi nói với người khác cầu nguyện đi sẽ được. Thì họ sẽ tin cái gì và tin như thế nào thì xin Hải nói rõ hơn.
Hải SG: Thì như là cô Giàu có chia sẽ hồi nãy đó, thì khi mà cô thấy họ khổ như thế nào đó thì cô mua mấy bộ đồ lam, đồ tu để giúp đỡ mấy người bệnh Covid như vậy. Thì lúc đó rõ ràng, cô Giàu đã trải nghiệm một cái thanh tịnh, một cái sạch gì đó. Thì khi mà họ được mặt cái đồ đó, thì tỉ lệ mà bị mắt Covid nó dần dần nó giảm xuống, thì chính cô Giàu là người làm cái điều đó và cô Giàu thấy cái điều là mình càng làm mình càng tin và niềm tin của cô Giàu ngày càng lớn hơn.
Cô Nghĩa: Bây giờ cô Nghĩa hỏi nghe, Trong thời gian vừa qua rất nhiều người đi làm từ thiện đó, nhưng mà sau đó thì họ gặp rất là nhiều chướng duyên. Tất là nhiều khi là họ bị nói ngược lại, tức là mình làm thì mình làm với lòng tốt nhưng mà người ta thì nghĩ mình làm với tâm xấu, như cô Phi Nhung gì đó. Thì các bạn thấy là mình làm như vậy mà người ta bóp méo sự thật như vậy, thì niềm tin vào Phật pháp của mình sẽ bị lung lay và người ta mất niềm tin vào Phật pháp.
Vậy bây giờ mình phải làm thế nào? Mình phải làm cách nào để mà, dù cho người ta chưa hiểu nhưng mà người ta cũng không mất lòng tin, cái này rất là khó. Bởi vì, mình làm sao để đưa họ đến Phật Pháp và tin có nhân quả. Ờ thì những cái điều mà tôi bị đây nè là do nhân quả, nên tôi chịu nó mà tôi không có tức giận. Rồi bây giờ cô nghĩa hỏi các bạn, trên thực hành mà mình không phải là y tá đi, mình tới mình giúp người ta nhưng mà nhỡ người ta chết thì người ta nói là tại cô này, cô không có biết cách làm nên mới làm người này chết thì sao? Thì những gì ngoài chuyên môn của mình thì rất là khó làm, đôi khi mình vướng vô thì lại làm phiền người ta và lại có hậu quả xấu nữa. Thì cách mà mình đi đến tận nơi, làm tận chỗ như vậy nó có hiệu quả nhiều hay là phải nói làm sao cho người ta hiểu, ví dụ như là khi mình cho con cá thì cũng nói cho người ta cách giăng câu.
Tức là mình phải cho người ta cái gốc, cái gốc để có con cá đó, bây giờ cô Nghĩa xin mọi người có ý kiến.
Cô Th.Hồng: Kính thưa thầy, thưa đại chúng hôm nay có chủ đề là yêu thương để giải thoát. Theo kinh điển và các vị đã dạy thì tình yêu thương là nói về đại bi, đại bi để mà có sự tuyệt đối đó là Tánh Không trên thực tế mình sống ở đây là như hồi nãy mọi người cũng đã nói, chia sẻ là khi mà mình làm thiện với một cái tâm rộng mở như vậy. Nhưng mà lại có những cái phản cảm lại thì với Hồng, Hồng thấy là ở nơi mình ai cũng có một cái tâm yêu thương hết, ai cũng có một cái tâm bi hết. Nhưng do nó chưa mở rộng ra thôi và mình chưa đánh thức nó làm cho nó lớn mạnh hơn thôi. Khi mình học Phật Pháp thì làm sao mình nuôi dưỡng cái tâm đó rộng ra thôi, giống như cô Giàu là mình làm việc rồi mình thấy người ta đau khổ mình phát khởi cái tình thương đó. Nhưng mà, khi mình gặp một cái trắc trở gì đó thì mình phải có lòng tin, mình phải tin là việc làm của mình sẽ mang lại lợi lạc và hạnh phúc cho người khác.
Tại vì, khi mà mình giúp ai với một cái tâm nó tự nhiên thì mình cảm thấy rất là hoan hỷ và cảm thấy rất là vui và khi mình giúp ai với một cái tâm gì đó thì nó phản ngược lại mình à, mình có ý đồ gì đó là nó phản ngược lại mình cảm thấy nó khó chịu hay gì đó. Thì tất cả cũng là nhân quả, khi mà mình tin nhân quả thì cái việc làm của mình tuy là có những trắc trở, trở ngại nhưng mà mình phải có niềm tin, và khi mà mình tin nhân quả như vậy thì từ từ nó làm tan đi những cái bám chấp của mình. Tôi làm như vậy thì tất nhiên nó sẽ ra những cái quả tốt, thì mình tin nhiêu đó thì mình sẽ không phát khởi một cái tâm sân giận hay là đố kỵ và hờn trách gì hết.
Khi mình tin nhân quả thì cái việc đó sẽ tiêu biến và cái hạt giống mầm mống về cái nhân duyên tình thương của mình nó đã phát khởi rồi, đủ nhân duyên thì nó sẽ mở rộng ra hơn. Mà quan trọng là mình phải có niềm tin và tâm yêu thương đó, khi mà nó mở rộng ra thì cái tâm nó sẽ không có phân biệt. Quan trọng là cái tâm không phân biệt này, mình tin tưởng và mình nuôi dưỡng nó lớn lên. Việc hành động của mình sẽ càng ngày lan tỏa tình yêu thương đó, vì ở bản thân mình có một cái tâm chân thật, một cái tâm không phân biệt, mình giúp ai đó tự nhiên cái nguồn năng lượng yêu thương đó tỏa đến người khác, người ta cảm nhận được cái điều đó thì người ta có lòng tin.
Mình nói mình cho con cá hay cần câu gì đó, nhưng mà ở nơi mình phải có cái nguồn năng lượng đó. Mình tin vào Phật Pháp, mình tin vào Tam Bảo và ở nơi ai cũng có tình thương chỉ là chưa có mở rộng ra thôi. Thì mình phải nuôi dưỡng nó lớn lên như vậy, thì cái sự phân biệt hay không phân biệt đó nó phá tan đi mọi thứ. Cái nguồn năng lượng trong sạch đó ai cũng có hết, nhưng mà với mình cái niềm tin như vậy thì cái việc lan tỏa yêu thương đó sẽ càng mở rộng hơn. Thì yêu thương để giải thoát, cái đó là một cái chân chánh mà đạo Phật và các vị hay dạy chúng ta.
Cô Hà: Cho Hà nói thêm một chút xíu, cho Hà khoản hai phút, Hà muốn chia sẽ thêm về cái ý của sư huynh Trường á, ý Hà muốn nói ở đây là cái phương pháp làm sao đề mình phát khởi được lòng bi, ngay một lúc mà mình có thể phát khởi được tâm bi tuyệt đối rất là khó, cho nên mình phải đi từ những cái tương đối giống như cô Nghĩa nói đó, cái cách gần nhất là mình có thể quán tưởng như vậy thôi. Hà ví dụ như con mình mà mình còn không thương được hoặc những đứa trẻ mồ côi mà mình không thương được thì làm sao.
Như hôm qua thầy dạy Sh.Bình, là mình nhìn sư huynh mạnh khỏe thế này làm sao mình thương được, nên thành ra là mình phải làm từ những cái rất đơn giản trong cuộc sống rồi mình mới phát khởi lên được tình yêu thương rồi mình thực hành. Như vậy, cái tình yêu thương của mình nó dần dần lớn lên và khi mà mình thực hành thường xuyên như vậy đó, thì đến một lúc nào đó cái tình yêu thương của mình nó nghẹt ở trong tim mình. Và cứ mỗi ngày mình đều thực hành như vậy cho đến một ngày nào đó, tình yêu thương của mình nó lớn lên và mình không cần dụng công nhiều đâu, lúc đó mình cũng không cần quán tưởng nữa. Và ngay lúc đó mình nhìn Sh. H.Anh mình cũng thương được, Sh.Bình, Sh.Giác, Sh.Nguyên mình thương thật sự, mình thương với tình thương thật sự chứ không cần phải chờ phải quán tưởng là một cái đứa trẻ mồ côi hay là một cái người mà người ta chết vì Covid. Cái đó nó rất là bình, nhưng mà ngày từ ban đầu mình chưa thể có được và mình phải bắt đầu từ những cái đơn giản nhất như vậy. Những cái gần gủi và dễ phát triển như vậy. Ý Hà nói là như vậy, chứ không phải là mình cứ bám chấp mình quán, quán hoài, tất nhiên là mình phải quán như thế đó, cái cách đầu tiên. Rồi dần dần mình mở rộng đến lúc tâm mình không cần phải quán gì hết, thực sự nó luôn thường trụ như vậy rồi, không phải quán tí nào hết. Hà xin hết.
Sh.Trường: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Thì ý em muốn nói đến là cô Hà nói phương pháp thực hành của mình đó. Nhưng mà không có nói cái cụ thể, cái mục đích. Tại vì nếu mà người ta dính mắc vào phương pháp, cái đó là cái chấp Pháp vi tế. Cái đó thường là mọi người thực hành thời gian mà không xác định từ ban đầu, mọi người dễ bị dính vô đó, mình phải xác định với nhau một điều rằng, cái mình hướng đến đó là cái tình yêu giải thoát, cái tình yêu vô phân biệt. Và nó hướng đến tất cả mọi đối tượng, thì cái đó là em chỉ muốn mọi người hiểu rằng việc thực hành của mình là hướng đến cái đó. Chứ mình không phải bị bám chặt vào cái phương pháp của mình là tôi phát khởi tình yêu thương rồi mình dính chặt với cái phương pháp của mình, mình phải yêu thương này nọ, lúc đó mình đặt điều kiện cho mình là buộc phải yêu thương. Nên em chỉ mong mọi người hiểu được mục tiêu mà mọi người hướng đến.
Cô Hà: Cái này thật sự là ngài Garchen đã dạy trong cuốn Ngọn Đèn Trí Huệ Tỏa Khắp, ngài cũng dạy phương pháp như vậy đó và mình cứ thực hành như vậy cho đến một mức độ nào đó thì, ngay cả lòng sùng mộ và tình thương yêu. Và tình yêu thương đó nó tràn ngập nó tự do, nó không còn nữa và nó đi từ cái nhỏ như vậy đó. Đó là phương pháp mà ngài Garchen có dạy trong cái quyển Tuệ Đăng Phổ Chiếu rất là hay và Hà cũng có thực hành và dù chưa có thể đạt đến mức độ tràn ngập như vậy nhưng mà Hà cảm nhận được đây là một cái phương pháp rất là tốt, rất là hiệu quả để mình mở rộng tâm. Và mình chắc chắn sẽ đạt được đến cái tâm tuyệt đối đó. Hà xin hết.
M.A: Kính thưa Thầy, thưa Đại Chúng hôm nay thuyết trình về chủ đề Yêu Thương Để Giải Thoát. Trong đó có hai phần, cũng có nhiều người thắc mắc hỏi Minh An tại sao lại làm hai chủ đề. Tuy thấy là có 2 chủ đề nhưng nó cùng có chung một cái Yêu Thương Để Giải Thoát thì phải xem là yêu thương đó được đặt nền trên một cái nền tảng như thế nào. Nó được đặt nền trên một cái nền tảng chung thì đó gọi là Yêu Thương Để Giải Thoát. Còn nó được đặt trong sự yêu thương cái tôi và cái của tôi thì đó không giải thoát. Nên mới có chủ đề tiếp theo là Nền Tảng, Con Đường và Quả. Nó nằm trong phần thứ 4 của cuốn “Đại Toàn Thiện Tự Nhiên” của Ngài Nyoshul Khenpo Rinpoche. Sau đây chúng ta sẽ bàn luận về bài cầu nguyện về Nền Tảng, Con Đường và Quả của Mipham Rinpoche:
“Hiện diện từ vô thủy, nó không dựa vào sự tu tập,
Cũng không dựa vào những cái khác như ngoài khả năng của con người.
Nguyện rằng điểm cốt yếu này về bản tánh của tâm, khó tin vì có vẻ quá dễ dàng,
Được nhận biết qua thần lực của những lời chỉ dạy của đạo sư.
Nguyện chúng ta được hoàn thiện một cách tự nhiên trong bản tánh của không-hành, vượt khỏi hành và không hành.”
Ngài khai thị cho chúng ta là hiện diện từ vô thuỷ và không dựa vào sự tu tập cũng như không ngoài khả năng của con người. Thì cái nền tảng đó chư Phật chư Tổ có chỉ dạy trong Kinh Sách nó là có sẵn chứ không phải là để tu tập làm ra cái đó, nó có sẵn chỉ là thực hành nhận biết ra cái đó. Nên Nền Tảng, Con Đường và Quả không phải là 3 cái gì khác nhau mà ngay Nền Tảng có Con Đường, và Quả ở đó. Và Con đường cũng có Nền tảng và Quả ở đó. Nó không là gì khác. Và nó cũng không dựa vào cái gì khác ngoài khả năng của con người thì Ngài chỉ cho thấy nó nằm ngay nơi mình, ngay nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Chỉ là làm sao để nhận biết ra được điều đó. Câu thứ 3 là nguyện rằng điểm cốt yếu này của tâm khó tin vì có vẻ quá dễ dàng. Thi đôi khi thấy đọc trên sách Thầy và các vị chỉ cho thấy cái điều đó nó rất là gần gũi với, hay nghĩ cái nền tảng này là 1 cái gì nó rất xa xôi và một cái gì nó nhiệm màu lắm. Chứ nó không phải như cái bình thường mà đang sống hàng ngày đây, nên cứ đi tìm kiếm một cái gì ngoài, và nó được nhận biết và qua thần lực của Thầy vị đạo sư, hay Đức Phật thị hiện ra đời này chỉ là để chỉ cho biết cái có sẵn nơi đó.
Nên trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói ta vì một đại sự nhân duyên mà thị hiện ra đời này đó là Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến cho chúng sanh, nếu không có cái đó thì Ngài không thị hiện ở đời làm gì. Nên gần gũi vị Thầy, đọc tất cả Kinh sách của các vị giảng là để được chỉ lại cho cái đó. Nhận được thì sống và thực hành đi sâu vào nó Ngài nguyện cho chúng ta hoàn thiện một cách tự nhiên trong bản tánh của Không Hành và vượt khỏi Không Hành. Ngài nói là hoàn thiện một cách tự nhiên là cái đó nó đã tự nhiên với rồi những cái thực hành, các pháp môn chỉ là để mình hoàn thiện ra cái sẵn có nơi chúng ta.
Rigdzin Jigme Lingpa nói:
Dầu thật tánh được chia thành “nền tảng để biết,”
“Con đường để đi,” và “quả để đạt đến,”
Ba cái này chỉ giống như những mức độ trong hư không.
Nguyện chúng ta an trụ tự nhiên trong bản tánh của không-hành.
Ngài nói tuy thấy là 3 cái nhưng mà đó chỉ là 3 cái cấp độ nhận biết và đi sâu vào đó, và cái quả nó vốn như vậy. Mời mọi người thảo luận về vấn đề này và cùng bàn về câu hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể được giới thiệu vào một bản tánh như vậy?
M.A: Dạ có quý vị nào ở đây giơ tay không ạ? Rồi mời chị H.Lan. Đề thi hôm nay trúng tủ phải không ạ?
H.Lan: Dạ vâng! Kính chào Đại chúng ạ. Câu hỏi của Minh An là mình thấy trúng tủ, là bởi vì nó nằm ngay một trong bốn câu mà Minh An mới vừa đọc lúc nảy xong. Là khi đem chứng vật thí nghiệm ra là chỉ cho chúng sanh cái bản tánh ngay nơi mình vốn đã hoàn thiện và hoàn hảo nó rồi thì chỉ phát hiện ra những hình tướng nào. Đối với mình, trước hết là hình tướng của một vị thầy, và sau khi mà chúng ta đã có một số cái kinh nghiệm nhất định nào đó thì tất cả những gì diễn ra xung quanh chúng ta đều là những cái kinh nghiệm đó cả, mình xin hết!.
Minh An: Thì như chị cũng mới chia sẽ đó, cái câu hỏi đó nằm ngay trong hai câu mình đọc đó, cũng là câu trả lời, nhưng mà mọi người chúng ta có thể đóng góp vô là: “làm thế nào chúng ta có thể được giới thiệu vào bản tánh, vào cái nền tảng đó để mình nhận biết”. Tại mỗi một người sẽ có một cái duyên nghiệp và cái khuynh hướng khác nhau thì… có người thì à… nhờ vị đạo sư, cũng có những người là… nhờ đó nhưng mà họ… sẽ tự họ tư duy quán chiếu và họ nhận biết ra đó. Vị đạo sư sẽ đẩy cho họ đi sâu hơn, đào sâu hơn vào cái điều đó. Mời chị Hà ạ!
Chị Hà: Cho Hà hỏi Minh An, hồi nãy trong cái câu thứ hai là “cũng không dựa vào những cái khác như ngoài khả năng của con người đúng không?” thì Minh An nói là nó không có nằm ngoài mà nó nằm ở trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý đúng không? Minh An có thể giải thích rõ câu này được không, vì sao nó không nằm ngoài khả năng của con người là như thế nào, mà nó lại nằm ở trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý là như thế nào? Xin cảm ơn!
Ở câu thứ hai là nó không ngoài khả năng của con người, là ngay nó đã nó vốn sẵn ngay nơi mình không cần phải qua sự tu tập hay thực hành gì mà để có nó là mình không có tạo ra được mà nó có sẵn, nhưng mà nhờ những sự thực hành công phu đó để mà mình nhận biết nó ngay mình, ngay mắt, tai, mũi, lưỡi thân ý mình. Nếu không có cái đó thì làm sao mà mình thấy nghe hay biết được. Nên trong Kinh Lăng Nghiêm cũng có nói. Ví dụ như là ở mắt thì thấy, ở tai thì nghe, da thịt thì nó xúc chạm cũng vậy, thì nó có sẵn ngay nơi mình, có điều là không nhận biết được. Trong cái chương đó các Ngài cũng có dạy như thế này: Bởi lẽ cái ngăn cản chúng ta chứng ngộ cái Đại Toàn Thiện không phải là vì cái Đại Toàn Thiện này là một cái gì vốn khác biệt hay xa xôi, nếu chúng ta không thể thấy mí mắt của chính mình thì không phải bởi vì nó không ở xa như một trái núi đằng xa kia, nó quá đỗi gần nhưng khó thấy. Cũng như vậy bản tánh của tâm thức, tại vì nó quá gần gũi với mình. Mình không có thể nào mà thấy được điều đó. Mà mình phải nghĩ, phải qua sự tu tập, phải thực hành, nhiều khi mình làm đủ thứ hết nhưng mà mình không nhận biết là ngay cái chỗ thực hành đó, là nó đã ở đó! Chỉ là mình thực hành để mà mình nhận biết cái điều đó, thì đó là cái khả năng của con người hay là khả năng của tất cả đều là có hết.
Chị Hà: Thì Hà thấy đúng rồi, câu này Minh An giải thích rằng là nó sẵn có, Hà cũng đồng ý về cái đó, nó sẵn có. Chúng ta không thể tự tạo, tạo nên được, tự nó đã sẵn có từ vô thủy, vô chung từ câu trước rồi. Mình không thể dùng cái gì để mình tạo nên nó được, nó sẵn có, vốn toàn khắp như vậy rồi, và chỉ có mình bị che chướng bởi những cái nghiệp của mình, bởi những các cái phiền não của mình, bây giờ mình tịnh hóa đi để mà mình tương ưng, là mình thấy được thôi. Nhưng mà lúc Minh An nói rằng nó ở ngay trong mắt, tai, mũi, lưỡi thân, ý thì Hà có một chút thắc mắc, tại vì mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thật ra nó là cái vô thường. Thành ra nếu nói nó ở trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thì Hà nghĩ rằng có vẻ mình hơi quan tâm đến chữ nhiều quá, ờ…thì nó không có đúng, nhưng mà Hà nghĩ là nó không thể ở trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Cái đó nó chỉ là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý nó là vô thường. Cho nên không thể nói nó ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý được. Mình không nhìn thấy được, mình cũng không nắm bắt nó được. Thật ra là Hà chỉ có một chút thắc mắc ở cái chỗ đó.
Minh An: Dạ! có chú Hải CT ở đây không ạ? Tại vì lần trước, khi mà nhóm Cần Thơ lên có nói về chuyện này, cũng là 4 câu này, thấy chú Hải cũng có một số tâm niệm về nó nhắc lại trong cái buổi mà Thầy nói đến, thì con xin mời chú Hải trả lời giúp cho chị Hà là nảy chị Hà có hỏi là: nếu câu đó nói là nó nằm… “Cũng không dựa vào những cái khác như ngoài khả năng của con người”, thì con có nói là nó nằm ngay nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình. Chị Hà nói là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đó là vô thường, nên muốn làm rõ chuyện đó, xin mời chú, chú Hải Cần Thơ.
Chú Hải: Một cái khó đó là, cái khả năng mà cái tâm mình nó biểu lộ qua các căn, thì ai cũng sở hữu, ai cũng có cái đó hết. Nhưng mà người ta không nhận biết được. Lý do là theo trong kinh Lăng Nghiêm nói “tri kiến lập tri tức vô minh bổn”, khi nó lập cái biết, thành ra nó là vô minh, còn cái tri kiến mà vô kiến thì nó là giải thoát. Vấn đề là ai cũng sở hữu cái thấy hết nhưng mà cái thấy đó là đã bị chấp ngã hay nó là cái thấy là không có lập tri. Đó, chỉ khác nhau chỉ vậy thôi, thì giải quyết cái vấn đề là cái ý đó nó nằm trong câu đó đó.
Minh An:Dạ, cảm ơn chú Hải ạ! Dạ xin phép mời cô Liên Hằng.
Cô Liên Hằng: Mô Phật, bạch Thầy, Đại Chúng, thì để chia sẻ tiếp cho câu cô Minh An hỏi là cái phương pháp nào để mình giới thiệu được vào cái gì cô Minh An nảy nhắc lại.
Minh An: Dạ xin nhắc lại câu hỏi là: “làm thế nào để chúng ta có thể được giới thiệu vào một cái bản tánh như vậy?, giới thiệu vào cái nền tảng đó?”.
Cô Liên Hằng: Vâng! Thì trong Kinh sách, Chư Phật cũng đã khai thị như trong Kinh Pháp Hoa đó là cái nó vốn sẵn có, cái câu nãy cô Minh An đọc đó là “nó không phải là cái làm ra, thì Chư Phật đã khai thị mấy ngàn năm nay rồi. Cái lời này là ai cũng đều biết hết nhưng mà tính ra cái người để mà ngộ, nhận được cái vấn đề đó thì chắc có lẽ là không được bao nhiêu. Thì chứng tỏ rằng nó không có đơn giản, nó không đơn giản như những lời của Chư Phật, của Chư Tổ nói đâu.
Biết rằng nó là sẵn có, nhưng thật sự để mà có nhập với những cái điều đó là cả một cái chặn đường khó khăn chứ không phải đơn giản, thì chứng tỏ rằng mấy ngàn năm qua rồi. Có được bao nhiêu người, có được bao nhiêu người để thể nhập được trọn vẹn cái điều đó. Có nghĩa là không có được nhiều, là nó không có đơn giản. Như ví dụ Hà có nói về cái phương pháp, phương pháp thì có lẽ là có nhiều cái phương pháp, thì tùy theo căn cơ của mỗi người mà có một cách hành trì khác nhau để mà chúng ta có thể nhận được cái, cái vốn sẵn có của nó, mà để sống với nó, mà trọn vẹn hơn.
Ví dụ ở đây Liên Hằng có thể nói một phương pháp, ví dụ như cái căn bản của con người mình là: thí dụ bây giờ mới để đi vào, để mà thực hành, để được nhận cái chỗ đó thì trước tiên, mình phải thấy được các Pháp vốn là do duyên sanh. Nó là vấn đề căn bản thôi, vấn đề này có thể là rất nhiều người biết là để mình đi vào cái chỗ vốn sẵn có của nó thì chỉ có một con đường thôi, không có con đường thứ hai đâu mà mình bắt buộc phải đi qua. Đầu tiên mình phải thấy được các Pháp là do duy sanh. Nó không có tự có, mà nó có sinh, nó có diệt. Nó được hình thành là do duyên, cho nên nó không thật có. Nó không có tự tánh, không có thực thể nhưng do chúng sanh chấp thật có, nên bám víu vào chỗ chấp thật đó. Mình bị dính mắc nên đau khổ. Cho nên khi thực hành công phu đầu tiên phải nhận ra được các pháp là do duyên sanh.
Mỗi người có một phương pháp ví dụ như niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, sám hối… khi mình thực hành những công phu đó, thì mình phải quán chiếu được các Pháp là do duyên sanh, nó không có thực thể, nó không có tự tánh. Thì khi mình thực hành, mình quán chiếu cái vấn đề đó một thời gian thì thấy mình đã giống như là thuần rồi thì bắt đầu là trong cái dính mắc của mình nó đã giảm bớt rồi đó. Cái dính mắc của mình đã mỏng bớt rồi, thì mình tiến thêm nữa là mình thấy được tất cả đều là giả danh. Nó chỉ là giả danh thôi, nó chỉ là cái quy ước tương đối thôi, người ta đặt ra như thế này, người ta đặt ra như thế kia để dễ cho cái phương tiện trong cuộc sống của mỗi người, nhưng khi mà mình đặt ra nó rồi thì mình phải thấy được để vượt qua nó chứ đừng có bị dính mắc vào những cái giả danh đó. Mình phải thấy được chỗ đó nó là giả danh. Người ta đặt ra như thế này, như thế kia, như thế này mới là đúng, như thế kia là sai thì cái đó chỉ là những phương tiện thôi, phương tiện để giao tiếp trong xã hội, hai bên gọi là đối đãi nhau. Mình bắt đầu phải vượt qua điều đó nữa. Mình phải thực hành và trong khi mình thực hành công phu thì mình phải thấy rõ duyên sanh, duyên khởi nó đi qua gọi là giả danh. Và khi đã thuần thục rồi thì lúc đó mình đi đến con đường theo như trong kinh là con đường Trung đạo. Khi đó mình không còn chấp hai bên nữa. Không còn thấy đúng sai hay như thế nào nữa mà nó đã vượt qua rồi, mình đi qua chỗ tương đối rồi thì bắt đầu đi tới chỗ tuyệt đối. Tương đối thì mình thấy có sanh có diệt, nhưng mà khi đến chỗ tuyệt đối thì là bất sanh bất diệt. Mình phải thấy được như vậy, mình phải công phu mỗi ngày để mình thấy sâu hơn, rộng hơn cái chỗ đó, rồi từ từ mình thể nhập vào cái sẵn có đó.
L.Hằng nghĩ đó là một phương pháp và cũng có nhiều cách, nhiều phương pháp nữa. Và L.Hằng chia sẻ một phương pháp này để mọi người cùng tư duy, nếu thích hợp thì mình thực hành để mình đi từ cái tương đối đến cái tuyệt đối. Thì từ đó mình sẽ dễ dàng hợp với cái vốn sẵn có của mình. Và chỉ do mình chấp thật có thôi, chấp mọi cái trường tồn, mãi mãi, nó thật có nhưng cuối cùng rõ ràng là nó có một cái không sanh không diệt. Lúc đó mình sống được với nó, và mỗi ngày mình sống sẽ thấy nó rộng hơn, sâu hơn, hoàn hảo hơn. A Di Đà Phật.
Minh An: Qua cái cô vừa chia sẻ về cái duyên sanh, thì đó cũng là một cái phương tiện để cho ai có cái duyên thì đi sâu hơn. Cô có nói nhiều, người nhiều khuynh hướng thì mỗi một người sẽ có một cái khuynh hướng để nhận biết ra được cái nền tảng đó nó đang hiện diện ngay chính mỗi chúng ta.
Mời bạn Tâm có ý kiến.
Tâm SG: Kính thưa thầy! Kính thưa đại chúng! Em có nghe chị Hà hỏi về mắt, tai, mũi, lưỡi, sự nhìn vào chính mình thì em ví dụ điển hình cho chị. Nếu chị không nghe Minh An nói thì làm sao chị hỏi mắt, tai, mũi, lưỡi, thì em xin chia sẻ đó là cái tâm của chị. Nó không có hình tướng nhưng mà cái tâm đó nó biểu lộ qua sáu căn, thì chính vì chỗ đó mình tu tập ở nơi sáu căn đó thì mình sẽ thấy rõ nó luôn thường hằng. Như cái quạt nó mát, chị nghe em nói, tất cả chị đều rõ hết những cái xúc chạm và những cái nghe của chị nó luôn thường hằng ở chỗ đó. Chị thấy rõ ràng tất cả những hoạt động sinh hoạt hằng ngày của mình đều ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thì mình thấy nó là tâm của mình.
Ví dụ như việc hành trì của mình, những phương thức quán chiếu, quán tưởng những lúc mình ngồi thiền thì theo em khi mình ngồi là để mình hòa nhập, thấy rõ cái nơi thực tại của mình vì chị thấy ở nơi mắt, tai, mũi, lưỡi có khi nào nó vắng mặt đâu. Nó luôn thường hằng, nó như vậy. Mình thâm nhập vào một căn thì nó sẽ lọt vào sáu căn. Tất cả nó thông hết toàn bộ sáu căn. Những phương thức mình ngồi thiền hoặc cái khác đều để mình thâm nhập vào, để đi đứng nằm ngồi thì mình lây phương thức đó mình hành vào luôn. Ý em nói không phải là chị ngồi không, mà là lấy phương thức mình ngồi thiền thực hành ra cái đi, đứng, nằm, ngồi luôn, để mình rõ nơi tất cả các căn nó thường hằng để mình thấy được nó luôn luôn biểu lộ ở nơi sáu căn.
Cô Hà: Nếu mình nói nó có từ vô thỉ vô chung rồi mà mình lại nói nó nằm ở trong căn. Vậy bây giờ không còn sáu căn thì nó còn hay không. Cái mấu chốt là nằm ở chỗ đó cho nên nó không được sinh ra từ căn thức nào hết, căn thức là cái vô thường, không thể sanh ra từ căn thức chắc chắn là một đều như vậy. Nó là cái đã có từ vô thỉ, vô chung rồi, những cái căn, thân tướng này nó chỉ là vô thường thôi. Và đương nhiên nó cũng không nằm ngoài những cái đó. Vạn vật này đều có cùng chung một bản tánh.
Minh An: Bạn Tâm cũng mới có chia sẻ về cái câu hỏi của chị Hà thì chị Hà cũng có chia sẻ lại thì, nảy Minh An có nói là vốn sẵn, được biểu lộ qua các căn, nếu mà nó lệ thuộc vào các căn thì các căn hoại thì mình phải không còn. Ví dụ như mình chết con mắt của mình, tay mình, thân mình nó bị hủy hoại nhưng mà cái nó đã biểu lộ qua các căn của mình không thay đổi. Nên mới nói biểu lộ ở đây là ở mắt thì thấy, ở tai thì nghe, thì trong đây tại sao Ngài có chia sẻ là cái thấy không phải là cái gì chính mắt với những đối tượng, những biểu tượng hay những mục đích nhắm đến. Nếu có những thứ mục tiêu hay ý tưởng là có bám chấp, nếu qua sáu căn, nó được biểu lộ qua sáu căn đó mà nó bám chấp thì bị dính vô các cái đó. Còn cái này là các căn chỉ là sự biểu lộ chứ không phải nó là từ các căn mà sanh ra nên mới nói là nó hiện diện từ vô thỉ mà không qua sự tu tập mà không dựa ngoài khả năng của con người. Khả năng của con người chứ cái căn chỉ là sự biểu lộ, thì Minh An có chia sẻ như vậy.
Mời sư huynh Hoàn Anh chia sẻ tiếp cái phần này.
Sh. H.Anh: Thưa Thầy, thưa Đại chúng qua câu hỏi của chị Hà thì mình cũng không có ý kiến gì trong đây, mình chỉ đọc lại một đoạn mà ngài Garchen chia sẻ trong cuốn Ngọn Đèn Trí Huệ Tỏa Khắp thôi. Qua đó mọi người có thể hỏi, hoặc là tư duy, mở rộng vấn đề thêm. Hồi nãy Minh An có nói là làm sao để mình được giới thiệu trực tiếp, thì mình xin đọc: “Nếu bạn duy trì chánh niệm thì những niệm tưởng trở thành trí huệ và tất cả các cảm xúc tiêu cực trở thành mạn đà la của bổn tôn. Tất cả những phẩm tánh này được bao hàm trong cái thấy duy nhất.
Sau đó là bình giảng nói tiếp:
Các dấu hiệu của những thành quả tạm thời trong con đường tu tập, xuất hiện trong ba cửa thân, khẩu, ý của hành giả với mức độ tiến bộ cho thấy trong những giấc mơ của hành giả.”
Nên là mình thấy giống như đây là một cái phương pháp nếu mà giữ chánh niệm thì đó cũng là một cách để mà giới thiệu vào con đường tu của mình, thường mình thấy là nó có hai chướng ngại: Chấp ngã và Chấp pháp, thì mình tu là để phá bỏ hai cái đó thôi. Thì chấp ngã là chấp vào thân mình, chấp vào cái tôi và cái của tôi. Chấp pháp là chấp vào những cái hiện tướng. Thì ở đây tu hành chẳng qua là để xóa bỏ hai cái đó mà thôi. Khi mình duy trì chánh niệm thì mình thấy là tất cả những cái niệm tưởng sẽ trở thành trí huệ hết, và nó xuất phát từ trí huệ nên nó là trí huệ thôi, và lúc đó nó sẽ giải quyết được.
Minh An: Rồi bây giờ xin mời sh.Vụ!
Sh.Vụ: Dạ kính thưa Thầy! Kính thưa Đại Chúng! Thì con có một số cái đóng góp ý kiến như sau, trong quá trình 10 ngày nay con ở chùa. Thì con thấy rằng vừa xong thì các Sư Huynh và Đại Chúng có chia sẻ kinh nghiệm của mình. Kinh nghiệm trực tiếp thì rất là hay. Nhưng mà những cái kinh nghiệm đó thì dường như là khá trừu tượng nếu như ai đó chưa tiếp cận được đến cái mức đó, thì con xin đưa ra một số bước chung mà một người dù có thực hành pháp môn nào thì cũng có thể thấy rằng là mình sẽ phải đi qua nó và cái bước này con được nghe Thầy trong quá trình là 10 ngày nay sống ở chùa:
- Thứ nhất là Thầy dạy là có thực hành pháp môn nào đi chăng nữa, thì mình cũng chỉ thực hành một phương pháp thôi, và tất cả các phương pháp khác chỉ là phụ trợ, và để bổ túc cho pháp môn của mình, đề mục của mình được rộng mở, hoàn thiện thêm. Mình đi xe honda mà mình lại đi sắm đồ sửa chữa xe ô tô, xe đạp hay máy bay được, vậy nguồn lực của mình sẽ không đủ, đó chỉ tập trung vào một pháp môn, những thứ khác chỉ là phụ trợ.
- Thứ hai là mình luôn thiền, thiền ở đây hiểu một cách đơn giản, sơ khai nhất đó là gì, là Thầy đưa ra một câu kinh, ban đầu mình được nghe câu kinh đó là mình được giới thiệu, bước thứ hai là mình thiền, mình nhớ và suy nghĩ về nó, thứ ba là mình đưa ra một bối cảnh của câu kinh đó và mình đi sâu vào nó, đó là thiền, đó là bước thực hành rất là đơn giản, để cho một người mới có thể thực hiện được.
- Thứ ba là niềm tin, niềm tin ở đây có thể được hiểu là phương pháp, là phá đi các cái chấp của mình, chấp vào những tri kiến, chấp vào những giác quan của mình, nếu mình bị chấp vào giác quan nào đó, thì mình sẽ bị chấp trước đó chỉ chứng minh cho những cái mình đã biết thôi, mình sẽ không mở tâm ra được, mình sẽ không thấy được cái mới, cho nên cái niềm tin rất là quan trọng, đó là niềm tin mình nương vào vị Thầy, nương vào kinh sách thì mình mới mở rộng cái tâm mình ra được.
- Thứ tư là mình liên tục kiểm điểm chính bản thân mình, xem liệu là mình đang bồi bổ cho cái tôi của mình hay là mình đang phá bỏ cái tôi, cái mục đích này rất là quan trọng, rất nhiều người đi sai đường, đề mục trước về tình yêu thương của cô Nghĩa, những bậc thánh nhân sẽ thấy là khổ đau của nhân loại, và từ đó nhiều bậc thánh nhân xuất gia đi tu, đi tìm chân lý. Còn người thông minh họ sẽ thấy khổ đau trực tiếp trên bản thân mình thì họ sẽ tìm giải pháp và họ cũng sẽ đi tu, có những người sẽ không hiểu ra điều đó, họ bồi bổ cho cái tôi cá nhân, họ nhân danh cái đó để đưa ra những đấu tranh, xung đột. Ví dụ như những tập đoàn phong kiến, những tổ chức tôn giáo họ đấu tranh trong lịch sử có rất nhiều, nhân danh về tình yêu thương, từ bi để bồi bổ cho cái tôi, xảy ra những mâu thuẫn, xung đột. Cho nên cái việc kiểm điểm bản thân mình, xem cái hành động đó dựa trên cái tôi hay xây dựng trên cái chân lý để loại bỏ cái tôi đó đi, thì con thấy đây là cái đề mục rất cốt lõi.
Còn một điều nữa là mình phải luôn nhớ lại cái mục đích của mình, kiểm điểm xem là mục đích của mình để bỏ cái tôi hay mục đích của mình là để giải thoát, thì mình phải luôn nhớ về nó thì mới duy trì được cái động lực tu hành. Đấy là bốn bước để con đưa ra để trả lời câu hỏi của cô Minh An là làm sao để được giới thiệu về nền tảng. Vâng, con xin hết.
Minh An: Cảm ơn sh.Vụ, qua mười ngày sư huynh ở đây, thì đó là những kinh nghiệm, những học hỏi của sư huynh, chia sẻ lại cho mọi người. Và thì bây giờ, Minh An xin mời chị P.Th ở nhóm Đương Niệm Hà Nội.
P. Th: Kính thưa Thầy, đại chúng, câu hỏi của cô Minh An rất là hay, Thảo xin phép bổ sung cái ý của Thảo thôi, thực ra thì Thảo rất nhất trí với ý kiến của mọi người, từ lúc cô Minh An đặt câu hỏi Thảo chỉ thấy rằng có mấy ý là mọi người khó khăn, mà trong đó có Thảo, rất khó để nhập vào, mà nhập vào để duy trì và phát triển mở rộng cái bản tánh trong các hoạt động hằng ngày thì không phải là dễ, Thảo chỉ thấy là có ba cái ý ở đây.
- Thứ nhất là, khó tin rằng cái Phật quả ở ngay tại đây và bây giờ, ngay tại cái lúc mà chúng ta tham dự pháp đàm ở đây, và chúng ta tin rằng đó là con đường để chúng ta thực hành, theo cái nghĩ của Thảo thì thực ra không có cái để thực hành ngay tại đây và bây giờ, thì đấy là cái điểm thứ nhất.
- Điểm thứ hai là chúng ta không tin rằng ngay tại đây và bây giờ thì tất cả các hiện tướng, mà chúng ta nhận được thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đều chính là Nền Tảng, Con Đường và Quả. Vừa nãy cô Minh An có nói Nền Tảng, Con Đường và Quả là ba cấp bậc tu, thì Thảo cũng thấy hoàn toàn rõ hơn trên cái bước đường tu của Thảo, và Thảo cũng thấy rằng ngay cái nền tảng đó thì cũng chính là Con Đường, đấy cũng chính là Quả, nó bổ trợ cho nhau và tất cả mọi thứ chúng ta đang nhìn thấy, đang làm, hoạt động ở đây là cơ hội để cho chúng ta thực hành, thì ngay tại đây và bây giờ chúng ta rất là khó tin. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng, chúng ta sẽ thành một vị nào đó, chúng ta đạt được những trạng thái nào đó và chúng ta có được những hoạt động nào đó, rất khó để chúng ta thấy được ngay tại đây và bây giờ, các hiện tướng này, mình đều là cái biểu hiện của cái Nền Tảng.
Minh An: Cảm ơn chị Thảo, Minh An có một câu hỏi này, hỏi thêm nhờ chị Thảo chia sẻ, ví dụ như mình có hay nghe nói là cái bản tánh đó, nó vốn đã có sẵn, vốn hoàn thiện như vậy thì tại sao mình cần phải hoàn thiện thêm chính mình, theo một vị Thầy trên một con đường dài trên cái sự thực hành này ạ?
P.Thảo: Thì giống như là cô Nghĩa và mọi người cũng đã có trình bày, là chúng ta chưa tin nổi vào niềm tin của chúng ta, hằng ngày, thông qua các phương tiện thực hành như: tụng kinh, trì chú, niệm phật hay về những hoạt động từ thiện ở bên ngoài, hay là những pháp tu như bố thí, trì giới, nhẫn nhục,… thông qua các phương tiện ấy thì cái niềm tin của chúng ta càng ngày càng vững chắc hơn, con đường là cái bản tánh đó đã sẵn có bên chúng ta rồi, thực tế thì quá trình tu chỉ là quá trình tìm về chính mình thôi, và Thảo nghĩ rằng ngay cả bản thân Thảo và hầu hết rất là nhiều người, có thể là chúng ta đâu đó có một số tiểu ngộ và chúng ta cảm thấy là à như thế là đủ rồi, nhưng trên thực tế thì mình đi mình vẫn gặp rất là nhiều phiền não, thì chừng nào chúng ta cảm thấy phiền não nhiều thì lúc đó chúng ta còn chưa đến. Thế thì, việc chúng ta tu tập như vậy là để cho chúng ta
tin chúng ta chưa đủ, chính vì thế chưa vững chắc, cho nên chúng ta phải bắt buộc là có những phương tiện thực hành, thì quan niệm của Thảo về tất cả các pháp tu đều là những phương tiện cả, thì đấy là cái ý của Thảo.
Minh An: Cảm ơn chị Thảo, thì Minh An xin bổ sung thêm một ý là tất cả chúng ta đều đã có sẵn cái điều đó rồi, thì y như mình hiện giờ là một vị hoàng tử, sinh ra trong một gia đình vương giả, nhưng mà để mà làm vua thì phải trải qua sự học hành rồi mới có đầy đủ khả năng, mới lên cai trị đất nước được. Thì mình đã có sẵn cái đó, thì những cái thực hành làm cho mình đi sâu hơn và rộng mở trên con đường này, để mà khi mà nhận ra được cái sự đó nó vốn sẵn ngay nơi mình, mà mình bị nhiều cái che lấp, thông qua sự thực hành đó để những cái đó nó rơi rụng, nhận lại được chính cái đó, để mình sống, rồi mình sống mình càng đi sâu vô. Qua con đường để thực hành cái hạnh của mình, qua đó mình chứng được hoàn toàn cái quả đó vốn sẵn ngay nơi mình khi lúc đó qua cái sự thực hành của mình. Xin cảm ơn chị Thảo. Bây giờ mời cô Viên Từ.
Viên Từ: Kính thưa Thầy, đại chúng, qua buổi thuyết trình của cô Nghĩa và cô Minh An, thì Viên Từ cũng có ý kiến đóng góp, thì hồi nãy cũng có nghe mọi người nói rất nhiều là chúng ta đã có từ vô thủy, vô chung cái bản tánh của chúng ta, chúng ta không cần phải thực hành, tu tập, vốn hiện hữu như vậy. Thì ở đây Viên Từ có một cái ý kiến như vầy, Viên Từ tin một điều rằng là ai cũng có sẵn cái điều đó hết, nhưng mà không phải ai cũng biết cái điều đó. Tại vì nếu chúng ta không có một vị Thầy hướng dẫn để chỉ ra rằng tất cả chúng ta đều có cái vốn có từ vô thuỷ vô chung. Cái vốn có đó là chúng ta hay nói là cái vốn có sẵn, hay là trong những kinh sách nói là Phật tánh, hay Như Lai Tạng, hay Viên Ngọc Như Ý.
Viên Từ nhớ tới lần thuyết trình vừa rồi, câu hỏi của V.Dũng làm cho Viên Từ có một suy nghĩ sâu hơn về câu trả lời đó. Viên Từ cũng xin nhắc lại là chính nhờ một vị thầy mới cho chúng ta một pháp môn để chúng ta thực hành vào cái pháp môn đó. Chúng ta càng đi sâu vào cái pháp môn đó chúng ta sẽ khai phá được cái mà chư Phật, chư Tổ và chư Thầy đang dạy chúng ta.Viên Từ có nhớ là trong Kinh Hoa Nghiêm có nói hai câu, “Tâm Phật Chúng sanh cả ba không sai khác”. Pháp môn của vị thầy đã dạy cho chúng ta chính là cái Chân tâm Phật tánh của chúng ta sẵn có trong người. Khi mà chúng ta thực hành pháp môn, chúng ta càng đi sâu thì nó càng hoà nhập lại với nhau, thì chúng ta mới cảm được thật sự “Tâm Phật Chúng sanh cả ba không sai khác”. Và chúng ta càng ngày càng đi sâu vào trong đó, càng ngày càng thực hành cái pháp môn mà chúng ta được cho phép thực hành đó, thì chúng ta mới thấy được một đều chư vị nói không sai. Pháp môn đó chính là cái chìa khoá để chúng ta khai mở ra, càng khai mở ra thì chúng ta tin rằng chúng ta có sẵn cái đều đó, chứ không phải cái pháp môn mà để cho chúng ta tô vẽ thêm cái gì hết. Chính cái pháp môn sẽ giúp cho chúng ta khai mở ra cái có sẵn ở nơi mình.Viên Từ xin hết.
Minh An: Cảm ơn cô Viên Từ, tiếp theo mời anh Lượng.
Anh Lượng: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng, mình cũng rất là đồng ý với cô Viên Từ về pháp môn của mình. Mỗi người có một pháp môn. Để trả lời câu hỏi của cô Minh An làm sao chúng ta thấy được chuyện đó, thì dĩ nhiên khi chúng ta thực hành như vậy, chúng ta thấy sự hiện diện ở đây. Đó là một câu khai thị để chúng ta thấy được cái nền tảng đó, rõ ràng câu đầu tiên là sự hiện diện từ vô thuỷ. Chúng ta thấy ngay lập tức, đó là cái có sẵn rồi nhưng mà không nằm ngoài cái khả năng của con người chúng ta. Ta sẽ dùng cái thức, cái cơ bản của con người chúng ta để chúng ta nhận rõ nó.
Cho nên ở đây mình giải thích ở chỗ sự hiện diện trước. Phong đã nói về chủ đề hiện diện của ngài Tulku Rinpoche rất rõ về sự hiện diện này. Chúng ta thấy rằng ở đây không phải là hiện diện bằng thể xác. Bây giờ chúng ta đang nghe chúng ta chưa nhận ra nó thì chúng ta thấy chúng ta có hiện diện ở chùa mình không? Ở đây có khoảng hai mươi mấy người hiện diện ở chùa này thôi thì chúng ta xét về cái cơ thể. Nhưng thật ra thì giờ chúng ta hiện diện ở đây, ở Cần Thơ, ở thành phố, ở Vũng Tàu, ở Hà Nội thì đó là sự hiện diện của chúng ta. Hiện diện này không phải hiện diện trong hình tướng mà đó là sự hiện diện để chúng ta tập chung về cái nghe, hiểu, biết.
Bây giờ Lượng cũng đang thực hành sự hiện diện này, cũng tương tự như chánh niệm và tỉnh giác, ngay tại đây và bây giờ. Khi chúng ta hiện diện ở ngay việc làm của chúng ta, chúng ta hiện diện ngay cuộc nói chuyện này. Chúng ta thấy rõ ràng sự hiện diện đó ai cũng giống nhau, ai cũng mong cầu điều gì đó mà nó rất là giống nhau, thì sự hiện diện này đó là sự từ bi, và tình yêu thương toả khắp, cũng như hai chủ đề của cô Nghĩa và cô Minh An tương tự nhau. Cho nên chúng ta hàng ngày tụng kinh, chúng ta thường đọc “Hoa khai thấy phật ngộ vô sanh”. Tại sao hoa khai thấy phật ngộ vô sanh? Chúng ta thấy rằng nếu chúng ta hiện diện ngay tại đây và bây giờ thì chúng ta thấy cái sự nở hoa đó. Chúng ta sẽ nhận ra rất là rõ sự nỡ hoa đó và chúng ta thấy rằng Phật đã ở sẵn nơi chúng ta rồi. Đó là sự hiện diện từ vô thuỷ, bây giờ chúng ta cũng đồng, “Tâm, Phật, Chúng sanh cả ba không sai khác”. Lượng xin hết.
Minh An: Qua sự chia sẻ của anh Lượng với Viên Từ cũng nhắc tới sự hiện hiện, là mình phải được một vị Thầy chỉ dạy. Sự hiện diện đó tuy là nó có sẵn ngay nơi mình, nhưng mình hay lờ nó đi hay mình không thấy nó. Nếu nhưng mình nhận biết ra được giống như Đức Phật, là mình đã giác ngộ, chư vị nhận biết ra được còn mình thì lờ qua thì mình vẫn trôi lăn trong sinh tử này. Nhờ ơn của một vị Thầy, trong đây có nói “Được nhận biết qua thần lực của những lời chỉ dạy của Đạo sư”. Thần lực là do vị Thầy đã chứng ngộ cái đó, có thể chứng ngộ hoàn toàn hay chứng ngộ như thế nào, mà Ngài chỉ và Ngài khai mở cho mình được điều đó ngay nơi mình, để mình nhận biết. Rồi mình cũng sẽ đi tiếp nối con đường các Ngài đã đi. Cho nên là trong đây nhấn mạnh một điều đó là được nhận biết qua thần lực của vị Thầy của mình. Nhờ Thầy của mình, nhờ Đức Phật chỉ dạy cho mình mà mình biết ra cái đó, dần dần mình tu tập, mình trao dồi, mình hoàn thiện cái đó ra.
Phong: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Chủ đề hôm nay cô Minh An có nói đến lời cầu nguyện của Ngài Mipham Rinpoche. Trong những cái truyền thống Đại Toàn Thiện, Phong thấy để trả lời câu hỏi của cô Minh An là làm sao để mình được giới thiệu vào bản tánh của Tâm? Đại Toàn Thiện mình hay tìm hiểu thì mình thấy như thế này. Thực ra, tất cả âm thanh sắc tướng nó thể hiện qua sáu căn của mình thì chưa có từng ngưng sự giới thiệu này. Tức là chưa có bao giờ sắc tướng, âm thanh bên ngoài ngừng giới thiệu về bản tánh của Tâm này cho mình. Nhưng mà quan trọng đầu tiên là mình có muốn hay không? Tại vì có thể là sống trong sanh tử này mình không hay, mình không có phát khởi một cái tâm mong muốn để tìm về bản tánh của Tâm. Tức là nơi đó mới chính là sự sống thiệt của mình. Chính cái lỗi lầm này, mình cứ trôi mãi thôi.
Bây giờ đầu tiên là mình có muốn hay không? Mình có tin được như trong Kinh Pháp Hoa cô Minh An có nhắc lại. Đức Phật ra đời chỉ có một đại sự nhân duyên đó là khai thị ngộ nhập Phật tri kiến cho mình. Như vậy là mình có tin là Phật tri kiến mình có sẵn trong đây không, có sẵn trong mỗi cá nhân mình? Nếu mình tin cái này mình muốn tìm con người thật của mình. Phong nghĩ là mình sẽ phải tìm đến một vị đạo sư.
Tại sao mình phải tìm đến một vị đạo sư? Phong thấy là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý các vị có một thiện căn tốt, các vị có thể từ cái tánh của chúng mà quay trở về bản tánh của mình. Mình có thể mượn việc ấy như là một phương tiện, mà mình cần một vị đạo sư có thể là do khởi phát ban đầu của mình, mình không đủ tin. Nên mình cần một vị đi trước dẫn đường cho mình, ngài đã có kinh nghiệm trước đó rồi để chỉ cho mình.
Phong thấy trong truyền thống Đại Toàn Thiện, các vị nhắc đến vài trò của một vị đạo sư. Vì vai trò của vị đạo sư là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong trong truyền thống Đại Toàn Thiện, như Ngài Namkhai Norbu có nói, vị đạo sư là người dẫn mình vào bản tánh của Tâm, chẳng qua các vị giới thiệu mình tới bản tánh chân thật chính mình có sẵn. Đầu tiên Phong chỉ tóm lại là mình có muốn hay không? Nếu mình muốn chắc hẳn vị đạo sư sẽ xuất hiện để dẫn dắt mình. Phong chỉ xin góp ý vậy thôi. Xin cảm ơn.
Minh An: Như anh Phong nói mình có tha thiết với điều đó hay không? Nếu mình tha thiết thì vị Thầy chỉ mình sẽ nhận được cái đó nơi mình. Nếu mà mình chưa tha thiết lắm thì dù có chỉ cho mình, có nói hằng ngày thì mình vẫn lờ qua nó, mình bỏ nó qua mất. Minh An cũng xin phép kết lại chủ đề này để mời Thầy lên ạ.
Minh An xin đọc một đoạn trong chương “Nền tảng, Con Đường và Quả”. “Khi Karma Chagme Rinpoche chứng ngộ bản tánh tuyệt đối, Mahamudra, ngài nói với bạn ngài, “Đây là cái gì đã ở với tôi từ bao đời nay. Nó là cái tôi đã biết từ bao giờ. Làm sao có thể không nói rằng nó chính là bản thân Đại Ấn?” Khi chúng ta thấy thật tánh ở trong chúng ta, không có gì nữa để thấy, không có gì nữa để tìm kiếm trong tám vạn bốn ngàn pháp môn.” Cũng như bài cầu nguyện nãy giờ mình bàn, Ngài nói, “Đây là cái gì đã ở với tôi từ bao đời nay.” Khi Ngài chứng ngộ Ngài chỉ thốt lên “Đây là cái gì đã ở với tôi từ bao đời nay. Nó là cái tôi đã biết từ bao giờ”. Xin phép hết ạ, xin cảm ơn.
Thầy: Hai vị thuyết trình có hỏi gì không?
Cô Nghĩa: Dạ thưa Thầy, hồi nãy với đề tài của con còn một số ý còn tranh luận thưa Thầy. Khi mình cho người ta một con cá thì mình phải chỉ cho người ta cái cần câu. Nếu mà mình yêu thương người ta mà mình không đưa người ta đến với tình yêu tuyệt đối. Mình không thể giúp người ta phát Bồ Đề Tâm, thì có thể người ta đi lạc. Vậy thì làm cách nào thưa Thầy, để mà yêu thương của mình đi đúng hướng và giúp được người được giúp đi đúng hướng thưa Thầy?
Thầy: Mình thương yêu mà mình cho người ta cần câu hay con cá phải không? Bởi vì tình thương yêu mình chưa đủ, cho nên nó không có đủ trí huệ. Cho con cá hay cho cần câu hay cho cái gì đó là trí huệ, mà mình không có đủ thương yêu nên mình không có đủ trí huệ. Lỗi là ở mình, người có đủ thương yêu thì sẽ có đủ trí huệ và nó biết làm như thế nào. Và người có đủ trí huệ thì cũng sẽ đủ thương yêu để biết làm như thế nào. Thành ra cái vấn đề là do mình chưa đủ.
Cô Nghĩa: Dạ thưa thầy phải làm sao, hay mình phải đợi đủ trí huệ rồi mới thương yêu hay mình phải đủ thương yêu rồi mình mới có trí huệ.
Thầy: Anh phải có căn bản chứ. Ví dụ như anh mới lớp 9 mà anh đòi cứu giúp lớp 11, lớp 12 thì làm sao cứu được. Thành ra anh phải tự tu dưỡng lấy, chứ bây giờ biết sao giờ. Ví dụ như mình mới thiếu niên mà mình đói cứu một ông 30 tuổi, ông mạnh khoẻ, ông năng tới 80, 90 ký mà mình có 45 ký thì làm sao mình vác ông nổi. Thành ra cái vấn đề là anh phải tự lực thôi.
Cô Nghĩa: Dạ thưa thầy, như vậy con nghĩ là mình tự lực mình để phát triển tình thương yêu của mình đến đâu thì mình sẽ giúp được người ta đến đó.
Thầy: Đúng vậy, thành ra mình nói cho cá hay cho cần câu là bởi vì theo Thầy nghĩ là mình đặt vấn đề là do tình thương yêu của mình nó yếu lắm. Nên nhớ khi nào mình đặt vấn đề ra là tình thương yêu của mình nó yếu lắm. Người có tình thương yêu là làm liền chứ không có đặt vấn đề gì hết.
Cô Nghĩa: Con cảm ơn Thầy.
Minh An: Dạ thưa thầy, nãy giờ mọi người cũng đang bàn về một phần về “Nền Tảng, Con Đường và Quả” trong cuốn “Đại Toàn Thiện Tự Nhiên”. Mọi người đang bàn với nhau về bài cầu nguyện của Ngài Mipham Rinpoche con xin đọc lại bốn câu đó ạ.
"Hiện diện từ vô thủy, nó không dựa vào sự tu tập,
Cũng không dựa vào những cái khác như ngoài khả năng của con người.
Nguyện rằng điểm cốt yếu này về bản tánh của tâm, khó tin vì có vẻ quá dễ dàng,
Được nhận biết qua thần lực của những lời chỉ dạy của đạo sư.
Nguyện chúng ta được hoàn thiện một cách tự nhiên trong bản tánh của không-hành, vượt khỏi hành và không hành."
Dạ thưa Thầy nãy giờ mọi người bàn về điều này và nói là nó hiện diện từ vô thủy và nó không dựa vào sự tu tập và nó không ngoài khả năng của mình, và nó khó tin vì thấy nó quá dễ, được nhận biết qua thần lực là do nhờ sự chỉ dạy của một bậc đạo sư đã chứng ngộ điều này. Để mà giúp mình sống được con xin hỏi: làm thế nào chúng ta có thể được giới thiệu vào bản tánh như vậy?
Thầy: Thì mình cứ tham thiền về chính cái đó, một câu thôi “nó đã hiện diện từ vô thủy”, mình có tin hay không? Mình chưa tin thì mình cứ tham thiền về cái đó, thiền định, thiền quán cho tới khi mà nó hiện diện từ vô thủy, cái đó là do công phu của mình. Ông Thầy ổng chỉ làm như vậy thôi, chứ đừng có nghĩ là gặp ông Thầy rồi ổng sờ đầu, sờ óc gì mình, rồi mình thấy. Đơn giản là mình có tin hay không? Mà tin thì lo làm đi, tham thiền hết ngày này sang ngày nọ, nó đã hiện diện từ vô thủy, thì nó cứu vớt mình chứ ai cứu vớt mình, trong khi mình mới sanh ra. Như Thầy sanh ra năm 48 rồi năm nào đó Thầy sẽ ra đi, còn nó thì hiện diện từ vô thủy, mình muốn lấy cái cuộc sanh tử của mình, muốn lấy sống chết của mình có một cái chỗ dựa, một chỗ quy y, một cái nền tảng thì mình phải làm sao tham thiền cho thấy nó đã, rồi sống rõ ràng với nó là nó đã hiện diện từ vô thủy, nếu như mình thấy cái đó thật sự và mình sống với cái đó nhuần nhuyễn thì không có cái sanh tử của mình nữa, không có sống chết nữa, không có ông Đăng sinh năm 48 nữa, rồi ông chết đi năm nào thì không có cái đó nữa, bởi vì nó đã hiện diện từ vô thủy, thành ra chuyện sanh tử của mình, chuyện gì gì đó chỉ là … đối với nó không có nghĩa lý gì hết.
Thành ra cái vấn đề mình đừng có ngồi mà suy nghĩ, ý tưởng mình không đủ đâu, nếu như anh thấy thật sự đâu là cái chỗ để mà anh quy y về, phải không? Đâu là cái chỗ để anh nương tựa thật sự thì anh mới tham thiền về cái đó, tham thiền hết ngày này đêm nọ, nó đã vốn hiện diện từ vô thủy. Đó là câu thần chú. Đọc đi, văn là nghe, nghe đó là mình mới nghe thôi, rồi tư duy, xem thử có thật không, nếu thật thì lo thực hành, phải làm sao để mà xúc chạm được nó, sống được nó, để nó chính là mình vậy thôi, chứ có gì đâu? Thành ra quan trọng nhất là cái tu thôi, còn không có phép lạ nào hết đó, bởi vì nó chính là phép lạ. Nó đã vốn hiện diện từ vô thủy, nó là phép lạ, còn hiểu được nhiều hay ít là do mình, phải không?
Chứ còn mình nói vậy thì nó cũng chỉ là một lý thuyết vậy thôi, đó là của ngài Jigme Lingpa hay vị nào đó, phải không? Mình nói vậy thì nó cũng như không à. Trong khi mình vẫn đau khổ, vẫn nghe đủ trò hết đó, phải không? Thì cái đó, nó hiện diện từ vô thủy, cho nên nó là trí huệ bổn nguyên, và từ bi bổn nguyên, bởi vì ngài có nói là vượt khỏi hành và không hành, phải không? Cái từ bi của mình, cái tình thương yêu của mình là làm hay không làm, phải không? Trước một hành động gì là mình làm hay không làm, còn nó vượt khỏi làm hay không làm, thành ra mình phải đạt tới cái đó. Chứ không thôi cứ nghe người ta nói tại sao mấy ông cứ ngồi đây mà trong khi người ta ngoài kia lăn lóc, mà mấy ông không lo cứu giúp người ta, bởi vì cái đó, cái tình thương yêu đó nó vượt khỏi làm và không làm, nó là hiện diện từ vô thủy.
Chứ mình cứ thắc mắc là tại sao mình làm mà người ta không làm hoặc người ta làm mà mình không làm, đó chỉ là nhân ngã thôi, chứ không phải là tình thương, tình thương yêu thật sự thì không có chuyện đó. Thôi cứ tung hết đời mình ra để mà làm cái này thôi, càng ngày nó càng rõ ràng hơn cho tới khi mà chuyện sống chết của mình nó không thành vấn đề nữa. Bởi vì nó đã hiện diện từ vô thủy. Trí huệ đó là trí huệ hiện diện từ vô thủy, phải không? Và cái từ bi đó, cái thương yêu đó cũng hiện diện từ vô thủy. Bởi vì Đức Phật nói rất rõ là cái đó không phải do bậc Thanh Văn làm ra, không phải do bậc Độc Giác Phật làm ra, chẳng phải do chư Phật làm ra, bây giờ mình đi vào cái “Kho Tàng Tâm” đó đi, đi vào được bao nhiêu thì mình hưởng được bấy nhiêu, rồi nó sẽ giải quyết cho cuộc đời mình.
Theo Hà thì mình loạn tâm là vì sao mình loạn tâm?
Cô Hà: Do mình chưa tin vào cái mình vốn hiện diện đó Thầy.
Thầy: Nhưng mà Hà có loạn tâm không?
Cô Hà: Dạ có.
Thầy: Còn loạn tâm hay không?
Cô Hà: Dạ có.
Thầy: Mình loạn tâm bởi vì mình thiếu tình thương yêu. Trong tình thương yêu, tất cả là một thì không có sự ngăn cách phân chia nào hết, cho nên nó không loạn tâm nữa. Mình loạn tâm là bởi vì mình thấy mình ngăn cách với người khác, phải không? Còn anh có thật sự tình thương yêu, anh không có loạn tâm.
Bởi vì loạn tâm là gì? Là do Thầy riêng, Thầy thấy cô Hà riêng, thấy cô Hương riêng, thấy cô Hồng riêng, ba người là đủ ba cái loạn tâm rồi. Nhưng mà nếu anh thật sự có tình thương yêu, Thầy đã nói rồi, Thầy không có 100% cái đó được đâu, nhưng mà Thầy biết rõ ràng như vậy, và nếu thật sự mình có tình thương yêu, thì mình không có loạn tâm, không cần thiền định.
Bởi vì thiền định là gì? Sở dĩ tại sao anh loạn tâm, là bởi vì cái tâm anh nó phân biệt, phải không? Người này người nọ, đây là cô Hương, đây là ông Hoàn Anh, phân biệt rồi trong đó mình lại có thương ghét nữa, ghét ông Hoàn Anh hơn là cô Hương, rồi đủ thứ rồi nó mới sanh loạn tâm. Còn nếu anh có thật sự tình thương yêu thì tất cả là một, tất cả là mình, khi tất cả là mình rồi thì không có loạn tâm nữa, loạn tâm bởi vì mình thấy có cái khác. Nên nhớ trong Kinh Lăng Nghiêm nói là mình thấy có cái khác, phải không? Đó là vấn đề của cả đời người đó, mình thấy có cái khác cho nên mình mới loạn tâm, còn mình không thấy có cái gì khác, thì loạn tâm cái gì?
Mình phải thực tế thôi, mình loạn tâm là bởi vì mình không có tình thương yêu. Có tình thương yêu đủ thì nó không loạn tâm. Một bà mẹ mà sinh ra đứa con, đứa con đó nó oe oe làm cả đêm làm bà ngủ không được, nhưng mà bà không loạn tâm, bà không trách nó, “mày thế này thế nọ, sao con người ta nó...”
Thành ra mình nên nhớ một điều là mình chưa hiện thực hóa được cái đó, Thầy đã nói rồi, Niết bàn là phải hiện thực hóa, nếu anh thực sự anh chứng Niết bàn, phải không? Thì có cái gì loạn tâm trong đó không? Trong Niết Bàn chỉ có Niết bàn, và kể cả loạn tâm của anh trong Niết bàn cũng vẫn là Niết bàn, không đặt vấn đề là loạn tâm hay không loạn tâm, phải không? Cái vấn đề là mình chưa chứng thực được cái này, thành ra mình mới bàn tới bàn lui này nọ, và hôm nay cô Nghĩa chọn đề tài là tình thương yêu và Minh An chọn đề tài về trí huệ. Nếu mình thật sự đạt được tình thương yêu, thì cái đó chính là trí huệ, và nếu mình đạt trí huệ thì cái đó chính là tình thương yêu, mà tình thương yêu đây không phải là tình thương yêu lơ mơ của mình góp nhặt vài chục năm nay đâu, mà tình thương yêu này nó đã có từ vô thủy và lúc đó với tình thương yêu đó mới trùm khắp sanh tử, thành ra phải thực hành thôi, phải tu thôi.
Trong Kinh Pháp Hoa có nói “khai thị ngộ nhập”, thì Đức Phật khai thị cho mình, thì mình phải ngộ, ngộ là ngộ cái mà nó có từ vô thủy đó, rồi mình nhập là mình phải đi sâu vô, đi sâu vô đó là cái hạnh đó. Thì mình sẽ thấy trong Kinh Pháp Hoa những chương cuối cùng đó nói những vị Đại Bồ Tát, trong đó kể cả vị Bồ Tát rất lớn, rất quen thuộc với mình như Phẩm Phổ Môn về Bồ Tát Quán Thế Âm, là nói tới cái hạnh. Khi mà cái hạnh thật sự thương yêu thì nó không phải là hạnh nữa, nó là vô hành. Hành nhưng mà nó vô hành, vô hành mà nó hành. Chứ còn mình càng hành chừng nào mình càng vất vả, tôi cứu độ được vài chục người là tôi tháo mồ hôi mồ kê rồi mà còn bao nhiêu người nữa thì làm sao.
Thành ra cái quan trọng nhất là anh phải đi sâu vào cái nền tảng mà cái nền tảng đó là gì? Trí huệ và từ bi, mà ngài Jigme Lingpa nói là trí huệ và từ bi đó, cái đó nó có từ vô thủy kìa. Thành ra mình phải làm cho mình thôi, nên nhớ vậy đó, mình giải quyết bất kỳ chuyện gì tu hành cho nó tới nơi tới bến, là nó giải quyết tất cả mọi sự, cũng như mình tưởng là mình loạn tâm, phải không? Mình tưởng là mình phải dùng thiền định, hoặc là trí huệ bổn nguyên. Nếu anh thật sự anh có tình thương yêu thì nó không có loạn tâm nữa, bởi vì anh không thấy cái gì khác với anh hết đó.
Khi mà anh thấy cái gì khác với anh, thì anh loạn tâm, phải không? Tôi thấy ông Hoàn Anh khác tôi thì tôi bắt đầu để ý ổng, mình quên cạo râu, mà ông này cạo râu thấy bữa nay trắng trẻo ngon lành, phải không? Bắt đầu loạn tâm liền, còn quên cạo râu thì ráng chịu đi.
Thật sự ra anh có tình thương yêu thật sự thì anh không loạn tâm nữa, không cần thiền định. Thiền định là gì? Là để mình trị cái loạn tâm của mình, trị cái phân cách giữa mình và cảnh, giữa mình với người khác, khi mà anh thấy mình với người khác là một, thì loạn tâm chỗ nào? Có khe hở nào để cho anh bắt đầu loạn tâm hay không?
Mời mấy vị Hà Nội.
Long HD: Con chào Thầy, con chào Đại chúng! Cũng lâu rồi con mới được tham dự chương trình này, con cũng xin hỏi một câu là: Trong quá trình con đi làm việc thì cái tình thương yêu nó chưa được lan tỏa ra rộng khắp với mọi người ạ.
Thầy: Tất cả Đạo Phật là mình tin có cái đó, tin cái đó có một trí huệ từ vô thủy, tin có một tình thương yêu từ vô thủy, mình tin cái đó rồi mình khai thác trong đời sống mình ra lần lần. Mình chỉ là anh đào vàng thôi, nó có từ vô thủy rồi, anh đi làm việc mà anh thấy, cảm thấy hơi gắt gỏng hay là mình nghĩ tới cái chuyện tiền lương mình nhiều quá, cho công nhân họ ít lương quá thì mình thấy là nó không hợp lý lắm thì mình… rồi mình lan tỏa ra trước khi mà đi tới sở thì mình tỏa cái tình thương của mình ra. Dĩ nhiên là mình tỏa ra không được xa lắm đâu, nhưng mà tỏa ra, rồi lần lần nó tỏa ra nữa, tỏa ra nữa, cho tới khi, nói như theo Phật giáo Tây Tạng là Tịnh Quang Con gặp Tịnh Quang Mẹ, bây giờ là tình thương con gặp tình thương mẹ, tình thương mẹ đã có từ vô thủy. Mình chưa gặp được là bởi vì mình còn yếu thì ráng tỏa ra đi. Mỗi người có mỗi cách tỏa. Có người nhìn trong thiên nhiên nó cũng dễ dàng nó bắt gặp tình thương đó, rồi nó bắt đầu nó tỏa ra lần lần, có người thì lạy tượng Phật, lạy Đức Quán Âm, hay trì chú, hay sám hối hay làm cái gì đó tự nhiên nó tỏa ra tới một lúc nào đó mình thấy té ra cuộc đời mình, sở dĩ mình vất vả đủ thứ hết là bởi vì mình không có tình thương yêu, mình vật lộn với nó quá bởi vì mình không có tình thương yêu, đơn giản vậy thôi.
Lâu lâu mấy ông ngoài đó phải vô tu nghiệp một tuần, 10 ngày rồi mình xem thử là vật lộn với Thầy là vật lộn làm sao? Còn mình ở ngoài đó thì nhiều khi chỉ là lý thuyết thôi, tình thương yêu chỉ là một lý thuyết đẹp của Phật giáo, ngay cả tình thương yêu nó cũng làm cho mình hết loạn tâm, mình cũng thấy lý thuyết này hay, cái này trong Kinh hay đâu ra mà hay vậy? ... Nhưng mà phải thực sự làm. Ví dụ như mình nhìn trên cái màn hình đó, thấy bao nhiêu người đó, mình có tỏa tình thương yêu ra được với họ hay không? Hay là mình thấy đó là những đối thủ của mình, mình sẵn sàng hỏi những câu làm cho họ không trả lời được? Là mình thiếu tình thương yêu. Còn tình thương yêu mình tỏa ra, đến những người trên màn hình nào là có Hà Nội, có Cần Thơ,… thì tình thương yêu của mình tập tỏa ra lần lần, lúc này Thầy thấy Long trong ô nhỏ nhỏ đó Thầy nhớ lại một câu của Khổng tử là “hữu bằng tự viễn phương lai”, có một người bạn từ ở phương xa đến, “bất diệc lạc hồ”, cũng chẳng vui sao.
Thầy: Rồi bây giờ Viên Từ, Để Viên Từ hỏi
Viên từ: Dạ! Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng. Con thấy khi mình yêu thương, mình có thể phát nguyện tâm từ bi cho tất cả chúng sanh, nhưng phát tâm từ bi cho người lạ thì dễ mà đối với những người sống chung trong cùng một gia đình thì rất khó, khó có thể yêu thương, đôi khi người ngoài làm cái gì đó với mình thì mình dễ tha thứ lắm nhưng với người thân mắc chút xíu lỗi là mình sân si, khó tha thứ. Vậy thưa thầy làm sao để giải quyết vấn đề đó ạ?
Thầy: Thì mình phải yêu thương thêm nữa, trí huệ sâu sắc hơn nữa đến cái độ mà mình nhìn người khác thấy rõ ràng là cái bóng của mình trong gương vậy thôi. Thầy dòm H.Ngọc là cái bóng của Thầy trong gương vậy thôi, lúc đó không có vấn đề gì hết, phải không? Đó là trí huệ và tình yêu thương nó gắn bó sâu sắc như vậy đấy. Mình nhìn thấy ai cũng chính là mình soi trong gương, mà cái gương trong Phật giáo gọi là Đại Viên Cảnh Trí đó, là tấm gương lớn tròn sáng như vậy đó, mình nhìn thấy cái gì thì thật ra là chính mình in vào trong gương đó, chỉ có chính mình thôi thì lúc đó nó không có rắc rối nữa, đó là trí huệ và tình thương vô một trong tấm gương đó đó. Một ngày nào nó mình đẩy nó vào, gom vào là mình thấy tất cả trong đó, mà thật ra cái đó chính là khuôn mặt của mình, phải không? Chứ đâu có phải người khác đâu. Rồi khi nào anh thấy có người khác là lúc đó anh loại người ta ra khỏi cái tấm gương đó rồi, loại người ta ra khỏi trí huệ đó và tình thương đó, anh thấy có một cái gì khác. Phải thực hành cho tới cái độ nó không còn khác nữa, phải thực hành cho đến cái độ không còn có còn một kẽ hở nào để phân cách mình với người đó nữa, không còn một kẽ hở nào nữa. Nên nhớ trong cuộc sống vợ chồng nó còn có khoảng cách nhiều lắm, phải không? Nhưng mà cái này nó vượt hơn cái đời sống vợ chồng là vậy, nó không còn khe hở nào nữa. Không còn khe hở nào nên nó không có vọng tưởng sinh ra trong đó, còn nếu có khe hở nó sẽ sinh ra cho coi, ví dụ mình nhìn ông Trường thấy ông ốm quá, rồi mình xem coi ông nặng hơn mình bao nhiêu, nặng hơn ông này bao nhiêu, nhẹ hơn ông này bao nhiêu?... là mình bắt đầu sinh sự ra liền, còn mình không có khe hở đó thì thôi.
Thầy đã nói rồi, Phật giáo là như vậy đó! Phật Giáo là Thầy mới được nửa đường nhưng mà con đường chắc chắn nó phải như vậy, không còn con đường nào khác. Nếu anh tìm cách thương một người thì anh sẽ ghét những người còn lại, thành ra không bao giờ hoàn mãn, hoàn hảo được hết. Cho nên ông Krishnamurti ông nói: “Khi các bạn tự cho mình là người Ấn Độ Giáo hay Hồi Giáo hay Thiên Chúa Giáo hay là người Âu châu, hay bất kỳ cái gì đi nữa, thì các bạn đã bạo lực. Các bạn có biết tại sao không? Bởi vì như thế các bạn đang chia cách mình với phần còn lại của nhân loại. Và khi các bạn tự chia cách mình bằng các tín điều, bằng quốc tịch, bằng truyền thống, việc ấy sẽ làm nảy sinh bạo lực.” Rất rõ ràng, khi anh tự nhận anh là một cái gì đó là anh cắt lìa với tất cả nhân loại, phải không? Vì nhân loại còn có Phật giáo, Hồi giáo,… và nhiều thứ trong đó, phải không? Mà anh cắt lìa ra như vậy thì tâm bạo lực của anh bắt đầu nó khởi lên.
Chú Châu CT: Dạ! Bạch Thầy, bạch Đại chúng! Cho con hỏi một câu là như Thầy dạy chúng con trên bước đường tu học là Khai Thị Ngộ Nhập Tri kiến Phật, thì từ cái nguồn là cái mình nhập vào, Ngộ là ngộ lý Tánh không, sự là phải sống với nó được, như vậy là từ ngộ là chưa thấm được mà nhập thì anh mới thấm được với cái nền tảng đó phải không Thầy?
Thầy: Thì sống là vậy, phải làm sao khít khao với nó. Như câu nói của ngài Bàng Uẩn là “đêm đêm ôm Phật ngủ, sáng sáng cùng Phật dậy, nói nín cùng theo nhau”. Đại khái vậy, nó sít sao đến cái độ là miệng của anh Châu cũng là miệng của Phật. Rồi thì đó mình cứ sống như vậy, chân lý rốt ráo nó phải như vậy rồi mình tin tưởng để khó khăn bao nhiêu mình cũng phải làm thôi, chứ còn mình không có nói lôi thôi gì hết á .
L.Hằng: Dạ! Mô Phật! Bạch Thầy, cho con xin phép hỏi Thầy, cái quả là ở cuối con đường mà con và mọi người đang đi trên con đường đó thì mình cứ tiếp tục đi từ đời này sang đời khác, Thầy dạy cho chúng con cái cách nào để khi mà sang đời khác mình có thể tiếp nối mau hơn với cái chỗ đời trước mình đã đi tới chỗ đó. Con thấy ở chính bản thân con là đời này con bị trễ nhiều lắm nên đời sau con muốn mình tiếp tục tinh tấn hơn, con muốn mình đi tới cái chỗ mà đời này con đã chấm dứt tạm thời, con muốn mình tiếp nối chỗ đó mau hơn thưa Thầy!
Thầy: Thì tất cả các phương pháp tu hành của mình cũng chỉ là để tiếp nối như vậy thôi. Đời này mình lên được nấc thang bao nhiêu thì đời sau nó sụt xuống một nấc, hai nấc thì mình nhanh chóng lấy lại nấc thang cũ rồi mình bước tiếp lên nấc thang mới, ăn thua là do mình thôi, mà vấn đề là cái gì làm cho mình có nhớ được hay không. Tại sao có nhưng người mà họ gặp cái người trong mộng của họ đó ở kiếp này là tại vì kiếp trước họ có quen biết với người đó rồi, có sống chung với người đó rồi cho nên gặp nhau là họ nhớ liền, cho nên mình cũng ráng làm sao để nhớ được như vậy đó, rồi sau này dòm cái gì là tự nhiên nó nhớ lại liền. Ăn thua là đời này mình gắn bó làm sao để cho nó nhớ vậy thôi, phải không?
Ví dụ, đơn giản là mình đã lớn rồi, đã biết cầm đũa rồi phải không? Mình ngủ một giấc rồi mình không nhớ gì hết, mình mê mệt đến độ mình cũng không nhớ mình đang ở đâu nữa, không biết trời trăng gì hết, mình tỉnh dậy không biết mình đang ở nhà hay ở Chùa, hay ở nhà ai đây nữa…nhưng rồi sau đó mình định thần lại và nhận ra rằng mình đang ở Chùa chẳng hạn, rồi người ta mời mình ra bàn ăn, mình có thấy mình cần học lại cầm đũa hay không, mình thấy đôi đũa là mình cầm lên mình gắp liền chứ mình đâu có học lại cầm đũa nữa. Cũng vậy, cái gì mình học đời này rồi thì đời sau nó vẫn còn đó, ăn thua là anh học cho nhiều, mà học đây là anh tu học đó chứ không phải anh đọc sách không thôi đâu, phải không? Tại sao mà mình ngủ qua đêm mà mình vẫn nhớ như cũ, vẫn nhớ là cầm đũa nó như thế nào chứ mình đâu có học lại đâu, rồi mình nhớ hồi trước mình leo lên xe Honda mình đi như thế nào rồi mình mình giờ đi như vậy, nó in sâu trong A-lại-da thức của mình. Quan trọng là những thực hành của mình nó in sâu vô A-lại-da chứ không chỉ ở nơi ngoài miệng đâu, nó in vô trong A-lại-da thì tới lúc đó mình nhớ à.
Thành ra mình thấy có những vị thiền sư mà hồi nhỏ mới có năm sáu tuổi khi theo mẹ đến Chùa, lúc nhìn thấy tượng vị Phật là đứa nhỏ nó nói con muốn làm như vị này, vị kia là bởi vì nó nhớ. Thành ra không có cái gì bí quyết hết, anh muốn nhớ cho nhiều thì làm sao để anh nhớ cho nhiều đi, ăn uống gì anh cũng nhớ chuyện này hết, đi dạo mát ngoài đường anh cũng nhớ chuyện này thì đời sau anh sẽ nhớ, cái gì nhớ mạnh nhất là cái đó nó sớm nối tiếp trở lại. Nhà nó không nhớ kiếp trước nó là cái gì, con sông Cần Thơ nó không nhớ là cái gì nhưng mà nó nhớ cái mạnh nhất đó, nên ăn thua là do mình thôi. Nó thành một cái nghiệp, cái nghiệp nó làm cho mình nhớ lại. Thành ra tất cả con đường Phật Pháp bắt đầu là hai sự tích tập: tích tập Công Đức và tích tập trí huệ, và thành Phật là tích tập hai cái công đức và trí huệ nó đầy đủ, vậy thôi. Anh cứ tích tập đủ nhiều thì nó tự nhiên nhớ thôi. Đó, những vị Tây tạng tái sinh là họ nhớ cái xâu chuỗi họ đã từng dùng ở kiếp trước khi họ xem trong mấy chục cái sấu chuỗi được đem ra thì người ta biết cái vị này tái sanh, vậy đó.
Đơn giản bây giờ Thầy nói sở dĩ tại sao đời này đọc Kinh Thầy dễ hiểu lắm là vì sao? Là tại vì đời trước Thầy có làm nó rồi bây giờ Thầy chỉ nhớ lại những cái gì đó thôi. Rồi đời này mình phải đi sâu để đời sau nó nhớ nhiều hơn nữa. Nói đơn giản mấy vị Tây Tạng là khi mình chết mình rớt vô trung ấm, khi tịnh quang nó xuất hiện mình không bám được, nó bay lên trời rồi thì lúc đó mình rớt vô trung ấm, mình muốn ra khỏi trung ấm thì mình nhớ vô một câu Kinh thôi thì nó thoát ra, nhớ một câu kinh không nổi thì mình nhớ tới lời của một vị guru, một vị chân sư nào đó. Ví dụ như ngài Garchen Rinpoche ngài nói chỉ cần có tâm từ bi thôi là thoát được ra khỏi cái đó, nhớ hạnh từ bi là thoát ra được. Bởi vì, cái trung ấm nó nhỏ xíu vậy mà cái từ bi mình nó bự vậy là mình thoát ra liền. Cho nên niệm Phật là tâm anh nó nhớ một vài chữ thôi, niệm sao cho nó nhớ trở lại thì thoát ra, rồi hai cái đó mình cũng không nhớ được cái gì, trong đó nó loạn cuồng, rồi thì sách có nói lúc đó mình niệm Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc là thần chú sáu âm của ngài thì mình tỉnh lại ra khỏi trung ấm liền. Thầy nghe nhiều người nói, có ông say rượu kinh khủng lắm thì ông chỉ cần niệm Phật thôi là ông tỉnh lại liền, nên ăn thua là mình nhớ, còn mình nhớ lang bang thì mình sẽ lang bang, nhớ ông nào đó thì mình sẽ gặp ông đó thôi. Đó, tất cả là đều do mình hết thôi, cả cuộc đời mình là do mình hết thôi, mình nhớ cái gì nhiều mình sẽ theo cái đó.
Ví dụ như ông D.Râu chẳng hạn, hồi đó Thầy nghe bác sĩ Sơn hồi đó về dưới, ông nói hình như là nó bị lở loét hay gì đó, vậy là ông nói không xong rồi, mà nó sẽ đau đớn lắm. Trước đó ông D.Râu ổng nghĩ là vẫn còn vớt vát được, thì Thầy mới nói với ông là thôi bây giờ không còn vớt vát gì nữa, mà phải chuẩn bị ra đi. Thầy nói với mấy ông Cần Thơ là để trên trường một tượng Phật A Di Đà, để cho khi nào ông dòm lên ông cũng thấy hết. Thứ hai nữa là Thầy nói bây giờ ông nhất định ra đi, thì thay vì nhịn ăn thì vợ ông sẽ rất lo lắng, nên ông đừng có nhịn ăn, ông ăn ít lại vậy thôi. Còn trên này Thầy sẽ tụng kinh, mà tụng kinh cầu siêu cho ông chứ không phải tụng kinh cầu an nữa. Thì bữa sáng đó Thầy tụng kinh cầu siêu thì tối đó ông đi hà, mà Thầy cũng nói rõ ràng bây giờ ông chọn lựa đi, trước sau gì ông cũng đi, nên ông chọn lựa đi: một là muốn sinh lại ở Cần Thơ, hay là muốn sinh ở Tây Tạng, ông muốn sinh đâu thì ông quyết tâm ông về đó, thì nó sẽ về thôi, chứ không có gì hết á.
Thì mình chỉ giúp được cho người ta vậy thôi, chứ sao bây giờ? Thầy để cho ông chọn lựa chứ còn đừng có nói là tôi muốn về chỗ đó mà Thầy biểu tôi về chỗ kia, hay là Thầy gợi ý gì. Thầy không gợi ý gì hết, ông quyết định đi, ông muốn sinh lại chỗ nào như Cần Thơ, hay là ông ngán ngẫm Cần Thơ lắm rồi thì ông kiếm chỗ khác, hoặc là ông ngán Việt Nam vì chiến tranh, này nọ thì ông kiếm chỗ khác, quyết tâm đó là nguyện thôi chứ không gì hết, cái nguyện mình nó mạnh lắm, nếu muốn về Tịnh Độ thì ông cũng nguyện đi, ông cũng đủ sức nguyện. Bởi vì, trong Kinh A Di Đà nói chỉ cần niệm mười lần là về được thôi, khi tâm thức mình đủ mạnh thì niệm mười lần là về được thôi, thành ra vấn đề đó là do mình thôi.
Rồi bây giờ có vị nào ở Cần Thơ hay Hà Nội hỏi gì nữa?
Bạch Thầy cho con hỏi thêm ý nữa.
Thầy: Rồi, hỏi thêm.
Dạ, thường con thấy Thầy hay nhắc đi nhắc lại cầu Thầy nói cái nguyện nó rất là quan trọng, thì như vậy chúng ta bắt đầu lặp nguyện, cái nguyện đó nó giúp mình biết về Phật pháp sớm hơn, bắt đầu Phật pháp sớm hơn.
Thầy: Thầy hay nói cái gì cụ thể lắm, ví dụ: ngồi thiền Thầy ngồi thua ông Q.Tồn, học hành đọc sách nhiều Thầy thua ông Sơn Cần Thơ, Siêng năng tụng, niệm, lễ lạy Thầy thua ông T.Hải Cần Thơ nhưng Thầy hơn mấy ông là do cái nguyện Thầy mạnh hơn mấy ông đó, thậm chí sức khỏe Thầy cũng tốt hơn mấy ông đó nữa, là bởi gì cái nguyện Thầy nó mạnh hơn, nhắc lại này ngồi thiền Thầy ngồi thua ông Q.Tồn, đọc sách đọc kinh này nọ Thầy thua ông Sơn, bởi vì Thầy mất nhiều thời giờ lắm, Thầy không có thì giờ rãnh mà đọc sách, đọc… nhiều như ông Sơn đâu, rồi Thầy thấy ông T.Hải ông siêng năng như là ở trên này 1 giờ trưa mới lên xe về mà chiều đó đúng ngày 14 là ông tranh thủ về sớm để ông chạy qua chùa dưới đó ông sám hối, mình thấy rõ ràng là ông siêng hơn mình, cỡ 1 giờ đi là về tới dưới khoảng 5 giờ thì thôi cho xin nghỉ qua kỳ khác, còn ông cũng chạy qua ông làm vậy là ông siêng hơn mình, về nghi lễ ông siêng hơn mình. Do đó mỗi lần Bát Quan Trai là buổi sáng Thầy nhơ ông tụng kinh, ông Hải làm là vậy đó. Rất rõ ràng, Thầy thấy Thầy thua mấy ông nhiều thứ lắm, nhưng cuối cùng Thầy hơn mấy ông hết là bởi vì cái nguyện Thầy lớn hơn và do đó sức khỏe Thầy cũng tốt hơn, công việc Thầy làm cũng nhiều hơn mấy ông nữa, phải không? Là do cái nguyện thôi, rồi nói thêm một điều đơn giản nữa, là anh có một cái nguyện thì cấp trên sẽ lưu ý tới anh, anh xông pha chiến trường thì cấp trên mới lưu ý tới anh, còn anh ở nhà anh ăn chơi không thì ai lưu ý.
Thành ra vậy đó, nhiều khi Thầy làm một cuốn kinh, sách là tự nhiên ở đâu nó đưa tới mình làm chứ không phải do Thầy nghĩ ra đâu. Mà những nhân duyên đó, Thầy nghĩ do ai, do cái gì, ở đâu trên đó. Thành ra hồi đó Thầy đọc Kinh Hoa Nghiêm Thầy tâm đắc nhất là câu: Một vị mà ở cấp độ này nếu như không có những vị ở trên thì không bao giờ lên được cấp tiếp theo, mình làm việc đi rồi mình sẽ thấy. Cũng giống như ông Châu đó, ông làm chùa ngoài đó bao nhiêu khó khăn, này nọ mà ông làm được, thì mới đúc kết ra là: “mình tin là có Hộ Pháp, có chư Bồ Tát”, bởi vì chỉ có mấy vị đó mới giúp mình làm được thôi chứ mình không làm được. Thành ra nguyện là vậy đó, mình phải học đó, mình coi ông Châu ông làm sao xây được cái chùa. Rồi ông có đủ sức quen biết ngoài quê hương của ông không? Bởi vì xây chùa không phải là chuyện dễ đâu, phải không? Xin lỗi chứ, đúng ra là vừa phải có tiền mà vừa phải có thế lực nữa, mà ông Châu về mặt quen biết thế lực,… chắc ông cũng yếu lắm, vì ông vô đây lâu quá rồi, tha hương lâu quá rồi. Nhưng mà ông làm được, bởi vì nó có những cái khác, thành ra mình cứ làm đi rồi mình mới tin Phật pháp là vậy đó, Thầy nói chuyện gì là Thầy nói thật chứ Thầy ít sách vở lắm. Thầy thấy hồi đó trong báo tạp chí VHPG là có ông Nhật, ông cũng hay đưa báo qua cho Thầy, ông nói ông theo Phật giáo, ban đầu ông cũng biết sơ sơ Phật giáo thôi, có một bữa sau giải phóng đó, ông đạp xe mệt quá đi, rồi ông mới tới ngồi nơi gốc cây nghỉ mệt, thì ông thấy sau lưng ông là cả một chùa đang xây, ông mới nghĩ là tại sao trong hoàn cảnh như thế này, hoàn cảnh là còn ăn cơm độn, bo bo mà chùa này lại xây được, vậy ông nói đó là một phép lạ. Tại sao là những năm tám mấy mà có người xây chùa được, bởi vì lúc đó không dễ gì mà xây chùa được đâu, thì ông nói đó là phép lạ nên từ đó ông mới tin Phật giáo. Có những chuyện bất ngờ lắm phải không? Không thể làm được nhưng người ta vẫn làm được.
Ví dụ như mình coi chuyện của ngài Huyền Trang đó là ngài đi từ Trung Hoa sang Ấn Độ để học và để thỉnh kinh về dịch đó là chuyện không thể làm được, bởi vì sau này Thầy đọc cuốn “Vạn Dặm Không Mây” của một bà người Trung Quốc bà học ở bên Anh, bà về bà tò mò là tại sao có một người Trung Hoa mà vĩ đại như vậy, bà mua một chiếc xe bà chạy theo con đường đó một mình thì bà thấy kinh khủng lắm, có thể chết bất kỳ lúc nào, lúc đó có xe hơi, có điện thoại liên lạc gì đâu, lỡ có gì thì có người tới cứu mình, mà nó cũng dễ chết lắm. Mà tại sao người đó đi bộ hoặc là có khi đi ngựa mà có thể đi cỡ đó được. Thì đó ngài Huyền Trang ngài xém chết mấy lần, dọc đường ngài mới tụng Bát Nhã Tâm Kinh, (thị đại thần chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú) đó là bài Bát Nhã Tâm Kinh mà ngài dịch ra. Mà ngài Huyền Trang dịch nếu nói về ngắn gọn mà hay là ngài thua ngài Cưu Ma La Thập, ngài Huyền Trang dịch y chữ nào ra chữ đó thôi. Ngài đi ngài tụng cái đó, chính ngài tụng nên ngài mới sửa tới sửa lui gì đó không biết, nhưng cuối cùng bản dịch của ngai hay hơn bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập, là bởi vì dọc đường ngài chỉ tụng cái đó thôi.
Thì mình thấy nguyện của người ta là như vậy, khi qua bên Ấn độ lúc đó có vị gì của phái Duy Thức, phái Duy Thức là phái mà ngài thích ngài định học, vị đó sống tới 120 tuổi, thì vị đó nói với ngài là ta còn sống mấy năm nữa, ta chờ ông ở đây để ta dạy, xong mấy năm nữa rồi thì ta ra đi. Cái nguyện của người ta kinh khủng lắm chứ không phải chơi đâu. Thành ra nếu mình thích ông nào cái mình nguyện đời sau là mình sẽ gặp hà, Thầy có một người bạn, gia đình ông giống người Ấn Độ, ông cũng giống người Ấn Độ, vợ ông cũng giống Ấn Độ, con ông cũng giống Ấn Độ nữa, ông nói với Thầy có bữa tôi nằm mơ tôi thấy đời trước tôi chỉ nói với cô ấy một câu thôi là đời sau anh sẽ lấy em, vậy là đời này dính liền.
Cho nên bên Thiên Chúa giáo, mười điều răn trong Thiên Chúa giáo có điều răn là cấm thề thốt, thề là nguy hiểm lắm, chưa kể những lời thề độc hại nữa là nó cứ theo đó thôi. Có những người mình làm quan tòa, mình xử oan họ, cái này liên quan đến một người có thật là một sư cô, mà sư cô này rất nổi tiếng, có thiệt, là sư cô cách đây năm, bảy trăm năm gì đó lúc ấy sư cô làm một vị quan rất là lớn đã xử oan sai một người, một gia đình, khi xử oan sai thì cái người bị oan sai đó thề là cô đi đâu thì ông cũng theo ông trả thù cho bằng được. Bây giờ cô nói cái ông bị xử oan đó bây giờ thành thị giả của cô, mà cô nói lâu lâu cô thấy cô thị giả đó lóe lên một ánh mắt rất là kinh khủng, mà cô còn nói nữa là lòng thù oán của cô đó, nếu như để cô thị giả đó nấu thuốc thì cô uống vô là nó bị đau bụng nữa, còn trong khi để người khác nấu uống thì bệnh thuyên giảm, thành ra cái tâm của người ta kinh khủng lắm.
Thì Thầy nghĩ vậy đó, nếu mà một cái tâm nó theo đuổi một đối tượng, truy nã mà tới năm, bảy trăm năm, với cái tâm như vậy nếu như mình tu hành thì, trời ơi năm, bảy trăm năm thì mình thành Bồ Tát rồi, phải không? Ăn thua là anh biết đầu tư thôi, cái tâm người ta kinh khủng chưa, một lời thề là tôi sẽ theo ông cho tới khi bảy trăm năm rồi mà vẫn còn theo, bây giờ thành thị giả. Mình tưởng tượng nếu như họ có Chánh Kiến, Chánh Kiến về đời sống như thế nào. Bởi vì Phật giáo là Bát Chánh Đạo thôi, Chánh Kiến về đời sống như thế nào, Chánh Tư Duy là tư duy sao cho nó đúng, rồi Chánh Ngữ thay vì có một lời thề như vậy thì mình nguyện một cú cho nó dữ dằn đi, bây giờ mình chưa theo được nhưng mà bảy trăm năm sau nó sẽ theo mình, phải không? Rồi Chánh Nghiệp là mình sống, hành động của mình nó cũng theo cái đó, rồi Chánh Mạng, mạng sống của mình nó cũng theo cái đó, cuối cùng Chánh định là lọt vô đó luôn, Chánh Định là Tam Muội rồi vĩnh viễn không ra nữa.
L.Hằng: Dạ, con cảm ơn Thầy.
Buổi thuyết trình kết thúc.
---*---
Thầy và Đại chúng cùng hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Đến khắp cùng tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đồng trọn thành Phật đạo.
---*---
Mọi ý kiến, câu hỏi, thảo luận, đóng góp dù ngắn hay dài đều được chân thành chào mừng cởi mở và sẽ được hồi đáp bằng tất cả nỗ lực và hiểu biết của chúng tôi để chủ đề được mở rộng và lợi ích hơn.