ĐỀ TÀI 24: GIÁO DỤC – BỐN CHUYỂN TÂM

Trình Bày: THÁI – HẢI

Người tổng hợp Viên Từ

---o0o---

Hải:

Kính thưa Thầy và đại chúng.

Hôm nay chúng con làm cùng lúc hai chủ đề tâm huyết lắm, đó là chủ đề về “Giáo dục” và “Bốn chuyển tâm”. Đầu tiên, Thái sẽ nói về chủ đề “Giáo dục”, con sẽ nói về chủ đề “Bốn chuyển tâm”. Xin mời Thái thuyết trình về chủ đề của mình.

 

Thái:

Kính thưa Thầy và đại chúng.

Con tên là Thái, ở Long An. Con rất biết ơn Thầy và đại chúng đã cho con cơ hội trình bày về giáo dục. Giáo dục rất là rộng lớn, có nhiều chủ đề để bàn, hôm nay con xin phép được bàn sâu với đại chúng về chủ đề “Giáo dục tính sáng và tính thiện”. Trong quá trình thảo luận, đại chúng có thể chia sẻ bản thân mình được giáo dục, tự giáo dục, giáo dục người khác về tính sáng và tính thiện như thế nào. Bản thân con cũng không biết nhân duyên gì mà tư tưởng về tính sáng và giáo dục được nảy nở trong thời gian gần đây. Qua thời gian học hỏi, tìm hiểu và được dạy từ Thầy, từ đó con xin rút ra điều cốt tủy của giáo dục, là giáo dục để tính sáng và tính thiện có sẵn trong mỗi người được phát ra, còn những nhiệm vụ và phương pháp của giáo dục là để phục vụ cho điều cốt tủy đó.

 

Tính sáng hay còn gọi là thông minh, hay là trí tuệ là sự hiểu biết đúng đắn Chánh kiến. Chúng ta dùng nhiều từ để nói về tính sáng này. Nó là bản tánh sẵn có trong mỗi người, nhưng mà nó bị che lấp những hiểu biết sai lầm, bị giáo dục sai lầm nhồi nhét để che mắt tính sáng đó đi. Tính sáng còn biểu lộ qua sự sáng tạo khi chúng ta tìm thấy qua sự biểu lộ sự sáng tạo qua mỗi con người, sự khám phá ra tri thức, sự hiểu biết về tự nhiên và xã hội. Chẳng hạn nền giáo dục phương Tây chú trọng nhiều về nghiên cứu phát triển khoa học bắt đầu từ thời cổ đại, câu nói nổi tiếng của Aristole: “Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy”, đó là một thái độ sống bằng lòng yêu mến tri thức ở phương Tây. Sự phát triển tri thức khoa học ở phương Tây kéo dài cho đến ngày hôm nay thì hiển nhiên chúng ta thấy có quá nhiều thành tựu, khoa học phát triển rất là mạnh, nhưng đồng thời lòng yêu mến tri thức kiểu như phương Tây sẽ mang đến nhiều rắc rối, chẳng hạn như xã hội xáo trộn, chiến tranh, bạo động, bệnh tật, xảy ra rất nhiều.

Qua đó chúng ta thấy giáo dục bị thiếu đi cái gì đó, hay thiếu đi cái tính thiện. Do đó, giáo dục phải làm phát ra tính thiện đồng thời với tính sáng này, tính sáng đã sẵn có, chúng ta phải làm cho tính thiện phát ra cùng một lúc với tính sáng. Tính thiện biểu hiện qua tình yêu thương, lòng bi mẫn, sự quan tâm giúp đỡ người khác, những phẩm tính cao quý như là nhẫn nhục, trách nhiệm, đoàn kết, hòa bình. Giáo dục nhằm đến sự nảy nở tính thiện, làm cho nó biểu lộ ra đồng thời với tính sáng. Về tính thiện thì nho giáo nói làm nền tảng vững chắc cho xã hội.

Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng, những hạn chế của nho Giáo, đó là làm cho người ta ít sáng tạo, mình không biết đúng hay không, nhưng trong khía cạnh nào đó làm cho người ta ít sáng tạo, trong khi đó nền giáo dục ở phương Tây chú trọng đến sự sáng tạo, ít chú trọng đến đạo đức, bằng cớ là từ thời cổ đại tới giờ, bên phương Tây nhiều người cũng đi cả hai mặt đó như Pytago, Talet đặt ra nhiều trường phái. Như vậy, con người ta có hai mặt, tính sáng và tính thiện luôn có, quan trọng giáo dục làm sao để cả hai cùng phát ra.

Chúng ta thiên về sự sáng tạo khoa học, kỹ thuật, ví dụ như nhà khoa học tìm ra tia hồng ngoại, thì một trong những lợi ích của tia hồng ngoại đó là làm ra kính thiên văn dùng để chụp ảnh tìm về nguồn gốc của vũ trụ, hoặc ứng dụng trong y tế, điện tử. Nhưng mà con người trái lại dùng để phục vụ cho quân sự để phát hiện ra những người ẩn nấp, thì nó làm giết người. Như vậy giáo dục để hướng con người vừa sống đúng và sống tốt. Để sống đúng và sống tốt thì giáo dục phải ứng dụng nhiều phương pháp, họ nhắm vào tính sáng và tính thiện làm sao cho nó biểu lộ ra.

Cụ thể hơn là giáo dục từ gia đình, ở gia đình chúng ta giáo dục như thế nào, và thực trạng ra sao. Ở gia đình chúng ta nên giáo dục về đạo đức đặt nền tảng đạo đức cho con người trong gia đình và tất cả cả các bậc phụ huynh đều là nhà giáo dục, nhưng mà chúng ta phải quan sát thực trạng giáo dục ở gia đình như thế nào, chúng ta quan sát xung quanh, ví dụ do xã hội bây giờ phát triển thì cha mẹ hầu như bận rộn, thời gian dành cho con cái rất ít, chú trọng phát triển tính thiện như tình yêu thương, sự quan tâm, bồi dưỡng cho nó những phẩm tính, đồng hành cùng những đứa con, đứa cháu của mình thì sẽ ít đi, thay vào đó thì cho những đứa con mình sử dụng thiết bị điện tử, phó mặc cho nhà trường, thì bị lệch đi cốt tủy của giáo dục mà chúng ta hướng đến.

Còn giáo dục ở nhà trường từ mẫu giáo đến lớp 12 chú ý tính thiện này, và những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Làm sao để 12 năm học con người có được cái văn hóa là sự biểu hiện của tính thiện và tính sáng này ở một mức độ cơ bản nào đó. Nhưng mà thực trạng chúng ta nhìn lại cái nền giáo dục cụ thể ở Việt Nam, em là một giáo viên, em cũng hiểu một phần nào đó về nhà trường, giáo dục hiện tại ở Việt Nam bị chính trị hóa, tức là sự áp đặt về chỉ tiêu, hạn chế về quyền hạn, nghĩa là chúng ta bị chính trị hóa, dạy để phục vụ cho chính trị nhiều, mặc dù là chúng ta hô hào là dân chủ, nhưng thực chất phục vụ cho lợi ích chính trị, đặc biệt là áp dụng chỉ tiêu, thành tích, làm cho giáo dục méo mó đi, đánh giá sai sự thật, sự dối trá trong giáo dục.

Chẳng hạn các em đó không xứng đáng là học sinh giỏi, học sinh khá, nhưng mà chúng ta đánh giá nó bằng nhận xét học sinh giỏi, học sinh khá, chúng ta đã làm gương cho nó, thứ nhất là nó tưởng rằng nó đã giởi, khá, thứ hai những em nào nói nó biết rồi, thì nhà trường đã có một hành động dối trá là lừa gạt gia đình, gia đình tưởng con cháu mình giỏi, bằng cớ là có giấy khen, giấy chứng nhận nhưng thật ra thì giáo dục ở nhà trường lừa gạt cả gia đình, cả học sinh, thậm chí là cả xã hội nữa. Mà tại sao nhà trường làm như vậy? Nhà trường làm như vậy là do lãnh đạo yêu cầu, bắt làm như vậy, không làm không được, không làm thì không tồn tại. Đó là thực trạng của nhà trường mà sự dối trá trong giáo dục thì làm sao giáo dục tính thiện, tính thiện biểu lộ ra ở sự trung thực. Vậy giáo dục ở nhà trường cũng có nhiều vấn đề.

Nếu sự phát triển xã hội như hiện nay, cha mẹ ông bà đi làm hết phó mặc cho nhà trường thì chúng ta có tin tưởng được nhà trường như vậy hay không? Chúng ta phải tư duy quan sát thật kỹ để chúng ta có sự giúp đỡ con cái của mình, những thế hệ sau này nó có sự phát triển đầy đủ về tính sáng tính thiện trong nó.

Giáo dục ở đại học thì chúng ta mới tính đến chuyện giáo dục về chuyên môn kỹ thuật, sau khi ra trường các em có nghề nghiệp chân chánh, tức là có chánh nghiệp. Nhưng hiện tại ở nhà trường hầu như họ dạy học với nội dung kiến thức dạy học để hướng đến thi cử thôi, thi vào có cái nghề. Thi vào trường đó có cái nghề tốt để ra kiếm tiền. Hầu như là vậy, đa số là vậy.

Giáo dục xã hội, chúng ta thử quan sát. Nếu em nhìn xung quanh nơi em ở thôi thì trường học á, có trường công thôi, hai trường cấp 3 và mỗi xã có một trường trung học cơ sở. Và chung quanh đó hầu như là các quán rượu, quán karaoke, quán bi, những tụ điểm giải trí mọc lên như núm thôi, mọc liên tục thì người ta cứ vào đó vào đó. Giáo dục xã hội giáo dục cái gì đây? Chùa chiền, nhà thờ tu viện không có cái gì hết. Ở Thành phố HCM đỡ hơn nhưng những tụ điểm giải trí quá nhiều so với các trung tâm giáo dục, chùa chiền, tu viện, nhà thờ. Giáo dục xã hội chúng ta thấy cũng quá nhiều vấn đề để bàn để nói.

Em gần hết thời gian trình bày thì với những thực trạng như vậy thì một chút xíu, sau phần trình bày của anh Hải mong Đại chúng đặt câu hỏi hoặc tham luận về quan điểm của mình, cái triết lí giáo dục của mình hay là phân tích một khía cạnh nào đó. Nhưng mà em đề nghị mình tập trung vào tính sáng tính thiện để cho nó sâu rộng ra.

Em nhắc lại cái cốt tủy của giáo dục là để tính sáng và tính thiện vốn sẵn có trong mỗi người được phát ra. Em xin hết ạ, em xin mời anh Hải, xin cám ơn Đại chúng lắng nghe, xin cám ơn Thầy.

 

Hải: Cám ơn Thái vừa rồi đã trình bày phần của mình. Tiếp theo anh cũng xin trình bày chủ đề Chuyển Tâm, thì cái chủ đề này mình cũng mới được một tháng nay thôi. Mình cũng thấy vấn đề tu học chuyển tâm là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì nếu như mà tu tập mình có một chút chuyển tâm gì đó thì nó tốt cho con đường tâm linh của mình. Xin trình bày những phần thứ nhất là mình muốn nói chuyển tâm là gì?

Thường thì chúng ta hướng ra bên ngoài. Cuộc sống chúng ta thường quan tâm đến sự tăng trưởng vật chất địa vị danh vọng. Nếu như năm nay tôi làm một cái nhà thì năm sau phải có thêm một cái nhà nữa. Hoặc năm nay công ty tôi đạt doanh số là 20% lợi nhuận thì năm sau phải đạt là 30% lợi nhuận là do covid cũng ảnh hưởng một phần. Hoặc năm trước tôi làm chuyên viên thì năm nay tôi có thể lên chức trưởng phòng. Cho nên, cuộc sống chúng ta xoay vòng với sự tăng giảm, tăng thì vui, giảm thì buồn.

Và đó chính là thực tế của cuộc sống có mấy ai thấy được cái tầm quan trọng của việc chuyển tâm là gì? Và cái việc chuyển tâm nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Hầu hết đây là ẩn số mà chúng ta ít biết. Dầu cho chúng ta có biết đi nữa chính là cái hiểu biết thông thường nhưng mà nó không có đem lại cái chất lượng cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đau khổ và ít hạnh phúc hơn. Biết được chuyển tâm và bạn chuyển tâm được phần nào thì cuộc sống của bạn hạnh phúc, phong phú và giàu có, bạn vui hơn, những điều may mắn sẽ đến với bạn.

Vậy câu hỏi đặt ra chuyển tâm là gì? Chuyển tâm không phải là chúng ta đưa tâm hiện tại, tâm cũ kỹ lên trạng thái tâm tốt hơn, không phải là chuyển cái này sang cái kia.

Ta lấy ví dụ về cánh cửa, sở dĩ cánh cửa mở ra mở vào được là nhờ cái gì? Đó là nhờ cái bản lề. Chính cái bản lề thì cánh cửa mới mở ra mở vào, nếu không có bản lề thì cánh cửa nó không xoay được. Mình lấy một cái ví dụ khác, chúng ta lấy ví dục với nước, nước chuyển từ trạng thái dơ sang sạch thì phải có cái đồ lọc nước. Ta thấy nước cũ và nước mới thì không có gì khác nhau, nó vẫn là nước đó chứ không có gì khác nhau, chỉ khác nhau là nước nó bị bẩn. Chúng ta có thể lấy không gian này làm ví dụ, như cái hư không trong bình, nếu ta đem cái bình đến chỗ nào đó, qua Mỹ chẳng hạn, thì ta mở bình ra, không gian trong bình với ngoài bình là không khác nhau.

Như vậy, từ ví dụ trên ta thấy là chuyển tâm không phải là ta ở đời thấy đau khổ mà lánh đời vào chùa hoặc là dù chúng ta làm nghề nghiệp gì như bác sĩ, kỹ sư, trí thức, công nhân, nông dân... chúng ta cũng có thể chuyển tâm. Không phải chuyển tâm là cứ vô chùa, vô chùa là Thầy dạy cho ta phương pháp tu học tùy căn cơ mà chúng ta sống nơi đời sống hiện tại mà chuyển tâm. Cho nên chuyển tâm có nghĩa là nhận ra cái tâm nền tảng, tâm ấy được mô tả rất rõ trong kinh Bát nhã: “Không tăng không giảm, không dơ không sạch”.

Phần thứ hai nói về lợi ích của chuyển tâm. Nếu chúng ta chuyển tâm được thì đời sống chúng ta hạnh phúc đầy đủ về mặt vật chất. Mình tin là sẽ không còn lui sụt mà tăng trưởng ổn định, đời sống tinh thần tốt lên và bền vững hơn, chúng ta thấy được hạnh phúc hơn và nhiều niềm vui hơn. Và cái chuyển tâm đó là tài sản vô giá mà chúng ta đem từ đời này sang đời khác. Còn mỗi cái vật chất bên ngoài chỉ là cái vô thường.

Tiếp theo phần ba là mình nêu bốn cái chuyển tâm. Bốn cái chuyển tâm này đã được thuyết trình 3 lần rồi cho nên mình không đi sâu vào bốn chuyển tâm mà mình nói sơ sơ bốn chuyển tâm: suy niệm về cái chết và vô thường, tin nhân quả, tin thân người quý hiếm và những khiếm khuyết của sanh tử. Mình nói thêm những khiếm khuyết của sanh tử là gì? Cuộc đời chúng ta vui những cái vui rất là tạm bợ khi mà nó hết rồi thì chúng ta thấy đau khổ và thường thường chúng ta hay bám vúi vào những cái đó. Mục đích của bốn cái chuyển tâm này nó là cái động lực để chúng ta tu học và tinh tấn trên con đường thực hành pháp.

Phần bốn là chuyển tâm về nền tảng, lúc trước mình có nhớ một câu là “Tâm, Phật, chúng sanh cả ba không sai khác”. Mỗi chúng ta đều có chung một nền tảng Phật tánh cho nên nhờ thế mà chúng ta mới chuyển tâm được. Nếu không có Phật tánh thì chúng ta chuyển hoài cũng không được. Điều này cũng được nói trong kinh Bát nhã: “Không tăng không giảm, không dơ không sạch, không tăng không giảm”. Làm sao tu tập là mình nhận ra cái tâm nền tảng đó bằng phương pháp như là trì chú, niệm phật hay ngồi thiền định.

Hải xin hết phần thuyết trình. Xin mời đại chúng ai có ý kiến hay góp ý làm cho chủ đề giáo dục và chủ đề chuyển tâm được phong phú hơn. Xin cảm ơn. Dạ xin mời sư huynh Bình.

Bình:  Dạ thưa Thầy, thưa Đại chúng. Cám ơn phần trình bày của Thái, của Hải. Trong phần giáo dục thì Thái có nói về phần tính sáng và tính thiện. Thái cũng nhấn mạnh là làm sao để tập trung vô phần tính sáng và tính thiện này. Trong phần tính thiện thì Thái nói về đạo đức nó diễn ra bên ngoài và cuối cùng nó thể hiện ra cái văn hóa. Còn tính sáng thì giống như bên phương Tây họ nghiên cứu khoa học kĩ thuật, qua đó nó tạo ra những cái bất cập như là chiến tranh nguy hại ngược lại cho con người.

Cái chung của Hải và Thái nói về là cái phần tính sáng, Thái nói là bản tánh vốn sẵn có và Hải cũng nói là cái tâm nền tảng thì nó chung về cái đó. Dù mình như thế nào nhưng mà mình chuyển tâm là chuyển từ cái tâm nhìn sai lầm quay về cái tâm nền tảng. Đó là mục đích của buổi thuyết trình hôm nay, mình làm sao đẩy mạnh về cái đó. Làm sao để cho chúng ta thực trạng ngoài xã hội giống như Thái có nói chính phần giáo dục là phần quan trọng để từ tuổi trẻ mà mình nhìn nhận được đúng rồi sau này nó lớn lên nó có thể tốt hơn.

Chính phần giáo dục là cái quan trọng để từ tuổi trẻ mà mình nhìn nhận được đúng, rồi sau này nó lớn lên thì nó có thể tốt hơn. Nhưng mà bây giờ, việc điểm số hay này kia thì chính cái tuổi trẻ nó đã bị nhồi vô cái đầu nó thành ra nó luôn chạy ra cái đó (nếu không đi học thêm thì bị mất điểm) thành ra nó đã sai, và khi nó ra trường đi làm thì cái tâm tham đó nó sẽ sử dụng trong đời sống thì rất là kinh khủng.

Thành ra bây giờ mình làm sao để bớt cái phần đó đi, cái đó là phần của giáo dục. Ngài Gandhi cũng có nói một câu là: “Tương lai phụ thuộc vào những gì bạn làm hôm nay”. Thái chính là người đã làm giáo dục rất lâu rồi, thành ra cái đó là vấn đề ấp ủ và chính bản thân của Thái không phải dễ gì mà một mình Thái có thể thay đổi được cái xã hội và cái nền giáo dục này được. Nhưng mà chính bản thân Thái có thể làm được là một sự cố gắng, và Thái chỉ cần cố gắng thay đổi, phát tâm và động cơ cho nó tốt và làm thì tất nhiên những cái chiêu cảm những cái tâm lực giống như vậy nó sẽ chiêu cảm về.

Những giáo viên đồng cảm với mình họ sẽ quen với mình và phát triển lên, những người học trò nó cũng vậy. Và khi mình đào tạo ra một cái lớp nào đó thì khoảng vài trăm người thì vài trăm người đó nó sẽ tăng trưởng lên thì cái số đó nó tăng lên dần dần thì nó là như vậy và khi đó thì cái tâm của người ta cũng chuyển dần dần. Xin hỏi Thái là hiện tại làm sao để cho nó phát triển cái tính sáng?

Thái: dạ thưa Thầy, thưa huynh Bình, thưa đại chúng. Làm sao phát triển tính sáng? Hiện tại cách em đang làm đó hầu như là đưa sách cho nó đọc thôi, hoặc là làm NST thì gửi bài hay phù hợp với em đó mình gửi qua thì chính quá trình mà tự học đó, tự đọc sách, tự đọc vài cái bài đó, bài của NST, bài mà các em cộng tác đó thì chính qua những việc làm đó đó các em tự học lấy, tự cái tính sáng, các em tập trung quan sát đọc đó thì tự các em tích lũy dần dần thì cái tính sáng và tính thiện của các em đã được những cái bài đó. Những vị cao cấp họ dạy trong những bài đó, mình chỉ là một người truyền tin thôi giống như là truyền tin đưa đến cho các em. Và các em hầu như các em tự vận động ra lấy, tại các em có sẵn cái đó rồi. Cái tính sáng và tính thiện mình phải thừa nhận sẵn có thì mình chỉ là một nhân duyên để truyền tải những cái thông điệp của trong sách, trong bài viết đó, để đánh thức đi, mình dùng từ đánh thức, cho các em.

Thì trong quá trình em làm, những bạn học sinh đồng hành với em từ lớp 6 tới lớp 12, hiện nay lớp 11, thì mình thấy kết quả là các em đó rất là chững chạc về cái lễ nghĩa rồi về cái học vấn, về lễ nghĩa các em rất là biết đạo đức, biết yêu thương này nọ. Về tính sáng biểu lộ qua sự sáng tạo là các em học ở trường chuyên và học tốt nữa. Thì mình thấy đó là sự biểu lộ của nó ra. Em chỉ là một cái nhân duyên mà truyền tải những cái bài viết và sách gì đó cho các em nó, phù hợp với các em thì tự các em vận động lấy. Dạ em xin hết ạ

Bình: Cảm ơn Thái, đúng là giống như một cái câu mà mình hay nghe là “Nhân chi sơ tính bổn thiện” thì con người sinh ra là nó đã thiện và đúng như Thái nói là mình phải khơi gợi lại cái đó, chứ nếu mình bỏ vô cái môi trường nào nó tốt thì thường là cái người nào cũng tốt à. Giống như gần mực thì đen, gần đèn thì sáng vậy, bỏ vô môi trường nào thì con người nó sẽ ra như vậy. Và thấy cách của Thái nó rất là hợp lý mình đưa cho nó để tự nó khơi gợi cái đó và mình đưa ra để cho nó phát triển thêm cái đó nó rất là hay. Ở đây có chị Hương xin tiếp lời.

Hương: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng thì, sau khi nghe hai vị diễn giả trình bày thì Hương thấy có một cái tổng kết như vậy tức là như Thái nói là cái tính sáng, tính thiện là nó vốn sẵn có.

Hải cũng nói tương tự như vậy, cái bản tâm của mình nó vốn trong sáng và mình chuyển tâm tức là mình làm sao để quay trở lại cái tâm ban đầu nó trong sáng, nó vô nhiễm như vậy. Hương xin hỏi hai diễn giả, nhất là Thái với cương vị là một người trong ngành giáo dục thì Thái có nghĩ là cái chuyện là mình giáo dục các bạn trẻ là mình giúp cho nó chuyển tâm hay không mà chuyển tâm ở đây cụ thể là như thế nào như nãy bốn cái chuyển tâm mà Hải có nói qua đó thì như vậy với tư cách là một người giáo dục thì Thái..., như Hải nói là 4 chuyển tâm nó giúp cho người ta thức tỉnh. Đúng không? Quay trở về với bản tâm nguyên sơ của mình, thì nó nguyên sơ thì nó vốn có tính sáng và tính thiện trong đó. Thì trong cuộc sống bình thường mình là một người thầy giáo thì mình giúp cho các em học sinh học sinh đó nó chuyển tâm như thế nào? Cụ thể? Như Thái nói mình đưa sách cho các bạn nhưng mình định hướng như thế nào? Có dựa trên 4 chuyển tâm đó không? Hay là mình giúp nó trở lại tính sáng, tính thiện bằng một cách nào khác. Xin Thái nói rõ hơn hoặc là Hải có thể nói ý kiến của Hai về vấn đề đó. Hương xin hết.

Hải: Thì cái vấn đề là mình làm sao mình giáo dục những đứa nhỏ nó chuyển tâm được. Mình phải đầu tiên là người, giáo viên mà, mình lên mình dạy thì mình phải truyền cảm hứng, chính cái cảm hứng đó nó giúp cho những cái bạn trẻ đó sẽ có những cái dấu ấn gì đó trong tâm và chính cái cảm hứng đó nó sẽ giúp cho các bạn động lực để cho các bạn thực hành theo những gì mà bốn chuyển tâm đã nói thì đầu tiên là mình là cái người phải truyền cái đó đã, mình phải có chút mùi vị gì đã, cũng giống như một người uống rượu vậy đó, mình uống rượu vô thì nó phải có mùi vị thì cái mùi vị đó thì khi mình nói chuyện với người khác.

Người khác có thể cảm được, cảm bằng tâm, còn nếu không đó thì mình đọc bốn chuyển tâm trên mạng lý thuyết rất nhiều mình đọc mình hiểu như bản thân Hải lúc trước đọc rất hiểu, rất nhiều nhưng tại sao mình không chuyển tâm?

Mình phải đặt câu hỏi là tại sao tôi đọc cái này tôi hiểu, cũng tin nhân quả, cũng thân người quý hiếm đó nhưng tại sao cuối cùng tôi cũng chính là tôi nguyên con không thay đối. Thì cái vấn đề là chỗ đó, cho nên mình làm sao mình phải là người chuyển cái đó. Em xin hết ạ. Mời Thái, Thái có câu trả lời gì không Thái.

Thái: Em có vài cái chia sẻ, cảm ơn chị Hương đã đặt câu hỏi để cho em có cơ hội để nhìn lại. Đối với bản thân em, tất cả ngành giáo dục, tất cả ngành giáo dục, tất cả phụ huynh cũng là nhà giáo dục và riêng em thì em thấy đối với một đứa trẻ nó được giáo dục từ nhỏ, từ trong bào thai đi, bào thai có thai giáo, nó được giáo dục từ nhỏ hướng vào tính thiện và tính sáng. Thì nó không chuyển tâm đâu, chuyển tâm về cái gì, trừ khi chúng ta ô nhiễm lệch lạc gì đó thì mới chuyển về một cái đúng, cái tốt.

Chẳng hạn, như một đứa trẻ chúng ta chỉ đánh thức nó thôi, khơi gợi những gì tốt đẹp trong nó thôi. Chuyển tâm thì chắc em không dám nhưng mà nếu mà những đứa trẻ trên lớp, những lớp lớn càng lớn mà nó bị những sai lầm thì chừng đó mới chuyển đó, mới dạy về chuyển tâm, về cái hạnh từ bị đúng đắn, những suy nghĩ đúng đắn, những suy nghĩ hướng đến hạnh phúc, những hành động hướng đến hạnh phúc.

Còn những em nhỏ nhỏ thì mình làm sao truyền cảm hứng cho nó, mình đưa những mẫu chuyện khích lệ cái tính thiện trong em, lòng trắc ẩn, tình yêu thương trong các em. Thì để mình nuôi dưỡng nó, nuôi dưỡng đến một lúc nào đó. Theo em nghĩ là chuyển tâm là chúng ta nên làm ở giai đoạn sau đại học đó đi làm thì lúc đó khi đi làm chúng ta có nhu cầu hướng về cái phát triển cao về tâm linh đó thì chúng ta mới nói về vấn đề sanh tử, đó là quan điểm của em thôi ha. Vấn đề sanh tử thì chúng ta mới chuyển, chuyển như thế nào đó, có một vị thầy hướng dẫn chúng ta. Đó là suy nghĩ của em, xin chị Hương có thể tham luận thêm về vấn đề này ạ. Em xin hết ạ.

H. Anh: Dạ thưa Thầy, thưa đại chúng, thì qua cái chủ đề mà nãy Thái với anh Hải có chia sẻ đó thì mình có thấy một vấn đề như vậy. Thứ nhất là nãy Thái có nói là giáo dục là làm cho phát triển cái tính sáng, tính thiện bên trong mỗi người và cái tính sáng, tính thiện bên trong mỗi người thì nó có sẵn. Thì vậy tại sao nãy Thái có nói giáo dục, một bộ phận nào đó nó làm che lấp cái tính sáng, tính thiện bên trong mỗi người và nãy Thái có nói là muốn làm tính sáng, tính thiện, giáo dục nơi mọi người thì là tạo nên những môi trường nhưng mà theo anh được biết thì vấn đề là môi trường cũng chỉ là một cái phần gọi là thứ yếu của cái vấn đề này.

Bởi vì thứ nhất, theo mình biết, trong một cái thời điểm mà ngày xưa chiến tranh thế giới lần thứ hai Phát Xít Đức chiếm Israel thì mình mới thấy là trong trại tập trung đó vẫn có những con người có đức hy sinh vì người khác, có nghĩa là trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy họ vẫn có thể thể hiện bộc lộ được cái tính sáng tính thiện của mỗi người. Và thứ hai nữa là, nơi mà những con người được giáo dục chẳng hạn như hồi nãy Thái nói là ngay cả những người làm giáo dục chẳng hạn họ chạy theo cái gọi là thị hiếu của xã hội chẳng hạn để làm đi che mờ hoặc làm ảnh hưởng đến tính sáng tính thiện của mỗi người.

Và mình nói rõ hơn một điều nữa là ngay cả cái con đường tu học cũng vậy nữa, có những lạm dụng thậm chí là làm thầy giả chẳng hạn cũng lợi dụng những điểm gọi là tốt nhất làm phá vỡ niềm tin của những người khác, thì vậy thì cái đâu để làm cho con người ta xác định là đâu là tính cái thiện nơi chính mỗi người để mình noi theo. Những cái giá trị của nó là cái gì? Thì xin Thái và mọi người có thể chia sẻ giùm cái vấn đề này. Em xin hết.

Vụ: Dạ kính thưa Thầy kính thưa đại chúng, về cái quan điểm của em về cái cuộc sống này đôi khi cảm thấy nó rất là rõ ràng nhưng đôi khi lại thấy nó lộn xộn. Thì em chỉ có tổng kết lại có mấy vấn đề.

Thứ nhất là như Thầy nói là sống làm sao cho đừng có những cái động tác thừa, dạy cho con người ta sống làm sao có động tác thừa nếu mình lý trí quá thì mình khô như củi đá, còn nếu mình tình cảm quá thì mình lại mu mụi. Thì làm sao cân bằng lý trí với cảm xúc làm sao cho nó được thế cân bằng.

Cái thứ hai là luôn làm việc hay học tập trong trạng thái tỉnh thức hay là thiền định.

Cái thứ ba là làm việc làm sao cho có một cái ý nghĩa xây dựng cho trẻ một cái ước mơ để nó thực hiện theo.

Và cái thứ tư là cái cách thức thực hiện, thì em nghĩ là cái này đối với người lớn hay đối với trẻ nhỏ nó luôn cần, tại vì quan điểm trong cái cuộc sống xã hội này thì không phải ai cũng hướng đến một cái mức độ gọi là tu để thành thánh mà họ chỉ muốn an vui trong đời sống như Thầy dạy.

Thì em cũng đang rất là tâm đắc cái hướng đó nhưng mà để mà định hướng được bốn cái đề mục đó, xong là chuyển biến nó thành cái hành động, biến nó thành cái hành động cụ thể để thực thi được trong đời sống nó là một cái mà em nghĩ là phải nuôi dạy phải hướng dẫn cả chục năm chứ không đơn giản là một sớm một chiều.

Thì bốn cái vấn đề đó thì thực ra là chưa có một nhà giáo dục nào thiết kế ra một cái bản đồ chính thức hoặc ít ra là em chưa biết hay một cái kế hoạch chính thức theo từng giai đoạn theo từng diễn tiến của cuộc sống để làm sao mà thứ nhất là phải thích ứng với xã hội, tại vì xã hội là cái mà gần 8 tỷ người đang sống, số những người mà xuất gia để đi chuyên tu hẳn để theo cái đạo thánh theo đường lối của chư Phật chư Tổ thì vẫn chưa có một cái tương thích hoàn hảo với xã hội. Mà em thì em thích tương thích hoàn hảo với xã hội làm sao cho người ta làm việc sống an vui ngay tại đây và bây giờ là được. Dạ em có ý kiến như vậy ạ.

Hải: Em cũng xin có ý kiến chỗ Vụ mới hồi nãy Vụ nói rất là đúng Vụ nói rất là đúng với thực tế, với bốn cái hướng đó là làm sao mình phải có một kế hoạch cụ thể. Nhưng mà theo anh thấy đó là cái vấn đề là tuỳ mỗi người, có người trong bốn cái chuyển tâm đó thì có người thì thích tin nhân quả, có người thì thích thấy thân người quý hiếm hoặc là cái chết là vô thường, nghĩa là mỗi người chúng ta sẽ thấy một trong bốn cái đó nó có một cái mà chúng ta rất là tâm đắc và chúng ta có thể lấy cái đó chúng ta chuyển tâm.

Có thể các bé là rất là khó chuyển tâm nhưng mà chúng ta cứ gieo giống như mình gieo hạt vậy đó, mình cứ gieo hạt thì đến một lúc nào đó đủ duyên các bé sẽ thấy rằng: À! Cái bài học này mình học rồi, chứng kiến cái cảnh này bây giờ mình biết được lý thuyết thôi, bây giờ mình thấy cảnh này tự nhiên cái sự chuyển tâm nó tức thì lúc đó tức là nghĩa là các bé đã được cái sự sẵn sàng; những cái hạt đó nó đã từ ở trong cái nền đất rồi, khi mà đủ nước đủ gió đủ nắng nhiệt độ và tình yêu thương chăm sóc thì tự nhiên nó sẽ nở lên thôi. Dạ xin hết.

Ph. Thảo: Kính thưa Thầy kính với đại chúng, con chỉ xin có một cái ý rất là nhỏ thôi liên quan đến chủ đề giáo dục của Thái. Con chỉ nghĩ rằng là nếu mà liên quan đến giáo dục hoặc liên quan đến trẻ em hoặc là liên quan đến các bạn học sinh sinh viên thì cá nhân con con chỉ nghĩ là nếu mình lấy học sinh làm trung tâm lấy học trò làm trung tâm và tìm mọi cách để làm lợi ích cho các bạn ấy, và cái lợi ích đấy thì rõ ràng là cái lợi ích mà với cái người là thầy giáo thì người ta thấy cái lợi ích nào là quan trọng nhất thì đặt cái lợi ích của học sinh đấy lên trên hàng đầu thì lấy học sinh làm trung tâm; hay là giống như trong cuộc sống hằng ngày của mình khi mình gặp một ai đó mà mình muốn có tác ý để làm cái điều thiện với người ta chẳng hạn và cho người ta tốt lên thì nếu mình lấy họ làm trung tâm thì chắc chắn là mình sẽ biết cách. Con chỉ xin có một cái ý rất là ngắn như vật thôi ạ.

Cô Nghĩa: Kính thưa Thầy kính thưa đại chúng. Về giáo dục người ta nói là muốn thay đổi xã hội chỉ có giáo dục mới có thể là thay đổi được xã hội thôi. Thì nếu mà từ nhỏ mà mình không thay đổi được thì lớn lên rất là khó khăn và ngay những người lớn thì đã có một cái thói quen rồi, nó khó như một cái cây cứng thì không thể uốn được. Thì như là nền giáo dục của chúng ta thì chưa tốt thì chúng ta có học ở nước Nhật hoặc là nước Isarel chẳng hạn.

Ví dụ như ở bên Nhật, người ta dạy con nít không phải là khi mà nó lớn đâu, khi mà nó còn ở trong bụng mẹ, tức là khi còn trong bụng mẹ người ta đã thai giáo cho nó và khi nó ở trong bụng mẹ có cái tật gì người ta đã chỉ ngay trong cái bụng mẹ rồi. Và ngay từ khi nó sinh ra thì có chương trình can thiệp sớm, tức là nó có những cái tật gì về mắt hay bị mù hay gì đó hay là chậm trí tuệ hay gì đó thì người can thiệp ngay từ khi nó dưới ba tuổi, người ta kêu là chương trình can thiệp sớm.

Khi đó thì cái bệnh gì mà nó phát sinh ra thì người phát hiện sớm thay đổi một chút là được liền, còn mà để nó lên tới lớn rồi mà mới phát hiện thì cái thời gian để cho nó thay đổi để cho nó theo kịp các trẻ bình thường thì rất là khó khăn. Thành ra nếu như mà Thái hồi nãy nói là đối với con nít thì không thể dạy nó được những cái vấn đề như là nói cái tư tưởng là chuyển tâm, cái đó là cái từ lớn lao nhưng mà người ta làm sao để dạy trẻ từ khi còn họ.

Thí dụ như cô Nghĩa có một đứa cháu ở bên Nhật thì con nó sinh ra và đi học ở trường mẫu giáo bên Nhật, thì người ta đối xử với trẻ như người lớn vậy. Người ta rất tôn trọng nó và người ta dạy cho nó cái đi đường, và khi đi đường phải đi bên lề như thế nào đi lề hay gì đó, tức là phải theo cái quy luật của lưu thông đó.

Từ khi còn nhỏ và cho ra ngoài đường đi thử và khi mà sai thì giả cảnh sát thật là họ tới làm việc như thế nào, đối với đứa trẻ là nó sẽ vô ngay nề nếp vô cái trật tự của xã hội, tức là nó có một cái sự tự trọng, cái tâm của nó không có bị ức chế hay bị nhìn theo những cái sai, thì mình thấy là những cái tivi của Nhật những cái chiếu hay con nít thấy người ta làm rớt đồ không bao giờ lấy hết lụm lên đưa thay cho người ta. Thì những cái đó nó làm một môi trường, một cái gương.

Sự tiến bộ hơn thì người ta đang đòi hỏi những cái trình độ và hiểu biết xã hội cũng như cái tận tâm và cái thật lòng để mà cống hiến, cái điều đó mới là điều quan trọng và cái điều đó là từ cái chuyển tâm mà ra từ cái noi gương.

Thái: Em có biết một tác phẩm là “Nuôi con như một vị Phật” thì xin chị Phương Thảo chia sẻ về quyển sách đó, chị đã dạy đứa con của chị như thế nào ạ? Cho đại chúng cùng nghe được không ạ. Cảm ơn chị.

P. Thảo: Cảm ơn Thái. Nếu mà Thái chỉ hỏi về cuốn sách thôi thì chị xin trả lời một chút chứ còn hỏi về kinh nghiệm nuôi con của chị thì chị chia sẻ rất là thật là chị nghĩ là không phải là một bà mẹ tốt bởi vì chị hay và thường thường đến tận bây giờ chị vẫn dồn nhiều thời gian cho công việc nhiều hơn, cho nên cũng không thật sự là một bà mẹ tốt lắm.

Nhưng mà có một cái điểm đồng trong nuôi dạy con thực tế thì có một cái điểm đồng điệu với cả chia sẻ của Thái vừa nãy đấy là mình chú trọng vấn đề về đạo đức cho con nhiều hơn chú trọng về vấn đề là kiến thức. Thì thực ra cũng một phần là mình có ép cậu cũng không được bởi vì cậu khá là cá tính, cho nên thành ra là với mỗi một đứa trẻ thì nó là một cái thế giới, rất khó để có công thức chung cho tất cả mọi đứa trẻ.

Chỉ có một cái công thức nền tảng thôi đó là mình yêu nó vô điều kiện và mình yêu thương nó và mình thường xuyên quan tâm đến nó, thì đấy là một công thức nền tảng chung. Chứ còn với mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có một cái cách tiếp cận khác nhau một cái kỹ thuật khác nhau để mình trao đổi, thì đấy là về nuôi con thực tế.

Còn cuốn sách “Nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật” chị có nhân duyên là chị dịch, thì cuốn đấy thì dịch cũng khá là lâu rồi chị cũng không còn nhớ quá nhiều những chi tiết ở trong đấy, nhưng mà phải nói là đó là cuốn sách rất là hay có những kỹ thuật có những chia sẻ của vị tiến sĩ về tâm lý giáo dục trẻ em nhưng mà đồng thời cũng theo Phật giáo Tây Tạng. Thì trên cái nền tảng Phật giáo Tây Tạng đấy thì bà có chia sẻ ra những cái cách để nuôi dạy con, tuy nhiên khi đọc xong hết cuốn sách thì mình sẽ thấy có hai vấn đề ở đây.

Vấn đề thứ nhất là để nuôi dạy con bằng trái tim của một vị Phật thì chính người cha mẹ phải là một vị Phật trước đã. Thứ hai là người cha mẹ phải coi người con của mình cũng là một vị Phật là một người thầy của mình chứ không phải là coi con của mình ở cái tầm ở phía dưới. Thì đấy là chị đang đút kết những cái ý cốt lõi không phải chi tiết thì thật sự là cũng quên rồi.

Cái thứ hai nữa trong cuốn sách mà chị nhớ rất là rõ đó là làm sao dạy cho con hiểu được tất cả mọi cái việc làm của con những cái quyết định của con phải thấy được cái giá trị bên trong. Ví dụ như con đi học ở trên trưởng chẳng hạn thì con phải thấy rằng là con phải cảm thấy là hạnh phúc và cái việc học đấy của con mang lại lợi ích. Tức là những cái giá trị ở bên trong chứ không phải những giá trị ở bên ngoài, chứ không phải là điểm số không phải là con mặc cái áo đẹp rồi bạn con khen mà quan trọng rằng là cái cách con thể hiện ở trường lớp như thế nào. Hay là như con có làm bất cứ một hoạt động thiện nguyện nào thì không phải là con phải thu gom được nhiều những cái quà tặng để gửi tặng cho những bạn ấy, tức là không phải là mắc bệnh thành tích mà quan trọng là tấm lòng của con đối với cả người được nhận quà.

Thế thì cuốn sách đấy tác giả họ tập trung khá nhiều vào trong cái giá trị cốt lõi bên trong của đứa trẻ, và trong cái quá trình mà mình giáo dục đứa trẻ thì mình cần phải hướng đứa trẻ tập trung vào những giá trị bên trong đấy. Nhưng mà nói chung thì chị thấy rằng là với những trẻ mà dưới lớp 6 thì cái việc tác động đến hành vi và thói quen suy nghĩ của trẻ sẽ dễ hơn rất nhiều so với những bạn từ lớp 7 trở lên bởi vì tuổi teen thì rất là khó, rất là khó để tác động vì các ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi bạn bè rồi. Thì chị chia sẻ một ít thế thôi.

Xin mời mấy cô chú Cần Thơ chia sẻ về hai chủ đề giáo dục và chuyển tâm. Thì trong quá trình mà mấy chú thiền định hay gì đó mà mấy chú chuyển tâm mấy chú thấy hoàn cảnh thay đổi sao hay có niềm vui gì đó, mấy chú có thể chia sẻ để tụi con thêm động lực ạ? Mời chú Hải ạ.

Chú Hải: Thưa Thầy và thưa đại chúng! Về cái chủ đề tính sáng và tính thiện đó thì mình cũng có nói thêm một cái ý nữa là về cái tính sáng với tính thiện theo cái nghĩa là nếu là mình có thể truyền đạt cho người khác mà không phân biệt lứa tuổi. Mình có thể dạy nó từ lúc nhỏ được, cái tánh nó lúc nào cũng thiện nên mình có thể dạy nó được hết. Nhưng mà cái tính sáng theo cái nghĩa là thông minh thì có thể dạy từ nhỏ được, còn cái tính sáng mà bản tánh của tâm mà nó sáng thì cái đó là phải có duyên ... mình mới có thể chỉ nó cái đó được. Thậm chí như là kể cả người lớn rồi thì mình muốn chỉ cho họ cái tính sáng đó họ đủ tuổi họ đã lớn rồi thậm chí già rồi nhưng mà cũng không đủ sức để mà nhận ra tính sáng.

Thành ra mình thấy cái đặc điểm của cái tính sáng, tính thiện mà Thái hồi nãy có nói đó, mình chỉ cho nó cái tính thiện từ nhỏ rồi có thể là nó làm điều thiện dần dà nó sẽ không còn cái chấp giữa cái tôi với người nữa, nó làm thiện đến mức nào nó sẽ biết được tính sáng.

Còn chẳng hạn như cái tính sáng đó nó có hai khuynh hướng, một là cái sáng để nó củng cố cái khả năng của mình hay là cái tôi của mình, nó khác với cái tính sáng mà nó là quang minh, cái từ quang minh trong Phật giáo tức là bản tính của tâm. Tính sáng này học trò cũng phải tuỳ theo học trò mới có thể dạy được chứ không phải ai mình cũng nói là tính sáng, mình cũng nêu một ý vậy thôi, nều mà quý vị các bạn thấy nó có cái gì mà không đúng thì mình có thể bàn thêm về vấn đề đó.

Rồi cái phần mà nói về bốn cái chuyển tâm đó thì mình thấy vấn đề bốn chuyển tâm đó là mình phải xoay lại mình nhìn thẳng vào cái cuộc sống của mình, thì chuyển tâm ví dụ như là có cái bài mà Thầy viết thứ nhất là vô thường, thứ hai là nâhn quả nghiệp báo thứ ba là những cái khuyết điểm mà nguy hiểm của cuộc sống trong .... Mình phải nhìn vào bốn cái chủ đề đó để mình quán tức là mình phân tích mình xem xét cho kỹ càng để mình có một cái động lực để mình thực hành để mình phát hiện ra cái tính sáng và tính thiện mà của Thái nói hồi nãy.

Và nếu mình cứ loay hoay không nghiêm túc với cuộc đời mình thành ra mình để nó trôi qua như Vụ động tác thừa nó nhiều lắm. Thành ra vần đề bốn cái chuyển tâm này rất là quan trọng mà khi mình đã thấm được cái vấn đề của bốn chỉ tâm này thì lúc đó mình mới có động lực để mình thực hành. Và khi mình thực hành rồi, sẽ có một thời gian nó sẽ nhận ra cái sáng và tính thiện như Thái nói hồi nãy. Mình xin có ý kiến vậy thôi. Mô Phật.

Dạ cảm ơn chú Hải ạ, mời cô Th. Hồng.

Th. Hồng: Kính thưa Thầy thưa đại chúng thì hôm nay với chủ đề nói về giáo dục và bốn chuyển tâm. Thì Hồng cũng có một số ý kiến là về giới trẻ bây giờ. Giáo dục nó là một cái hệ tuổi trẻ khác chứ không như lưa tuổi của Hồng hay như lứa tuổi của huynh Thái, cái môi trường giáo dục bây giờ nó rất là hiện đại thứ nhất, thứ hai đó là về vật chất cơ sở mọi thứ rất là đầy đủ, nên khi mình nói về cái khổ hay là cái khó khăn là nó không chấp nhận được.

Nếu là mình trong ngành giáo dục không phải là một người giáo không đâu mà mình nghĩ mình cũng là một nhà tâm lí nữa. Khi mình dạy hoặc là mình truyền đạt gì cho học sinh của mình là mình cũng phải có cái tâm lí với cái lứa tuổi mình đang dạy nó, thì khi mà mình hiểu mình nắm bắt được những cái tâm lí đó thì mình sẽ truyền đạt mình biết nó đang cần gì và mình hướng nó theo một cái hướng tích cực giống như là tính sáng và tính thiện mà huynh Thái có chia sẻ.

Tuổi nhỏ không biết tánh sáng tánh thiện nhưng trong nó đã có thiện căn, là người giáo viên thì phải có nguồn năng lượng tươi sáng, tỏa ra chính mình thì hành động và lời nói mình mang tính thuyết phục hơn. Khi mình đưa một quyển sách cho đứa trẻ đọc mà mình không biết chúng đang cần gì, thì chúng cảm thấy chán. Giới trẻ hiện giờ chạy theo cảm xúc quá nhiều, tâm nó rất loạn hoặc năng động quá mức, mà mình kêu chúng đọc sách, nếu chúng không đọc thì sao, quan trọng nguồn năng lượng chính người truyền đạt phải có năng lực để hướng chúng theo đều tốt lành nhất mà các vị Tổ, Thầy dạy. Vì sinh ra ai cũng có thiện lành nhưng chúng ta phải khơi gợi để thiện lành tăng trưởng, ví như đã có hạnh phúc thì phải làm sao có hạnh phúc hơn nữa, thì phải nhu cầu tâm linh cao hơn thì lúc đó mình hướng đến tánh sáng tánh thiện các vị hay dạy.

Bốn chuyển tâm, thì mình chỉ chúng một trong bốn việc như tin nhân quả, khi tin nhân quả thì cuộc đời chúng tốt đẹp hơn, cuộc sống tốt đẹp thì việc làm nó thành công hơn, chỉ do nguồn năng lượng của người dạy truyền đạt như thế nào thôi.

Viên Từ: Kính Thưa Thầy và Đại Chúng.

Chủ đề Giáo dục và Tứ chuyển tâm thì V. Từ có đóng góp.

Giáo dục này không phải giáo dục riêng cho trẻ nhỏ hay trưởng thành, mà giáo dục ở đây là sự học và dạy, trong suốt cuộc đời chúng ta là học và dạy. Học những lời hay, lẽ phải những gì thiếu thì chúng ta học. Như ở đây chúng ta đang theo học vị Thầy, do chúng ta đang thiếu một cái gì đó.

Dạy những gì đời sống này có ích cho những ai đang cần đó là ý nghĩa của sự giáo dục.

Còn chuyển tâm, không phải dạy từ nhỏ chuyển tâm lớn lên mới làm người tốt. Như từ lúc nhỏ V. Từ cũng rất dữ dội, nhưng khi lớn lên tâm mình bắt đầu thay đổi, chuyển tâm ở đây không phải từ lúc nhỏ hay lớn lên mình biết suy nghĩ hay quá già, trải quá nhiều kinh nghiệm rồi mới chuyển tâm. Chuyển tâm là mọi lúc mọi nơi, chuyển tâm là thay đổi chính mình cho mình càng ngày càng tốt hơn, con đường tất yếu là ngày càng hoàn thiện toàn diện hơn. Đó là sự chuyển tâm.

Viên Từ có câu hỏi cho hai diễn giả là “Nền tảng nào cho giáo dục và nền tảng nào cho chuyển tâm đó, dựa trên đâu để có giáo dục và dựa trên đâu để chuyển tâm?

Thái: Kính thưa Thầy và Đại chúng. Cảm ơn Cô V. Từ.

Tính sáng và tính thiện vốn có của các em phát ra, chúng ta bằng nhiệm diện nào đó của giáo dục, mọi hoạt động của giáo dục, mọi thứ xoáy quanh một trục là tính sáng và tính thiện đồng thời hai mặt này đồng thời phải xảy ra thì đó là nền tảng.

Như phương Tây thì chú trọng đến sáng tạo khám phá quá, phương Đông chú trọng đến tính thiện quá, thì bị lệch đi, chúng ta xem nền tảng con người mình là gì, trong kinh điển có dạy trí huệ và phước đức, hai bánh xe đó phải đi đôi không thể bỏ, thì đó là nền tảng. Chuyển tâm cũng chuyển về tính sáng tính thiện đó, như mọi người có chia sẻ, còn đi sâu vào Phật pháp thì đó là sự hợp nhất về tính thiện và tính sáng.

Hải: Thật ra đạo đức hay chuyển tâm cũng là một tâm, do tâm phân biệt, khi giáo dục thì dùng ngôn ngữ là đạo đức, Phật giáo là chuyển tâm, nhưng nền tảng chung là tâm. Như trẻ nhỏ biết tâm còn mình lớn lên chút học Phật pháp thì dùng chuyển tâm, tất cả cũng quay về nguồn tâm duy nhất đó.

Bình: Nền tảng chung của chủ đề mà Thầy hay dạy là Phật tánh, nền tảng đó gồm có trí huệ và từ bi.

Lượng: Tại sao Thái chọn là tính sáng và tính thiện, tại sao chuyển tâm, phải làm sao thuyết phục?

Như Lượng nghĩ thì tính sáng và tính thiện đưa chúng ta đến hạnh phúc, tứ chuyển tâm cũng đưa chúng ta đến hạnh phúc, tại sao chúng ta dựa vào tính sáng và tính thiện, như các bạn trẻ giờ làm việc rất nhiều liệu có hạnh phúc hay không, khi đau bệnh người ta có hạnh phúc hay không, chết có đưa đến hạnh phúc hay không. Tính sáng và tính thiện làm sao đưa đến hạnh phúc tối thượng. Thân người quý báu, tin nhân quả, đời sống này nguy hiểm, vô thường, vậy chúng ta chuyển tâm để đưa đến hạnh phúc tối thượng.

Như các em nhỏ chúng ta cũng dạy nó chuyển tâm, chuyển tâm bất cứ khi nào. Khi các nhà khoa học tạo ra con robot nhưng không thể làm mọi việc thay thế con người được, chỉ có con người ta mới làm được mọi thứ, ngay tại đó chúng ta dạy cho các em nhỏ là thân người là quý báu, hay giáo dục các em nhỏ về tình yêu thương mở rộng tâm như trong quyển “Dạy con như một vị Phật”, đưa con mình là một vị Phật, và chúng ta học hỏi con mình, cùng học lẫn nhau, năng lượng tính sáng tính thiện của mình tới đâu thì khơi gợi ngay con mình ở đó.

Ví dụ như: ngày hôm qua đến giờ nói đến sự viên tịch của sư ông Thích Nhất Hạnh, thì sư ông là một vị rất là lớn thì ngài dạy về sự hòa bình là một trong những con đường của ngài là ngài đã đi về sự hòa bình. Thì sự hòa bình đó là sự yêu thương, đó là tình yêu thương và tình yêu thương mở rộng tâm ra. Tâm ta càng mở rộng ra thì tánh sáng của tâm ngày càng mở rộng vậy cho nên rất là dễ dạy mấy em nhỏ. Cho nên đừng nói là không phải lấy học sinh làm trung tâm mà đối với Lượng là lấy vô trụ làm trung tâm. Vô trụ là gì? Vô trụ tức là khi một vấn đề chúng ta đưa ra hỏi em nhỏ chúng ta nhìn mọi khía cạnh, hỏi các bạn đó các bạn trả lời, thậm chí giáo viên phải trả lời trong một chủ đề đó đó là vô trụ làm trung tâm.

Mà chúng ta nhìn một chủ đề bằng rất nhiều khía cạnh, chính nhờ chúng ta nhìn các chủ đề bằng nhiều khía cạnh giáo dục các em như vậy thì cái tâm của các em mới mở ra và tính sáng của các em cũng được mở ra. Cho nên cái tính sáng và từ tính thiện đó chúng ta mở rộng tính sáng cho các em ra hoặc là đưa đến sự hạnh phúc cùng nhau, hoặc là từ bốn chuyển tâm đó thân người quý giá chúng ta phân tích, chúng ta mới đưa một động lực cuối cùng những cái đó đưa chúng ta đến hạnh phúc, như vậy chúng ta mởi chuyển tâm chúng ta bắt đầu chúng ta mới hướng tới tính sáng, tính thiện trong Phật giáo hay nói là trí tuệ và từ bi. Xin hết ạ.

 

Dương: Con xin kính chào Thầy. Kính chào Đại chúng. Hôm nay là một buổi chia sẻ rất là bổ ích chúng như là rất nhiều ý nghĩa vì thật sự là chủ đề này chính bản thân con cũng có rất nhiều suy nghĩ. Và mình luôn thấy mình không phải chỉ mình là giáo viên hay chỉ là những người đang hướng dẫn thì bản thân mình mới có suy nghĩ này. Mà cả cuộc đời này. Thật sự, sự nghiệp giáo dục hay cái từ giáo dục mà chúng ta cần có một cái gì đó cần xem xét và suy ngẫm về nó và có những thực hành.

Bản thân con cũng có gia đình, và cũng có con, và chính bản thân con cũng là một con người. Trên sự hoàn thiện khi đọc cuốn sách “Con người toàn diện, hạnh phúc toàn diện” thì con thấy là bản thân chúng ta sinh ra cả cuộc đời này có lẽ việc chúng ta học cách làm người để nên người đó là một cái điều lớn lao rồi. Và ngày xưa con hay nghe những câu “nhân chi sơ tính bổn thiện” đó là chính những cái ở trong những câu ca dao là những bài học đầu tiên và thật sự là điều gì đó trong khi giảng dạy, con cũng may mắn trên hành trình 12 năm, con đứng trên bục giảng từ chính các bạn sinh viên, từ chính những người học trò của mình cũng như là con học được rất nhiều từ chính con của con.

Thế thì còn đặt ra những câu hỏi, các thế hệ cũng có những yếu tố cũng như cô Hồng đã nói có nhiều yếu tố, và ở đây có những yếu tố gì. Đó là thời kỳ giai đoạn nó khác nhau, nó cũng ảnh hưởng đến những tâm sinh lý, ảnh hưởng đến những bạn trẻ.

Và đến bây giờ cái thời sinh viên bây giờ cũng khác rồi. Lí do vì sao như vậy. Những ai mà làm cho trong lĩnh vực giáo dục, mỗi người thấy rằng cái việc mà nền văn minh càng ngày càng phát triển, càng ngày càng hiện đại, thì nó bị ảnh hưởng. Ví dụ như những cái nhà nghiên cứu khoa học, họ đã tạo ra những phát minh hướng đến những cái như là hòa bình hay là hướng đến những tình yêu thương để cho tất cả mọi người cùng hướng đến một cái địa đàng hạnh phúc. Và ta có những điều mà chúng ta đã hiểu rất rõ, chúng ta đang sống trong thế giới có âm có dương có những cái nhị nguyên, có hạt giống tốt, hạt giống thiện cũng như là hạt giống xấu, và hạt giống ác. Vậy thì làm thế nào đây. Cha mẹ làm thế nào. Và thầy cô giáo tất cả chúng ta làm thế nào thì đầu tiên chúng ta làm gương, chúng ta sống thiện đã, chúng ta sống tốt đã, và chúng ta cái con người để cho các bạn nhỏ học, bởi vì các bạn nhỏ học rất là nhanh. Các bạn nhỏ ảnh hưởng chúng ta rất là nhanh, bản thân chúng ta khác bây giờ chúng ta bị nhiễm rất là nhiều bởi vậy chúng ta mới trở về. Còn gốc chúng ta, cũng như chúng ta nói gốc là Phật tánh, tất cả chúng ta đều có tánh sáng vì nó bị nhiễm.

Cái đầu tiên, chúng ta phải thấy rằng tình yêu thương ai cũng có. Cái tâm đó rất là lớn nhưng mà bởi vì chúng ta bị ô nhiễm, chúng ta bị quên đi bản gốc, bản lai diện mục của chúng ta. Thành ra chúng ta cần có những phương pháp con đường như Đức Phật, cũng như các vị thánh, Lão Tử, Khổng Tử, hay là những nhà hiền triết tất cả những nhà văn minh đều có. Họ đã từng đi qua và họ để lại cho chúng ta những phương tiện công cụ nhưng mà chúng ta phải bước đi. Giống như Đức Phật đã nói chúng ta phải thắp đuốc lên mà đi.

Một ý đầu tiên của con là với con giáo dục thì đầu tiên là nhất thiết. Trong cái nền tảng đó, trong cái tình yêu thương đó khi chúng ta có tình thường, và có tâm từ bi đó tất cả mọi cái thì sẽ có một sự rung động, và sự thay đổi rất lớn và trong mỗi người mỗi có đều có bởi vì khi nó được kích hoạt thì tự động nó sẽ tự thay đổi chứ không nhất thiết chúng ta phải có cách thức nào đó và bản thân đều có. Nên con nghĩ việc làm gương mà chúng ta trở thành một cái người bố, một người mẹ hay một người con mẫu mực theo chuẩn mực đạo đức.

Theo bên đạo Khổng thì có Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín, ta thấy mỗi chữ đấy nó đều có ý nghĩa nào đấy, nó giúp cho nền tảng của con người và đức hiếu mình dạy đối với chữ hiếu của người Thầy, người cha mẹ mình đó là điều rất là. Nếu Thái có đọc các cuốn sách đệ tử Qui, hoặc là nền tảng bên H.T Tịnh Không chia sẻ và hoằng dương rất là nhiều thì ngay cả cái việc đó chính bản thân mỗi con người chúng ta. Chúng ta hằng ngày, chúng ta sẽ phát triển tâm từ của mình, phát triển tình yêu thương của mình, nó cứ lan tỏa ra nó cứ cộng hưởng. Dần dần yếu tố đầu tiên là mình. Sau đó yếu tố con người xung quanh mình, con cái hay bố mẹ hay vợ chồng rồi sau đó lan dần ra ngoài xã hội, rồi nó lan dần ra. Như chúng ta ở đây có môi trường rất nhiều những cơ hội và internet là cái cũng rất là tốt để giúp chúng ta lan tỏa những điều này rất là nhanh và tất cả những điều này trên thực tế những điều thiện lành hay lòng biết ơn được lan tỏa rất nhiều.

Chính ngài Thích Nhất Hạnh là người dành cả cuộc đời cho dấn thân cho nhân loại và người tiếp nối tình yêu thương, và năng lượng đó là năng lượng của sự sống thành ra là con không cảm thấy buồn, con không cảm thấy tiếc nuối, con cảm thấy là người trở về và hòa nhập với năng lượng đó, cái không khí và khi mà con đọc được những lời chia sẻ của mọi người con vô cùng thật là xúc động, và con vô cùng biết ơn Thầy và tất cả mọi người. Ngày hôm nay chủ đề này thì có một chủ đề mà chúng ta sẽ không phải chỉ bàn trong buổi hôm nay mà có lẽ khi Thái mà phát một hạt giống thì hạt giống đó sẽ được rất nhiều người, và sự cộng hưởng của rất nhiều người họ sẽ cùng chung sức và họ cùng hướng đến điều tốt đẹp này và năng lượng bình an và năng lượng yêu thương đến.

Sau buổi này sẽ có những cái chuyển hóa đến và đặc biệt là trong năm 2022. Bởi vì năm 2022 được coi là một năm nó sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Đặc biệt là đối với những người có tình yêu thương và đối với những con người kể cả những cái chúng ta hướng đến những điều, nó sẽ là những cái tốt đẹp hơn chắc chắn là như vậy. Bởi vì là con người biết cách quay về chính mình rồi bởi vì thực sự cái điều này là sự thiếu sót bởi vì đó là tại sao không có giáo dục trong tâm linh, tại sao không có nền tảng giáo dục trong tâm linh, tại sao không có những cái thiết thực giúp ích cho các bạn để có những cái nền tảng để các bạn ấy có nội lực, có phương tiện công cụ để khi bạn ấy bước ra ngoài đời, các bạn ấy có thể hoàn toàn tự tin để đứng vững trước những giông tố chu kỳ giai đoạn của các bạn ấy rất cần những sự hỗ trợ đặc biệt là cái sự đồng hành.

Bởi vì là chúng ta để ý thấy bởi vì nếu trên con đường này chúng ta không có vị thầy, nếu chúng ta không có những người thiện tri thức, không có cô chú anh chị hay không có những chương trình này, không có sự tiếc nuối này thì thực sự là chúng ta sẽ có nhiều lúc tối tăm. Lý do tại sao? Lý do rất đơn giản bởi vì tập khí của chúng ta. Con người của chúng ta nhiều kiếp sống khác nhau rồi, chúng ta đã quen nhiều huân tập với những điều đó và chúng ta xác định lây nhiễm.

Bản tính của chúng ta sanh ra là lây nhiễm và con nghĩ rằng những điều này rất cần những người như Thái bởi vì Thái là người gieo hạt giống vừa đi gieo mầm và không chỉ mỗi Thái, không chi những giảng viên ngoài kia và tất cả bố mẹ, tất cả những con người của chúng ta hiện hữu ở đây, mỗi chúng ta là ánh sáng là những tình yêu thương và một sự sống. Chúng ta có thể lan tỏa những điều đó ngay bằng cách là chúng ta thay đổi chính mình , chúng ta làm những điều rất là nhỏ thôi, khi chúng ta bước vào một cầu thang máy, rác ở đó chúng ta nhặt lên biết đâu đó trẻ nhỏ ở gần đó nhặt lên và hành động đấy được lặp lại và em nhỏ đó sẽ nhặt lên, nó rất là nhỏ thôi, tất cả những điều này sẽ thay đổi thế giới và thay đổi chúng ta nếu chúng ta bắt tay vào chúng ta làm và thật sự chúng ta dấn thân giống như sư ông Thích Nhất Hạnh đã từng nói và chúng ta đừng có ngại sai và bản chất sai nó giúp chúng ta hoàn thiện.

Con xin chia sẻ đến đây thôi bởi vì chủ đề này con cũng chuẩn bị rất là nhiều. Nhưng con nghĩ ở đây mỗi một người sẽ nghĩ những cái ở bên trong mỗi người và con xin phép sẽ chia sẻ sau với Thái và chia sẻ sau với anh Hải và con xin tri ân đến hai người đã có một chủ đề này. Con rất mong trên hành trình mà anh Thái đang làm con cũng có thể đồng hành cùng hỗ trợ thì con rất là vui ạ. Con xin cảm ơn Thầy và cảm ơn Đại chúng và tất cả mọi người.

L.Anh: Dạ, em xin chào thầy và đại chúng ạ. Em cũng mới tham gia nhóm hỗ trợ thuốc của a. Tuấn. Hôm nay là buổi đầu tiên em sinh hoạt chung với mọi người, theo hai chủ đề: Giáo dục và Chuyển tâm. Em không có kinh nghiệm, em không làm trong lãnh vực giáo dục.

Theo trải nghiệm của em thì những bạn trẻ thời nay có khoảng cách thế hệ quá lớn. Trong thực tế công việc của em, em cũng có hai bạn nhân viên ít hơn em 8 và 10 tuổi, do môi trường lớn lên và giáo dục khác nhau, cũng có nhiều suy nghĩ, tư duy khác nhau rất nhiều. Mình cũng phải điều chỉnh sao cho phù hợp với các bạn trẻ bây giờ, có hướng dẫn để không bị quá xa nhau.

Ngoài hỗ trợ nhóm thuốc cho anh Tuấn, em có tham gia một tổ chức phi chính phủ, tiếp xúc rất nhiều bạn trẻ, độ tuổi khoảng 95 - 96 cho tới 2K, các bạn thật sự có năng lực, nhưng suy nghĩ quá khác với em, dù em không phải là quá già. Cách làm việc, tư duy và suy nghĩ của em với các bạn quá khác nhau. Các bạn cá nhân hoá, cái tôi rất lớn. Thời trước, tụi em không như vậy. Các bạn bộc lộ hết tính cách, quan điểm cá nhân của mình rất mạnh mẽ. Xã hội bây giờ phát triển, các bạn tiếp cận thông tin rất sớm so với lứa tuổi thời xưa như em đi học. nên em cũng phải điều chỉnh để cho có sự phù hợp. Đó là trải nghiệm của em.

 

 

Toàn: Kính thưa thầy và đại chúng, em cũng không làm gì về giáo dục, nhưng quan sát của em là thế hệ tiếp theo sau em sống hơi ảo nên họ nâng cái tôi của họ lên hơi cao. Với vai trò của những người làm giáo dục, cần tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với đời sống nhiều hơn, cho họ vui trong cái vui của cái thiện. Hồi nhỏ, em rất vui khi được qua chùa sinh hoạt. Niềm vui đó khi được trải nghiệm từ nhỏ, hạt giống thiện được gieo trong em. Khi lớn lên, hành động hướng về hạt giống thiện đó nhiều hơn. Em xin hết.

 

Hải: anh Lượng có chia sẻ làm sao để chuyển tâm, tư duy. Đó là một hướng đi đúng. Mình tư duy sao mình chuyển tâm được. Bắt buộc mình phải chuyển tâm thôi. Mong mọi người có thêm ý kiến sao cho rõ.

 

Nguyên: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Khi nghe Toàn và L. Anh chia sẻ, mình đồng ý là giáo dục hiện tại đề cao tính cá nhân rất nhiều. Mình có một lần được chia sẻ của một bạn trẻ là để bạn phát triển được, bạn phải đấu tranh, lấn át người khác. Với tư cách là người làm giáo dục thì Thái có suy tư gì về việc này hay không. Và có cách nào để dần định hướng các bạn trẻ. Dù mình biết là mình chỉ là một tác động nhỏ thôi, nhưng có một nguyên lý, hiệu ứng cánh bướm, thì có thể tạo ra sự thay đổi lớn mà mình không thể nghĩ được. Thì Thái có suy nghĩ gì?

 

Thái: Có hai mảng. Hiện tại là có hai mảng. Em làm có một mảng thôi vì tâm mình còn hẹp quá. Mình làm cái có thể làm được, có thể thay đổi được dù là nhỏ. Tức là lớp 6, đầu vào, có vài trăm em, em tiếp xúc được vài chục em, và có thể nó đồng hành với mình tới lớp 12 luôn. Và khi đó thì cả nhà nó đồng hành với mình luôn. Đối với mình, mình nuôi dưỡng nó từ nhỏ, nên nó đồng hành với mình luôn. Nhưng như vậy là việc nhỏ thôi.

Em rất là xúc động khi gần đây, thầy phát động một cuộc thi, tìm hiểu, trình bày suy nghĩ của các em về chủ đề: ngày nay học tập, ngày sau giúp đời. Khi đó, nó rất là rộng, cả nước này. Tầm nhìn của thầy làm em phá vỡ cái tâm hẹp hòi của mình. Nó sẽ rộng ra. Trong quá trình các em suy nghĩ, dù đó là khẩu hiệu, chúng ta đọc phớt qua, không suy nghĩ về nó thì nó chỉ là khẩu hiệu thôi, dữ liệu bên ngoài. Cách làm, khi mình phát động một cuộc thi, có giải thưởng thì kích thích các em tư duy, suy nghĩ, đánh thức tiềm năng của các em lộ ra.

Ở tuổi của các em, nếu tư duy cái gì mạnh thì nó sẽ theo các em cả đời, định hình cuộc đời của các em, khiến đời sống của các em có ý nghĩa về sau này luôn. Em thấy là em rất sung sướng, vui mừng. Em sẽ làm kế hoạch để trình cho đại chúng. Khánh Dương có thể lan toả ở Hà Nội, các cô chú ở Cần Thơ có thể giúp thêm, chia sẻ ra. Hy vọng là nó sẽ phủ được càng nhiều càng tốt. Nếu các em tư duy, suy nghĩ nhiều hơn thì nó sẽ thay đổi cuộc đời của các em. Đó là chia sẻ của em ạ. Em xin cảm ơn.

 

Hải: Đó là một sân chơi bổ ích, tạo động lực cho các em. Xin mời Nam có ý kiến.

 

H. Nam: Dạ, thưa thầy, thưa đại chúng. Con có một câu hỏi cho hai vị diễn giả thôi ạ. Mình cũng từng như vậy. Mình cũng có con có những vấn đề như vậy. Rồi những người mình hỗ trợ cũng gặp vấn đề như vậy. Tức là họ sống có một đời thôi. Thì làm sao mình nói người ta chuyển tâm, hướng đến tính sáng, tính thiện được?

 

Hải: Cảm ơn Nam. Có người sống chỉ biết đời này thôi, không tin tiền kiếp, không tin nhân quả gì hết thì thật đáng thương cho họ. Đó là những người không có môi trường. Làm sao mà chúng ta có môi trường, có thầy dẫn dắt, có bạn đồng hành. Lúc đầu tôi không tin nhân quả, nhưng tôi có anh Lượng, anh ấy làm ABCD này, tự nhiên anh ra cái này, thì tôi tin nhân quả liền. Những người trước mắt tôi, tôi thấy họ làm, tôi thấy chị Hương, cũng làm nhân này ra quả này thì tôi tin. Từ những người đồng hành sát với mình như vậy. Nghĩa là làm sao mà mình có môi trường. Xin hết. Mời Thái.

 

Thái: Cảm ơn câu hỏi của Nam.

Giờ không biết nói sao! Công việc giáo dục này nó trãi qua từ kiếp này sang kiếp khác thôi chứ mình cũng tùy duyên mình làm. Mình hiện hữu ở nơi nào mình cố gắng làm ở nơi đó. Chẳng hạn như hiện tại mình dùng cái thân giáo nhiều. Nhiều khi các em nó gặp mình nó thích à. Nó thích Thầy, nó thích môn Toán.

Cụ thể như hôm qua có một em ở Bình Phước về quê dự đám cưới, nó học lớp 7. Lớp 7 là lứa tuổi khủng khiếp lắm, quậy dữ lắm, thay đổi dữ lắm. Từ trước giờ chưa từng nói chuyện với em đó lần nào mà không biết sao hôm qua nó cứ lẩn quẩn quanh mình hoài à. Mình cũng hỏi thăm nó vài câu, tự nhiên mình cảm hứng nó. Mình cảm thấy sự khắng khít yêu thương lạ lùng lắm với nó. Mà nó là một tay chơi game dữ lắm, cũng dân trời ơi lắm. Nhưng mà gặp những đối tượng khó như vậy đó như Cô Hồng nãy có nói, nguồn năng lượng của mình tỏa ra được bao nhiêu thì dân trời đánh gì đi chăng nữa, dân hỗn xược, nghiện game đi chẳng nữa, chẳng coi thầy cô hay ai ra gì đi nữa thì hình như nó gặp nó cũng cảm nhận được nguồn năng lượng. Nó cảm nhận được những chuyện đó.

Nếu tâm mình rộng tới đâu thì mình cảm ứng nó tới đó. Mình tùy theo nhân duyên của mình với nó mà mình giúp đỡ nó, nếu có thể thì đồng hành với nó. Đương nhiên với thân giới hạn của mình không thể làm hết được, nhưng làm được bao nhiêu thì làm. Chẳng hạn như mình phát động cuộc thi thì những bạn nghiện game hay lười suy nghĩ thì chắc là không dành cho đối tượng như những bạn đó. Nhưng mình phải thấy rằng đối với những đối tượng đó thì hầu như mình dùng cái tâm mình nhiều lắm. Thì trải nghiệm như thế xin chia sẻ như thế. Cảm ơn Nam.

Cô. Thủy: Dạ, kính thưa Thầy, thưa đại chúng 3 miền.

Câu hỏi của Nam là ngày trước Diệu Lạc khi chưa gặp Thầy cũng đã từng sống mà không có biết, không có nghĩ là có kiếp sau, kiếp trước gì cả, chỉ biết là sống hết đời này thôi. Tuy là mình không làm ác, không làm bậy nhưng mình chỉ biết là mình sống vậy rồi mình mất đi không biết mình đi đâu nữa. Thật sự là vậy.

Thân mình hồi trước bệnh không đi khám luôn, vì không biết thân người là quý giá gì hết vì nó chán đó, chán đời rồi thấy cái gì cũng chán hết. Người mình cũng không có thấy có gì để mà trân trọng cả. Nhưng mà từ ngày vô đây gặp Thầy rồi, Thầy dạy thì qua đó mình biết kiếp này mình được sinh ra làm con người rồi đó thì đó là rất đáng quý. Rồi con người mình hoàn thiện đầy đủ tai, mắt, mũi, họng đầy đủ hết là điều có phước của mình, là để mình học. Mắt để mình thấy, tai để nghe, miệng để nói. Mình sẽ học được những điều hay lẽ phải, nói những điều để giúp đỡ người khác hay là tai để nghe những điều thiện lành vậy đó.

Thầy dạy là đời này đâu có gì là mãi mãi đâu, tất cả mọi chuyện đau khổ hoặc hạnh phúc tất cả đều vô thường hết. Nó chỉ như bọt bong bóng thôi, có đó rồi mất, có rồi mất, thật sự đúng là vô thường. Nói về sanh tử cũng vậy nữa. Mình đâu có lựa gia đình mình sanh ra một gia đình giàu có hay vô một gia đình nghèo hèn mình không có lựa được; rồi tử mình cũng không lựa được giờ mình chết, rõ ràng là như vậy. Diệu Lạc thấy rõ ràng là như vậy.

Rồi tới cái nghiệp: Tại sao mình phải gặp những nghịch cảnh mà người khác không gặp? Đáng lẽ mình sống tốt vậy thì mình phải gặp điều tốt chứ tại sao mình gặp những điều xấu? Vô đây Thầy dạy mình mới hiểu, mình gặp những điều đó có thể là do kiếp trước mình đã tạo ân oán, nợ nần với người ta rồi kiếp này mình phải trả thôi.

Từ bốn chuyển tâm đó Thầy dạy một thời gian thì Diệu Lạc hiểu, hiểu được rồi thì tự nhiên bắt đầu nó bỏ lần lần. Lúc mà hiểu được rồi, cảm thấy nó đúng quá và tự nhiên những phiền não, những sân giận, những tham luyến về cuộc đời, với gia đình này kia đồ đó tự nhiên là nó buông bỏ lần lần và trong tâm mình rất là an lạc và hạnh phúc. Diệu Lạc nghĩ đó là mình được chuyển tâm rồi, đúng không? (đó là theo hiểu biết của Diệu Lạc thôi.) (cười)

Thật sự mình hiểu biết được bốn chuyển tâm đó, mình quán được mình sống sẽ rất hạnh phúc, ngay trong đời sống này chứ không phải đợi đến kiếp sau luôn. Tại vì đã có lúc, Diệu Lạc đang ở đây nè Diệu Lạc thấy đúng là mình đang ở cõi Cực Lạc luôn. Vừa thiền xong mở mắt là thấy “trời ơi, mình đang ở cõi Cực Lạc”. Nó an lạc đến mức độ đó đó, tới hiện cũng vậy.

Diệu Lạc nhìn ra ngoài, về nhà thấy con cháu mình tuy nó vẫn có xe, có nhà cửa, ăn uống đầy đủ nhưng mình thấy trong đó vẫn có những cái khổ mà hồi xưa mình cũng đã từng, mà bây giờ nó chưa có buông được đó. Bởi Diệu Lạc nói đây là đọc kinh cầu nguyện cho tất cả mọi người hiểu được cái lẽ đó, cái chuyển tâm đó để có thể được an lạc hạnh phúc vậy thôi. Diệu Lạc xin hết. (đại chúng vỗ tay)

Hải: Cảm ơn Sư Cô Diệu Lạc rất nhiều về sự chia sẻ rất chân thành.

Trước khi mời mọi người Hải có ý kiến chút về cái trải nghiệm, kinh nghiệm mình tu tập. Ở đây, mình biết chùa cũng lâu rồi nhưng thật sự là mình chưa có chuyển tâm cái ngày mà chị Ngọc mất (cách đây cũng 2 năm) chị Ngọc nói “Hải ơi, 8 năm rồi nha” là chừng 1-2 bữa sau chỉ mất, mà chỉ hay kể về cuộc đời của chỉ lắm, kể 3 lần. Là: “các vị cho chỉ sống 3 năm để tu”, chỉ nói mình hoài, 3 lần lận đó. Khi mà chỉ gặp mình chị nhắc nhở mình lần cuối cùng mà 1-2 bữa sau chị đi, trời, nó ấn vô tâm ghê lắm.

Cho nên là mình cũng nhờ chị gieo duyên, cộng thêm bữa ngày mất của Bà (tức là mẹ Thầy). Tối hôm đó, mình quán chiếu cuộc đời thấy sao mà uổng phí quá, vô thường quá, tự nhiên mình rơi nước mắt, nước mắt nó chảy ra vầy nè tự nhiên vậy à. Thế là bắt đầu mình viết nhật ký về hành trình tâm linh của mình.

Và lần thứ 2, bữa đó là đang tham gia buổi thuyết trình. Mình đang ngồi trên cái võng, đung đưa võng vầy nè. Tự nhiên mình thấy rõ ràng: thấy vợ mình, con mình, thấy sao mà những hoạt động trong cuộc đời của họ cứ lòng vòng lòng vòng; tự nhiên mình thấy mình thương, khởi lên mình thấy mình thương, “sao phí cuộc đời quá vậy”. Đó chính lúc đó mình hiểu được giá trị của cuộc đời này; làm sao tận dụng được cuộc đời này để mà tu tập từng chút một, từng chút một.

Xong rồi năm nay có dịch Covid nữa. Nó tác động đến tâm mình 1 lần nữa. Bốn tháng đó là mình ở nhà mình lo tu tập, lo thiền định. Mình ở nhà mình tư duy, mình viết nhật ký vậy đó. Tự nhiên rõ ràng mình thấy sự quý giá của pháp, sự quý giá của pháp ảnh hưởng đến tâm mình, làm tâm mình an lạc, rất là sung sướng, đỡ bớt những vọng niệm lăng xăng hàng ngày phải lo nghĩ chuyện tiền nong, chuyện công việc, lo lắng cái này cái kia.

Mình thấy rõ ràng đó chỉ là những vọng niệm của mình thôi, chứ cuộc sống nó vẫn trôi một cách tốt đẹp. Thật sự là như vậy! Cho nên vừa rồi là cuối năm có nhận xét góp ý về bản thân đó, bữa đó có mấy người góp ý, có Thầy góp ý, các sư huynh góp ý về con đường mình đang đi, công việc mình đang làm giúp mình thấy những giới hạn những việc mình đang làm vì cái tôi của mình. Mà mình thấy rõ ràng đó là mình qua chùa mình tâm niệm rằng mình là người thấp nhất, mình qua đây mình học để làm sao cái tâm mình nó chuyển, nó không bị những gì mà cũ kĩ ảnh hưởng nữa. Lúc đó là Thầy bắt đầu chỉ cho mình tu đó.

Đó thật sự là những trải nghiệm của Hải. Và tại sao hôm nay Hải làm bốn chuyển tâm, bốn chuyển tâm Hải đọc rất nhiều lần rồi nhưng nó không có tạo được động lực, sự lười biếng vẫn còn nguyên sự lười biếng à. Tuy nhiên, nhờ Covid, nhờ đại chúng như chị Ngọc nhắc mình, nhờ sự ra đi của những người thân, của Bà, nhờ cái này cái kia tự nhiên mình bắt đầu có những thay đổi dù một chút thôi; nhưng mình thấy rõ ràng nó giúp cho cuộc sống của mình hiện nay rất là vui, an lạc hơn lúc trước. Xin chia sẻ vậy, xin hết ạ.

- Mời huynh Tuấn ạ.

Tuấn: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng, xin hỏi Thái một câu. Tại vì Thái có nói về sự phát triển giáo dục đấy và nhận ra được những điểm yếu của nền giáo dục Việt Nam. Thật ra chúng ta thấy từ trên quốc hội đã có rất nhiều cuộc họp rồi, rất nhiều người họ đặt ra những câu hỏi rồi. Nhưng mà chúng ta muốn thì chúng ta phải làm, chúng ta phải đi, chúng ta phải làm ngay từ bây giờ.

Vậy thì chúng ta làm cách nào để chúng ta thay đổi được nền giáo dục của đất nước chúng ta? Bài toán này nó là bài toán lớn nhưng mà nếu mình đặt toàn tâm toàn ý vào đây thì mình sẽ làm được, thay đổi được cả đất nước mình.

Thái: em có nghe lại lịch sử của Nhật Bản, từ năm 1945, 1946 bắt đầu có sự chuyển đổi, bắt đầu thay đổi nền giáo dục và cải cách lớn nhất. Mình thấy đau thương lắm! Em nghĩ chỉ có Nhật Bản mới làm được vậy, thấy sự chuyển đổi từ một chế độ phục vụ cho chính trị sang nền giáo dục khác, mình thấy đau thương lắm. Vậy thì mình nhìn lại Việt Nam mình, mình có làm được điều đó hay không? Cả một xã hội như vậy mình có làm lật ngược được không? Thế nào mạnh đây? Giằng co như thế nào?

Hiện tại Việt Nam mình có rất nhiều nhà giáo dục hoạt động cũng rất là mạnh mẽ. Chẳng hạn như ông Giản Tư Trung nè với tư tưởng giáo dục Khai Phóng, có rất nhiều nhà giáo dục hoạt động rất là mạnh nhưng hầu như là ít quyền nên ít làm được gì trong việc cải tổ giáo dục. Từ giáo dục mẫu giáo đến lớp 12, bây giờ hình như nới lỏng cho đại học, giờ trường tư thục mọc lên nhưng vẫn bị chính trị quản lý một phần nào đó. Nên mình làm được bao nhiêu mình làm thôi chứ câu hỏi quá lớn, chắc em phải tiếp tục tư duy tiếp quá! Xin cám ơn anh Tuấn ạ.

Lượng: Lượng xin tiếp một vài câu thôi, vì câu hỏi của Thái hồi nãy Lượng chưa kịp trả lời về giáo dục hiện giờ. Đó là cái tính sáng và tính thiện mà Thái đưa ra như vậy là đủ rồi. Cơ bản là tất cả chúng ta đều phát ra thông điệp mà hồi nãy Thái nói Thầy đã đưa ra một câu “ngày nay học tập, ngày mai giúp đời” đó. Nội cái đó thôi và tất cả chúng ta khi phát được thông điệp đó lên bao nhiêu bằng tính sáng. Tính sáng đây không phải tính sáng của mỗi cá nhân con người, mà tính sáng đó phải trở thành tính sáng của xã hội. Tính sáng của xã hội thì tự động xã hội sáng lên thì tự động giáo dục sẽ tốt hơn thôi, tính thiện nó sẽ rộng hơn thôi và hòa bình sẽ đến. Cho nên là những câu như “ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”, hoặc là chúng ta cùng nhau thắp sáng cái ánh sáng này lên thì chúng ta mới có thể mong rằng chúng ta cải cách một cái gì đó, cải cách của một giáo dục của một vùng miền, một khu vực, một đất nước hoặc là sự hòa bình trên thế giới này chẳng hạn. Lượng nghĩ là như vậy!

 

Thái: Thưa Thầy, giáo dục giúp cho tính Sáng và tính Thiện của con người được phát ra, xin Thầy dạy cho chúng con xác định như thế đúng chưa, còn thiếu sót gì không? Con xin cảm ơn Thầy.

 

Thầy: Theo Thầy thì có 3 môi trường giáo dục, thứ nhất là ở gia đình, thứ 2 là ở trường học, và cuối cùng là ở ngoài xã hội, xã hội cho mình những tấm gương để giáo dục. Giáo dục là để làm gì, là để con người hoàn thiện hơn về tất cả mọi mặt, đó là giáo dục. Tính Thiện không cũng chưa đủ đâu, giáo dục cái tôi hoang dã của mình, cái tôi mình lớn quá nó hay bực dọc thì phải tự chế ngự nó. Cả cuộc đời này là một công cuộc giáo dục, từ gia đình, cho đến học đường rồi ra ngoài xã hội. Ngoài xã hội có những tấm gương để mình học và hoàn thiện con người của mình.

Ví dụ hồi sáng trong bữa ăn Thầy có hỏi mọi người là học được gì ở ngài Nhất Hạnh, thì mỗi người trả lời theo cái của mình, trăm năm đâu dễ gì có một người như vậy, hiếm lắm, học từ ngài Nhất Hạnh đó là giáo dục ở ngoài xã hội đó. Giáo dục không gói gọn ở tính thiện hay tính sáng gì cả, đó là mang tính lý thuyết quá nhiều. Mình còn thiếu sót điều gì thì mình học hỏi để hoàn thiện. Trong giáo dục, quan trọng nhất là phải tự giáo dục, phải tự học. Như Thái đâu có ở với Thầy nhiều, nên Thái phải tự giáo dục, tự học lấy.

Trong giải Vinfuture gần đây có giải cho 3 nhà khoa học, họ cũng tự giáo dục, tự nghiên cứu tìm tòi để làm ra vắc xin Covid, làm vắc xin theo cách mới. Muốn như vậy thì mình phải có một đam mê, đam mê tự giáo dục, đam mê tự hoàn thiện con người mình, đam mê tự học. Đơn giản lắm, một người A trong một ngày học được 3 điều còn người B học được một điều, thì người B phải học trong 3 đời mới bằng người A, đơn giản vậy thôi. Tài liệu học thì khắp nơi, đều bình đẳng, ai cũng có mắt để thấy sắc, ai cũng có tai để nghe thanh, ai cũng có mũi để ngửi mùi... sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp gì mình cũng có thể học, muốn học thì có thiếu gì.

Học hỏi cái đam mê của người khác, trong 3 vị đạt giải thưởng Vinfuture có vị cũng đã từng làm việc không được trả lương nhưng vì đam mê họ vẫn ngủ lại phòng thí nghiệm để nghiên cứu và kết quả là họ có giải thưởng đó, bởi vì họ ham học, ham nghiên cứu. Thầy thấy trong kinh Pháp Hoa có một câu là Tư Sanh Sự Nghiệp đều là Thật tướng, nghĩa là việc kiếm tiền kiếm sống, sự nghiệp của mình đều là thật tướng, thì mình học sao cho càng ngày càng ngày mình đi vào thật tướng của tất cả các sự vật, trong bản tánh tất cả các sự vật.

Giữa người tu và người học ở đời có khác nhau gì đâu, cả 2 đều muốn tìm ra bản chất của sự vật, khi nào anh tìm ra thật tướng của các sự vật hiện tượng thì anh không học nữa, anh yên ổn trong cái đó. Còn nếu anh tìm chưa ra thì anh cứ tiếp tục. Trong Phật giáo có 4 tầng thánh, 3 tầng thánh đầu gọi là hữu học, có nghĩa là vẫn còn học, còn tầng thánh chót là vô học, là không học nữa. Khi anh tìm ra bản tánh của tất cả mọi sự thì anh còn có cái gì để học nữa đâu.

Kỳ trước Thầy có nói về chữ Science, khoa học có nghĩa là Biết, khi anh biết cái nền tảng, cái bản tánh của tất cả mọi sự vật hiện tượng thì đâu còn cái gì để học nữa đâu. Thái có nói là học cái tính thiện, tính sáng phải không? Tính thiện và tính sáng đó ở khắp nơi chứ đâu phải ở nơi mình đâu phải không? Cái ánh sáng căn bản đó có ở khắp nơi không chỉ ở nơi mình, đó mới là bản tánh của tất cả các hiện tượng và sự vật... rồi có ai hỏi gì nữa không?

 

Hải: Thưa Thầy cho con được hỏi về 4 chuyển tâm. Con thấy đời sống này như chàng cùng tử lang thang trong sanh tử, ham mê sanh tử, con thấy mình thật đáng thương, nhờ có Thầy và đại chúng nên có biết tu một chút, Thầy cho con hỏi là làm sao để mình chuyển tâm cho bớt khổ ạ.

 

Thầy: Chuyển tâm hả, khi nào anh thấy được cái hạnh phúc, thì hạnh phúc đó làm cho anh chuyển tâm thôi, phải không? Anh đi tìm hạnh phúc, khi nào anh thấy hạnh phúc thật sự thì anh chuyển tâm thôi. Khi nào anh thấy an vui thì anh bỏ những cái không an vui, anh phải có kinh nghiệm về sự an vui, ai lại không thích cái tốt hơn. Khi nào có kinh nghiệm đạo mạnh hơn kinh nghiệm đời thì tự nhiên mình chuyển thôi chứ cần chi 'hù dọa' nhau.

Ví dụ khi anh đi du lịch, anh thấy khách sạn nào thoáng mát sạch sẽ khiến anh thư giãn nhiều thì anh sẽ bỏ đi những bãi biển chật chội và nhiều rác, vậy thôi. Khi anh có kinh nghiệm cao hơn thì anh sẽ bỏ đi những kinh nghiệm thấp hơn, thì đó là chuyển Tâm chứ không có gì đặc biệt hết. Một ví dụ khác là Thầy đọc sách bằng đèn cầy cho tới khi có ai đó mua cho Thầy một đèn điện tốt hơn, sáng hơn, thì Thầy bỏ đèn cầy đi. Rồi ai đó nói đèn điện neon màu trắng đó có tần số gây hại cho mắt và mua cho Thầy đèn màu vàng tốt hơn cho mắt, thì Thầy xài đèn vàng tốt hơn và không xài đèn neon nữa. Kinh nghiệm nào tốt hơn thì mình xài nó thôi.

Cho nên, thực sự ở đời này là chọn lựa giữa những kinh nghiệm, chứ không có chuyển tâm gì hết. Cái nào tốt hơn thì anh chọn chứ anh điên gì anh chọn cái xấu. Thành ra trong cái cuộc đời mình, đời cũng vậy, đạo cũng vậy cái gì tốt hơn thì mình sẽ bỏ cái xấu đi. Ví dụ như mình ngồi thiền một tiếng mình thấy tốt hơn là coi tivi. Cái này rất rõ ràng phải không? Thì tôi ngồi thiền một tiếng vậy thôi. Ban đầu nghe nói ngồi thiền một tiếng cũng khó chịu phải không? Đau chân, đau cẳng rồi vậy. Nhưng mà sau này mình thấy rõ ràng là ngồi thiền một tiếng nó hơn là một tiếng coi tivi, thì mình sẽ ngồi một tiếng vậy thôi, chứ có gì đâu mà chuyển gì cho mệt. Rồi vị nào ở Hà Nội hỏi đi.

V. Dũng: Dạ con kính thưa Thầy và đại chúng ạ. Xin Thầy cho con hỏi về bốn tư tưởng trong chuyển tâm thì có cái nói ý thức về sự nguy nhiểm trong sinh tử luân hồi. Con xin Thầy giảng rộng thêm cho con và đại chúng về cái ý này được không ạ.

Thầy: Suy nghĩ một chút thì mình sẽ thấy, theo Thầy thì đời sống bình thường này nó nguy hiểm lắm. Bởi vì đời sống theo như hồi nãy mình nói là để học, tự giáo dục phải không? Nhưng mà mình sẽ thấy một điều, hầu như mình không học được gì hết. Mình thấy người ta khổ nhưng mình có học được gì đâu, rồi mình lại nhảy vô con đường đó mình khổ, mình la làng thôi. Ở đời này mình học được cái gì, học được ít lắm. Thành ra nhiều khi một đời của mình nó vô ích, vì mình không học được gì hết. Hiểu chưa?

V. Dũng: Dạ thưa Thầy, con thấy như bản thân con, ngày trước con cứ học bằng cái trải nghiệm của mình. Sau đó mình thấm thì lúc đó con mới thấy mình thay đổi được hay là mình đưa ra lựa chọn được. Khi mà học hỏi, quan sát người khác con vẫn thấy như là ở ngoài da.

Thầy: Thì đó bởi vậy cho nên học người khác không được phải không? Kinh nghiệm của người khác mình đâu có học được. Kinh nghiệm đời lẫn kinh nghiệm tâm linh mình không học được. Thứ hai là những đau khổ của mình ở kiếp trước nó cũng quên bén hết rồi, những bài học ở kiếp trước mình cũng quên bén hết rồi. Thành ra một đời như không học được gì hết, vô ích. Như Thầy chẳng hạn, nhiều khi biết đâu kiếp trước vợ Thầy bỏ, Thầy ra nhảy sông tự tử, nhưng mà bây giờ Thầy quên bén hết rồi. Thấy mấy cô Thầy vẫn thích như thường. Mình đã từng bị tù vì phụ nữ, mình đã từng nhảy sông vì phụ nữ nhưng mà thấy mấy cô vẫn thích như thường. Thành ra những bài học của kiếp trước nó quên hết rồi, đau vậy chứ phải không? Thành ra một kiếp một đời của mình, mình không học được cái gì hết á. Có hiểu không? Mình thấy người ta khổ như vậy đó mà mình không học được. Rồi cứ nhảy vô, rồi khổ la làng lên. Thành ra cái đầu óc mình vậy chứ nó kém thông minh lắm, nó không học được.

Nguy hiểm là sao? Nguy hiểm là sinh ra sống để học mà mình coi lại hình như mình không học được cái gì hết. Những bài học của kiếp trước mìmh quên hết rồi. Quên bén hết, Thầy cũng quên bén hết, kiếp trước Thầy sao Thầy cũng quên hết. Thành ra bài học ở kiếp trước chết chóc, khổ đau đủ thứ trò mình cũng không học được cái gì hết, quên hết rồi mà phải không, bây giờ học lại. Mà học lại bây giờ mình dòm xung quanh đây mình học, mình thấy mình cũng không học được gì hết.

Ví dụ Thầy thấy đơn giản như ra ngoài biển Vũng Tàu mình thấy đó, nó cắm cây cờ đen là chỗ đó có cái hố dưới đó đó. Nhìn thấy ông kia ông đi ra, ông đi tới ông biến đâu mất, nó lọt xuống hố rồi. Mình cũng tò mò mình ra mình nhảy ra mình tới đó rồi cũng sẽ biến mất. Thành ra cuộc đời mình học mình thấy ít lắm, học là phải bằng kinh nghiệm đau thương của mình phải không? Coi lại thì mình không học được gì hết. thành ra nguy hiểm của đời này là mình sống một đời mà mình không học được cái gì hết. Học vài ba ý tưởng chơi vậy thôi, chứ rồi mình cũng lặp lải những khổ đau của đời trước. Đâu có chừa đâu, mình chưa chừa phải không? Kiếp trước chắc mình khổ đau lắm, chiến tranh từ thời đâu từ thời Mông Cổ, giết người đủ thứ trò. Khổ vậy nhưng bây giờ nghe mùi chiến tranh ình vẫn thích như thường. Thành ra mình coi lại tổng kết cuộc đời mình, tại sao khi người ta chết người ta hay hấp hối? Thấy người nào hấp hối chưa?

V. Dũng: Dạ con cũng thấy rồi ạ.

Thầy: Đó tại sao họ hấp hối? Bởi vì họ thấy cuộc đời họ vô ích quá, phải níu giữ lại cuộc đời, níu giữ lại từng hơi thở, cho nên mới sinh ra cái hấp hối thở như vậy. Chứ nếu như anh thấy anh đã xong rồi anh trọn vẹn rồi, anh chỉ cần thở một hơi dài ra là anh đi thôi. Mà tại sao lại phải níu kéo lại? Bởi vì mình thấy cuộc đời mình uổng lắm, lúc đó mình mới biết uổng thì muộn rồi, không còn làm ăn được gì nữa hết. Còn nếu như mình bằng lòng với cuộc đời của mình, mình chỉ cần thở ra một hơi dài đó là hơi cuối cùng thôi, không có việc gì phải níu giữ lại dữ vậy.

Thành ra mình coi lại, Thầy nói cuộc đời này nguy hiểm là như vậy, nguy hiểm là mình không học được gì hết. Cái gì sai lầm của đời trước mình vẫn lặp lại trong đời này. Thầy đâu phải chưa từng đau khổ đâu, đau khổ tan nát, đau khổ tự tử luôn. Nhưng mà đời này nó quên bén hết à. Thấy vẫn vui vẻ như thường, rồi lại lặp lại cái cũ rồi đau khổ, rồi đời sau lại lặp lại cái cũ rồi đau khổ. Còn kinh nghiệm của người khác ai đau nấy chịu, chứ ai dạy ai được phải không? Ai đạp gai người ấy nấy đau, chứ còn bây giờ giảng nó không tin đâu. Đừng có đi ra đường nghe, ra đường phải mang giày chứ không đạp đinh rồi này nọ. Không tin đâu ra rồi đạp đinh rồi mới xít xoa đường ngoài này đinh nhiều lắm, gai nhiều lắm. Thành ra mình không học được đâu, theo Thầy nghĩ đó là nguy hiểm của cuộc đời. Một đời người nó không học được cái gì hết, rồi mình sẽ lặp lại những nguy hiểm của đời trước.

Theo Thầy nghĩ nguy hiểm chẳng phải là gì hết, là mình không học được cái gì hết. Rồi khi nào khổ đau mình tự an ủi mình bằng những lý thuyết cao đẹp rồi này nọ. Biết đâu thất bại là mẹ của thành công rồi này nọ, nói đủ thứ trò. Thành ra cái tâm mình nó ngoan cố lắm, chứ không phải giỡn chơi đâu. Mình tổng kết lại cuộc đời mình, mình cứ coi những lớp trước của mình, ông bà mình, cha mẹ mình có học được cái gì không? Không học được cái gì hết, đau khổ vậy đó. Cả một đời lăn lộn vậy có học được cái gì đâu phải không? Theo Thầy nghĩ đó là nguy hiểm, nghĩa là nói theo như mấy ông bolero cuối đời vẫn là tay trắng, không học được cái gì hết. Anh sinh ra đã nghèo tay trắng tới hồi chết anh vẫn nghèo tay trắng thôi.

Không có một kinh nghiệm nào hết, không học được cái gì hết. Hỏi nhớ lại cái gì không? Không nhớ. Mà khổ thì chỉ có chảy nước mắt thôi chứ không nhớ cái gì hết, rồi lặp lại. Nên nhớ luân hồi là gì? Luân hồi là lặp lại, luân hồi là vòng trở lại. Mình lại vòng trở lại những cái cũ của mình thôi. Mà đừng có nói gì, cỡ dốt như Thầy thì không nói, ngay cả những nhà thông minh nhất cũng là sai lầm, khi sai lầm rồi mới thấy.

Mình cứ coi một cái chuyện thế giới này, chiến tranh thế giới thứ nhất là sao, chiến tranh thế giới thứ hai là sao, bây giờ có nước muốn chuẩn bị chiến tranh nữa. Mình thấy vẫn lặp lại những cái cũ à, không rút được kinh nghiệm gì hết, phải không? Và nhận loại nhìn vậy chứ nó cũng cứng đầu lắm, nó biết cách đây từ mấy ngàn năm là chiến tranh sẽ không đưa tới cái gì hết. Nhưng mà rồi có ngày nào mà không chiến tranh đâu, không chiến tranh lớn thì cũng thả bom khủng bố. Ngày nào cũng có chiến tranh, rồi trong xã hội cầm mã tấu chém nhau, ngày nào cũng có chiến tranh. Mà biết là chiến tranh không ích lợi gì hết, không giải quyết được cái gì hết.

Nhân loại rất thông mình nhưng mà khó sửa đổi lắm. Có một người nào đàng hoàng trên thế giới này, họ nói từ 2600 năm trước như Đức Phật chẳng hạn, Ngài nói chiến tranh không ích lợi gì hết, chứ mình không có nói nghiệp gì hết. Nhưng mà chiến tranh không bao giờ chấm dứt trên trái đất này. Thành ra cái bài học đó những người thông minh nhất cũng không học được, chứ nói gì đầu óc giống như Thầy thì mình nói làm chi. Thành ra theo Thầy nghĩ đó là nguy hiểm của đời này, đời này mình không học được gì hết, cái đầu óc mình nó làm sao, khó học quá, phải không? Rồi bây giờ có vị nào hỏi nữa không? Mình phải suy nghĩ cho kỹ, mình sống tới bây giờ là bao nhiêu kiếp rồi, mà hình như mình quên hết, không có học được gì hết. Thì mình thấy trong xã hội người ta hay nói rút kinh nghiệm, mà cứ rút kinh nghiệm miết thôi, trong xã hội mình thấy vậy đó, cứ nói rút kinh nghiệm, rút kinh nghiệm miết, người ta không học được, mà đó là những đầu óc thông minh gấp trăm lần mình đó.

M.Thuật: Dạ thưa thầy con không có gì để hỏi hết ạ, con chỉ lắng nghe thôi ạ.

Thầy: Không hỏi thì thầy hỏi lại, bây giờ mình có thích học không?

M.Thuật: Dạ, có!

Thầy: Thấy học có vui không hay học khổ lắm.

M.Thuật: Học khổ lắm ạ, tức là những bài học nó tới với mình mà mình không chuẩn bị trước để mình đón nhận nó thì con nghĩ là hơi khổ một xíu.

Thầy: Những bài học mà mình chưa chuẩn bị nó mới đáng giá đó, có học võ chưa, nó đánh mình một cú say xẩm mặt mày đó mới đáng giá đó, chứ còn mình chuẩn bị trước nó đâu có đánh mình được, vậy là cô này chưa học võ rồi.

Hùng (TN): Kính thưa thầy cùng đại chúng, hôm nay chủ đề tánh thiện và tánh sáng vậy thì thầy khai thị cho con cái hiện tại ngay đây nè, cái tánh thiện của thầy, của con và đại chúng có sẵn như thế nào cụ thể, tánh thiện và tánh sáng cụ thể ngay tại đây.

Thầy: Ông Thái mới nói tánh thiện, tánh sáng chứ còn thầy đang nói chuyện học.

Hùng (TN): Dạ.

Thầy: Ngay tại đây hả?

Hùng (TN): Dạ.

Thầy: Cái này bữa nào lên thầy, thầy nói cho nghe (Thầy và chúng cùng cười), chứ bây giờ mà nói nó hết thiêng, rồi cả chúng bỏ học. Nhiều khi mình nói ra, mấy ông bỏ học, mấy ông không thèm nghe nữa đâu.

Bây giờ thầy hỏi lại ông Hùng (TN), ông thấy học có vui không?

Hùng (TN): Dạ, vui.

Thầy: Ừ, thì phải vui mà vui thì học thêm nhiều.

Hùng (TN): Dạ, vì những câu mà thầy nói con rất là tương ưng, tâm đắc lắm, làm như thầy có lực hút vậy đó, mạnh lắm. Cho nên hồi nãy thầy nói đó, thầy nói là cái tánh thiện nó chưa có đủ điều hiện hoàn toàn nó phải thêm cái tánh sáng nữa, có nghĩa là tánh thiện và tánh sáng đó ngay hiện tại này, hai cái đó nó có sẵn mà phát triển được thì tuyệt vời lắm. Cho nên con nghe cái chỗ đó là con bị thầy hút dữ lắm.

Thầy: Thầy nói cho Hùng (TN) biết là tánh thiện và tánh sáng nó cũng còn thiếu nữa. Cái này là ông Thái ông nói chứ thầy đâu có nói vậy, tánh thiện tánh sáng cũng còn thiếu nữa còn tánh Không nữa (mọi người cùng cười). Mà nên nhớ những cái tánh đó nó nằm trong một cái nói theo như kinh điển là nó nằm trong Pháp tánh hết, phải không? Thành ra ông đi về tánh Không thì nó cũng có tánh thiện, tánh sáng trong đó, ông đi về tánh thiện nó cũng có tánh sáng và tánh Không trong đó. Chứ thiện mà không có tánh Không trong đó, thiện không phải là tánh Không thì cái thiện này nó phát ra một cục rồi ai chịu nỗi, phải không? Tôi thiện quá thì thiên hạ cũng chịu không nỗi đâu, phải không? Có đồng ý không? Ông nào mà tự vỗ ngực cho mình là thiện quá thì mình không nên sống với ông đó, khó sống lắm. Tánh thiện, nhưng có tánh Không nữa, sống với một ông mà ông cứ nói là thiện thì mình chịu không nỗi đâu.

Thành ra tánh thiện, tánh Không, tánh sáng, chứ chỉ tánh không cở như ông Thái ông đi dạy quen rồi thì ông nhấn mạnh tới cái tánh thiện, mà ông không có tánh Không thì học trò cũng khó với ông lắm, quen đi dạy người ta rồi. Thiện gì mà thiện, tự do là thiện, chứ thiện cái gì mà thiện đó nó mới toàn khắp được, phải không? Chứ còn thiện mà thành một cục thì ai mà chịu nỗi, thiện là tự do, toàn khắp không có trụ vào chỗ nào hết đó mới gọi là thiện, phải không?

Th. Linh: Dạ, kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Thầy có thể chỉ cho con với mọi người là làm sao để học được thật là nhiều, mà học đừng có bị quên chứ con học ít mà con cũng hay bị quên?

Thầy: Đơn giản thôi, thầy nhớ một câu thơ của nhà thơ Trần Dần, chỉ cần nhớ một câu này thôi đối với mấy người dịch đó, dịch, dịch cả đời rồi ai chịu nổi, câu thơ đó là: “Một cơn mưa không cần phiên dịch”. Chứ dịch cái gì mà dịch, mà tại sao phải dịch. Một cơn mưa không cần phiên dịch! Còn dĩ nhiên mình làm cái nghề của mình, người ta đọc tiếng Anh không được thì mình chuyển sang tiếng Việt cho người ta đọc người ta hiểu, nhưng mà thật sự ra thực tại nó không cần dịch. Một cơn mưa không cần phiên dịch, cô phải sống cái đó cô mới hạnh phúc được.

Th.Linh: Con cảm ơn thầy và đại chúng.

Châu: Con xin hỏi. Lúc nãy Thầy có nói là chúng con không học được những gì từ kiếp trước đó Thầy, xin Thầy chỉ cho tụi con là làm sao để mà mình học được, có thể ghi nhớ được từ kiếp này qua kiếp sau.

Thầy: Đơn giản thôi, kiếp trước là nó có trong hiện tại này nè, anh học ở hiện tại này anh sẽ biết kiếp trước, không có lôi thôi gì hết đó phải không?

Chắc anh này thích xem phim khoa học viễn tưởng nhiều quá nên muốn anh ngược lại kiếp trước để anh thấy, không có đâu. Hiện tại này nó chứa cả những kiếp trước và những kiếp tương lai nữa. Anh cứ học chỗ này đi, qua rồi mà lui lại, thuyền nào mà trở lui. Mà trở lui lại anh già quéo rồi, học không nổi đâu.

Anh phải ở nơi cái hiện tại này để anh học.

Ph. Thảo: Kính bạch Thầy và Đại chúng! Nói chung con nghe lời giảng của Thầy con thấy rất là trí tuệ và thú vị ạ, con chỉ thấy Thầy nói “một cơn mưa không cần diễn dịch”, trong đầu con chỉ nghĩ Pháp thân của Thầy khi hiển bày ra thì không cần phiên dịch, thế thôi ạ.

Thầy: Để Thầy rờ coi thử Pháp thân của Thầy nó nằm chỗ nào, tự nhiên mình phải rờ xem Pháp thân của mình nằm ở đâu, Pháp thân của Thầy nghe ớn quá. Dùng chữ cho nó dễ dễ chút chứ đừng dùng những chữ kia Thầy sợ lắm, tối này mất ngủ đó.

Thầy không tìm ra Pháp thân của Thầy cho nên bây giờ Thầy phải hỏi Pháp thân của Ph. Thảo ở chỗ nào?

Ph. Thảo: Thưa Thầy, lời dạy của Thầy vừa rồi kéo chúng con đi vào thực tại ạ, con cảm thấy rất là hoan hỷ và lúc trước đây 10 phút khi Thầy nói về việc mọi người không có nhớ về quá khứ, tự dung con thấy con đầy lỗi lầm ở trong người và thấy buồn buồn, nhưng khi con nghe Thầy nói “một cơn mưa không cần diễn dịch” thì con cười suốt nên là con buột miệng nói Pháp thân là như vậy, thì Thầy có hỏi Pháp thân của con ở đâu thì con xin trả lời Pháp thân của con và Pháp thân của Thầy thì đồng với thực tại ạ.

Thầy: Thôi, nói nhiều dễ gây cho người ta hiểu lầm nữa. Vào ngày mai, trang Sách TTT viết vào “một cơn mưa không cần diễn dịch” ở dưới đề là Trần Dần.

Ph. Thảo: con xin tri ân Thầy ạ.

K. Dương: Con kính chào Thầy và toàn thể Đại chúng! Vừa rồi con có được nghe cái chia sẻ của tất cả mọi người cũng như là chia sẻ của Thầy. Thật ra là chủ đề này con có sự chuẩn bị rất là kỹ và con cũng có suy nghĩ rất là nhiều ạ, con muốn chia sẻ điều mà Thầy vừa chia sẻ, bởi vì con để ý thấy là con học cách quan sát và học cái việc quan sát mọi người, cũng như là học Thầy thì Thầy chỉ cho con nó trực tiếp ấy ạ, từ những hành động của Thầy, từ những việc làm của Thầy và từ những lời nói của Thầy ạ, thì con thấy rằng là đôi khi mình học không phải

Thì Thầy có nói về cơn mưa ấy ạ, thì con có thấy là cơn mưa nó rất là hay bởi vì bản thân con, con thấy tất cả mọi thứ trong cuộc sống của mình ấy,

Những gì đang hiện diện xung quanh mình, nó có ý nghĩa của nó, nó không hề phiên dịch ra, nghĩa là nó ra. Như là cây nó rung hay là nó như thế nào đó, nó không có nói ra. Thì mình cứ diễn giải nó, mình cứ theo cái ý thức của mình, và như thế thì mình càng xa rời cái sự thực và cái chân lý cái sự thực thì nó luôn luôn hiện diện bằng cách chúng ta sống ở trong thực tại, khi mà chúng ta học một cái gì đó, thì chúng ta đang trải nghiệm cái việc đó đầu tiên, và con học cái việc đó từ cách đây vào thời gian gần nhất là thời gian con vào chùa ạ, lúc đầu con vào chùa con không biết làm gì ạ, nhưng mà sau con thấy rằng là cái việc mà con hỏi là “Thầy ơi! Học thiền như thế nào?”, thì Thầy mới để ý là mọi người ngồi làm sao? Thì Thầy mới bảo là sao ngồi thiền mà hai cái chân nó cứ nâng nâng thế kia.

Bản thân con để ý là cách Thầy dạy nó rất là khác với những gì mà con đã học ở trong Đại học và các vị Thầy đã dạy cho con về kiến thức, sau này khi con ra Hà Nội thì cách Thầy dạy con, và con để ý khi mà con học cách quan sát, thì kể cả cây cỏ kể cả như con của con, tất cả những học sinh của con chứ không phải mình cứ phải học trong kinh sách hay là Thầy giảng trực tiếp, mà đôi khi Pháp thân của Thầy chính là những cái đó. Pháp thân của Thầy chính là cơn mưa, Pháp thân của Thầy chính là thông qua tất cả mọi pháp đang hiển lộ trước mình, vấn đề là mình có khao khát học, mình có khao khát để uống cái nước pháp đấy không. Con thấy là nếu mình khao khát thì mình học học và mình sẽ hành ạ, còn nếu không thì mình sẽ không có lời hỏi mình cũng không có trải nghiệm bất kỳ cái gì ạ, con rất là mong Thầy có thể chỉ thêm cho con và tất cả mọi người, bởi vì cái này Thầy đã nói cách đây hai năm rồi, và con vẫn chưa làm được, là làm thế nào đưa việc mà chúng ta học này ứng dụng vào trong cuộc đời mà chúng ta chính bản thân chúng ta, cũng như chúng ta giúp cho nhân loại, cái đấy quá lớn ạ.

Bây giờ, trong đất nước Việt Nam, cả thế kỷ vừa qua thì có ngài Thích Nhất Hạnh, và ngài đã mang hòa bình lan tỏa kết nối dấn thân, với tình yêu thương đó, con thấy với Thầy thì con cũng học rất nhiều, nhưng mà học được nhiều thì đó chính là cái lòng từ bi của người, bởi vì nhờ điều mà con đã học được trong buổi mà Giáng sinh đầu tiên mà con vào chùa, thì con chưa từng thấy ngôi chùa nào mà lại có chia sẻ về Noel và phân tích về tình yêu thương của Chúa, thì nó chạm vào tình yêu thương của con, và tình yêu thương của Thầy nó bao phủ, cái năng lượng yêu thương đó nó lan tỏa và nó rung động như vậy, nó … tâm con rất là nhiều, và con hiểu được rằng là trước đây con làm rất nhiều cái bằng cái tôi của mình, để thể hiện được sự hiếu thắng, mình làm được, mình chứng minh được, chứ mình chưa đặt tâm yêu thương, chưa thật sự đưa tâm yêu thương được bản thân mình, khi mà con chưa yêu thương được mình thì giống như là mình không có, mà mình cứ muốn đi cho người khác, đó là điều không thể, mình không thể cho ai cái gì mình không có được ạ, cho nên cái giáo dục này con thấy nó là cái điểm vô cùng quan trọng, và giáo dục gia đình, hôn nhân cũng như là tình yêu thương của cha mẹ, thì môi trường đầu tiên, và những cái như là trong lớp học thì các thầy cô là những người thầy đồng hành, và bên ngoài xã hội là những công việc những mối quan hệ và tất cả những cái này nó sẽ là những trải nghiệm, nó là những bài học mà để chúng ta quay trở lại với thật sự cái bản thể bên trong chúng ta, là cái tình yêu thương và cái năng lượng yêu thương mà đang vận hành sự sống này ạ.

Con xin cảm ơn Thầy ạ, con xin tri ân Thầy và tất cả mọi người ạ!

Thầy: Thầy phải cảm ơn K. Dương, bởi vì K. Dương giảng hết chuyện Thầy nói rồi. Vậy thôi tới đây mình chấm dứt buổi hôm nay.

 

Thầy và Đại chúng hồi hướng!

Nguyện đem công đức này

Đến khắp cùng tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đồng trọn thành Phật đạo