V.Hoàng

Thưa Thầy, hôm nay là ngày bắt đầu vào mùa vu lan báo hiếu, sắp tới là rằm tháng 7, con xin Thầy chỉ dạy và khai thị cho chúng con chuyện báo hiếu và báo hiếu nơi Nền tảng nó như thế nào? Làm sao để mình vận dụng hết tất cả sự hiểu biết trong Nền tảng để báo hiếu nhân mùa vu lan này. Con xin Thầy chỉ dạy cho chúng con ạ.

Thầy

Theo thầy, cái này thầy chỉ học trong kinh thôi. Trong kinh nói muốn báo hiếu cho cha mẹ thì phải dạy cho cha mẹ con đường đúng, con đường phải, dạy cho cha mẹ pháp để mà nâng cuộc đời họ lên và chuẩn bị cho cha mẹ ra đi một cách êm đẹp. Trong kinh nói vậy, không phải tới mùa vu lan mình mới báo hiếu đâu, mà báo hiếu cả cuộc đời của mình lận. Mình có cái gì đó thì chia sẻ phần nào cho cha mẹ, để cha mẹ biết sống như thế nào, sống như thế nào khó lắm đó.

Nói theo phật giáo, chỉ có ông thánh nào đó mới biết sống như thế nào thôi, chứ mình còn quờ quạng lắm. Thành ra, báo hiếu cha mẹ là mình chia sẻ cho cha mẹ pháp và sống như thế nào, sống theo pháp là như thế nào, nói theo pháp là như thế nào, đi đứng theo pháp là như thế nào, tư duy theo pháp là như thế nào, vậy nó mới thấm lần lần, mưa lâu ngày nó ướt đất thì cha mẹ sẽ thay đổi cuộc đời của họ, chuyển đổi cuộc đời của họ qua một tầng cấp cao hơn, và cuối đời thì họ ở tầng mức cao nhất của họ để họ ra đi được dễ dàng.

Mình không có giới hạn trong mùa vu lan đâu, đó là bộn phận của người làm con đối với cha mẹ. Thương là thương suốt đời chứ không phải chờ tới rằm tháng bảy mới nhắc tới cha mẹ, nhỏ vài giọt vậy đâu, mà là cả đời. Thứ hai, riêng về phần mình, cần phải tu hành như thế nào, phải nâng cấp cuộc đời mình như thế nào, rồi mới hồi hướng phần nào cho cha mẹ được. Không những chuẩn bị cái chết cho mình, mà còn phải chuẩn bị cái chết cho cha mẹ. Làm sao lúc đó mình ở mức độ cao nhất để chỉ cho ông bà ra đi, chứ bữa đó tâm hồn mình mà xìu xìu, rồi buồn bã thì cũng bằng không. Cuộc chia ly nào cũng phải có hết, cuộc chia ly nào cũng bắt buộc xảy ra, nhưng mà chia ly trong hoàn cảnh mình ốm yếu quá thì uổng.

Thầy nghĩ, vấn đề không phải là mùa vu này là hết, mà cả cuộc đời mình. Thứ nhất, phải giúp đỡ cha mẹ biết về pháp, cho họ sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Thứ hai, phải tự nâng cao cuộc đời của mình để làm tăng thêm giá trị. Chẳng lẽ, như thầy khi chết rồi ra một cái xác thúi, rồi cuộc đời mình giá trị chỗ nào? Giá trị đó là sự cống hiến cho cha mẹ, gần gũi trong gia đình trước tiên, rồi thứ nữa, cống hiến cho xã hội . Nên người xưa mới nói là tu thân là lo tu cái này phải không? Nâng cấp cái này lên, tề gia là trong gia đình, rồi trị quốc.

Hồi xưa nói trị quốc nhưng giờ nói là đóng góp cho xã hội, người nào cũng là con người của xã hội hết thành ra mình phải đóng góp cho xã hội những gì tốt đẹp phải không? và cuối cùng là bình thiên hạ. Cứ tưởng bình thiên hạ là đem quân đi đánh đông dẹp bắc hả? Bình thiên hạ là nâng tầm cỡ của mình lên đến tầm cỡ quốc tế, sự giúp đỡ của mình lên tới tầm cỡ quốc tế. Ví dụ, những vị thánh hiện giờ ở Tây Tạng chẳng hạn, là tầm cỡ quốc tế, là bình thiên hạ chứ đâu phải là Đức Đạt Lai Lạt Ma bình thiên hạ, là chiêu mộ binh lũy để bình thiên hạ. Ngài bình thiên hạ bằng trí huệ và từ bi của ngài, giúp đỡ nhiều người, đó mới gọi là bình thiên hạ, chứ không phải bình thiên hạ là đi đánh người ta đâu.

Nhiều khi Thầy tự hỏi, sống như vậy cho tới bây giờ, mình đã xứng đáng chưa? Xứng đáng có mặt trên đời này chưa? Đơn giản vậy thôi, khi nào mà thấy sự có mặt của mình ở trên đời là một cái ban phước cho người khác thì lúc đó mình ngon lành rồi. Còn khi thấy mình nợ cuộc đời này quá nhiều, thì cảm thấy chưa xứng đáng, chưa đóng góp được bao nhiêu hết. Hồi đó, thầy đọc cái tài liệu gì đó nói là một người, cả cuộc đời họ sẽ ăn hết khoảng mấy chục tấn gạo. Xin lỗi nha, tiểu tiện ra cũng là mấy chục tấn nước, cũng thành một cái ao nho nhỏ chứ không có ít đâu. Thấy vậy mà không đóng góp gì cho cuộc đời thì cuộc đời mình phí lắm. Sự đóng góp đó ở trong đạo phật nó chính là Bồ đề tâm. Mong muốn đóng góp, mong muốn làm sự tốt đẹp cho người khác, đó chính là Bồ đề tâm. Mà muốn làm sự tốt đẹp cho người khác thì mình phải tốt đẹp trước, tốt đẹp được bao nhiêu thì làm cho người khác tốt đẹp được bấy nhiêu.

Nãy giờ thầy nói vậy, Mỹ Đức thấy có gì phản biện lại không?

M.Đức

Dạ con kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng! Những điều Thầy nói, con nghe con có tiếp thu ạ. Nhưng mà thật ra với con thì tất cả mọi ngày con thấy đều là ngày vu lan. Con nghĩ vậy.

Thầy

Đó, mỗi lần tụng kinh xong mình nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh đồng tròn thành phật đạo, là mình hồi hướng cho tất cả, trong đó có cha mẹ, trong tất cả sao mà không có cha mẹ của mình. Ngày nào mình cũng làm những chuyện đó hết, thành ra y như là lần lần mình thấy chuyện này nó bình thường thôi, gánh vác chuyện này cũng bình thường thôi. Bởi vì nó là bộn phận công dân thôi có gì đâu. Người công dân thì phải đóng góp về của cải vật chất cho xã hội và đóng góp cái tinh thần cho xã hội vậy thôi.

Nhưng theo Thầy nghĩ, phải tiến bộ, chứ không phải là cứ nói mỗi ngày con đều như ngày vu lan. Vu lan năm nay phải hơn vu lan của năm trước, ngày hôm nay phải hơn ngày này của tuần trước vậy mới đáng sống phải không. Chứ còn mình giờ vẫn như tuần trước thôi thì chẳng thấy có gì đáng sống hết đó. Xin lỗi nói thì hơi thô bạo chứ người nào đứng lại thì người đó coi như là chết rồi, phải không? Đối với một người có Bồ đề tâm, một người có Bồ tát hạnh mà đứng lại thì coi như là chết rồi. Nói vậy chứ, nói hơi thô bạo chút chứ anh nào đứng lại là anh đó sống cuộc đời thực vật rồi, anh chỉ nằm một cục thôi chứ anh đâu có làm được gì. Ông gì đây, Thầy thấy khi Thầy nói ổng cười cười, ổng cười nhạo thầy hay là thấm cái gì mà ổng cười. Yêu cầu có ý kiến

Q.Ninh

Con xin chào Thầy, con xin chào đại chúng và tất cả các anh chị em!

Hôm nay thật là may, là buổi tham gia đầu tiên của con. Con thì con đọc sách vở, các bài viết của Thầy trên các tạp chí, rồi trên báo đã lâu và thực sự con rất mong có cơ hội để gặp Thầy từ lâu rồi nhưng con không biết Thầy ở đâu? Con chỉ biết là Thầy ở trong thành phố Hồ Chí Minh thôi. Mãi gần đây có bạn tên là Hương, bạn ấy mới kết nối với con và cho con cái link của zoom này. Thế là hôm nay là buổi đầu tiên con được gặp Thầy. Con nghĩ, cái mong muốn của con đã thành sự thật, hôm nay con được gặp Thầy, đấy là phước rất lớn, cho nên con xin bày tỏ là thực sự con rất yêu và cảm ứng những bài Thầy viết và đăng trên các tạp chí của công chúng. Hôm nay con đến đây mong muốn xin được nghe Thầy giảng, cùng với các chia sẻ của những bạn cũng đang học theo Thầy, cho phép con xin hỏi thầy một hai câu. Con thấy Thầy giảng cái Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng rất là hay. Thế nhưng có một câu con chưa thấy Thầy nói rõ hoặc là con chưa thấy tác giả nào mà viết rõ về cái câu mà Lục tổ Huệ năng nói là “Nào ngờ tự tánh hay sinh muôn pháp”. Cái câu này mình hiểu cái muôn pháp ở đây có phải hiểu là pháp của thế giới, pháp của thế gian và tất cả vạn vật thế gian này không? Nếu mà tự tánh sinh ra các pháp của thế gian này thì có đúng không? Như con học đó, con cảm giác được ở đây cái pháp.

Thầy

Thôi thôi thầy hiểu rồi, bây giờ mình phải ngắn ngắn lại, thầy đã hiểu câu đó rồi đó. Câu đó thầy cũng đã từng nghe ở trên, thầy thấy đâu trên Viện Hoa Sen có người phản bác câu đó. Phản bác không phải là phản bác thầy đâu mà là phản bác ngài Lục Tổ Huệ Năng đó. Tự tánh thì làm sao mà nó sanh ra muôn pháp, sanh ra là có sanh tử luận hồi, tại sao tự tánh lại sanh ra muôn pháp? Mà trước hết xin giới thiệu người ở đâu trước đã, Hà Nội hay Thành phố HCM hay là...

Q.Ninh

Dạ thưa thầy con hiện nay đang ở Hưng Yên, giáp Hà Nội ạ. Con đi làm bên Hà Nội nhưng hằng ngày con ở bên khu đô thị Vin Coop. Hằng ngày sang Hà Nội làm nhưng mà cái địa phận này là Hưng Yên nó giáp với Hà Nội ạ.

Thầy

Rồi kỳ vừa rồi thầy có ra Hà Nội hai ngày đó thì có qua gặp Thầy không?

Q.Ninh

Con vô cùng tiếc, con muốn gặp Thầy trực tiếp, Thầy có sáu ngày ở Hà Nội mà con không gặp được, con tiếc quá. Sau khi Thầy về rồi bạn ấy mới giới thiệu cho con, nên hôm nay con mới tham gia được buổi này. Nhưng mà như vậy cũng là may mắn lắm rồi.

Thầy

Vậy được rồi, bây giờ mình trả lời cái câu “Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp” phải không? Nếu cái tâm thức vô minh của mình “hay sanh muôn pháp” thì đó là sanh tử, chấp nhận không? Còn nếu là Tự tánh, thì nó vốn thanh tịnh, mà nó “hay sanh muôn pháp” thì các pháp đó cũng thanh tịnh. Cho nên có nhiều người lầm. Thầy có đọc một bài hẳn hòi ở Thư Viện Hoa Sen đó, cái ông nào đó phản bác nói ngài Huệ Năng nói Tự tánh sanh ra muôn pháp. Bây giờ đơn giản, nếu bạn không có Tự tánh sanh muôn pháp thì mấy bạn đâu có thấy Thầy được, bạn có thích Thầy cũng không thấy Thầy được, muôn pháp nó sanh trong thanh tịnh, bởi vì Tự tánh nó vốn thanh tịnh cho nên những cái sanh của nó thanh tịnh. Những cái sanh của nó thanh tịnh cho nên đức A Di Đà mới sanh ra cái cõi tịnh độ Tây phương đó nó thanh tịnh, chứ đừng có tưởng sanh là bất tịnh đâu.

Vấn đề là cái gì sanh ra? Cái tâm thức của mình đầy rẫy tham sân si nên nó sanh ra đủ thứ trò hết phải không? Đảo điên trong đời sống, còn tâm thức thanh tịnh thì nó sanh ra thanh tịnh, mà nhờ nó có sanh ra nên mới có đối thoại, có tìm hiểu, có học hỏi, chứ không sanh gì hết Thầy ngồi đó một cục sao, không sanh gì hết thì lấy đâu mà học, lấy đâu mà tìm. Giống như mình đây, có sanh nhiều chuyện đây thì mình mới học hỏi lẫn nhau được, còn không sanh gì hết thì anh cũng không bao giờ thấy Thầy hết. Cho nên nói không sanh đó, nên hiểu chữ không sanh là sao, sanh là sao? Không sanh cũng là một cái bẫy, mà sanh cũng là một cái bẫy. Trong đạo là nằm giữa sanh và không sanh, nó có nghĩa là sanh mà không sanh. Sanh trong Nền tảng là không sanh, còn Nền tảng, cái bản tánh của mình, cái tánh Không không sanh cái gì thì cả cái dây này nó đứng cứng ngắc hết, không có ai tiến bộ hết. Đừng nên tưởng tánh Không là nó cứng ngắc y như một cục tuyết, một cái núi tuyết muôn đời thì phải làm sao thế giới này nó tiến bộ được. Chính vì có sanh nó mới tiến bộ được, còn không sanh là nó đứng hết, thời gian, không gian đứng hết và lúc đó nhân loại không có tiến bộ, anh nào cứ ra anh đó thôi. Thành ra sanh nhưng mà sanh trong thanh tịnh, “Tự tánh hay sanh muôn pháp”, vì Tự tánh muốn thanh tịnh nên Tự tánh nó sanh ra cũng đều thanh tịnh.

V.Dũng kỳ hôm rồi làm MC thôi chứ không có hỏi thầy cái gì hết phải không?

V.Dũng

Dạ con xin kính chào Thầy và kính chào đại chúng ạ! Dạ thưa Thầy, đầu tiên con xin sám hối với Thầy, thời gian thầy ra Hà Nội, vì những giới hạn của bản thân nên là con đã không thể tận tụy để phụng sự Thầy và pháp hội được ạ, dạ con xin sám hối với Thầy và đại chúng! 

Thầy

Đây là đơn giản rồi, đã nói rồi, có hiểu là đâu phải đợi vu lan mới hiếu mà là hiếu cả năm.Ví dụ, nói hồi đó ông thực sự không đến được là bởi vì ông cũng làm MC đó, sao làm việc với Thầy được. Nói thẳng ra mình có tâm phụng sự thì luôn luôn có chuyện để phụng sự, chứ bữa đó anh làm MC cầm miro thì làm sao anh tới gặp Thầy được, ai cho phép. Rồi bây giờ có gì nữa?

V.Dũng

Dạ thưa Thầy, Thầy có thể cho con xin hỏi một câu có được không ạ! Dạ thầy cho con xin hỏi là con cũng đang băn khoăn về cái pháp môn Chỉ và Quán. Chỉ và Quán song tu, Chỉ Quán đồng thời, con nghĩ rằng khi mình phân định, các vị phân định Chỉ và Quán thì gần như nó có sự khác biệt về cái khẳng định và bản chất của pháp tu đấy. Hôm trước con có nghe một vị nói là Chỉ Quán đồng thời mà nó chỉ có Chỉ Quán đồng thời khi mà mình đã thấy được cái Nền tảng, thấy được Bản tánh của tâm và mình phải sống được thì mới Chỉ Quán đồng thời, còn như con thì cái việc Chỉ Quán cũng như việc song tu, là cho mình đi cân bằng, cân bằng giữa pháp môn về Chỉ và pháp môn về Quán. Dạ thưa Thầy, Thầy có thể khai thị cho con ạ?

Thầy

Đơn giản thôi, đừng có bị những từ ngữ làm cho mình rối rắm, mình bị những cái từ đó nó làm rối rắm, thực sự ra mình luôn luôn Chỉ Quán.Ví dụ, giờ ông V.Dũng nhìn thấy Thầy thì có phải ổng có Chỉ không? Ông phải chú tâm vô chuyện Thầy, chứ chú tâm vô chuyện khác thì đó đâu phải là Chỉ, mà Quán là ổng thấy Thầy, đơn giản vậy thôi đó. Ông thấy Thầy thì lúc đó ông Chỉ Quán đồng thời, đừng tưởng Chỉ Quán đồng thời là một cái gì đó cao sang. Người ta sống ở đời này là luôn luôn Chỉ Quán đồng thời, chẳng qua là mình không để ý thôi. Cũng như người ta hay nói là đạo Phật là Chánh niệm tỉnh giác thì mình luôn luôn Chánh niệm tỉnh giác mà mình không để ý thôi. Mình thấy chuyện đó tầm thường quá mình bỏ qua, chứ chuyện Chánh niệm tỉnh giác Phật giáo chỉ có vậy. Mình đừng có nghe Chỉ Quán rồi mình thấy cao sang quá. Hiện giờ ông có Chỉ vì ông có tập trung vào cái ô mà thầy đang nói đó phải không? Đó là Chỉ phải không? Chỉ là tập trung chứ cái gì nữa, Quán là ông thấy Thầy, đó là Chỉ Quán đồng thời.

V.Dũng

Dạ con xin tri ân Thầy ạ, xin tri Thầy đã khai thị cho con ạ!

Thầy

Ông đừng có dùng từ khai thị nó mệt mõi lắm và Thầy cũng sợ lắm. Thầy vốn nhát gan nên Thầy nghe mấy chữ đó Thầy thấy hơi sợ. Rồi thôi, bây giờ nói chuyện Chỉ Quán đồng thời thôi. Mời ông Tánh Hải đi, ông ra ngoài đó làm việc cũng hơi ít ít nên bây giờ ông trả lời cho ông V.Dũng Chỉ Quán đồng thời theo ý kiến cơ bản nhất. Cái ông này là Đồng khởi, ông mạnh về cái Đồng khởi lắm, rồi Đồng khởi.

CH.Hải

Mô phật, con kính thưa thầy, kính thưa đại chúng!

Cái Chỉ Quán để thực hành, làm sao nương vào đó để nhận ra cái Bản tánh, tức là Chỉ Quán thực sự như chỗ Thầy nói đó. Theo mình, phương pháp thì nó giống như là mình tập để trở về Bản tánh mình dựa vào Chỉ và Quán đó, giống như người ta làm nhái để nó trông giống đồ thật. Đến lúc nào tâm của mình nó lắng diệu rồi thì tự nhiên mình thấy cái đồ nhái này chính là đồ thật. Thật ở đây chính là khi mình thực hành, chẳng hạn như niệm Phật, thì tập trung vào câu niệm Phật đó là Chỉ, niệm rõ ràng không sai chạy là Quán. Hai cái đó luôn luôn đi đôi với nhau chứ không phải Chỉ không mà bỏ Quán mà Quán không mà bỏ Chỉ.

Ngồi thiền cũng vậy, khi ngồi thiền như quán hơi thở chẳng hạn, khi tập trung vào quán hơi thở, lúc tập trung vào hơi thở thì hơi thở nó diễn biến như thế nào đó là Chỉ, nhưng biết rõ ràng diễn biến nó không có sai sót chút nào hết thì đó là Quán. Thành ra, phương pháp Chỉ Quán tương đối là mình dựa vào đó để thấy mình thiên về Chỉ nhiều hay thiên về Quán nhiều. Khi cái đầu vào mình quân bình như vậy đó, mình tập như vậy cho đến lúc nào cái định của mình sẽ định vào Bản tánh. Tức là cái Chỉ Quán mà đã Thầy chỉ hồi nãy mình mới thấy là cái Chỉ Quán này nó vốn có chứ không phải do mình tập mà nó có. Mình tập đúng thì những cái gì lan man nó sẽ bị loại đi, rồi khi mình khinh nghiệm được Chỉ Quán thực sự đó thì lúc đó là như thầy nói đó, là nó sẽ lưu xuất, nó giống như là một cái lối đá banh, có đá lượt đi, rồi nó có đá lượt về. Lượt đi tức là mình tập cho gần giống, mình sẽ nhận ra Bản tánh, rồi sau đó từ cái Bản tánh nó lưu xuất cái Chỉ Quán. Cái Chỉ Quán đó cũng là phương thức nó đá lượt về. Theo mình là như vậy.

Thành ra, nó đòi hỏi mình tu hành, mình nương vào một cặp Chỉ Quán, kết quả khi mà định tâm mình sẽ nhận ra cái Bản tánh nó hiệu quả hơn. Còn nếu như thiên về Chỉ không thì nó sẽ thấy sự thanh tịnh bậc nhất, nhưng mà có khi nó không có Quán. Do vậy, cái mà cái anh ở Hưng Yên, anh hỏi thắc mắc là tại sao mà “Tự tánh lại sanh ra muôn pháp”. Tại vì cái người đó chỉ thấy một cái trạng thái định của tâm thôi, nó chỉ thiên về Chỉ thôi, lúc đó nó thiếu Quán nên thành ra cái sự thấu suốt, nói theo ngài Lục Tổ Huệ Năng là “Đạo vốn lưu thông”, nó không có ngưng trệ, họ không thấy, không có ánh sáng trong lúc tu mà thấy cái định đó, rồi họ chấp vào trạng thái đó và họ nghĩ là nó không có sanh được gì hết, không thấy được Chỉ Quán đồng thời, do vậy mà Tự tánh nó thành một cục, nó là trạng thái chứ không phải Tự tánh nữa. Thành ra, không thể nào nói là Tự tánh sanh ra muôn pháp được, chỉ chó Chỉ với Quán đồng thời thì nó mới hợp với câu “Tự tánh hay sanh muôn pháp” giống như ngài Lục Tổ Huệ Năng đã dạy. Dạ xin hết ạ.

Thầy

Rồi có ai có ý kiến gì nữa không? Thầy nhớ ông Hải Dương đẹp trai có râu này, thầy là người bán hàng mà, bao giờ Thầy cũng bán ít ít thôi để dụ cho người ta mua nữa thì Thầy mới bán thêm, đó là nghệ thuật bán hàng đó, chứ Thầy đâu có nói hết đâu. Phải không ông V.Dũng? Mỗi lần thầy bán chút chút thôi chứ có ai đủ sức mua hết Thầy được đâu.

V.Dũng

Dạ con xin tri ân Thầy và chú Hải đã có những sự hướng dẫn cho con ạ. Dạ Thưa thầy, anh vừa nãy ở Hưng Yên, anh mà thầy nói.

Q.Ninh

Con ở Hưng Yên. Hải Dương giáp Hà Nội, dạ con quê cũng ở Hưng yên ạ.

Thầy

Rồi tới một vị nào khác đi, hồi nãy ở trong phòng có cô, không biết mới đó đã đi đâu rồi. Cái cô mặc áo đỏ hay quần đỏ mới đó đâu rồi? Cô P.Thảo đó. Kỳ vừa rồi thầy ra Hà Nội có mệt mỏi và trách móc Thầy đều gì không? Thầy ra ngoài đó Thầy thấy Thầy sơ sót nhiều điều lắm, vô đây mình mới thấy chứ mình đâu có thấy liền được, hay sanh muôn pháp mà Thầy thấy sanh ít pháp quá.

P.Thảo

Dạ con thấy Thầy tinh quá, con vừa mới ngồi kia chưa được một phút, thầy đã thấy, con mới chỉnh cây quạt cho T.Sen ạ. Thưa thầy hôm nay con xin phép là, đợt vừa rồi thầy và đại chúng ra ngoài này sau tất cả thì con cảm thấy là rất may mắn cho đại chúng ở Hà Nội. Đặc biệt là nhóm Nguồn Sống và cả con nữa, tại vì tâm thức của con, con cảm thấy được tiến bộ hơn rất là nhiều, nhưng đồng thời sau những món quà rất là lớn như vậy con cũng...

Thầy

Mệt mỏi, có mệt mỏi không? Sau những ngày làm việc có mệt mỏi không?

P.Thảo

Dạ thưa Thầy, thực sự là con chưa bao giờ cảm thấy thối thất, chỉ có điều là trong quá trình mà con ví dụ như tổ chức sự kiện chẳn hạn thì sẽ có những lúc con trăn trở là để làm sao cho có thể vượt qua, có lúc tưởng như rất khó khăn nhưng thực ra đó là do pháp vận hành, Thầy tạo ra những bài pháp để cho tụi con trưởng thành hơn. Thực sự sau chương trình, con và mấy anh em ở ngoài này vô cùng biết ơn, đó là lời chân thành từ đáy lòng của tụi con ạ. Và hôm nay con cũng rất là vui là vì nhóm sinh hoạt ở văn phòng của Thiện Tri Thức. Con mới set up văn phòng ở đây, tuy nhiên, còn nhiều các hạn mục khác còn thiếu nhưng mà con cũng mong muốn các anh em đến đây sinh hoạt hàng tuần và cũng để tạo sinh khí giúp cho văn phòng của con. Và vừa rồi, nghe lời Thầy giảng, trong lòng con cũng khởi lên một cái ý rất là vui, khi mà một tháng cứ hai lần chúng con được nghe Thầy qua video ở đây, thì những cái  phần...

Thầy

Đây là đang ở văn phòng hay ở nhà?

P.Thảo

Dạ ở văn phòng ạ! Con xin được chia sẻ một ý nhỏ khi nãy con khởi lên khi nghe Thầy giảng. Con nghĩ là ngoài việc chúng con được nghe Thầy giảng Pháp và anh em đại chúng đến đây yểm trợ cho chúng con, cũng như tạo ra một không gian rộng hơn cho Dòng Sống, con cũng khởi ý lên là các chư vị tâm linh vô hình ở đây cũng được nghe Pháp của Thầy, con cảm thấy rất xúc động ạ.

Thầy

Uh, mà sao Thầy thấy cô biến hóa tài quá, Thầy nhớ bữa sáng mà từ Hà Nội về Nghệ An đó, Thầy mới nói vài cái ý là nên có một nơi gì đó, mà chưa kịp trở tay thì cô đã có một nơi như thế rồi, hay thiệt.

P.Thảo

Như con mới chia sẻ, sau món quà rất lớn mà Thầy dành cho con và đại chúng ngoài này thì con còn có những sự đổi khác trong tâm và công việc, con thấy đó là do pháp tự vận hành nên con có thể tìm được văn phòng mới tốt hơn, phục vụ cho công việc và cũng như có nơi sinh hoạt cho anh em. Pháp thì vận hành như vậy thôi ạ, nên con thấy là đều có nhân duyên cả ạ.

Thầy

Thầy cũng phải học cái này á, nhiều khi Thầy muốn cái gì là cũng phải làm mất cả mấy năm đó, mà cô biến hóa có mấy ngày là nghe nói đã có cái chỗ đó rồi. Rồi thôi, bây giờ mời vị nào tiếp tục? Bây giờ tới phiên thành phố, hay Cần Thơ, mọi người có đề tài gì để mình cùng bàn nhiều nhiều vô. Nam chẳng hạn? Ông phải đại diện cho CSAV cho hăng hái lên, hay là muốn làm cái gì đó cho nó thành công rồi mới nói? Giờ nói chuyện thực hành thôi, bây giờ cảm thấy sao?

H.Nam

Dạ thưa Thầy, con nói chuyện thiệt nha Thầy?

Thầy

Hả? Ừ sự thật, được rồi, thế chẳng lẽ ông nói khi nãy Thầy nói không phải chuyện thật sao? (đại chúng cười). Ông cứ đòi những cái chuyện khó không à, phải không?

H.Nam

Thưa Thầy, mấy bữa nay con lại thấy trong con có một cái bức bách, có một cái rào cản giữa con với với Thầy ạ.

Thầy

Rào cản đối với Thầy? Nghe dữ dội quá ha. Mọi người nghe rõ ràng chưa, ông nói ông có rào cản với Thầy, ghi nhận lại ha, như vậy Thầy mới lưu tâm được, chứ ông nào nói giữa Thầy với con là vô ngại không có gì hết thì Thầy sao mà lưu tâm được? Rồi sao nữa?

H.Nam

Con có cảm giác, không biết sao mà dạo này con nghe Thầy nó không có vô nữa. Con thấy con bị mất cái sự ham học đó Thầy, giống như những kinh nghiệm của mình nó làm cản trở tiếp nhận những cái mới. Mới đây con cũng quan sát thấy cái đó, nó làm cho con bị mất cái niềm vui ạ.

Thầy

Cái này hơi khó đấy. Bởi vì kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm về tinh thần và tâm linh của mình, ông nói là nó làm mất cái sự ham học đi phải không? Theo ông Lượng, hai cái đó có chống nhau không? Kinh nghiệm tâm linh của mình và sự ham học thì nó có chống nhau không? Còn nếu nó chống nhau thì phải xem thử xem cái kinh nghiệm tâm linh của mình nó cũng chật lắm, nên nó không thể chứa được cái sự ham học của mình, đơn giản vậy thôi?

LC.Lượng

Dạ thưa Thầy và đại chúng, theo kinh nghiệm con đã trải qua thì con thấy, nếu nói kinh nghiệm tâm linh thì đúng ra nó phải hăng say, tăng sự ham học, sẽ rất thích mở rộng sự học hỏi, và sống trong đời sống này thấy có nhiều ý nghĩa, do đó càng muốn học thêm nữa, càng muốn theo các vị Thầy, các vị Bồ tát và Phật để học hỏi. Các vị Bồ tát thì mình có thể quán tưởng, như ngài Địa Tạng thì giúp đỡ về mặt đất đai, hay ngài Văn Thù thì mạnh mẽ về trí tuệ; mình quán các vị và mình có thể học hỏi tất cả những đức hạnh đó. Cho nên con thấy, khi có kinh nghiệm tâm linh, mình sẽ ngày càng muốn học và muốn tiếp xúc với mọi người nhiều hơn.

Thầy

Uh, theo Thầy nghĩ, sở dĩ cái kinh nghiệm mà nó làm cho sự ham học của mình yếu đi hay biến mất thì cái kinh nghiệm đó nó chưa đủ lớn. Kinh nghiệm của mình là gì? Như học Kinh Lăng Nghiêm đúng không, nó là Như Lai Tạng, cái Tạng này, chữ Tây phương là Matrix, gọi là Ma Trận Thần Thánh đó, nó là một cái Tạng bao la mà mình bảo nó không chứa được cái sự ham học của mình thì Thầy thấy cái đó là mình phải coi lại, hình như cái kinh nghiệm của mình nó còn yếu lắm. Cụ thể, Thầy nói gì là nói sự thật thôi, ví dụ, kinh nghiệm của ông Châu nó cũng đủ lớn để có thể chứa các chuyện của ông, ông xây luôn cả cái chùa hoành tráng luôn mà ai về cũng trầm trồ khen.

Thầy cũng thấy tiếc. Bữa trước Thầy nói rồi, nếu Thầy còn ở tuổi 40 thì Thầy dám ra ở đó 10 năm, nhưng bây giờ ở tuổi này rồi không thể xông pha ra ngoài đó được, mình còn nhiều chuyện cần làm lắm, thành ra phải chịu thua thôi, chứ cỡ 40 là Thầy dám xông pha ra liền đó. Thành ra, mình thấy trước mắt là ông Châu chẳng hạn, ông làm cái chuyện đó là chuyện học, chuyện đời đó, phải tiếp xúc với mấy ông quận ủy gì đó phải không, về là hàng trăm ông rồi bà con gì đó tới, mà ông chứa nổi. Ở ngoài đó Thầy thấy ông Châu là ông năng lượng còn hơn Thầy nữa, phải không, mà về đây Thầy cũng phê bình ông ấy vì năng lượng ông ấy còn hơn Thầy nhưng mà nó cũng hơi quá đến cái độ có những cái chuyện không cần thiết làm mà ông cũng làm, bởi vì năng lượng của ông quá nhiều.

Thành ra, xây cái chùa hay xây cái nhà, là chuyện cũng giống như việc học của anh, nếu kinh nghiệm của người ta nó đủ lớn thì có thể chứa được hết mọi sự. Nói chứ nhiều người ham khổ lắm, nhưng mà cái Như Lai Tạng đó cũng chứa được, thành ra mình phải coi lại xem, cái kinh nghiệm tâm linh của mình nó còn nhỏ lắm. Cái đó nó không những chứa được cuộc đời mình mà nó còn chứa được tất cả những mong nguyện, sở thích và con người mình, không chỉ chứa không thôi mà nó còn làm sự ham học của mình mạnh hơn nữa, bởi nó là Nền tảng, giống như cái cây nó ở dưới đất nó mới lớn mạnh thêm được chứ không thì nó đâu có phát triển được.

LC.Lượng

Dạ cái chỗ của Nam, con cũng gặp trường hợp như vậy đó Thầy. Khi bị một sự ngăn ngại nào đó, rồi mình cứ tập trung vào sự ngăn ngại đó nên không thoát ra được. Thầy dạy là đưa tất cả mọi sự vào con đường, hay mở rộng tâm đó, thì mình sẽ không có nhìn thấy cái gì là bức vách hay cái gì là ngăn ngại nữa, mình mở rộng tâm ra thì lúc đó phiền não hay đau khổ đều có thể đưa vào con đường được. Cho nên, tâm mở rộng tâm mình sẽ thấy thỏa mái hơn nhiều, con thấy đó cũng là cách làm cho mình có nhiều động lực và cảm hứng hơn để tiếp tục đi trên con đường này.

Thầy

Đấy, cụ thể là Thầy ra ngoài Hà Nội, khi Thầy về là có ba người vô, trong đó, hai người ở tới 12 ngày mới về. Ông qua đây là mình phải ăn, phải uống, phải nói, phải làm việc nhiều thêm; nói thẳng ra là Thầy cũng ưa sống riêng riêng thôi nhưng mà người ta vô thì mình cũng thành con người của công chúng luôn phải không? 12 ngày liên tục phải chiến đấu với những phiền não mà Thầy còn ngồi đây được thì ông phải thấy vậy đó, nhiều khi phải như vậy đó, phải chiến đấu 12 ngày đêm - Điện Biên Phủ trên không, thì mới vỡ lẽ ra như cái anh Ninh vừa nãy nói đó, mới vỡ lẽ ra là “Nào ngờ Tự Tánh vốn tự thanh tịnh”, “Nào ngờ Tự Tánh hay sanh muôn Pháp”, sanh một lần ba anh luôn, mà anh nào cũng lôi thôi hết á.

Rồi, ai đây nữa, cô Thu Hương hả, cô này Thầy vừa nhắc hôm qua, nghe nói là cô này muốn vào mà có người nào cứ ngần ngại, nhưng mà Thầy bảo cứ cho vô. Rồi mở mic đi, cô Thu Hương, cô hát tặng Thầy đây. Thầy coi vậy chứ nhớ kỹ lắm đó, có hỏi gì Thầy không?

(Míc của cô Hương không bật được nên chuyển người khác).

T.Châu

Dạ con kính bạch Thầy, kính bạch đại chúng! Hôm nay nhân tiện câu chuyện của Nam, con cũng có mấy lời chân thật muốn bạch với Thầy và chúng. Đợt vào Nghệ An vừa rồi có lẽ vì tâm con còn hẹp quá, không đủ dung lượng để chứa những cái phức tạp của mọi sự đời, cho nên trong thời gian đó con cũng có những cái đơ, thực sự vậy ạ, đa sự quá đi nên trong lúc đó con cũng không áp dụng nổi những gì đã được học. Con cũng nghĩ là cứ giao cho Phật, nhưng lúc ấy nhiều việc quá nên con cũng không giao nổi nữa, nên tâm con những ngày đó có nhiều áp lực thực sự, cho nên con cảm thấy mình không thoáng ra được, vì sức tu của mình chưa đủ, tâm chưa đủ rộng nên không chứa được cái hoàn cảnh như Thầy đã nói. Khi mà tâm mình lớn hơn hoàn cảnh thì mới có thể giải quyết được các vấn đề một cách suôn sẻ.

Thầy

Là bữa Thầy và chúng về đó hả? Đơn giản, anh phải thấy vậy, Tâm mà chứa những cái người bình thường thì nó khác, còn đây là những người tu học, nó có một sức nặng khác lắm.

T.Châu

Dạ con biết vì tâm con còn hẹp nên không bao trùm được, nhưng Thầy dạy là con mừng lắm, vì luôn có người dạy mình thì con rất vui. Nhưng sau đó con vào trong này mấy ngày thì con giãn ra được, và đặc biệt là khi tụng kinh, quán tưởng trong kinh nhật tụng hằng ngày đó ạ, thì mọi cái nó thoát ra cho con được:

Phật chúng sanh Tánh thường rỗng lặng

Cảm ứng thông giao chẳng nghĩ bàn

Con trong đạo tràng như lưới ngọc

Mười phương chư Phật ảnh hiện trong

Thân con ảnh hiện trước Như Lai

Đầu sát dưới chân quy mạng lễ.

Thầy

Thì nó vậy đó, muốn thoát ra thì phải có một cái chướng ngại gì đó, như ông Nam đây, mình cầu nguyện cho ông tự thoát ra. Chuyện lấn cấn của ông mà ông lại đổ tại Thầy, ông nói bởi vì con không ham học rồi ông đổ cho Thầy là giữa con và Thầy nó có cái gì á. Thầy thấy mình cũng bị oan quá, Thầy có bắt ông học đâu, đó là chuyện ông thích hay không thích học đó thôi.

T.Châu

Dạ, chính cái chỗ Nền tảng đó mới giải quyết được mọi vấn đề cho nên “Tự tánh hay sanh muôn pháp” là ở chỗ đó, trong cái Tánh rỗng lặng của Phật và chúng sanh tương giao đó, mình thoát ra hết mọi cái ngăn ngại. Cái ngăn ngại vì cái tưởng và tướng mình tạo ra nó mới ngăn ngại mình thôi, chứ mình thoát ra được thì nó tiêu dung đi và tự nhiên tâm rộng ra, cái ngăn ngại càng nhiều thì sự thoát ra càng rộng, đó là điều rất hạnh phúc. Bạch Thầy và đại chúng, Mô Phật!

Thầy

Rồi ông Sơn này, bữa đó đi suốt luôn này, có cảm tưởng gì hả?

Đ.Sơn

Dạ, con hết hơi luôn đó Thầy.

Thầy

Không có đâu. Ông khỏe vậy mà, hôm nào cũng kéo Thầy ra nói chuyện đến mười giờ, mười rưỡi khuya kìa. Cái đêm đầu tiên Thầy bảo để Hai rưỡi Thầy dậy đánh chuông phải không, thế mà ông cứ ngồi ông nói chuyện với Thầy miết cho tới tận mười giờ hơn mới cho đi ngủ; rồi trời nóng vào nằm trăn trở một lúc mới ngủ nên thấy mình chưa ngủ được bao nhiêu mà đã phải dậy đánh chuông rồi.

Đ.Sơn

Dạ kính thưa Thầy và đại chúng, hôm nay cũng là một nhân duyên được dự Pháp đàm 3 miền ở đây, con xin có đôi lời. Con nghe các anh chị ngoài Hà Nội hỏi về Chỉ Quán, con nói một cái chuyện vui vui đó Thầy, tại con thích vui lắm. Cái hôm ở ngay chỗ khách sạn Công Đoàn, lúc Thầy giảng xong được nghỉ giải lao đó ạ, có một số người xuống bàn về Chỉ Quán, con mới bảo: để con chỉ cho các ông thấy được rõ ràng, rồi con mới “chỉ” sang cái “quán” cà phê bên kia, đó là “chỉ quán” đó.

Thầy

Mà ông Sơn ông nói Thầy mới nhớ là ra ngoài đó ông vui lắm, mà không biết sao ông về cái nơi Cần Thơ nó lại trầm buồn sao đó. Rồi ông còn tự phong cho ông nữa, là “đối với con chỉ là vui thôi chứ không lôi thôi gì hết”, mới về Cần Thơ mấy ngày thấy bắt đầu trầm trở lại rồi. Ráng mà vui như vậy đi cho anh em vui theo chứ. Mà ông này ông cứ giả bộ vậy chứ dễ gì ông này ông vậy, năng lượng của ông ấy dữ dằn lắm.

D.Trường

Dạ kính thưa Thầy và kính thưa đại chúng! Nói về cái chỗ ngăn ngại ấy ạ, con đọc trong kinh là “Nhị đế dung thông tam muội ấn”, tức là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối nó dung thông. Nhưng đi ra đời sống, đối với con và một số người nó cũng chưa có dung thông. Tức là nó bị ngăn ngại nhiều lắm ạ, trong một hoàn cảnh nào đó thì mình rất là ok, nhưng trong một hoàn cảnh nào đó thì tự nhiên mình có những chướng ngại nó ngăn lại làm cho sự học hỏi tu tập của mình nó không có tiến bộ. Con xin Thầy chỉ ra thêm để con thấy được để có thể luôn tiến bộ.

Thầy

Còn chỉ gì nữa, anh cứ sống ở đây rồi anh bị la nhiều nhiều thì tự nhiên nó hết ngăn ngại thôi. Anh nên nhớ là Thầy la là la cái ngăn ngại của anh đó, chứ không phải Thầy cảm hứng gì mà Thầy la mấy cái chuyện này chuyện kia đâu. Thí dụ, Thầy nói tụng kinh nhỏ chẳng hạn, thì đó là cái ngăn ngại của anh, anh cứ sống bình thường vậy rồi tới một lúc nào đó, lâu ngày thì “Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Một ngày nào đó phải vậy chứ, còn bây giờ nó ngăn ngại tùm lum hết thì cứ kệ nó, cứ sống bình thường đi.

B.Nguyên

Dạ kính thưa Thầy và đại chúng, cái vấn đề Nam vừa nói con cũng bị nhiều rồi, mà còn bị nặng nữa. Nhưng con được Thầy dạy và Thầy đã rất là kiên trì với con. Hồi đó Thầy nói mà con cứ như một tảng băng vậy đó. Nhưng con chấp nhận là con có cái vấn đề đó, từ từ nhận ra nó thì nó sẽ mất dần, và Thầy rất là kiên nhẫn, con thấy mình cứ như cục đá, mỗi ngày Thầy cứ phải đẽo đẽo từng chút từng chút một. Khi nhận ra như thế, con thấy cái sự ngăn ngại là con sợ Thầy đó ạ, thì nó bớt đi và mình nhận thấy được cái sự quý giá vì có được một vị Thầy dạy đạo. Công việc của con là phải tiếp xúc và trao đổi với mọi người, đồng nghiệp, nên con mới thấy những gì Thầy dạy là rất quý giá.

Do đó, Nam cần nhìn nhận xem chuyện gì nó xảy ra làm cho mình bị ngăn ngại, theo con thì không phải do kinh nghiệm nó làm ngăn ngại đâu. Nếu mình có kinh nghiệm gì đó thì nó phải làm mình có cảm hứng và ham học hơn. Cái sự ngăn ngại ở đây, con nghĩ là vì cái tôi của mình, nó chống lại một cái việc mà nó chưa muốn và chưa sẵn sàng, mình nên nhìn nhận, tìm hiểu cái nguyên do nó là như thế nào, và anh em cùng nói chuyện với nhau để cùng nhau vượt qua. Vì có lúc con cũng như vậy, Nam đã nói chuyện với con và nó có sự giải tỏa rất là tốt. Con thấy Nam nói ra được cũng là một điều rất tốt rồi, trước đây con rất là khó nói ra, có những ngăn ngại mà được gần Thầy và anh em càng nhiều càng tốt, mỗi sáng đều được đục đẽo như vậy thì mình nhận ra nhiều điều lắm, đó là cái phước của mình, khi nhận ra như vậy thì sự ngăn ngại và nỗi sợ hãi nó bớt đi.

Con xin cám ơn Thầy và các vị huynh đệ lúc con ra Hà Nội, các anh em chia sẻ rất nhiều, và khi về thì con thấy có sự thay đổi tốt hơn và cảm thấy có sự ham học hơn, mặc dù con biết cái trí của mình còn thấp nhưng con biết là mình có thể phát triển hơn và con có thể làm được điều gì đó trong sức của mình. Trước mắt là việc là CSAV sẽ có buổi nói chuyện với mọi người về chủ đề Krishnamurti và Thiền. Năm ngoái khi nghe việc này thấy nhóm không có lửa hay cái gì đó, nhưng mà đợt này bàn với nhau thì mọi người rất hào hứng và đang rất sẵn sàng.

Thầy

Mấy người tham dự cái buổi Krishnamurti và Thiền đó là trong vòng một tháng chót trước sự kiện là đừng có gặp Thầy nhé, chứ gặp Thầy một chặp là Thầy nói nó tắt lửa luôn đó. Tháng chót là kiêng, phải kiêng gặp Thầy.

Còn bây giờ Thầy thấy bạn hay cười này này, ông này là ông làm cho Thầy thích thú lắm, vì Thầy nói gì ông cũng cười hết á. Ông T.Phương này này, bây giờ ra tới đó thấy ông ngồi ông cười không à. Rồi bây giờ có ý kiến đóng góp gì cho nó vui lên, mới vô cả tuần lễ rồi ra ngoài đó, có gì nói không? Con người anh này thấy lạc quan ghê gớm ấy, Thầy thấy khi nào ông cũng cười hết á.

T.Phương

Dạ con thì con nghĩ là lúc mà tu tập hay làm gì đấy mà có chướng ngại thì cũng là chuyện bình thường, việc đó nó cũng là động lực, hay một thử thách để mình học thêm một điều gì mới. Con thì con thấy vui vì nếu không có chướng ngại thì chắc là không ai tiếp tục tiến bộ nữa. Nên khi mà còn thấy chướng ngại tức là mình thấy mình vẫn còn động lực để học thêm. Đấy là ý kiến của con, con cảm ơn Thầy ạ.

Thầy

Hay luôn, có chướng ngại thì mới chịu vô đây chứ, không thì chắc cũng không vào đâu. Rồi thỉnh thoảng một năm vào một hai lần, tu nghiệp để vượt chướng ngại. Thầy thấy bộ đội họ có học vượt chướng ngại vật, vượt rào gì đó, vượt một hồi thì thành mấy ông cao cấp, đu dây trên lầu xuống rồi vượt vượt vượt.

Q.Trường

Kính thưa Thầy và đại chúng. Cho con xin hỏi: Trong quyển Chánh Pháp Nhãn Tạng, có nói: “Chánh” là bình đẳng, “Pháp” là sai biệt. Con xin hỏi là: làm sao để chúng ta có thể sống dung hợp được hai cái này trong đời sống hàng ngày ạ? Con thấy nếu mình thấy sai biệt thì mình sẽ dính vô cái thức phân biệt, không sống được trong cái bình đẳng, còn cố gắng sống trong cái bình đẳng thì không nhìn rõ được mọi chuyện.

Thầy

Ông cứ ôm cái đó đi. Những vị như ngài Đạo Nguyên nói, đó toàn là những công án không à. Cứ ôm cho tới một ngày nào đó nó mở ra. Giống như ông T.Phương hồi nãy nói, đó là một chướng ngại của tâm thức, mình làm sao đến một ngày nào đó tự động nó vượt qua, chứ giờ hỏi nó chỉ trở thành kiến thức bình thường chứ không có ý nghĩa.

Thầy cũng nhớ cái đó chứ, trong Chánh Pháp Nhãn Tạng, ngài Đạo Nguyên giảng vậy đó, “Chánh” là bình đẳng, “Pháp” là sai biệt. Tại sao giữa hai cái đó lại mâu thuẫn nhau, bình đẳng là một, trong khi cái kia là nhiều. Phật giáo hay nói vậy đó, làm sao để nhiều và một dung hòa với nhau được. Tự tìm hiểu lấy. Tìm hiểu không nổi thì như ngài Thế Thân hỏi ngài Di Lạc, chờ ngài Di Lạc ra đời, gặp ngài Di Lạc rồi hỏi ngài. Một và nhiều, hai cái đó mâu thuẫn với nhau, nó không chứa nhau được. Bình đẳng là một, còn Pháp là sai biệt là nhiều. Tại sao vậy? Mình phải tư duy nhiều lên. Ví dụ, kinh điển nói, tất cả ở đây là một, nhưng mình dòm thấy là nhiều, khác nhau hoàn toàn. Đây là cô Oanh, đây là cô Hồng, đây là ông Nguyên... khác biệt hoàn toàn nhưng tại sao lại gọi là một, tu là vậy đó.

Tu hành là phải tư duy, chiêm nghiệm, thiền định, cho tới một lúc nào đó mới được, “Nào ngờ Tự tánh hay sanh muôn pháp”, hay sanh muôn pháp là sanh tùm lum thứ hết, nhưng sao Tự tánh lại sanh, khác biệt nhau tùm lum vậy. Coi lại coi. Như vị nào đó viết trong Thư Viện Hoa Sen, đả phá câu đó, cho rằng câu đó sai. Mình thấy không sai thì phải tư duy, chiêm nghiệm tới lúc nào đó thấy “Nào ngờ Tự tánh hay sanh muôn pháp”, vậy thôi.

Những cái này hỏi không ai trả lời đâu, huống gì Thầy là ông Thầy dở dở thôi trả lời sao nổi mấy cái này. Mấy cái này gặp mấy vị giỏi ý, ông mở miệng ra hỏi ông ấy tát bụp cho một cái bạt tai liền. Còn Thầy dở Thầy không dám làm, chứ hỏi mấy vị thiền sư tại sao như thế này, tại sao như thế kia, tại sao lại “Chánh” là bình đẳng là một, còn “Pháp” là nhiều là sai biệt, là tại sao? Gặp ngài Đạo Nguyên là ngài tát một cái bợp tai liền, còn Thầy không phải là ngài Đạo Nguyên, Thầy dở hơn ngài nhiều lắm nên Thầy không làm vậy được, cho nên Thầy mới trì hoãn với ông đến một vài năm sau.

V.Từ

Kính thưa Thầy và đại chúng, con xin có một câu hỏi Thầy và đại chúng, nhờ Thầy và đại chúng giải đáp thắc mắc giúp con: Con thấy lúc đầu thực hành, có những kinh nghiệm nhỏ nhỏ, mình cảm giác rất là vui, hào hứng, và cũng mong muốn đi sâu hơn. Nhưng sau đó một thời gian thì cảm thấy bình thường không buồn cũng không vui. Con không biết như vậy có sai lệch hay không nên con xin Thầy và đại chúng giải đáp giúp con.

Thầy

Câu này, lúc nãy Thầy đã trả lời cho ông Nam rồi. Bởi vì, những kinh nghiệm của mình nho nhỏ nên không thể dung chứa được cả cuộc đời này, dung chứa những sai biệt, ông Châu thì tính khác, ông Sơn thì tính khác, ông Nguyên thì tính khác, ông Phong thì tính khác. Kinh nghiệm mình có chút xíu thì làm sao dung chứa hết được, thành ra hết vui. Còn kinh nghiệm của mình nó rộng lớn bao la, y như Như Lai Tạng, y như cái Ma trận thần thánh thì mình vui mãi. Bởi vì càng khác biệt chừng nào càng vui chừng đó. Chứ nếu như đồng nhau hết, ở đây mọi người đồng, mặc quần áo như Thầy, hớt tóc giống như Thầy, ăn nói như Thầy thì chán lắm, thấy ai cũng giống nhau hết, robot, vui gì nổi. Khác biệt mới vui, miễn là cái kinh nghiệm của mình nó đủ lớn để dung chứa các khác biệt đó nó mới vui, còn dung chứa không nổi là bắt đầu bực dọc, rồi đủ thứ trách móc. Tại sao tôi mặc áo nhìn trắng trẻo, còn ông Lượng lại mặc áo nâu, ông kia mắc gì vô đây lại đeo kiếng này nọ... Nhiều khi đố kị, tại sao ông Châu lại xây được cái chùa, còn mình không xây được, rồi bắt đầu chê, chê lén.

Nếu có nhiều kinh nghiệm, ở được trong cái Như Lai Tạng, cái Ma trận thần thánh thì cái gì càng khác biệt càng vui. Hơn nữa, tới một lúc nào đó, xin lỗi, cái này là mình ăn gian hợp pháp, khi ở trong Như Lai Tạng là mình bao trùm hết thì của người ta cũng là của mình, chùa của ông Châu cũng là chùa của Thầy, mặc dù Thầy không đổ một giọt mồ hôi nào cho cái chùa đó. Vậy mới ăn gian một cách hợp pháp, đúng pháp, chứ không phải ăn gian là để ở tù đâu, của ai cũng là của mình. Đơn giản vậy thôi, nếu như mình bao trùm được.

T.Hồng

Kính thư Thầy, thưa đại chúng! Lúc đầu con có thấy huynh V.Hoàng nói về chữ “hiếu” vì mùa này đang là mùa Vu lan báo hiếu. Thầy có giảng là phải hướng cha mẹ đến con đường Phật pháp, nếu chữ hiếu đó ở khía cạnh gia đình thôi thì chưa đủ, làm sao để chữ hiếu đó nó trọn vẹn, sống được trọn vẹn với chữ hiếu.

Thầy

Phải trọn vẹn, trọn vẹn. Nên nhớ là có hiếu với cha mẹ là đủ rồi, nhưng phải có hai chiều, mình có hiếu với cha mẹ, vậy cha mẹ có hiếu với mình không? Mình phải hỏi cho rõ ràng, đúng pháp, công bằng, nhân quả là vậy. Lúc trước Thầy viết một bài, Thầy nói vậy đó, cái hiếu của Trung Quốc ngày xưa nó cũng sai nhiều lắm. Trong võ hiệp, anh giết cha tôi thì tôi phải giết lại cha anh. Đó là trả thù chứ không phải có hiếu. Hiếu không phải là anh giết cha tôi rồi tôi nhất định phải kiếm lại cha anh hay kiếm anh tôi giết lại. Đó là trả thù chứ không phải hiếu. Phải can đảm lên, tôi có hiếu với ông bà thấy chừng đó đủ rồi. Nhưng giờ tôi hỏi lại ông bà có hiếu với tôi hay không? Tình thương yêu bao giờ cũng có hai chiều, ông làm sai ông phải ở tù, chứ đừng bắt tôi phải nói ông là đúng. Bình đẳng là vậy đó, tôi có hiếu với cha mẹ, nhưng bắt cha mẹ cũng phải có hiếu với tôi, cũng phải nghe lời tôi, chứ không phải ông bà làm bậy rồi tôi cũng phải vâng lời, như vậy là chết. Nên phải dũng mãnh lên.

Đ.Sơn

Cho con xin có ý kiến. Trả lời câu hỏi của V.Hoàng và T.Hồng, con thấy có cái điển tích, ví dụ như: ngày xưa áo gấm về làng... cả gia đình dòng họ đều vui mừng. Ngay đây nếu ông bà cha mẹ mà không còn nữa nhưng thật sự năng lượng đó không bao giờ mất, nó chỉ chuyển qua dạng khác thôi. Thành ra, cái vấn đề tối quan trọng là phải biết sống đạo đức, tu học để hồi hướng cho ông bà cha mẹ, đó là cái cụ thể, tốt nhất.

Thầy

Người được khen ngọi nhiều nhất trong tháng, điểm danh rồi là ông Quốc Hoàn, còn có một người chưa nói tới, người đó tới ngày chót rồi mới mới lên nói, xin Thầy được chụp một tấm hình với Thầy tại chánh điện. Người đó cần phải nói, đòi hỏi Thầy được rồi thì bây giờ Thầy cũng phải đòi hỏi chút xíu chứ (cô Hằng – vợ bác Châu). Rồi bây giờ Thầy hỏi này, mấy ngày ở ngoài đó có vui không, có mệt không, có ý nghĩa không hay ông Châu ông rủ mình làm những việc không ý nghĩa, ít ý nghĩa. Làm cái chùa đó, nói thẳng ra là có hiếu với mấy đời cha mẹ chứ không ít đâu. Hiếu là vậy đó, chứ hiếu là mua cho ông ổ bánh mì hay cà phê muối gì đó, hiếu đó quá ít. Còn làm cái đó là hiếu bảy đời cha mẹ lận chứ không ít đâu.

Cô Hằng (vợ bác Châu)

Dạ kính thưa Thầy, thưa đại chúng! Mấy ngày ở ngoài quê để đón Thầy và đại chúng ở Sài Gòn – Hà Nội về, thì trước khi đi con có chuẩn bị nhưng vẫn hơi lo lắng, nhưng khi ra đến ngoài đó con thấy phấn khởi hơn, con không thấy mệt, con làm mà thấy vui hơn. Con cứ nghĩ là mình sẽ không làm nổi vì con hay bị bệnh, hay nhức đầu, nhưng sao lúc đó làm, con thấy con vui, con không thấy nhức đầu mệt mỏi gì hết, không biết lúc đó có cái năng lượng gì nơi Thầy và đại chúng nên con cảm nhận được điều đó. Qua mấy ngày Thầy về rồi, con tiếp đoàn khách lần sau trong buổi lễ khánh thành nữa thì khách rất là đông, nhưng cũng qua khỏi được, con nhìn lại không thấy gì hết, con rất khỏe. Chỉ khi về tới Cần Thơ con mới thấy hơi mệt một chút thôi, chắc vì ở ngoài đó con ngủ hơi ít nên vậy thôi ạ.

Thầy

Đúng rồi, Thầy thấy mấy vận động viên cũng vậy đó. Khi về đích thì hăng hái, ngon lành lắm, nhưng sau đích rồi thì muốn xỉu luôn.

Còn cô Thủy (Lạng Sơn), mới ngày hôm qua ở Sài Gòn hôm nay đã ra đến Lạng Sơn rồi, ở ngoài đó rồi. Đó, cho thấy trái đất này nhỏ lắm.

Thủy (Lạng Sơn)

Bạch Thầy! Con kính chào Thầy và đại chúng!

Con đang trên xe từ Nội Bài về Lạng Sơn. Con mới đi được nửa đường, con tham gia zoom ở trên xe ô tô ạ.

Thầy

Vẫn đang ở trên xe, mới đi được nửa đường thôi à? Hồi nãy Thầy có nhắc người mà 12 ngày đêm đó. Thầy nói với mọi người là cái người khổ nhất Việt Nam sắp vô rồi đó. Mà Thầy thấy vô cô cười miết à, có thấy khổ gì đâu. Chắc phải đặt lại cái tên, cái danh hiệu, chứ khổ nhất Việt Nam gì mà thấy cười miết à.

H.Triều

Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng!

Qua một thời gian, từ lúc đi Hà Nội về đến nay, con thấy có cải thiện được nhiều thứ. Mỗi ngày thấy có nhiều cái mới và vui vẻ. Có chướng ngại thì chướng ngại một chút thôi, lúc đó con dừng lại con quan sát, con đưa nó vào cái thanh tịnh và cảm thấy được yên ổn.

Thầy

Cô Thủy cô ấy ngồi trên xe nên cứ thấy cô ấy nhấp nhổm, té ra do xe nhấp nhổm chứ không phải do cô ý nhấp nhổm. Thầy tưởng là cô ý vui lắm hay sao chứ.

Thủy (Lạng Sơn)

Bạch Thầy con ở trên xe nên nó rung rinh ạ!

Thầy

Mới mấy bữa nay có ai nói, là tổng động viên đó. Ông coi chừng phải tổng động viên chứ, cứ ở nhà rảnh rỗi rồi vui vui, vui vui là sao. Tháng phải lên đây mười ngày. Tổng động viên. (Thầy nói H.Triều)

Thủy (Lạng Sơn)

Bạch Thầy con có ý kiến ạ! Hôm nay con đi từ chùa ra sân bay lúc 2 giờ sáng. Cô Hồng có gọi grab giúp con. Trên đường ra sân bay con có làm quen và trao đổi với anh lái xe, rằng khi con ở chùa con được Thầy dạy và con học được rất nhiều, con chia sẻ như vậy thì anh tài xế rất vui vẻ, anh ấy rất là thích và mong muốn được đến chùa để gặp Thầy. Con đã nhờ cô Hồng kết nối với anh ấy để anh ấy đến chùa. Anh ấy cũng chia sẻ rằng đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng không gặp được ai để có thể giúp anh ấy tháo gỡ được. Con nói với anh rằng anh cứ gặp Thầy đi thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết hết. Thế là anh ấy rất vui. Bạch Thầy, trên đường ra sân bay con thấy con làm được một việc tốt nên con cũng thấy rất vui ạ! (Cả đại chúng cùng cười hoan hỷ).

Thầy

Mới ra khỏi chùa mấy tiếng đồng hồ mà đã giúp được người khác rồi, hay quá à.

Thủy (Lạng Sơn)

Mới quen anh ấy có chút xíu mà con thấy đã thân quen. Con cũng nói, con phải từ tận miền Bắc vào đây để ở chùa thì anh phải biết cái năng lượng của Thầy và những điều Thầy làm có ý nghĩa như thế nào thì mới để cho em phải đi một quãng đường rất xa như thế để vào đây ở 12 ngày. Anh ấy đang gặp rất nhiều khó khăn, nên con khuyên anh ấy là cứ vào gặp Thầy đi, Thầy sẽ giải quyết, tháo gỡ được cho anh hết. Anh ấy rất vui và cảm ơn con.

T.Hồng

Cho con xin hỏi chú H.Dũng. Đợt ra Nghệ An vừa rồi... (không nghe rõ)

Thầy

Nhờ ông H.Dũng mà thầy nhớ có một tác phẩm của ông Tagore đoạt giải Nobel về văn học, ông có nói về người làm vườn. Thấy sáng nào ông cũng tưới cây, Thầy mới nghĩ là cây này mắc gì tưới, té ra cây này mới trồng có mấy ngày à. Nghe nói đoàn sắp ra nên mới mua mấy cây nhỏ nhỏ, nhỏ nhỏ, phải tưới thôi không nó chết queo.

H.Dũng

Thưa Thầy, thưa đại chúng!

Cuộc đời đối với con là những trải nghiệm, nếu trải nghiệm được nhiều sẽ học hỏi được nhiều. Biết bao nhiêu lâu rồi, anh Châu với chị Hằng mời ra chùa ngoài ấy, đi chơi đó, mà cũng không đi. Nhưng đợt này con quyết định đi, đã đi thì phải đi từ đầu cho đến tận cùng cho hết. Còn việc tưới cây, ngoài đó khô cằn lắm, nhiều cây đã bị chết và nhiều cây cũng đang hấp hối nữa, tưới nước nó mới sống được. Không phải chỉ tưới cây mới trồng mà tưới hết luôn. Nên con thấy, trời nắng không thì ngoài đó gian khổ lắm, khi tụi con về có được hai ba cơn mưa. Cũng đỡ lắm, nhưng chưa đủ. Thật sự, có sự chung sức của anh em nữa nên nó đem lại nguồn vui chung. Ví dụ, anh Phong ra ngoài đó cũng làm thêm cái tăng áp, làm nước nó mạnh lên, cũng vui lắm, nhờ vậy mà con tưới được nhiều nữa...

Thầy

Chứ không nước chảy nhỏ từng giọt, từng giọt một thì làm sao mà tưới được, phải không?

H.Dũng

Dạ! Mỗi người chung tay chung sức vô, mỗi người đều cùng bắt tay vô làm, nên vu lắm ạ. Giống như chị Hằng chia sẻ hồi nãy, lúc gần về rồi nó mới mệt ạ. Nhưng nó luôn đọng lại trong mình cái niềm vui chung. Mặc dù mọi người đều phân biệt, nhưng cái vui chung đó chẳng có sự phân biệt nào.

Thầy

Hay luôn. Ít ra mười mấy ngày cũng tuyên bố được một câu xanh rờn là cái vui chung thì không có phân biệt, còn dĩ nhiên phải có phân biệt chớ.

H.Thi

Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng!

Cho con xin được chia sẻ đôi lời về chuyến đi về qua. Trước hết, cho con xin được cảm ơn Ban tổ chức (BTC) ở Hà Nội cũng như ở Vinh, đã sắp xếp, tổ chức cho cả đoàn một hành trình khá chu đáo, mọi việc diễn ra tương đối tốt đẹp, đó là cái thứ nhất. Thứ hai là, thông qua chuyến đi con được học hỏi, được trải nghiệm, con cũng thấy được cái hạnh nguyện của từng vị. Qua đó, giúp cho con có được cái động lực để có thể làm được những việc mà những vị đi trước đã làm. Ví dụ, như chú Châu đã xây được một ngôi chùa khá tốt. Nên con học hỏi được từ chú, chú có một cái nguyện rất mạnh mẽ, tốt đẹp, giúp đỡ cho nơi quê của chú có một ngồi chùa để người dân có thể biết đến Phật Pháp Tăng và nương tựa vào đó để có cơ hội xoay chuyển cuộc đời của họ khi họ nhận được giáo pháp của đức Phật. Đó là cái hạnh nguyện rất lớn của chú, nó không những là bài học cho riêng con, mà cũng là bài học cho tất cả mọ người về sự nhiệt huyết và tâm lượng rộng lớn của chú.

Con xin cảm ơn BTC ngoài Hà Nội, mặc dù có những cái khó khăn nhưng các vị đã tổ chức cho đoàn khá là chu toàn. Với một tình yêu thương, sự phụng sự rõ ràng, các bạn đã giúp cho chuyến ra Hà Nội vừa rồi của đoàn TP.HCM và Cần Thơ được thành công, viên mãn. Qua đó, con cũng học hỏi được cách sắp xếp, bố trí và tổ chức của các vị ở Hà Nội, các vị đã làm khá tốt. Đó là cơ hội để các bạn ở Tp.HCM học hỏi, vì sắp tới đây TP.HCM cũng làm một số các sự kiện như vậy, để dần dần năng cao được kỹ năng tổ chức, cũng như các hoạt động sắp tới được tốt hơn. Thông qua các việc làm cụ thể như vậy, thì rõ ràng, nếu mình đặt để tình yêu thương trong công việc mình làm, phục vụ chân thành, hy vọng nó lan tỏa được nhiều, mong rằng nguồn năng lượng này luôn trôi chảy và nhiều người nhận và phát triển được.

TC.Hải

Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng!

Trong chuyền đi Hà Nội và Nghệ An vừa qua, Hải cũng có sự tham dự. Hải cũng xin được cảm ơn các anh chị ở Hà Nội đã bỏ công sức tổ chức một buổi thành công như vậy. Trong chuyến đi vừa rồi, Hải ấn tượng nhất là việc mình tổ chức như vậy đã có được rất nhiều lợi lạc, giúp cho những người chưa đủ nhân duyên gặp một vị Thầy hoặc một phương pháp tu tập để giải rốt ráo, giải quyết những vấn đề khổ. Hải để ý thấy trong buổi cuối, những người tham dự ở đấy phát biểu rất nhiều, nói về những khó khăn trong cuộc sống, những chướng ngại trong việc thực hành, và Thầy phần nào đã giúp họ giải tỏa được những khó khăn đó.

Qua chuyến đi, mình thấy rất thương họ vì họ chưa có đủ duyên để gặp được một vị Thầy, cũng chưa có cái cách thực hành để giải quyết các vấn đề về khổ của cá nhân. Sắp tời, làm sao chúng ta phải lan tỏa hơn nữa, những hình thức giống như Thi nói hồi nãy, để mình gieo duyên cho nhiều người để họ có cơ hội biết đến Phật pháp, biết cách làm thế nào để bớt đi khổ đau.

Cô D.Đức

A Di Đà Phật! Con kính lạy Thầy và đại chúng ạ!

Con xin cảm ơn Thầy và đại chúng đã cho con cơ hội để hàng ngày con được kết nối với Thầy và đại chúng qua trang của anh Chiêm Hải Hà. Con cũng rất cảm ơn về việc Thầy đã dạy cho con, cái gì Thầy cũng xoáy vào Nền tảng. Về lý thuyết thì con có biết một chút, nhưng còn cái thực hành, con đang còn kém. Thầy có dạy là phải miên mật, và luôn sống trong Nền tảng, con chưa làm được điều đó, con mới hơi hơi thôi. Con xin Thầy dạy cho con thêm ạ!

Thầy

Trước tiên, yếu tố quan trọng nhất là phải tin rằng mình luôn luôn sống ở trong cái Nền tảng, dù có Chỉ, Quán hay Chỉ Quán đồng thời gì đó tôi không cần biết, nhưng mình phải luôn luôn sống trong Nền tảng. Luôn luôn, câu của ông gì trích ra “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, mình tin điều đó rồi mọi sự nó dần dần nó giải quyết. Chứ nói ‘chưa’ là nó cản mình rồi, sao lại chưa? Y như Tôn hành giả vậy đó, có nhảy ba lần cũng không ra khỏi bàn tay Phật, luôn luôn sống trong nền tảng, luôn luôn sống trong Phật tánh, không ra được dầu mình có biết hay không biết. Mình mà tin cái đó thì lần lần mình sẽ biết nó. Vậy thôi. Chứ mình nói ‘chưa’ tất nhiên là mình tạo ra một cái rào cản giữa mình với cái đó. Nên đừng có tạo rào cản. Đó có thể là một cái mặc cảm. Mình cứ tin mình luôn luôn sống trong đó, đâu có ra khỏi Phật đâu mà chưa với rồi. Trong Phật tánh, trong cái đó không có chưa và rồi. Chưa và rồi là chuyện của mình. Không có chưa, rồi, đã, sẽ... không có chuyện đó. Mình cứ tin vậy đi, mình sống như vậy lần lần nó mở ra. Cái niềm tin sẽ đưa mình lần lần mở ra, thấy cái Thực tại là gì, chứ bây giờ mình nói chưa thấy Thực tại là vô tình mình ngăn cách nó bở sự phân biệt. Bây giờ mình phân biệt con chưa thấy được, con chưa làm được, hay cái gì đó là mình thêm một cái ngăn cách, chi bằng mình cứ tin và nhảy đại vô đại dương thì mình sẽ biết nó là cái gì thôi. Mà không phải nhảy đại vô đâu. Mình luôn sống trong đại dương. Con cá nó luôn sống trong đại dương, chẳng qua nó đi tìm, rồi nó chưa này nọ. Hít thở, ăn uống, mắt thấy tai nghe, mũi ngửi... đều sống trong cái đó hết. Chẳng qua mình mặc cảm rồi mình nói chưa chưa. Thành ra mình phải tin vậy rồi đến một ngày nào đó mình thấy, té ra con mắt mình trước giờ nó vẫn thấy cái thanh tịnh đó thôi, chứ nó không chạy trốn đi đâu. Mà dầu có thấy bất tịnh nó cũng không thể chạy trốn cái thanh tịnh đó được, “Nào ngờ Tự tánh vốn tự thanh tịnh”, không thể trốn được.

Chú ba Tổng

Ba Tổng xin chào Thầy, chào đại chúng!

Nãy giờ lắng nghe Thầy giảng, ba Tổng xin đưa ra hai đề tài: Cái sơ khởi là Tri kiến Phật, thời gian sau nó chín mùi, đủ điều kiện rồi thì Ngộ nhập được Phật tri kiến, giữa cái nhân và cái quả, xin Thầy từ bi giảng giúp để cho tất cả các anh em trong chúng hội này cùng nghe!

Thầy

Bây giờ Thầy nói vắn tắt thôi, chứ cái chuyện này bữa nào phải làm hai ba tiếng đồng hồ.

Thứ nhất: Tri kiến Phật là cái thấy thanh tịnh của mình, mình dòm cái cây, dòm bức vách mà thanh tịnh thì đó là tri kiến Phật. Trong kinh Pháp Hoa nói “Tất cả chúng sanh đều có tri kiến Phật”, tri kiến là thấy biết của Phật, mà trong kinh nói rất rõ là mình luôn luôn có cái Thấy Biết của Phật, chẳng qua mình ham chạy theo lung tung quá thành ra mình không thấy. Bình tĩnh lại mình sẽ thấy mình có cái Tri kiến Phật đó.

Kỳ vừa rồi ra Hà Nội Thầy có nói về kinh nghiệm nguyên sơ chính là Tri kiến Phật, mở mắt ra mình thấy đó là Tri kiến Phật, nhưng mình không chịu nó rồi lung tung vô thì cái thấy của mình nó bị cắt cắt cắt, chia năm sẻ bảy thành ra cái thứ gì đâu. Thành ra, chỉ trợn mắt lên dòm như ngài Bồ Đề Đạt Ma thôi thì đó là Tri kiến Phật. Đôi mắt của ngài Padmasambhava ở trên cái gì đó cũng là Tri kiến Phật, cái Thấy Biết của Phật. Nhưng thường thường, mình vừa có cái kinh nghiệm về cái Thấy Biết, kinh nghiệm nguyên sơ đó, mình không chịu dừng tại đó, mà bắt đầu nhảy vô những kinh nghiệm của chúng sanh, ông này đẹp hơn ông kia, ông kia thông minh hơn ông này, bắt đầu nó dây dưa thành ra cái kinh nghiệm, cái Thấy Biết của chúng sanh chứ không còn Tri kiến Phật nữa. Mà nên nhớ là Tri kiến của chúng sanh đó, cái Thấy Biết của chúng sanh đó nó luôn luôn nằm trên cái Thấy Biết của Phật, cái Tri kiến Phật. Mình tin điều đó thì sẽ thấy Tri kiến Phật là gì. Đó là điểm thứ nhất, Thầy giảng ngắn ngắn vậy thôi.

Thứ hai, mình thấy cái đó rồi luôn luôn sống trong cái Thấy đó thì đó là nhập Phật tri kiến, nhập vô cái Thấy Biết của Phật, vậy thôi. Mình sống thường hằng vậy thì đó là nhập thôi chứ có gì đâu. Ông nào sống nhiều thì ông đó sâu sắc hơn, còn ông nào ít thì ít hơn. Thầy chỉ nói ít vậy thôi. Rồi còn bữa khác nữa. Cười, cười là Thầy yên tâm rồi, chứ hỏi tiếp là Thầy bí đó.

Chú ba Tổng

Dạ, con mang ơn Hòa thượng, Thầy giảng vậy là quá rõ ràng rồi ạ! Con kính mang ơn Hòa thượng. Nam Mô A Di Đà Phật!

Mạnh NH (Hà Nội)

Con xin chào Thầy và đại chúng! Con được nghe các bài giảng của Thầy, cùng kết hợp với các kinh nghiệm tu tập và học hỏi, con thấy nhiều cái cũng vỡ được ra. Con thấy cần phải áp dụng cái tu học của mình vào cuộc sống, điều trị cái tâm của mình, giải quyết những khó khăn. Cũng rất khó, ví dụ, con thấy trong sách vở đề cập là, đứng trước những hiện tượng, sự vật mình tránh để cảm xúc nó lôi cuốn. Thế nhưng mình vẫn phải làm việc, mà thể hiện như gỗ đá quá thì rất dở. Trong trường hợp này thì mình làm sao mình có thể dung hòa được ạ.

Thầy

Thầy thấy cảm xúc nó đâu có tội lỗi, tội tình gì đâu mà mình phải tránh nó. Cảm xúc nào cũng khởi từ nên tảng, từ Phật tánh rồi nó tiêu tan vô Phật tánh, việc gì mình phải mặc cảm với nó đến độ phải triệt tiêu cảm xúc, thành ra cục đá thì sao? Cảm xúc không có tội lỗi gì hết, nó y như mây xẹc lên trời rồi nó tự trong sáng trở lại, chứ cứ lấy cây rượt theo nó, đánh nó thì cuộc đời mình vất vả. Những cảm xúc đó không có nghĩa gì với “Nào ngờ Tự tánh vốn tự thanh tịnh, nào ngờ Tự tánh hay sanh muôn pháp”, nó sanh thì nó cứ sanh chứ, nhưng mình phải biết được nó sanh từ chỗ nào. Y như đám mây đó, mình rượt theo để đánh đám mây thì dở lắm. Không có đám mây nào tồn tại mãi mãi hết, cảm xúc cũng vậy. Vấn đề là mình đặt cảm xúc đó vào môi trường bao la, vô hạn, cái mình gọi là Phật tánh, hay Như lai tạng hay gì đó, chứ đâu phải diệt cái cảm xúc ấy đi.

Mình phải hiểu rõ như vậy, cảm xúc nó không có tội lỗi gì hết. Tôi thấy ông gì Hải Dương gì đó thì tôi vui, ông cười miết thì tôi vui vậy thôi. Chứ bây giờ tôi diệt, thấy ông nội này sao cứ cười miết vậy, hay mình giảng bậy bạ gì đó rồi ông cười, đó là tự gây khổ cho mình, cảm xúc chẳng có nghĩa gì hết. Cũng như không gian vậy đó, cảm xúc là những cơn gió, thoảng qua thôi. Có những cơn gió mát, làm  mình sướng, trời nóng mà có mấy cơn gió mát vậy là sướng lắm. Trời lạnh gặp mấy cơn gió đó thì rất khó chịu, nhưng đó chỉ là những cơn gió thoảng qua thôi, có vậy tâm mình nó mới sống, còn tâm mình diệt hết tất cả mọi sự thì nó thành ra cục đá thôi, tảng băng thôi, không có sự sống nữa, hãy cho nó sống. Mình phải từ bi với cảm xúc của mình, tao cho mày sống, chứ diệt rồi mày đâu có còn con người nữa đâu. Thành ra, lòng từ bi không phải riêng với người này người nọ, mà với cả cảm xúc của mình, đừng có sợ nó quá, cũng đừng ghét nó đến độ bất kỳ một cảm xúc nào tôi cũng diệt hết.

Có từ bi với nó thì mình mới từ bi với cảm xúc của những người khác, thậm chí những đau khổ của người khác nữa, mình mới đủ sức dung chứa được. Chứ còn mình diệt cảm xúc của mình, mình thấy thằng cha nào khổ là mình kết án nó, mày không tu gì hết, mày cảm xúc nhiều quá. Không phải. Chính mình có lòng từ bi bao la mới có thể dung nhiếp được mọi thứ, kể cả cảm xúc của người khác. Vậy mình mới sống nổi ở đời này, chứ đời này người ta cảm xúc nhiều lắm. Giờ này cũng có người cười, cũng có người khóc, cũng đủ thứ cảm xúc, mà mình nói phải diệt hết mấy cái đó thì mình thiếu từ bi. Lòng từ bi của mình rộng rãi, đủ sức chứa chấp tất cả những cái gì đó của mình và của người khác thì lúc đó mình hoàn toàn thoát khỏi đời này. Chứ đánh lộn với cảm xúc thì không phải. Thầy nói rồi, cảm xúc nó không có tội lỗi gì hết mà mình đánh lộn với nó cả đời thì mình biến cuộc đời mình thành ra một chiến trận không bao giờ chấm dứt, chỉ tắt hơi nó mới chấm dứt thôi. Chẳng lẽ cả đời mình cứ đánh lộn với cảm xúc, như vậy cuộc đời mình còn cái gì nữa.

Thành ra nên để ý, nãy ai có nhắc đến ngài Lục Tổ Huệ Năng và tất cả những vị cao cấp đều nói vậy, là phải kiếm cái ông vua, “Trên giác tánh có ông vua, ra sáu cửa thanh tịnh” gì đó. Mình kiếm ông vua và trở thành ông vua chứ đi đánh mấy thằng giặc cỏ thì đánh cả đời không hết mà rồi rốt cuộc cũng chẳng làm được gì hết. Mình chết thì nó cũng ào tới nó đánh tiếp. Ông vua đó được gọi là Tự tánh, Phật tánh. Ông đó dung chứa được hết chứ đừng nói là trong thế giới của ông vua đó không có thằng nào ăn trộm ăn cướp, có đầy đủ hết, nhưng ông là ông vua thì mấy thứ đó không có ý nghĩa gì hết. Còn nhất định đi kiếm mấy thằng giặc cỏ đánh miết, thì cả đời mình là cuộc chiến trận, cả đời không bao giờ thắng nổi nó.

Thử nghĩ coi, đừng có hiểu sai là phải diệt hết tất cả cảm xúc. Diệt hết tất cả cảm xúc của mình, cả đời mình làm không nổi rồi mình phải đi diệt hết cảm xúc của những người khác nữa thì đó là điên rồ. Giống như chuyện cái anh chàng gì đó, đánh cái cối xay gió đó. À, chuyện Đông Ki Sốt, cả đời cứ tưởng mấy cái cối xay gió đó là kẻ định của mình nên cả đời cứ đi theo đánh nó. Cuối cùng chẳng ra gì hết, cối xay gió vẫn còn, mà ông thì chết queo rồi. Thành ra cảm xúc không có nghĩa lý gì hết. Phải vậy. Nói theo như Mật thừa là phải có một cái “Kiêu hãnh kim cương”. Cảm xúc nó chẳng là cái gì đối với Tự tánh của mình hết, chứ đi đánh mấy thằng giặc cỏ đó làm chi. “Kiêu hãnh kim cương” là mày chẳng làm gì được tao hết, mà tao còn nuôi dạy cho mày nữa, thuần hóa mày nữa. Chứ một ông vua mà không có thằng quân nào thì cũng chết, mình phải nuôi dưỡng nó, bao dung nó, thuần hóa nó.

Chú ba Tổng

Cám ơn Thầy. Thầy ví với ông vua là quá hay rồi Thầy ơi. Sống với ông vua, không sống với ổng, dại gì đi sống với mấy thằng giặc.

Thầy

Hơi đâu mà đánh mấy thằng giặc đó uổng đời vậy. Rồi thôi, bữa nào bàn tiếp, cái anh gì ở ngân hàng đó, anh Mạnh ở ngân hàng đó. Nhiều chuyện lắm, cuộc đời mình là những câu đố nho nhỏ, mỗi ngày giải mỗi câu vậy thôi. Cho đến cái ngày mình giải câu đố cuối cùng thì mình thành ông vua thôi, phải không bác Tổng?

Chú ba Tổng

Sống với ông vua thì tồn tại mãi mãi, còn có cái gì vui bằng.

T.Hà

Con Kính thưa Thầy, Kính thưa đại chúng!

Thầy cho con xin được hỏi ạ. Lúc đầu Thầy giảng về thiền, sau đó chú Hải cũng chia sẻ về thiền Chỉ, Quán, và Chỉ Quán đồng thời. Trong đó, chú Hải có nói là, thiền Chỉ cũng có một số hạn chế, khuyết điểm, ví dụ như nó không có sự sáng tỏ, trong khi thiền Quán giúp triển khai sự sáng tỏ, rõ biết, giải quyết rốt ráo tận gốc rễ của vấn đề, nên phải cầ có Chỉ va Quán đồng thời. Nhưng trong kinh Lăng Nghiêm Tông Thông có nói, “Từ Chỉ sanh ra Định, và đây là bí quyết của ngàn Thánh”. Theo như kinh Lăng Nghiêm Tông Thông, như vậy chỉ cần cái Chỉ thôi, vì nó là bí quyết của ngàn thánh. Vậy thì Chỉ-Quán hay Chỉ Quán đồng thời ở đây nó có mẫu thuẫn không hay còn một ý nào khác ạ? Con xin Thầy, xin chú Hải giảng giải giúp con ạ!

CH.Hải

Con thấy, cái Chỉ với Quán là hai phương diện của cái Tâm sáng suốt của mình thôi. Thành ra, nếu mình thực hành thiền về định, tức là tập trung quá, thiếu quan sát thì dẫn đến những trạng thái định. Mà trạng thái định nhiều khi nó bị đơ ra, tức là nhiều khi bị si đó. Thành ra, thực hành phải quan sát kỹ cái tâm, làm sao cho đầu vào nó có sự tập trung nhưng phải có sự quan sát, tức là đủ cả Chỉ & Quán. Còn kết quả như thế nào thì hạ hồi phân giải, trước tiên mình cứ làm đúng cái đã rồi đến một lúc nào đó kết quả sẽ hiện. Cái đó giống như Thầy nói và mọi người đều hỏi vậy đó, nó giống như một công án, mình cứ thực hành đúng đi. Cảm thấy thiếu cái gì thì bổ sung, làm cho đủ, đến khi nào nó lộ ra thì tự mình sẽ thấy, sẽ giải quyết chứ không thể nói trước hoặc Chỉ - Quán thực sự nó như thế nào. Nói mà người bị mắc nhiều thì người nghe sẽ hiểu liền. Mà hiểu là một tai họa, vì cái chỗ đó là chỗ tu hành, cái kết quả.

Theo mình thấy, cái nhân là Chỉ - Quán đi song đôi với nhau thì cái quả sẽ là Bản tánh có sẵn Chỉ-Quán, cái đó làn con đường an toàn nhất so với con đường Chỉ không hoặc Quán không. Hai con đường kia người ta cũng có đi nhưng Chỉ - Quán song đôi thì mình thấy nó an toàn hơn.

Đ.Sơn

Kinh thưa Thầy và đại chúng! Cho con xin hỏi một câu: Như trong kinh Lăng Nghiêm Tông Thông nói: Ở trong Tánh Không đó thì nó trong trẻo và quang minh lắm, tại mình tự phóng chiếu ra, nhận lầm, phan duyên... Bây giờ, ngay chỗ đang an vui, tại sao có phiền não, rồi bắt đầu từ chỗ phiền não, lập ra một phương pháp để đoạn trừ phiền não. Con Thấy như vậy hình như không đúng.

Khi con đặt câu hỏi, thì con cũng đã có câu trả lời của con. Con thấy, ở ngay chỗ này, tất cả chúng con đều nhận lầm chỗ phát khởi tâm địa tu hành. Thực sự, cái Tự tánh nó vốn thông suốt, do mình vô minh, chấp vô những cái sanh diệt, lấy đó làm nhân cho nên nó đưa đến kết quả sanh diệt, cho nên không bám chấp vô pháp môn nào hết, tâm mình nó tự nhiên, nó thể hiện qua mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý hàng ngày. Sau khi đọc kinh điển của các vị Phật tổ, mình phải có sự tư duy để nhận xét được cái thật là cái gì và từ đó mình sống.

T.Châu

Trả lời câu hỏi của Hà cái chỗ “Định là bí quyết của ngàn thánh”, thì Định đó là Đại định, Định đó là Nền tảng. Mỗi người có một cái thiện duyên để đi theo Định hay Tuệ, hoặc Định – Tuệ đồng thời thì tùy. Nhưng đi cái nào cũng phải trên cái Nền tảng, không ngoài cái Nền tảng được, nên Định – Đồng thời, hay Định – Tuệ cũng là Nền tảng, không khác được. Cho nên cái định đó là thuộc về Nền tảng, cái Định đó bao gồm cả Định & Tuệ nên nó là cái Định của ngàn thánh.

CH.Hải

Con xin bổ sung. Nhiều khi đọc sách, mình nghĩ định là một cái gì đó, nhưng định như bác Châu nãy nói là cái Định đó là Đại định, trong Định đó có cả Định lẫn Huệ, hay là “Na già đại định” gì đó thì nó không có nghĩa nói về một phương diện đâu, mà trong định nó có Giác tánh trong đó. Thành ra, mình phải coi cái ngữ cảnh trong đó nữa, Định đó không phải là Định riêng lẻ. Trong Đại thừa, người ta nói Đại định hay thiền gì đó sẽ gồm đủ mọi thứ trong đó. Thầy hay nói từ hiện đại bây giờ giống như sách vở là Ma trận thần thánh đó. Tức là ở trong đó là Đại định chứ không phải Định là một cái gì đó vắng bặt, đơn lẻ, mà nó thanh tịnh, lưu thông, sáng suốt. Cái ngữ cảnh như vậy mới đúng.

Q.Ninh

Thưa Thầy, con nghe các vị vừa nói, con xin chia sẻ một chút. Con xin chia sẻ từ mà Thầy nói là “Nền tảng” ạ. Cái này rất qua trọng, khi quên cái Nền tảng này thì sẽ bị rơi ngay vào sóng gió cuộc đời. Nếu nói về Chánh định, thì Nền tảng này luôn luôn là chánh là định, cái Nền tảng này kinh sách thường gọi là Như Lai Tạng hay Tự tánh, nó là Chánh định duy nhất mà mình không bao giờ rời nó cả. Cái này nó chính là sự sống của mình, sự sống này không có sinh, không có diệt, không bao giờ thay đổi và mình chính là con sự sống, nhưng mình bị lẫn là mình với cái thân này. Cái thân này có sinh diệt, là cái phương tiện để mình giao tiếp với xã hội, để chia sẻ pháp thôi. Chia sẻ để giúp người ta trở về cái bổn gốc của họ. Cái đó chính là cái Nền tảng, cái Nền tảng cũng chính là sự sống của mình ngay bây giờ. Sự sống đó luôn luôn viên mãn, nó chẳng bao giờ bị bệnh, cũng chẳng bao giờ chết.

Cái gì có sanh thì có diệt. Nếu trong nháy mắt mà nhớ ngay đến sự sống, ví dụ, dùng cái chánh tư duy để nói, chẳng hạn như, mình có phải là tác giả của sự sống không, mình có đẻ ra sự sống này không? Thì chắc chắn câu trả lời là không. Nếu không có sự sống mình có thể ăn không, ngồi nghe pháp được không, nói được không, đi lại được không, nếu không có sự sống thì mẹ mình có thể đẻ ra được cái thân này mà bây giờ mình lầm mình nhận là mình không? Cái gọi là chánh định, định tức là không thay đổi. Chứ bây giờ mình nói tạm thời định vào hơi thở, hoặc định vào một cái gì đấy, mà cái để định vào đó nó luôn thay đổi. Nếu tâm mà định vào cái thay đổi thì đương nhiên nó chạy theo cái thay đổi. Cho nên nếu mà nói về Chánh định, chúng ta cảm nhận được ngay bây giờ sự sống nó không thay đổi, mình cảm nhận nó, lúc nào mình quên mất nó là mình chạy theo cái sinh diệt.

Sự sống là cái không bao giờ thay đổi. Nói Phật là gì? Chính là sự sống của mình ngay bây giờ, mà sự sống của mình cũng chính là sự sống của tất cả chúng sinh. Nó không bao giờ bị chia tách, không bao giờ bị chia chẻ. Chẳng qua chấp vào hình tướng, mà chúng ta thấy nó thay đổi, thấy nó sinh diệt. Thành ra sự sống chính là cái quý giá nhất, chính là Phật, cho nên mình mới quy y Phật. Phật bảo đó là cái quý nhất, không có cái gì quý hơn sự sống được. Sự sống đã ban tặng cho mình chứ mình không phải là tác giả của sự sống. Mình chính là cái được ban tặng, cái sự sống, chính là Nền tảng, còn mình dụng cái thân này là để giúp ích cho cuộc sống.

Cuộc sống này chính là của tất cả mọi người, nhưng có một cái gì đấy che lấp làm chúng ta không nhìn thấy, cái đấy gọi là nghiệp. Nhưng ai cũng có thể, vì nó ở trong họ, sự sống ở trong họ. Nếu chúng ta bị lẫn vào cái định, chỉ, hay đọc quá nhiều kinh sách là mình bị vướng ngay. Như bạn làm ngân hàng kia, tai sao cảm xúc của bạn nó cứ chạy, chẳng lúc nào nó định cả, vì lúc đó là mình quên mất cái Nền tảng, quên cái sự sống của mình nên cái cảm xúc từ đó mà sinh khởi, từ đó cảm thấy buồn phiền. Lúc đó mình chạy theo cảm xúc, quên mất Nền tảng, mà quên mất Nền tảng là quên mất sự kết nối, rồi mình nghĩ mình bị quên mất gốc, nhưng thật sự thì cái gốc nó luôn luôn đi theo mình, là do mình bỏ nó chứ không phải nó bỏ mình. Mình quên mất nó, nó chính là sự sống của mình, chính là Phật ngay tại đây và bây giờ. Con xin được chia sẻ như vậy ạ!

Thầy

Theo Thầy, Chánh định là không định vào đâu cả. Đó là Chánh định.

-----o0o-----