Người thuyết trình: Vụ & Hoàn Anh

Vụ: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! Con chọn chủ đề về Đạo đức và khoa học là bởi vì con thấytrong xã hội Việt Nam hiện nay, những người trẻ (lực lượng lao động) sống chưa cóchú trọng đến phát triển đạo đức; văn hóa chưa được coi trọng và có chỗ đứng tương xứng khi mà khoa học kỹ thuật phát triển bùng nổ, Đời sống là cuộc chạy đua kinh tế mạnh mẽ, vật chất của cải phục vụ con người được làm ra dư dật.

Ví dụ: những tiến bộ khoa học về gien, nhân bản Cừu Dolly, cấy ghép mô, chỉnh sửa chuỗi ADN, phát triển trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, đưa người lên vũ trụ…

Dù như vậy nhưng con người (VN) lại đang sống thêm nhiều bon chen, chạy đua về vật chấtcũng như tiêu thụ vật chất quá mức cần thiết, phá vỡ sự cân bằng và an vui của tâm hồn gây ra những xáo trộn về tâm lý; trái với Đạo và đi ngược với lịch sử phát triển và tiến hóa của nhân loại.

Người trẻtin và biết khoa học hơn là đạo đức, mặc dù hiểu biết và khoa học còn mơ hồ và Đạo đức thì còn tệ hơn nữa. Người trẻ chọn lựa khoa học, bon chen và hưởng thụ hơn là chọn Đạo đức nên những nỗi bất an ngày một nhiều dẫn đến việc tiêu thụ vật chất và những kích thích về cảm xúc mạnh, cảm xúc thô lậu nhiều hơn để chạy trốn để tìm cách quên đi phiền não. Bằng chứng cụ thể là con người ngày càng thấy cô đơn hơn, áp lực hơn, thiếu niềm vui hơn, chia rẽ hơn, tự tử stress nhiều hơn, phóng dật hơn, thiếu lý tưởng sống và cống hiến. Để có thể nói rõ hơn về vẫn để con xin nêu trước khái niệm Đạo là gì, đạo đức là gì và khoa học công nghệ là gì để làm cơ bản thống nhất về khía cạnh mình cần trao đổi ạ. Đạo là gì? Đạo đức là gì?

  • Nghĩa thứ nhất: “Đạo khả đạo phi thường đạo”. Đây là câu đầu của Đạo Đức Kinh của Lão Tử và có nghĩa là “Đạo có thể gọi được là Đạo, thì không phải là Đạo vĩnh cửu”. Suy ra, Đạo chẳng thể diễn tả chính xác được. “Đạo” tạm được hiểu là nguồn gốc đầu tiên và cuối cùng của vũ trụ. Là “Tánh Không” trong Phật giáo, không bám dính vào đâu, không phân chia, không dị biệt, không giới hạn, không tăng giảm, không lấy bỏ (Bát Nhã Tâm Kinh) chỉ có sự tinh khiết, trong suốt hoàn toàn. Đạo ôm trọn mọi hiện hữu, Đạo dung dưỡng vạn sự vạn vật, đặt vạn vật trong thế quân bình, hòa hợp, đồng nhất không chia lìa, không hở sót. Đạo trong tính phổ quát thì ý nghĩa được hiểu rộng hơn như là “Con đường”.

Hay Đạo là (hơi thở của) Thượng đế trong thần học của các tôn giáo dòng Moses (Do thái giáo, Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Hồi giáo), là bản thể thật của vũ trụ. Trong Thánh kinh, Thượng đế tạm có tên là “I am Who I Am” tạm dịch nghĩa là “Ta là Ta” hay “Ta Là Đấng Hiện Hữu”.

Vậy, ta hiểu ở đây Đạo là toàn thể cái hiện hữu và không hiện hữu. Ý nghĩa thứ hai: Đạo là Đạo Lý, là “Con đường” vận hành của mọi hiện hữu; Đạo lưu thông, tỏa khắp nhưng vẫn có tính riêng biệt, cho nên một phương pháp, một cách thức vận động bất di bất dịch thì không phải là con đường.

Đạo với loài người – Đạo Đức Xã hội.Ở một phạm vi nhỏ hẹp hơn, Đạo là cách thức tương tác qua lại giữa các đối tượng với nhau, giữa các cá thể với tổng thể theo một trật tự nhất định để thành một chỉnh thể toàn vẹn. Đạo di chuyển vận hành khắp mọi nơi, chạm đến mọi điều (bất chấp con người có nhận thức được hay không) mà không vướng mắc. Như nước đến mọi nơi, giúp mọi loài mà không vướng mắc vào đâu.

Đạo đi vào đời sống xã hội loài người thì Đạo là Đạo đức Xã hội, là nguyên lý sống, nguyên tắc sống. Đạo đức xã hội là cách thức xã hội vận hành theo trật tự, sắp đặt nhằm đưa đến sự thỏa mãn cho tất cả mọi người (mỗi cá nhân và chung xã hội) trong mỗi lúc và mọi lúc. Đời sống không thể bám vào các công thức cố định để cân bằng, để an vui hạnh phúc trong khi mọi hoàn cảnh có tính riêng biệt luôn tác động qua lại lẫn nhau. Nếu Đạo đức là như thế, thì chúng ta Sống có đạo đức là sống hợp với Tánh Không, hợp với Thượng đế.

Vì vậy, Đạo bao gồm có thể nhận thức và không thể nhận thức, là nghĩ lường và không thể nghĩ lường, là hữu hạn và vô cùng, cho nên Đạo đi vào đời sống xã hội tức là đi vào ý thức, đi vào ý niệm thì đạo cũng chưa từng rời xa mảy li. Đạo Đức cũng chính là ý thức, là sự hiện hữu.

Và thứ ba, Khoa học là gì? Đối tượng của khoa học là gì?

Nhà bác học Albert Einstein có phát biểu "Tôn giáo trong tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu. Vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm trọng thể gồm mọi phương diện trên, trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có Đạo Phật đáp ứng đủ điều kiện đó.

Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được mọi nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo.

Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học.

Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.

Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có tôn giáo thì tôi phải là một Phật tử. Vì những gì tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi".

Khoa học là trí tuệ phân tích tinh vi áp dụng nhiều công cụ siêu việt vượt mọi giác quan, khoa học là sự tập trung và quán xét bản chất mọi hiện tượng sự vật (hữu tướng). Khoa học dùng mọi phương pháp luận như: diễn dịch và quy nạp, phân tích và thống kê, là phép biện chứng, là biện luận (Kinh nghiệm và phản biện), là thực nghiệm trên nhiều đối tượng và đủ thời gian kiểm chứng, có góc nhìn đa chiều có tính khách quan, có tính tích lũy và kế thừa tri thức nhân loại. Khoa học hiện đang được áp dụng trên mọi phương diện của đời sống xã hội và được dùng làm niềm tin, làm thước đo cho mọi sự nên con ta phải khéo dùng nó để phát triển trí tuệ toàn hảo. Khoa học là một nhánh của Đạo lý được con người hiểu biết, khám phá và khéo sử dụng, sắp đặt làm cầu nối, là công cụ kết nối con người với Chân lý. Khoa học là quá trình hiện thực hóa Đạo lý vào đời sống bất chấp động cơ của con người là gì.

Và chủ đề tham luận ngày hôm nay con muốn đưa ra là ta cần làm những gì và làm như thế nào để Đạo đức đi vào và hợp nhất với khoa học và đời sống để xã hội luôn an vui?

H. Anh: Da, kính thưa thầy và thưa đại chúng, Vụ đã trình bài về khoa học và đạo đức rồi, bây giờ mình chỉ xin đặt vấn đề thôi: khoa học thì gần như có mặt trong tất cả mọi phương diện đời sống của mình, mỗi cái mình sử dụng hầu như đều có dáng dấp của khoa học, từ vật dụng hằng ngày cho đến tất cả những đồ dùng cao cấp đều từ khoa học mà ra.

Mình đi vào vấn đề tôn giáo, hồi nãy Vụ nói một phần của tôn giáo là đạo đức, thì mình đặt vấn đề như thế này.

Chúng ta thử nghĩ rằng ở một nơi nào đó con người không có một tôn giáo hay đức tin làm chỗ dựa, không có luân hồi, kiếp trước kiếp sau, không có nhân quả báo ứng… thì con người sẽ sống ra sao. Sự ích kỷ, tranh đua, dành tất cả phần lợi cho bản thân bằng mọi giá, thì xã hội sẽ ra sao? Đời sống của họ có được hạnh phúc không? Và tất cả những điều như là bình an, hạnh phúc, kết nối, chia sẽ chỉ còn là những khái niệm, hay chỉ là những ước vọng nảy sinh trong giấc mơ của họ mà thôi.

Và rồi nếu điều đó xảy ra, tất cả mọi người đều sống theo bản năng với phần “con” trong mỗi cá nhân chắc sẽ mặc sức hoành hành. Một xã hội đầy rẫy những điều xấu mà con người lại không có bất cứ sự nương tựa nào, thì làm sao có sự bình an, lúc nào cũng canh cánh nỗi lo, thì chắc hẳn chúng ta sẽ mệt mỏi lắm, tinh thần thường xuyên bị đã kích thì tuyệt nhiên con người không thể hạnh phúc được, để có được hạnh phúc con người cần phải có chỗ dựa tin thần. Năng lượng tinh thần (nội tâm) chúng ta phải luôn được bổ xung và ngày càng phải nâng lên.

Trên con đường tự hoàn thiện mình con người cần phải được định hướng về một cuộc sống cao đẹp, mà điều này luôn được nói đến trong giáo lý của hầu hết tất cả các tôn giáo.

Khoa học làm cho đời sống con người ngày càng văn minh tiến bộ hơn. Nhờ khoa học, nhiều máy móc được chế tạo làm cho con người đỡ vất vả hơn. Nhờ khoa học, cách chữa bệnh ngày càng tốt hơn làm cho con người thêm khỏe mạnh, sống lâu. Nhờ khoa học, những thứ hàng hoá phục vụ đời sống ngày càng nhiều làm cho cuộc sống thêm đầy đủ, thêm sung sướng…

Nhưng mà tôn giáo với khoa học có tương tác với nhau, có hòa hợp với nhau không hay là chúng tách biệt với nhau, một cái thiên về tâm linh (tôn giáo, đạo đức), một phần về khoa học tìm hiểu về bản chất của sự vật, thì hai phương diện này có mâu thuẫn với nhau không? Và đâu là điểm gặp nhau giữa khoa học và tôn giáo. Con người sẽ sống ra sao nếu thiếu đi một trong hai phương diện khoa học hoặc tôn giáo?

Sh. Bình: Kính thưa thầy, kính thưa đại chúng. Mình xin hỏi Vụ, Vụ nói về phần đạo đức và khoa học, khi mà người ta làm khoa học người ta có giữ giới hay không và sự kết nối giữa khoa học với đạo là như thế nào?

Vụ: Dạ, kính thưa thầy, kính thưa đại chúng để trả lời câu hỏi của huynh Bình em xin trả lời thế này.

Thứ nhất là, làm khoa học có giữ giới hay không, thật ra từ giữ giới này nó chỉ đúng với đạo Phật thôi, mang tính xã hội nhiều hơn thì làm khoa học có đạo đức hay không? Cái này em thấy rằng, xã hội có quá nhiều nhà khoa học từ Đông sang Tây thì có người có đạo đức, nhưng cũng có người không có đạo đức, có người có đạo đức nhưng bị người không có đạo đức chi phối, hoặc là những người có đạo đức được những người có đạo đức sử dụng khuếch đại cái đạo đức đó ra, cho nên em thấy rằng người làm khoa học có tính khoa học nhiều hơn tính đạo đức. Họ có niềm say mê nghiên cứu với việc là hiểu bản chất của mọi hiện hữu, em nghĩ họ phần lớn là có đạo đức, cho nên mình không thể nói cụ thể cho rất nhiều đối tượng được, em chỉ nói khái quát là số đông họ có đạo đức.

Và thứ hai là sự kết nối giữa khoa học và đạo đức, em thấy rằng khoa học bản chất của nó là đạo, nhưng mà cái đạo đó được người nào sử dụng, người có đạo đức hay người không đạo đức sử dụng vì tính chất của nó là trung tính. Khoa học là một quá trình thiền, đó là có sự tập trung ví dụ họ nghiên cứu những con vi khuẩn chẳng hạn, họ có những kính hiển vi rất là vi tế, họ phóng đại lên gấp hàng nghìn lần so với kích thước mà mắt thường nhìn thấy, nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu virus thậm chí phải mất nhiều năm đó là định, và họ quan sát, phân tích kỹ từng chuỗi ADN thì đó là quán, nghiên cứu từ năm này đến năm nọ, và có sự kế thừa từ nhà khoa học này đến nhà khoa học kia thì đó là thiền, đó là chỉ và quán rồi, nhưng mà công trình đó để làm gì, để chữa bệnh hay là để tạo ra những con virus mới, thì đó là câu chuyện là đạo đang nằm trong tay của ai, đạo trong tay của người có đạo đức hay người không có đạo đức. Em nghĩ là khoa học là mang tính chất trung tính, nên nó càng phát triển mạnh, nếu con người có động cơ xấu thì nó mang tính hủy hoại, đó là chủ đề ngày hôm nay là đưa đạo đức vào trong khoa học và đời sống để làm sao cho khoa học, đời sống và đạo đức nó xác nhập vào nhau để nó phát triển lên thì khoa học mới có giá trị thực sự.

Cô Nghĩa: Cô Nghĩa chưa thỏa mãn câu trả lời đó, vì trong bài của huynh nói là trong khoa học người ta sử dụng thức và chia ra người quan sát và vật được quan sát, nhưng mà trong thiền người quan sát và cái được quan sát cũng chính là mình thôi, nó là một, hai cái đó nó không giống nhau được, làm sao huynh nói nó là thiền tức thiền quán, thiền chỉ, cái đó nó chỉ sự là chú ý tập trung, và quan sát đó là có đối tượng và khi như vậy nếu người đó họ làm được, cũng không đạt được tới giải thoát, trong khi ở bên đạo thì người ta đạt được thiền chỉ thiền quán cùng lúc, và người ta giải thoát. Giống như ông Albert Einstein ông là nhà khoa học nhưng mà cuối cùng ông cũng đâu được giải thoát, Ông nói những câu y như đức Phật, nhưng mà đức Phật thì giải thoát còn ông thì chư giải thoát, thành ra câu hỏi của huynh Bình mà sư huynh Vụ trả lời như vậy là chưa chính xác.

Vụ: Con trả lời cô Nghĩa, ví dụ như là con mèo rình con chuột, hay là con chó tập trung lắng nghe âm thanh gì đó rất xa, hay như nhà khoa học nghiên cứu về vật chất gì đó giành một sự tập trung, quan sát rất là cao thì đó là thiền, nhưng mà đây là thiền ngoại đạo vì chủ thể và đối tượng phân tách làm hai, nó vẫn là thiền nhưng nó là ngoại thiền, bản chất nó cũng là thiền nhưng nó không phải là thiền giống như thiền của Phật giáo, con đang hiểu nó là như vậy. Con mèo rình con chuột nó tập trung hết mức, nó thả lỏng hết mức, nó quan sát động tĩnh của con chuột hết sức, nhưng mà bản chất nó là tà thiền chứ không phải là chính thiền, nên bản thân nó không tiến hóa được.

Sh. Bình: Xin góp ý về chỉ với quán, trong khoa học người ta có đối tượng vì luôn luôn mình là chủ thể, và đối tượng của mình là vật mình đang nghiên cứu, thì rõ ràng là nó có chủ thể và đối tượng, mình phải tập trung quán sát đối tượng để làm ra kết quả nào đó thì nó cũng là chỉ và quán, nhưng mà để giải thoát thì không được, như cô Nghĩa nói đúng là không giải thoát được, nhưng mà việc chỉ quán là đúng, còn việc để giải thoát thì người ta quán tâm, chỉ và quán tâm. Còn cái này chỉ và quán vào đối tượng, khi đó mình phải biết từ lúc nhỏ cho tới lớn mình học tất cả là bằng chỉ và quán, chứ không phải mình không có. Nếu mình không có thì mình đâu có uống nước được. Thành ra là mình luôn luôn có chỉ quán trong mọi hành động của mình hết.

Hồi nãy vụ nói trong đó mình tâm đắc nhất ở chỗ chữ đạo, đạo là bao trùm cả khoa học, bởi vì khoa học có chủ thể và đối tượng, còn đạo là tự biết mình, giống như việc quán tâm.

Còn nói đến phần giữ giới, thật sự ra nhà khoa học hầu hết họ không quan tâm nhiều đến những việc khác, người ta tập trung vào đó mới tạo ra một kết quả nào đó, thì tất cả những việc mà các nhà khoa học làm hầu hết là chứng minh lại những việc gì mà tự nhiên đã có sẵn, ví dụ như máy điện thoại đi là chứng minh lại việc âm thanh là nó vốn có sẵn và mình chỉ khuếch đại để mình sử dụng thôi, chứ nó vốn có sẵn thành ra việc đó là người ta nghiên cứu và người ta có đam mê, thường là làm vì mục đích nào đó, của một nhóm lợi ích nào đó, trong xã hội hầu hết những người giàu gôm lại và phát triển lên thành xã hội, hầu hết là những người giàu, người ta quản lý xã hội đó, thành ra lợi ích nhóm người ta có tiền người ta đổ xuống cho các nhà khoa học làm, nhà khoa học chỉ nghiên cứu thôi, họ không quan tâm đến tiền. Thành ra cái lợi, cái hại là do nhóm khác điều khiển, ví dụ như bom hạt nhân, mà thật sự bom hạt nhân nó cũng không xấu nhưng do mình sử dụng vào mục đích xấu thôi. Bên Nhật họ làm nhiều nhà máy điện hạt nhân, để mà sản xuất ra điện thì nó đâu có hại đâu, nhưng mà làm bom thì có hại thôi, tùy theo mục đích của người sử dụng.

H.Anh: Câu đầu tiên thì mình xin trả lời cô Nghĩa, nhưng mà mình phải thừa nhận một điều là các vị thiền sư và các vị chứng ngộ nói chứ không phải mình nói, bởi vì mình chưa đủ thẩm quyền để nói vấn đề này. Tất cả đời sống này là thiền, nếu mình nói như vậy thì khoa học hay tất cả đời sống này đều là thiền hết. Và thiền thì trong đó có chỉ và quán. Nhưng mà trong khoa học họ sử dụng thì nó như thế nào?

Một khoa học gia người Anh, Arthur Eddington là người tìm ra phương cách để chứng minh thuyết vật lý của Einstein, đã nói như sau:

"Khoa học không có khả năng dẫn dắt con người đến chân lý. Khoa học chỉ có thể dẫn con người đến cái bóng của những ký hiệu.

Cả đến những phương thức quan sát kiểm chứng của Khoa học cũng không thật chắc chắn trăm phần trăm, vì bị giới hạn bởi những dụng cụ hay công thức.”

Có hai loại mà khoa học không có khả năng kiểm chứng và chứng minh, thứ nhất là không có dụng cụ cần thiết để kiểm chứng, thứ hai là sự thật thì không thể kiểm chứng bằng dụng cụ, có nghĩa là những chân lý tối hậu thì không thể kiểm chứng bằng dụng cụ.

Và “có những thành viên trong vòng Khoa học bắt đầu công nhận giới hạn của Khoa học chính thống, và mở mang sự nghiên cứu trong cái nhìn của Tôn giáo. Bước đầu cho sự kết hợp giữa Tôn giáo và Khoa học, để cùng dẫn dắt nhân loại đến sự thật, hòa bình.

Như Einstein cũng tìm hiểu đạo và nhiều nhà khoa học khác cũng vậy; bằng chứng là khi tới một giới hạn nào đó họ buộc phải tìm cách để mở rộng khả năng, phạm vi của họ ra thì họ có thể bước vào nghiên cứu tôn giáo, và tôn giáo đã cho họ những phương hướng khác, có những chân lý được nói trong kinh sách họ có thể chứng minh được, họ thấy đúng, và bắt đầu tin hơn và ngày càng nghiên cứu sâu hơn.

Mình lấy một cái ví dụ đơn giản thôi, ánh sáng là sóng hay là hạt, thì rõ ràng các nhà khoa học có người thì nói ánh sáng là sóng, có người thì nói ánh sáng là hạt và cuối cùng các nhà khoa học cũng phải thừa nhận một điều là nó vừa là sóng, nó vừa là hạt. Nên tính chắc chắn của khoa học đã bị phá vỡ ở đây.

Nhưng theo mình nghĩ là khoa học với tôn giáo có một cái gì đó gắn kết với nhau, khoa hoc đang đi tìm và thu thập những bằng chứng để tiến dần đến việc giải thích cho sự chứng nghiệm, đỉnh của cái sự kết nối, nơi gặp gỡ giữa khoa học và tôn giáo. Thì mình thấy rõ ràng là để giải thích nó tận cùng thì không thể nào giải thích bằng khoa học, vì hồi nãy mình có nói khoa học vẫn còn bị giới hạn và đặt biệt là không thể tách rời công cụ, điều này chỉ có chạm tới bằng sự chứng nghiệm.

H.Lan: Dạ, thưa thầy và thưa đại chúng. H.Lan xin hỏi, vậy mình đã áp dụng khoa học vào con đường tu hành hay là vào trong đời sống của mình như thế nào?

H.Anh: Xin phép được trả lời câu hỏi của chị H.Lan. Em thấy cũng đơn giản thôi, hiện tại mình cũng đang sử dụng công nghệ để hỗ trợ cho việc tu hành, bằng cách mình đang kết nối đây và thứ hai là khoa học cũng giúp mình kiểm chứng lại những vấn đề trong đời sống hàng ngày cũng như trong việc tu tập của mình. Tư duy của mình chẳng hạn, như giáo lý của Đức Phật nói ra thì khoa học đã dần dần giúp mình khám phá và ngày càng sáng tỏ, ví dụ ngày xưa là mặt trăng thứ hai hay là cái bóng trong gương,… nhưng đôi khi vì mình sống ở thành phố mình không thấy mặt trăng là như thế nào, thì làm sao biết được mặt trăng thứ hai, nhưng qua điện thoại hay là qua những tivi thì mình có thể hiểu được việc này, nên là mình thấy khoa học nó luôn luôn đứng đằng sau để trợ giúp mình.

Mình thấy là khoa học đã giúp đỡ mình trong từng khoảnh khắc một, như nãy sư huynh Bình nói là mình dùng nó để làm cái gì thôi. Thì mình chỉ xin nói nhiêu đó thôi, xin hết.

Vụ: Em xin trả lời thêm câu hỏi của chị H.Lan. Thì thật ra là với cái khoa học nó có áp dụng gì cho em trong tu hành hay không? Thì em xin nói là khoa học giúp em rất nhiều trong cách sống và tu hành. Đó là gì? Khoa học sử dụng sự quan sát đa chiều, sự quan sát từ những cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất. Sự quan sát và đúc rút ra kinh nghiệm, đúc rút ra những quy luật thì nó sẽ giúp em xây dựng ra một tri kiến, đó là gì? - Tôi thấy cái này nó đúng; tôi thấy cái này là chưa đúng. Tức là nó định hướng cái tư tưởng của em để mình phân tích xem là mọi thứ nó đều đúng hay là không đúng, thì từ cái phân tích đúng hay không đúng thì mình mới quyết định mình tin và mình đi theo, cho nên cái khoa học ở đây là ở một góc độ phạm vi nhỏ thì với em đó là đạt. Nếu như mà không có những cái cơ sở khoa học để phân tích thì mình không thể tin được thì em không thể tin vào được vào cái quy luật vận hành của thế giới nghi thứ và thế giới vật chất nó như thế nào, thì em gọi là không có cái tri kiến đầu tiên và không có cơ sở để thiền định. Thì khoa học là cái bước đầu tiên để em bước vào đạt.

H.Anh: Thì em cũng xin nói thêm là khoa học nó có hai khái niệm thứ nhất là về khoa học tự nhiên và khái niệm thứ hai là khoa học về xã hội. Thì rõ ràng là một bên về vật chất, và một bên về các cách ứng xử cách giao tiếp, phương pháp trao đổi chẳng hạn. Thì đó là những phương pháp giúp cho mình dựa vào đó mình học để mình đi nhanh hơn. Nó giống như là chuẩn mực của xã hội trong một quốc gia, chẳng hạn như người đối xử với người như thế nào là đúng. Thì nó cũng được xây dựng trên một nền tảng là do quá trình thu thập và quan sát của khoa học đã giúp cho mình tiếp cận nó nhanh hơn và học hỏi được nhiều hơn chẳng hạn, rõ ràng là khoa học xây dựng để giúp con người tiến dần lên hạnh phúc trọn vẹn.

Dạ, kính thưa Thầy kính thưa đại chúng, thì cũng tiếp theo ý của H.Anh. Mình có khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhưng mà mình nhận thấy gần đây có một xu hướng là khoa học muốn giải thích những cái vấn đề về tâm linh. Nên có thể có một cái gọi là khoa học tâm linh. Thì giống như là họ tìm cách nghiên cứu sự ảnh hưởng của những câu chú đối với tinh thể nước, thì rõ ràng chứng minh được là khi mà nói những lời ác xấu ác thì tinh thể nước nó sẽ thay đổi hình dạng rất là xấu xí. Và họ lấy một mẫu nước mà ban đầu hình dạng tinh thể nước rất là xấu xí nhưng mà trì chú hoặc là nói những lời tốt đẹp, khi họ xem lại thì tinh thể nước đó nó thay đổi thành những hình dạng rất là đẹp. Và tuỳ theo loại chú thì các tinh thể đó nó sẽ có những hình thể khác nhau, đó cũng là một cách khoa học tiếp cận với tâm linh. Và nó cũng giúp cho mình tin khi mà mình thực hành việc trì chú, vì cơ thể mình là chiếm tới 70% là nước cho nên mình mới hiểu tại sao là khi mình tập trung mình trì chú thì nó giúp cho cơ thể mình tốt hơn khoẻ hơn. Đó là khoa học giúp đỡ cho cái tôn giáo cái vấn đề tâm linh của mình rất là nhiều. Thì hồi nãy huynh H.Anh cũng có đặt ra một cái vấn đề là cả khoa học và tôn giáo đều có một mục đích là để cho con người sống hạnh phúc. Nhưng mà mình suy nghĩ kỹ lại, mình thấy khoa học ngày càng tiến bộ, tiến bộ rất là nhanh, tiến bộ vượt bậc mà tại sao con người không thể hạnh phúc hơn. Mà thống kê stress, tình trạng tử tự ngày càng tăng hơn. Nghịch lý gì ở đây? Tại sao khoa học phát triển như vậy mà con người lại bị stress hơn, trầm cảm nhiều hơn. Vậy thì mình đặt ra cái vấn đề đó cho hai diễn giả để mình bàn hơn tại sao nó xảy ra việc đó. Và tôn giáo nó khác nhau, nó bao trùm khoa học như thế nào và nó giải quyết được cái vấn đề đó như thế nào khác so với khoa học. Thì cũng xin mời hai bạn thuyết trình và đại chúng cũng mở rộng ra giúp.

Vụ: Em xin trả lời câu hỏi của huynh Nguyên. Đó là như lúc nãy, em có nói vấn đề then chốt đó là tôn giáo là đạo đức, đó là tự biết chính mình, còn khoa học thì bản chất đó là bị chia đôi ra, cái được biết nó nằm ngoài cái chủ thể. Cái biết và cái được biết nó bị tách ra và nó thông qua một cái công cụ. Và như vậy nó đang được xây dựng trên cái nền tảng là ý thức, chứ cái mặt bên dưới ý thức thì nó không sờ đến được, có nghĩa là nó bị ngăn cách, có nghĩa cái phạm vị ngoài ý thức thì khoa học nó là một miền đất khác, nó là cái môi trường khác, nó là một chiều kích khác mà ý thức không chen vào được. Bản thân đó là cái mấu chốt mà tại sao tôn giáo nó lại tồn tại lâu như vậy, cái mà em gọi là khoa học không có chạm vào được cái chân lý tuyệt đối, mà nó chỉ chạm lên cái chân lý tương đối. Trong tôn giáo gọi là gì? Đó là mình đây là đang ở thế giới gọi là bụi trần, hồng trần, hay là trần thế. Trần ở đây được hiểu là các vi trần, đó là những cái ý thức, đó là những cái có hình tướng.

Còn những cái không phải trần thế này thì nó là những cái mà không nằm trong những cái ý niệm, không nằm trong các hình tướng thì đó là gọi là siêu thế. Vâng thì cái việc mà tự biết mình đó thì em thích cái câu của ngài Đạo Nguyên đó là trí tuệ siêu việt: Tự biết chính mình là trí tuệ siêu việt, còn biết không phải chính mình - mình không tự biết mình mà chỉ biết những cái bên ngoài thì nó chỉ là trí tuệ thế gian tương đối. Dạ em xin hết.

H.Anh: Thì câu hỏi của anh Nguyên, em chỉ nói một ý này thôi. Điểm khác nhau giữa khoa học và tôn giáo:

Thứ nhất là khoa học tương tác lên một cái gì đó cụ thể, nó có thống kê, có thể quan sát và thống kê được kết quả. Còn trong khi về mặt tâm linh, nó là một cái thế giới vừa hữu hình và vừa vô hình, có nghĩa là nó siêu vượt khỏi vật chất, ý thức. Những cái mà mình cho là mình có thể quan sát bằng các dụng cụ như máy tính, kính hiển vi,... Khoa học muốn khảo sát được thì phải nhờ vào phương tiện, đây là một giới hạn của khoa học.

Và thứ hai, là tại sao khoa học càng phát triển thì con người lại càng bị áp lực và càng phụ thuộc,… Trong khi mục đích của khoa học là nhằm muốn đưa con người đến hạnh phúc, đây cũng là mục đích của tôn giáo. Khoa học làm cho con người ngày càng bị phụ thuộc. Ngày xưa, mình đi đâu mình phải đi bộ nó sẽ cho mình sức khoẻ và có thể ngắm nhìn thiên nhiên và hoà hợp với thiên nhiên, nhưng bây giờ thì không phải như vậy, đi đâu mình cũng muốn có phương tiện tốt, tốt hơn và tốt hơn nữa, và mình ngày càng phụ thuộc vào những phương tiện đó, cho nên khi tách khỏi phương tiện đó thì mình thấy đau khổ.

Một mặt khoa học đưa con người đến những tầm tri thức cao hơn giúp con người thông minh hơn, nhưng nó cũng có mặt trái là làm cho ý thức của họ ngày càng kém đi, vậy vấn đề ở đây là anh sử dụng khoa học để nâng anh lên hay là anh dùng khoa học để phục vụ cho cái nhu cầu bản năng của mình như bạn em đã đặt ra. Nếu mình sống theo bản năng thì phần con trong mình nó làm chủ, tức là nó ngự trị, mình hành động theo bản năng cốt là thoải mái cho mình thôi. Nhưng mà mình quên việc mình sinh ra là để tiến hoá lên những tầm cao mới, con người là phải lên thánh lên thần gì đó.

Nếu mà mình không thấy được cái cốt lõi của hạnh phúc thì mình sẽ mãi loay hoay đi tìm hạnh phúc, mà “hạnh phúc trọn vẹn là hạnh phúc không phụ thuộc vào bất kỳ nhân duyên nào” đây là điều được chỉ ra trong các giáo lý như Phật giáo, Thiên Chúa giáo,... Nếu chúng ta còn dựa vào khoa học để đạt được hạnh phúc này thì không thể vì bản thân của khoa học là phải có công cụ và phương tiện, dù công cụ và phương tiện mà khoa học sử dụng có hiện đại và tinh vi đến mấy đi nữa thì nó cũng bị giới hạn. Tôn giáo đã tồn tại mấy ngàn năm nay để giải quyết vấn đề còn sót lại của khoa học.

Nguyên: Dạ cảm ơn huynh H.Anh. Thì huynh H.Anh chỉ ra được khoa học nó chỉ phát triển và phát triển thôi, chứ nó không định hướng cho chúng ta như thế nào. Còn tôn giáo nó có cái định hướng và nó cho mình biết là hạnh phúc thật sự nó là như thế nào. Thì mình hình dung ra, tưởng tượng mình nghĩ là khoa học nó chỉ là một cái công cụ thôi, nó chỉ là một sản phẩm tạo ra thôi, cái quan trọng là ở người sử dụng sản phẩm đó, cách sử dụng khoa học như thế nào.

H.Anh: Đơn giản là khoa học đang bị giới hạn, bởi vì nó đi sau các hiện tượng vật chất và nó tìm và chứng minh những hiện tượng vật chất đó. Theo mình nghĩ khoa học chính là sự tối ưu những cái vốn đã tồn tại trước đó thông qua sự cải tiến, tinh chỉnh để cho ra cái khác tốt hơn, và phù hợp hơn. Còn trong khi Đạo Phật đã nhìn thấy thấu suốt chuyện đó, nguồn gốc nó sinh ra từ đâu, nó phục vụ như thế nào và con người vận dụng nó vào đời sống ra sao.

Thì rõ ràng cái nhìn nó tổng thể nó khác cái nhìn bị giới hạn. Hiện tại là công cụ học vẫn còn bị giới hạn nên khó có nhìn thấy sự thật mà giáo lý nhà Phật đã nói. Giống như nãy mình đã nói, giới hạn của khoa học có hai điểm, điểm thứ nhất là nó phải phụ thuộc công cụ và điểm thứ hai là nó không thể diễn tả được cái mà Đạo Phật nói: Thực tại tối hậu, nó luôn bị giới hạn và nó không thể nào chứng minh được điều này hết, bởi khoa học muốn chứng minh thì phải có thông số, mà hạnh phúc viên mãn (Niết bàn) là không có nhân và duyên thì lấy đâu chứng minh, điều này phải tự chứng nghiệm thôi.

Ph. Thảo: Dạ thưa Thầy thưa đại chúng. Em chỉ xin phép là có một cái ý nhỏ thôi, em thấy là đạo đức ở đây có thể hiểu là tôn giáo. Tôn giáo trong tiếng Anh là “religion”, tức là kết nối lại với cái bản thể, kết nối lại với chính mình. Tôn giáo ở đây không phải theo nghĩa tôn giáo ở góc độ hình thức về y áo hay là đầu tóc, mà tôn giáo ở đây là kết nối lại với chính mình. Thì nó bao trọn hết tất cả mọi thứ trong hoạt động của chúng ta, còn khoa học chỉ là một trong những cái mảng nhỏ và một trong những cái mảng quan trọng trong cái đời sống của chúng ta mà thôi.

Và khoa học thì giúp định nghĩa hoá, hệ thống hoá những cái gì đã tồn tại có sẵn. Còn tôn giáo những cái gì mà kết nối lại với chính mình, chúng ta thường nói nó tồn tại vĩnh viễn từ nguyên thuỷ cho đến nay. Thế còn bản thân khoa học, khoa học nó được đo đạc lại và nó tích luỹ lại những thứ đã tồn tại ở trước đây.

Khoa học thì em nghĩ cũng không sáng tạo ra được cái gì cả, một cái gì đó mới là nó hệ thống hóa lại những cái gì có sẵn thôi. Cho nên tôn giáo ở đây mình có thể hiểu là đạo đức. Đấy chính là cái nền tảng và cái nền tảng này có ở tất cả các mọi hoạt động trong cuộc sống chứ không chỉ đơn thuần trong hoạt động khoa học. Em nghĩ là kể cả một cái người mà người ta làm những công việc như là lao công hay là dọn dẹp... người ấy vẫn luôn có tôn giáo, có tâm linh để kết nối lại với chính mình. Và em có một ý nhỏ như vậy ạ, và em xin hết.

Thành: Cho em hỏi là hiện giờ cái gọi là tinh thần mà không phân chia giữa khoa học và tôn giáo trên thế giới được thúc đẩy rất là lớn, mà người thúc đẩy nó mạnh mẽ nhất là Dalai Lama. Cụ thể trong chủ đề hôm nay, cho em hỏi một câu là: Khoa học có phải là một loại tôn giáo hay không? Và tôn giáo có phải là một loại khoa học hay không?

H.Anh: Để trả lời cho cái câu hỏi của Thành, thì mình cũng trích một phần của người khác thôi, chứ mình cũng có đủ khả năng để nói về vấn đề này: “Khi mà khoa học có thể giải đáp rốt ráo những câu hỏi của con người thì lúc đó khoa học sẽ được hoàn hảo, thì sẽ có những tôn giáo bị đào thải và ngược lại tôn giáo nào dẫn đến chân lý sẽ đứng vị trí thống nhất với khoa học, lúc đó khoa học và tôn giáo sẽ đạt đến một điểm chung. Điểm cuối cùng mà tôn giáo trở nên khoa học và khoa học trở thành tôn giáo, sự chia rẽ đôi bên sẽ vĩnh viễn mất đi. Nếu góc nhìn của khoa học không được mở rộng thì chắc hẳn khoa học chỉ đi vào ngõ cụt. Khoa học có được nguồn cảm hứng phải tìm ra câu hỏi, phải tìm cho ra câu trả lời về vũ trụ nhưng hình như chúng ta chưa bao giờ có câu trả lời thích đáng, cũng như trong sự tìm kiếm tìm tòi nghiên cứu khoa học dường như là chưa tìm thấy sự thật như hiện tại sự thật vẫn đang nằm ngoài vòng của khoa học.”

Thì anh nghĩ câu hỏi của Thành cũng là mục đích mà tất cả các khoa học và mọi người đều hướng đến hết. Như vị này nói là: “Khi mà khoa học nó trả lời rốt ráo tất cả câu hỏi của tôn giáo thì khoa học cũng chính là tôn giáo và tôn giáo cũng chính là khoa học”.

Mình chỉ có mấy ý vậy thôi? Thành có thắc mắc hay bổ sung gì thêm không?

Thành: Em nghĩ là có thêm một cái điểm nữa là tại vì khoa học và tôn giáo đều có những tín đồ, đều có những cái đúng sai riêng, những cái tốt và cái xấu riêng, và nó cũng có điểm chung.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói cái điểm nó rất là rõ ràng tức là khoa học và tôn giáo nó chia sẻ với nhau một cái điểm chung đó là cái sự nghiên cứu, sự tìm hiểu, sự khao khát tìm đến chân lý tối hậu, em xin hết.

H.Anh: cám ơn Thành.

Sh.Trường: Về vấn đề câu hỏi của anh Nguyên: Sao khoa học phát triển mà con người vẫn đau khổ? thì theo em nghĩ sự phát triển khoa học hiện tại nó nghiên cứu về vật chất nhiều hơn, thậm chí cái hữu hình nó chưa chứng minh được tại sao đang hiện hữu. Nó chỉ phân tích những hiện tượng và những gì xảy ra trên cái có sẵn, chứ nó không có đi vô cái nguồn gốc của hiện hữu là cái gì?

Nếu ai tin vào tiền kiếp luân hồi thì có hai câu chuyện lịch sử trên Trái Đất là hai nền văn minh Atlantis và Lemuria. Atlantis thì quá chú trọng vào việc phát triển khoa học vật chất cho nên cũng có một ngày dẫn tới diệt vong do khoa học công nghệ. Lemuria thì quá tập trung vào phát triển tâm linh đặc biệt là tình yêu thương nhưng lại phớt lờ và không chú ý tới vật chất nên tới một ngày cũng dẫn tới diệt vong.

Theo em nghĩ cái phát triển tôn giáo hay khoa học nó đều phải đạt sự cân bằng của hai cái đó. Có nghĩa là khoa học tâm linh hay là đạo đức gì đó, nếu chúng ta còn sống ở thế giới hiện hữu này thì chúng ta vẫn còn phụ thuộc vào nó. Cho dù một người có chứng ngộ cỡ nào mà nếu còn ở thế gian hiện hữu này thì vẫn phải sử dụng vất chất như những người khác nên cũng không thể bác bỏ khoa học vật chất được. Và khoa học vật chất có phát triển cỡ nào cũng có giới hạn của nó, nếu nó không đi cùng với đạo đức, tâm linh hay tôn giáo thì việc sử dụng các khoa học công nghệ sẽ làm con người tiến đến một ngày diệt vong. Tóm lại chúng ta cần phải phát tiển cả hai song song và cân bằng thì mới bền vững được.

Vụ: Em cám ơn Sh.Trường, em rất hài lòng với góp ý của sư huynh, là không lấy không bỏ. Đạo đức của mình đi theo vật chất cùng những cái đang có, nghĩa là sự học tới đâu sử dụng tới đó, nhưng mà mình sử dụng nó, mình phải đảm bảo tính cân bằng. Nghĩa là sử dụng tất cả nguồn tài nguyên trong xã hội, nhưng mà mình không bị dính mắc vào nó, thì mới toàn hảo, em xin cám ơn sh.

Chú H.Dũng: Thưa Thầy, thưa Đại chúng! Ở đây tôi thấy có một ý nhỏ thôi, tôi nghĩ khoa học chỉ là một cái phương tiện để hỗ trợ cho mình thôi. Tôn giáo hay đạo là cái cứu cánh. Phương tiện hay cứu cánh thì có khoảng gặp nhau, những ở cái chỗ khoa học không giải quyết được hết những vấn đề về những nhu cầu của con người về tín ngưỡng, thành ra khoa học chỉ là phương tiện để hỗ trợ cho đời sống mình, để mình đạt được cái mục tiêu cao cả nhất của mình là thấy được cái vượt thoát sinh tử.

H.Anh: Cám ơn chú Dũng.

Phong: Thưa Thầy, thưa Đại chúng! Hôm nay chủ đề này thì làm mình nhớ lại một cái kỷ niệm trao đổi với ông anh, ông ấy nghiên cứu khoa học rất nhiều, trong lúc uống cafe thì có đặt ra câu hỏi “Tại sao anh tin khoa học mà anh lại không tin tôn giáo?” Câu hỏi này làm cho câu chuyện bị gián đoạn theo như ngữ cảnh lúc đó, lúc mình đặt câu hỏi không biết tại sao mình đặt.

Chính mình cũng đặt câu hỏi từ nhỏ đến khi lớn lên hình như mình chỉ tin khoa học thôi, và tôn giáo đến với mình giống như là tùy chọn, giống như trong một nhân duyên nào đó thì mình thấy Phật giáo là tốt, hay là một cái nhân duyên nào đó thì mình tìm đến một tôn giáo để mình làm chỗ dựa tinh thần của mình.

Đến thời điểm hiện tại thì Phong chỉ chia sẻ góc nhìn cá nhân thôi, tức là những suy nghĩ, những cái hành động của mình phần lớn là mình cứ dựa vào cái thói quen, tại sao mình tin khoa học. Tại vì trước đây mình đã tin nó rất là nhiều lần, và thậm chí cả nhiều đời rồi, nên đời này mình cũng tin khoa học, mà tôn giáo đến với mình một cách hời hợt dữ lắm.

Thì với chủ đề hôm nay là thật ra thì mình chưa bao giờ sống rời khỏi khoa học cả, tức là cơ thể mình ở đây nó sinh được một hình tướng như thế này như cân nặng, chiều cao…tức là khoa học vật lý nó nằm ở đây, rồi mình cũng hít thở không khí, máu vẫn chảy…tức là sinh học đang vận hành, rõ ràng là mình chưa bao giờ tách khỏi khoa học này, nhưng mà vì cái thói quen, chắc là Phong nghĩ là do thói quen của Phong thường tin khoa học, do đó mình tiếp tục bị niềm tin khoa học chi phối, mà mình không có dừng được, để mình đặt ra vấn đề là tại sao niềm tin nó đến như vậy? mà mình không có cái niềm tin nào đó tốt hơn.

Như hồi nãy hai bạn thuyết trình có nói, mình thấy là khoa học nó giúp ích đời sống, thì tôn giáo nó cũng giúp ích cho đời sống, để cho mình có đời sống nó hạnh phúc hơn, nhưng mà cái đặt vấn đề đó của mình, phần đông là mình đi theo cái hạnh phúc bên ngoài, cũng không hiểu là hạnh phúc viên mãn nó nằm chỗ nào?

Phong tin là trong khoa học nó có cái đạo, và trong cái đạo này lại có cái đạo của khoa học, thì nếu mình có khéo léo mình đặt ra câu hỏi này sớm hơn, thì mình tư duy câu hỏi câu mình đặt ra nó có chuyên sâu hơn, và lúc nào đó thì dầu cho mình tìm kiếm ra được những điểm giao nhau giữa khoa học và tôn giáo.

Phong thấy như thế này, chân lý tuyệt đối thì mình không dám nói đến, chưa có chứng rõ vụ này, nhưng mà thật sự thì trong cái hình tướng khoa học, nó rất đầy đủ cái chân lý tuyệt đối, nhưng mà như chú H.Dũng có nói, khoa học chỉ là phương tiện nhưng mà phương tiện để cho mình quay đầu. Phong nghĩ vậy nếu như mình khéo léo thấy tất cả đời sống cá nhân của mình, đời này ví dụ Phong thấy tất cả những nhân duyên đến với mình là để…., mà mình thường hay quên, phớt lờ thành ra nó trôi, rồi mình lại tiếp tục với niềm tin khoa học mình tin, rồi lại tiếp tục trôi lăn.

Phong nghĩ nếu có người nào đó thấy rõ cái điểm giao nhau này rồi chỉ cho mình, và mình có cái sự tăng trưởng niềm tin, từng ngày từng ngày, thì nó sẽ rõ ràng hơn, thì Phong nghĩ vậy đó, đến với chủ đề này thì Phong tin hai cái mình đặt ra vốn dĩ là hai phạm trù, nhưng mà nó xuất phát từ một điểm thôi, thì mỗi cá nhân chúng ta phải chiêm nghiệm cái này ở đời sống của mình, nó không nằm ngoài đời sống mình đâu, hay là nó nằm ngoài sách vỡ hay là những tri thức thế gian, ngay trong chính tri thức đó, khoa học có cái thông điệp để cho mình thấy được cái cứu cánh. Thì làm sao mình phát hiện được cái cứu cánh ở trong cái đời sống của mình. Mình sống trong cái cứu cánh đó, mình sẽ rõ ràng hơn.

V.Từ: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng! Để tiếp theo cái ý của Huynh Phóng. V.Từ cũng có chia sẻ là, nãy V.Từ cũng có nghe chú H.Dũng nói khoa học cũng chỉ là phương tiện, và Huynh Phong cũng có nói ngay chính trong con người mình đây chính là phương tiện.

Thì đây Viên Từ cũng có suy nghĩ là nếu như mình nhìn kỹ mình xét kỹ thì chính ngay phương tiện đó, nó thể hiện ra được cứu cánh luôn, tại vì mình nói đi cũng phải nói lại, chính nhờ những khoa học công nghệ này, làm cho ta sáng tỏ rất nhiều điều, chứng minh được rất nhiều điều, mà nhờ những khoa học, những phương tiện như vầy, ví dụ như: nhờ máy tính, điện thoại di động, chúng ta có thể lan tỏa ra những cái như tôn giáo hay đạo đức, những điều thiện lành, thiện ý, và chúng ta chia sẻ đến những người mà chúng ta muốn.

Nhiều khi đăng một bài hoặc một câu nói của một vị nào đó lên mạng internet thôi, thì chúng ta cũng lan truyền được năng lượng tốt lành đến những người hữu duyên đọc những câu đó rồi. Thì chính ngay đó cái phương tiện, chúng ta đã có thể thể-hiện ra luôn sự rốt ráo, nhưng tùy theo động cơ của mình. Động cơ của mình sử dụng điện thoại, mình sử dụng máy laptop, mình sử dụng một vật gì đó, động cơ mình là gì? Động cơ mình với tâm thiện lành, mình muốn giúp đỡ người khác hay là với cái tâm muốn thể hiện mình, cái tâm kiêu ngạo của mình nó tăng lên khi mà có rất nhiều lượt like và đôi khi có nhiều phản hồi tích cực lại với câu nói này thì phải xem lại cái động cơ của mình và cái tâm của mình khi mình sử dụng cái công nghệ đó.

Cô Nghĩa: Cô Nghĩa đồng ý với chỗ động cơ. Cô Nghĩa bổ sung thêm, tại sao khoa học thu nhiếp con người trừ hạnh phúc là tại vì người ta sử dụng khoa học vào những động cơ xấu như là chiến tranh, người ta muốn cai trị người khác, muốn bóp méo sự thật, muốn làm khủng bố tinh thần người khác. Ví dụ như lợi dụng cái mạng xã hội, họ nói ý kiến làm cho con người có thể nghe những cái đó có thể tự sát thì mình thấy là cái động cơ rất là quan trọng. Hiện tại những người nắm quyền chủ chốt trong vấn đề sử dụng khoa học này là các nhà lãnh đạo thì họ đang say mê trong quyền lực chứ không phải là hạnh phúc của mọi người. Giống như là trong vấn đề của covid, thấy rõ ràng là người ta bắt ép, bỏ qua nhân cách của người ta họ muốn phải theo ý của họ, có người phải chết trong sự ấm ức, không có đúng với giá trị nhân phẩm của con người thì mình thấy là động cơ sử dụng phương tiện khoa học. Phải nói khoa học không xấu, không tốt tùy vào anh sử dụng với động cơ nào, đưa con người hạnh phúc hơn hay làm con người đau khổ hơn, tiêu cực hơn.

Vụ: Cám ơn cô Nghĩa, phát biểu của cô mang nhiều tình nhân văn, ít tính học thuật hơn cháu.

Hải: Kính thưa Thầy, Đại chúng. Hồi nãy vị nào có hỏi giữa khoa học và đạo đức có điểm chung chung là gì hay không. Hải xin trả lời là điểm chung giữa tôn giáo và khoa học đó là con người. Tại vì thường thường, người được nhận giải Nobel, giải toán học thì điều kiện là phải làm lợi ích cho con người, là điều tiên quyết. Nếu giải khoa học mà không làm lợi ích cho người khác thì không có giải Nobel.

Ví dụ như bên đạo, ngài Đạo Nguyên cũng nói tìm gặp chính mình hay nói là tôi là ai. Thì đạo là nói trực tiếp luôn, tôi là ai còn như là khoa học tìm hiểu về các sự vật mang tính chất hình tướng, những sự việc, nó khám phá những quy luật gì đó dựa trên những phân tích thống kê, dựa trên mục tiêu nào đó đúng để phục vụ cho mục đích nào đó. Cuối cùng đó là ai. Người cuối cùng tìm ra thống kê siêu vượt đó chính là con người. Những vấn đề chung giữa đạo và khoa học là con người. Xin hết ạ.

Vụ: Em xin cảm ơn đóng góp của anh Hải. Xin Đại chúng đóng góp ý kiến. Cháu xin mời chú Hải CT cho cháu một số ý kiến về chủ đề này.

Chú Hải CT: Kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng. Chủ đề này nãy giờ có nhiều yếu tố nhiều khía cạnh mình cảm nhận thôi. Một ý của mình là đạo có thể bao quát được khoa học, khoa học chỉ chứng minh được phần nào của đạo về mặt hình tướng, mặt biểu hiện thôi, còn về mặt chứng nghiệm thì mọi người cũng nói rồi. Còn về mặt phần bản thể thì không thể nào làm được. Khoa học tuy thành công về nhiều mặt nhưng nó có chia cắt ra, còn đạo thì nó hợp nhất lại. Bởi vậy lúc nãy Th.Triều có nói, nó kết nối đó thành ra đạo nó kết nối được khoa học nhưng khoa học không kết nối được, nó có thể chứng minh được phần nào thôi không thể nào chứng minh được hoàn toàn.

Thời Đức Phật cũng có những việc mà người ta có thể bói toán hoặc đoán được những vận mệnh con người nhưng mà một người chết bình thường nhìn một đầu lâu người ta có thể đoán được, còn một vị A la hán thì không thể đoán được. Có những vấn đề cũng như là vùng đất cấm của đạo Phật vậy đó. Khoa học không thể nào đoán được vậy nên mình phải thấy là đầu tư vào khoa học thì cũng nên đầu tư vào thấy đạo. Tại vì, một người có đạo thì họ làm khoa học về mặt tích cực sẽ hiệu quả hơn cho đời hơn mà không bị tiêm vào những việc không tốt cho đời. Mình chỉ thấy có nhiêu đó thôi chứ không có ý gì nhiều. Mô Phật.

H.Anh: Chị H.Lan có giơ tay không biết chị H.Lan có phát biểu gì không.

H.Lan: Xin góp ý một chút về huynh Trường có nói lúc nãy khoa học không thể chứng minh và không lý giải được hiện hữu lúc này. Thật ra trong một nghiên cứu khoa học họ đã phát hiện cái này rất là lâu, năm mấy không nhớ, ông là nhà khoa học người Áo, ông sống cùng thời đại Einstein hai người tranh cãi nhau rất là lớn, ông đã bảo rằng là một hạt căn bản nhất của vật chất nó chỉ hiện hữu với người quan sát còn nếu không thì nó không hiện hữu. Thế thì nó tồn tại ở dạng tiềm năng của năng lượng thì cái đó nó

Thứ hai nữa là khoa học chứng minh được rất là nhiều những cái của Phật giáo. Ví dụ như là cho cùng hai hạt ánh sáng ở hai điểm cách nhau 18 kilomet, tức là mình đã từng nghĩ đến chuyện mình vừa có mặt ở đây vừa có mặt ở đằng kia là hai việc khác nhau là khoa học đã làm được việc đó ở dưới dạng hạt căn bản. Nó cũng chứng minh được là một vật chất là nó không bị chín và nóng chảy ra thì mình nghĩ khoa học đã đi rất là xa trong việc mà Đức Phật đã từng nói rất là lâu.

Ít nhất là với những người nào họ không có tin tưởng nhiều vào mặt tâm linh thì họ tin vào khoa học thì họ có thể giúp cho họ rất là nhiều về việc tìm hiểu bản thân họ. Bởi vì chính bản thân họ khi mà một nhà khoa học nói em không có mặt, em chỉ có mặt khi là người quan sát thôi, nhưng sự có mặt này là do mình đẻ ra mà do cái ông quan sát nào đẻ ra đúng không? Mình tìm coi ông ấy là ai? Ông nào tạo ra mình mà mình sướng, mình khổ, ông ấy tạo ra cái gì của mình đây, mình đi tìm ông ấy.

Còn một điều nữa mình mà mình nghe một điều gì đó nói ngược. Chúng ta ngồi thiền ở phần tâm thức rất là sâu thì chúng ta không thấy thân thể của mình nữa mà chúng ta trở về dạng hạt giống như là bong bóng. Thì ở đây không hiểu là mình muốn hỏi thêm ở đây có chú Q.Tồn không ạ, mình rất là nể định lực của chú. Thì mình ở trong trạng thái thiền nào con không rõ vì con không ở trạng thái đó. Khi mình ở trong cái trạng thái đó sâu lắm luôn ạ thì tự dưng cơ thể mình nó không còn ở dạng cơ thể nữa mà mình cảm nhận giống như là những hạt năng lượng. Thì không biết những cái này không biết là cô chú nào có gặp trường hợp này không xin chia sẻ thêm… mình sẽ cảm nhận cơ thể mình dưới dạng những hạt năng lượng. Không biết là trạng thái này, chú đã cảm nhận được chưa?

Chú Hải CT: Chú không có dạng đó. Chú chỉ thấy sự sáng suốt của mình cùng với định thôi. Chứ chú không thấy mất thân hay là những hạt ánh sáng. Đa phần những người tu bên Nguyên Thủy họ sẽ thấy những trạng thái đó, nhưng những trạng thái đó không phải là tâm. Càng yên thì càng sáng đó là gần với tâm. Chú không tu định nhiều nên chú không biết. Còn chú Q.Tồn thì theo chú biết thì có lúc chú ở trong cốc, ngồi thiền, chú thấy chú gác cái chân từ bên đây sông sang bên kia sông. Còn như chú D.Râu, ông có thể ngồi nhìn thấy xuyên qua vách chẳng hạn. Họ thấy những điều lạ như vậy đó. Sức định mạnh là nó như vậy đó. Chú chỉ thấy là với sức định mạnh thì cái tâm chú nó thật là rõ ràng chứ không thấy cái dạng đó. Hỏi chú Châu xem bác có thấy gì không?

Chú Châu: Kính bạch thầy, bạch đại chúng. Giờ chú xin nói đến Đạo và Tôn Giáo trước! Theo chú thì thế này: tất cả các thứ khoa học hay cái gì cũng trở về với bản tâm mình là cái chính. Khoa học cũng từ bản tâm mà ra. Tâm linh, tôn giáo cũng phải trở về với bản tâm đó. Cho nên tâm mình là cái gốc. Cho nên cái gì đưa đến hạnh phúc đích thực, chân thật nhất về nhân sinh quan, thế giới quan, về con người, về chúng sanh, về thế giới. Khoa học là gì, khoa học là những chứng minh để trở về với cái chân thực đó. Hàng ngày chúng ta luôn luôn sống, tiếp xúc với khoa học, và khoa học đó là để chúng ta trở về với cái chân thực của mình. Như vậy, khoa học chân thật nhất là phải trở về cái chân thật, tức là thật tánh của vạn pháp. Thật tánh ở đây là thật tánh của con người, của chúng sanh, của thế giới xung quanh ta, tức là nhân sinh quan và thế giới quan.

Ngày xưa, Phật cũng thế thôi, Phật không nói thế giới quan nhiều, Phật nói nhân sinh quan thôi. Nhưng mà Phật nói rằng cái hiểu biết của ta như là nắm lá trên tay thôi, bởi vì Phật không nói nhiều về thế giới quan, chủ yếu là Phật giải quyết vấn đề nhân sinh quan, là những nỗi khổ đau đưa đến của con người và của chúng sanh. Đây là cái chính của Đức Phật. Ai cũng phải đi trên con đường đó. Vậy khoa học là gì? Khoa học là phương tiện để đưa tới hạnh phúc đích thực, sự chân thật nhất của nhân sinh quan và thế giới quan, của chúng sanh và vạn pháp, trở về bản thể, bản tâm của con người. Cho nên khoa học với tôn giáo gặp nhau ở chỗ nào? Ở chỗ đích thực, cùng một bản tâm, bản thể. Hai cái cùng về chỗ đó thì lúc đó mới giải quyết được và thấy khoa học với tôn giáo là một, không khác nữa. Nhưng làm sao để trở về đó? Đó là trong tương lai. Còn hiện tại, khoa học vẫn là một phương tiện, một triết lý thôi, chưa về tới hạnh phúc đích thực, chân lý tối hậu đó. Cho nên khoa học phải trở về hợp với tôn giáo, với đạo Phật hay gì đó để cùng đồng hành trở về một bản thể, một bản pháp nói chung hoặc trở về hạnh phúc đích thực của con người hay nhân sinh quan và chứng minh được cái đích thực, chân lý của thế giới quan. Khoa học đích thực nhất sẽ như tâm linh. Như thế mới trở về bản thể được chứ không có cách nào khác. Mọi thứ đều là tương đối hết, có sinh diệt hết, có thời gian, có không gian hết, có chủ thể, có đối tượng hết. Như vậy thì không bao giờ trở về với cái chân thực được, trở về với vấn đề nhân sinh quan, thế giới quan, chấp nhận trở về với chân lý tuyệt đối thì chỉ có khoa học tâm linh về bản thể, về đạo, tức là trùm khắp thì mới bao trùm tất cả, giải quyết được hết mọi cái. Cho nên khoa học với tôn giáo sẽ gặp nhau ở chỗ đó.

Hiện tại, khoa học khao khát cái chỗ đó mà chưa làm được bởi vì còn có chủ thể, có đối tượng, còn chấp có không gian, thời gian, phương tiện,… thì còn chưa được. Khoa học phải là cứu cánh, chân lý thì lúc đó là khoa học với tôn giáo là một. Các nhà khoa học cũng ao ước như vậy, đó là trong tương lai. Khi ấy, chúng ta cùng một tâm rồi, còn gì phân biệt nữa đâu, thì đó là khoa học tuyệt đối, đó là chân lý, đó là bản thể. Lúc ấy không có phân hai nữa, chỉ có con đường ấy thôi. Nếu không thì khoa học đó sẽ phân hai, không thể tuyệt đối được. Tức là không đưa con người tới hạnh phúc được, không đưa tới thực tại tối hậu được, chỉ có cái phân biệt thôi. Bản tâm, bản thể của mình thì nó là một không khác. Đó là ý của tôi. Và khoa học không có lỗi gì cả. Khoa học là phương tiện để chúng ta trở về với thực tại tối hậu. Chúng ta sử dụng khoa học đó với mục đích gì, để trở về với bản tâm thì phương tiện là cứu cánh. Còn nếu ta không đưa về được với bản tâm thì đó là trở ngại trên con đường tâm linh của mình. Cho nên khoa học không có lỗi. Khoa học luôn hiện hữu. Nếu ta trở về với bản tâm của nó thì đó thật sự là khoa học rốt ráo nhất, đó thực sự là khoa học tâm linh.

Còn về câu hỏi của H.Lan về thiền mà mất thân thì… Cũng có sách nói, bước đầu thiền, ở một mức nào đó thì tứ đại, thân này là bất tịnh, trở về không có thân nữa. Nhưng đây là kinh nghiệm thoáng qua thôi, không lâu được. Định như vậy là tạm định thôi. Mình phải xác định trở về tận cùng của cái bất tịnh, nghĩa là trở về quán Không, quán thân bất tịnh chỉ là định tạm thời thôi, sơ định thôi, chưa phải là cái định thấy được bản tâm, thấy được tánh Không. Không phải vậy. Một số tông phái Thiền cũng thấy như vậy. Không còn mình nữa là sao? Không mình hay còn mình cũng như nhau. Quán ngược, quán xuôi, cũng là một thì đó mới thực sự là quán. Thì chú có ý như vậy. Đó mới là chánh định. Chứ như vậy là mình không còn thân thôi, thì chưa phải như vậy, Xin cảm ơn đại chúng.

H. Lượng: Lượng thấy đề tài này rất là hấp dẫn. Lượng thấy rằng, ở đây Lượng chỉ nói tới “Khoa học và Đạo đức” thôi. “Khoa học và đạo Phật” thì Lượng không với tới. Khoa học và Đạo Đức, chúng ta xem là mình có đạo đức hay không. Lượng có nghe một vị thầy dạy: mình làm trăm việc sai cả trăm, mình nói trăm chuyện sai cả trăm. Tại sao vậy? Đạo đức ở đây là sao? Trong khoa học, người ta cũng rất là quan tâm đến đạo đức. Ví dụ như là người ta tạo ra con người trong ống nghiệm thì như thế có đạo đức hay không? Như vậy, thì có ảnh hưởng gì hay không? Cho nên là về mặt khoa học người ta vẫn còn tranh cãi, chưa thống nhất với nhau. Ví dụ như là tạo ra bom nguyên tử, v.v… Đến giờ, khoa học chỉ nghiên cứu trên mặt tướng mà thôi, tập trung sâu về mặt hình tướng và kết hợp các tướng với nhau. Phật giáo thì có tánh và tướng. Xin hỏi là tại sao con người vẫn như vậy trong khi khoa học phát triển rất mạnh mẽ, bởi vì chúng ta thấy rằng khi khoa học phát triển, người ta không quan tâm đến vấn đề tham, sân, si, mạn nghi, đố kỵ nên người ta ăn cắp ý tưởng của nhau để người ta phát triển, bởi vì người ta tập trung vào cái tôi quá nhiều. Khi người ta phát minh ra cái gì, người ta đăng ký quyền sở hữu vì sợ bị đánh cắp, vì người ta muốn có vật chất, cho nên người ta tập trung vào cái tôi nhiều cho nên khi người ta phát minh ra một cái gì đó, người ta phát triển về vật chất, hoặc là sợ bị đánh cắp. Ví dụ như chính phủ Mỹ cáo buộc rằng Trung Quốc đã đánh cắp rất nhiều công nghệ của Mỹ để phát triển lên. Họ phát triển lên để làm gì? Để phục vụ cho lợi ích của họ mà lại không tốt cho con người. Cho nên, khoa học khi phát triển lên để phục vụ cho con người thì nó rất là tốt. Thành ra, vừa rồi Ms. Grand International 2021 đã vinh danh một cống hiến khoa học vì đã phát hiện ra vaccine đó mà không quan tâm đến vật chất. Những người làm khoa học không quan tâm nhiều đến vật chất, cống hiến cho xã hội. Nhưng mình rất đồng ý rằng chỉ có một loại khoa học tâm linh mới trên con đường đạo. Làm sao chúng ta thấy đạo đức trong Phật như vậy, thì mình sống trong đời sống rất dễ.

Hương: Kính thưa thầy và đại chúng, với chủ đề ngày hôm nay Hương xin đóng góp 2 ý. Thứ nhất mọi người có thảo luận khoa học với tôn giáo Hương xin đọc một đoạn trong một quyển sách mà thầy đã dịch nói về Einstein và Đức Phật, đây là phần trích dẫn của nhà khoa học vật lý lượng tử Erich Fromm, đây là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng rất lớn ở thế kỷ 20, ông nói thế này: “Lý thuyết lượng tử đòi hỏi chúng ta bỏ đi ý tưởng rằng electron hay bất cứ đối vật nào khác, tự thân nó không có chút gì những đặc tính nội tại”. Thì tương tự như vậy thiền sư Suzuki cũng nói là: “Cái nhân không có thật tánh nghĩa là mỗi vật không có những đặc tính thường còn và không thể phân nhỏ để được biết như là của riêng nó”. Như hồi nãy mọi người có nói các nhà khoa học thường nghiên cứu các chủ thể và đối tượng, nhưng ở đây các nhà khoa học rất là nổi tiếng vậy mà người ta nghiên cứu đến tận cùng thì ông nói là phải bỏ đi ý tưởng nó có một cái gì đó là đặc tính riêng của nó.

Và một trích dẫn thứ hai, Hương xin đọc: “Erich Fromm nói rằng một sự vật không có những đặc tính nội tại nào chẳng hạn như sóng và hạt thuộc về chỉ mình nó, thay vì thế nó chia sẻ mọi đặc tính của nó với những hệ thống mà nó tương tác một cách lẫn nhau và không thể phân chia”. Thì đức Dalai Lama cũng có câu là: “Những sự vật có được sự hiện hữu và bản chất của chúng bằng sự tương thuộc lẫn nhau và là không có gì cả nơi bản thân chúng”. Thì cả về mặt Tánh Không hay Duyên Sanh theo như những thuật ngữ của đạo Phật thì các nhà vật lý họ có chứng minh được điều đó rồi, chẳng qua là chúng ta không tin sâu vào nó và chúng ta chưa có biết. Chính vì vậy mà Hương có câu hỏi là: “Như vậy thì tại sao theo như lịch sử Phật giáo thì hồi trước được coi là khoa học chưa phát triển thì có vẻ như có nhiều vì chứng ngộ tâm linh trong tất cả các tôn giáo hơn là thời nay khi mà khoa học được cho rất là phát triển thì lại có vẻ như ít có các vị chứng ngộ về tâm linh của hầu như tất cả các tôn giáo và vì sao có vẻ giảm súc như vậy”.

Sh.Bình: Kính thưa thầy và thưa đại chúng, theo mình thấy thực tế cho dễ nhìn, khoa học thì ngày càng tiến bộ, nhìn vào điện thoại đi, liên tục có những sản phẩm mới và nó cũng mất giá liên tục. Nhưng bây giờ người ta rất phụ thuộc hầu như cả thế giới phụ thuộc vào Zalo, Viber, hay Facebook để gọi là giao tiếp cộng đồng. Ví dụ như công ty sản xuất ra máy tính họ nghĩ là làm để giúp cho xã hội giảm bất công việc, nhưng đâu ngờ là khi sản xuất ra thì xã hội càng phụ thuộc và bám chấp vào đó. Bây giờ một người đôi khi có tới vài cái điện thoại, vài nick Zalo, Viber, Facebook là bình thường. Mà càng có nhiều thứ này thì hình như con người ít giao tiếp với nhau, mình cứ nghĩ xem con cái, cha mẹ, anh chị giao tiếp nhau hầu như thông qua điện thoại hết, và hầu như nói chuyện trực tiếp với nhau, và người thân cũng trở nên ít trò chuyện trực tiếp cùng nhau. Còn ngày xưa người ta sống gần với thiên nhiên hơn để tâm mình hòa cùng thiên nhiên, nhưng bây giờ thì cao ốc thì nhiều nên nó xa rời thiên nhiên lắm. Chẳng hạn vào phòng phải có máy lạnh này kia nên đâu thấy được gì ngoài 4 vách tường đâu mà nhà nào cũng vậy hết.

Thành ra càng phụ thuộc vào máy móc nhiều, phương tiện nhiều thì khó có ai nhìn vào cái đó để tu, mặc dù là những người đã thực hành đạo thì nhìn vào cái đó dễ lắm họ nghĩ là những cái này chỉ là phương tiện, có thể nhìn nó như là cứu cánh. Đơn giản lắm khi mình nhìn vào thì đã thâm nhập vào bản thân mình rồi, mình nói ra rất dễ. Nhưng người mà không có nền tảng về đạo họ nhìn vào thì chắc chắn đây là đối tượng thôi. Vì vậy nên càng ngày càng ít các vị cao, vì càng xa thực tại, ở mình nó là vậy luôn. Thành ra vai trò là làm sao thay đổi điều đó, đây là vấn đề nhức nhối của xã hội chứ không phải đơn giản như của mình, vấn đề chị Hương đặt ra rất là đúng. Mình ở đây mà mình không có những phương tiện này thì mình cũng không thể liên lạc được nhưng mà mình sử dụng nó như thế nào mới là quan trọng.

H.Lan: Chị Hương nói là thời đại hiện nay là ít các vị chứng ngộ. Thứ nhất là H.Lan chưa nhìn thấy thống kê đó, cái thứ hai là do duyên mình có gần được các vị chứng ngộ hai không, chứ không thể khẳng định được rằng là vì sự phát triển khoa học kỹ thuật và mình ít gặp những vị chứng ngộ mà mình nói là ngoài kia không có nhiều những vị chứng ngộ.

H.Anh: Để chia sẻ với chị Hương về câu hỏi của chị thì em xin trích một câu nói của một nhà khoa học rất nổi tiếng có đề cập đến vấn đề mà chị Hương hỏi. Ông Heisenberg có nói: “Ngụm đầu tiên từ cốc nước khoa học tự nhiên sẽ biến bạn thành một người vô thần, nhưng ở đáy cốc Chúa đang đợi bạn”. Thì đây là câu nói có thể trả lời được một phần nào đó câu hỏi của chị Hương. Có một giải thích cho câu nói này đó là khi khoa học ban đầu lúc mình có một ít vốn hiểu biết về khoa học thì mình thấy là khoa học là một cái gì đó rất là rộng lớn bao là và gần như có thể khám phá, chứng minh và làm sáng tỏ được mọi thứ thì lúc đó mình thậm chí là mê tín về khoa học, mình bị hút vào những cái đo. Nhưng khi mình có nhiều hiểu biết hơn về khoa học và dần dần mình khám phá ra thì mình sẽ thấy là khoa học và tôn giáo hình như nó đang xích gần lại với nhau. Và khi mình khám phá khoa học đến tận cùng thì mình nhận ra kết quả này là điều mà Chúa đã nói từ trước, hoặc Phật giáo đã nói từ trước. Nên mình thấy chính bản thân mình xa rời thực tại, nên do mình nhìn thôi chứ mình quan sát mình sẽ thấy rằng trên đời này có rất nhiều vị Thánh và những vị Thánh đã chứng ngộ thì họ vẫn còn đó mình nghe nói các vị tái sinh đó như bên Tây Tạng,… và mình còn nghe nói thêm là có các vị Thánh mới được công nhận, vậy là các vị Thánh ngày càng nhiều hơn chứ sao ít hơn được.

Vấn đề là do mình nhìn nhận việc chứng ngộ là phải như thế này, thế kia, mà có nhiều vị đắt những tầng thánh thì các vị đâu có khoe hay phải loan tin là tôi đã thành thánh rồi để cho người khác biết đâu, bằng chứng là có nhiều vị ở ẩn như trong kinh sách có đề cập đến mà việc này thì đâu thống kê được. Và có nhiều vị Thiện Tri Thức đã nói khi một người đệ tử sẵn sàng thì sẽ có minh sư xuất hiện, và đôi lúc chúng ta gặp các vị ngay trong đời sống hàng ngày nhưng ta không nhận biết được, họ đâu có tạo sự khác biệt với tất cả những người khác để chứng minh là mình đặc biệt hơn người, ngài Patrul Rinpoche một đạo sư vĩ đại, một vị rất cao cấp của Phật giáo Tây Tạng là một trong những minh chứng cho điều này. Mình nên nhớ rằng cuộc đời này luôn luôn có phép lạ và nếu mình nhìn tất cả mọi người đều là Thánh hết thì mình sẽ có một đời sống hạnh phúc, còn nếu mình nhìn mọi người đều người cũng như tất cả chúng sanh đều khổ thì mình sẽ khổ, nên vấn đề là phải thay đổi được cái nhìn của mình.

Hương: Cám ơn sư huynh và cô H.Lan giúp Hương thay đổi cái nhìn của mình, vì trước khi đặt câu hỏi thì Hương có một định kiến đó là một vị Thánh, một vị chứng ngộ thì luôn luôn có tỏa ra… ví dụ như đức Phật khi chứng ngộ thì các nơi đều biết và các cõi đều biết. Bây giờ với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì thông tin đi rất là nhanh cho nên các vị thánh mà chứng ngộ thì người ta sẽ lan truyền khắp nơi trên các mạng xã hội rất là nhiều. Đương nhiên đó là định kiến của Hương, đôi khi các vị đó thấy là chưa đến thời điểm để họ xuất hiện hay gì đó mình khó mà biết được.

Thầy: Bây giờ Thầy nói 30 phút, rồi sau đó quý vị hỏi.

Thì thứ nhất, nhân loại này luôn luôn đi tìm cái bản chất của vũ trụ này là cái gì. Từ thời Hy Lạp, những vị đầu tiên vừa là triết gia vừa có thể nói là những nhà tâm linh, ví dụ như là Thales (Cha đẻ của định lý Ta-Lét - Người đầu tiên đo chiều cao kim tự tháp Ai Cập) chẳng hạn thì nói cái bản chất cái khởi nguyên của vũ trụ này là nước, còn như Heraclit, đó là những vị cùng thời với Đức Phật đó, hoặc là trước một chút nữa, thì Heraclit nói bản nguyên của vũ trụ là lửa. Cái đam mê của con người, cái muốn học hỏi của con người là làm sao đi tìm cái bản chất của vũ trụ này là cái gì? Đó thì những vị đầu tiên là vậy đó. Rồi mình nên nhớ một điều, khi họ tìm như vậy, thì họ mới đặt ra cái chữ Science là khoa học. Nên nhớ chữ khoa học có ý nghĩa là gì? Có nghĩa là “Biết”. Mà cái văn hóa Tây phương là nó phát xuất từ Hy Lạp.

Đó thì họ đi tìm bản chất của vũ trụ này là gì. Thì dần dần họ đi tìm thì họ thêm nhiều công cụ để mà khám phá ra những cái gì của vũ trụ, những cái gì của sự vật, ví dụ như là Newton thì khám phá ra lực hấp dẫn của vũ trụ, rồi tới Einstein thì nói vũ trụ là tương đối, ông ấy đặt ra thuyết tương đối. Rồi mấy vị về hóa học thì nói vũ trụ là các nguyên tử, mà cái đồ hình về nguyên tử đó bây giờ nó vẫn là một giả thuyết, mặc dù sử dụng được nhưng nó vẫn là một giả thuyết. Mà từ nguyên tử này nó có từ thời Hy Lạp rồi, nghĩa là khoảng 2500 năm trước rồi, vị mà đặt ra chữ nguyên tử đó là Democrit, chứ không phải là mới đây đâu. Rồi tới vật lý lượng tử thì nói là không phải, không phải nguyên tử mà còn nhỏ hơn nữa là lượng tử, rồi nó còn chia nhỏ, chia nhỏ ra nữa, rồi cuối cùng người ta đồng ý trên mặt lý thuyết vũ trụ này là một cái biển năng lượng. Nó kêu là nồi súp đó, sôi ục ục lên rồi nó ra cái này cái nọ đó, đó là cái hình ảnh mà vũ trụ này của bây giờ đó.

Nhưng mà nên nhớ khoa học vẫn chưa thể chấm dứt được, bởi vì từ khi ông Einstein nói về vật lý tương đối, và một phe khác thì đề xuất thuyết khác về vật lý lượng tử thì người ta vẫn chưa thể thống nhất được, mà ngành nào cũng đúng hết, chứ không phải là có ngành đúng ngành sai, hai ngành này phải làm sao để kết hợp được với nhau để thành một, cái mà bây giờ nó gọi là lý thuyết về tất cả mọi sự, “Theory of Everything”, đó là một lý thuyết về vũ trụ, nhưng hơn một trăm năm nay tìm không ra, mặc dù tìm trên mặt lý thuyết về toán học thôi nhưng tìm không ra. Đến độ bây giờ mấy ông còn chia vũ trụ ra tới tận 11 chiều, lý thuyết dây, mà lý thuyết đó trên mặt lý thuyết thì nó cũng chưa hoàn toàn đúng được, mà trên mặt thí nghiệm thì nó không thể làm được, thành ra nó cũng chỉ là giả thuyết vậy thôi. Nên là kết hợp được hai ngành của vật lý là vật lý tương đối và vật lý lượng tử, không kết hợp được. Thành ra các ước vọng tìm ra nguyên lý, công thức về tất cả mọi sự, ước vọng đó đến giờ cũng chưa thành được. Thành ra mình thấy đó là giới hạn của khoa học. Rồi sau này rất nhiều nhà nói là không thể làm được, vì cái gì nó cũng có giới hạn của nó hết, ví dụ như vật lý cũng dựa trên toán học, nhưng mà ông Godel chẳng hạn, ông nói toán học nó cũng tương đối thôi, sự bất toàn của toán học, mình tưởng toán học là hoàn toàn chứ gì, không, ông chứng minh cả trăm năm nay rồi mà cũng chưa ai bác bỏ được. Ông nói là trong toán học nó có các định đề, mà định đề đó coi như giả thuyết thôi phải không? Bây giờ muốn chứng minh định đề đó thì phải qua một hệ thống khác, mà hệ thống khác đó nó cũng có những định đề của nó, muốn chứng minh định đề của hệ thống khác đó thì lại phải qua một hệ thống khác nữa, nghĩa là toán học là vô tận, không chấm dứt được. Nên là ông đặt ra “Toán học về sự bất toàn” hay gì đó. Thì vật lý lý-thuyết nó dựa trên toán học, mà toán học bất toàn thì vật lý làm sao mà hoàn toàn được. Cụ thể là hơn trăm năm nay rồi mà không thể kết hợp được hai ngành vật lý tương đối và lượng tử với nhau.

Cho nên theo Thầy nghĩ, khoa học nó chỉ chấm dứt khi mà tất cả mọi người trên trái đất này đều thành Thánh hết thì nó mới chấm dứt được thôi (thầy cười). Hồi đó sau giải phóng đó, Thầy đọc một cuốn sách của một nhà bác học Liên Xô viết, mà Thầy nhớ một câu rất rõ ràng là vị đó trích một câu là quan niệm của một nhà vật lý thiên tài người Mỹ, là ông Friedman, ông nói là “Một ngày nào đó tất cả mọi định luật vật lý sẽ được khám phá ra hết, nhưng chừng đó chưa đủ”. Vì ông nói là trên cái vật lý, còn cái xã hội học rồi những đạo đức học này nọ đủ thứ, những cái đó vật lý không giải quyết nổi phải không? Rồi cuối cùng là trên cái đó nữa còn có một lĩnh vực Tâm linh nữa. Đó là một nhà bác học thiên tài đó, ông cũng giới hạn là vật lý chỉ nói về vật chất thôi, chứ trên cái vật chất đó nó còn nhiều cái khác nữa.

Thì khoa học sẽ không bao giờ chấm dứt, cho tới ngày nào con người chấm dứt, đó là Thầy nghĩ như vậy. Con người chấm dứt tức là nó giải thoát, nó giác ngộ nó biết (science) tất cả, nó mới chấm dứt được thôi, chứ không là nó còn miên man, miên man.

Đó ví dụ như bây giờ nói một cái đơn giản thôi là khoa học về thần kinh chẳng hạn, khoa học về thần kinh học não bộ chẳng hạn, không biết được các ý tưởng của mình nó phát xuất từ đâu và nó có phải là kết quả của cái gọi là sinh hóa hay không? Ví dụ như nhìn vào trong này (Thầy chỉ tay vào đầu) Thầy đang suy nghĩ đây này, đấu vào các thiết bị trong này là nó thấy có các chớp điện từ nó chạy qua chạy về, nhưng mà các tư tưởng của mình nó có phải là kết quả của sinh hóa hay không, đến bây giờ khoa học cũng không biết được. Khoa thần kinh học cũng mù mù mịt mịt vậy thôi, thành ra Thầy nghĩ chắc không bao giờ khám phá nổi. Cái đơn giản nhất là tư tưởng anh mà anh không chứng minh nổi, thì làm sao anh chứng minh được là sau khi chết mình còn hay mất, phải không? Một cái ý tưởng mình nó ở hiện tại đây này mà không thấy được, biết được nó là cái gì. Nếu nó chỉ là một quá trình sinh hóa thì khi chết thì cái quá trình sinh hóa này nó biến mất thì không còn cái gì hết. Liệu có sanh tử luân hồi hay không? Liệu có đời sau hay không? Không thể chứng minh được. Ví dụ như bây giờ mình cầu an, cầu siêu, ý tưởng của mình nó có thể tới người đó hay không thì khoa học nó chịu thua.

Thành ra khoa học nó bế tắc, bây giờ chỉ là những giả thuyết thôi, chuyện mình chết rồi có còn hay không, có tái sanh lại hay không chuyện đó không thể nói được bởi vì chuyện đó không thể biết. Thành ra khoa học không thể giải quyết được. Rồi bây giờ nói tới cái đi tìm của nhân loại là bản chất của sự vật là gì? Bản chất của vũ trụ này là gì? Mình sẽ thấy cái đó không chỉ là khoa học của Tây phương mà Đông phương cũng vậy. Ví dụ, từ lâu rồi Thầy nghĩ vậy mà Thầy không có tra từ điển. Thầy thấy cái từ vũ trụ tiếng Pháp là L'univers tiếng Anh là Universe, nó có chữ uni có nghĩa là cái một, one hay tiếng Pháp là un là một. Thầy tra lại Thầy thấy vậy đó. Vũ trụ, đúng nguyên nghĩa của Hy Lạp, vũ trụ là cái một nó xoay, nó chuyển động, đó là ý nghĩa của chữ vũ trụ. Còn vũ trụ của Trung Hoa, vũ là gì đó Thầy không nhớ rõ, nó nói tất cả không gian và thời gian có nghĩa là vũ trụ. Tất cả mọi cái đều đi tìm bản chất của vũ trụ là gì? Mấy vị hồi xưa thì nói cái này cái nọ, sau này khoa học chứng minh bằng phương pháp cụ thể thành những công thức. Rồi nói chữ L'univers, lâu nay Thầy cũng nghi ngờ chuyện này rồi mà Thầy tra từ điển không có. Chữ L'univers có nghĩa là vũ trụ phải không? Thì chữ Université hay University là đại học. Đại học có dính dáng gì?, bởi vì hai chữ nó gần nhau quá mà tra từ điển thì nó không có. Từ điển đây là từ nguyên, nghĩa là cái nguyên của nó là cái gì? Vũ trụ là cái một mà nó chuyển động, phải không? Đại học cũng mang cái chữ vũ trụ đó, universe, university mà từ điển thì không có, nhưng mà Thầy nghĩ như vậy đó, hai chữ đều phát xuất từ cái Một.

Từ xưa người ta đặt chữ đại học có nghĩa là học về cái vũ trụ là một đó. Mặc dù cái này từ điển không có nhưng mà Thầy nghĩ vậy đó, bởi vì nó gần nhau quá, phải không? Universe là vũ trụ thì bên kia university nó chỉ có thêm hai chữ nữa thôi. Mình mới khám phá ra một điều, đại học là gì? Đại học là học về vũ trụ một, cái một của vũ trụ, đó là đại học. Nếu bây giờ mình nhảy qua Phật giáo chút nữa thì mình sẽ thấy là thường nói một Pháp giới, một vũ trụ. Trong cuốn “Đại Thừa Khởi Tín Luận” nó hay dùng chữ một Pháp giới lắm, Nhất Pháp Giới là một vũ trụ, vũ trụ là một thôi. Rồi sau này nó chế ra nữa là, cũng không phải chế nữa mà sự thật là như vậy, nó dùng cái chữ Nhất Chân Pháp Giới. Pháp giới là vũ trụ, nhất chân là một cái chân thực thôi. Đó, mình thấy hình như cả nhân loại, tất cả mọi nền văn mình đều là để khám phá cái sự thật, cái chân lý tối hậu, cái bản chất tối hậu, cái bản tánh tối hậu của vũ trụ này là gì?, từ đó mới có triết học, khoa học rồi những thứ khác.

Ví dụ như hồi nãy nói, cái chữ đại học chẳng hạn, thực sự ra cái chữ university đó người Nhật, Trung Hoa mới dịch chữ đó ra là đại học. Học về cái một của vũ trụ đó là đại học, người khác lại dùng cái chữ của Khổng Tử là đại học. Mà nên nhớ, chữ đại học nó không mang tính chất như bây giờ đâu, học về bản chất của vũ trụ, về bản chất của con người. Thành ra câu đầu tiên của sách Đại Học Khổng Tử là “đại học chi đạo”, cái đạo đại học. “Tại minh minh đức”, là làm sáng tỏ cái đức sáng của con người. “Tại chỉ ư chí thiện”, là để dừng trụ an trụ vào cái chỗ chí thiện đó. Mình thấy đại học hồi xưa là họ quan điểm như vậy đó.

Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại chỉ ư chí thiện. Cái đạo của đại học là để làm sáng cái đức sáng nơi mỗi người và dừng trụ an trụ (là chỉ trong chỉ quán đó) nơi cái chỗ chí thiện. Nội cái đại học của nó trong đó mình thấy là có cái chân, cái thiện; chỉ không nói đến cái mỹ là chân thiện mỹ của Platon thôi. Chân là cái đúng, chân lý; thiện là cái tốt và mỹ là cái đẹp. Bởi vậy cho nên người xưa như thời Lý, thời Trần họ nói “tam giáo đồng nguyên” là vậy đó. Ngay cả bây giờ mình dùng chữ đạo, cái chữ đạo đó là của Lão tử, rồi Lão Tử nói đạo là gì, đức là gì rất là rõ ràng. Bởi vì mình không học thôi chứ mình thấy đời xưa người ta thông minh hơn mình nhiều lắm. Ba giáo là Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo, tam giáo đồng nguồn cùng một nguồn hết.

Bây giờ nói cái khoa học là đi tìm bản chất, bản tánh sự vật, bản tánh của vũ trụ này, kể cả bản tánh của con người nữa. Phật giáo gọi cái đó là gì, trong kinh Pháp Hoa nói là chư Phật ra đời để làm gì?, để khai thị ngộ nhập cho con người “chư pháp thật tướng” là thật tướng của tất cả các pháp, thì mình có thấy khác gì bên khoa học Tây phương không. Thật tướng của tất cả các pháp, hồi xưa mấy ông nói là đất nước lửa gió là gì thì bây giờ Đức Phật cũng nói vậy.

Thật tướng của tất cả các pháp là cái gì? Nếu mình chưa tìm ra thì mình phải lo đi tìm, bởi vì đó là tất cả khoa học, tất cả triết học và tất cả tôn giáo. Mình thấy vậy đó, chẳng qua có những vị tìm ra một cách gọi là rốt ráo, có vị thì đang tìm ra ở mức độ triết học hoặc là lên cao hơn chút nữa vậy thôi. Chứ ai cũng đi tìm cái đó hết, tôi là ai? Chằng lẽ bây giờ nói tôi là những nguyên tử, mình không êm. Tôi là hệ thống gen, cho tôi bản đồ gen tôi nhìn vào tôi thấy bản đồ gen này nó cũng tiêu thôi. Tôi là ai? Tôi là cái gì? Tôi sinh ra đời để làm gì? Và chết tôi đi về đâu? Tất cả Tây phương cũng như Đông phương cũng chừng đó thôi. Tôn giáo chỉ là cái ước mong và mong mỏi thực hiện của nhân loại, luôn luôn là như vậy thôi. Trong đó có những vị thực hiện một cách rốt ráo, còn có những vị là nó ít ít thôi.

Có những tôn giáo nó rộng hơn, nó có nhiều con đường hơn, có những tôn giáo nó hẹp hơn, bởi vì nó có ít con đường hơn chỉ vậy thôi. Thành ra mình thấy vậy đó, đơn giản là làm sao anh sinh ra đời anh thực hiện được cái Khổng Tử gọi là Ngũ Thập Tri Thiện Mệnh, cái thiên mệnh của anh là biết được anh là cái gì, anh sinh ra đời để làm gì và chết anh thành cái gì, anh đi về đâu. Đơn giản tất cả cái đó là con người chứ không tôn giáo nào hết. Chẳng qua nếu anh sinh ra vào thời da đỏ chẳng hạn thì nó sẽ có tôn giáo, phù hợp với nó. Thời kim tự tháp, cũng có tôn giáo của nó, mấy ông đó đều là thờ mặt trời hết, mà mặt trời là gì? Nên nhớ trong kinh Hoa Nghiêm Đức Tỳ Lô Giá Na là mặt trời, Đại Nhật là mặt trời lớn, nó biểu tượng ra là cái mặt trời, Đại Quang Minh là ánh sáng lớn. Tất cả tôn giáo là vậy, vấn đề là mình thực hiện được hay không.

Thành ra nếu như mình để cuộc đời mình đi vào trong khoa học, nhất là khoa học ứng dụng thì nó cũng tốt đó, nhưng mà nhiều khi uổng đi. Bởi vì mình đi vào khoa học, cái science có nghĩa là cái biết tối hậu, cái biết đầu tiên và cuối cùng. Nói bắt chước theo ông Kishnamurti, cái biết đầu tiên và cuối cùng đó chính là tôn giáo, đó chính là Phật giáo. Cái biết đầu tiên và cuối cùng là cái biết gì? Cái biết thật tướng của tất cả các pháp, bản tánh của tất cả các pháp, kể cả mình cũng là một Pháp, bản tánh của tâm mình là cái gì, bản tánh của sự vật này là cái gì? Phật giáo nó hay dùng cái chữ Pháp tánh là vậy đó.

Pháp tánh là tánh của tất cả các pháp, kể cả con người, kể cả chư thiên, kể cả đất nước lửa gió. Mình phải thấy vậy đó, đừng có nghĩ là tu hành không phải là khoa học, hoặc học một cái cử nhân gì đó rồi xem mình là khoa học, không phải đâu. Khoa học là cái biết, anh biết cái gì? Mình phải thấy rõ ràng là khoa học mình vẫn học vẫn làm để cho cuộc đời mình nó khỏe ra phải không? Đồ ăn để ngoài nó thiu, lỡ chiều nay ăn dư thì để tủ lạnh, tủ lạnh là một cái kỹ thuật ứng dụng khoa học. Nhưng mình nhớ một điều là khoa học nó nằm ở cái mức độ ý thức thôi, nghĩa là thức thứ sáu thôi nên nói theo Phật giáo, nói theo tôn giáo, nó chỉ ở cái mặt tướng thôi, nó không đi vào mặt tánh được. Còn đây anh phải đi vào mặt tánh là tôn giáo và Phật giáo với những phương pháp của nó. Nếu khoa học có phương pháp, tôi muốn thấy con vi trùng tôi phải có kính hiển vi, tôi muốn thấy con vi trùng tôi dùng cái kính lão của tôi thì tôi có thấy cái gì đâu.

Nên nhớ khoa học chỉ nằm ở mức độ ý thức, nghĩa là ở thức thứ 6 thôi, nói theo tôn giáo thì nó chỉ ở mặt Tướng thôi, nó không đi vào mặt Tánh nổi. Anh phải đi vào mặt Tánh, có những phương pháp để làm điều đó.

Tôi muốn thấy con vi trùng thì tôi phải dùng kính hiển vi, chứ dùng kính lão làm sao thấy được. Đạo Phật cũng có phương pháp khám phá bản tâm mình là gì, anh khám phá được bản tánh của tâm có nghĩa là anh khám phá được bản tánh của vạn vật. Trung Hoa đời xưa có nói con người là tiểu vũ trụ, nếu anh khám phá ra tiểu vũ trụ này thì anh khám phá ra đại vũ trụ ở ngoài. Mà đây không phải là khám phá ở mặt ý thức. Cho dù một kính viễn vọng gấp trăm lần kính viễn vọng Hubble vẫn chỉ chụp được hình ảnh một phần nào đó của vũ trụ chứ không khám phá được toàn bộ vũ trụ rộng lớn này, không có máy nào khám phá được cái bao la của vũ trụ, chính tâm mình mới chứng được cái bao la của vũ trụ này, và chứng được cái bao la của thân tâm mình là cái gì. Tóm lại ông nào không tu thì uổng thôi, ông cứ đi miên man thì uổng cuộc đời ông thôi. Máy móc vật chất thì cũng cần thiết nhưng nếu anh lạc vào đó thì anh không biết anh chết sẽ về đâu, khoa học sẽ chịu thua. Đạo Phật nói rằng nếu anh lạc vào thế giới hình tướng đó thì anh sẽ khổ, vậy thôi! Được tướng này anh sẽ mất tướng khác, anh không bao giờ được cái toàn thể, cái toàn thể là gì? đó là vũ trụ, là Universe, nguyên nghĩa của từ đó có nghĩa là Một. Học đại học là để lấy bằng này bằng nọ, thì đó chính là thế giới của hình tướng, mà tướng thì không bao giờ chấm dứt được. Khoa học có giới hạn, khi thấy được ánh sáng một ngôi sao ở nơi rìa vũ trụ thì ngôi sao đó đã biến mất rồi, vì ngôi sao đó cách trái đất đến cả triệu năm ánh sáng nó đã tiêu tan rồi mà bây giờ ánh sáng nó mới đến đây. Vì thế thiên văn học cũng bị giới hạn, có những điều không thể biết được vì khoa học bị giới hạn. Anh chỉ có thể biết khi anh biết được 'Cái Một' của vũ trụ này, nếu không biết 'cái Một' đó thì anh có làm trời gì thì cũng bị giới hạn vậy thôi.

Đại học là gì, là học về cái Một của vũ trụ, trong Kinh Pháp Hoa có nói 'Phật dạy cho chúng ta thật tướng của tất cả các pháp', trong thực tướng đó không phải đơn giản đâu, trong đó có 10 cái 'Như Thị' (10 cái 'như vậy') ví dụ như: Lực như vậy, Tánh như vậy ... cái thứ 10 là Bổn mạt cứu cánh như thị, nghĩa là đầu cuối rốt ráo như vậy, là biết vũ trụ từ đầu đến cuối rốt ráo như vậy. Không có khoa học nào chịu nổi 10 cái 'Như vậy' đó, cùng lắm anh biết được 'Lực như vậy' thôi, nhưng cũng là năng lượng nhỏ nhỏ thôi chứ không thể nào biết được năng lượng của vũ trụ này được. Bởi vì tất cả hoạt động khoa học chỉ nằm ở tầng ý thức, tức là ở tầng 'Tướng' thôi. Mình đến với khoa học bằng cái gì, chính là bằng những giác quan của mình, phải không? Mắt tôi thấy bằng giác quan của tôi, vũ trụ như thế nào thì tôi cũng chỉ nhìn bằng mắt, nghĩa là chỉ ở tầng giác quan, tầng ý thức thôi, mà ý thức thì hạn hẹp, cho nên không thể nào biết được cả vũ trụ, bản tánh của vũ trụ. Còn tầng thứ 7, tầng của cái tôi, của bản ngã, thì khoa học không biết được. Và tầng A lại da thức, chứa tất cả các hạt giống xấu lẫn tốt của mình thì khoa học hoàn toàn không biết, mà chính tầng đó tác động chính đến mình đó. Lâu lâu tự nhiên 'nổi điên' lên mà không hiểu tại sao, lâu lâu nó xuất hiện ra, 'chủng tử sinh hiện hành' là vậy đó, Duy thức học nói rằng lâu lâu bị như thế là bởi vì chủng tử còn trong A lại da thức, nên lâu lâu nó hiện hành ra, bộc phát ra qua hình tướng, bản thể xuất ra hiện tượng. Thức A lại da của mình chứa quá nhiều chủng tử xấu, nên chưa chuyển hóa nổi. Một khi chuyển hóa được rồi thì trở thành Bạch Tịnh thức, là cái thức trong trắng hoàn toàn, Bạch là trắng, Tịnh là sạch, trắng sạch thì anh giải thoát.

H.Lan: Thưa Thầy cho con hỏi, Thầy có nói về A Lại Da Thức chứa những chủng tử tốt xấu của mình, thì con thấy khoa học cũng có phương pháp thôi miên, còn trong Đạo Phật của mình có nói những hạt giống xấu của mình sẽ đi lên từ A Lại Da Thức, trong ánh sáng của tỉnh giác thì nó sẽ tan biến trong đó, và dần dần mình sẽ không còn những hạt giống xấu đó trong A Lại Da Thức nứa, xin Thầy nói rõ hơn về điều này.

Thầy: Thì đơn giản, hạt giống xấu hay chủng tử xấu nào của mình cũng có một năng lượng nhất định, đúng không? Khi nó khởi lên mà cô không theo nó thì nó mất đi một phần năng lượng, nó khởi lên lần nữa mà cô không theo thì nó lại mất thêm một phần năng lượng, và cứ như thế chủng tử xấu đó sẽ mất hết năng lượng.

H.Lan: Thưa Thầy, con cũng có nghe nói một người đi tu thì 7 đời cha mẹ được nhờ, hội đồng gia đình, tổ tiên của mình ấy. Nhờ phương pháp đó mình quan sát được vấn đề đó đã xảy ra như thế nào thì con người đó họ được giải thoát khỏi cái đó.

Thầy: Thì cái đó là có, Thầy đã nói rồi cái đó là phong thủy đó nhiều khi ông cố của mình được chôn ở chỗ đó, ông chỉ là cái xác, cái xác nó tàn rữa rồi phải không? Nhưng mà nó ảnh hưởng tới đời con cháu, nhiều khi chôn trúng cái mạch gì đó, huyệt gì đó thì tự nhiên nó phát ra và nó ảnh hưởng tới tất cả con cháu. Đứa nào cùng gen (AND) đó thì nó ảnh hưởng, nó tác động. Thì bây giờ nếu như cô tu thì cô nâng cấp tâm thức cô lên phải không? Cái tần số nó cao hơn thì tần số đó vẫn tác động vào 7 đời cha mẹ của mình, chứ không phải là mình cứu thoát họ hết nỗi đâu. Anh phải học khoa học để anh biết ứng dụng và ứng dụng để làm gì? Để nó đưa anh về nguồn chứ không phải anh ứng dụng là anh có cái máy điện thoại di động, là anh chỉ biết cái đó thôi. Anh ứng dụng để nó đưa anh về nguồn. Khoa học là nó biểu lộ ra cái tướng đó đó, để nó biểu lộ ra cái bản chất của nó, cái bản tánh của nó là cái gì. Ví dụ, phương Tây họ không có mơ hồ gì hết, họ nói là tại sao mà Mật Thừa có sau Đại Thừa? Họ nghiên cứu rõ ràng lắm, là bởi vì Đại Thừa người ta theo không nổi, “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” theo không nổi, cho nên phải là làm những cái cúng dường, cúng dường không nổi phải cụ thể là cúng dường Mạn Đà La, có rõ ràng cụ thể. Thành ra Mật Thừa là ứng dụng. Thì có một câu của Mật Thừa nói: “Chúng ta đã té trên mặt đất, chúng ta phải chống tay trên mặt đất để đứng dậy”. Thành ra Mật Thừa là nó ứng dụng rất nhiều cái, đó là khoa học ứng dụng của Phật giáo.

Nếu như mình soi rọi cái lý trí của mình cho rõ ràng thì mình sẽ thấy vậy đó, là bởi vì người ta không thể đi thẳng vào cái Bản Tánh được thì người ta dùng nhiều ứng dụng. Ví dụ đơn giản, có phải bên Phật giáo Tây Tạng bây giờ vẫn là cúng Puja phải không? Nên nhớ cúng Puja có từ thời Ấn Độ giáo là thời kinh Veda, chứ không phải là Phật giáo khám phá ra, chẳng qua đây là ứng dụng. Cúng Puja tốt nhất là cúng lửa. Ông Heraclit nói bản tánh của vũ trụ này là lửa, lửa nó nhắc nhở mình một cái gì đó phải không? Chứ không phải cúng lửa là cứ ngày nào cũng mua cho Thầy cục than để Thầy đốt cả đêm. Qua hiện tượng là lửa, qua cái tướng là lửa đó để nó đưa mình về cái mà trong Kinh Lăng Nghiêm có nói rõ lắm, xin lỗi nói thẳng ra là Tánh lửa nó là Tánh Không, nhưng mà tùy theo chỗ nào đó thì nó hiện ra theo cái đó phải không? Đó, nó cũng khoa học lắm. Lửa là có khắp nơi hết, năng lượng sức nóng có khắp nới hết, nhưng mà tùy theo nhân duyên mà nó hiện ra hay không. Bây giờ mình lấy que diêm mình quẹt thì nó ra lửa phải không? Đó, ở trên mặt trời thì nó có lửa, dưới lòng đất mấy trăm cây số cũng có lửa, sôi ục ục dưới đó. Thành ra nó khắp nơi, thành ra khoa học là nó chỉ biết ứng dụng cái tướng, cái đặc tính của cái đó thôi chứ nó không đi vào được cái bản tánh của cái đó.

Hùng (TN): Thưa Thầy cùng đại chúng, nhờ Thầy khai thị cho con. Con giao tiếp với khoa học, nghĩa khoa học rất là rộng lớn nãy giờ Thầy nói thì con biết là nó rất là rộng lớn, nó vô biên. Thì con luôn luôn, giao tiếp với khoa học nhưng mà nhờ cái khoa học này nó giúp cho con sáng tỏ thêm cái Tánh Không như thế nào? Và cái thứ hai là khoa học, nó giúp cho con sáng tỏ thêm cái trí huệ, gọi là quang minh đó như thế nào, nghĩa là nhờ khoa học mà con viên mãn với Tánh Không và viên mãn với quang minh trí huệ. Nhờ Thầy khai thị cho con để con luôn luôn.

Thầy: Rồi thứ nhất là khoa học là nó cũng giúp ích cho mình. Ví dụ như mở máy điện thoại di động, đó là một cái tướng nếu mình biết khôn khéo thì đó cũng là cái tánh. Đó cũng là tướng như vậy, tánh như vậy, lực như vậy, 10 cái như vậy trong Kinh Pháp Hoa phải không? Nó có đủ 10 cái như vậy trong Kinh Pháp Hoa, tướng như vậy, tánh như vậy, lực rồi gì gì đó... rồi đầu cuối rốt ráo như vậy. Thành ra cái chữ như vậy đó đó là nó ôm trùm tất cả các khoa học, chỉ cần là anh làm sao đạt tới cái như vậy đó thôi. Tánh như vậy, tướng như vậy, đầu cuối rốt ráo như vậy. Mà đó là một.

Hùng (TN): Cái đó là phát triển cái Tánh Không đó hả Thầy?

Thầy: Thì Thầy không biết, anh cứ như vậy thôi, 10 cái như vậy có Tánh Không hay không, thì anh phát triển cái gì đó Thầy đâu có biết. Còn thứ hai nữa là quang minh, nên nhớ nếu như đối với khoa học ánh sáng là cái năng lượng vi tế nhất. Ánh sáng là những cái nguyên tử vi tế nhất cho nên nó gần với cái bản chất tối hậu nhất, ánh sáng là cái gần nhất cho nên mình để ý coi là tất cả mọi tôn giáo đều diễn tả vị nào đó là bằng ánh sáng thôi, vị nào cũng hào quang này nọ, ánh sáng là cái gần nhất. Thì ông làm sao càng ngày ông càng có nhiều ánh sáng thì ông càng gần hơn với cái đó thôi. Bằng cách gì không biết.

Hùng (TN): Con tri ân Thầy khai thị cho con hai cái khoa học ích lợi cho cái Tánh Không và trí huệ tốt đẹp.

Thầy: Bây giờ Hùng, Hùng thấy Thầy, Thầy thấy Hùng, phải không? Rõ ràng là qua ánh sáng. Không những ánh sáng đèn điện này mà là ánh sáng của Tâm!

Hùng (TN): Dạ, đúng.

Thầy: Vậy thì thôi nói gì nữa. Ông thấy tôi, tôi thấy ông là qua ánh sáng của Tâm đó, chứ không phải chỉ có ánh sáng đèn điện này thôi mà là ánh sáng của Tâm nó mới thấy nhau được. Thì bây giờ mình cứ khai triển sao cho nó ra rõ ràng cái chuyện đó thôi.

Hùng (TN): Con tri ân Thầy.

Thầy: Rồi bây giờ ngoài Hà Nội có hỏi gì thêm chứ không thôi hết chuyện rồi. Khoa học chấm dứt ở tôn giáo và tôn giáo mới thỏa mãn khoa học được.

Ph.Thảo: Dạ con là Ph.Thảo, con xin phép hỏi Thầy một câu, dạ thưa Thầy lâu nay con có người thắc mắc là con muốn hỏi các tôn giáo khác, ở đây con không có ý so sánh, nhưng mà con đang nghĩ là các tôn giáo khác như là Thiên Chúa giáo, hay là đạo Hồi, đạo Bà La Môn hay là thậm chí là trong Phật giáo nữa thì có những tông khác nhau. Thế thì con thì đang hiểu rằng đi theo hướng khác nhau mà tất cả đều đi trên một con đường mà có những đạo, những tông môn mà họ dừng sớm hơn, họ không đi tới đích giống như là Phật giáo hay là Đại Toàn Thiện hay là Thiền tông thì con không biết là cái hiểu đấy của con nó có bị sai chỗ nào không?

Thầy: Thầy nói rồi, mình thấy có những tôn giáo, một đại lộ, nó nhiều thứ lắm phải không, có những tôn giáo chỉ chú trọng lòng sùng mộ thôi. Nói theo khoa học bây giờ chỉ chú trọng tới thông minh cảm xúc thôi chứ thông minh lý trí là không chú trọng lắm. Thành ra nhiều khi là nó hợp với người thông minh cảm xúc mà không cần lý trí phải không? Và khi tới một mức độ nào đó nó cũng không biết đi xa có được hay không? Thầy không có thẩm quyền nói chuyện này, nhưng mà Thầy chỉ nói cái hiện trạng ban đầu thôi, phải không? Có những tôn giáo chỉ chú trọng mặt nào đó thôi phải không? Ví dụ, chú trọng tới thông minh cảm xúc, lòng sùng mộ rất mạnh,... cái này cái nọ rất mạnh nhưng mà ít chú trọng tới lý trí. Thì mình lựa trên tất cả mọi cái, mình thấy cái nào nó hợp với mình và nó rộng rãi hơn, nó dễ cho mình đi hơn thì mình chọn vậy thôi. Còn đi xa hay gần thì Thầy cũng không biết nữa, Thầy đâu có đi được bao nhiêu đâu mà Thầy biết là người ta xa tới đâu. Đó, thì bây giờ lựa chọn là vậy đó, lựa mặt hàng nào mà có vẻ đa dụng hơn, có thể xài trong bất kỳ thời tiết nào, thì mình nên dùng cái đó. Còn ví dụ như mình mua chiếc xe hơi mà nó chỉ trời nắng nó mới đi được thôi, còn trời mưa nó không đi được thì thôi không nên mua, trời mưa phải đi được.

Ph. Thảo: Dạ, con biết ơn Thầy ạ!

Chú Hải CT: Dạ! Con xin hỏi. Hồi nãy cô Hương nói khoa học tiến bộ, bây giờ có nhiều trò chơi chi phối tâm thức chúng ta nhiều, thưa Thầy so với người xưa, người ta sống với thiên nhiên, dễ chứng ngộ với Phật tánh hơn, con người phải thích nghi với nhiều tình huống hay là phải như ngươi xưa mới được?

Thầy: Tất cả những cái đó chỉ là phương tiện thôi, vấn đề là anh có muốn hay không? Anh có phát tâm hay không? Hay anh dùng trò chơi để giải trí mất thời giờ vô ích. Quan trọng là phát bồ đề tâm, tôi làm cái này là ích lợi cho người khác. Hồi xưa nói “huyễn” như là bóng trăng trong nước, bây giờ anh mở điện thoại di động ra là huyễn liền, rồi mở điện thoại di động ra chứng kiến được cái tâm đắc của ông là “Đồng khởi” đó, ông thủ tướng bên Úc nói là mình mở điện thoại di động ra thấy Đồng khởi liền, ông bên đó, mình ở đây mình thấy đó là Đồng khởi, phải không? Nếu như từ đó mình suy ra, hóa ra vũ trụ này nó Đồng khởi, chứ không phải ông thủ tướng Úc nói mà Thầy nghe không đâu. Thành ra là mình có biết sử dụng hay không, đơn giản chuyện này ngày xưa người ta cũng nói rồi.

Ví dụ ngài Long Thọ hay Shantideva có nói: “Nếu như trên cả trái đất này có gai, thì mình nên lót da trên cả trái đất này để khỏi đạp gai hay mình nên làm đôi giày để khỏi đạp gai”, làm đôi giày để khỏi đạp gai đó chính là ứng dụng của khoa học - kỹ thuật, thay vì mình bao cả trái đất này bằng da hay gì đó để khỏi đạp gai, còn đằng này mình chỉ cần mang đôi giày vào để khỏi đạp gai, đó là ứng dụng. Rồi từ ứng dụng mình tư duy lần lần ra như hồi nãy anh Hùng có nói, nếu biết tư duy thì chính những cái khoa học đó sẽ giúp mình thấy tánh Không rất dễ, phải không?

Bây giờ duyên sanh, máy điện thoại di động, duyên sanh là có những điều kiện gì? Tôi phải bấm nó ra, hay gì đó nữa, tôi phải nối kết với cái gì đó thì nó phải Đồng khởi một lần, thì tánh Không là vậy, phải nhiều điều kiện hợp lại, cái gì mà có nhiều điều kiện hợp lại thì đó là tánh Không. Mình nhìn cái điện thoại di động mà thấy chỉ, quán, quán tưởng thì Tánh Không là vậy đó, chứ không cần đi đâu xa hết, mở túi ra là thấy tánh Không liền do nhiều nhân duyên sanh ra, nhân là cái máy điện thoại di động trong túi, nhưng mà nó phải đòi hỏi nhiều cái duyên, rồi cái duyên bên kia nó có chịu phát đài cho mình hay không, nếu nó không chịu phát ra mình lấy đâu mình thấy. Do duyên sanh đó là câu của Kinh điển và ngài Long Thọ hay nói đó, duyên sanh tức là Tánh Không.

H.Anh: Dạ, thưa Thầy cho con hỏi, nếu người trẻ tin vào khoa học và được giáo dục theo cách cái gì được chứng minh rõ ràng mình mới tin, nhưng mà hồi nãy mình nghe nói cái khoa học vẫn bị giới hạn, thì làm sao để người tin vào khoa học có thể tiếp cận và để tâm vào vấn đề tâm linh?

Thầy: Thì anh đưa cho người ta mấy cuốn sách chỉ ra giới hạn của khoa học là gì? Đó là mấy tiến sĩ về Vật lý viết chứ không phải chuyện Thầy nói đâu. Giới hạn của khoa học là gì? Thì cuộc đời anh chọn lựa. Anh nói là: không tôi không tin chuyện này. Đó là chuyện của anh. Nếu mình biết chút ít khoa học thì giới hạn của khoa học có nghĩa là hai lý thuyết hạng nhất Vật lý bây giờ là lý thuyết tương đối và lý thuyết vật lý lượng tử không thể kết nối với nhau được, dầu kết nối trên mặt lý thuyết, mà trên 100 năm nay rồi biết bao nhiêu đầu óc, qua đó mình mới biết giới hạn của khoa học. Đơn giản vậy thôi.

Còn bây giờ sao anh mê tín khoa học vậy? Phật giáo không có phương pháp sao? Phật giáo có phương pháp không? Có phương pháp, cũng khoa học vậy. Ví dụ tôi ngồi thiền, phương pháp ngồi thiền là gì? Điều thân và điều tâm, thân phải thẳng, tay tôi phải làm sao, đó là phương pháp, tâm tôi phải sao, đó là phương pháp, phải không? Chứ tôi nói chỉ có phương pháp do mấy ông ở ngoài dạy tôi thôi, lái xe tôi phải đi học thì tôi ở đây cũng có phương pháp vậy. Rồi anh tìm kiếm cái tâm anh như thế nào? Nó có phương pháp. Anh nào giỏi, thông minh hay nói theo Phật giáo là có căn cơ, thì anh sử dụng phương pháp nhanh hơn, phải không? Có cái gì mà không phương pháp, chứ anh ngồi anh cứ nói khoa học mới có phương pháp, ngồi đây mình cũng có phương pháp, nói cũng có phương pháp: nhập đề làm sao, thân bài làm sao, rồi trả lời làm sao cũng có phương pháp.

Thành ra anh phải dạy, tuyên truyền, bây giờ người ta gọi là mạt pháp là vậy đó. Thời xưa, người ta dạy một cách toàn diện ngay từ đầu, dạy về đạo đức, khoa học, nên nhớ là anh đúc đồng, hay đúc tượng anh cũng phải có khoa học để đúc cái tượng, nghe nói là cột đồng từ hồi đó tới giờ cũng không gỉ, chứng tỏ là khoa học cũng cao lắm. Bây giờ khoa học đi vào ứng dụng làm cho người ta mê say, ví dụ như cô Hương, cô nói bây giờ có nhiều trò chơi mê say lắm. Nên nhớ một điều vầy nè, khoa học bây giờ rất ít tiến bộ, bởi vì từ hai cái vật lý lý thuyết và vật lý lượng tử đó sau này chỉ là ứng dụng thôi, dùng cái nguyên lý đó để dùng và bán cho người ta say mê, còn không khám phá ra được cái gì hết, chỉ là ứng dụng thôi. Còn khoa học kia người ta gọi là căn bản, cái công thức đơn giản và đẹp nhất là công thức biến đổi vật chất thành năng lượng, công thức đó làm ra bom nguyên tử đó là E = mc2, năng lượng là bằng E bằng khối lượng nhân cho bình phương vận tốc ánh sáng, thành ra cái cục nhỏ nhỏ thôi mà nổ một cái là tanh bành hết, đó là phương pháp.

Rồi bây giờ anh thông minh lên một chút, hồi nãy ai có hỏi về ánh sáng, anh có thể ứng dụng công thức đó để khi ngồi thiền tạo ra ánh sáng, bởi vì ánh sáng là năng lượng bằng khối lượng, ông nặng 51 kg, Thầy cũng hơn ông vài kg, khối lượng của tôi nhân cho tốc độ ánh sáng bình phương, làm quá thì biến thành thân cầu vòng chỉ còn lại mấy cái móng tay, móng chân gì đó thôi [cười]. Đó là công thức E = mc2. Anh nên nhớ là vậy đó, nếu anh tha thiết với cái đó thì anh nhờ khoa học khám phá ra nhiều điều lắm, nhưng mà anh khám phá theo chiều hướng của anh là giải thoát, giác ngộ chứ không phải để chơi, chứ còn bây giờ thì thiếu gì trò chơi. Thì tất cả những vị hồi xưa, nếu như E= mc2 là công thức vũ trụ thì mấy vị biến thành thân cầu vồng, hay tất cả những vị thánh của Thiên chúa giáo đều có cái vòng hào quang trên đầu, đó là anh biến ra được ánh sáng, anh dùng công thức E = mc2, E là năng lượng của anh, năng lượng thì bằng gì. Đó thì anh tự ứng dụng công thức ở nơi mình, khối lượng của tôi là thời giờ tu tập, ngồi thiền đó là khối lượng nhân cho c2, thiền định của tôi nó có mạnh không, lên tới bình phương của tốc độ ánh sáng hay không. Thì vật lý cũng nói vậy đó, vật thể nào bay bằng tốc độ ánh sáng thì nó sẽ biến thành năng lượng, sáng luôn chứ nó không còn giữ vật này, mỗi người ứng dụng khác nhau tùy theo động cơ ban đầu, mình muốn làm gì đây hay là tôi dùng công thức đó để tôi chế ra một trò chơi để tôi lên hàng triệu phú hay là tỷ phú gì đó, thì đó là chuyện của tôi. Còn công thức đó tôi dùng để tu hành, rồi như H.Lan bây giờ vẫn thắc mắc, cái chủng tử nó nằm ở trong đó bây giờ làm sao nhổ nó ra? Thì đó, cô càng quét ánh sáng vào, cô tẩy rửa nó bằng ánh sáng, tẩy rửa nó bằng lửa, bằng cái này cái nọ, puja gì đó. Mình phải khoa học, tại sao hồi nãy H.Lan nói mình phải dùng cái tỉnh giác của mình, cái chánh niệm của mình soi sáng nó phải không? Soi sáng nó là ánh sáng, ánh sáng của trí huệ, tùy theo mức độ soi sáng của mình tới đâu thì nó tiêu tan tới đó vậy thôi.

Thành ra ngài Garchen nói mình biến thành cục nước đá rồi phải không? Bây giờ Thầy nghe bài hát trẻ cứ băng giá băng giá thôi, biến thành đá hết rồi, trái tim băng giá. Thì bây giờ anh làm sao? Anh dùng ngọn lửa của lòng sùng mộ, ngọn lửa của nhiệt thành. Nên nhớ cái chữ nhiệt thành là sao? Nhiệt là sức nóng, cuồng nhiệt là sức nóng, hồi xưa họ thông minh lắm chớ không phải giỡn chơi đâu, phải không? Nhiệt tình – sức nóng của tình cảm, của lòng gì đó mình hướng tới cái gì đó bằng tất cả nhiệt tình thì nó tiêu cái đó ra, tiêu cái băng giá đó đi, chớ cứ băng giá miết. Mùa đông mà cứ nghe hát băng giá băng giá Thầy cũng muốn run.

Chú Châu (CT): Dạ Mô Phật, thưa Thầy con Châu Cần Thơ xin hỏi. Làm sao để tụi con tin thôi, Pháp giới này là pháp giới thể tánh, pháp giới chân như hay là pháp giới một tướng một tánh, thì làm sao tụi con tin thôi, chưa nói chuyện chúng con nhập.

Thầy: Mà bây giờ cái gì Thầy cụ thể thôi, Châu đã tin chưa?

Chú Châu (CT): Dạ con tin ạ.

Thầy: Tin thì ông phải truyền cho những người khác chứ. Bây giờ ông tin rồi ông còn hỏi Thầy nữa làm chi. Thầy còn nhớ là hồi đó Thầy có viết ba bài trong kinh gì Pháp Giới Thể Tánh đó, thì Châu nói với Thầy rất rõ là đời tu ba bài này đủ rồi, phải không? Chứng tỏ là ông tin, ông tin thì ông phải nói cho người ta, chứ bắt Thầy nói nữa sao? Còn muốn tin nữa thì bữa nào lên đây vật lộn với nhau tự nhiên biết mệt là gì? Biết không mệt là gì? Khi vật nhau mình sẽ biết cái không mệt là gì thôi.

Ch Châu (CT): Dạ, chờ hết dịch đi Thầy.

Thầy: Hết dịch. Thành ra bữa trước Thầy còn nhớ rõ lắm, Thầy nói vậy chớ Thầy ghi nhớ từng chuyện một. Thầy viết ba bài về Pháp Giới Thể Tánh, Châu có nói với Thầy, Châu nói là đời cần đọc ba bài này thôi đủ rồi, bây giờ ông hỏi làm sao người ta tin, thì bây giờ ông ráng ông hiểu được bao nhiêu ông ráng thuyết cho người ta đi. Còn nói cái này là tâm tình thỏ thẻ bên tai trong Kagyu nói đó, còn nói tỏ tình mà nói tùm lum túa lua vậy sao gọi là tỏ tình, đâu có thỏ thẻ bên tai được. Kagyu là nói những lời thỏ thẻ bên tai, còn nói theo ngôn ngữ thông thường của mình là những lời đường mật, còn nói ra như vậy đâu phải là tỏ tình gì nữa, tỏ tình mà nói tùm lum túa lua vậy đâu.

Người hỏi (nhóm ĐN): Dạ, kính thưa Thầy thưa Đại chúng. Con nghĩ là, sau khi nghe Thầy có chia sẻ thì con nghĩ là chúng ta có cùng đi tới một cái, một góc nhìn đấy là khoa học. Tuy nhiên khoa học đang tiến đến gần tôn giáo hơn, tôn giáo thì bao hàm nhiều khía cạnh của khoa học. Con có câu hỏi rằng chúng ta có cuộc sống bình thường và không phải ai cũng có thể xuất gia đi tu được. Vậy có cần thiết chúng ta phải lựa chọn việc theo được khoa học hay là tôn giáo hay là có thể đi song song được, cả hai đều có thể tương hỗ cho nhau. Cụ thể hơn khoa học ở đây thì có thể hỗ trợ chúng ta theo đuổi tôn giáo hay là Phật giáo.

Thầy: Thì bây giờ đơn giản, Thầy đã nói cái này tùy theo lựa chọn của mình, mà lo lựa chọn đi. Chớ Thầy hay nói, anh vào một siêu thị anh ngắm, cuộc đời anh chỉ có một ngày thôi mà anh lo anh ngắm, anh đi đi cuối cùng anh ra, cái đồ rẻ nhất anh cũng không mua được. Thành ra lo mua đi, lớn tuổi rồi lo mua đi chớ chọn lựa cái gì, phải không? Mình vô một cái siêu thị, thế giới bây giờ, xin lỗi chớ tôn giáo cũng toàn cầu hóa rồi, kinh tế cũng toàn cầu hóa rồi, tất cả toàn cầu hóa hết rồi, mình vô siêu thị mình có đủ hết á. Mình lo gấp gấp mình lo cho đời mình chớ mình ngồi đó hỏi chọn lựa cái gì làm sao Thầy chọn lựa, mà ông là ai Thầy cũng không biết nữa.

Người hỏi: Theo con hiểu, tuy nhiên chúng ta có quyền lựa chọn, con thấy là ai cũng có thể đưa ra lựa chọn này cho bản thân mình...

Thầy: Thôi bây giờ đơn giản, Thầy cái gì hiện tại thôi đừng dài dòng. Thời bây giờ bạn muốn lựa chọn một cái cô nào đó, phải không? Thì xin lỗi chớ nói hơi thô chút là bạn hãy quen biết cô đó một thời gian rồi cùng làm đám cưới. Thì bây giờ cũng thế thôi, bạn chọn lựa mà muốn nhanh thì bạn kiếm ông thầy nào đó bạn quen biết rồi hỏi ổng xem sao? Để ổng lựa chọn giùm cho bạn.

Người hỏi: Con muốn hỏi lựa chọn một hay là hai, nếu như ta không thể lựa chọn theo con đường. Ví dụ ta cũng có trách nhiệm với gia đình thì chúng ta buộc làm cả hai, vừa làm kinh tế vừa cố gắng tu tập. Vậy thì đây là lựa chọn mà con nghĩ là...

Thầy: Không có lựa chọn gì hết, cái này là, cái bản tánh của tất cả mọi sự, nó là free, nó y như không khí vậy đó, anh không có lựa chọn gì hết. Chỗ nào cũng có sự sống của anh hết, chớ lựa chọn cái gì? Anh lựa chọn đó là anh tự gây rất rối cho anh, chớ cái này là nó toàn khắp, chỗ nào cũng có nó hết, không có lựa chọn gì hết. Vấn đề anh biết được nó thôi, bây giờ, có phải anh hỏi là thưa Thầy con lựa chọn chỗ nào có không khí, thì Thầy chẳng biết đâu nói. Xin lỗi anh vô bồn tắm anh cũng có không khí trong đó. Thành ra không có lựa chọn gì hết, vấn đề là anh có thấy không khí hay không, phải không? Chớ lựa chọn cái gì, còn duyên của mình là vậy. Duyên tôi có tới 3 cô lận thì tôi lấy 3 bà, nhưng mà anh có 3 bà chăng nữa anh cũng phải thở thôi. Còn anh sống độc thân một mình, anh có ngồi thiền anh cũng phải thở thôi. Không khí nó là toàn khắp, vấn đề là anh biết cái toàn khắp đó đó. Chuyện chọn hay không chọn, anh đừng có đánh giá cuộc đời của anh cao quá, anh chọn hay không chọn gì anh cũng chết thôi.

Người hỏi: Dạ hiểu ý Thầy rồi ạ. Con biết ơn Thầy.

Thầy: Thôi bây giờ vậy là tới giờ rồi phải không? Muốn nữa thì bữa nào mình sẽ làm tiếp, Thầy những chuyện này không phải là chuyện hai ba tiếng đồng hồ thôi đâu, chuyện này mình phải tư duy thiền định suốt cả đời mình rồi đời sau mình cũng phải tiếp tục nữa bởi vì mọi sự chưa chấm dứt đâu. Trò chơi này, nói theo như cô Hương, trò chơi này không phải dễ dàng chấm dứt đâu, thành ra nó cứ tiếp tục tiếp tục. Nên nhớ đây là một trò chơi, tu hành là một trò chơi thôi, một trò chơi cao cấp và trò chơi đó luôn luôn bạn chơi bạn thấy vui, bạn thấy hoan hỷ vậy thôi. Đó là tu chứ chọn cái gì?

Nguyện đem công đức này

Đến khắp cùng tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Cùng trọn thành Phật đạo.

—Hết—