Người thuyết trình: Th. Hồng, H. Lan
Th. Hồng: Kính Thưa Thầy và Đại Chúng. Hôm nay Hồng và Cô H. Lan cùng làm buổi thuyết trình “Đời ích lợi gì cho đạo”.
“Đời làm ích lợi gì cho Đạo?” Hồng nghĩ: thường chúng ta hay tách Đời riêng, Đạo riêng, chính tâm phân biệt tách rời đó làm cho chúng ta đau khổ.
Cuộc sống luôn có hạnh phúc và đau khổ, đời là chất liệu đem lại hạnh phúc hay khổ đau cho mỗi chúng ta. Không phải đời tự nó là hạnh phúc hay khổ đau, mà chính tâm chúng ta tạo ra khổ đau hay hạnh phúc.
Người nào cũng phải tu tâm, mình khổ do tâm phân biệt của mình, tâm bám chấp lớn, sự tham cầu, bất toại nguyện trong cuộc sống, như mình mong cầu gì toại nguyện thì cảm thấy hạnh phúc, nhưng hạnh phúc đó cũng chỉ tạm bợ.
Đời và Đạo cũng chỉ là một, thế nên người nào cũng cần tu tâm, vì tâm chúng ta càng Chân Thiện Mỹ (đúng, tốt, đẹp) thì đời chúng ta cảm nhận sẽ đúng, tốt, đẹp.
Để được những điều đó thì trong đời sống hàng ngày của chúng ta phải sống như thế nào?
Trước kia, ngoài đời, Hồng thấy người ta rất khổ, quan sát trong gia đình mình mới thấy, chúng ta lo làm việc, lo ăn mặc, kiếm tiền, cuộc sống giàu cũng khổ, nghèo cũng khổ.
Trong công việc hàng ngày, những thói quen, tập khí, nên đa phần làm gì cũng sai, do sự ích kỷ của mình. Đôi khi muốn giúp người khác vì lòng thương yêu nhưng đó chưa phải gọi là thương yêu vì đa phần đều nghĩ về lợi ích. Khi gọi là tình thương thì tình thương đó vô điều kiện.
Học pháp và thực hành tâm mình mở thì cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, tâm chuyển thì những duyên cảnh bên ngoài cũng chuyển theo.
HLan: Kính thưa Thầy và Đại Chúng. H. Lan xin chia sẻ phần thứ hai “Đạo giúp ích gì cho đời”.
Đạo thì mênh mông, có chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Ở giai đoạn đầu tiên buổi thuyết trình, H. Lan xin chia sẻ về chân lý tương đối thôi (còn về phần tuyệt đối thì có nhiều vị cao nhân sẽ chia sẻ phần sau) và xin chia sẻ góc cạnh mang tính cá nhân: Đạo có ích gì cho chính H. Lan?!
Đức Phật cũng có nói: Đừng tin những gì ngài nói mà hãy kiểm nghiệm trên chính thân và tâm mình. Đạo đã thay đổi con người H. Lan như thế nào? Trên tất cả mọi phương diện. Nó đã thay đổi con người HLan một cách sâu sắc..Hy vọng những chia sẻ của H.Lan giúp ích chút nào đó cho quý vị trong đời sống hằng ngày.
Ví dụ đầu tiên, Đạo giúp cho H. Lan bớt sợ hãi.
Trong mùa covid, mọi người lo lắng những ngày lockdown không ra đường, lo lắng bị stress, không quen ở trong nhà, lo lắng chuyện con cái học hành, lo lắng việc mất việc, lo lắng lây nhiễm từ những người khác.
Mặc dù không gian ở đây rất là mở. Ngay cả khi đi mua đồ, dùng biện pháp xịt khuẩn, mình nghĩ cũng không giúp ích được bao nhiêu. Mọi người dùng các biện pháp tránh lây nhiễm theo mình nó không có tác dụng mấy, bên ngoài lây nhiễm rất nhiều. Hiện giờ quận mình cũng có số lượng F0 đang điều trị tại nhà cao nhất thành phố, khoảng 10000 người. Mình không cảm thấy sợ hãi mà mình thương cho những người ấy, thương những người bị bệnh.
Tại sao không mình không sợ hãi. Bởi vì mình hiểu được mặc dù mình nghĩ ở mặt chân lý tương đối, mình hiểu con virus này rung động tần số 5.5 – 6hz, và nó sẽ chết ở tần số 25hz. Có bài nghiên cứu trên trang mạng có chia sẻ về điều này. Tần số rung động của mình bằng lòng biết ơn, chia sẻ, như mình có làm chương trình tặng sách chẳng hạn, khi mình có lòng biết ơn, chia sẻ như vậy tần số tăng lên 90hz. Tức là nó tăng lên rất là nhiều, đến mức ấy thì con virus đó không chạm vào người mình. Giờ mình vẫn sống khỏe qua mùa covid. Đạo giúp mình bớt sợ hơn khi đi qua những trận đại dịch này, và tác động lớn đến cuộc đời mình.
Điều thứ hai mình muốn chia sẻ là mối quan hệ giữa mình với mẹ. Mình và mẹ không hòa thuận lắm. Mình luôn làm mẹ không vui lòng, thất vọng. Mình bị áp lực rất lớn là làm sao cho mẹ vui. Về sau mình hiểu người đó có vui hay không đó là trạng thái tâm của người ấy chứ không phải tác động từ bên ngoài.
Ngày xưa mình cũng có ảo tưởng do đọc sách báo, lòng mẹ yêu con không bờ bến, hy sinh vô điều kiện vì con, và mình áp đặt những ảo tưởng ấy lên mẹ mình, khi mẹ không đáp ứng được những điều ấy, mình nghĩ sao mẹ không thương mình, lại đối xử mình như vậy, như vậy.
Khi mình hiểu hơn bản thân mẹ cũng có lo lắng của mẹ, mẹ phải vượt qua cả thời chiến tranh như vậy, gia đình khó khăn như vậy, mình hiểu hơn nên mình không áp lực lên mẹ nữa, và buông những ảo tưởng là mẹ phải như thế này, mẹ như thế kia. Từ đấy quan hệ giữa mẹ và mình thay đổi, mình cảm thấy biết ơn, biết ơn mẹ vì mẹ đi qua hoàn cảnh như vậy mà vẫn cho mình có nền giáo dục tốt, cuộc sống tốt. Và chính việc mẹ không hài lòng về mình đó là điểm để thôi thúc mình đi trên con đường Đạo này. Như thế mình cảm thấy tự do hơn. Và mẹ mình cũng biết đến Đạo Phật, có nhân duyên để thực hành. Đó là thay đổi rất lớn. Bên ngoài, người ta phải trị liệu tâm lý, chữa lành em bé bên trong, chữa lành tuổi thơ của họ. Có những người phải hồi quy tiền kiếp, chữa lành những vết thương trong quá khứ. Mình chỉ đơn giản là thực hành Pháp, những phương pháp rất là giản dị nhưng mình cũng có thể đạt được kết quả đó. Đó là điều thứ hai mình muốn chia sẻ về chủ đề “Đạo đã giúp ích cho cuộc đời mình như thế nào.”
Còn một chút thời gian, mình xin chia sẻ một chút nữa. Đây là cả tiến trình từ ngày đầu tiên mình bước chân vào đạo. Ví dụ này là về trường hợp có người đối xử xấu với mình. Ban đầu, khi mới biết sơ sơ về đạo Phật, khi có ai đối xử xấu với mình, mình nghĩ rằng là chắc mình nợ người ta từ kiếp trước hoặc là mình đã làm gì khiến người ta cảm thấy đó là xấu nên họ mới đối xử xấu với mình, nên mình phải làm cái gì đó tốt để giải cái xấu ấy đi. Đấy là bước đầu tiên.
Bước thứ hai là, sau khi mình thực hành như vậy một thời gian thì đến một giai đoạn khác. Tự trong thân tâm mình thay đổi thôi chứ không phải là một yêu cầu nào từ thầy, hay một bài thực hành nào cụ thể cả. Tới bước thứ hai thì nó thay đổi. Bắt đầu nghĩ đến là: khi một người làm điều xấu với mình, thì mình nghĩ là người ấy đang trong tâm trạng không tốt, nên người ta làm hành động xấu với mình. Khi ấy, tốt nhất là mình không phản ứng lại và nếu được thì giúp đỡ người ta cho họ tốt lên. Đây là giai đoạn thứ hai. Giai đoạn này cũng diễn ra trong một thời gian và mình cũng làm như vậy rồi tiến đến giai đoạn thứ ba.
Khi mình thấy một người làm gì đó xấu với mình, một câu hỏi bật lên là: tại sao mình lại thấy điều ấy là xấu? Tại sao mình lại coi hành động người ta làm là xấu? Chính từ lúc này, con đường tâm linh của mình bắt đầu rõ ràng hơn. Mình bắt đầu hiểu về bản ngã, về những định kiến của mình. Một ngày đẹp trời, mình thật sự thấy không có ai xấu với mình hết. Mình sống trong tâm trạng ấy trong một thời gian khá là dài, vài năm ấy. Trước khi mình vào đây với thầy, mình sống trong tâm trạng đó vài năm ấy. Mình nghĩ rằng đời sống mà không ai xấu với mình, không có cái gì xấu đến với mình có lẽ đã là một đời sống khá là tốt rồi, một đời sống ai cũng mong muốn. Nhưng sau đó mình thấy mình bị kẹt, vì cái đó vẫn chưa có giải thoát. Nó có hương vị của sự vui vẻ, tận hưởng đời sống, nhưng chưa có hương vị của giải thoát, vẫn còn tiêu tốn năng lượng nhiều. Mình kẹt trong đó mất một thời gian, cho đến khi mình dịch quyển “Tính Giác Sống Động” (cái này quảng cáo cho Thái Hà Books) thì mình mới phát hiện ra trong sự thực hành của mình (vì mình theo Mật Tông Tây Tạng, nên mình thực hành quán tưởng) thì lúc ấy mình hiểu ra mình kẹt chỗ nào trong sự quán tưởng của mình, và tại sao mà thế giới hiện tượng ở bên ngoài dừng lại ở mức độ tốt, chứ nó không có điều mà các thầy hay dạy là mình hoà tan được vào thế giới hiện tượng ấy. Lúc ấy, mình thấy được là sự thực hành của mình bị khiếm khuyết ở chỗ nào.
Sau đó, mình thực hành một thời gian thì tiến trình tâm linh của mình khác, mình đi qua được điểm đó. Quay trở lại với điểm là: khi có ai đó làm gì xấu với mình, khi có một cái gì xấu đến với mình, thì tới lúc này, mình hiểu ra là cái xấu đó là cái gì, cái hiện tướng của cái xấu ấy là cái gì, hình ảnh của cái xấu ấy là cái gì. Chỉ biết như vậy thôi, mình hiểu ra là: À! Sự đón nhận của mình đối với thế giới (vì mình là đứa rất nhút nhát) thì sự đón nhận của mình đối với thế giới mở rộng ra hơn rất nhiều.
Đó là một vài điểm chia sẻ về Đạo đã ảnh hưởng đến cuộc đời mình như thế nào. Mình xin dừng lại ở đây.
Cho phần đầu tiên, với những chân lý tương đối như thế này, mình xin mời các bạn trẻ đóng góp về: tại sao các bạn quan tâm đến Đạo và Đạo có thể ảnh hưởng như thế nào đến các bạn và các bạn mong chờ điều gì khi ngồi ở đây, hôm nay?
Nếu chưa có ai xin phát biểu thì mình xin mời trước một người.
Th. Hồng: nhóm trẻ chưa có ai phát biểu thì mình xin mời một vị ở đây trình bày. Xin mời H.Anh.
H.Anh: Kính thưa Thầy và đại chúng, mình xin chia sẻ về chủ đề thuyết trình hôm nay.
Trước khi mình biết tới đạo Phật, mình cũng đã từng đi làm, cũng phấn đấu để làm việc ngày càng tốt, và cũng đặt ra những mục tiêu để phấn đấu, muốn có gia đình hạnh phúc, có nhà, du lịch đây đó, được báo hiếu cho cha mẹ. Nhưng sau một thời gian đi làm, mình thấy rằng áp lực công việc không những không giảm đi dù đã quen thuộc với công việc mà càng ngày càng tăng lên. Vị trí càng cao thì áp lực ngày càng tăng, môi trường, công việc đòi hỏi nhiều thứ hơn nữa, nên mình thấy hình như phấn đấu không phải là cách giải quyết áp lực mà áp lực ngày càng nhiều hơn, rồi mình cảm nhận nỗi khổ mà không biết là nguyên nhân từ đâu? Khi mình làm, mình đòi hỏi nhiều lợi ích, thì mình gặp sự phản đối, nhưng mình lại mong muốn mở rộng quan hệ để làm việc được tốt hơn. Lúc đó, mình chưa hiểu về đạo Phật, mình cứ làm theo thói quen, mình mong muốn xây dựng mối quan hệ nhằm đem lợi ích về cho mình, nên những mối quan hệ của mình không đem đến kết quả như mình mong muốn với mục đích là để cùng nhau làm việc, cùng phấn đấu và cùng tạo ra môi trường làm việc tốt hơn.
Chính vì thế, mà càng ngày mình càng cảm thấy nó xa rời mục đích của mình. Mình bắt đầu nhìn lại, cứ loay hoay hoài mãi cho đến một thời gian sau đó, anh trai mình, anh Trọng dẫn mình qua chùa. Ngày đầu tiên, mình cũng không biết Đạo Phật là như thế nào. Mình chỉ qua sám hối, rồi nghe thầy và mọi người chia sẻ. Mình cũng không có cảm nhận gì mấy. Bởi vì tâm mình lúc đó là tâm đời thôi, chỉ mong muốn tìm cái gì đó tốt hơn để thay đổi cuộc sống. Rồi từ từ, khi mình qua chùa thường xuyên hơn, mình bắt đầu hiểu ra một ít, mình cảm thấy những lời thầy dạy phần nào đã giúp mình sống đúng hơn so với lối sống trước kia của mình nên bắt đầu mình để tâm vào tìm hiểu về đạo Phật.
Trước kia thì mình hay dùng từ “bị” người khác bắt chiêu đãi. Khi mình nghe thầy và đại chúng chia sẻ thì mình mới bắt đầu chuyển từ “bị" sang “được". Đạo Phật gọi là “được" cúng dường, được bố thí (chiêu đãi) người khác. Điều này thầy dạy ngay từ đầu nhưng mãi đến một thời gian sau mình mới hiểu “được” và “bị” là như thế nào. Và khi mình chuyển từ “bị" sang “được" thì mình thấy cuộc sống của mình nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn.
Từ đó mình mới thấy những vấn đề của mình nó được mở ra, đó là mình phải thành thật trong các mối quan hệ với mọi người. Từ đó các mối quan hệ của mình với mọi người tiến gần hơn đến mục đích mà mình mong muốn. Chính con đường này làm sống dậy những ước mơ của mình. Trước kia mình cứ ngỡ là không thể thực hiện được. Qua đó, mình rất trân quý những lời chỉ dẫn của thầy đã giúp cho mình sống tốt hơn trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ đơn giản như: mình đi làm, phấn đấu cả đời mua được chiếc xe hơi, nói xe hơi cho nó sang trọng chút xíu. Dành dụm trong một khoảng thời gian dài mới mua được chiếc xe. Nhưng rồi đi ra ngoài lỡ xui, cọ quẹt với người khác. Tình huống đó, nếu là người chưa tiếp xúc với đạo thì chắc mình sẽ biện minh cho mình là đúng, đổ hết lỗi cho người kia. Và ngược lại người kia cũng đối xử với mình tương tự. Thì mình bắt đầu có xung đột, bắt đầu có phiền não xảy ra, mình mới được hạnh phúc vì vừa mua được chiếc xe nhưng bây giờ nó lại trở thành gánh nặng. Hạnh phúc tan biến theo giá tiền của chiếc xe, theo sự dính mắc của mình vào chiếc xe. Lỡ bị trầy một đường chẳng hạn, mình thấy phiền não ghê lắm. Mình bắt đầu làm những hành động sai với người va quẹt, không những thế mà nó còn với những người xung quanh. Tình huống này trở thành vấn đề không thể giải quyết.
Nhưng khi mình được tiếp xúc với đạo Phật, được thầy dạy, chúng chia sẻ thì mình mới hiểu được tất cả những chuyện xảy đến với mình đều có nguyên nhân, và không chỉ là nguyên nhân ở đời này mà còn cả ở những đời trước nữa thì mình mới bắt đầu chậm lại, bình tĩnh hơn, để tâm nghe người ta nói và cùng nhau tìm cách giải quyết. Với mong muốn có nhiều bạn hơn nhiều kẻ thù, và thông qua những gì đạo Phật dạy về nhân quả nên mình không muốn phát sinh thêm nhiều rắc rối, mà muốn những rắc rối được giải quyết tốt nhất có thể. Nếu tâm chúng ta tốt chúng ta sẻ chiêu cảm những điều tốt đẹp đến với mình, nhưng nếu tâm chúng ta đầy chướng ngại thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Khi nghĩ đến điều này mình bắt đầu đối diện với những gì gặp phải trong cuộc sống cũng nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn. Đạo Phật thật sự giúp ích cho mình rất nhiều.
Và trong đạo Phật, mình mới tìm thấy cơ hội để mình có thể báo hiếu cho cha mẹ mình. Đức Phật cũng dạy rằng để báo hiếu cho cha mẹ, mình không chỉ chăm sóc cho cha mẹ qua tiền bạc, ăn uống hay đi du lịch mà thật sự đưa cha mẹ vào con đường sáng, con đường giải thoát. Đó mới là báo hiếu chân chính. Còn nếu hữu duyên mà mình được xuất gia thì cha mẹ bảy đời sẽ được siêu sanh. Công đức, phước đức đó cũng giúp cho cha mẹ mình sống đời sống nhẹ nhàng hơn.
Và khi mình thực hiện được những điều đó thì mình sẽ thấy sự chuyển biến của gia đình, của người thân mình họ sống nhẹ nhàng hơn, hạnh phúc hơn. Có thể điều này không diễn ra ngay lập tức đâu đôi khi nó phải mất một khoảng thời gian, nhưng mà cái chính là mình cảm nhận được nhưng giá trị mà Đạo Phật đem lại cho mình ra sao. Dù sao những việc mình làm như trì chú, tụng kinh… tất cả nhưng công đức có được đều hồi hướng cho tất cả, nhưng đâu đó, cha mẹ mình sẽ có được niềm vui. Ngày xưa rất khó nói con thương cha mẹ, nhưng bây giờ mình có thể, bốn mấy tuổi vẫn có thể ôm ba mẹ nói con thương ba mẹ như thế nào, bày tỏ cảm xúc của mình, khi tiếp xúc với đạo mình mới làm được điều đó. Trước kia, tâm của mình bó cứng, mình vẫn thương ba mẹ mình, vẫn muốn nói câu yêu thương nhưng không thể nói được, bởi vì đâu đó, bên trong cái tôi của mình có chướng ngại, mắc cỡ hay khó thốt nên lời. Nhưng giờ đây, được thầy dạy, đại chúng chia sẻ, thì những điều đó bộc phát tự nhiên, mình có thể mở lòng với ba mẹ mình, anh em, huynh đệ, mình có thể chia sẻ những gì mình cho là tốt nhất với họ. Hồi trước khi phải giao tiếp với người khác là cảm thấy lo lắng, bất an nhưng giờ thì đỡ hơn rồi mà đôi khi còn thấy vui hơn khi được trao đổi cùng mọi người. Nên Đạo Phật đem lại cho mình lợi ích lớn như vậy. Mình xin hết.
H. Lan: Ngày xưa sư huynh không biết nói hoặc là tránh, mà bây giờ sư huynh nói đến bảy phút luôn. Đây có lẽ là một sự thay đổi vô cùng to lớn. Cô Hồng có muốn nói gì không?
Th. Hồng: Hồng thấy cái việc chia sẻ của sư huynh rất có ý nghĩa. Và không những sư huynh mà Hồng thấy ở nơi Hồng và những người quen biết, nếu mà mình tu tập, mình thấy lợi ích thì đời nó là chất liệu để mình đi đến Đạo thôi. Giống như mình khổ đau hay có những sự cố gì đó thì cái đó nó là cái chất liệu để khi mình đến với Đạo có một cái niềm tin hơn. Và chính cái niềm tin đó giúp cho mình quán chiếu lại tâm của mình. Mình tu sửa tâm mình thì hoàn cảnh xung quanh mình mọi thứ nó sẽ thay đổi một cách tốt đẹp. Cảm ơn lời chia sẻ của sư huynh.
S.Dương: Về đề tài ngày hôm nay, xin cảm ơn cô H. Lan với cô Hồng đã chia sẻ rất là hay ạ. Em nghĩ là đề tài này rất là thiết thực đối với những bạn trẻ, đặc biệt là những bạn trẻ như tụi em chẳng hạn.
Như câu hỏi của cô H. Lan đặt ra, tức là tại sao mà các bạn tìm đến Đạo Phật? Thật sự như lúc đầu em biết tới Đạo Phật thì ... sự thật ra cũng rất là lâu rồi ... không nói đến thuở nhỏ tại vì mình cũng chưa biết gì về Đạo Phật cũng như là chùa chiền, thì cũng chỉ là đi tới chùa thôi. Sau này khi mà hiểu sâu hơn, tức là hiểu nhiều hơn một chút về Đạo Phật thì lúc đấy, em có tìm hiểu, có tham gia các khóa tu. Lúc ấy chỉ cũng nghĩ được là đơn giản giữa Đạo Phật và đời thì Đạo Phật giúp cho mình, ví dụ như là mình thay đổi con người, thay đổi tính cách mình thì những tính cách như từ Đạo Phật là bớt được những cái tật xấu: tính nóng giận, tính ương bướng, rồi một số tính mà mình cảm thấy rất là khó để thay đổi được thì em thấy là cái Đạo Phật mà thời đầu em đi tới đó là sự thay đổi trong tính cách của mình rất là nhiều. Thứ hai đó là cái sự tìm đến bình an. Hồi đầu khi nghĩ đến Đạo Phật cũng nghĩ là trong cuộc sống mình thì là không thể tránh được những cái lúc khó khăn, gặp cái này cái kia, gặp nhiều thứ thì lúc ấy thì mình cũng chỉ nghĩ là Đạo Phật là một cái chỗ mà giúp cho mình có thể nương tựa và cũng là nơi động lực để mình vượt qua những khó khăn hay gặp những trở ngại. Sau này, khi mà được gặp Thầy cũng như là được Thầy dạy và đại chúng chỉ thì em hiểu sâu hơn, ví dụ như: Phát Bồ Đề Tâm, những cái tương đối, từ những cái nhỏ nhặt hằng ngày, hành động hằng ngày luôn yêu thương rồi phát Bồ Đề Tâm chẳng hạn. Từ những việc tương đối như vậy có thể đi dần tới cái tuyệt đối.
Từ trước đến giờ, thật sự ra là em chưa bao giờ nghĩ tới việc đi xa hơn như vậy. Mà chỉ nghĩ được những cái nhỏ hơn, những cái gần hơn mà có thể thay đổi thực tế được, thì sau này khi mà gặp Thầy cũng như là mọi người thì được biết sâu hơn về những sự thay đổi này. Dạ em xin hết ạ.
Thái: Dạ kính thưa Thầy và đại chúng ạ. Hôm nay con xin chia sẻ một tí xíu, cũng mang tính chất lý thuyết thôi. Con cảm thấy là đời giúp ích cho Đạo. Lợi ích của đời sống này để cho những phẩm tính của Đạo được nảy nở, có thể nói là có thể thành tựu được. Ví dụ như là bố thí, có đời sống này chúng ta mới bố thí, hay là nhẫn nhục. Lối sống trong đời sống này chúng ta vẫn thực hiện, thực hành nhẫn nhục, nhưng mà trong đời sống này nếu mà chúng ta không biết dựa vào pháp, chẳng hạn như pháp Chánh niệm tỉnh giác thì những cái phẩm tính tốt đẹp của chúng ta không những không có sinh khởi mà thay vào đó là những cái tính như là tham lam, sân si, kiêu căng, đố kỵ lại gia tăng thêm, làm cho cái tôi mình ngày càng gia tăng thêm. Đời sống này lúc đó sẽ trở nên nguy hiểm.
Con cảm nhận một lợi ích đó là chúng ta rất là may mắn khi chúng ta có Thầy và có Đại chúng. Tức là chúng ta biết đến pháp, biết nương dựa vào pháp để thực hành thì mỗi chúng ta, ai ai cũng đều thấy lợi ích. Đó là một điều rất là trân trọng. Và mỗi chúng ta ngày càng làm cho pháp được mở rộng. Mình thấy đời sống đó, khi mà mình thấy thực hành pháp vậy đó, thì mình càng chú tâm đi sâu vào trong cái tâm chân thật của mình, làm cho những niềm tin như sáu Ba la mật tăng trưởng, lỗi lầm chúng ta bớt đi. Chúng ta ngày càng sống được với cái tâm tỉnh giác thì chúng ta làm lợi cho rất là nhiều người. Con cảm thấy đạo như một tấm bản đồ chỉ dẫn cho chúng ta đến hạnh phúc chân thật. Tại vì nếu không có tấm bản đồ đi thì chúng ta làm gì cũng bị giam cầm trong cái tôi của mình. Chúng ta có đạo và pháp để chúng ta thoát khỏi đi sự giam cầm của cái tôi,con thấy đó là lợi ích của đạo đối với đời sống này. Con xin hết ạ. Xin cảm ơn và nhường lại cho đại chúng ạ.
H. Giang: Dạ, kính thưa Thầy kính thưa Đại chúng. Dạ, em thấy chủ đề hôm nay của cô H. Lan và của cô Hồng rất là hay luôn, nhưng mà em cũng không có thực hành chưa có kinh nghiệm nên là em chỉ có thể là chia sẻ vài cái của cá nhân thôi, như là tại sao em lại đến với Đạo Phật.
Em cứ thấy tại sao mà khi mà mình không có vật chất, không có bằng cấp thì mình sẽ không có cái gì đến với mọi người hết, mình không có còn tiếng nói, và đối với trong nhà, mình cũng có nhiều phiền não nữa. Sau đó em có gặp vài người, họ còn bảo: “Tại sao mà còn trẻ lại để cho phiền não nhiều đến như vậy?” thì cho nên đó chính là nguyên nhân em đến với Đạo Phật. Và sau đó, em cũng có tìm đến bác sĩ tâm lý. Khi mà em có những tiến triển tốt rồi, thì các bác sĩ nói là tại sao mọi người xung quanh chỉ đưa cho một vài ý kiến thôi, thậm chí là nếu mà mình có giàu đến mức thuê được một bác sĩ riêng cho mình đi nữa, họ cũng không thể giúp gì nhiều cho mình. Tất cả là mình phải thay đổi tư tưởng của mình. Dạ em xin hết ạ, em không biết nói gì nhiều nữa.
Thiện Hội: Dạ, xin kính chào Đại Thầy và Đại chúng. Về cái chủ đề ngày hôm nay là Đạo và Đời Sống có sự tương quan nhau nhau như thế nào, mình hiểu như vậy:
Mình nghĩ thực chất nhiều người trong chúng ta ở đây chắc cũng xuất phát từ một điểm vướng mắc nào đó trong đời sống và tìm cách giải quyết nó. Giải quyết nó bằng cách đi tầm sư học đạo, đi tìm phương pháp có tính phổ quát, tính bền vững như là cái chúng ta đang thực hành ở đây. Nó có khả năng đem lại giải pháp, cái kết cục bền vững chứ không chỉ là tạm thời cho từng tình huống một.
Bản thân mình cũng giống như vậy, mình cũng có nhiều cái trục trặc không giải quyết nổi, và cũng phải tìm cách không phải thay đổi bên ngoài mà phải thay đổi cách mà mình nhìn nhận về việc xảy ra. Cho đến giờ thì mình cũng thấy rằng tạm ổn.
Như lúc đầu, cô H. Lan có chia sẻ. Cô H. Lan có kiểm kê lại cô ấy đi qua từng bước phát triển như thế nào trong hành trình tâm linh. Mình cũng so sánh đối chiếu thử thì thấy mình chắc ở bước thứ hai hoặc là đầu bước thứ ba của cô ấy, thì bước đi của cô ấy đi xa đi trước mình. Cũng nhờ cái nhân duyên được Thầy cho mình quy y. Mình nghĩ đó là một cơ duyên để mà mình có thể tiếp tục, sống một đời sống mà từ nay về sau nó tươi sáng hơn, yêu thương những người xung quanh mình hơn. Vậy thôi, con cảm ơn Thầy, cảm ơn mọi người.
Trân: Dạ con kính chào Thầy, kính chào đại chúng ạ. Không biết nói làm sao, nhân duyên của mình với Đạo Phật là khi mà mình làm mình gặp nhiều thất bại, nhiều khó khăn trong cuộc sống. Và mình tìm nhiều cách giải quyết, thì từ những cách, con đường mình đi thì cuối cùng mình đi tìm đến con đường Đạo Phật, thì mình giải quyết được những cái khó khăn về bệnh hoạn, về mặt tinh thần, vân vân.
Đạo Phật rất là bổ ích trong việc giúp đỡ chúng ta trong đời sống khó khăn hiện nay. Nhưng mà những việc trong đời thường nó cũng rất hữu ích cho cái việc con đường Đạo này. Tại vì nếu mà mình không có những khó khăn trong đời sống hằng ngày, thì mình sẽ không thể nào đi tìm con đường Đạo. Nếu mà mình thành công hoài, hạnh phúc hoài thì mình cũng không đi tìm Đạo, đi vô chùa để làm gì hết, thật sự là vậy. Chỉ có những cái ngày mà mình khổ quá, mình mới đi tìm chùa, tìm Thầy.
Ngày xưa thì mình thấy khổ như vậy, nhưng mà bây giờ mình thấy những cái khổ đó là một điều may mắn để mình tìm cái con đường để mình quay về Đạo. Cái cảm giác của mình bây giờ là mình được đi trên con đường Đạo mình cảm thấy hạnh phúc hơn. Dạ mình xin hết ạ.
Hồng: Cảm ơn chị. Cái mà chị Trân chia sẻ thì Hồng thấy ai cũng có. Những điểm chung như là mình hay khổ mình mới đến với Đạo. Nhưng mà có nhiều người, người ta rất là giàu, người ta cảm thấy rất là hạnh phúc trong cuộc sống, gọi là mãn nguyện với những hạnh phúc người ta đang có. Người ta nói là: Như vậy tôi đâu có cần đến với Đạo. Những trường hợp đó Hồng thấy những người đó giống như là chia sẻ của chị Trân.
Đa phần điểm chung mọi người đến với Đạo Phật là người ta bất toại nguyện, người ta không có thấy hạnh phúc, người ta luôn luôn thấy cái sự đau khổ, và từ đau khổ đó người ta mới đi đến Đạo. Nhưng mà có những trường hợp là giống như phước người ta nhiều, người ta đầy đủ về vật chất về mọi thứ thân tâm, và cảm thấy rất là mãn nguyện giống như là có tiền tài, đi làm tiền thiện làm cái này làm cái kia. Nhưng mà khi mà người ta làm như vậy, người ta cũng cảm thấy chưa có cái gì đó thỏa mãn những ước nguyện của người ta. Và những trường hợp đó, thì mình cảm thấy là người ta cứ làm và cái phước đức sẽ làm cho người ta dẫn đến cái Đạo, nó ở trong cái Đạo luôn. Đôi khi mình đau khổ cái nói là: Tui đau khổ tôi mới đến Đạo, nhưng mà khi mình hạnh phúc, thì mình hãy phát triển nó lên giống như lan toả những cái hạnh phúc đó cho mọi người. Đó cũng là mình đem hạnh phúc vào Đạo và Đạo cũng là hạnh phúc của mình. Thì cái này Hồng chia sẻ với chị và cũng chia sẻ với mọi người thêm về cái khía cạnh này.
H. Lan: Cảm ơn cô Hồng. Chia sẻ của cô Hồng làm mình nghĩ đến một cái khía cạnh mới của những con người đi vào con đường Đạo, nhất là giới trẻ hiện giờ khi mà đời sống vật chất và tinh thần của họ khá là đầy đủ. Thì có khi họ sẽ đi theo chiều hướng là họ thấy tất cả mọi thứ đều đầy đủ rồi, nhưng mà vẫn còn thiếu một cái gì đấy họ sẽ tìm kiếm thêm.
Nhất là khi người ta áp dụng những phương pháp, ví dụ như luật Hấp dẫn chẳng hạn để có thể thu hút sự giàu có của vũ trụ, nâng cao năng lượng, năng cao tần số của bản thân để mà đi tìm những thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Khi mà làm những cái đó rồi thì đến một lúc nào đấy, người ta sẽ thấy ok bây giờ tôi giàu quá tôi làm gì nữa? Bây giờ tôi lúc nào cũng vui cả ngày như vậy rồi. Đến một lúc nào đấy, như người Anh có câu: “Too much pleasure feels like pain” - có nghĩa là tức là có quá nhiều sung sướng thì chính cái đấy cũng là một cái nỗi đau cực lớn. Nếu mà ai muốn đi theo hướng đó thì đến một ngày nào đấy chúng ta sẽ hiểu rằng là: hạnh phúc thật là nhiều, thành công thật là nhiều cũng không thoả mãn được chính bản thân mình.
H. Lan xin mời V. Dũng được không? Bạn trẻ nhất HN.
V. Dũng: Dạ con chào Thầy và đại chúng ạ. Mọi người có nghe được rõ không ạ? Con xin cảm ơn cô H. Lan và cô Hồng về chủ đề ngày hôm nay.
Đối với con, cũng giống như đa số các anh, chị và mọi người trong buổi thuyết trình ngày hôm nay đã nói, con tiếp cận với Đạo Phật vì giải quyết những cái khó khăn và những cái khổ đau mà trong cuộc sống của mình, trong quá trình mình trưởng thành, mình gặp phải. Con thấy là khi mà tìm giải pháp cho những khó khăn bên trong nội tâm và những ngoại cảnh, thì đến khi gặp được Đạo Phật thì con thấy giống như là một cái khi mình bắt gặp nó một cách rất là tự nhiên. Và con thấy cái lợi ích của Đạo với đời rất rõ ràng. Là bởi vì trước đó thì con nhớ là khi con được tiếp cận với đạo Phật thì con thấy các giá trị sống của đạo Phật, con nương dựa vào nó để điều chỉnh mình bởi vì trước đó con chưa có trang bị cho mình những giá trị sống như thế thì mình không biết cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì là đúng, cái gì là sai, nâng đỡ để mình đi theo thì đến khi gặp đạo Phật thì con lựa chọn những giá trị sống của đạo Phật, những lời dạy của đức Phật và ở trong giáo lý để con hướng thượng, nương tựa và đi theo và sửa mình thì con thấy như vậy khi mà dần dần được tịnh hóa, được thanh lọc và bên trong mình bớt đi những khổ đau, bớt đi được những phiền não và mình càng ngày càng sống nhẹ nhàng hơn và hạnh phúc hơn. Đấy là bên trong, sau đó những cái bên ngoài cũng thay đổi theo. Môi trường sống của mình, rồi những người bạn cũng thay đổi, mình thấy càng ngày càng tốt hơn. Và giống như hướng đi cuộc đời của mình càng ngày càng sáng láng hơn ạ.
Rồi về mặt kia. Bây giờ con suy ngẫm cuộc đời thì có ích lợi gì cho việc tu học đạo Phật. Con thấy là, giống như là anh Thái, cuộc đời có những cái để làm chất liệu để mình chiêm nghiệm, để mình tu tập. Những giáo lý để mình học hỏi thì giống như là những chất liệu đó, nếu không có nó thì mình không có cái gì để mình trắc nghiệm chính bản thân mình và trắc nghiệm những giáo lý mà mình đã học hỏi, để xem mình đang ở đâu và đang ở mức độ nào rồi và có thực sự đang thực hành đúng đắn hay không. Con thấy rất là rõ ràng về lợi ích của việc sống tương tác trong cuộc đời và mình quán chiếu và mình tu tập về đạo Phật ạ. Dạ, con xin hết ạ. Con xin tri ân Thầy và Đại chúng.
Bon: Dạ, kính thưa Đại chúng. Thật sự ra ngay ban đầu, lúc nãy mà cô Hồng có chia sẻ về cụm từ “Chân – Thiện – Mỹ”. Mình thấy rất là lợi ích về cụm từ đó. Mình còn trẻ, mình va chạm với đời và tiếp xúc với đời chưa có nhiều lắm, mình thuộc thế hệ 9x. Mình va chạm với đời này, chưa có nhiều để nói. Đời dạy mình nhiều. Mình quan sát thấy thật sự ra mình thấy có nhiều cái ... giống như là: ở ngoài đời, người ta mong muốn một cái gì đó cao cả, cao lên. Ví dụ như mình nói về chuyện khoa học kỹ thuật, phóng tàu vũ trụ. Hồi xưa, con người chỉ nghĩ ở mặt đất thôi, không biết con người sau này nghĩ cao hơn, cao hơn nữa khi phóng con tàu vũ trụ lên mặt trăng, rồi lên sao hỏa. Con người ngày nay đã làm được rồi. Tới hiện tại gần đây, có tàu của Tesla, của ông Elon Musk – tàu Fancol 2009 thì ổng có một cái điên rồ là ổng phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo, ổng phủ internet cho trên thế giới xài thì điều này mình nghĩ từ xưa giờ chưa ai nghĩ đến mà ổng nghĩ đến và ổng đã làm được. Tiến độ của ổng thì mình nghĩ là con người mơ mộng cao hơn đến cái gì đó tốt đẹp hơn, giống như “Chân – Thiện – Mỹ” ban đầu như cô Hồng nói. Mình thấy rất là thích điều đó.
Thứ hai giúp cho mình học được, quan sát được là nghệ thuật uống trà đạo. Thật sự ra, mình cũng nghĩ việc uống trà rất bình thường không có cái gì chỉ bưng ly trà lên uống thôi. Nhưng mà tại sao Nhật Bản có chuyện uống trà và nghệ thuật uống trà? Nó có dạy mình cái gì đó, đúng không? Mình nghe người ta kể lại thôi. Người uống trà coi người ta pha trà, làm mất thời gian, nhiều công đoạn lâu lắm, để ra ly trà. Người uống trà ngồi chờ lâu lắm để được uống ly trà. Đó chính chuyện dạy trong cái đạo. Chuyện pha trà đó là đời, trong đó, dạy cho mình cái tính nhẫn nhục để uống được ly trà đó. Như anh Thái có nói chuyện sáu Ba la mật. Đó là đời dạy cho mình tính kiên nhẫn. Đó là đạo. Chuyện đó ai cũng biết rồi. Khi mà mình biết tới đạo Phật như hồi nãy anh S.Dương có nói, Đạo Phật làm cho con người mình sống thiện, không làm ác nữa. Ngay cả như con trùng, mình không dám đụng tới nó, giết nó. Điều này giúp cho tâm mình thiện ra, quan tâm đến mọi thứ xung quanh mình.
Đạo rất gần gũi với đời. Mình hành động ở đâu là có cái đạo ở đó hà. Rất là dễ, ví dụ như là việc sát sanh đó, mình nâng niu con đó, con vật đó hay con mèo, con chó hay mình đánh đập nó là có cái đạo trong đó rồi. Không cần nghĩ cao xa, rất thực tế và đời thường. Trong mọi cái mình nghĩ, cái mình làm đều có đạo trong đó hết chứ không có cái gì xa cách cả. Ngay cả chuyện thất bại hay thành công ở đời, chuyện thất bại cũng có cái đạo trong đó, chuyện thành công cũng có cái đạo trong đó. Đó chính là điều mình tư duy được, mình quan sát được. Mọi thứ xung quanh là như thế. Còn về đời sống, mình chưa có được gọi là sống lâu, mình còn trẻ mà, mình còn trẻ nên chưa có trải nghiệm được. Mình thấy có sự tin tưởng ở cái đó thì mình lấy cái đó để áp dụng cho cuộc đời của mình sau này. Cảm ơn Thầy và Đại chúng đã chỉ dẫn cho mình cái quãng đường vừa qua. Xin hết ạ.
Sh Bình: Dạ, kính thưa Thầy, kính thưa Đại chúng. Mình cũng chia sẻ chuyện thực tế, mới vừa thấy trưa hôm nay thôi. Đó là những hành động của Thầy. Khoảng mười hai giờ mấy, mình đi tắm. Sau đó mình giặt đồ. Chính thầy, cái đường nước chảy ra cái hố rác, thầy tự lấy tay bốc bỏ lên. Tự tay thầy làm luôn. Những hành động mình thấy đó, dạy cho mình cái đời ngay đó, cái đạo ngay đó chứ đâu.
Chẳng hạn như thầy dùng cái ly nào đó, thầy đem ra thầy rửa để cho những côn trùng, con kiến, ruồi, muỗi sẽ không thể vào, để nó không chết trong đó. Những hành động đó làm cho mình có thể học hỏi theo. Chính hồi nãy, lúc mình lên chuẩn bị cái phòng với mọi người, thầy lên thầy chỉnh lại hai chỗ vị trí cho hai cô ngồi. Từng hành động chút chút vậy đó. Thầy coi cân bằng chưa được chưa. Những cái chút chút vậy đó. Thầy đi chỉnh cho mình vậy đó. Phải học. Đời - đạo ngay chỗ đó chứ không phải đâu hết. Thầy cũng tập cho mình câu rất đơn giản: làm việc để tu. Thầy cho tất cả Đại chúng làm việc chung nhiều lắm, chẳng hạn như làm vườn chung, rồi đẩy đất, rồi làm gì đó. Thật sự ra làm để cho mình quán sát cái tâm của mình, xem khi làm với người khác có hòa đồng hay không, có hơn thua với người khác hay không. Từng li từng tí đó. Ban đầu mình khởi lung tung lắm nhưng từ từ bớt dần đi. Và khi mỗi lần làm chung với mọi người, mình thấy vui lắm. Còn lúc trước, khi làm ở ngoài, lúc nào cũng phải hơn thua. Vì tiền mà đi làm thôi. Còn ở đây là làm đâu có nghĩ vì tiền gì, nhưng cứ càng làm, càng mệt thì càng vui thôi, không bị mấy cái kia ảnh hưởng tới mình.
Và một cái nữa là ở đây như vùng quê vậy. Ở đây có rất nhiều kiến, muỗi. Giới căn bản là không sát sanh thì mình thấy một ngày mình sát sanh hơi nhiều. Khi mình bước xuống, mình đã dậm tùm lum. Đôi khi lên chặt cây, kiến vàng bu, mình quơ quơ đẩy nó ra. Khi đó đụng con nào thì con đó chết thôi.
Kể cả mình nấu thuốc để chẳng hạn. Nấu dùm cho nhóm thuốc để giúp ích cho người khác. Thật sự ra trong cây đó thiếu gì con để mà nằm trong đó chết, một nồi thuốc để giúp cho một người nào đó sống hết covid thì chết hàng hà sa số con trong đó. Nhiều lắm.
Để ý làm lợi ích, mình phải coi lại mình khởi tâm lên làm thì mình phải biết cái nào lợi/hại mình làm. Nếu như vậy thì mình cố gắng trì chú vãng sanh. Hôm qua hỏi H.Anh, giờ bầy kiến này làm sao? Đọc chú đại vãng sanh cho nó.
Những chuyện như vậy xảy ra trước mắt để mình học. Hồi xưa, con muỗi lại chích mình thì nghe cái bốp liền nhưng mà lại giờ thành thói quen phủi phủi thôi. Chứ hồi xưa là giết liền hà. Thành ra,cứ từ từ. Cái tâm mình chuyển đi thì hành động xấu ác bớt đi.
Xin nhường lại cho người khác.
Với lại trong thật sự ra, nãy thấy cô Hồng chia sẻ có phần mà tình thương yêu, mở lòng vô điều kiện thì theo cô Hồng, vô điều kiện là như thế nào? Trong thực hành mở lòng vô điều kiện là như thế nào? Xin cô Hồng nói thêm cái đó.
Th. Hồng: Cám ơn sự chia sẻ của sư huynh. Hồng xin đóng góp vào sự chia sẻ của sư huynh. Thật ra tất cả mình, từ khổ đau, từ khổ đau mà chuyển thành niết bàn thì giống như cái hành động của Thầy, phải có vị Thầy để chỉ. Để chuyển hóa khổ đau thành niết bàn thì phải có một vị Thầy để vị Thầy đó chỉ cho mình từng những việc rất là đơn giản nhưng cái đó là những cái lâu ngày dài tháng nó sẽ thành tập khí, những thói quen. Chính những thói quen xấu đó sẽ dẫn mình luân hồi không giải thoát được. Thầy chỉ cho mình nhưng bản thân chúng ta phải có sự tha thiết, niềm tin để hoàn thiện mình hơn, trao dồi mình hơn để con người mình càng ngày càng tốt hơn. Qua đó cho thấy việc chia sẻ của sư huynh là cần có một vị Thầy chỉ dẫn Hồng thấy rất là quan trọng.
Còn việc sư huynh hỏi Hồng về tình thương vô điều kiện thì thật sự Hồng chưa có đạt được điều đó đâu. Nhưng mà đó là cái Thầy đang dạy mình hướng tới con đường đó là tình thương vô điều kiện. Ví dụ như Covid mình ở đây, do giãn cách mình ra ngoài mua đồ, khi mà mình đi ra ngoài mà nghe nói ai đó bị Covid thì cái tâm sợ hãi của mình trỗi dậy, ngăn chặn lại những gì mà mình nói là “Covid thì mình phải thương người này giúp người kia” nhưng mà khi gặp người F0 dương tính có tiếp xúc với mình là mình thấy nổi lên sợ rồi, thì tình thương vô điều kiện đó là không có. Nhưng mà mình phải tập, phải tập từ từ đó. Đó là sự quán chiếu ở bản thân mình “người ta ai cũng khổ mà”. Mình tin nhân quả đi, mình giúp người khác thì nhân quả đó giúp cho mình bớt những cái sợ đi. Chính sự quán nhân quả như “mình làm việc tốt thì mọi thứ sẽ đến với mình đều tốt và nếu có gì thì đó cũng là nhân quả của mình” thì nỗi sợ đó sẽ diệt đi. Chính đó làm cho sức mạnh tình thương của mình sẽ không còn bị chướng ngại nữa và phải nuôi dưỡng mỗi ngày, mỗi từng phút từng giây thì mới giúp cho mình có sự nối kết với những người khác và cái tâm của mình bớt điều kiện đi. Càng bớt điều kiện bao nhiêu thì Hồng thấy niềm vui, niềm hạnh phúc của mình sẽ bấy nhiêu thôi à. Mình sống ở đây đa phần mình có điều kiện với nhau thì rất là mệt mỏi khi mà tui phải có cái này với anh, anh phải có cái này với tui. Khi mà như vậy, cái tâm khoảng cách và cầu lợi với nhau làm cho mình có khoảng cách. Còn khi mà tui giúp với tâm chân thành, trong sáng khi mà cô bệnh thì tôi cứ giúp, giúp với cái gì đó mong muốn người ta hết bệnh thôi thì tự nhiên mình có niềm vui à. Khi có niềm vui giúp cho mình có niềm tin hơn thì từ từ tình thương vô điều kiện làm cho tan hết mọi thứ. Đó là chia sẻ những cái Hồng đang thực hành. Dạ xin hết ạ.
Nguyên: Kính thưa Thầy, kính thưa đại chúng. Cám ơn Cô Hồng chia sẻ những ý cũng dẫn dắt vô những gì mình suy nghĩ đó Cô Hồng. Đó là về nhân quả, về tình thương yêu.
Trước đây, khi con chưa biết đến pháp, con là một người rất là đau khổ. Mỗi ngày thức dậy là cảm thấy cuộc đời mình không có ý nghĩa. Điều đó xảy ra mạnh nhất khi mà tốt nghiệp xong bắt đầu đi làm, thấy cuộc sống mình không có ý nghĩa và mọi xui xẻo đều dồn đến mình hết. Ví dụ khi bốc thăm nếu có một thăm xui trong mười cái thăm thì mình bốc đúng cái thăm xui. Khi mình đến chỗ gửi xe thì vừa đến cái là hết đồ bấm hay gì đó thì mình phải chờ. Những cái vụn vặt như vậy đó làm mình rất là đau khổ. Là do mình chưa hiểu được nhân quả, mình chưa mở rộng được lòng yêu thương. Nhưng rất may mắn là mình đến được với đạo Phật thì đầu tiên là mình hiểu được nhân quả, thì mình mới giải thích được tại sao mình xui xẻo như thế này thế kia. Mình thấy là mình không có yêu thương ai hết, mình chỉ lo cho mình thôi, và tâm của mình bao giờ cũng suy nghĩ những điều tiêu cực hết nên những điều xui xẻo nó đến với mình.
Khi mình hiểu được những điều đó thì giải thoát được phần nào những đau khổ. Và khi mình có duyên may gặp thầy và đại chúng thì mình hiểu hơn được sự mở rộng tâm như thế nào. Trước đây, mình gói gọn tình thương trong gia đình thôi. Khi mà mình thấy mẹ bị bệnh thì mình rất khổ đau, nhưng khi được thầy dạy mở rộng tâm của mình ra là tại sao mình chỉ yêu thương mẹ mình còn mẹ của những người khác bị như vậy thì mình không có cảm giác gì hết! Thì mình mới thấy đó không phải là tình thương thật sự! Dần dần mình mới mở rộng tình thương ra. Mình hiểu tình thương ban đầu của mình chỉ là ái kiến thôi. Dần dần mở rộng tình thương ra với mọi người thì mình cảm thấy được hạnh phúc hơn. Thì đó là đạo giúp cho mình rất nhiều, giúp cho mình thấy cuộc đời ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn.
Đời giúp gì cho đạo. Khi trong quá trình thực hành pháp như vậy thì cuộc sống con tốt đẹp, tốt đẹp dần lên. Đến những năm gần đây là năm 2019, dường như là nó rất hoàn hảo: thực hành pháp với thầy với chúng, công việc phát triển tốt đẹp, được lên chức, rồi công việc làm thêm ở ngoài rất là nhiều tiền, tiền nó đến tới tấp. Mình thấy rất là thành công. Nhưng ngay cái thành công đó cũng là cạm bẫy, và thành công đó cũng là ảo tưởng của mình, mình tưởng là mình thành công thôi. Thật ra đó là một cạm bẫy, mình mất chánh niệm ở thời điểm thành công đó. Lúc đó mình không nghĩ là công việc mình có thể dừng. Mình nghĩ là nó sẽ luôn như vậy. Công việc làm ăn của mình nó sẽ luôn tốt đẹp như vậy. Mình không còn nhớ chữ vô thường. Đột nhiên đến lúc công ty cơ cấu nhân sự, thì vị trí của mình mất đi. Sau đó dịch đến thì kinh doanh bị sập hết và mình mất trắng và mình nợ nần luôn. Lúc đó mình mới nghĩ ra thật ra thành công đó là thành công giả tạm và hạnh phúc, niềm vui đó cũng là giả tạm thôi. Nhờ Thầy và đại chúng thời gian đó giúp đỡ mình rất nhiều. Những lời dạy của Thầy trước đó giúp mình rất là nhiều. Ví dụ như là “hãy đưa hết vào con đường” hoặc là những câu rất là đơn giản như “khi sinh ra mình không có cái gì, đến lúc mình ra đi cũng không có cái gì hết chỉ có tình yêu thương là mãi mãi”. Mình cứ sống theo đó và hòa vào với chúng. Đột nhiên có lúc ở trong chùa này mình thấy muốn đi ra ngoài, và mình đi ra khu vườn ngoài đây nè, đột nhiên mình nhìn thấy cành lá cây bồ đề rung rung và tự nhiên mình không còn cảm thấy nợ nần hay cái gì hết, mình cảm thấy rất là đẹp và mình cảm thấy cảnh tịnh độ là ngay trước mắt mình, mình nghe được tiếng chim này nọ. Mình thấy là Phật pháp giúp mình thoát khỏi những đau khổ như thế nào. Mình cũng thấy là đau khổ đó không có thật, đó là do tâm mình thôi. Mình hướng về những điều đó thì mình mới thấy đau khổ còn mình hướng về những việc giúp đỡ người khác hoặc hòa mình vào thiên nhiên thì những đau khổ đó lập tức biến mất.
Nói chung là Phật pháp đã giúp cho mình cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn, hạnh phúc thật sự chứ không phải hạnh phúc do vật chất. Và đời cũng giúp cho mình rất nhiều khi nó cho mình những bài học về sự mất mát vật chất hoặc bệnh tật. Khi mà con bị covid thì con cũng có những bài học rất sâu sắc. Lúc đó rất là tiếc nuối 40 năm qua sao mình không biết Phật pháp sớm hơn. Tại vì lúc đó là bệnh nặng lắm, con nghĩ là con có thể ngưng thở bất cứ lúc nào, rất là khó thở. Vào lúc đó lúc nào con cũng hối tiếc về điều mình không biết được nhiều về Phật pháp. Tại thời điểm đó mình cảm thấy đời sống được làm thân con người rất là quý báu. Vì thời gian cũng không nhiều nên con xin chia sẻ một ít vậy thôi. Và con cũng xin gửi đến đại chúng 2 câu con đọc trong quyển “Những giáo huấn của Gampopa” mà con rất là tâm đắc. Thứ nhất là :
“Vì những kẻ thù và những kẻ gây chướng ngại là sự gây khích lệ của pháp tánh, bởi thế chớ nên tránh chúng. Nếu chúng biến mất một cách tự nhiên đó là thành tựu, chớ nên từ chối điều đó”.
Và câu thứ hai con cũng rất là thích:
“Tư tưởng giúp đỡ những người khác dầu khả năng của con làm lợi lạc cho họ có giới hạn đến đâu cũng chớ nên tránh nó.”
Câu này con rất là thích bởi vì con thấy con không có trí huệ nhiều cũng không có gì đặc biệt gì hết nhưng mà con đọc câu này con cảm thấy khi con cắm dây chuẩn bị cho buổi pháp đàm này con cũng rất là hạnh phúc.
Con xin chia sẻ với Thầy và đại chúng như vậy. Con xin hết ạ.
H.Lan: Cảm ơn sư huynh rất là nhiều, nhất là sư huynh đã đưa ra ví dụ về nỗi đau khổ của mình có thể tan biến như thế nào khi mà sư huynh đứng trước cây bồ đề. Cảm ơn sư huynh.
Bây giờ xin mời một vị ở Cần Thơ ạ, một bạn trẻ. Dạ, Cô Hồng muốn mời Hà Nội, vậy …. xin mời chị Ng. Hằng ạ. Mời chị mở mic lên ạ.
Ng. Hằng: em đây ạ. Dạ, em không có gì muốn nói ạ.
H.Lan: Xin cho mình hỏi bạn một câu được không? Thế bạn tìm hiểu đạo Phật lâu chưa?
Ng. Hằng: Em cũng tìm hiểu lâu rồi ạ! Tại đợt này em mới phát tâm tập trung để tu tập. Từ đợt em gặp chị Đông em mới phát tâm tu tập thực sự ạ!
H.Lan: Bạn muốn đạt được gì khi bạn tu tập như thế này?
Ng. Hằng: Em với 2 đứa con tu tập cùng nhau, cuộc sống an ổn hơn và không bị cuốn theo sự xô bồ của cuộc sống Hồi xưa cũng thích tụ tập các kiểu, nhưng từ hồi em tu tập, hầu như em bỏ hết. Khi đi làm xong về nhà cùng các con tu tập thôi ạ!
H.Lan: Khi cuộc sống bên ngoài mình cảm thấy vui, sau một thời gian mình cảm thấy niềm vui ấy lấy mất năng lượng, nhưng khi thực hành thì cái hạnh phúc trong tu tập mang lại sự dịu dàng, êm đềm được lâu và làm cho mình càng ngày càng khỏe ra Hi vọng bạn sớm nhận ra được điều đấy và hạnh phúc trên con đường này.
Hương: Kính thưa Thầy và đại chúng. Đời và đạo tương hỗ với nhau rất là nhiều, đối với Hương hai cái đó không thể tách biệt, đó là một. Đạo thì rộng, đời là một khía cạnh nào đó, khi sinh ra làm người mình thể nghiệm cái đạo như thế nào thôi. Ví dụ, điện thì mình không thấy được, phải có một thiết bị gì đó mới thể nghiệm năng lượng điện được, đạo giúp chúng ta mở rộng tâm hơn, như điện có thể đem đến sức nóng làm ấm, chuyển hóa được người khác như là cái lò sưởi.
Đối với Hương cụ thể là trong cuộc sống là mình phải nhớ Thầy nói. Bồ đề tâm phải cụ thể. Tại vì Hương xin Thầy làm rất nhiều lần mà Thầy từ chối, mà nó phải là một cái hành động cụ thể. Khi Hương đứng trước bất kỳ một người nào, Hương làm lợi ích gì cho người đó, hay đến cái buổi thuyết trình này Hương đóng góp cái gì cho mọi người, và phải được thực hành từng cái một. Hương có thể học lý thuyết, có thể ngồi thiền để được một trải nghiệm gì đó, nhưng mà như cô Hồng nói là tình thương vô điều kiện, mình ngồi thiền là ở trong không gian đó, ngồi kiết già, có được trải nghiệm đó, nhưng khi Hương rời khỏi chùa, Hương có đối xử với con mình, chồng mình, với mọi người xung quanh giống như cái trạng thái khi mình ngồi thiền hay không? Xin thưa đa số là không. Rất hiếm khi mình làm được như vậy Nên Hương nghĩ đời và đạo phải đi liền với nhau và cụ thể là cái thực hành Pháp của Hương mà Hương được Thầy dạy là mình phải chánh niệm trong từng giây từng phút. Không phải là mình vô một khóa thiền Vipassana hay khóa tu bát quan trai bao nhiêu ngày và có được trải nghiệm tâm linh gì, mà cả pháp giới này, vũ trụ này là khóa thiền của mình và mình chánh niệm được bao nhiêu khi mình nói một lời nào đó có làm tổn thương ai đó không.
Ví dụ như, vừa rồi Hương tham gia nhóm làm thuốc covid, rõ ràng cứu được nhiều F0 khỏi bệnh. Qua việc làm, mình kiểm tra được là mình còn cái tôi trong đó không. Có một số cách nấu thuốc khác đi, mình lo lắng người uống thuốc sẽ không khỏi bệnh, từ chuyện đó dính tới cái tôi của mình, cái của H trong đó, thành ra mình có một số lời nói làm cho một số người không vui. Đó là cái cụ thể để mình nhìn lại sự chánh niệm của Hương, có cái tôi trong đó, mình làm cái đó có điều kiện hay không. Như bữa đó Hương có sám hối trước đại chúng, không biết là có một F0 nào đó Hương lo lắng là uống cái thuốc này không khỏi bệnh vì nấu không đúng cách thì chưa chắc có trường hợp đó xảy ra. Trong khi rõ ràng ở đây chỉ vì có một lời cằn nhằn của mình làm cho một vài người phiền não. Tóm lại, đời là một cái xưởng thực hành để tiếp cận được với cái đạo, nền tảng chung mà Thầy hay dạy và rất là cụ thể, mình phải luôn luôn nhớ trong từng giây, từng phút như vậy mới có cơ hội sống được trong bản tâm chân thật của mình và lúc đó mình mới thấy hạnh phúc được bao nhiêu thông qua mình thực hành được bao nhiêu.
Hồng Phan: Con kính chào Thầy và đại chúng. Cô HL có hỏi, thì Hồng cũng vừa khỏi covid, trong thời gian mình bệnh, nỗi sợ thì cũng có chút. Nói không sợ thì không đúng, nói sợ nhiều không thì không quá sợ hãi. Trong thời gian bị covid thì Hồng cũng thực hành, và gia đình cũng thực hành theo. Ví dụ như trong thời khóa tụng kinh, hay trì chú, Hồng thấy như là cơ hội, khi mình tụng như vậy, mình gửi đến sinh vật đó, coi như là mình cùng nhau thực hành.
Về những ý về đạo - đời Hồng có nghe chia sẻ, thì Hồng cũng rất là đồng ý, trong cuộc sống này mình tìm về đạo, đời sống tâm linh xuất phát từ những bất như ý trong đời sống của mình, và khi mình quan sát những người xung quanh mình, là những chất liệu, bất kỳ mọi người xung quanh mình có những điều không như cái ý mình muốn, trong từng khoảnh khắc cũng có những điều không như ý mình muốn, và khi mình chống đối lại là mình thấy mình khổ thôi. Hồng thấy như vậy là chất liệu trên con đường tìm hiểu, thực hành. Giống như những lời trong giáo Pháp mà Thầy dạy và những vị đạo sư khác đưa ra những bài Pháp thì đó là giúp cho mình quay lại, đưa những điều đó ứng dụng trong đời sống để mà có được đời sống vui vẻ hơn. Khi càng thực hành thì mình sẽ thấy được cái niềm tin để mà tiếp tục.
Lượng: Kính thưa Thầy và đại chúng, trong chủ đề đời và đạo, đa số là nãy giờ mọi người chia sẻ là đạo làm lợi ích gì cho đời. Mình thấy là mọi người thấy ở đời có một cái đau khổ gì đó thì mình mới tìm đến đạo.
Mình muốn nói về là đời giúp ích gì cho đạo. Ví dụ như là, chúng ta muốn tình thương tăng lên, chúng ta sẽ hướng dẫn con trẻ chúng ta ở nhà trồng một cái cây xanh rồi chăm sóc nó đi để tình yêu thương được mở rộng hơn. Rõ ràng các cái công nghệ của đời, ví dụ như bây giờ chúng ta gặp mặt, kết nối giữa Sài Gòn, Cần Thơ, Hà Nội cũng là do có Internet, công nghệ nên chúng ta mới làm được như vậy.
Trong việc thực hành giữa đời và đạo thì Lượng thấy rất rõ là mình mở lòng mình để thấy những lỗi lầm của mình thì mình học rất là nhanh. Và khi mình nghiên cứu thì đôi khi do tập trung mình quên hết mọi thứ xung quanh luôn. Với điều đó, khi mà mình bước vào trong đạo Phật thì Đạo giúp ích rất là nhiều luôn. Và đến sau này, Lượng mới biết là khi mà chúng ta làm một cái gì đó, chúng ta cần tưởng tượng, quán tưởng và với cái định khi mình nghiên cứu cái đó chính là Chỉ. Định và quán khi mà hai cái đó đi song hành với nhau thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Và khi thấy được những cái lợi ích đó, mà mình mới quay lại mình dạy cho con của mình.
Hiện giờ thì hai bé chưa biết gì về đạo Phật, nhưng mình vẫn dạy nó. Mình dạy nó tưởng tượng cái này làm như thế này, như thế nọ. Mình hướng dẫn nó sự tưởng tượng trước hoặc là sự tập trung. Và khi các bé làm một điều gì thì mình không bao giờ dám là mình la ngang, nếu mình là ngang nó thì sẽ làm cho nó mất sự tập trung. Cái điều đó mình rất là chú ý, mình để ý là ở mấy nhà hàng xóm, mấy đứa trẻ thường khóc thét lên và thường do bà mẹ hoặc bà ngoại của nó la đứa trẻ rất là to, rất là dữ. Dĩ nhiên là họ rất là thương đứa cháu, nhưng mà có lẽ là do sự bất lực như thế nào đó mà họ la hét lên như vậy nên làm cho đứa trẻ giật mình.
Nên sau này mình thấy trong đạo Phật có nói rằng là một trong những cái cần rất cẩn thận là làm hư hại Samaya. Điều đó rất là quan trọng. Nếu như chúng ta cứ làm một đứa trẻ mình hoài như vậy đó. Thì nó sẽ làm cho đứa trẻ bị mất sự thiền định tự nhiên của nó, thì sau này sẽ ảnh hướng đến sự tu hành của nó, nên mình rất kỹ trong cái điều này và mình rất thương cảm cho những đứa trẻ, mà cứ ở trong cái hoàn cảnh như vậy hoài. Mình xin hết.
Th. Hồng: Như anh Lượng có chia sẻ thì Hồng muốn hỏi là đời có làm hại gì cho đạo không?
Lượng: Cảm ơn câu hỏi của cô Hồng. Theo kinh nghiệm của Lượng thì đời không có bao giờ làm hại cho đạo hết. Chỉ có đúng và không đúng thôi chứ đạo thì nó bao quát hết tất cả đời rồi. Ví dụ ngay là cái vị đuổi theo đức Phật, để giết đức Phật đó thì ngay đó đức Phật mới nói một câu là ta đợi ngươi đã lâu lắm rồi. Nên thật ra là nhận xét là đời có hại hay không hại cho đạo thì thật ra đó là xét theo cái sự tương đối đúng không ạ? Xét trên cái đời sống của mình thôi thì đạo đã bao trùm hết tất cả. Ngay đời thì chúng ta có nhìn thấy đạo hay ngay đạo mà chúng ta nhìn thấy đời hay không thôi? Lượng chỉ hiểu đến mức đó thôi xin mời vị khác cho ý kiến.
H.Tần: Thưa thầy, thưa đại chúng, con có một số ý kiến về chủ đề của hai vị. Con nghĩ là đời và đạo đi cùng một lúc chứ mình không phải mình tách biệt nó ra. Tại vì khi mình sinh ra và được nuôi dạy là đạo đã song hành rồi, nhưng mà về cái thể hiện của mặt đạo là mình chưa được học bài bản, qua trường lớp do mình không biết nó là cái đạo gì, ra làm sao, nó là thành tố nào, đạo được thể hiện ra bao nhiêu phần trăm trên đời sống.
Thật sự ra khi mình sống trong một gia đình thì mình cũng có đạo là đạo cha con, mình giữ những chức vụ là cha con, mẹ con, anh chị em gì đó trong một cái môi trường cụ thể thì được thể hiện qua cách cư xử, lời nói năng, lối sống cho tới khi trên mâm cơm thì nó cũng thể hiện ra mặt đạo đó nữa, đời là những cái đó, mình sống mà tách biệt ở đời mình không sống được. Vì những sinh hoạt của mình là một cái đời sống thường nhật nó luôn luân chuyển như vậy, thì cái đạo nó cũng đi song hành với nó. Ví dụ như gắp đồ ăn thì nó cũng có cái đạo trong đó nữa cũng như gắp không được gắp hai đũa trong một dĩa hay sao đó. Đại khái là nó rạch ròi trong đó thành ra nó có đạo Khổng Tử dạy rất là chi li, kể cả về đạo đức nữa. Bởi vậy mới thấy là nó không thể tách biệt. Như là cái đường đi càng rèn giũa, gọt dũa ở xã hội, đời sống bình thường sao thì khi bước vào tìm hiểu, học tập để biết đường hướng rõ về đạo thì nó dễ bấy nhiêu. Giống như một cái người thành công ở ngoài đời rồi thì cái đạo của họ đã sẵn sàng rất là cao cấp rồi , họ bước vào đạo khi bước vào đạo thì họ sẽ làm cho cái đời sống càng vững chắc thêm, họ đưa cái đạo đi song hành vào đời, phục vụ ngược lại giá trị sống ở ngoài đời.
Và mình thấy là một người tu hành và một người sống ở ngoài đời cũng không mấy là khác nhau. Cái đạo họ thấm nhuần bao nhiêu thì cái hành động của họ thể hiện ra. Giống như trong đạo Phật có nói là cái hành động hay được gọi là cái hạnh đó bao nhiêu phần trăm thì mình biết là họ sống trong đạo bấy nhiêu phần trăm.
Thành ra với chủ đề này mình xin chia sẻ là đạo và đời nó không có phân hai, nó chỉ đi song hành với nhau, giống như mình hiển, mình học sâu với cái đạo được bao nhiêu thì cái đời sống của mình nó bằng phẳng bấy nhiêu, nó cư xử, hành xử với những người xung quanh trong các mối quan hệ được điều hòa bấy nhiêu, như là thuần thục cách sống của một con người như thế nào thì nó thể hiện cái đạo ra như vậy trên cách sống là mặt được biểu hiện ra vậy. Con xin chia sẻ với mọi người như vậy.
Chú Hải CT: Mô Phật! Chào thầy chào đại chúng ạ,. Hôm nay chủ đề đạo với đời thì nãy giờ mình nghe mọi người nói thì nó cũng rất đầy đủ rồi. Nhưng mà mình muốn nói thêm một ý, tức là khi mà mình sống ở đời mà mình chưa biết đạo thì mình thấy cái cuộc đời nó làm cho mình không có hạnh phúc, nó vùi dập mình. Nên thành ra người ta muốn tìm một cái sự bình yên, và người ta nghĩ là khi tìm vào đạo thì mình sẽ được sự bình yên. Đó là một cách nghĩ giống như bình thường mình bị bão giống quá thì mình muốn tìm một cái bến nào đó để cập lại, đề cho nó yên. Nhưng mà một cái sự là cuộc đời mình sống là nó diễn biến theo nhân quả, mỗi người có một cái cuộc đời riêng do cái nhân quả của người đó tạo ra trong đời này hoặc đời trước, nó hình thành nên.
Thành ra là đạo với đời nó không tách biệt, nhưng mà làm sao mà đạo có thể làm cho mình bình yên? Nên thành ra mình thấy là nếu mình tìm được đạo là để giải quyết cho cái cuộc sống này nó được bình yên theo cái ước muốn của mình, thì cái điều đó theo mình hiểu đó là một cái hiểu rất là sai. Tại vì, khi mình có một ước muốn là mình sẽ đau khổ à. Còn cái khả năng của người thấy đạo thì họ vẫn sống trong sự hiểu biết về cái nhân quả vận hành, nhưng mà họ sáng suốt để biết và không phản ứng với cái đó, không có tương tác mạnh với nó như cái người mà chưa biết đạo, thành ra cái khả năng đó hóa giải được đạo. Đấy là cách dạy của Thầy là tâm của người đó phải rộng hơn cái sự hạnh phúc và đau khổ đó, thì họ mới có thể sống mà hóa giải được hạnh phúc và đau khổ. Thành ra biết đạo là biết rằng có một cái thấy biết được rõ ràng mọi sự diễn biến của nhân của quả.
Không phải là mình biết đạo rồi thì mọi sự sẽ tốt đẹp với mình đâu, nó vẫn gặp khó khăn. Nhưng mà mình phải kiến Tánh để mà mình sống với khó khăn đó là người biết đạo, ví dụ khó khăn là những cái như công ăn, chuyện làm của mình chẳng hạn. Ở Việt Nam hay trên thế giới này thì có bao nhiêu người biết đạo? Như dịch Covid 19 này xảy ra thì ai cũng phải chịu thôi, nhưng mà người biết đạo đã kiến tánh thì họ sống với nó, còn người không biết thì họ khổ, họ bị đủ thứ hết. Đó thành ra người biết đạo là người biết hoá giải mọi cái diễn biến của cái nghiệp, chứ không phải biết đạo là cái nghiệp nó thuận theo ý mình nó làm cho mình tốt, nó làm cho mình thanh tịnh hay gì đâu. Cái đó không phải.
Khi mình có một cái thấy, tức là mình biết được sự thật tức là biết đạo thì nó sẽ hóa giải được tất cả những hiện tượng, nó chấp nhận được những hiện tượng và hóa giải được những hiện tượng. Rồi mình phải quy nó về một cái thấy hàng ngày để mình sống với nó, trong từng khoảnh khắc mình phải sống với nó chứ không phải là mình tu hành rồi nó yên một khoảng thời gian rồi mình tu tiếp thì nó tiếp tục yên như vậy. Nhưng mà mình phải đối mặt với mọi hiện tượng dù tốt hay là xấu, mình sống được với các hiện tượng đó là cái cách biết đạo, mà nó rất là gần gũi, mà nó cũng rất là hiệu quả. Mình chỉ có bao nhiêu ý kiến như vậy, Mô Phật!.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỜI VÀ ĐẠO [PHẦN II - THẦY GIẢNG]
Thầy: Bây giờ mấy vị ở thành phố này có muốn hỏi gì? Nãy giờ có những vấn đề gì mình chưa giải quyết hay còn thắc mắc thì hỏi Thầy.
H.Lan: Dạ thưa. Con hay bị dính vào chuyện tách đời với đạo làm đôi. Con xin Thầy chỉ dạy thêm cho con làm sao thấy đời ở trong đạo và đạo ở trong đời ạ.
Thầy: Đơn giản là mình chẳng biết đời là cái gì hết. Cái thực của đời sống là cái gì? Nói theo kinh điển là thực tướng của đời sống là cái gì? Thật tướng của đời sống chính là đạo. Ví dụ, thật tướng của sóng là cái gì? Thật tướng của sóng là nước của đại dương, đơn giản vậy thôi. Thành ra anh phải nhìn cho ra thật tướng đó, còn anh đừng có nhìn theo lối chia tách phân biệt đó. Tất cả đây là những làn sóng phải không? Mỗi người theo duyên nghiệp, người cao người thấp. Nhưng mà thật tướng của những làn sóng này là gì? Là nước của đại dương, vậy thôi. Thành ra tu hành hay thực hành là mình làm sao để mình thâm nhập vô sâu cái thực tướng của đời sống, thâm nhập vô sâu cái thực tướng của làn sóng, thì nó là nước. Khi mình thấy nó là nước đại dương thì mình sẽ yên bình thôi. Còn mình thấy có là những làn sóng khác nhau thì mình khổ.
Thành ra cái quan trọng mình ngồi thiền, mình thiền định để làm gì? Để mình đi sâu vào cái thực tướng của đời sống là gì? Đi sâu vào đó thì mình sẽ thấy nó an bình thôi. Ví dụ đơn giản như bây giờ những ý tưởng người ở đây đều khác nhau phải không? Khác nhau hết, không có ai giống ai hết. Mỗi người sống theo cái duyên của mình, nó khác nhau hết á. Vậy thì nó có cái gì chung? Các ý tướng đều khác nhau hết, cái chung của tất cả các ý tưởng là gì? Thầy ở đây, ý tưởng của thầy khác với một ông bên Tây, bên Pháp nào đó chứ phải không? Hai ý tưởng nó khác nhau, nhưng có cái chung là cái gì? Theo Lượng?
Lượng: Dạ kính thưa Thầy. Theo cái chung là cái hiểu biết mà thường gọi là nền tảng.
Thầy: Cụ thể hơn nữa. Cái chung đó nó cụ thể lắm. Cái chung đó là cái không có ý tưởng. Cái không có ý tưởng đó gọi là vô niệm. Tất cả mọi ý tưởng của mình khởi lên đều khởi từ cái không có ý tưởng, cái vô niệm đó hết. Và mỗi người đều chung nhau ở cái vô niệm đó hết, cái không có ý tưởng. Chung nhau là chung nhau chỗ đó. Nếu như mình nói một cách chữ nghĩa hơn nữa thì tất cả mọi người đều chung nhau một tánh Không đó hết. Còn bây giờ mình đi tìm sự sai biệt, đó là chuyện của mình. Bởi vì mình thấy không ai giống ai hết á. Thầy đã nói rồi, vân tay của tám tỷ người trên thế giới này khác nhau hết. Mỗi người theo duyên nghiệp, theo hoàn cảnh nó khác nhau hết phải không? Nhưng mà nó giống nhau chỗ nào? Nó có một cái chung trong đó.
Đạo là để làm sao khám phá ra cái chung đó. Mình khám phá ra cái chung đó, mình mới yên bình. Đó chính là nơi mà mình quy y, quy y là quy y cái chung đó, phải không? Còn mình nương dựa vào cái ý thức của mình thì nó khác biệt. Như ông này ý thức của ông gồm có: nhà ông này, vợ ông này, con ông này, phải không? Thì ông khác Thầy xa lắm. Thành ra cái vấn đề mình phải thấy cái chung đó nó nằm ngay ở đây chứ không phải nó nằm đâu xa hết, đừng suy nghĩ gì xa xôi hết. Lượng suy nghĩ khác Thầy, Thầy suy nghĩ khác Lượng, bởi vì hai người hai nghề nghiệp khác nhau, tuổi tác khác nhau thì nó phải suy nghĩ khác nhau. Nhưng mà mình chung nhau ở cái gì? Mình chung nhau ở cái là những ý tưởng của mình đều phát xuất, đều khởi sanh từ một cái không có ý tưởng. Không có ý tưởng là cái chung phải không?
Mình khám phá ra cái không có ý tưởng đó chính là đạo. Mình khám phá ra lần lần mình sẽ thấy té ra đời của mình là phát sanh từ đạo, từ cái không có ý tưởng. Mình ngồi Thiền là để làm sao mình khám phá ra cái chung đó, cái mà tâm không có niệm đó, tâm không có ý tưởng đó, tâm vô niệm đó. Đó là cái chung. Chứ còn mình làm sao mà mình chung được? Ngay cả bây giờ một vị cao cấp nhất về đạo cũng không có gì chung với Đức Phật hết, phải không? Bởi vì Đức Phật, những ý tưởng của Ngài cách đây 2600 năm, hồi đó xã hội Ấn Độ như thế này, đủ thứ chuyện. Còn mình, xã hội mình như thế này, đủ thứ chuyện. Những ý tưởng khác nhau, nhưng mà chung nhau cái gì? Chung nhau ở chỗ là không có ý tưởng. Không có ý tưởng nói theo kinh điển, nói theo sách vở là cái tâm vô niệm. Còn cái niệm không bao giờ giống nhau hết á. Đừng nói gì, giữa Lượng với Thầy đã khác nhau rồi. Ngay cả những ý tưởng của Thầy cách đây 5 phút trước khi lên nó đã khác với bây giờ rồi. Chính mình cũng thay đổi liên tục, những ý tưởng của mình nó thay đổi liên tục. Vậy thì có một cái gì không thay đổi nơi những ý tưởng thay đổi liên tục và khác biệt nhau đến như vậy. Chỉ có một cái thôi, đó là cái không có ý tưởng, cái tâm vô niệm. Mà cái tâm vô niệm đó hiện giờ nó nằm ở đây, chứ không phải nó chạy đi đâu hết.
Thành ra mình ngồi thiền, mình tụng kinh hay mình trì chú để mà khám phá ra một cái chung đó. Nếu như mình cứ theo những ý tưởng cái riêng của mình thì mình sẽ thấy là cuộc đời mình khổ lắm. Bởi vì càng ngày mình càng riêng, càng tách biệt với những người khác, mình không thấy mình là chung. Còn mình đi sâu vào tâm thức mình để thấy cái mà mình hay dịch bây giờ là bản tánh của tâm thức. Bản tánh của tâm thức thì nó không có một ý tưởng nào hết. Đơn giản, cũng như đại dương, thật sự ở dưới đại dương không có một làn sóng nào hết. Mình cứ chạy theo những làn sóng, những khác biệt thì mình khổ miết thôi. Khổ chính là sự khác biệt, phải không? Thôi bây giờ cụ thể như ông với bà xã ông chẳng hạn, hai cái khác biệt nhau. Bắt đầu mình thấy khổ rồi đó. Sao tui thích cái này mà cô không thích cái này?! Sao tui không ưa cái này cô lại ưa cái này?! Rồi từ sự khác biệt đó người ta tranh luận nhau, người ta cãi nhau trên những ý tưởng, phải không?
Cho nên một vị Phật được gọi là “Muni”, Muni (Mâu Ni) có nghĩa là không có lời nói, bậc tịch lặng. Bởi vì lời nói sẽ khác biệt. Một vị Muni là họ đã đi tới tận nguồn những ý tưởng của mình. Thành ra tận nguồn đó không có ý tưởng, không có gì gì đó, cho nên đời xưa gọi là vô niệm. Và cái vô niệm đó hiện giờ mình còn đang chia sẻ nhau chung cái này. Mình chia sẻ là chia sẻ cái vô niệm đó chứ có phải chia sẻ những ý tưởng đâu. Ý tưởng của Lượng thầy không chấp nhận, mà ý tưởng của thầy Lượng cũng không chấp nhận. Thành ra chia sẻ chung là chia sẻ cái hồi nãy Lượng nói là nền tảng. Cái nền tảng đó là vô niệm, không có ý tưởng và đó là cái chung. Còn nếu như mình chạy theo những ý tưởng khác biệt thì mỗi người mỗi khác biệt. Ví dụ như bây giờ đơn giản, thầy sống trong chiến tranh chẳng hạn, thì Thầy nhìn thấy chuyện đó nó khác lắm. Còn bây giờ thấy nhà mấy chục tầng. Hồi đó đâu có thấy. Hồi đó là có chiến tranh. Bây giờ nghe nói chuyện chiến tranh là kinh khủng lắm, rồi người ta cũng thấy đâu có gì đâu.
Ngay cả một kinh nghiệm cũng không thể chia sẻ nhau được, phải không? Bởi vì kinh nghiệm là ý tưởng, kinh nghiệm không thể chia sẻ nhau được. Anh chỉ có thể chia sẻ ở cái rốt ráo cuối cùng của những ý tưởng là Muni, là cái không có ý tưởng, đó là sự tịch lặng. Ý tưởng không thể chia sẻ nhau được, kinh nghiệm không thể chia sẻ nhau được. Kinh nghiệm của Lượng là của Lượng chứ sao chia sẻ cho thầy được, thầy có ăn nhằm gì tới chuyện đó đâu phải không? Thành ra cái nền tảng, cái cội nguồn, nguồn gốc của tất cả những ý tưởng, kinh nghiệm thì cái đó là cái chung. Cái chung là vì sao? Vì từ đó phát sinh ra những kinh nghiệm khác biệt. Kinh nghiệm đừng có hòng ai mà chia sẻ được với mình hết phải không? Bây giờ uống nước cam thôi, nhưng mỗi người sẽ kinh nghiệm khác nhau. Thầy không thích uống nước cam, chua chua thầy không thích. Nhưng người thích uống nước cam họ nói uống nước cam nhiều vitamin C, họ thích lắm. Nhưng mà thầy không thích.
Thành ra những kinh nghiệm đó mình phải đi tìm. Cuộc đời này là những kinh nghiệm, những ý nghĩ, mình phải đi tìm sâu vô. Những ý nghĩ, những kinh nghiệm đó để đi sâu vô, để mình thấy cái gì là chung. Một cái kinh nghiệm chung của tất cả nhân loại, một cái gia tài chung của tất cả nhân loại. Xin lỗi chứ tiền tệ trên thế giới cũng là chung phải không? Nhưng mà tiền thầy bỏ trong tủ này là riêng. Mình phải thấy cái chung đó phải không? Tiền là chung hết,có giá trị trên toàn bộ thế giới này, dầu là tiền Pháp hay tiền Hongkong, tiền Anh, tiền gì gì đó thì nó cũng đổi ra một giá trị chung là như vậy. Nhưng mà tiền trong tủ thầy đây là riêng, và Thầy cứ nghĩ riêng này là không có gì chung hết thì Thầy sẽ khổ thôi. Chứ cái gì cũng chung hết phải không? Rồi mình coi lại mình thấy mình chung với bên ngoài những gì? Bên ngoài là gì? Đất, nước, lửa, gió. Thân mình cũng đất, nước, lửa, gió thôi. Gió là hơi thở mình đây, ngày nào nó ngưng lại thì mình thở hơi cuối cùng rồi mình chết.
Thành ra bây giờ đây mình sống đây mình cũng chia sẻ với xung quanh, chia sẻ với không khí, đất, nước, lửa, gió phải không? Đó là thân mình cũng chia sẻ cùng một cái như vậy. Cái tâm mình cũng chia sẻ cùng một cái, đó là không có ý tưởng. Cái này dễ lắm, mình cứ đi sâu vào trong những ý tưởng đó, cội nguồn của những ý tưởng thì mình sẽ thấy vậy. Cho nên khi Đức Phật giác ngộ, ngài nói: Lạ thay tất cả chúng sanh đều có tri kiến Phật, là cái thấy biết của Phật. Tại sao họ không ngộ được? Là bởi họ chạy theo những cái riêng của họ, còn Đức Phật là cái chung đó cho nên là thực sự là thầy của Trời và Người. Bởi vì Ngài đã biết cái chung của Trời là gì, của Người là gì, cái chung của Trời và Người là gì. Ngài phải biết cái đó thì ngài mới dạy được người ta, nên ngài mới là thầy của Trời và người. Cái quan trọng ở đây là mình sai lầm ở chỗ nhấn mạnh quá nhiều vào sự khác biệt, mình ru ngủ mình trong cái sự khác biệt đó. Mình lấy sự khác biệt đó làm hạnh phúc cho tới khi mình thấy cái sự khác biệt đó là sai lầm thì lúc đó mình mới bắt đầu quay lại. Đời là gì? Là mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, lưỡi nếm… phải không? Nhưng tất cả các cái đó có một cái nền tảng, có một cái nguồn chung, cái chung đó chính là Đạo.
Trong Kinh Pháp Hoa và trong những Kinh khác có nói những vị thành Phật thì đều cùng chung một tên cả. Ví dụ là khi anh Lượng thành Phật thì thấy vị nào cũng tên Lượng hết, hay Bồ Tát cũng cùng là một tên hết. Mình khổ là bởi vì mình tách riêng ra khỏi cái thực tại. Cái thực tại vốn có, cái thực tại hiện tiền, nó đang trước mắt mình đây nhưng mà mình tách riêng nó ra. Mình lấy cái tách riêng đó ra làm cái sự kiêu hãnh của mình, rằng tôi là thế này, tôi là thế nọ.
Một vị Phật là ngài từ chối hết, thành ra trong Kinh có nói là khi được hỏi rằng ngài có phải là một vị trời không thì ngài nói là không phải, hỏi ngài có phải là người không thì ngài cũng nói là không phải. Khi anh không phải là cái gì cả thì anh là cội nguồn, vì là cội nguồn nó không phải là cái gì hết nên nó lại là tất cả mọi cái. Đại dương nó không phải là làn sóng nào hết, nhưng tất cả sóng đều là Đại dương.
Đạo và Đời tách biệt ra thì đó là vô minh của mình. Mình đi sâu vào đời thì mình sẽ thấy là Đạo, vậy thôi. Đơn giản bây giờ mình ngồi Thiền, mình đi sâu vào hơi thở mình sẽ thấy gì(!?) Mình sẽ thấy là không có hơi thở. Đi sâu vào ý nghĩ của mình, mình sẽ thấy là không có ý nghĩ. Đó là cái chung. Rồi có vị nào ở đây mời hỏi câu tiếp theo.
V. Từ: Dạ kính thưa thầy, kính thưa đại chúng! Vừa nãy con có nghe một câu hỏi là Đời có làm hại gì cho Đạo hay không, xin thầy giảng ra cho chúng con hiểu thêm ạ.
Thầy: Câu hỏi hay đó. Đơn giản là con dao chuyên để gọt khoai tây khoai lang đó mà mình lại nhè cái ngón tay mình ra để gọt thì nó hại. Cái dao không có hại gì hết nhưng mà mình sử dụng sai thì nó hại. Phải không? Cắt móng tay mình phải mua cái cắt móng tay, mình bấm móng thôi, mà mình lại đi lấy dao mà gọt vào da thịt thì nó chảy máu thôi. Thành ra, cái dao nó vô hại, mà do mình sử dụng sai thì nó thành có hại.
Trong Đạo cũng là vậy, mình sử dụng sai là do mình thấy lầm, nghĩ lầm phải không? Mình ngứa lỗ tai mình phải mua cái ngoáy lỗ tai, mà mình sợ đi mua đường nó xa, mình tùy tiện lấy cái dao mình ngoáy thì nó nguy hại. Sử dụng lầm, nghĩ lầm thì nó ra là tai hại. Cuộc đời tốt đẹp cho người nào hiểu biết cái tốt đẹp, cuộc đời tai hại cho người nào tai hại.
Nhiều khi mình tự làm hại mình chứ đời này nó không có gì tai hại hết. Chính cái cách mình sử dụng cuộc đời, chính cách mình bám níu lấy nó, cho nó là tuyệt đối thì cái đó nó mới trở thành tai hại, phải không? Nước này đánh với nước kia là vì anh nào cũng nghĩ cái tư tưởng, cái ý thức hệ của anh là tuyệt đối. Hai anh cho rằng mình là tuyệt đối thì sinh ra chiến tranh thôi, phải không? Đơn giản vậy đó, tai hại là do mình. Mình không biết cái gì hết thành ra tự chuốc họa vào thân thôi. Mình cứ hay nói đời là khổ đau… nhưng mà đời này đâu có khổ! Khổ là do mình chứ không có đổ thừa gì hết. Khổ không nằm trong cây cối. Khổ không nằm trong bức vách. Khổ không nằm trong ánh sáng đèn này. Vậy là tại sao mình khổ? Khổ là do mình làm sai, do mình thấy sai, do mình nghĩ sai. Tai hại là do cái sai của mình! Cuộc đời tốt đẹp là nó nuôi dưỡng thêm trí huệ, nuôi dưỡng thêm từ bi. Cuộc đời tai hại là nuôi dưỡng những phiền não của mình. Tham càng ngày càng nhiều. Sân càng ngày càng nhiều. Si càng ngày càng nhiều. Đố kỵ càng ngày càng nhiều. Kiêu mạn càng ngày càng nhiều.
Ví dụ giờ cái máy vi tính là nó không có gì hại cho mình, nhưng cả ngày mình cứ ngồi chơi Game, chơi những thứ linh tinh không có ích lợi gì thì nó hại. Vậy thôi! Tự cái máy nó không có làm hại gì hết. Ăn thua ở nơi mình sử dụng, mình khổ là càng ngày mình càng tạo ra và nuôi dưỡng những phiền não, càng ngày càng nặng nề thêm, phải không? Nặng bởi tham càng ngày càng nặng, sân càng ngày càng nặng, si càng ngày càng nặng. Những cái đó làm mình càng ngày càng đi xa cái nguồn, xa cái nền tảng của mình.
Cái nguồn này là nguồn chung cho tất cả mọi sự, thành ra anh càng ngày càng về gần nguồn chừng nào thì anh không chỉ có một vài thứ mà anh có tất cả nhân loại này. Thầy thì thầy không dám nói, nhưng thầy nghĩ Đức Phật là có tất cả nhân loại này, có tất cả đất đai này, có tất cả mọi thứ. Còn mình cứ chạy miết theo một cái nhỏ xíu. Trong công cuộc chạy theo, mỗi anh chạy theo mỗi cái khác, chạy theo mỗi kiểu thì đụng chạm nhau rồi thì tranh luận nhau, rồi đánh nhau…Ở cái cội nguồn nó không có những chuyện đó.
Trong Kinh điển có nói là con Ngỗng chúa nó bơi trong nước với sữa, nhưng nó đủ thông minh để chỉ uống sữa chứ không uống nước. Nếu cuộc đời này mình chỉ hút cam lồ không thôi thì mình khỏe mạnh, mình hạnh phúc. Còn mình hút ba thứ tầm bậy vào thì nó sẽ khổ. Ăn thua là mình biết hút cái gì thôi. Cuộc đời này nó lẫn lộn tốt xấu lung tung hết và cái cần làm là anh phải thông minh như con Ngỗng chúa, anh chỉ hút sữa thôi chứ anh đừng có uống nước, đôi khi nó có nước dơ trong đó.
Đơn giản, tu hành là mình chọn cho mình cái hạnh phúc, còn anh chọn cái khổ đau là anh chịu lấy thôi chứ anh đừng có trách ai hết. Anh chọn khổ đau là chuyện của anh. Đức Phật và chư Bồ Tát đã chỉ cho anh cách chọn hạnh phúc thế nào đầy đủ hết rồi, phải không? Mình cứ chọn miết khổ đau thôi thì đó là chuyện của mình.
Rồi bây giờ có vị nào ở Hà nội hỏi đi, ở đây có hai người hỏi rồi.
V. Dũng: Dạ, con kính chào thầy và đại chúng! Con là Việt Dũng ạ. Thầy cho con xin hỏi trong buổi Thảo luận hôm nay, con có suy nghĩ về y báo và chánh báo. Con hiểu chánh báo là do công phu tu tập của mình, do đức hạnh, phước đức và trí huệ của mình là do chính bản thân mình. Y báo là cái đi theo chánh báo, là những cái điều kiện hoàn cảnh bên ngoài, là cái thuận duyên cho mình tu tập, cho mình đạt được cái mục đích tu tập của mình. Con không biết như vậy có đúng không, xin thầy giảng rộng nghĩa cái vấn đề này cho con và đại chúng rõ hơn ạ.
Thầy: Suy nghĩ vậy cũng đúng, chánh báo của mình chính là tâm của mình. Y báo là hoàn cảnh của mình, cảnh mà mình thấy tương đối đấy thôi chứ mình không thấy hết được. Chánh báo của mình quyết định y báo của mình. Nếu tâm mình thanh tịnh thì mình thấy tất cả xung quanh mình đều thanh tịnh hết. Trong Kinh Duy Ma Cật nói, nếu tâm mình thanh tịnh thì đây là cõi tịnh độ của Phật Thích Ca. Mình không thấy đây là cõi tịnh độ của Đức Thích Ca là tại vì tâm mình không thanh tịnh, phải không? Chánh báo là tâm, nó mà thanh tịnh thì y báo là anh sẽ thấy cảnh thanh tịnh. Cảnh đó không phải anh sửa đổi cho nó thành thanh tịnh đâu. Khi tâm anh thanh tịnh thì anh nhìn cái bức tường còn dơ chưa quét của thầy đây, nó cũ lắm rồi nhưng mà anh vẫn thấy nó thanh tịnh. Vậy thôi. Anh không cần có tiền rồi quét sơn quét hồ gì hết. Thậm chí, khi tâm anh thanh tịnh anh thấy một đống rác nó cũng thanh tịnh, còn tâm anh không thanh tịnh thì anh thấy cái gì cũng bất tịnh hết.
Như cụ Nguyễn Du đã nói, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, khi anh phiền não thì anh thấy cái gì cũng phiền não hết. Khi tâm mình phiền não thì dù tối nay có mời mình đi ăn ở khách sạn năm sao, ngồi nhìn toàn thành phố, rồi nghe ca nhạc, uống cà phê, ăn những đồ rất ngon… thì tâm mình đang buồn vẫn thấy những cái đó buồn hết, phải không? Tâm mình vui thì như ông Nguyễn Công Trứ nói, người quân tử vỗ bụng rau bình bịch, ăn rau cũng vui. Ăn thua là ở cái tâm của mình nó quyết định, thầy thấy cái đó là một thực tế.
Có nhiều người họ nói ăn cơm gạo lứt muối mè họ ăn không nổi, nhưng có người họ nói là ăn cũng món đó mà nhai càng nhiều chừng nào thì thấy càng ngọt chừng đó, không những nó tốt cho sức khỏe của mình mà nó càng nhai càng ngọt. Xưa thầy thấy bà ngoại của thầy, bà nấu cơm, bà rắc muối trắng lên ăn mà không cần nước tương nước dầu gì hết, mà bà nói nó ngọt lắm. Hóa ra mình ưa đồ nhiều gia vị là tại sức khỏe mình xấu, sức khỏe tốt thì ăn cái gì cũng ngon hết. Cái Tâm mình tốt thì cái gì cũng đẹp hết, còn cái tâm lủng củng thì nhìn cái gì cũng bất mãn hết, phải không?
Đó là chánh báo và y báo, hai cái đó theo sát nhau, anh cứ nhìn y báo y như là mặt mình trong tấm gương vậy. Chánh báo là mình đây. Nhìn vô đó sẽ thấy. Tu nữa rồi tâm mình càng ngày càng lớn ra, rộng ra như mấy bài hát “thế giới này là của chúng ta”, trong khi thế giới của mình, mình chỉ thấy cái nhà của mình.
Thế giới này là của chúng ta nếu cái tâm mình rộng tới cỡ mức đó, có thể ôm trùm thế giới này và nó nói là thế giới này là của chúng ta. Còn tâm mình nhỏ quá thì mình thấy thế giới này nhỏ hẹp. Mặc dù tôi không có đi phi thuyền, bỏ mấy trăm ngàn đô, phóng ra ngoài không gian 5, 10 phút gì đó rồi về.
Bầu trời này là của chúng ta. Mây kia là của chúng ta. Buổi chiều nắng bắt đầu vàng. Trong này cũng gọi là chút mùa thu, vàng ra. Đó là của chúng ta. Còn nếu như cái tâm mình chật hẹp thì anh thấy nắng vàng (xin lỗi chứ) muốn chửi thề, phải không? Anh không hưởng được gì hết, nếu cái tâm anh nhỏ hẹp.
Cái tâm anh phiền não thì anh không hưởng được gì hết. Phiền não nó làm cho cái tâm mình cắt vụn, cắt vụn ra. Thành ra cuộc đời này sẽ bị cắt vụn ra, rồi anh nói sao cuộc đời này chật hẹp quá, chống đối nhau tùm lum … do mình cắt vụn ra. Chứ thật tướng của đời sống chỉ là một thôi. Thấy khác biệt, thấy cắt vụn ra đó là lỗi của mình, thành ra anh làm sao trở về cái nguồn chung.
Ngày cả khoa học đi lên trạm không gian nhìn xuống thấy trái đất là một cái ngôi nhà chung. Chứ hồi xưa là nước này đánh nước kia … còn ở trên nhìn xuống thấy trái đất này là ngôi nhà chung. Thành ra tu hành là làm sao để cho cái tâm mình nó rộng ra, cái tầm nhìn mình nó rộng ra để mình thấy được cái chung đó, đó là Đạo. Làm sao mỗi ngày mỗi ngày mình tiến gần hơn với cái đó, đó gọi là thực hành, còn mình không tiến gần tới cái đó, thì càng ngày mình càng thêm phiền não.
Thành ra kinh Nhật tụng, nhật là mỗi ngày, chuyện này là mình tiến tới mỗi ngày, thấy những chữ Phật giáo là nó hiện thực với mình, như “tự thọ dụng tam muội”, không cần bia bọt gì hết … con người anh vẫn say say, say say vậy đó, luôn luôn, phải không? Không cần bia bọt. Anh uống nước lã vô anh vẫn thấy say như thường. Niềm vui anh nhiều quá thì anh tự thọ dụng lấy, anh thấy một cái cây hay một cái gì đó thì nó vẫn say như thường, đó là “tự thọ dụng tam muội”.
Các vị Bồ tát thì họ nói là cuộc đời này chỉ là cuộc rong chơi thôi. Trong khi mình thì thấy bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu khổ đau. Chữ rong chơi đó là gì? “Du hí tam muội”. Du hí là đi chơi thôi, còn mình thì du hí không nổi, khổ quá.
Thành ra cái chuyện này mình phải làm thôi. Mình không làm uổng lắm. Rồi mình thấy cuộc đời mình sẽ qua nhanh lắm, phải không? Mình đi lượm một vài cái vớ vẩn nào đó, tới khi mình già, … là mình tiêu. Đời sau cũng khổ tiếp. Tại sao đời này mình có cơ hội mình dứt điểm cho rồi. Không phải dứt điểm hoàn toàn được thì ít ra anh đặt chân lên cái đất hứa đó đó, về miền đất hứa. Anh đặt lên được vài bước chân là anh yên tâm rồi. Không dễ gì anh đi toàn cái cõi đó đâu, nhưng mà ít ra anh đặt chân lên bờ bên kia, nơi đó không có khổ đau, nơi đó chỉ có niềm vui, thường lạc ngã tịnh, y như trong Kinh nói: Phật tánh là thường - lạc - ngã - tịnh vậy đó. Thường là nó thường xuyên như vậy, lạc là nó an vui, ngã là một cái gì không thay đổi, chứ không phải ngã là cái tôi này đâu, cái tôi này thay đổi nó không gọi là ngã đâu. Tịnh là nó thanh tịnh, trong sạch.
Chứ con mắt mình không trong sạch. Nói thẳng ra mình chưa bao giờ thấy ra một bầu trời đâu. Nên nhớ như vậy đó. Mình tưởng như mình thấy bầu trời nhưng mà mình thấy bằng con mắt không thanh tịnh thì mình chưa bao giờ thấy được bầu trời đâu? Mình để ý những vị cao cấp ví dụ Đại toàn thiện … hay Kinh điển hay nói tới không gian, nói tới bầu trời. Thật sự ra mình chưa bao giờ thấy một bầu trời hết, bởi vì con mắt mình bất tịnh nhiều rác rưởi trong này, nhiều thứ phiền não, nhiều thứ trong này, nên mình chưa bao giờ thấy một cái gì hết, Thành ra bởi vậy tu hành, người ta dịch là thấy sự gì y như nó là. Mình chưa bao giờ thấy một sự vật y như nó là hết. Mà không thấy cái đó thì mình sẽ khổ đau. Bởi vì mình thấy nó méo mó, nó không đúng như nó là, cho nên mình không thấy.
Thầy: Bây giờ Thầy hỏi V.Hoàng, thấy trong Kinh điển, các vị Phật gặp nhau chỉ hỏi là “Ngài có an vui hay không?”. Bây giờ thầy cũng hỏi V. Hoàng là Ngài có an vui hay không? Và cái an vui đó ngày càng tăng hay không?
V. Hoàng: Dạ thưa thầy có ạ.
Thầy: Vậy thì tốt rồi, đó là thực hành đó, biết thực hành đúng đường là mình an vui, và càng ngày mình càng an vui hơn.
V. Hoàng: Thưa thầy có thể giảng sâu rộng hơn, cụ thể hơn về cái nguồn vui đấy được không ạ?
Thầy: Thì nãy thầy có nói rồi, cái tâm mình thanh tịnh, tâm mình trong sáng, tâm mình vui thì mình nhìn cái gì cũng vui hết, đời là để mình hưởng thụ chứ đâu phải để mình buồn bã đâu? Khi mà tâm mình vui, thanh tịnh, trong sáng, thì mình thấy cái gì cũng thanh tịnh hết. Mình bằng lòng với cuộc đời mình, như Tây hay nói Çava, Tây hay nói Çava là tốt lắm, Well …Thì tất cả các câu thần chú của Ấn Độ, thần chú tốt lành thì cuối cùng cũng là Svaha, Svaha cũng có nghĩa là tốt lắm.
Cuộc đời mình là những bất toại nguyện, bây giờ làm sao để khi nói cái gì cũng Svaha (tốt lắm). Ca ngợi cuộc đời đi bạn. Cuộc đời không phải để bạn phấn đấu hay rắc rối gì hết, bạn phải ca ngợi cuộc đời.
Trong Kinh điển mình thấy mười hạnh nguyện Phổ Hiền, thứ nhất lễ kính chư Phật, thứ hai xưng tán Như Lai. Nếu cuộc đời anh là sự xưng tán cái thực tại thì anh không còn cái gì để buồn bã cả. Làm sao xưng tán cho được?! Cuộc đời mình là để xưng tán, lời nói của mình, tất cả hành động của mình để xưng tán thực tại đó, mà thực tại đó nằm trước mắt mình chứ đâu phải đợi lên Chánh điện mới xưng tán Như Lai được?! Nếu cặp mắt anh thanh tịnh, chỉ cần cặp mắt mình trong sáng, cặp mắt mình sạch, thì cặp mắt mình xưng tán từng cái sự vật một, chứ không phải là đợi có tượng Phật tôi mới xưng tán được đâu. Nếu con mắt mình trong sạch, thì mình nhìn cái gì là mình xưng tán nó đó. Nói cho nó ngon lành nữa thì thầy cũng chưa được như vậy nữa, nhưng mà mình nhìn cái gì có nghĩa là mình ban phước cho cái đó. Sức thầy chỉ cụ thể tới cỡ đó thôi, chứ cụ thể nữa thầy cụ thể không nổi đâu. Thôi để hôm khác, nếu chưa thấy cụ thể.
Chú Châu: Thưa thầy, khi nào con thấy con sống tùy duyên được?
Thầy: Thầy thì chưa tùy duyên nổi đâu nhưng mà thầy nghĩ là khi nào anh thấy tất cả mọi cái đều là đạo, tất cả mọi cái gì của đời đều là đạo hết. Đó là tùy duyên. Mà khi anh tùy duyên đó là tự do, chứ không phải tùy duyên để mà bị bó buộc không đâu, phải không? Tùy duyên mà mình thấy khổ là mình biết mình bị nó trói buộc rồi, phải không? Còn khi anh thấy tất cả mọi sự đều là đạo thì đó là anh tùy duyên. Mà tùy duyên mà tự tại nữa, chứ không phải mà tùy duyên là cắn răng mà tùy duyên đâu, phải không? Khổ lắm, tự an ủi mình là thôi mình cũng tùy duyên.
Khi anh thấy tất cả đều là đạo thì lúc đó anh tùy duyên mà anh tự tại luôn. Tùy duyên lúc đó cái gì đến với mình, cái đó cũng là quà tặng của cuộc đời, cái gì đến với mình cái đó đều là ân điển của Tam Bảo, kể cả nhiều khi covid nữa.
Chú H. Dũng: Dạ, hồi nãy con có nghe thầy nói là đời tốt đẹp do người biết tốt đẹp, đời tai hại do người tai hại, nghĩa là nghĩ sai, làm sai, sử dụng lầm thì đời nó sẽ tai hại. Nếu vậy thì vai trò của nhân quả, của nghiệp duyên nó nằm ở chỗ nào? Dạ, thầy giảng thêm cho con và nếu thật sự mình thấy đời tốt đẹp vậy tùy duyên, tùy hỷ như thế nào? Thầy nói, thì rõ ràng nhân quả nó đóng vai trò như thế nào trong cuộc đời của mình, xin thầy giải nghĩa rộng cho con.
Thầy: Câu hỏi là nghiệp như thế nào phải không?
Chú H. Dũng: Dạ.
Thầy: Khi anh đi sâu vào, quán chiếu cho sâu vào thì anh sẽ thấy nghiệp thật sự là một món quà cho mình, chứ không phải nghiệp gì hết. Khổ đau cũng là một món quà cho mình, chứ không có khổ đau thì làm sao sống, phải không? Lúc mà anh đi sâu vào đó thì anh sẽ thấy tùy duyên, và nghiệp mình cũng tùy duyên luôn, phải không? Chứ cứ bắt thầy đi tới đằng trước mà không cho thầy đi thụt lùi sao, phải không? Không cho thầy đi thụt lùi sao? Cứ bắt thầy tiến tới trước, ráng lên, ráng lên, xung phong lên rồi cứ bắt thầy đi tới đằng trước, nhiều khi thầy cũng đi thụt lùi, phải không? Nhưng nếu như mình đã thấy được cái tới hay lùi đều là đạo hết, thì lúc đó nghiệp của mình không nặng nề như mình nghĩ đâu, phải không? Bởi vì cội nguồn của nghiệp, cái gì sinh ra nghiệp? Chính là cái nguồn an vui đó sinh ra nghiệp. Thành ra khi mình đi tới nguồn thì mình hốt tất cả các nghiệp thành gia tài của mình, nghiệp trở thành gia tài của mình. Vậy đạo Phật mới gọi là chuyển hóa chớ, chuyển thức thành trí là vậy đó, Phật giáo hay dùng chữ chuyển thức thành trí, thức thì khổ đau lắm nhưng mà khi nó chuyển thành trí rồi… Biết đâu ly nước mình uống, mình tưởng là cay đắng lắm, nhưng mà khi đi tới tận cùng của nó biết đâu là nước cam lồ, phải không?
Rồi còn nhân quả phải không? Khi mà anh tới cội nguồn thì tất cả nhân nó đều tốt hết, thì nó ra quả tốt hết, phải không? Đơn giản vậy thôi, khi mà tới cội nguồn thì như Thầy hay nói là mình biến tất cả thành vàng hết. Thì nhân là vậy đó, bây giờ là mình sợ nhân lắm chứ gì, phải không? Nhưng mà, mình đi tới cội nguồn của cái nhân là gì thì mình sẽ biến nhân đó thành quả tốt đẹp hết, mà cái biến đó không phải chờ mình hì hục mình biến đâu, mình chỉ biến bằng một cái thấy thôi. Anh thấy vàng thì tất cả là vàng vậy thôi, phải không ông Châu. Chỉ bằng một cái thấy thôi, khi mình thấy vàng thì tất cả đều là vàng hết. Thành ra đừng có sợ nghiệp lắm, nghiệp mà đã gây ra rồi thì mình phải làm sao mình biến nó thành vàng. Ví dụ, như phòng này chẳng hạn, có những rác này rác nọ, nó đủ thứ nghiệp trong đó, phải không? Nhưng mà mình bật đèn lên mình thấy tất cả đều sáng hết, phải không? Chứ đâu phải phòng này không có dơ, cũng rác, cũng bụi bặm đầy hết, nhưng khi bật đèn lên tất cả đều sáng hết. Thành ra quan trọng là về tới cái nguồn đó, thì mình sẽ thấy tất cả mọi thứ đều sáng hết, và tới một lúc nào đó mình thấy hình như trong đời mình nó không có cái gì dư đâu, phải không? Không có cái gì dư đâu, kể cả những nghiệp xấu của mình nó cũng không dư đâu, lúc đó mới gọi là chuyển nghiệp đó, chứ không phải chuyển nghiệp là hì hà hì hục đẩy một tảng đá mà tảng đá đó nặng gấp trăm lần mình thì làm sao đẩy cho nổi.
Chú H. Dũng: Dạ, con cám ơn thầy nhiều.
Hùng TN: Con chào thầy, chào đại chúng. Đạo và đời song hành, mà thầy nói đời là tưởng, còn đạo là chính mình là vô tưởng, là không tưởng thì thầy dạy cho con cái cách là tham gia đạo tràng từ 2h đến 5h thì con có sẵn cái tưởng và cái vô tưởng, con có sẵn 2 cái này, nhưng mà thầy dạy cho con từ 2h đến 5h hết chương trình này mà con luôn luôn giải thoát. Vậy là, cái tưởng giải thoát như thế nào và cái không tưởng giải thoát như thế nào? Nghĩa là con có sẵn 2 cái này nhưng mà thầy cụ thể cho nó rõ ràng, cái tưởng giải thoát và cái tưởng không giải thoát; và cái không tưởng giải thoát và cái không tưởng chưa giải thoát. Thầy chi tiết cho con, Mô Phật.
Thầy: Thứ nhất là hồi nãy thầy nói cái không có tưởng phải không? Không có tưởng thì vốn nó đã giải thoát rồi, cái vô niệm nó vốn là giải thoát rồi phải không, đồng ý chưa? Rồi khi anh đi vào cái không có tưởng đó, cái vốn giải thoát đó thì anh sẽ thấy tất cả những cái tưởng của anh đều là vô tưởng hết. Không còn cái gì là tưởng hết, không còn cái gì là đời hết, chỉ có đạo thôi. Khi mà anh đi vào cái vô tưởng đó thật sự rồi thì tất cả những cái tưởng đó đều là vô tưởng hết và do đó tất cả đời nó biến thành đạo hết.
Rồi hồi nãy giờ chờ 2 tiếng mà nói ngắn gọn vậy mà có chịu hay không, hay là để bữa khác tiếp tục.
Hùng TN: Con rất là vừa ý lắm thầy ơi, con tri ân thầy rất là nhiều.
Thầy: Nên nhớ là không nên dùng chữ vừa ý nha, vừa ý là… bồi bàn bưng cơm nước ra, vừa ý là phải trả tiền (mọi người cùng cười).
Cô Giàu: Thưa thầy, thưa đại chúng. Câu nói mục đích của người tu là đạo và đời viên dung, tại vì Lục Tổ có nói là: “Đạo mà lìa đời thì không thể giác ngộ được, thì thầy nói rõ hơn, sâu hơn cho chúng con về việc hành như thế nào để đạo và đời viên dung?
Thầy: Hồi nãy thầy có nói, hành quan trọng nhất là cái thấy phải không?
Cô Giàu: Dạ, đúng rồi ạ.
Thầy: Anh làm sao anh thấy sắc tức là không, đời tức là đạo vậy thôi, chứ hành gì bây giờ. Nơi con mắt mình nó hành, chứ cần gì mình phải hành, anh cứ thấy đi sắc tức là không, đời tức là đạo, chập thì anh thấy đời này làm gì có chuyện đời nữa chỉ có đạo thôi. Cũng như những vị đắc quả A La Hán đó chỉ thấy có Niết Bàn thôi chứ không có thấy sanh tử đâu hết.
Cô Giàu: Dạ, con cám ơn thầy.
Thầy: Thì hành là do con mắt mình thấy thôi chứ có gì đâu. Bởi vậy trong Đại Ấn chẳng hạn nói là trước hết là thấy, thì cái thấy là quan trọng nhất.
Bây giờ thầy hỏi lại, có thấy thầy không?
Cô Giàu: Dạ, thấy.
Thầy: Vậy thì đòi gì nữa?
(Mọi người cùng cười)
Cô Giàu: Dạ.
Thầy: Hay là muốn thầy mặc áo khác, thấy thầy thì đó chính là cái thấy rồi còn bây giờ đòi thầy mặc áo vàng vô hả, mới là thấy hả? Thấy là được rồi, và trong cái thấy đó nó không có lăng xăng, nói theo ông Hùng TN là không có lăng xăng, tưởng gì hết phải không? Thấy không có ý tưởng, không có lăng xăng, không có đòi hỏi thầy phải mặc áo vàng hay gì khác hết. Thấy đủ rồi, không thêm không bớt.
[HỒI HƯỚNG]
---*---
Mọi ý kiến, câu hỏi, thảo luận, đóng góp dù ngắn hay dài đều được chân thành chào mừng cởi mở và sẽ được hồi đáp bằng tất cả nỗ lực và hiểu biết của chúng tôi để chủ đề được mở rộng và lợi ích hơn.